Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Khảo sát một số đặc điểm sinh học khả năng sản xuất của ngựa bạch nuôi tại huyện phú bình tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 110 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRỊNH THỊ NGÂN

KHẢO SÁT MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC, KHẢ NĂNG SẢN XUẤT
CỦA NGỰA BẠCH NI TẠI HUYỆN PHÚ BÌNH- TỈNH THÁI NGUYÊN

Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
Mã số: 60 62 01 05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. DƢƠNG MẠNH HÙNG

THÁI NGUYÊN - 2012

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung
thực, khách quan và chưa có ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào.

Tác giả luận văn



Trịnh Thị Ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




ii

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn Thạc Sĩ Khoa
học nơng nghiệp, tơi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của Nhà trường và địa
phương. Nhân dịp hoàn thành luận văn này tơi xin trân thành bày tỏ lịng biết ơn và
sự kính trọng sâu sắc nhất tới:
Ban Giám hiệu Trường Đại học Nơng Lâm Thái Ngun, Phịng quản lý Đào
tạo sau đại học và các thầy cô giáo Khoa Chăn nuôi - Thú y Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
Đặc biệt, tôi xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo hướng
dẫn: TS. Dƣơng Mạnh Hùng đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong q trình
triển khai các nội dung nghiên cứu cũng như đã góp nhiều ý kiến q báu cho việc
hồn thành luận văn.
Tơi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới Hợp tác xã chăn nuôi ngựa bạch xã
Dương Thành và các bà con nông dân nuôi ngựa trong xã đã tạo điều kiện, giúp đỡ
về thời gian, cơ sở vật chất, nhân lực giúp tơi hồn thành luận văn.
Nhân dịp này tơi cũng xin được bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất tới tồn thể
gia đình, bạn bè đã động viên giúp đỡ tôi cả về vật chất và tinh thần để tơi n tâm
hồn thành luận văn.
Tơi xin trân trọng gửi tới các thầy cô giáo, các vị trong Hội đồng chấm luận
văn lời cảm ơn sâu sắc và lời chúc tốt đẹp nhất.

Thái Nguyên, tháng 11 năm 2012
Tác giả luận văn

Trịnh Thị Ngân

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iii

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................. 2
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài ............................................................... 2
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của ngựa trong hệ thống phân loại động vật ........ 3
1.1.1. Nguồn gốc của ngựa.......................................................................................... 3
1.1.2. Vị trí của ngựa trong hệ thống phân loại động vật............................................ 3
1.2. Các giống ngựa trong nước .................................................................................. 4
1.3. Một số giống ngựa của thế giới ............................................................................ 6
1.4. Một số phương thức chăn nuôi ngựa hiện nay ..................................................... 7
1.5. Đặc điểm sinh vật học của ngựa bạch .................................................................. 8
1.6. Đặc điểm ngoại hình thể chất, màu sắc lông da ................................................. 13
1.7. Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng .................................................................... 14
1.7.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng .......................................................... 17
1.7.2. Khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng ............................ 14
1.7.3. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng .................................................. 17

1.8. Đặc điểm sinh lý sinh dục và sinh sản của ngựa cái .......................................... 20
1.8.1. Thành thục tính dục ......................................................................................... 20
1.8.2. Mùa động dục của ngựa cái ............................................................................ 21
1.8.3. Thời kỳ sinh sản .............................................................................................. 23
1.8.4. Chu kỳ tính của ngựa cái ................................................................................. 24
1.8.5. Thời gian động dục lại sau đẻ của ngựa cái .................................................... 26
1.8.6. Thời gian mang thai của ngựa ......................................................................... 26
1.8.7. Sự phát triển của buồng trứng ở ngựa cái ....................................................... 27
1.8.8. Sự thành thục của nang trứng và sự rụng trứng .............................................. 27
1.9. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của ngựa ..................................... 29
1.9.1. Yếu tố bên trong .............................................................................................. 29
1.9.2. Các yếu tố bên ngồi ....................................................................................... 32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




iv

1.10. Đặc điểm một số chỉ tiêu sinh lý- sinh hóa máu ngựa ..................................... 36
1.11. Tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước ...................................................... 39
1.11.1. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................. 39
1.11.2. Tình hình nghiên cứu ngồi nước ................................................................. 42
CHƢƠNG 2: ĐỊ A ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ...................................................................... 45
2.1.1. Địa điểm nghiên cứu ....................................................................................... 45
2.1.2. Thời gian nghiên cứu ...................................................................................... 45
2.2. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................... 45

2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 45
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 45
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 46
2.3.3. Phương pháp tính tốn và sử lý số liệu ........................................................... 49
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Số lượng và cơ cấu đàn ngựa nuôi ở xã Dương Thành ...................................... 51
3.1.1. Số lượng đàn ngựa bạch. ................................................................................. 51
3.1.2. Cơ cấu đàn ngựa .............................................................................................. 53
3.2. Một số đặc điểm sinh học của ngựa bạch .......................................................... 54
3.2.1. Đặc điểm mầu sắc của ngựa bạch ................................................................... 54
3.2.2. Đặc điểm ngoại hình và mầu sắc của thế hệ con được sinh ra........................ 55
3.3. Theo dõi các chỉ tiêu sinh trưởng của ngựa bạch. .............................................. 57
3.3.1. Sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch ................................................................ 57
3.3.2. Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa bạch .............................................................. 60
3.3.3. Sinh trưởng tương đối của ngựa bạch ............................................................. 62
3.4. Kích thước một số chiều đo của ngựa bạch ....................................................... 64
3.5. Một số chỉ số cấu tạo thể hình ............................................................................ 66
3.6. Đặc điểm sinh lý sinh dục và biểu hiện động dục của ngựa bạch...................... 68
3.6.1. Sinh lý sinh dục của ngựa bạch ....................................................................... 68
3.6.2. Những biểu hiện động dục của ngựa cái ......................................................... 72
3.7. Giá trị dinh dưỡng của thịt ngựa bạch................................................................ 74

