Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây lắp tại ban quản lý các dự án nông nghiệp thủy lợi hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (625.21 KB, 111 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan toàn bộ luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố. Tất cả các
trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Tác giả luận văn

Trịnh Thanh Sơn

1


LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian thu thập tài liệu, nghiên cứu và thực hiện, đến nay luận văn thạc
sĩ quản lý xây dựng “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây lắp tại
Ban Quản lý các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội” đã hoàn thành đúng thời
hạn và đảm bảo các yêu cầu đề ra trong đề cương luận văn thạc sĩ được duyệt.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn tận
tình của thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế cùng các góp ý về chun mơn của các
thầy cơ trong khoa Cơng trình - Trường Đại học thủy lợi và sự ủng hộ của lãnh đạo Ban,
các đồng nghiệp tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội. Trước tiên
tác giả xin chân thành cảm ơn thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế người đã tận tình
hướng dẫn tác giả trong quá trình nghiên cứu, thực hiện luận văn và những ý kiến chuyên
môn quý báu của các thầy cơ giáo trong Khoa Cơng trình, đã đào tạo và quan tâm tạo
mọi điều kiện cho tác giả trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Tác giả xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban, cán bộ công nhân viên Ban quản lý


các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội, các anh em, bạn bè đã tận tình giúp đỡ
và tạo điều kiện cung cấp số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan cho tác giả trong
suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn này.
Do năng lực, kinh nghiệm, trình độ và thời gian nghiên cứu còn hạn chế, nên luận
văn này khơng tránh khỏi những thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự quan tâm
và những ý kiến góp ý của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!

2


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. 1
LỜI CAM ĐOAN ........................................................................................................... 1
MỤC LỤC ....................................................................................................................... 3
DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ ......................................................................................... 6
KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN .................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 8
1. Tính cấp thiết của đề tài: ......................................................................................... 8
2. Mục đích của đề tài: ................................................................................................ 8
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu: ............................................................ 8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:........................................................................ 10
5. Kết quả dự kiến đạt được: ..................................................................................... 10
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: ............................................................................. 10
7. Nội dung của Luận văn: ........................................................................................ 11
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG ................. 12
1.1. Những vấn đề cơ bản của đấu thầu xây dựng: ................................................... 12
1.2. Tình hình đấu thầu ở Việt Nam trong những năm qua: ..................................... 16
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển cơng tác đấu thầu: ................................ 16
1.2.2. Thực trạng công tác đấu thầu của Việt Nam trong những năm qua: .......... 20

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề đấu thầu xây dựng: .................................... 24
1.3.1. Tồn tại của hệ thống văn bản pháp lý về đấu thầu: ..................................... 24
1.3.2. Tồn tại trong quá trình thực hiện cơng tác đấu thầu: .................................. 28
1.4. Tình hình đấu thầu xây dựng sử dụng vốn NSNN của Thành phố Hà Nội
trong những năm qua: ............................................................................................... 35
1.4.1. Thực hiện Luật Đấu thầu 2013.................................................................... 35
1.4.2. Tình hình thực hiện đăng tải thông tin trong đấu thầu và lựa chọn nhà
thầu qua mạng: ...................................................................................................... 38
1.4.3. Tình hình thực hiện phân cấp trong đấu thầu.............................................. 38
1.4.4. Năng lực của đội ngũ cán bộ tham gia hoạt động đấu thầu: ....................... 40

3


1.4.5. Kết quả thanh, kiểm tra về đấu thầu xử lý vi phạm và giải quyết kiến
nghị về đấu thầu .................................................................................................... 41
1.4.6. Công tác giải quyết kiến nghị và xử lý vi phạm về đấu thầu: ..................... 41
1.4.7. Đánh giá chung về năng lực, kinh nghiệm các nhà thầu trúng thầu và tiến
độ triển khai các gói thầu trên địa bàn: ................................................................. 41
Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 43
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU
XÂY DỰNG.................................................................................................................. 45
2.1. Cơ sở lý luận về đấu thầu xây dựng: .................................................................. 45
2.1.1. Cơ sở về đấu thầu xây dựng: ....................................................................... 45
2.1.2. Các hình thức lựa chọn nhà thầu: ................................................................ 45
2.1.3. Phương thức đấu thầu .................................................................................. 47
2.1.4. Điều kiện thực hiện đấu thầu: ..................................................................... 48
2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong áp dụng hệ thống văn bản pháp quy trong
thực hiện đấu thấu xây lắp:........................................................................................ 50
2.3. Đánh giá chất lượng công tác đấu thầu trong thời gian qua: ............................. 56

2.3.1. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật của nhà nước về đầu thầu. ............. 56
2.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng quản lý đấu thầu. ............................ 57
2.4. Các đề xuất nâng cao chất lượng đấu thấu xây lắp: ........................................... 68
2.4.1. Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm. ...................................... 69
2.4.2. Tiêu chuẩn đánh giá về kỹ thuật. ................................................................ 69
2.4.3. Việc xác định giá đánh giá. ......................................................................... 57
Kết luận chương 2: ........................................................................................................ 70
CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG
CAO CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY LẮP TẠI BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN
NÔNG NGHIỆP – THỦY LỢI HÀ NỘI ...................................................................... 72
I. Giới thiệu chung về Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội: ...... 72
II. Thực trạng đấu thầu các gói thầu xây lắp thuộc Dự án Cải tạo, nâng cấp kênh
tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội:......... 74
III. Đề xuất giải pháp nâng cao công tác đấu thầu xây lắp tại Ban quản lý các dự
án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội: .......................................................................... 84
3.1. Những yêu cầu đề xuất các giải pháp: ................................................................ 84

4


3.2. Những nguyên tắc đề xuất giải pháp: ................................................................. 85
3.3. Những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý về đấu thầu: ........................ 86
3.3.1. Những yêu cầu cần quán triệt trong nâng cao chất lượng đấu thầu xây
dựng các cơng trình thủy lợi tại Ban quản lý.. ...................................................... 86
3.3.2. Tăng cường hội nhập với quốc tế và khu vực, nâng cao năng lực tổ chức
đấu thầu quốc tế. ................................................................................................... 89
3.3.3. Lựa chọn các giải pháp có tính đột phá để nâng cao chất lượng đấu thầu
xây dựng: ............................................................................................................... 89
3.3.4. Chuyên nghiệp hóa hoạt động đấu thầu xây dựng của Ban QLDA ............ 93
3.4. Các biện pháp thực hiện những giải pháp đề xuất: ............................................ 95

