Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, môi trường sống của chúng ta đang bị suy giảm nghiêm trọng: Không bị
ô nhiễm, rừng bị tàn phá, nhiều dòng sông trở thành dòng sông đen bởi các chất thải công
nghiệp, sinh hoạt và dịch vụ, đất đai bị xói mòn và bị nhiễm độc bởi các loại thuốc trừ
sâu, phân bóng hóa học, thuốc tăng trưởng cây trồng dùng vượt quá liều lượng thuốc trừ
sâu, phân bón hóa học, thuốc tăng trưởng cây trồng dùng vượt quá liều lượng cho phép…
Môi trường không có biên giới, do đó ô nhiễm môi trường đang trở thành mối hiểm họa
chung cho toàn nhân loại, do đó vấn đề có tính chất và qui mô của thế giới.
Bảo vệ môi trường đang là việc làm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Vì thế, trào lưu
của thế giới hiện nay là làm sao để có thể “phát triển đáp ứng những yêu cầu của hiện tại
nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”, thì vấn đề
bảo vệ môi trường đang được mỗi quốc gia trên thế giới hết sức quan tâm và đặt ưu tiên
hàng đầu trong quá trình hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của mình. Bởi
lẽ, môi trường là một điều kiện cốt tử bảo đảm cho sự phát triển bền vững cùa tất cả các
quốc gia. Vì thế, sự quan tâm của các quốc gia trên thế giới ngày nay không phải là khai
thác nguồn tài nguyên thiên nhiên để tạo ra năng suất và sản lượng bằng mọi giá Trái lại,
vấn đề năng suất và sản lượng được tạo ra phải bảo đảm sự cân đối với việc duy trì, bảo
vệ và nuôi dưỡng nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ tương lai. Trong xu thế ấy,
Việt Nam cũng đang tiến hành hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, cùng
với việc nỗ lực tham gia các Công ước quốc tế, cũng như tích cực nội hạt hóa các cam
kết quốc tế nhằm bảo vệ môi trường hiệu quả hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng này, trong thời gian qua, Nhà nước ta đã ban hành
các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, theo thống kê của Bộ Tư pháp, Việt Nam đã
ban hành khoảng 300 văn bản pháp luật bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, hệ thống văn bản
này còn thiếu nhiều quy định cần phải xem xét, bổ sung và sửa chữa lại trong bối cảnh
môi trường Việt Nam đang bị ô nhiễm và suy thoái nặng nề. Một trong nhiều nguyên
nhân dẫn đến tình trạng đó là do công tác tuyên truyền, giáo dục và đào tạo đội ngũ cán
bộ về môi trường trong các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chưa được coi trọng; pháp
luật về bảo vệ môi trường chưa thực sự phù hợp với đời sống thực tiễn, tính khả thi chưa
cao; cơ sở vật chất để giải quyết các vấn đề môi trường còn thiếu…Đặc biệt, nhận thức
về nghĩa vụ và trách nhiệm của không ít các tổ chức, cá nhân về bảo vệ môi trường còn
hạn chế, vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường có nhiều mà ít được áp dụng để xử lý.
Vì lẽ đó, nhằm giải quyết tốt vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay và nhằm phát triển bền
vững kinh tế -xã hội và môi trường, thì việc nghiên cứu, tìm hiểu những quy định của
pháp luật và vận dụng nó vào thực tiễn bảo vệ môi trường là rất quan trọng, cần thiết.
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
1
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
chính vì thế, việc nghiên cứu đề tài: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường” là mang tính cấp thiết.
2. Mục đích nghiên cứu
Các văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp việc bảo vệ môi trường như Luật môi
trường, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Môi trường, xử phạt vi phạm hành chính về
bảo vệ môi trường hiện nay đã bộc lộ một số nhược điểm như: chồng chéo và chưa đồng
bộ, chậm đổi mới so với nhu cầu phát triển hiện nay; chưa có một cơ chế pháp lý hữu
hiệu trong việc kiểm soát các hoạt động tác động vào tự nhiên ảnh hưởng đến môi
trường; các qui định xử phạt, chế tài nói chung chưa phù hợp và chưa đủ mạnh để trừng
trị răn đe những hành vi vi phạm; và pháp luật về trách nhiệm dân sự trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường còn chưa cụ thể quá chung chung, khó áp dụng. Từ đó tạo kẻ hở dẫn đến
hành vi lẫn tránh, lách luật để gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Chính vì lẽ đó, mà
người nghiên cứu cần đi tìm hiểu cụ thể một cách sâu rộng các chính sách về bảo vệ môi
trường nói chung và trong lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính nói riêng ở Việt Nam, qua
đó tìm ra những ưu điểm và nhược điểm. Trên cơ sở đó, có thể khắc phục những hạn chế,
đề ra những qui định mới, cụ thể thông qua các đề xuất, giải pháp về vấn đề xử lý vi
phạm hành chính, nhằm mục đích tăng cường hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường
và để hoàn thành việc học tập.
3. Phạm vi nghiên cứu
Thực tế hiện nay vấn đề về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường là vấn đề rộng, bao trùm nhiều lĩnh vực trong đời sống, do vậy khi nghiên cứu
lĩnh vực này đòi hỏi phải có một thời gian thích hợp. Vì thế trong khuôn khổ thời gian
cho phép và do yêu cầu của một đề tài luận văn tốt nghiệm nên người viết chủ yếu nghiên
cứu những quy đình hiện hành của pháp luật điều chỉnh về xử phạt vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, thực trạng về chính sách và pháp luật bảo vệ môi
trường ở Việt Nam, những tồn tại trong việc thực thi và áp dụng các quy định đó vào
thực tế, từ đó đưa ra các nhận định, đề xuất giải pháp mới bổ sung cho pháp luật và chính
sách về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
4. Phương pháp nghiên cứu
Trong bài luận văn này, người viết chủ yếu vận dụng các phương pháp sau:
Sử dụng phương pháp phân tích luật viết, phương pháp nghiên cứu so sánh, tổng
hợp, đánh giá và kết quả lý luận với thực tiễn.
Nhận xét, bình luận và nêu ý kiến sửa đổi về Nghị định 81/2006/NĐ-CP. Bên cạnh
đó, đi sâu tìm hiểu thực trạng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường hiện nay thông qua việc thu thập các tài liệu, thông tin đã được nghiên cứu sẵn và
tìm hiểu tình hình thực tế đang xảy ra để nhìn nhận đúng vấn đề.
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
2
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
Kết hợp cùng một số phương pháp khác mà người viết đã vận dụng để hoàn thành
bài luận văn này.
5. Kết cấu luận văn
Nội dung luận văn tốt nghiệp của cử nhân Luật ngoài mục lục, lời nói đầu, kết
luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của đề tài được trình bày
trong hai chương:
CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG, PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XỬ PHẠT VI
PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ GIẢI PHÁP
ĐỀ XUẤT.
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
3
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
CHƯƠNG 1
KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG, PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG
1.1.1. Môi trường và chức năng của môi trường
“Môi trường” là một khái niệm vô cùng rộng và được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau, như môi trường giáo dục, môi trường xã hội, môi trường thiên nhiên…
Môi trường theo một định nghĩa thông thường: “là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội
nói chung trong đó con người hay một sinh vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với
con người và sinh vật ấy”, là, “sự kết hợp toàn bộ hoàn cảnh hoặc điều kiện bên ngoài
có ảnh hưởng tới sự tồn tại, phát triển của một thực thể hữu cơ”.
Về định nghĩa của Luật bảo vệ môi trường năm 2005 tại Khoản 1, Điều 3, thì
“Môi trường là bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người,
có ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và
sinh vật”.
Căn cứ theo cách định nghĩa của điều luật này, ta có thể hiểu, môi trường sống của
con người được chia thành các loại:
Thứ nhất, môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như: vật lý, hóa
học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của
con người. Đó là, ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất,
nước… Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cây,
chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu
thụ và là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm
cho cuộc sống con người thêm phong phú.
Thứ hai, người ta còn phân biệt với môi trường nhân tạo, là bao gồm tất cả các
nhân tố do con người tạo nên nhằm tác động tới môi trường làm thành những tiện nghi
trong cuộc sống, để phục vụ cho nhu cầu bản thân mình như: nhà ở, xí nghiệp, công sở,
các khu vực đô thị, hệ thống các đê điều, công viên nhân tạo, đảo nhân tạo, công trình
nghệ thuật, văn hóa,…
Có 4 loại môi trường tự nhiên cơ bản: môi trường đất, môi trường không khí, môi
trường nước và môi trường sinh vật.
Môi trường có các chức năng cơ bản sau:
- Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật.
- Môi trường là nơi cung cấp tài ngyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản
xuất của con người.
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
4
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
- Môi trường là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra trong cuộc
sống và hoạt động sản xuất của mình.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và
sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
Từ những kết quả nghiên cứu về môi trường, con người mong tìm ra các biện pháp
phóng chống ô nhiễm môi trường, cải tiến khí hậu và ban hành văn bản pháp luật về môi
trường nhằm để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
1.1.2. Về vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Vi phạm hành chính là vi phạm trong quan hệ hành chính (giữa người dân và nhà
nước). Vi phạm hành chính như: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh
doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế và các khoản phạt về
vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật… Vi phạm hành chính, đó là hành vi cố
ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội
phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính.