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




v

3.8. Một số chỉ tiêu sinh lý sinh hóa máu ngựa bạch ................................................ 76

3.9. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả nuôi ngựa bạch .... 77
3.9.1. Chuồng trại ...................................................................................................... 77
3.9.2. Thức ăn và cách chế biến thức ăn ................................................................... 79
3.9.3. Cách chăm sóc ngựa........................................................................................ 81
3.9.4. Tuổi cho phối giống ........................................................................................ 83
3.9.5. Kỹ thuật phối giống cho ngựa ......................................................................... 83
3.9.6. Phòng và trị một số bệnh của ngựa ................................................................. 84
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận ................................................................................................................. 88
2. Đề nghị .................................................................................................................. 88

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Cs

Cộng sự

Tr

Trang

n

Số con


STT

Số thứ tự

SL

Số lượng

TL

Tỷ lệ

SS

So sánh

Đvt

Đơn vị tính

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Kích thước (cm) và thể trọng (kg) của ngựa ở một số địa phương ............ 4
Bảng 1.2. Các hệ cơ quan chức năng của ngựa........................................................... 9
Bảng 1.3. Biến động hồng cầu, bạch cầu .................................................................. 10
Bảng 1.4. Sự phân ly tính trạng màu sắc của ngựa ở đời con ................................... 12
Bảng 1.5. Thời gian động dục và thời điểm rụng trứng của một số loài gia súc ...... 25
Bảng 3.1. SL đàn ngựa bạch nuôi tại xã Dương Thành trong 3 năm........................ 51
Bảng 3.2. Cơ cấu đàn ngựa theo giống nuôi tại xã Dương Thành………………

53

Bảng 3.3. Cơ cấu đàn ngựa bạch theo lứa tuổi và tính biệt tại xã Dương Thành ..... 53
Bảng 3.4. Khảo sát màu sắc lông, da ngựa bạch ...................................................... 55
Bảng 3.5. Đặc điểm về ngoại hình của ngựa bạch .................................................... 56
Bảng 3. 6. Sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch (kg) ................................................. 57
Bảng 3. 7. Sinh trưởng tuyệt đối của ngựa bạch (g/con/ngày) ................................. 60
Bảng 3. 8. Sinh trưởng tương đối của ngựa bạch (%)............................................... 62
Bảng 3. 9. Kích thước một số chiều đo của ngựa bạch (ĐVT:Cm) .......................... 64
Bảng 3. 10. Một số chỉ số cấu tạo thể hình chính của ngựa bạch ............................. 67
Bảng 3. 11. Một số đặc điểm sinh lý sinh dục của ngựa ........................................... 68
Bảng 3.12 . Những biểu hiện động dục của ngựa bạch cái ....................................... 73
Bảng 3.13. Hàm lượng các chất dinh dưỡng của thịt ngựa ....................................... 74
Bảng 3.14. Một số đặc điểm sinh lý sinh hóa máu của ngựa bạch ........................... 76

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1. Đồ thị sinh trưởng tích luỹ của ngựa bạch ................................................ 59
Hình 3.2. Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của ngựa bạch............................................ 61
Hình 3.3. Đồ thị sinh trưởng tương đối của ngựa bạch............................................. 63

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




1

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Nước ta là một nước gắn liền với nền nông nghiệp từ lâu đời. Xu hướng hiện
nay chúng ta đang từng bước chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang các ngành công
nghiệp, dịch vụ và các ngành nghề khác. Tuy nhiên vẫn có khoảng 75% - 80% dân
số sống bằng nghề nơng và nền móng của nền nơng nghiệp chính là chăn ni và
trồng trọt. Với điều kiện hiện nay việc trồng cây gì và ni con gì vẫn cịn đang là
một vấn đề nan giải. Gần đây một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta đang phổ biến
một cách làm rất hay đó là nuôi ngựa. Nuôi ngựa mang lại hiệu quả kinh tế cao, hơn
nữa con ngựa gắn bó với người dân từ lâu đời và điều kiện của nước ta cũng rất phù
hợp để cho đàn ngựa có thể sinh trưởng và phát triển tốt. Ai cũng đã từng nghe về
vai trò của ngựa cũng như trâu, bị gắn bó với người nông dân rất mật thiết từ xa
xưa. Ngựa được con người sử dụng lấy sức kéo, phương tiện đi lại và cung cấp
nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao...
Ngồi những vai trị trên con ngựa cịn có nhiều giá trị khác trong y học. Hiện

nay nhân dân tại một số tỉnh có tập quán dùng xương ngựa để nấu cao, đặc biệt là
xương ngựa bạch và coi đó là vị thuốc quý bồi bổ sức khoẻ. Quan niệm của Đông y
cũng cho rằng: cao xương ngựa rất tốt có tác dụng chữa các bệnh về khớp và một số
chứng bệnh nan y ở người. Nhưng hiện nay ngựa bạch khơng cịn nhiều trên thị
trường nên giá mua khá đắt (Đặng Đình Hanh, 2008) [11].
Chính vì nhận ra được vai trị và lợi ích của việc chăn ni ngựa nên chăn
nuôi ngựa đã và đang phát triển rất nhanh và mạnh. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi
ích đó trong q trình chăn ni những nhà chăn ni gặp rất nhiều khó khăn khi
khoa học kỹ thuật cịn yếu kém và các loại bệnh trên ngựa chưa được hiểu biết đúng
đắn, nên nhiều khi đã gây ra nhiều mất mát lớn cho người dân (Đặng Đình Hanh,
2008 [11] và Lê Viết Ly, 2000 [29]).
Theo những nghiên cứu của nhiều tác giả về ngựa bạch, thì ngựa bạch hiện
nay có rất ít và chỉ cịn ở một số tình vùng núi phía Bắc như: Thái Nguyên, Bắc
Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang... Chúng chỉ cịn tồn tại ở những nơng hộ
ni nhỏ lẻ, khơng được chăm sóc hợp lý nên thể vóc của chúng rất nhỏ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




