Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Trình bày hiểu biết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.25 KB, 18 trang )

Đề bài: Trình bày hiểu biết về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

MỤC LỤC
1.Nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
2.Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
3.Nơi thờ cúng, nghi lễ, nghi thức trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
4.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay
5.Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
6. Tài liệu tham khảo

1. Nguồn gốc ra đời của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Cho đến nay có khá nhiều các giả thuyết cho rằng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
được hình thành vào thời Bắc thuộc, cùng với những ảnh hưởng của văn hóa Hán.
Nhưng một số vấn đề được trao đổi: có thể thời điểm ra đời sẽ sớm hơn, có mối


quan hệ giữa yếu tố bản địa và yếu tố du nhập trong việc hình thành tín ngưỡng
này, chúng ta hãy tìm hiểu từ nền tảng văn hóa - xã hội của cộng đồng cư dân Việt.
Cơ sở quan trọng đầu tiên cho việc hình thành bất cứ tơn giáo tín ngưỡng nào
cũng là quan niệm tâm linh của con người về thế giới. Cũng như nhiều dân tộc
khác, người Việt xuất phát từ nhận thức “vạn vật hữu linh” - mọi vật đều có linh
hồn, và bắt đầu từ giới tự nhiên xung quanh mình. Vì thế, loại thần cổ sơ nhất được
người ta sùng là các nhiên thần, đặc biệt là thần cây, thần núi, thần sông.... Bằng
cách huyền thoại hóa, các vị nhiên thần đã được mang khuôn mặt của con người
(hiền hậu hay dữ tợn), tâm lý của con người (vui mừng hay giận giữ). Có thể nói
việc nhân hóa các thần tự nhiên đã tạo ra một bước chuyển cho việc hình thành hệ
thống nhân hóa. Đây cũng chính là giai đoạn con người bắt đầu khám phá về bản
thân mình. Đến một thời điểm nào đó, mối quan hệ giữa cái hữu hình và cái vơ
hình, nhất là cái sống và cái chết đã làm con người bận tâm. Vẫn với quan niệm vật
linh kể trên, họ tin rằng trong mỗi con người đều có phần “hồn” và “vía”.
Khơng có ý thức cao siêu về thiên đàng hay địa ngục của Kitô giáo hay thuyết


luân hồi chuyển kiếp đầu thai của đạo Phật, trong nhận thức dân gian, thể xác và
linh hồn vừa gắn bó, vừa tách biệt. Chúng gắn bó khi sống và tách biệt khi chết,
thể xác đã hòa vào cát bụi nhưng phần hồn vẫn tồn tại chuyển sang sống ở một thế
giới khác. Cõi âm ấy cũng có mọi nhu cầu như cuộc sống dương gian. Theo quan
niệm dân gian, chết cũng là một dạng “sống”trong một môi trường khác.
Người ta cho rằng nếu người chết không được cung cấp đầy đủ sẽ trở thành
“ma đói” lang thang, quấy nhiễu người sống. Các am chúng sinh lập ở cuối làng,
hay lễ Vu lan (rằm tháng bẩy) dành cho “thập chúng sinh” là những biểu hiện
mong muốn chia sẻ, an ủi những linh hồn bơ vơ, thiếu đói khơng có người cúng tế.


Một hiện tượng khá bí ẩn nhưng rất được con người tin tưởng, đó là âm phủ, người
chết phù trợ cho người sống
Mối quan hệ giữa những người sống và những người chết cùng chung huyết
thống lại càng gắn bó hơn. Trong vịng hai, ba đời thì đó cịn là những kỷ niệm rất
cụ thể và sâu sắc. Ông bà, cha mẹ dù qua đời nhưng vẫn luôn hiện diện trong tâm
tưởng của con cháu, và con cháu luôn cảm thấy trách nhiệm cả về vật chất lẫn tinh
thần đối với họ. Niềm tin vào cái chết chẳng qua là một cuộc trở về gặp tổ tiên, ông
bà và tổ tiên có thể sẽ dõi theo, phù hộ độ trì cho con cháu, đã là cơ sở hình thành
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Ở Việt Nam, mặc dù tất cả các tộc người đều có quan niệm tổ tiên và một số
tộc người có những hình thức tơn thờ ở những mức độ khác nhau, theo nhiều nhà
nghiên cứu, các hình thức này, hoặc tục cúng người chết trong tang lễ, cung cấp vật
dụng khi chôn người chết, thờ một vài năm, hay lễ bỏ mả... khơng đồng nhất với
hình thức thờ cúng tổ tiên truyền thống của người Việt (thờ cúng nối tiếp, lâu dài).
Vì vậy, những nét tương đồng của hình thức tín ngưỡng này chỉ nhận thấy rõ nhất
ở một vài nước Đông Nam Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Xã hội cổ truyền của người Việt cũng có những cơ sở kinh tế nhất định cho
việc hình thành và duy trì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Trước hết đó là nền kinh tế
tiểu nơng tự cung tự cấp. Đây chính là mơi trường thuận lợi cho sự xuất hiện tín

ngưỡng đa thần. Xét về phương diện kinh tế, làng xã Việt Nam đã gần như một đơn
vị độc lập và tương tự như thế, là tế bào của nó - hộ gia đình nhỏ. Đây là nhân tố
quan trọng gắn bó các thành viên của gia đình cùng một thế hệ và giữa các thế hệ.
Mở rộng ra, các gia đình cư trú quần tụ theo họ, và nhiều họ tập hợp thành làng.
Trước làng, con người không tồn tại với tư cách cá nhân mà dưới danh nghĩa gia


