Tải bản đầy đủ (.pdf) (137 trang)

Hoàn thiện công tác lập dự toán chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng tại phòng lao động thương binh và xã hội thành phố thái bình, tỉnh thái bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1004.62 KB, 137 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ HUYỀN

HỒN THIỆN CƠNG TÁC LẬP DỰ TỐN CHI KINH
PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI NGƯỜI CĨ
CƠNG VỚI CÁCH MẠNG TẠI PHỊNG LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI THÀNH PHỐ THÁI BÌNH,
TỈNH THÁI BÌNH

Chun ngành:

Kế tốn và quản trị kinh doanh

Mã số:

8340301

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Đỗ Quang Giám

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung
thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và
các thơng tin trích dẫn trong luận văn đều đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày


tháng

năm 2019

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự quan
tâm, giúp đỡ tận tình, sự đóng góp q báu của nhiều cá nhân và tập thể.
Trước tiên, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Kế toán và
Quản trị kinh doanh, Ban Quản lý đào tạo – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đỗ Quang Giám đã tận tình
hướng dẫn, dành nhiều cơng sức, thời gian chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian tôi thực
hiện luận văn.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn UBND thành phố Thái Bình, UBND các xã, phường, đã
tạo điều kiện giúp đỡ, cung cấp số liệu, tư liệu khách quan giúp tơi hồn thành luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên,
tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu.
Một lần nữa tơi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2019


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Huyền

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng biểu ....................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ ............................................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài ........................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2


1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2

1.3.

Đối tượng nghiên cứu của đề tài ......................................................................... 3

1.4.

Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................ 3

1.4.1.

Phạm vi về nội dung ........................................................................................... 3

1.4.2.

Phạm vi không gian ............................................................................................ 3

1.4.3.

Phạm vi về thời gian ........................................................................................... 3

Phần 2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................. 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.


Những vấn đề chung về chính sách ưu đãi đối với người có cơng với
cách mạng ........................................................................................................... 4

2.1.2.

Các vấn đề cơ bản về lập dự toán chi ngân sách nhà nước, chi kinh phí
thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng .............................. 10

2.1.3.

Nội dung xây dựng dự tốn chi phí thực hiện chính sách ưu đãi người có
cơng với cách mạng .......................................................................................... 22

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực hiện
chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng .............................................. 27

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 29

iii


2.2.1.

Cơng tác lập dự tốn chi ngân sách nhà nước Việt Nam từ khi có Luật
ngân sách nhà nước cho đến nay ...................................................................... 29


2.2.2.

Các mặt hạn chế, tồn tại trong lập dự toán chi ngân sách nhà nước .......... 34

2.2.3.

Kinh nghiệm của một số địa phương ................................................................ 36

2.2.4.

Bài học kinh nghiệm cho thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình ....................... 39

Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu ............................................ 41
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 41

3.1.1.

Vị trí địa lý ........................................................................................................ 41

3.1.2.

Tình hình kinh tế xã hội .................................................................................... 42

3.1.3.

Khái quát về Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Thái
Bình ................................................................................................................... 44


3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 46

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 46

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 47

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 48

Phần 4. Kết quả và thảo luận ....................................................................................... 49
4.1.

Thực trạng cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực hiện chính sách ưu
đãi người có cơng với cách mạng tại phòng Lao động – Thương binh
và Xã hội thành phố Thái Bình ....................................................................... 49

4.1.1.

Căn cứ xây dựng dự tốn chi thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng
với cách mạng tại Phịng Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố
Thái Bình .......................................................................................................... 51


4.1.2.

Hệ thống định mức chi trợ cấp ưu đãi người có cơng ...................................... 51

4.1.3.

Tình hình tổng hợp và sử dụng dự tốn chi trợ cấp ưu đãi người có cơng .............. 72

4.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng tới cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực hiện
chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại phòng Lao động –
Thương binh và Xã hội thành phố Thái Bình ................................................... 77

4.2.

Đánh giá về cơng tác lập dự tốn của phịng Lao động – Thương binh và
Xã hội thành phố Thái Bình .............................................................................. 84

4.2.1.

Ưu điểm ............................................................................................................ 84

4.2.2.

Nhược điểm ...................................................................................................... 85

iv



4.3.

Hồn thiện cơng tác lập dự tốn tại phịng Lao động – Thương binh và Xã
hội thành phố Thái Bình nhằm nâng cao chất lượng lập dự toán tại đơn vị ........... 89

4.3.1.

Sự cần thiết phải hồn thiện cơng tác dự tốn trợ cấp người có cơng tại
Phịng Lao động-Thương binh và Xã hội Thái Bình ........................................ 89

4.3.2.

Quan điểm và mục tiêu hồn thiện ................................................................... 90

4.3.3.

Hồn thiện cơng tác dự tốn chi trợ cấp ưu đãi người có cơng tại Phòng
Lao động – Thương binh và Xã hội thành phố Thái Bình ................................ 90

Phần 5. Kết luận và kiến nghị .................................................................................... 102
5.1.

Kết luận ........................................................................................................... 102

5.2.

