Tải bản đầy đủ (.pdf) (123 trang)

Nhận diện rào cản trong thực hiện hoạt động công tác xã hội tại bệnh viện đa khoa tỉnh điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 123 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===============

QUÀNG THỊ HẠNH

NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội – 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
===============

QUÀNG THỊ HẠNH

NHẬN DIỆN RÀO CẢN TRONG THỰC HIỆN
HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 8760101.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Đặng Kim Khánh Ly



Hà Nội - 2020


LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, khảo sát thực địa tơi đã hồn
thành luận văn thạc sỹ chuyên ngành Công tác xã hội.
Trƣớc hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Đặng Kim Khánh
Ly, ngƣời đã trực tiếp hƣớng dẫn, động viên và giúp đỡ tơi hồn thành
nghiên cứu này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Bs.CKII Phạm Văn Mẫn – Giám đốc Bệnh
viện và các nhân viên y tế, nhân viên CTXH tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Điện
Biên đã giúp đỡ tôi hồn thành nghiên cứu này.
Qua đây, tơi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô Khoa Xã hội học,
các thầy cô Bộ môn Công tác xã hội đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và trợ giúp
tơi hồn thành luận văn của mình.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!


LỜI CAM ĐOAN
Đƣợc sự giúp đỡ của TS. Đặng Kim Khánh Ly cùng tồn thể các thầy cơ
trong khoa Xã hội học, các nhân viên y tế và nhân viên Công tác xã hội tại
bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên đã tạo điều kiện, góp ý chỉ bảo cho tơi học
tập và hồn thành luận văn của mình. Để đảm bảo tính xác thực của thơng tin.
Tơi xin cam đoan rằng:
Luận văn đảm bảo tính ngun bản, khơng vi phạm thông tin bản quyền
tác giả, tác phẩm sở hữu trí tuệ. Các trích dẫn trong nghiên cứu đƣợc ghi rõ
nguồn tham khảo và các số liệu sử dụng trong nghiên cứu đƣợc lấy từ kết quả
nghiên cứu của đề tài KH&CN cấp Đại học Quốc Gia năm 2020, mã số QG.

20.33 do TS. Đặng Kim Khánh Ly làm chủ nhiệm đề tài và đồng ý cho phép
sử dụng. Tôi xin cam đoan và xin hứa sẽ chịu trách nhiệm về đạo đức nghiên
cứu đối với luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bác sĩ và nhân viên y tế,
nhân viên công tác xã hội tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên đã giúp đỡ tơi
hồn thành nghiên cứu này.
HỌC VIÊN

Qng Thị Hạnh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................................... 1
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu ............................................................................................... 3
3. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.................................................................................... 17
4. Đối tƣợng, khách thể, phạm vi nghiên cứu......................................................................... 18
5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 18
6. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................................... 19
7. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................................... 19
8. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................................... 20
NỘI DUNG CHÍNH ................................................................................................... 24
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN
CỨU ............................................................................................................................ 24
1.1. Các khái niệm công cụ ......................................................................................... 24
1.1.1. Khái niệm Công tác xã hội ................................................................................ 24
1.1.2. Khái niệm nhân viên Công tác xã hội chuyên nghiệp ...................................... 25
1.1.3. Khái niệm Công tác xã hội trong lĩnh vực y tế ................................................. 26
1.1.4. Khái niệm Công tác xã hội bệnh viện ............................................................... 26
1.1.5. Khái niệm dịch vụ công tác xã hội bệnh viện ................................................... 27

1.1.6. Khái niệm rào cản ............................................................................................. 28
1.2. Các lý thuyết áp dụng ........................................................................................... 28
1.2.1. Lý thuyết nhận thức hành vi.............................................................................. 28
1.2.2. Lý thuyết nhu cầu .............................................................................................. 29
1.2.3. Lý thuyết hệ thống ............................................................................................ 31
1.2.4. Thuyết trao đổi xã hội ....................................................................................... 32


1.3. Cơ sở pháp lý và thực tiễn hình thành các mơ hình hoạt động cơng tác xã hội tại
Việt Nam ..................................................................................................................... 34
Tiểu kết chƣơng 1........................................................................................................ 40
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CÔNG TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOATỈNH ĐIỆN BIÊN ......................................................................... 42
2.1.Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu ......................................................................... 42
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên................. 42
2.1.2. Vài nét về Phịng cơng tác xã hội bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên ............... 45
2.2. Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ, tƣ vấn và giải quyết các vấn đề xã hội
cho ngƣời bệnh và ngƣời nhà ngƣời bệnh tại Bệnh viện ............................................ 46
2.3. Hoạt động Công tác xã hội trong hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin và
tiếp nhận các nguồn lực tài trợ cho ngƣời bệnh/ngƣời nhà ngƣời bệnh ..................... 53
2.4. Hoạt động Công tác xã hội trong đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực và nhận
thức về công tác xã hội tại Bệnh viện ......................................................................... 59
Tiểu kết chƣơng 2........................................................................................................ 61
CHƢƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, HẠN CHẾ TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG
TÁC XÃ HỘI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH ĐIỆN BIÊN ............................. 62
3.1. Nhận thức, hiểu biết của cán bộ y tế, nhân viên CTXH và NB về CTXH ................. 62
3.2. Năng lực chuyên môn về công tác xã hội của đội ngũ cán bộ y tế và nhân viên
bệnh viện ..................................................................................................................... 71
3.3. Cơ cấu tổ chức của phịng cơng tác xã hội ...................................................................... 73
3.4. Triển khai và thực hiện chính sách phát triển công tác xã hội tại bệnh viện ....... 76

Tiểu kết chƣơng 3........................................................................................................ 78
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 83


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BV

Bệnh viện

CTXH

Công tác xã hội

ĐH

Đại học

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

NXB

Nhà xuất bản

KHTH

Kế hoạch tổng hợp


NB/NNNB

NB/Ngƣời nhà NB


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thông tin về khách thể nghiên cứu tại Bệnh viện Điện Biên……22
Bảng 2.1: Tỷ lệ nhóm ngƣời bệnh/ngƣời nhà ngƣời bệnh đƣợc thụ hƣởng các
dịch vụ hỗ trợ, tƣ vấn và giải quyết các vấn đề xã hội………………………50
Bảng 2.2: Tỷ lệ nhóm ngƣời bệnh/ngƣời nhà ngƣời bệnh đƣợc thụ hƣởng các
dịch vụ hỗ trợ, kết nối nhà tài trợ hỗ trợ tài chính………………….……….58


