Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nguyên lý của tôn giáo liên quan đến gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.17 KB, 13 trang )

Nguyên lý của pg liên quan đến gđ.
Nguyên lý của nho giáo ảnh hưởn đến gđ
Nguyên lý của công giáo ảnh hưởng đến gđ
Phật giáo1.Gia đình Hạnh phúc
* Đạo Đức
Một xây dựng một căn nhà được nhiều tầng, kiến trúc sư phải thiết kế nền móng
vững chắc và tương xứng. Cũng vậy gia đình hạnh phúc, phải dựa trên nền tảng
đạo đức. Đạo đức ở đây là đạo đức của con người và xã hội đã quy định. Sống và
làm việc phải thích nghi với con người và những qui luật của xã hội hiện hành.
Đức Phật quy định đạo đức của người Phật tử phải dựa trên nền tảng của 5 giới đó
là:
- Khơng sát sanh: tuyệt đối khơng sát sanh, dù chỉ là con vật bé nhỏ.
- Không trộm cắp: Tuyệt đối không lấy của cải của ai.
- Khơng Tà dâm: Tuyệt đối khơng quan hệ tình dục với người khác phái đã được
pháp luật và gia đình gìn giữ.
- Khơng nói dối: Tuyệt đối khơng nói những điều sai sự thật, gây sự nguy hại cho
mọi người.
- Không uống rượu: Tuyệt đối không uống chất say, làm giảm trí nhớ, làm thân tâm
u mê.
Với cái nhìn của Đức Phật, năm giới cấm trên đủ để xây dựng một gia đình hạnh
phúc. Người chồng và người vợ, nếu có năm giới cấm này, Đức Phật so sánh như
là Tiên nam sống với Tiên nữ. Nếu người vợ có giới, người chồng khơng có giới,
thì giống như tiên nữ sống chung với quỷ đực v.v… Đức Phật dạy người khơng có
đạo đức và khơng có giới, tâm hồn và cử chỉ giống như quỷ, vì nó biểu lộ sự hung
bạo, độc ác, thô lỗ. Khi một người uống chất say có khả năng làm nhiều điều bất
thiện, ma quái. Rượu cũng có khả năng làm hư hỏng các giới cấm cịn lại, có khả
năng làm băng hoại nền đạo đức của gia đình và dẫn đến ly thân và ly dị. Những
người thanh niên bất hiếu với cha mẹ đa phần bắt nguồn từ chất say. Do đó, muốn
bảo vệ hạnh phúc gia đình các anh và chị hãy cố gắng gìn giữ năm giới cấm, vì nó
là hạnh phúc của anh và chị, cũng là hạnh phúc và tương lai của con cháu.
* Gieo nhiều hạnh lành:




Ngồi việc xây dựng hạnh phúc gia đình, năm giới cấm cịn có cơng năng vun
trồng hạnh lành trong kiếp này và kiếp mai sau. Đức Phật dạy trong kinh Pháp Cú:
Không làm điều ác, hãy làm các việc lành, giữ tâm ý trong sạch. Đó là lời Phật dạy.
Làm các hạnh lành ở đây chính là tạo phước, làm điều thiện, sống có trách nhiệm
với nhau. Đối với cha mẹ chúng ta phải có hiếu, biết chăm sóc và phụng dưỡng;
đối với xã hội, chúng ta phải làm tròn bổn phận của người công dân; đối với đạo
pháp, chúng ta phải thực hành giáo pháp, làm phước, cúng dường đến sa mơn và
Bà La Mơn. Bố thí, trì giới, tham thiền, cung kính, phục vụ, tuỳ hỷ phước, hồi
hướng, nghe pháp, thính pháp, cải tạo tri kiến, đó là 10 cách tạo phước trong luận
tạng Pali. Trong Ca dao tục ngữ Việt Nam có câu: “ Ai ơi cố gắng làm lành, kiếp
này chưa hưởng, để dành kiếp sau; trong địa lý phong thuỷ có dạy: “Tiên tích đức,
hậu tầm long”, trong Tử vi có dạy: đức năng thắng số, đức trọng quỷ thần kinh,
trong học đường cũng dạy: Tiên học lễ, hậu học văn v.v… Tất cả những lãnh vực
trên đều khuyên chúng ta gieo nhiều hạnh lành. Lý do tại sao? Vì mỗi hành động
của chúng ta đều gây ra kết quả. Gieo nhân lành thì gặt quả lành, gieo nhân ác thì
gặt quả ác. Nếu anh chị làm nhiều việc lành thì tất nhiên gia đình của anh chị an
vui và hạnh phúc, con hiền cháu ngoan, mọi việc hanh thông, vạn sự như ý. Trái
lại, làm nhiều điều bất thiện, anh chị bất hạnh khổ đau, con cái hư hỏng. Thông
thường chúng ta nghe danh từ may mắn trong cơng việc, tình u, gia đình v.v…
may mắn ở đây chính là hạnh lành, phước báu, điều thiện, phước đức. Như thế gia
đình hạnh phúc đồng nghĩa với hành động thiện, lời nói thiện và tư tưởng thiện.
* Bổn Phận Và Trách Nhiệm:
Một xã hội hưng thịnh và phát triển phải có luật pháp và thường xuyên hội họp.
Trong quân đội, kỷ luật và trách nhiệm là trên hết. Gia đình hạnh phúc là gia đình
mà trong đó mọi người phải có bổn phận và trách nhiệm với nhau; nếu thiếu bổn
phận và trách nhiệm thì cuộc sống sẽ chán chường, thất vọng và dễ dẫn đến những
hệ quả không tốt. Trong ca dao Việt Nam có câu: “Tình chỉ đẹp khi cịn dang dỡ,
đời mất vui khi đã vẹn câu thề”. Khi anh chị kết hơn với nhau, sống chung nhau

