Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

Giải pháp hoàn thiện công tác quản lí chất lượng trong giai đoạn thực hiện dự án tại ban quản lí các dự án khí tượng thủy văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 88 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đề tài luận văn trên đây là sản phẩm nghiên cứu của riêng bản thân tơi.
Các số liệu và kết quả trong luận văn hồn tồn trung thực và chưa được ai cơng bố
trong tất cả các cơng trình nào trước đây. Tất cả các trích dẫn đã được ghi rõ nguồn
gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn

Phạm Sơn Tùng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận văn, tác giả đã nhận được sự hướng dẫn
tận tình của PGS.TS Nguyễn Bá Uân, và những ý kiến về chuyên môn quý báu của
các thầy cô giáo trong khoa Cơng trình, bộ mơn Cơng nghệ và Quản lý xây dựng. Đến
nay, tác giả đã hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài luận văn: “Giải pháp hoàn thiện
công tác quản lý chất lượng trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban Quản lý các dự
án Khí tượng Thủy Văn”, chuyên ngành Quản lý xây dựng.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy các cô trong Trường Thủy lợi đã tận tình
giảng dạy trong suốt quá trình học tại trường và xin cảm ơn anh em bạn bè đồng
nghiệp trong cơ quan đã cung cấp số liệu, giúp đỡ có đủ tài liệu để thực hiện luận văn.
Các kết quả đạt được là những đóng góp chưa lớn về mặt khoa học cũng như thực tiễn
trong việc nâng cao công tác quản lý chất lượng. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như
thời gian nghiên cứu cịn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, tác giả
rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý độc giả.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 01 năm 2018
Tác giả luận văn


Phạm Sơn Tùng

ii


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ ..............................................................................vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ CƠNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN ...............5
1.1 Khái niệm và vai trị của cơng trình khí tượng thủy văn ....................................5
1.1.1 Khái niệm về cơng trình khí tượng thủy văn...............................................5
1.1.2 Vai trị và ý nghĩa của cơng trình khí tượng thủy văn hiện nay ................13
1.2 Tình hình đầu tư xây dựng các cơng trình khí tượng thủy văn ........................15
1.2.1 Chủ trương đầu tư......................................................................................15
1.2.2 Kết quả đầu tư xây dựng ...........................................................................18
1.2.3 Tình hình quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng các cơng trình
khí tượng thủy văn. .............................................................................................19
1.2.4 Những vấn đề tồn tại trong công tác đầu tư và quản lý chất lượng. .........19
1.3 Những bài học kinh nghiệm về quản lý chất lượng các dự án đầu tư xây dựng
các cơng trình khí tượng thủy văn trong giai đoạn thực hiện dự án .......................20
1.3.1 Về cơ chế chính sách .................................................................................20
1.3.2 Tổ chức đầu tư và quản lý sử dụng sau đầu tư: .........................................20
1.4 Tổng quan những cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài ....................21
Kết luận Chương 1.........................................................................................................22
CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CÁC DỰ ÁN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG CƠNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG GIAI ĐOẠN
THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................................23
2.1 Khái niệm chung về quản lý chất lượng cơng trình .........................................23
2.1.1 Khái niệm và ngun tắc của quản lý chất lượng cơng trình ....................23

2.1.2 Nội dung quản lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng công trình theo các
giai đoạn quản lý dự án ......................................................................................24
2.1.3 Phương pháp và cơng cụ quản lý chất lượng cơng trình ...........................30
2.1.4 Trách nhiệm và quyền hạn của các bên tham gia trong quản lý chất lượng
cơng trình ............................................................................................................32
2.2 Nội dung quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự án .......36

iii


2.2.1 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thiết kế .............................................. 36
2.2.2 Quản lý chất lượng trong giai đoạn lựa chọn nhà thầu ............................. 37
2.2.3 Quản lý chất lượng trong giai đoạn thi công xây dựng ............................. 39
2.3 Những căn cứ để quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự
án ............................................................................................................................ 39
2.3.1 Những quy chuẩn tiêu chuẩn..................................................................... 39
2.3.2 Những văn bản pháp quy .......................................................................... 40
2.4 Những đặc điểm của cơng trình khí tượng thủy văn có ảnh hưởng đến thi công
và quản lý chất chất lượng...................................................................................... 41
2.5 Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng cơng trình khí
tượng thủy văn ........................................................................................................ 42
2.5.1 Nhóm nhân tố chủ quan ............................................................................ 42
2.6 Những tiêu chí đánh giá cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn
thực hiện dự án ....................................................................................................... 45
2.6.1 Tiêu chí đánh giá về chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực ......................... 45
2.6.2 Tiêu chí đánh giá về cơng tác tổ chức quản lý chất lượng ........................ 45
Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 46
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC QUẢN
LÝ CHẤT LƯỢNG CƠNG TRÌNH KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN TRONG GIAI
ĐOẠN THỰC HIỆN DỰ ÁN ....................................................................................... 47

