Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

khảo sát chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân cao tuổi loãng xương và thiếu xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRƯƠNG THÁI HỒNG ANH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÀM MẶT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ RĂNG - HÀM - MẶT

.

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----------------

TRƯƠNG THÁI HỒNG ANH

ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ ĐÁNH GIÁ
KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG HÀM MẶT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Ngành: RĂNG HÀM MẶT
Mã số: 8720501
Luận văn Thạc sĩ Răng - Hàm - Mặt


Người hướng dẫn khoa học: Ts. Hồ Nguyễn Thanh Chơn

.

Thành Phố Hồ Chí Minh – Năm 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và
kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất
kỳ cơng trình nào khác.

TRƯƠNG THÁI HOÀNG ANH

.


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ............................................. i
DANH MỤC BẢNG .............................................................................................. iii
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ v
DANH MỤC SƠ ĐỒ ............................................................................................ vii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ....................................................................................... viii
MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 3
1.1. Sơ lược về vi khuẩn........................................................................................... 3
1.2. Giải phẫu các khoang hàm mặt liên quan nhiễm trùng [49], [57], [56], [74] ... 8

1.3. Hình ảnh học chẩn đốn nhiễm trùng hàm mặt [12], [14], [56] ..................... 18
1.4. Đường rạch tiếp cận các khoang trong nhiễm trùng hàm mặt [49] ................ 21
1.5. Đái tháo đường ................................................................................................ 27
1.6. Nghiên cứu về nhiễm trùng hàm mặt trên bệnh nhân đái tháo đường. ........... 30
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 32
2.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu........................................................... 32
2.2. Xử lý số liệu .................................................................................................... 49
2.3. Kiểm soát sai lệch thông tin ............................................................................ 49
2.4. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu ................................................................... 49
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 50

.


3.1. Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu ............................................................. 50
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ............................................................... 52
3.3. Đánh giá kết quả điều trị ................................................................................. 59
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................... 64
4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu..................................................... 64
4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng ............................................................... 66
4.3. Đánh giá kết quả của điều trị .......................................................................... 78
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN ................................................................................... 83
KIẾN NGHỊ .......................................................................................................... 85
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

.


i


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
ADA (American Diabetes Asociation)

Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ

BA (Blood Agar)

Thạch máu

Bn

Bệnh nhân

BV ĐHYD Tp HCM

Bệnh viện Đại học Y Dược Thành
phố Hồ Chí Minh

BV RHMTW Tp HCM

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung
Ương Thành phố Hồ Chí Minh

Cs

Cộng sự

CECT


Chụp cắt lớp vi tính có cản quang

(Contrast - Enhanced Computed Tomography)
CLSI

Viện chuẩn thức về Lâm sàng và

(Clinical and Laboratory Standards Institute)

xét nghiệm

CNS (Coagulase – negative staphylococci)

Staphylococcus không tiết coagulase

Đtd

Đái tháo đường

Gr (-)

Gram âm

Gr (+)

Gram dương

I (Intermediate)

Trung gian


IDF (International Diabetes Federation)

Liên đoàn đái tháo đường thế giới

MC (Mac - Conkey)

Thạch Mac – Conkey

MR – VP

Methyl Red Voges – Proskeuker

MHA (Mueller Hinton Agar)

Thạch Mueller Hinton

MODY (Maturity Onset Diabetes of the young) Đái tháo đường của người trưởng
thành khởi phát ở người trẻ
MRI (Magnetic Resonance Imaging)

Cộng hưởng từ

MRSA

Tụ cầu vàng kháng methicillin

(Methicillin - Resistant Staphylococcus aureus)

.



ii

R (Resitant)

Kháng

S (Susceptible)

Nhạy

Sd (Standard Deviation)

Độ lệch chuẩn

SS (Severity Score)

Điểm số độ nặng

Spp. (Species plural)

Lồi

Tb

Trung bình

Vd


Ví dụ

Vk

Vi khuẩn

.