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Những khó khăn trong điều trị, chăm sóc sức khỏe tại Bệnh viện
đa khoa tỉnh Điện Biên của ngƣời bệnh và ngƣời nhà ngƣời bệnh………….47
Biểu đồ 2.2: Mức độ mong muốn đƣợc hỗ trợ của NB và ngƣời nhà NB…..48
Biểu đồ 2.3: Hoạt động Công tác xã hội trong hỗ trợ, tƣ vấn và giải quyết các
vấn đề xã hội cho NB/NNNB………………………………………………..49
Biểu đồ 2.4: Sự hỗ trợ, kết nối nhà tài trợ để hỗ trợ tài chính……………….57
cho ngƣời bệnh/ngƣời nhà ngƣời bệnh………………………………………57
Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ ngƣời bệnh/ngƣời nhà ngƣời bệnh nghe thấy cụm từ “Công
tác xã hội”……………………………………………………………………67
Biểu đồ 3.2: Nội dung tiếp xúc, làm việc của ngƣời bệnh/ngƣời nhà ngƣời
bệnh với nhân viên công tác xã hội bệnh viện………………………………68
Biểu đồ 3.3: Những ngƣời đƣợc ngƣời bệnh tin tƣởng và nghe theo nhất trong
quá trình khám và điều trị tại bệnh viện……………………………………..70



DANH MỤC HÌNH ẢNH, HÌNH VẼ
Hình 1.1: Sơ đồ lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow………….....…….30
Hình 2.1: Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên………………………………..44
Hình 2.2 : Hình ảnh nhân viên CTXH hỗ trợ NB………...…………………46
Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của phịng cơng tác xã hội tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Điện Biên năm 2020………………………………………………74


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghề Cơng tác xã hội đã xuất hiện trên thế giới cách đây hơn một thế kỷ và
ngày càng đƣợc chuyên nghiệp hoá. Năm 2010, Chính phủ Việt Nam đã ban hành
Đề án 32 về phát triển nghề Công tác xã hội giai đoạn 2010-2020, chính thức cơng
nhận CTXH là một nghề chun nghiệp, có vai trị quan trọng trong việc giải quyết
các vấn đề xã hội nảy sinh, thực hiện các chính sách an sinh xã hội giúp cải thiện và
nâng cao chất lƣợng, điều kiện sống của con ngƣời, đặc biệt là đối tƣợng yếu thế
trong xã hội. Công tác xã hội thực hiện vai trò hỗ trợ thân chủ qua các chức năng
phòng ngừa, chữa trị, phục hồi và phát triển trong các lĩnh vực công tác xã hội trong
trƣờng học, công tác xã hội với ngƣời cao tuổi, công tác xã hội với tệ nạn xã hội,
công tác xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cơng tác xã hội với trẻ em [Trần
Đình Tuấn, 2015].
Tại các nƣớc phát triển trên thế giới, sự có mặt của CTXH chuyên
nghiệp trong chăm sóc sức khỏe tại các bệnh viện đã có từ lâu và trở thành
một hoạt động chuyên nghiệp, các NVXH trong bệnh viện có vai trị nhất
định trong việc giảm bớt gánh nặng, áp lực công việc cho các đội ngũ điều
dƣỡng, bác sỹ cũng nhƣ hỗ trợ và tƣ vấn cho NB, ngƣời nhà NB, làm việc với
các nhóm xã hội yếu thế trong bệnh viện nhƣ trẻ em, vị thành niên, phụ nữ và
ngƣời cao tuổi [Đặng Kim Khánh Ly, 2016].
Ở Việt Nam, công tác xã hội trong Y tế đánh dấu bƣớc ngoặt quan
trọng sau khi Bộ Y tế ban hành Đề án “Phát triển công tác xã hội trong ngành

Y tế giai đoạn 2011-2020”. Theo đó, một số bệnh viện tuyến Trung ƣơng đã
thành lập các phòng CTXH, tổ CTXH với sự hỗ trợ của các nhân viên y tế
kiêm nhiệm, đội ngũ cộng tác viên và tình nguyện viên đã và đang góp phần
quan trọng trong việc hỗ trợ NB, ngƣời nhà NB và những ngƣời sử dụng dịch

1


vụ y tế, giúp họ tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế một
cách thuận lợi và hiệu quả.
Bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên là bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh hạng
1, thực hiện chức năng khám chữa bệnh, tƣ vấn, chăm sóc sức khỏe và phòng
bệnh cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh và nhân dân các tỉnh Bắc Lào. Quy
mô bệnh viện hiện nay là 600 giƣờng bệnh với lƣu lƣợng NB trung bình mỗi
ngày khoảng 600 NB nội trú và 400 NB khám ngoại trú. Tháng 10/2016,
Bệnh viện đã thành lập Phịng cơng tác xã hội với chức năng, nhiệm vụ theo
quy định của Thông tƣ số 43/2015/TT-BYT do Bộ Y tế ban hành về việc quy
định nhiệm vụ và hình thức tổ chức thực hiện nhiệm vụ cơng tác xã hội của
bệnh viện. Sau khi thành lập, Phòng CTXH đƣợc bố trí 03 cán bộ chuyên
trách gồm 01 bác sĩ, 01 điều dƣỡng và 01 chuyên viên chuyên ngành quản trị
nhân lực; có 06 nhân viên hợp đồng để hỗ trợ NB là các sinh viên mới tốt
nghiệp hệ điều dƣỡng. Hiện nay, Phòng CTXH Bệnh viện đa khoa tỉnh mới
chỉ thực hiện một số chức năng xã hội cơ bản trong việc hỗ trợ NB nhƣ:
hƣớng dẫn, hỗ trợ NB trong việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh; tƣ vấn
hỗ trợ cho NB về các chế độ chính sách; thực hiện các hoạt động từ thiện trợ
giúp NB có hồn cảnh khó khăn; thực hiện cơng tác truyền thơng giáo dục sức
khỏe…Phịng CTXH Bệnh viện đa khoa tỉnh chƣa có cán bộ đƣợc đào tạo
chuyên nghiệp về công tác xã hội. Các hoạt động tƣ vấn tâm lý chuyên
nghiệp, hỗ trợ pháp lý, giới thiệu các tổ chức cung cấp dịch vụ hỗ trợ tại cộng
đồng,...chƣa đƣợc triển khai thực hiện tại Bệnh viện. Bên cạnh trình độ

chun mơn của nhân viên CTXH chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu, nhận thức
của lãnh đạo các cấp, nhân viên y tế, NB và ngƣời nhà NB còn nhiều hạn chế
nên cơ cấu tổ chức mạng lƣới CTXH trong bệnh viện chƣa đƣợc hoàn thiện.
Điều này đã làm ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng cung cấp dịch vụ CTXH
tại Bệnh viện.

