Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Nghiên cứu hả năng sinh trưởng và phát triển của một số dòng lúa thuần có triển vọng tại tỉnh lào cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 85 trang )

1

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

NÔNG THU KHÁNH

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA MỘT SỐ DỊNG LÚA THUẦN CĨ
TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG

Thái Nguyên – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
------------------------------

NÔNG THU KHÁNH


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT
TRIỂN CỦA MỘT SỐ DỊNG LÚA THUẦN CĨ
TRIỂN VỌNG TẠI TỈNH LÀO CAI
Chun ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 8.62.01.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC CÂY TRỒNG
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Trần Ngọc Ngoạn

Thái Nguyên – 2019
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan các số liệu và kết quả cơng bố trong luận văn hồn
tồn trung thực và chưa được sử dụng bảo vệ một học vị nào. Các thơng tin
trích dẫn trong luận văn được ghi rõ nguồn gốc.
Ngày tháng năm 2019
Tác giả luận văn

Nông Thu Khánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN





ii

LỜI CẢM ƠN
Trước tiên tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy GS.TS Trần Ngọc
Ngoạn là người hướng dẫn tận tình cho tơi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cơ giáo khoa Nơng
học, Phịng Đào tạo cũng như các thầy cô đã tham gia giảng dạy chương trình
cao học - Trường Đại học Nơng lâm Thái Nguyên.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cơ giáo, tồn thể gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn
thànhluận vănnày, xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ q báu đó.
Tơi rất mong nhận được sự góp ý của thầy, cơ giáo và các bạn để khóa
luận được hồn chỉnh hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nơng Thu Khánh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




iii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................. i

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................. ii
MỤC LỤC ....................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................. vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................ viii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 78
1. Tính cấp thiết cả đề tài: ............................................................................... 78
2. Mục tiêu của đề tài: ..................................................................................... 79
2.1 Mục tiêu: ................................................................................................... 79
2.2. Yêu cầu của đề tài: ................................................................................... 79
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài: ...................................... 79
3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................... 79
3.2. Ý nghĩa thực tiễn: ..................................................................................... 80
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................... 81
1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam ............................. 81
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới................................................. 81
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam ................................................ 85
1.2. Nghiên cứu về chất lượng gạo ................................................................. 90
1.2.1 Chất lượng xay xát .............................................................................. 90
1.2.2 Chất lượng thương phẩm ....................................................................... 90
1.3.3 Chất lượng nấu nướng ............................................................................ 91
1.3.4 Chất lượng dinh dưỡng .......................................................................... 92
1.4. Một số kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực chọn tạo dòng lúa.................. 93
1.4.1 Mục tiêu chọn tạo dịng lúa .................................................................... 93
1.4.2 Nghiên cứu về mơ hình kiểu cây lúa lý tưởng ...................................... 94
1.4.3 Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo dòng lúa ở Việt Nam............... 94
1.4.4 Một số kết quả nghiên cứu về chọn tạo dịng lúa của tỉnh Lào Cai ....... 98
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





iv

CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU ............................................................................................. 103
2.1. Vật liệu nghiên cứu ................................................................................ 103
2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu: ......................................................... 104
2.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu: .................................................. 104
2.3.1. Nội dung nghiên cứu ........................................................................... 104
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu..................................................................... 105
2.4. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi .................................................... 106
2.5. Phương pháp sử lý số liệu ...................................................................... 113
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................. 114
3.1. Sinh trưởng và phát triển của dịng lúa trong vụ xn 2018 tại các điểm
thí nghiệm...................................................................................................... 114
3.1.1. Chất lượng mạ của các dịng lúa thí nghiệm ....................................... 114
3.1.2. Thời gian sinh trưởng và phát triển của dịng lúa trong vụ xn 2018 tại
các điểm thí nghiệm ...................................................................................... 116
3.1.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng lúa trong vụ xuân
năm 2018 tại các điểm thí nghiệm ................................................................ 120
3.1.4. Động thái ra lá của các dòng, dòng lúa trong vụ xuân 2018 tại các điểm
thí nghiệm...................................................................................................... 124
3.1.5. Động thái đẻ nhánh của các dịng lúa trong vụ xuân 2018 tại các điểm
thí nghiệm...................................................................................................... 127
3.1.6. Đặc điểm hình thái của các dịng lúa thí nghiệm ................................ 130
3.1.7. Đặc điểm lá dòng ............................................................................... 132
3.1.8. Một số đặc điểm nơng học của các dịng lúa thí nghiệm .................... 133
3.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh hại của các dịng, giống lúa vụ xn 2018
tại các điểm thí nghiệm ................................................................................. 136
3.3. Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống lúa vụ

xuân 2018 tại các điểm thí nghiệm ............................................................... 138
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




v

3.3.1. Các yếu tố cấu thành năng suất của các dịng, giống lúa vụ xn 2018
tại các điểm thí nghiệm ................................................................................. 139
3.3.2. Năng suất của các dịng lúa thí nghiệm .............................................. 143
3.4. Chất lượng gạo của các dòng, giống lúa trong vụ xuân 2018 tại các điểm
thí nghiệm...................................................................................................... 145
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................... 148
1. Kết luận ..................................................................................................... 148
2. Đề nghị ...................................................................................................... 148
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 149

