Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại trường đại học nông lâm tp hồ chí min

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 124 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

TRẦN THỊ THƯỞNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

TRẦN THỊ THƯỞNG

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI TRƯỜNG
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Hướng đào tạo: Hướng ứng dụng
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN VĂN TIẾN

TP. Hồ Chí Minh - Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Để có thể hồn thành được bài luận văn báo cáo tốt nghiệp này, lời đầu tiên tôi
xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Kinh tế TP.HCM cùng tất cả
quý Thầy Cô đã tận tình truyền đạt, trang bị những kiến thức nền tảng vô cùng quý
báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường.
Tơi kính gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Nguyễn Văn Tiến - người đã góp ý
kiến giúp tôi định hướng đề tài, trực tiếp hướng dẫn tận tình, truyền đạt những kiến
thức nền tảng về chuyên mơn để tơi hồn thành đề tài này một cách thuận lợi nhất.
Tôi xin cam đoan luận văn thạc sĩ “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên tại Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh” là nghiên cứu của
riêng tơi dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Nguyễn Văn Tiến.
Các nguồn tài liệu tham khảo được trích dẫn rõ ràng, các thơng tin và nhận
định trong luận văn là đáng tin cậy.
Tác giả luận văn

Trần Thị Thưởng


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH
TĨM TẮT
ABSTRACT
MỞ ĐẦU ............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................3
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...........................................3
4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................3
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu .............................................................3
4.2. Phương pháp phân tích số liệu ............................................................4
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài ........................................................................4
6. Cấu trúc của luận văn .................................................................................5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................6
1.1. Các khái niệm liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên ...6
1.1.1. Nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực ...................................6
1.1.2. Đội ngũ giảng viên, chất lượng đội ngũ giảng viên .........................7
1.1.3. Chất lượng và nâng cao chất lượng..................................................9
1.2. Các nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
trong các trường đại học...........................................................................10
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài ..................................................................10
1.2.2. Nghiên cứu trong nước ..................................................................12
1.3. Vai trò và ý nghĩa của chất lượng đội ngũ giảng viên đối với tổ chức .14
1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong các


trường đại học ..........................................................................................15
1.4.1. Tâm lực ..........................................................................................15
1.4.2. Trí lực .............................................................................................16
1.4.3. Thể lực ...........................................................................................17
1.5. Kinh nghiệm của một số nước về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng

viên đại học ..............................................................................................18
TÓM TẮT CHƯƠNG 1 ...................................................................................22
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ...............23
2.1. Giới thiệu về Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM .............................23
2.1.1. Thơng tin về trường........................................................................23
2.1.2. Q trình hình thành và phát triển .................................................24
2.1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của trường ...............................................25
2.1.4. Tầm nhìn - Sứ mạng .......................................................................26
2.1.5. Các ngành đào tạo ..........................................................................26
2.1.6. Đặc điểm về số lượng và chất lượng đội ngũ giảng viên ...............28
2.1.7. Đặc điểm về quy mô đào tạo ..........................................................30
2.2. Thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM qua số liệu thứ cấp ....................................................................31
2.2.1. Chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM theo chuẩn quy mô (số lượng) SV/GV ...........................31
2.2.2. Chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nơng Lâm
TP.HCM theo giới tính ...................................................................33
2.2.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM theo thâm niên ................................................................34
2.2.4. Chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học Nơng Lâm
TP.HCM theo trình độ được đào tạo ..............................................35
2.3. Đánh giá của sinh viên về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ
giảng viên tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ...............................35


2.4. Đánh giá của cán bộ quản lý về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ..................42
2.5. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM ...................................................................47

2.5.1. Các yếu tố bên ngoài ......................................................................47
2.5.2. Các yếu tố bên trong ......................................................................49
2.6. Đánh giá chung về chất lượng đội ngũ GV Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM ...................................................................................................56
2.6.1. Những điểm mạnh ..........................................................................56
2.6.2. Những hạn chế ...............................................................................57
TÓM TẮT CHƯƠNG 2 ...................................................................................58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ
GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NƠNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH ........59
3.1. Định hướng phát triển của nhà trường và cơ sở xác định thứ tự ưu tiên
đề xuất các giải pháp ................................................................................59
3.1.1. Định hướng phát triển của nhà trường ...........................................59
3.1.2. Cơ sở xác định thứ tự ưu tiên đề xuất các giải pháp ......................60
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM .................................................................................60
3.2.1. Giải pháp với “Trí lực” ..................................................................60
3.2.2. Giải pháp với “Tâm lực” ................................................................68
3.2.3. Giải pháp với “Thể lực” .................................................................71
3.3. Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo................................72
TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................73
KẾT LUẬN.......................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO1
PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