2


Để đánh giá khó khăn, thách thức và những rào cản trong việc thực
hiện chức năng, nhiệm vụ CTXH tại bệnh viện, tôi lựa chọn đề tài: “Nhận
diện rào cản trong thực hiện hoạt động công tác xã hội tại Bệnh viện đa
khoa tỉnh Điện Biên” nhằm xác định đƣợc những rào cản trong thực hiện
hoạt động CTXH tại bệnh viện đa khoa tỉnh Điện Biên; phân tích các nguyên
nhân cơ bản của những rào cản. Từ đó nghiên cứu đề xuất các giải pháp để
nâng cao hiệu quả hoạt động CTXH chuyên nghiệp tại bệnh viện.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Những nghiên cứu về lịch sử và sự phát triển công tác xã hội bệnh viện
Ngay từ cuối thế kỷ XVII, sự phát triển của cuộc cách mạng công
nghiệp ở Phƣơng Tây đã tạo ra nhiều thay đổi về mặt kinh tế - xã hội, làm nảy
sinh nhiều vấn đề phức tạp mới trên quy mô rộng lớn. Trƣớc những vấn đề
này, nhiều hoạt động từ thiện, trợ giúp của các cá nhân, các tổ chức đã diễn ra
nhằm hỗ trợ các cá nhân vƣợt qua khó khăn. Tuy nhiên các hoạt động từ thiện
này đã không làm thay đổi đƣợc tình thế mà cịn tạo thói quen ỷ lại của nhóm
đối tƣợng yếu thế này. Các hoạt động từ thiện chỉ có tác dụng xoa dịu nỗi đau
nhất thời mà khơng tìm ra ngun nhân vấn đề đối tƣợng đang gặp phải cũng
nhƣ khống giúp đối tƣợng giải quyết và tìm cách tháo gỡ vấn đề. Vào giữa
những năm 20 của thế kỉ trƣớc, nhiều nhà hoạt động xã hội phƣơng Tây đặc
biệt là ở Anh, Mỹ đã rút ra đƣợc nhiều bài học kinh nghiệm và hiểu đƣợc tác
hại của hình thức làm từ thiện theo kiểu ban phát. Từ đó họ quyết định mở các

khóa đào tạo ngắn hạn đầu tiên về cơng tác xã hội và vận dụng các môn Tâm
lý, Xã hội học, Kinh tế học… vào chƣơng trình đào tạo. Đến giữa thế kỷ XX,
công tác xã hội đã trở thành một ngành học đƣợc đào tạo ở nhiều nƣớc trên
thế giới, có cả ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ… cả ở các nƣớc tƣ bản
cũng nhƣ các nƣớc xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, trên thế giới đã hình thành
mạng lƣới cơng tác xã hội với nhiều tổ chức nhƣ: Hiệp hội các trƣờng công

3


tác xã hội, Hiệp hội công tác xã hội thế giới, các tổ chức và bảo vệ an ninh
Nhi đồng, dịch vụ gia đình… Nhiều tổ chức Liên hiệp quốc nhƣ UNDP,
UNICEF, ESCAP… đã đặc biệt đề cao vai trò của công tác xã hội và tiếp cận
nhƣ một ngành khoa học nhằm thúc đẩy quá trình phát triển xã hội ở những
nƣớc chậm phát triển. Chính vì vậy những tri thức và phƣơng pháp khoa học
của công tác xã hội đã đƣợc rất nhiều nƣớc trên thế giới ứng dụng vào giải quyết các
vấn đề của nhóm đối tƣợng yếu thế [Trần Thị Trân Châu, 2016].
Năm 1877, “Tổ chức từ thiện xã hội” đƣợc thành lập ở Mỹ đã chú ý tới
việc tổ chức các tình nguyện viên. Cũng từ đó các “tình nguyện viên” của
những năm 1880-1890 đã trở thành những nhân viên công tác xã hội đầu tiên
trên thế giới.
Trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, cơng tác xã hội với mục đích thực
hiện hỗ trợ NB, khắc phục những khó khăn về xã hội để đạt đƣợc hiệu quả
chăm sóc sức khỏe tốt nhất. Cơng tác xã hội đóng vai trị quan trọng trong
việc tạo nên sức khỏe cho mỗi ngƣời. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sức khỏe bao
gồm: hoàn cảnh và điều kiện sống (mức sống, vệ sinh, mơi trƣờng…); trình
độ học vấn, bùng nổ dân số - gia tăng nhu cầu chăm sóc sức khỏe, trình độ
phát triển khoa học kỹ thuật… Ở Mỹ, công tác xã hội lần đầu tiên đƣợc đƣa
vào bệnh viện năm 1095 tại Boston và đến nay hầu hết tất cả các bệnh viện
đều có phịng cơng tác xã hội và đây là một trong những điều kiện để các

bệnh viện đƣợc công nhận là hội viên của các bệnh viện Mỹ.
Năm 1895, tại Anh đã diễn ra một cuộc di cƣ ồ ạt, chính điều này đã
đánh dấu sự ra đời của công tác xã hội bệnh viện, với những nhân viên y tế
đang làm việc tại bệnh viện Hoàng gia Anh. Họ đã định nghĩa lại cách hiểu về
sức khỏe và phúc lợi với sự công nhận rằng các vấn đề kinh tế, xã hội, gia
đình và tình cảm có ảnh hƣớng rất lớn đến sức khỏe con ngƣời. Chính vì lý do
này các nhân viên xã hội đã làm việc với các bác sĩ để bổ sung phƣơng pháp
tiếp cận mơ hình y tế để cải thiện cuộc sống của mọi ngƣời. Mặc dù có rất ít
4