một thời gian thì những bản tánh xấu sẽ hiển lộ, dẫn đến lời nói và hành động
không đẹp như lúc mới quen nhau; trong tình cảnh này, anh chị hãy xét lại bổn
phận và trách nhiệm của mình, bổ túc và sửa đổi những gì cịn sai sót, vì hành động
đẹp hơn lời nói. Trong kinh Thi Ca La Việt (Singakala) Đức Phật dạy Bổn phận và
trách nhiệm của mọi người như sau:
1. Bổn phận của người con đối với cha mẹ
a. Nuôi dưỡng cha mẹ
b. Làm việc thay cho cha mẹ


c. Gìn giữ truyền thống gia đình
d. Bảo vệ tài sản thừa tự
e. Làm phước để hồi hướng khi cha mẹ qua đời".
2. Bổn phận của cha mẹ đối với con
a. Ngăn chặn con làm điều ác
b. Khuyến khích con làm điều thiện
c. Dạy con nghề nghiệp
d. Cưới vợ gả chồng cho con
e. Đúng thời trao của thừa tự cho con.
3. Bổn phận chồng đối với vợ
a. Yêu thương vợ
b. Không khinh thường vợ
c. Trung thành với vợ
d. Giao quyền hành cho vợ
e. Sắm đồ nữ trang cho vợ.
4. Bổn phận của vợ đối với chồng
a. Thực hành tốt đẹp bổn phận của mình
b. Đối xử tốt họ hàng bên chồng
c. Trung thành với chồng
d. Biết gìn giữ tài sản của chồng

e. Khéo qn xuyến mọi cơng việc gia đình.
Những lời Đức Phật dạy trên đã hơn 25 thế kỷ, so với cuộc sống hiện tại chắc chắn
một số người cho là quá lạc hậu, tuy nhiên anh chị hãy bình tâm áp dụng những lời
dạy trên sẽ cảm nhận rất nhiệm mầu và vi diệu. Vì nội dung, ý nghĩa trong bổn
phận và trách nhiệm giữa cha mẹ với con cái, giữa chồng với vợ, chúng ta nhận
thấy quá gần gũi và thiết thực trong đời sống gia đình. Những bổn phận đó khơng
thể thiếu bất cứ một bổn phận nào, vì thiếu, hạnh phúc gia đình sẽ trở nên nhạt
nhẽo, khơng ấm áp, bầu khí trong gia đình trở nên căng thẳng. Thế nên anh chị hãy
xem những bổn phận này là bùa hộ thân, là phép lạ để gia đình anh chị được hạnh
phúc.
Tóm lại trách nhiệm và bổn phận đối với người bạn đời: thương yêu, giúp đỡ và
chung thuỷ. Đối với con cái phải dưỡng, dục, luôn tâm niệm rằng con cái gắn liền
với hạnh phúc của mình. Đối với xã hội, nhân loại, phải xây dựng xã hội tốt thơng
qua gia đình hạnh phúc. Đối với đạo pháp phải có đức tin bất thối nơi Tam bảo,
làm những điều có ích cho đạo pháp và dân tộc.


*Nhịn nhục, siêng năng và thơng cảm:
Gia đình hạnh phúc là gia đình mà mọi người phải có sự tương trợ lẫn nhau, xem
gia đình là tổ ấm để dung thân, xem con cái là niềm vui, và điều không thể thiếu là
kinh tế vững vàng. Khó khăn trong gia đình là khơng có tình u thật sự, khơng có
sự hài hồ lẫn nhau, thiếu kiến thức về hơn nhân, khơng có đạo đức và thiếu thiện
chí xây dựng cho nhau.
Bí quyết của gia đình hạnh phúc là mọi người phải biết thông cảm, nhường nhịn và
siêng năng.
- Nhịn Nhục: Ca dao có câu: “chồng giận thì vợ bớt lời, cơm sơi bớt lửa thì đời nào
khê”. Nếu người làm vợ biết áp dụng câu cao dao này thì gia đình chắc chắn sẽ
hạnh phúc. Thống kế cho thấy đa số vấn đề ly dị và ly thân đều do sự thiếu tôn
trọng, dẫn đến sự sân hận. Khi tâm sân khởi lên chúng ta có thể làm bất cứ chuyện
gì, có thể đánh đập, chưởi bới, xé hơn thú và độc ác. Người xưa có nói: chưa đánh