đình dịng họ - những đơn vị huyết thống. Có thể nói nền kinh tế tiểu nơng ấy là
mảnh đất thuận lợi cho việc củng cố và phát triển ý thức dân tộc cũng như tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã.
Trong khía cạnh kinh tế có một điểm quan trọng tạo nên nét khác biệt trong
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam và Trung Hoa. Do đặc trưng khí hậu nhiệt
đới nóng ẩm, gió mùa nên Việt Nam sản xuất lúa nước theo truyền thống tiểu canh
kết hợp với ni gia súc. Vì vậy sản xuất khơng địi hỏi tập trung nhân cơng theo
quy mơ lớn như ở nơi sản xuất lúa mỳ khô, công cụ xản xuất cũng nhỏ, gọn, nhẹ,
mọi thành viên trong gia đình từ phụ nữ, trẻ em đều sử dụng dễ dàng. Kết hợp tất
yếu của quy trình này khiến người Việt gắn bó với gia đình, thường là gia đình hạt
nhân chặt hơn với dịng họ. Hầu như gia đình nào cũng có bàn thờ tổ tiên (dù thờ
chính hay thờ vọng) nhưng khơng phải dịng họ nào cũng có từ đường.
Hình thức tổ chức xã hội cũng là một yếu tố quan trọng cho việc hình thành
tín ngưỡng. Ở giai đoạn thị tộc phụ quyền, người đàn ông bắt đầu nắm giữ quyền
hành quản lý gia đình do họ đã có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh tế, vợ và
con cái họ tuyệt đối phục tùng và tôn trọng cái uy quyền đã được xác lập ấy, khơng
chỉ khi họ cịn sống mà cả khi họ đã qua đời. Những đứa con mang họ cha đã kế
tiếp ý thức về uy quyền, và phải chăng các nghi thức ma chay, cúng tế tổ tiên cũng
chính là “hình thức phản ánh hoang đường quyền hành gia trưởng trong một gia
đình”.
Như vậy, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ra đời và duy trì trong những điều kiện
lịch sử - xã hội nhất định. Từ hình thức liên minh cộng đồng nguyên thủy đến hình
thức liên kết gia đình sơ khai theo trục huyết thống nam đã là một chặng đường

lịch sử khá dài. Theo con đường “ chung tộc danh về phía bố”, các gia đình nhỏ


liên kết lại với nhau thành họ. Đây là loại đơn vị ngoại hơn vì các thành viên trong
họ liên kết với nhau bằng sợi dây huyết thống và cùng chung một vị thủy tổ.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở người Việt đã hình thành, tồn tại và phát triển
trên cơ sở quan niệm tâm linh và một nền tảng kinh tế xã hội tư tưởng khá bền
vững. Có thể nói những yếu tố tâm linh có tính bản địa và mộc mạc đã được thể
chế hóa, hợp pháp hóa nhờ hệ tư tưởng Nho giáo và sự ủng hộ của các vương triều.
Chính vì vậy, tín ngưỡng này đã được bảo tồn qua suốt tiến trình lịch sử nhiều biến
động.

2.Đặc điểm của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Tín ngưỡng của tục thờ cúng tổ tiên là quan niệm về sự tồn tại của linh hồn và
mối liên hệ giữa người đã chết và người sống (cùng chung huyết thống) bằng con
đường hồn về chứng kiến, theo dõi hành vi của con cháu, quở trách hoặc phù hộ
cuộc sống của họ. Trong tín ngưỡng này đạo lý là nội dung nổi trội.
Đạo lý uống nước nhớ nguồn, một mặt con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với
các bậc sinh thành, lúc họ đã chết cũng như khi còn sống. Mặt khác, nó cũng thể
hiện trách nhiệm liên tục và lâu dài của con cháu đối với nhu cầu của tổ tiên. Trách
nhiệm được biểu hiện không chỉ trong các hành vi sống (giữ gìn danh dự và tiếp
tục truyền thống của gia đình, dịng họ, đất nước) mà còn ở trong các hành vi cúng
tế cụ thể. Một học giả nước ngồi khi nghiên cứu về tín ngưỡng này ở nước ta đã
nhận xét: “Các thành viên trong gia đình kính dâng các đồ cúng lễ là tuyệt đối cần
thiết để cho linh hồn tổ tiên có được sự yên nghỉ thanh thản ở thế giới bên kia”.


