Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề tài Hầu đồng cái nhìn từ văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.43 KB, 15 trang )

hầu đồng – cái nhìn từ văn hóa
1. Tính cấp thiết
Việt Nam là một quốc gia đa tộc người, đa tơn giáo và nhiều loại hình tín
ngưỡng. Tất cả đã làm cho bức tranh tơn giáo tín ngưỡng của nước ta trở nên
đa dạng với nhiều sắc thái khác nhau. Trong đó có thể nói đến tín ngưỡng thờ
Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng dân phát triển theo sự phát triển
đa dạng của tín ngưỡng dân gian mà khơng theo một qui luật định sẵn nào.
Tín ngưỡng thờ Mẫu được bảo tồn qua lễ hội, qua niềm tin và qua đời sống
tâm linh để tồn tại lâu dài trong đời sống tinh thần của người dân đất Việt
Hầu đồng là một trong những nghi lễ quan trọng của tín ngưỡng thờ Mẫu.
Nhiều tài liệu xuất bản đã đề cập đến hoạt động. Tuy nhiên nghi lễ Hầu đồng
ở Việt Nam vẫn còn gây nhiều tranh luận trong giới nghiên cứu về nguồn gốc
và bản chất của nó. Bên cạnh những nét đẹp văn hoá mà Hầu đồng đem lại thì
nghi lễ này cũng vấp phải sự phản đối của khơng ít người . Do đó địi hỏi
phải có những nghiên cứu sâu hơn nữa về nghi lễ Hầu đồng nhằm phân định
đâu là giá trị tích cực cần phát huy, đâu là những hạn chế cần khắc phục của
hiện tượng văn hố tín ngưỡng khá đặc biệt này
Với những lý do trên, nên nhóm tơi chọn đề tài “hầu đồng – cái nhìn từ
văn hóa“ để nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu
Đã có rất nhiều học giả nghiên cứu, tiếp cận đề tài này ở nhiều góc độ
khác nhau. Một số cơng trình do G.S Ngơ Đức Thịnh chủ biên như: “Đạo
Mẫu ở Việt Nam”(Nxb Văn hố Thơng tin, Hà Nội, 1996);“Đạo Mẫu và các
hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á” (Nxb Khoa


học xã hội, Hà Nội, 2004),…Ngồi ra cịn nhiều các cơng trình khác cũng
nghiên cứu về tín ngưỡng Mẫu như: “Các nữ thần Việt Nam” của Đỗ Thị Hảo
và Mai Thị Ngọc Chúc (Nxb Phụ nữ, Hà Nội, 1984); “Văn hố Thánh
Mẫu”của Đặng Văn Lung (Nxb Văn hố –Thơng tin, Hà Nội, 2004. Bên cạnh


đó cịn nhiều bài viết cơng bố trên các tạp chí: Nghiên cứu lý luận, Triết học,
Tơn giáo, Văn hố dân gian,Văn học...cũng đã đề cập tới các góc độ khác
nhau về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.
Nhìn chung, các cơng trình nghiên cứu của các tác giả kể trên đã tiếp cận
tín ngưỡng thờ Mẫu nói chung và nghi lễ Hầu đồng nói riêng từ các góc độ
khác nhau: văn hố, lịch sử, tơn giáo, nghệ thuật,.. và cũng đã có nhiều kết
luận đáng chú ý. Tuy nghiên việc nghiên cứu sâu hơn để thực sự hiểu về
nguồn gốc, bản chất của Hầu đồng là một vấn đề phức tạp, cần tiếp tục được
nghiên cứu.
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khảo sát, đánh giá thực trạng, đặc điểm và vai trò của nghi lễ
hầu đồng, nhằm đưa ra những giải pháp, kiến nghị phát huy những giá trị tích
cực và khắc phục những hạn chế cho nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt hiện nay.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng: Giá trị văn hóa truyền thống cũng như những mặt hạn chế của
nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
Khách thể: Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
5. Phạm vi nghiên cứu
Nghi lễ hầu đồng của người Việt trong lịch sử và hiện tại
6. Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng những phương pháp như: nghiên cứu tài liệu, điều tra
khảo sát, thống kê và tổng hợp, phương pháp lơgíc, lịch sử,...để đạt mục đích
và thực hiện những nhiệm vụ mà luận văn đã đặt ra
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có 3 chương
CHƯƠNG 1. HẦU ĐỒNG – NGHI LỄ ĐỘC ĐÁO TRONG TÍN NGƯỠNG

THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT
1.1Tín ngưỡng thờ Mẫu
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một loại hình tín ngưỡng bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ
nữ thần (nhưng khơng phải tất cả các nữ thần đều là mẫu), được hình thành từ chế
độ thị tộc mẫu hệ, để tôn vinh những người phu nữ có cơng với nước, với cộng
đồng và qua đó người ta gửi gắm niềm tin vào sự che chở, giúp đỡ của các lực
lượng siêu nhiên thuộc nữ thần.
Tín ngưỡng thờ Mẫu là một tín ngưỡng có nguồn gốc bản địa và là tín ngưỡng
sớm nhất của con người Việt trước khi du nhập tam giáo Phật, Nho và Đạo.
Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ III hoặc
thứ II trước công ngun
Tín ngưỡng thờ Mẫu ra đời ở Việt Nam cịn xuất phát từ nền văn minh nông
nghiệp lúa nước điển hình, thờ Mẫu nảy nở trên một miền đất nhiều đời trồng cây
lúa nước.
1.2 Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt
1.1.1 Tổng quan về nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt
1.1.1.1

Khái niệm nghi lễ hầu đồng


Hầu đồng (Lên đồng, Hầu bóng) là một nghi lễ quan trọng trong tín ngưỡng
thờ Mẫu của người Việt. Khác với nhiều hình thức tín ngưỡng tơn giáo khác, tín
ngưỡng thờ Mẫu không hướng con người vào thế giới sau khi chết, mà là một thế
giới hiện tại, trần tục với mong ước sức khoẻ, tài lộc thong qua các cuộc hành trình
của thần linh từ cõi hư vơ trở về tái sinh trên thân xác của các ông Đồng - bà Đồng
trong nghi lễ Lên đồng.
Hầu đồng là một nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần và thờ
Mẫu Liễu ở đồng bằng Bắc Bộ.

Từ “Đồng” trong “Hầu đồng” có nghĩa là trẻ con. Con người khi sinh ra
thường bị cuộc sống nhân tạo chi phối, kìm hãm khả năng tiếp cận với thiên nhiên
Và, chỉ trong khi lên đồng, để trở về với tâm hồn trẻ thơ mang bản chất trong
trắng, hồn nhiên con người mới tạm thời gạt bỏ được những sự ràng buộc nhân tạo
đó.
“Đồng” cịn có nghĩa là cùng. Con người bằng xuất thần đẩy linh hồn ra khỏi
xác thân nhằm tìm lấy một tâm hồn đồng điệu, để vị thần đó mượn xác thân con
đồng mà tiếp cận với chúng sinh, tín đồ.
“Đồng” cịn có một nghĩa khác là tiểu đồng, hoặc tiên đồng hầu hạ bên cạnh
các vị đại Tiên, Thánh.
Như vậy ta thấy ở đây từ “Đồng” dùng để chỉ đối tượng là trẻ em. Từ “Cốt” có
nghĩa là Bà cốt, từ “Cốt” còn được hiểu là xương cốt, thân xác của người trần và
Thần linh sẽ mượn thân xác ấy mà nhập vào.
Từ thuật ngữ Thanh đồng và Đồng cốt có thể hiểu Hầu đồng là một dạng
nghi lễ được thực hành bởi những chủ thể, cá nhân có tố chất ngây thơ, trong sáng,
thuần khiết, thanh sạch.
Theo tác giả Ngơ Đức Thịnh thì “bóng” chỉ vị Thần linh nào đó chiếu nhập
cái bóng (hồn) của mình vào ơng Đồng hay bà Đồng và ông bà Đồng này chỉ là
người hầu hạ cái bóng của Thần linh ấy . Trên thực tế thì khi ơng Đồng hay bà


