Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Ứng dụng gis xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện duy tiên, tỉnh hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.41 MB, 97 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN TRƯỜNG SƠN

ỨNG DỤNG GIS XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU
QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT HUYỆN DUY TIÊN,
TỈNH HÀ NAM

Ngành:

Quản lý đất đai

Mã số:

8850103

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Trần Quốc Vinh

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn



Nguyễn Trường Sơn

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi đã nhận được
sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cơ giáo, sự giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Nhân dịp hồn thành luận văn, cho phép tơi được bày tỏ lịng kính trọng và biết
ơn sâu sắc tới PGS. TS. Trần Quốc Vinh đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức,
thời gian và tạo điều kiện cho tơi trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc, Ban Quản lý đào tạo,
Bộ môn Hệ thống thông tin đất đai, Khoa Quản Lý Đất Đai - Học viện Nông nghiệp
Việt Nam đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, thực hiện đề tài và hoàn
thành luận văn.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi
điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hồn thành
luận văn./.
Tơi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 21 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận văn

Nguyễn Trường Sơn

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình ............................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ............................................................................................................ x
Thesis abstract................................................................................................................. xii
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục đích nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Những đóng góp mới, ý nghĩa khoa học và thực tiễn......................................... 2

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu ................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về quy hoạch sử dụng đất ................................................................. 4


2.1.1.

Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất.................................................................. 4

2.1.2.

Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất ................................................................. 4

2.1.3.

Vai trò của quy hoạch sử dụng đất ..................................................................... 6

2.1.4.

Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất ................................ 6

2.1.5.

Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện ................................................ 8

2.1.6.

Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước ................... 9

2.2.

Tổng quan về cơ sở dữ liệu đất đai ................................................................... 17

2.2.1.


Khái niệm ......................................................................................................... 17

2.2.2.

Cấu trúc và kiểu thông tin của cơ sở dữ liệu đất đai......................................... 18

2.2.3.

Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất. .............................................................. 19

2.3.

Tổng quan về hệ thống thông tin địa lý (GIS) .................................................. 21

2.3.1.

Những vấn đề cơ bản về GIS ............................................................................ 21

2.3.2.

Các bộ phận cấu thành GIS .............................................................................. 21

2.3.3.

Chức năng của GIS ........................................................................................... 23

2.4.

Tình hình ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai ........................ 24


iii


2.4.1.

Trên thế giới ..................................................................................................... 24

2.4.2.

Ở việt nam ........................................................................................................ 26

2.5.

Giới thiệu phần mềm gis xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất ........ 28

2.5.1.

Phầm mềm Arcgis ............................................................................................ 28

2.5.2.

Arcgis Online .................................................................................................... 29

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu.......................................................... 32
3.1.

Địa điểm nghiên cứu ......................................................................................... 32

3.2.


Thời gian nghiên cứu ........................................................................................ 32

3.3.

Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 32

3.4.

Nội dung nghiên cứu .................................................................................................. 32

3.4.1.

Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội, tình hình quản lý đất đai và sử dụng đất
huyện Duy Tiên, Tỉnh Hà Nam ................................................................................. 32

3.4.2.

Khái quát phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ............................................................................................. 32

3.4.3.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch ................................................................... 32

3.4.4.

Khai thác cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất ................................................ 33

3.5.


Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 33

3.5.1.

Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp ................................................. 33

3.5.2.

Phương pháp xây dựng CSDL .......................................................................... 33

3.5.3.

Phương pháp xử lý số liệu của GIS .................................................................. 35

3.5.4.

Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ............................................................ 35

3.5.5.

Phương pháp chia sẻ thông tin quy hoạch sử dụng đất .................................... 35

Phần 4. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 36
4.1.

Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam ............................................................................................ 36

4.1.1.


Điều kiện tự nhiên ............................................................................................ 36

4.1.2.

Thực trạng phát triển kinh tế xã hội huyện Duy Tiên....................................... 40

4.1.3.

Đánh giá chung điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Duy Tiên ............... 43

4.1.4.

Phân tích, đánh giá tình hình thực hiện một số nội dung quản lý nhà nước về
đất đai ............................................................................................................... 45

4.1.5.

Hiện trạng sử dụng đất huyện Duy Tiên ........................................................... 50

4.1.6.

Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2015 – 2020 huyện Duy Tiên .. 51

iv


4.2.

Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất................................................ 55


4.2.1.

Điều tra thu thập dữ liệu ................................................................................... 56

4.2.2.

Biên tập bản đồ ................................................................................................. 56

4.2.3.