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới giai đoạn 2007 – 2017 ............ 81
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo của Châu Á những năm trở lại đây ...... 82
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lúa gạo của 6 nước sản xuất lúa gạo lớn nhất
trên thế giới năm 2017 .................................................................................... 83

Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2009 – 2017 ........ 87
Bảng 1.4. Các vitamin và chất vi lượng của lúa gạo ...................................... 92
Bảng 3.1. Chất lượng mạ của các dịng lúa thí nghiệm ................................ 115
Bảng 3.2: Thời gian sinh trưởng của các dòng lúa tại các điểm thí nghiệm vụ
xuân 2018 ...................................................................................................... 117
Bảng 3.3: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dòng lúa qua các thời kỳ
sinh trưởng, phát triển trong vụ xuân 2018 tại các điểm thí nghiệm.................... 121
Bảng 3.4. Động thái ra lá của các dòng, giống lúa qua các thời kỳ sinh trưởng,
phát triển, trong vụ Xuân 2018 tại các điểm thí nghiệm............................... 124
Bảng 3.5: Động thái đẻ nhánh của các dòng, dòng lúa qua các thời kỳ sinh
trưởng, phát triển trong vụ xuân 2018 tại các điểm thí nghiệm .................... 127
Bảng 3.6. Số nhánh tối đa, số nhánh hữu hiệu, tỷ lệ đẻ hữu hiệu của cácdịng
lúa thí nghiệm ................................................................................................ 128
Bảng 3.7. Một số đặc điểm hình thái của các dịng lúa thí nghiệm .............. 130
Bảng 3.8. Một số đặc điểm về lá địng của các dịng lúa thí nghiệm vụ Xuân ..... 132
Bảng 3.9: Một số đặc điểm của cácdịng lúa thí nghiệm .............................. 135
Bảng 3.10: Mức độ nhiễm sâu bệnh của các dòng, giống lúa vụ xuân 2018 tại
các điểm thí nghiệm ...................................................................................... 136
Bảng 3.11: Năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của các dòng, giống
lúa vụ xuân 2018 tại các điểm thí nghiệm .................................................... 139
Bảng 3.12. Năng suất của các dịng, giống lúa thí nghiệm ........................... 143

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




vii

Bảng 3.13: Chất lượng gạo của các dòng, giống lúa trong vụ xuân năm 2018

tại Lào Cai ..................................................................................................... 145
Bảng 3.14. Chất lượng cơm của các dịng lúa thí nghiệm ............................ 146

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




viii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dịng/giống lúa thí
nghiệm tại xã Vạn Hịa vụ xn năm 2018 ................................................... 122
Hình 2: Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các dịng/giống lúa thí
nghiệm tại trại Bản Qua vụ xuân năm 2018 ................................................. 123
Hình 3: Động thái tăng trưởng số lá của các dòng/giống lúa thí nghiệm tại xã
Vạn Hịa vụ xn năm 2018 .......................................................................... 125
Hình 4: Động thái tăng trưởng số lá của các dịng/giống lúa thí nghiệm tại trại
Bản Qua vụ xn năm 2018 .......................................................................... 126
Hình 5. Năng suất thực thu của các dịng thí nghiệm tại xã Vạn Hịa và trại
Bản Qua vụ xuân năm 2018 .......................................................................... 144

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




ix

DANH MỤC VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BNN và PTNT

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BVTV

Bảo vệ thực vật

D/R

Dài/rộng

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

Đ/C

Đối chứng

FAO

Food and Agriculture Organization (Tổ chức
Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc)

GCT


Giống cây trồng

KHKT; KT

Khoa học kỹ thuật; Kỹ thuật

KL1.000 hạt

Khối lượng 1.000 hạt

LAI

Chỉ số diện tích lá

VX, VM

Vụ Xn, Vụ Mùa

NLN

Nơng Lâm nghiệp

NSLT

Năng suất lý thuyết

NSTT

Năng suất thực thu


NSC

Ngày sau cấy

QCVN

Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

TB

Trung Bình

TCN

Tiêu chuẩn ngành

TCVN

Tiêu chuẩn quốc gia

TSC

Tuần sau cấy

TGST

Thời gian sinh trưởng

TLGN


Tỷ lệ gạo nguyên

TLGX

Tỷ lệ gạo xay

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết cả đề tài:
Cây lúa là một trong những cây trồng được loài người phát hiện và
thuần dưỡng sớm nhất. Trên thế giới, cây lúa được 250 triệu nơng dân trồng,
lương thực chính của 1,3 tỷ người nghèo nhất trên thế giới là sinh kế chủ yếu
của nông dân. Lúa gạo cung cấp khoảng 60% năng lượng trong khẩu phần ăn
của con người (Số liệu thống kê 2018). Gạo có thành phần dinh dưỡng chủ
yếu là tinh bột chiếm khoảng 80%, protein chiếm khoảng 7 -10%, lipit 1-3%,
ngồi ra cịn các loại vitamin, các loại khống khác, đặc biệt là vitamin B1,
B2.
Việt Nam, theo báo cáo tình hình dân số thế giới 2019 của liên hiệp
quốc hiện là 93 triệu người và ước tính sẽ tăng lên 111,7 triệu người vào năm
2050. Hiện nay, Việt Nam đứng thứ 14 trong số những nước đông dân nhất
thế giới và 100% người Việt Nam sử dụng lúa gạo làm lương thực chính. Và
cây lúa chính là mục tiêu phát triển nông nghiệp của Việt Nam để đảm bảo
vững chắc an ninh lương thực quốc gia và xuất khẩu.
Lào Cai là một tỉnh miền núi phía Bắc có diện tích lúa 30.410ha. Năng
suất bình qn các giống lúa lai, lúa thuần trong toàn tỉnh đạt 44,23 tạ/ ha.