Đồng đã trùm tấm khăn phủ diện đỏ lên người, cung văn thỉnh mời thần linh và
ông bà Đồng giơ tay ra hiệu ngơi vị Thánh nào giáng về thì lúc đó với bộ trang
phục của vị Thánh ấy, các Đồng trong con mắt những người xung quanh cũng như
trong tâm tưởng, ảo tưởng của chính chủ thể, họ khơng còn là những người phàm
nữa mà đã là thần linh hay chí ít họ cũng được đồng nhất với thần linh.
Người đứng giá hầu đồng gọi chung là Thanh Đồng, Thanh Đồng là nam giới
thì được gọi là “cậu”, nữ giới gọi là “Cô hoặc Bà Đồng”. “Cậu” thường mặc bộ
quần áo lụa, mặt tơ son điểm phấn (tóc có thể để dài như con gái). Thường có hai
hoặc bốn phụ đồng (được gọi là nhị trụ hoặc tứ trụ hầu dâng) đi theo Thanh Đồng

để chuẩn bị trang phục. lễ lạt… Trong một buổi lên đồng thì có rất nhiều “giá”.
Mỗi lần thay giá, người ta lại phủ lên “cậu” một tấm khăn lụa đỏ, sau đó bỏ ra và
lúc này Thanh Đồng đang ở một giá mới và phải thay bộ trang phục xống áo, khăn
chầu, cờ quạt, đổ hầu dâng… sao cho tương xứng với “giá” này. Khi thì Thanh
Đồng hóa thân thành một vị tướng, khi thì là một quan lớn uy nghiêm oai vệ, lúc
lại hóa thân thành một cơ ga đang tung tăng nhảy múa… Điệu múa của Thanh
Đồng cũng được thay đổi theo đặc điểm của “giá”. Nghi lễ Thanh giáng phải theo
thứ tự từ cao đến thấp, từ Thánh Mẫu đến hàng Quan, Chầu, ơng Hồng, hàng Cơ
và Cậu. Số lượng giá trong một buổi lên đồng có khi lên tới 36 giá.
Hầu đồng là một nghi lễ chính trong tín ngưỡng thờ Mẫu. Đó là nghi lễ nhập
hồn nhiều lần của các vị thần linh Tam phủ, Tứ phủ vào thân xác các ơng Đồng, bà
Đồng, là sự tái hiện hình ảnh các vị Thánh, nhằm phán truyền, chữa bệnh, ban
phúc lộc cho các tín đồ Đạo Mẫu. Trong Hầu đồng, mỗi lần một vị thần linh nhập
hồn (giáng đồng), rồi làm việc quan (tức thời gian thực hiện các nghi lễ, nhảy múa,
ban lộc, phán truyền) và xuất hồn (thăng đồng) được gọi là một giá đồng. Trong
nghi lễ lên đồng, có tất cả 36 giá đồng, nhưng thường trong một buổi hầu đồng
không thể lên hết được tất cả các giá.


1.1.1.2

Hầu đồng là hiện tượng tâm lý học tôn giáo

Đồng là đối tượng trung gian giữa thần và người. Khi lên đồng, chủ thể
(Đồng) ở vào trạng thái tâm sinh lý rối loạn hốt hoảng một cách thần bí. Để có thể
rơi vào trạng này trong lúc lên đồng, các Đồng đều có sự trợ giúp của các sư cơng
dưới các hình thức thơi miên, múa biểu diễn… Từ những lập luận này mà Nguyễn
Duy Hinh cho rằng khi lên đồng, con Đồng ở vào trạng thái tâm sinh lý đặc biệt
mà chỉ có thể dựa vào lý thuyết của phân tâm học mới có thể giúp chúng ta hiểu
được bản chất của lên đồng. Cơ chế đó chỉ có ở một số người đặc biệt mà người ta

gọi là căn Đồng” (người có biểu hiện tâm, sinh lý khác bình thường; người nhạy
cảm mà dân gian gọi một cách đơn giản là người có căn Đồng, hoặc người khơng
rõ ràng giới tính). Như vậy lên đồng ở những cá thể này, có thể là sự xuất hiện, đột
khởi trạng thái ý thức khơng bình thường ở những cá nhân có những cơ chế tâm
sinh lý đặc biệt. Điều đáng lưu ý ở đây là khi lên đồng , nhiều Đồng ở vào trạng
thái đặc biệt của tâm lý và ý thức mà năng lượng từ vô thức được bột phát trỗi dậy
và phát huy được một số tính năng/cơng năng, nhờ đó họ có khả năng làm được
những việc phi thường: xiên mình, rạch lưỡi, tiên tri…
1.1.2 Cơ sở hình thành và tồn tại của nghi lễ hầu đồng
1.1.2.1