được người, thì mày xanh mặt tía. Đánh được người thì hơn vía lên mây. Do đó
khi gia đình anh chị gặp cảnh khơng ngon cơm ngọt canh, thì nên nhớ và tập câu
thơ này, hy vọng mọi việc sẽ ổn: Nhịn một chút, gió yên sóng lặng. Lùi một bước
biển rộng trời cao.
- Siêng Năng: là đức tính tuyệt vời, thiếu nó cuộc sống sẽ trở nên vơ vị. Bạn tốt của
con người là siêng năng; kẻ thù của con người là hèn nhát. Gia đình hạnh phúc
chính là gia đình mà chồng vợ cần mẫn, siêng năng, biết chia sẻ trong cơng việc,
phải biết góp phần mình để xây dựng gia đình, tạo tiền bạc, cơng sức, trí tuệ, để
cùng xây dựng gia đình về mọi mặt. Phải có thiện chí lo lắng cho gia đình cả hai
bên v.v.. khơng có sự phân biệt nào. Trân trọng đón nhận và cho lại tình yêu
thương lẫn nhau, nhận sự phục vụ và phải biết phục vụ lại, đồng thời hiếu thảo với
cha mẹ, chung thuỷ với nhau, giúp đỡ gia đình hai bên. Thế nên các anh chị phải
trao dồi điều siêng năng này trong đời sống hơn nhân của mình. Người có siêng
năng cha mẹ kính u, chồng vợ dễ mến, bà con cô bác ái mộ, bài học đầu đời cho
con cái.
2.Gia đình Bất hạnh
Gia đình bất hạnh là gia đình khơng có khả năng tạo dựng hạnh phúc về những vấn
đề như tình yêu, con cái, tiền của, tài sản, tâm sinh lý v.v… Khuyết điểm gia đình
khơng có hạnh phúc là do chọn lầm người và lầm tính nết, sinh lý bất đồng dẫn đến
nhàm chán, vì sống lâu bên nhau không biết làm tươi mới lại tình u, thiếu tế nhị,
thiếu bổn phận, phát sanh tính xấu của một trong hai người, hôn nhân không thành
thật, bị lừa dối. Hậu quả gia đình bất hạnh là khơng có hạnh phúc và nguồn vui,


chán nản, lãng quên bổn phận, thiệt hại về tài sản là đồ dùng bị đập phá khi nóng
giận, và tìm cách lãng quên bằng cách ăn chơi trác táng, bài bạc, rượu chè làm mất
phẩm chất của con người, thiếu trách nhiệm với con, làm hư hỏng tương lai các
con. Trong phần này chúng tơi sẽ phân tích một số vấn đề bất hạnh trong gia đình
và giải pháp của Phật giáo.
* Số phận kém may mắn của trẻ thơ:

Có những gia đình khi sanh con bị tật nguyền, dị hình, xấu xí, yểu thọ, bịnh hoạn,
thiểu trí. Đó là số phận của những trẻ sơ sinh, nhưng đó là những điều bất hạnh của
những bậc làm cha mẹ. Có những gia đình đổ vỡ cũng vì những vấn đề trên. Lý do
tại sao có những điều này, Đức Phật dạy trong kinh Trung Bộ: Người bị tật nguyền
dị hình là do kiếp trước đánh đập và hành hạ chúng sanh. Người xấu xí là do kiếp
trước khơng có giúp đỡ y phục cho những người nghèo khó, khơng cúng dường y
phục đến Sa Môn và Bà La Môn. Người yểu thọ là do kiếp trước sát sanh hại vật.
Người bịnh hoạn là do kiếp trước đánh đập chúng sanh. Người thiểu trí là do kiếp
trước khơng gần gũi bậc trí thức, sử dụng quá nhiều chất say. Đạo phật dạy con
người tin ở nghiệp thiện và nghiệp ác, chính nghiệp dẫn chúng ta tái sanh lành hay
dữ. Đúng với câu: Ta đi với nghiệp của ta, dù cho tốt xấu tạo ra tự mình”. Do đó
muốn tránh những điều trên, chúng ta ngay bây giờ phải giữ thân, khẩu và ý đừng
bị ô nhiểm bởi những hành động phi nhân bản.
* Ly thân và Ly dị:
Ly thân là vẫn sống chung, hoặc sống xa nhau, nhưng khơng có quan hệ vợ chồng,
nhất là chưa đưa ra pháp luật thừa nhận. Ly dị là được pháp luật chấp nhận huỷ bỏ
hơn thú và mọi người hồn tồn tự do.
Ly thân và ly dị hiện nay ở trên thế giới và ở Việt Nam khá phổ biến. Ở Sài Gòn và
Hà Nội có khi lên đến 30% và trên thế giới có nơi lên đến 50%. Theo những nhà
thống kê cho biết việc ly thân và ly dị mỗi năm gia tăng chứ khơng giảm.
Ngun nhân dẫn đến tình trạng này: do lập gia đình quá sớm, tâm lý chưa ổn định,
cá tính ích kỷ, hung ác, kinh tế kém, do cha mẹ, anh em, bạn bè tham gia nhiều vào
cuộc sống vợ chồng, khó khăn về con cái, thiếu sức khoẻ, thiếu kiến thức về hôn
nhân, thiếu đạo đức.
Hậu quả: về tâm lý là đau khổ, thất vọng, buồn nãn, . Về đạo đức, là đánh mất bổn
phận, đôi khi mất cả niềm tin. Về sự nghiệp, hay thất bại trong việc làm ăn, không
tha thiết làm việc, ăn chơi phung phí tiền bạc. Về uy tín, mất uy tín với gia đình và


