Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh vĩnh phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 134 trang )

..

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

LÊ THỊ THANH BÌNH

NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN
CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI
NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẨN ĐẦU TƢ
VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10



LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Khánh Doanh

THÁI NGUYÊN, 2013
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

i
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả đã nêu trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, trung thực, xuất
phát từ tình hình thực tế của Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam
- Chi nhánh Vĩnh Phúc (BIDV Vĩnh Phúc).
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Bình

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

ii
LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu,
Khoa sau đại học, cùng các thầy, cô giáo trong trƣờng Đại học kinh tế và
Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho
tơi trong q trình học tập và thực hiện đề tài.

Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Khánh
Doanh - Giáo viên trực tiếp hƣớng dẫn đã tận tình và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu, giúp đỡ tác giả hồn thành luận văn này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám đốc, đồng nghiệp tại BIDV đã
tạo điều kiện cung cấp số liệu, đóng góp ý kiến và động viên tác giả trong
suốt thời gian học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2013
Tác giả luận văn

Lê Thị Thanh Bình

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................... ix
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ ........................................................................... x
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu.............................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ........................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học của luận văn .................................................................. 4

6. Kết cấu của đề tài ....................................................................................... 4
Chƣơng 1: TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN
DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ................ 5
1.1. Tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thƣơng mại ............................ 5
1.1.1. Khái niệm tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM .............................. 5
1.1.2. Vai trị của tín dụng xuất nhập khẩu ................................................. 5
1.1.3. Hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của NHTM ............................... 8
1.1.4. Quy trình tín dụng xuất nhập khẩu ................................................. 19
1.2. Chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thƣơng mại ........ 23
1.2.1. Khái niệm chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu .............................. 23
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu của
Ngân hàng thƣơng mại .............................................................................. 24
1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu
của Ngân hàng thƣơng mại .......................................................................... 29
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

iv
1.3.1. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng .................................................. 29
1.3.2. Nhóm nhân tố từ phía Ngân hàng cấp tín dụng XNK .................... 31
1.3.3. Nhóm nhân tố khác ......................................................................... 33
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................ 36
2.1. Câu hỏi đặt ra cần nghiên cứu ............................................................... 36
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 36
2.2.1. Phƣơng pháp thu thập thông tin ...................................................... 36
2.2.2. Phƣơng pháp xử lý thông tin .......................................................... 36
2.2.3. Phƣơng pháp phân tích thơng tin .................................................... 37
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .......................................................... 38
2.4. Mơ hình phân tích ................................................................................. 41

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT
NHẬP KHẨU VÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CHẤT
LƢỢNG TÍN DỤNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH
VĨNH PHÚC .................................................................................................. 45
3.1. Đôi nét về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP và Phát
triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc........................................................ 45
3.1.1. Sơ lƣợc về sự ra đời và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu
tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc ................................... 45
3.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc.................. 49
3.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Vĩnh Phúc .................... 52
3.2. Thực trạng chất lƣợng tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại BIDV
Vĩnh Phúc ..................................................................................................... 61
3.2.1. Qui trình cấp tín dụng xuất nhập khẩu ........................................... 61
3.2.2. Các hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại BIDV Vĩnh Phúc........ 62
3.2.3. Phân tích chất lƣợng tín dụng XNK tại BIDV Vĩnh Phúc ............. 65
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

v
3.3. Đánh giá chất lƣợng tín dụng XNK tại BIDV Vĩnh Phúc .................... 72
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc .................................................................. 72
3.3.2. Hạn chế ........................................................................................... 74
3.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu
tại BIDV Vĩnh Phúc ..................................................................................... 76
3.4.1. Nhân tố từ phía khách hàng ............................................................ 76
3.4.2. Nhân tố từ phía Ngân hàng ............................................................. 82
3.4.3. Nhóm nhân tố khác ......................................................................... 88
Chƣơng 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG

XUẤT NHẬP KHẨU TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƢ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM - CHI NHÁNH VĨNH PHÚC ........................ 91
4.1. Định hƣớng về hoạt động tín dụng XNK của BIDV Vĩnh Phúc ............... 91
4.1.1. Chiến lƣợc phát triển xuất nhập khẩu của Việt Nam trong
những năm tới, những cơ hội và thách thức ............................................. 91
4.1.2. Định hƣớng trong hoạt động tín dụng XNK tại BIDV ................... 94
4.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng tín dụng XNK tại BIDV Vĩnh Phúc ....... 96
4.2.1. Nhóm giải pháp từ phía ngân hàng ................................................. 96
4.2.2. Nhóm giải pháp từ phía khách hàng ............................................. 112
4.2.3. Nhóm giải pháp đối với nhân tố khác ........................................... 115
4.3. Kiến nghị ............................................................................................. 116
4.3.1. Đối với Chính Phủ ........................................................................ 116
4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc ....................................................... 118
KẾT LUẬN .................................................................................................. 120
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 121

