Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Luận văn Thạc sĩ Luật Hiến pháp và Luật hành chính: Vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (712.98 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ THỊ KIM OANH

VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
TRẬT TỰ AN TỒN GIAO THƠNG
ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI - NĂM 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
…………/…………

BỘ NỘI VỤ
……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

VŨ THỊ KIM OANH

VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ
TRẬT TỰ AN TỒN GIAO THƠNG


ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

Chun ngành: Luật Hiến pháp và Luật hành chính
Mã số: 8 38 01 02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI

HÀ NỘI - NĂM 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
cơng bố trong bất cứ cơng trình nào khác, các thơng tin trích dẫn trong luận
văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc.

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 2020
Người cam đoan

Vũ Thị Kim Oanh


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự cảm ơn sâu sắc đến người hướng dẫn khoa
học GS.TS. Phạm Hồng Thái đã tận tình hướng dẫn và đóng góp nhiều ý kiến
khoa học trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính
Quốc gia, Ban QLĐT Sau đại học cùng tồn thể các thầy, cơ giáo đã nhiệt tình

giảng dạy và tạo điều kiện cho tơi hồn thành nhiệm vụ học tập của mình.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Cơng an tỉnh Quảng Bình, Thanh tra Sở Giao
thơng vận tải tỉnh Quảng Bình và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan đã
cung cấp số liệu giúp tơi hồn thành luận văn của mình.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy giáo, cơ
giáo, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Sự động viên giúp đỡ của thầy, cơ giáo,
gia đình, bạn bè và đồng nghiệp là nguồn động viên q báu cho tơi hồn thành
luận văn này!
Hà Nội, 20 tháng 7 năm 2020
Học viên

Vũ Thị Kim Oanh


MỤC LỤC

TRANG

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1.

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VI PHẠM

PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ .... 9
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về trật
tự an tồn giao thơng đường bộ .................................................................. 9
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm pháp luật về trật
tự an tồn giao thơng đường bộ ................................................................ 13
1.3. Các bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về trật tự an
tồn giao thơng đường bộ .......................................................................... 30

Tiểu kết Chương 1 ......................................................................................... 35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG VI PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ
AN TOÀN GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN
NAY ................................................................................................................ 36
2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến vi
phạm pháp luật về trật tự an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng
Bình ............................................................................................................. 36
2.2. Thực tiễn vi phạm pháp luật về trật tự an tồn giao thơng đường
bộ ở tỉnh Quảng Bình ................................................................................ 39
2.3. Thực tiễn phịng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an tồn giao
thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình ......................................................... 49
2.4. Nguyên nhân của hạn chế .................................................................. 62
Tiểu kết Chương 2 ......................................................................................... 65
CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP PHÒNG, CHỐNG
PHẠM PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TỒN

VI

GIAO THƠNG

ĐƯỜNG BỘ Ở TỈNH QUẢNG BÌNH HIỆN NAY ................................... 66


3.1. Quan điểm phòng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an tồn giao
thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình ......................................................... 66
3.2. Giải pháp phịng, chống vi phạm pháp luật về trật tự an tồn giao
thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay .......................................... 68
Tiểu kết Chương 3 ......................................................................................... 93
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 96

PHỤ LỤC ..................................................................................................... 100


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Chữ

Chữ viết đầy đủ

BATGT
TTATGT

Ban An tồn giao thơng
Trật tự an tồn giao thơng

TTATGTĐB

Trật tự an tồn giao thơng đường bộ


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Các đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Bình ............. 37
Bảng 2.2 (1): Tình hình vi phạm và xử phạt vi phạm về TTATGTĐB trên địa
bàn tỉnh của Cơng an tỉnh Quảng Bình từ năm 2015-2019 ............................ 40
Bảng 2.2 (2): Tình hình vi phạm và xử phạt vi phạm về TTATGTĐB trên địa
bàn tỉnh của Thanh tra Sở Giao thông Vận tải tỉnh Quảng Bình từ năm 20152019…………………………………………………………………………46
Bảng 2.3: Xây dựng và ban hành văn bản pháp luật về TTATGTĐB tỉnh
Quảng Bình ..................................................................................................... 50