bằng chứng lịch sử để chứng minh vấn đề này, nhƣng qua nhiều thế kỷ chúng
ta đã theo dõi đƣợc những tác động tích cực của nó tới vấn đề sức khỏe của
con ngƣời và tầm quan trọng của nó ngày càng đƣợc thể hiện rõ hơn. Minh
chứng rõ nhất là công tác xã hội đã tạo ra đƣợc sự thay đổi trong hệ thống
chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi. Trƣớc đây có nhiều quan niệm cho
rằng vấn đề sức khỏe của ngƣời cao tuổi không quan trọng, những NB là
ngƣời cao tuổi luôn đƣợc ƣu tiên xuất viện sớm, trong khi chăm sóc sức khỏe
là một trong những yếu tố rất quan trọng nếu chúng ta muốn cải thiện cuộc
sống của ngƣời cao tuổi. Đây là kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện một cách
chặt chẽ, nghiêm túc của tổ chức NIHR (Health and Social Care Workforce
Research Unit). Nhóm nghiên cứu đã quan sát, điều tra, nghiên cứu và đƣa ra
kết quả bẳng những thông báo hết sức chi tiết, cụ thể. Công tác xã hội bệnh
viện đã có hơn 125 năm hình thành, phát triển rộng khắp trên toàn thế giới,
nhiều nhà khoa học đã quan tâm và nghiên cứu về mục đích của cơng tác xã
hội bệnh viện cũng nhƣ vị trí của nhân viên cơng tác xã hội trong các hệ
thống chăm sóc sức khỏe [Auslander 2001, Davidson 1990, Beddoe 2013,
Burrows 2018, Bywaters 1986, Graig and Muskat 2013, Kitchen và Brook 2005, Randall
và Kindiak 2008].
Tại Việt Nam, bệnh viện Nhi đồng 2 là một trong những bệnh viện

thành lập phòng CTXH sớm nhất. Năm 2010, Đề án Phát triển nghề CTXH
giai đoạn 2010-2020 và các quyết định, thông tƣ của các Bộ, Sở, Ban ngành
liên quan, nghề CTXH đã có cơ sở pháp lý, phịng CTXH trong bệnh viện đã
chính thức đƣợc thành lập. Chức năng chính của phịng CTXH tại Bệnh viện
Nhi đồng 2 là tham mƣu cho Giám đốc bệnh viện thực hiện cung cấp các dịch
vụ CTXH cho NB, thân nhân NB. Là đầu mối hỗ trợ cho mọi việc điều phối
mọi hoạt động mang tính xã hội trong bệnh viện nhằm mang lại lợi ích tốt
nhất cho NB trong suốt quá trình điều trị, nhất là những hoạt động mang tính
nhân đạo, từ thiện giúp NB và ngƣời nhà NB yên tâm hơn trong thời gian điều
5


trị. Tổ chức hỏi thăm những bệnh nhân có hồn cảnh khó khăn, xác định mức
độ và lên kế hoạch hỗ trợ tâm lý - xã hội. Phòng CTXH cùng là bộ phận duy
trì và quảng bá hình ảnh của bệnh viện đến với công chúng thông qua hoạt
động truyền thông - giáo dục sức khỏe và hoạt động báo/đài trên cả nƣớc
[Nguyễn Thanh Hải, 2014]. Tuy nhiên khi so sánh hiệu quả hoạt động của
phòng CTXH với các chức năng nhiệm vụ đƣợc quy định tại thông tƣ
43/2015/TT-BYT ta thấy hoạt động CTXH tại bệnh viện Nhi đồng 2 cịn
những khó khăn về mặt cơ cấu tổ chức, hoạt động đào tạo nâng cao chất
lƣợng nguồn nhân lực cho cán bộ làm CTXH còn hạn chế, các hoạt động hỗ
trợ NB và ngƣời nhà NB cịn mang tính từ thiện, ban phát.
Tháng 10/2016 bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh chính thức thành lập Tổ
CTXH. Chức năng của tổ CTXH là cung cấp các dịch vụ về CTXH cho NB,
ngƣời nhà NB và nhân viên y tế với các tổ chức, cá nhân có liên quan. Trong
cơng tác hỗ trợ, tƣ vấn giải quyết các vấn đề về CTXH cho NB/ NNNB và
nhân viên y tế tổ CTXH đã thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp đón, hƣớng dẫn NB tại
khoa khám bệnh, hƣớng dẫn NB hoàn tất thủ tục làm việc với cơ quan bảo
hiểm, hƣớng dẫn về quyền lợi của NB khi có khiếu nại. Thực hiện hỗ trợ khẩn
cấp cho khẩn cấp cho NB là nạn nhân của bạo hành, bạo lực gia đình, bạo lực

giới, tai nạn, thảm họa... Hoạt động vận động, tiếp nhận tài trợ kinh phí cho
NB/ngƣời nhà NB đƣợc quản lý tốt hơn, có nhiều đối tƣợng có hồn cảnh khó
khăn đƣợc hƣởng hỗ trợ kịp thời, đáp ứng nhu cầu của NB và có kết nối giữa
NB và các nhà hảo tâm. Hàng tuần tổ CTXH cũng tiến hành tặng những xuất
ăn miễn phí cho các bệnh nhân nghèo tại bệnh viện. Hoạt động truyền thông
và đào tạo nguồn nhân lực tại bệnh viện cũng đƣợc chú trong và phát triển.
Đến nay Tổ CTXH đã phối hợp với các khoa, phòng trong bệnh viện để triển
khai các hoạt động để nâng cao mạng lƣới nguồn nhân lực CTXH. Các cán bộ
trong tổ CTXH cũng đƣợc cử đi đào tạo tại các bệnh viện trung ƣơng nhƣ:
bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Nhi về thực hành CTXH trong bệnh viện.
6