Thiết kế nội dung của CSDL ............................................................................ 57

4.2.4.

Xây dựng cơ sở dữ liệu không gian .................................................................. 58

4.2.5.

Xây dựng cơ sở dữ liệu thuộc tính.................................................................... 61

4.3.

Khai thác thơng tin CSDL QHSDĐ đến năm 2020 của huyện Duy Tiên, tỉnh
Hà Nam ............................................................................................................. 68

4.3.1.

Thống kê diện tích ............................................................................................ 69

4.3.2.


Tra cứu thông tin quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất ..................... 72

4.3.3.

Xây dựng bản đồ chuyên đề ............................................................................. 73

4.3.4.

Ứng dụng Arcgis Online chia sẻ thông tin quy hoạch sử dụng đất .................. 73

Phần 5. Kết luận và kiến nghị...................................................................................... 80
5.1.

Kết luận............................................................................................................. 80

5.2.

Kiến nghị .......................................................................................................... 80

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 82

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa Tiếng Việt


BĐHTSDĐ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

BĐQHSDĐ

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất

BTNMT

Bộ Tài nguyên và Môi trường

CSDL

Cơ sở dữ liệu

GIS

Hệ thống thông tin đất đai

KHSDĐ

Kế hoạch sử dụng đất

LĐĐ

Luật Đất đai

QHSDĐ


Quy hoạch sử dụng đất

SDĐ

Sử dụng đất

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1. Thống kê diện tích đất đai năm 2018 ............................................................. 51
Bảng 4.2. Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất 2015 – 2020 ........................... 52
Bảng 4.3. Bảng thuộc tính lớp đường địa giới hành chính ............................................. 61
Bảng 4.4. Bảng thuộc tính lớp địa giới hành chính ........................................................ 62
Bảng 4.5. Thuộc tính thơng tin của lớp thủy hệ.............................................................. 63
Bảng 4.6. Thuộc tính thơng tin của lớp giao thơng ........................................................ 65
Bảng 4.7. Bảng thuộc tính lớp điểm đại danh, ghi chú ................................................... 66
Bảng 4.8. Thuộc tính thơng tin của lớp thửa đất ............................................................ 66
Bảng 4.9. Thuộc tính thơng tin của lớp quy hoạch sử dụng đất ..................................... 67

vii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1.


Ảnh minh họa CSDL đất đai...................................................................... 17

Hình 4.1.

Sơ đồ vị trí huyện Duy Tiên ...................................................................... 36

Hình 4.2.

Quy trình xây dựng CSDLQHSDĐ................................................................ 56

Hình 4.3.

Nhóm dữ liệu trong Geodatabase .............................................................. 58

Hình 4.4.

Hình minh họa dữ liệu khơng gian lớp địa giới hành chính ...................... 59

Hình 4.5.

Hình minh họa dữ liệu khơng gian lớp đường ranh giới ........................... 59

Hình 4.6.

Hình minh họa dữ liệu không gian lớp thủy hệ ......................................... 59

Hình 4.7.

Hình minh họa dữ liệu khơng gian lớp giao thơng .................................... 60


Hình 4.8.

Hình minh họa dữ liệu khơng gian lớp điểm địa danh, ghi chú dữ liệu
không gian đất đai chuyên đề .................................................................... 60

Hình 4.9.

Hình minh họa dữ liệu khơng gian lớp hiện trạng sử dụng đất ................. 60

Hình 4.10.

Hình minh họa dữ liệu khơng gian lớp quy hoạch sử dụng đất ................. 61

Hình 4.11.

Hình minh họa đường địa giới hành chính huyện Duy Tiên ..................... 62

Hình 4.12.

Hình minh họa địa giới hành chính huyện Duy Tiên................................. 63

Hình 4.13.

Hình minh họa dữ liệu thuộc tính lớp thủy hệ ........................................... 64

Hình 4.14.

Hình minh họa dữ liệu thuộc tính lớp giao thơng ...................................... 65

Hình 4.15.


Hình minh họa dữ liệu thuộc tính lớp địa danh, ghi chú ........................... 66

Hình 4.16.

Hình minh họa dữ liệu thuộc tính lớp hiện trạng sử dụng đất ................... 67

Hình 4.17.

Hình minh họa dữ liệu thuộc tính lớp QHSDĐ ......................................... 68

Hình 4.18.

Thống kê tổng diện tích các loại đất trong quy hoạch ............................... 69

Hình 4.19.

Hình minh họa kết quả thống kê các cơng trình trong kế hoạch sử dụng đất
huyện Duy Tiên năm 2019......................................................................... 70

Hình 4.20.