xã hội. Đối với gia đình, con cái hư hỏng, thiếu người chăm sóc dạy bảo, trẻ em

thường lang thang bụi đời. Thống kế của cảnh sát quốc tế, đa số tội phạm trên thế
giới thường là con của những gia đình ly thân và ly dị.
Phương pháp khắc phục: có ý thức và trách nhiệm cao, phải có đầy đủ kiến thức về
hơn nhân gia đình, tìm hiểu thật kỹ khi lập gia đình, khơng nên cố chấp, phải có
tâm từ bi và lịng hỷ xả. Điều quan trọng là phải chung thuỷ trong tình yêu. Đức
Phật dạy những người kém may mắn trong tình u chính là quả báo của tội tà dâm
từ kiếp trước hoặc kiếp này. Tà dâm là hành động phá hoại hạnh phúc của gia đình
người khác. Do đó dù chỉ lời nói hoặc ý nghĩ cũng không nên.
3.Thiếu Giáo Dục
Con cái hư là do bởi cha mẹ. Gia đình thiếu giáo dục cũng do bởi cha mẹ. Dấu hiệu
của những người con trong gia đình thiếu giáo dục là khơng tơn trọng nề nếp và
ln lý, khơng kính trọng cha mẹ, khơng có tế nhị, quá tự cao tự đại, ngang tàng,
bướng bỉnh, ít suy nghĩ về tương lai, phá rối trật tự gia đình. Từ những hệ quả trên
dễ dẫn đến tệ nạn xã hội như trộm cướp, xì ke, nghiện ngập và đắm say trong tình
dục.
Phương pháp khắc phục: Trước hết phải củng cố nếp sống và hạnh phúc gia đình,
cha mẹ phải làm gương cho con cái. Đối với xã hội, phải cải cách giáo dục học
đường, tăng cường đội ngũ giáo viên có đủ trình độ sư phạm và đạo đức học, đề
cao đạo đức và nhân bản của con người, kiểm tra tốt những loại văn hoá phẩm để
tránh sự ổ nhiễm và đầu độc, xử lý thích đáng người vi phạm để làm gương. Đối
với đạo pháp, hướng dẫn các con quy yTam Bảo và thọ trì 5 giới cấm, động viên
con tham gia vào gia đình Phật tử.
4. Phái thai và Ngừa thai
Đây là hai vấn đề rất thời đại. Trước nhất chúng ta định nghĩa phá thai là gì? Phá
thai là huỷ bỏ bào thai đang có mang, bằng cách dùng vịng xoắn, hút điều hoà
kinh nguyệt, sử dụng thuốc phá thai, nạo thai và chọc thai.
Thế nào là ngừa thai? Ngừa thai là cách không cho trứng gặp tinh trùng. Ngừa tạm
thời: là dùng biện pháp xuất tinh ngoài âm đạo, dùng bao cao su, đặt vòng tránh
thai, uống thuốc ngừa thai. Ngừa vĩnh viễn: Thắt ống dẫn tinh nam, cắt buồng
trứng nữ.



trong hai vấn đề trên, chúng ta thấy phá thai là vấn đề cần bàn thảo. Phá thai đồng
nghĩa với sát sanh. Trong Phật giáo sát sanh có 5 chi: Chúng sanh có thức tánh, biết
chúng sanh có thức tánh, tính giết, ráng sức giết, chúng sanh chết do mình giết.
Hậu quả của việc phá thai là bịnh hoạn, yểu thọ, ám ảnh vì hành động tội lỗi và
người vơ hình hay theo. Người phật tử chơn chánh nên cố gắng tránh xa sự phá
thai, thay vào đó bằng phương pháp ngừa thai. Muốn giảm tỷ lệ phá thai, người
phật tử sống phải có giới hạnh: giới thứ ba phải trong sạch, sống phải có chánh
ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng. Đồng thời phải biết am tường lịch thụ thai theo
chu kỳ kinh nguyệt:
- Chu kỳ kinh nguyệt bình thường từ 28 đến 30 ngày. Sau 14 ngày trứng rụng là có
kinh.
- Nếu chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày thì trứng rụng vào ngày thứ 14 tính từ ngày
đầu tiên có kinh của tháng truớc (28 -14= 14).
- Nếu chu kỳ kinh nguyệt là 30 ngày, thì trứng rụng vào ngày thứ 16 (30 -14=16)
5. Đồng tính Luyến ái
Vần đề này hiện nay khá phổ biến. Đơng phương thì vẫn cịn thầm kín, nhưng đối
với Tây phương thì có một số quốc gia chấp nhận cho họ chung sống chính thức
được pháp luật chấp thuận. Trong kinh Phật có kể lại mẫu chuyện ông Soreyya từ
nam biến thành nữ và từ nữ biến thành nam, mỗi lần như vậy đều có gia đình và có
con, sau đó xuất gia đắc chứng đạo quả. Đọc báo chí chúng ta cũng thấy một số
quốc gia đã giải phẩu nam thành nữ v.v…
Vấn đề chính trong phần này, đồng tính luyến ái xuất hiện ở cửa thiền phải giải
quyết như thế nào? Tại sao có đồng tính luyến ái? Phương pháp khắc phục như thế
nào? Đối với cửa thiền phải khuyên bảo, nếu khơng được phải trục xuất ra khỏi
Tăng đồn, vì điều này liên hệ tới giới luật Tăng tàng (sanghadisesa) và nếu tiếp
tục gìn giữ sẽ gây ảnh hưởng xấu và lang rộng trong Tăng đoàn! Nhưng nếu người
quản lý cửa thiền mắc phải căn bịnh đồng tính luyến ái thì giải quyết thế nào? Phải
nhờ đến Giáo hội can thiệp vào bằng khơng thì rất nguy hiểm. Lý do tại sao có