Bên cạnh hiệu quả hoạt động CTXH mà tổ CTXH đã đạt đƣợc, vẫn cịn
tồn tại một số khó khăn về mặt nhân lực, chƣa đáp ứng hết đƣợc yêu cầu công
việc tại bệnh viện, hoạt động thông tin, truyền thơng - giáo dục sức khỏe chƣa
đƣợc cấp kinh phí riêng nên chƣa thể chủ động trọng việc xây dựng kế hoạch
hoạt động dài hạn vì vậy kết quả đạt đƣợc còn hạn chế, tác động chƣa
rộng…[Nguyễn Thu Hiền, 2018].
2.2. Những nghiên cứu về hoạt động Công tác xã hội và vai trị của nhân viên
cơng tác xã hội trong bệnh viện
Nhấn mạnh về vai trò của con ngƣời trong việc chăm sóc sức khỏe cho
ngƣời cao tuổi nhiều cuộc thảo luận đã diễn ra, trong đó họ nhắc đến vai trò
của nhân viên CTXH trong điều trị và hỗ trợ ngƣời cao tuổi trong bệnh viện.
Thông qua những nghiên cứu chính sách của tổ chức NIHR (Health and
Social Care Workforce Research Unit), Bộ Y tế đã có những văn bản chính
thức cơng nhận vai trị, nhiệm vụ, nguồn kinh phí của cơng tác xã hội trong
bệnh viện và tác động của nó đối với chất lƣợng cuộc sống và chăm sóc của
cá nhân (NB) và ngƣời chăm sóc. Các tài liệu tham khảo cho thấy công tác xã
hội bệnh viện đƣợc sử dụng để ƣu tiên cho cho công tác xã hội liên quan đến

sức khỏe hoặc bao gồm các vấn đề xã hội nhƣ: cung cấp các dịch vụ chăm sóc
chính hoặc cứu thƣơng cho NB ngoại trú. Đánh giá này mô tả dịch vụ công
tác xã hội đƣợc cung cấp cho những ngƣời từ 65 tuổi trở lên là bệnh nhân nội
trú, những ngƣời đƣợc xuất viện sau một tháng hoặc những ngƣời có nguy cơ
nhập viện đều đƣợc chăm sóc nhƣ bệnh nhân nội trú (bao gồm chăm sóc sức
khỏe tâm thần, chăm sóc đặc biệt). Vào những thời điểm khác nhau trong
đánh giá, “bệnh nhân” và ngƣời sử dụng dịch vụ là hai thuật ngữ đƣợc sử
dụng rất nhiều. “Bệnh nhân” đƣợc sử dụng khi tập trung vào nghiên cứu
những ngƣời thụ hƣởng dịch vụ xã hội nhƣ bệnh nhân nội trú. Tuy nhiên,
trong trƣờng hợp ngƣời cao tuổi đã xuất viện và đƣợc chăm sóc sức khỏe
đƣợc gọi là ngƣời sử dụng dịch vụ.
7


Mục đích của đánh giá này là cung cấp bằng chứng về vai trị, nhiệm vụ
và chi phí cụ thể cho công tác xã hội trong bệnh viện và tác động của nó đến
chất lƣợng cuộc sống và chăm sóc sức khỏe cá nhân (NB) và ngƣời chăm sóc.
Nghiên cứu đƣợc tiến hành trong ba giai đoạn: thu thập các cơ sở dữ
liệu, tìm kiếm tài liệu liên quan đến các cá nhân, tìm kiếm tài liệu trên mạng
internet.
Nghiên cứu xác định, đánh giá này nhấn mạnh nhiều vai trò đƣợc thực
hiện bởi nhân viên công tác xã hội trong bệnh viện [Cleak và Turczynski
2014, Davis và cộng sự 2005, Dyer và cộng sự 2004, Heenan và Birrell 2018,
Joubert 2018, Judd và Sheffield 2010, Nilsson al 2013]. Những vai trò của
nhân viên công tác xã hội bệnh viện bao gồm đánh giá, lập kế hoạch, làm việc
trực tiếp và tƣ vấn cho NB hoặc can thiệp khủng hoảng. Một cuộc điều tra tại
Mỹ đã mô tả cách các nhân viên công tác xã hội là những chuyên gia tham gia
nhiều nhất vào giúp bệnh nhân đƣa ra quyết định [Black 2004], trong khi
nghiên cứu ở Đức [Kowaalski et al 2015] và Thụy Điển [Isaksson et al 2017]
báo cáo nhân viên cơng tác xã hội có vai trị cụ thể trong việc hỗ trợ bệnh

nhân ung thƣ. Nhân viên công tác xã hội có thể tham gia vào các hoạt động
khác trong tổ chức sử dụng lao động của họ. Hai nghiên cứu, một là của Úc
[Davis et al 2004] và một của Mỹ [Dyer et al 2004] nhấn mạnh vai trị và đạo
đức nhân viên cơng tác xã hội trong bệnh viện. Một báo cáo khác của Úc mô
tả vai trị quan trọng của nhân viên cơng tác xã hội trong việc lập kế hoạch
giải quyết các thảm họa, thiên tai [Pockett 2006]. Ở Mỹ nhân viên công tác xã
hội đã đào tạo và phát triển khoa cấp cứu Lão khoa GEDI WISE, đổi mới
cách thức chăm sóc của đội ngũ nhân viên y tế, sử dụng công nghệ thông tin
trong việc quản lý hồ sơ của NB. GEDI WISE là một khoa cấp cứu đƣợc thiết
kế đặc biệt để điều trị cho ngƣời cao tuổi.
Sự đa dạng về vai trị của nhân viên cơng tác xã hội đã đƣợc một
nghiên cứu ở Úc thực hiện và kết luận rằng: Vai trị của cơng tác xã hội là đa
8


chiều nhƣ hỗ trợ khách hàng, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội cho nhóm
đối tƣợng yếu thế. Một số nghiên cứu [Craig và Muskat 2013, Mason và cộng
sự 2009, Sims – Gould et al 2015] nhấn mạnh cách mọi ngƣời nhắc đến nhân
viên công tác xã hội bệnh viện là những ngƣời có nhiều khả năng sống trong
những hồn cảnh phức tạp, họ có thể thích nghi với sự thay đổi của môi
trƣờng thực hành. Nhân viên xã hội có vai trị quan trọng trong hỗ trợ NB
xuất viện trong một khung thời gian giới hạn nào đó nhƣng vẫn đảm bảo
những yêu cầu điều trị, để lại ít hệ quả về mặt tâm lý xã hội. Nghiên cứu đƣợc
thực hiện ở Wales cũng lƣu ý rằng xu hƣớng nhân viên công tác xã hội bệnh
viện cung cấp hỗ trợ nhiều hơn tình huống phức tạp, họ lại tham gia công việc
đƣợc yêu cầu theo các quy định liên quan đến việc đánh giá và xác định xem
NB có đủ điều kiện tham gia các dịch vụ hoặc kiểm tra những đối tƣợng cần
đƣợc quan tâm, bảo vệ [Borrows 2018]. Nghiên cứu đã nhấn mạnh tầm quan
trọng của vận động chính sách cơng tác xã hội bệnh viện với ngƣời cao tuổi
[Auslander 2000, Auslander et al. 2005, Craig và Lorenzo 2014, Davis và