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Vi phạm pháp luật nói chung, vi phạm pháp luật về trật tự an tồn giao
thơng đường bộ (TTATGTĐB) nói riêng có tác hại rất lớn về nhiều mặt nên
Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật tạo hành
lang pháp lý khá đầy đủ cho thực hiện TTATGTĐB. Chỉ thị số 18-CT/TW
ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với
công tác đảm bảo trật tự, an tồn giao thơng đường bộ, đường sắt, đường thủy
nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông đã khẳng định: Công tác bảo đảm trật
tự, an tồn giao thơng (TTATGT) và khắc phục ùn tắc giao thơng phải được
xác định là một nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp ủy Đảng; phát
huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của Nhân dân.
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TTATGT của các
ngành chức năng và chính quyền các cấp; tăng cường việc kiểm tra, đôn đốc,
sơ kết, tổng kết việc thực hiện của Đảng.
Trong những năm qua, khi Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được
ban hành đã tạo ra cơ sở pháp lý quan trọng để thiết lập trật tự kỷ cương về
TTATGTĐB, góp phần phát triển nền kinh tế, xã hội và an ninh, quốc phòng
của đất nước. Việc triển khai thực hiện các quy định của Luật Giao thông
đường bộ trên phạm vi cả nước nói chung và tỉnh Quảng Bình nói riêng đã
được Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp... thực hiện
nghiêm túc và thu được kết quả tốt. Đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp
luật về cơ bản đã được hồn thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho cơng tác phổ
biến, thi hành, đưa pháp luật vào cuộc sống; vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB được kiềm chế, xử lý kịp thời; công tác phổ biến giáo dục pháp
luật đã được đẩy mạnh; các mặt công tác bảo đảm TTATGTĐB đã đi vào nề
nếp, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và phát huy hiệu quả tích cực; bước đầu
1


tạo lập được những điều kiện thuận lợi để chủ động tham gia vào hoạt động

giao thông vận tải của cả nước nước và khu vực.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ở tỉnh Quảng Bình, tình hình vi
phạm pháp luật về TTATGTĐB vẫn còn diễn ra khá phổ biến, ý thức của
người tham gia giao thông chưa thực sự tự giác, cịn hiện tượng đối phó, thậm
chí có hành vi chống đối người thi hành cơng vụ, tình trạng vi phạm: Điều
khiển phương tiện vi phạm tốc độ, tránh, vượt không đúng quy định, phương
tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật, lái xe sau khi sử dụng rượu bia vẫn điều
khiển phương tiện; đi mô tô, xe máy khơng đội mũ bảo hiểm, lấn chiếm lịng
đường, vỉa hè trái phép để làm nơi buôn bán hoặc trông giữ xe; tình trạng làm
đường đến đâu, xây nhà đến đó, xây nhà ven quốc lộ, vi phạm hành lang an
toàn giao thông đường bộ vẫn diễn ra ở nhiều nơi; kết quả kiềm chế và làm
giảm tai nạn giao thông chưa vững chắc, số người chết và bị thương do tai
nạn giao thơng cịn cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gia tăng tai nạn giao thơng.
Bên cạnh đó, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi
hành luật giao thơng cịn chậm. Một số quy định của Luật Giao thông đường
bộ chưa phù hợp; tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ, cơng chức làm cơng tác
phịng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB còn thiếu và yếu; công tác
phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGTĐB cịn hình thức, chưa thực sự hiệu
quả; cơng tác thanh tra, kiểm tra, kiểm sốt chưa thực sự phịng, chống được
vi phạm; hạ tầng giao thông đường bộ và trang thiết bị giao thông đường bộ
của tỉnh chưa được quan tâm, đầu tư hiện đại, đồng bộ.
Từ những lý do trên, nhất là trong điều kiện phải bảo đảm tính mạng,
sức khỏe con người, bảo đảm kỷ cương nhằm phát triển kinh tế, ổn định xã
hội thì cần thiết phải có những nghiên cứu, đánh giá và giải pháp ngăn chặn,
đẩy lùi và phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn tỉnh
Quảng Bình. Đây cũng chính là lý do học viên lựa chọn đề tài “Vi phạm pháp
2