đồng tính luyến ái, có khả năng do thức ăn thời nay có nhiều hố chất, phim ảnh
văn hố khơng được lành mạnh, sống ức chế trong tình cảm. Để khắc phục căn
bệnh này, mỗi người sẽ có mỗi cách khác nhau: vì đây là tâm bệnh, nên phải chữa
trị bằng tâm. Người bịnh phải tìm một vị thầy để tập dưỡng sinh, yoga và thiền Tứ
Niệm Xứ. Những phương pháp này có khả năng chuyển hố rất tốt. Người bịnh
phải thấy được sự nguy hại, sự buồn, tủi và nhất là tương lai đen tối nên quyết tâm
từ bỏ.


Tóm lại hạnh phúc hay bất hạnh là do chính mình tạo nên. Như vậy vấn đề chính
của chủ đề này là tự bản thân. Do đó việc giáo dục, tu sửa, luyện tập chính mình thì
mọi việc sẽ tớt đẹp. Muốn xây dựng hạnh phúc phải: tuyệt đối chân thật, phải có
lịng từ bi trong mọi trường hợp, ln giữ bầu khơng khí hịa thuận trong gia đình,
tính tương thân tương ái, không gây thiệt hại cho bất cứ ai, các thành viên trong gia
đình ln giữ mối giao hồ tốt đẹp.
Gia đình bất hạnh một phần cũng do mối quan hệ với mọi người chung quanh: gia
đình hai bên khơng thuận thảo, đặt điều nói xấu cho dâu rể, gây ra sự hiểu lầm cho
vợ chồng. Anh chị em, họ hàng, bạn bè có nhiều lời qua tiếng lại, gây khó xử và
chia rẽ cho vợ chồng. Thấy được những nguyên nhân của hạnh phúc và bất hạnh,
người phật tử phải cố gắng gìn giữ hạnh phúc của gia đình của mình, vì hạnh phúc
của mình cũng chính là hạnh phúc của con cái và xã
hội./

2. nho giáo
Theo quan niệm Nho giáo, mọi người trong xã hội đều bị trói buộc bởi năm mối
quan hệ tự nhiên. Đó là quan hệ cha - con, vợ - chồng, anh - em, vua - tôi, bạn - bè.
Năm mối quan hệ này phản ánh hai mặt của cuộc sống hiện thực là quan hệ gia
đình và quan hệ xã hội. Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ gia đình được củng
cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng, cịn các quan hệ xã hội thì được
duy trì bởi chế độ chính trị đẳng cấp. Đi cùng với các mối quan hệ đó là những yêu

cầu giao tiếp bắt buộc mà mỗi thành viên trong xã hội phải thực hiện.
Tương ứng với mỗi quan hệ, Nho giáo đặt ra những yêu cầu mang tính quy phạm
đạo đức và được pháp luật ngầm bảo trợ. Tất cả những mối quan hệ trên và các
phương thức ứng xử hội tương ứng với nó, theo Nho giáo, là cái trời đã định sẵn
cho con người. Đã là gia đình thì phải có vợ - chồng, cha - con, anh - em. Trong gia
đình thì vợ - chồng phải hịa thuận, phu xướng thì vợ phải tùy, là cha - con thì cha
phải hiền từ biết thương u và ni dạy con cái, biết làm gương cho con cái học
tập. Ngược lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của
cha mẹ, biết hiếu thuận với cha mẹ. Đã là anh em thì phải biết đồn kết, thương
yêu đùm bọc lẫn nhau, là anh chị thì phải biết nhường nhịn, thương yêu, là em thì
phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị. Trong quan hệ xã hội, Nho giáo đòi hỏi


trước hết phải có lịng trung thành trong quan hệ vua tôi và trên dưới. Người dưới
phục vụ người trên phải lấy chữ trung làm đầu. Kẻ trên đối xử với kẻ dưới phải lấy
chữ nhân làm đầu, phải biết giữ lễ và phải có lịng tín thật. Xét chung trong mọi
mối quan hệ, Nho giáo yêu cầu mỗi cá nhân phải lấy mình làm mốc mà yêu cầu đối
với người. Cái gì mình muốn thì cũng làm hết lịng cho người khác và ngược lại,
cái gì mình ghét thì cũng đừng đem lại cho người khác.
Bên cạnh đó, Nho giáo còn quan niệm rằng, mọi sự bất ổn trong xã hội đều có
ngun nhân từ việc ứng xử khơng tốt các mối quan hệ xã hội. Để bảo đảm sự ứng
xử được đúng, Nho giáo yêu cầu mỗi người phải làm tết vai trị của mình. Vai trị
đó được xác định bởi danh phận của mỗi người do xã hội quy định. Đó là phận làm
vua, phận làm tơi, phận làm cha, phận làm con.... Danh phận của mỗi người quy
định cách ứng xử của họ. Cách ứng xử theo danh phận Nho giáo gọi là lễ. Theo
Nho giáo, nếu trong xã hội mỗi người đều làm tất bổn phận của mình thì xã hội sẽ
thái bình. Nếu xã hội thái bình thì mọi người ai cũng được an cư lạc nghiệp. Khi đó
tất cả những người già cả, trẻ nhỏ và những người cô quả sẽ được mọi thành viên
trong xã hội quan tâm giúp đỡ. Cảnh tranh giành và chém giết nhau vì cái lợi sẽ
khơng cịn. Để làm được điều đó, Nho giáo đặc biệt nhấn mạnh tới vai trị của gia