cộng sự. 2005, Flindley 2015, Hennan và Birrell 2018, Holliman et al. 2003].
Những nhà nghiên cứu này cho rằng vận động chính sách đƣợc coi là vai trị
trung tâm của nhân viên cơng tác xã hội, đặc biệt là trong mơi trƣờng bệnh
viện, có NB khơng có ngƣời chăm sóc, khơng có tiền để chi trả viện phí, đang
gặp tình huống nguy hiểm khẩn cấp cần đƣợc bảo vệ, không đủ năng lực tự ra
quyết định…[Sexton 2012]. Tuy nhiên, cả Burrows (2018) và Cleak và
Turczynski (2014) đều cho rằng những vấn đề của công tác xã hội trong lĩnh
vực sức khỏe ngày nhiều tình huống phức tạp và khẩn cấp cùng với sự cắt
giảm số lƣợng nhân viên công tác xã hội sẽ làm giảm sự hài lịng của đội ngũ
nhân viện cơng tác xã hội trong bệnh viện và tạo ra nhiều thách thức trong
tuyển dụng nhân viên công tác xã hội trong tƣơng lai.
Mối quan hệ giữa vai trò và thời gian thực hiện các vai trị của nhân
viên cơng tác xã hội bệnh viện cũng là một vấn đề đáng quan tâm. Một số
9


nghiên cứu đã thu thập thơng tin bằng cách tìm hiểu lịch làm việc của các
nhân viên công tác xã hội, họ phân tích các hoạt động trong ngày của nhân
viên xã hội mất bao nhiêu thời gian để hoàn thành. Nhân viên cơng tác xã hội
có thể làm việc trực tiếp tại bệnh viện, tiến hành đánh, tƣ vấn, hỗ trợ NB qua
điện thoại hoặc quản lý chăm sóc NB tại cộng đồng. Các nhà nghiên cứu nhận
thấy nhân viên công tác xã hội dành nhiều thời gian để tiếp xúc trực tiếp với
NB và gia đình của họ, dành thời gian hỗ trợ NB các thủ tục hành chính cần
thiết. Một nghiên cứu của Úc cho rằng nhân viên công tác xã hội bệnh viện đã
dành khoảng 12 giờ mỗi tuần để thực hiện đƣợc hết các hoạt động đã lên kế
hoạch trƣớc đó, ở Anh trung bình là 20 giờ mỗi tuần đƣợc dành cho hoạt động
tiếp xúc trực tiếp với NB. Một nghiên cứu khác của Úc cho thấy một số nhân
viên công tác xã hội đã dành hầu hết thời gian cho việc lập kế hoạch xuất viện
của NB, bao gồm việc phối hợp các hoạt động hỗ trợ của cộng đồng với NB,
hỗ trợ tái hòa nhập cộng đồng và hoạt động tƣ vấn, can thiệp khủng hoảng

cho NB.
Nhân viên công tác xã hội bệnh viện có rất nhiều vai trị quan trọng nên việc
đảm bảo thuần thục các kỹ năng là vô cùng cần thiết và quan trọng [Burrows 2018,
Heenan và Birrell 2018, Simons et al. 2008, SimsGould et al. 2015, Sulman et al.
2002, Zebrack et al. 2008]. Những vai trị đó bao gồm việc cung cấp thông tin và giáo
dục, tƣ vấn, hòa giải, vận động, đàm phán và sắp xếp dịch vụ hỗ trợ [Duffy và Healy
2011], đánh giá, điều phối và vận động [McLaughlin 2016)] và giải quyết xung đột,
kiến thức về các dịch vụ địa phƣơng và sự rõ ràng trong truyền thơng [Sims-Gould et
al. 2015].
“Đánh giá vai trị kết nối nguồn lực của Nhân viên CTXH trong bệnh
viện tại phòng CTXH bệnh viện Nhi Trung ương” tác giả Đỗ Thị Thùy Dung.
Trong quá trình nghiên cứu là thời điểm dịch Sởi bùng phát trên cả nƣớc, do
đó số lƣợng bênh nhi nhập viện quá tải, chi phí điều trị tốn kém, trang thiết bị
thiếu thốn khẩn cấp. Tuy nhiên, chỉ sau hai ngày kêu gọi, phòng CTXH đã xin
10


đƣợc hỗ trợ đầy đủ các trang thiết bị y tế đáp ứng yêu cầu của các khoa
phòng, đồng thời kêu gọi đƣợc một lƣợng lớn kinh phí để hỗ trợ những gia
đình có hồn cảnh khó khăn. Nhƣ vậy phòng CTXH đã làm tốt vai trong kết
nối nguồn lực của mình trong việc kêu gọi tài trợ, hỗ trợ bệnh viện. Tuy nhiên
bên cạnh những ƣu điểm thì phịng CTXH còn hạn chế về số lƣợng và chất
lƣợng nhân lực đào tạo đúng chun ngành nên cịn nhiều khó khăn trong
triển khai các hoạt động CTXH chuyên nghiệp [Đỗ Thị Thùy Dung, 2014].
Các nhà hoạch định chính sách đã đánh giá và trình bày các nghiên cứu
sao cho phù hợp với sự phức tạp và bối cảnh khác nhau của mỗi quốc gia.
Theo một cách nhìn khác, sự khác biệt về điều kiện kinh tế - văn hóa – xã hội,
khung pháp lý của mỗi quốc gia, thực trạng tổ chức chăm sóc y tế về cơng tác
xã hội, luật pháp sẽ tạo nên sự khác biệt về những thuận lợi, khó khăn cũng
nhƣ thách thức của mỗi quốc gia. Ví dụ, tại Mỹ việc thơng qua Đạo luật