Các giống lúa trồng chủ yếu là lúa lai LC 25, LC212 ( của TT Giống Nông
nghiệp Lào Cai), Nhị ưu 838 (Trung Quốc), giống Bắc ưu số 7, BC 15, giống
lúa thuần Séng Cù và các giống lúa bản địa do nông dân tự để giống (Sở nông
nghiệp tỉnh Lào Cai, 2018). Từ đó đến nay, bộ giống lúa Lào Cai đang sử
dụng gần như khơng có thay đổi. Những giống nông dân trồng thường lúa lai
năng suất khá cao nhưng cơm khơ, chất lượng kém. Cịn những giống lúa
thuần chất lượng ngày càng giảm không đáp ứng được nhu cầu thị yếu người
tiêu dùng. Mặt khác, trong các năm trở lại đây người dân địa phương bắt đầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




có thói quen trồng cây vụ đơng nên việc lựa chọn các giống lúa ngắn ngày có
chất lượng gạo ngon, dễ canh tác ngày càng quan tâm nhiều.
Xuất phát từ tình hình đó nhằm lựa chọn những dịng, giống lúa ngắn
ngày có năng suất khá phù hợp với điều kiện địa phương để bổ xung thêm dữ
liệu khoa học về các dịng lúa mới cho Trung tâm Giống Nơng nghiệp Lào
Cai. Với sự hướng dẫn của GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn – Trường Đại học Nông
- Lâm Thái Nguyên, tôi thực hiện đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng
và phát triển của một số dịng lúa thuần có triển vọng tại tỉnh Lào Cai”.
2. Mục tiêu của đề tài:
2.1 Mục tiêu:
Tuyển chọn được 1-2 dịng lúa mới có năng suất, chất lượng gạo ngon,
chống chịu sâu bệnh tốt phù hợp với điều kiện sinh thái tại tỉnh Lào Cai.
2.2. Yêu cầu của đề tài:
- Theo dõi thời gian sinh trưởng của các dịng lúa tham gia thí nghiệm
- Theo dõi khả năng sinh trưởng, phát triển của các dòng lúa mới tham
gia thí nghiệm

- Đánh giá tình hình nhiễm sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các
dòng lúa tham gia thí nghiệm
- Đánh giá tiềm năng năng suất của các dịng lúa mới tham gia thí nghiệm.
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài:
3.1. Ý nghĩa khoa học
- Đề tài bổ xung thêm dữ liệu khoa học về các dòng lúa mới cho Trung
tâm Giống Nông nghiệp Lào Cai.
- Xác định được các đặc tính nơng học, khả năng chống chịu với một số
loại sâu bệnh hại và điều kiện ngoại cảnh, tiềm năng năng suất của các dịng
lúa mới chọn tạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




- Kết quả của đề tài sẽ bổ sung tài liệu cho công tác chuyển giao kĩ
thuật, nghiên cứu và chọn tạo một số dịng lúa có chất lượng để Trung tâm
Giống Nông nghiệp Lào Cai làm cơ sở để chọn dòng ưu tú làm vật liệu.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Tuyển chọn được 1-2 dịng lúa mới, có năng suất chất lượng cao, chống
chịu sâu bệnh thích hợp với điều kiện sinh thái tại tỉnh Lào Cai tốt hơn giống
lúa đối chứng. Giúp địa phương có thể chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm
khai thác tiềm năng đất đai, địa hình, khí hậu trồng thâm canh tăng vụ tăng
thu nhập trên đơn vị diện tích.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới và Việt Nam
1.1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trên thế giới
Cây lúa (Oryza sativa L.) là cây lương thực chính của hơn một nửa dân
số thế giới, tập chung chủ yếu ở các nước Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ La
Tinh. Lúa gạo đóng vai trò quan trọng đảm bảo an ninh lương thực và ổn định
xã hội. Theo dự báo của IRRI, do áp lực của tăng dân số, tổng nhu cầu gạo
của thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh khoảng 50 triệu tấn/ năm trong giai đoạn
2008-2015, trong đó các nước Châu Á tăng 38 triệu tấn/năm trong giai đoạn
từ năm 2008-2015 (FAO 2019)
Lúa gạo là cây trồng chính, cung cấp trên 50% tổng nhu cầu lương thực
của Thế giới. Về mặt tiêu dùng, lúa gạo là loại lương thực được tiêu thụ nhiều
nhất (chiếm khoảng 85% tổng sản lượng sản xuất), tiếp đến là lúa mì (chiếm
khoảng 60%) và ngơ (khoảng 25%).
Bảng 1.1 Tình hình sản xuất lúa gạo thế giới giai đoạn 2007 – 2017
Năm
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017