3.1 Giới thiệu về Ban Quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn ............................. 47
3.1.1 Quá trình hình thành và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý........................... 47
3.1.2 Các dự án do Ban đã và đang quản lý ....................................................... 47
3.2 Thực trạng cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện
dự án tại Ban quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn ............................................ 48
3.2.1 Tổ chức bộ phận quản lý chất lượng của Ban ........................................... 48
3.2.2 Thực trạng công tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực
hiện dự án tại Ban............................................................................................... 48
3.3 Đề xuất giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai
đoạn thực hiện tại Ban quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn ............................. 54
3.3.1 Giải pháp về tổ chức quản lý chất lượng .................................................. 54

iv


3.3.2 Giải pháp quản lý chất lượng vật liệu, sản phẩm, cấu kiện, thiết bị sử dụng
cho cơng trình xây dựng .....................................................................................61
3.3.3 Giải pháp quản lý chất lượng thi công xây dựng cơng trình của nhà thầu 62
3.3.4 Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý giám sát ..............66
3.3.5 Giải pháp trong nghiệm thu giai đoạn và nghiệm thu hồn cơng .............67
3.3.6 Giải pháp tăng cường chất lượng công tác kiểm định chất lượng.............74
Kết luận Chương 3.........................................................................................................76
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ ..............................................................................................77
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................80

v


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1: Đài Khí tượng Thủy văn Khu vực Đơng Bắc và vườn khí tượng ...................... 6

Hình 2: Trạm thủy văn Phú Ốc thị xã Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế ........................ 7
Hình 3: Cơng trình chun mơn Tuyến cọc quan trắc mực nước ................................... 8
Hình 4: Cơng trình giếng tự ghi bên sơng ..................................................................... 10
Hình 5: Cơng trình cáp tuần hồn, đo lưu lượng tự động. ............................................ 14
Hình 6: Cơng trình trạm rada dự báo thời tiết Vinh ........................................................ 9
Hình 7: Cơng trình trạm rada thời tiết Phù Liễn ........................................................... 44
Hình 3.1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Quản lý các dự án KTTV ................................... 48
Hình 3.2 : Quy trình quản lý chất lượng tại Ban hiện nay ............................................ 49
Hình 8: Kè bị nứt và gãy do lũ quét gây ra. .................................................................. 53
Hình 3.6 : Đề xuất sơ đồ cơ cấu tổ chức Ban Quản lý dự án KTTV ............................ 55

vi


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 3.1. Một số dự án tiêu biểu mà Trung tâm đã và đang quản lý............................47
Bảng 3.3 : Đề xuất dự kiến một số kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực ..........................67