đình. Để làm được điều đó, Nho giáo địi hỏi mỗi người trong gia đình phải biết
giữ gìn và tuân theo lễ, bởi cho rằng, chỉ có lễ con người mới trở thành con người
xã hội: "Chim anh vũ có thể biết nói nhưng vẫn thuộc lồi chim, con tinh tinh có
thể biết nói nhưng vẫn thuộc lồi cầm thú. Làm người mà khơng có lễ thì tuy biết
nói đấy nhưng có khác gì lồi cầm thú? Chỉ có lồi cầm thú là khơng có lễ, cho nên
cha con ở lẫn lộn với nhau. Vì vậy việc làm của bậc thánh nhân là lấy lễ dạy người
khiến người ta ai cũng biết lễ để tự phân biệt mình với cầm thú" (Kinh Lễ, Khúc lễ
thượng). Nhờ có lễ, con người mới có thể biết được như thế nào là có hiếu với cha
mẹ, là kính với người trên, là từ đễ với anh em thân thích, là bạn hiền của bằng
hữu, là nhân với người chung quanh, là tín thực với thân thuộc. Theo lễ, người con
có hiếu và biết lễ phép thì "Khi ở trước mặt cha mẹ ruột hoặc cha mẹ chồng, nếu
có lệnh phải vâng dạ kính cẩn, tiến thối phải chu tồn thận trọng, lên xuống ra vào
phải cung kính, khơng dám ho hoẹ, đằng hắng hay ngáp dài, không được đứng dựa
nghiêng ngả liếc ngang liếc dọc, không dám phun nước bọt chùi nước mũi… Nếu
như cha mẹ có lỗi lầm gì, mình vẫn phải vui vẻ hồ nhã dùng lời nói ơn hồ mà can
gián. Nếu can mà (cha mẹ) khơng nghe lại càng phải giữ thái độ hồ nhã cung kính
hơn, đợi cha mẹ ngi ngoai rồi lại can gián. Nếu cha mẹ không nghe để đến nổi


phạm lỗi lầm có tội với bạn bè hàng xóm, ta vẫn phải ơn hịa khun can. Nếu cha
mẹ nóng giận đánh ta đến chảy máu, ta vẫn không dám giận ốn mà vẫn phải kính
trọng hiếu thuận với cha mẹ" (Kinh Lễ, Chương XII, tiết 2). Ngược lại, ngay từ khi
con cái đến tuổi biết ăn cơm, cha mẹ "cần thiết phải dạy nó biết sử dụng tay phải,
con trai phải biết thưa dạ, con gái phải biết nhu hòa… Khi con lên sáu tuổi, hãy
dạy chúng về số học và đếm số… Tám tuổi, dạy chúng khi ra vào hay khi ngồi vào
bàn ăn, nhất nhất phải theo sau bậc trưởng thượng, bắt đầu dạy cho chúng biết
nhường nhịn... Mười tuổi, cho ra ngoài học thêm sách vở khác… bắt đầu hướng
dẫn chúng về lễ, sớm tối tuân theo nghi thức của trẻ nhỏ… Hai mươi tuổi là làm lễ
đội mũ, bắt đầu học lễ… dạy chúng thuần hậu về hiếu lễ" (Kinh Lễ, Chương XII,
tiết 3). Nho giáo khẳng định, nếu xây dựng được một gia đình hoà thuận, con cái

biết hiếu đễ cha mẹ biết từ nhượng thì đó cũng là làm chính trị rồi. Bởi nước cũng
chỉ là một cái nhà to. Các căn nhà nhỏ - gia đình mà hịa thuận thì căn nhà to cũng
sẽ hịa thuận. Vì thế, làm chính trị khơng cứ là phải ra làm quan.
Những tư tưởng trên của Nho giáo, ở một mặt nào đó có thể nói rằng, phù hợp với
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội của chúng
ta. Chúng ta cũng coi "Gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi nuôi dưỡng cả đời
người, là môi trường quan trọng trong giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách".
Vì thế, Đảng ta địi hỏi "Các chính sách của nhà nước phải chú ý tới xây dựng gia
đình no ấm, hồ thuận, tiến bộ. Nâng cao ý thức về nghĩa vụ gia đình đối với mọi
lớp người"(1). Với tính cách tế bào xã hội, vườn ươm các nhân tài của đất nước,
nơi nuôi dưỡng những cơng dân mới cho tương lai, gia đình có vai trị quan trọng
trong việc xây dựng thành cơng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ
nghĩa. Sự tốt xấu của mỗi gia đình đều có ảnh hưởng tới sự ổn định của xã hội, tới
sự chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN mà chúng ta đang tiến hành. Tất nhiên, gia đình mới mà chúng ta xây dựng
là một gia đình hịa thuận dựa trên cơ sở dân chủ: vợ chồng, cha con anh em tôn
trọng lẫn nhau, cùng nhau bàn bạc và quyết định những vấn đề lớn của gia đình.
Gia đình mới mà chúng ta xây dựng cũng địi hỏi vợ chồng phải có lịng chung
thuỷ, làm cha, mẹ phải có đức nhân từ, làm con phải có đức hiếu kính, làm anh em
phải có sự thương yêu nhường nhịn. Hạt nhân của mỗi gia đình ấy chính là vợ và
chồng.
Có thể thấy rằng, gia đình mới hiện nay, trước hết, cần phải là một gia đình vợ