iii

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Đặc điểm vi khuẩn trong nhiễm khuẩn do răng [30], [57] ........................6
Bảng 1.2 Các loại vi khuẩn thường trú vùng miệng [55]...........................................7
Bảng 2.1 Đánh giá mức độ há miệng .......................................................................38
Bảng 2.2 Bảng mức độ trầm trọng nhiễm trùng.......................................................39
Bảng 2.3 Định danh và làm kháng sinh đồ vi khuẩn hiếu khí .................................43
Bảng 2.4 Định danh và làm kháng sinh đồ vi khuẩn kỵ khí ....................................44
Bảng 3.1 Phân bố bệnh nhân theo nhóm tuổi ..........................................................50
Bảng 3.2 Phân bố nguyên nhân gây bệnh (n=30) ....................................................51
Bảng 3.3 Thời gian từ khi xuất hiện triệu chứng tới khi nhập viện .........................52
Bảng 3.4 Phân bố tỷ lệ bệnh nhân sử dụng kháng sinh trước nhập viện .................52
Bảng 3.5 Đánh giá độ há miệng tối đa ở thời điểm nhập viện .................................53
Bảng 3.6 Số lượng bạch cầu và số khoang nhiễm trùng ..........................................54
Bảng 3.7 Phân bố khoang nhiễm trùng ....................................................................55
Bảng 3.8 Độ nặng nhiễm trùng theo thang đo SS* ..................................................56
Bảng 3.9 Đường huyết và HbA1c của bệnh nhân thời điểm nhập viện...................56
Bảng 3.10 Phân bố mức đường huyết thời điểm nhập viện .....................................56
Bảng 3.11 Kết quả nuôi cấy vi khuẩn ......................................................................57
Bảng 3.12 Tỷ lệ thành phần vi khuẩn hiếu khí và kỵ khí. .......................................57

Bảng 3.13 Tỷ lệ nhạy kháng sinh của vi khuẩn hiếu khí .........................................58
Bảng 3.14 Tỷ lệ nhạy kháng sinh của vi khuẩn kỵ khí ............................................58
Bảng 3.15 Phương pháp điều trị và số lần phẫu thuật .............................................59

.


iv

Bảng 3.16 Kết quả điều trị .......................................................................................60
Bảng 3.17 Liên quan giữa thời gian nằm viện và nguyên nhân gây bệnh ...............61
Bảng 3.18 Liên quan giữa thời gian nằm viện và chỉ số SS ....................................61
Bảng 3.19 Liên quan giữa thời gian nằm viện và số khoang nhiễm trùng ..............62
Bảng 3.20 Liên quan thời gian nằm viện và độ há miệng........................................62
Bảng 3.21 Liên quan thời gian nằm viện và chỉ số HbA1c .....................................63
Bảng 4.1 Tỷ lệ nhiễm trùng hàm mặt do răng ở bệnh nhân đái tháo đường qua các
nghiên cứu .................................................................................................................65
Bảng 4.2 Phân bố khoang nhiễm trùng qua các nghiên cứu trên thế giới................72
Bảng 4.3 Tỷ lệ Klebsiella pneumoniae trong một số nghiên cứu ............................75
Bảng 4.4 Thời gian nằm viện trung bình ở một số nghiên cứu trên thế giới ...........80

.


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Cấu trúc của một vi khuẩn ...........................................................................3
Hình 1.2 Khoang má ...................................................................................................9
Hình 1.3 Khoang khẩu cái ...........................................................................................9

Hình 1.4 Khoang dưới lưỡi .......................................................................................10
Hình 1.5 Khoang dưới hàm .......................................................................................11
Hình 1.6 Khoang dưới cằm .......................................................................................12
Hình 1.7 Khoang nhai ...............................................................................................13
Hình 1.8 Khoang dưới cơ cắn ...................................................................................13
Hình 1.9 Khoang chân bướm hàm ............................................................................14
Hình 1.10 Khoang thái dương nơng ..........................................................................15
Hình 1.11 Khoang thái dương sâu ............................................................................15
Hình 1.12 Khoang mang tai ......................................................................................16
Hình 1.13 Khoang bên hầu........................................................................................17
Hình 1.14 Khoang sau hầu ........................................................................................18
Hình 1.15 Áp xe khoang dưới lưỡi bên phải ở lát cắt ngang ....................................20
Hình 1.16 Áp xe khoang bên hầu ..............................................................................21
Hình 1.17 Các đường rạch trong miệng ....................................................................22
Hình 1.18 Các đường rạch ngồi mặt .......................................................................23
Hình 1.19 Áp xe khoang dưới cằm ...........................................................................24
Hình 1.20 Đánh dấu đường rạch dưới hàm ...............................................................25
Hình 2.1 Bộ dụng cụ phẫu thuật cơ bản ....................................................................33

