Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Luận văn Thạc sĩ Luật học: Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (823.81 KB, 91 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………………./……………….

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐẶNG NGỌC MINH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG
LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG
TẠI TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI – NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
………………./……………….

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

ĐẶNG NGỌC MINH

XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG


LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA
LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG
TẠI TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính
Mã số: 8 38 01 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. VŨ ĐỨC ĐÁN

HÀ NỘI – NĂM 2020


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT
VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MƠI TRƯỜNG ................... 7
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường ......................... 7
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường của lực
lượng Cảnh sát môi trường ......................................................................... 13
1.3. Các yếu tố tác động và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh
vực bảo vệ mơi trường ................................................................................ 25
Tiểu kết Chương 1....................................................................................... 30
Chương 2. THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH
TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG CỦA LỰC LƯỢNG
CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BẮC NINH ............................... 32
2.1. Thực trạng vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường tại tỉnh Bắc
Ninh ............................................................................................................. 32
2.2. Kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh ................................ 41

2.3. Đánh giá kết quả xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
mơi trường của lực lượng Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh ............. 50
Tiểu kết Chương 2....................................................................................... 56
Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG
CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG TẠI TỈNH BẮC
NINH .............................................................................................................. 58
3.1. Quan điểm ............................................................................................ 58
3.2. Giải pháp .............................................................................................. 62
Tiểu kết Chương 3....................................................................................... 77
KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
DANH MỤC CƠNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy
đủ theo quy định.
Tác giả

Đặng Ngọc Minh


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT

Bảo vệ môi trường


VPHC

Vi phạm hành chính

XPVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính

XPHC

Xử phạt hành chính

QLNN

Quản lý nhà nước

CSMT

Cảnh sát mơi trường

KCN

Khu cơng nghiệp

CCN

Cụm cơng nghiệp

ƠNMT


Ơ nhiễm môi trường

QCKT

Quy chuẩn kỹ thuật

VPPL

Vi phạm pháp luật

ĐTM

Báo cáo đánh giá tác động mơi trường

CTNH

Chất thải nguy hại

CHXHCN

Cộng hịa xã hội chủ nghĩa

ANTT

An ninh trật tự

UBND

Ủy ban nhân dân


CAND

Công an nhân dân

VBQPPL

Văn bản quy phạm pháp luật

THPL

Thực hiện pháp luật

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

DN

Doanh nghiệp

ATTP

An toàn thực phẩm


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ
2017-2019............................................................................................................ 41
Bảng 2.2. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ

2017-2019 phân theo hành vi vi phạm ................................................................ 43
Bảng 2.3. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ
2017-2019 phân theo đối tượng vi phạm ............................................................ 46
Bảng 2.4. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ
2017-2019 phân theo chủ thể phát hiện, xử lý .................................................... 47
Bảng 2.5. Số vụ XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT tỉnh Bắc Ninh từ
2017-2019 có áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả ......................................... 49


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài luận văn
XPVPHC trong lĩnh vực BVMT là một chế định lớn của hoạt động
quản lý hành chính nhà nước về mơi trường, là biện pháp hữu hiệu đảm bảo
duy trì trật tự QLNN về BVMT, là công cụ pháp lý quan trọng đảm bảo quá
trình phát triển bền vững đất nước. Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật về XPVPHC nói chung và XPVPHC trong lĩnh vực BVMT
nói riêng như Luật xử lý VPHC năm 2012 (tiền thân là Pháp lệnh xử lý
VPHC năm 2002, sửa đổi bổ sung năm các năm 2007, 2008), Luật BVMT
năm 2014, Nghị định số 155/2016/NĐCP ngày 18/11/2016... Công tác phát
hiện, xử lý VPHC về BVMT đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần
quan trọng vào cơng cuộc BVMT và phát triển bền vững đất nước. Tuy nhiên,
vì nhiều lý do chủ quan và khách quan, kết quả công tác XPVPHC trong lĩnh
vực vực BVMT chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Số vụ phát hiện, xử lý so
với thực tiễn vi phạm còn thấp. Quy định pháp luật còn chồng chéo, khơng cụ
thể hoặc chưa có chế tài xử lý; năng lực của cơ quan QLNN về môi trường,
quan trắc mơi trường, đấu tranh phịng, chống vi phạm và tội phạm về mơi
trường cịn hạn chế…
Lực lượng CSMT được thành lập ngày 29/11/2006, mơ hình tổ chức
được triển khai từ Bộ (Cục Cảnh sát phịng, chống tội phạm về mơi trường)