Diện tích
(triệu ha)
155,31
160,08
157,79
161,67
162,71
162,18
164,53
162,25
160,91
159,807
167,25

Sản lượng
Năng suất
(triệu tấn)
(tạ/ha)
42,92
656,05
42,92
794,96
43,45
685,65
43,36
701,10
44,64
722,63
45,39
736,26

45,09
741,98
45,57
742,42
46,04
740,08
46,37
740,96
46,02
769,96
(Nguồn: FAOSTAT - 2019)

Theo thống kê của tổ chức lương thực và Nơng nghiệp - Liên hợp quốc
(FAO, 2018), có 114 nước trên thế giới trồng lúa gạo, trong đó: 18 nước có
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




diện tích gieo trồng trên 1 triệu ha; 31 nước có diện tích gieo trồng trong
khoảng từ 200.000 ha đến 1 triệu ha.Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo vẫn tập trung
chủ yếu ở các nước Châu Á nơi chiếm tới 88,2% diện tích gieo trồng và sản
lượng. Theo thống kê của FAO cho thấy diện tích canh tác lúa những năm đầu
của thế kỷ 21, vẫn có xu hướng tăng nhưng xu hướng chậm. Từ 2013 đến
năm 2017 diện tích trồng lúa tăng rất ít, có những năm diện tích sụt giảm,
năng suất tăng không đáng kể từ 45,09 tạ/ha (năm 2013) lên 46,02 tạ/ ha (năm
2017). Sau năm 2007, diện tích trồng lúa gạo của thế giới có xu hướng tăng
chậm, có những năm cịn giảm. Năm 2010, diện trồng lúa gạo là 161,10 triệu
ha; đến năm 2015 chỉ còn 160,91 triệu ha và năm 2017 là 167,25 triệu ha.
(Theo FAO, 2019)

Mặc dù có xu hướng gia tăng về năng suất và sản lượng nhưng tình
hình sản xuất lúa gạo vẫn thay đổi bất thường theo điều kiện khí hậu hàng
năm. Nguyên nhân chủ yếu là do trên 40% diện tích trồng lúa hiện nay vẫn
cịn lệ thuộc vào nước trời. Và sự thụt giảm về diện tích những năm gần đây
là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nông dân không chú trọng đầu tư vào cây
lúa và xu hướng chuyển dần sang trồng những cây hoa màu khác có hiệu quả
kinh tế cao hơn.
Bảng 1.2 Tình hình sản xuất lúa gạo của Châu Á những năm trở lại đây
Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(triệu ha)

(tạ/ha)

(triệu tấn)

2012

143,27

46,49

666,10

2013


145,41

46,25

672,53

2014

143,79

46,57

669,76

2015

141,84

47,09

668,03

2016

140,48

47,09

667,93


2017

167,25

46,02

769,66

Năm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




(Nguồn: FAOSTAT - 2019).
Châu Á sản xuất và tiêu thụ trên 90% tổng sản lượng lúa gạo sản xuất
trên thế giới trong đó Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pakistan và
Việt Nam đóng vai trị quan trọng. Vùng này có ảnh hưởng quyết định đến
việc điều tiết và tương lai phát triển ngành sản xuất lúa gạo thế giới. Đông
Nam Á tiếp tục dự thừa lúa gạo chủ yếu ở các nước Việt Nam, Thái Lan và
Myanmar, sản lượng lúa gạo của vùng có thể đạt 425 triệu tấn, với mức tăng
trưởng khoảng 6% mỗi năm vào năm 2030 (Theo dự báo của FAO 2015).
Bảng 1.3: Tình hình sản xuất lúa gạo của 6 nước sản xuất lúa gạo lớn
nhất trên thế giới năm 2017
Nước

Diện tích (triệu

Năng suất


Sản lượng (triệu

ha)

(tạ/ha)

tấn)

Thế giới

167,25

46,02

769,96

Trung Quốc

30,6

67,5

206,5

Ấn Độ

43,4

36,2


157,2

Indonesia

13,8

51,4

70,9

Bangladesh

11,8

44,2

52,2

Thái Lan

9,65

28,4

20,7

Việt Nam

7,70


55,48

42,76
(Nguồn: FAO STAT-2019)

Trong số các nước sản xuất lúa gạo lớn trên thế giới thì hiện nay Trung
Quốc với diện tích là 30,6 triệu ha chiếm 18,2%. Về năng suất và sản lượng
lúa Trung Quốc là nước có năng suất và sản lượng lúa cao nhất đạt 67,5 tạ/ha
và 206,5 triệu tấn chiếm 27,3% tổng sản lượng lúa gạo trên thế giới. Ấn Độ
đang là nước đứng đầu về diện tích trồng lúa với 43,4 triệu ha trồng lúa,
chiếm 26,2% tổng diện tích trồng lúa trên thế giới. Tuy nhiên Ấn Độ là nước
có sản lượng lúa gạo đứng thứ 2 toàn thế giới với sản lượng lúa gạo năm 2017
đạt 157,2 triệu tấn chiếm 21,4% tổng sản lượng lúa gạo toàn thế giới.Thái Lan
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