Kiến nghị......................................................................................................... 103

5.2.1.


Đối với Trung ương ........................................................................................ 103

5.2.2.

Đối với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thái Bình ..................... 104

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 105
Phụ lục ........................................................................................................................ 107

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

AHLLVTND

Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân

BMVNAH

Bà mẹ Việt Nam anh hùng

CĐHH

Chất độc hóa học

CM


Cách mạng

HĐKC

Hoạt động kháng chiến

LĐTBXH

Lao động – Thương binh và Xã hội

NCC

Người có cơng

NSNN

Ngân sách Nhà nước

TB

Thương binh

UBND

Ủy ban nhân dân

vi



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Số phiếu và nội dung điều tra ....................................................................... 47
Bảng 4.1. Đối tượng người có cơng tại thành phố Thái Bình ...................................... 52
Bảng 4.2. Định mức chi trợ cấp hàng tháng cho người có cơng với cách mạng
năm 2018 ...................................................................................................... 54
Bảng 4.3. Định mức chi trợ cấp một lần khác trong năm 2018.................................... 58
Bảng 4.4. Định mức về phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình cho thương,
bệnh binh năm 2018 ..................................................................................... 59
Bảng 4.5. Định mức chi bảo hiểm y tế cho đối tượng năm 2018 ................................. 60
Bảng 4.6. Định mức chi trợ cấp ưu đãi giáo dục cho con em thương binh, liệt sỹ
năm 2018 ...................................................................................................... 62
Bảng 4.7. Định mức chi công tác Mộ và nghĩa trang liệt sỹ năm 2018 ....................... 64
Bảng 4.8. Định mức chi quà tết năm 2018 ................................................................... 66
Bảng 4.9. Định mức chi quà 11 ngày lễ năm 2018 ...................................................... 67
Bảng 4.10. Định mức chi sách báo lão thành cách mạng năm 2018 .............................. 68
Bảng 4.11. Định mức chi điều trị, điều dưỡng cho người có cơng năm 2018 ............... 71
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp dự tốn chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người
có cơng với cách mạng năm 2018 ................................................................ 73
Bảng 4.13. Bảng điều chỉnh dự toán chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi
người có cơng với cách mạng năm 2018 ..................................................... 75
Bảng 4.14. Tình hình sử dụng dự tốn năm 2018 của Phịng LĐTBXH thành phố
Thái Bình ..................................................................................................... 76
Bảng 4.15. Đánh giá về hệ thống văn bản thực hiện chính sách ưu đãi đối với
người có cơng............................................................................................... 79
Bảng 4.16. Đánh giá của cán bộ thực thi về việc tuyên truyền, phổ biến chính
sách pháp luật về người có cơng với cách mạng.......................................... 81
Bảng 4.17. Đánh giá về trình độ, năng lực cán bộ thực thi chính sách .......................... 82
Bảng 4.18. Đánh giá về cơng tác lập dự toán chi trợ cấp ưu đãi người có cơng với
cách mạng .................................................................................................... 83
Bảng 4.19. Đánh giá về hệ thống cơ sở vật chất cho thực thi chính sách ưu đãi

người có cơng với cách mạng ...................................................................... 84

vii


Bảng 4.20. Mẫu sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi thường xuyên ................... 96
Bảng 4.21. Mẫu sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp điều dưỡng .................................. 96
Bảng 4.22. Mẫu sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp dụng cụ chỉnh hình ..................... 97
Bảng 4.23. Mẫu sổ quản lý đối tượng hưởng trợ cấp ưu đãi giáo dục ........................... 97

viii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Sơ đồ quy trình dự tốn ngân sách ............................................................... 20
Sơ đồ 2.2. Quy trình lập dự toán chi ngân sách nhà nước Việt Nam ............................ 30
Sơ đồ 2.3. Quy trình xét duyệt và quyết định ngân sách ............................................... 33
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy phịng LĐTBXH thành phố Thái Bình ............................. 45
Hình 3.1. Bản đồ địa giới hành chính thành phố Thái Bình ........................................ 41

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Thị Huyền
Tên luận văn: “Hồn thiện cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực hiện chính sách ưu
đãi người có cơng với cách mạng tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình” .
Ngành: Kế toán và quản trị kinh doanh