3.4.1 UBND Thành phố Hà Nội, các Sở, ban ngành cần chủ động lựa chọn
hình thức đấu thầu rộng rãi trong các gói thầu mua sắm, dịch vụ tư vấn, xây
dựng ....................................................................................................................... 95
3.4.2. Bên mời thầu cần thành lập hoặc thuê “ Tổ chuyên gia xét thầu chuyên
nghiệp” khi xét thầu .............................................................................................. 96
3.4.3. Tổ chức đào tạo, cập nhật thường xuyên những kiến thức về xây dựng cơ
bản và đấu thầu: .................................................................................................... 98
3.4.4. Tăng cường thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu để ngăn ngừa, phát
hiện và xử lý nghiêm những hiện tượng tiêu cực: ................................................ 98
3.4.5. Đẩy mạnh cơng khai hóa các hiện tượng tiêu cực trong đấu thầu đã bị xử
lý trên các phương tiện thông tin đại chúng. ....................................................... 101
3.4.6. Phát huy và thực hiện đầy đủ quyền khiếu nại, tố cáo của nhà thầu: ......... 86
3.4.7. Xử lý dứt điểm tình trạng “ thầu tặc” trong đấu thầu:. ............................... 87
Kết luận chương 3: ........................................................................................................ 88
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................... 90
1. Những kết quả đã đạt được. .................................................................................. 90
2. Kết luận: ................................................................................................................ 90
3. Kiến nghị: .............................................................................................................. 91
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 93

5


DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ
Bảng 2.1 Bảng Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung ................................................. 20
Bảng 2.2 Bảng Kết quả đấu thầu theo hình thức đấu thầu ............................................ 21
Bảng 3.1 Bảng tổng hợp thông tin về 04 HSDT thuộc gói thầu. .................................. 75
Bảng 3.2 Bảng đánh giá điều kiện tiên quyết. ............................................................... 77
Bảng 3.3 Bảng đánh giá hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật. ............................................... 77
Bảng 3.4 Bảng đánh giá hồ sơ dự thầu thông qua giá dự thầu ...................................... 78

Bảng 3.5 Bảng tổng hợp thông tin về 03 HSDT thuộc gói thầu. .................................. 79
Bảng 3.6 Bảng đánh giá điều kiện tiên quyết. ............................................................... 80
Bảng 3.7 Bảng đánh giá hồ sơ đề xuất về mặt kỹ thuật. ............................................... 81
Bảng 3.8 Bảng đánh giá hồ sơ dự thầu thông qua giá dự thầu ...................................... 81
Sơ đồ 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý hiện nay ........................................................ 72

6


KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT DÙNG TRONG LUẬN VĂN
BXD

: Bộ Xây dựng

BKH&ĐT

: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

CP

: Chính phủ

DAĐT

: Dự án đầu tư

HSMT

: Hồ sơ mời thầu


HSYC

: Hồ sơ yêu cầu

HSDT

: Hồ sơ dự thầu

HSĐX

: Hồ sơ đề xuất

HSMQT

: Hồ sơ mời quan tâm

HSMST

: Hồ sơ mời sơ tuyển



: Nghị định



: Quyết định

QH


: Quốc hội

TCĐG

: Tiêu chuẩn đánh giá

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

TT

: Thông tư

WB

: Ngân hàng Thế giới

QLDA

: Quản lý dự án

XDCB

: Xây dựng cơ bản

DNNN

:Doanh nghiệp nhà nước


7


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Thuỷ lợi Hà Nội được thành lập theo Quyết
định số: 1912/QĐ-UBND ngày 07/11/2008 là đơn vị sự nghiệp có thu tự trang trải
về tài chính, hàng năm Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Thuỷ lợi được UBND
Thành phố Hà Nội, Sở Nông nghiệp và PTNT giao kế hoạch vốn ngân sách Thành
phố hàng năm và Bộ Nông nghiệp và PTNT giao kế hoạch vốn trái phiếu chỉnh phủ
để thực hiện đầu tư các dự án do Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi
quản lý thực hiện dự án. Trong quá trình thực hiện các dự án Ban quản lý đã tổ chức
lựa chọn các nhà thầu xây lắp qua công tác đấu thầu, Ban quản lý đã thực hiện đúng
các quy định của nhà nước về đấu thầu và đã lựa chọn được những nhà thầu phù
hợp với từng gói thầu của từng dự án. Tuy nhiên, trong công tác quản lý đấu thầu tại
Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi vẫn cịn nhiều tồn tại, thiếu sót dẫn
đến một số nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu, làm chậm tiến độ chung của các
dự án và khó khăn cho cơng tác quản lý chất lượng, tiến độ thực hiện dự án. Để
công tác quản lý đấu thầu được tốt hơn với các gói thầu xây lắp khác, việc nghiên
cứu “Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đấu thầu xây lắp tại Ban Quản lý
các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội” là rất có ý nghĩa thực tiễn, lý luận, hết
sức quan trọng và cần thiết.
2. Mục đích của đề tài:
Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đấu thầu tại Ban
quản lý các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
3.1. Cách tiếp cận:
- Tiếp cận từ tổng thể đến chi tiết (tiếp cận hệ thống): Trước tiên tiếp cận, tổng hợp
các kết quả đã nghiên cứu về công tác đấu thầu xây dựng nằm trong sự chi phối
tổng thể của hệ thống chính sách pháp luật của nhà nước, qui luật phát triển kinh tế