đến Cơng an các tỉnh, thành phố (Phịng Cảnh sát phịng, chống tội phạm về
mơi trường) và Cơng an các quận, huyện, thị xã (Đội Cảnh sát kinh tế, ma túy
và môi trường). Thời gian qua, lực lượng CSMT đã thể hiện là một lực lượng
quan trọng trong phát hiện, xử lý các VPHC về BVMT.
Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất cả nước nhưng đứng thứ 7 cả
nước về tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP). GRDP bình quân đầu người của


2
tỉnh đạt 6.163 USD, gấp 2,23 lần so với bình quân chung và đứng thứ hai cả
nước. Trong năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp của Bắc Ninh đạt gần
một triệu tỷ đồng, chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đạt ở vị trí thứ tư.
Hiện nay, Bắc Ninh có 16 KCN, 23 CCC được thành lập, 62 làng nghề và hơn
10.000 doanh nghiệp. Sự phát triển chưa đồng bộ của các CCN về cơ sở hạ
tầng, chưa chú trọng đến các biện pháp BVMT dẫn đến áp lực về việc kiểm
sốt nguồn thải (nước thải, khí thải, chất thải rắn), là ngun nhân chính gây
ƠNMT. Kết quả quan trắc chất lượng môi trường tại các CCN trong những
năm qua cho thấy ƠNMT khơng khí. Mơi trường tại một số làng nghề cũng bị
ô nhiễm nghiêm trọng, kết quả phân tích chất lượng nước, khơng khí tại một
số làng nghề vượt QCKT nhiều lần. Nước thải của các cơ sở sản xuất ở các
làng nghề cơ bản đều không được xử lý, thải thẳng vào hệ thống thuỷ nơng.
Hầu hết các CCN khơng có hệ thống xử lý nước thải, hàng ngày xả hàng chục
nghìn m3 nước thải chưa qua xử lý ra môi trường.
Kết quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và VPPL về BVMT
cho thấy, tình trạng VPPL về mơi trường tại Bắc Ninh chủ yếu là các vi phạm
về quản lý chất thải và xả nước thải, khí thải khơng qua xử lý hoặc vượt QCKT
ra môi trường, vi phạm các quy định trong thực hiện ĐTM, cam kết BVMT, đổ
trộm chất thải công nghiệp, CTNH, phế thải xây dựng, vi phạm các quy định về
bảo vệ và phát triển rừng và bảo vệ đa dạng sinh học, quản lý tài nguyên,
khoáng sản. Trong ba năm, từ năm 2017 đến năm 2019, lực lượng CSMT đã

tiến hành XPVPHC trong lĩnh vực BVMT 986 vụ với tổng số tiền xử phạt là
16.403 triệu đồng. Số lượng vụ phát hiện và xử lý đều tăng qua các năm: Năm
2017 phát hiện, xử lý 239 vụ; năm 2018 phát hiện, xử lý 350 vụ; năm 2019
phát hiện, xử lý 397 vụ. Tuy đã đạt được một số kết quả quan trọng, song công
tác XPVPHC trong lực lượng CSMT tại tỉnh Bắc Ninh còn một số tồn tại, hạn
chế, cần được nhìn nhận để có giải pháp đẩy mạnh công tác này.


3
Từ tình hình VPPL về BVMT thời gian qua trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh,
với mong muốn áp dụng kiến thức được trang bị và thực tiễn công tác để đánh
giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh XPVPHC trong lĩnh vực BVMT
của lực lượng CSMT tại Bắc Ninh, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Xử
phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường của lực lượng
Cảnh sát môi trường tại tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn tốt nghiệp Thạc sỹ
luật học, chuyên ngành Luật Hiến pháp và Luật Hành chính.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
VPHC và XPVPHC trong lĩnh vực BVMT là đề tài đã được một số nhà
nghiên cứu khai thác trong những năm qua. Tuy nhiên, số lượng các cơng
trình trong lĩnh vực này chưa thực sự phong phú, đa dạng.
Có thể kể đến các cơng trình như: "Thực hiện pháp luật về xử lý VPHC
trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam hiện nay", Luận án Tiến sĩ Luật học của
Vũ Ngọc Hà (2019); “Hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh
vực BVMT ở Việt Nam”, Luận án Tiến sĩ Luật học của Nguyễn Thị Tố Uyên;
“XPVPHC trong lĩnh vực môi trường từ thực tiễn các KCN tỉnh Bắc Giang”,
Luận văn thạc sỹ Luật học của Dương Thị Thanh Tuyền (2018); “Pháp luật về
BVMT qua thực tiễn các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở tỉnh Quảng Bình”,
Luận văn thạc sỹ Luật học của Nguyễn Đức Đồng (2018)…
Những cơng trình này đã tập trung làm rõ những khái niệm cơ bản về
XPVPHC trong lĩnh vực BVMT, chỉ ra một số những ưu nhược điểm trong thực