Ở đây cũng cần nhắc tới đặc trưng “duy tình” hơn “duy lý” của người Việt.
Mặc dù nhiều dân tộc phương Đơng có tâm lý ứng xử duy tình, nhưng ở người
Việt, thái độ này biểu hiện rất rộng và thể hiện rất sâu sắc ( không chỉ đối với

người đang sống mà cả với những người sắp chào đời hoặc đã chết). Người ta luôn
luôn chịu sự chi phối của quan niệm vừa mong được nhận “phúc ấm của tổ tiên”,
“sống vì mồ mả, ai sống vì bát cơm”, vừa lo trách nhiệm để phúc lộc cho con cháu
“phúc đức tại mẫu”, “đời cha ăn mặn đời con khát nước”. Khi cúng lễ tổ tiên, một
mặt con người hướng về quá khứ, định hướng cho hiện tại (giáo dục truyền thống
gia đình, đạo lý làm người cho con cháu) và mặt khác đã chuẩn bị cho tương lai.
Đường dây thế hệ mà cũng là đường dây đạo lý sẽ luôn liên tục nối tiếp, phát triển.
Thờ cúng tổ tiên cịn là hình thái tín ngưỡng có ý nghĩa lớn về mặt tổ chức
cộng đồng trong xã hội truyền thống. Sống trong xã hội, xét theo cả trục dọc và
trục ngang, con người không thể sống biệt lập, đơn độc. Theo trục dọc phụ hệ, thờ
cúng tổ tiên là sự nối tiếp liên tục các thế hệ: ông bà - cha mẹ - bản thân. Mỗi con
người phải có trách nhiệm thờ phụng bốn đời trước: cao, tằng, tổ, khảo (kỵ, cụ,
ông, bố) và họ cũng tin rằng sẽ được con cháu bốn đời kế tiếp cúng giỗ. Theo trục
ngang, thờ cúng tổ tiên đã gắn bó con người trong mối liên kết dòng họ: họ cha, họ
mẹ, họ vợ (hoặc chồng). Với tư cách một tập thể - gồm cả người đang sống và
người đã chết gắn bó với nhau về huyết thống và thờ chung một thủy tổ, dịng họ
có sức mạnh đảm bảo giá trị tinh thần cho mỗi thành viên của nó trong làng xã
Vai trị tổ chức liên kết cộng đồng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên còn rõ hơn
khi ta xem xét vấn đề thờ quốc tổ. Cả cộng đồng cư dân Việt Nam được củng cố
bởi niềm tin chung một cội nguồn “đồng bào”, đều là “con Lạc cháu Hồng”. Và đó
cũng chính là sức mạnh giúp cho dân tộc ta vững vàng trước mọi sự đe dọa của
giặc ngoại xâm “các vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau
giữ nước”.(Hồ Chủ Tịch). Suốt từ thế kỷ XV, XVI đến nay, khi Hùng Vương được


coi là quốc tổ, ý thức này đã đóng một vai trị vơ cùng quan trọng đối với đời sống
tâm linh của dân tộc.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có nội dung bình dị và giàu tính thực tiễn, khơng
cực đoan như nhiều tơn giáo khác. Bởi thế nó dễ dàng được thế tục hóa trở thành
nếp sống, phong tục, bám rễ sâu trong tiềm thức của mỗi người. Bằng việc thờ

cúng tổ tiên, thế hệ trước nêu gương cho thế hệ sau khơng chỉ vì trách nhiệm đối
với các bậc sinh thành mà còn để giáo dục dạy dỗ con cháu lưu truyền nòi giống.
Giáo sư Đào Duy Anh cho rằng: “tế tự tổ tiên là lấy sự duy trì chủng tộc làm mục
đích”. Trong khi tế lễ, lời khấn vái của họ cũng thật giản dị, rất thực tiễn: lời cầu
xin che chở, phù trợ cho cuộc sống hàng ngày của họ được bình n, sn sẻ.
Khơng biết sự cầu xin ấy hiệu quả như thế nào, nhưng trước hết, con người cảm
thấy thanh thản về mặt tâm linh, điểm tựa tinh thần quan trọng cho cuộc sống.
Trong sự thờ cúng này đã thực sự nảy sinh mối quan hệ hai chiều: người chết cần
đến sự cúng lễ của người sống để có thể yên ổn ở thế giới bên kia, khơng thành
“ma đói” lang thang, cịn người sống chỉ có thể an bình, thanh thản khi được che
chở, phù trợ một cách bí ẩn của người chết. Linh hồn các bậc tiền bối luôn luôn
bên cạnh con cháu, mách bảo cho họ và giúp đỡ họ có một cuộc sống tốt đẹp thuận
hòa. Với những mong muốn bình dị và niềm tin nguyên thủy chất phát, thờ tổ tiên
được coi là thứ tín ngưỡng “vừa tầm” với mọi lớp người cả về mặt nội dung đạo lý
và nghi thức thực hiện. Do đó, khả năng phổ biến trong khơng gian và thời gian
của tín ngưỡng này cũng là một điều dễ hiểu.
Các tôn giáo ngoại lai, để tồn tại được ở Việt Nam, đã buộc phải dung hịa với
thứ tín ngưỡng bản địa cắm rễ sâu trong tâm thức người Việt – thờ cúng tổ tiên.
Còn các tôn giáo xuất hiện nội sinh trong nước như Cao Đài, Hòa Hảo ở
miền Nam cũng đã biết dựa trên cơ sở của đạo thờ cúng ông bà. Không chỉ các tôn