luật về trật tự an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay” làm

Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Hiến pháp – Luật hành chính, mã số: 8
38 01 02.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tình hình nghiên cứu về giao thơng đường bộ, trật tự an tồn giao
thơng đường bộ
Về vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu, trước hết trong các giáo trình Luật Hành chính ở các cơ sở
đào tạo, đã đưa ra, phân tích khái niệm về vi phạm pháp luật, vi phạm hành
chính, các yếu tố cấu thành của vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành
chính, các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Về giao thơng đường bộ, trật tự an tồn giao thơng đã có nhiều cơng
trình nghiên cứu như: “Quản lý trật tự an tồn giao thơng ở Việt Nam những vấn đề đặt ra để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tình
hình mới”, do Hồng Đình Ban làm chủ nhiệm, Đề tài khoa học cấp cơ sở,
năm 2013; “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa”, luận văn thạc sĩ luật học của Nguyễn Văn
Minh (2012), Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Trong đó đề cập đến thực
trạng vi phạm hành chính, thực trạng xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và đưa ra một số giải pháp
bảo đảm xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực này.
Luận án tiến sĩ Quản lý công “Quản lý nhà nước về trật tự, an tồn
giao thơng đường bộ ở Việt Nam hiện nay” của Trần Sơn Hà, thực hiện năm
2016 tại Học viện Hành chính Quốc gia là luận án chuyên ngành Quản lý
công, những vấn đề mà luận án nghiên cứu có liên quan trực tiếp về
TTATGTĐB, vì vậy trong chương thứ 4 của luận án, khi trình bày về các giải
pháp nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về giao thông đường bộ, tác giả
3


đã dành hai mục (mục 4.2.3 và 4.2.7), trình bày về nhóm giải pháp “Tổ chức
thực hiện pháp luật về giao thông đường bộ” và “Tăng cường công tác kiểm

tra, thanh tra, tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm trật tự, an tồn giao thơng
đường bộ”. Theo tác giả muốn nâng cao hiệu quả của quản lý nhà nước về
TTATGTĐB, thì việc tăng cường cơng tác thanh, kiểm tra, cũng như vấn đề
tuần tra, kiểm soát cần phải được tăng cường, đặc biệt là cần phải có những
thay đổi từ khâu lập kế hoạch cho đến tổ chức thực hiện cần phải có sự thay
đổi mạnh mẽ.
Tình hình nghiên cứu vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ,
trật tự an tồn giao thơng đường bộ
Luận án Tiến sĩ An ninh và trật tự xã hội “Giải pháp nâng cao hiệu quả
xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ theo chức
năng của lực lượng Cảnh sát giao thông” của Trương Diệu Loan thực hiện
năm 2015 tại Học Viện Cảnh sát nhân dân. Trong phần trình bày về thực
trạng cũng như giải pháp nâng cao hiệu quả xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực giao thơng đường bộ, tác giả đã phân tích hoạt động xử phạt vi phạm
hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ của lực lượng Cảnh sát giao
thông trong thời gian 10 năm (từ năm 2005 đến hết năm 2014); tác giả đã chỉ
ra những ưu điểm, hạn chế và các yếu tố ảnh hưởng tới tính hiệu quả của hoạt
động xử phạt. Từ những phân tích đó, đã nêu ra những giải pháp để khắc phục
những tồn tại trong công tác xử phạt của lực lượng Cảnh sát giao thơng như:
Hồn thiện các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thông đường bộ, tăng cường biên chế, trang bị cho lực lượng Cảnh
sát giao thông.
Luận án Tiến sĩ Luật học của Nghiên cứu sinh Đinh Phan Quỳnh “Xử lý
vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ theo pháp luật Việt
Nam hiện nay”, Học viện Khoa học xã hội, 2018. Trên cơ sở phân tích, luận
4


giải những vấn đề có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thơng đường bộ, luận án làm sâu sắc hơn cơ sở lý luận cũng như pháp lý

về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng đường bộ. Bên cạnh
đó luận án tiến hành đánh giá thực trạng hoạt động xử lý vi phạm hành chính
trong lĩnh vực giao thơng đường bộ cũng như những yếu tố tác động tới hoạt
động này, để từ đó tìm ra các ngun nhân và đề ra các giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, cịn có một số luận văn thạc sĩ Luật học, cũng nghiên cứu
về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ như: Luận
văn thạc sĩ luật học “Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ hiện nay – Một số vấn đề lý luận, thực tiễn và phương
hướng hoàn thiện” của Vũ Thị Thanh Nhàn, Trường Đại học Luật Hà Nội,
Hà Nội, 2010; Luận văn thạc sĩ luật học “Xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh
vực giao thơng đường bộ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” của Nguyễn Văn
Minh, Khoa luật Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 2012; Luận văn thạc sĩ
luật học“Pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thơng
đường bộ” của Ngô Thị Hồng Loan, Trường Đại học luật Thành phố Hồ Chí
Minh, Thành phố Hồ Chí Minh, 2014...
Tình hình nghiên cứu vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ,
trật tự an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình
Năm 2013 tác giả Đặng Quang Tuân nghiên cứu đề tài khoa học “Phổ
biến giáo dục pháp luật về an tồn giao thơng - qua thực tiễn tỉnh Quảng
Bình’’. Cơng trình nêu bật vị trí, vai trị, mục đích của phổ biến, giáo dục
pháp luật, thực tiễn công tác giáo dục pháp luật giao thơng ở Quảng Bình và
đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa
bàn tỉnh Quảng Bình.
5


Luận văn “Tổ chức thực hiện pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng
Bình" của tác giả Trần Hồng Phong, Học viện Hành chính Quốc gia, 2018.