2

Hiện nay nhiều loài động vật quý hiếm đang đứng trên bờ vực của sự tuyệt
chủng do tác động của con người, vì lợi nhuận mà con người săn bắn đ ộng vật tràn
lan làm phá vỡ cân bằng sinh thái (Lê Viết Ly, 2000 [29]; Hoàng Văn Tiệu và cs,
2008 [54]). Đứng trước tình cảnh đó, các nhà khoa học đã hoạt động tích cực nhằm
bảo vệ các lồi động vật, nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ lên tiếng và
thành lập nên tổ chức các giống hiếm - RBT (race breeds international) liên kết bảo
tồn nguồn gen động vật nuôi ở các quốc gia. Giống ngựa bạch đã được Castle và
King (Hội các giống ngựa của Mỹ) làm thí nghiệm và thu được được kết quả chứng

minh rằng mầu sắc (trắng) của ngựa phân ly theo định luật 2 của Mendel.
Vì vậy, các mơ hình chăn nuôi ngựa bạch hiện nay không chỉ đơn thuần về
mặt giá trị kinh tế mà cịn có ý nghĩa bảo tồn và phát triển một giống ngựa quý của
nước ta. Do vậy việc nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của ngựa bạch là rất
quan trọng và cần thiết. Trước thực tiễn đó, chúng tơi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Khảo sát một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của ngựa bạch ni tại
huyện Phú Bình- tỉnh Thái Nguyên”.
2. Mục tiêu của đề tài
- Xác định được một số đặc điểm sinh học và khả năng sản xuất của ngựa
bạch nuôi ở Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật nâng cao hiệu quả chăn nuôi ngựa trong
nông hộ.
3. Ý nghĩa khoa học và ứng dụng của đề tài
* Ý nghĩa khoa học
- Kết quả nghiên cứu của đề tài là những tư liệu góp phần nâng cao hiểu biết về
những đặc điểm sinh học cơ bản của ngựa bạch.
* Ứng dụng thực tiễn
- Những nội dung nghiên cứu của đề tài có thể áp dụng vào thực tiễn chăn nuôi của
người dân nhằm nâng cao thu nhập cho người chăn ni.
- Góp phần đẩy mạnh chương trình phát triển chăn ni ngựa bạch trong nông hộ để
bảo tồn giống ngựa quý của nước ta.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




3

CHƢƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Nguồn gốc và vị trí phân loại của ngựa trong hệ thống phân loại động vật
1.1.1. Nguồn gốc của ngựa
Ngựa là một phân loài động vật thuộc bộ Guốc lẻ, một trong 8 phân loài còn
sinh tồn cho tới ngày nay của họ Equydae. Ngựa đã trải qua q trình tiến hóa từ 45
đến 55 triệu năm để từ một dạng sinh học nhỏ với chân nhiều ngón trở thành động
vật lớn với chân một ngón như ngày nay.
Các hóa thạch cổ nhất đã biết của động vật dạng ngựa có niên đại từ Tiền
Eocen, khoảng 54 triệu năm trước. Loài này trong chi Hyracotherium, là động vật
có kích cỡ con cáo với 3 ngón tại các chân sau và 4 ngón tại các chân trước. Nó là
loại động vật gặm cỏ trên các loại thực vật tương đối mềm và đã thích nghi với việc
chạy. Sự phức tạp trong bộ não của nó gợi ý rằng nó là động vật thơng minh và ln
cảnh giác. Các loài sau này đã suy giảm số lượng ngón chân và phát triển bộ răng
thích hợp hơn với việc nghiền nhỏ cỏ và thức ăn từ thực vật cứng hơn. Nhóm này
trở lên tương đối to lớn hơn trong thể Miocen, với nhiều loài mới đã xuất hiện. Vào
thời gian này động vật dạng ngựa đã trở thành giống như ngựa thật sự hơn với sự
phát triển hình dáng cơ thể điển hình của ngựa hiện đại. Nhiều loài trong số này
phân bố trọng lượng chủ yếu của cơ thể chúng trên ngón trung tâm (ngón thứ 3),
cịn những ngón khác đã suy giảm và tiếp xúc với mặt đất một cách rõ ràng. Chủng
sống sót hiện nay là Equus đã tiến hóa vào đầu thể Pleistocen và phổ biến nhanh
chóng trên tồn thế giới.
1.1.2. Vị trí của ngựa trong hệ thống phân loại động vật
Theo Đặng Đình Hanh và Phạm Sỹ Lăng (2008) [20], cho biết ngựa có vị trí hệ
thống phân loại động vật như sau:
Ngựa thuộc giới động vật: Animal

Ngành có xương sống: Chordata

Ngành phụ có xương sống: Vertebrata

Lớp có vú: Mammalia


Bộ guốc lẻ: Perissdactyla

Họ: Equydae

Chủng: Equus

Lồi: Equus caballus

Tên: Caballus
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




4

1.2. Các giống ngựa trong nước
Ngựa thuộc bộ móng guốc, bốn chân cao chắc khoẻ thích ứng với việc đi, chạy và
làm việc trên nhiều loại địa hình đường sá. Ngựa thuộc lồi nhạy cảm và nguồn gốc lâu
hơn chó và mèo. Hơn nữa, chúng tồn tại lâu hơn và phát triển thành nhiều giống.
* Ngựa Việt Nam
Đây là giống ngựa mang đặc điểm thồ là chủ yếu, một phần sử dụng để kéo ở
vùng núi, trung du và đồng bằng. Ngựa Việt Nam có sức chịu đựng kham khổ cao,
sức chống đỡ bệnh tật tốt, đi lại ở mọi địa hình núi cao, nhưng có tầm vóc nhỏ,
ngoại hình chưa cân đối. Chúng có những đặc điểm như:
- Thồ hàng: 40-50 kg

- Kéo xe: 400-500 kg


- Chạy nhanh: đạt 25-28 km/giờ

- Sức giật khi kéo xe: 100 kg

- Tỷ lệ thụ thai: 76,7%

- Tỷ lệ đẻ: 83,8 %

Bảng 1.1: Kích thước (cm) và thể trọng (kg) của ngựa ở một số địa phương
Tên địa phƣơng