Hầu đồng là nghi lễ truyền thống và có từ lâu đời

Không rõ Hầu đồng xuất hiện trong đời sống dân gian từ khi nào. Tuy nhiên
trong ký ức còn đọng lại ở một số già làng về sinh hoạt cúng lễ tự phát trong các
luỹ tre xanh. Đây là hình thức dân gian từ cánh học trò, trẻ mục đồng đã chơi đùa,
hành động tinh nghịch trong những khi nhàn rỗi, đó là trị phụ đồng chổi, phụ đồng
ếch,…
Nghi lễ Hầu đồng cịn đặc biệt ở chỗ đó là khơng chỉ là riêng nghi lễ của người
Việt mà còn ở một số dân tộc khác như Then của người Tày, Mỡi của người
Mường, Lễ cấp sắc của người Dao, Một của người Thái,… Như vậy ở đây chúng ta
thấy nghi lễ Hầu đồng là một lễ thức dân gian đã có từ lâu đời, và nó là một dạng


thức của Saman giáo khơng chỉ có ở người Việt mà cịn ở các dân tộc khác, khơng
chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới
1.1.2.2

Hầu đồng là sinh hoạt tín ngưỡng tơn giáo của người Việt


Về bản chất, đây là nghi thức giao tiếp với thần linh. Người ta tin rằng các vị
thần linh có thể nhập hồn vào thân xác các ông đồng, bà đồng nhằm diệt trừ tà ma,
chữa bệnh, ban phúc, ban lộc cho các con nhang, đệ tử. Khi thần linh nhập vào
đồng thì lúc đó các ơng đồng, bà đồng khơng cịn là mình nữa mà là hiện thân của
vị thần nhập vào họ.
Ngày nay, lên đồng vẫn còn là nhu cầu tâm linh, là hình thức sinh hoạt tín
ngưỡng dân gian của một bộ phận người Việt. Các nghi lễ này thường được tổ
chức nhiều lần trong một năm vào các dịp lễ tiết, thường là tại các lễ hội đền thánh,
phủ mẫu...
Ngồi ra, truyền thống tín ngưỡng Việt Nam cịn tin tưởng rằng sau khi chết,
linh hồn người chết vẫn còn và theo dõi cuộc sống của người thân đang sống. Do
đó, khi lên đồng, linh hồn của người chết có thể nhập vào đồng cơ, đồng cậu
(người gọi đồng) để trị chuyện với thân nhân đang sống. Thơng qua cuộc trò
chuyện âm-dương này, người sống sẽ biết được những yêu cầu của người thân quá
cố về mỗ mả để điều chỉnh và cúng xin cho phù hợp. Đồng thời, thông qua cuộc
đối thoại này, người sống cũng biết được vận mạng tương lai của mình.
Khi cuộc sống xã hội ngày càng hiện đại, áp lực cuộc sống ngày càng tăng lên,
thì nhu cầu tìm về với tín ngưỡng dân gian cổ xưa dường như cũng lớn hơn. Khơng
ít người tìm thấy ở đó một sự an ủi, khy khỏa, yên bình.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CỦA NGHI LỄ HẦU ĐỒNG TRONG TÍN
NGƯỠNG THỜ MẪU CỦA NGƯỜI VIỆT HIỆN NAY
2.1 Các khuynh hướng biến đổi của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ
mẫu của người Việt hiện nay