là nước có năng suất lúa thấp nhất trong số các nước này với năng suất lúa
trung bình năm 2016 chỉ đạt 28,4 tạ/ha và thấp hơn so với năng suất trung
bình tồn thế giới. Tuy nhiên gạo Thái Lan chất lượng gạo thơm ngon nên giá
trị cao hơn so với gạo Việt Nam. Việt Nam đứng thứ 6 với năng suất 55,8
tạ/ha, cao hơn khá nhiều so với năng suất trung bình tồn thế giới. Nhưng giá
trị gạo Việt Nam xuất khẩu thấp, không được giá bằng các nước cùng xuất
khẩu trong khu vực. Các nhà chọn giống dự đốn trong vịng 10 năm tới, năng
suất lúa thế giới khơng tăng về số lượng do những giống lúa có chất lượng
gạo thơm ngon, năng suất thấp sẽ thay thế dần những giống năng suất cao
trước đây. Tuy nhiên do tốc độ tăng dân số nhanh hơn nên hàng năm mức tiêu
thụ gạo bình quân đầu người sẽ giảm khoảng 0,4% mỗi năm. Ấn Độ và Trung

Quốc vẫn sẽ là nước tiêu thụ gạo nhiều nhất và ước khoảng 50% lượng gạo
tiêu thụ toàn thế giới. Giá gạo thế giới sẽ tăng bình quân 0,3% mỗi năm và
lượng gạo lưu thông trên thị trường thế giới cũng gia tăng trung bình
1,8%/năm. Khoảng năm 2016, lượng gạo trao đổi tồn cầu sẽ đạt 33,4 triệu
tấn. Cùng với tăng năng suất và giảm mức tiêu thụ trên đầu người, Ấn Độ và
Thái Lan sẽ là nước xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới. Gạo xuất khẩu từ
Pakistan sẽ giảm, trong khi Việt Nam sẽ ổn định vì mức tiêu thụ trong nước
tăng nhanh hơn mức sản xuất (Nguyễn Ngọc Đệ, 2009).
Dân số thế giới hiện nay, trung bình tăng thêm 1 tỷ người sau 14 năm.
Diện tích cây trồng trên đầu người: 0,25 ha/năm (1998), và dự đốn cịn 0,15
ha vào năm 2050. Mức độ gia tăng năng suất thấp: tăng 2,1%/năm trong thập
niên 1980, và 1,0% trong thập niên 1990. Thách thức đặt ra cho nhân loại là
diện tích nơng nghiệp giảm (1,5 tỷ ha) vào năm 2050, nước tưới cho nông
nghiệp giảm, nhưng phải tăng sản lượng lương thực gấp đơi (Bùi Chí Bửu,
Nguyễn Thị Lang, 2013).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Chính vì vậy, vấn đề đặt ra hiện nay đối với ngành sản xuất lúa gạo nói
chung cũng như các nhà nghiên cứu nói riêng phải nâng cao hơn nữa năng
suất, sản lượng đảm bảo an ninh lương thực.
Xét về tiêu dùng thì lúa được tiêu thụ nhiều nhất, chiếm 85% tổng sản
lượng sản xuất ra, sau đó là lúa mỳ chiếm 60% và ngô chiếm 25%. Nhu cầu
gạo nhập khẩu của thị trường trên thế giới cũng tương đối khác nhau, Châu
Âu, Châu Mỹ thường có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao, trong khi đó
Châu Phi lại có nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng trung bình hoặc thấp, đây
được coi là thị trường nhập khẩu dễ tính nhất. Trong những năm qua

Indonexia là nước ln có nhu cầu nhập khẩu gạo lớn nhất thế giới. Năm
1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, lượng gạo nhập khẩu của
Indonexia lên tới 5,7 triệu tấn, Philippin, Malaysia, Nhật cũng là những quốc
gia có nhu cầu nhập khẩu khá lớn. Hiện nay lượng gạo trao đổi trên trên thị
trường thế giới chiếm tỷ trọng thấp trong tổng cung (dưới 4%) và giá gạo chịu
ảnh hưởng rất lớn lượng mua vào của một số nước nhập khẩu chính như
Indonexia, Philippin,…
Trong năm 2017, Châu Á đạt được năng suất và sản lượng cao trong
sản xuất lúa gạo tại các nước như

Trung Quốc, Ấn Ðộ, Bangladesh,

Philippines, Thái Lan và Việt Nam. Trong những năm tới, sản lượng lúa tiếp
tục giảm ở châu Âu và Mỹ do chuyển sang trồng các loại cây trồng khác.
Châu Á diện tích cũng có xu hướng giảm do đất nông nghiệp ngày càng thu
hẹp, nhiều cây có giá trị cao hơn dần thay thế cây lúa. Người nơng dân có
nguồn thu nhập cao hơn từ những cây trồng hoa màu khác và công việc phi
nông nghiệp.
1.1.2. Tình hình sản xuất lúa gạo ở Việt Nam
So sánh diện tích canh tác và sản lượng giữa lúa và các cây lương thực
khác ở Việt Nam thì lúa gạo vẫn là cây lương thực chủ lực được ưu tiên hàng
đầu với diện tích nhiều nhất hơn hẳn ngơ và sắn, sản lượng cao hơn khoai
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




lang và sắn. Việt Nam vượt trội trong khu vực Đông Nam Á nhờ hệ thống
thủy lợi được đầu tư cải thiện đáng kể cũng như việc ứng dụng nhanh các tiến
bộ kỹ thuật mới về dịng, phân bón và bảo vệ thực vật.