Tính

Cao

Dài

Vịng

Vịng

Thể

biệt

vây

thân

ngực


ống

trọng

chéo
Phong Thổ- Lai Châu

Hồng Su Phì- Hà Giang

Trùng Khánh- Cao Bằng

Phú Lương- Thái Ngun

Đực

111,6

113,5

132,5

17

182

Cái

110,6


113,1

130,6

15,9

176

Đực

110,3

111

128,4

15,2

168

Cái

109,1

110

127,1

14,3


164

Đực

113

114,5

130,2

15,9

178

Cái

109,7

107,2

129,8

15,7

164

Đực

116,6


114,6

128

14,4

172

Cái

115,6

113,7

126,8

13,8

168

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




5

* Ngựa bạch
Có rải rác ở các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Lai Châu, Bắc
Giang... Ngựa có khả năng làm việc tốt, chịu kham khổ, xương ngựa bạch dùng để nấu

cao làm thuốc bồi bổ sức khoẻ.
Toàn thân ngựa từ lơng mình, bờm, lơng đi, từ màu mắt đến móng chân
đều trắng hoặc trắng hồng, tai ngựa nhỏ và cuộn tròn rất xinh. Ở Việt Nam ngựa
bạch được q trọng thứ 2 sau hổ, vì vậy có nguy cơ bị tuyệt chủng. Hội Thú Y
Việt Nam đã cùng với Trại ngựa Bá Vân hợp tác duy trì nịi giống, tỉ lệ đẻ của ngựa
bạch chỉ khoảng 20-25% tổng cái sinh sản. Hiện nay Hội Thú Y Việt Nam đã xây
dựng một cơ sở chăn nuôi tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội đang ni 40-50 con
ngựa bạch nhằm giữ giống và phát triển phục vụ cộng đồng. Những con không đẻ
được, đủ tiêu chuẩn nấu cao sẽ được nấu theo quy trình dân gian 7 ngày 7 đêm. Hội
Thú Y đã kiểm tra 21 chỉ tiêu của cao theo quy định của Bộ Y Tế (không kể 17 chỉ
tiêu đã kiểm tra tại Viện chăn ni quốc gia) và cơng bố trên tạp chí chăn nuôi 32007. Sau nhiều năm học hỏi kinh nghiệm, hiện nay có một số hộ dân ở các tỉnh
cũng biết chăn ni ngựa bạch. Trong đó, ở làng Phẩm xã Dương Thành - Phú Bình
có những hộ đã thành cơng trong việc nhân giống ngựa bạch. Năm 2008 các hộ
chăn nuôi ngựa bạch được Trung tâm hỗ trợ thành lập Hội chăn nuôi ngựa bạch với
36 thành viên. Đến nay, Hội chăn ni ngựa bạch xã Dương Thành đã có 45 hội viên với
hơn 200 ngựa.
* Ngựa lai
Chủ yếu dùng ngựa giống Cabadin của Liên Xô- một giống ngựa kiêm dụng
cưỡi thồ tạp giao với ngựa Việt Nam nhằm nâng cao tầm vóc, thể trọng và sức làm
việc của ngựa nước ta. Ngựa lai có thể trọng cao hơn và nhiều ưu điểm hơn ngựa
Việt Nam. Ngựa lai có chiều cao trung bình 122-125cm. Hiện nay trại ngựa Bá Vân
ở Phổ Yên đang nuôi ngựa Cabadin thuần chủng để tạo ra nhiều ngựa lai có chất
lượng ổn định đồng thời giúp các trạm truyền giống tiếp tục lai tạo nâng cao chất lượng
ngựa địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





6

1.3. Một số giống ngựa của thế giới
* Ngựa ả rập
Ngựa Ả Rập từ lâu là giống ngựa nổi tiếng có ngoại hình và màu sắc đẹp
được nhiều nước dùng làm nguyên liệu cải tạo giống ngựa địa phương. Chúng có một số
đặc điểm như sau:
Cao vây:

Con đực

: 153,8cm

Con cái

: 151,4cm

Dài thân chéo:

Con đực

: 154,7cm

Con cái

: 151,7cm

Vòng ngực:

Con đực


: 177,7cm

Con cái

: 173,7cm

Vòng ống:

Con đực

: 19,3cm

Con cái

: 18,7cm

Kỷ lục chạy:
- 1600 m hết 1 phút 5 giây

- 2000 m hết 2 phút 13 giây

- 3200 m hết 3 phút 40 giây

- 4000 m hết 4 phút 42 giây

- 7000 m hết 8 phút 50 giây
* Ngựa Cabadin (Liên Xô)
Là giống ngựa kiêm dụng cưỡi thồ, được nhập vào nước ta từ lâu đang được
nuôi ở trại ngựa Bá Vân để cải tạo giống ngựa địa phương. Chúng có kích thước như sau:

Cao vây:

Con đực : 155,5 cm

Con cái

: 149,8 cm

Vòng ngực: Con đực : 180,1 cm

Con cái

: 179,0 cm

Vòng ống: Con đực : 19,7 cm

Con cái

: 18,6 cm

* Ngựa Mông cổ
Là giống ngựa vùng thảo ngun, tầm vóc khơng lớn nhưng có sức chịu
đựng dẻo dai và chịu được điều kiện khơ hạn của thảo ngun.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




7


Ngựa Mông Cổ là giống ngựa kiêm dụng vừa làm việc vừa khai thác sữa
phục vụ cho con người. Nếu ngựa cái được chọn lọc và ni dưỡng tốt có thể đạt
1lít sữa/con/ngày. Ngựa có kích thước như sau (ngựa cái):
Cao vây

: 126,9 cm

Vòng ngực

: 154,2 cm

Dài thân chéo

: 134,2 cm

Vịng ống

: 16,8 cm

1.4. Một số phƣơng thức chăn ni ngựa hiện nay
Ngựa được chăn nuôi rộng khắp ở các vùng địa lý, kinh tế với tập quán
hướng sử dụng khác nhau đã tạo nên những phương thức chăn nuôi khác nhau.
- Phương thức chăn nuôi bầy đàn: Ngựa được chăn nuôi với số lượng vừa
phải trong các hộ gia đình hay trong các nơng trang trại với mục đích kết hợp làm
việc và sinh sản. Phương thức này đã tồn tại từ lâu đời đối với những dân du mục ở
các vùng thảo nguyên hoặc những vùng chăn nuôi chưa phát triển. Với phương thức
này ngựa đực và ngựa cái được ni chung đàn, phối giống tự do, ít có sự tác động
của con người. Ở nước ta phương thức này đã tồn tại ở một số địa phương: Bắc
Kạn, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Giang... Ngựa được quản lý trong hộ gia đình trong vụ