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu viết tắt

Nghĩa đầy đủ

ADB

Ngân hàng phát triển Châu Á


BTC

Bộ Tài Chính

BXD

Bộ Xây Dựng

GPMB

Giải phóng mặt bằng

HTX

Hợp tác xã

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NĐ-CP

Nghị định chính phủ

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức

QLCL


Quản lý chất lượng

QLDA

Quản lý dự án

QH

Quốc hội

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam



Quyết định

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

UBND

Ủy ban nhân dân

VSMT

Vệ sinh môi trường


viii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay đất nước đang trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa các cơng trình xây
dựng được Đảng và nhà nước chú trọng đầu tư để nâng cao chất lượng và phục vụ đời
sống của nhân dân hơn nữa như: Nhà ở, các cơng trình xây dựng dân dụng, khu vui
chơi, hạ tầng giao thơng, hệ thống cấp thốt nước, các cơng trình hỗ trợ, phục vụ khả
năng dự báo thời tiết và cảnh báo sớm giúp giảm thiểu tối đa các thiệt hại do thiên
nhiên gây ra ... Chính vì vậy việc quản lý chất lượng một dự án xây dựng cơng trình là
việc hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hiệu quả sử dụng
của cơng trình.
Trong thời gian qua, cơng tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng được các cơ
quan quản lý nhà nước có liên quan, các chủ đầu tư và các đơn vị liên quan tới hoạt
động xây dựng quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhiều cơng trình xây dựng hoàn thành,
đảm bảo các yêu cầu về chất lượng đã phát huy hiệu quả đầu tư, tạo động lực cho phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, vẫn cịn nhiều cơng trình xây dựng chất lượng cịn
thấp, có nhiều cơng trình vừa xây dựng xong đã xuống cấp, chưa phát huy được hiệu
quả, công năng sử dụng, mất an toàn gây bức xúc trong xã hội, làm lãng phí tiền của,
khơng phát huy được hiệu quả vốn đầu tư. Nguyên nhân chủ yếu do các đơn vị chủ
đầu tư, các đơn vị tư vấn và các nhà thầu tham gia quản lý về xây dựng cơng trình
khơng tuân thủ nghiêm túc các quy định quản lý từ khâu khảo sát, lập dự án đầu tư đến
thi công xây dựng và kiểm tra chứng nhận sự phù hợp chất lượng, nghiệm thu, bảo
hành, bảo trì cơng trình xây dựng. Hệ thống quản lý chất lượng cơng trình xây dựng từ
trung ương đến địa phương còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ và chưa có sự phối hợp
chặt chẽ giữa các cấp, các ban và các ngành. Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy
văn là đơn vị trực thuộc Tổng cục Khí tượng Thủy văn quốc gia - Bộ Tài nguyên và
Môi trường đang quản lý một số dự án đầu tư xây dựng các cơng trình. Tuy nhiên cơng

tác quản lý chất lượng cơng trình của Ban, đặc biệt là chất lượng cơng trình trong giai
đoạn thực hiện dự án đang gặp nhiều vấn đề và một số tồn tại cần phải tìm giải pháp

1


khắc phục. Vì lý do đó tác giả lựa chọn đề tài “Tăng cường công tác quản lý chất
lượng công trình trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban Quản lý các dự án Khí tượng
Thủy văn” để đánh giá thực trạng về công tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai
đoạn thi cơng tại Ban đồng thời đưa ra các giải pháp tăng cường để khắc phục các vấn
đề và tồn tại hiện nay.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Đề tài luận văn nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp có tính khả thi nhằm tăng
cường cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự án tại Ban
Quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai
đoạn thực hiện dự án tại Ban Quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn và những nhân tố
ảnh hưởng đến quá trình quản lý chất lượng cơng tác này.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi về mặt không gian và nội dung: đề tài tập trung nghiên cứu chủ yếu về cơng
tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thực hiện dự án các dự án do Ban
Quản lý các dự án Khí tượng Thủy văn quản lý.
Phạm vi về mặt thời giaợng của kết cấu, bộ phận hoặc cơng trình.
Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với thiết kế được duyệt, các yêu
cầu về mặt kỹ thuật trong hồ sơ mời thầu, quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng, chỉ dẫn
kỹ thuật, các chứng chỉ xuất xưởng công bố của nhà sản xuất.

68



Đánh giá kết quả công việc, đánh giá chất lượng đối với từng cơng việc xây dựng; lập
bản vẽ hồn công công việc. Cho phép chuyển công việc tiếp theo khi công việc trước
đủ điều kiện nghiệm thu.
Từ các cơ sở nêu trên, lập biên bản nghiệm thu
Các lưu ý khi tiến hành nghiệm thu công việc xây dựng:
- Khi lấy mẫu thí nghiệm phải lập biên bản lấy mẫu có đại diện của giám sát của Chủ
đầu tư, đơn vị TVGS, nhà thầu thi công cùng ký. Biên bản lấy mẫu phải ghi rõ quy
cách mẫu, số lượng mẫu, ký hiệu mẫu, thời gian lấy mẫu và cấu kiện lấy mẫu.
- Số lượng lấy mẫu thí nghiệm phải tuân theo tiêu chuẩn xây dựng đã được quy định.
Nếu trường hợp lấy ít hơn sẽ khơng đủ căn cứ kết luận chất lượng cấu kiện, ngược lại
lấy quá nhiều sẽ gây lãng phí.
- Với các mẫu đưa đi thí nghiệm, phải có biên bản bàn giao mẫu giữa bên A, bên B và
đại diện tổ chức thí nghiệm. Bản kết quả thí nghiệm mẫu phải được tiến hành ở những
phịng thí nghiệm với các thiết bị thí nghiệm đã được công nhận chứng nhận đủ tiêu
chuẩn, hợp chuẩn LAS. Hồ sơ thí nghiệm phải được lưu trữ theo quy định hiện hành.
- Nghiệm thu công việc xây dựng phải tiến hành cho từng công tác, từng cấu kiện bộ
phận, biên bản nghiệm thu phải ghi rõ tên công việc, cấu kiện được nghiệm thu và phải
ghi đầy đủ các mục đã qui định theo mẫu.
Bước 2: Nghiệm thu hoàn thành giai đoạn thi công xây lắp.
Được thực hiện khi kết thúc các giai đoạn xây lắp nhằm đánh giá kết quả và chất
lượng của giai đoạn ấy, Chủ đầu tư cho phép chuyển sang thi công giai đọan xây lắp
tiếp theo.
Nội dung cơng tác nghiệm thu hồn thành giai đoạn xây lắp:
- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường; kiểm tra các biên bản nghiệm thu
công việc, cấu kiện kết cấu có liên quan.