chồng sống chung thuỷ, tơn trọng lẫn nhau, bình đẳng với nhau về quyền lợi và
trách nhiệm. Vợ chồng cùng nhau chia sẻ trách nhiệm giáo dục con cái, phụng
dưỡng cha mẹ, ơng bà.
Thứ hai, là một gia đình con cái biết hiếu kính với cha mẹ, ơng bà bởi đức hiếu
kính của người làm con để thờ cha mẹ cũng là cái gốc của đức nhân. Nói tới đức
nhân là nói tới lịng u thương người. Cái gốc của yêu thương người trước hết

chính là yêu thương cha mẹ mình, anh em của mình. Người mà khơng biết u
thương cha mẹ có cơng sinh thành, dưỡng dục mình thì cũng khơng thể có được
lịng u thương đồng chí, đồng bào mình. Vì vậy, chúng ta ngày nay cũng yêu cầu
người làm con cần phải biết phụng dưỡng cha mẹ. Khi phụng dưỡng cha mẹ phải
kính cẩn và có lễ phép. Chúng ta cũng kiên quyết phê phán những hành động
ngược đãi cha mẹ già, không muốn làm nghĩa vụ phụng dưỡng cha mẹ già mà đùn
đẩy cho xã hội hoặc con cái đun đẩy trách nhiệm chăm sóc cha mẹ cho nhau, hoặc
có ni cha mẹ thì như ni vật cảnh mà thiếu sự kính trọng lễ phép. Đức hiếu
ngày nay cũng đòi hỏi người làm con trong hành động và việc làm phải làm sao để
cho cha mẹ có thể được tự hào với bà con lối xóm. Việc lười lao động, ham cờ bạc
rượu chè chỉ biết đến của cải, lo liệu cho vợ con mà không nghĩ đến cha mẹ, không
phải chỉ Nho giáo mà ngày nay chúng ta cũng cần lên án là hành vi bất hiếu.
Thứ ba, anh em trong gia đình phải biết bảo ban nhau, yêu thương nhau trên tinh
thần em ngã chị nâng. Là người anh, người chị thì phải biết bao bọc che chở cho
em, nhường nhịn em. Là người em phải biết kính trọng anh chị, nghe lời anh chị
dạy bảo. Xã hội xưa cũng như nay không chấp nhận việc anh em chỉ biết yêu
thương nhau qua đồng tiền, nhìn tình cảm anh em dưới lăng kính vật chất thuần
tuý.
Như vậy, gia đình mới là một gia đình mà mỗi người đều có trách nhiệm và nghĩa
vụ đối với danh phận của mình. Do đó, việc xây dựng gia đình mới cần dược gắn
liền với việc giáo dục trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người theo đúng danh phận
của họ. Đó là cha phải ra cha, con phải ra con, anh phải ra anh, em phải ra em. Cần
kiên quyết lên án những người cha khơng cịn ra cha bởi lối sống ích kỷ, thực dụng
đã để lại tấm gương xấu cho con cháu, cũng cần lên án và có biện pháp nghiêm
khắc đối với những người con khơng cịn ra con, chỉ biết tiền mà khơng biết tình,
chỉ biết tới quyền lợi mà khơng biết tới nghĩa vụ khiến cho cha mẹ phải tủi hổ.


Việc xây dựng thành cơng gia đình mới có một ý nghĩa quan trọng trong sự nghiệp
xây dụng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta. Bởi gia đình mới

