Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

khảo sát tỉ lệ và tiên lượng ngắn hạn của thiếu cơ ở người bệnh cao tuổi có bệnh lý tim mạch nội viện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.77 MB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
--OOO--

TRẦN ĐĂNG KHƯƠNG

KHẢO SÁT TỈ LỆ VÀ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN
CỦA THIẾU CƠ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI
CÓ BỆNH LÝ TIM MẠCH NỘI VIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH 2019
.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HỒ CHÍ MINH
--OOO--

TRẦN ĐĂNG KHƯƠNG

KHẢO SÁT TỈ LỆ VÀ TIÊN LƯỢNG NGẮN HẠN
CỦA THIẾU CƠ Ở NGƯỜI BỆNH CAO TUỔI CÓ
BỆNH LÝ TIM MẠCH NỘI VIỆN



Ngành: NỘI KHOA (LÃO KHOA)
Mã số: 8720107

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS. NGUYỄN VĂN TÂN

TP. HỒ CHÍ MINH 2019
.


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong
bất kỳ cơng trình nào khác.
Người viết báo cáo

Trần Đăng Khương

.


MỤC LỤC

MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................................. 1
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................... 4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU........................................................ 5
1.1. Định nghĩa .................................................................................................. 5
1.2. Dịch tễ: ....................................................................................................... 5
1.3. Phân loại nguyên nhân và giai đoạn........................................................... 6
1.4. Cách xác định lượng khối cơ ..................................................................... 9
1.5. Cách đo hoạt động chức năng của cơ....................................................... 11
1.6. Đo sức cơ.................................................................................................. 14
1.7. Điểm cắt ở người châu Á ......................................................................... 15
1.8. Nguyên nhân của thiếu cơ ........................................................................ 18
1.9. Mối liên hệ giữa suy tim và thiếu cơ........................................................ 21
1.10. Mối liên hệ giữa tăng huyết áp và thiếu cơ ............................................ 24

.


1.11. Tiên lượng tử vong và tái nhập viện ở bệnh nhân thiếu cơ có bệnh tim
mạch và khơng có bệnh tim mạch ................................................................... 25
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......... 29
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 29
2.2. Phương pháp nghiên cứu: ........................................................................ 30
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................... 41
3.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 41
3.2. Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch theo tiêu chuẩn
đồng thuận của nhóm các chuyên gia về thiếu cơ châu Á .............................. 46
3.3. Mối liên quan giữa thiếu cơ với tiền căn bệnh lý nội khoa, các yếu tố xã
hội và các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm.................................................... 48
3.4. Tỉ lệ tái nhập viện - mối liên quan giữa thiếu cơ và tỉ lệ tái nhập viện do

mọi nguyên nhân tại thời điểm 5 tháng theo dõi sau khi xuất viện ở bệnh nhân
có bệnh tim mạch cao tuổi. ............................................................................. 52
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ............................................................................ 57
4.1. Đặc điểm dân số nghiên cứu .................................................................... 57
4.2. Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch theo tiêu chuẩn
đồng thuận của nhóm các chuyên gia về thiếu cơ châu Á .............................. 65
4.3. Mối liên quan giữa thiếu cơ với tiền căn bệnh lý nội khoa, các yếu tố xã
hội và yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm. ......................................................... 69
4.4. Tỉ lệ tái nhập viện - mối liên quan giữa thiếu cơ và tái nhập viện do mọi
nguyên nhân tại thời điểm 5 tháng theo dõi sau khi xuất viện ở bệnh nhân có
bệnh tim mạch cao tuổi. .................................................................................. 71
HẠN CHẾ TRONG NGHIÊN CỨU ........................................................... 77

.


KẾT LUẬN .................................................................................................... 78
KIẾN NGHỊ ................................................................................................... 80
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2

.


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÊN VIẾT TẮT TÊN ĐẦY ĐỦ
TIẾNG VIỆT:
NCT


Người cao tuổi

HCVC

Hội chứng vành cấp

THA

Tăng huyết áp

ĐTĐ

Đái tháo đường

TIẾNG ANH:
EWGSOP

European Working Group on Sarcopenia in Older People
Nhóm các chuyên gia về thiếu cơ ở người cao tuổi châu
Âu

AWGS

Asian Working Group for Sarcopenia
Nhóm các chuyên gia về thiếu cơ châu Á

IWGS

International Working Group for Sarcopenia
Nhóm các chuyên gia về thiếu cơ thế giới


TUG

Time up and go
Test đứng dậy và đi

ASM

Appendicular skeletal musscle mass index

.


Chỉ số cơ xương tứ chi
SMI

Skeletal mass index
Chỉ số cơ xương

DXA

Phương pháp hấp phụ tia X năng lượng kép

BIA

Phân tích trở kháng điện sinh học

.



DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Phân loại các nguyên nhân của thiếu cơ........................................... 7
Bảng 1.2: Các giai đoạn thiếu cơ. ..................................................................... 8
Bảng 1.3: Những phương pháp đo khối lượng cơ, sức cơ và hoạt động chức
năng của cơ trong lâm sàng và nghiên cứu. .................................................... 13
Bảng 1.4: Điểm cắt các phương pháp đo xác định thiếu cơ theo đồng thuận
của nhóm chuyên gia châu Á về thiếu cơ: ...................................................... 16
Bảng 3.1: Tỉ lệ các bệnh lý nội khoa và các yếu tố nguy cơ tim mạch gặp
được trong nghiên cứu. ................................................................................... 45
Bảng 3.2: Giá trị trung bình các chỉ số đánh giá thiếu cơ theo giới. .............. 46
Bảng 3.3: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa thiếu cơ với tiền căn bệnh lý
nội khoa, các yếu tố xã hội và các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm.............. 49
Bảng 3.4: Phân tích đa biến mối liên quan giữa thiếu cơ với tiền căn bệnh lý
nội khoa, các yếu tố xã hội và các yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm.............. 51
Bảng 3.5: Phân tích đơn biến mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim
mạch, các yếu tố xã hội, tiền căn bệnh lý nội khoa, thiếu cơ với tái nhập viện
do mọi nguyên nhân tại thời điểm 5 tháng sau xuất viện. .............................. 54
Bảng 3.6: Phân tích đa biến mối liên quan giữa các yếu tố nguy cơ tim mạch,
các yếu tố xã hội, tiền căn bệnh lý nội khoa, thiếu cơ với tái nhập viện do mọi
nguyên nhân tại thời điểm 5 tháng sau xuất viện. ........................................... 56
Bảng 4.1: Độ tuổi trung bình trong các nghiên cứu về thiếu cơ ở người cao
tuổi. .................................................................................................................. 57

.


Bảng 4.2: Tiền căn bệnh lý nội khoa và các nguy cơ tim mạch trong một số
nghiên cứu về thiếu cơ và tim mạch ở người cao tuổi. ................................... 62
Bảng 4.3: Các biến số liên quan tới chẩn đoán thiếu cơ trong một số nghiên
cứu. .................................................................................................................. 64

Bảng 4.4: Tỉ lệ thiếu cơ của một số nghiên cứu trên người cao tuổi nội viện.66
Bảng 4.5: Tỉ lệ thiếu cơ của một số nghiên cứu trên người cao tuổi được thực
hiện trong cộng đồng ....................................................................................... 67
Bảng 4.6: Tỉ lệ thiếu cơ trên bệnh nhân suy tim cấp trong một số nghiên cứu.
......................................................................................................................... 69
Bảng 4.7: Tỉ lệ tái nhập viện trong một số nghiên cứu về thiếu cơ. ............... 72
Bảng 4.8: Mối liên quan giữa thiếu cơ và tái nhập viện trong một số nghiên
cứu. .................................................................................................................. 74

.


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: Phân bố nhóm tuổi trong nghiên cứu. ........................................ 41
Biểu đồ 3.2: Phân bố giới tính trong nghiên cứu. ........................................... 42
Biểu đồ 3.3: Phân bố trình độ học vấn trong nghiên cứu. .............................. 42
Biểu đồ 3.4: Phân bố tình trạng hơn nhân trong nghiên cứu. ......................... 43
Biểu đồ 3.5: Tình trạng đời sống của những người tham gia nghiên cứu. ..... 43
Biểu đồ 3.6: Tỉ lệ hiện hút thuốc lá ................................................................. 44
Biểu đồ 3.7: Tỉ lệ các bệnh và hội chứng tim mạch trong nghiên cứu. .......... 44
Biểu đồ 3.8: Tỉ lệ thiếu cơ theo tiêu chuẩn của AWGS .................................. 47
Biểu đồ 3.9: Tỉ lệ thiếu cơ phân bố theo giới tính .......................................... 47
Biểu đồ 3.10: Tỉ lệ thiếu cơ phân bố theo một số bệnh và hội chứng tim mạch
......................................................................................................................... 48
Biểu đồ 3.11: Tỉ lệ tái nhập viện phân theo hai nhóm thiếu cơ và không thiếu
cơ tại thời điểm 5 tháng sau xuất viện. ........................................................... 52
Biểu đồ 3.12: Phân bố các nguyên nhân tái nhập viện ................................... 53
Biểu đồ 3.13: Phân bố các nguyên nhân tái nhập viện dựa theo tình trạng thiếu
cơ. .................................................................................................................... 53


.