Mục đích của đề tài là nghiên cứu lý luận về tổ chức thực hiện pháp luật về
TTATGTĐB, phân tích những thành tựu và hạn chế trong quá trình tổ chức
thực hiện pháp luật về giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình, từ đó đề xuất
những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tổ chức thực hiện pháp
luật về TTATGTĐB.
Tuy nhiên qua khảo sát cũng cho thấy chưa có cơng trình nào trực tiếp
nghiên cứu về vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình trong
khi đây là địa phương có tình hình vi phạm giao thơng đường bộ khá phức
tạp, có nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được làm sáng tỏ. Vì vậy, đề
tài này được thực hiện có dựa trên việc tham khảo, tiếp thu có chọn lọc những
kết quả nghiên cứu của các cơng trình trước đó và vẫn đảm bảo tính mới,
khơng trùng lặp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận, thực trạng về vi phạm pháp
luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình; đưa ra các quan điểm và giải pháp
phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ thêm khái niệm, đặc điểm, nội dung vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB; bảo đảm ngăn chặn, hạn chế vi phạm pháp luật về
TTATGTĐB, trong đó chú ý tới các bảo đảm pháp lý.
Đánh giá thực trạng vi phạm pháp luật về TTATGTĐB trên địa bàn
tỉnh Quảng Bình, việc thực hiện các biện pháp phòng, chống vi phạm, những
kết quả, hạn chế và nguyên nhân.

6


Trên cơ sở thực trạng, nguyên nhân ở trên, luận văn đưa ra các quan
điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh

Quảng Bình hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng
Bình hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi thời gian: trong giai đoạn từ năm 2015 đến nay (hết tháng
12/2019).
Phạm vi khơng gian: tỉnh Quảng Bình.
Phạm vi nội dung: vi phạm pháp luật về TTATGTĐB ở tỉnh Quảng
Bình do nhiều chủ thể có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trong phạm vi đề tài
tập trung chủ yếu vào vi phạm TTATGTĐB do lực lượng Công an tỉnh Quảng
Bình và thanh tra Sở Giao thơng vận tải tỉnh Quảng Bình phát hiện, xử lý.
Đây cũng là giới hạn của phạm vi nghiên cứu, do đó luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu về những vi phạm hành chính, mà không nghiên cứu những vi
phạm TTATGTĐB là tội phạm.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; chủ
trương, đường lối, quan điểm của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà
nước về pháp luật nói chung, về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao
thông đường bộ.
Phương pháp nghiên cứu
Tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể trong khi thực hiện
đề tài là: phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương
7


pháp so sánh, phương pháp thống kê và các phương pháp khác.

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận
Luận văn góp phần làm rõ thêm những vấn đề lý luận về vi phạm pháp
luật trong lĩnh vực giao thông đường bộ, bổ sung những nhận định về thực
trạng và đề xuất, chi tiết một số giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Ý nghĩa thực tiễn
Những kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho
những nhà lãnh đạo, quản lý của tỉnh Quảng Bình; là tài liệu tham khảo cho sinh
viên, học viên, những người nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giao
thông đường bộ, nhất là những nội dung thực tiễn tại địa phương.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn có kết cấu nội dung gồm 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1. Những vấn đề lý luận và pháp lý vi phạm pháp luật về trật
tự an toàn giao thông đường bộ.
Chương 2. Thực trạng vi phạm pháp luật về trật tự an tồn giao thơng
đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.
Chương 3. Quan điểm và giải pháp phòng, chống vi phạm pháp luật về
trật tự an tồn giao thơng đường bộ ở tỉnh Quảng Bình hiện nay.