giáo, mà ngay cả trong các tín ngưỡng dân gian khác như tín ngưỡng thờ thành
hồng, thờ Mẫu…, ta cũng thấy dấu vết tác động của tín ngưỡng thờ tổ tiên ở sự
biết ơn cội nguồn, biết ơn các đấng sinh thành. Bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ thần,
người dân Việt thờ Mẫu (thờ mẹ) với mong muốn kéo vị thần này gần với tín
ngưỡng gia tộc, từ đó có mối đồng cảm gắn bó như giữa người mẹ ln che chở
với đàn con của mình.

2. Nơi thờ cúng, nghi lễ, nghi thức trong thờ cúng tổ tiên

Thờ cúng tổ tiên được người Việt lập bàn thờ và thờ tại nhà của mình hoạc
đối với dịng họ thì xây từ đường do trưởng học chịu trách nhiệm thờ cúng chính.
Người Việt thờ tổ tiên trong vòng 5 đời- ngũ đại mai thần chủ.
Trong tục thờ cúng tổ tiên, người Việt coi trọng việc cúng giỗ vào ngày mất
(còn gọi là kỵ nhật) thường được tính theo âm lịch (hay cịn gọi là ngày ta). Họ tin
rằng đó là ngày con người đi vào cõi vĩnh hằng. Không chỉ ngày giỗ, việc cúng tổ
tiên còn được thực hiện đều đặn vào các ngày mồng một (cịn gọi là ngày
sóc), ngày rằm (còn gọi là ngày vọng), và các dịp lễ Tết khác trong
mộtnăm như: Tết Nguyên đán, Tết Hàn thực, Tết Trung thu, Tết Trùng cửu, Tết
Trùng thập... Những khi trong nhà có việc quan trọng như dựng vợ gả chồng, sinh
con, làm nhà, đi xa, thi cử..., người Việt cũng dâng hương, làm lễ cúng tổ tiên để
báo cáo và để cầu tổ tiên phù hộ, hay để tạ ơn khi công việc thành công. Bản chất
việc thờ cúng tổ tiên của người Việt là từ niềm tin người sống cũng như người chết
đều có sự liên hệ mật thiết và hỗ trợ nhau. Con cháu thì thăm hỏi, khấn cáo tiền
nhân. Tổ tiên thì che chở, dẫn dắt hậu thế nên việc cúng giỗ là thực hiện mối giao
lưu giữa cõi dương và cõi âm. ). Sau khi cúng giỗ, gia đình thường dọn thức ăn vừa


cúng xong để cùng ăn, coi như hưởng lộc của tiền nhân. Bạn bè thân thuộc cũng
được mời đến dùng bữa, tức là đi ăn giỗ.
Khi thực hiện việc cúng tổ tiên thì con cháu ăn mặc chỉnh tề, thường là người
lớn tuổi trong nhà đứng ra khấn trước bàn thờ tổ tiên.
Đồ lễ trên bàn thờ cũng không quy định chặt chẽ lắm, tùy tâm nhưng điều cơ
bản phải là những thứ thanh khiết và được dành riêng. Bàn thờ tổ tiên bao giờ cũng
đặt ở trên cao, tại nơi trang trọng nhất trong nhà (gian giữa đối với nhà một tầng,
tầng trên cùng đối với nhà tầng. Trên bàn thờ bày bát hương, chân đèn, bài vị hay
hình ảnh người quá cố.Bàn thờ được coi là những dấu vết cịn lại của tín ngưỡng
thờ mặt trời và thần lửa. Chén nước trắng tinh khiết cũng được giải mã từ tục thờ
thần nước xa xưa. Có thể một triết lý quen thuộc của phương Đông cũng đã xuất
hiện ở đây: sự giao hòa âm dương. Bên cạnh chén nước, bình rượu (âm) cần đến sự