Hình minh họa kết quả thống kê quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm
2020 trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ...................................... 71

Hình 4.21.

Thơng tin thửa đất quy hoạch .................................................................... 72

Hình 4.22.


Hình minh họa kết quả tìm kiếm QH Đất có di tích lịch sử - văn hóa tại xã
Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam ................................................... 73

Hình 4.23.

Đăng nhập vào Arcgis Online .................................................................... 74

Hình 4.24.

Nội dung thư mục dữ liệu sau khi chia sẻ lên Arcgis Online .................... 75

viii


Hình 4.25.

Phương án quy hoạch sử dụng đất huyện Duy Tiên đến năm 2020 trên ứng
dụng ArcGIS Online .................................................................................. 75

Hình 4.26.

Phân quyền truy cập CSDL ........................................................................... 76

Hình 4. 27. Tra cứu thông tin QHSDĐ huyện Duy Tiên trên ArcGis Online .............. 77
Hình 4.28.

Hình minh họa tìm kiếm cơng trình trong phương án QHSDĐ trên ArcGIS
Online......................................................................................................... 78


ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Nguyễn Trường Sơn
Tên Luận văn: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”.
Ngành: Quản lý đất đai;

Mã số: 8850103

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam (VNUA)
Mục đích nghiên cứu
- Xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 của huyện Duy
Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Khai thác cơ sở dữ liệu và cung cấp thông tin phương án quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 trên địa bàn huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu nhập số liệu thứ cấp dùng để thu nhập các loại thông tin về điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của các khu vực nghiên cứu.
Phương pháp xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất để chuẩn hóa, xử
lý biên tập và xây dựng cơ sở dữ liệu không gian và thuộc tính bằng phần mềm
ArcGIS Deskop.
Phương pháp xử lý số liệu của GIS để sử dụng tìm kiếm bằng SQL, chồng xếp
bản đồ, tạo vùng đệm, nhằm thực hiện các bài toán ứng dụng.
Phương pháp thống kê và xử lý số liệu dùng để tiến hành phân tích, chọn lọc và
xử lý, đưa ra các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học và thực tiễn.
Phương pháp WebGIS dùng để chia sẻ cơ sở dữ liệu đã được xây dựng lên
Website giúp cho mọi người có thể tiếp cận thông tin về quy hoạch sử dụng đất một
cách dễ dàng bằng ứng dụng WebGIS trực tuyến ArcGIS Online.

Kết quả chính và kết luận
Cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất huyện Duy Tiên được xây dựng gồm: Cơ sở
dữ liệu không gian và cơ sở dữ liệu thuộc tính và được phân chia thành các nhóm cơ
bản: Địa giới hành chính, giao thơng, thủy hệ, địa danh, thửa đất.
Với những kết quả đã đạt được, có thể sử dụng CSDL để tính tốn các chỉ tiêu
trong quy hoạch cũng như các phân tích, thống kê và xuất dữ liệu phục vụ các mục đích
cần thiết như: tổng hợp diện tích đất theo mục đích sử dụng trong quy hoạch; phân tích,
đánh giá sự thay đổi về sử dụng đất; đưa ra kế hoạch sử dụng đất hàng năm.

x


Việc ứng dụng công nghệ WebGIS trong việc chia sẻ bản đồ tạo ra từ ArcGIS
Deskop lên ArcGIS online sẽ giúp cho mọi người không chỉ các nhà quản lý mà cả
người dân cũng có thể tiếp cận thơng tin về quy hoạch sử dụng đất một cách dễ dang
qua nhiều thiết bị thông tin khi họ được cung cấp địa chỉ truy cập. Tuy nhiên, cơ sở dữ
liệu đưa lên ArcGIS online vẫn còn nhiều hạn chế như: tài khoản đăng ký có thời hạn sử
dụng là 30 ngày, cơ sở dữ liệu đưa lên web bị giới hạn về dung lượng.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Nguyen Truong Son.
Thesis title: “Application of GIS to build the land use planning database in Duy Tien
district, Ha Nam province”.
Major: Land Management

