Tải bản đầy đủ (.pdf) (175 trang)

Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý hóa sinh liên quan đến tính chịu hạn năng suất và phẩm chất hạt của một số giống vừng sesamum indicum l trồng ở khu vực hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.78 MB, 175 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
..

TRƯỜNG ðẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

TRẦN THỊ THANH HUYỀN

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ,
HĨA SINH LIÊN QUAN ðẾN TÍNH CHỊU HẠN,
NĂNG SUẤT VÀ PHẨM CHẤT HẠT CỦA MỘT SỐ
GIỐNG VỪNG (Sesamum indicum L.)
TRỒNG Ở KHU VỰC HÀ NỘI
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật
Mã số: 62. 42. 30. 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS NGUYỄN NHƯ KHANH
2. PGS.TS NGUYỄN VĂN MÙI

Hà Nội - 2011


LỜI CAM ðOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Các số liệu
trình bày trong luận án là trung thực. Một số kết quả ñã được cơng bố đồng
tác giả, phần cịn lại chưa được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 2011
Tác giả luận án




LỜI CẢM ƠN
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn GS. TS Nguyễn
Như Khanh và PGS. TS Nguyễn Văn Mùi đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp
đỡ tơi hồn thành cơng trình nghiên cứu này.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành nhất đến Ban Giám hiệu, phịng Sau
ðại học, Ban Chủ nhiệm khoa Sinh học Trường ðại học Sư phạm Hà Nội đã tạo
điều kiện tốt nhất cho tơi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn các cán bộ bộ môn Sinh lý thực vật - Ứng dụng,
bộ môn Công nghệ Vi sinh, khoa Sinh học trường ðại học Sư phạm Hà Nội, các
anh chị phịng Hóa sinh – Protein thuộc Viện Cơng nghệ sinh học; phịng Hóa
học và Kỹ thuật phân tích, Viện Hóa Học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt
Nam; Khoa Thực phẩm và Vệ sinh an tồn thực phẩm, Viện Dinh dưỡng; phịng
Cơng nghệ Tế bào Thực vật, Viện Di truyền Nơng nghiệp Việt Nam đã tạo điều
kiện tốt về phương tiện, giúp đỡ tơi trong suốt thời gian làm nghiên cứu sinh.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các cán bộ Trung tâm tài nguyên thực vật, Viện
Khoa học Nơng nghiệp Việt Nam đã cung cấp các giống vừng và các tài liệu
liên quan trong quá trình nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn chân thành đến gia đình cơ Nguyễn Thị Hiền,
thơn Vân An, xã Thụy Hương, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đã tạo
điều kiện bố trí ruộng thí nghiệm để tơi thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin gửi đến gia đình, người thân, bạn bè, các thầy cơ, đồng
nghiệp Khoa Sinh học Trường ðại học Sư phạm Hà Nội, nơi tơi học tập, nghiên
cứu và cơng tác lịng biết ơn sâu sắc bởi sự động viên, khích lệ và giúp đỡ về mọi
mặt để tơi có thể hồn thành cơng việc nghiên cứu của mình.

Hà Nội, ngày15 tháng 3 năm 2011

Tác giả luận án



MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Những chữ viết tắt
Danh mục các bảng trong luận án
Danh mục các hình trong luận án
MỞ ðẦU
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1. Giới thiệu chung về cây vừng

5

1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố

5

1.1.2. ðặc ñiểm sinh học và cơ sở phân loại

6

1.1.2.1. ðặc ñiểm sinh học

6


1.1.2.2. Cơ sở phân loại

8

1.1.3. ðặc ñiểm sinh thái, sinh trưởng phát triển của cây vừng

9

1.1.4. Giá trị của cây vừng

11

1.1.5. Tình hình trồng vừng, sản xuất vừng trên thế giới và ở Việt Nam

15

1.2. Tính chịu hạn của thực vật, tình hình nghiên cứu vừng và tính 18
chịu hạn của cây vừng
1.2.1. Tính chống chịu của thực vật

18

1.2.1.1. Khái niệm về tính chịu hạn

19

1.2.1.2. Các kiểu hạn

20


1.2.1.3. Ảnh hưởng của hạn ñối với thực vật

22

1.2.2. ðặc ñiểm thích nghi của thực vật ñối với ñiều kiện hạn

25

1.2.2.1. Sự thích nghi về đặc điểm hình thái

26

1.2.2.2. Sự thích nghi về đặc điểm sinh lý

28


1.2.2.3. Sự thích nghi về đặc điểm hóa sinh

30

1.2.3. Tình hình nghiên cứu vừng và tính chịu hạn của cây vừng

35

1.3. Tình hình nghiên cứu tính đa dạng di truyền của cây vừng

39

1.3.1. Kỹ thuật RAPD trong phân tích quan hệ di truyền ở thực vật


39

1.3.2. Tình hình nghiên cứu tính đa dạng di truyền của cây vừng

42

CHƯƠNG 2. ðỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

45

2.1. ðối tượng, thiết bị và hóa chất nghiên cứu

45

2.1.1. ðối tượng nghiên cứu

45

2.1.2. Thiết bị và hóa chất

48

2.2. Phương pháp nghiên cứu

48

2.2.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm

48


2.2.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu sinh lý và hóa sinh liên quan 51
đến tính chịu hạn
2.2.3. Xác ñịnh ña dạng di truyền bằng phương pháp RAPD

55

2.2.4. Phương pháp nghiên cứu các chỉ tiêu liên quan ñến năng suất và 57
phẩm chất hạt vừng
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu

60

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN

61

3.1. ðánh giá khả năng chịu hạn của 20 giống vừng nghiên cứu

61

3.1.1. Ảnh hưởng của ðK hạn ñến các chỉ tiêu sinh lý

61

3.1.1.1. ðánh giá nhanh khả năng chịu hạn bằng phương pháp gây hạn 61
nhân tạo
3.1.1.2. ðộ ẩm cây héo và hệ số héo