Có thể nói, ngoài những vi phạm hành chính nói trên thì vi phạm hành chính trong
lĩnh vực môi trường là loại vi phạm luật xảy ra khá phổ biến trong đời sống hiện nay. Sự
vi phạm hành chính trong lĩnh vực này, có lẽ dễ gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước,
của nhân dân, cũng như lợi ích chung của toàn xã hội. Tuy mức độ nguy hiểm của nó
thấp hơn so với tội phạm hình sự nhưng nếu không ngăn chặn và không có biện pháp xử
lý kịp thời thì dễ dẫn đến tình trạng phạm tội nhiều trong vi phạm hành chính ở lĩnh vực
môi trường. Do đó, để phòng chống, đấu tranh một cách có hiệu quả đối với vi phạm
hành chính trong lĩnh vực nay, thì, tất yếu phải đưa ra một định nghĩa chính thức về vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Và chính vì sự cần thiết đó, nên định nghĩa vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường đã được đưa vào trong hệ thống pháp luật của Việt Nam. Trên cơ sở
những nội dung đã nêu tại Khoản 2, Điều 1, Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm
2007: “Vi phạm hành chính à hành vi do cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung
là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định chung của pháp luật
về quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị
xử phạt hành chính”. Theo đó, Nghị định của Chính phủ số 81/2006/NĐ-CP ngày 09
tháng 8 năm 2006 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cũng
đã đưa ra một định nghĩa cụ thể tại Khoản 2, Điều 1, như sau: “Vi phạm hành chính
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường là những hành vi vi phạm các quy tắc quản lý Nhà
nước trong lĩnh vực bảo vệ môi trường do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc
vô ý mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự và theo quy định của Pháp lệnh
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
5
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định này phải bị xử lý vi phạm hành chính”. Trong đó,
lỗi cố ý và vô ý được hiểu như sau:
+ Lỗi cố ý trong vi phạm hành chính: là thái độ tâm lý của một người khi thực
hiện hành vi trái pháp luật hành chính và nhận thức được nghĩa vụ pháp lý bắt buộc
nhưng lại có ý thức xem thường mặc dù họ hoàn toan có khả năng xử sự đúng theo nghĩa
vụ đó.
+ Lỗi vô ý trong vi phạm hành chính: là lỗi của một người khi thực hiện hành vi
trái pháp luật hành chính do vô tình hoặc thiếu thận trọng mà không nhận thức được
những nghĩa vụ pháp lý bắt buộc mặc dù họ có khả năng và điều kiện xử sự theo đúng
nghĩa vụ này.
Và các hành vi bị xem là vi phạm pháp luật được quy định cụ thể tại Điều 7, Luật
bảo vệ môi trường năm 2005, đó là những hành vi:
1. Phá hoại, khai thác trái phép rừng, các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
2. Khai thác, đánh bắt các nguồn tài nguyên sinh vật bằng phương tiện, công cụ,
phương pháp hủy diệt, không đúng thời vụ và sản lượng theo quy định của pháp luật.
3. Khai thác, kinh doanh, tiêu thụ, sử dụng các loài thực vật, động vật hoang dã
quý hiếm thuộc danh mục cấm do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.
4. Chôn lấp chất độc, chất phóng xạ, chất thải và chất nguy hại khác không đúng
nơi quy định và quy trình kỹ thuật về bảo vệ môi trường.
5. Thải chất thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn ra môi trường; các chất độc, chất
phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, vào nguồn nước.
6. Thải khói, bụi, khí có chất hoặc mùi độc hại vào không khí; phát tán bức xạ,
phóng xạ, các chất ion hóa vượt quá tiêu chuẩn môi trường cho phép.
7. Gây tiếng ồn, độ rung vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
8. Nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện không đạt tiêu chuẩn môi trường.
9. Nhập khẩu, quá cảnh chất thải dưới mọi hình thức.
10. Nhập khẩu, quá cảnh động vật, thực vật chưa qua kiểm dịch; vi sinh vật ngoài
danh mục cho phép.
11. Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho con người; sinh vật và hệ
thống sinh thái; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa các yếu tố độc hại
vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
12. Xâm hại di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên.
13. Xâm hại công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi
trường.
14. Hoạt động trái phép, sinh sống ở khu vực được cơ quan Nhà nước có thẩm
quyền xác định là khu vực cấm do mức độ đặc biệt nguy hiểm về môi trường đối với sức
khỏe và tính mạng của con người.
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
6
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
15. Che giấu hành vi hủy hoại môi trường, cản trở hoạt động bảo vệ môi trường,
làm sai lệch thông tin dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường.
16. Các hành vi nghiêm cấm khác về bảo vệ môi trường theo quy định Pháp luật.
Bên cạnh đó, Nghị định 81/2006/NĐ-CP, cũng đưa ra các hành vi vi phạm trong
lĩnh vực môi trường, bao gồm: Vi phạm các quy định về cam kết bảo vệ môi trường, báo
cáo đánh giá tác động môi trường, vi phạm việc thực hiện phòng, chống, khắc phục ô
nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, và những hành vi vi phạm hành chính về bảo vệ môi
trường được quy định trong các Nghị định có liên quan thì áp dụng theo quy định tại các
nghị định đó để xử phạt.
1.1.3. Về xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Để đấu tranh phòng chống vi phạm hành chính, góp phần giữ vững an ninh, trật
tự, an toàn xã hội; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ
chức; tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa; nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước thì
Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2007, đưa ra quy định về xử lý vi phạm hành
chính tại Điều 1 như sau:
1. Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện
pháp xử lý hành chính khác.
2. Xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức
(sau đây gọi chung là cá nhân, tổ chức) có hành vi cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định
của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp
luật phải bị xử phạt hành chính.
3. Các biện pháp xử lý hành khác được áp dụng đối với cá nhân có hành vi vi
phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội nhưng chưa đến mức truy cứu trách
nhiệm hình sự được quy định tại các điều 23, 24, 25, 26 và 27 của Pháp lệnh này.
Theo đó, xử lý vi phạm hành chính là việc cơ quan Nhà nước, cá nhân có thẩm
quyền áp dụng những biện pháp cần thiết được pháp luật quy định đối với cá nhân, tổ
chức thực hiện hành vi vi phạm pháp luật chung chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình
sự.
Và, xử phạt vi phạm hành chính là việc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền căn cứ
vào tính chất mức độ vi phạm hành chính, các tình tiết tăng nặng hay giảm nhẹ để áp
dụng hình thức và mức phạt thích hợp đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm
hành chính. Xử phạt hành chính bao gồm các hình phạt chính và hình phạt bổ sung.
Pháp lệnh Xử phạt hành chính năm 2007, có thể nói, là “pháp lệnh khung” quy
định những vấn đề có tính chất nguyên tắc, cơ bản nhất, sau đó giao cho Chính phủ quy
định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, các biện pháp khắc phục
hậu quả cụ thể đối với từng vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nha nước.
Căn cứ Pháp lệnh năm 2007, ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về xử phạt hành
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
7
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
chính trong lĩnh vực môi trường như sau: “Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
bảo vệ môi trường là hoạt động của các chủ thể có thẩm quyền, căn cứ vào các quy
phạm pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng các biện
pháp cưỡng chế hành chính khác (trong trường hợp cần thiết, theo quy định của pháp
luật) đối với các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường”.
Từ khái niệm trên, hoạt động xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
có đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi
trường chỉ được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm về bảo vệ môi trường theo quy
định của pháp luật.
Thứ hai, việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường phải do các chủ
thể có thẩm quyền tiến hành theo đúng trình tự thủ tục được quy định về xử lý vi phạm
hành chính trong các lĩnh vực môi trường. Theo đó, thì chỉ có những chức danh mà luật
quy định mới có thẩm quyền xử lý vi phạm và phải xử lý theo đúng các quy định của
luật.
Thứ ba, kết quả của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính thể hiện ở các quyết
định xử phạt vi phạm hành chính, trong đó ghi nhận các hình thức, biện pháp xử phạt áp
dụng đối với tổ chức cá nhân đã vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
Và, việc quyết định áp dụng các biện pháp xử phạt đó thể hiện sự trừng phạt nghiêm khắc
của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường. Qua
đó, ngăn chặn những hành vi xem thường pháp luật nhằm bảo vệ môi trường và giáo dục
cho mọi người có ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường nói riêng và tuân thủ pháp luật
về bảo vệ môi trường nói chung.
1.2. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH MÔI TRƯỜNG CỦA VIỆT NAM TRONG GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY
Cũng như nhiều nước khác trên thế giới, Việt Nam đang phải đối mặt với mâu
thuẫn giữa phát triển và bảo vệ môi trường. So với các nước khác thì tình trạng của môi
trường Việt Nam còn đáng báo động hơn. Vì Việt Nam là một nước đang phát triển và
chưa có nhiều nguồn lực để giải quyết các vấn đề về môi trường, bởi thế, còn nhiều vấn
đề cấp bách về môi trường còn đang tồn tại. Rừng, các con sông, biển, tài nguyên, đất và
không khí đang ở tình trạng suy thoái nghiêm trọng do những năm dài chiến tranh, chịu
sức ép do dân số tăng nhanh và đang phải gánh những hậu quả do sự phát triển kinh tế
quá “nóng” trong thời gian qua. Do đó, tài nguyên môi trường bị suy giảm ở mức báo
động. Chúng ta, đại bộ phận những con người đang phải dựa vào các nguồn tài nguyên
hiện có để làm nguồn sống như: tài nguyên đất, nước, rừng…Vì lẽ đó, chúng ta cần phải
tiến hành ngay các hành động bảo vệ môi trường nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
8
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
của Việt Nam nói riêng và của môi trường Thế giới nói chung trong thời gian tới đây. Do
tính chất của bài viết chỉ mang tính xã hội, không nghiên cứu chuyên sâu về mặt kỹ thuật
của chuyên ngành môi trường nên trong bài viết chỉ trình bày chung nhất về hiện trạng
của môi trường ở Việt Nam hiện nay.
1.2.1. Hiện trạng môi trường không khí
Ô nhiễm không khí theo cách nhìn tổng quát nhất là sự có mặt một chất lạ hoặc
một sự biến đổi quan trọng thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc
gây ra sự tỏa mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chức
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi rõ
rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Hàng năm, con người khai thác
và sử dụng hàng tỉ tấn than đá, dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một
khối lượng lớn các chất thải khác nhau, làm cho hàm lượng các loại khí độc hại tăng lên
nhanh chóng.
Và từ các hoạt động của con người trong sản xuất, sinh hoạt, giao thông vận tải,
các chất gây ô nhiễm xâm nhập vào bầu khí quyển, chuyển hóa và cuối cùng tác động tới
nguồn tiếp nhận là con người và các động thực vật khác. Nhìn chung, nguồn gây ô nhiễm
chính đối với môi trường không khí ở nước ta là các nguồn thải từ công nghiệp, xây
dựng, và giao thông. Nhưng, nếu xét về ngành sản xuất công nghiệp thì các nguồn gây ô
nhiễm không khí chủ yếu là: công nghiệp sản xuất xi măng, vật liệu xây dựng, khai thác
mỏ, công nghiệp hóa chất, công nghiệp phân bón, công nghiệp luyện kim, và các ngành
công nghiệp khác.