hiện pháp luật và kết quả thực tiễn ở một số tỉnh như Bắc Giang, Quảng Bình...
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu của các cơng trình
nghiên cứu khoa học đã được cơng bố về VPHC và xử lý VPHC trong lĩnh
vực môi trường, luận văn đi sâu tìm hiểu về XPVPHC trong lĩnh vực môi
trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh dưới góc độ thực tiễn cơng tác đấu tranh
phịng, chống tội phạm và VPPL về môi trường.


4
Do khác biệt về điều kiện kinh tế - xã hội, đặc thù và chính sách phát
triển của mỗi địa phương, năng lực thực thi pháp luật về xử lý VPHC trong
lĩnh vực BVMT và cách tiếp cận khác từ thực tiến công tác của các tác giả,
việc nghiên cứu về chủ đề này sẽ góp phần củng cố lý luận và thực tiễn về
XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Hiện nay, chưa có cơng trình nghiên cứu
nào về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích
Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ cơ sở lý luận về XPVPHC
trong lĩnh vực BVMT, thực trạng XPVPHC trong lĩnh BVMT của lực lượng
CSMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, từ đó đề xuất các quan điểm, giải pháp
tăng cường XPVPHC trong lĩnh vực BVMT.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục đích đặt ra, luận văn tập trung giải quyết các
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Hệ thống hóa, phân tích cơ sở lý luận về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- Đánh giá thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng
CSMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực
lượng CSMT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1. Đối tượng nghiên cứu
- Quy định pháp luật về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT.
- Thực tiễn XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng CSMT trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4.1. Phạm vi nghiên cứu
- Về thời gian: Từ năm 2017 đến nay.


5
- Về không gian: Trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Triết học Mác - Lê nin, đường lối
chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế - xã hội và BVMT.
Nghiên cứu dựa trên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và pháp
luật nước CHXHCN Việt Nam về QLNN về BVMT nói chung và XPVPHC
về BVMT nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích và tổng hợp, bao gồm: phân tích các khái
niệm, nội dung, nguyên tắc của XPVPHC trong lĩnh vực BVMT, các kết quả
nghiên cứu về VPHC trong lĩnh vực BVMT, tổng hợp số liệu về công tác
XPVPHC về BVMT của lực lượng CSMT,…
- Phương pháp tổng kết thực tiễn: phương pháp này được sử dụng để
đánh giá những ưu điểm, tồn tại, hạn chế trong công tác XPVPHC về BVMT
của lực lượng CSMT và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình (case study): Tiến
hành nghiên cứu một số trường hợp điển hình về VPPL về mơi trường mà lực
lượng CSMT đã phát hiện, đấu tranh, xử phạt thời gian qua trên địa bàn tỉnh
Bắc Ninh.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

6.1. Ý nghĩa lý luận
Kết quả của luận văn bổ sung những vấn đề lý luận về VPHC và
XPVPHC trong lĩnh vực BVMT nói chung và tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn góp phần đánh giá thực trạng VPHC trong lĩnh vực môi
trường trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.


6
- Đề xuất giải pháp đẩy mạnh XPVPHC trong lĩnh vực BVMT trên địa
bàn tỉnh Bắc Ninh để các cơ quan có thẩm quyền xử lý VPHC trong lĩnh vực
mơi trường tham khảo.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được bố cục thành ba chương:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý về XPVPHC trong lĩnh
vực BVMT của lực lượng CSMT.
Chương 2. Thực trạng XPVPHC trong lĩnh vực BVMT của lực lượng
CSMT tại tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp đẩy mạnh XPVPHC trong lĩnh vực
BVMT của lực lượng CSMT tại tỉnh Bắc Ninh.


7
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XỬ PHẠT VI PHẠM
HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CỦA LỰC LƯỢNG CẢNH SÁT MÔI TRƯỜNG
1.1. Vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi trường
1.1.1. Khái niệm về môi trường
Luật BVMT năm 2014 quy định: Môi trường là hệ thống các yếu tố vật

chất tự nhiên và nhân tạo có tác động đối với sự tồn tại và phát triển của con
người và sinh vật [41].
Hiểu theo khái niệm này, môi trường bao gồm hai yếu tố:
- Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố tự nhiên như vật lý, hoá học,
sinh học, tồn tại ngồi ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sơng, biển cả, khơng khí,
động, thực vật, đất, nước... Mơi trường tự nhiên cho ta khơng khí để thở, đất để
xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài
nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá
các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người
thêm phong phú.
- Môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo
nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở,
công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo...
Như vậy, mơi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta cơ sở
để sống và phát triển. Mơi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các lồi sinh vật.
- Mơi trường là nơi cung cấp tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt
động sản xuất của con người.