.


vi

Hình 2.2 Đo khoảng cách giữa hai rìa cắn răng cửa .................................................35
Hình 2.3 Hình chụp ngồi mặt bệnh nhân ................................................................35
Hình 2.4 Mẫu mủ sau khi chọc hút ...........................................................................36
Hình 2.5 Dụng cụ cấy vi khuẩn .................................................................................41
Hình 2.6 Thạch BA hiếu khí, kỵ khí .........................................................................42
Hình 2.7 Gói tạo mơi trường kị khí và đèn đọc kết quả định danh ...........................43


.


vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2-1: Tóm tắt quy trình nghiên cứu ..................................................................48

.


viii

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh nhân theo giới (n=30) .....................................................51
Biểu đồ 3.2 Phân bố các triệu chứng lâm sàng .........................................................53

.


1

MỞ ĐẦU
“Nhiễm trùng hàm mặt” là tình trạng nhiễm trùng xảy ra ở các khoang và
mạc vùng hàm mặt. Nguy cơ và mức độ lan rộng nhiễm trùng phụ thuộc vào nhiều
yếu tố, bao gồm sức đề kháng của cơ thể, các bất thường chức năng hoặc giải phẫu,
bệnh lý toàn thân, và độc lực của vi sinh vật gây bệnh [93]. Để đạt được kết quả
điều trị tốt, cần phẫu thuật dẫn lưu mủ, loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và lựa chọn
kháng sinh phù hợp. Ngày nay, mặc dù có nhiều loại kháng sinh diệt khuẩn hiệu quả

cao nhưng “nhiễm trùng hàm mặt” vẫn là bệnh lý nguy hiểm với những biến chứng
nặng như: nhiễm trùng lan rộng đến nhiều khoang vùng đầu cổ, lan xuống trung
thất, suy hơ hấp, sốc nhiễm trùng…có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp
thời và đúng phương pháp. Kháng sinh được dùng đúng, thích hợp sẽ góp phần rút
ngắn thời gian điều trị, giảm nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.
Tại Việt Nam, tình hình kháng kháng sinh trở nên phức tạp do việc sử dụng
kháng sinh lan tràn, hầu hết các thuốc được bán khơng có đơn thuốc kèm theo, bệnh
nhân sử dụng kháng sinh trước khi tới bệnh viện để điều trị [10], [59]. Trên lâm
sàng, bác sĩ thường sử dụng kháng sinh điều trị dựa trên kiến thức và kinh nghiệm
trước khi có kết quả kháng sinh đồ, trong đó kháng sinh nhóm 𝛽-lactam hoặc nhóm
Cephalosporin kết hợp với Metronidazole thường được sử dụng điều trị khởi đầu
đối với nhiễm trùng vùng hàm mặt [21], [82], [88], [91], [96]. Tuy nhiên, hiện nay
có nhiều nghiên cứu cảnh báo về sự giảm nhạy cảm của vi khuẩn với các kháng sinh
thường dùng như Penicillin G, Clindamycin, Metronidazole [20], [26], [50], [84],
điều này làm giảm hiệu quả điều trị của kháng sinh.
Mặt khác, diễn tiến ở những bệnh nhân nhiễm trùng hàm mặt trở nên phức
tạp và khó tiên lượng hơn khi có các bệnh lý nội khoa đi kèm, điển hình là bệnh đái
tháo đường. Hiện nay, đái tháo đường được xem như là một trong những vấn đề
khẩn cấp nhất về bệnh tật trên toàn thế giới, có khoảng 30-80% người mắc đái tháo
đường khơng được chẩn đốn [23]. Năm 2017, trên thế giới có khoảng 424,9 triệu

.