Việt Nam hiện có 64 tỉnh, thành phố, với gần 570 đô thị lớn, nhỏ. Dân số đô thị
khoảng 15 triệu người, chiếm 20% dân số cả nước. Có thể nói, ô nhiễm bụi trong không
khí đô thị và ở khu công nghiệp nước ta có tính phổ biến và đang ở mức nghiêm trọng.
Nồng độ bụi trong không khí ở khu dân cư gần các nhà máy, xí nghiệp hoặc gần các
đường giao thông lớn vượt tiêu chuẩn cho phép từ 1.5 đến 3 lần. Bên cạnh đó, tình trạng
ô nhiễm không khí SO2, NO3 và CO cũng đang diễn ra ở nước ta. Cụ thể, ở Thành phố
Hồ Chí Minh, theo kết quả quan trắc của Chi cục Bảo vệ môi trường thành phố, so với
năm 2005 thì nồng độ các chất độc trong không khí của những năm gần đây tăng 1,4 đến
2,4 lần. Như: nồng độ chì trung bình tăng 1,4 đến 2,4 lần; benzene từ 1,1 đến 2 lần. Và,
tại các ngã tư của thành phố mức độ ô nhiễm do bụi cũng đã vượt tiêu chuẩn cho phép từ
3 đến 7 lần. Theo thống kê, hiện thành phố có tới 500.000 xe ôtô các loại và hơn 200 cơ
sở sản xuất nằm trong khu dân cư thường xuyên thải khói bụi, gây ô nhiễm không khí.
Và mức ô nhiễm không khí do bụi ở Hà Nội cũng vượt tiêu chuẩn quy định tới 2,5 lần.
Tình trạng ô nhiễm mùi cũng đáng báo động. Ô nhiễm mùi hôi thường xảy ra ở
hai bên bờ kênh rạch thoát nước trong độ thị, do sự thối rữa của các chất hữu cơ, vi sinh
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
9
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
vật và rác thải, đã tạo ra các khí ô nhiễm như H 2S, ammoniac (NH3), khí metan, … Bên
cạnh đó, còn có ô nhiễm mùi hôi tanh ở vùng ven biển có cảng cá, xí nghiệp chế biến
thủy hải sản. Ô nhiễm mùi hôi hóa chất gần các nhà máy chế biến mủ cao su, nhà máy
sản xuất phân hóa học, … Hiện tại, nước ta chưa có tiêu chuẩn giới hạn tối đa cho phép
về ô nhiễm mùi. Các biện pháp khống chế mùi chưa được chú ý nên thực trạng này cũng
đã trở thành vấn đề khá nan giải trong kiểm soát ô nhiễm không khí.
1.2.2. Hiện trạng môi trường nước
Việt Nam có một tiềm năng rất lớn về nước dựa trên hệ thống kênh ngòi chằng
chịt (2345 con sông) với tổng chiều dài 52.000km. Sông ngòi có lưu lượng trung bình
26.600 m3/s, địa hình và lượng mưa thuận lợi, bình quân lượng nước theo đầu người khá
lớn so với các nước trong khu vực. Tiềm năng nước ngầm cũng khá phong phú, trữ lượng
đạt 1513 m3/s, xấp xỉ 15% tổng lượng nước trên mặt đất.
Mặc dù, tài nguyên nước phong phú nhưng chúng ta phải đối diện với hai khó
khăn lớn đó là: tình trạng khan hiếm nước ngọt và ô nhiễm nguồn nước. Hiện nay, tình
trạng cạn kiệt nguồn nước ngầm, ô nhiễm nước ngầm, mặn hóa đang xảy ra ở các đô thị
lớn và các tình đồng bằng. Nước ngầm tuy có được sự bảo vệ của tự nhiên chống nhiễm
bẩn từ bên ngoài tốt hơn so với nước mặt, nhưng cũng không tránh khỏi tình trạng ô
nhiễm do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác tràn lan nước
ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển, ven
Sông Hông, sông Thái Bình, sông Cửu Long, và ven Duyên hải Miền Trung… Ở khu vực
có nhiều hố chôn lấp rác thải, trong đó có các rác thải độc hại, khi trời mưa chúng sẽ theo
nước mưa ngấm xuống và gây nhiễm bẩn nước ngầm. Và, sự suy thoái nước ngầm cũng
xảy ra ở một số nơi do khai thác quá mức, không đúng kỹ thuật đã làm cho nguồn nước
ngầm bị nhiễm mặn.
Theo đó, thì sự ô nhiễm mặt nước ở sông, hồ, đất ngập nước do các nguồn thải
công nghiệp và hóa chấ nông nghiệp cũng ngày một gia tăng. Một số vùng ở các cửa
sông cũng đang bị ô nhiễm dầu, thuôc trừ sâu, kim loại nặng,… Mặt khác, mỗi ngày ngày
tại các bệnh viện đã thải ra hàng trăm ngàn m 3 nước thải chưa qua xử lý hoặc xử lý không
đạt tiêu chuẩn môi trường vào sông, rạch., Đây là nguồn nước thải chứa nhiều thành phần
nguy hiểm gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Đó là nguồn chính gây ra các bệnh
truyền nhiễm cho cộng đồng nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả trước khi thải nước
vào môi trường.
Như chúng ta đã biết, Việt Nam có một nền công nghiệp đang phát triển, dân số
tăng nhanh, nhu cầu sử dụng nước so với trữ lượng nước tự nhiên chưa phải là cao, song
tình trạng ô nhiễm nguồn nước đáng phải báo động. Mỗi ngành thải ra các loại chất thải
khác nhau, như: nước thải sinh hoạt, công nghiệp và y tế phần lớn chưa được xử lý lại đổ
vào các con sông, xác chết động thực vật đem vứt trên sông, và do có cả tập quán sống
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
10
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
trên sông, xác chết động thực vật đem vứt trên sông, và do đó có cả tập quán sống trên
sông. Đây là các thủ phạm chính gây nên ô nhiễm nguồn nước. Như, các con sông Tô
Lịch, ở lưu vực sông Nhuệ - Đáy đang đứng trước nguy cơ sắp “chết” do phải gánh một
lượng lớn nước thải khổng lồ từ hơn 4000 sơ sở công nghiệp và 450 làng nghề dọc theo
con sông, cộng thêm nước thải sinh hoạt, y tế … Tương tự, mức độ ô nhiễm của nước
trên Cầu, đoạn đi qua khu công nghiệp thép Thái Nguyên, nước thải đã vượt tiêu chuẩn
cho phép từ 2-3 lần. Phần hạ lưu sông Đồng Nai, Sài Gòn cũng đang “thoi thóp” bởi chất
thải rắn, kim loại, vi sinh. Chẳng hạn, sông Thị Vải thuộc hệ thống sông Đồng Nai đang
“chết” (đoạn từ hợp lưu Suối Cả - Thị Vải đến khu công nghiệp Mỹ Xuân), con sông này
bị ô nhiễm do hàm lượng thủy ngân vượt quá tiêu chuẩn từ 1,5 đến 4 lân và hàm lượng
kẽm vượt 3 đến 5 lần. Nước nơi đây đã bị ô nhiễm nghiêm trọng, có màu nâu đen và bốc
lên mùi hôi thối. Theo cảnh báo, nếu không khắc phục tình trạng này thì đến năm 2050
toàn bộ sông Thị Vải sẽ bị hủy diệt trong vòng 76 km. Theo Giáo sư Tiến sĩ Lê Huy Bá,
thì các kênh, rạch ở Thành phố Hồ Chí mInh và Hà Nội phần lớn cũng không còn sử
dụng được nữa, như: kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè ở Thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh
đó, hệ thống sông Sài Gòn bị ô nhiễm nghiêm trọng, chủ yếu do các chất hữu cơ, kim loại
nặng như khu vực cầu Bến Súc, sông Thị Tính,… Riêng, trên địa bàn tình Bình Dương,
có 11 khu công nghiệp xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn, khối lượng nước ít nhất là
1.200 m3/ngày và nhiều nhất là 5.600 m 3/ ngày. Ngoài ra, các cơ sở sản xuất nằm ngoài
khu công nghiệp cũng xả nước thải vào lưu vực sông Sài Gòn 45.000 m 3/ ngày. Trong đó,
có các ngành độc hại như sản xuất giấy, dệt, nhuộm, và chế biến mủ cao su,… Điển hình
là kênh Ba Bò bị ô nhiễm nặng nề do phải hứng nước thải từ khu công Sóng Thần 1 và
Sóng Thần 2 khoảng 6.500 m3/ ngày.
Và theo nghiên cứu của Giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Bá, thì các con sông ở Đồng
Bằng Sông Cửu Long hiện nay cũng đều bị ô nhiễm do tình trạng nuôi trồng thủy sản
cùng nhiều nguyên nhân khác, trong đó, có cả nước thải từ hoạt động nông nghiệp. Theo
kết quả khảo sát gần đây của Bộ môn Môi trường và Quản lý Tài nguyên thiên nhiên
thuộc Đại học Cần Thơ, thì, chất lượng nước tại các con rạch nội thành của Thành phố
Cần Thơ như Rạch Bần, Cái Khế, đã ở mức báo động. Nước tại những con rạch rày
không còn thích hợp để dùng làm nguyên liệu cung cấp cho sinh hoạt, thậm chí không
thể dùng trong sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Các chỉ tiểu BOD5, COD
điều vượt tiêu chuẩn cho phép và gia tăng. Ngay tại rạch Cái Sâu, thuộc phường Phú
Thứ, quận Cái Răng, dù là vùng ngoại ô nhưng nguồn nước vẫn không tránh khỏi tình
trạng ô nhiễm do đô thị hóa đang lấn dần. Nhiều khu dân cư đang được xây dựng rầm rộ
đã làm phát sinh nhiều chất ô nhiễm như: cát, bụi, xi măng, dầu nhớt từ các máy móc,
phương tiện, và cuốn dần xuống rạch Cái Sâu mỗi khi có mưa. Còn ở cạnh khu công
nghiệp Trà Nóc, quận Bình Thủy, nước đã bị ô nhiễm bấy lâu do nước thải của nhiều nhà
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
11
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
máy, nay lại càng đen hơn do nhà máy vẫn chưa khắc phục được hệ thống xả thải. Bên
cạnh đó, thì người dân còn xả rác vô tư, xây nhà vệ sinh thải thẳng xuống sông… Qua
khảo sát của Bộ môn Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên, có tới 17% hộ dân xây nhà
vệ sinh trên sông, trên 70% nước thải sinh hoạt và 30% rác thải cũng được cho ra sông.