Nghi lễ Hầu đồng cũng như tín ngưỡng Thờ Mẫu khơng cố định theo một
khn mẫu nhất định mà có sự thay đổi, cải biên nhiều chi tiết qua các giai đoạn
lịch sử khác nhau
 Giai đoạn trước năm 1986
Trong giai đoạn trước năm 1986, nghi lễ hầu đồng bị nghiêm cấm vì được coi là

mê tín dị đoan. Vì vậy việc Hầu đồng giảm bớt rất nhiều nhưng không hề biến mất
mà hoạt động một cách bí mật. Các canh hầu thường tổ chức vào ban đêm. Do bị
cấm và áp chế nhiều nên thời gian này Hầu đồng chỉ tập trung trong tầng lớp buôn
bán và những người có căn nặng.
 Giai đoạn sau năm 1986
Từ năm 1986, Hầu đồng cũng dần được tái diễn và ngày một gia tăng. Hầu đồng
khơng chỉ bó hẹp ở khu vực các di tích vùng Nam Định, thái Bình, Hải Dương,
Nghệ An mà còn lan rộng trong cả nước. Trong quá trình phát triển, nghĩ lễ Hầu
đồng đã chịu nhiều tác động và biến đổi theo các khuynh hướng khác nhau.
2.1.1 Khuynh hướng địa phương hóa
Từ đồng bằng Bắc bộ, Tín ngưỡng thờ mẫu và nghi lễ hầu đồng đã theo chân
những người Việt đi đến miền Trung và Nam bộ. Với nhiều hình thức sinh hoạt văn
hóa khác nhau, Tín ngưỡng thờ Mẫu và nghi lễ Hầu đồng đã chịu những biến đổi
theo chiều hướng địa phương hóa thành những sắc thái địa phương rõ rệt theo ba
miền đất nước: Bắc bộ, Trung bộ và Nam bộ.
Đồng bằng Bắc bộ mà tiêu biểu là Nam Định. Ở đây, nghi lễ Hầu đồng sớm
cung đình hóa, đã tổ chức các cuộc hát thi cung văn. Phong cách hát văn, Hầu đồng
mang tính cổ điển, quy phạm, những sinh hoạt này phần nào nặng nề về tín ngưỡng
hơn là sinh hoạt văn hóa.
Ở Trung bộ tiêu biểu là Thừa Thiên – Huế, tín ngưỡng Tứ phủ lấy việc thờ
Thánh Mẫu là chính, đó là sự hịa nhập giữa Thánh Mẫu Tứ phủ của người Việt và


PôInư Nưgar (Thiên Ya Na) của người Chăm đã từng sinh sống ở vùng này. Ngoài
Thánh Mẫu tối cao và đầy quyền năng, cịn có các hóa thân của người trong bốn
cõi vũ trụ
Ở Nam bộ mà tiêu biểu là Sài Gòn, hát văn và Hầu đồng từ lâu đã trở thành
sinh hoạt tín ngưỡng văn hóa khá nhộn nhịp và mang sắc thái địa phương
2.1.2 Khuynh hướng tích hợp văn hóa
Sự tích hợp của tín ngưỡng Tứ phủ và nghi lễ Hầu đồng được thể hiện cả ở hệ

thống thần linh và các hình thức sinh hoạt văn hóa – nghệ thuật kèm theo. Trong
điện thần Tứ phủ có các vị thần linh gốc gác là người dân tộc thiểu số sinh sống
ở miền núi như Mường, Tày, Nùng, Dao, Chăm…Các vị thần Tứ phủ có cả nam và
nữ nhưng chủ yếu là nữ thần nên việc tích hợp các hiện tượng văn hoá kèm theo
cũng rất phong phú, đa dạng. Trước nhất là cung cách ăn mặc của các vị nữ thần
người dân tộc phải tuân theo cung cách các bộ nữ phục đẹp nhất của các dân tộc
ấy. Chầu Thác Bờ ăn mặc nữ phục Mường với váy đen, cạp thêu hoa che trước
ngực yếm, áo dài xẻ vạt, đầu chít khăn trắng, cổ đeo vịng bạc, hoa tai… Chầu
Mười là người Tày mặc bộ váy áo chàm, chít khăn thêu hoa, thắt lưng lụa đào đeo
các đồ trang sức ở cổ, tay, chân…Các bài văn chầu mô tả đời sống dân tộc, hát
theo các vần điệu dân tộc, gọi chung là điệu Xá như Xá bang, Xá quảng, Xá
Thượng,…
2.2 Tác động của kinh tế thị trường đến nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng
thờ mẫu của người Việt hiện nay
Nền kinh tế thị trường phát triển, mang lại sự giàu có và lợi ích thiết thân cho
con người, tuy nhiên, nó hàm chứa cả những may mắn và rủi ro, mà bản thân con
người không chỉ trơng chờ vào năng lực bản thân mà cịn phải cầu cứu tới sự trợ
giúp thần bí của Thánh thần. Điều đó lý giải sự bùng phát của các tín ngưỡng, nghi
lễ khiến nhiều hình thức tín ngưỡng vốn xưa là của nông thôn, nông dân, nông
nghiệp, nay trở thành tín ngưỡng của thương nghiệp, thương nhân.