2

người (8,8%) mắc đái tháo đường. Trong đó khoảng 50% số người ở độ tuổi 20-79
khơng biết mình mắc đái tháo đường [23]. Ở Việt Nam tỷ lệ mắc đái tháo đường
cũng tăng nhanh chóng. Năm 2002, theo điều tra của Bệnh viện Nội tiết Trung ương
ở lứa tuổi 30 – 64, tỷ lệ mắc đái tháo đường của cả nước là 2,7%, tỷ lệ này tăng lên

5,7% vào năm 2012 [1], [6].
Trong q trình điều trị, chúng tơi nhận thấy nhiều trường hợp bệnh nhân
nhiễm trùng hàm mặt có bệnh đái tháo đường đi kèm thường xuất hiện mức độ
nhiễm trùng nặng, diễn tiến phức tạp và khó tiên lượng. Vì vậy, chúng tơi tiến hành
nghiên cứu “Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị nhiễm
trùng hàm mặt trên bệnh nhân đái tháo đường” nhằm mục tiêu sau:
Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị
nhiễm trùng hàm mặt trên bệnh nhân đái tháo đường.
Mục tiêu cụ thể
1. Khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng bệnh lý nhiễm trùng hàm mặt
trên bệnh nhân đái tháo đường.
2. Xác định loại vi khuẩn và tỷ lệ nhạy kháng sinh của các loại vi khuẩn phân
lập được trong nhiễm trùng hàm mặt ở bệnh nhân đái tháo đường.
3. Đánh giá kết quả điều trị nhiễm trùng hàm mặt ở bênh nhân đái tháo
đường.

.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sơ lược về vi khuẩn
1.1.1. Danh pháp – Cấu tạo [13]
Tên vi khuẩn được đặt theo hệ thống tên kép của giống và loài.
Tên đầu chỉ giống (genus), chữ cái đầu viết hoa.
Tên sau chỉ lồi, khơng viết hoa.
Ví dụ: Escherichia coli hoặc Staphylococcus aureus.
Cả hai tên xác định loài của một vi khuẩn, được in nghiêng hoặc gạch dưới.

Tên vi khuẩn thường được viết tắt, ví dụ, E. coli hoặc S. aureus.

Hình 1.1 Cấu trúc của một vi khuẩn
Nguồn : Cao Minh Nga, Nguyễn Thanh Bảo, Lý Văn Xuân, Hoàng Tiến Mỹ,
Huỳnh Minh Tuấn (2016), "Vi khuẩn y học", Nhà xuất bản Y Học [13].
Cấu tạo tế bào vi khuẩn gồm:
• Vách tế bào
• Màng tế bào

.


4

• Tế bào chất hay nguyên sinh chất
• Các thành phần cấu tạo phụ: nang, tiêm mao, tua.
1.1.2. Phân loại vi khuẩn [13]
1.1.2.1. Dựa vào phương pháp nhuộm gram
Đa số vi khuẩn thuộc nhóm Gram (+) hoặc Gram (-), dựa theo đáp ứng của
vi khuẩn đối với phương pháp nhuộm Gram, do thầy thuốc Đan Mạch Hans
Christian Gram đưa ra năm 1884. Sự khác biệt giữa Gram (+) và Gram (-) tùy thuộc
vào sự khác biệt cấu trúc vật lý (bề dày) của vách tế bào và một phần có thể do
lượng tương đối lớn lipoprotein và lipopolysaccharide trong vách vi khuẩn Gram(-).
Phân loại 4 nhóm vi khuẩn theo kết quả nhuộm Gram như sau:
• Gram (+): vách vi khuẩn giữ được phẩm nhuộm crystal violet
• Gram (-): vách vi khuẩn khơng giữ được phẩm nhuộm crystal violet
• Khơng phản ứng với phẩm nhuộm Gram
• Nhóm bắt màu Gram thay đổi
1.1.2.2. Dựa vào nhu cầu oxy
Tùy thuộc vào môi trường tăng trưởng có oxy hay khơng, vi khuẩn được chia