8


xã hội Việt Nam. Sau đó mới đi đến nghiên cứu các chi tiết, cụ thể trong phạm vi
hẹp nghiên cứu.
- Tiếp cận thực tế và kế thừa: Đề tài sử dụng các kết quả nghiên cứu có liên quan
gần đây, các chính sách mới nhất về quản lý xây dựng của các cơ quan quản lý các
cấp về xây dựng cơng trình và kế thừa những thành tựu thực tế những năm qua.
- Tiếp cận toàn diện, đa ngành đa lĩnh vực: Xem xét đầy đủ các yếu tố phát triển khi
nghiên cứu đề tài bao gồm các lĩnh vực xây dựng, kinh tế xã hội, …; các nội dung
được xem xét toàn diện từ giải pháp chất lượng cơng trình đến các giải pháp tiến độ
và an tồn xây dựng ...
3.2. Phương pháp nghiên cứu.
- Thu thập các tài liệu liên quan: Các tài liệu về quy định của pháp luật liên quan
đến lĩnh vực đầu tư xây dựng, đấu thầu; tài liệu liên quan đến đấu thầu.
- Tham khảo ý kiến chuyên gia: Trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có
kinh nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra các giải pháp phù hợp nhất.
- Đề tài phân tích, đánh giá thực trạng cơng tác đấu thầu xây dựng tại Ban quản lý
các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội; những thành tựu đạt được, những tồn tại
hạn chế và những nhân tố ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động này.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Những quy định và thực trạng đấu thầu ở Việt
Nam, quá trình triển khai công tác quản lý đấu thầu của Ban quản lý các dự án
Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội đối với dự án Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T1-2 và
đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội từ khi bắt đầu thực
hiện dự án đến nay.

9



4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
4.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật liên quan đến cơng
tác lựa chọn nhà thầu, phương pháp và hình thức lựa chọn nhà thầu và các yếu tố
ảnh hưởng đến cơng tác lựa chọn nhà thầu xây lắp (trong đó trọng tâm là đơn vị thi
công dự án) thực hiện các gói thầu xây lắp thuộc dự án Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu
T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài tiến hành nghiên cứu quá trình lựa chọn nhà thầu gói thầu xây lắp thuộc dự
án Cải tạo, nâng cấp kênh tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng,
Thành phố Hà Nội để thỏa mãn các điều kiện mời thầu của bên mời thầu về kinh tế
- kỹ thuật, đảm bảo chất lượng xây dựng cơng trình.
5. Kết quả dự kiến đạt được:
- Đánh giá thực trạng công tác lựa chọn nhà thầu xây lắp các dự án đầu tư xây dựng
hiện nay.
- Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng lựa chọn nhà thầu xây lắp dự án Cải tạo,
nâng cấp kênh tiêu T1-2 và đoạn cuối kênh tiêu T1, huyện Đan Phượng, Thành phố
Hà Nội.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn:
- Mang lại hiệu quả cao trong quá trình đổi mới cơ chế quản lý xây dựng cơ bản.
- Thúc đẩy tiến trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng tạo điều kiện
ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật, đổi mới công nghệ xây dựng.
- Thông qua đấu thầu, bắt buộc các nhà thầu phải tự nâng cao năng lực của mình để
cạnh tranh trúng thầu, đấu thầu cịn giúp chúng ta hòa nhập vào các khu vực trên thế

10


giới tạo tiền đề cho quá trình phát triển của nước ta. Đó chính là điểm mốc quan
trọng cho ngành xây dựng, để có thể cạnh tranh với các nước khác trên thế giới.

7. Nội dung của Luận văn:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Kiến nghị, Bố cục Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về công tác đấu thầu xây dựng.
Chương 2: Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đấu thầu xây dựng.
Chương 3: Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao công tác đấu thầu xây
lắp tại Ban quản lý các dự án Nông nghiệp – Thủy lợi Hà Nội.

11


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU XÂY DỰNG
1.1. Những vấn đề cơ bản của đấu thầu xây dựng:
Đấu thầu xây dựng là quá trình lựa chọn các nhà thầu đáp ứng được các yêu cầu về
xây dựng, lắp đặt thiết bị các cơng trình, hạng mục cơng trình, của bên mời thầu
trên cơ sở cạnh tranh giữa các nhà thầu xây dựng.
- Ở loại hình này chủ đầu tư cũng thực hiện theo trình tự thuê tư vấn và lập các thủ
tục đấu thầu sau đó mở thầu để chọn ra một nhà thầu tối ưu nhất theo mục tiêu của
chủ đầu tư, để thực hiện công việc là: xây lắp, lắp đặt bổ sung sửa chữa các hạng
mục cơng trình của dự án. Loại hình đấu thầu xây lắp này là loại hình rất phổ biến
hiện nay, nó có thể tiến hành từ các hạng mục cơng trình lớn.
+ Trong sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố nền kinh tế nước nhà, ngày càng
có nhiều các dự án đầu tư và xây dựng trong nước cũng như đầu tư nước ngồi. Các
cơng trình địi hỏi ngày càng cao về chất lượng, kỹ thuật, tiến độ và giá cả. Vì vậy,
câu hỏi đặt ra với các chủ đầu tư là làm thế nào để lựa chọn được các tổ chức và cá
nhân có khả năng thực hiện tốt nhất những cơng việc trong chu trình của dự án ?
+ Lịch sử phát triển và quản lý dự án trong nước và quốc tế đã khẳng định, đấu thầu
là phương pháp có hiệu quả cao nhất thực hiện mục tiêu này, đảm bảo cho sự thành
công của chủ đầu tư. Đấu thầu được xem như một phương pháp quản lý dự án có
hiệu quả nhất hiện nay trên cơ sở chống độc quyền, tăng cường khả năng cạnh tranh
giữa các nhà thầu.

- Đối với nhà thầu xây dựng, thắng thầu đồng nghĩa với việc mang lại công ăn việc
làm cho cán bộ công nhân viên, nâng cao uy tín của nhà thầu trên thương trường,
thu được lợi nhuận, tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm trong thi công và quản
lý, đào tạo được đội ngũ cán bộ, cơng nhân kỹ thuật vững tay nghề, máy móc thiết
bị thi công được tăng cường.