có mặt của hương lửa (dương). Cũng như khi hóa vàng (đốt mã), người ta cho rằng
phải đổ chén rượu hoặc nước lên đống tro thì người âm mới nhận được lễ.Theo
quan niệm dân dã, nén hương là chiếc cầu nối giữa tổ tiên và con cháu, nó có khả
năng chuyển tải lời thỉnh cầu của những người sống và chính mùi thơm thanh cao
của hương, hoa đã tạo ra được sự giao hòa giữa người hai cõi. Việc thắp hương
trên bàn thờ bao giờ cũng phải thắp theo số lẻ: 1, 3, 5, 7, 9, 11,... mà tránh thắp số
chẵn như 2, 4, 6, 8, 10,... Người ta quan niệm rằng, số lẻ là dương nên nó phù hợp
hơn với tổ tiên(người dương thắp cho người âm). Loại hương thẳng gồm 2 phần:
chân hương màu hồng đỏ, bụi hương thơm. Có một loại hương vịng bao gồm
nhiều vịng hương, có buộc dây. Khi thắp hương, người ta phải để hương sao cho
thật thẳng, tránh để hương bị nghiêng, méo hay siêu đổ khiến đốm lửa giữa các nén
hương không đều nhau, làm hương bị tắt lửa, hương tàn xuống có thể gây cháy
những đồ lễ vật trên bàn thờ hoặc gây hỏa hoạn.


Lễ thức trong tang ma được coi là lễ thức quan trọng bậc nhất để đưa ông bà,
cha mẹ vừa mất về gặp tổ tiên và gia nhập vào hàng các vị tổ tiên (những người
vừa mới mất được lập bàn thờ riêng cho tới khi giỗ hết, cải táng sạch sẽ mới được
phép thờ chung với tổ tiên. Sau lễ tang ma, lễ giỗ là nghi thức rất được chú trọng
trong tâm lý người Việt.
Một biến thể của việc cúng giỗ là tục thờ "hậu" do nhà chùa hay đình làng
đảm nhiệm. Trong trường hợp này người quá cố đã cúng tiền hay ruộng vào chùa
hay đình để được hưởng lễ vật vào những ngày kỵ nhật.
Vì kính trọng tổ tiên, người Việt coi việc tang ma là trọng sự, gắn liền với
việc thờ cúng tổ tiên.
Ngày giỗ (kỵ nhật) là ngày kỷ niệm ngày mất của người thân trong gia đình
hàng năm thường được tính theo âm lịch (hay cịn gọi là ngày ta). Trong các ngày
giỗ có ba ngày chú ý nhất: tiểu tường (giỗ đầu), đại tường (giỗ hết), trừ phục (lễ cởi
bỏ đồ tang). Các ngày giỗ thường kỳ trong các năm sau được coi là cát kỵ (giỗ
lành).

Trước lễ Tiểu tường, nhiều gia đình còn làm lễ Tiên thường (cáo giỗ) nhằm
xin phép Thổ công để linh hồn người đã mất trở về gia đình nhận giỗ. Đồ lễ cúng
trong giỗ đầu và giỗ hết phải chuẩn bị rất chu đáo. Theo quy định xưa, vào ngày
giỗ đầu, trang phục tang lễ mũ gậy, áo xô lại được con cháu mang ra mặc. Đồ mã
được gửi cho người chết cũng theo quy định: ở lễ tiểu đường đó là “mã biếu” vì
người chết phải sử dụng để biếu các ác thần mong tránh sự quấy nhiễu (dân gian


quan niệm cõi âm như cõi trần), ở lễ Đại tường và lễ Trừ phục (một ngày tốt được
chọn sau lễ Đại tường để đốt bỏ tang phục) đồ mã còn cần nhiều hơn: mọi vật dụng
sinh hoạt cho người chết ( quần áo, giầy dép, xe cộ), thậm chí cả các hình nhân
bằng giấy để xuống cõi âm phục vụ cho họ. Sau khi hóa (đốt) những đồ mã này, đổ
một chén rượu lên đống tàn vàng để vật mã trở thành vật thật, tiền thật dưới cõi
âm. Người ta còn hơ một chiếc đòn gánh, gậy trên ngọn lửa hóa vàng, hoặc dựng
một cây mía bên cạnh với lời giải thích “để các cụ gánh vác về”.
Gia tộc cũng có những qui định tín ngưỡng cho việc thờ cúng Thủy tổ dòng
họ. Mặc dù đã qua nhiều đời nhưng ngày giỗ họ vẫn được lưu truyền nhờ việc ghi
chép gia phả. Trong ngày giỗ Thủy tổ, tất cả con cháu trưởng các chi, ngành, nhánh
buộc phải có mặt. Các con cháu khác tùy vào hoàn cảnh mà mang đồ tới góp giỗ.
Lễ giỗ Tổ được tổ chức chu đáo và duy trì đều đặn hàng năm.
Bên cạnh các nghi lễ cúng tế trong gia đình và gia tộc còn phải kể thêm vào
hệ thống nghi thức tế lễ tổ tiên một hình thức Tảo mộ. Ngồi việc đắp thêm mộ
trong ba ngày (sau khi người thân chết), các gia đình, dịng họ thường đi thăm mộ,
cúng tế sửa sang mồ mả vào dịp Tết Thanh minh tháng ba. Việc cúng tế tại mộ
thường diễn ra đơn giản hơn nhiều so với cúng tại nhà, nhưng trước khi cúng trước
mộ người thân người ta phải khấn cáo xin phép thổ công. Thăm nom sang sửa mồ
mả tổ tiên, một mặt là hình thức thể hiện lịng hiếu thảo của con cháu, mặt khác bởi
quan niệm mồ mả vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của cả gia đình, gia tộc.
Người Việt cho rằng, nếu vị trí đặt mồ mả khơng tốt, hướng khơng đúng thì con
cháu làm ăn sẽ lụi bại, không thể nào phát triển được.