Chăm sóc (2010) dự kiến phổ biến rộng rãi để tăng nhu cầu công tác xã hội và
mở rộng các hoạt động mà họ đã tham gia [Lynch et al. 2016]. Ngƣợc lại, ở
Anh lại nhấn mạnh vào sự phức tạp và bảo vệ nhƣ là tiêu chí chính cho sự
tham gia của nhân viên xã hội có trình độ; họ thực hiện theo hƣớng dẫn đi
kèm của Đạo luật Chăm sóc 2014 [Bộ Y tế 2014] và đã bị chỉ trích vì thu hẹp
vai trị của cơng tác xã hội [Manthorpe 2017, Whittington 2016a, Whittington
2016b]. Tuy có sự khác nhau nhƣng nguồn gốc xuất hiện của công tác xã hội
bệnh viện của các nƣớc trên thế giới có nhiều điểm tƣơng đồng, đặc biệt là
xuất phát từ hoạt động từ thiện và hỗ trợ những NB có hồn cảnh khó khăn
đang điều trị tại bệnh viện và cộng đồng.
2.3. Những nghiên cứu về các dịch vụ công tác xã hội bệnh viện
Theo nghiên cứu của Gehlert Sarat and Browe năm 2006, dƣờng nhƣ là
ngƣời đầu tiên đƣa ra ý tƣởng về mơ hình tổ chức tạo lập “mối quan hệ bình
đẳng” giữa cơng tác xã hội và y tế là Richard Cabot, bác sỹ ngoại khoa của
bệnh viện đa khoa Massachussetts đồng thời là giám đốc của Hội trợ giúp trẻ
11


em Boston. Theo ông, công tác xã hội và y học đều có những điểm mạnh
riêng, sự kết hợp các lợi thế đặc thù này sẽ giúp hoạt động điều trị trong bệnh
viện đạt hiệu quả hơn.
Lập luận của Richard Cabot cho thấy “y học phát triển dựa trên kinh
nghiệm thực tiễn được kiểm chứng khoa học, công tác xã hội phát triển dựa
trên sự hiểu biết rộng về các vấn đề xã hội. Do vậy, y học cần đến sự hỗ trợ
của công tác xã hội trong việc giải quyết các vấn đề xã hội của NB, và ngược
lại, công tác xã hội cần phương pháp thực hành và hệ thống các lý thuyết của
y tế để hiểu và hỗ trợ bệnh nhân tốt hơn”. Từ xuất phát điểm này, ông cho
rằng những hoạt động về mặt xã hội cần giao cho nhân viên công tác xã hội
mà không nên giao cho y tế, bác sỹ, bởi bác sỹ đƣợc đào tạo để khám bệnh,
xây dựng phác đồ điều trị, kê đơn, đồng thời y tá là ngƣời đƣợc đào tạo để

thực hiện y lệnh mà bác sỹ giao cho. Định hƣớng này tạo nền tảng phát triển
hoạt động công tác xã hội trong bệnh viện theo hƣớng chuyên nghiệp hóa
[Badawi Mieke, 1990; Christine Perriam, 2015].
Trên cơ sở quan điểm và lập luận đƣa ra, Richard Cabot xây dựng mơ
hình hoạt động cho đội ngũ nhân viên cơng tác xã hội trong bệnh viện theo 4
nội dung chính, đó là: (1) đánh giá xã hội và lƣu trữ hồ sơ của từng NB, (2)
làm cầu nối giữa y, bác sỹ với NB và gia đình họ, (3) cung cấp thông tin về
mặt tâm lý - xã hội của NB cho y, bác sỹ và (4) cung cấp thông tin về quy
trình điều trị, chăm sóc trong bệnh viện dành cho bệnh nhân [Gehlert Sarat
and Browne Teri, 2006].
Theo lập luận của Christine Perriam [2015], mơ hình tổ chức hoạt động
cơng tác xã hội trong bệnh viện của Richard Cabot đã xếp vị trí của nhân viên
cơng tác xã hội ngang hàng với vị trí của y, bác sỹ, bởi mơ hình này đồng thời
đề cao vai trị của cơng tác xã hội và y tế trong việc khám, chữa bệnh cho
bệnh nhân, do vậy, đây là mơ hình thể hiện sự bình đẳng giữa các bên tham

12


gia và đang đƣợc áp dụng rộng rãi tại các quốc gia phát triển [Nguyễn Thu
Hà, 2018].
Hiệp hội những nhân viên cơng tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ở
Cuba (gọi tắt là SOCUTRAS) là một tổ chức công tác xã hội ở Cuba. Tổ chức
này là một thành viên của Liên đồn nhân viên cơng tác xã hội quốc tế
(IFSW). Trong đầu những năm 1970, ở Cuba đã xây dựng các viện kỹ thuật
để đào tạo nhân viên xã hội trong chăm sóc sức khỏe. Lúc đó, mơ hình đào
tạo nhân viên cơng tác xã hội đƣợc mơ tả ở ba mức độ thực hành trong chăm
sóc sức khỏe. Tại cấp độ thứ nhất, nhân viên công tác xã hội đã hồn tất
chƣơng trình đào tạo một năm, bao gồm cả kinh nghiệm thực tế, chuẩn bị để
làm việc ở cấp độ cơ bản trong các bệnh viện và phòng khám y tế. Thứ hai,

nhân viên xã hội với kinh nghiệm trên phải hoàn thành hai năm học trở thành
kỹ thuật viên, cấp độ thứ hai của nhân viên công tác xã hội trong bệnh viên.
Cấp độ ba là nhân viên công tác xã hội đƣợc xem là một chuyên gia công tác
xã hội trong lĩnh vực y tế, chỉ xuất hiện trong vòng một thập kỷ qua, khi Cuba
thành lập chƣơng trình đào tạo ở bậc đại học. Chƣơng trình này đã đào tạo
trình độ chuyên ngành sâu về phục hồi chức năng lao động và xã hội [Strug &
González Juban, 2010]. Chƣơng trình đào tạo này đƣợc đánh giá tƣơng ứng
với bằng thạc sĩ trong công tác xã hội ở Mỹ. Đây là một chứng chỉ cơng tác
xã hội trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe tiên tiến nhất ở Cuba.
Nhân viên công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ở Cuba khơng chỉ
làm việc tại các cơ sở y tế mà còn trong các trƣờng học, các tổ chức cung cấp
dịch vụ xã hội khác. Do hệ thống chăm sóc sức khỏe ở Cuba đƣợc bao cấp
bởi chính phủ nên các hoạt động chăm sóc sức khỏe đƣợc phổ rộng ở tất cả
các cấp từ trung ƣơng đến địa phƣơng. Ở cấp quốc gia, Cuba có đƣa ra các
tiêu chuẩn về cung cấp dịch vụ, kết nối các nghiên cứu chăm sóc sức khỏe tại
các trƣờng đại học với việc thiết lập và duy trì hệ thống thơng tin y tế và chăm
sóc sức khỏe. Tại cấp tỉnh bao gồm bệnh viện, chăm sóc đặc biệt, đào tạo
13