64


3.1.1.3. Ảnh hưởng của ðK hạn đến hàm lượng nước trong mơ lá

66

3.1.1.4. Ảnh hưởng của ðK hạn ñến hàm lượng nước liên kết

68

trong lá vừng
3.1.1.5. Ảnh hưởng của ðK hạn ñến khả năng giữ nước của mô lá

72


3.1.1.6. Ảnh hưởng của ðK hạn ñến hàm lượng diệp lục trong lá

75

3.1.1.7. Ảnh hưởng của ðK hạn ñến huỳnh quang diệp lục trong lá

82

3.1.1.8. Ảnh hưởng của ðK hạn ñến áp suất thẩm thấu của mô lá

87

3.1.2. Ảnh hưởng của ðK hạn đến các chỉ tiêu hóa sinh

90


3.1.2.1. ðánh giá khả năng chịu hạn thơng qua hàm lượng đường khử

90

3.1.2.2. ðánh giá khả năng chịu hạn thông qua hoạt ñộ enzym α-amylase 93
3.1.2.3. ðánh giá khả năng chịu hạn thông qua hàm lượng prolin

96

3.1.3. ðánh giá chung về khả năng chịu hạn theo các chỉ tiêu sinh lý, 99
hóa sinh
3.2. Kết quả nghiên cứu đa hình của 20 giống vừng bằng kỹ thuật 102
RAPD
3.2.1. Kết quả tách chiết ADN tổng số

102

3.2.2. Kết quả phân tích đa hình ADN bằng kỹ thuật RAPD

103

3.3. ðánh giá năng suất và phẩm chất hạt của 6 giống vừng

107

3.3.1. Năng suất vừng

107


3.3.2. Hàm lượng lipit và các chỉ số của lipit

109

3.3.3. Hàm lượng axit béo trong hạt vừng

113

3.3.4. Hàm lượng các nguyên tố khoáng trong hạt vừng

115

3.3.5. Hàm lượng axit amin trong hạt vừng

117

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

123

NHỮNG CƠNG TRÌNH ðà CƠNG BỐ LIÊN QUAN ðẾN

125

LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

126



NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ABA

Abscisic Acid (Axit abxisic)

AFLP

Amplified Fragment Length Polymorphisms

ATP

Adenozin triphotphat

ATPase.

Adenozin triphotphatase

CAM.

Crassulacean acid metabolism

CKH

Cây không héo

CPH

Cây phục hồi


cs

cộng sự

CTAB

Cetyl Trimetyl Ammonium

ðATB

ðộ ẩm trung bình

ðBSCL

ðồng bằng sơng Cửu Long

DHNTB

Duyên hải Nam Trung Bộ

ðK

ðiều kiện

DNS

Dinitrosalicylic

EDTA


Ethylene Diamin Tetraacetic Acid

FMOC

9-Fluorenylmethyl Chroloformat

HSP

Heat shock protein

ISSR

Inter-Simple Sequence Repeats

kDa

Kilo Dalton

KHNNVN

Khoa học Nông nghiệp Việt Nam

LEA

Late embryogenesis abundant protein

LMTB

Lượng mưa trung bình


LTP

Lipid transfer protein

MGPT

Mơi giới phân tử

mRNA

Messenger RNA (ARN thông tin)


NðTB

Nhiệt độ trung bình

OPA

O-Phthadialdehyd

P5CS

Pyroline-5-cacboxylate synthase

PCR

Polymerase Chain Reaction

PIC


Polymorphism Information Content

PLC

Phospholipase C

RAB

Responsive to Abscisic acid

RAPD

Random Amplified Polymorphic DNA

RCBD

Randommized Complete Blocks Design

RFLP

Restriction Fragment Length Polymorphisms

SDS-PAGE

Sodium

Dodecyl

Sulfate


Electrophoresis

SSR

Simple Sequence Repeat

THF

Tetrahydrofuran

TP

Thành phần

TT

Thứ tự

VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

MPa

Megapascal

NaCl

Natriclorua




Polyacrylamide

Gel


DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN
Bảng 1.1. So sánh thành phần axit amin của vừng với lạc, ñậu tương và
trứng gà (mg/g)
Bảng 1.2. Thành phần dầu vừng
Bảng 1.3. Diện tích, năng suất và sản lượng vừng ở Việt Nam (2000-2010)
Bảng 2.1: Danh sách các giống vừng sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 2.2. ðặc điểm nơng học của 20 giống vừng nghiên cứu
Bảng 2.3. Danh sách mồi RAPD sử dụng trong nghiên cứu
Bảng 3.1. Chỉ số khả năng chịu hạn của 20 giống vừng nghiên cứu
Bảng 3.2. ðộ ẩm cây héo và hệ số héo của ñất
Bảng 3.3. Hàm lượng nước trong mô lá khi cây héo
Bảng 3.4. Hàm lượng nước liên kết trong lá vừng ở ðK thường và ðK hạn
Bảng 3.5. Khả năng giữ nước của mô lá trong ðK hạn của 20 giống vừng
nghiên cứu
Bảng 3.6. Hàm lượng diệp lục tổng số trong lá của 20 giống vừng nghiên cứu
Bảng 3.7. Hàm lượng diệp lục liên kết trong lá của 20 giống vừng nghiên cứu
Bảng 3.8. Huỳnh quang diệp lục trong lá của 20 giống vừng nghiên cứu
Bảng 3.9. Áp suất thẩm thấu của mô lá trong ðK thường và ðK hạn
Bảng 3.10. Hàm lượng ñường khử trong lá vừng ở ðK thường và ðK hạn
Bảng 3.11. Hoạt ñộ enzym α-amylase trong lá vừng ở ðK thường và ðK hạn
Bảng 3.12. Hàm lượng prolin trong lá vừng ở ðK thường và ðK hạn
Bảng 3.13. ðánh giá chung về khả năng chịu hạn của 20 giống vừng

nghiên cứu
Bảng 3.14. Kết quả phân tích đa hình của các mồi RAPD


Bảng 3.15. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất thực thu của
6 giống vừng chịu hạn khác nhau
Bảng 3.16. Hàm lượng lipit và các chỉ số lipit trong hạt vừng
Bảng 3.17. Hàm lượng các axit béo trong hạt vừng
Bảng 3.18. Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong hạt vừng
Bảng 3.19. Hàm lượng axit amin tổng số trong hạt của 6 giống vừng chịu hạn
khác nhau
Bảng 3.20. Hàm lượng axit amin trong protein hạt của 6 giống vừng chịu hạn
khác nhau


DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN ÁN

Hình 2.1. Hình thái hạt của 20 giống vừng nghiên cứu
Hình 2.2. Sơ đồ tổng qt bố trí thí nghiệm
Hình 3.1. ðồ thị ra ña biểu diễn khả năng chịu hạn của 20 giống vừng
Hình 3.2. Tỷ lệ tăng hàm lượng nước liên kết trong lá vừng ở ðK hạn
(% so với ðK thường)
Hình 3.3. Tỷ lệ tăng áp suất thẩm thấu của mô lá ở ðK hạn
(% so với ðK thường)
Hình 3.4. Tỷ lệ tăng hàm lượng ñường khử trong lá vừng ở ðK hạn
(% so với ðK thường)
Hình 3.5. Tỷ lệ tăng hoạt ñộ enzym α-amylase trong lá vừng ở ðK hạn
(% so với ðK thường)
Hình 3.6. ðiện di đồ ADN tổng số của 20 mẫu vừng nghiên cứu
trên gel agarose 0,8%

Hình 3.7. Kết quả ñiện di sản phẩm RAPD của 20 giống vừng
với mồi OPM-06 và OPA-15.
Hình 3.8. Sơ đồ hình cây về mối quan hệ di truyền của 20 giống vừng
nghiên cứu
Hình 3.9. Năng suất thực thu của 6 giống vừng chịu hạn khác nhau
Hình 3.10. Hàm lượng lipit trong hạt của 6 giống vừng chịu hạn khác nhau
Hình 3.11. Chỉ số axit trong hạt của 6 giống vừng chịu hạn khác nhau
Hình 3.12. Thành phần axit amin trong hạt của giống vừng V14 và V17


1

MỞ ðẦU
Lý do chọn đề tài
Cây vừng có tên khoa học là Sesamum indicum L., thuộc bộ Tubiflorae,
họ Pedaliaceae, gồm16 chi và khoảng 60 lồi. Có khoảng 37 lồi thuộc chi
Sesamum nhưng chỉ có Sesamum indicum là lồi duy nhất ñược con người sử
dụng trong trồng trọt.
Cây vừng có nguồn gốc từ Nam Phi, sau đó bằng nhiều con đường khác
nhau, việc trồng vừng lan tỏa ra khắp Châu Phi, sang tận Trung Mỹ, Nam Mỹ,
miền Trung Á, Ấn ðộ, Trung Quốc, các nước ðơng Nam Á, trong đó có Việt
Nam. Ngày nay, vừng ñã ñược gieo trồng rất phổ biến ở vùng nhiệt ñới, cận
nhiệt ñới và một phần ôn ñới vào lúc thời tiết chưa bắt ñầu giá lạnh [91], [220].
Vừng là một trong những loại cây lấy dầu ngắn ngày có giá trị kinh tế
và dinh dưỡng. Sản phẩm chính của cây vừng là hạt. Trong hạt vừng, hàm
lượng lipit cao, chiếm 45 – 54%, ñặc biệt, sự có mặt của các axit béo khơng
no (oleic, linoleic, linolenic), các axit amin không thay thế, các hợp chất
chống oxy hóa (sesamin, sesamol, sesamolin và vitamin E) đã làm tăng giá trị
của hạt vừng lên rất nhiều.
Trên thế giới, cây vừng ñã ñược các nhà khoa học nghiên cứu theo

nhiều hướng khác nhau. Trong đó, các nghiên cứu về những biến đổi sinh lý,
hóa sinh trước và sau khi nảy mầm, ảnh hưởng của ñiều kiện hạn ñến sự nảy
mầm, sinh trưởng phát triển, năng suất của cây vừng, các chỉ tiêu hóa sinh và
sự đa dạng di truyền… ñã ñược thảo luận rất nhiều trên các tạp chí chuyên
ngành [95], [142], [152], [165].
Ở Việt Nam, ñất ñai và khí rất thích hợp cho cây vừng sinh trưởng và
phát triển. Thực tế cho thấy, vừng ñược gieo trồng khắp từ Nam ra Bắc bởi
khả năng thích ứng rộng, có thể trồng ñược trên nhiều loại ñất, ngay cả những
loại ñất xấu, nghèo dinh dưỡng không thể trồng ñược cây trồng khác.


2

Nhưng cho đến nay, các cơng trình và các hướng nghiên cứu về vừng
cịn rất ít. Các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào hướng chọn tạo giống vừng
mới như V6, V36, Vð10, cho năng suất cao, chất lượng tốt [42], [46], hay
những nghiên cứu sâu hơn về một số chỉ tiêu hóa sinh thực phẩm, thành phần
dinh dưỡng trong hạt của một số giống vừng, việc khai thác, sử dụng và chế
biến bột vừng làm thức ăn cho trẻ em, tính kháng sâu bệnh, chống đổ lốp,
chống tách vỏ... song một trong những ưu ñiểm nổi trội của cây vừng là khả
năng chịu hạn, những biến ñổi sinh lý, hóa sinh trong điều kiện hạn lại chưa
được đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống. Trong khi đó, ñã có khá nhiều
những nghiên cứu về khả năng chịu hạn của các loại cây trồng khác như: cỏ
ngọt, lúa, ñậu tương, thuốc lá, ñậu xanh, ngô... Năng suất và các yếu tố liên
quan ñến chất lượng hạt vừng cũng chưa được nghiên cứu đầy đủ.
Tính chịu hạn của cây phụ thuộc vào kiểu gen, các chỉ tiêu sinh lý và
hóa sinh, một số đặc điểm nơng sinh học, hình thái. Vì vậy, vấn đề đặt ra là
cần nghiên cứu mối quan hệ giữa các đặc điểm sinh lý, hóa sinh và sâu hơn
nữa ở mức ñộ phân tử liên quan ñến khả năng chịu hạn của cây vừng. Hơn
nữa, Việt Nam là nước nằm trong khu vực nhiệt ñới gió mùa, hạn là yếu tố

thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng ñến sự sinh trưởng, phát triển của cây
trồng, ảnh hưởng xấu đến năng suất và phẩm chất nơng phẩm. Chính vì thế,
việc tìm hiểu ảnh hưởng của hạn, ñánh giá và sàng lọc các giống cây trồng có
khả năng chịu hạn cao là giải pháp hữu hiệu, cần thiết, hạn chế ảnh hưởng của
hạn ñối với cây trồng nói chung và cây vừng nói riêng. Trên cơ sở ñó xác ñịnh
ñược cơ chế chịu hạn, ñịnh hướng cho việc cải thiện và chọn những giống vừng
có triển vọng, có khả năng chịu hạn, cho năng suất cao, ổn ñịnh, phẩm chất tốt,
thích ứng với ñiều kiện tự nhiên bất thuận ở các vùng sinh thái khác nhau. Xuất
phát từ những lý do nêu trên, chúng tôi tiến hành ñề tài:


3

“Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh liên quan đến tính chịu
hạn, năng suất và phẩm chất hạt của một số giống vừng (Sesamum
indicum L.) trồng ở khu vực Hà Nội”
Mục tiêu nghiên cứu
• Phát hiện được sự khác biệt ñặc trưng trong một số chỉ tiêu sinh lý,
hóa sinh liên quan đến tính chịu hạn của giống vừng chịu hạn tốt và
kém. Thơng qua đó, đề xuất được các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh đặc
trưng liên quan đến tính chịu hạn của cây vừng, làm cơ sở khoa học,
phục vụ cho công tác sơ tuyển, chọn các giống vừng có khả năng chịu
hạn tốt.
• Xác ñịnh ñược quan hệ di truyền của các giống vừng chống chịu hạn
tốt và kém trong 20 giống vừng nghiên cứu.
• ðánh giá năng suất và phẩm chất hạt của một số giống vừng chịu
hạn ñã ñược tuyển chọn qua thực nghiệm của ñề tài trồng ở khu vực
Hà Nội.
ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu là 20 giống vừng do Bộ môn Ngân hàng gen

hạt giống, Trung tâm Tài nguyên Thực vật, Viện KHNN Việt Nam cung cấp.
- Xác ñịnh một số chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh, phân tích, so sánh để tìm ra
mối liên quan giữa các chỉ tiêu này với đặc tính chịu hạn của cây vừng và
giữa các giống vừng có khả năng chống chịu khác nhau. Từ đó lựa chọn ra
được các nhóm vừng chịu hạn ở các mức độ khác nhau.
Sử dụng kỹ thuật RAPD để nghiên cứu tính ña dạng di truyền của 20
giống vừng, từ ñó xác ñịnh mối quan hệ di truyền giữa các giống có khả năng
chịu mất nước khác nhau ñã ñược phân loại theo các chỉ tiêu sinh lý, hóa sinh.


4

ðánh giá năng suất và phẩm chất hạt vừng sau thu hoạch của các nhóm
vừng chịu hạn khác nhau được trồng tại cánh ñồng xã Thụy Hương, huyện
Chương Mỹ, Hà Nội.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của ñề tài
Ý nghĩa khoa học
- Các số liệu thu ñược của ñề tài sẽ là các dẫn liệu khoa học về các
phản ứng sinh lý, hóa sinh liên quan đến khả năng chịu hạn của các
giống vừng nghiên cứu.
- Kết quả nghiên cứu của ñề tài cũng ñã xác ñịnh ñược quan hệ về mặt
di truyền giữa các giống vừng chống chịu hạn tốt nhất và kém nhất
trong 20 giống vừng nghiên cứu.
- Các kết quả phân tích chất lượng hạt vừng góp thêm những bằng
chứng khoa học quan trọng có ý nghĩa về giá trị dinh dưỡng và giá trị
sử dụng của hạt vừng.
Ý nghĩa thực tiễn
- Có thể sử dụng sự khác biệt ñặc trưng trong các chỉ tiêu sinh lý, hóa
sinh của giống chịu hạn tốt nhất và kém nhất trong sơ tuyển, chọn tạo
những giống vừng có khả năng chịu hạn cao mà vẫn cho năng suất

và phẩm chất tốt, giúp giảm thiểu vật liệu và công sức trong công tác
chọn giống chống chịu hạn.
- Hai giống vừng chịu hạn tốt nhất ñược chọn ra trong 20 giống vừng
nghiên cứu của đề tài luận án có thể đưa ra thử nghiệm ñể phổ biến
cho sản xuất ở những vùng có điều kiện tương tự Hà Nội.
- Các kết quả nghiên cứu về chất lượng hạt vừng cũng là chỉ tiêu tham
khảo trong chọn giống vừng vừa có khả năng chống chịu hạn cao vừa
có phẩm chất hạt tốt, sử dụng trong các ngành công nghiệp khai thác,
chế biến hạt vừng và trong ngành Y, Dược.


5

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÂY VỪNG
1.1.1. Nguồn gốc và sự phân bố
Cây vừng (Sesamum indicum L.) thuộc chi Sesamum, họ Pedaliaceae,
bộ Tubiflorae, lớp Mộc lan Magnoliopsida, ngành Mộc lan Macgnoliosphyta.
Vừng là loại cây tự thụ phấn hàng năm với thân cây thẳng đứng, có
lơng tơ và có cành, được coi là một trong những cây cho hạt có dầu lâu đời và
quan trọng trên thế giới ñược con người biết ñến [65], [104], [105], [220].
Cây vừng có nguồn gốc từ Châu Phi, sau đó sớm ñược phát triển ở
vùng phía Tây Châu Á, ñến Ấn ðộ, Trung Quốc và Nhật Bản, chính những
nơi này đã trở thành trung tâm phân bố thứ hai của cây vừng.
Cho ñến nay, vừng ñã ñược trồng phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới
nhưng tập trung chủ yếu vẫn là ở Châu Á và Châu Phi [105]. Hiện nay, trên
thế giới ñang gieo trồng khoảng 300 giống vừng, sản lượng vừng hàng năm
vào khoảng 2,2 triệu tấn với năng suất tương ứng 3,5 tạ/ha [12].
Theo tài liệu công bố trên tạp chí “Dầu thực vật thế giới” thì có khoảng