STT


Nội dung

1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

ĐH

Đại học

3

ĐVT

Đơn vị tính

4

GV

Giảng viên

5

NCKH


Nghiên cứu khoa học

6

NLU

Đại học Nơng Lâm TP.HCM

7

NSNN

Ngân sách Nhà nước

8

QLCL

Quản lý chất lượng

9

QMS

Hệ thống quản lý chất lượng

10

SV


Sinh viên

11

TCVN

Tiêu chuẩn Việt Nam

12

TP

Thành phố

13

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Cơ cấu giảng viên theo trình độ học vấn năm học 2018 - 2019 của Trường
NLU.............................................................................................................................1
Bảng 2.1. Các ngành đào tạo bậc đại học .................................................................27
Bảng 2.2. Các ngành đào tạo sau đại học..................................................................28
Bảng 2.3. Cơ cấu đội ngũ giảng viên theo trình độ học vấn năm học 2017 - 2018 và
năm học 2018 - 2019 .................................................................................................29
Bảng 2.4. Số lượng học viên, SV các hệ đào tạo của trường năm học 2017 - 2018 và
năm học 2018 - 2019 .................................................................................................30

Bảng 2.5. Số lượng giảng viên theo quy mô năm học 2018 - 2019 ..........................32
Bảng 2.6. Cơ cấu giảng viên theo giới tính Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM năm
học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019 ....................................................................33
Bảng 2.7. Cơ cấu giảng viên theo thâm niên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM năm
học 2017 - 2018 và năm học 2018 - 2019 ....................................................................34
Bảng 2.8. Cơ cấu giảng viên theo trình độ được đào tạo Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM năm học 2018 - 2019 .................................................................................35
Bảng 2.9. Thang đo Likert ........................................................................................36
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát của SV về tâm lực .......................................................37
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát của SV về trí lực .........................................................38
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát của SV về thể lực ........................................................41
Bảng 2.13. Tổng hợp đánh giá của SV về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội
ngũ GV tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ....................................................42
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát của CBQL về tâm lực .................................................43
Bảng 2.15. Kết quả khảo sát của CBQL về trí lực ....................................................44
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát của CBQL về thể lực ..................................................46
Bảng 2.17. Tổng hợp đánh giá của CBQL về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
đội ngũ GV tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM ..............................................47
Bảng 2.18. Kết quả bồi dưỡng giảng viên.................................................................54


Bảng 2.19. Kiến thức ngoại ngữ, tin học của GV Trường NLU năm học 2018 - 2019
...................................................................................................................................55
Bảng 3.1. Thứ tự ưu tiên đề xuất các giải pháp ........................................................60
Bảng 3.2. Kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn GV Trường Đại học
Nông Lâm TP.HCM giai đoạn 2020 - 2022..............................................................62
Bảng 3.3. Ước tính chi phí thực hiện ........................................................................66
Bảng 3.4. Dự báo đội ngũ GV của Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM giai đoạn
2020 - 2022 ...............................................................................................................68



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Logo của Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM .......................................23
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM ......25
Hình 2.3. Quy trình tuyển dụng của Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM .............52


TĨM TẮT
1. Lý do chọn đề tài
Trong mơi trường cạnh tranh về giáo dục như hiện nay, các trường đại học cao
đẳng muốn tăng vị thế và thu hút nhiều người học thì cần có những bước chuyển
mình phù hợp. Muốn thực hiện được điều này, các trường phải không ngừng nỗ lực
nâng cao chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy,… nhằm phù hợp
với xu hướng phát triển chung của xã hội. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo các trường đại
học cao đẳng phải có nhận thức đúng đắn và sâu sắc hơn về công tác nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên để khẳng định uy tín và vị thế của nhà trường trong tâm trí
cơng chúng.
Tuy nhiên, tính đến năm 2019, Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM vẫn cịn
46 GV có trình độ đại học, chiếm 7,88%. Với đội ngũ GV như trên thì trường phải
không ngừng đẩy mạnh các biện pháp nhằm nâng cao trình độ GV đáp ứng chuẩn
theo quy định về phân tầng đại học. Do đó, tác giả thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh”
nhằm đề xuất những giải pháp giúp nâng cao chất lượng đội ngũ GV của trường.
2. Mục tiêu đề tài
- Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ GV của Trường NLU.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ GV của Trường
NLU.
3. Phương pháp thực hiện
Đề tài sử dụng 2 kỹ thuật nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu định tính và
phương pháp nghiên cứu định lượng.

4. Kết quả và kết luận
Đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu: Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến
chất lượng đội ngũ GV tại trường và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
giảng viên. Đồng thời, đề tài cũng đưa ra chi phí và lập nội dung thực hiện chi tiết
của giải pháp giúp giải pháp rõ ràng, cụ thể và khả thi hơn.
Từ khóa: Giảng viên, Chất lượng, Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM.