Code: 8850103


Educational Organigation: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research objectives
- To establish a database of land use planning by 2020 of Duy Tien District, Ha
Nam Province.
- To exploit the database and provide information on land use planning by 2020 of
Duy Tien District, Ha Nam Province.
Research Methods
Method of collecting secondary data is used to collect all kinds of information on
natural condition, ecomomic and social aspects in researching area.
Method of database building is to standardize, handle, edit and build attibute and
spatial database by using ArcGIS Desktop software.
Data processing method of GIS was used to search by SQL, overlap maps, make
buffer zone, in order to implement reality applications.
Method of statistics and data analysis is used to conduct analysis, selection and
processing, giving reasonable data with scientific and practical basis.
Methods of WebGIS is used to share the database which has been built up on
web-site to help people easily get the information about land use planning by using
WebGIS online application ArcGIS Online.
Main results and conclusions
Land use planning database of Duy Tien district includes spatial database,
attribute database and these are divided into basic groups: administrative boundaries,
transportation, water systems, landmarks, parcel of land.
With the achieved results, it is possible to use the database to calculate the targets
in the plan as well as conducting analysis, statistics and export of data for necessary
purposes such as: synthesizing land area by types of land use according to the plan;
analysis and evaluation of changes in land use; propose annual land use plan.

xii



The appication of technology in sharing WebGIS maps created from ArcGIS
desktop to ArcGIS online will help people who are not only managers but also the
citizens can access information on land use planing easily through multiple
communication devices as they are provided access addresses. However, the database
posted to ArcGIS online still has many limitations, such as a 30-day subscription period,
a limited web-based database.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đất đai là tài nguyên thiên nhiên, là tài sản quốc gia vô cùng quý giá, là
tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa
bàn phân bố dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hóa, an ninh và quốc phịng.
Đất đai là tài nguyên giới hạn về số lượng, có vị trí cố định trong khơng gian
khơng thể di dời; là tư liệu sản xuất khơng gì có thể thay thế được. Việc quản
lý và sử dụng hợp lý tài nguyên đất đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều
quốc gia trên thế giới và nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển bền
vững toàn cầu (Quốc hội, 2013).
Ứng dụng công nghệ GIS ngày càng phát triển đa dạng cả về chiều rộng lẫn
chiều sâu, đặt ra nhiều thách thức về kỹ thuật trong quá trình thu thập, phân tích
và xử lý dữ liệu với khối lượng lớn. Các dữ liệu GIS thường được thu thập từ
nhiều nguồn khác nhau và có thể được định dạng theo nhiều chuẩn khác nhau.
Do đó, khi khai thác dữ liệu này, người sử dụng dễ gặp phải những vấn đề lớn về
tính tương thích, cũng như những khó khăn trong việc mua bán phần mềm, làm
quen với việc sử dụng phần mềm, chưa kể đến việc phải bỏ ra một lượng tiền lớn
để mua toàn bộ các dữ liệu do nhà cung cấp xây dựng, trong khi hầu hết các
trường hợp ta chỉ cần một phần thơng tin trong đó mà thơi. Hơn nữa, các dữ liệu
này cần được lấy về và lưu trữ tập trung ở một nơi, lại phải bỏ ra một chi phí

khơng nhỏ khác cho việc lưu trữ, bảo trì và cập nhật chúng. Điều này rõ ràng là
lãng phí cơng sức, thời gian và tiền bạc một cách vơ ích. Để khắc phục những trở
ngại này, việc tiến hành xây dựng các dịch vụ web hỗ trợ GIS (WebGIS) là một
giải pháp tốt hiện đang được rất nhiều nơi trên thế giới triển khai thực hiện. Thay
vì dồn các dữ liệu lại một nơi và xử lý tập trung trên đó, giải pháp dịch vụ web
lại đi theo con đường xử lý phân tán. Mọi thông tin yêu cầu và đáp ứng đều được
gửi và nhận thông qua Internet.
Hiện nay, tại nước ta công nghệ GIS không phải là một cơng nghệ mới.
Nhưng chỉ có một số ít viện nghiên cứu, các cơ quan và vài công ty là có nghiên
cứu và sử dụng GIS.
Bên cạnh đó, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một nội dung
quan trọng trong 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai. Công tác quy hoạch,

1


kế hoạch sử dụng đất được quy định từ Điều 35 đến Điều 51 của Luật Đất đai
năm 2013 và được cụ thể tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của
Chính phủ; Nghị định số 21/2013/NĐ-CP, ngày 04/3/2013 của Chính phủ; Thông
tư số 29/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Huyện Duy Tiên là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội của
tỉnh Hà Nam, đặc biệt trong những năm qua với sự chuyển mình mạnh mẽ
theo hướng cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa chung của cả nước, Huyện Duy
Tiên thay đổi nhanh chóng theo hướng giảm diện tích đất nơng nghiệp, tăng
diện tích đất phi nông nghiệp chủ yếu là đất sử dụng vào mục đích cơng
nghiệp và dịch vụ. Trong những năm gần đây, cơng tác quản lý về đất đai nói
riêng và tình hình thực hiện Pháp Luật đất đai trên địa bàn huyện đã bắt đầu đi
vào nề nếp. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân cả khách quan và chủ quan công
tác xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai đất đai chưa tốt, chưa kịp thời; cơ sở hạ
tầng, trang thiết bị phục vụ cho công tác chưa đầy đủ, đồng bộ, đa số cịn lạc