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

vi

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa


Chữ viết tắt
DNXNK

Doanh nghiệp xuất nhập khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

NH
NHNN

Ngân hàng
Ngân hàng nhà nƣớc

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam

BIDV Vĩnh Phúc

Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam - Chi
nhánh Vĩnh Phúc

DN

Doanh nghiệp

TMCP
TCTD


Thƣơng mại cổ phần
Tổ chức tín dụng

CBTD

Cán bộ tín dụng

NHTM

Ngân hàng thƣơng mại

TCKT

Tổ chức kinh tế

QH
NQH

Quá hạn
Nợ quá hạn

KQHĐKD

Kết quả hoạt động kinh doanh

ICB

Ngân hàng công thƣơng


VCB

Ngân hàng ngoại thƣơng

Agribank
Techcombank

Ngân hàng nông nghiệp
Ngân hàng kỹ thƣơng

SHB

Ngân hàng Sài gòn Hà nội

VIBank

Ngân hàng TMCP Quốc tế

VPBank

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng

ABBank

Ngân hàng TMCP An Bình

MBBank
SeaBank

Ngân hàng TMCP Quân Đội

Ngân hàng TMCP SeaBank

DONGABank

Ngân hàng TMCP Đông Á

MaritimeBank

Ngân hàng TMCP Hằng Hải

QTDNDTW

Quỹ tín dụng nhân dân trung ƣơng

NHCSXH
DNNVV

Ngân hàng chính sách xã hội Việt Nam
Doanh nghiệp nhỏ và vừa

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

viii
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Số hóa bởi trung tâm học liệu


/>

ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu kinh tế qua các năm ............................................... 47
Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn
2009 - 2012 ......................................................................................... 53
Bảng 3.3: Thị phần tín dụng của BIDV Vĩnh Phúc (2011-2012) ................... 56
Bảng 3.4: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn của BIDV Vĩnh Phúc ............. 57
Bảng 3.5: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo loại hình của BIDV Vĩnh Phúc .......... 57
Bảng 3.6: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo tài sản bảo đảm của BIDV Vĩnh Phúc ......58
Bảng 3.7: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo ngành nghề của BIDV Vĩnh Phúc ..... 59
Bảng 3.8: Nợ quá hạn, nợ xấu của BIDV Vĩnh Phúc ..................................... 60
Bảng 3.9: Thu dịch vụ ròng của BIDV Vĩnh Phúc giai đoạn 2009-2012 ....... 60
Bảng 3.10: Thị phần tín dụng XNK các ngân hàng Vĩnh Phúc năm 2012 ..... 68
Bảng 3.11: Nợ quá hạn, nợ xấu tín dụng xuất nhập khẩu của BIDV
Vĩnh Phúc ................................................................................. 69
Bảng 3.12: Tỷ lệ nợ xấu tín dụng XNK các ngân hàng Vĩnh Phúc năm 2012 .... 71
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát trình độ lãnh đạo của doanh nghiệp với quy
mô, chất lƣợng tín dụng XNK tại BIDV Vĩnh Phúc năm 2012 ......... 77
Bảng 3.14. Cơ cấu dƣ nợ tín dụng XNK đối với quy mơ khách hàng ............ 81
Bảng 3.15. Bảng trình độ học vấn của cán bộ tín dụng XNK ........................ 84
Bảng 3.16. Cơ cấu nguồn vốn theo ngoại tệ giai đoạn 2009-2012 ................. 86

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

x

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Quy mô dƣ nợ tín dụng ............................................................... 66
Biểu đồ 3.2. Quy mơ thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng ...................... 71

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kể từ khi Việt Nam bƣớc vào nền kinh tế thị trƣờng có sự quản lý của
nhà nƣớc, hoạt động ngoại thƣơng ngày càng phát triển và đóng một vai trị
quan trọng đối với sự phát triển quốc gia. Ngoại thƣơng không chỉ là lĩnh vực
ƣu tiên đặc biệt trong chính sách phát triển kinh tế nói chung mà cịn đƣợc
xem nhƣ nguồn nguyên liệu cho guồng máy kinh tế, tạo động lực cho q
trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
Do khác nhau về điều kiện tự nhiên nhƣ tài nguyên, trình độ khoa học
cơng nghệ … nên nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nƣớc thì khơng thể cung
cấp đủ những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền
kinh tế mà phải nhập những mặt hàng cần thiết nhƣ nguyên liệu, vật tƣ, máy
móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nƣớc không sản xuất đƣợc
hoặc sản xuất đƣợc nhƣng giá cả cao hơn. Ngƣợc lại, trên cơ sở tiềm năng và
những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngồi việc phục vụ nhu cầu trong
nƣớc, cịn có thể tạo nên những thặng dƣ có thể xuất khẩu sang các nƣớc
khác, tăng ngoại tệ cho đất nƣớc để nhập khẩu các thứ còn thiếu và để trả nợ.
Nhƣ vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi giao dịch
hàng hóa giữa các nƣớc với nhau, hay nói cách khác, hoạt động xuất nhập
khẩu là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế.
Nhiều năm trƣớc đây, hoạt động thƣơng mại quốc tế của Việt Nam chƣa