Mã số: 8340301

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác lập dự tốn chi
kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại Phịng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm hồn thiện cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi
người có cơng với cách mạng tại đơn vị trong thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thơng tin
thứ cấp từ các phịng ban có liên quan đến dự tốn chi kinh phí thực hiện chính sách ưu
đãi người có cơng với cách mạng tại Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội thành
phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình . Số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu được thu thập từ điều
tra, phỏng vấn đối tượng có liên quan như: Cán bộ quản lý, nhóm đối tượng hưởng
chính sách ưu đãi. Phương pháp phân tích số liệu sử dụng trong luận văn gồm phương
pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh đối chiếu nhằm làm rõ thực trạng cơng tác
dự tốn chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại
Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Thái Bình.
Kết quả nghiên cứu chính
Đề tài khảo sát, đánh giá thực trạng công tác lập dự tốn chi trợ cấp người có cơng
trên địa bàn Thành phố Thái Bình trong thời gian qua như sau: Phịng Lao động TBXH
Thành phố Thái Bình hàng năm đơn vị xây dựng dự toán trên cơ sở các biểu mẫu do Sở
LĐ-TB&XH quy định. Về phần chi trợ cấp người có cơng cũng được chia làm hai phần là
chi trợ cấp thường xuyên và chi trợ cấp một lần. Với tính chất đặc thù của ngành, các đối
tượng tuổi cao, số lượng không ổn định. Tuy nhiên, do không xuất phát từ nhu cầu quản lý
nên việc dự toán chi trợ cấp cho người có cơng chỉ hướng đến mục đích báo cáo chỉ tiêu kế
hoạch và ước tính năm kế hoạch cho đơn vị quản lý cấp trên chứ chưa quan tâm đến khía
cạnh phục vụ cho yêu cầu quản lý trong đơn vị nên còn một số yếu điểm.
Qua kết quả nghiên cứu có hệ thống từ cơ sở lý luận chung, đến việc đánh giá
thực trạng về tổ chức hoạt động đề tài đã tìm ra được nguyên nhân ảnh hưởng tới quá

x



trình lập dự tốn đó là quy trình dự tốn này chưa được xây dựng một cách khoa học
nên chưa hồn thiện mà cịn một số hạn chế như: xây dựng dự toán dựa trên một mục
tiêu chưa chắc chắn, chưa quan tâm đến việc theo dõi, đánh giá dự tốn, chưa cụ thể hố
ai làm việc gì, bộ phận nào lập những dự tốn nào, thiếu nhân sự có trình độ và nhận
thức đúng đắn về dự tốn chi trợ cấp người có cơng, thiếu khâu nghiên cứu các nhân tố
có ảnh hưởng đến dự tốn.
Từ những ngun nhân trên đề tài đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện nhằm
nâng cao chất lượng lập dự toán chi trợ cấp người có cơng tại đơn vị như sau: Hồn
thiện quy trình lập dự tốn chi trợ cấp người có cơng; Hồn thiện mơ hình dự tốn
chi trợ cấp người có cơng; Hồn thiện hệ thống sổ sách phục vụ công tác quản lý đối
tượng NCC; Nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức thực hiện pháp luật ưu đãi
NCC với CM; Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý đối tượng phục
vụ việc lập dự toán.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Thi Huyen
Thesis title: Improving the expenditure estimation for implementation of preferential
policies for people contributing to the revolution at the Department of Labor, War
Invalids and Social Affairs in Thai Binh city, Thai Binh province.
Major: Accounting and Business Adminitration

Code: 8340301

Education organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives

To study the status of the expenditure estimation for implementation of preferential
policies for people contributing to the revolution at the Department of Labor, War Invalids
and Social Affairs in Thai Binh city, Thai Binh province. Based on this research, proposing
solutions to improve the expenditure estimation for implementation of preferential
policies for people contributing to the revolution at the Department in the future.
Materials and Methods
Secondary data was collected from departments related to the expenditure
estimation for implementation of preferential policies for people contributing to the
revolution at the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs in Thai Binh
city, Thai Binh province. Primary data was collected by conducting surveys and
interviews with relevant subjects such as managers, beneficiaries of preferential
policies. Data analysis methods used in this study include descriptive statistical method
and comparative method. These methods were used in order to clarify the status of the
expenditure estimation for implementation of preferential policies for people
contributing to the revolution at the Department of Labor, War Invalids and Social
Affairs in Thai Binh city, Thai Binh province.
Main Findings and Conclusions
The results of survey and assessment on the status of the expenditure estimation
for implementation of preferential policies for people contributing to the revolution at
the Department of Labor, War Invalids and Social Affairs in Thai Binh city was as
follows: The Department of Labor, War Invalids and Social Affairs in Thai Binh City
annually makes an estimate based on the forms set by the Department of Labor, War
Invalids and Social Affairs at provincial level. Regarding the payment of merits for
people contributing to the revolution, it was also divided into two parts: regular and
one-time payment. As the specific characteristics of this field, the subjects are older

xii


people and the number is not stable. However, because it did not originate from

management needs, the expenditure estimation for people contributing to the revolution
only directed to the purpose of reporting the plan targets and estimating the plan year
for superior management units. The aspect of serving management requirements was
not considered, there were still some weaknesses.
Based on the systematic research results from the general theoretical basis, to the
assessment of the status of the operation, the reasons affect on the estimation process
were found. The estimation have not built scientifically, therefore it was not complete
and there were some limitations such as: The estimation based on an uncertain target, it
was not pay attention to monitoring and evaluating the estimation. The estimation did
not point out specific tasks for each staffs and divisions. The lack of qualified staffs
who have right awareness of the expenditure estimation. The research on factors
affecting the estimation was not conducted.
The thesis provided solutions to improve the quality of the expenditure
estimation for implementation of preferential policies for people contributing to the
revolution in the Department as follows: Improving the expenditure estimation process
for people contributing to the revolution; Improving the model of the expenditure
estimation for people contributing to the revolution; Improving the document system to
serve the management; Enhancing the responsibility of officials implementing
preferential policies for people contributing to the revolution; Applying information
technology to the management of estimation.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, có
biết bao người Việt Nam yêu nước đã hiến dâng tính mạng, xương máu, sức lực,
trí tuệ và tuổi trẻ của mình cho đất nước. Tổ quốc và nhân dân ta đời đời ghi nhớ
công ơn to lớn của những người con anh dũng ấy. Việc quan tâm chăm lo đời