69



- Kiểm tra các kết quả thí nghiệm để xác định chất lượng của vật liệu, cấu kiện, kết cấu
bộ phận cơng trình, thiết bị.
u cầu cơng việc bắt buộc đối với:
Kết quả thí nghiệm, hiệu chỉnh, vận hành thử máy móc thiết bị lắp đặt trong cơng
trình: cấp điện, thoát nước, chống sét, quan sát – bảo vệ, mạng vi tính, âm thanh, thiết
bị của hệ thống điện tử, …
Các tài liệu đo đạc kích thước hình học, tim, tuyến, mốc, hướng biến dạng, chuyển vị,
thấm (nếu có), kiểm tra khối lượng kết cấu, bộ phận cơng trình.
- Văn bản của tổ chức tư vấn thiết kế đồng ý thi cơng cọc đại trà sau khi có kết quả thí
nghiệm cọc.
- Đối chiếu và so sánh những kết quả kiểm tra nêu trên với tài liệu thiết kế được duyệt,
với quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà
nước hoặc của ngành và các quy định, chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất.
- Kiểm tra hồ sơ nghiệm thu. Lưu ý hồ sơ nghiệm thu giai đoạn phải tập hợp bao gồm
các tài liệu pháp lý, hồ sơ quản lý chất lượng theo danh mục quy định.
Khi đối tượng nghiệm thu có kết quả chất lượng đạt yêu cầu thiết kế được duyệt, phù
hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử dụng, bảo đảm
các chỉ dẫn kỹ thuật của nhà sản xuất và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý
nhà nước về chất lượng có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư phải lập biên
bản nghiệm thu.
Những người ký biên bản nghiệm thu phải là những người đại diện hợp pháp của cấp
có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.
Bước 3: Nghiệm thu hồn thành cơng trình, hoặc hạng mục cơng trình để đưa vào sử
dụng.
Được thực hiện khi kết thúc việc xây dựng để đánh giá chất lượng cơng trình và tồn
bộ q trình thi cơng xây lắp trước khi đưa cơng trình hoặc hạng mục cơng trình vào
sử dụng.

70



Những công việc cần thực hiện trước khi tổ chức nghiệm thu đưa hạng mục cơng trình
và tồn bộ cơng trình hồn thành vào sử dụng:
Trình các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, cơ quan chuyên ngành có liên quan để có
các văn bản nghiệm thu, chấp thuận bao gồm:
- Giấy chứng nhận nghiệm thu hệ thống phòng cháy, chữa cháy của công an Tỉnh,
thành phố.
- Giấy chứng nhận đảm bảo an toàn chịu lực.
- Văn bản chấp thuận của Cục quản lý các hoạt động về xây dựng – Bộ Xây Dựng cho
cơng trình đưa vào sử dụng.
- Phiếu xác nhận Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường Bảo vệ môi trường của Sở
Tài nguyên & Môi trường.
- Giấy phép sử dụng các loại máy, thiết bị, vật tư và các chất có yêu cầu nghiêm ngặt
về an toàn lao động.
- Cho phép sử dụng việc đấu nối điện, cấp thốt nước, hạ tầng, giao thơng.
- Văn bản kiểm tra hệ thống chống sét.
Nội dung công tác nghiệm thu khi hồn thành xây dựng:
- Kiểm tra cơng trình.
- Kiểm tra tồn bộ khối lượng xây lắp của hạng mục, tồn bộ cơng trình so với thiết kế
đã được duyệt.
- Kiểm tra kết quả thử nghiệm, vận hành chạy thử đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị
cơng nghệ.
- Kết quả đo đạc, quan trắc lún và biến dạng bao gồm: độ lún, độ nghiêng, chuyển vị
ngang, góc xoay... của các hạng mục cơng trình đặc biệt là trong quá trình thử tải các
loại bể.
- Kiểm tra các điều kiện đảm bảo an tồn về vệ sinh mơi trường, phòng chống cháy nổ,