phát triển đúng với khả năng và phát huy tốt vai trị của nó đối với sự phát triển
kinh tế. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạn chế này và một trong những
nguyên nhân đó là chúng ta thiếu những nguồn vốn tài trợ cho hoạt động xuất
nhập khẩu trong đó đặc biệt phải kể đến là nguồn tín dụng ngân hàng.
Dƣới góc độ của một Ngân hàng thƣơng mại, việc cung cấp tín dụng
xuất nhập khẩu cho Doanh nghiệp có vai trị quan trọng trong hoạt động kinh
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

2
doanh, không những đem lại hiệu quả kinh doanh từ lãi vay mà cịn thu đƣợc
các phí dịch vụ từ hoạt động thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ… Về phía
khách hàng, việc đƣợc phục vụ khép kín sẽ tạo thuận lợi trong thực hiện giao
dịch, giảm chi phí.
Nhận thức đƣợc điều đó, thời gian qua Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam (BIDV) luôn quan tâm đến việc phát triển hoạt động tín dụng
xuất nhập khẩu và bƣớc đầu đã thu đƣợc những thành quả nhất định. Tuy nhiên
bên cạnh những thành quả đó, Ngân hàng cũng gặp phải khơng ít khó khăn,
hạn chế. Những khó khăn, hạn chế đó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác
nhau nhƣng đều ảnh hƣởng đến khả năng mở rộng quy mơ tín dụng xuất nhập
khẩu và khả năng thu hồi nợ vay. Chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu (XNK)
cũng vì thế bị ảnh hƣởng và cần có những giải pháp để nâng cao hơn nữa. Đây
cũng là lý do để em lựa chọn đề tài “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến
chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu
tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới chất lƣợng tín dụng
xuất nhập khẩu của Ngân hàng thƣơng mại từ đó đề xuất các giải pháp để

nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về tín dụng xuất nhập khẩu,
chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng
tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

3
- Đánh giá thực trạng chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc (BIDV
Vĩnh Phúc) trong giai đoạn 2009 - 2012.
- Phân tích nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng tín dụng xuất
nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh
Vĩnh Phúc. Từ đó, giúp ngân hàng phát triển an tồn, hiệu quả và bền vững.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là chất lƣợng tín dụng xuất nhập
khẩu và các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng tín dụng xuất nhập khẩu của
các Ngân hàng thƣơng mại nói chung và tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát
triển Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc nói riêng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
3.2.1. Phạm vi về nội dung
Do thời gian có hạn tôi chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề thực
tiễn, cụ thể về tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát

triển Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc và đặc biệt phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến tín dụng xuất nhập khẩu để nâng cao hiệu quả, chất lƣợng tín dụng
xuất nhập khẩu tại chi nhánh.
3.2.2. Phạm vi về không gian
Nghiên cứu hoạt động kinh doanh, thực trạng tín dụng xuất nhập khẩu
tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc.
3.2.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài đƣợc thực hiện thông qua số liệu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và
Phát triển Việt Nam- Chi nhánh Vĩnh Phúc từ năm 2009 đến năm 2012.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

4
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện thông qua việc phân tích số liệu từ năm 20092012 và sử dụng chủ yếu các phƣơng pháp: Lý thuyết kết hợp với thực tiễn,
phƣơng pháp thống kê - phân tích tổng hợp, phƣơng pháp so sánh.
5. Ý nghĩa khoa học của luận văn
Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu là một hoạt động quan trọng của
ngân hàng thƣơng mại, vì vậy việc hệ thống hoá các vấn đề lý luận và khảo
sát thực tiễn hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của một ngân hàng thƣơng
mại đặc thù không chỉ có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lƣợng
hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tƣ và Phát triển
Việt Nam - chi nhánh Vĩnh Phúc mà cịn có ý nghĩa quan trọng trong việc
nâng cao chất lƣợng hoạt động này tại các ngân hàng thƣơng mại cũng nhƣ có
giá trị tham khảo tốt cho các nhà hoạch định chính sách, các nhà quản lý
nhằm nâng cao chất lƣợng trong hoạt động của hệ thống các ngân hàng
thƣơng mại.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,… luận văn

có kết cấu gồm 04 chƣơng nhƣ sau:
Chương 1: Tổng quan Cơ sở lý luận về chất lượng tín dụng xuất nhập
khẩu của ngân hàng thương mại.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu và các nhân
tố ảnh hưởng đến tín dụng xuất nhập khẩu tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc .
Chương 4: Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng xuất nhập khẩu tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Vĩnh Phúc.