sống vật chất, tinh thần cho những người có cơng với nước và gia đình họ là
truyền thống uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc ta, là trách
nhiệm của Đảng, của Nhà nước và của toàn xã hội.
Qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng cụ thể, Đảng ta đã phát động
sâu rộng trong quần chúng nhân dân nhiều phong trào chăm sóc, phụng dưỡng
người có cơng, với nhiều hình thức phong phú, đa dạng và phù hợp với từng địa
phương, đơn vị, đã kịp thời động viên, khích lệ tinh thần người có cơng và gia
đình của họ góp phần ổn định chính trị - xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân
đối với Đảng, tạo nên nét đẹp văn hoá mới trong đời sống xã hội của đất nước ta.
Cùng với cả nước, địa bàn toàn tỉnh Thái Bình nói chung, thành phố Thái
Bình nói riêng trong nhiều năm qua việc triển khai, thực hiện các văn bản hướng
dẫn thi hành của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương về chính sách ưu đãi
người có cơng trong bối cảnh có nhiều thuận lợi: nền kinh tế xã hội trong tỉnh
phát triển tương đối ổn định, mức thu nhập bình qn đầu người tăng hàng năm,
hệ thống chính sách an sinh xã hội được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm,
triển khai thực hiện đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực. Do đó, thực hiện chính sách
như thế nào cho đúng quy định của Nhà nước, đảm bảo công bằng là một việc
làm không đơn giản, đặc biệt cơng tác kế tốn sẽ khơng chỉ là việc ghi chép phản
ánh đơn thuần mà kế toán phải thực sự là hệ thống thông tin kinh tế - tài chính
cung cấp chính xác, kịp thời phục vụ cho việc ra quyết định quản lý và điều hành
hoạt động tài chính của đơn vị. Thơng tin kế tốn cung cấp thơng qua cơng tác
lập dự tốn thu, chi, theo dõi tình hình chấp hành dự tốn và là căn cứ đánh giá
kết quả thực hiện dự tốn.
Hiện nay, Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) thành
phố Thái Bình thực hiện chi trả chế độ trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho trên 7 nghìn
đối tượng người có cơng trên địa bàn thành phố, do đó, để đảm bảo việc chi trợ

1



cấp thường xun cho người có cơng (NCC) được đầy đủ, kịp thời thì cơng tác
lập dự tốn chi ưu đãi người có cơng giữ một vị trí vơ cùng quan trọng.
Dự tốn chi ưu đãi người có cơng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong
việc triển khai thực hiện ngân sách nhà nước hàng năm. Để đảm bảo cho các mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội và các chính sách, chế độ nhà nước được thực hiện
và đạt hiệu quả cao, địi hỏi dự tốn ngân sách chi hàng năm phải được xây dựng
một cách khoa học, chính xác, sát với thực tế và đúng chính sách chế độ của nhà
nước, từ đó sẽ hạn chế tối đa những khó khăn, đồng thời phát huy cao nhất những
thuận lợi, ưu thế để hoàn thành kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước.
Tuy nhiên qua thực tiễn vận hành đã cho thấy công tác lập dự tốn chi kinh phí
thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại Phịng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Thái Bình cịn nhiều bất cập, cụ thể như: việc
rà sốt đối tượng tăng giảm hàng tháng (do chuyển đi nơi khác và nơi khác
chuyển đến hoặc do bệnh tật và cao tuổi từ trần…) cịn chưa chính xác dẫn đến
việc lập dự tốn cịn chưa sát với nhu cầu chi thực tế…Do đó, cần thiết phải
nghiên cứu, đánh giá và hồn thiện cơng tác lập dự tốn chi ngân sách nhà nước
(NSNN), trong đó có cơng tác lập dự tốn chi ưu đãi người có cơng với cách
mạng (CM). Nhận thức được tính cấp thiết này tơi chọn đề tài “Hồn thiện cơng
tác lập dự tốn chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với
cách mạng tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Thái
Bình, tỉnh Thái Bình” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sỹ của mình.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực
hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình, từ đó đề xuất một
số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực hiện chính
sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại đơn vị trong thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về cơng tác lập dự tốn
chi NSNN đối với người có công với cách mạng.
Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác lập dự tốn chi kinh phí thực

hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại Phịng Lao động –
Thương binh và Xã hội thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.