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Mối tương quan giữa thiếu cơ và suy tim ....................................... 23
Hình 1.2: Mối quan hệ giữa thiếu cơ và tỉ lệ tử vong ..................................... 27
Hình 1.3: Ảnh hưởng của thiếu cơ đến kết cục tái nhập viện theo thời gian
trong nghiên cứu của tác giả Gariballa. .......................................................... 28
Hình 1.4: Ảnh hưởng của thiếu cơ lên kết cục tái nhập viện theo thời gian
trong nghiên cứu của tác giả Ming Yang. ....................................................... 28
Hình 2.1: Quy trình thực hiện nghiên cứu ...................................................... 32

.


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thiếu cơ (Sarcopenia) là quá trình mất khối cơ và khả năng hoạt động của
cơ diễn ra một cách dần dần ở khắp các cơ xương trong cơ thể hậu quả là làm
tăng tỉ lệ tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong. Theo đồng
thuận của nhóm các chuyên gia Châu Âu (EWGSOP) về thiếu cơ thì thiếu cơ
có thể được chẩn đốn dựa trên giảm khối lượng cơ kèm theo giảm hoạt động
cơ (bao gồm sức cơ và vận động chức năng của cơ) [14]. Thiếu cơ thường
xuất hiện chủ yếu ở bệnh nhân cao tuổi, quá trình thiếu cơ bắt đầu từ 40 tuổi
và có thể mất tới 50% khối lượng cơ vào thời điểm 70 – 80 tuổi. Do khối
lượng cơ chiếm 60% trọng lượng của cơ thể, tình trạng thiếu cơ gây ra rất
nhiều hậu quả nặng nề ở người cao tuổi, sự giảm sức cơ sẽ làm nặng thêm
một số bệnh đã có sẵn, mất chức năng và tăng mức độ suy yếu.
Thiếu cơ đang trở thành một vấn đề sức khỏe ngày càng phổ biến đối với

nhóm dân số cao tuổi. Nguyên nhân quan trọng nhất là do người cao tuổi có
lối sống tĩnh tại, ít hoạt động, ngồi ra cịn có vai trị của các yếu tố viêm tăng
lên theo tuổi, các bệnh nền kèm theo, sự thay đổi về hormone, thay đổi về
phân bố thần kinh. Tác giả Kamiya [31] đã thực hiện một nghiên cứu tại Nhật
Bản, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nội viện có bệnh tim mạch độ tuổi từ
65 trở lên, tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu cơ lấy theo AWGS, kết quả cho thấy tỉ
lệ thiếu cơ là 29,7%. Tác giả Volpato [51] và cộng sự đã tiến hành nghiên cứu
trên 730 bệnh nhân ở Italia cho thấy tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân có suy tim
(12,73 %) cao hơn so với bệnh nhân khơng có suy tim (6,21%) p<0,01. Một
nghiên cứu khác ở Trung Quốc, đối tượng nghiên cứu là bệnh nhân nội viện
có độ tuổi từ 60 trở lên, tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu cơ lấy theo AWGS, kết
quả cho thấy tỉ lệ thiếu cơ là 31% [26]. Thiếu cơ là một trong những yếu tố

.


2

tiên lượng khả năng tử vong cũng như khả năng tái nhập viện của bệnh nhân
sau xuất viện. Nghiên cứu tại Trung Quốc (2016) [53] với 288 người tham gia
– điều kiện là lớn hơn 60 tuổi và nhập phòng cấp cứu tại một bệnh viện thực
hành. Theo dõi trong vòng 3 năm. Thiếu cơ làm tăng tỉ lệ tử vong (từ 17,1%
so với 40,8%) và tăng tỉ lệ tái nhập viện lên gấp 1,81 lần so với bệnh nhân
không thiếu cơ.
Thiếu cơ và bệnh tim mạch là hai tình trạng thường đi chung ở người cao
tuổi, vì hai bệnh này có chung các yếu tố nguy cơ như tăng các yếu tố gây
viêm do các bệnh mãn tính như đái tháo đường, rối loạn lipid máu. Vì vậy tỉ
lệ thiếu cơ ở bệnh nhân bị bệnh tim mạch khá đáng kể. Một nghiên cứu ở
Nhật Bản cho thấy tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch là
29,7%, trong đó tỉ lệ thiếu cơ cao nhất ở nhóm bệnh nhân suy tim [31]. Một