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
XUẤT NHẬP KHẨU CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI
1.1. Tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thƣơng mại
1.1.1. Khái niệm tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại
Trong nền kinh tế mở các doanh nghiệp luôn phải đối đầu với sự cạnh
tranh gay gắt, họ không phải chỉ cạnh tranh với các nhà sản xuất trong nƣớc
mà cịn phải cạnh tranh với các đối thủ nƣớc ngồi. Để chiến thắng trong cạnh
tranh, ngoài việc cần thiết phải có sự hỗ trợ của Nhà nƣớc nhƣ ƣu đãi về thuế,
sự điều chỉnh tỷ giá phù hợp… các doanh nghiệp cịn cần phải có một tiềm
lực tài chính mạnh để thực hiện những hoạt động nhƣ đổi mới dây chuyền
cơng nghệ, mua sắm máy móc hiện đại, mua sắm nguyên vật liệu, cải tiến
nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa…
Trên thực tế, do khả năng tài chính có hạn nên hầu hết các doanh nghiệp đều
cần sự hỗ trợ từ bên ngoài. Nhu cầu tài trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu

đƣợc hình thành từ những địi hỏi đó và nó gắn liền với các giai đoạn này.
Tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại là sự tài trợ của
ngân hàng thƣơng mại cho khách hàng thông qua các nghiệp vụ để phục vụ
hoạt động xuất nhập khẩu.
Xuất phát từ hoạt động thực tiễn hiện nay hầu hết các đơn vị thực hiện
hoạt động xuất nhập khẩu là các doanh nghiệp và ngân hàng chủ yếu phục vụ
đối tƣợng này nên trong phạm vi luận văn này ngƣời viết chỉ đề cập đến quan
hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp.
1.1.2. Vai trị của tín dụng xuất nhập khẩu
Trong điều kiện nền kinh tế thị trƣờng, xuất nhập khẩu trở thành vấn đề
quan trọng. Thị trƣờng thƣơng mại thế giới mở rộng không ngừng, nhu cầu về
thị trƣờng tiêu thụ hàng hóa, thị trƣờng đầu tƣ đang trở thành nhu cầu cấp
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

6
bách. Hoạt động xuất nhập khẩu là một lĩnh vực gồm nhiều mặt phức tạp, đòi
hỏi sử dụng các kỹ thuật đặc thù về thƣơng mại quốc tế nhƣ tín dụng chứng
từ… nhằm bảo vệ quyền lợi của ngƣời bán đối với ngƣời mua cách xa nhau
bởi những đƣờng biên giới, những hàng rào ngôn ngữ, những phong tục tập
quán,…Mặt khác, do khả năng tài chính có hạn mà các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu khơng phải lúc nào cũng có đủ tiền để thanh tốn hàng nhập khẩu
hoặc có đủ vốn để thu mua chế biến hàng xuất khẩu, từ đó nảy sinh quan hệ
vay mƣợn và sự giúp đỡ tài trợ của Ngân hàng. Có thể nói sự ra đời của tín
dụng xuất nhập khẩu là một yêu cầu tất yếu khách quan, gắn liền với các quan
hệ mua bán ngoại thƣơng giữa các nƣớc với nhau.
Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại đóng vai
trị quan trọng đối với chính bản thân ngân hàng và doanh nghiệp xuất nhập
khẩu. Cụ thể:

1.1.2.1. Đối với ngân hàng
- Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng thƣơng mại có kỳ
hạn gắn liền với thời gian thực hiện thƣơng vụ. Thời gian thực hiện thƣơng vụ
đối với ngƣời xuất khẩu là thời gian kể từ lúc gom hàng, xuất đi cho đến lúc
nhận đƣợc tiền thanh toán của ngƣời mua. Đối với ngƣời nhập khẩu, thời gian
này kể từ lúc nhận hàng tại cảng cho đến khi bán hết hàng và thu tiền về. Kỳ
hạn tài trợ thƣờng ngắn phù hợp với kỳ hạn huy động vốn của các ngân hàng
thƣơng mại thƣờng là dƣới 1 năm. Điều này giúp ngân hàng tránh đƣợc rủi ro
về thanh khoản.
- Đồng vốn tài trợ trong hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu gắn liền với
thƣơng vụ và trong nhiều trƣờng hợp, vốn tài trợ đƣợc thanh toán thẳng cho
bên thứ ba mà không qua bên xin tài trợ nhƣ thanh toán tiền hàng nhập khẩu,
thanh toán tiền nguyên vật liệu cho các đại lý gom hàng cho ngƣời xuất
khẩu… Việc làm này tránh đƣợc tình trạng sử dụng vốn sai mục đích của bên
đƣợc tài trợ và góp phần hạn chế rủi ro tín dụng.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