12


- Hoạt động đấu thầu được tổ chức theo nguyên tắc cơng khai và bình đẳng, nhờ đó
các nhà thầu sẽ có điều kiện để phát huy đến mức cao nhất cơ hội tìm kiếm cơng
trình và khả năng của mình để trúng thầu.
- Thơng qua đấu thầu, chủ đầu tư sẽ lựa chọn được các nhà thầu có khả năng đáp
ứng được tốt nhất các yêu cầu kinh tế, kỹ thuật, tiến độ đặt ra của cơng trình. Trên
cơ sở đó giúp cho chủ đầu tư vừa sử dụng hiệu quả, tiết kiệm vốn đầu tư, đồng thời
vẫn đảm bảo được chất lượng cũng như tiến độ cơng trình.
+ Thông qua đấu thầu, chủ đầu tư cũng nắm bắt được quyền chủ động, quản lý có
hiệu quả và giảm thiểu được các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đầu
tư do tồn bộ q trình tổ chức đấu thầu và thực hiện kết quả đấu thầu được tuân thủ
chặt chẽ theo quy định của pháp luật và sau khi chủ đầu tư đã có sự chuẩn bị kỹ
lưỡng, đầy đủ về mọi mặt.
+ Để đánh giá đúng các hồ sơ dự thầu đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện công tác đấu
thầu của chủ đầu tư phải tự nâng cao trình độ của mình về các mặt nên việc áp dụng
phương thức đấu thầu cịn giúp cho chủ đầu tư nâng cao trình độ và năng lực của
cán bộ công nhân viên.
- Đấu thầu góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác quản lý Nhà nước về đầu tư và
xây dựng, quản lý sử dụng vốn một cách có hiệu quả, hạn chế và loại trừ được các
tình trạng như: Thất thốt lãng phí vốn đầu tư đặc biệt là vốn ngân sách, các hiện
tượng tiêu cực phát sinh trong xây dựng cơ bản.
+ Đấu thầu tạo nên sự cạnh tranh mới và lành mạnh trong lĩnh vực xây dựng cơ bản,

thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá trong ngành cũng như trong nền
kinh tế quốc dân.
- Để việc tổ chức đấu thầu được hợp lệ thì trước khi đấu thầu bên mời thầu phải có
đầy đủ các điều kiện sau:

13


+ Phải có văn bản quyết định đầu tư hoặc giấy phép đầu tư của người có thẩm
quyền hoặc tổ chức có thẩm quyền.
+ Kế hoạch đấu thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt.
+ Hồ sơ mời thầu đã được người có thẩm quyền hoặc cấp trên phê duyệt.
Riêng ở trường hợp đấu thầu tuyển chọn tư vấn thực hiện công việc chuẩn bị dự án
hoặc đấu thầu lựa chọn đối tác thực hiện dự án thì điều kiện tổ chức đấu thầu là phải
có văn bản chấp thuận của người hoặc cấp có thẩm quyền và hồ sơ mời thầu được
phê duyệt.
- Có một điều kiện chung đó là bên mời thầu khơng được tham gia với tư cách là
nhà thầu do mình tổ chức.
Đối với các nhà thầu khi tham gia dự thầu họ phải đáp ứng được các điều kiện sau
đây:
- Có giấy phép kinh doanh: Đối với các gói thầu mua sắm các thiết bị phức tạp, đặc
biệt được quy định trong hồ sơ mời thầu thì ngồi giấy phép đăng ký kinh doanh họ
cịn có giấy phép bán hàng thuộc bản quyền của nhà xuất bản.
- Có đủ năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật để đáp ứng từng yêu cầu của từng gói
thầu.
- Phải có hồ sơ dự thầu hợp lệ và chủ động tham gia một đơn dự thầu trong một gói
thầu, dù ở đơn phương hay liên doanh dự thầu. Trường hợp Tổng cơng ty đứng lên
dự thầu thì các đơn vị trực thuộc không được phép tham dự với tư cách là nhà thầu
độc lập trong một gói thầu.
- Về điều kiện đấu thầu quốc tế đối với các dự án:

+ Đối với các gói thầu mà khơng có nhà thầu nào trong nước có khả năng đáp ứng
nhu cầu gói thầu.

14


+ Đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của
nước ngồi có quy định trong điều ước là phải đấu thầu quốc tế.
- Đối với nhà thầu quốc tế.
+ Nhà thầu nước ngoài khi tham gia đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hoặc phải liên
doanh với nhà thầu Việt Nam, hoặc phải cam kết sử dụng thầu phụ Việt nam, nhưng
phải nêu rõ sự phân chia giữa các bên về phạm vi công việc, khối lượng và đơn giá
tương ứng.
+ Nhà thầu nước ngoài trúng thầu phải thực hiện các cam kết về tỷ lệ % khối lượng
công việc cùng với đơn giá tương ứng dành cho phía Việt Nam là liên doanh hoặc
thầu phụ như đã nêu trong sơ đồ dự thầu. Trong khi thương thảo hoàn thiện hợp
đồng, nếu nhà thầu nước ngồi trúng thầu khơng thực hiện các cam kết trong hồ sơ
dự thầu thì kết quả thầu sẽ bị huỷ bỏ.
+ Các nhà thầu tham gia đấu thầu tại Việt Nam phải cam kết mua sắm và sử dụng
các thiết bị vật tư phù hợp về chất lượng và giá cả, dùng sản xuất, gia cơng hoặc
hiện có tại Việt Nam.
+ Trong hai hồ sự dự thầu của nhà thầu nước ngoài được đánh giá ngang nhau thì
hồ sơ nào có khối lượng cơng việc dành cho phía Việt Nam (là liên danh hoặc thầu
phụ) cao hơn sẽ được chấp nhận.
+ Nhà thầu trong nước tham gia dự đấu thầu (đơn phương hoặc liên danh) sẽ được
xét ưu tiên khi được đánh giá tương đương với nhà thầu nước ngoài.
+ Trong trường hợp hai hồ sơ được đánh giá ngang nhau sẽ ưu tiên hồ sơ có tỷ lệ sự
dụng nhân cơng cao hơn.
+ Nhà thầu trong nước sẽ được hưởng chế độ ưu đãi theo quy định pháp luật.


