Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

giá trị rmi trong dự đoán khối u buồng trứng ác tính trên bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện từ dũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 154 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

__________________

LÊ MINH TRIẾT

GIÁ TRỊ RMI TRONG DỰ ĐỐN
KHỐI U BUỒNG TRỨNG ÁC TÍNH
TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020

.


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

__________________

LÊ MINH TRIẾT



GIÁ TRỊ RMI TRONG DỰ ĐỐN
KHỐI U BUỒNG TRỨNG ÁC TÍNH
TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
TẠI BỆNH VIỆN TỪ DŨ

NGÀNH: SẢN PHỤ KHOA
MÃ SỐ:

8720105

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN NHẬT THĂNG

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020

.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi là BS. Lê Minh Triết, học viên cao học khóa 2018 - 2020 tại Đại học Y dược
TP. Hồ Chí Minh, chuyên ngành Sản Phụ khoa, xin cam đoan danh dự:
1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của
TS. BS. Trần Nhật Thăng.
2. Cơng trình này khơng trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công
bố tại Việt Nam và trên thế giới.
3. Các số liệu và thơng tin trong nghiên cứu là hồn tồn chính xác, trung thực
và khách quan; các số liệu này đã được chấp thuận và xác nhận tại địa điểm thực
hiện nghiên cứu.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước nhà trường và pháp luật về những cam

kết này.
TP. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 09 năm 2020
Tác giả luận văn

BS. Lê Minh Triết

.


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan
Mục lục
Danh sách chữ viết tắc
Danh mục các hình ảnh
Danh mục các bảng
Đặt vấn đề

....................................................................................................................................................... 01

Mục tiêu nghiên cứu

................................................................................................................................ 03

Chương 1: Tổng quan tài liệu

........................................................................................................... 04

1.1. Tổng quan u buồng trứng .......................................................................................................... 04
1.2. Mô phôi học buồng trứng ......................................................................................................... 05

1.3. Phân loại u buồng trứng theo WHO

.................................................................................

1.4. Giải phẫu và giai đoạn ung thư buồng trứng theo FIGO
1.6. Cận lâm sàng dự đoán u ác buồng trứng

08

......................................... 15

.......................................................................... 18

1.7. Cơng cụ đa phương thức dự đốn u ác buồng trứng
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

.................................................. 22

............................................................ 26

2.1. Đối tượng nghiên cứu ................................................................................................................. 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.3. Y đức

.......................................................................................................... 26

................................................................................................................................................... 37

Chương 3: Kết quả


.................................................................................................................................

3.1. Một số đặc điểm dịch tể

38

............................................................................................................ 38

3.3. Một số công cụ dự đoán u ác buồng trứng

...................................................................... 43

Chương 4: Bàn luận .................................................................................................................................61
4.1. Giá trị RMI trong dự đoán u ác buồng trứng
4.3. Một số đặc điểm dịch tể

................................................................. 61

............................................................................................................ 74

4.5. Một số cơng cụ dự đốn u ác buồng trứng khác

.......................................................... 81

Kết luận ............................................................................................................................................................ 87
Kiến nghị

.......................................................................................................................................................

Tài liệu tham khảo

Phụ lục 1: Phiếu thu thập số liệu
Phụ lục 2: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu

.

88


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BA

Bệnh án

BV

Bệnh viện

CNV

Công nhân viên

DCTC

Dụng cụ tử cung

ĐVT

Đơn vị tính

GPB


Giải phẫu bệnh

HSSV

Học sinh - sinh viên

LNMTC

Lạc nội mạc tử cung

TCCN

Triệu chứng cơ năng

VN

Việt Nam

UL

U buồng trứng lành tính

UA

U buồng trứng ác tính

YTNC

Yếu tố nguy cơ


.


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
ACOG

American College of Obstetricians and Gynecologists
Hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa Kỳ

AUB

Abnormal Uterine Bleeding
Xuất huyết tử cung bất thường

AUC

Area Under (the ROC) Curve
Diện tích dưới đường cong ROC

BMI

Body Mass Index
Chỉ số khối cơ thể

CA125

Cancer Antigen - 125
Kháng nguyên ung thư - 125


CI

Confidence Interval
Khoảng tin cậy

D

Dimension
Kích thước u buồng trứng trên siêu âm

EGTM

European Group on Tumour Markers
Nhóm châu Âu về chất chỉ điểm khối u

FIGO

International Federation of Gynecology and Obstetrics
Liên đoàn Phụ khoa và Sản khoa Quốc tế

FSH

Follicle Stimulating Hormone
Hormon kích thích nang nỗn

Hb

Hemoglobin
Huyết sắc tố


HE4

Human Epididymal protein - 4
Protein mào tinh ở người - 4

IOTA

International Ovarian Tumor Analysis group
Nhóm phân tích u buồng trứng quốc tế

LH

Luteinsing Hormone
Hormone kích thích hồng thể

.


LR

Likelihood Ratio
Tỷ số khả dĩ

MRI

Magnetic Resonance Imaging
Chụp cộng hưởng từ

NPV


Negative predictive value
Giá trị tiên đốn âm tính

OR

Odd Ratio
Tỉ số odd

PCOS

Polycystic Ovary Syndrome
Hội chứng buồng trứng đa nang

PPV

Positive predictive value
Giá trị tiên đốn dương tính

PB

Postmenopausal Bleeding
Xuất huyết (tử cung) sau mãn kinh

RCOG

Royal College of Obstetricians and Gynaecologists
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoàng gia Anh

RMI


Risk of Malignancy Index
Chỉ số nguy cơ ác tính

ROC

Receiver Operating Characteristic curve
Đường cong đặc trưng hoạt động của cơng cụ chẩn đốn

ROMA

Risk of Ovarian Malignancy Algorithm
Thuật tốn nguy cơ u buồng trứng ác tính

Se

Sensitivity
Độ nhạy

Sp

Specificity
Độ đặc hiệu

WHO

World Health Organization
Tổ chức Y tế Thế giới

.



DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Trang
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Hình 1.1. Sự hình thành buồng trứng ................................................................................................................ 05
Hình 1.2. Sự hình thành buồng trứng (2)

.................................................................................. 06

Hình 1.3. Cấu trúc đại thể của buồng trứng

............................................................................. 07

Hình 1.4. Sơ đồ tóm tắt phân loại u buồng trứng theo WHO

......................................... 08

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Hình 2.1. Tóm tắt quy trình thu thập số liệu ............................................................................ 33
Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Hình 3.1. Biểu đổ phân bố tuổi theo bệnh án .......................................................................... 38
Hình 3.2. Biểu đồ phân bố khoa nhập viện

.............................................................................. 42

Hình 3.3. Biểu đồ phân bố UA âm tính giả trên RMI1 ........................................................ 48
Hình 3.4. Biểu đồ phân bố UL dương tính giả trên RMI1 ................................................. 48
Hình 3.5. Đường cong ROC của RMI1 trước mãn kinh
Hình 3.6. Đường cong ROC của RMI1 sau mãn kinh


.................................................... 49

........................................................ 49

Hình 3.7. Biểu đồ phân bố UABT âm tính giả trên RMI2 ................................................. 51
Hình 3.8. Biểu đồ phân bố ULBT dương tính giả trên RMI2 .......................................... 51
Hình 3.9. Đường cong ROC của RMI2 trước mãn kinh

.................................................... 52

Hình 3.10. Đường cong ROC của RMI2 sau mãn kinh ...................................................... 52
Hình 3.11. Biểu đồ phân bố UABT âm tính giả trên RMI3 .............................................. 54
Hình 3.12. Biểu đồ phân bố ULBT dương tính giả trên RMI3........................................ 54
Hình 3.13. Đường cong ROC của RMI3 trước mãn kinh

................................................. 55

Hình 3.14. Đường cong ROC của RMI3 sau mãn kinh ...................................................... 55
Hình 3.15. Biểu đồ phân bố UABT gây tính giả trên RMI4 ............................................. 57
Hình 3.16. Biểu đồ phân bố ULBT gây tính giả trên RMI4 .............................................. 57
Hình 3.17. Đường cong ROC của RMI4 trước mãn kinh

................................................. 58

Hình 3.18. Đường cong ROC của RMI4 sau mãn kinh ...................................................... 58

.


DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Chương 1: Tổng quan tài liệu
Bảng 1.1. Tóm tắt phân loại mơ học u buồng trứng của WHO
Bảng 1.2. Tóm tắt chẩn đốn giai đoạn UA theo FIGO

.............................................

15

.................................................... 17

Bảng 1.3. Giá trị RMI1-4 tại cut-off chuẩn theo nghiên cứu của Yamamoto

.......... 22

Bảng 1.4. Se và Sp RMI1 theo một số nghiên cứu

............................................................... 23

Bảng 1.5. Se và Sp RMI2 theo một số nghiên cứu

............................................................... 23

Bảng 1.6. Se và Sp RMI3 theo một số nghiên cứu

............................................................... 24

Bảng 1.7. Se và Sp RMI4 theo một số nghiên cứu

............................................................... 24


Bảng 1.8. Giá trị mơ hình IOTA theo một số nghiên cứu

................................................ 25

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Bảng 2.1. Các biến số phụ trong nghiên cứu ........................................................................... 31
Bảng 2.2. Bảng 2 x 2

............................................................................................................................ 35

Chương 3: Kết quả nghiên cứu
Bảng 3.1. Tần suất và tỷ lệ một số yếu tố dịch tể

................................................................. 39

Bảng 3.2. Tần suất và tỷ lệ u buồng trứng theo phân loại mô học

.............................. 40

Bảng 3.3. Tần suất u buồng trứng theo phân loại mô học và mãn kinh .................... 41
Bảng 3.4. Tần suất và tỷ lệ u buồng trứng theo GPB và giai đoạn

............................. 42

Bảng 3.5. Mối liên quan giữa CA125 và UA ............................................................................. 43
Bảng 3.6. Giá trị CA125

....................................................................................................................... 43


Bảng 3.7. Mối liên quan giữa các đặc điểm URMI và UA

................................................. 44

Bảng 3.8. Giá trị URMI .......................................................................................................................... 44
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các đặc điểm SA khác và UA

......................................... 45

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa kích thước u buồng trứng và UA ................................ 45
Bảng 3.11. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa IOTA và TCV

................................................... 46

Bảng 3.12. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa IOTA và TCV trước mãn kinh ................. 46
Bảng 3.13. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa IOTA và TCV sau mãn kinh

..................... 46

Bảng 3.14. Giá trị IOTA ..................................................................................................................... 46
Bảng 3.15. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI1 và TCV

.

.................................................... 47


Bảng 3.16. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI1 và TCV trước mãn kinh .................. 47
Bảng 3.17. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI1 và TCV sau mãn kinh


...................... 47

Bảng 3.18. Giá trị RMI1 ...................................................................................................................... 47
Bảng 3.19. Giá trị RMI1 tại cut-off tối ưu trước mãn kinh

.............................................. 49

Bảng 3.20. Giá trị RMI1 tại cut-off tối ưu sau mãn kinh

.................................................. 49

Bảng 3.21. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI2 và TCV

.................................................... 50

Bảng 3.22. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI2 và TCV trước mãn kinh .................. 50
Bảng 3.23. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI2 và TCV sau mãn kinh

...................... 50

Bảng 3.24. Giá trị RMI2 ...................................................................................................................... 50
Bảng 3.25. Giá trị RMI2 tại cut-off tối ưu trước mãn kinh

.............................................. 52

Bảng 3.26. Giá trị RMI2 tại cut-off tối ưu sau mãn kinh

.................................................. 52

Bảng 3.27. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI3 và TCV


.................................................... 53

Bảng 3.28. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI3 và TCV trước mãn kinh .................. 53
Bảng 3.29. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI3 và TCV sau mãn kinh

...................... 53

Bảng 3.30. Giá trị RMI3 ...................................................................................................................... 53
Bảng 3.31. Giá trị RMI3 tại cut-off tối ưu trước mãn kinh

.............................................. 55

Bảng 3.32. Giá trị RMI3 tại cut-off tối ưu sau mãn kinh

.................................................. 55

Bảng 3.33. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI4 và TCV

.................................................... 56

Bảng 3.34. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI4 và TCV trước mãn kinh .................. 56
Bảng 3.35. Bảng 2 x 2 - Liên quan giữa RMI4 và TCV sau mãn kinh

...................... 56

Bảng 3.36. Giá trị RMI4 ...................................................................................................................... 56
Bảng 3.37. Giá trị RMI4 tại cut-off tối ưu trước mãn kinh
Bảng 3.38. Giá trị RMI4 tại cut-off tối ưu sau mãn kinh


.............................................. 58

.................................................. 58

Bảng 3.39. Mối liên quan giữa CA125, RMI1-4 và kích thước u buồng trứng
Bảng 3.40. So sánh giá trị các cơng cụ dự đốn UABT trước mãn kinh

......... 59

................. 59

Bảng 3.41. So sánh giá trị các công cụ dự đoán UABT sau mãn kinh ...................... 60
Chương 4: Bàn luận
Bảng 4.1. So sánh giá trị RMI1

....................................................................................................... 61

Bảng 4.2. So sánh giá trị RMI1 trước mãn kinh .....................................................................62
Bảng 4.3. So sánh giá trị RMI1 sau mãn kinh

......................................................................... 63

Bảng 4.4. So sánh AUC và giá trị RMI1 tại cut-off tối ưu trước mãn kinh

.