7
- Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu cịn nâng cao tính an tồn cho
ngân hàng thơng qua việc quản lý các nguồn thu thanh toán. Đối với ngƣời
xuất khẩu, khi ngân hàng chuyển bộ chứng từ giao hàng để địi tiền, ngƣời
nhập khẩu nƣớc ngồi đã chỉ định việc thanh tốn tiền hàng phải thơng qua tài
khoản của ngƣời xuất khẩu mở tại ngân hàng. Đối với ngƣời nhập khẩu, trong
trƣờng hợp có tài trợ, ngân hàng sẽ buộc ngƣời nhập khẩu tập trung tiền bán
hàng vào tài khoản mở tại ngân hàng do vậy nguồn thu để trả các khoản tài
trợ đƣợc ngân hàng quản lý hết sức chặt chẽ, tránh đƣợc tình trạng xoay vốn
của doanh nghiệp trong thời gian vốn tạm thời nhàn rỗi, dễ xảy ra rủi ro.
- Hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu mang lại hiệu quả cho ngân hàng

thông qua việc thu lãi vay, lãi chiết khấu chứng từ, thu phí dịch vụ… Ngồi
ra, thơng qua tài trợ xuất nhập khẩu, ngân hàng còn mở rộng đƣợc quan hệ
với các doanh nghiệp và ngân hàng nƣớc ngồi, nâng cao uy tín ngân hàng
trên trƣờng quốc tế.
1.1.2.2. Đối với doanh nghiệp
- Tín dụng xuất nhập khẩu của ngân hàng giúp doanh nghiệp thực hiện
đƣợc những thƣơng vụ lớn: có những thƣơng vụ trong ngoại thƣơng địi hỏi
nguồn vốn rất lớn để thanh tốn tiền hàng. Do đặc điểm của vận chuyển hàng
hải, các mặt hàng thiết yếu nhƣ phân bón, thép, …thƣờng hai bên mua bán
với số lƣợng rất lớn, có khi với số lƣợng nguyên tàu hàng nhằm tiết kiệm chi
phí vận chuyển nên giá trị lô hàng rất lớn. Trong trƣờng hợp này, vốn lƣu
động của doanh nghiệp không đủ để chuẩn bị hàng xuất hoặc thanh toán tiền
hàng nhập do đó tín dụng xuất nhập khẩu là giải pháp giúp doanh nghiệp thực
hiện đƣợc các trƣờng hợp này.
- Trong quá trình đàm phán, thƣơng lƣợng, ký kết hợp đồng ngoại
thƣơng, nếu doanh nghiệp trƣớc đó đã thơng qua ngân hàng về việc tài trợ và
thanh tốn quốc tế, có nghĩa là doanh nghiệp đã xác định ngân hàng phục vụ
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

8
mình thì sẽ tạo đƣợc lợi thế trong quá trình này vì hợp đồng ngoại thƣơng
đƣợc thực hiện thơng qua ngân hàng phục vụ ngƣời mua và ngƣời bán, đã
thỏa thuận trƣớc với ngân hàng nghĩa là doanh nghiệp đã xác định đƣợc năng
lực thực hiện hợp đồng. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình
thƣơng lƣợng, đàm phán.
- Tín dụng xuất nhập khẩu làm tăng hiệu quả của doanh nghiệp trong
q trình thực hiện hợp đồng. Thơng qua tài trợ của ngân hàng, doanh nghiệp
nhận đƣợc vốn để thực hiện thƣơng vụ. Đối với doanh nghiệp xuất khẩu, vốn