Nghi lễ Hầu đồng đang ngày càng biến thái và có xu hướng cấu trúc lại thành
một hình thức diễn xướng văn hoá tâm linh tổng hợp hơn là một thực hành nghi
thức tơn giáo đơn thuần.
Tính chun nghiệp trong thực hành nghi lễ của các Đồng đã khiến nghi lễ
Hầu đồng từ chỗ thực hành tôn giáo đã trở thành “biểu diễn Hầu đồng”. Với các
Đồng thầy thì “nghề”, tính dịch vụ, tính cạnh tranh càng trở nên rõ nét.
Kinh tế thị trường đã tác động, làm biến đổi cả nội dung và hình thức của nghi
lễ Hầu đồng.

Hầu đồng ngày nay nhất thiết phải có cung văn với xu hướng ngày càng nhiều
nhạc cụ để thực hiện chức năng thúc đẩy cảm xúc con người thăng hoa hơn là triệu
thỉnh các Thánh Thần.
Những cách thức thể hiện quyền lực của Thần cũng gần như khơng cịn thấy
trong các canh hầu.
Chức năng chữa bệnh của các Đồng Thầy bằng việc Hầu đồng cũng dần mờ
nhạt và chỉ mang tính tượng trưng nhiều hơn là tác dụng thực.
Hình thức của nghi lễ cũng có sự thay đổi. So với các canh hầu xưa kia, quy
mô, cách thức tổ chức các canh hầu cũng ngày càng phong phú và đa dạng, cả về
tần suất cũng như tính địa phương, cá nhân. Hiện nay Hầu đồng tập trung chủ yếu
là ba hình thức gọi là: hầu trình trầu, hầu vui và hầu chứng đàn.
Như vậy chúng ta có thể thấy kinh tế thị trường đã có tác động rất lớn tới sự
thay đổi của nghi lễ Hầu đồng. Song qua đó một điều chúng ta có thể thấy là trong
đời sống xã hội hiện đại, tín ngưỡng thờ Mẫu và Hầu đồng vẫn chứng tỏ sức sống
của mình. Ở nơng thơn và đặc biệt là ở các đô thị, kể cả các đơ thị lớn, hình thức
sinh hoạt tín ngưỡng này vẫn tồn tại và có phần phát triển mở rộng.
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT HUY NHỮNG
YẾU TỐ TÍCH CỰC VÀ HẠN CHẾ NHỮNG MẶT TÍCH CỰC TRONG
NGHI LỄ HẦU ĐỒNG CỦA NGƯỜI VIỆT


3.1 Một số vẫn đề còn tồn tại trong nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ
Mẫu của người Việt hiện nay
3.1.1 Mặt tích cực