ra 4 loại:
• Vi khuẩn hiếu khí bắt buộc: dùng oxy làm chất nhận điện tử cuối cùng, thu
năng lượng từ phản ứng oxy hóa và khơng sống được dưới điều kiện kỵ khí.
• Vi khuẩn kỵ khí tùy nghi: khơng sử dụng oxy để biến dưỡng, thu năng lượng
từ phản ứng lên men, khơng sống được trong khí trường bình thường.
• Vi khuẩn vi hiếu khí: dùng oxy làm chất nhận điện tử cuối cùng nhưng
khơng mọc trong khí trường bình thường và mọc rất khó khăn trong điều
kiện kỵ khí.
• Vi khuẩn kỵ khí: khơng sử dụng oxy để biến dưỡng, thu năng lượng từ phản
ứng oxy hóa hoặc phản ứng lên men, khơng sống được trong khí trường bình
thường hay khí trường có 10% CO2.

.


5

1.1.3. Hệ tạp khuẩn miệng
Mơi trường miệng có một hệ sinh vật đang dạng, bao gồm vi khuẩn, nấm,
Mycoplasma, động vật nguyên sinh và có thể có virus [73], [86].
Vi khuẩn chiếm ưu thế hơn cả, có trên 700 lồi đã được xác định, trong đó có
khoảng 50 – 60% lồi khác nhau có thể ni cấy được và số cịn lại khơng thể ni
cấy được mà phải dùng kĩ thuật sinh học phân tử để định danh. Đa số các chủng cấy
được thuộc giống Streptococcus, Veillonella, Corynebacterium, Actinomyces,
Fusobacterium và Lactobacillus [56], [81] [86].
Điều thú vị là dù có hệ vi sinh vật phức tạp và đa dạng, nhưng nhiều vi sinh
vật thường trú thường được tìm thấy tại các cơ quan lân cận (ruột, da) lại khơng tìm
thấy trong miệng. Điều này chứng tỏ rằng mơi trường miệng có những tính chất
chọn lọc rất đặc trưng [20], [86].
1.1.4. Các vi khuẩn thường gặp vùng miệng [20], [86], [57]

Nhiễm khuẩn răng miệng đa số do các tạp khuẩn sống nội sinh trong môi
trường miệng, tồn tại nhiều trong mảng bám, bề mặt răng, bề mặt niêm mạc, trong
khe nướu…Bao gồm nhiều loại như cầu khuẩn hiếu khí Gram (+), cầu khuẩn kỵ khí
Gram (+), trực khuẩn kỵ khí Gram (-) …
Trong điều kiện sinh lý bình thường, tạp khuẩn khơng có khả năng gây bệnh
nhưng khi sức đề kháng của cơ thể giảm, hoặc do yếu tố tại chỗ như vệ sinh răng
miệng kém, khơ miệng, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập và nguy cơ nhiễm khuẩn có
thể xảy ra.
Vi khuẩn hiếu khí gây nhiễm khuẩn răng thường gặp nhất là Streptococci,
chiếm tỷ lệ khoảng 65% số trường hợp nhiễm khuẩn răng miệng, kế đến là
Staphylococci chiếm tỷ lệ khoảng 5%.
Vi khuẩn kỵ khí gây nhiễm khuẩn do răng gồm nhiều nhóm, tuy nhiên có 2
nhóm chính. Cầu khuẩn kỵ khí Gram (+) chiếm khoảng 65% trường hợp bao gồm
Streptococcus và Peptostreptococcus kỵ khí. Trực khuẩn kỵ khí Gram (-) nuôi cấy

.


6

được trong 3/4 số trường hợp nhiễm trùng do răng, trong đó Prevotella,
Porphyromonas spp. chiếm khoảng 75% trong số đó và Fusobacterium thấy được
trong hơn 50% trường hợp.
Trong số các vi khuẩn kỵ khí, nhiều cầu khuẩn Gram (+) (Streptococcus và
PeptoStreptococcus kỵ khí) và trực khuẩn Gram (-) (Prevotella và Fusobacterium)
đóng vai trị quan trọng trong việc gây bệnh. Cầu khuẩn kỵ khí Gram (-) và trực
khuẩn kỵ khí Gram (+) có ít hoặc khơng có vai trị trong nhiễm khuẩn răng miệng.
1.1.5. Đặc điểm vi khuẩn trong nhiễm trùng hàm mặt do răng [57]
Tính đa vi khuẩn: nhiều nghiên cứu vi sinh đã chứng minh tính đa khuẩn của
các bệnh nhiễm trùng do răng. Phần lớn các nhiễm khuẩn do răng là do đa khuẩn.