............ 64


Bảng 4.5. So sánh AUC và giá trị RMI1 tại cut-off tối ưu trước mãn kinh

Bảng 4.6. So sánh giá trị RMI2

............ 64

....................................................................................................... 65

Bảng 4.7. So sánh giá trị RMI2 trước mãn kinh .....................................................................66
Bảng 4.8. So sánh giá trị RMI2 sau mãn kinh

......................................................................... 66

Bảng 4.9. So sánh AUC và giá trị RMI2 tại cut-off tối ưu trước mãn kinh

............ 67

Bảng 4.10. So sánh AUC và giá trị RMI2 tại cut-off tối ưu trước mãn kinh .......... 67
Bảng 4.11. So sánh giá trị RMI3

.................................................................................................... 68

Bảng 4.12. So sánh giá trị RMI3 trước mãn kinh
Bảng 4.13. So sánh giá trị RMI3 sau mãn kinh

.................................................................. 68

...................................................................... 69

Bảng 4.14. So sánh AUC và giá trị RMI3 tại cut-off tối ưu
Bảng 4.15. So sánh giá trị RMI4


............................................ 69

.................................................................................................... 70

Bảng 4.16. So sánh giá trị RMI4 trước mãn kinh
Bảng 4.17. So sánh giá trị RMI4 sau mãn kinh

.................................................................. 70

...................................................................... 71

Bảng 4.18. So sánh AUC và giá trị RMI4 tại cut-off tối ưu

............................................ 71

Bảng 4.19. So sánh giá trị CA125 ....................................................................................................81
Bảng 4.20. So sánh giá trị IOTA

.

................................................................................................... 85


ĐẶT VẤN ĐỀ
Ung thư buồng trứng là khối u phụ khoa ác tính phổ biến thứ nhì và là loại ung
thư cơ quan sinh dục nguy hiểm nhất. Theo thống kê của viện Ung thư Quốc gia Hoa
Kỳ [50], tỷ lệ ung thư buồng trứng trong giai đoạn 2012 - 2016 là 11,4/100.000 phụ
nữ, xếp sau ung thư nội mạc tử cung (26,7/100.000 phụ nữ). Tuy nhiên, tử suất của
loại ung thư này lên đến 7,0/100.000 phụ nữ, gấp 2,7 lần tử suất của ung thư nội mạc
tử cung và xếp thứ năm trong các loại ung thư ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn, theo nghiên

cứu của Lenhard, 2009 [57], dù được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống sót sau năm
năm của bênh nhân ung thư buồng trứng chỉ đạt 88,9%, với tỷ lệ tái phát lên đến
14,7%. Tại Việt Nam, theo cơ sở dữ liệu GLOBOCAN, 2018 [28], tỷ lệ mắc và tử
vong của ung thư buồng trứng lần lượt là 3,1/100.000 và 1,8/100.000 phụ nữ; tỷ lệ
sống sót sau 5 năm chỉ 47,6%.
Trong quản lý khối u buồng trứng, việc dự đoán được bản chất khối u lành tính
hay ác tính trước phẫu thuật là rất quan trọng. Theo khuyến cáo của Hiệp hội Sản phụ
khoa Hoàng gia Anh (RCOG) [75, 76] và Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG)
[16], khối u buồng trứng với khả năng lành tính cao được quản lý và theo dõi bởi các
đơn vị phụ khoa tổng quát trong nhiều năm và có thể khơng cần can thiệp ngoại khoa.
Tuy nhiên, khối u buồng trứng với nguy cơ ác tính cần được điều trị bằng phương
pháp phẫu thuật càng sớm càng tốt tại các trung tâm ung thư phụ khoa. Hơn thế nữa,
việc đánh giá nguy cơ ác tính giúp bác sĩ tiên lượng và lựa chọn phương pháp phẫu
thuật phù hợp. Cụ thể, với khối u lành tính, phẫu thuật nội soi được khuyến cáo vì
phương pháp này có ít biến chứng và ít đau sau mổ. Ngược lại, với các khối u có nguy
cơ ác tính, phẫu thuật mở bụng được khuyến cáo vì việc lấy sạch tế bào ác tính và
đánh giá giai đoạn ung thư mang ý nghĩa quyết định đến thành công của điều trị [61,
76].
Hiện nay, việc hệ thống lại các tham số, bao gồm đặc điểm u buồng trứng trên
siêu âm, nồng độ các tumour marker trong huyết thanh, tuổi và tình trạng mãn kinh,
thành các thuật toán giúp đánh giá nguy cơ ác tính của u buồng trứng một cách chính
xác hơn. Trong đó, Risk of Malignanghiên cứuy Index 1 (RMI1), được miêu tả lần
đầu tiên trong nghiên cứu của Jacobs, 1990 [51], là một thang điểm đơn giản, sử dụng

.


ba tham số bao gồm đặc điểm định tính trên siêu âm, tình trạng mãn kinh và nồng độ
CA125 huyết thanh. RMI1 có giá trị tương đối tốt trong thực hành lâm sàng; với độ
nhạy 78,0% và độ đặc hiệu 87,0% dựa theo tổng quan hệ thống của Geomini, 2009