2


Đề xuất một số giải pháp hồn thiện cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực
hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại đơn vị.
1.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực
hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng tại Phòng Lao động Thương binh và Xã hội thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
1.4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Phạm vi về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề chung về thực trạng lập dự tốn
chi kinh phí ưu đãi người có cơng (nguồn kinh phí Trung ương ủy quyền) nhằm
nâng cao hiệu quả cơng tác lập dự tốn chi kinh phí thực hiện chính sách ưu đãi
NCC với cách mạng tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố
Thái Bình, tỉnh Thái Bình hiện nay.
1.4.2. Phạm vi khơng gian
Đề tài nghiên cứu tại Phịng Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố
Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
1.4.3. Phạm vi về thời gian
Đề tài sử dụng số liệu liên quan từ năm 2016 đến 2018. Đề tài thực hiện từ
năm 2018 đến 2019.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Những vấn đề chung về chính sách ưu đãi đối với người có cơng với
cách mạng
2.1.1.1. Khái niệm người có cơng với cách mạng, chính sách ưu đãi đối với
người có cơng với cách mạng
- Người có cơng với cách mạng:
Người có cơng với cách mạng theo Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với
cách mạng là những người đã có thành tích trong cuộc đấu tranh giành độc lập
dân tộc, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Theo Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng, người hoạt động
kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế là người
hoạt động kháng chiến trước ngày 30/4/1945.
Theo Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng số
04/2012/UBTVQH13 ngày 16 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban Thường vụ Quốc
hội (2012) sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với
cách mạng thì người có cơng với cách mạng bao gồm 13 nhóm đối tượng sau:
+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 (LTCM);
+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày
khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 (TKN);
+ Liệt sỹ (LS);
+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH);
+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (AHLLVTND);
+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến (KC);
+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh (TB);
+ Bệnh binh;
+ Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học (NHĐKC
nhiễm CĐHH);
+ Người hoạt động cách mạng, hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày;

4



+ Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc và
làm nghĩa vụ quốc tế;
+ Người có cơng giúp đỡ cách mạng (NCCGĐCM);
+ Thân nhân của người có cơng với cách mạng quy định ở các nhóm
nói trên.
Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng không chỉ quy định đối
tượng được hưởng ưu đãi bao gồm những người có cơng với cách mạng kể trên
mà cịn có cả thân nhân của họ. Đó là những người có quan hệ hơn nhân, huyết
thống hoặc ni dưỡng với người có cơng với cách mạng. Dù đây khơng phải là
người có cơng với cách mạng theo đúng nghĩa nhưng việc thực hiện chính sách
ưu đãi của Nhà nước và xã hội đối với thân nhân của người có cơng với cách
mạng là hết sức cần thiết bởi vì họ cũng là những người chịu thiệt thịi về tinh
thần, tình cảm và cuộc sống của họ phần lớn gặp khơng ít khó khăn do sự cống
hiến, hy sinh của người thân cho đất nước, dân tộc. Vì vậy, ưu đãi thân nhân
người có cơng với cách mạng suy cho cùng cũng là ưu đãi người có cơng với
cách mạng. Đó là đạo lý “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc đồng thời cũng
nhằm hướng tới an sinh xã hội nói chung.
Theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có cơng với cách mạng và Nghị
định số 31/2013/NĐ-CP ngày 9 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chi
tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh ưu đãi người có cơng với cách
mạng thì:
“Thân nhân người có cơng với cách mạng là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc
chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ cịn là người có cơng ni dưỡng
liệt sĩ. Người có cơng ni dưỡng liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ dưới
18 tuổi, thời gian nuôi từ 10 năm trở lên.
Người thờ cúng là người được ủy quyền theo quy định của pháp luật.
Người thờ cúng liệt sĩ là người con hưởng chế độ thờ cúng liệt sĩ, trường
hợp khơng có hoặc khơng cịn con thì người được ủy quyền theo quy định của
pháp luật.

Đại diện thân nhân là người được thân nhân ủy quyền theo quy định của
pháp luật.”
- Chính sách ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng:
Chính sách đối với người có cơng với cách mạng là một chính sách đặc
biệt, nó thể hiện rõ quan điểm và đường lối của Đảng cầm quyền, bản chất ưu

5


việt của một chế độ. Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Nhà nước Việt Nam
non trẻ ra đời gặp rất nhiều khó khăn, thử thách, cùng lúc phải đối mặt với giặc
đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Trong bối cảnh đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn
ln quan tâm đề ra và lãnh đạo thực hiện đúng đắn chính sách đối với những
người hy sinh xương máu vì Tổ quốc.
Chính sách đối với người có cơng với cách mạng đã trở thành nguyên tắc
Hiến định và được ghi nhận trang trọng ở Chương III, Điều 59 của Hiến pháp
2013: “Nhà nước, xã hội tôn vinh, khen thưởng, thực hiện chính sách ưu đãi đối
với người có cơng với nước”. Nghiên cứu về chính sách đối với người có cơng
với cách mạng ở Việt Nam đã có quan điểm cho rằng: Chính sách đối với người
có cơng với cách mạng là đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước căn cứ vào
nhiệm vụ chính trị từng thời kỳ, dựa vào sự phát triển nền kinh tế - xã hội, nhằm
mục tiêu ghi nhận cơng lao, sự đóng góp, hy sinh cao cả của những người có
cơng với cách mạng, tạo mọi điều kiện, khả năng, đền đáp, bù đắp phần nào về
đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với người có cơng với cách mạng.
Theo Thuật ngữ Lao động Xã hội thì: “Chính sách đối với người có cơng
với cách mạng là những quy định chung của Nhà nước bao gồm mục tiêu,
phương hướng, giải pháp về việc ghi nhận cơng lao, sự đóng góp, sự hy sinh cao
cả của người có cơng với cách mạng, tạo mọi điều kiện khả năng góp phần ổn
định và nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần đối với người có cơng với
cách mạng” (Bộ LĐTBXH, 2014).