8


CHƯƠNG 1.
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VI PHẠM
PHÁP LUẬT VỀ TRẬT TỰ AN TỒN GIAO THƠNG ĐƯỜNG BỘ
1.1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung điều chỉnh của pháp luật về trật tự
an tồn giao thơng đường bộ
1.1.1. Khái niệm pháp luật về trật tự an toàn giao thơng đường bộ

Giao thơng nói chung và giao thơng đường bộ nói riêng là một trong
những nhu cầu tất yếu của con người trong cuộc sống, là thước đo văn minh
của mỗi quốc gia. Lịch sử phát triển của xã hội lồi người từ xưa đến nay đều
gắn bó chặt chẽ với hoạt động giao thông mà trước hết là giao thơng đường
bộ. Dưới góc độ kinh tế, giao thơng đường bộ được ví là huyết mạch kinh tế
của quốc gia, là một trong những tiêu chí cơ bản phản ánh sự phát triển kinh tế
- xã hội của đất nước cũng như năng lực tổ chức quản lý và văn minh của một
quốc gia. Vì vậy, đảm bảo TTATGT là chiến lược của bất kỳ quốc gia nào trên
thế giới.
Theo từ điển tiếng Việt: Giao thông là việc đi lại từ nơi này đến nơi
khác của người và phương tiện chuyên chở [24, Tr.393].
Luật Giao thông đường bộ năm 2008: Đường bộ gồm đường, cầu
đường bộ, hầm đường bộ, bến phà đường bộ (Khoản 1, Điều 3).
Trên cơ sở cách hiểu về các thuật ngữ “giao thông”; “đường bộ” như
trên, có thể thấy giao thơng đường bộ là việc đi lại từ chỗ này qua chỗ kia của
người và phương tiện chuyên chở trên đường đường bộ, cầu đường bộ, hầm
đường bộ, bến phà đường bộ. Trong khi đó TTATGTĐB là trạng thái xã hội
có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật trong
lĩnh vực giao thông đường bộ, nhằm đảm bảo cho hoạt động giao thông

9


đường bộ thơng suốt. Đảm bảo TTATGTĐB góp phần vào sự phát triển kinh
tế cũng như bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội của đất nước.
Theo từ điển Bách khoa Công an nhân dân Việt Nam thì TTATGTĐB
được hiểu là: Trạng thái xã hội có trật tự được hình thành và điều chỉnh bởi
các quy phạm pháp luật trong lĩnh vực giao thông, vận tải công cộng mà mọi
người tham gia giao thông phải tuân theo, nhờ đó bảo đảm cho hoạt động giao
thơng thơng suốt, trật tự, an toàn, hạn chế đến mức thấp nhất tai nạn giao

thông, gây thiệt hại về người và tài sản. TTATGTĐB là một mặt của trật tự,
an toàn xã hội [22, Tr.1182].
Xuất phát từ quan điểm chung về pháp luật là tổng hợp các quy phạm
pháp luật do nhà nước ban hành, hay thừa nhận nhằm điều chỉnh các quan hệ
xã hội có thể hiểu: Pháp luật về TTATGTĐB là tổng thể các quy phạm pháp
luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh trong lĩnh vực TTATGTĐB nhằm đảm bảo hoạt động giao thông
đường bộ được diễn ra thông suốt, trật tự và an toàn.
1.1.2. Đặc điểm của pháp luật về trật tự an tồn giao thơng đường bộ
Thứ nhất, pháp luật TTATGTĐB điều chỉnh một lĩnh vực khá rộng lớn,
phức tạp. Bao gồm những lĩnh vực lớn như quy tắc giao thông đường bộ, kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phương tiện tham gia giao thông đường bộ,
người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ, vận tải đường
bộ… với nhiều chủ thể chịu tác động như các cơ quan Nhà nước, doanh
nghiệp, Nhân dân.
Thứ hai, pháp luật về TTATGTĐB được quy định trong nhiều văn bản
quy phạm pháp luật do nhiều chủ thể ban hành với hiệu lực pháp lý khác
nhau. Ở cấp độ Hiến pháp, những quan điểm lớn về trật tự xã hội (trong đó có
TTATGTĐB) là cơ sở, tiền đề để các văn bản luật, văn bản dưới luật cụ thể
hóa, chi tiết hóa. Pháp luật về TTATGTĐB chủ yếu được quy định dưới hình
10


thức văn bản luật và dưới luật, trong đó các văn bản là nghị định, thông tư
hiện nay chiếm một tỷ lệ rất lớn.
Thứ ba, pháp luật về TTATGTĐB thường xuyên phải được thay đổi,
cập nhật và hoàn thiện. Điều này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có sự phát
triển mạnh mẽ của kinh tế, số lượng phương tiện, kỹ thuật, tình hình tai nạn
giao thơng và định hướng phòng ngừa tại nan, bảo đảm TTATGTĐB ở từng
thời kỳ.