hậu; trình độ, năng lực cán bộ làm công tác quản lý đất đai ở các cấp còn chưa
cao, nhất là cán bộ địa chính cơ sở.
Xuất phát từ địi hỏi của thực tiễn cũng như tính cấp bách của việc xây
dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Duy Tiên, tôi tiến
hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử
dụng đất huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam”.
1.2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Ứng dụng Gis trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu quy hoạch sử dụng đất
đến năm 2020 của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
- Khai thác và cung cấp thông tin quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020
của huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2015-2020 huyện
Duy Tiên, tỉnh Hà Nam.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GĨP MỚI, Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Những đóng góp mới : Xây dựng cơ sở dữ liệu QHSDĐ hoàn chỉnh trên
nền ứng dụng ArcGIS và CSDL QHSDĐ được công khai chia sẻ trên mạng đáp
ứng được nhu cầu khai thác cơng trình QHSDĐ của huyện Duy Tiên.

2


Ý nghĩa khoa học: Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng cơ sở
khoa học, phương pháp luận trong việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS)
trong chuẩn hóa và xây dựng CSDL đất đai.
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu làm tài liệu tham khảo đối với cơ
quan quản lý đất đai, cũng như các cơ quan ứng dụng hệ thống thông tin địa lý
xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai phục vụ công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt
Nam. Về mặt hành chính, người dân và các cơ quan đều có thể truy cập, mọi
người có thể góp ý chỉnh sửa góp phần nâng cao tính minh bạch trong công tác

quy hoạch sử dụng đất.

3


PHẦN 2. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
2.1.1. Khái niệm về quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất là việc phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không
gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phịng, an ninh,
bảo vệ mơi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và
nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và
đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định; Kế hoạch sử dụng đất là
việc phân chia quy hoạch sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy
hoạch sử dụng đất (Quốc hội, 2013).
Ngồi ra ta có thể hiểu : “Quy hoạch sử dụng đất là một hệ thống các
biện pháp kinh tế, kỹ thuật và pháp chế của Nhà nước về tổ chức sử dụng và
quản lý đất đai đầy đủ, hợp lý, khoa học và có hiệu quả cao nhất thông qua
việc phân bố quỹ đất đai (khoanh định cho các mục đích và các ngành) và tổ
chức sử dụng đất như tư liệu sản xuất (các giải pháp sử dụng cụ thể), nhằm
nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đất đai và mơi
trường” (Đồn Cơng Quỳ và cs., 2006).
Như vậy, tổ chức sử dụng đất đai đầy đủ có nghĩa là các loại đất đều được
đưa vào sử dụng theo các mục đích nhất định; sử dụng hợp lý đất đai tức là các
thuộc tính tự nhiên, vị trí, diện tích đất đai được sử dụng phù hợp với yêu cầu và
mục đích sử dụng; sử dụng đất đai khoa học là việc áp dụng những thành tựu
khoa học công nghệ trong quá trình sử dụng đất; hiệu quả sử dụng đất đai được
thể hiện ở hiệu quả kinh tế- xã hội và môi trường.
2.1.2. Đặc điểm của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai thuộc loại quy hoạch có tính lịch sử xã hội,tính

khống chễ vĩ mơ, tính chỉ đạo, tính tổng hợp chung và dài hạn, là bộ phận hợp
thành quan trọng của hệ thống kế hoạch phát triển xã hội và kinh tế quốc dân.Các
đặc điểm quy hoạch sử dụng đất đai được cụ thể như sau:
Thứ nhất: Quy hoạch sử dụng đất mang tính lịch sử - xã hội.
Qua mỗi giai đoạn lịch sử lại có các chế độ cai trị khác nhau, lịch sử phát
triển của mỗi giai đoạn là khác nhau. Chính vì thế, ta có thể nói rằng lịch sử phát