nghiên cứu khác được tiến hành trên 114 bệnh nhân tại Nhật Bản bị thiếu máu
chi cấp tính đã cho thấy tỉ lệ mắc phải các biến cố tim mạch ở nhóm thiếu cơ
cao hơn có ý nghĩa so với nhóm khơng thiếu cơ sau 3 năm theo dõi, tỉ lệ lần
lượt là 91,2% và 43,1% [36]. Một nghiên cứu được tiến hành trên 730 bệnh
nhân ở Italia cho thấy tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân có suy tim (12,73 %) cao hơn
so với bệnh nhân khơng có suy tim (6,21%) p<0,01 [51].
Thiếu cơ được xem là một yếu tố tiên lượng độc lập và khá mạnh đối với
biến cố tử vong do mọi nguyên nhân ở bệnh nhân tim mạch [39]. Nghiên cứu
trên dân số bệnh nhân có bệnh tim mạch nội viện tại Nhật Bản cho kết quả
người cao tuổi có bệnh lý tim mạch nếu kèm theo thiếu cơ sẽ làm tăng tỉ lệ tử
vong lên 1,87 lần so với nhóm khơng có thiếu cơ [31]. Một nghiên cứu khác
cũng được thực hiện tại Nhật Bản (2013) đã cho thấy tốc độ đi bộ bình
thường giảm 0,1 m/s sẽ làm tăng tỉ lệ biến cố tim mạch lên 28,9%, biến cố tim
mạch trong nghiên cứu là tử vong hoặc nhập viện do bệnh lý tim mạch [37].
Mặc dù thiếu cơ và bệnh tim mạch là một vấn đề ngày càng chiếm vai trò

.


3

quan trọng đối với các bác sĩ lâm sàng,nhưng hiện nay các thông số dịch tễ về
thiếu cơ và mô hình tiên lượng của thiếu cơ chủ yếu lấy từ các nghiên cứu của
Âu-Mỹ và các nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Tại Việt Nam, hiện
nay chỉ có một cơng trình nghiên cứu của Đồn Cơng Minh [1] về thiếu cơ,
nhưng thực hiện trên nhóm bệnh nhân >50 tuổi, tiêu chuẩn chẩn đoán chỉ
dùng DXA để đo khối lượng cơ mà chưa đo khả năng hoạt động của cơ. Đây
chỉ là nghiên cứu cắt ngang mô tả tỉ lệ thiếu cơ trong cộng đồng, vấn đề tỉ lệ
thiếu cơ nội viện cũng như dự hậu của thiếu cơ trên bệnh nhân có bệnh tim
mạch chưa được quan tâm đúng mức vì vậy chúng ta chưa thể thấy được mức

độ phổ biến và trầm trọng đối với bệnh nhân nội viện (thường hậu quả của
thiếu cơ sẽ rõ rệt hơn) cũng như chưa thấy tầm quan trọng của thiếu cơ trong
việc đánh giá dự hậu của bệnh nhân có bệnh tim mạch.
Do đó chúng tơi tiến hành nghiên cứu này để trả lời 3 câu hỏi sau:
1. Tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân nhập viện có bệnh lý tim mạch là bao nhiêu?
2. Có hay khơng mối liên quan giữa thiếu cơ và các yếu tố nguy cơ tim
mạch, các bệnh mạn tính kèm theo, tình trạng hơn nhân và học vấn?
3. Có hay khơng mối liên quan giữa thiếu cơ và kết cục lâm sàng tái nhập
viện sau 5 tháng ở bệnh nhân cao tuổi có bệnh tim mạch nội viện?

.


4

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
- Khảo sát tình trạng thiếu cơ và tiên lượng ngắn hạn của thiếu cơ (tái
nhập viện) ở bệnh nhân cao tuổi nhập khoa Tim mạch - cấp cứu can
thiệp và khoa Nội tim mạch bệnh viện Thống Nhất TP Hồ Chí Minh.
Mục tiêu chuyên biệt:
1. Xác định tỉ lệ thiếu cơ ở bệnh nhân cao tuổi nhập khoa Tim mạch cấp
cứu - can thiệp và khoa Nội tim mạch bệnh viện Thống Nhất.
2. Khảo sát mối liên quan giữa thiếu cơ với các yếu tố nguy cơ tim mạch,
những bệnh mạn tính đi kèm, tình trạng hơn nhân và học vấn.
3. Xác định mối liên quan giữa thiếu cơ với kết cuộc lâm sàng là tái nhập
viện do mọi nguyên nhân ở thời điểm 5 tháng sau xuất viện .

.