1.1.3. Nội dung của pháp luật về trật tự an tồn giao thơng đường bộ
Là một lĩnh vực của pháp luật trong quản lý nhà nước, pháp luật về
TTATGTĐB như đã phân tích có đối tượng tác động và nội dung tác động rất
rộng lớn, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống xã hội. Có thể kể ra một số
nội dung cơ bản quy định về:
Quy tắc giao thông đường bộ. Đây là các quy định chung, bắt buộc các
chủ thể tham gia hoặc có liên quan phải tuân thủ. Chẳng hạn quy định về
người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng
làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường
bộ; xe ơ tơ có trang bị dây an tồn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế
phía trước trong xe ơ tơ phải thắt dây an toàn hay quy tắc về việc chấp hành
báo hiệu đường bộ: Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và
chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ; khi có người điều khiển giao thơng
thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển
giao thơng; tại nơi có biển báo hiệu cố định lại có báo hiệu tạm thời thì người
tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của báo hiệu tạm thời…
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Đây là các quy phạm về phân
loại đường bộ; đặt tên, số hiệu đường bộ; tiêu chuẩn kỹ thuật đường bộ; quỹ
đất dành cho kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phạm vi đất dành cho
đường bộ; bảo đảm u cầu kỹ thuật và an tồn giao thơng của cơng trình
11


đường bộ. Chẳng hạn, quy định về cơng trình báo hiệu đường bộ trong Luật
Giao thông đường bộ năm 2008 bao gồm:
a) Đèn tín hiệu giao thơng;
b) Biển báo hiệu;
c) Cọc tiêu, rào chắn hoặc tường bảo vệ;
d) Vạch kẻ đường;
đ) Cột cây số;

e) Cơng trình báo hiệu khác (Khoản 1, Điều 45).
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ. Đây là nhóm các quy định
về tiêu chuẩn, điều kiện, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ
như: Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới; cấp, thu hồi đăng ký và
biển số xe cơ giới; bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường của xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ; điều kiện tham gia
giao thông của xe thô sơ…
Người điều khiển phương tiện tham gia giao thơng đường bộ. Nhóm
này bao gồm các quy phạm về: Điều kiện của người lái xe tham gia giao
thông; Giấy phép lái xe; tuổi, sức khỏe của người lái xe; đào tạo lái xe, sát
hạch để cấp giấy phép lái xe…
Vận tải đường bộ. Hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải
không kinh doanh và hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ. Kinh doanh vận
tải đường bộ là ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp
luật. Kinh doanh vận tải đường bộ gồm kinh doanh vận tải hành khách, kinh
doanh vận tải hàng hóa. Hoạt động vận tải đường bộ phải phù hợp với quy
hoạch giao thông vận tải đường bộ và mạng lưới tuyến vận tải.
Quản lý Nhà nước về giao thơng đường bộ. Đây là nhóm quy phạm
điều chỉnh về nội dung quản lý nhà nước đối với trật tự giao thông đường bộ;

12


trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quản lý nhà nước đối với
trật tự giao thông đường bộ.
1.2. Khái niệm, đặc điểm và các loại hành vi vi phạm pháp luật về trật tự
an toàn giao thông đường bộ
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của vi phạm pháp luật về trật tự an tồn giao
thơng đường bộ
Vi phạm pháp luật về TTATGTĐB là hành vi do cá nhân, tổ chức thực

hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến TTATGTĐB được pháp luật
điều chỉnh bảo vệ, gồm tội phạm và vi phạm hành chính. Những hành vi là tội
phạm được quy định tại Mục 1, Chương XXI Bộ luật Hình sự năm 2017 (các
tội xâm phạm an tồn giao thơng).
Vi phạm hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012, theo Khoản 2, Điều 1, thì vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do
cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà
nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử
phạt vi phạm hành chính. Thực chất của vi phạm hành chính là những hành vi
vi phạm pháp luật, do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý, hay vô ý xâm
phạm tới các quan hệ xã hội được các quy định về quản lý nhà nước điều
chỉnh và bảo vệ, không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật bị xử
lý vi phạm hành chính.
Vi phạm hành chính về TTATGTĐB là một loại vi phạm hành chính
do cá nhân, tổ chức thực hiện xâm phạm đến những quan hệ xã hội trong lĩnh
vực giao thông đường bộ một cách cố ý hoặc vô ý mà không phải là tội phạm
và theo quy định của pháp luật phải xử lý vi phạm hành chính.
Vi phạm pháp luật về TTATGTĐB được quy định trong nhiều văn bản
quy phạm pháp luật, trong đó quan trọng nhất là Luật Giao thơng đường bộ
năm 2008. Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được ban hành đã tạo ra cơ
sở pháp lý quan trọng để thiết lập trật tự kỷ cương về TTATGTĐB, góp phần
13