30 nước trên thế giới trồng vừng với qui mô tối thiểu trên 10.000 ha và dành
một lượng nhất ñịnh ñể xuất khẩu. Vừng ñược trồng nhiều ở các nước như:
Ấn ðộ, Trung Quốc, Miến ðiện... Ở những nước này, ngồi việc cung cấp các
sản phẩm cho tiêu dùng thì vừng cịn có giá trị xuất khẩu rất lớn, chiếm khoảng
68% tổng sản lượng vừng trên toàn thế giới [133], [142].
Vùng phân bố chính của cây vừng ở giữa 250 vĩ độ Bắc và 250 vĩ độ
Nam. Vừng cũng có thể phát triển tới 400 vĩ ñộ Bắc thuộc các nước: Trung
Quốc, Liên Bang Nga, Mỹ và tới 300 vĩ ñộ Nam ở Úc và 350 vĩ ñộ Bắc ở Nam


6

Mỹ. Vừng ñược trồng phổ biến ở ñộ cao dưới 1250 m so với mặt biển, tuy
nhiên cũng có trường hợp vùng ñược trồng ở ñộ cao 1500 m.
Ở Việt Nam, vừng được xem là cây trồng đã có từ lâu đời, tính thích
nghi rộng nên được trồng ở khắp các vùng sinh thái trong cả nước nhưng tập
trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam và Bắc Trung Bộ. Diện tích trồng vừng
tương đối lớn, chỉ đứng sau các cây như lạc, ñậu tương [31].
1.1.2. ðặc ñiểm sinh học và cơ sở phân loại
1.1.2.1. ðặc ñiểm sinh học
Hiện nay, trên thế giới có khoảng 300 giống vừng khác nhau về hình
thái, kích thước, khả năng sinh trưởng, màu sắc hoa, quả, hạt, kích thước
hạt… [66]. Nhưng nhìn chung, các giống vừng đều có những đặc điểm chung,
đó là cây một năm, có khả năng phân cành, chiều cao cây biến động từ 0,5 – 2,0
m, có hệ thống rễ phát triển, nhiều hoa, quả nang, chứa nhiều hạt nhỏ có dầu.
Thời gian sinh trưởng của vừng phổ biến khoảng 70 -120 ngày, cũng có giống
150 ngày nhưng khơng được ñưa vào cơ cấu mùa vụ ở nước ta [39].
ðặc điểm hình thái của cây vừng biểu hiện thơng qua các cơ quan:
- ðặc ñiểm của rễ
Rễ vừng là rễ cọc, rễ chính ăn sâu, hệ thống rễ bên tương ñối phát triển,

phân bố chủ yếu ở tầng ñất mặt từ 0 -25 cm, tuy nhiên nếu gặp đất khơ hạn, rễ
cọc có thể ăn sâu từ 1 m -1,2 m. Kiểu sinh trưởng của bộ rễ có mối quan hệ
với điều kiện sinh thái. Những vùng có khí hậu khơ và nóng thì hệ thống rễ
phát triển nhanh và mạnh đối với kiểu cây có nhiều cành, cịn kiểu cây ít
cành, đơn thân thì bộ rễ phát triển yếu hơn. Loại ñất và ẩm ñộ cũng ảnh
hưởng rất rõ ñến tốc ñộ sinh trưởng của rễ. Vừng trồng trên ñất cát thì rễ phát
triển mạnh và nhiều hơn trên đất sét, nơi có ẩm độ cao thì bộ rễ lại kém phát
triển. Khả năng chịu hạn của cây vừng một phần cũng do hệ thống rễ phát
triển mạnh, nhưng khả năng chịu úng lại rất kém [41].


7

- ðặc ñiểm của thân
Cây vừng thuộc dạng thân thảo, dáng thẳng đứng, có thể phân cành
hoặc khơng phân cành tùy thuộc vào giống và kỹ thuật canh tác. Thân cây có
thể nhẵn, có thể có lơng thưa hoặc rất nhiều lơng và đây cũng là những đặc
trưng thường được sử dụng để phân biệt giữa các dịng, các giống vừng.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy có mối tương quan rất chặt chẽ giữa mức
độ bao phủ lơng trên thân với khả năng chống chịu hạn của vừng [41]. Kết
quả này ñã mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà khoa học để chọn tạo
các giống vừng có khả năng chịu hạn tốt hơn. Một trong những ñặc trưng
quan trọng của cây là chiều cao thân. Chiều cao của thân cây khác nhau ở mỗi
giống và còn phụ thuộc vào ñiều kiện trồng trọt, ñiều kiện thời tiết. Chiều cao
thân cây có thể dao động trong khoảng 60 - 120 cm, nhưng cũng có trường
hợp thân cao tới 300 cm, trong điều kiện hạn thì thân cây có thể thấp hơn. Các
giống vừng nước ta thường có chiều cao từ 80 - 120 cm [41].
- ðặc ñiểm của lá
Trên bề mặt lá có rất nhiều lơng và thường có màu xanh nhạt, tuy nhiên
màu sắc lá cịn phụ thuộc vào giống, chế ñộ dinh dưỡng của ñất và thay ñổi theo

thời gian sinh trưởng, phát triển, khi quả già, chín lá sẽ ngả sang màu vàng. Hầu
hết các phiến lá vừng đều có lơng và có chất nhầy. ðặc điểm này cùng với mật
độ lơng trên bề mặt lá cũng là những ñặc ñiểm liên quan ñến khả năng thoát hơi
nước của lá vừng, hay khả năng chịu hạn của cây vừng [41], [49].
- ðặc ñiểm của hoa
Hoa vừng mọc từ nách lá ở phần trên của thân và cành, thường có màu
trắng phớt tím hoặc hồng. Hoa vừng là loại hoa lưỡng tính, có hình chng,
cuống hoa ngắn. Thơng thường thì 90% số hoa là tự thụ phấn, một số ít nhờ
cơn trùng, gió khơng có tác dụng trong việc thụ phấn của vừng. ða số hoa
vừng có thời gian nở từ 5 – 7 giờ sáng và hoa héo, rụng vào buổi chiều từ