15


1.2. Tình hình đấu thầu ở Việt Nam trong những năm qua:
1.2.1. Q trình hình thành và phát triển cơng tác đấu thầu:
- Quá trình hình thành và phát triển đấu thầu ở nước ta gắn liền với quá trình phát
triển của nền kinh tế. Trước năm 1945, Việt Nam cịn là nước thuộc địa, nền kinh tế
và các chính sách do chính phủ Pháp quản lý và chi phối. Từ năm 1945 sau khi
giành được độc lập và thành lập nước, nền kinh tế của Việt Nam đã hình thành và
bước đầu phát triển, tuy nhiên từ 1946 - 1954 đất nước trong giai đoạn kháng chiến
chống Pháp, thời kỳ này nền kinh tế còn ở trong giai đoạn sơ khai, chưa có cơ sở hạ
tầng cho nền kinh tế và chưa có hoạt động đấu thầu.
- Giai đoạn 1954 - 1975: Trong giai đoạn này, kinh tế miền Bắc phát triển bình quân
năm là 6% (GDP đầu người bình quân năm tăng khoảng 3%). Do chiến tranh lan
rộng ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Kinh tế trong thời gian này tập trung phục
vụ cho chiến trường với nhiệm vụ giải phóng đất nước. Trong cơ chế kế hoạch hóa
tập trung của nhà nước theo các kế hoạch kinh tế 5 năm, Nhà nước chỉ định cho các
đơn vị thực hiện xây lắp tuỳ theo kế hoạch mà Nhà nước đề ra hoặc căn cứ vào mối
quan hệ giữa các đơn vị đó với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền mà khơng qua đấu
thầu. Với cơ chế này, không tồn tại khái niệm cạnh tranh trong tất cả các ngành,
lĩnh vực của nền kinh tế nói chung và trong hoạt động đầu tư xây dựng nói riêng, từ
đó tạo ra nhiều tiêu cực, sai lầm gây thất thoát lớn cho xã hội.
- Giai đoạn 1976 - 1986: Đường lối kinh tế chủ đạo của thời kỳ này là cơng nghiệp
hóa xã hội chủ nghĩa, xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa của nhân
dân lao động. Thời kỳ này được nhắc đến với danh từ "bao cấp". Nền kinh tế hoạt
động theo cơ chế tập trung kế hoạch hóa. Nhà nước lên kế hoạch cho mọi hoạt động
kinh tế, các xí nghiệp nhà máy cứ theo kế hoạch nhà nước mà làm. Thành phần kinh
tế tư nhân bị cấm. Nông dân làm việc trong các hợp tác xã. Kinh tế giai đoạn này rất
khó khăn, trì trệ và rơi vào khủng hoảng trầm trọng. Trong thời gian này khơng có
các hoạt động đấu thầu trong nền kinh tế.


16


- Từ năm 1986 đến nay: Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang vận hành theo
cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh bắt đầu được tạo điều
kiện phát triển. Khái niệm cạnh tranh trở nên thông dụng, trong hoạt động đầu tư
xây dựng, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều bình đẳng
trước pháp luật, đều có cơ hội tham gia xây dựng các cơng trình ngang nhau nên
giữa các doanh nghiệp luôn tồn tại sự cạnh tranh. Nền kinh tế càng phát triển thì
mức độ cạnh tranh càng gay gắt. Đứng trước thực tế đó, hoạt động đấu thầu đã xuất
hiện và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh, các doanh nghiệp xây dựng có cơ
hội được thể hiện mình một cách tốt nhất. Ở các nước phát triển, đấu thầu đã được
áp dụng từ lâu và mang lại hiệu quả to lớn, còn ở Việt Nam hình thức này cịn rất
mới. Để tạo ra mơi trường pháp lý nhằm tăng cường hiệu quả của hình thức đấu
thầu, cùng với việc tổ chức thực hiện, các văn bản có tính quy chế được xây dựng,
bổ sung và sửa đổi ngày càng hoàn thiện.
Hệ thống các văn bản của nhà nước liên quan đến đấu thầu:
- Trước những năm 1990, trong các văn bản quản lý đầu tư xây dựng đã xuất hiện “
Quy chế đấu thầu trong xây dựng” nhưng chưa rõ ràng.
- Năm 1990, Bộ xây dựng ban hành Quy chế đấu thầu trong xây dựng tại Quyết
định số 24/BXD-VKT ngày 12/02/1990. Văn bản này được coi là Quy chế đấu thầu
đầu tiên, trong đó quy định tất cả cơng trình xây dựng nguồn vốn ngân sách và
ngoài ngân sách và hợp tác xã đều phải thực hiện đấu thầu.
- Tháng 3/1994 - Bộ Xây dựng ban hành “ Quy chế đấu thầu xây lắp” tại Quyết
định số 06/BXD-VKT thay cho Quyết định số 24/BXD-VKT. Theo đó quy định tất
cả cơng trình xây dựng thuộc sở hữu Nhà nước đều phải thực hiện đấu thầu.
- Ngày 16/4/1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 183/TTg về Thành lập
Hội đồng quốc gia xét chọn đơn vị trúng thầu các dự án đầu tư lớn. Theo quyết định
này, các dự án dùng vốn Nhà nước (bao gồm Ngân sách cấp, vốn vay, vốn viện trợ,