Bàn thờ để thờ cúng tổ tiên thường được bài trí như sau:
1

3



15

Cụ

5

4

ơng

2

5

10
14

1

9
8


6

14

7
13

12

11

12

 1: 1000 vàng
 2: 1000 bạc
 3:
 4: Đỉnh đồng
 5: Hạc đồng
 6: Bát hương thần linh
 7: Bát hương gia tiên
 8: Bát hương bà cơ, ơng hồng
 9: Mâm bồng để đồ chay
 10: Mâm bồng để đồ mặn
 11: 3 chén nước (hoặc nước-rượu-nước)
 12: Nến hoặc đèn dầu
 13: đĩa đặt trầu cau, thuốc lá hoặc tiền âm dương
 14: lọ hoa
 15: lọ cắm hương


Nghi thức tế tự của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên gồm ba bộ phận, thứ nhất là tế
tự tại gia đình, thứ hai tế tự tại làng xóm (chủ yếu là tín ngưỡng thờ Thành hồng)
và thứ ba tế tự quốc gia. Người Việt luôn tôn thờ công đức của cha ông, tộc họ,


những người đã khuất cùng huyết thống, đồng thời tôn thờ tất cả những người có
cơng với nước, với xóm làng, những anh hùng dân tộc, anh hùng văn hóa. Cũng
trong hệ thống ấy, với người Việt Nam tự bao đời nay ngày giỗ tổ Hùng vương
luôn được coi trọng, đó là sự tưởng nhớ, là sự trở về với cội nguồn của dân tộc. Từ
truyền thuyết bào thai trăm trứng đến sự tích Hùng Vương, người Việt đã dựng lên
cho ơng Tổ của mình một lý lịch hồn chỉnh, có cả ngày mất (kỵ). Theo Toan Ánh,
“trước đây hàng năm tại đền vua Hùng ở làng Cổ tích, phủ Lâm Thao, tỉnh Phú
Thọ, có tổ chức quốc tế và có đại diện của triều đình tới đứng chủ tế trong ngày
giỗ. Dân chúng các nơi kéo về đền Hùng lễ tổ và ngay cả các tỉnh cũng có tế vọng
vua Hùng”. Vì thế, đó là ngày giỗ quan trọng nhất của người Việt Nam:
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ Tổ mùng Mười tháng Ba
Mùng Mười tháng Ba hàng năm đã trở thành ngày giỗ của vua Hùng, thành
ngày hội tụ con cháu khắp mọi miền đất nước hướng về đất Tổ. Có thể nói ngày
giỗ tổ Hùng Vương là sự phát triển cao có tính chất trìu tượng hóa ý thức về cội
nguồn, bắt rễ sâu xa tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên ở làng xã, trong gia đình và gia
tộc. Triết lý cội nguồn trên phạm vi quốc gia ấy cũng đã đóng góp một phần quan
trọng trong việc củng cố về mặt lý luận cho sự liên kết các quan hệ máu mủ thân
tộc. Nhà và nước, nước và nhà, nước mất thì nhà tan, nước giàu thì dân mạnh.
Chính vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam từ gia đình, dịng họ
đến Tổ quốc đã khơng ngừng được giữ gìn bảo tồn qua các bước thăng trầm của
lịch sử, bất chấp mọi mưu đồ, xâm lược đồng hóa của giặc ngoại xâm.