[43], RMI1 tại cut-off 200 được RCOG, 2016 [76] khuyến cáo sử dụng trong đánh
giá ban đầu nguy cơ ác tính u buồng trứng, 51. Sau đó, dựa vào RMI1, các nghiên cứu
của tác giả Tingulstad, 1996, 1999 [89, 90], và Yamamoto, 2009 [96] lần lượt đưa ra
các phiên bản cải tiến RMI2, RMI3 và RMI4 với mong muốn cải thiện giá trị thuật
tốn này. Từ đó cho đến nay, nhiều nghiên cứu trên khắp thế giới đã chứng minh
được sự hữu ích của các phiên bản RMI1-4 trong việc dự đốn u buồng trứng ác tính.
Tuy nhiên, do phụ thuộc vào phân bố các loại u buồng trứng, giá trị và cut-off
tối ưu của các RMI1-4 có nhiều khác biệt giữa các nghiên cứu trên thế giới. Cụ thể,
theo nghiên cứu của Campos, 2016 [31], cut-off tối ưu dành cho các RMI1-4 lần lượt
là 93,9, 195,7, 93,9, và 250,4; tại các cut-off này, RMI1-4 có độ nhạy từ 78,0 - 83,0%
và độ đặc hiệu từ 77,0 - 82,0%. Tại Châu Âu, nghiên cứu của Yavuzcan, 2013 [98],
tại Ấn Độ cho thấy RMI1-4 có độ nhạy 75.0% và độ đặc hiệu từ 93,8 - 95,9% tại các
cut-off tối ưu lần lượt là 250,0, 350,0, 250,0, và 450,0; và tác giả này cũng kết luận
RMI1-4 khó có cut-off tối ưu được sử dụng chung trên toàn thế giới. Tại Việt Nam,
nghiên cứu của Nguyễn Như Hoàn, 2016 [05], tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế và
Bệnh viện Trung ương Huế, đề xuất cut-off tối ưu cho RMI1-4 lần lượt là 422,2; 505,7;
422,2 và 657,9, với độ nhạy và độ chuyên đều đạt rất cao là 94.0% và 99.0%; tuy
nhiên, nghiên cứu này có cỡ mẫu khá ít với chỉ 18 trường hợp u buồng trứng ác tính.
Tại khu vực phía Nam, giữa rất nhiều mơ hình dự đốn hiện đại cùng một thực trạng
u buồng trứng ác tính đang có xu hướng được phát hiện ngày càng sớm hơn, liệu các
phiên bản RMI1-4 có chứng minh được giá trị tại các trung tâm ung thư phụ khoa, như
bệnh viện Từ Dũ?
Vì vậy, với mục đích xác định vai trị của các RMI1-4 trong thực hành lâm sàng,
chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Giá trị các phiên bản RMI trong dự đốn khối
u buồng trứng ác tính trên bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Từ Dũ, thành phố
Hồ Chí Minh, 2019 - 2020”

.



MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Xác định giá trị RMI1-4 trên bệnh nhân điều trị nội trú tại bệnh viện Từ Dũ.

MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Xác định độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị tiên đốn dương tính, và giá trị tiên
đốn âm tính các phiên bản RMI1-4 trên dân số nghiên cứu.
2. Xác định cut-off tối ưu trong dự đốn khối u buồng trứng ác tính cho các
phiên bản RMI1-4 trên dân số nghiên cứu.

.


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. TỔNG QUAN U BUỒNG TRỨNG
1.1.1. Định nghĩa
U buồng trứng không phải là một bệnh, mà là tên chung của một nhóm các bệnh
có biểu hiện khối u được phát hiện tại buồng trứng một hoặc hai bên và buồng trứng
là nơi có số lượng các loại khối u lớn nhất trong cơ thể. Các u buồng trứng có thể cơ
năng hoặc thực thể, tân lập hoặc khơng tân lập, lành tính hoặc ác tính, và có nguồn
gốc phơi thai học khác nhau [23, 40].
Trong nội dung của nghiên cứu này, chúng tôi chỉ đề cập đến các u buồng trứng
được chẩn đoán tiền phẫu là u thực thể và đã được điều trị bằng phương pháp phẫu
thuật.
1.1.2. Tần suất
U buồng trứng là một trong những bệnh lý pk thường gặp nhất. Theo tổng quan
của RCOG, 2011 [75], 10,0% tổng số trường hợp phẫu thuật trên BN nữ liên quan
đến u buồng trứng. Mặt khác, trong chương trình tầm sốt ưng thư buồng trứng cho
15.735 phụ nữ trên 55 tuổi theo nghiên cứu của Greenlee 2010 [45], 14,1% trường

hợp có u buồng trứng được phát hiện qua sa ngã âm đạo lần đầu và thêm 8.3% trường
hợp mắc mới sau 1 năm. Hơn thế nữa, u buồng trứng cũng khá phổ biến trên trẻ em
và vị thành niên; theo nghiên cứu của Emeksiz, 2017 [41], tỷ lệ u buồng trứng trên
bệnh nhân 10 - 18 tuổi, nhập viện cấp cứu vì đau vùng chậu, là 18,8%.
Về UA, đây là khối u ác phụ khoa phổ biến thứ nhì và là loại ung thư cơ quan
sinh dục nguy hiểm nhất. Theo thống kê của viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ [50], tỷ
lệ UA, giai đoạn 2012 - 2016, là 11,4/100.000 phụ nữ, xếp sau K nội mạc tử cung
(26,7/100,000 phụ nữ); tỷ lệ UA cao, hơn 8,4/100,000 phụ nữ, cũng được ghi nhận
tại các khu vực Bắc Mỹ, Trung và Đông Âu. Tuy nhiên, tử suất của loại u ác này có
thể lên đến 7,0/100.000 phụ nữ, gấp 2,7 lần so với k nội mạc tử cung và xếp hàng thứ
5 trong các loại K PK, chỉ xếp sau K tại các cơ quan phổi, vú, tụy, và đại tràng. Hơn
nữa, theo nghiên cứu của Lenhard, 2009 [57], sự nguy hiểm của UA còn đươc thể

.


hiện qua việc dù được phát hiện sớm, tỷ lệ sống sót sau 5 năm của BN chỉ đạt 88,9%
và tỷ lệ tái phát lên đến 14,7%. Tại việt nam, theo cơ sở dữ liệu GLOBOCAN, 2018
[28], tỷ lệ mắc và tử vong của ua lần lượt là 3,1/100.000 và 1,8/100.000 phụ nữ, với
tỷ lệ sống sót sau 5 năm là 47,6%.
Tỷ lệ ác tính của u buồng trứng tương đối cao, chiếm từ 10,0 - 30,0% tùy thuộc
vào địa điểm nghiên cứu. Cụ thể, các nghiên cứu của các tác giả, Anton, 2012 [17],
Yamamoto, 2015 [97], và Campos, 2016 [31] ghi nhận tỷ lệ UA trong nhóm u buồng
trứng là khá cao, lần lượt là 45,0%, 25.0%, và 32,2%. Ngược lại, theo các nghiên cứu
tại VN và các nước lân cận, của các tác giả Nguyễn Như Hoàng, 2016 [05], Sheikh,
2017 [69], Oranratanaphan, 2018 [83], Lê Ngọc Diệp, 2019 [01], tỷ lệ ác tính của u
buồng trứng, thấp hơn, lần lượt là, 17,1%, 15,5%, 19,9%, và 13,4%. Tuy nhiên, đây
đều khơng phải là tỷ lệ ác tính của u buồng trứng trên dân số chung, mà chỉ là tỷ lệ
UA trên BN u buồng trứng đã được phẫu thuật; và tỷ lệ này phụ thuộc nhiều vào mơ
hình quản lý u buồng trứng của từng quốc gia. Trên thực tế, theo nghiên cứu về đặc

điểm u buồng trứng của Sadowski, 2018 [79], u buồng trứng tân lập chiếm tỷ lệ
24,8%, và trong số này, UA chiếm 14,7% [79]

1.2. MÔ PHƠI HỌC BUỒNG TRỨNG
1.2.1. Tiến trình hình thành buồng trứng trong thời kỳ phơi thai

Hình 1.1. Sự hình thành buồng trứng
Vào tuần thứ 2 - 6 của phôi thai, các tế bào sinh dục nguyên thủy (2), xuất phát
từ túi nỗn hồng, xâm nhập vào lớp biểu mơ phúc mạc nguyên thủy (7) tại vị trí

.