Việc sản xuất lúa của các địa phương đã tập trung và có bước đột phá
mạnh mẽ trong khâu tổ chức sản xuất, nhất là chú trọng việc xây dựng cánh
đồng mẫu lớn. Tuy nhiên những năm trở lại đây diện tích lúa gạo suy giảm.
Năm 2017, diện tích sản xuất lúa của cả nước đạt khoảng 7,708 triệu giảm
67000 tấn so với năm 2016. (Theo FAO năm 2019)
Ở Việt Nam, nơng nghiệp có vai trị rất quan trọng trong nền kinh tế,
đóng góp 22,1% GDP năm 2008, gần 30% giá trị xuất khẩu. Nông nghiệp đã
đạt được những thành tựu to lớn, mặc dù thường gặp những tổn thất nặng nề
do thiên tai. Lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp là lĩnh vực duy nhất trong nền
kinh tế liên tục xuất siêu, năm sau cao hơn năm trước, kể cả trong những giai
đoạn kinh tế gặp khó khăn. Theo bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
(2019), kim ngạch xuất khẩu năm 2018 đạt khoảng 49,08 tỷ USD tăng 8,4%
so với năm 2017, trong đó tăng trưởng trung bình của các mặt hàng xuất khẩu
chủ yếu là: điện thoại và các linh kiện điện thoại, hàng dệt may, máy vi tính,
thư tư là nơng sản: rau quả, gạo, cà phê; cao su; điều ; hải sản. Trong thời gian
8 năm (2009 – 2017), sản lượng thóc của Việt Nam đã tăng từ 38,9 triệu tấn
năm 2009 lên 42,7 triệu tấn năm 2019, với tốc độ tăng bình quân khoảng
4,75% năm. Tuy nhiên từ năm 2009 đến năm 2015 diện tích lúa gạo đạt cao
nhất 7,83 triệu ha, sản lượng đạt 45,1 triệu tấn. Từ năm 2015 đến nay diện
tích lúa gạo ở Việt Nam giảm dần từ 7,8 triệu ha (2015) xuống còn 7,7 triệu
ha ( năm 2017), sản lượng lúa gạo cũng giảm theo. Tuy năng suất sản lượng
có xu hướng giảm nhưng diện tích lúa có chất lượng gạo thơm ngon ngày
càng tăng, đặc biệt là giống địa phương có chất lượng tốt ngày càng được ưa chuộng.
Năng suất lúa của nước ta đứng thứ 12 trên thế giới và là một trong
những nước trên có khả năng cải thiện năng suất lúa gạo. Năng suất lúa của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN





Việt Nam trong khu vực nhờ những cải thiện đáng kể trong công tác thủy lợi
và áp dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về dịng, phân bón và cơng tác bảo vệ
thực vật.
Bảng 1.4. Tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam giai đoạn 2009 – 2017
Năm
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015
2016
2017

Diện tích
(1.000 ha)
7.437,2
7.489,8
7.655,4
7.761,2
7.902,1
7.816,4
7.831,5
7.783,2
7.708,5

Năng suất
Sản lượng
(Tạ/ha)

(1.000 tấn)
52,37
38.950
53,41
40.005
55.38
42.398
56,35
43.737
55,72
38.895
57,54
40.005,6
57,59
45.105,9
55,81
43.437,0
55,48
42.763,7
(Nguồn: Theo FAO năm 2019)

Sau những cải cách về sản xuất nông nghiệp Việt Nam đã đạt được tốc
độ tăng trưởng cao trong nông nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất lương
thực. Sản lượng lương thực Việt Nam khơng những đủ cho nhu cầu trong
nước mà cịn có khối lượng lớn cho xuất khẩu. Hiện nay, sản xuất lúa gạo ở
các tỉnh miền Bắc, miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ chủ yếu nhằm
mục tiêu bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ, trong khi Đồng Bằng Sơng Cửu
Long có vai trị chủ yếu trong việc sản xuất lúa gạo hàng hóa để bảo đảm an
ninh lương thực cả nước, duy trì giá lương thực phù hợp cho người tiêu dùng
ở các khu vực đô thị và tham gia xuất khẩu. Vì vậy, sản xuất lúa gạo ở Đồng