5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Định nghĩa
Irwin Rosenberg đã lần đầu tiên định nghĩa thiếu cơ vào năm 1989, ơng mơ
tả đó là tình trạng giảm khối lượng cơ liên quan đến tuổi, thường gặp nhất
trong cộng đồng người cao tuổi. Quá trình mất khối cơ đáng kể và khơng chủ
ý này đóng vai trị quan trọng trong việc giảm các hoạt động chức năng ở
người cao tuổi. Từ sau năm 1989, rất nhiều định nghĩa khác về thiếu cơ đã
xuất hiện do các nhà khoa học có hiểu biết sâu sắc và chính xác hơn về sự
biến đổi các thành phần trong cơ thể khi chúng ta già đi nhờ vào các phương
tiện máy móc hiện đại. Mặc dù vậy, hiện nay vẫn chưa có một định nghĩa
thống nhất nào được chấp thuận trên toàn thế giới. Một trong những định
nghĩa được chấp nhận nhiều nhất hiện nay đó là đồng thuận của hội thiếu cơ ở
người cao tuổi châu Âu (EWGSOP): Thiếu cơ là tình trạng giảm khối lượng
cơ và sức mạnh của cơ diễn trên toàn cơ thể và tiến triển từ từ, hậu quả mang
lại là làm tăng tỉ lệ tàn tật, giảm chất lượng cuộc sống và tăng tỉ lệ tử vong.
1.2. Dịch tễ:
Với sự gia tăng tỉ lệ người cao tuổi trên thế giới, thiếu cơ sẽ ngày càng phổ
biến và trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng hàng đầu của
nhân loại. Dựa vào một nghiên cứu tổng quan hệ thống [47] các tác giả ước
tính được tỉ lệ thiếu cơ hiện nay vào khoảng 10% dân số thế giới. Tỉ lệ thiếu
cơ ở các quốc gia không thuộc châu Á cao hơn so với các quốc gia thuộc châu
Á. Điều này có thể do người châu Á có chế độ ăn tốt hơn, cân bằng hơn và lối
sống vận động nhiều hơn so với người không thuộc châu Á.
Tỉ lệ thiếu cơ ở hai giới trong bài tổng quan hệ thống là tương đối bằng
nhau. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho kết quả khác. Một số nghiên cứu cho

.



6

thấy tỉ lệ suy giảm khối cơ ở nam cao hơn so với ở nữ do đó tỉ lệ thiếu cơ lớn
nhất là ở nam giới lớn hơn 80 tuổi, trong khi đó phụ nữ ở cùng độ tuổi này chỉ
có 43.8%. Ngược lại, một số nghiên cứu cho thấy ở độ tuổi từ 60 – 80 tuổi, tỉ
lệ thiếu cơ ở phụ nữ cao hơn nam giới. Nguyên nhân có thể là do các q
trình thay đổi về nội tiết và ngoại tiết trong cơ thể ảnh hưởng lớn đến khối
lượng và chất lượng cơ. Trong độ tuổi 60 -70 thì những quá trình thay đổi về
nội ngoại tiết, đặc biệt là các hormone sinh dục diễn ra ở nam giới chậm hơn
so với nữ giới nên làm tăng tỉ lệ thiếu cơ ở nữ nhiều hơn so với nam. Khi
bước qua độ tuổi 80, hormone sinh dục nam giới testosterone lại giảm một
cách nhanh chóng làm cho tỉ lệ thiếu cơ nam giới tăng cao hơn nữ.
Khi nói về dân số người cao tuổi, kết quả cho thấy dân số người cao tuổi ở
các trung tâm phục hồi chức năng có tỉ lệ thiếu cơ cao nhất, theo sau đó là
người cao tuổi ở viện dưỡng lão, cuối cùng là dân số người cao tuổi nội viện.
Ngoài ra tỉ lệ thiếu cơ còn phụ thuộc vào phương pháp đo khối lượng cơ.
Hai phương pháp thường được dùng để đo khối lượng cơ trong các nghiên
cứu về dịch tễ là BIA và DXA. BIA là phương pháp có nhược điểm làm tăng
khối lượng cơ và giảm khối lượng mỡ hơn so với thực tế, vì vậy tỉ lệ thiếu cơ
ở các nghiên cứu sử dụng BIA thường cao hơn so với DXA. Khi tính riêng
các nghiên cứu chỉ sử dụng công cụ BIA, tỉ lệ thiếu cơ là khoảng 13%.
1.3. Phân loại nguyên nhân và giai đoạn
Thiếu cơ là tình trạng có rất nhiều ngun nhân và dẫn tới nhiều hậu quả
khác nhau. Cũng giống như loãng xương và sa sút trí tuệ, thiếu cơ chủ yếu
gặp ở người cao tuổi. Ở một số người, thiếu cơ có thể chỉ có một nguyên nhân
và dễ dàng xác định được. Tuy nhiên trong phần lớn những trường hợp còn
lại, thiếu cơ thường do nhiều nguyên nhân kết hợp với nhau và rất khó để xác
định đâu là nguyên nhân quan trọng hơn. Vì vậy, phân loại thiếu cơ theo hai


.