được gọi là ụ sinh dục. Vào tuần thứ 3 -7 của phôi thai, sau khi khi các tế bào sinh
dục đến trú đóng, biểu mơ phúc mạc ngun thủy dày lên để bao quanh và bảo vệ các
tế bào này. Một phần biểu mô phúc mạc nguyên thủy phát triển về phía trung tâm tạo
thành các dây giới bào (6). Sau đó, các dây giới bào sát bề mặt buồng trứng vẫn tiếp
tục phát triển dày, trong khi phần gần trung tâm thối triển dần [23, 65].

Hình 1.2. Sự hình thành buồng trứng (2)
Vào tuần thứ 3 - 8 của phơi thai, các tế bào có nguồn gốc trung mô và mạch
máu phát triển, chia cắt các đám tế bào sinh dục nguyên thủy thành các tiểu đơn vị
chỉ bao gồm 1 tế sinh dục nguyên thủy và một ít tế bào của dây giới bào. Khi phôi
thai 20 tuần tuổi, tiến trình tạo thành buồng trứng hồn tất; biểu mô phúc mạc nguyên
thủy mỏng dần và trở thành lớp biểu mô bề mặt của buồng trứng. Các cấu trúc được
gọi là noãn nang nguyên thủy bao gồm một tế bào sinh dục nguyên thủy và các tế bào
tùy hành có nguồn gốc từ trung mơ và dây giới bào, tách xa nhau và phân bố đều
khắp trong phần vỏ buồng trứng [23, 65].
Tóm lại, buồng trứng có 3 nguồn gốc và mỗi thành phần tạo nên buồng trứng
đều có thể phát triển bất thường và trở thành nguồn gốc của tân sinh. Như vậy, các

tân lập ở buồng trứng có thể có bản chất mơ học như sau:
- Tân sinh của các tế bào có nguồn gốc biểu mô phúc mạc nguyên thủy;
- Tân sinh của các tế bào dòng sinh dục;
- Tân sinh của các tế bào trung mô [10, 23, 65]

.


1.2.2 Mô học buồng trứng
1.2.2.1. Cấu trúc buồng trứng
Buồng trứng khơng được phúc mạc chính danh bao phủ, tức khơng có thanh
mạc. Buồng trứng được bao phủ bên ngồi bằng một lớp biểu mô vuông, biến đổi dần
thành biểu mô vảy theo tuổi. Tiếp theo lớp biểu mô này là một màng liên kết ít sợi và
tế bào liên kết nhưng nhiều chất căn bản, được gọi là tuna albuginea; và dưới tuna
albuginea là lớp đệm. Buồng trứng được phân chia theo giải phẫu thành 2 phần, phần
vỏ và phẩn tủy, tuy nhiên ranh giới của chúng không thật sự rõ ràng:
- Phần vỏ chứa các nang noãn to nhỏ không đều nằm giữa mô kẽ và mô liên kết,
được cấu tạo bằng nhiều tế bào sợi
- Phần tủy chứa động mạch, tĩnh mạch lớn, bạch huyết, thần kinh.

Hình 1.3. Cấu trúc đại thể của buồng trứng
1.1.3.2. Mô học nang noãn
Nang noãn là thành phần quan trọng nhất của phần vỏ buồng trứng; nhìn chung,
các nang nỗn này có cấu trúc bao gồm một tế bào sinh dục, còn được gọi là tế bào
mầm, được bao quanh bởi các tế bào tùy hành có nguồn gốc trung mơ và dây giới
bào. Tế bào mầm không sản xuất các steroid lẫn các paracrine hay autocrine; và các
tế bào hạt và vỏ tùy hành mới là nơi chế tiết của các hormone này [10, 23]:
- Tế bào hạt là lớp tế bào bao quanh nỗn có nguồn gốc từ các tế bào của dây
giới bào xuất phát từ tế bào biểu mô khoang nguyên thủy. Lớp tế bào này dưới tác
dụng của FSH sẽ tăng trưởng và tiết ra một glycoprotein bao quanh noãn, được gọi

là zona pellucida. Các tế bào hạt, thông qua zona pellucida, tiếp xúc với và dinh

.


dưỡng cho noãn. Tiếp theo, tế bào hạt tăng trưởng và chế tiết tạo nên một hốc gọi là
nang noãn. Ở giai đoạn này, noãn bào gắn chặt với các tế bào hạt ở mô đệm, tạo ra
một cấu trúc nhơ vào bên trong lịng của nang nỗn gọi là gờ noãn (corona radiata).
Cuối cùng, khi nang noãn trưởng thành, cịn được gọi là nang De Graff, với đường
kính 20 - 25 mm. Các tế bào hạt, xếp theo hình hoa hồng, tiết ra những khối nhỏ tạo
nên hình ảnh đặc trưng được gọi là thể Call-Exner; và thể này cũng được gặp trong u
tế bào hạt. Sau khi phóng thích nỗng, các tế bào hạt cịn lại co cụm lại thành hồng
thể. Tế bào nang biệt hóa thành tế bào hạt chế tiết progesterone được bao quanh vởi
tế bào lớp vỏ tiếp tục chế tiết estrogen [10, 23].
- Trong q trình thành tạo và phát triển nỗn nang, tế bào trung mơ của mơ
đệm sẽ phì đại lên để thành lớp tế bào vỏ, và được chia thành hai lớp: vỏ trong và lớp
vỏ ngoài. Tế bào lớp vỏ trong tăng trưởng có dạng đa giác chứa nhiều chất mỡ và có
nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất cho tế bào hạt, vốn khơng mạch máu ni dưỡng.
Trong khi đó, tế bào vỏ trong tiết ra các tiền chất của estrogen, ngun liệu cho q
trình thơm hóa của tế bào hạt [10, 23].