phát triển nền kinh tế xã hội và an ninh quốc phòng của đất nước. Việc triển
khai thực hiện các quy định của Luật Giao thông đường bộ đã được Đảng,
Chính phủ, các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các cấp... thực hiện nghiêm túc
và thu được kết quả tốt. Đến nay hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Chính
phủ giao cho Bộ Cơng an ban hành về cơ bản đã được hoàn thiện, tạo điều
kiện thuận lợi cho công tác phổ biến, thi hành Luật, đưa Luật vào cuộc sống;

công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đã được đẩy mạnh; các mặt
công tác bảo đảm TTATGTĐB của lực lượng Cảnh sát giao thông đã đi vào
nề nếp, được Nhân dân đồng tình ủng hộ và phát huy hiệu quả tích cực; bước
đầu tạo lập được những điều kiện thuận lợi để chủ động tham gia vào hoạt
động giao thông vận tải của các nước trong khu vực và đẩy nhanh tiến trình
hội nhập với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới.
Bảo đảm TTATGT và hạn chế tai nạn giao thông là trách nhiệm của cả
hệ thống chính trị, của tồn dân, tồn xã hội, trước hết là của các cơ quan Nhà
nước có chức năng và của người tham gia giao thơng. Việc xử lý vi phạm
TTATGTĐB nhằm thiết lập và duy trì trật tự xã hội trong lĩnh vực giao thơng
vận tải nhằm bảo đảm an toàn cho người, phương tiện khi tham gia giao
thông; bảo đảm hệ thống giao thông vận tải hoạt động thơng suốt phục vụ
mục đích phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng an ninh, hội nhập
sâu rộng kinh tế quốc tế. Muốn vậy, cần phải xây dựng các giải pháp mạnh,
đột phá, đồng bộ, thực hiện từng bước, liên tục và kiên trì nhằm cải thiện mơi
trường giao thơng trật tự, an toàn, văn minh, hiện đại, thân thiện và bền vững.
Để phát hiên, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGTĐB thì
phịng, chống vi phạm pháp luật về TTATGTĐB là hoạt động vơ cùng cần
thiết và có ý nghĩa, nhất là trong bối cảnh tình hình hiện nay. Phòng, chống vi
phạm pháp luật về TTATGTĐB được hiểu là tổng thể các biện pháp, cách
thức được các chủ thể (nhà nước, xã hội) sử dụng để ngăn ngừa, phát hiện và
14


xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ. Trong giai
đoạn hiện nay, cần đặc biệt chú trọng yếu tố phịng ngừa, thậm chí phịng
ngừa từ xa để nâng cao hiệu quả đấu tranh với vi phạm giao thông đường bộ.
Đặc điểm của vi phạm pháp luật về TTATGTĐB:
Thứ nhất, vi phạm pháp luật về TTATGTĐB có số lượng lớn so với các
lĩnh vực giao thông khác. Điều này được lý giải bởi giao thông đường bộ

chiếm tỷ trọng lớn hơn so với các lĩnh vực giao thông khác như đường sắt,
đường thủy nội địa và đường hàng không. Theo số liệu của Bộ Giao thông
vận tải, hệ thống đường bộ hiện nay bao phủ khắp lãnh thổ và đóng vai trị
trục chính kết nối mạng lưới giữa các vùng, miền, các cảng hàng không, cảng
biển, cửa khẩu, đầu mối giao thông quan trọng. Hệ thống đường bộ Việt Nam
có tổng chiều dài 570.448km, trong đó Quốc lộ là 24.136km, đường cao tốc là
816km, đường tỉnh là 25.741km, đường huyện là 58.347km, đường đô thị là
26.953km, đường xã là 144.670km, đường thơn xóm là 181.188km và đường
nội đồng là 108.597km. Hệ thống quốc lộ hình thành nên các tuyến hành lang
Bắc - Nam, vùng duyên hải và cao nguyên, các tuyến đường Đông - Tây dọc
theo miền Trung Việt Nam. Ở phía Bắc, các tuyến quốc lộ tạo thành hình
mạng lưới nan quạt với tâm là Thủ đơ Hà Nội. Ở phía Nam, các tuyến quốc lộ
tạo nên hình lưới [25].
Thứ hai, vi phạm pháp luật về TTATGTĐB xảy ra thường xuyên, liên
tục, phức tạp, đa dạng. Nguyên nhân là do số lượng phương tiện tham gia
giao thông đường bộ hiện nay rất lớn với nhiều loại phương tiện từ cơ giới
đến thô sơ ở mọi miền của Tổ quốc; chất lượng hạ tầng cơ sở chưa được đảm
bảo, đồng bộ; ý thức của người tham gia giao thông chưa cao và chưa đồng
đều. Bên cạnh đó, hành vi vi phạm trong lĩnh vực TTATGTĐB cũng rất đa
dạng; các hành vi vi phạm đó được các văn bản pháp luật mô tả trong các quy
phạm pháp luật cụ thể, đây là một nội dung mà các chủ thể có thẩm quyền
15