4


triển xã hội chính là lịch sử phát triển của quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch
sử dụng đất là một trong những yếu tố thúc đẩy phát triển sản xuất xã hội tạo điều
kiện cho người dân làm chủ mảnh đất, tự tin trong sản xuất và đầu tư, giúp cho
việc bảo vệ đất và nâng cao hiệu quả sử dụng đất. Đặc biệt, trong nền kinh tế thị
trường, quy hoạch sử dụng đất đai góp phần giải quyết các mâu thuẫn nội tại của
từng lợi ích kinh tế xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình sử dụng đất.
Thứ hai: Quy hoạch sử dụng đất mang tính tổng hợp.
Quy hoạch sử dụng đất đề cập đến nhiều lĩnh vực về khoa học, kinh tế và
xã hội. Quy hoạch sử dụng đất có trách nhiệm tổng hợp tồn bộ nhu cầu sử dụng
đất, điều hịa mâu thuẫn về đất đai của các ngành, lĩnh vực, xác định điều phối
phương hướng, phương thức phân phối sử dụng đất phù hợp với mục tiêu kinh tế
- xã hội, đảm bảo nền kinh tế quốc dân luôn phát triển bền vững và ổn định.
Thứ ba: Quy hoạch sử dụng đất mang tính dài hạn.
Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất thể hiện ở chỗ thời hạn của quy
hoạch sử dụng đất là 10 năm hoặc lâu hơn. Tính dài hạn của quy hoạch sử dụng
đất phụ thuộc vào dự báo xu thế biến động dài hạn của các yếu tố kinh tế - xã
hội quan trọng như biến động về dân số, q trình đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa và
định hướng phát triển chung của vùng. Quy hoạch sử dụng đất dài hạn nhằm đáp
ứng nhu cầu đất để phát triển kinh tế - xã hội một cách có chiến lược.
Thứ tư : Quy hoạch sử dụng đất mang tính chiến lược và chỉ đạo vĩ mơ.

Với đăc tính dài hạn của quy hoạch sử dụng đất chỉ dự kiến được các xu
thế thay đổi phương hướng, mục tiêu, cơ cấu phân bố sử dụng đất với tính tổng
qtcó định hướng dài hạn mà khơng cụ thể và chi tiết hóa như quy hoạch ngắn
hạn nên nó có tính chiến lược chỉ đạo vĩ mơ.
Thứ năm: Quy hoạch sử dụng đất mang tính chính sách.
Quy hoạch sử dụng đất thể hiện rất rõ đặc tính chính trị và chính sách xã
hội. Khi xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất phải tuân theo các chính
sách và quy định có liên quan đến đất đai của Đảng và Nhà nước, đảm bảo thực
hiện đúng mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân.
Thứ sáu: Quy hoạch sử dụng đất mang tính khả biến.
Dưới sự tác động của nhiều nhân tố khó đốn trước theo nhiều phương
diện khác nhau. Quy hoạch sử dụng đất đai chỉ là một trong những giải pháp biến

5


đổi hiện trạng sử dụng đất sang loại hình sử dụng đất khác thích hợp hơn cho
việc phát triển kinh tế - xã hội trong một thời kỳ nhất định. Khi xã hội phát triển,
khoa học kỹ thuật ngày càng tiến bộ, chính sách và hình thái kinh tế thay đổi, các
phương án quy hoạch sử dụng đất cũ không cịn phù hợp thì việc điều chỉnh, bổ
sung quy hoạch là cần thiết. Điều này thể hiện tính khả biến của quy hoạch.
2.1.3. Vai trò của quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch sử dụng đất đai có ý nghĩa hết sức quan trọng trong phát triển kinh
tế – xã hội của đất nước cũng như của vùng, địa phương. Quy hoạch sử dụng đất đai
gần như là quy hoạch tổng thể bởi vì mọi quy hoạch khác như quy hoạch phát triển đô
thị, quy hoạch các ngành nghề, các vùng kinh tế, quy hoạch phát triển vùng… đều
phải dựa trên sự bố trí sử dụng đất của quy hoạch sử dụng đất đai làm căn cứ.
Quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ quan trọng của kế hoạch sử dụng đất
hàng năm.
Quy hoạch sử dụng đất đai là chỗ dựa để thực hiện việc quản lý Nhà nước

trên địa bàn quy hoạch (hay của cả nước, của vùng tuỳ theo phạm vi quy hoạch).
Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ hạn chế được tình trạng sử dụng đất tự phát không
theo quy hoạch, gây nên những hậu quả lãng phí về sức người sức của. Quy
hoạch sử dụng đất đai tạo ra sự ổn định về mặt pháp lý cho việc quản lý Nhà
nước về đất đai, làm cơ sở cho việc giao đất, cho thuê đất, đầu tư phát triển kinh
tế xã hội, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh lương
thực quốc gia và thực hiện nhiệm vụ cơng nghiệp hố hiện đại hoá đất nước. Quy
hoạch sử dụng đất đai tạo nhiều điều kiện xác lập cơ chế điều tiết một cách chủ
động việc phân bổ quỹ đất đai cho các mục đích sử dụng phát triển nơng nghiệp,
cơng nghiệp, đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm
chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiêụ quả
cao, hạn chế sự chồng chéo trong quan lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng
chuyển mục đích sử dụng đất đai tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp lấn
chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
2.1.4. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất
2.1.4.1. Hệ thống các văn bản pháp lý có liên quan đến cơng tác quy hoạch sử
dụng đất
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, việc quản lý đất