Tại Đồng Tháp và An Giang, theo kết quả khảo sát cho thấy, chất lượng nguồn nước mặt
ở nơi đây đang ở mức độ nguy hiểm, có thể gây nguy cơ cá chết hàng loạt cho cá tra nuôi
ở các vùng này khi các chất gây ô nhiễm tiếp tục thải xuống sông rạch.
Có thể nói, con người là tác nhân chính gây ô nhiễm. Đáng sợ nhất là nước thải từ
các nhà máy, khu công nghiệp. Theo ước tính, để sản xuất một thùng bia khoảng 120 lít
thì phải cần đến 1.700 lít nước, để cần đến 1 tấn giấy hoặc 1,5 tấn thép thì phải cần đến
300.000 lít nước và phải mất đến 2 triệu lít nước mới có được 1 tấn nhựa tổng hợp. Theo
đó, thì phần nước sử dụng chỉ chiếm 1-2%, phần còn lại được trả về sông với đầy rẫy
chất gây ô nhiễm. Theo tính toán của các chuyên gia môi trường, với một đô thị có
khoảng 200.000 dân thì lượng nước thải mỗi ngày có thể từ 40.000 đến 60.000 m 3 và hầu
hết chưa qua xử lí đúng theo yêu cầu, mà nước thải đô thị là loại nước thải hỗn hợp có
trong các đô thị, loại nước thải này sẽ theo hệ thống cống, rãnh chảy ra các con sông,
kênh, rạch. Do đó, kéo theo sự ô nhiễm nguồn nước mặt và sẽ còn dẫn đến nguy cơ khan
hiếm nước sạch. Cũng theo dự báo, đến năm 2010 thì tỉ lệ dân số đô thị tăng, sẽ chiếm
33% dân số cả nước, từ đó khiến cho nhu cầu nước sinh hoạt tăng và nước sạch bị phá
hủy bởi người dân đô thị cũng tăng.
Theo nghiên cứu, phần lớn dòng chảy nước mặt trên lãnh thổ Việt Nam, là đến từ
các nước Trung Quốc, Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia. Quá trình phát triển công
nghiệp, đô thị, nông nghiệp, dịch vụ, … ở các nước này đã khiến cho nhu cầu nước tăng
nhanh. Nguồn nước tại các quốc gia này đã được sử dụng triệt để, gây ô nhiễm rồi mới
chảy về phía Hạ nguồn là Việt Nam. Do vậy, tình trạng ô nhiễm nước mặt đã xảy ra ở
nhiều nơi với mức độ nghiêm trọng khác nhau. Đã vậy, nguồn nước mặt trong sạch ít ỏi
cũng bị các đô thị làm cho nhiễm bẩn, thêm vào đó là các khu công nghiệp vừa xài, vừa
hủy.
Tài nguyên nước rất đa dạng và có vai trò rất lớn đối với đời sống con người và sự
phát triển kinh tế. Tuy nhiên, chính hoạt động của con người đã và đang tác động xấu tốt
tài nguyên nước, vì lẽ đó cần phải có biện pháp kiểm soát, khắc phục và bảo vệ ccs
nguồn nước. Thế cho nên, Luật Bảo vệ Môi trường năm 2005, đã quy định tại Chương
bảo vệ môi trường nước sông và các nguồn nước khác.
1.2.3. Hiện trạng môi trường đất
Theo thống kê, tổng diện tích đất tự nhiên của Việt Nam là 33 triệu ha, đứng hàng
thứ 58 trên Thế giới, nhưng vì dân số đông (84,2 triệu người) nên diện tích đất sản xuất
nông nghiệp bình quân đầu người còn thấp và giảm mạnh, hiện chỉ còn chưa được 0,11
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
12
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
ha; nếu tính riêng diện tích đất trồng lúa thì còn thấp hơn nhiều (chỉ còn 0,047 ha). Diện
tích đất tự nhiên của nước ta được phân bổ như sau:
+ Đất lâm nghiệp : 11,8 triệu ha, chiếm 35,7%.
+ Đất nông nghiệp : 7 triệu ha, chiếm 21%.
+ Đất chuyên dụng : 1,4 triệu ha, chiếm 4,2%.
+ Đất chưa sử dụng : 13 triệu ha, chiếm 39%.
Đất có nhiều loại: đất cát, đất thịt, đất sét, đất bazan… Ngay trong cùng một loại
đất thì cũng có nhiều loại, chẳng hạn như đất bazan thì có đất bazan xám, đất bazan nâu.
Vì thế, khi nghiên cứu sự ô nhiễm về đất thì chỉ có thể nói đến những nguyên nhân gây ra
sự ô nhiễm. Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn
môi trường bởi các chất ô nhiễm.
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hoặc theo
các tác nhân gây ô nhiễm. Đó là, các nguyên nhân chính sau đây:
Một là, do hoạt động sản xuất công, nông nghiệp (thuốc trừ sâu, phân bón hóa
học, chất thải công nghiệp, nông nghiệp, chất phóng xạ,…).
Hai là, là các lại chất thải trong hoạt động của con người (rắn, lỏng, khí) như dùng
phân người và gia súc tươi để trồng cây, đổ rác và nước thải sinh hoạt: như nước ô nhiễm
chưa qua xử lý cần thiết, tưới bừa bãi, thì có thể đưa các chất có hại trong nguồn nước (có
chứa vi khuẩn, vi rút gây bệnh, trứng giun,…) vào đất. Các chất thải này có thể được tích
lũy trong đất trong thời gian dài gây ra nguy cơ tiềm tàng đối với môi trường. Người ta
còn phân chia các chất thải gây ô nhiễm đất làm 4 nhóm: Chất thải xây dựng, chất thải
kim loại, chất thải khí, chất thải hóa học và hữu cơ.
Chất thải xây dựng: như gạch, ngói, thủy tinh, ống nhựa, dây cáp, bê tông, …
trong đất rất khó bị phân hủy.
Chất thải kim loại, đặc biệt là các kim loại nặng như: chì, kẽm, đồng, niken,
cadimi … thường có nhiều ở các khu khai thác mỏ, các khu công nghiệp. Các kim loại
này tích lũy trong đất và thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh
hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Các chất thải khí và phóng xạ phát ra chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện, các khu
vực khai thác than, các khu vực nhà máy điện nguyên tử có khả năng tích lũy cao trong
các loại đất giàu khoáng sét và chất mùn.
Các chất thải hóa học và hữu cơ đây là các chất gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn
như: các chất tẩy rửa, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc nhuộm, màu vẽ, công
nghiệp sản xuất pin, thuộc da, công nghiệp sản xuất hóa chất. Nhiều loại chất hữu cơ đến
từ nước cống, rãnh thành phố, nước thải công nghiệp được sử dụng làm nguồn nước tưới
trong sản xuất cũng là tác nhân gây ô nhiễm đất.
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
13
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
Ba là, do đất cũng là một yếu tố của môi trường cùng với không khí, nước và vành
đai sinh vật, nên nó tiếp nhận những chất ô nhiễm từ các yếu tố khác từ mọi nơi, mọi lúc.
Từ sự ô nhiễm môi trường đất có thể gắn với ô nhiễm môi trường nước, không khí và
ngược lại. Vì các chất ô nhiễm môi trường không khí (như hơi, bụi, khí độc…) rơi xuống
đất và những chất này nằm trong đất, sau đó có thể bị rửa trôi thành dòng phế thải hay bị
đốt và bốc lên làm ô nhiễm môi trường không khí.
Có thể nói, môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật
cạn, là nền móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con
người. Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào hoạt
động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho con
người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động
đô thị hóa như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng đất
ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người ngày càng giảm.
Hiện nay, thoái hóa đất là xu thế phổ biến trên toàn lãnh thổ Việt Nam từ đồng
bằng đến trung du, miền núi do xói mòn, rửa trôi, mất chất hữu cơ; khô hạn và sa mạc
hóa, ngập úng, lũ, trượt, sạt lở đất, mặn hóa, phèn hóa v.v.. Thoái hóa đất dẫn đến nhiều
vùng đất bị cằn cỗi không còn khả năng canh tác và làm tăng diện tích đất bị hoang mạc
hóa. Biểu hiện của sự thoái hóa là xói mòn đất. Nó ảnh hưởng rất lớn đến nông nghiệp
như: bị mất lớp đất mặt để canh tác, đây là lớp đất giàu chất dinh dưỡng, và đất sẽ trở nên
bạc màu, nghèo và xấu đi. Ảnh hưởng tiếp theo là nó làm cho môi trường sinh thái bị hủy
hoại. Đất bị mất lớp phủ bề mặt dễ bị thiêu đốt dưới nắng, khô nước và dẫn đến tình trạng
đá ong hóa, hoang mạc hóa. Bên cạnh đó, việc mất thảm phủ mặt đất, lượng nước thấm
vào lòng đất giảm thiểu, hạn hán xảy ra mạnh hơn. Do lũ lụt ngày càng nhiều, mức độ xói
mòn càng mạnh, cho nên nước ta được xếp vào nước có độ thoái hóa đất cao trên thế
giới. Sự suy thoái đất canh tác, sự suy thoái chất lượng đất do xói mòn, rửa trôi, khô hạn,
sạt lở, phèn hóa và sa mạc hóa đang làm cho khoảng 50% trong số 33 triệu ha đất tự
nhiên của nước ta đang trong tình trạng bị sa mạc hóa. Có đến 13 triệu ha đất bị suy thoái
thành đất trống, đồi trọc, trong đó, có nhữn diện tích bị trơ sỏi đá và có khoảng 1,5 triệu
ha mất khả năng sinh sản.
Việc lạm dung hóa chất và thuốc trừ sâu trong canh tác nông nghiệp, canh tác
không đúng kỹ thuật đang gây ô nhiễm và suy thoái nhiều vùng đất trên phạm vi cả nước.