8

16giờ 30 – 18 giờ. Thời gian ra hoa của vừng có liên quan nhiều đến giống,
điều kiện thời tiết và ánh sáng. Trong thời gian ra hoa, nếu gặp mưa kéo dài
thì tỷ lệ đậu quả sẽ giảm đi rõ rệt, nhưng nếu ñược cung cấp nước ñầy ñủ thì
năng suất tăng lên rất rõ rệt [39].
- ðặc điểm của quả
Quả vừng thuộc loại quả nang dài, có lơng bao phủ. Trong quả có nhiều
ngăn do các vách giả tạo thành. Q trình chín của quả vừng diễn ra từ gốc
lên ngọn giống như tiến trình ra hoa. Khi chín, quả có thể tự tách ra theo các
vách ngăn và hạt sẽ rơi ra ngoài. ðối với cây vừng, ñiều ñáng lưu ý khi thu
hoạch chính là thời ñiểm thu hoạch. Thơng thường, thời điểm thu hoạch bắt
đầu khi những hoa ở ngọn đã tàn. Nếu để chín q có thể làm thất thốt một
phần sản lượng, nhất là đối với những loại hình quả tự nứt khi chín, do đó dễ
ảnh hưởng đến năng suất và phẩm chất hạt khi thu hoạch [81].
- ðặc ñiểm của hạt
Hạt vừng là sản phẩm chính của cây vừng, có hình trứng dẹt. Khối
lượng 1000 hạt từ 2 – 4 g, hạt vừng có nhiều màu sắc khác nhau: màu trắng,

màu vàng, màu đen. Thơng thường hạt vừng đen có kích thước to hơn so với
hạt vừng trắng và vàng. Cấu tạo của hạt vừng có thể gồm hai lớp vỏ hoặc một
lớp vỏ bọc ngồi, thành phần chính trong hạt là dầu và hạt alơron. Hạt vừng chứa
khoảng 45 – 54% lipit, 16 – 18 % protein, ngồi ra cịn có các chất khoáng,
vitamin… [39], [49].
1.1.2.2. Cơ sở phân loại
Trong chọn giống và trong sản xuất, người ta có thể căn cứ vào nhiều
ñặc ñiểm sinh học ñể phân loại các giống vừng, tuy nhiên các cách phân loại
sau ñây ñược coi là phổ biến hơn cả:
- Căn cứ vào thời gian sinh trưởng, vừng được phân thành hai nhóm giống:
nhóm giống sinh trưởng ngắn ngày (dưới 100 ngày) và nhóm giống sinh


9

trưởng dài ngày (trên 100 ngày). Cách phân loại này rất quan trọng vì được
xem là cơ sở để ln canh với các giống cây trồng khác như lúa, ngô, khoai.. ða
số các giống vừng ñược gieo trồng ở nước ta đều thuộc nhóm có thời gian sinh
trưởng ngắn.
- Căn cứ vào số khía trên quả vừng được chia làm ba nhóm: nhóm giống có
quả bốn khía (quả có hai múi, bốn hàng hạt), nhóm giống có quả sáu khía
(quả ba múi, sáu hàng hạt) và nhóm giống có quả tám khía (quả bốn múi, tám
hàng hạt). Cách phân loại này thường dùng ñể chọn cỡ hạt to hay nhỏ.
- Căn cứ vào màu sắc: là cách phân loại phổ biến nhất; theo cách phân loại này,
vừng ñược chia làm ba nhóm giống: vừng đen, vừng vàng và vừng trắng.
Ngồi các cách phân loại trên thì các tiêu chí như: thời vụ gieo trồng, số
hoa ở nách lá, sự phân cành, số lớp vỏ hạt cũng là tiêu chuẩn ñể phân loại.
Tuy nhiên khi ñánh giá, lựa chọn một giống nào đó để đưa vào sản xuất thì
cần phải căn cứ vào nhiều ñặc ñiểm kết hợp lại [41]
1.1.3. ðặc ñiểm sinh thái, sinh trưởng và phát triển của cây vừng

• Vĩ độ: Vừng phân bố từ 250 vĩ Bắc ñến 250 vĩ Nam. Vừng có thể gieo trồng
ñược ở các vùng nhiệt đới trong điều kiện bán khơ hạn và các vùng cận
nhiệt đới, ơn đới trong mùa hè [39]
• ðộ cao: Cây vừng thích hợp ở độ cao từ 500 – 1250 m so với mặt biển
nhưng không chịu được sương và gió to [41].
• Nhiệt độ: Cây vừng yêu cầu nhiệt ñộ tương ñối cao trong suốt thời gian
sinh trưởng ñể tạo năng suất tối ña. Nhiệt độ trung bình thích hợp là 250C
– 30 0C. Ở ñiều kiện nhiệt ñộ này rất thuận lợi cho sự nảy mầm của hạt,
sinh trưởng của thời kỳ cây non và sự hình thành hoa. Nhiệt độ giảm
xuống dưới 200C ở bất kỳ thời điểm nào thì sự nảy mầm của hạt và sự sinh
trưởng của cây con ñều bị ức chế. Nếu nhiệt ñộ giảm xuống dưới 100 C sẽ


10

kìm hãm quá trình sinh trưởng. Trong thời kỳ ra hoa, nếu gặp nhiệt độ trên
400C thì số hoa giảm, quả sẽ ít đi [39], [49].
• Ánh sáng: Vừng thuộc loại cây có thời gian sinh trưởng ngắn. Nếu đạt yêu
cầu về thời gian chiếu sáng là 12 giờ/ngày thì sau khi mọc 42 – 45 ngày đã
có thể ra hoa. Cường độ ánh sáng cũng ảnh hưởng có ý nghĩa ñối với sinh
trưởng, năng suất và phẩm chất hạt. Ảnh hưởng của việc thay ñổi thời gian
chiếu sáng ñối với sinh trưởng và ra hoa của vừng ñã ñược quan tâm
nghiên cứu nhiều vì đây là yếu tố chính ảnh hưởng ñến năng suất. Thời vụ
gieo trồng khác nhau có ảnh hưởng rất rõ rệt đến năng suất vừng. Do đó,
việc xác định thời điểm gieo trồng thích hợp ñối với mỗi giống ở mỗi vùng
nhất ñịnh là một trong những biện pháp kỹ thuật quan trọng quyết ñịnh
năng suất vừng [39], [41].
• Lượng mưa: Vừng là loại cây có khả năng chịu hạn khá, nhưng để đảm bảo
cho sự sinh trưởng và phát triển bình thường thì trong cả chu kỳ sinh trưởng
cần có lượng nước mưa khoảng 500 – 600 mm, tốt nhất là từ 500 – 1000 mm.