71



an tồn lao động thực tế của cơng trình so với thiết kế được duyệt, quy chuẩn xây dựng
và các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng tương ứng của Nhà nước, của ngành hiện hành
được chấp thuận sử dụng và những điều khoản quy đinh tại hợp đồng xây lắp;
- Kiểm tra chất lượng hồ sơ hồn cơng. Tùy thuộc vào tính chất, quy mơ cơng trình, dự
án chủ đầu tư xác định danh mục hồ sơ tài liệu phù hợp phục vụ quá trình nghiệm thu.
Sau khi kiểm tra, nếu hạng mục hoặc tồn bộ cơng trình đạt u cầu chất lượng thiết kế
được duyệt, phù hợp quy chuẩn xây dựng và các tiêu chuẩn kỹ thuật được chấp thuận sử
dụng, bảo đảm an tồn về vệ sinh mơi trường, phịng chống cháy nổ, có đầy đủ hồ sơ tài
liệu hoàn thành và hồ sơ nghiệm thu đã được cơ quan Quản lý nhà nước về chất lượng
có biên bản kiểm tra chấp thuận thì chủ đầu tư lập biên bản nghiệm thu.
Với các cơng trình tạm hay hạng mục phụ như nhà xe, tường rào, nhà bảo vệ, sân
đường nội bộ, ... Chủ đầu tư và các bên liên quan chủ động kiểm tra và lập biên bản
nghiệm thu (trên cơ sở các biên bản nghiệm thu công tác xây lắp) sau khi hạng mục
hồn thành, khơng cần có biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu của cơ quan Quản lý
Nhà nước.
Những người ký biên bản nghiệm thu hồn thành cơng trình đưa vào sử dụng phải là
những người đại diện hợp pháp của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm
thu.
Trong trường hợp có những thay đổi so với thiết kế được duyệt, các cơng việc chưa
hồn thành, hoặc những hư hỏng sai sót, các bên có liên quan phải lập, ký, đóng dấu
các bảng kê theo mẫu quy định quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Chủ đầu tư chịu trách nhiệm về kết quả nghiệm thu, tổ chức công tác nghiệm thu, theo
đúng Quy định quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, cụ thể:
- Trong q trình thi cơng, chủ đầu tư phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc
đơn vị tư vấn, thi công trong việc đảm bảo tiến độ, chất lượng cơng trình, kịp thời có
biện pháp xử lý khi có vi phạm, kể cả việc đình chỉ công việc, thay thế bằng đơn vị mới.
- Kiểm tra tư cách pháp lý.

72



- Chủ đầu tư phải kiểm tra thành phần các bên tham gia nghiệm thu, sự phù hợp của
các thành viên tham gia nghiệm thu và các thành viên này phải là đại diện hợp pháp
của cấp có thẩm quyền của các bên tham gia nghiệm thu.
- Trong mọi biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ tên cụ thể của các tổ chức đã tham
gia nghiệm thu (Chủ đầu tư; đơn vị thi công, đơn vị tư vấn giám sát thi công, đơn vị
Tư vấn thiết kế …).
- Mọi thành viên khi ký biên bản nghiệm thu đều phải ghi rõ họ tên, chức vụ.
- Biên bản nghiệm thu hồn thành xây dựng cơng trình là căn cứ pháp lý để chủ đầu tư
làm thủ tục bàn giao đưa cơng trình vào khai thác sử dụng, quyết tốn vốn đầu tư và
thực hiện đăng ký tài sản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Những vấn đề cần lưu ý:
- Trong trường hợp Chủ đầu tư tự giám sát thi công, báo cáo của đơn vị tư vấn giám
sát phải thay thế bằng báo cáo của giám sát của Chủ đầu tư.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm yêu cầu tổ chức tư vấn thiết kế cơng trình, nhà sản xuất
hoặc cung cấp thiết bị công nghệ lắp đặt vào cơng trình phải soạn thảo, cung cấp tài
liệu, các văn bản hướng dẫn quản lý vận hành sử dụng thiết bị, hệ thống kỹ thuật cơng
trình; Hướng dẫn quản lý, vận hành, sử dụng cơng trình.
- Chủ đầu tư, tư vấn giám sát, tư vấn thiết kế, nhà thầu xây lắp cần nghiên cứu và thực
hiện những quy định tại Nghị định số 46 cũng như nội dung hướng dẫn của văn bản
này.
- Nhật ký công trường phải được lập theo đúng mẫu quy định và phải được đóng dấu
giáp lai của Ban vào các trang.
- Việc tập hợp và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tài liệu trước khi nghiệm thu hồn thành có
tác dụng lớn trong việc rà sốt chất lượng, làm bằng chứng về tồn bộ quá trình xây
lắp. Vì vậy, chủ đầu tư phải nghiêm túc thực hiện, lập biên bản kiểm tra hồ sơ kèm
theo danh mục tài liệu hợp lệ như đã hướng dẫn trên đây, khắc phục tình trạng cơ quan
quản lý Nhà nước về chất lượng cơng trình xây dựng phải thực hiện như hiện nay.