trồng trọt từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Những ngày thả rông cũng là
mùa sinh sản, ngựa đực và ngựa cái phối giống tự do. Phương thức chăn nuôi này
cho năng suất rất thấp, dẫn đến khả năng sinh trưởng kém.
- Phương thức chăn nuôi bán chăn thả: Phương thức này được áp dụng ở
những hộ chăn ni có định hướng, có mục đích. Người chăn ni có chọn giống,
có tác động khoa học kỹ thuật và tuyển ngựa theo mục đích riêng. Theo Heriquez và
cs (1980) [88] phương thức này có hai hình thức chăn ni đó là:
Chăn ni ngựa theo từng cá thể: Những ngựa đực và ngựa cái chuyên dùng
để nhân giống, hoặc chuyên dùng cho việc sản xuất gắn liền với từng chủ hộ và
những yêu cầu nhất định của người chăn nuôi. Ngựa được tuyển chọn theo mục
đích riêng và được quản lý, chăm sóc, ni dưỡng riêng biệt. Việc chăn thả ngựa
chỉ là hình thức vận động hoặc vận động có quy trình kỹ thuật. Phương thức chăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




8

ni này đã có tổ chức phối giống, có sự theo dõi chặt chẽ ngựa đực và ngựa cái, có
áp dụng kỹ thuật phối giống và theo dõi đánh giá khả năng sinh sản của ngựa. Sử
dụng phương thức chăn nuôi này nếu người chăn nuôi không được trang bị đầy đủ
về kỹ thuật sinh sản của ngựa thì tỷ lệ thụ thai thấp.
Chăn ni theo nhóm được áp dụng tại các nông hộ hoặc trong các nông
trang trại, số lượng ngựa đực và ngựa cái được điều chỉnh theo tỷ lệ và được tuyển
chọn nuôi kết hợp sinh sản và làm việc. Phương thức chăn ni này có thể áp dụng
những tiến bộ khoa học kỹ thuật nhất định trong việc chọn giống và nâng cao năng
suất sinh sản.
Ở Việt Nam, phương thức chăn nuôi thả rông ở các tỉnh miền núi mang tính

phổ biến, cịn ở các tỉnh trung du chăn dắt là phổ biến. Do việc phối giống tự nhiên
là hồn tồn ngẫu nhiên và khơng có sự tác động kiểm soát của con người dẫn đến
mức độ cận huyết cao. Riêng ngựa cái bạch là được theo dõi và phối giống có chọn
lọc với những đực bạch giống tốt. Chính vì vậy mà ngựa bạch gần đây đã được
người chăn nuôi quan tâm và phát triển với số lượng lớn hơn. Nhưng chỉ ở các
Trung tâm nghiên cứu, việc quản lý đực giống và ghép đôi giao phối được kiểm
soát chặt chẽ nên khống chế được yếu tố cận huyết.
1.5. Đặc điểm sinh vật học của ngựa bạch
Theo Đặng Đình Hanh và Phạm Sỹ Lăng (2008) [20], ngựa thuộc bộ móng
guốc 4 chân cao chắc khoẻ, thích ứng với việc đi, chạy và làm việc trên nhiều loại
địa hình, đường sá. Bộ xương gồm 153 chiếc xương được liên kết với nhau một
cách chặt chẽ và bền vững. Ngựa có bộ xương phát triển, đặc biệt hệ cơ có 200 bó
cơ với các loại cơ vân, cơ trơn, cơ vòng, cơ dọc. Sự đàn hồi của cơ bắp, sự dẻo dai,
sức bật, sức đẩy, sức nén của hệ cơ đều cao hơn so với gia súc khác. Lưng của ngựa
có thể mang một khối lượng hàng bằng 50 % khối lượng cơ thể, có thể kéo được
khối lượng hàng bằng 200% khối lượng cơ thể. Cấu trúc của móng rất tinh vi gồm
nhiều lớp sừng hình ống và hình lá xếp xen kẽ nhau.
Hệ thần kinh phát triển đứng thứ 2 sau chó. Não của ngựa đã có nhiều nếp
nhăn mờ, dễ thành lập các phản xạ có điều kiện: nhớ chủ, quyến luyến chủ, có lịng
tin đối với chủ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




9

Các giác quan như thị giác, thính giác, khứu giác đều rất phát triển. Tai ngựa
rất mỏng và tinh, có thể nghe được những âm thanh có tần số rất nhỏ; có thể phân

biệt được tiếng nói của từng người, phát hiện mùi lạ cách xa hàng trăm mét. Mắt
tinh, nên ngựa đi đêm rất tài. Do mắt tinh, kết hợp với cổ linh hoạt, ngựa có thể nhìn
được trong phạm vi 3600.
Cũng như các gia súc khác, cơ thể ngựa có 9 hệ chức năng, mỗi hệ bao gồm
các cơ quan và có một hay nhiều chức năng.
Bảng 1.2: Các hệ cơ quan chức năng của ngựa
Hệ

Cơ quan

Chức năng

Cơ- Xương - Cơ bắp (thịt): cơ trơn, cơ vân, cơ vòng, - Hỗ trợ làm cho cơ thể chuyển
động, chạy nhảy, vận động, nhai,
(vận động) cơ dọc gồm 200 bó cơ khác nhau.
nghiền, nuốt, cắn, đá.
- Xương 153 chiếc cấu trúc bền vững,
xương sống có sức chịu đựng lớn, có thể
mang trên lưng một khối lượng hàng
bằng 50% khối lượng của bản thân
- Tiếp nhận, tiêu hoá, hấp thụ
thức ăn và dinh dưỡng, bài tiết
- Dạ dày, ruột, gan, tuỵ tạng, nước bọt.
chất thải.

Tiêu hố

- Mơi, miệng, răng, họng, thực quản.

Tuần hoàn


- Tim và mạch máu, động tĩnh mạch, - Máu sẽ vận chuyển dinh
dưỡng đi khắp cơ thể, sản xuất
lá lách.
hồng cầu.

Hơ hấp

- Mũi, khí quản, phổi.

- Để thở, vận chuyển O2, CO2.