Theo kết quả quan trắc môi trường cho thấy, một số vùng đất nông nghiệp bị ô nhiễm
như là ở vùng trồng rau Thành phố Hồ Chí Minh, vùng rau Hóc Môn hàm lượng chì
trong tầng đất mặt đạt 89 mg/kg, vượt ngưỡng cho phép; vùng Thanh Trì, Từ Liêm (Hà
Nội).
Ở nước ta có hai nơi tập trung nhiều khu sản xuất lớn, đó là Hà Nội và Thành phố
Hồ Chí Minh, do có mật độ dân số khá cao nên dễ dẫn đến tình trạng đất bị ô nhiễm. Hà
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
14
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
Nội với diện tích 4.300 ha, nhưng chỉ có 120 chỗ tập trung rác. Mỗi ngày, ở Hà Nội có
2000 tấn rác, 200 tấn chất thải, 400.000 m3 nước thải công nghiệp… Thành phố Hồ Chí
Minh là thành phố đông dân nhất nước, vì thế, mỗi ngày sản sinh ra 3000 tấn rác, trong
đó có từ 80 đến 100 tấn rác của các bệnh viện. Chính do những yếu tố này, đất không
những bị mất lớp mặt do ô nhiễm mà lòng đất đã trở thành nơi chôn cất các chất thải
công nghiệp, chất thải sinh hoạt, xác chết động vật do dịch cúm…
Nhìn chung, sự suy thoái và ô nhiễm môi trường đất ở nước ta giai đoạn hiện nay
đang diễn ra theo chiều hướng xấu. Có thể nói, với sự tác động ngày càng mạnh mẽ của
con người, đất đã và đang bị thoái hóa và ô nhiễm nghiêm trọng. Thế cho nên, để tăng
cường bảo vệ, cải tạo, phục hồi và bồi bổ tài nguyên đất, pháp luật Việt Nam đã có những
quy định chặt chẽ về vấn đề này.
1.2.4. Hiện trạng tài nguyên rừng
Vốn được mệnh danh là “lá phổi” của trái đất, rừng có vai trò rất quan trọng trong
việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta. Bởi vậy,
bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành một nội dung, một yêu cầu không
thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện
nay nhằm bảo vệ môi trường sống đang bị hủy hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ
yếu là cũng do chính hoạt động của con người gây ra.
Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng bốn thập niên trở lại đây,
50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo tính toán của
các chuyên gia của Tổ chức nông – lương thế giới (FAO) thì hàng năm có tới 11,5 triệu
hecta rừng bị chặt phá và bị hỏa họa thiêu trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng
trồng mới chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu hecta. Rừng nguyên sinh đã bị tàn phá, đất đai bị xói mòn
dẫn tới tình trạng sa mạc hóa ngày càng gia tăng. Nhiều loài động – thực vật, lâm sản quý
bị biến mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ
dần dân bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy mô lớn đã làm
tổn thương “lá phổi” của tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng,
ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người và đời sống động, thực vật, v.v..
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng vào loại
thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng/ người, trong khi mức bình quân của
thế giới là 0,97 ha/người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có
khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và
khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời
kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực
hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng,
“phủ xanh đất trống đồi núi trọc” nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
15
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu hecta, rừng
trồng tăng 0,4 triệu hecta.
Công tác quản lý, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động tích
cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng tập trung nhằm
cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Chẳng hạn, vùng Đông bắc Trung du Bắc bộ đã trồng
300 nghìn hecta rừng nguyên liệu công nghiệp, Bắc Trung bộ có 70 nghìn hecta rừng
thông. Ngoài ra, hơn 6 triệu hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được
quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học; có
tới 27 vườn quốc gia và hơn 50 khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng, quy hoạch và
quản lý… Trong 10 năm qua, hàng năm giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt xấp xỉ 6.000 tỷ
đồng, chiếm 5-7% giá trị sản lượng nông, lâm thủy sản.
Mặc dù, có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như trong bảo
vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song, nhìn chung chất lượng rừng ở nước ta hiện
nay vẫn còn rất thấp, rừng nước ta đã ít mà trong đó năng suất rừng trồng lại thấp. Đặc
biệt, nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những nguy cơ nghiêm trọng
như: bị hủy hoại, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa dạng sinh học của rừng. Hậu quả
khôn lường của những vụ tàn phá rừng trước đây và gần đây nhất là thảm họa cháy rừng
U Minh (3/2002), đã khiến cho gần 8 nghìn hecta rừng U Minh Thượng và U Minh Hạ
bỗng chốc trở thành đông tro tàn, đã thực sự là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với
chúng ta trong nhiệm vụ bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi
trường sống – chiếc nôi nuôi dưỡng sự sống của con người – nói chung.
Có thể nói, Rừng U Minh bao gồm những cánh rừng tràm bạt ngàn chạy dọc theo
bờ rìa Vịnh Thái Lan thuộc hai tỉnh Kiên Giang và Cà Mau hiện nay, trong đó phần thuộc
Kiên Giang được gọi là U Minh Thượng, còn phần thuộc Cà Mau là U Minh Hạ. Rừng U
Minh được xếp vào hệ sinh thái rừng ngập lợ với một hệ động – thực vật rất phong phú,
gồm hàng trăm loài quý hiếm; có nhiều loài đã được liệt vào danh sách đỏ có nguy cơ
tuyệt chủng, như rái cá lông mũi (Lutra Sumatrana) cực kỳ quý hiếm, rất khó tìm thấy
trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, U Minh còn nổi tiếng với những loài chim muông,
thú rừng như trăn, tê tê, rắn, rùa, lợn rừng, ong mật. Dưới lòng đất U Minh còn tàng trữ
hàng tỷ mét khối than bùn được trầm tích hàng ngàn năm từ thân lá cây tràm và các loài
cây khác.
Theo số liệu thống kê vào khoảng những năm 30 của thế kỷ 20, chỉ riêng rừng U
Minh Thượng có diện tích là 142.000 ha với địa hình sông rạch chằng chịt. Trong thời kỳ
kháng chiến chống Mỹ, mặc dù rừng U Minh Thượng bị tàn phá bởi chất độc hóa học,
bom napan, bom phát quang của Mỹ… nhưng đến năm 1975 (sau hơn 40 năm), diện tích
rừng ở đây vẫn còn hơn 100.000 ha, trong đó, có hơn 20.000 ha rừng già. Chỉ 3 năm sau
(1978), trước sự “tấn công” của con người, rừng U Minh Thượng chỉ còn khoảng 22
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
16
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
nghìn hecta. Đến khi được qui hoạch thành Vườn quốc gia vào đầu năm 2002, thì chỉ còn
8.053 ha rừng, trong đó, chỉ có khoảng 45% là rừng tràm nguyên sinh. Vậy mà, nó vẫn
phải trải qua “thảm họa” khởi đầu vào ngày 24/3/2002 vừa qua. Thảm họa này lại xóa sổ
ngót 2.500 ha rừng tràm, mà chủ yếu là rừng nguyên sinh. Những con số đó cho thấy sự
“teo” lại một cách khủng khiếp của rừng U Minh Thượng trong suốt 100 năm qua. Khi
rừng U Minh Thượng ngày càng bị thu hẹp lại, thì, một điều đương nhiên là các loài sinh
vật, hệ sinh thái cũng bị dồn đến chân tường của nguy cơ hủy diệt. Theo các nhà nghiên
cứu, giống rái cá lông mũi cực kỳ quý hiếm ở U Minh Thượng đã phải tỏa ra các vùng
đệm, nơi có cư dân sinh sống để kiếm ăn, cho nên nguy cơ bị săn bắt, bị tiêu diệt ngày
càng cao.
Tình cảnh của rừng U Minh Hạ từ sau năm 1975 cũng rất đáng được báo động
nguy hiểm. Các vụ cháy rừng khủng khiếp và cuộc “tấn công” rừng từ phía con người
trong những năm 70 – 80 của thế kỉ XX đã khiến diện tích rừng U Minh Hạ thu hẹp chưa
từng thấy. Năm 1977, rừng U Minh Hạ bị cháy trụi trên diện tích 21 nghìn hecta. Năm
1983, vụ cháy lịch sử kéo dài ròng rã 3 tháng trời đã biến 28 nghìn hecta rừng U Minh Hạ
thành đống tro tàn, hơn 30 nghìn hecta rừng bị cháy. Suốt thời gian đó, U Minh Hạ và
các vùng lân cận hầu như không thấy ánh mặt trời do khói bụi dày đặc, môi trường khu
vực bị ô nhiễm nặng. Trong vòng 10 năm qua (1991 – 2001), diện tích rừng tràm U Minh
Hạ tiếp tục mất đi khoảng 20 nghìn hecta do hỏa hoạn, như vậy tính trung bình cứ mỗi
năm U Minh Hạ bị thiêu cháy 2 nghìn hecta. Cho đến thời điểm này, rừng tràm U Minh
Hạ chỉ còn khoảng 39 nghìn hecta, nhưng phần lớn là rừng tái sinh và trồng mới. Cũng
cần nhấn mạnh rằng, những cánh rừng tràm bạt ngàn đầy tính huyền thoại của U Minh
xưa, không bị hủy hoại, bị biến mất do hỏa hoạn mà còn do hậu quả tai hại của nạn chặt
phá rừng bừa bãi để trồng rẫy, trồng lúa, nuôi tôm và nạn lâm tặc hoành hành. Tuy chưa
có số liệu thống kê cụ thể, nhưng theo nhiều ý kiến thì những thiệt hại của sự tàn phá
rừng từ những lý do nêu trên có lẽ cũng không thua kém là bao so với những thảm họa
cháy rừng. Tổng diện tích rừng U Minh (gồm U Minh Thượng và U Minh Hạ) sau thảm
họa cháy vừa qua chỉ còn lại khoảng 60 nghìn hecta – một con số nhỏ nhoi so với diện
tích hơn 200 nghìn hecta vốn có của nó 50 năm trước. Sự thay đổi nay đang bào mon,
hủy hoại hệ sinh thái rừng ngập nước U Minh, dẫn đến những hệ lụy khó lường đối với
môi trường khu vực các tỉnh lân cận cũng như cả nước, ảnh hưởng tiêu cực nặng nề đến
sự phát triển kinh tế - xã hội trước hết là của hai tỉnh Kiên Giang và Càu Mau. Với tốc độ
hủy hoại nhanh như gần 30 năm qua, nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, thì
rừng U Minh rất có thể sẽ biến mất thực sự và chỉ còn lại trong những câu chuyện kể
huyền thoại đối với các thế hệ tương lai.