tài trợ giúp doanh nghiệp thu mua hàng đúng thời vụ, gia công chế biến và
giao hàng đúng thời điểm. Đối với doanh nghiệp nhập khẩu, vốn tài trợ của
ngân hàng giúp doanh nghiệp mua đƣợc những lô hàng lớn và điều đó giúp
cho doanh nghiệp đạt đƣợc hiệu quả cao hơn trong thực hiện các thƣơng vụ.
1.1.3. Hình thức tín dụng xuất nhập khẩu của Ngân hàng thương mại
1.1.3.1. Các hình thức tín dụng xuất khẩu
Ngân hàng thƣơng mại cấp tín dụng xuất khẩu cho các doanh nghiệp
xuất khẩu dƣới các hình thức nhƣ cho vay thơng thƣờng, cho vay trên cơ sở
hối phiếu, cho vay trên cơ sở phƣơng thức thanh toán nhờ thu, cho vay trên cơ
sở phƣơng thức thanh tốn tín dụng chứng từ, bao thanh tốn.
- Cho vay thơng thường:
Cho vay thơng thƣờng là việc ngân hàng giao cho khách hàng một
khoản tiền để họ sử dụng trong một thời gian nhất định. Khi hết hạn, ngƣời
vay phải trả đầy đủ cả gốc và lãi. Đây là hình thức tín dụng truyền thống, về
kỹ thuật và phƣơng pháp cho vay giống nhƣ các dạng tín dụng nội địa tƣơng
ứng thơng thƣờng khác. Nó bao gồm các phƣơng thức nhƣ cho vay một lần,
cho vay theo hạn mức tín dụng. Đối với các nhà xuất khẩu hình thức tín dụng
này ngồi việc đƣợc sử dụng cho các mục đích thu mua sản xuất, chế biến

Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

9
xuất khẩu, đáp ứng nhu cầu vốn lƣu động nó cịn đƣợc sử dụng để trang trải
các chi phí phát sinh khác nhƣ chi phí xúc tiến bán hàng, chi phí vận chuyển...
- Cho vay trên cơ sở hối phiếu:
Nhà xuất khẩu khi cần tiền có thể vay ngân hàng bằng cách đem chiết
khấu các hối phiếu chƣa đến hạn trả tiền (số tiền vay bằng cách chiết khấu hối
phiếu thƣờng nhỏ hơn số tiền ghi trên hối phiếu, số chênh lệch là lợi tức chiết

khấu). Hình thức tín dụng này rất phổ biến ở các nƣớc bởi vì việc chiết khấu
thƣờng dễ dàng và ngay khi giao chứng từ về hàng hố ngƣời xuất khẩu đã có
thể sử dụng đƣợc lợi nhuận của hoạt động xuất khẩu để tái đầu tƣ.
Thời hạn vay bằng cách chiết khấu hối phiếu là thời hạn cịn lại chƣa
đến hạn thanh tốn của hối phiếu. Ngƣời hoàn trả tiền vay và lợi tức là ngƣời
có nghĩa vụ trả tiền ghi trên hối phiếu.
Cơ sở để xác định khối lƣợng tín dụng này là giá trị của hối phiếu sau
khi đã trừ đi giá trị chiết khấu và lệ phí nhờ thu. Giá trị chiết khấu thƣờng
đƣợc xác định ở các ngân hàng theo cơng thức:
Lck
Tck = M x (1-

xt)-P
360

Trong đó:Tck :Giá trị chiết khấu
M:Mệnh giá hối phiếu
P:Lệ phí
t: thời gian chiết khấu (ngày)Lck:lãi suất chiết khấu theo năm
Trong các yếu tố trên thì lãi suất chiết khấu thƣờng đƣợc quan tâm hơn
cả. Tỷ lệ này phụ thuộc các yếu tố:
+ Khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu.
+ Thời hạn thanh toán.
+ Giá trị hối phiếu...
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