Trong hầu hết các nhiễm trùng do răng, có thể xác định trung bình 5 loại vi khuẩn
kết hợp gây bệnh. Phân lập một loại vi khuẩn đơn độc hiếm khi gặp.
Sự kết hợp hiệp đồng của các vi khuẩn hiếu khí – kỵ khí.
Cách thức hiệp đồng của vi khuẩn hiếu khí – kỵ khí xảy ra khi có sự xâm
nhập của các vi khuẩn hiếu khí (aerobic Streptococcus spp.) vào sâu trong mơ, vi
khuẩn xâm nhập càng sâu trong mơ thì độc tính càng cao và quá trình thâm nhiễm
bắt đầu xảy ra dưới dạng viêm mô tế bào. Các vi khuẩn kỵ khí cũng bắt đầu phát
triển và thế oxy hóa tại chỗ thấp (do sự phát triển của vi khuẩn hiếu khí) nên các vi
khuẩn kỵ khí trở nên nổi bật hơn, thậm chí là tác nhân gây bệnh chính. Nhiễm
khuẩn giai đoạn sớm khởi đầu là viêm mô tế bào đặc trưng do nhiễm Streptococcus
hiếu khí và sau đó là giai đoạn mạn tính, áp xe đặc trưng bởi sự nhiễm khuẩn kỵ
khí.
Bảng 1.1 Đặc điểm vi khuẩn trong nhiễm khuẩn do răng [30], [57]
Vi khuẩn
Hiếu khí đơn thuẩn
Kỵ khí đơn thuần
Kết hợp

.

Tỷ lệ %
6%
44%
50%


7

Bảng 1.2 Các loại vi khuẩn thường trú vùng miệng [55]
Vi khuẩn

Hiếu khí
Cầu khuẩn Gram (+)
Streptococci
(viridans group)
Streptococcus mutans
Streptococcus sanguis
Streptococcus mitior
Streptococcus salivarius
Streptococcus faecalis
Staphylococcus epidermidis
Cầu khuẩn Gram (-)
Moraxella
Neisseria spp
Trực khuẩn Gram (-)
Eikenella
Enterobacteriaceae
Trực khuẩn Gram (+)
Corynebacterium
Kỵ khí
Cầu khuẩn Gram (+)
Peptostreptococcus
Trực khuẩn gram (+)
Actinomyces
Lactobacillus
Cầu khuẩn Gram (-)
Veillonella spp.
Trực khuẩn Gram (-)
Fusobacterium
Bacteroides, Porphyromonas, Prevotella
Vi sinh vật khác

Acinetobacter
Xoắn khuẩn
Treponema
Nấm
Candida
a

Tần suất

4a
4
4
4
4
1
4
1
2
1
1
2

4
4
4
4
3
4
1
3

2

Tỷ lệ các loài vi khuẩn: 1, 0%-10%; 2, 11%-30%; 3, 30% – 60%; 4, 0 – 60%

.


8

1.1.6. Đặc điểm vi khuẩn trong nhiễm trùng hàm mặt không do răng [89]
Nhiễm trùng hàm mặt nguồn gốc không do răng có thể gặp do một số nguyên
nhân như nhiễm trùng ngồi da lan sâu vào mơ dưới da, viêm hạch vùng cổ - mặt,
nhiễm trùng tuyến nước bọt, viêm xương hoặc nhiễm trùng sau chấn thương.
Staphylococcus aureus và Streptococci nhóm A là vi khuẩn thường gặp nhất
trong nhóm bệnh lý nhiễm trùng hàm mặt khơng do răng. Ngồi ra có thể gặp S.
pyogenes, Bartonella Henselae, Francisella tularensis, Treponema pallidum trong
viêm hạch vùng cổ - mặt. Trong bệnh lý viêm tuyến nước bọt, Staphylococcus
aureus và vi khuẩn kỵ khí như Prevotella spp., Porphyromonas spp.,
Fusobacterium spp. và Peptostreptococus spp. đóng vai trò quan trọng [28].