ABSTRACT
1. Reason for writing
In today's competitive educational environment, colleges and universities that
want to increase their position and attract more students need to make appropriate
changes. To accomplish this, schools must constantly make efforts to improve
training programs, innovate teaching methods,… in order to conform to the general
development trend of society. In addition, the leadership of colleges and universities
must have a better and deeper awareness of the work of enhancing the quality of
teaching staff to affirm the prestige and position of the school in the public mind.
However, as of 2019, Nong Lam University still has 46 lectures with
university degrees, accounting for 7,88%. With the above lecturers, the school must
constantly promote measures to enhance the teacher qualifications to meet the
standards rule for university stratification. Therefore, the author implements the
topic: “Solutions to enhance the quality of teaching staff at Nong Lam University”
in order to propose solutions to help enhance of quality school’s teaching staff.
2. Objectives
- Analyzing the status of quality of teaching staff of Nong Lam University.
- Proposing solutions to enhance quality of teaching staff of Nong Lam
University.
3. Method of implementation
The topic uses two research techniques, which are qualitative research
methods and quantitative research methods.

4. Results and conclutions
The topic has achieved the research objectives: Identify the factors affecting
quality of teaching staff in the school and propose solutions to enhance quality of
teaching staff. At the same time, the topic also provides the cost and detailed
content of the solution to make the solution clearer, more specific and feasible.
Key words: Lecturers, Quality, Nong Lam University.


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghị quyết hội nghị Ban chấp hành Trung ương 2 khoá VIII đã xác định:
“Giảng viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục”. Chỉ thị số 40-CT/TW của
Ban bí thư Trung ương Đảng về xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
chỉ rõ: “Giảng viên là lực lượng nòng cốt có vai trị quan trọng”. Do vậy, muốn
phát triển giáo dục đào tạo, điều kiện quan trọng trước tiên là phải nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên.
Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM là một trường đa ngành, được thành lập
ngày 19/11/1955, với mục tiêu tiếp tục xây dựng, phát triển thành một trường đại
học có chất lượng về đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao khoa học công nghệ và hợp
tác quốc tế, sánh vai với các trường đại học tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.
Qua hơn 60 năm hoạt động, trường đã đạt được nhiều thành tích xuất sắc về đào
tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực nông lâm ngư
nghiệp, chuyển giao công nghệ và quan hệ quốc tế. Trong q trình hoạt động, Ban
lãnh đạo của nhà trường ln quan tâm đến việc nâng cao trình độ chun mơn,
nghiệp vụ cho giảng viên. Tuy nhiên, theo thống kê của phịng Đào tạo thì năm
học 2018 - 2019, trường vẫn cịn 46 giảng viên có trình độ cử nhân (chiếm 7,88%),
điều này đã làm ít nhiều gây ảnh hưởng đến thương hiệu và hình ảnh của nhà
trường.

Bảng 1.1. Cơ cấu giảng viên theo trình độ học vấn năm học 2018 - 2019
của Trường NLU
Trình độ
Giáo sư
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Đại học
Tổng

Số lượng (Người)
2
34
106
396
46
584

Cơ cấu %
0,34
5,82
18,15
67,81
7,88
100
(Nguồn: Phòng Đào tạo)

Chất lượng đội ngũ giảng viên quyết định hiệu quả đào tạo của một trường đại
học, cao đẳng. Theo đó, Hill và cộng sự (2003) thấy rằng chất lượng đội ngũ giảng



2

viên thuộc về một trong các yếu tố quan trọng nhất trong việc tạo ra một nền giáo
dục có chất lượng cao. Pozo-Munoz và cộng sự (2000) cũng chỉ ra rằng việc duy trì
một đội ngũ giảng viên có chất lượng cao là việc làm quan trọng trong các trường
đại học, cao đẳng.
Thông tư số 24/2015/TT-BGDĐT quy định chuẩn quốc gia đối với cơ sở giáo
dục đại học đối với giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm ít nhất 40% tổng số giảng
viên đối với cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, 25% đối với cơ sở giáo
dục đại học định hướng ứng dụng và 10% đối với cơ sở giáo dục đại học định
hướng thực hành. Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018 cũng quy định rằng thạc
sĩ là trình độ tối thiểu đối với các giảng viên giảng dạy trình độ đại học. Nếu căn cứ
vào điều này làm chuẩn thì có thể thấy trường vẫn cịn 7,88% GV có trình độ đại
học. Tuy tỷ lệ này thấp nhưng vẫn chưa phù hợp với một trường đại học và phần
nào sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy ở trường. Do đó, cần bồi dưỡng và nâng
cao trình độ của GV này để tăng sức cạnh tranh với các trường khác trong khu vực
quận Thủ Đức cũng như trong toàn thành phố.
Bên cạnh đó, trước bối cảnh hội nhập hiện nay cùng với yêu cầu ngày càng
cao của xã hội, các trường đại học cao đẳng được thành lập ngày càng nhiều cùng
với sự đầu tư về cơ sở vật chất, mở rộng điều kiện tuyển sinh, xây dựng giáo trình
tiên tiến, nâng cao chương trình đào tạo,… tạo nên sự cạnh tranh gay gắt trong mơi
trường giáo dục. Do đó, các trường đại học cao đẳng muốn tăng vị thế và thu hút
nhiều người học thì cần có những bước chuyển mình nhằm phù hợp với xu hướng
phát triển chung của xã hội. Điều đó bắt buộc các trường phải liên tục nâng cao chất
lượng đội ngũ GV, đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo cho sự tồn tại,
phát triển và cạnh tranh của các trường đại học cao đẳng tại Việt Nam.
Nhận thấy tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc nâng cao hơn nữa trình độ
đội ngũ giảng viên của trường, tác giả thực hiện đề tài: “Giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh”