4.Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện nay



a. Những biến đổi tích cực
+ Cũng như bao làng – xã khác ở đồng bằng Bắc Bộ, trước đây trong những
ngôi nhà ba gian hai chái hay năm gian hai chái, người dân luôn dành một không
gian thiêng liêng cho tổ tiên của mình. Bởi họ tin rằng đó chính là nơi tổ tiên đi về
và ngự trên đó. Ngày xưa bàn thờ tổ tiên thường được chia 2 lớp, lớp trong để ngai
hoặc bài vị tổ tiên, lớp ngoài là nơi để bát hương, đèn hương, mâm bồng ngũ quả
và các đồ thờ cúng khác. Giữa hai lớp người ta cũng ngăn cách bằng bức y môn
màu đỏ. Phía trên và hai bên có trang trí hồnh phi, câu đối được sơn son thiếp
vàng. Các gia đình thờ nhiều đối tượng: thần thổ công – người trông coi đất đai
nhà cửa, tổ tiên, bà cô ông mãnh…Vào các ngày sóc vọng, giỗ tết, người nhà
thường chuẩn bị xơi, oản, hoa quả và nhiều sản vật địa phương dâng lên ban thờ,
cầu mong sự che chở, bình an. Việc thờ cúng hầu hết giao cho người có địa vị cao
nhất trong gia đình: có thể là người lớn tuổi như ơng bà, cha mẹ (với các gia đình
nhiều thế hệ) hoặc người đàn ơng trong gia đình, người chủ nhà. Tuy nhiên việc
chuẩn bị đồ lễ vẫn chủ yếu là phụ nữ làm, đàn ông chỉ lo sửa soạn bàn thờ, thắp
hương cúng lễ.
Cho đến nay, thờ cúng tổ tiên vẫn là tín ngưỡng giữ vai trị quan trọng nhất.
Hầu hết các gia đình đều có bàn thờ tổ tiên và cúng lễ trong những ngày rằm, mồng
một và ngày lễ tết. Chỉ một số ít những hộ nhỏ, phần lớn là gia đình th trọ làm ăn
bn bán, việc thờ cúng tổ tiên có phần đơn giản, thậm chí khơng có bàn thờ tổ
tiên (sinh viên th trọ). Tuy nhiên dưới tác động của quá trình phát triển đơ thị, tín
ngưỡng này cũng có nhiều thay đổi so với truyền thống. Ngày nay sự xuất hiện của
những ngôi nhà cao tầng thay cho những ngôi nhà truyền thống đã phẩn nào ảnh
hưởng tới vị trí đặt bàn thờ tổ tiên. Đa phần nơi cao nhất trong ngôi nhà người ta
dành để thờ cúng tổ tiên. Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng vậy. Thường thì
ở nhà con trưởng, dù là nhà cao tầng thì bàn thờ tổ tiên vẫn để ở tầng một, nơi


phịng khách và là nơi trung tâm nhất của ngơi nhà. Khi được hỏi lý do tại sao,

chúng tôi đã thu được rất nhiều y kiến khác nhau. Có những gia chủ quan niệm đặt
bàn thờ tổ tiên ở phòng khách là để tổ tiên luôn được ấm cúng, gần gũi con cháu.
Nếu để ở tầng cao thì một tháng đôi ba lần con cháu mới lên thắp hương cúng bái.
Nhưng cũng có những người lý giải rằng nhà trưởng họ thường là nơi đặt bàn thờ
thủy tổ dòng họ. Con cháu trong họ thường xuyên qua lại thăm nom, cúng lễ, đặt ở
tầng 1, trung tâm ngôi nhà, sẽ thuận lợi cho việc thắp hương. Một số khác tâm
niệm đặt bàn thờ ở tầng 1 là để giáp với đất, như thế âm dương hòa hợp mới tốt.
Tuy còn nhiều lý giải khác nhau nhưng tựu trung lại, chúng ta có thể thấy rằng việc
đặt bàn thờ thực ra không theo một quy định thành văn nào mà về cơ bản tùy thuộc
vào quan niệm của gia chủ. Còn đa phần ở nhà con thứ, bàn thờ tổ tiên thường để ở
tầng cao cũng giống như nhiều gia đình ở nội thành hiện nay. Sự thay đổi kiến trúc
ngôi nhà kéo theo sự thay đổi trong việc đặt bàn thờ đã phần nào phản ánh sự tác
động của đô thị vào trong đời sống tâm linh của người Việt nói chung và người dân
xã Xuân Đỉnh nói riêng. Thứ nữa, các gia đình ở Xn Đỉnh hiện nay thường
khơng chia bàn thờ theo 2 lớp như trước kia. Bàn thờ ngày nay là những hương án
sơn son thiếp vàng được đóng sẵn trên thị trường. Trên hương án, người ta thờ ảnh
người đã mất, đèn hương và đồ thờ. Điều đặc biệt là bát hương thường được đặt ở
giữa hoăc mép ngoài hương án để thuận lợi cho việc hương khói hàng tháng của
gia chủ.
+ Theo quan niệm chung của người Việt, điều quan trọng nhất trong thờ cúng
tổ tiên là cúng giỗ. Đó chính là dịp để con cháu tưởng nhớ tới người đã khuất, bày
tỏ lòng thành kính của mình. Trước ngày giỗ chính một ngày, gia đình thường
chuẩn bị lễ nhỏ (chủ yếu là hoa quả) thắp hương xin phép thổ công (vị thần “đệ
nhất gia chi chủ”) cho tổ tiên về hưởng lễ của con cháu. Sau đó, một vài người
trong gia đình (chủ yếu là con trai trưởng) ra mộ mời tổ tiên về dự lễ giỗ. Sang


ngày hơm sau, gia đình làm cỗ mặn để cúng và mời đầy đủ con cháu, họ hàng về
ăn giỗ.
b. Những biến đổi tiêu cực