chính là nền tảng của sự ổn định xã hội, tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế và
bảo vệ Tổ quốc, là nơi phịng chống có hiệu quả nhất mọi tệ nạn xã hội đang làm
phương hại đời sống tinh thần của con người. Gia đình mới cịn là nơi có khả năng
nhất trong việc bảo lưu giữ gìn những bản sắc truyền thống văn hố của dân tộc.
Ngồi ra, đây cịn là nơi cung cấp những cơng dân mới có đức, có tài cho sự
nghiệp xây dựng xã hội mới. Đặc biệt, trong điều kiện chúng ta tiến hành xây dựng
một nền kinh tế thị trường cùng với sự mở cửa hội nhập với thế giới thì gia đình
mới càng đóng vai trị quan trọng hơn bao giờ hết. Mơ hình gia đình vợ chồng hoà
thuận, cha từ con hiếu, anh em thương yêu đùm bọc nhau chính là thành trì để ngăn
cản sự xâm hại những tư tưởng thực dụng, vị kỷ, lối sống gấp chỉ biết hôm nay mà
không cần biết ngày mai. Như vậy, có thể nói rằng, nếu loại bỏ những tư tưởng bảo
thủ, mất dân chủ thì việc kế thừa những giá trị luân lý tích cực của Nho giáo về gia
đình để xây dựng gia đình mới nhằm đáp ứng được sự phát triển đất nước là điều
nên làm. Gia đình mới chính là nơi kế thừa những tinh hoa của gia đình cũ kết hợp
với những chuẩn mực đạo đức mới của xã hội mới. Những tinh hoa đó, trước hết,
là tư tưởng vợ chồng hồ thuận, cha từ con hiếu, anh em thương yêu đùm bọc
nhau… của Nho giáo.
Thực tế những lý tưởng nhân đạo, khát vọng hồ bình của Nho giáo cũng là lý
tưởng và khát vọng của chúng ta hiện nay. Mặc dù bị hạn chế do lịch sử, song một
số tư tưởng cũng như biện pháp mà Nho giáo đề ra cho đến nay vẫn còn nguyên
giá trị. Cũng giống như Nho giáo, hiện nay chúng ta đã và đang ra sức phấn đấu
cho một thế giới hồ bình, cho sự bình đẳng của mọi dân tộc trên tồn thế giới. Vì
vậy, chúng ta cần ngăn chặn được các tệ nạn xã hội, mọi thảm hoạ chiến tranh,
chống lại được nạn khủng bố trên phạm vi tồn thế giới. Do đó, kế thừa các tư
tưởng nhân văn trong ứng xử và giao tiếp giữa người với người của Nho giáo là
một việc làm hết sức cần thiết.

3. công giáo



Trong việc hội nhập Cơng giáo vào nền văn hóa Việt Nam, một trong những yếu tố
quan trọng và nền tảng của nền văn hóa này đó là đạo hiếu, hay tinh thần hiếu thảo
đối với cha mẹ, ông bà tổ tiên. Tại sao? Vì người Việt cũng như các dân tộc vùng
Á Đông này luôn luôn đặt nặng tinh thần hiếu thảo đối với cha mẹ, ông bà, tổ tiên.
Từ nguồn cội, đạo hiếu luôn luôn là một nền tảng căn bản cho đạo làm người của
người Việt, và nằm trong bản chất văn hóa của người Việt. Vì thế, việc hội nhập
văn hóa Cơng giáo vào Việt Nam nên khởi đầu từ đạo hiếu, và lấy đạo hiếu làm
nền tảng. Ta thấy có sự phù hợp giữa sứ điệp Cơng giáo và văn hóa Việt Nam trong
chủ trương thảo hiếu với cha mẹ, tổ tiên. Thật vậy, đạo hiếu trong Công giáo thật
rõ ràng và được coi là quan trọng.
- Trước hết, đạo hiếu nằm ngay trong thập giới, là căn bản của luật luân lý Công
giáo. Thập giới của Cơng giáo được chia làm hai nhóm: 3 giới đầu liên quan đến
Thiên Chúa, 7 giới sau liên quan đến tha nhân. Giới thứ 4, "thảo kính cha mẹ", là
giới đứng đầu nhóm sau. Ðiều đó có nghĩa: "thảo kính cha mẹ" là giới luật quan
trọng nhất trong các giới liên quan đến tha nhân.
- Thứ hai là trong các bản văn Kinh Thánh, Cựu Ước cũng như Tân Ước, có biết
bao nhiêu câu hay đoạn văn khuyến khích lịng hiếu thảo của con cái đối với cha
mẹ, nhất là trong sách Châm Ngôn và Huấn Ca.
Đồng thời dân tộc Việt Nam không chỉ đặt nặng đạo hiếu đối với cha mẹ hay ông
bà tổ tiên ở dưới đất này mà con người cịn có cha mẹ ở một cấp cao hơn, đó là cha
mẹ ở trên trời, hay là cha mẹ sinh ra vũ trụ vạn vật, mà con người cũng có bổn
phận phải thảo hiếu. Niềm tin có Trời là Ðấng tạo dựng vũ trụ rất phù hợp với niềm
tin chung của dân tộc. Ðây là một điểm nổi bật khác của nền văn hóa Á Ðơng, rất
thuận lợi cho việc hội nhập văn hóa Cơng giáo, đó là người ta tin rằng trên đầu
mình cịn có một Ðấng thiêng liêng, tạo dựng nên vũ trụ. Tuy nhiên, ý niệm về
Ðấng thiêng liêng này còn rất mơ hồ, chưa rõ rệt, và Cơng giáo có thể đưa ra một ý
niệm rõ rệt hơn. Công giáo đặt rất nặng việc thảo hiếu với Ðấng thiêng liêng này,
cũng là cha mẹ của chúng ta, nhưng ở cấp độ cao và rộng hơn cha mẹ ở dưới đất
này.
Công giáo chú trọng về đạo hiếu và coi đạo hiếu như nền tảng của mình, nên Cơng

giáo phù hợp với tinh thần hiếu thảo của dân tộc ta. Nhưng đạo Công giáo cịn cho
thấy một chiều kích rộng lớn hơn của đạo hiếu, giúp quan niệm về đạo hiếu của
dân tộc trở nên rộng rãi và hồn chỉnh hơn. Vì đạo Cơng giáo quan niệm vũ trụ
như một đại gia đình, trong đại gia đình đó, Thiên Chúa là cha mẹ sinh ra tất cả, và
tất cả mọi tạo vật là anh em.



×