Bài tiết

- Thận, bàng quang, tuyến mồ hôi.

- Lọc chất độc và cặn bã.

Thần kinh

- Não bộ, dây thần kinh và hạch thần - Nhận thông tin, xử lý thơng tin,
kinh.
truyền tín hiệu, điều khiển cơ thể.

Sinh sản

- Dịch hoàn, dương vật, âm vật, buồng - Phối giống, chửa, đẻ, nuôi
trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ và vú
con.


Thể dịch

- Hệ thống hạch lâm ba, hocmon, - Kháng bệnh truyền nhiễm,
enzyme.
sản xuất bạch huyết.

Cảm giác

- Mắt, tai, mũi, mơi, da, ngón và bàn - Cảm nhận, phát hiện kích
tay.
thích từ bên ngồi.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




10

Để thích ứng với việc chạy tốc độ nhanh, sự hoạt động của bộ máy tuần hồn
cũng có những nét đặc biệt: số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố
(hemoglobin) trong máu cao hơn các gia súc khác, s ố lượng hồng cầu,
bạch cầu và hemoglobin của ngựa khoẻ như sau:
Bảng 1.3: Biến động hồng cầu, bạch cầu
Hồng cầu (triệu/ml)
Trung
bình

Bạch cầu (nghìn/ml)
Hb (g%)


Ghi chú

Biến động Trung bình Biến động

7,0

10,7

9,0

+ 1,6

10,0 + 1,5 G.F.Boddie, 1962

7,0

6,0 - 10,5

8,5

7,0 - 11,5

13,6

8,0

6,0 - 11,5

9,0


6,0 - 12,0

-

Protaxop, 1960
ĐHNL Cát Lâm, 1962

* Đặc điểm sinh học ngựa bạch
Hiện nay dòng ngựa bạch được coi là nguồn gen quý hiếm. Đặc điểm của
ngựa bạch là tồn thân lơng trắng cước, da trắng hồng, 2 mắt có màu trắng mây
hoặc trắng cùi nhãn, xung quanh vành mắt có một vành màu đồng lửa bao con
ngươi, các lỗ tự nhiên đều có màu hồng đỏ, 4 móng chân trắng ngà, thông thường
những ngày trời nắng từ 11h30’ đến 13h30’ khi ánh nắng mặt trời gần như vng
góc với mặt đất thì ngựa bạch bị mù màu khơng phân biệt đường đi.
* Gen quy định màu sắc của ngựa bạch
Theo Trần Đình Miên (2008) [32], thiên nhiên đã tạo ra trên da động vật
những tế bào sắc tố. Nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu màu sắc theo nhiều phương
pháp khác nhau: Tổ chức, hoá học, enzyme, S.Wright (1917)- một thuyết khá phổ
cập, gần đây bổ sung nhiều điều mới - cho rằng màu sắc thuộc tác động giữa các
chromogene khơng màu có sẵn ở tế bào chất với các emzyme ở nhân tế bào. Ở
ngựa có bốn màu sắc chính:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




11


- Ngựa đen (ngựa ô): đen đậm, đen nhạt, đen loang.
- Ngựa hồng: tía, vàng đậm nâu, nâu nhạt, hạt dẻ, sôcôla, sôcôla nhạt.
- Ngựa xám: xám đậm, xám nhạt, xám trắng.
- Ngựa bạch: trắng tuyền hoặc trắng ánh kim.
Theo Trần Đình Miên (2008) [32], màu trắng tuyền (WW) là trội so với các
màu tuyền khác. Vì vậy khi con vật có mảng trắng trên nền đen, nền nâu thì màu
trắng xem ra có vẻ lấn át nên các loại ngựa ấy được gọi là trắng - xám, trắng hồng…
chấm trắng, lang trắng có thể khơng rộng lắm trên cơ thể nhưng cũng thường thấy ở
mũi, mí mắt, phần dưới tứ chi, bờm, đuôi…
Màu trắng tuyền trong hỗn hợp màu sắc là trội nhưng đặc biệt, không tồn tại
dưới dạng đồng hợp (WW) mà chỉ tồn tại dưới dạng dị hợp Ww. Trong thực tế có
thể kiểm tra hiện tượng này vì khơng có con ngựa nào trắng hồn tồn, hồn hảo vì
xen lẫn với các lơng trắng, bao giờ cũng có một ít lơng màu khác ở bụng, ở bờm, ở
đuôi, ở mang tai… càng thấy rõ hơn. Gen màu trắng ở ngựa không những là gen dị
hợp (trong đó W là trội) trong một bộ gen hỗn hợp tác động qua lại (epitatique) mà
còn chịu ảnh hưởng của hai đột biến khơng có lợi.
1. Đột biến gây chết hay nửa gây chết (lethal, semi - lethal) nên con trắng có
thể gây chết khi cịn là bào thai.
2. Đột biến gây bạch tạng (albinos): ngựa bạch tạng có màu trắng tuyền
nhưng ở bẹn, ở bụng thường phơn phớt hồng và con mắt, mi mắt thường đỏ, con vật
có vẻ khơng chịu ánh sáng gắt.
Một thí nghiệm của Castle và King năm 1951 (Hội các trại giống ngựa của
Mỹ) dưới đây chứng tỏ màu sắc (trắng) của ngựa tuân theo định luật 2 về phân ly
của Mendel:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