2.1.1.2. Phân loại chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng
Ưu đãi người có cơng với cách mạng – những cá nhân, cơng dân có cơng
lao, cống hiến đặc biệt với đất nước, với cộng đồng, là sự thể hiện trách nhiệm
của Nhà nước, của cộng đồng xã hội, là sự đãi ngộ đặc biệt, được ưu tiên hơn
mức bình thường đối với người có cơng với cách mạng. Đó có thể là sự ưu tiên
về đời sống vật chất, có thể là sự ưu tiên về đời sống văn hóa, tinh thần.
Ngay từ thời gian đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã có
nhiều phong trào giúp đỡ thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sĩ được nhân dân,
đồn thể, các tổ chức chính trị - xã hội phát động và được thực hiện rất hiệu quả
ở hầu hết các địa phương thuộc vùng tự do như trợ giúp thương binh, bệnh binh,
gia đình liệt sĩ làm nhà ở, giúp ruộng đất, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để
thương binh, bệnh binh về địa phương có cuộc sống ổn định...
Đến nay, ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng trở thành một
nhiệm vụ kinh tế - xã hội trọng tâm của Đảng và Nhà nước ta, nhiều phong trào

6


“Đền ơn đáp nghĩa”, “Uống nước nhớ nguồn” được Nhà nước và cộng đồng xã
hội phát động và phát triển mạnh mẽ trên khắp cả nước với nhiều kết quả hết sức
ấn tượng, đáng khích lệ, tơn vinh.
Ưu đãi người có cơng với cách mạng là sự “đền ơn đáp nghĩa” của cộng
đồng, là sự phản ánh trách nhiệm của Nhà nước, là sự đãi ngộ, ưu tiên đặc biệt về
đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần đối với những cơng dân có nhiều hy sinh,
cống hiến với đất nước nhằm tạo mọi điều kiện, khả năng góp phần ổn định và
nâng cao đời sống.
- Các hình thức cụ thể của ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng:
+ Ưu đãi về trợ cấp:
Ưu đãi về trợ cấp đối với người có cơng với cách mạng được quy định cụ
thể, chặt chẽ và khá phong phú trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật

về ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng với những chế độ khác nhau:
Trợ cấp hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi
người có cơng với cách mạng được cấp hàng tháng đối với đối tượng hưởng ưu
đãi người có cơng với cách mạng như trợ cấp hàng tháng đối với Bà mẹ Việt
Nam anh hùng, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, thương binh, bệnh binh,
người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học cịn sống...
Trợ cấp tuất hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu
đãi người có cơng với cách mạng được cấp hàng tháng cho thân nhân của người
có cơng với cách mạng, tùy từng đối tượng được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi
đối với người có cơng với cách mạng như: trợ cấp tuất hàng tháng đối với bố,
mẹ, vợ hoặc chồng, con liệt sĩ dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp
tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng...
Trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của
pháp luật về ưu đãi người có cơng với cách mạng được cấp hàng tháng đối với đối
tượng là cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, (người có cơng ni dưỡng liệt sĩ), con của
người có cơng với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên sống cô đơn không nơi nương
tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang hưởng trợ cấp tiền tuất hàng
tháng, tùy từng đối tượng được quy định trong Pháp lệnh ưu đãi đối với người có
cơng với cách mạng như: cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ đủ 18 tuổi trở lên
sống cô đơn không nơi nương tựa hoặc con dưới 18 tuổi mồ côi cả cha mẹ đang
hưởng trợ cấp tiền tuất hàng tháng của thương binh suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên được hưởng thêm trợ cấp tiền tuất nuôi dưỡng hàng tháng...

7


Trợ cấp một lần: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về ưu đãi
người có cơng với cách mạng được cấp một lần đối với đối tượng là người có
cơng với cách mạng hoặc thân nhân của họ tùy từng đối tượng được quy định
trong Pháp lệnh ưu đãi đối với người có cơng với cách mạng như trợ cấp một lần