73


- Sau khi Chủ đầu tư và các bên liên quan đã hồn thành việc chuẩn bị hồ sơ có biên
bản kiểm tra kèm theo danh mục tài liệu, cơ quan quản lý Nhà nước về chất lượng
cơng trình xây dựng sẽ kiểm tra về mặt Nhà nước và ký biên bản.
- Biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu đã được đại diện cơ quan quản lý Nhà nước về
chất lượng cơng trình xây dựng ký là một trong những căn cứ để Chủ đầu tư tiến hành
nghiệm thu.
- Tài liệu nêu trên là tài liệu thuộc Hồ sơ hồn thành cơng trình , lưu trữ và nộp lưu trữ
theo quy định về hồ sơ hồn cơng, và phải bàn giao cho chủ đầu tư quản lý, sử dụng
công trình khi bàn giao sử dụng cơng trình.
- Chủ đầu tư phải lập hồ sơ nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu hạng mục hoặc hồn
thành cơng trình ngay sau khi hồn tất cơng tác thi cơng xây lắp giai đoạn, hạng mục
hoặc hồn thành cơng trình, khơng được bỏ qua công tác nghiệm thu giai đoạn theo
quy định hoặc tổ chức nghiệm thu giai đoạn quá trễ sau khi đã hồn tất thi cơng xây
lắp các giai đoạn sau.
3.3.5.3 Kết quả của giải pháp.
Với việc có một quy trình chặt chẽ và đầy đủ trong công tác nghiệm thu giai đoạn và
nghiệm thu hồn cơng sẽ giúp Ban đảm bảo tốt hơn về mặt chất lượng của các hạng
mục, bộ phận cơng trình từ đó đảm bảo tiến độ cũng như sự bền vững của cơng trình.
3.3.6 Giải pháp tăng cường chất lượng công tác kiểm định chất lượng
3.3.6.1 Căn cứ đề xuất giải pháp.
Kiểm định chất lượng cơng trình xây dựng là các hoạt động kiểm tra, kiểm soát chất
lượng của sản phẩm xây dựng, bộ phận cơng trình hoặc cơng trình xây dựng so với
u cầu của thiết kế so với các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật thơng qua việc thí
nghiệm kết hợp với việc xem xét, đánh giá hiện trạng cơng trình bằng trực quan.
Kiểm định chất lượng cơng trình là khâu vơ cùng quan trọng nhằm đảm bảo chất
lượng cơng trình trước khi đưa vào sử dụng, đảm bảo an toàn cho đơn vị sử dụng cũng
như chủ đầu tư.

3.3.6.2 Nội dung của giải pháp.

74


Hiện nay công tác kiểm định chất lượng tại Ban vẫn chưa có tính cảnh báo và ngăn
ngừa các sự cố hoặc xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng xuống cấp về chất lượng
xây dựng cơng trình. Chính vì vậy, trong quá trình thương thảo ký kết hợp đồng Ban
QLDA cần chỉ định thêm đơn vị thí nghiệm, đơn vị kiểm định chất lượng vào một
phần của hợp đồng. Nếu có thay đổi thì nhà thầu thi cơng cần phải đệ trình Ban QLDA
xem xét, phê duyệt.
Các trường hợp thực hiện kiểm định chất lượng cơng trình:
- Khi cơng trình xảy ra sự cố hoặc có khiếm khuyết về chất lượng;
- Kiểm định định kỳ cơng trình xây dựng trong q trình sử dụng;
- Khi có tranh chấp về chất lượng cơng trình xây dựng;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Trình tự kiểm định chất lượng cơng trình:
- Đơn vị kiểm định lập đề cương kiểm định chất lượng cơng trình gửi Ban QLDA xem
xét chấp thuận;
- Đơn vị kiểm định thực hiện kiểm định chất lượng cơng trình theo đúng đề cương
kiểm định được chấp thuận;
- Đơn vị kiểm định lập báo cáo, kết luận theo nội dung yêu cầu kiểm định chất lượng
cơng trình và gửi cho Ban QLDA.
3.3.6.3 Kết quả của giải pháp.
Với việc có đơn vị kiểm định chất lượng đảm bảo sẽ giúp Ban Quản lý đưa ra những
kết luận chính xác và hạn chế các sự cố và xác định được các nguyên nhân dẫn đến
tình trạng hư hỏng, xuống cấp về chất lượng xây dựng cơng trình. Từ đó đưa ra được
các biện pháp khắc phục để đảm bảo chất lượng cơng trình được lâu dài.