phải rất lưu ý, bởi hoạt động xử lý chỉ có thể được thực hiện khi đối tượng có
hành vi vi phạm đã được mô tả trong các văn bản quy phạm pháp luật cụ thể.
Thứ ba, vi phạm pháp luật về TTATGTĐB thuộc thẩm quyền xử lý của
nhiều tổ chức, cá nhân với hình thức xử lý đa dạng. Thẩm quyền xử lý hiện
nay được pháp luật trao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, lực lượng
Công an (Cảnh sát giao thông, Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh,

Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Cơng
an cấp xã), Thanh tra giao thông vận tải, người được giao thực hiện nhiệm vụ
thanh tra chuyên ngành đường bộ, Thanh tra chuyên ngành bảo vệ môi
trường, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành bảo vệ
môi trường. Hình thức xử lý rất đa dạng, tùy vào hành vi, tính chất, mức độ vi
phạm mà bị cảnh cáo; phạt tiền; tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ
hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn trong lĩnh vực giao
thơng đường bộ; tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều
khiển và phương tiện vi phạm; tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe, tịch thu
phương tiện.
Thứ tư, vi phạm pháp luật về TTATGTĐB là hành vi trái pháp luật của
cá nhân, tổ chức, có lỗi có thể là tội phạm hay vi phạm hành chính. Đây là các
hành vi của cá nhân (người điều khiển phương tiện giao thông, hành khách…)
hoặc tổ chức, cơ quan vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ quy định
trong Luật Giao thông đường bộ năm 2008 và pháp luật có liên quan đến giao
thông đường bộ: pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về xây dựng, đê
điều… Lỗi của các chủ thể vi phạm là lỗi cố ý hoặc vô ý, song từ thực tiễn
cho thấy tỷ lệ lỗi cố ý chiếm đa số trong các trường hợp vi phạm. Trong các
hình thức xử phạt thì phạt tiền mang tính phổ biến, đặc biệt trong giai đoạn
hiện nay khi tai nạn giao thông đang gia tăng do liên quan đến sử dụng rượu

16


bia thì mức xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ
liên quan đến sử dụng rượu bia rất nghiêm khắc.
Vi phạm pháp luật về TTATGTĐB có tác hại rất lớn, cả trước mắt và
lâu dài, nhiều mặt: kinh tế, xã hội, an ninh trật tự. Vi phạm pháp luật trong
lĩnh vực giao thông đường bộ gây thiệt hại lớn về kinh tế, bất ổn xã hội, kỷ
luật kỷ cương xã hội suy giảm. Đặc biệt, vi phạm pháp luật về TTATGTĐB là

nguyên nhân trực tiếp, cơ bản dẫn đến tai nạn giao thông.
Tai nạn giao thông đường bộ là sự việc xảy ra do người tham gia giao
thông đang hoạt động trên mạng lưới giao thông đường bộ vi phạm các qui
định về TTATGTĐB hay gặp phải sự cố bất ngờ gây ra những thiệt hại nhất
định đến tính mạng, sức khỏe của con người hoặc tài sản của cơ quan, tổ
chức, cá nhân.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), hàng năm tai nạn giao thông
đường bộ cướp đi sinh mệnh của 1,3 triệu người, làm hơn 50 triệu người bị
thương và gây thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 518 tỉ đơ la. Việc phịng
ngừa, kéo giảm, hạn chế thấp nhất tai nạn giao thông xảy ra đã trở thành vấn
đề được các quốc gia trên thế giới và cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm[26].
Ở Việt Nam, tình hình tai nạn giao thơng vẫn cịn diễn biến phức tạp: từ
năm 2009 đến tháng 5 năm 2019 toàn quốc đã xảy ra 326.299 vụ tai nạn giao
thông đường bộ, làm chết 97.721 người, bị thương 329.756 người. Riêng năm
2018 tai nạn giao thông đường bộ xảy ra 18.490 vụ, làm chết 8.079 người, bị
thương 14.732 người. Trung bình mỗi năm tai nạn giao thông cướp đi sinh
mạng của gần 10.000 người, trong đó đa số là lực lượng đang trong độ tuổi
lao động, gây rất nhiều hệ lụy cho xã hội [7].

17


×