6


đai hiệu quả và bền vững luôn là mục tiêu quan trọng của mỗi quốc gia. Một
trong các nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai là
quy hoạch sử dụng đất, điều đó đã được thể hiện rõ trong hệ thống văn bản pháp
luật như Hiến pháp, Luật và các văn bản dưới Luật. Những văn bản này là cơ sở
pháp lý vững chắc cho công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Có thể hệ
thống các văn bản có liên quan đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
hiện hành như sau :

- Luật Đất đai năm 2013;
- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi
tiết thi hành một số điều của Luật đất đai năm 2013;
- Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
thu tiền sử dụng đất;
- Thơng tư số 28/2014/TT-BTNMT ngày 02/6/2014 về thống kê, kiểm kê
đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;
- Thông tư số 29/2014/TT – BTNMT ngày 2/6/2014 của Bộ trưởng Bộ Tài
nguyên và Môi trường quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất;
- Thông tư số 09/2015/TT-BTNMT ngày 23/3/2013 của Bộ Tài nguyên
Môi trường Ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập, điều chỉnh quy hoạch, kế
hoạch sử dụng đất;
- Nghị quyết số 90/NQ-CP ngày 5/12/2014 của Chính phủ về việc xét
duyệt Quy hoạch sử dụng đất vào mục đích an ninh đến năm 2020 và kế hoạch sử
dụng đất vào mục đích an ninh 5 năm kỳ đầu (2011-2115) của Bộ Cơng an;
- Nghị quyết số 91/NQ-CP ngày 5/12/2014 của Chính phủ về việc xét
duyệt Quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phịng đến năm 2020 và kế
hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phịng 5 năm kỳ đầu (2011-2015) của Bộ
Quốc phịng;
- Cơng văn số 187/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 21/01/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường v/v điều chỉnh quy hoạch và lập kế hoạch sử dụng đất;
Tuy nhiên vẫn hiện nay các văn bản này cịn có nhiều hạn chế như: Thiếu
quy định chặt chẽ về quy trình, thời gian hoàn thành các quy hoạch sử dụng đất và
sự phối hợp giữa các Bộ, ngành địa phương trong việc lâp quy hoạch sử dụng đất.

7


2.1.4.2. Nguyên tắc lập quy hoạch sử dụng đất

Theo Điều 35 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc
hội quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải đảm bảo các nguyên
tắc sau đây:
1. Phù hợp với quy hoạch tổng thể, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc
phòng, an ninh.
2. Được lập từ tổng thể đến chi tiết, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp dưới
phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp trên; kế hoạch sử
dụng đất phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền quyết định, xét duyệt.
3. Quy hoạch sử dụng đất của cấp trên phải thể hiện nhu cầu sử dụng đất của
cấp dưới.
4. Sử dụng đất tiết kiệm, có hiệu quả.
5. Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.
6. Bảo vệ, tơn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh.
7. Dân chủ, cơng khai.
8. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của mỗi kỳ phải được quyết định xét duyệt
trong năm cuối của kỳ trước đó.
2.1.5. Nội dung của quy hoạch sử dụng đất cấp huyện
Theo Điều 40 Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013 của Quốc
hội thì nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được quy định
như sau :
1. Căn cứ lập quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a. Quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh;
b. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cấp tỉnh, cấp huyện;
c. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh;
d. Hiện trạng sử dụng đất, tiềm năng đất đai và kết quả thực hiện quy hoạch sử
dụng đất cấp huyện kỳ trước;
đ. Nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực, của cấp huyện, của cấp xã;
e. Định mức sử dụng đất;