7

nhóm nguyên nhân là thiếu cơ nguyên phát và thứ phát sẽ giúp cho bác sĩ dễ
áp dụng hơn trong thực hành lâm sàng [14] (Bảng 1.1).
Bảng 1.1: Phân loại các nguyên nhân của thiếu cơ.
Thiếu cơ nguyên phát
Thiếu cơ liên quan tới tuổi

Khơng có ngun nhân nào khác
ngoại trừ tuổi cao

Thiếu cơ thứ phát
Giảm vận động

Do nằm lâu, lối sống tĩnh tại, sống
trong mơi trường khơng có trọng lực

Bệnh mãn tính

Do sự suy yếu nặng của các cơ quan
trong cơ thể (tim, phổi, gan, thận,
não), viêm mạn tính, bệnh ác tính,
bệnh nội tiết

Dinh dưỡng


Chế độ ăn hằng ngày cung cấp không
đủ năng lượng hoặc protein cho cơ
thể, bất thường về hấp thu chất dinh
dưỡng, bệnh về hệ tiêu hóa, dùng
thuốc gây chán ăn
“Nguồn: Cruz-Jentoft, 2010”[14]

Thiếu cơ được xem là nguyên phát (hay còn gọi là liên quan tới tuổi tác)
khi khơng có bất cứ ngun nhân nào khác rõ ràng ngồi vấn đề về tuổi tác,
trong khi đó thiếu cơ được phân nhóm thứ phát khi có một nguyên nhân rõ
ràng trở lên. Ở nhiều người, thiếu cơ thường do sự kết hợp của nhiều nguyên

.


8

nhân khác nhau, do vậy một số trường hợp không thể phân định rõ ràng thiếu
cơ này là nguyên phát hay thứ phát.
Giai đoạn của thiếu cơ cho thấy mức độ nặng của tình trạng này và gợi ý
điều trị cho bác sĩ lâm sàng. EWGSOP đã đề nghị chia quá trình thiếu cơ làm
3 giai đoạn là: “tiền thiếu cơ”, “thiếu cơ” và “thiếu cơ nặng”. “Tiền thiếu cơ”
là giai đoạn đặc trưng bởi sự giảm sút khối lượng cơ mà không làm ảnh
hưởng nhiều đến sức mạnh của cơ hoặc hoạt động chức năng của cơ. Giai
đoạn này chỉ có thể phát hiện được bằng cách sử dụng các cơng cụ đo khối
lượng cơ một cách chính xác và so sánh chỉ số này với giá trị tham khảo trong
dân số. Giai đoạn “thiếu cơ” được đặc trưng bởi sự suy giảm khối lượng cơ
kèm theo giảm sức mạnh của cơ hoặc giảm hoạt động chức năng của cơ.
“Thiếu cơ nặng” là khi bệnh nhân thỏa cả ba tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu cơ
(giảm khối lượng cơ, giảm sức cơ và giảm hoạt động chức năng của cơ)

(Bảng 1.2). Nhận biết được giai đoạn của thiếu cơ sẽ giúp bác sĩ lâm sàng lựa
chọn điều trị phù hợp và đưa ra mục tiêu phục hồi hợp lý.
Bảng 1.2: Các giai đoạn thiếu cơ.
Giai đoạn

Khối lượng cơ

Sức cơ

Hoạt động chức năng

Tiền thiếu cơ



Bình thường

Bình thường

Thiếu cơ





Thiếu cơ nặng






Hoặc




“Nguồn: Cruz-Jentoft, 2010” [14]

.


9

1.4. Cách xác định lượng khối cơ
Có nhiều phương pháp khác nhau để xác định khối lượng cơ. Giá cả, sự
tiện lợi và dễ sử dụng là những yếu tố quyết định phương pháp nào được lựa
chọn trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu. Bảng 1.3 đưa ra những phương
pháp đo khối lượng cơ được EWGSOP khuyến cáo.
1.4.1. Công cụ chẩn đốn hình ảnh
Ba cơng cụ chẩn dốn hình ảnh được khuyến cáo sử dụng để ước tính khối
lượng cơ hoặc khối lượng nạc của cơ thể là chụp cắt lớp vi tính (CT scan),
chụp cộng hưởng từ (MRI) và phương pháp hấp phụ năng lượng tia X kép
(DXA) [14].CT và MRI được xem là phương tiện chẩn đoán hình ảnh rất
chính xác để phân biệt được khối mỡ và khối cơ với những loại mô khác
trong cơ thể, điều này khiến cho CT và MRI trở thành tiêu chuẩn vàng trong
việc ước tính khối lượng cơ trong các nghiên cứu. Tuy nhiên chi phí cao và
phơi nhiễm với tia phóng xạ là rào cản lớn nhất đối với phương pháp này,
khiến cho nó khơng được xem là một phương pháp tối ưu để dùng trong thực
hành lâm sàng. DXA là một phương pháp thay thế đầy hứa hẹn có thể sử
dụng được cho cả thực hành lâm sàng và nghiên cứu. Nó có khả năng phân