1.3. PHÂN LOẠI U BUỒNG TRỨNG THEO WHO
1.3.1. Tổng quan phân loại mô học u buồng trứng theo WHO
Dựa theo bản chất mô học, các u buồng trứng được phân loại theo hệ thống của
WHO, được công bố vào năm 1973, được chỉnh sửa bổ sung vào năm 2014 và được
công nhận bởi Hiệp hội Quốc tế về Giải phẫu bệnh PK (ISGyP) [23, 33].

U BUỒNG TRỨNG
U cơ năng


U thực thể

Nang nỗn nang
Nang hồng thể

U tân lập

U khơng tân lập

U biểu mô bề mặt

Nang LNMTC

U tế bào mầm

Cấu trúc do viêm

U trung mơ

PCOS

Hình 1.4. Sơ đồ tóm tắt phân loại u buồng trứng theo WHO

.


Hầu như tất cả các u buồng trứng có chỉ định phẫu thuật đều là u thực thể; các
khối u buồng trứng này được chia thành hai nhóm bao gồm u tân lập và u không
không tân lập. Tuy nhiên, phần lớn các u buồng trứng này đều là u tân lập, với 3 phân
nhóm chính: u biểu mơ bề mặt, u tế bào mầm và u trung mô, trong đó u biểu mơ bề

mặt chiếm tỷ lệ cao nhất. Cụ thể, tỷ lệ của 3 phân nhóm u buồng trứng này theo
nghiên cứu Campos, 2016 [31], lần lượt là 48,1%, 15,2%, và 13,9%; tỷ lệ này theo
nghiên cứu của Sheikh, 2017 [83] lần lượt là 64,8%, 3.1%, và 31.1%. Tại Việt Nam,
theo nghiên cứu của Đỗ Thị Minh Nguyệt, 2010 [07], tỷ lệ của 3 phân nhóm u này
lần lượt là 47,6%, 35,5%, và 3,6%.
Một tỷ lệ nhỏ u buồng trứng sau phẫu thuật được xác định là u khơng tân lập,
trong đó, nang LNMTC là một cấu trúc khơng tân lập có ý nghĩa quan trọng nhất và
tỷ lệ loại u buồng trứng này có xu hướng ngày càng tăng trong thời gian gần đây [71].
1.3.2. Sơ lượt một số loại u buồng trứng thường gặp
1.3.2.1. U biểu mô bề mặt
U biểu mô bề mặt là tân sinh của các tế bào tại buồng trứng có nguồn gốc phôi
thai là biểu mô phúc mạc nguyên thủy, bao quanh các tế bào sinh dục nguyên thủy.
Đây là các tân sinh phổ biến nhất của các cấu trúc tân lập buồng trứng, như đã phân
tích, chiếm 50,0 - 60,0% các u buồng trứng đã phẫu thuật; và điều đáng ngại nhất là
các tân lập này chiếm phần lớn các UA. Cụ thể, theo tổng quan của Reid 2017 [73],
90,0% UA có nguồn gốc từ biểu mơ bề mặt. Các nghiên cứu khác của các tác Park
2012 [72], Abdulrahman, 2014 [12], và Simsek, 2014 [81], đều cho thấy tân lập này
này phổ biến nhất trong nhóm UA, với tỷ lệ lần lượt là 78,8%, 83,9%, và 71,5%. Tại
Việt Nam, tỷ lệ này theo nghiên cứu của Vỏ Văn Đức, 2011, 04, là 90,6%.
Trong phân nhóm u buồng trứng này, các tế bào tân sinh sẽ có dạng của một
trong các dạng mà các tế bào biểu mơ lát lịng ống Muller có thể chuyển dạng được.
Về mặt mơ học, ngồi khác biệt về dạng biểu mô tân sinh, sự thay đổi ở mơ đệm cũng
góp phần phân loại u buồng trứng trên GPB. Các loại u biểu mô bề mặt bao gồm [23]:
- Biểu mơ trụ thấp có lơng chuyển: u tuyến dịch trong;
- Biểu mô trụ tiết nhầy: u tuyến dịch nhầy;
- Biểu mô trụ tuyến nội mạc: u dạng nội mạc tử cung;
- Biểu mô dạng ống: u tế bào sáng;

.



- Biểu mô kiểu chuyển tiếp: u Brenner;
- U tế bào ống Muller hỗn hợp ác tính.
Nhìn chung, u biểu mô bề mặt thường xuất hiện trong lứa tuổi sinh sản, tuy
nhiên, theo nghiên cứu của Torre, 2018 [91], tỷ suất mắc UA thuộc phân nhóm này
khá thấp ở BN trẻ tuổi và chỉ tăng lên đáng kể khi BN bước qua tuổi 35; sau đó, tỷ
xuất này tăng đều đặn theo tuổi BN và đạt mức cao nhất, 25,0/100.000, ở nhóm tuổi
75 - 79.
A. U tuyến dịch trong
U tuyến dịch trong là loại u buồng trứng thường xảy ra trong độ tuổi sanh sản,
có bờ trong được lát bởi các tế bào trụ thấp, giống như tế bào của biểu mơ lát lịng
vịi trứng. U tuyến dịch trong có thể lành tính, giáp biên ác hoặc ác tính [23].
U lành tính thường có đặc điểm trên SA bao gồm trơn láng, vỏ mỏng, một bên
hoặc hai bên, đơn thùy hoặc đa thùy, bên trong chứa dịch trong và chiếm khoảng
70,0% các u tuyến dịch trong [23].
Về UA, u tuyến dịch trong được xem là phân nhóm u buồng trứng có khả năng
ác tính cao nhất và chiếm tỷ lệ cao nhất trong nhóm UA. Theo tổng quan của Reid,
2017 [73], khoảng 75,0% UA là u tuyến dịch trong, trong đó 70,0% là grade cao và
5,0% là grade thấp; cịn theo các nghiên cứu của các tác giả Mohammed AB, 2014
[62] và Simsek, 2014 [81] tỷ lệ này lần lượt là 46,2% và 39,5%. Tuy nhiên, có sự
khác biệt về tỷ suất mắc u tuyến dịch trong ác tính giữa các nhóm dân tộc trên thế
giới; cụ thể, theo nghiên cứu của Torre, 2018 [91], tỷ suất này cao nhất trong nhóm
Non-Hispanic (người da trắng, khơng có nguồn gốc từ Tây Ban Nha), 5,4/100.000,
và thấp nhất trong nhóm Châu Á - Thái Bình Dương, 3,4/100.000. Trên thực tế,
nghiên cứu tác giả Lê Ngọc Diệp, 2019 [01], cho thấy tỷ lệ u tuyến dịch trong trong
nhóm UA tại BV Từ Dũ chỉ là 14,4%.
B. U tuyến dịch nhầy
U tuyến dịch nhầy là loại u buồng trứng có lịng u được lát bởi mô trụ cao tiết
nhầy, giống như mô lát kênh cổ tử cung. U tuyến dịch nhầy khá phổ biến, thường
được ghi nhận có các đặc điểm: kích thước lớn, đôi khi lấp đầy khoang chậu và chèn

ép vào khoang bụng, và đa thùy [23]. U tuyến dịch nhầy cũng có thể lành tính, giáp
biên ác hoặc ác tính, và tỷ lệ ác tính được ghi nhận thấp hơn so với u tuyến dịch trong.