Nói tóm lại, việc bảo vệ, khai thác và phát triển tài nguyên rừng là rất cần thiết,
chúng ta phải hoàn chỉnh và thực thi ngay một chiến lược đồng bộ, có tính khả thi về tài
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
17
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
nguyên rừng. Điều quan trọng nhất vẫn là có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, vì lẽ ấy,
Quốc hội đã ban hành luật Bảo vệ và Phát triển rừng vào năm 2004.
1.2.5. Hiện trạng chất thải rắn ở nước ta hiện nay
Chất thải được định nghĩa chung nhất là các dạng vật chất cụ thể ở thể rắn, lỏng
khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác
(Khoản 10, Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường năm 2005). Có thể nói, chất thải là nguồn
chính gây ra ô nhiễm môi trường. Chất thải có thể được nhận biết dưới các dạng sau đây:
+ Căn cứ vào tính chất của chất thải, chất thải được chia ra: chất thải rắn, chất thải
lỏng, chất thải khí ở dạng mùi, phóng xạ, và các dạng hỗn hợp.
+ Căn cứ vào nguồn phát sinh chất thải, chất thải được chia thành: chất thải sinh
hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải y tế.
+ Căn cứ vào mức độ tác động của chất thải tới môi trường xung quanh, chất thải
được chia thành chất thải thông thường và chất thải nguy hại. Theo khoản 11, Điều 03,
Luật bảo vệ môi trường năm 2005, thì chất thải nguy hại là chất thải chứa chất yếu tố độc
hại, phóng xạ, dễ cháy, dễ nổ, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm, gây ngộ độc hoặc đặc tính nguy
hại khác.
Pháp luật hiện hành nghiêm cấm các hành vi xả thải các loại chất thải tại Điều 07
Luạt bảo vệ môi trường năm 2005.
Như đã biết, rác là sản phẩm tất yếu của cuộc sống. Càng ngày con người càng tạo
ra nhiều rác hơn, với những thành phần phức tạp hơn. Rác còn là một vấn đề môi trường,
nhất là ở các thành phố lớn, cùng với mức sống của nhân dân ngày càng được nâng cao,
thì rác thải cũng ngày càng nhiều. Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề nóng bỏng của các
thành phố trên thế giới không chỉ riêng ở nước ta.
Theo số liệu thống kê của Bộ Xây dựng, hiện nay, tổng lượng chất thải rắn sinh
hoạt phát sinh trong toàn quốc khoảng 12,8 triệu tấn/năm, trong đó, khu vực đô thị (từ
loại 4 trở lên) là 6,9 triệu tấn/năm (chiếm 54%), lượng chất thải rắn còn lại tập trung ở
các xã, thị trấn. Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2010 sẽ vào
khoảng 12 triệu tấn/năm và đến năm 2020 tăng lên gần 22 triệu tấn/năm. Những ngành
phát sinh nhiều chất thải rắn đã xác định là, chế biến thực phẩm với khoảng 37.000
tấn/năm; chế biế gỗ gần 8.000 tấn/năm. Mỗi ngày, tại các đô thị và khu vực công nghiệp
thải ra trên 20.000 tấn chất thải rắn nhưng chỉ thu gom và đưa ra các bãi chứa được trên
60%.
Đến nay, mới chỉ có 12 trên 64 tỉnh, thành có bãi chôn rác hợp vệ sinh, hầu hết
chất thải rắn sinh hoạt tại các đô thị Việt Nam được xử lý chủ yếu bằng phương pháp
chôn lấp, trong đó, chỉ có khoảng 15% bãi chôn lấp chất thải rắn đảm bảo tiêu chuẩn hợp
vệ sinh, còn lại đều là các bãi rác lộ thiên hoặc đổ tự nhiên tại các bãi rác tạm. Chỉ có một
số ít bãi chôn lấp rác mới xây dựng gần đây được thực hiện theo quy hoạch đô thị đã phê
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
18
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
duyệt. Đa số các bãi rác được xây dựng trước đây đều không có quy hoạch, lựa chọn địa
điểm. Trên thực tế, hầu hết các địa phương đều chưa có quy hoạch cụ thể vị trí bãi rác
cho các thị trấn và cụm dân cư. Rác sau khi thu gom không được xử lý, chôn lấp đúng
quy định mà chỉ đơn giản là gom lại để tập trung một chỗ. Thậm chí, hiện tượng vứt rác
bừa bãi xuống kênh mương, sông, hồ ở các vùng nông thôn đang diễn ra phổ biến, gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng, đặc biệt đối với nguồn nước phục vụ sinh hoạt và sản
xuất. Và, một vấn đề gây “đau đầu” hiện nay, là chất thải từ các bệnh viện. Hàng ngafym,
tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Chấn thương chỉnh hình… ở Thành phố
Hồ Chí Minh đã thải ra một lượng rác khổng lồ nhưng phần lớn là chưa qua xử lý. Thậm
chí, các bệnh viện còn đưa các bệnh phẩm thải ra chung với các loại rác sinh hoạt. Điều
đáng nói ở đây là, do tình trạng dễ dãi trong quản lý và xử lý chất thải y tế khiến loại rác
thải này bị tư nhân hoặc cơ quan mua phế liệu thu gom nhằm tái chế, nên dễ gây nguy cơ
lây truyền dịch bệnh nguy hại cho sức khỏe con người.
Hơn nữa, Việt Nam là một quốc gia đang “nhức nhối” vì tình trạng rác thải ứ động
không sao xử lý hết, do các loại rác thải đổ vào nước ta với đủ các loại: sắt, thép, tole,
giấy vụn, nilon, các vật dụng hư hỏng bằng nhựa, vỏ chai, bình ắc quy cũ, vỉ mạch điện
tử, thậm chí có cả bình đựng thuốc trừ sâu, vật dụng chứa hóa chất độc hại nguy hiểm.
Điển hình là, năm 2005, vụ 14 doanh nghiệp (chủ yếu ở Hải Phòng và Quảng Ninh) nhập
khẩu qua Cảng Hải Phòng 347.263 tấn ắc quy chì cũ. Năm 2006, thì vụ nhập khẩu 46
container thiết bị văn phòng đã qua sử dụng tại Cảng Hải Phòng. Gần đây, thì tại khu vực
Đồng Bằng Sông Cửu Long, rác lậu đổ về Việt Nam theo tuyến biến giới Tây Nam. Rác
chảy từ Campuchia về Việt Nam không chỉ bằng đường bộ mà trên các Sông, rạch sát
biên giới rác cũng đang ngày đêm chảy về Việt Nam với số lượng lớn, các ngành chức
năng hầu như không thể kiểm soát được. Nếu như, tại An Giang, rác lậu được nhập ồ ạt
chủ yếu qua kinh Vĩnh Tế, thì, tại Đồng Tháp, ghe chở phế liệu từ phía Prey Veng xuôi
sông Sở Thượng qua Hồng Ngự, Tân Hồng rồi trung chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh.
Một số tiếp tục theo sông Tiền đi tới các điểm tập kết khác.
Ở Việt Nam, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế với tốc độ như hiện nay, thì lượng
chất thải phát sinh từ các hộ gia đình, các xí nghiệp, và bệnh viện đã tăng lên nhanh
chóng. Việc quản lý chất thải là một thách thức đối với Việt Nam, vì chi phí cho hoạt
động này là rất lớn, bên cạnh đó, các công nghệ xử lý chất thải vẫn còn hạn chế nhất định
như cũ kỹ, lạc hậu, thế nhưng, nó vẫn chưa được chú trọng nghiên cứu, đầu tư. Thêm vào
đó, là công tác quản lý rác thải ở nước ta vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém, đó là việc thu
gom và vận chuyển các chất thải rắc, chất thải độc hại trên địa bàn các tỉnh, nhất là tại
các khu vực công nghiệp và các đô thị lớn vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, chỉ mang tính
đối phó tạm thời, đây là nguyên nhân chủ yếu gây ảnh hưởng xấu đến cảnh quan đô thị
và sức khỏe cộng đồng. Để thực hiện tốt công tác quản lý và xử lý rác thải đòi hỏi phải có
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
19
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật về điều hành chỉnh và xử lý vi phạm đối với hành vi
xả rác, thải các loại chất thải. Đây là, một tất yếu nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại phát
triển.
1.2.6. Hiện trạng ô nhiễm môi trường tại các khu công nghiệp
Tính đến cuối năm 2007, cả nước ta có 154 khu công nghiệp và khu chế xuất đang
hoạt động. Trong đó, vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có hơn 60 khu công nghiệp –
khu chế xuất. Công nghiệp không những cung cấp hầu hết những tư liệu sản xuất, xây
dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật cho tất cả các ngành kinh tế mà còn tạo ra các sản phẩm
tiêu dùng có giá trị, góp phần phát triển nền kinh tế và nâng cao trình độ văn minh của
toàn xã hội. Tuy nhiên, chất thải phát sinh từ những ngành công nghiệp đã và đang từng
bước đe dọa nghiêm trọng đến môi trường làm cho môi trường ngày càng ô nhiễm, suy
thoái, nhiều chỉ tiêu môi trường đã vượt tiêu chuẩn cho phép và thật sự đáng báo động.