Tín ngưỡng thờ Mẫu cịn chứa đựng những giá trị lịch sử truyền thống,
giá trị đạo đức và giá trị văn hố sâu sắc. Đó là tâm thức “uống nước nhớ
nguồn”, “hướng về cội nguồn”, tôn vinh những người có cơng với dân, với
nước.
Nghi lễ Hầu đồng cịn ẩn chứa những giá trị văn hố phong phú. Đó là kho

tàng truyền thuyết, thần tích, huyền thoại về các thần linh, đó cịn là các hình thức
diễn xướng với âm nhạc, ca hát, nhảy múa, các hình thức trang trí, kiến trúc...
Hầu đồng được coi như là một phương thức để chữa bệnh tinh thần cho con
người
Không chỉ như vậy Hầu đồng cịn sản sinh và tích hợp nhiều hiện tượng và
sinh hoạt văn hoá - nghệ thuật mang tính diễn xướng cộng đồng như âm nhạc, ca
hát, múa và các hình thức trang trí.
Hầu đồng là một hình thức biểu diễn mang tính phức hợp, nó là sự kết hợp
giữa nghi lễ và sân khấu, âm nhạc và lời hát, trang phục và phong tục, nhảy múa và
nhập hồn.
Về trang phục thì mỗi giá đồng cho một vị thần linh thường có trang phục
riêng, tuỳ theo vị Thánh đó thuộc phủ nào trong Tứ phủ, là nam thần hay nữ thần,
tuỳ thuộc vào lứa tuổi, tính cách...Tóm lại phục trang trong hầu đồng rất đa dạng,
phong phú
Như vậy, nghi lễ Hầu đồng còn là một kho tàng bảo lưu các giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc
3.1.2

Tiêu

cực

Do nhận thức chưa đầy đủ, lại bị tác động bởi xu hướng thương mại hóa, cho


nên đã xảy ra nhiều việc làm sai lệch nghi lễ chầu văn, phủ bóng đen mê tín dị
đoan lên tín ngưỡng thờ Mẫu. Nhiều người tìm đến tín ngưỡng này để cầu xin
thánh thần phù hộ làm mờ nhạt đi vai trò tự lực của con người.
Chịu tác động của kinh tế thị trường nên nghi lễ hầu đồng đang dần biến thành
dịch vụ tâm linh dấn đến nhiều vấn đề: vấn đề tiền mất tật mang, rồi nhiều hành vi

nhân cách con người.
Trong lễ hội, ranh giới nhu cầu giải tỏa tâm linh và cuồng tín mong manh
phung phí tiền của làm biến dạng ý nghĩa ban đầu của loại hình nghi lễ này. Nghi
lễ hầu đồng với những khn mẫu mang vẻ đẹp văn hóa đã bị biến dạng do tác
động của những cuộc hát văn hầu đồng mà chi phí lên tới vài trăm triệu đồng, có
khi

cả

tỷ

đồng.

Hầu đồng mang tính dịch vụ: tiến hành 1 canh hầu đồng rất tốn kém. Lễ vật
trong mỗi vấn hầu trước kia thường đơn giản. Ngày nay, lễ vật ngày càng phong
phú, gồm cả những sản phẩm hàng hóa cơng nghiệp, thực phẩm đương thời, đắt
tiền,

dùng

trong

cả

lễ

mặn




lễ

chay.

Trang phục: phải mua sắm nhiều trang phục. Ngồi trang phục thì trang sức và
các vật đi kèm như quạt, khăn đội đầu, mũ, hài cũng được gia công rất tinh xảo.
Một bộ lễ phục lên đến vài triệu đồng, mỗi giá trang phục, trang sức khác nhau
Những sai lệch trong cách trang trí, bày biện đồ thờ cúng. Có nơi đưa cả những
vị thần mà các nhà nghiên cứu không biết là thần nào vào thờ. Có nơi họ thực hành
lên đồng ngay tại đình làng, là sai lầm nghiêm trọng và làm hỏng giá trị của hầu
đồng.
Tác động tiêu cực đến XH: con người tin mù quáng vào hầu đồng. Khi họ có
bệnh tật, hay gặp bất trắc trong cuộc sống, họ không tìm ra căn nguyên để giải
quyết vấn đề mà lại quá tin tưởng vào tác dụng của Hầu đồng, dẫn đến tiền mất, tật
mang
Do nhu cầu hầu đồng ngày một tăng nên đã dẫn đến hiện tượng quá tải. Người