8
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra
trong cuộc sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Mơi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới
con người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
1.1.2. Khái niệm vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
VPHC là vi phạm xảy ra khá phổ biến và có tác động tiêu cực tới mọi
mặt của đời sống xã hội, gây tác hại đến trật tự quản lý hành chính, ảnh hưởng

xấu đến ANTT và quá trình phát triển ở mỗi quốc gia.
Ở một số nước trên thế giới, VPHC thường được hiểu chung là các
hành vi VPPL mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế tài hành
chính. Trong thực tiễn thi hành và áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay,
VPHC thường được hiểu một cách chung nhất là hành vi vi phạm các quy tắc
quản lý của Nhà nước, tuy khơng nghiêm trọng như tội phạm hình sự và bị xử
lý theo thủ tục hành chính do những người có thẩm quyền trong các cơ quan
hành chính nhà nước tiến hành mà khơng phải là cơ quan Tịa án với các thủ
tục tư pháp [24].
Luật Xử lý VPHC 2012 quy định: VPHC là hành vi có lỗi do cá nhân,
tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về QLNN mà không phải
là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC [37].
Để xác định một hành vi có phải là VPHC hay không phải căn cứ vào
các dấu hiệu đặc trưng cơ bản sau đây [17]:
Thứ nhất, VPHC là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của
pháp luật về QLNN; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ
thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được quy
định trong các văn bản pháp luật về XPVPHC. Đây chính là dấu hiệu “pháp
định” của vi phạm.


9
Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện
(hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ
tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật
chất” của vi phạm.
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện,
đây là dấu hiệu xác định “chủ thể” của vi phạm.
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận
thức được vi phạm của mình. Hình thức lỗi có thể là cố ý nếu người vi phạm

nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu
quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả
và để mặc cho hậu quả xảy ra. Hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi
phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có
thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải
thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là
dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm.
Từ khái niệm VPHC được luật định, có thể rút ra: VPHC trong lĩnh vực
BVMT là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của
pháp luật về QLNN trong lĩnh vực BVMT mà chưa đến mức là tội phạm, bị
xác định vi phạm và bị xử lý bởi những người có thẩm quyền trong cơ quan
hành chính nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.1.3. Đặc điểm của vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trường
VPHC trong lĩnh vực BVMT là một loại VPHC, vì vậy mang đầy đủ
các đặc điểm của VPHC nói chung:
- VPHC trong lĩnh vực BVMT là những hành vi đã thực hiện, có lỗi, gây
thiệt hại, nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các quy định pháp luật trong lĩnh vực


10
BVMT như: Luật BVMT, Luật Tài nguyên nước, Luật Khoáng sản, Luật Bảo
vệ và phát triển rừng, Luật đa dạng sinh học... mà chưa đến mức tội phạm.
- VPHC trong lĩnh vực BVMT do cá nhân, pháp nhân (tổ chức) thực hiện.
- VPHC trong lĩnh vực BVMT được xác định và bị áp dụng chế tài xử
phạt đối với các chủ thể vi phạm bởi người có thẩm quyền trong cơ quan hành
chính nhà nước căn cứ trên các quy định pháp luật được quy định tại Luật Xử
lý VPHC, Nghị định về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT và các Nghị định về
XPVPHC trong các lĩnh vực khác có liên quan.
BVMT gồm nhiều lĩnh vực hẹp như: tài nguyên nước, tài nguyên