biệt được mơ mỡ, mô xương và mô nạc khác trong cơ thể. Phương pháp này
sử dụng lượng tia phóng xạ ít hơn nhiều so với CT. Tuy nhiên phương tiện đo
DXA không dễ di chuyển đến những nơi khác nhau, làm hạn chế khả năng sử
dụng của nó trong những nghiên cứu về dịch tễ trong dân số lớn. Ngoài ra, kỹ
thuật đo hấp phụ tia X năng lượng kép không thể phân biệt rõ ràng lượng mô
mỡ rải rác trong cơ hoặc lượng nước được giữ trong cơ. Một hạn chế nữa của
phương pháp này là nó khơng thể ước tính được độ ảnh hưởng của khối mỡ
hoặc tổng trọng lượng của cơ thể đối với khối lượng cơ. Đa số người béo phì
đều tăng khối cơ nhưng đồng thời họ cũng tăng về khối mỡ, dẫn đến tỉ lệ khối

.


10

cơ trên tổng trọng lượng cơ thể sẽ thấp, ngược lại ở người gầy lại có tỉ lệ khối
cơ trên tổng trọng lượng cơ thể cao hơn. Vì vậy khi dùng chỉ số khối cơ SMI
có thể dẫn đến việc phân loại nhầm, ví dụ ta sẽ gặp các trường hợp một người
béo phì có chỉ số SMI cao nhưng lại giảm nặng về khả năng di chuyển và hoạt
động chức năng, trong đó một người gầy có chỉ số SMI thấp lại không bị ảnh
hưởng hoặc bị ảnh hưởng rất ít về khả năng di chuyển và các hoạt động chức
năng [27].
1.4.2. Phân tích trở kháng điện sinh học (BIA)
Phương pháp này cho phép ước tính khối lượng mơ mỡ và mơ nạc của cơ
thể. Phương pháp có giá thành không cao, dễ sử dụng, dễ dàng trang bị, có
tính tin cậy, có thể dùng được cho cả bệnh nhân nằm liệt giường. Phương
pháp BIA đã được nghiên cứu trong vòng hơn 10 năm, kết quả của BIA cho
thấy tương quan tốt với kết quả của MRI. Công thức tiên đốn đã được chuẩn
hóa và các giá trị tham chiếu đã được xác lập cho người trưởng thành nam và
nữ da trắng, kể cả ở người cao tuổi. Vì vậy, BIA có thể là một sự thay thế tốt

cho DXA[14].
1.4.3. Công thức sinh trắc
Mặc dù MRI, CT và DXA là những công cụ đo khối lượng cơ được chứng
minh là có tính giá trị và tin cậy trong việc đo khối lượng cơ xương, nhưng
không dễ để áp dụng những cơng cụ này vào thực tế lâm sàng vì chúng khá
đắt tiền và khó khăn trong vấn đề di chuyển, không thể đo được cho một số
lượng lớn bệnh nhân khi cần thực hiện nghiên cứu với số mẫu lớn hoặc trong
các chương trình tầm sốt sức khỏe ở người cao tuổi, đặc biệt là ở các nước
đang phát triển. Chính vì vậy Solomon Yu [54] và cộng sự đã thực hiện
nghiên cứu và đưa ra công thức sinh trắc ước tính tổng khối lượng cơ ngoại
biên (ASM) = 10,05 + 0,35 x cân nặng – 0,62 x BMI – 0,02 x tuổi + 5,10 (nếu

.


11

là nam giới). Công thức này dùng phương pháp đo DXA làm giá trị tham
chiếu và được nghiên cứu trên dân số Úc ở thành phố Adelaide, thành phố
này là nơi sinh sống của nhiều cộng đồng cư dân gốc Đơng Nam Á, Trung
Quốc, Hàn Quốc, nên có thể áp dụng công thức này vào Việt Nam. Công thức
sinh trắc này giúp cho việc chẩn đoán và điều trị thiếu cơ trên lâm sàng cũng
như áp dụng trong nghiên cứu thiếu cơ trở nên dễ dàng hơn. Chỉ số R2 của mơ
hình tiên lượng này khoảng 90,6% và SEE 1,87 kg. Khi áp dụng công thức
sinh trắc này, giảm khối lượng cơ được định nghĩa là khi SMI (với SMI =
ASM/chiều cao2) < 8,05 kg/m2 đối với nam và < 5,35 kg/m2 đối với nữ.
1.5. Cách đo hoạt động chức năng của cơ
Hiện nay có nhiều bài test hoạt động để đo hoạt động chức năng của cơ,
bao gồm có “bài đánh giá hoạt động chức năng ngắn” (short physical
performance battery (SPPB)), tốc độ đi bình thường, test đi bộ 6 phút và test