Ở Khu vực Thành phố Hồ Chí Minh:
Hầu hết các ban quản lý khu công nghiệp – khu chế xuất và các doanh nghiệp hoạt
động trong khu vực này đều nắm rõ quy định về việc xây khu xử lý chất thải, tuy nhiên,
không phải nơi nào cũng thực hiện nghiêm túc. Tại Thành phố Hồ Chí Minh, hiện có 13
khu công nghiệp – khu chế xuất với 910 doanh nghiệp đang hoạt động, trong đó có 6 khu
công nghiệp – khu chế xuất có nhà máy xử lý nước thải tập tủng đang hoạt động, đó là:
Tân Thuận, Linh Trung 1, Linh Trung 2, Lê Minh Xuân, Tân Tạo và Tân Bình nhưng chỉ
có 3 nơi có hệ thống thu gom nước thải hoàn chỉnh 100% doanh nghiệp đã đấu nối nước
thải vào hệ thống thu gom. Các khu công nghiệp còn lại do việc xây dựng cơ sở hạ tầng
ban đầu không đồng bộ nên việc thu gom toàn bộ nước thải để xử lý cũng chưa hoàn
chỉnh. Một số doanh nghiệp có xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý nước thải
nhưng trong quá trình hoạt động không vận hành liên tục hoặc chỉ vận hành theo kiểu đối
phó như khu công nghiệp Tân Phú Trung (Củ Chi) tình trạng ô nhiễm nguồn nước kênh,
rạch trên địa bàn thành phố ngày càng nặng và lan ra diện rộng. Cụ thể, kênh Thầy Cai và
kênh An Hạ (Củ Chi), kênh B và kênh C (huyện Bình Chánh), kênh Bà Búp và kênh Trần
Quang Cơ (Hóc Môn)… nước có màu nâu đen, mùi hôi rất nặng, nhiều chỉ tiêu đều vượt
chuẩn cho phép.
Riêng trường hợp các doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường tại khu công nghiệp
Lê Minh Xuân (Bình Chánh), mặc dù nước thải phát sinh từ hoạt động sản xuất và sinh
hoạt của các doanh nghiệp đã được thu gom và đưa về nhà máy xử lý nước thải tập trung
nhưng vẫn còn hiện tượng ô nhiễm nguồn nước ở Kênh 6 và Kênh 8. Việc gây ô nhiễm
tại một nhà máy ở công nghiệp Lê Minh Xuân đã làm cho 2,5 ha hoa màu của người dân
bị bạc màu, nhiều ruộng lúa chết. Tình trạng nước thải đưa qua xử lý đã thải ra kênh rạch
làm cho môi trường của các kênh rạch không còn màu xanh nữa mà chuyển sang màu
đen, nặng mùi hôi, hiện tượng trắng lá cây tại khu vực này vẫn tái diễn.
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
20
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
Ở Khu vực Đồng Nai:
Đồng Nai là tỉnh có nhiều khu công nghiệp nhiều nhất nước và đang diễn ra quá
trình đô thị hóa mạnh mẽ. Đến nay, khối lượng chất thải rắn trên địa bàn tỉnh đã tăng 6
lần so với 2001, trong đó, chất thải rắn công nghiệp không nguy hại là 140.000 tấn/năm,
chất thải rắn công nghiệp nguy hại khoảng 20.000 tấn/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ chất thải rắn
công nghiệp được thu gom và xử lý mới đạt 50 – 60%; chất thải rắn công nghiệp nguy
hại chỉ đạt 15 – 20%, tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Lượng nước thải từ các khu công
nghiệp như: Nhơn Trạch 1, Nhơn Trạch 2, Nhơn Trạch 3, Gò Dầu… đã gây ô nhiễm
nặng cho sông Thị Vải.
Theo kết quả kiểm tra của Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cho thấy,
trong 13 khu công nghiệp có nguồn thải lớn hơn 57.000 m 3/ngày đêm thì chỉ gần 20.000
m3 được xử lý tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung của các khu công nghiệp, khu
công nghiệp Nhơn Trạch 1 đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung nhưng đang
trong giai đoạn vận hành thử nghiệm và mới chỉ xử lý được 1.500 m 3/ngày, nước thải qua
xử lý vẫn có tổng Coliform vượt 2.600 lần, khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 có hai cống
thoát nước chính ra cống Lò Rèn và Rạch Miễu đổ ra sông Thị Vải. Phân tích mẫu nước
thải của khu công nghiệp tại cống Lò Rèn cho thấy, hàm lượng các chất Cyanua vì vi
khuẩn khá cao, trong đó hàm lượng Coliform vượt tiêu chuẩn 9.200 lần.
Ở Khu vực Bình Dương:
Tính đến tháng 6/2008, Ban quản lý các khu công nghiệp Bình Dương được giao
quản lý 24 khu công nghiệp, trong đó chỉ có 4 trên 10 khu công nghiệp có nhà máy xử lý
nước thải đang hoạt động, tuy nhiên chưa thực hiện đấu nước thải vào nhà máy xử lý
nước thải tập trung như: Sóng Thần 1, Sóng Thần 2, Đồng An, Tân Đông Hiệp B. Số còn
lại đang trong quá trình xây dựng hoặc mới có dự án. Riêng khu công nghiệp Bình An đã
cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng nhưng lại không xây dựng hệ thống thu gom nước thải.
Bên cạnh đó, cũng có khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập
trung lớn như VSIP, khu công nghiệp này đã đưa vào hoạt động nhà máy xử lý nước thải
đạt loại A theo tiêu chuẩn nước thải công nghiệp Tiêu chuẩn Việt Nam 5945 – 1995.
Việc phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp – khu chế xuất trong vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đã thải ra một lượng lớn nước thải, khí thải, chất thải rắn và chất
thải rắn nguy hại đã đe dọa nghiêm trọng môi trường sống. Khu vực này đã và đang bị
khai thác quá tải dẫn đến suy thoái đáng kể tài nguyên và môi trường, lo ngại nhất là rừng
đầu nguồn, đất, … chất lượng và trữ lượng nước, tài nguyên khoáng sản, đa dạng sinh
học.
1.3. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
1.3.1. Sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường đối với con người
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
21
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm có khoảng 150.000 người tử vong
do biến đổi khí hậu liên quan đến các khu vực châu Á – Thái Bình Dương…, đáng chú ý
là, một nửa trong số này tập trung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Theo WHO,
sức khỏe là một trong những lĩnh vực bị tác động nhiều nhất của biến đổi khí hậu. Sự
nóng lên của Trái đất đã được các chuyên gia khí tượng cảnh báo, chính trí nóng lên này
đã kéo theo nhiều dịch bệnh. Chẳng hạn, nắng nóng sẽ làm muỗi sinh sôi nảy nở mà
muỗi chính là mầm bệnh của bệnh sốt rét. Hay nhiệt độ tăng cao và mưa lớn trái quy luật
là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sốt xuất huyết tăng cao đột biến ở
châu Á, trong đó có Việt Nam. Biến đổi khí hậu cũng làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh ở
người già, trẻ em Việt Nam. Trong thời gian qua, đã có nhiều dịch bệnh nguy hiểm mới
xuất hiện như SARS, H5N1… Có thể nói, Việt Nam là 1 trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng
mạnh nhất của khu vực vốn được coi là có nguồn nước dồi dào như Đồng bằng sông
Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long…
Từ các ô nhiễm như: ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, …
chúng sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống của con người. Chẳng hạn, việc lợi dụng nước thải
để tưới ruộng gây ô nhiễm đất, ảnh hưởng tới người và gia súc có ở mọi quốc gia. Sự
kiện “Cadimi” xảy ra ở Nhật Bản năm 1955 là một ví dụ. Nông dân ở vùng núi Phú Sĩ
một thời gian dài đã sử dụng nước thải của một nhà máy luyện kẽm gần đó để tưới ruộng,
Cadimi chứa trong nước thải tích lũy dần trong lúa gạo ở khu vực này. Hậu quả là những
người nông dân bị chứng đau nhức các khớp xương, 34 người chết, 280 người tàn phế.
Cùng với sự tăng lên về số lượng sử dụng phân hóa học thì, độ sâ và độ rộng của loại ô
nhiễm này ngày càng nghiêm trọng. Vì số lượng lớn nông dược tích lũy trong đất, đặc
biệt là các thuốc có chứa các nguyên tố như chì, asen, thủy ngân… có độc tính lớn, thời
gian lưu lại trong đất dài, có loại nông dược thời gian lưu trong đất tới 10 đến 30 năm,
những loại nông dược này có thể được cây trồng hấp thu, tích lũy trong quả, lá rồi vào cơ
thể người và động vật qua thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ô nhiễm đất không những ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và chất lượng
nông sản, mà còn thông qua lương thực, rau quả… ảnh hưởng gián tiếp tới sức khỏe con
người và động vật. Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm
tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trông, vật nuôi và gián tiếp gây tác
hại tới sức khỏe con người.
Hiện nay, do sử dụng quá nhiều hóa chất trong nông nghiệp nên tình hình ngộ độc
thực phẩm do các hóa chát độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và
có nhiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục An toàn vệ sinh thực phẩm trong 6
tháng đầu năm 2008, cả nước đã xảy ra 106 vụ ngộ độc thực phẩm với trên 4.700 người
mắc, trong đó 43 trường hợp tử vong. Tình hình ô nhiễm môi trường nước cũng đang
gióng lên hồi chuông báo động, nhất là tại các đô thị lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh,
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
22
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
Hà Nội, tại các lưu vực sông… đang từng ngày đe dọa đến sức khỏe của hàng chục triệu
người dân. Theo nghiên cứu, mỗi người, mỗi ngày cần khoảng 20 lít nước ngọt để ăn,
uống. Ngoài ra, cần từ 50 đến 150 lít nước sinh hoạt. Dân số ngày thì một tăng, nông
nghiệp ngày một phát triển vì thế tài nguyên nước ngày càng khan hiếm và ngày càng bị
ô nhiễm nặng nề hơn. Các nhà khoa học cho biết, trong nguồn nước ô nhiễm thường có
các loại vi khuẩn, virus từ chất bài tiết của con người, ngoài ra, còn có kim loại nặng và
các hợp chất hữu cơ từ sản xuất công nghiệp. Con người bị nhiễm độc có thể do uống
phải nước hoặc ăn thức ăn bị nhiễm độc. Các loại thủy sản cũng có thể bị nhiễm chất độc
trong nước do thịt chúng tích tụ các chất độc hại và gây hại cho người ăn phải thịt bị
nhiễm độc. Ngay cây trồng cũng có thể bị nhiễm chất độc nếu tưới bằng nước nhiễm độc.
Hậu quả đối với sức khỏe con người là gây hại đến hệ thống tiêu hóa, bệnh đường ruột.