khoáng sản, quản lý và phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học, y tế, an toàn
vệ sinh thực phẩm… Do vậy, ngoài đặc điểm chung của một loại VPHC, nó
có những đặc điểm đặc thù sau:
- Một hành vi VPHC mơi trường có thể xâm hại nhiều lĩnh vực. Ví dụ:
Hành vi tàn phá, khai thác rừng bừa bãi không chỉ xâm hại đến tài nguyên
rừng mà còn xâm hại đến sự bảo tồn đa dạng sinh học; hay hành vi thải chất
thải chưa được xử lý theo đúng tiêu chuẩn môi trường ra sông, hồ vừa gây
ÔNMT, vừa làm chết hàng loạt thủy sản.
- VPHC trong lĩnh vực BVMT trong đa số các trường hợp chưa để lại
hậu quả ngay lập tức có thể định lượng được. Ví dụ: hành vi xả nước thải có
thành phần không nguy hại vượt QCKT ra môi trường, ngay lúc đó có thể
chưa để lại hậu quả trực tiếp đối với môi trường nhưng nếu hành vi vi phạm
vẫn tiếp tục xảy ra, mơi trường sẽ càng ngày càng tích tụ các chất gây ô
nhiễm, tác động xấu đến môi trường đất, nước, khơng khí, ảnh hưởng đến sức
khỏe của con người, tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội.
- Để xác định được một hành vi có phải là hành vi gây ƠNMT khơng
phải thực hiện việc định mẫu chất thải, giống cây, con và dựa vào hệ thống tiêu
chuẩn, QCKT về môi trường như QCKT về nước thải công nghiệp, QCKT về


11
khí thải cơng nghiệp, QCKT về ngưỡng CTNH… để đối chiếu. Do vậy, phải có
sự phối hợp giữa các đơn vị có liên quan để phân tích, đánh giá hành vi vi
phạm và hậu quả xảy ra. Có như vậy, khi đưa ra kết luận cuối cùng và áp dụng
biện pháp XLVPHC đối với hành vi vi phạm chính xác và thỏa đáng.
- Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT thường được phát hiện ra
thông qua hoạt động nghiệp vụ của lực lượng CAND, công tác thanh tra, kiểm
tra của cơ quan QLNN về BVMT, cơ quan có thẩm quyền và tố giác của quần
chúng nhân dân.
1.1.4. Các loại hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi

trường
Có nhiều cách phân loại các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT. Có
thể phân loại các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT thành hai nhóm hành
vi chính: (1) hành vi gây ƠNMT: xả nước thải, khí thải vượt QCKT về môi
trường, xử lý CTNH không đúng quy định…; (2) hành vi vi phạm các quy
định về trật tự quản lý trong lĩnh vực BVMT: vi phạm các quy định về cam
kết BVMT, ĐTM, đề án BVMT; vi phạm các quy định về quản lý chất thải; vi
phạm các quy định về BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị,
phương tiện giao thơng vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, chế
phẩm sinh học; vi phạm các quy định về BVMT trong hoạt động du lịch và
khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; vi phạm các quy định về
thực hiện phịng, chống, khắc phục ơ nhiễm, suy thối, sự cố môi trường; vi
phạm các quy định về bảo tồn và phát triển rừng, bảo vệ đa dạng sinh học; các
hành vi cản trở hoạt động QLNN, thanh tra, kiểm tra, XPVPHC và các hành
vi vi phạm quy định khác về BVMT…
Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy
định về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT, khoản 2, điều 1 quy định các hành
vi VPHC bao gồm [9]:


12
- Các hành vi vi phạm các quy định về kế hoạch BVMT, đánh giá tác
động môi trường và đề án BVMT;
- Các hành vi gây ÔNMT;
- Các hành vi vi phạm các quy định về quản lý chất thải;
- Các hành vi vi phạm quy định về BVMT của cơ sở sản xuất, kinh
doanh và dịch vụ (sau đây gọi chung là cơ sở) và KCN, khu chế xuất, khu
công nghệ cao, CCN, khu kinh doanh dịch vụ tập trung (sau đây gọi chung là
khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung);
- Các hành vi vi phạm các quy định về BVMT trong hoạt động nhập

khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên
liệu, vật liệu, phế liệu, chế phẩm sinh học; nhập khẩu, phá dỡ tàu biển đã qua
sử dụng; hoạt động lễ hội, du lịch và khai thác khoáng sản;
- Các hành vi vi phạm các quy định về thực hiện phịng, chống, khắc
phục ơ nhiễm, suy thối, sự cố mơi trường;
- Các hành vi VPHC về đa dạng sinh học bao gồm: Bảo tồn và phát
triển bền vững hệ sinh thái tự nhiên; bảo tồn và phát triển bền vững các loài
sinh vật và bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên di truyền;
- Các hành vi cản trở hoạt động QLNN, thanh tra, kiểm tra, XPVPHC
và các hành vi vi phạm quy định khác về BVMT.
Lực lượng CSMT, từ thực tiễn cơng tác đấu tranh phịng, chống tội
phạm và VPPL về BVMT, để thống nhất trong công tác tổng hợp và đánh giá
số liệu, đã phân loại các hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT như sau [15]:
- Hành vi gây ÔNMT;
- Vi phạm các quy định về bảo vệ và phát triển rừng và bảo vệ đa dạng
sinh học;
- Vi phạm các quy định về quản lý tài nguyên, khoáng sản;