nhằm giúp trường có cái nhìn sâu sắc hơn về tình hình chất lượng đội ngũ giảng
viên, trên cơ sở đó, luận văn đề xuất đưa ra các định hướng, giải pháp phù hợp giúp


3

nhà trường hoàn thiện hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng giảng viên, tạo ra
một đội ngũ giảng viên có tính cách và phẩm chất cá nhân tốt cũng như có năng lực
chun mơn cao, nhiệt huyết nhằm đóng góp vào việc hồn thành sứ mệnh của nhà
trường và đạt được các mục tiêu dài hạn trong thời gian tới.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Tìm giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
của Trường Đại học Nơng Lâm TP. Hồ Chí Minh.
Các mục tiêu cụ thể:
- Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Đối tượng khảo sát của đề tài: Các Thầy/Cô trưởng bộ môn và các sinh viên
đang theo học tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
Phạm vi không gian: Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Nông Lâm
TP.HCM. Địa chỉ: Khu phố 6, phường Linh Trung, quận Thủ Đức, TP.HCM.
Phạm vi thời gian: Luận văn được thực hiện từ tháng 12/2018 đến tháng
6/2020.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
Dữ liệu thứ cấp: Được thu thập từ các nguồn như: các Ban chức năng ở Đại

học Nông Lâm TP.HCM, báo chí, tạp chí chuyên nghành, thư viện, Internet,…
Dữ liệu sơ cấp: Được thu thập bằng phương pháp điều tra bảng hỏi, thông qua
cách tiếp cận trực tiếp và gián tiếp qua email nội bộ của trường đến các đối tượng
khảo sát.


4

4.2. Phương pháp phân tích số liệu
Trong luận văn này, tác giả sẽ sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định
tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể:
Phương pháp nghiên cứu định tính: Nghiên cứu từ các bài báo khoa học có
cùng chủ đề cũng như trao đổi với một số Thầy/Cô (Trưởng bộ môn) của trường
nhằm điều chỉnh bảng câu hỏi, đồng thời thu thập ý kiến của các Thầy/Cơ để tìm ra
những hạn chế cịn tồn tại và gợi ý các giải pháp; bên cạnh đó, đánh giá tầm quan
trọng, thứ tự ưu tiên và tính khả thi của các giải pháp.
Phương pháp nghiên cứu định lượng: Sử dụng kỹ thuật khảo sát bằng bảng
câu hỏi chi tiết. Mẫu được chọn bằng cách phi xác suất theo hình thức lấy mẫu
thuận tiện, với kích thước mẫu mà tác giả chọn là 290 mẫu, trong đó cán bộ quản lý
40 mẫu và sinh viên 250 mẫu. Tổng số phiếu phát ra là 290, thu về sau khi loại bỏ
phiếu không hợp lệ để đưa vào thực hiện nghiên cứu chính thức là 232 với số phiếu
hợp lệ của cán bộ quản lý là 32 phiếu và số phiếu hợp lệ của sinh viên là 200 phiếu.
Sau đó, dữ liệu được mã hóa và phân tích bằng phần mềm SPSS 20.0 nhằm đánh
giá chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Vận dụng được cơ sở lý luận để phân tích được hiện trạng về chất lượng đội
ngũ giảng viên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM hiện nay. Phát hiện những hạn
chế về chất lượng đội ngũ giảng viên của trường làm căn cứ để đề xuất những giải
pháp phát triển phù hợp.
Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận văn nêu lên một số phương

hướng và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng nguồn lực giảng viên trong
Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM.
Kết quả luận văn sẽ có thêm cơ sở khoa học cho các cơ quan chức năng trong
việc hoạch định cơ chế, chính sách liên quan đến chất lượng giảng viên trong các
trường đại học ngồi cơng lập nói chung, cũng như Trường Đại học Nơng Lâm
TP.HCM nói riêng.