ta có thể hầu đồng ở mọi ban, thậm chí ở cả ngoài sân, loa đài bật hết cỡ khiến nghi
lễ hầu đồng kém đi sự tao nhã mà thay vào đó là sự cạnh tranh, lấn lướt nhauàm
ảnh hưởng khơng ít tới giá trị văn hóa nghệ thuật của nghi lễ
Nghi lễ Hầu đồng xưa kia thường chỉ diễn ra vào dịp tháng Tám giỗ Cha, và
tháng Ba giỗ Mẹ và với quy mơ nhỏ thì ngày nay ngồi những dịp lễ chính, nghi lễ
này được tổ chức thường xun hơn với quy mơ lớn hơn rất nhiều, có buổi hầu lên
đến hàng chục triệu đồng gây tốn kém, và ảnh hưởng tới an ninh, trật tự xã hội.
Hầu đồng hiện nay đã và đang kéo theo rất nhiều hệ lụy
3.2 Định hướng và giải pháp hạn chế những tiêu cực và phát huy những nét
đẹp vốn có của nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt
3.2.1 Định hướng phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của nghi
lễ Hầu Đồng


Thứ nhất, Tơn giáo, tín ngưỡng nói chung và tín ngưỡng thờ Mẫu nói
riêng là sự phản ánh nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân cần phải
được tôn trọng.
Thứ hai, định hướng đúng đắn nghi lễ Hầu đồng hiện nay cần phải xuất
phát từ tính lịch sử, cụ thể của vấn đề.
Thứ ba, định hướng đúng đắn nghi lễ Hầu đồng trên cơ sở kế thừa có
chọn lọc và phù hợp với sự phát triển của cơng cuộc cơng nghiệp hố, hiện
đại hoá đất nước.
Thứ tư, định hướng đúng đắn nghi lễ Hầu đồng cần phải dựa trên cơ sở
hoạt động tự giác của mỗi người.
Thứ năm, định hướng đúng đắn nghi lễ Hầu đồng phải dựa trên cơ sở
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.


3.2.2 Giải pháp cơ bản trong tình hình kinh tế xã hội và văn hoá hiện
nay nhằm khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của nghi lễ Hầu đồng và biện
pháp tổ chức, quản lý hành chính

Một là, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Hai là, phải xây dựng mơi trường văn hố –xã hội lành mạnh.
Ba là, đó là kết hợp giữa tuyên truyền giáo dục với việc tăng cường các
biện pháp tổ chức, quản lý hành chính.
Bốn là, cần phải tăng cường cơng tác đào tạo và nghiên cứu khoa học về
tín ngưỡng, tơn giáo.
Tóm lại, trong tổng thể nhiều giải pháp, có thể xem bốn giải pháp trên là
cơ bản. Để nghi lễ Hầu đồng vận động theo chiều hướng tiến bộ cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp ấy. Song, nhằm hiện thực hóa những giải pháp ấy,
cũng cần phải có những biện pháp cụ thể, thiết thực, nếu không các giải pháp
chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng


KẾT LUẬN
Tín ngưỡng thờ Mẫu cùng với nghi lễ Hầu đồng không chỉ là một hình thức tín
ngưỡng tâm linh bình thường mà cịn là một giá trị văn hóa tinh thần cao đẹp của
người Việt, đó là tinh hoa chắt lọc suốt chiều dài lịch sử, là biểu tượng cho sức
mạnh cộng đồng, cho sự sáng tạo và phát triển không ngừng của dân tộc Việt Nam.
Vì vậy để phát huy tốt các yếu tố tích cực, hạn chế và đi đến xố bỏ yếu tố tiêu cực
cần có sự lý giải một cách khoa học từ phía các nhà nghiên cứu về bản chất của tín
ngưỡng Mẫu, đặc biệt là nghi lễ Hầu đồng, chứ khơng nên chỉ nhìn nhận một phía,
coi Hầu đồng là một hiện tượng mê tín dị đoan. Bên cạnh đó cũng cần phải tăng


cường sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước, sự quan tâm đúng mực của các cấp, các
nghành nhằm vạch ra đường lối, chính sách đúng đắn góp phần vào cơng cuộc xây
dựng nền văn hố Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.



×