10
- Chiết khấu bộ chứng từ hàng hố

Đây là hình thức tín dụng của ngân hàng cấp cho nhà xuất khẩu trên cơ
sở chiết khấu bộ chứng từ trƣớc khi đến hạn thanh tốn. Với hình thức này
ngân hàng tạo điều kiện cho nhà xuất khẩu có thể thu hồi đƣợc vốn nhanh
tƣơng tự nhƣ chiết khấu hối phiếu. Tỉ lệ chiết khấu phụ thuộc vào phƣơng
thức chiết khấu:
+ Chiết khấu bảo lƣu quyền truy đòi: là ngân hàng sau khi thực hiện
chiết khấu bộ chứng từ, sẽ quay lại truy địi nhà xuất khẩu nếu bên nƣớc ngồi
từ chối thanh toán, lãi suất chiết khấu trong trƣờng hợp này thƣờng thấp.
+ Chiết khấu miễn truy đòi: là trƣờng hợp ngân hàng mua đứt bộ chứng
từ, nếu bên nƣớc ngoài khơng thanh tốn thì ngân hàng chiết khấu chịu rủi ro,
khơng đƣợc truy địi lại khách hàng. Lãi suất và lệ phí chiết khấu trong trƣờng
hợp này thƣờng cao.
- Tín dụng ứng trƣớc cho ngƣời xuất khẩu
Trong quá trình chuẩn bị và thực hiện hợp đồng xuất khẩu các doanh
nghiệp cũng có thể đề nghị ngân hàng cấp tín dụng cho đến khi thu hồi đƣợc
vốn từ hoạt động xuất khẩu. Hình thức tín dụng này bao gồm hai hình thức cơ
bản sau:
+ Tín dụng ứng trƣớc trong phƣơng thức nhờ thu kèm chứng từ: Sau khi
lập xong bộ chứng từ hàng hoá, vận chuyển, bảo hiểm và các chứng từ liên quan
khác, nhà xuất khẩu sẽ nộp lên ngân hàng của mình nhờ thu hộ tiền. Ngân hàng
của nhà xuất khẩu sẽ chuyển đến ngân hàng của nhà nhập khẩu (hoặc ngân hàng
giao dịch) với chỉ thị chỉ giao chứng từ khi đã thanh toán. Trong nghiệp vụ này
ngân hàng tham gia chủ yếu với tƣ cách trung gian, thực hiện và thừa hành theo
uỷ nhiệm để giảm bớt những rủi ro về tiêu thụ, thanh toán cũng nhƣ về cung
ứng. Tuy nhiên, từ khi gửi các chứng từ tới ngân hàng xuất khẩu cho tới khi xuất
trình với ngƣời thanh toán thƣờng mất một khoảng thời gian nhất định (đặc biệt
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>


11
khi thoả thuận ngày thanh toán muộn hơn). Điều này làm cho các doanh nghiệp
xuất khẩu có thể thiếu vốn tạm thời. Khi đó họ có thể yêu cầu ngân hàng ứng
trƣớc một phần trị giá với bộ chứng từ nhờ thu. Khoản tín dụng này có thể do
ngân hàng xuất khẩu hay ngân hàng nhập khẩu ứng trƣớc.
Thƣờng nhà xuất khẩu sử dụng hình thức này để tìm kiếm nguồn tài
trợ ngắn hạn phục vụ nhu cầu tiền mặt tạm thời. Tín dụng ứng trƣớc trong
phƣơng thức nhờ thu có thể xem nhƣ chiết khấu từng phần.
+ Tín dụng ứng trƣớc trong phƣơng thức tín dụng chứng từ: Tín dụng
chứng từ phục vụ đặc biệt cho việc đảm bảo nhiệm vụ cung ứng và thanh toán
trong quan hệ ngoại thƣơng nhƣng nó cũng bao hàm cả các nhân tố tín dụng.
Tín dụng ứng trƣớc trong phƣơng thức tín dụng chứng từ đƣợc sử dụng
với L/C điều khoản đỏ. Đây là loại thƣ tín dụng qui định một khoản tiền ứng
trƣớc của nhà nhập khẩu cho nhà xuất khẩu vào một thời điểm xác định, trƣớc
khi xuất trình bộ chứng từ hàng hoá. Các điều khoản ứng trƣớc thƣờng đƣợc
qui định trong một điều kiện thuận lợi cho các bên liên lạc thực hiện.
Điều khoản này yêu cầu ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận
cấp cho nhà xuất khẩu một khoản tín dụng trƣớc khi giao hàng. Nhà xuất
khẩu chịu chi phí liên quan cịn ngân hàng mở L/C chịu trách nhiệm về
khoản ứng trƣớc này.
Ngƣời nhập khẩu sẽ qui định rõ tổng giá trị tiền ứng trƣớc, nó có thể là
tỉ lệ phần trăm hoặc thậm chí toàn bộ giá trị L/C (tuỳ thuộc quan hệ với nhà
xuất khẩu) và ngƣời nhập khẩu sẽ quyết định liệu ngƣời xuất khẩu sẽ phải
xuất trình vật gì làm đảm bảo cho ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác
nhận khi nhận tiền ứng trƣớc. Ngân hàng thông báo hoặc ngân hàng xác nhận
sẽ thu hồi số tiền ứng trƣớc cộng với lãi sau khi ngân hàng mở L/C thanh tốn
(nếu có bộ chứng từ phù hợp). Bên cạnh đó, các ngân hàng này cũng có quyền
địi số tiền này ở ngân hàng mở L/C nếu nhà xuất khẩu vì một lí do gì đó
khơng xuất trình đƣợc chứng từ phù hợp với điều kiện của L/C.
Số hóa bởi trung tâm học liệu