5

Ngoài ra, nghiên cứu này cũng là một tài liệu tham khảo cho các sinh viên,
học viên chuyên ngành quản trị kinh doanh, các nhà nghiên cứu liên quan đến lĩnh
vực nguồn lực giảng viên tại các trường đại học.
6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm các phần và chương như sau:
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng đội ngũ giảng viên
Chương 1 đưa ra các khái niệm về nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân
lực, đội ngũ GV, chất lượng đội ngũ GV, chất lượng, nâng cao chất lượng; các
nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ GV trong các trường đại học;
vai trò và ý nghĩa của chất lượng đội ngũ GV đối với tổ chức; các yếu tố ảnh hưởng
đến chất lượng đội ngũ GV trong các trường đại học và kinh nghiệm của một số
nước về nâng cao chất lượng đội ngũ GV đại học.
Chương 2: Thực trạng nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM.
Tổng quan Chương 2 giới thiệu về Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM, đưa
ra các kết quả khảo sát, phân tích và đánh giá chất lượng đội ngũ GV Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên tại
Trường Đại học Nơng Lâm TP.HCM.

Trình bày một số giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ GV tại Trường Đại
học Nông Lâm TP.HCM.
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục


6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
1.1.1. Nguồn nhân lực, chất lượng nguồn nhân lực
1.1.1.1. Nguồn nhân lực
Một quốc gia muốn phát triển thì cần phải có các nguồn lực của sự phát triển
kinh tế như: Tài nguyên thiên nhiên, vốn, khoa học - công nghệ, con người…Trong
các nguồn lực đó thì nguồn lực con người là quan trọng nhất, có tính chất quyết
định trong sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia từ trước đến nay.
Một nước cho dù có tài nguyên thiên nhiên phong phú, máy móc kỹ thuật hiện đại
nhưng khơng có những con người có trình độ, có đủ khả năng khai thác các nguồn
lực đó thì khó có khả năng đạt được sự phát triển như mong muốn.
Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về nguồn nhân lực. Theo Liên hợp
quốc: “Nguồn nhân lực là trình độ lành nghề, là kiến thức và năng lực của toàn bộ
cuộc sống con người hiện có thực tế, hoặc tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội
trong một cộng đồng”.
Theo các nhà khoa học tham gia chương trình KX-07: “Nguồn nhân lực cần
được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể chất và tinh thần, sức
khỏe và trí tuệ, năng lực, phẩm chất và đạo đức của người lao động”.
Theo David Begg: “Nguồn nhân lực là tồn bộ q trình chun mơn mà con
người tích luỹ được, nó được đánh giá cao vì tiềm năng đem lại thu nhập trong
tương lai. Cũng giống như nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực là kết quả đầu tư

trong quá khứ với mục đích đem lại thu nhập trong tương lai”.
1.1.1.2. Chất lượng nguồn nhân lực
Theo Mai Quốc Chánh và Trần Xuân Cầu (2003), chất lượng nguồn nhân lực
có thể được hiểu như sau: “Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của
nguồn nhân lực thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành bên trong của nguồn
nhân lực”. Hay theo Vũ Thị Ngọc Phùng (2006) thì: “Chất lượng nguồn nhân lực
được đánh giá qua trình độ học vấn, chun mơn và kỹ năng của người lao động
cũng như sức khỏe của họ”.


7

Theo Phan Thanh Tâm (2000) thì chất lượng nguồn nhân lực được định nghĩa:
“Chất lượng nguồn nhân lực là tổng hịa của cả 3 yếu tố: Trí lực, thể lực và phẩm
chất của người lao động”. Hay theo Mai Quốc Chánh (2000) thì: “Chất lượng nguồn
nhân lực được xem xét trên các mặt: trình độ sức khỏe, trình độ văn hóa, trình độ
chun mơn và năng lực phẩm chất”.
Trong điều kiện kinh tế thị trường cạnh tranh cao và hội nhập sâu rộng thì chất
lượng nguồn nhân lực được coi là chỉ tiêu quan trọng phản ánh trình độ phát triển
kinh tế và đời sống của con người trong một xã hội nhất định.
1.1.2. Đội ngũ giảng viên, chất lượng đội ngũ giảng viên
1.1.2.1. Giảng viên
Theo Khoản 3 Điều 70 của Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 thì nhà giáo giảng
dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thơng, giáo dục nghề nghiệp trình độ
sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo
giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên.
Theo Pont (2003), giảng viên phải là người chịu trách nhiệm về tồn bộ q
trình đào tạo và là người có vai trị động viên, khuyến khích người học. Giảng viên
khơng chỉ đơn thuần là người dạy học, người truyền thụ mà cịn đóng nhiều vai trị
khác như tư vấn cho SV và tạọ mọi điều kiện tốt nhất cho SV học tập.