vốn Nhà nước ở các doanh nghiệp) đều phải qua đấu thầu, kết quả đấu thầu có vốn

17


đầu tư trên 10 triệu USD phải thông qua Hội đồng xét thầu quốc gia thẩm định để
trình Thủ tướng Chính phủ xem xét và phê duyệt.
- Năm 1996, Chính phủ ban hành Quy chế đấu thầu kèm theo Nghị định số 43/NĐCP ngày 16/7/1996. Văn bản này mang tính pháp lý cao hơn và phạm vi điều chỉnh
rộng hơn, theo đó, “gói thầu” lần đầu tiên đã trở thành đối tượng quản lý của công
tác đấu thầu. Nghị định 43/NĐ-CP của Chính phủ đã được thay thế bằng Nghị định
số 88/NĐ-CP ngày 01/9/1999 và Nghị định này đã được bổ sung, sửa đổi bởi Nghị
định số 14/NĐ-CP ngày 05/5/2000. Từ năm 1999 đến năm 2003, công tác đấu thầu
được điều chỉnh chủ yếu bằng Nghị định số 88/NĐ-CP và Nghị định số 14/NĐ-CP,
so với cơ chế cũ thì nhiều vấn đề đã sáng tỏ hơn, phương pháp đánh giá để đấu thầu
đã khoa học hơn, chuẩn mực hơn.
- Năm 2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 12/6/2003 sửa đổi
bổ sung Nghị định số 88/NĐ-CP và Nghị định số 14/NĐ-CP. Với 45% số điều bổ
sung Nghị định 88/CP và 13% số điều sửa đổi bổ sung, Nghị định 14/NĐ-CP đã
tăng cường tính cạnh tranh, cơng bằng, minh bạch trong đấu thầu, bảo đảm hiệu quả
kinh tế của dự án, tăng cường một bước công tác thanh tra quản lý hoạt động đấu
thầu và thực hiện hợp đồng, nâng cao công tác quản lý thông tin về đấu thầu và Nhà
thầu.
- Năm 2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006
thay thế các Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, số14/2000/NĐ-CP ngày
05/5/2000, số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ; Năm 2008, Chính
phủ ban hành Nghị định số 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 thay thế Nghị định số
111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ; Năm 2009, Chính phủ ban hành
Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 thay thế Nghị định số 58/2008/NĐCP ngày 05/5/2008 của Chính phủ, nhằm nâng cao quản lý trong cơng tác đấu thầu.
- Năm 2014, Chính phủ ban hành Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014
thay thế Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 đã tăng cường tính cạnh


18


tranh, công bằng, minh bạch trong đấu thầu, bảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án;
tuy nhiên vẫn còn hạn chế về chỉ định thầu, cụ thể theo Luật Đấu thầu 2005 thực
hiện là đối với gói thầu xây lắp < 5 tỷ; tư vấn < 3 tỷ là phù hợp, để tiết kiệm thời
gian, kinh phí trong việc tổ chức đấu thầu. Luật Đấu thầu 2013 điều chỉnh lại là đối
với gói thầu xây lắp < 1 tỷ đồng; tư vấn < 500 triệu đồng là chưa phù hợp và chưa
bảo vệ được người lao động thông qua Luật đấu thầu.
- Với những quy chế, quy định về Đấu thầu trong xây dựng được nói ở trên, vẫn
chưa bao qt được hết được khối lượng cơng việc, tình huống xảy ra trong hoạt
động đấu thầu và trách nhiệm, biện pháp xử lý các tình huống xảy ra trong đấu thầu.
Ngày 29/11/2005 tại kỳ họp Quốc hội khóa XI năm 2005 đã thống nhất ban hành
Luật đấu thầu là bước tiến quan trọng trong công tác quản lý nhà nước về đấu thầu,
tạo tiền đề cho hoạt động đấu thầu ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập toàn cầu.
Cùng với việc ban hành Luật đấu thầu, nhà nước cũng đã ban hành Nghị định
111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006, Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/05/2008,
Nghị định 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về việc Hướng dẫn thi hành Luật đấu
thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng.
- Để phù hợp tình hình thực tế ngày 19/6/2009 tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XII
đã thơng qua sửa đổi bổ sung Luật đấu thầu năm 2005.
- Tại kỳ họp thứ 6 ngày 26/11/2013 Quốc hội khóa XIII đã thống nhất ban hành
Luật đấu thầu số 43/2013/QH13. Theo đó, Luật đấu thầu năm 2013 có hiệu lực thi
hành từ ngày 01/7/2014. Luật này gồm 13 chương với 96 điều được xây dựng trên
cơ sở sửa đổi toàn diện Luật đấu thầu năm 2005, Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản năm 2009. Luật đấu thầu năm
2013 có 10 điểm mới căn bản là: Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu;
Quy định phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu; Ưu tiên phát triển nguồn nhân lực
trong nước; Mua sắm tập trung; Mua thuốc, vật tư y tế; Lựa chọn nhà đầu tư; Hợp

đồng trong đấu thầu; Phân cấp trong đấu thầu; Giám sát về đấu thầu; Xử lý vi phạm
pháp luật về đấu thầu.

19


1.2.2. Thực trạng công tác đấu thầu của Việt Nam trong những năm qua:
Trong thập kỷ 80 của thế kỷ trước, nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền
kinh tế thị trường nhiều thành phần có sự quản lý của nhà nước. Đây là một bước
ngoặt trong quá trình phát triển kinh tế. Sự ra đời của nhiều doanh nghiệp nhà nước
và tư nhân đã tạo nên môi trường kinh doanh cạnh tranh của nền kinh tế. Các doanh
nghiệp trong và ngoài nhà nước cùng nỗ lực để phát triển, hoàn thiện, nâng cao
năng lực để khẳng định vị trí của mình trên thị trường nhằm tìm kiếm việc làm cho
mình. Các dự án khơng cịn được nhà nước giao cho một đơn vị thực hiện theo kế
hoạch mà có nhiều sự lựa chọn các cơ quan, đơn vị đủ điều kiện, năng lực thực
hiện. Đáp ứng nhu cầu đó nhà nước đã cho ra đời các quy định về đấu thầu, từ Quy
chế đấu thầu trong xây dựng năm 1990 của Bộ xây dựng được xem là quy định đầu
tiên về đấu thầu, sau đó là các văn bản quy phạm pháp luật khác về đấu thầu được
ban hành để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, sự ra đời của Luật đấu thầu
năm 2005 là một bước tiến lớn về thống nhất và hoàn thiện các quy định rời rạc, tản
mát về đấu thầu thành một luật riêng quy định về đấu thầu. Trong thời gian đó Cơng
tác đấu thầu đã được triển khai và đã đem lại những kết quả đáng khích lệ. Kết quả
đấu thầu theo đánh giá chung như sau:

Chỉ tiêu
Tổng số gói
thầu

Bảng 3.1 Bảng Kết quả đấu thầu theo đánh giá chung [18]
Đơn

1999
2000
2001
2002
2003
2004
vị
Gói

9.632

10.179

28.644

32.150

30.269

Tổng giá gói

Triệu

2.392,7

1.888,9

5.364,3

5.819,2


5.401,7

thầu

USD

5

8

1

5

0

Tổng giá trúng

Triệu

2.061,5

1.619,9

4.812,3

5.320,3

4.961,7


thầu

USD

2

1

9

6

5

13,84

14,00

10,29

8,57

8,14

Tỉ lệ tiết kiệm

%

28.069


4.246,2

3.985,19
6,14

Nhận xét: Nhìn vào những số liệu tổng quát nhất về hoạt động đấu thầu của cơ quan
quản lý nhà nước về đấu thầu (Vụ quản lý đấu thầu trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu
20


tư), ta thấy tổng số gói thầu được thực hiện có sự tăng liên tục và rất nhanh từ năm
1994 đến năm 2002 nhưng lại có xu hướng giảm dần vào 2 năm tiếp theo 2003 và
2004. Trong khi đó tỉ lệ tiết kiệm thông qua đấu thầu qua các năm lại giảm liên tục
và đều đặn, đặc biệt là vào năm 2004. Những số liệu này giúp chúng ta thấy sự giảm
sút về cả số lượng và chất lượng của hoạt động đấu thầu ở Việt Nam trong thời gian
gần đây. Kết quả đấu thầu theo hình thức lựa chọn như bảng sau:
Bảng 3.2 Bảng Kết quả đấu thầu theo hình thức đấu thầu [18]
Năm

2001
Tổng

Chỉ tiêu

Số gói
thầu

giá gói
thầu


Tổng giá
trúng thầu

(triệu
USD)

ĐT rộng
rãi
Tỷ trọng
ĐT hạn
chế
Tỷ trọng

2002

(triệu
USD)

4.345

2221,3

1.824,92

(15,13%)

2

(37,92%)


6.081

2041,5

1.935,49

(21,32%)

8

(40,22%)

Tiết
kiệm
(%)

Số gói
thầu

4.434
17,85

(13,79%
)
6.951

5,.20

(21,63%

)

Tổng

Tổng giá

giá gói

trúng

thầu

thầu

(triệu

(triệu

USD)

USD)

3.255,3

2.919,03

5

(54,87%)


2.022,7

1922,29

8

(36,13%)

Tiết
kiệm
(%)

10,33

4,97

Chỉ định
thầu và
tự thực
hiện

14.855
(51,89%)

791,25

764,926
(15,89%)

3,33


16.430
(51,1%)

116,94

110,19
(2,07%)

5,77

Tỷ trọng
Cịn lại

3.363

Tỷ trọng

(11,75%)

Năm

Chỉ tiêu

310,16

287,05
(5,96%)

4.335

7,45

(13,48%
)

2003

Số gói
thầu

424,18

368,85
(6,93%)

13,04

2004

Tổng

Tổng giá

giá gói

trúng

Tiết

thầu


thầu

kiệm

(triệu

(triệu

(%)

USD)

USD)

21

Số gói
thầu

Tổng

Tổng giá

giá gói

trúng

thầu


thầu

(triệu

(triệu

USD)

USD)

Tiết
kiệm
(%)


Năm

2001
Tổng

Chỉ tiêu

Số gói
thầu

giá gói
thầu
(triệu
USD)


T rộng
rãi
Tỷ trọng
ĐT hạn
chế
Tỷ trọng

2002
Tổng giá

trúng thầu
(triệu
USD)

4.053

3.434.3

3.117,32

(13,39%)

6

(62,83%)

5.163

1.450.8


1.372,56

(17,06%)

3

(27,66%)

Tiết
kiệm
(%)

Số gói
thầu

4.209
9.23

(14,99%
)
4.058

5.39

(14,45%
)

Tổng

Tổng giá


giá gói

trúng

thầu

thầu

(triệu

(triệu

USD)

USD)

2.303.1

2.137,61

4

(53,64%)

1.096.5

1.040,34

7


(26,11%)

Tiết
kiệm
(%)

7.19

5.13

Chỉ định
thầu và
tự thực
hiện

15.346
(50,7%)

127.08

124,58
(2,51%)

14.531
1.97

(51,77%

574.06


)

557,83
(14%)

2.83

Tỷ trọng
cịn lại

5.707

Tỷ trọng

(18,85%)

389.43

347,29
(7%)

5.271
10.82

(18,79%
)

272.25


249,41
(6,26%)

8.39

Theo số liệu ở bảng trên, tỷ lệ tiết kiệm thu được ở hình thức đấu thầu rộng rãi là
lớn nhất rồi đến đấu thầu hạn chế sau đó mới là chỉ định thầu và tự thực hiện. Cịn
với các hình thức cịn lại có tỷ lệ tiết kiệm lớn chủ yếu là do tỷ lệ tiết kiệm cao ở hai
ngành Bưu chính viễn thơng và Điện lực Việt Nam vì họ có khách hàng truyền
thống đã quan hệ mua bán với nhau từ lâu, còn lại các đơn vị khác tỷ lệ tiết kiệm
đều thấp.
So với năm 2002, số lượng gói thầu được thực hiện ở các hình thức cũng như tỷ lệ
tiết kiệm ở các hình thức đấu thầu có sự giảm xuống rõ rệt.
Hình thức đấu thầu rộng rãi dù có nhiều ưu điểm và tạo tỷ lệ tiết kiệm lớn nhất
nhưng vẫn chưa được áp dụng nhiều. Tuy nhiên, cũng có một điểm đáng mừng là
càng ngày tỷ lệ các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi càng chiếm tỷ