.


Theo nghiên cứu của Torre, 2018 [91], tỷ suất mắc u tuyến dịch nhày ác tính là thấp
nhất trong phân nhóm u biểu mơ bề mặt, với tỷ lệ từ 0,4 - 0,7/100.000, thay đổi theo
các nhóm dân tộc.
Điều đáng quan tâm là u tuyến dịch nhày ác tính khơng nhạy với hai tumour
marker UA thông dụng nhất, CA125 và HE4, kể cả UA giai đoạn muộn [84]. Hơn nữa,
một tỷ lệ u tuyến dịch nhày giáp biên khá cao trong nhóm UA cũng được ghi nhận
trong các nghiên cứu của các tác giả Al-Musalhi, 2016 [15], và Lê Ngọc Diệp, 2019
[01], với tỷ lệ này lần lượt là 14,6% và 14,5%.
C. U tuyến dạng LNMTC
U tuyến dạng LNMTC là loại u buồng trứng có lịng u được lát bởi các mô giống
như mô tuyến của nội mạc tử cung. Tuy nhiên, không giống như trường hợp của nang
LNMTC (nang thực thể khơng tân lập, thường lành tính, có vỏ là NMTC và mô đệm
tùy hành), nang tuyến dạng nội mạc tử cung là một u tân lập, chỉ gồm tế bào tương
tự tế bào NMTC, hồn tồn khơng kèm theo mô đệm tùy hành [23].
Gần như tất cả u buồng trứng thuộc loại này đều ác tính; trên thực tế, các nghiên
cứu của các tác giả Simsek, 2014 [81], Al-Musalhi, 2016 [15], Abdalla, 2017 [11],
Kim, 2018 [53], và Lê Ngọc Diệp, 2019 [01], ghi nhận u tuyến dạng LNMTC chiếm
từ 6,3 - 17,1% các UA và hồn tồn khơng có u tuyến dạng LNMTC lành tính. Tuy
nhiên, có khác biệt khá lớn về phân bố UA giữa các nghiên cứu, cụ thể, trong hai
nghiên cứu của các tác giả Kim B và Lê Ngọc Diệp, đều ghi nhận u tuyến dạng
LNMTC là loại Ung thư buồng trứng phổ biến nhất, chứ không phải u tuyến dịch
trong như đã phân tích. Tương tự, tỷ suất mắc loại u tuyến này cũng được ghi nhận
cao nhất ở nhóm dân tộc Châu Á - Thái Bình Dương, 1,1/100.000 theo nghiên cứu
của Torre, 2018 [91].

D. Các u biểu mô bề mặt khác
Các loại u biểu mô bề mặt khác được ghi nhận với tỷ lệ khá thấp, bao gồm:
- U tế bào sáng là u buồng trứng liên quan chặt chẽ với tình trạng LNMTC và
hầu như ác tính. Loại u buồng trứng này cũng có liên quan đến đột biến gene, tuy
nhiên, không là phải đột biến BRCA1/2 [23];
- U Brenner là u buồng trứng dạng đặc vì chứa nhiều mơ đệm và mô xơ bao
quanh lớp tế bào biểu mô và hiếm khi ác tính. Đây là một dạng tân sinh biểu mô lành

.


tính hiếm gặp của buồng trứng, hay gặp hơn ở phụ nữ lớn tuổi và có thể có mối liên
quan với u dịch nhầy tại buồng trứng [23].
- Các u hổn hợp với hai dạng tân sinh được tìm thấy trong cùng một u buồng
trứng. Các tân sinh này có thể đều ác tính, đều lành tính hoặc một lành và một ác [23].
1.3.2.2. U tế bào mầm
U tế bào mầm là u buồng trứng có nguồn gốc là các tế bào sinh dục nguyên
thủy. Trong loại u này, các tế bào đã trải qua một phần của phân bào giảm nhiễm
trong thời kỳ bào thai, và trở thành khối tân sinh theo hai cách khác nhau:
- Thoái giáng trực tiếp từ 2n kép thành 2n, không thông qua phân bào I giảm
nhiễm; đây là các khối u nghịch mầm, với khả năng ác tính rất cao.
- Đi qua phân bào I giảm nhiễm, tạo ra các tế bào n kép; sau đó, các tế bào này
mới thối giáng thành khối u buồng trứng. Đây là các khối u nghịch phơi, với tiềm
năng ác tính thay đổi, nhưng đa số các trường hợp là lành tính [23].
A. U tế bào mầm ác tính
Hầu như tất cả các loại u tế bào thuộc phân nhóm này, bao gồm u nghịch mầm
buồng trứng, các u nghịch phơi buồng trứng hướng ngồi phơi, và các u qi khơng
trưởng thành có khả năng ác tính cực kỳ cao; tuy nhiên trên thực tế, tỷ lệ u tế bào
mầm ác tính rất hiếm [23]. Theo tổng quan của Reid, 2017 [73], chỉ có 2,0 - 3,0% các
UA thuộc nhóm này, thấp nhất trong nhóm u tân lập. Trên thực tế, các UA này hiếm

đến nỗi mà hầu hết các nghiên cứu chung về u buồng trứng đều không phân loại mà
chỉ gom chung các u tế bào mầm ác tính thành một nhóm. Một nghiên cứu về riêng
loại UA này của Newton, 2019 [67], cho thấy loại u tế bào mầm ác tính thường gặp
nhất là u quái chưa trưởng thành, chiếm tỷ lệ 30,4%; các UA thường gặp khác là u
nghịch mầm, 26,8%, và u hổn hợp, 23,2%.
Ngoài ra, trái ngược với việc u biểu mơ bề mặt ác tính thường xảy ra ở BN lớn
tuổi, nghiên cứu của Newton, 2019 [67], ghi nhận u tế bào mầm ác tính thường xảy
ra trên nhóm BN trẻ, với tuổi trung vị là 23,5 [67]. Tương tự, nghiên cứu của Torre,
2018 [91], cũng ghi nhận tỷ suất mắc loại u ác này cao nhất, từ 0,7 - 1,4/100.000, tùy
nhóm dân tộc, tại nhóm tuổi từ 15 - 24 [91].