Theo Mower (1963), giảng viên là người giúp khơi dậy những cảm xúc và
tương tác tích cực của sinh viên; đồng thời, tạo điều kiện cho sinh viên làm việc
độc lập và chủ động với các tài liệu học tập.
Theo Hativa (1997), giảng viên không nhận được bất kỳ một sự chuẩn bị có
hệ thống nào cho vai trị giảng dạy của họ; là người có được sự tin tưởng và kiến
thức về sư phạm tốt thông qua những người đồng nghiệp, những phản hồi của sinh
viên và bằng cách tự đánh giá bản thân.
Theo Hoàng Phê (2000), giảng viên là tên gọi chung của người làm công tác
giảng dạy ở các trường chuyên nghiệp, các lớp đào tạo, huấn luyện, các trường
trên bậc phổ thông.


8

1.1.2.2. Đội ngũ giảng viên
Theo Nguyễn Văn Đạm (1993) thì “Đội ngũ được hiểu là tập hợp những người
có chung hành động, nhiệm vụ thành một tổ chức hướng đạt tới mục tiêu chung”.
Theo Francis (2006), đội ngũ giảng viên được xem là những chuyên gia cấp
cao, chuyên giảng dạy về giáo dục và cũng là thành viên của cộng đồng học thuật.
Theo Rowland (1970), đội ngũ nhà giáo là những chuyên gia trong ngành giáo
dục, họ nắm vững tri thức, hiểu biết dạy học và giáo dục như thế nào; đồng thời có
khả năng cống hiến tồn bộ tài năng, sức lực của họ cho giáo dục.
Tổng quát hơn ta có thể hiểu: Đội ngũ giảng viên là tập hợp các nhà giáo làm
nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học ở các trường cao đẳng và đại học, họ
gắn kết với nhau bằng hệ thống mục tiêu chung của ngành giáo dục và của các
trường đại học cao đẳng - nơi họ đang công tác; cùng trực tiếp giảng dạy, giáo dục,
đào tạo SV; cùng chịu sự ràng buộc, tương tác bởi các quy tắc có tính hành chính
của ngành giáo dục và Nhà nước.
Đội ngũ giảng viên Việt Nam là những người lao động trí tuệ sáng tạo, cần cù,
thông minh và nhạy bén với sự phát triển của thời đại. Đồng thời, đây cũng là lực

lượng nghiên cứu khoa học hùng hậu. Chính từ lực lượng này đã xuất hiện nhiều
nhà khoa học lớn, các chuyên gia đầu ngành. Họ có khả năng và thực tế đã có nhiều
đóng góp tích cực, to lớn ở cả hai phương diện: Đào tạo những tài năng trẻ, bồi
dưỡng đội ngũ trí thức, đồng thời nghiên cứu, phát triển và ứng dụng khoa học công
nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật, phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đẩy nhanh quá trình
xây dựng đất nước.
1.1.2.3. Chất lượng đội ngũ giảng viên
Theo Nguyễn Đức Chính (2004) cho rằng, quan niệm chất lượng đội ngũ
giảng viên là một khái niệm động, nhiều chiều, ít nhất bao gồm ba khía cạnh: Mục
tiêu; quá trình hoạt động nhằm đạt được mục tiêu; và thành quả đạt được so với
mục tiêu.


9

Theo Lê Đức Ngọc, Lâm Quang Thiệp (2004) và theo Tổ chức đảm bảo chất
lượng giáo dục đại học quốc tế thì: “Chất lượng đội ngũ giảng viên được đánh giá
qua mức độ đạt được mục tiêu đã đề ra”.
1.1.3. Chất lượng và nâng cao chất lượng
1.1.3.1. Chất lượng
Theo Juran (1999), chất lượng là những tính năng của sản phẩm đáp ứng nhu
cầu của khách hàng và do đó, cung cấp sự hài lòng của khách hàng.
Edwards (1968) đã định nghĩa chất lượng là năng lực của hàng hóa hoặc dịch
vụ làm thỏa mãn những mong muốn của con người.
Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2008/2015, chất lượng là mức độ của một tập hợp
các đặc tính vốn có của một sản phẩm, hệ thống hoặc quá trình thỏa mãn các yêu
cầu của khách hàng và các bên có liên quan.
Theo Ishikawa (1984) cho rằng, chất lượng là sự thoả mãn nhu cầu thị trường
với chi phí thấp nhất. Theo Feigenbaum (1983), chất lượng sản phẩm là tập hợp các
đặc tính kỹ thuật công nghệ và vận hành của sản phẩm, nhờ chúng mà sản phẩm đáp

ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng khi sử dụng sản phẩm. Hay theo Hoàng
Phê (2001), chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự
vật, một sự việc, ví dụ đánh giá chất lượng sản phẩm, nâng cao chất lượng giảng
dạy.
1.1.3.2. Nâng cao chất lượng
William (2002) cho rằng, nâng cao chất lượng có thể xảy ra như một kết quả
của quá trình đảm bảo chất lượng. Nâng co chất lượng là một phần cần thiết của
đảm bảo chất lượng bằng cách truyền bá những thói quen tốt và cảnh báo chống lại
những thói quen xấu mà đơi khi được nhìn thấy.
Jackson (2002) cho rằng, nâng cao chất lượng có tính thay đổi nhiều hơn và có
liên quan trực tiếp với giá trị tăng thêm và cải thiện chất lượng.
Theo Hoàng Phê (2001), nâng cao là làm cho cao hơn trước/đưa lên mức cao
hơn như nâng cao trình độ, đời sống được nâng cao.


10

1.2. Các nghiên cứu liên quan đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên
trong các trường đại học
1.2.1. Nghiên cứu nước ngoài
Hiện nay, chủ đề về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường
đại học nhận được sự quan tâm rất lớn với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước.
Trong các nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu chủ yếu đưa ra các nhóm yếu tố ảnh
hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên của trường. Dưới đây là một số mơ hình
về nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên:
1.2.1.1. Mơ hình nghiên cứu của Rizo (1999)
Rizo đã thực hiện một cuộc khảo sát gồm 56 câu hỏi để xác định các yếu tố
giảng dạy được đánh giá trong nhiều trường đại học khác nhau và đã xác định được
6 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên, bao gồm:
- Phương pháp dạy học

- Hiệu suất
- Kiến thức về môn học được đảm nhận
- Hệ thống đánh giá
- Hỗ trợ và giúp đỡ sinh viên
- Các mối quan hệ trong tổ chức
1.2.1.2. Mơ hình nghiên cứu của Acevedo và Fernández (2004)
Acevedo và Fernández đã cố gắng tìm kiếm các đặc tính riêng mà một giảng
viên nên có để thực hiện cơng tác giảng dạy. Họ đã xem lại các nghiên cứu chính
được thực hiện vào cuối những năm 90 và cuối cùng đưa ra 6 khía cạnh mà một
giảng viên giỏi cần phải có là:
- Sự tổ chức
- Kiến thức về môn học đảm nhận
- Sự truyền đạt
- Sự tương tác với sinh viên
- Sự nhiệt tình
- Phương pháp đánh giá


11

1.2.1.3. Mơ hình nghiên cứu của Molero và Ruiz (2005)
Molero và Ruiz cũng quan tâm đến các cuộc khảo sát được thực hiện trong 18
trường đại học và các công cụ được sử dụng để đánh giá việc dạy học để xác định
kích thước và các biến để từ đó tạo thành chất lượng giảng viên đại học. Và cuối
cùng, các nhân tố mà họ đưa ra đó là:
- Sự tương tác với sinh viên
- Phương pháp dạy
- Những nghĩa vụ dạy học
- Cơ sở vật chất
1.2.1.4. Mơ hình nghiên cứu của Osinski và Miguel (2013)

Nghiên cứu của Osinski và Miguel đã chỉ ra 16 yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học. Bao gồm:
- Sự cởi mở

- Phong thái của giảng viên

- Sự gần gũi với sinh viên

- Tập trung vào chủ đề giảng dạy

- Trình bày bài giảng rõ ràng và mạch lạc

- Tạo động lực

- Năng lực văn hóa

- Tổ chức mơn học

- Quản lý nhóm

- Cơ sở vật chất

- Kiến thức về môn học đảm nhận

- Tôn trọng sinh viên

- Đánh giá việc học của sinh viên

- Trách nhiệm của giảng viên


- Kỹ năng giao tiếp

- Sự thân thiện

1.2.1.5. Mơ hình nghiên cứu của Hapsari et al. (2017)
Nghiên cứu được thực hiện tại một trường đại học tư thục phía Tây Java.
Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp khảo sát. Dữ liệu
được thu thập thông qua bảng câu hỏi và phỏng vấn, phân tích định tính được thực
hiện để kiểm tra kết quả của bảng câu hỏi và phỏng vấn. Cuối cùng, nghiên cứu đã
chỉ ra 6 yếu tố của một GV giỏi cần có đó là:
-