12

Bảng 1.4: Sự phân ly tính trạng màu sắc của ngựa ở đời con

Bố - mẹ

Đời con

Tỷ lệ màu
sắc đời con

Bạch tạng

Palomino

Nâu

Bạch tạng x nâu

0: 1: 0

0

55

0

Palomino x nâu

0: 1: 1


0

57

60

Palomino x Palomino

1: 2: 1

17

45

21

Bạch tạng x palomino

1: 1: 0

11

3

0

Ghi chú: Palomino là danh từ chung để chỉ loại ngựa có màu sắc trắng bạch
kim óng ánh (mà ta gọi nôm na là ngựa kim, một dạng màu vàng trắng).
Theo bảng 1.4 chọn ngựa theo màu trắng thì hai cơng thức (3) và (4) là có

lợi. Cơng thức (1) cũng cho một tỷ lệ trắng bạch trên 50%.
Trên thế giới, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra gen quy định màu
trắng là gen trội W. Nếu ngựa đực bạch lai với ngựa cái bạch sẽ cho ra đời con 50%
màu trắng (Ww), 25% ngựa màu (ww), 25% (WW) sẽ chết thai (Hasse B và cs,
2007 [86]). Như vậy cho thấy tổ hợp gen Ww thể hiện kiểu hình giống với ngựa
bạch, mà hiện nay đang tồn tại ở nước ta. Tuy nhiên, có nghiên cứu đưa ra một kểu
gen khác (Cream gen) cũng thể hiện màu sắc khá giống với đặc điểm ngựa bạch, chỉ
khác là ngựa có màu mắt xanh và màu lơng da vẫn tồn tại màu vàng nhạt (pale
golden), màu này rất dễ nhầm lẫn với ngựa bạch.
Trên thực tế, trong một quần thể ngựa bao giờ ngựa trắng các loại cũng ít
hơn các loại ngựa màu sắc khác. Ở một số vùng núi hẻo lánh, nơi có đường sá giao
thơng khơng thuận lợi việc giao lưu chưa được rộng rãi, nên tỷ lệ ngựa màu trắng có
thể cao hơn, đó có thể là do nguyên nhân giao phối cận huyết lâu dài của một quần
thể ít được chọn lọc.
1.6. Đặc điểm ngoại hình thể chất, màu sắc lơng da
Ngoại hình là hình dáng bên ngồi có liên quan đến thể chất, sức khoẻ, hoạt
động của các bộ phận bên trong cơ thể cũng như khả năng sản xuất của ngựa. Thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




13

chất là đặc tính thích nghi của ngựa trong điều kiện sống, dưới tác động của yếu tố
di truyền và ngoại cảnh. Q trình thích nghi này giúp cho ngựa sinh trưởng, phát
triển và khả năng sản xuất cho sản phẩm. Các chỉ số ngoại hình và thể chất cao, ổn
định nhiều năm thì ngựa có khả năng thích nghi cao với điều kiện đó.
Đánh giá ngoại hình ngựa là bước đầu tiên tìm hiểu trạng thái sức khoẻ, sức

sản xuất, hướng sản xuất để từ đó giúp chọn lọc được những con ngựa tốt hơn.
Theo Đặng Đình Hanh và cs (2006) [17], ngựa bạch có ngoại hình vng
đứng, chưa cân đối, cao vây thấp hơn cao khum một chút, bụng to, ngực lép, toàn
thân màu trắng, da hồng nhuận, lơng trắng cước, hai mắt có mầu trắng mây, xung
quanh con ngươi có một vành mầu đồng lửa, các lỗ tự nhiên cịn lại đều có mầu
hồng đỏ, 4 chân móng trắng ngà.
Đặc điểm màu sắc ngựa bạch cũng dễ bị nhầm lẫn với màu sắc 2 loại ngựa là
ngựa màu xám trắng (do gen G quy định), ngựa này khác với ngựa bạch là ở quanh
miệng, mũi, mắt có màu đen. Ngựa có màu trắng sữa, khác ngựa bạch là chúng có
màu mắt xanh và màu lơng, da vẫn tồn tại màu vàng nhạt, mầu này dễ nhầm với
mầu trắng.
Theo Dương Mạnh Hùng (2010) [24], trong báo cáo chuyên đề tác giả đã
cho biết: Qua điều tra cho thấy trên 90% ngựa bạch có thể chất thanh săn. Màu sắc
lơng da: trên 90% ngựa được điều tra có màu trắng ánh vàng và trắng tuyền. Tuy
nhiên, ngựa bạch đực có màu trắng ánh vàng cao hơn ở ngựa bạch cái.
1.7. Cơ sở khoa học của sự sinh trƣởng
1.7.1. Cơ sở di truyền học của sự sinh trưởng
Một số tính trạng năng suất của ngựa đều có chung bản chất di truyền như
với các gia súc khác, nhưng biểu hiện cụ thể về giá trị kiểu hình của các tính trạng
này lại mang các đặc thù riêng do các gen quy định về di truyền của từng loài. Các
tác giả Nguyễn Ân và cs (1983) [1], Trần Đình Miên (1995) [30], Nguyễn Văn
Thiện (1995) [49], Nguyễn Văn Thiện và cs (1998) [51] cho biết, hầu hết các tính
trạng về năng suất hay tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc như: khả năng cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




14


thịt, khả năng sinh sản, sinh trưởng, cho sữa, cho lơng, cho da… đều là các tính
trạng số lượng. Ở các tính trạng số lượng, giá trị kiểu hình (Phenotype Value - P),
do giá trị kiểu gen (Genotyp value - G) và sai lệch môi trường (Environmental
deviation - E) quy định. Quan hệ này được biểu thị bằng công thức P = G + E.
Khác với tính trạng chất lượng, giá trị kiểu gen của tính trạng số lượng do
nhiều gen có hiệu ứng nhỏ (minor gene) cấu tạo thành. Đó là gen mà hiệu ứng riêng
biệt của từng gen thì rất nhỏ, nhưng tập hợp nhiều gen nhỏ sẽ có ảnh hưởng rất rõ
rệt tới tính trạng nghiên cứu. Hiện tượng này, gọi là hiện tượng đa gen (Polygene).
Các minor gen tác động lên tính trạng theo 3 phương thức: cộng gộp, trội và át gen.
Giá trị kiểu gen thể hiện qua công thức:
G = A + D + I. Trong đó:
A: là giá trị cộng gộp hay giá trị giống (Additive value or Breeding value)
D: là sai lệch trội (Dominance deviation)
I: là sai lệch tương tác (Interaction deviation)
A là thành phần quan trọng nhất của kiểu gen vì nó ổn định, có thể xác định
được và di truyền cho đời sau. Hai thành phần D và I cũng có vai trị quan trọng vì
đó là giá trị của gen.
1.7.2. Khả năng sinh trưởng và các chỉ tiêu đánh giá sinh trưởng
Sinh trưởng là một q trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa,
là sự tăng chiều dài, chiều cao, bề ngang, thể tích, khối lượng các cơ quan bộ phận
và toàn bộ cơ thể con vật trên cơ sở các tính chất di truyền từ đời trước truyền lại
cho đời sau (Trần Đình Miên và cs,1994) [33].
Bản chất về sự tăng khối lượng, thể tích tế bào cũng như tồn bộ cơ thể là do
sự tích lũy các chất dinh dưỡng thơng qua thức ăn, trao đổi chất với ngoại cảnh làm
cho cơ thể đạt tới khối lượng nhất định nào đó (tất nhiên khả năng đó cịn được quy
định bởi gen di truyền mà đời trước để lại). Tế bào phân chia mạnh ở giai đoạn phát