Cây vừng cần nước nhất là giai ñoạn từ sau khi gieo ñến khi ra hoa với ñộ
ẩm của ñất khoảng 50% trong thời gian 30 – 45 ngày. Nhiều nghiên cứu ñã
cho thấy, thời kỳ nảy mầm ñến khi ra nụ, cây vừng hút ñến 34% lượng
nước cần cho cả vụ, thời kỳ ra hoa cần ñến 45%, cịn lại 21% là thời kỳ
chín. Do vậy, vào thời kỳ ra hoa, nếu gặp hạn thì năng suất vừng sẽ bị
giảm, cịn nếu đảm bảo được nước tưới thì khơng chỉ đảm bảo năng suất
ổn định mà cịn làm cho năng suất tăng lên ñáng kể. Vừng rất mẫn cảm với
ñiều kiện ngập nước, nếu mưa lớn và liên tục ở bất kỳ thời ñiểm sinh
trưởng nào cũng sẽ làm cho vừng bị chết úng hàng loạt và tăng ñáng kể
mức ñộ nhiễm các bệnh do nấm [41].
• ðất và chất dinh dưỡng: Vừng có thể gieo trồng được trên nhiều loại đất
khác nhau, thậm chí cả những đất ñược coi là ñất xấu. Vừng thích hợp với


11

các loại đất có thành phần cơ giới nhẹ, giữ được ẩm, có khả năng thốt
nước tốt, có độ pH từ 5,5 – 8,0 [39].
• Thời vụ gieo trồng: ðất ñai và khí hậu nước ta rất thuận lợi cho phát triển
sản xuất nơng nghiệp. Ở các tỉnh phía Nam, chế ñộ nhiệt và ánh sáng dồi
dào là ñiều kiện lý tưởng cho việc thâm canh, tăng vụ với việc gieo trồng
nhiều loại cây trồng có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất cao như cây
vừng. ðối với cây vừng, thời vụ gieo trồng có thể thực hiện 4 vụ trong
năm. Tuy nhiên tùy thuộc vào ñiều kiện sinh thái cụ thể của từng ñịa
phương mà thời vụ gieo trồng có thể thay đổi.
- Vụ đơng xn: Thời vụ xuống giống vụ ðơng Xn ở các tỉnh phía Nam
thường tập trung từ 15/11 ñến cuối tháng 2 dương lịch. Tuy nhiên, tùy theo
ñiều kiện cụ thể của từng ñịa phương mà thời vụ xuống giống có thể sớm
hơm hoặc muộn hơn.
- Vụ xuân hè: Bắt ñầu từ tháng 2 ñến giữa tháng 3 dương lịch, tốt nhất là

trong tháng 2. Khơng nên gieo q muộn vì sẽ gây khó khăn cho việc thu
hoạch, nhất là những năm mùa mưa ñến sớm.
- Vụ hè thu: Bắt ñầu xuống giống vào ñầu tháng 5 ñến ñầu tháng 6 dương
lịch, thu hoạch vào tháng 8, tháng 9.
- Vụ thu đơng: Thời vụ xuống giống thích hợp là từ đầu tháng 9 đến đầu
tháng 10 dương lịch để có thể thu hoạch vào cuối tháng 12 ñầu tháng 1
năm sau. Do thời ñiểm xuống giống vào mùa mưa nên thời vụ gieo trồng
này chỉ thích hợp với những nơi có chân đất cao, thốt nước tốt như: Tây
Nguyên, miền ðông Nam Bộ [41], [49].
1.1.4. Giá trị của cây vừng
Cây vừng ñược mệnh danh là “hoàng hậu của các cây lấy dầu” [57],
[196] với sản phẩm thu hoạch chính là hạt. Thành phần dinh dưỡng trong hạt
vừng chủ yếu là lipit với 45 – 54%, protein 18 – 25%, gluxit 18 – 22%. Ngoài


12

ra, trong hạt vừng cịn chứa nhiều chất khống, các vitamin quan trọng. Dầu
vừng khơng những được coi là loại dầu có khả năng chống oxy hóa, có giá trị
dinh dưỡng cao, chất lượng tốt trong tập đồn những cây lấy dầu hiện nay mà
cịn là nguồn thực phẩm có giá trị ñặc biệt ñã và ñang ngày càng ñược sử
dụng rộng rãi trên thế giới [54].
Vừng từ lâu ñã trở thành một phần trong các món ăn của con người [159],
trong thức ăn cho vật nuôi [161] dưới dạng hạt, dầu, và thức ăn chế biến.
Khoảng 70% lượng hạt vừng trên thế giới ñược chế biến thành dầu và
sử dụng nhiều trong bữa ăn [127]. Chủng loại cũng như chất lượng của các
sản phẩm chế biến từ vừng ngày càng tăng [59], [93], [122], [135], [148]. Hạt
vừng có vị đặc biệt và có chất giúp giảm oxy hóa, vì vậy dầu vừng rất thích
hợp cho món salat. Các vitamin trong dầu vừng hỗ trợ cho việc tiêu hóa và
hấp thụ thức ăn, nên dùng làm thực phẩm rất tốt.