22


trọng lớn hơn so với các hình thức cịn lại. Nếu như vào các năm 2003 trở về trước,
số lượng các gói thầu áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế ln lớn hơn so với đấu
thầu rộng rãi thì đến năm 2004, số lượng gói thầu áp dụng đấu thầu rộng rãi đã vượt
qua đấu thầu hạn chế. Nhưng số lượng các gói thầu áp dụng hình thức chỉ định thầu
và tự thực hiện còn lớn hơn rất nhiều (gấp khoảng 3 lần) so với các hình thức đấu
thầu rộng rãi và hạn chế, ngoài ra, tỷ lệ qua này qua các năm thay đổi không đáng
kể. Điều này là một hạn chế lớn cho Việt Nam trong quá trình hội nhập nền kinh tế
thế giới WTO và cũng gây thất thoát rất lớn cho ngân sách quốc gia. Các hình thức
đấu thầu khác đấu thầu rộng rãi vẫn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng số các gói
thầu (khoảng 80%), đây là những hình thức khơng có tính cạnh tranh hoặc tính cạnh

tranh khơng cao trong đấu thầu. Đây là nguyên nhân làm giảm hiệu quả của hoạt
động đấu thầu, làm mất đi vai trò, chức năng của đấu thầu và là một nguy cơ cần
được các nhà quản lý quan tâm điều chỉnh.
Vài năm gần đây, những tiêu cực liên quan đến đấu thầu được biết đến nhiều hơn.
Liên tục xảy ra những sai phạm, tham nhũng, tiêu cực với số tiền thất thoát từ ngân
sách nhà nước lên đến hàng chục tỷ, hàng trăm tỷ đồng đã bị phanh phui và lên án.
Những tiêu cực này xảy ra ở hầu hết các ngành kinh tế mà tiêu biểu là ngành xây
dựng - một trong những ngành áp dụng đấu thầu rộng rãi nhất.
Những sai phạm nghiêm trọng này cũng là động lực thúc đẩy sự ra đời của Luật
Đấu thầu năm 2005 sau thời gian dài thảo luận tại Quốc hội. Trên thực tế, sự ra đời
của Luật này dù còn chậm nhưng cũng rất cần thiết trong việc điều chỉnh, thúc đẩy
sự phát triển đúng hướng, giảm thiểu những “chệch choạc” của hoạt động đấu thầu.
Nó giúp cho hoạt động này phát huy được những chức năng vốn có của mình trong
việc tiết kiệm ngân sách quốc gia, giảm thiểu hiện tượng lợi dụng sơ hở của pháp
luật và sự buông lỏng quản lý để trục lợi cá nhân từ ngân sách quốc gia.

23


1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề đấu thầu xây dựng:
1.3.1. Tồn tại của hệ thống văn bản pháp lý về đấu thầu:
Qua tổng kết hơn 10 năm thi hành Luật đấu thầu năm 2005, các hoạt động đấu thầu
xây lắp, mua sắm sử dụng vốn nhà nước đã dần đi vào nề nếp, ngày càng khách
quan, công bằng, hiệu quả, tiết kiệm. Tuy nhiên, cũng xuất hiện tình trạng lợi dụng
sơ hở một số quy định pháp luật để thông thầu, chỉ định thầu bất hợp lý, kéo dài
thời gian thực hiện gói thầu… gây lãng phí, thất thốt nguồn vốn nhà nước.
Trong q trình thực hiện Luật đấu thầu 2005 cũng đã bộc lộ những tồn tại, khó
khăn, vướng mắc và hạn chế như:
- Phạm vi điều chỉnh của Luật đấu thầu hiện hành chưa bao quát hết các hoạt động
mua sắm sử dụng nguồn lực của Nhà nước.

- Các quy định về đấu thầu còn tản mạn, không tập trung, không thống nhất.
Hiện nay ở Việt Nam, lĩnh vực đấu thầu đang được chia nhỏ và quản lý không tập
trung, các quy định về đấu thầu nằm rải rác trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật
gây nên tình trạng chồng chéo, thiếu thống nhất giữa các văn bản và gây khó khăn
cho các đơn vị thực hiện trong việc tra cứu áp dụng, cụ thể:
+ Đấu thầu lựa chọn nhà thầu: Được quy định tại Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng và
Luật Đầu tư công.
+ Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư dự án có sử dụng đất; thực hiện hợp đồng BOT,
BTO, BT: Được quy định tại Luật Đầu tư.
+ Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức đối tác công – tư
(PPP) : Được quy định tại Quyết định 71/2010/QĐ-TTg.
+ Đấu thầu theo phương thức mua sắm tập trung: được quy định tại Quyết định
179/2007/QĐ-TTg, Thông tư 22/2008/TT-BTC.

24


+ Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục, dạy nghề, y tế, thể
thao, môi trường: Được quy định tại Nghị định 69/2008/NĐ-CP.
+ Đấu thầu cung cấp dịch vụ sự nghiệp công: được quy định tại Quyết định
39/2008/QĐ-TTg.
+ Đấu thầu cung ứng sản phẩm, dịch vụ cơng ích: được quy định tại Quyết định
256/2006/QĐ-TTg.
- Khó khăn trong triển khai rộng rãi hoạt động đấu thầu qua mạng.
- Đấu thầu qua mạng nhằm giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí, đồng thời tăng
cường tính minh bạch, cạnh tranh trong đấu thầu, góp phần phịng, chống tham
nhũng, lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn của Nhà nước.
- Nhà nước đã có chủ trương hướng tới Chính phủ điện tử mà một trong những nội
dung quan trọng là ứng dụng thương mại điện tử trong mua sắm chính phủ. Luật
Đấu thầu hiện hành mới chỉ có một điều quy định về đấu thầu điện tử. Do đó khơng

có đủ khung pháp lý định hướng để triển khai rộng rãi hoạt động đấu thầu qua
mạng.
- Thủ tục hành chính trong hoạt động đấu thầu cịn phức tạp.
Các thủ tục hành chính theo quy định hiện hành trong hoạt động đấu thầu còn khá
phức tạp, rườm rà dẫn đến kéo dài thời gian lựa chọn nhà thầu và gây nhiều khó
khăn cho cơng tác quản lý đấu thầu. Đơn giản hóa thủ tục hành chính là chủ trương
của Chính phủ tại nghị quyết số 25/NQ-CP, số 70/NQ-CP của Chính phủ và chỉ đạo
của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 1024/TTg-TCCV ngày 16/02/2010. Đơn
giản hóa thủ tục hành chính nhằm khuyến khích đấu thầu cạnh tranh, khuyến khích
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia đấu thầu, khuyến khích nhà thầu, lao động, sản
xuất và hàng hóa trong nước phát triển.
Đơn giản hóa thủ tục hành chính trong đấu thầu cũng đồng thời hướng tới việc thực
hiện các cam kết của Việt Nam với tư cách thành viên Tổ chức thương mại Thế giới
25


×