75



Kết luận Chương 3
Hiện nay sự nóng lên do biến đổi khí hậu, các sự cố thiên tai trong mùa bão lũ xảy ra
thường xuyên gây thiệt hại rất lớn tới người và của thì nhu cầu tồn xã hội được biết
về thông tin, các cảnh báo sớm nhằm giảm thiểu các thiệt hại là một vấn đề cấp bách
và thật sự cần thiết. Nhưng thực tế hiện nay do trong q trình thi cơng các cơng trình
phục vụ ngành KTTV gặp khá nhiều khó khăn do yếu tố đặc thù rừng núi, nguồn vốn
cịn hạn chế nên cơng tác dự báo, quan trắc số liệu cũng chưa thực sự mang lại hiệu
quả nên gây ra nhiều bức xúc cho người dân.
Trên cơ sở kết hợp những nghiên cứu về lý luận và thực tiễn trong công tác quản lý
chất lượng xây dựng các dự án đầu tư xây dựng cơng trình tại Ban Quản lý các dự án
KTTV, đã có rất nhiều các cuộc họp, tổng kết rút kinh nghiệm tồn diện về cơng tác
quản lý chất lượng nhưng chưa có một tổng kết lý luận nào thật đầy đủ trên cơ sở đánh
giá tồn diện để có những biện pháp khắc phục các hạn chế sát thực và bài bản. Trên
cơ sở đó đề tài “Giải pháp hồn thiện cơng tác quản lý chất lượng cơng trình trong
giai đoạn thực hiện dự án tại Ban Quản lý các dự án khí tượng thủy văn” là thực
sự cần thiết. Nội dung chính mà luận văn làm được là làm sáng tỏ các cơ sở lý luận cơ
bản nhất về quản lý chất lượng cơng trình xây dựng, phân tích đánh giá thực trạng
công tác quản lý chất lượng tại Ban Quản lý các dự án KTTV từ đó đề ra các giải pháp
tăng cường công tác chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện dự án mà Ban làm
chủ đầu tư nói riêng và các cơng trình khác nói chung.
Học viên là người thực hiện nghiên cứu trong điều kiện vừa học và vừa làm nên chắc
chắn sẽ có những thiếu sót về mặt tư duy, nhận thức. Tuy nhiên, dù kết quả như thế
nào thì đây cũng là một thành quả của một quá trình tìm hiểu nghiên cứu, có thể hàm
lượng khoa học của đề tài chưa quá cao nhưng khi hoàn thành xong tác giả cảm thấy
tự tin hơn khi thấy mình đang dần trưởng thành hơn trong mặt lý luận, nhận thức. Tác
giả rất hi vọng luận văn là một tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu áp dụng trong các
điều kiện tương đồng.


76


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN:
Trong thời gian làm luận văn tác giả cũng đã cố gắng hết sức để hoàn thành mục tiêu
nhiệm vụ của luận văn cùng với sự giúp đỡ chỉ bảo rất nhiệt tình của thầy hướng dẫn.
Tuy nhiên, do khối lượng nhiều nên chắc chắn nội dung của luận văn chưa thật chi tiết
và cịn nhiều điểm cịn sai sót. Trên cơ sở các nguồn tài liệu là các bài giảng trong
chương trình học, các văn bản pháp luật và các tài liệu trong quá trình làm việc tác giả
thu thập được cũng như các nguồn thông tin trên mạng tác giả đã tự tổng hợp để trình
bày một cách logic các cơ sở lý luận từ đó tập trung nghiên cứu trên cơ sở các hoạt
động thực tiễn tại Ban Quản lý các dự án KTTV. Các nội dung nghiên cứu chủ yếu
dựa vào kinh nghiệm tích lũy thực tế kết hợp với các kiến thức lý thuyết đã được học ở
trường để đánh giá thực tế công tác quản lý chất lượng cơng trình trong giai đoạn thi
cơng tại Ban và từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường cơng tác quản lý chất lượng thi
cơng cơng trình xây dựng. Các nội dung chính đã đạt được như sau:
- Đã cơ bản làm rõ những khái niệm về chất lượng và quản lý chất lượng sản phẩm nói
chung và sản phẩm xây dựng nói riêng, làm ro được mức độ quan trọng cũng như vai
trị cơng tác quản lý chất lượng hiện nay.
- Đã cơ bản nghiên cứ và có cái nhìn tổng quan về chất lượng cơng trình xây dựng nói
chung và chất lượng cơng trình khí tượng thủy văn nói riêng. Đã nêu ra được sự cần
thiết trong cơng tác quản lý dự án trong vấn đề chất lượng xây dựng cơng trình ở Ban.
- Trên cơ sở khoa học và thực tiễn từ đó tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng công
tác quản lý chất lượng công trình trong giai đoạn thực hiện dự án của Ban Quản lý các
dự án KTTV để nêu ra các giải pháp tăng cường cơng tác quản lý chất lượng cơng
trình trong giai đoạn thi công tại Ban.
Định hướng tiếp theo của học viên sẽ duy trì quá trình nghiên cứu theo hướng của đề
tài, tiếp tục tìm hiểu sâu hơn nữa về mặt lý luận kết hợp với công việc thực tế của bản