13
- Vi phạm các quy định về kế hoạch BVMT, đánh giá tác động mơi
trường, đề án BVMT, phịng ngừa sự cố môi trường;
- Vi phạm quy định về quản lý chất thải;
- Vi phạm các quy định khác.
1.2. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
của lực lượng Cảnh sát môi trường
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm, nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
a) Khái niệm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
mơi trường

XPVPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử
phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi
VPHC theo quy định của pháp luật về XPVPHC [37]. XPVPHC là hoạt
động cưỡng chế hành chính cụ thể mang tính chất quyền lực nhà nước phát
sinh khi có VPHC, biểu hiện ở việc áp dụng các chế tài hành chính do các chủ
thể có thẩm quyền thực hiện theo quy định của pháp luật.
XPVPHC trong lĩnh vực BVMT là việc người có thẩm quyền xử phạt
áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về XPVPHC trong
lĩnh vực BVMT.
b) Đặc điểm của xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường
Các cá nhân, tổ chức khi vi phạm các quy định của pháp luật về BVMT
thì sẽ bị pháp luật về BVMT điều chỉnh. Cơ sở pháp lý để tiến hành hoạt động
XPVPHC trong lĩnh vực BVMT là Luật xử lý VPHC, Pháp lệnh và các Nghị
định, Thông tư hướng dẫn, QCKT có liên quan.


14
Hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực BVMT được tiến hành theo các thủ
tục được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật ví dụ như Luật xử lý
VPHC năm 2012 và Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm
2016 của Chính phủ quy định về XPVPHC trong lĩnh vực môi trường.
Khi một cá nhân hoặc tổ chức có hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT
thì sẽ bị XPVPHC tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau, đây là biện pháp
trừng phạt nghiêm khắc của pháp luật dành cho những chủ thể có hành vi vi
phạm, nhằm răn đe đối với các chủ thể đang có hành vi vi phạm hoặc đang có
ý định thực hiện hành vi VPPL về BVMT.
c) Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trường

Cũng như các hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý khác, XPVPHC
trong lĩnh vực BVMT phải tuân theo những nguyên tắc nhất định để xử phạt
đúng đắn, chính xác, vừa bảo vệ quyền, lợi ích của Nhà nước, của xã hội,
đồng thời vẫn bảo vệ hữu hiệu quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức bị
xử phạt.
(1) Nguyên tắc xử lý kịp thời: Mọi hành vi vi phạm pháp luật hành
chính trong lĩnh vực BVMT phải được xử lý kịp thời nhằm đình chỉ và ngăn
chặn sự tái diễn của hành vi vi phạm. Việc xử phạt phải được tiến hành nhanh
chóng, cơng minh, triệt để; mọi hậu quả do hành vi VPHC gây ra phải được
khắc phục theo đúng quy định của pháp luật.
(2) Nguyên tắc xử lý công minh: Cá nhân, tổ chức chỉ bị xử phạt VPHC
trong lĩnh vực BVMT khi thực hiện hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT.
Một hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT chỉ bị xử lý một lần. Một người,
một tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực BVMT thì mỗi
người, mỗi tổ chức vi phạm đều bị xử phạt.


15
(3) Nguyên tắc áp dụng biện pháp xử lý thích hợp: Việc xử phạt VPHC
trong lĩnh vực BVMT phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân
của người vi phạm và tình tiết tăng nặng, tình tiết giảm nhẹ để quyết định
hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. Khơng XPVPHC trong lĩnh vực BVMT
đối với các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ hoặc có hành
vi VPHC trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng
nhận thức hoặc điều khiển hành vi của mình. Nguyên tắc XPVPHC trong lĩnh
vực BVMT được kết hợp giữa nguyên tắc chung của XPVPHC và nguyên tắc
riêng của XPVPHC trong lĩnh vực BVMT. Các nguyên tắc này là các nguyên
tắc chung xuyên suốt trong quá trình XPVPHC trong lĩnh vực BVMT cho dù
các VBQPPL liên quan đến XPVPHC trong từng lĩnh vực cụ thể của BVMT
có quy định lại hay khơng. Các nguyên tắc đó bao gồm:

Thứ nhất, việc XPVPHC trong lĩnh vực BVMT phải do người có thẩm
quyền liên quan tiến hành theo đúng quy trình của pháp luật. Những người có
thẩm quyền xử lý về mơi trường do pháp luật quy định có quyền xử lý những
hành vi VPHC do cá nhân, tổ chức gây ra. Những người khơng có thẩm
quyền xử lý theo quy định không được tự ý XPVPHC trong lĩnh vực BVMT
mà chỉ được tố giác, thông báo cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xử lý. Ví
dụ: Nếu thanh tra viên chun ngành đã có căn cứ xác định được hành vi vi
phạm về BVMT thì tuỳ vào thẩm quyền xử phạt của mình để ra quyết định xử
phạt. Nếu trường hợp vượt quá thẩm quyền xử phạt của mình thì chuyển hồ
sơ lên Chánh Thanh tra chuyên ngành để xử lý theo thẩm quyền. Trường hợp
nếu hình thức và mức phạt vượt quá thẩm quyền của Chánh Thanh tra thì
Chánh Thanh tra báo cáo Giám đốc Sở chuyên ngành để báo cáo lên Chủ tịch
Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh xử lý theo đúng thẩm quyền.
Thứ hai, mọi hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy tắc quản lý Nhà
nước về BVMT của các tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức bị truy cứu trách


16
nhiệm hình sự thì theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC. Quy định
này đảm bảo mọi hành vi vi phạm đều bị xử lý tuỳ thuộc vào mức độ lỗi sẽ có
hình thức xử lý phù hợp, điều này thể hiện sự công bằng của pháp luật đối với
mọi công dân và tổ chức.
Thứ ba, đối với tổ chức, cá nhân nước ngồi có hành vi vi phạm pháp
luật về BVMT đều phải bị xử lý theo pháp luật của Việt Nam, trừ trường hợp
điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia và phải bị xử lý theo quy định về
ngoại giao của hai nước đã ký kết [21].
1.2.2. Chủ thể, đối tượng, hình thức, thủ tục xử phạt vi phạm hành
chính trong lĩnh vực BVMT
a) Chủ thể xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường

Hoạt động XPVPHC trong lĩnh vực BVMT chỉ do các chủ thể có thẩm
quyền được nhà nước giao quyền thực hiện. Chủ thể có thẩm quyền XPVPHC
trong lĩnh vực môi trường được quy định cụ thể tại các điều 48,49,50,51 Nghị
định 155/2016/NĐ-CP của Chính phủ về XPVPHC trong lĩnh vực BVMT.
Theo đó, các chủ thể có thẩm quyền XPVPHC bao gồm [9]:
- Chủ tịch UBND các cấp.
- Lực lượng CAND: Trạm trưởng, Đội trưởng, Trưởng Công an cấp xã,
Trưởng đồn Công an, Trạm trưởng Trạm Công an cửa khẩu, Trưởng Cơng an
cấp huyện; Trưởng phịng Cơng an cấp tỉnh gồm: Trưởng phòng CSMT và
Trưởng phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Cục
trưởng Cục CSMT, Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
- Thanh tra chuyên ngành: Thanh tra viên chuyên ngành BVMT, người
được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành BVMT của Sở Tài
nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường,
Chánh thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường và chức danh tương đương,


17
Cục trưởng Cục Kiểm sốt ơ nhiễm thuộc Tổng cục Môi trường và chức
danh tương đương, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng
cục trưởng Tổng cục Môi trường và chức danh tương đương, Trưởng đoàn
thanh tra chuyên ngành về tài nguyên và môi trường của Bộ Tài ngun và
Mơi trường, Trưởng đồn thanh tra chun ngành về tài nguyên và môi
trường của Sở Tài nguyên và Môi trường, Tổng cục Môi trường.
- Các lực lượng khác: Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Kiểm
lâm, Thanh tra nông nghiệp và phát triển nông thôn, Thanh tra chuyên ngành
thủy sản, Quản lý thị trường, Thuế, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ đường thủy nội
địa.
b) Đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường

Đối tượng bị XPVPHC trong lĩnh vực BVMT gồm cá nhân và tổ
chức trong nước và cá nhân, tổ chức nước ngồi có hành vi VPHC trong
lĩnh vực BVMT trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam. Hộ gia đình, hộ kinh doanh cá thể vi phạm bị xử phạt như đối với cá
nhân vi phạm [9].
c) Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ mơi
trường
Hành vi VPHC trong lĩnh vực BVMT có thể bị áp dụng một hoặc một
số hình thức xử phạt vi phạm sau đây [9]:
- Hình thức xử phạt chính, mức xử phạt: Cá nhân, tổ chức có hành vi
VPHC trong lĩnh vực BVMT bị áp dụng một trong các hình thức phạt chính
như: cảnh cáo, phạt tiền tối đa đối với một hành vi VPHC trong lĩnh vực
BVMT là 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với
tổ chức. Khi áp dụng hình thức phạt tiền, mức phạt cụ thể đối với một hành vi