Ở nhiều nước, dầu vừng ñược dùng trực tiếp trong việc nấu nướng hoặc
ăn sống với rau, làm phụ gia trong công nghiệp thực phẩm như nước chấm,
công nghệ dược liệu, mỹ phẩm, thuốc trừ sâu… [105], [133].
Bên cạnh việc sử dụng dầu vừng để chế biến cá, người Nhật cịn sử dụng
hạt vừng như một thực phẩm rất có lợi cho sức khỏe, Nhật cũng là nước dẫn
ñầu trong số các nước nhập khẩu vừng, tiếp sau đó là Châu Âu và Mỹ [159].
Gần ñây, rất nhiều cách sử dụng hạt vừng một cách bổ dưỡng và có lợi
cho sức khỏe ñã ñược phát hiện. Bên cạnh các chất chống oxy hóa hịa tan
được lipit như sesamin, sesamol và sesamolin, người ta còn phát hiện ra rằng:
các hợp chất lignans và lignan glucozit cũng có khả năng chống phản ứng
peroxyt hóa chất béo, tăng nguồn cung cấp vitamin E ở động vật. Chính vì
vậy, dầu vừng được coi là một trong những chất béo khá lý tưởng ñể làm thực
phẩm cho cả người lớn, trẻ em, cho người béo phì hay thừa cholesterol trong
máu [67], [77], [131], [132], [201].


13

Dầu vừng là loại dầu dễ tiêu, cho năng lượng cao, chất lượng tốt, ổn
định, có thể bảo quản thời gian dài hơn so với các loại dầu thực vật khác nên
được coi là nguồn thực phẩm có giá trị ñặc biệt ñang ngày càng ñược sử dụng
rộng rãi trên thế giới. Thức ăn từ vừng ñã ñược khử mỡ (chứa 40-50%
protein) là một nguồn cung cấp protein quan trọng cho con người nhờ có các
axit amin chứa lưu huỳnh [59], [89], [90]. Chất sesamolin có trong hạt vừng
có tác dụng hạn chế sự phát triển của các tế bào bạch cầu trong cơ thể con
người [186]. Ăn cả hạt vừng cịn làm tăng huyết tương γ-tocopherol và thúc
đẩy hoạt ñộng của vitamin E, ñiều người ta tin rằng sẽ hạn chế các bệnh ung
thư và bệnh tim [76]. Dầu vừng làm giảm sự suy nhược của nhiều cơ quan và
tăng khả năng sống sót của chuột khi bị nhiễm nội ñộc tố [113], [114], ñồng
thời cũng bảo vệ cơ thể chống lại q trình oxy hóa do kích thích LPS – phức

hợp của lipit với hydratcacbon và ảnh hưởng một cách tích cực đến các nồng
độ đường máu, chất oxy hóa lipit và các chất chống oxy hóa trong những
trường hợp liên quan ñến bệnh tiểu ñường [114], [177], [201]. Ăn vừng cịn
có tác dụng tích cực đối với các hormon giới tính, với tình trạng chống oxy
hóa và tình trạng mỡ máu của phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh [225].
Khơ dầu vừng sau khi ép dầu cịn chứa 14,6% chất béo, 36,4% protein,
23,58% chất bột ñường và một số chất khác nên dùng làm thức ăn cho gia súc
và nuôi cá rất tốt. Khô dầu vừng kém chất lượng hơn thì được sử dụng làm
phân bón cho cây trồng, đặc biệt là cây cơng nghiệp như cây thuốc lá. Ngồi
ép lấy dầu, hạt vừng cịn dùng làm bánh kẹo và nhiều loại thực phẩm có hàm
lượng dinh dưỡng cao trong các bữa ăn hàng ngày của con người.
Trong đơng y, vừng đen có tên là “hắc ma chi”, ñược dùng làm thuốc
bổ, nhuận tràng, lợi sữa và chế các loại cao dán nhọt. Ăn vừng đen cịn có tác
dụng làm sáng mắt, tăng tuổi thọ, chống rụng tóc và giữ được tóc đen lâu.
Ngồi ra, lá vừng vị ngọt, tính lạnh có tác dụng ích khí, bổ não tủy, mạnh gân


14

cốt, khỏi tê thấp. Dùng lá vừng ñể gội ñầu thường xun sẽ giúp tóc có màu
đen mượt. Giã lá vừng tươi vắt lấy nước cốt uống sẽ chữa ñược bệnh rong
huyết… [7], [43].
Trong hạt vừng trung bình có 20-30% protein, protein vừng có đủ 8
axit amin khơng thay thế, trong đó axit amin chứa lưu huỳnh (metionin)
chiếm khoảng 3,4 %, [159], cao hơn so với trong ñỗ tương, trứng gà và lạc
(Bảng 1.1.). Chính vì vậy bột vừng thường ñược dùng ñể chế biến làm thức
ăn bổ sung, phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em [24], [92], [160]. Hàm
lượng lipit trong hạt vừng khoảng 45-54% và rất giàu chất béo khơng bão hịa
[75], [170], [219]. Axit béo có nhiều nhất trong dầu vừng là oleic (41-45%) và
linoleic (37- 42%) cần thiết cho cơ thể [62], [63], [102], [128], [136], [160], [196],

ngồi ra, trong thành phần dầu vừng cịn có nhiều các axit béo no và khơng no
khác như: palmitic, stearic, arachidic… (Bảng 1.2.)
Bảng 1.1. So sánh thành phần axit amin của vừng với lạc, ñậu tương và
trứng gà (mg/g) [39]

Axit amin

Vừng ñen

Vừng

Lạc

trắng

ðậu tương

Trứng gà

Arginin

12,5

11,8

11,3

7,3

6,8


Histidin

2,1

2,4

2,1

2,9

2,1

Lysin

2,9

3,5

3,0

6,8

6,3

Phenylalanin 6,2

6,3

5,1


5,3

5,7

Metionin

3,3

3,8

1,0

1,7

3,2

Lơxin

8,9

7,4

6,7

8,0

9,0

Izolơxin


3,9

3,7

4,6

6,0

6,2

Valin

3,5

3,6

4,4

5,3

7,0

Threonin

3,6

3,9

1,6


3,9

4,9


×