Đến trường đúng giờ

-

Khách quan

-

Nắm vững bài giảng


12

-

Hiểu SV và trình bày bài giảng rõ ràng

-


Tạo động lực cho SV

-

Sự chun nghiệp

1.2.1.6. Mơ hình nghiên cứu của Lucky và Yusoff (2015)
Nghiên cứu của Lucky và Yusoff được thực hiện tại Trường Đại học Illorin ở
tiểu bang Wwara, Nigeria. Nghiên cứu đã chỉ ra 3 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
của một GV gồm:
- Trình độ giảng dạy: Những bằng cấp học thuật và chuyên môn cho phép một
người trở thành một giảng viên đủ tiêu chuẩn như: Thạc sĩ Giáo dục, Chứng chỉ Sau
Đại học về Giáo dục (PGCE), Bằng Cao học chuyên nghiệp về Giáo dục (PGDE)
hay Cử nhân Giáo dục.
- Tâm lực của giảng viên: Dựa trên các cơng trình của Fah và Osman (2011);
Zhang và Fang (2000), nghiên cứu đã vận dụng các đặc điểm tâm lực của GV như
thái độ, hình ảnh tốt và sự tôn trọng mà giảng viên thể hiện trong cơng việc của
mình.
- Trí lực của giảng viên: Trí lực của GV được định nghĩa bao gồm các kỹ
năng, kiến thức và giá trị mà một GV chuyên nghiệp cần có để chứng minh bản thân
có thể thực hiện công việc hiệu quả.
1.2.2. Nghiên cứu trong nước
Bài viết “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức” của tác giả Nguyễn Văn
Sơn thực hiện vào tháng 09 năm 2007 trên Tạp chí Triết học số 9. Trong bài viết,
tác giả đã trình bày một cách khái quát vai trò của nguồn nhân lực đối với sự phát
triển bền vững, phân tích một số nét tích cực và hạn chế của nguồn nhân lực nước ta
cả về mặt số lượng lẫn chất lượng, đồng thời đề xuất một số giải pháp để nâng cao
chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện

đại hóa đất nước và phát triển kinh tế tri thức. Ngoài ra, trong bài viết, tác giả cũng
nêu rõ: “Chất lượng nguồn nhân lực là một sự tổng hợp, kết tinh của rất nhiều yếu


13

tố và giá trị cùng tham gia tạo nên. Trong đó, gồm 3 yếu tố cơ bản là: Tâm lực, Trí
lực và Thể lực”.
Đề tài khoa học “Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên giáo dục
quốc phòng và an ninh ở Trường Đại học An Giang nhằm đáp ứng nhiệm vụ chính
trị hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồ Thanh thực hiện vào năm 2017 trên Tạp chí
Giáo dục số 426 (Kì 2 - 3/2018). Trong đề tài, tác giả đã tìm hiểu thực trạng chất
lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên giáo dục quốc phòng và an ninh ở Trường
Đại học An Giang; tác giả tiến hành khảo sát, điều tra và đánh giá chất lượng giảng
dạy của toàn thể đội ngũ giảng viên của Trường Đại học An Giang qua 6 nội dung:
GV có phương pháp dạy học phù hợp; GV có kiến thức chuyên môn vững vàng;
GV vận dụng linh hoạt các thiết bị, phương tiện dạy học; GV truyền đạt kiến thức
dễ hiểu, dễ tiếp thu bài học; GV tạo được hứng thú trong giờ học; GV đánh giá kết
quả học tập công khai, công bằng và khách quan. Ý kiến đánh giá của mỗi nội dung
tác giả chia làm 4 bậc: Chưa đạt, đạt, khá và giỏi.
Luận văn Nguyễn Thị Thu Hằng, 2013 “Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng
viên trong các trường đại học khối ngành kinh tế và quản trị kinh doanh khu vực
phía Bắc”. Luận văn thạc sĩ kinh tế. Học viện Cơng nghệ Bưu chính Viễn thơng.
Luận văn đã trình bày cơ sở lý luận về đội ngũ giảng viên bao gồm khái niệm, vai
trò, nhiệm vụ, đặc điểm và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên.
Tuy nhiên, những nội dung này hướng đến đội ngũ giảng viên nói chung trong khối
các trường đại học kinh tế và quản trị kinh doanh ở khu vực phía Bắc.
Luận văn Bùi Thị Thu Hạnh, 2013 “Phân tích và đề xuất một số giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên Trường cao đẳng công nghiệp Thực
phẩm”. Luận văn thạc sĩ. Đại học Bách khoa Hà Nội. Luận văn đã đánh giá chất

lượng giảng viên trên khía cạnh người sử dụng dịch vụ đào tạo; khía cạnh về trình độ,
số lượng GV/SV, thâm niên, kinh nghiệm cơng tác của GV; khía cạnh các nhà
quản lý của trường và xác định rõ các nhân tố ảnh hưởng cho phép đánh giá đúng
chất lượng đào tạo của trường, tìm ra các giải pháp quản lý quá trình đào tạo sao
cho vừa đảm bảo tính hiệu quả vừa nâng cao chất lượng đào tạo.


×