/>

12
Lời lẽ trong điều khoản đỏ có thể thay đổi tuỳ từng ngân hàng nhƣng
chủ yếu có hai loại:
+ Điều khoản đỏ trơn: Tiền đƣợc ứng trƣớc với điều kiện ngƣời xuất
khẩu cam kết bằng văn bản tiền sẽ đƣợc sử dụng đúng mục đích quy định.
+ Điều khoản đỏ chứng từ: Tiền sẽ đƣợc ứng trƣớc nếu nhà xuất khẩu
cam kết cung cấp giấy nhập kho hoặc các chứng từ khác chứng minh quyền
sở hữu hàng hoá và sau đó xuất trình các chứng từ thanh tốn phù hợp với thƣ
tín dụng.
- Bao thanh tốn:
Bao thanh tốn là hình thức tài trợ xuất khẩu ngắn hạn. Bản chất bao
thanh toán là nghiệp vụ chiết khấu các khoản phải thu của nhà xuất khẩu.
Thơng qua nghiệp vụ bao thanh tốn biến cung ứng hàng hóa cho mục đích
thanh tốn ngắn hạn thành nghiệp vụ thanh toán bằng tiền mặt. Để thực hiện
nghiệp vụ này các Ngân hàng thƣơng mại lớn tiến hành lập các cơ sở chuyên
dụng: các công ty Factoring bao thanh tốn. Các cơng ty này cung cấp cho
khách hàng của họ dịch vụ hạch toán sổ sách bán hàng và dịch vụ bảo toàn
các khoản nợ cần địi. Để khắc phục tình trạng nợ đọng trong q trình thu
tiền bán hàng, đảm bảo tiến trình của quá trình sản xuất kinh doanh, bao thanh
tốn cung ứng một khoản tiền tƣơng ứng với khoản nợ đó cho doanh nghiệp.
Chủ yếu các khoản cần trợ giúp của bao thanh toán trên ba lĩnh vực sau:
+ Mua lại các khoản nợ tiền hàng và thực hiện thanh toán ngay cho nhà
xuất khẩu (thƣờng hạn chế ở mức từ 70%-80%) và các khoản nợ đƣợc công ty
Factoring chấp nhận.
+ Cung cấp dịch vụ (hạch toán sổ sách, kế toán nợ, nghiệp vụ ủy nhiệm
thu thống kê bán hàng, các bản sao kê tài khoản định kỳ, và thu nợ khi đến
hạn …).

+ Tài trợ tiêu thụ, đảm bảo đầy đủ cho các khoản bán hàng đã đƣợc
chấp nhận.
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

13
Nhƣ vậy công ty Factoring sẽ đảm nhận cả rủi ro về việc khơng thanh
tốn, nhƣng khơng q lớn.
Tuy nhiên dịch vụ bao thanh toán chỉ phù hợp với các doanh nghiệp đã
chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng rộng và phải thỏa mãn đƣợc một số điều kiện nhất
định nhƣ:
Quy định về doanh thu xuất khẩu hàng năm.
Doanh thu tính đối với từng nƣớc.
Chỉ cung ứng cho các nhà tiêu thụ, chế biến ở các nƣớc cơng nghiệp.
Thời hạn thanh tốn không quá 120 ngày.
Cơ cấu khách hàng thay đổi ở mức có thể chấp nhận đƣợc.
* Khi thực hiện nghiệp vụ bao thanh tốn có những ƣu thế chính:
+ Hạn chế đƣợc rủi ro về kinh tế tới 100% (nhƣng trƣớc tiên bị khấu trừ
một khoản thanh toán từ 20% -30%).
+ Không cần thiết phải ký hợp đồng bảo hiểm tín dụng xuất khẩu.
+ Cải thiện đƣợc bảng kế tốn.
+ Cải thiện đƣợc khả năng tín dụng cho Ngân hàng của mình.
+ Ƣu điểm trong cạnh tranh thơng qua việc dành cho các mục đích
thanh tốn.
+ Giảm chi phí quản lý
+ Mức chi phí Factoring phụ thuộc vào loại nghiệp vụ cung ứng, khối
lƣợng doanh thu, loại khách hàng tiêu thụ, điều kiện thanh tốn và tình hình
kinh tế chính trị ở nƣớc nhập khẩu.
+ Khi cung cấp cấp dịch vụ thu hộ và quản lý sổ sách bán hàng, nhà

Factor thu một khoản hoa hồng phí theo tỷ lệ % cố định trên tổng giá trị khoản
phải thu tại thời điểm hợp đồng đƣợc ký. Đối với khoản tiền ứng trƣớc, nhà
Factor áp dụng mức lãi suất cao hơn lãi suất cho vay vốn lƣu động của các
NHTM. Thời hạn tính lãi là khoảng thời gian từ khi ứng trƣớc đến khi khoản nợ
Số hóa bởi trung tâm học liệu

/>

×