18
vi phạm là mức trung bình của khung tiền phạt đối với hành vi đó. Trong
trường hợp có tình tiết giảm nhẹ, mức phạt tiền có thể thấp hơn nhưng không
thấp hơn mức tối thiểu của khung tiền phạt. Đối với hành vi có tình tiết tăng
nặng, mức phạt có thể tăng lên nhưng không quá mức tối đa của khung tiền
phạt đối với hành vi đó.
- Các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khác: đây là hình thức
được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính. Các hình thức xử phạt bổ
sung và biện pháp khác bao gồm: Tước quyền sử dụng có thời hạn đối với
Giấy phép xử lý CTNH; Giấy phép xả thải khí thải cơng nghiệp; Giấy xác
nhận đủ điều kiện về BVMT trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản
xuất; Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất độc hại, chất lây
nhiễm; Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành chế phẩm sinh học trong xử lý

chất thải tại Việt Nam; Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan
trắc mơi trường; Giấy phép khai thác lồi nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên
bảo vệ; Giấy phép ni, trồng các lồi nguy cấp, q hiếm được ưu tiên bảo
vệ; Giấy chứng nhận cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học; Giấy phép ni trồng,
phát triển lồi ngoại lai; Giấy phép tiếp cận nguồn gen; Giấy phép khảo
nghiệm sinh vật biến đổi gen; Giấy phép nhập khẩu sinh vật biến đổi gen;
Giấy chứng nhận an toàn sinh học; Giấy phép trao đổi, mua, bán, tặng cho,
thuê mẫu vật của loài hoang dã thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm
được ưu tiên bảo vệ; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm
thực phẩm; Giấy xác nhận sinh vật biến đổi gen đủ điều kiện làm thức ăn
chăn nuôi (sau đây gọi chung là Giấy phép mơi trường) hoặc đình chỉ hoạt
động có thời hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật XLVPHC năm 2012
từ 01 tháng đến 24 tháng, kể từ ngày quyết định XPVPHC có hiệu lực thi
hành; Tịch thu tang vật VPHC, phương tiện được sử dụng để VPHC trong
lĩnh vực BVMT.


19
- Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Ngoài các hình thức xử phạt
trên, cá nhân, tổ chức VPHC trong lĩnh vực BVMT cịn có thể bị áp dụng một
hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả như buộc khơi phục lại tình trạng
mơi trường đã bị ơ nhiễm hoặc phục hồi môi trường bị ô nhiễm do VPHC gây
ra; buộc trồng lại, chăm sóc và bảo vệ diện tích khu bảo tồn đã bị phá hủy,
phục hồi sinh cảnh ban đầu cho các loài sinh vật, thu hồi nguồn gen từ các
hoạt động tiếp cận nguồn gen trái pháp luật;Buộc tháo dỡ hoặc di dời cây
trồng, cơng trình, phần cơng trình xây dựng trái quy định về BVMT; buộc
tháo dỡ cơng trình, trại chăn ni, khu ni trồng thủy sản, nhà ở, lán trại xây
dựng trái phép trong khu bảo tồn; Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục
tình trạng ƠNMT và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm theo
quy định; Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt

Nam hoặc buộc tái xuất hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên
liệu, nhiên liệu, vật liệu, phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương
tiện nhập khẩu, đưa vào trong nước trái quy định về BVMT hoặc gây ÔNMT;
buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc
buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện có chứa lồi ngoại lai xâm hại,
sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen; Buộc tiêu
hủy hàng hóa, máy móc, thiết bị phương tiện, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
phế liệu, vật phẩm, chế phẩm sinh học và phương tiện nhập khẩu, đưa vào
trong nước trái quy định về BVMT hoặc gây hại cho sức khỏe con người, vật
ni và mơi trường; buộc tiêu hủy lồi sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật
biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen chưa có Giấy phép
khảo nghiệm sinh vật biến đổi gen, Giấy chứng nhận an toàn sinh học; buộc
thu hồi và tiêu hủy chế phẩm sinh học đã sản xuất, lưu hành hoặc sử dụng trái
phép. Tịch thu sản phẩm có giá trị sau khi tiêu hủy và xử lý theo quy định của
pháp luật; Buộc cải chính thơng tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện


×