1.2. Giải phẫu các khoang hàm mặt liên quan nhiễm trùng [49], [57],
[56], [74]
1.2.1. Khoang tiền đình
Nằm giữa niêm mạc tiền đình miệng và các cơ biểu cảm gần đó. Khoang tiền
đình chứa nhiều mơ liên kết lỏng lẻo bên trong. Thông qua khoảng hở giữa các cơ
biểu cảm, khoang tiền đình thơng thương với các khoang nanh (dưới ổ mắt) và
khoang má.
1.2.2. Khoang má
Khoang má nằm giữa da mặt và cơ mút. Ở phía trước, khoang má tận hết tại
nút modiolus – là nơi gặp nhau của cân cơ mút và cơ vịng mơi. Phía sau, cơ mút

bao bọc quanh bờ trước cành cao xương hàm dưới và tiếp nối với cơ co thắt hầu
trên tại đường đan chân bướm – hàm dưới.
Khoang má chứa cục mỡ má, ống Stenon, động mạch và tĩnh mạch ngang
mặt.
Khoang má thông với khoang nanh, khoang dưới hàm, khoang cơ cắn và
khoang dưới thái dương.

.


9

Nhiễm trùng các răng tiền cối, răng cối hàm trên tiến triển ra phía ngồi trên
cơ mút và nhiễm trùng từ răng cối nhỏ hàm dưới tiến triển ra ngoài qua dưới chỗ
bám cơ mút gây nhiễm trùng khoang má. Ngoài ra, viêm quanh thân răng ở răng cối
lớn thứ ba hàm dưới có thể di chuyển về phía trước dọc theo kênh được hình thành
bởi chỗ bám cơ vào đường chéo ngoài và thân xương hàm dưới. Trong trường hợp
này, ổ mủ nằm đối diện với răng cối lớn thứ nhất hoặc thứ hai. Nếu mủ xuyên qua
cơ ở vùng răng sau, mủ sẽ đi trực tiếp vào khoang má.

Hình 1.2 Khoang má
Nguồn: Fouad, Ashraf F - Endodontic microbiology(2017) [44]
1.2.3. Khoang khẩu cái
Giới hạn phía trên bởi xương khẩu cái, phía dưới là màng xương khẩu cái.
Phía trước giởi hạn bởi xương ổ răng hàm trên, phía sau bởi chỗ bám của màng
xương vào khẩu cái và xương hàm trên. Phía ngồi bởi xương ổ răng hàm trên.

Hình 1.3 Khoang khẩu cái
Nguồn: Christopher J. Haggerty, Robert M.
Laughlin - Atlas of Operative Oral and

Maxillofacial
(2015) [49]

.

Surgery-Wiley-Blackwell


10

Khoang khẩu cái chứa động mạch khẩu cái lớn, động mạch và thần kinh mũi
khẩu. Nhiễm trùng từ răng cửa bên hàm trên hoặc chân trong các răng sau hàm trên
có thể gây nên nhiễm trùng khoang khẩu cái.
1.2.4. Khoang nanh
Giới hạn phía trên bởi bờ dưới ổ mắt, phía dưới là niêm mạc miệng. Phía
trước giới hạn bởi bốn cơ nâng môi (cơ nâng môi trên – cánh mũi, cơ nâng mơi trên,
cơ gị má lớn, cơ gị má bé). Phía sau bởi cơ nâng góc mép. Khoang này chứa động
– tĩnh mạch góc và thần kinh dưới ổ mắt.
Khoang nanh thơng với khoang tiền đình và khoang má.
Nhiễm trùng khoang nanh thường do sự lan tràn nhiễm trùng từ chóp răng
nanh hàm trên. Khoang má có sự thơng thương với khoang nanh, do đó một nhiễm
trùng vùng khoang má có thể lan tràn gây nhiễm trùng khoang nanh.
1.2.5. Khoang dưới lưỡi
Khoang dưới lưỡi được giới hạn bên trên bởi niêm mạc sàn miệng và bên
dưới bởi cơ hàm móng. Mặt trước và mặt ngồi là mặt trong xương hàm dưới. Ở
phía trong, các cơ trong lưỡi và cơ cằm lưỡi chia khoang lưỡi làm hai, bên phải và
bên trái.
Khoang dưới lưỡi thông với khoang dưới hàm ở bờ sau cơ hàm móng và
khoang bên hầu. Bên trong khoang dưới lưỡi là tuyến dưới lưỡi, ống Warton, rốn
tuyến dưới hàm, thần