77


thân để có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực tiễn nhằm nâng cao kiến thức, năng lực
chuyên môn, đồng thời phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ mà cấp trên giao phó.

2. KIẾN NGHỊ:
a. Rà sốt, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tăng cường cơng
tác quản lý chất lượng cơng trình xây dựng.
Bổ sung các quy định đối với các chủ thể tham gia xây dựng cơng trình trong việc thực
hiện đảm bảo chất lượng của các cơng trình xây dựng, quy định rõ trách nhiệm của tổ
chức, các nhân khi tham gia xây dựng khi vi pham. Các quy định này rất chi tiết, cụ
thể xử lý cho từng hành vi phạm.
Bổ sung các quy định của quy chế đấu thầu trong Luật Đấu thầu về việc đảm bảo chất
lượng cơng trình xây dựng trong hồ sơ mời thầu. Việc lựa chọn nhà thầu, ký hợp đồng
và quá trình thực hiện hợp đồng, trong đó liên quan đến tiêu chuẩn trúng thầu tùy theo
các cấp cơng trình, u cầu chất lượng của cơng trình để đề ra, điểm xét thầu giữa chất
lượng kỹ thuật và giá phù hợp, khơng hồn toàn dựa trên giá thầu thấp nhất khi đủ
điểm kỹ thuật như hiện nay.
b. Nghiên cứu ban hành các chính sách liên quan nhằm nâng cao chất lượng cơng
trình xây dựng
- Khuyến khích các doanh nghiệp tổ chức thực hiện và được cấp chứng chỉ quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Có chủ trương, chính sách phù hợp để tăng kinh phí đào tạo cán bộ, đáp ứng được
yêu cầu ngày càng lớn của ngành Xây dựng.
- Áp dụng chính sách, chủ trương khuyến khích áp dụng cơng nghệ tiên tiến, vật liệu
xây dựng mới nhằm nâng cao chất lượng và tuổi thọ của cơng trình, đạt hiệu quả cao
mà giá thành tiết kiệm.
c. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm tăng cường công tác quản lý
chất lượng xây dựng cơng trình


78


Thành lập hệ thống kiểm định chất lượng xây dựng trong phạm vi toàn quốc ở trung
ương cũng như địa phương đối với các cơng trình xây dựng. Đặc biệt bắt buộc kiểm
tra công tác quản lý chất lượng đối với các cơng trình sử dụng vốn Ngân sách nhà
nước.

79


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Bộ Khoa học và Công nghệ (2012), TCVN 4055:2012: Tổ chức thi công.
[2] Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 26/2016/TT-BXD ngày 26/10/2016 của Bộ Xây
dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng và bảo trì cơng trình xây
dựng.
[3] Bộ Xây dựng (1991), TCVN 5637 -1991: Quản lí chất lượng xây lắp cơng trình
xây dựng-Ngun tắc cơ bản.
[4] Bộ Xây dựng (1991), TCVN 5638 -1991: Đánh giá chất lượng công tác xây lắp.
[5] Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 về quản lý chất
lượng và bảo trì cơng trình xây dựng.
[6] Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án
đầu tư xây dựng.
[7] Mỵ Duy Thành (2012), Bài giảng “Chất lượng cơng trình”.
[8] Nguyễn Bá Uân (Hà Nội - 2013), Bài giảng môn học: Quản lý dự án xây dựng
nâng cao, Trường Đại học Thủy Lợi.
[9] Nguyễn Chí Cơng (2008), Giáo trình “Quản lý chất lượng trong xây dựng cơ
bản”.
[10] Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật xây dựng số

50/2014/QH13 do Quốc Hội ban hành ngày 18/06/2014.
[11] Trần Chủng (2009) - Trưởng ban chất lượng tổng hội xây dựng Việt Nam, Quản
lý chất lượng dự án đầu tư xây dựng.

80



×