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên





15

triển của phơi thai, tăng thể tích và các chất chứa trong tế bào và đó là cả q trình
từ khi hình thành phơi thai tới khi cơ thể đạt tới sự ổn định về thể vóc. Tác giả Trần
Đình Miên và cs (1994) [33] cho biết: trong quá trình sinh trưởng, sự tăng số lượng
tế bào và thể tích tế bào do kết quả của q trình đồng hóa là quan trọng nhất.
Quá trình phát triển của cơ thể, là q trình đồng hóa các vật chất dinh dưỡng,
các chất dinh dưỡng lấy vào cơ thể vừa là điều kiện để tế bào sinh sôi, nảy nở, vừa là
cơ sở để hình thành các chất trong tế bào và giữa các tế bào đó là protein, lipit, gluxit
và các chất khoáng. Theo Đàm Văn Tiện và cs (1992) [53], quá trình sinh trưởng là
sự tổng hợp, sự sinh trưởng của các phần cơ thể như thịt, xương, da, mỡ…
Về mặt sinh học, sinh trưởng ở ngựa được xem là sự tăng cường tổng hợp
protein trong các mơ bào, vì thế thường lấy việc tăng khối lượng và kích thước các
chiều làm chỉ tiêu đánh giá quá trình sinh trưởng. Quá trình này thể hiện ở ba mặt:
Phân chia tế bào để làm tăng số lượng tế bào; Tăng thể tích của mỗi tế bào; Tăng
thể tích giữa các tế bào.
Đồng thời, sinh trưởng của gia súc là một quá trình mang 3 đặc tính: tốc độ,
thời gian và tính chất diễn biến. Tốc độ sinh trưởng biểu thị sự tăng khối lượng, thể
tích, kích thước các chiều cơ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Thời gian
sinh trưởng là khoảng thời gian xác định để cân, đo và tính tốc độ sinh trưởng nói
trên (Trần Đình Miên và cs 1994) [33].
Sinh trưởng của gia súc tuân theo những quy luật nhất định, đó là quy luật
sinh trưởng phát dục theo giai đoạn, quy luật sinh trưởng phát dục không đồng đều
và quy luật sinh trưởng phát dục theo chu kỳ.
* Theo quy luật sinh trưởng phát dục theo giai đoạn thì quá trình sinh trưởng
của gia súc được chia làm 2 giai đoạn lớn, đó là giai đoạn trong cơ thể mẹ và giai
đoạn ngoài cơ thể mẹ.

Ở giai đoạn trong cơ thể mẹ các đặc tính của phẩm giống được hình thành rất
sớm, do đó giai đoạn này cơ thể mẹ cần được tăng cường về các chất dinh dưỡng như :
protein và vitamin...

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




16

Giai đoạn ngoài cơ thể mẹ, kể từ lúc gia súc được sinh ra đến khi gia súc
chết. Gia súc sinh trưởng và phát triển mạnh ở giai đoạn bú sữa cho tới khi thành
thục về tính dục. Ở giai đoạn này, cơ thể phát triển mạnh về hệ cơ, xương, cơ quan
tiêu hóa, sinh dục và hệ thống thần kinh. Do vậy, người chăn ni cần có những
biện pháp kỹ thuật hợp lý để con vật sinh trưởng phát triển mạnh, phát huy tối đa
năng lực của phẩm giống.
Tính giai đoạn còn thể hiện hoạt động của các tuyến nội tiết và do nhiều yếu
tố tác động như trao đổi chất, dinh dưỡng, môi trường. Từ giai đoạn sơ sinh đến 3
tháng tuổi thì ngựa phát triển mạnh nhất, tiếp theo là giai đoạn 3 - 6 tháng, 6 - 9
tháng và 9 - 12 tháng. Từ 18 - 24 tháng thì sinh trưởng chậm dần lại. Đến giai đoạn
24 - 30 tháng tuổi thì ngựa bước vào tuổi trưởng thành, tốc độ sinh trưởng ở giai
đoạn này là thấp nhất.
* Quy luật không đồng đều trong sinh trưởng thể hiện sự không đồng đều về
tăng khối lượng cơ thể qua các giai đoạn tháng tuổi, sự không đồng đều về phát
triển bộ xương, các cơ quan bộ phận nhưng lại tạo nên sự phát triển cân đối của
toàn bộ cơ thể con vật. Giai đoạn đầu xương phát triển mạnh nhất, sau đó đến thịt
và mỡ, giai đoạn tiếp theo, thịt phát triển mạnh sau đó đến xương và mỡ, cịn giai
đoạn sau thì mỡ phát triển mạnh nhất sau đó đến thịt và xương. Sinh trưởng của
ngựa có thể chia làm 4 pha về mặt kích thước: năm thứ nhất chiều cao, năm thứ 2

chiều dài và chiều rộng, năm thứ 3 chiều rộng, năm thứ 4 chiều sâu và chiều rộng.
* Quy luật có tính chu kỳ trong sinh trưởng của gia súc được thể hiện ở một
số mặt như : tính chu kỳ trong hoạt động sinh lý sinh sản, tính chu kỳ trong sự phát
triển thể hiện qua sự tăng trọng lượng và trao đổi chất thơng qua q trình đồng hóa
và dị hóa (Trần Đình Miên và cs, 1994) [33].
Trong chăn ni ngựa cũng như chăn nuôi gia súc, gia cầm người ta thường
dùng các chỉ tiêu đánh giá tốc độ sinh trưởng như : sinh trưởng tích lũy, sinh trưởng
tuyệt đối và sinh trưởng tương đối, kích thước cơ thể và các chỉ số cấu tạo thể hình.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên




×