đối với thương binh được xác định có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 5%
đến 20%, người có cơng giúp đỡ cách mạng được Nhà nước tặng thưởng Huy
chương kháng chiến...
Phụ cấp ưu đãi hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp luật về
ưu đãi người có cơng với cách mạng được cấp thêm đối với một số đối tượng
người có cơng với cách mạng có hồn cảnh đặc biệt đang hưởng trợ cấp ưu đãi
hàng tháng.
Phụ cấp người phục vụ hàng tháng: là khoản tiền theo quy định của pháp
luật về ưu đãi người có cơng với cách mạng, được cấp hàng tháng đối với người
trực tiếp đảm nhiệm việc phục vụ, chăm sóc Bà mẹ Việt Nam anh hùng; thương
binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy
giảm khả năng lao động do thương tật, bệnh tật từ 81% trở lên sống ở gia đình.
+ Ưu đãi về giáo dục, đào tạo:
Những người có công với cách mạng và phần lớn là con của họ là những
người chịu nhiều thiệt thòi trong học tập và đào tạo so với các đối tượng khác
trong xã hội bởi những lý do về lịch sử (đặc biệt là thương binh, con của thương,
bệnh binh, liệt sỹ, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học…).
Do đó, Nhà nước đã ban hành chính sách ưu đãi đối với họ trong giáo dục và đào
tạo thông qua các chế độ miễn, giảm, hỗ trợ học phí, trợ cấp hàng tháng, trợ cấp
một lần trong quá trình học tập, đào tạo. Theo quy định hiện hành, tùy từng đối
tượng được hỗ trợ để theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục
quốc dân đến trình độ đại học. Đó khơng những là trách nhiệm, sự đền đáp công
ơn của Nhà nước và nhân dân đối với họ mà còn là động lực giúp đỡ họ vươn
lên, tự lực trong cuộc sống, trong lao động.
+ Ưu đãi về chăm sóc sức khoẻ:
Người có cơng với cách mạng thường là những người bị suy giảm khả
năng lao động, có sức khoẻ bị giảm sút, đặc biệt là đối với các thương, bệnh
binh. Chính vì vậy, việc chăm sóc sức khoẻ đối với những người có cơng với
cách mạng là hết sức cần thiết. Thông qua chế độ điều dưỡng phục hồi sức khỏe,
cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, cấp bảo hiểm y tế.


8


- Các chế độ ưu đãi khác:
Người có cơng với cách mạng và thân nhân của họ được ưu đãi trên tất cả
các phương diện cần thiết của cuộc sống, bên cạnh những chế độ ưu đãi nói trên,
Nhà nước cịn có một số chính sách ưu đãi khác như hỗ trợ, cải thiện về nhà ở,
chăm sóc đời sống tinh thần… theo quy định.
Ngoài ra, Nhà nước thường xuyên chăm lo về đời sống vật chất và tinh
thần đối với người có cơng với cách mạng thơng qua các hoạt động như vào dịp
Tết Nguyên đán, kỷ niệm ngày thương binh, liệt sĩ 27/7 hàng năm, Chủ tịch nước
tặng quà; chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân ở địa phương tổ
chức thăm hỏi, động viên chăm sóc (Phan Thị Thu Mai, 2013).
2.1.1.3. Vai trị, ý nghĩa của việc thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng
với cách mạng
- Vai trị
Ưu đãi người có cơng với cách mạng là một chính sách lớn của Đảng và Nhà
nước ta, đó là sự đãi ngộ đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với người có công, là
trách nhiệm và là sự ghi nhận, tôn vinh những cống hiến của họ đối với đất nước.
Cùng với chính sách bảo hiểm xã hội, cứu trợ xã hội, đền ơn đáp nghĩa là
một trong những bộ phận cấu thành, chiếm vị trí quan trọng nhất hình thành nên hệ
thống chính sách an sinh xã hội tương đối tồn diện, đồng bộ, tiến bộ và công bằng
trong ưu đãi xã hội của Đảng, Nhà nước ta qua các thời kỳ, đặc biệt trong sự
nghiệp đổi mới với tiến trình hội nhập và phát triển hiện nay. Đây là nét đẹp làm
nên tính ưu việt của chế độ ta. Cùng với vai trị chủ đạo của Nhà nước, cơng tác
đền ơn đáp nghĩa có vai trị hết sức quan trọng trong động viên được tiềm năng to
lớn của cộng đồng tham gia chăm sóc, giúp đỡ người và thân nhân NCC. Do đó
thực hiện cơng tác đền ơn đáp nghĩa vừa là nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa là
thể hiện đạo lý, truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc ta với NCC.

- Ý nghĩa
Ưu đãi người có cơng với cách mạng khơng chỉ có ý nghĩa chính trị, kinh
tế, xã hội mà cịn mang tính nhân văn sâu sắc. Nó là sự thể hiện những truyền
thống đạo lý tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức trách
nhiệm, ý thức rèn luyện, phấn đấu vươn lên để cống hiến, hy sinh cho sự nghiệp
gìn giữ, xây dựng và phát triển đất nước, bảo vệ những giá trị tốt đẹp, những
thành quả to lớn mà cha ơng ta đã ra sức gìn giữ.