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ô nhiễm nước là một trong các nguyên
nhân chính gây tử vong từ yếu tố môi trường. Theo đó, các nước thải sinh hoạt không
được xử lý mà quay trở lại vòng tuần hoàn của nước, do đó, bệnh tật dễ có điều kiện để
lây lan và tiếp tục gây ô nhiễm môi trường, dễ dẫn đến một loạt bệnh như: tả, thương hàn,
kiết lỵ, viêm gan A và bệnh giun sán. Theo dự đoán của WHO mỗi năm có khoảng 1,5
triệu người bị chết liên quan đến nước thải không được xử lý.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam, trên lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai có rất nhiều dòng thải mà trong thành phần của chúng có chứa các chất nguy
hại như các axit ba-zơ, các kim loại nặng như: Hg, Pb, Zn, Cr, Ni…, thuốc bảo vệ thực
vật, vi trùng gây bệnh…Nếu các dòng thải này không được kiểm soát và quản lý tốt thì
khả năng gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường, nguồn nước và sức khỏe con người là rất
lớn. Theo báo cáo của Bộ Y tế, năm 2007, Việt Nam có gần một triệu người dân nông
thôn bị bệnh tiêu chảy, trong đó hơn 3.000 trường hợp mắc bệnh thương hàn do sử dụng
nước sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh.
Hiện nay, ô nhiễm không khí cũng là một trong các vấn đề đang được quan tâm,
chú trọng, vì ô nhiễm không khí không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà còn làm tăng nguy cơ
đau tim và suy giảm mạch máu. Một kết quả phân tích gần đây của Trung tâm phân tích
thí nghiệm Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy lượng benzen trong không khí tại các trục
giao thông chính của thành phố đã lên đến mức báo động đỏ với nồng độ benzen trung
bình là 33,6 microgam/m3, cao gấp 6,72 lần tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế thế giới là 5
microgam/m3. Các nhà khoa học cho rằng nếu dựa vào kết quả này thì nguy cơ mắc bệnh
bạch cầu đối với những người luôn hít thở không khí tại Thành phố Hồ Chí Minh có thể
cao gấp 5,4 lần so với những khu vực khác. Điều đó cũng giải thích vì sao tại các bệnh
viện chuyên ngành, số người mắc các bệnh ung thư luôn tăng ở cấp số cộng. Là một
thành phố có số dân chiếm đến 1/10 dân số cả nước đang phải đối mặt từng ngày, từng
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
23
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
giờ với một nguồn khí “bẩn” thì sự tiên liệu về sức lao động ngày càng giảm sút, đây là
điều rất đáng để quan tâm và cần khẩn cấp có giải pháp khắc phục.
Theo đó, thì sự ảnh hưởng của rác thải cũng tác động tiêu cực đến sức khỏe con
người. Trong nhiều đô thị của ta hiện nay có rất nhiều ao tù nước đọng, bẩn thỉu và bốc
lên mùi hôi hám rất khó chịu. Chính do, các hành vi thiếu ý thức, vứt rác bừa bãi của
người dân đô thị và hậu quả là làm mất đi vẻ mỹ quan của đô thị, làm giảm sức khỏe con
người. Tác hại đầu tiên là, rác thải gây ô nhiễm môi trường nước mà đây là nguyên nhân
chính gây ra các bệnh như: tiêu chảy, thương hàn, viêm gan A, giun, sán. Các bệnh này,
gây suy dinh dưỡng, làm thiếu máu, kém phát triển, tử vong, nhất là trẻ em. Thêm vào
đó, khi con người thải ra các chất hữu cơ, xác chết động vật sẽ qua những trung gian
bệnh và gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm, có thể trở thành dịch bệnh. Ví dụ: bệnh dịch tả,
dịch hạch. Từ những phân tích nêu trên, có thể nói rằng, những tác động tiêu cực đến môi
trường tự nhiên, khai thác thiên nhiên một cách cạn kiệt, vừa xài, vừa hủy, vứt rác bừa
bãi thì trong tương lai gần con người phải đối diện với những thách thức vô cùng khó
khăn, nan giải.
1.3.2. Sự cần thiết phải bảo vệ môi trường
Để chặn đứng những thảm họa do ô nhiễm môi trường gây ra hiện nay, đang thật
sự là vấn đề khó đối với hầu hết các nước châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bởi
lẽ, những yếu tố gây tác hại môi trường cũng chính là những động lực giúp châu Á đạt
được sự phát triển “thần tốc”, đưa hơn 270 triệu người dân ở đây vượt khỏi những đói
nghèo trong vòng 15 năm qua. Có thể nói, kinh tế tăng trưởng cũng đồng nghĩa với sản
xuất được mở rộng tình trạng thất nghiệp được đẩy lùi, đời sống của người dân được cải
thiện. Nhưng điều này cũng có nghĩa là khí độc hại, rác, nước bẩn được thải ra môi
trường nhiều hơn, rừng bị khai thác cạn kiệt, nguồn nước sạch bị ô nhiễm bởi chất độc
hóa học do sản xuất công nghiệp, đất đai thì càng bị bạc màu do canh tác quá mức. Đó là
mâu thuẫn ở gốc độ quốc gia, còn nếu xét về góc độ của người dân, thì mâu thuẫn cũng
khá phức tạp. Như chúng ta đã biết, khi con người ta giàu lên thì muốn được sốn trong
một môi trường trong sạch, có lợi cho sức khỏe và gây sức ép yêu cầu Chính phủ của họ
phải cải tạo môi trường. Nhưng mặt khác, cũng chính những người giàu này muốn sử
dụng nhiều tiện nghi hiện đại, vốn thường là các sản phẩm công nghiệp (như là xe hơi, tủ
lạnh, máy lanh, …), mà việc sản xuất ra chúng cũng như việc sử dụng đều không tránh
khỏi những tình trạng gây ô nhiễm môi trường, như hiệu ứng nhà kính, thủng tần ôzôn,
biến đổi khí hậu,…
Việt Nam với dân số 84,2 triệu người, trong đó có 61,4 triệu người sống ở khu vực
nông thôn và 22,8 triệu người sống ở thành thị, thì chỉ có 50% số hộ gia đình ở nông thôn
tiếp cận với nức sạch và thành thị là 92%. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới trong báo
cáo nghiên cứu “Tác động kinh tế của vệ sinh môi trường ở Việt Nam” hồi tháng 02 năm
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
24
SVTH: VÕ NGỌC THANH
Đề tài luận văn: “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường: thực trạng và giải pháp”
2008, cho biết, thiệt hại về tài chính ở Việt Nam (dưới dạng các khoản chi phí hoặc thu
nhập bị mất do vệ sinh môi trường kém gây ra) trung bình tương đương khoảng 0,5%
tổng sản phẩm quốc dân (GDP) hàng năm, tức khoảng 290 triệu đô la Mỹ, và tổn thất về
kinh tế nói chung bằng 1,3% GDP, tức 780 triệu đô la Mỹ. Trong tổng thiệt hại kinh tế do
vệ sinh môi trường kém thì thiệt hại đối với y tế là 262 triệu đô la Mỹ trên một năm, và,
được chia ra cho ba nhóm (chi phí cho chăm sóc y tế, mất sức lao động và thiệt hại về
người). Do ô nhiễm nguồn nước, mỗi năm, đất nước ta bị thiệt hại 287.3 triệu đô la Mỹ.
Theo nghiên cứu, tại Viêt Nam hàng năm có khoảng 2,3 triệu tấn phân, 46 triệu mét khối
nước tiểu và 610 triệu nước thải sinh hoạt gia đình đổ vào các nguồn nước trong đất liền,
đây là nguyên nhân gây dịch bệnh lây lan và hiện tượng khan hiếm nước sạch. Hàng
năm, Nhà nước ta phải dành ra hàng ngàn tỷ đồng để chi cho các hoạt động cải tạo môi
trường. Mới đây, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương đã quyết định chi 307 tỷ đồng
để cải tạo kênh Ba Bò.
Còn đối với các vùng ven biển ở Đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm 8 tỉnh:
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang có
bờ biển dài 736 km. Đặc trưng của vùng này là suy thoái rừng ngập mặn do phá rừng đắp
đập nuôi tôm, suy giảm tài nguyên thủy sản và đa dạng sinh học. Phong trào tự phát pháp
lúa, phá rừng đước ngập mặn để nuôi tôm, thủy sản đã khiến chúng ta phải trả giá không
chỉ ở giá trị vật chất của xã hội hiện tại, mà cả môi trường sinh thái của vùng đối với các
thế hệ tương lai.
Một thách thức lớn về môi trường mang tính toàn cầu, đó là biến đổi khí hậu, vấn
đề mà các quốc gia trên thế giới đang quan tâm lo ngại nhiều nhất. Biến đổi khí hậu gây
ra nhiều thiên tai như:bão, lũ lụt, khô hạn, xâm nhập mặn, đe dọa sự sống của các loài
sinh vật, hoat động của con người. Biến đổi khí hậu làm cho không khí ngày càng nóng
lên, mực nước sông Cửu Long, làm mất diện tích đất, giảm sản lượng lương thực, đe dọa
an ninh lương thực quốc gia.
Nước ta đã và đang phải đối mặt với nhiều thách thức ngày càng tăng trong công
tác bảo vệ môi trường. Áp dụng do dân số tăng, phát triển công nghiệp và hội nhập kinh
tế quốc tế đòi hỏi tiêu thụ ngày càng nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng. Phát
triển công nghiệp hóa đang gây ô nhiễm môi trường trầm trọng, chỉ tính riêng Hà Nội,
mỗi năm tổn thất lên tới 23 triệu USD do ô nhiễm không khí. Với tình trạng ô nhiễm môi
trường như hiện nay, thì Việt Nam, sẽ phải tốn kém rất lớn các khoản kinh phí trong
nhiều năm để giải quyết hậu quả. Thế nhưng, chúng ta không thể tách bạch kinh tế, môi
trường và phát triển xã hội. Cả ba vấn đề này đều phải đưa lên bàn cân, và phải chọn giải
pháp hữu hiệu, mang tính lâu dài, vừa có lợi cho kinh tế, vừa có lợi cho môi trường, và
cũng có lợi cho xã hội dân sinh. Muốn phát triển bền vững thì trong phát triển phải tính
đến yếu tố môi trường. Do đó, chúng ta phải phân tích sự ảnh hưởng của ô nhiễm môi
GVHD: Th.S. KIM OANH NA
25
SVTH: VÕ NGỌC THANH