đi lên cầu thang [14].
“Bài đánh giá hoạt động chức năng ngắn”: SPPB đánh giá khả năng thăng
bằng, dáng bộ, sức cơ và sự dẻo dai của cơ bằng cách cho người bệnh thực
hiện các bài test như đứng chụm hai chân lại và đứng trên các ngón chân,
đứng chân trước chân sau một phần, đứng chân trước chân sau toàn phần, thời
gian đi bộ 2,5 m (8 feet) và thời gian đứng dậy từ ghế sau đó ngồi xuống lại
lặp lại 5 lần. Mỗi bài test nhỏ này đều đã được sử dụng trong các nghiên cứu
về thiếu cơ. Các bài test này đã được “nhóm làm việc về thiếu cơ thế giới
đồng thuận sử dụng như là chỉ số kết cục lâm sàng trong các nghiên cứu về
người cao tuổi có suy yếu. Điểm cắt cũng đã được định nghĩa. Vì vậy có thể
dùng SPPB như là một bài đánh giá khả năng hoạt động chức năng chuẩn cho
nghiên cứu và thực hành lâm sàng.

.


12

Tốc độ đi bình thường: Buchner và cộng sự đã tìm ra được mối liên quan
khơng tuyến tính giữa sức cơ ở chân và tốc độ đi bình thường; điều này có
nghĩa là chỉ cần một thay đổi nhỏ về khả năng sinh lý của cơ cũng có thể gây
ra một ảnh hưởng lớn và đáng kể đến khả năng hoạt động chức năng ở người
cao tuổi có suy yếu. Trong khi đó, một sự thay đổi đáng kể về sinh lý ở cơ
chân có thể gây ra hậu quả nhỏ và khơng đáng kể ở một người hồn tồn khỏe
mạnh [10]. Từ đó, Guralnik và cộng sự đã thực hiện nghiên cứu và đề nghị sử
dụng tốc độ đi bình thường như một chỉ số để dự đốn khả năng một người bị
tàn phế trong tương lai [24]. Gần đây Cesari và cộng sự đã xác nhận lại sự
quan trọng của tốc độ đi bình thường trong việc tiên đoán những biến cố bất
lợi về sức khỏe (hạn chế vận động, tử vong), ngồi ra ơng cũng cho thấy việc
thực hiện không tốt những bài test sức mạnh cơ chi dưới (đứng thăng bằng và

thời gian đứng lên từ ghế năm lần) cũng có khả năng tiên lượng tương tự [12].
Tốc độ đi bình thường là một phần của “bài đánh giá hoạt động chức năng
ngắn”, nhưng nó cịn có thể được sử dụng một mình trong thực hành lâm sàng
và nghiên cứu.
Thời gian đứng dậy và đi (The timd get-up-and-go (TGUG)): Test thời gian
đứng dậy và đi đo lường thời gian cần thiết để một người thực hiện một loạt
các hoạt động chức năng quan trọng. Bài test TGUG yêu cầu người thực hiện
đứng lên từ ghế, đi bộ một khoảng cách ngắn, sau đó xoay lại, đi về phía ghế
và ngồi xuống lần nữa. Bài test này được dùng chủ yếu để đánh giá khả năng
thăng bằng khi di chuyển. Chức năng thăng bằng được quan sát và đánh giá
theo thang điểm có 5 bậc [38].
Test leo cầu thang (Stair climb power test (SCPT)): Leo cầu thang được sử
dụng như là một test đánh giá sức cơ chi dưới. Kết quả của SCPT có mối
tương quan tốt với những kỹ thuật đo lường sức cơ chi dưới và hoạt động
chức năng chi dưới phức tạp hơn [7].

.


13

Bảng 1.3: Những phương pháp đo khối lượng cơ, sức cơ và hoạt động chức
năng của cơ trong lâm sàng và nghiên cứu.
Biến số đo lường

Nghiên cứu

Thực hành lâm sàng

Đo khối lượng cơ


Chụp cắt lớp vi tính

BIA

(CT)

DXA

Chụp cộng hưởng từ

Phép tính nhân trắc

(MRI)
Phương pháp hấp phụ tia
X năng lượng kép
Phân tích trở kháng điện
sinh học
Sức cơ

Lực nắm tay

Lực nắm tay

Lực co và duỗi đầu gối
Lưu lượng thở ra đỉnh
Hoạt động chức năng

“bài đánh giá hoạt động


SPPB

chức năng ngắn” (short

Tốc độ đi bình thường

physical performance
battery (SPPB))

Test đứng dậy và đi

Tốc độ đi bình thường
Test đứng dậy và đi
Test leo cầu thang
“Nguồn: Cruz-Jentoft, 2010”[14]

.


×