9


Ưu đãi người có cơng với cách mạng cịn thể hiện được trách nhiệm của
toàn xã hội trong việc thực hiện “đền ơn đáp nghĩa” đối với người có cơng với
cách mạng. Thực hiện hiệu quả công tác đền ơn đáp nghĩa là yếu tố thực hiện
tiến bộ, công bằng xã hội, đặc biệt là có ý nghĩa lịch sử to lớn đó là: góp phần
thúc đẩy kinh tế phát triển, chính trị - xã hội ổn định, quốc phịng an ninh được
giữ vững, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.
Vì vậy, chính sách đối với người có cơng là chính sách vơ cùng quan trọng.
Làm tốt chính sách đối với người có cơng sẽ góp phần vào sự ổn định xã hội, giữ
vững thể chế và ngược lại.
2.1.2. Các vấn đề cơ bản về lập dự toán chi ngân sách nhà nước, chi kinh phí
thực hiện chính sách ưu đãi người có cơng với cách mạng
2.1.2.1. Khái niệm lập dự tốn ngân sách
Lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu đầu tiên và là giai đoạn khởi đầu
trong một quá trình ngân sách ở mỗi quốc gia.
Quá trình ngân sách là tồn bộ những hoạt động lập, chấp hành, quyết
tốn ngân sách của một quốc gia. Quá trình ngân sách được tính từ khi cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện việc hướng dẫn lập dự toán ngân sách nhà
nước cho đến khi báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước đã được Quốc hội phê
chuẩn. Như vậy quá trình ngân sách bao gồm ba khâu hay ba giai đoạn chính là:

Lập dự tốn ngân sách nhà nước; chấp hành ngân sách nhà nước; quyết toán ngân
sách nhà nước.
Lập dự tốn ngân sách nhà nước là q trình xây dựng và quyết định dự
toán thu, chi ngân sách của Nhà nước trong thời hạn một năm. Có thể khẳng định
rằng lập dự toán ngân sách nhà nước là khâu quan trọng của quá trình ngân sách,
bởi lẽ, khâu này tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo của q trình ngân sách
nhà nước. Nếu việc lập dự tốn ngân sách nhà nước được tiến hành trên cơ sở có
đầy đủ căn cứ khoa học và phù hợp với thực tiễn, bảo đảm đúng tiến độ, thời
gian quy định thì việc tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước và quyết tốn ngân
sách nhà nước sẽ có chất lượng và hiệu quả hơn (Vũ Văn Cương, 2008).
Lập dự toán chi ngân sách là lập kế hoạch phân bổ nguồn lực cho các nhu
cầu chi tiêu của nhà nước để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình và đầu tư
phát triển nền kinh tế.

10


2.1.2.2. Đặc điểm của hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước
Hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước có một số đặc điểm sau:
Thứ nhất, hoạt động lập dự toán ngân sách nhà nước được tiến hành hàng
năm và vào trước năm ngân sách. Giai đoạn này được tiến hành trong khoảng
thời gian không giống nhau ở các quốc gia. Ở Việt Nam, giai đoạn lập dự tốn
ngân sách nhà nước có thời gian khoảng 6 tháng, thường bắt đầu vào cuối tháng
năm và kết thúc vào trước ngày 31 tháng 12 hàng năm, khi toàn bộ dự toán ngân
sách và dự án phân bổ ngân sách ở các cấp ngân sách đã được cơ quan có thẩm
quyền quyết định và phân bổ. Đặc điểm này cho phép phân biệt, dù là ở mức độ
tương đối giữa hoạt động lập dự toán ngân sách với hoạt động chấp hành dự toán
ngân sách và hoạt động quyết toán ngân sách nhà nước.
Thứ hai, lập dự toán ngân sách nhà nước là giai đoạn thể hiện rõ nhất sự
tập trung quyền lực nhà nước vào tay Quốc hội, trên cơ sở có sự phân cơng

nhiệm vụ giữa hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước với hệ thống cơ quan quản
lý nhà nước trong hoạt động ngân sách. Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng để
phân biệt giữa khâu lập dự toán ngân sách với các khâu khác trong quá trình
ngân sách, đặc biệt là so với khâu chấp hành ngân sách nhà nước, vốn dĩ thể hiện
vai trò tương đối mờ nhạt của các cơ quan quyền lực nhà nước trong hoạt động
chấp hành dự toán ngân sách. Trong giai đoạn lập dự toán ngân sách nhà nước,
tuy khơng thể phủ nhận được vai trị quan trọng của các cơ quan quản lý nhà
nước trong công tác xây dựng dự toán ngân sách nhà nước nhưng người quyết
định cuối cùng để bảo đảm cho bản dự toán ngân sách nhà nước có hiệu lực pháp
lý thi hành lại là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, đó là Quốc hội. Trong giai
đoạn này, sở dĩ pháp luật trao quyền quyết định tối cao cho Quốc hội chính là để
cho bản dự tốn ngân sách nhà nước thể hiện được đầy đủ nhất ý muốn, nguyện
vọng và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Thứ ba, trong giai đoạn lập dự tốn ngân sách nhà nước, có sự tham gia
của nhiều chủ thể khác nhau và giữa các chủ thể đó có sự phân định trách nhiệm,
quyền hạn một cách rõ ràng. Đặc điểm này cho phép phân biệt giữa việc lập dự
toán ngân sách nhà nước với việc lập dự toán ngân sách của các chủ thể khác như
ngân sách của các đoàn thể xã hội, các doanh nghiệp, ngân sách cá nhân hay
ngân sách của các hộ gia đình. Sở dĩ việc lập dự tốn ngân sách nhà nước phải có
sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau và giữa các chủ thể đó phải được phân

11


×