kinh lưỡi và động, tĩnh
mạch dưới lưỡi.
Nguồn:

Fouad,

Ashraf F - Endodontic
microbiology
[44]
Hình 1.4 Khoang dưới lưỡi

.

(2017)


11

Nhiễm trùng từ các răng cối hàm dưới hoặc chấn thương trực tiếp vùng dưới
lưỡi có thể gây nhiễm trùng khoang này.
1.2.6. Khoang dưới hàm
Giới hạn phía trước của khoang dưới hàm là bụng trước cơ nhị thân. Giới
hạn sau bởi cơ trâm – móng và bụng sau cơ nhị thân. Giới hạn phía trên của khoang
dưới hàm là bờ dưới và mặt trong xương hàm dưới, dưới chỗ bám của cơ hàm móng
vào đường chéo trong. Giới hạn trong của khoang dưới hàm là cơ hàm móng chạy
từ đường chéo trong đến xương móng.
Khang dưới hàm chứa nhánh bờ hàm dưới thần kinh mặt, thần kinh hàm
móng, tuyến dưới hàm, động mạch và tĩnh mạch mặt.
Khoang dưới hàm thông với khoang bên hầu, khoang dưới cằm, khoang dưới
lưỡi và khoang má.

Nhiễm trùng khoang dưới hàm thường xuất phát từ răng cối lớn hàm dưới,
nhiễm trùng lan về phía trong, phá hủy bản trong xương hàm dưới và trực tiếp lan
vào khoang dưới hàm. Sự lan rộng nhiễm trùng khoang dưới cằm hoặc nhiễm trùng
từ khoang dưới lưỡi lan về phía bờ sau cơ hàm móng và gây nhiễm trùng khoang
dưới hàm.

Hình 1.5 Khoang dưới hàm
Nguồn: Fouad, Ashraf F - Endodontic microbiology (2017) [44]

.


12

1.2.7. Khoang dưới cằm
Khoang dưới cằm nằm chính giữa, giới hạn hai bên bởi bụng trước cơ nhị
thân. Giới hạn bên trên là cơ hàm móng, bên dưới là lớp nơng cân cổ sâu. Phía
trước là bờ dưới xương hàm dưới, phía sau là xương móng.
Khoang dưới cằm chứa mơ liên kết lỏng lẻo, hạch bạch huyết dưới cằm và
tĩnh mạch cảnh trước nằm ở phần thấp của khoang.
Khoang dưới cằm thông với khoang dưới hàm.
Nhiễm trùng khoang dưới cằm có thể xuất phát từ một nhiễm trùng do răng
trước hàm dưới, xuyên qua lớp vỏ xương mặt ngoài và đi dưới chỗ bám cơ cằm.
Nhiễm trùng khoang dưới hàm cùng bên cũng có thể gây lan rộng nhiễm trùng
khoang dưới cằm. Nhiễm trùng vết thương ngoài da vùng cằm hoặc gãy xương hàm
dưới vùng cằm cũng có thể gây nhiễm trùng khoang dưới cằm.

Hình 1.6 Khoang dưới cằm
Nguồn: Fouad, Ashraf F - Endodontic microbiology (2017) [44]
1.2.8. Khoang nhai

Khoang nhai là một khoang giải phẫu được bao bọc bởi các lá cân tách ra từ
lớp trước của cân cổ sâu bao quanh các cơ nhai (gồm 4 cơ: cơ cắn, cơ chân bướm
trong, chân bướm ngoài và thái dương) và đi theo cho đến chỗ bám tận của các cơ
này ở sàn sọ. Khoang này gồm 4 khoang

.


×