-Xu hướng thiên về mê tín:
Biểu hiện ở chỗ nhiều người tin vào sự tồn tại của tổ tiên, nên bất cứ việc gì
cũng phải khấn vái tổ tiên, mong tổ tiên phù hộ, độ trì, vạn sự như ý- cúng lễ ở nhà
chưa đủ họ đi đến đền chùa để cúng. Họ quan niệm rằng “ Trần sao âm vậy””đa lễ
thì đa lộc”. Do đó thường xuyên đi cầu tài cầu lộc tốn tiền mà tốn thời gian. Trong
các năm gần đây việc đi lễ ko còn là việc của các bà nữa mà còn là việc của cán bộ,
học sinh, sinh viên,…song thực tế gần đây hoạt động mê tín dị đoan thường lấn át
và ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội. do ảnh hưởng của thói quen, tâm lý truyền
thống lạc hậu, đã dẫn đến việc thái quá trong thờ cúng tổ tiên.
- Xu hướng về hình thức:
Phơ trương gây lãng phí của cải và thời gian

5.Ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
Trong các hệ thống tín ngưỡng tơn giáo bản địa của nước ta thì tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên được coi là quan trọng bậc nhất. Ở đó ta thấy được niềm tin của con
người vào một thế giới bên kia, nơi có một cuộc sống giống như thế giới mà chúng
ta đang sống. Thông qua các nghi lễ thờ cúng con người mong muốn có được sự
che trở, giúp đỡ của tổ tiên, lúc nào trong tâm tưởng họ tổ tiên cũng ln theo sát.
Chính niềm tin đó đã giúp họ sống tốt hơn, có thể vượt qua mọi khó khăn trong
cuộc sống, đồng thời cũng giúp mọi người xích lại gần nhau hơn. Mỗi dịp giỗ chạp


là lúc những người trong gia đình dịng họ có điều kiện để gặp gỡ thăm hỏi nhau,
tạo thêm sự thân thiết đồn kết, gắn bó.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam trong quá trình hình thành,
tồn tại của nó đã góp phần tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống như lòng hiếu
thảo, lòng nhân ái, tính cộng đồng, tính cần cù, sáng tạo, lịng hiếu học, lịng u
nước. Vì thế tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như đã khái quát trên có thể nói là vĩnh
hằng cùng với sự tồn tại và phát triển của dân tộc. Hiếu với tổ tiên, ông, bà, cha,
mẹ cịn được nâng lên cao hơn, đẹp hơn, đó là "hiếu với dân, với nước". Trong đời

sống xã hội hiện đại, đã có thời kỳ người ta nghĩ đơn giản rằng xã hội càng phát
triển, khoa học kỹ thuật càng tiến bộ thì con người càng bớt đi niềm tin vào thế
giới vơ hình, con người sẽ sống tỉnh táo hơn, khoa học hơn. Có lẽ điều này chỉ
đúng một phần, vì thế khi thế giới càng chia nhỏ rành mạch, con người càng mở
rộng tầm nhìn thì những khoảng trống, những điều chưa thể giải thích càng lớn. Đó
là điều bí ẩn của thế giới tâm linh, đặc biệt là mối liên hệ ràng buộc vơ hình nào đó
giữa những người cùng dịng máu. Vì thế càng ngày tín ngưỡng thờ cũng tổ tiên
càng có vai trị quan trọng trong đời sống tâm linh của mỗi người Việt Nam, nó là
một trong những nhân tố góp phần quan trọng để bảo tồn và duy trì văn hóa truyền
thống. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là một tập tục mang đậm nét văn hoá của người
Việt.
6. Tài liệu tham khảo
1. Linh mục Vũ Kim Chính, SJ Giáo sư Đại học Cơng giáo Phụ nhân, Đài
loan, Ơng bà tổ tiên
2 Lê Văn Ngọc, " Thờ cúng tổ tiên _Những yếu tố căn bản của văn hoá Việt
Nam"


3.Ngô Văn Giá (chủ biên), Những biến đổi về giá trị văn hố truyền thống ở
các làng ven đơ Hà Nội trong thời kỳ đổi mới, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2007.
4. Trần Đức Ngơn (chủ biên), Văn hố truyền thống ngoại thành Hà Nội dưới
tác động của kinh tế thị trường, Nxb.
5. Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb TP Hồ Chí Minh
6. Trương Thìn, Nghi lễ thờ cúng tổ tiên đền chùa miếu phủ, Nxb Hà Nội
Văn hố Thơng tin, Hà Nội, 2006.




×