.


B. U tế bào mầm lành tính
Có hai loại u tế bào mầm có xu hướng lành tính cao là u qi đa mơ và u qi
đơn mơ, trong đó, loại đầu gần như chắc chắn là lành tính. U qi đa mơ có vỏ trơn
láng, bên trong chứa mơ ngoại bì, trung bì và/hoặc nội bì đã trưởng thành (răng, da,
tóc, nang, tuyến mồ hơi và tuyến bã) và đây cũng là một trong những UL phổ biến
nhất trong độ tuổi từ 10 - 30 [23]. Các nghiên cứu của các tác giả Al-Musalhi, 2016
[15] và Abdalla, 2017 [11], đều ghi nhận u quái đa mô là loại UL phổ biến thứ nhì,
với tỷ lệ lần lượt là 20,0% và 20,8%.
1.3.2.3. U trung mô và dây giới bào
U trung mơ và dây giới bào là u buồng trứng có nguồn gốc phôi thai từ mô đệm
sinh dục và dây giới bào, có thể đơn thuần hoặc kết hợp. Nhìn chung, đây là loại u
chiếm tỷ lệ rất thấp trong phân bố UL lẫn UA. Cụ thể, theo nghiên cứu của các tác
giả Simsek, 2014 [81], Yamamoto, 2014 [97], và Al-Musalhi, 2016 [15], tỷ lệ u trung
mô và dây giới bào trong nhóm UL lần lượt chỉ là 2,8%, 3,0%, và 4,2% [15, 81, 97].
Tương tự, theo tổng quan của Reid, 2017 [73], tỷ lệ u buồng trứng này trong nhóm
UA chỉ từ 5.0 - 6.0%. Ngồi ra, nghiên cứu của Torre, 2019 [91], cho thấy tỷ suất

mắc u trung mơ và dây giới bào ác tính là 0,1 - 0,5/100.000, tùy thuộc vào nhóm dân
tộc, và loại UA này thường xuất hiện sau mãn kinh [91].
A. U sợi
U sợi là một loại u mô đệm đơn thuần, khá phổ biến và là U BUỒNG TRỨNG
có tiên lượng lành tính tốt nhất trong nhóm u trung mơ và dây giới bào. Theo các
nghiên cứu của các tác giả Simsek, 2014 [81], Al-Musalhi, 2016 [15], và Abdalla,
2017 [11], trong nhóm UL, chỉ duy nhất u sợi là thuộc phân nhóm u trung mô và dây
giới bào. Cũng theo nghiên cứu của Al-Musalhi, tất cả u sợi đều lành tính và đều xuất
hiện trước mãn kinh.
Một bệnh cảnh khá đặc biệt, trong đó bệnh nhân đến khám khơng phải vì khối
u buồng trứng mà vì một tình trạng nội khoa, được gọi là hội chứng Meigs gồm tam
chứng u sợi buồng trứng lành tính một bên, báng bụng, và tràn dịch màng phổi; bệnh
sẽ thoái lui sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u buồng trứng. Trên thực tế, đây là bệnh
cảnh khá hiếm gặp và các nghiên cứu riêng về hội chứng này đều là những báo cáo
ca bệnh hoặc loạt ca [23].

.


B. U tế bào hạt
U tế bào hạt là loại u dây giới bào đơn thuần thường gặp nhất. Về đại thể, u
thường xảy ra ở một bên, có dạng nang, mật độ mềm hoặc chắc; mặt cắt của khối u
giống với u tuyến nhầy, nhưng chứa đầy dịch máu. Về vi thể, u có đặc trưng mơ học
là các thể Call-Exner giống như lớp tế bào hạt bao quanh noãn [23]. U tế bào hạt chắc
chắc là UA, tuy nhiên độ ác tính tương đối thấp, thường được phát hiện ở giai đoạn
sớm và được điều trị hiệu quả. Theo các nghiên cứu của các tác giả Simsek, 2014
[81], và Al-Musalhi, 2016 [15], u hạt chiếm tỷ lệ lần lượt là 10,4% và 12,6% trong
nhóm UA và tất cả đều xuất hiện sau mãn kinh.
1.3.2.4. U không tân lập
Trong những năm gần đây, một loại u không tân lập đặc biệt có xu hướng ngày

càng gia tăng và ảnh hưởng lớn đến giá trị các cơng cụ dự đốn UA, đó chính là nang
LNMTC. Theo các nghiên cứu của các tác giả Yamamoto, 2014 [97], Al-Musalhi,
2016 [15], và Abdalla, 2017 [11], nang LNMTC là loại UL phổ biến nhất với tỷ lệ
lần lượt là 24,0%, 20,6% và 22,3%; cũng theo nghiên cứu của Yamamoto, đây là
nguyên nhân hàng đầu gây nên hiện tượng dương tính giả của các phiên bản RMI1-4.
Nang LNMTC là cấu trúc khơng tân lập có ý nghĩa quan trọng nhất, với tử cung
khá đặc hiệu bao gồm thống kinh và hiếm muộn. Về cơ chế bệnh sinh, nang LNMTC
được hình thành do sự cấy ghép lên bề mặt buồng trứng của mơ NMTC bình thường
có nguồn gốc từ máu kinh trào ngược và sự cấy ghép này được tiếp nhận khi có các
bất thường về đáp ứng miễn dịch thải trừ mơ cấy, có thể do liên quan đến các đột biến
gene. Sau khi cấy ghép bất thường thành cơng, các tuyến NMTC được hình thành và
hoạt động trên bề mặt buồng trứng. Xuất huyết kinh làm cho các nang bịt này lớn dần
lên do khơng có đường thốt, gây ra một cấu trúc nang, với đặc trưng là viêm, tân
sinh mạch máu, dính và tàn phá cấu trúc lân cận [23, 71]
Hơn nữa, nang LNMTC cũng là chẩn đoán phân biệt quan trọng nhất của u
tuyến dạng lạc NMTC, một loại u buồng trứng gần như chắc chắn là ác tính, do cả
hai loại u buồng trứng chia sẻ những đặc điểm tương đồng về YTNC, tử cung, tumour
marker, thậm chí hình ảnh học qua SA [78].

.


×