Bằng Sơng Cửu Long được thị trường hóa cao độ và diễn biến giá lúa nội địa
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gắn chặt với giá gạo xuất khẩu và giá gạo
trên thị trường thế giới.
Theo Tổng Cục Thống Kê (2019), Đồng Bằng Sơng Cửu Long hiện có
1,9 triệu ha diện tích canh tác lúa; 3,85 triệu ha diện tích gieo trồng; sản
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




lượng hàng năm khoảng 21 triệu tấn lúa; năng lực xuất khẩu trên dưới 5
triệu tấn gạo/năm, tương đương 9 - 10 triệu tấn lúa. Nông dân trong vùng
đang canh tác hàng chục dịng lúa khác nhau với quy mơ diện tích hàng trăm
ngàn ha/năm cho mỗi dịng, trong đó có một số dịng có chất lượng gạo
trung bình và thấp, ví dụ như IR50404. Với quy mơ sản xuất như trên, việc
tham gia vào thị trường thế giới với khối lượng giao dịch lớn và tập trung
vào những giai đoạn cụ thể trong năm chắc chắn làm thay đổi cung và tác
động không nhỏ đến giá gạo trên thị trường thế giới. Trong nghiên cứu về hệ
thông sản xuất nơng nghiệp hàng hóa phải bắt đầu bằng việc đánh giá các điều
kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng canh tác, đó là những vẫn đề
hết sức quan trọng. Việc cải tiến những hệ thông canh tác được các nhà khoa
học nông nghiệp nước ta quan tâm, nghiên cứu bước đầu đạt được nhiều kết
quả tốt. Với những cải tiến cơ cấu cây trồng trong thời gian tới cần nghiên cứu
bố trí lại hệ thống cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai và chế độ nước
khác nhau, phải áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp nhằm khai thác cao
nhất các nguồn lợi tự nhiên, lao động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn
đầu tự
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (số liệu thống kê,2018), những
năm tới đây Việt Nam vẫn là một trong những nước xuất khẩu gạo lớn trên
thế giới, thế nhưng cũng như hơn 20 năm qua Việt với hàng trăm dòng lúa

nhưng vẫn chưa tạo dựng được một loại gạo chất lượng cao có thương hiệu
tầm cỡ quốc gia. Từ đầu năm đến nay, trong khi thị trường gạo trầm lắng, thì
ngược lại, chỉ với hai loại gạo chất lượng cao mang thương hiệu đặc trưng của
mình, Thái Lan, Ấn Độ vẫn xuất khẩu khá mạnh với giá lên đến 700 - 1.000
USD/tấn, cao hơn gấp đôi so với loại gạo trắng hạt dài vốn chiếm 80 - 90%
sản lượng của Việt Nam.
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam (số liệu thống kê, 2018), hiện nay
cơ hội cho xuất khẩu gạo của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc, Hong
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




Kong là rất lớn: xuất khẩu gạo nhất là gạo thơm của Việt Nam vào thị trường
Hong Kong trong 2 năm 2011-2012 đã có một cuộc bứt phá ngoạn mục. Số
liệu của Hiệp hội nhập khẩu gạo Hồng Kông cho biết: Việt Nam đã chiếm
một thị phần tương đương 30% (năm 2011), khoảng 100.000 tấn gạo. Nhập
khẩu gạo Việt Nam vào thị trường này chủ yếu dành cho tiêu thụ nội địa.
Người tiêu dùng Hồng Kông ưa chuộng gạo thơm, và gạo thơm Thái đã
chiếm lĩnh thị trường trong suốt một thời gian dài. Tuy nhiên tình hình đã
thay đổi trong 3 năm trở lại. So với gạo Thái Lan thì chất lượng của gạo Việt
Nam cịn thấp hơn nhưng vấn đề quan trọng là giá cả thì giá gạo Việt Nam
đang ngày càng trở nên hấp dẫn hơn. Ưu thế này đang ngày càng trở nên đáng
kể trong bối cảnh chính phủ Thái Lan tun bố duy trì chính sách trợ giá lúa,
khiến giá gạo khơng có khả năng giảm giá
Theo Hiệp hội lương thực Việt Nam, với thị trường Trung Quốc trong
vài năm trước gạo Việt Nam đã chiếm thị phần đáng kể và phát triển ổn định:
thị trường xuất khẩu gạo thời gian qua có nhiều thay đổi, trong đó thị trường
Trung Quốc tăng gấp 5,2 lần về lượng và 4,4 lần về giá trị so với cùng kỳ năm
trước và trở thành thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Tuy

nhiên thời gian gần đây Trung Quốc đóng cửa khẩu tiểu ngạch nên lượng gạo
xuất khẩu suy giảm đáng kể. Năm nay, do Trung Quốc chiến tranh thương
mại với Mỹ nên lượng hàng nông sản của Việt Nam xuất khẩu sang Trung
Quốc suy giảm, trong đó lượng gạo xuất khẩu qua đường tiểu ngạch giảm
67% so với năm 2017 (Theo thống kê năm 2018).
Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn Việt Nam 2011 - 2020, đối
với ngành sản xuất lương thực là “Phát triển sản xuất lúa gạo Việt Nam trở
thành mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn có hiệu quả và đảm bảo an ninh lương
thực”. Trên cơ sở tính tốn cân đối giữa nhu cầu tương lai của đất nước và dự
báo nhu cầu chung của thế giới nhằm đảm bảo tuyệt đối an ninh lương thực
quốc gia trong mọi tình huống, đảm bảo quyền lợi hợp lý của người sản xuất và
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN




kinh doanh lúa gạo và xuất khẩu có lợi nhuận cao, đảm bảo sản lượng lúa đến
năm 2020 đạt hơn 41 triệu tấn lúa trên diện tích canh tác 3,7 triệu ha.
1.2. Nghiên cứu về chất lượng gạo
1.2.1 Chất lượng xay xát
Chất lượng xay xát được xem xét ở 2 chỉ tiêu:
* Tỷ lệ gạo lật và gạo xát tính theo % khối lượng thóc.
* Tỷ lệ gạo ngun tính theo % khối lượng gạo xát.
Tỷ lệ gạo nguyên là tính trạng di truyền bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi môi
trường, đặc biệt là nhiệt độ và ẩm độ trong suốt thời gian lúa chín đến thu
hoạch (Nagato K.Y Kono, 1963). Tỷ lệ gạo nguyên có mối quan hệ chặt chẽ
với độ cứng của hạt và độ bạc bụng, chịu ảnh hưởng lớn bởi kỹ thuật sau thu
hoạch (gặt đập, phơi sấy, tồn trữ...) Tỷ lệ gạo nguyên còn phụ thuộc vào thời
điểm thu hoạch và tuốt lúa khác nhau. Những nghiên cứu của Bùi Chí Bửu và
CTV (1995) cho thấy tỷ lệ gạo nguyên cao nhất khi thu hoạch vào lúc chín

28- 30 ngày. Tiến hành thu sớm sau khi lúa trổ 20 ngày hoặc thu muộn sau
khi lúa trỗ 35 ngày thì tỷ lệ gạo nguyên đều thấp.
1.2.2 Chất lượng thương phẩm
Chất lượng thương phẩm được xem xét ở các chỉ tiêu: kích thước, hình
dáng, độ bóng và độ trong của hạt gạo. Hạt gạo càng dài, càng trong (tỷ lệ bạc
bụng thấp) thì càng được ưa chuộng theo thị hiếu của thị trường quốc tế (chủ
yếu theo tiêu chuẩn gạo Thái Lan). Hình dạng, kích thước của gạo lật của các
dịng lúa khác nhau có sự khác nhau rất lớn.
Loại hạt ngắn đặc trưng cho lúa Japonica, loại hạt dài đặc trưng cho lúa
Indica. Theo William và cs (1990) thì hạt gạo dài thường có hàm lượng
amylase cao hơn loại hạt ngắn. Về thương phẩm cũng như về mặt sử dụng,
gạo gãy được xếp sau gạo nguyên. Gạo gãy không khác gạo nguyên về giá trị
dinh dưỡng nhưng khác nhau về khả năng hút nước và lượng chất rắn khuếch
tánvào nước nấu. Tấm là phần hạt gạo bị gãy vụ, bé hơn một nửa gạo nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN




Trong tấm cịn có phơi và dính một ít lớp cám. Cám chủ yếu là phần vỏ cám
ngoài của gạo lật cùng với phôi và bột từ nhũ tách ra khi xát. Trong các sản
phẩm xay xát, cám là phần giầu protein, lipid, chất khoáng, vitamin. Nhược
điểm của cám là chứa các acid béo không no (ở trạng thái tự do và trong lipid)
dễ bị oxy hoá tạo thành các sản phẩm có mùi ơi khét. Cám chứa nhiều
cellulose gây khó khăn cho việc tiêu hóa.
1.3.3 Chất lượng nấu nướng
Nhiệt độ hoá hồ và hàm lượng amylase của tinh bột đều là hai đặc tính
hóa quan trọng nhất có liên quan đến chất lượng nấu nướng của gạo. Nhiệt độ
hoá hồ có liên quan đến thời gian nấu cơm, thường thì người ta ưu chuộng
loại gạo có nhiệt độ hồ hóa từ trung bình đến thấp. Nhiệt hóa hồ của gạo được

xác định bởi nhiệt, khi hạt gạo ở khoảng nhiệt độ nhất định tinh bột trong hạt
gạo hút nước và trương lên, khi đó các hạt tinh bột mất đi đặc trưng của
chúng và trở lên trong suốt. Nhiệt hóa hồ của hạt gạo từ 55- 790C (Juliano,
1972).
Tinh bột của đa số dịng lúa Japonica có nhiệt độ hóa hồ từ thấp đến
trung bình. Nhiệt độ hố hồ cao được quan sát ở tinh bột các dòng lúa Indica
và ở gạo của các con lai giữa Indica và Japonica và các dịng, dịng có hàm
lượng amylase thấp < 25%. Nhiệt độ hóa hồ cũng chịu ảnh hưởng của mơi
trường, Beachell và Stansel (1963) đã ghi nhận rằng ở các nhiệt độ lạnh hơn,
đặc biệt trong thời kỳ lúa chín sẽ tạo thành loại tinh bột có nhiệt độ hố hồ
thấp. Hay Kihara và Kạikawa (theo Bùi Hữu Thơ, 2008) cũng đã chứng minh
được nhiệt độ cao trong thời kỳ lúa chín đã làm cho tốc độ phân huỷ nội nhũ
bằng kiềm chậm hơn, điều đó chứng tỏ tinh bột có nhiệt độ hố hồ cao.
Việc xác định hàm lượng amylase và nhiệt độ hóa hồ cũng như mối liên
quan giữa hai yếu tố này là biện pháp gián tiếp chủ yếu trong chương trình chọn
dịng lúa nhằm kiến tạo nên các dịng lúa có chất lượng nấu nướng tốt.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN




×