chăm sóc sức khỏe, và giám sát cung cấp dịch vụ địa phƣơng. Chăm sóc y tế
ở tại trạm y tế và các dịch vụ phòng ngừa đƣợc tổ chức ở cấp địa phƣơng.
Mỗi đơ thị ở Cuba có một tập hợp các tổ chức dịch vụ, các dịch vụ này bao
gồm khơng giới hạn các văn phịng y tế, điều trị ngoại trú và các dịch vụ sức
khỏe bà mẹ tại gia đình, điều dƣỡng, chƣơng trình dành cho ngƣời lớn tuổi và
những bệnh viện sức khỏe tâm thần [Đặng Kim Khánh Ly, 2014].
Các nhân viên ở đây sẽ cung cấp đến NB dịch vụ kiểm tra sức khỏe,
giáo dục sức khỏe, các dịch vụ chẩn đoán và điều trị sức khỏe, sức khỏe tâm
thần, và nhu cầu dịch vụ xã hội. Phần lớn công việc này đƣợc thực hiện trong
các văn phòng khu vực theo hệ thống y tế gia đình, hoạt động dƣới sự bảo trợ

của phịng khám đa khoa. Mỗi phòng khám bao gồm bác sĩ, y tá, nhân viên
công tác xã hội và các nhà tâm lý học. Nhóm này sẽ cung cấp dịch vụ chăm
sóc sức khỏe tại phịng khám và tại gia đình. Bác sĩ và y tá, không chỉ đƣợc
đào tạo về chun ngành y khoa, và các khía cạnh văn hóa xã hội của sức
khỏe, mà còn làm thế nào để phối hợp với các nhân viên công tác xã hội để
đánh giá mỗi bệnh nhân và kết nối họ với nguồn lực cộng đồng. Ngồi ra,
nhân viên y tế cịn phối hợp, tham khảo chuyên môn của nhân viên công tác
xã hội và tâm lý khi cần thiết. Nhân viên xã hội và tâm lý học hợp tác làm
việc chặt chẽ và hỗ trợ cho nhiều phòng khám (một nhân viên cơng tác xã hội
có thể làm việc với 13 đội chăm sóc sức khỏe ban đầu khác nhau ở Cuba).
Cơng tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe ở Cuba tƣơng đối toàn diện từ
khâu đào tạo nhân lực công tác xã hội chuyên sâu cho đến việc tổ chức các cơ
sở hoạt động y tế từ tuyến trung ƣơng đến địa phƣơng có sự kết hợp ăn khớp
giữa nhân viên y tế và nhân viên công tác xã hội. Cuba có những điểm mạnh
trong phát triển CTXH trong lĩnh vực y tế nhƣ việc đã tích hợp đƣợc các hệ
thống chăm sóc sức khỏe với các dịch vụ xã hội, ln sẵn sàng các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội bất kể khả năng chi trả, tình trạng việc
làm của ngƣời dân. Cuba ln chú trọng đến sự tƣơng tác giữa các cá nhân
14


NB với môi trƣờng và khả năng tiếp cận các dịch vụ. Đặc biệt, các chƣơng
trình điều trị ngoại trú dựa vào cộng đồng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức
khỏe gia đình, trẻ em có nhu cầu đặc biệt và ngƣời cao tuổi có nguy cơ bị cơ
lập và khuyết tật rất đƣợc nhà nƣớc này chú trọng phát triển [Đặng Kim
Khánh Ly, 2014].
Tại Đức, muốn trở thành một nhân viên CTXH trong các bệnh viện các
ứng viên phải đƣợc rèn luyện qua rất nhiều khóa tập huấn chuyên mơn, trong
đó có cả những khóa tập huấn về những kỹ năng y tế cơ bản nhƣ băng bó,
tiêm...và những kiến thức nhất định về chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, các

ứng viên cịn phải đƣợc trang bị những kiến thức về hệ thống chăm sóc sức
khỏe quốc gia, luật chăm sóc sức khỏe...để có thể tham vấn cho NB - những
thân chủ của họ cách tiếp cận các dịch vụ xã hội để đảm bảo tối đa quyền lợi
của họ trong việc tiếp cận các nguồn lực chăm sóc sức khỏe.
Tại Singapore, lĩnh vực cơng tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe đã và
đang đƣợc hình thành và phát triển trong những năm gần đây. Các bệnh viện
đã bắt đầu sử dụng đội ngũ sinh viên thực tập đƣợc đào tạo ở các trƣờng Y tế
công cộng, có các kỹ năng về cơng tác xã hội. Đội ngũ nhân viên này đã
hƣớng dẫn, hỗ trợ những bệnh nhân nghèo, các bệnh nhân nƣớc ngoài tiếp cận
các dịch vụ xã hội tại Singapore. Điều này đã góp phần tạo nên nền tảng vững
chắc cho công tác xã hội trong bệnh viện tại Singapore.
“Đánh giá hiệu quả hoạt động của mơ hình CTXH tại bệnh viện Nhi
Trung ương” của tác giả Dƣơng Thị Phƣơng. Nghiên cứu tiến hành đánh giá
những hoạt động hỗ trợ của đội ngũ CTXH tại bệnh viện Nhi, một mơ hình
CTXH bệnh viện điển hình làm bài học khi nhân rộng, triển khai mơ hình tại
các bệnh viện khác. Mơ hình CTXH tại bệnh viện Nhi Trung ƣơng là một mơ
hình dịch vụ mang tính chất CTXH. Mơ hình CTXH tại bệnh viện Nhi Trung
ƣơng đã có hoạt động cung cấp dịch vụ hiệu quả trong việc hỗ trợ những bệnh

15


×