8


g. Tiến bộ khoa học và cơng nghệ có liên quan đến việc sử dụng đất.
2. Nội dung quy hoạch sử dụng đất cấp huyện bao gồm:
a. Định hướng sử dụng đất 10 năm;
b. Xác định diện tích các loại đất đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp
tỉnh và diện tích các loại đất theo nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện và cấp xã;
c. Xác định các khu vực sử dụng đất theo chức năng sử dụng đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
d. Xác định diện tích các loại đất đã xác định tại điểm b khoản này đến từng đơn
vị hành chính cấp xã;
đ. Lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện; đối với khu vực quy hoạch đất
trồng lúa, khu vực quy hoạch chuyển mục đích sử dụng đất quy định tại các điểm
a, b, c, d và e khoản 1 Điều 57 của Luật này thì thể hiện chi tiết đến từng đơn vị
hành chính cấp xã;
e. Giải pháp thực hiện quy hoạch sử dụng đất.
3. Đối với quận đã có quy hoạch đơ thị
Đối với quận đã có quy hoạch đơ thị được cơ quan nhà nước có thẩm
quyền phê duyệt thì khơng lập quy hoạch sử dụng đất nhưng phải lập kế hoạch sử
dụng đất hàng năm; trường hợp quy hoạch đô thị của quận không phù hợp với
diện tích đã được phân bổ trong quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh thì phải điều
chỉnh quy hoạch đô thị cho phù hợp với quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh.
2.1.6. Tình hình nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong và ngoài nước
2.1.6.1. Quy hoạch sử dụng đất một số nước trên thế giới
Ở Hàn Quốc, việc lập quy hoạch sử dụng đất thực hiện theo các cấp: quốc
gia, cấp tỉnh, vùng thủ đô; cấp huyện, vùng đơ thị cơ bản. Theo đó, quy hoạch sử
dụng đất được thực hiện từ tổng thể tới chi tiết. Quy hoạch cấp tỉnh, vùng thủ đô
phải căn cứ trên cơ sở quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp huyện, vùng đô thị
phải căn cứ vào quy hoạch cấp tỉnh. Kỳ quy hoạch đối với cấp quốc gia, cấp tỉnh

là 20 năm, quy hoạch sử dụng đất vùng đô thị cơ bản và kế hoạch sử dụng đất là
10 năm. Sau 5 năm sẽ tiến hành rà soát để điều chỉnh cho phù hợp với yêu cầu
phát triển và thị trường. Quy hoạch cấp quốc gia do Bộ trưởng Bộ Đất đai, Giao
thông và Hàng hải phê duyệt, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh do tỉnh phê duyệt,
quy hoạch đất cấp huyện hoặc quy hoạch đô thị cơ bản do Tỉnh trưởng phê duyệt.

9


Quốc hội khơng can thiệp vào q trình xét duyệt quy hoạch sử dụng đất
(Nguyễn Thảo, 2013).
Ở Canada, là một nước liên bang nên quy hoạch sử dụng đất có những
điểm riêng biệt. Theo đó, chính quyền Trung ương khơng có vai trị trong việc
lập quy hoạch sử dụng đất. Thẩm quyền này thuộc về các tỉnh (bang). Mỗi bang
có quyền tự trị riêng về đất đai và tài nguyên, do đó đều có hệ thống quy hoạch
riêng. Tại mỗi bang, chính quyền địa phương lập quy hoạch theo 2 cấp: Kế hoạch
phát triển (như quy hoạch tổng thể) và quy hoạch vùng. Chính quyền cấp tỉnh
xây dựng khn khổ pháp lý cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quyết
định trực tiếp một số vấn đề quan trọng liên quan đến đất đai (như bảo vệ đất
nông nghiệp); hoạch định chính sách, giám sát và kiểm sốt trực tiếp việc phân
chia đất đai. Công tác quy hoạch sử dụng đất được điều chỉnh bởi các quy định
pháp luật của cơ quan lập pháp của tỉnh (bang), với một đạo luật đặc biệt cho
thành phố thủ đô và một Luật quy hoạch cho 200 thành phố còn lại. Theo Luật
quy hoạch chính quyền tỉnh, mỗi thành phố lập kế hoạch phát triển và bản quy
hoạch vùng (bao gồm kế hoạch chi tiết, các quy định về sử dụng đất và các tiêu
chuẩn phát triển). Kế hoạch phát triển phải tuân thủ các quy định, chính sách của
tỉnh; các cơ quan khác phải được tham vấn trong quá trình chuẩn bị kế hoạch.
Nếu họ không đồng ý với một kế hoạch phát triển được đề xuất, họ có thể khiếu
nại đến một hội đồng đặc biệt và thường kế hoạch sẽ khơng được phê duyệt nếu
có phản đối này. Việc giải quyết xung đột thường được thực hiện thông qua

thương lượng, thỏa thuận giữa các bên (Nguyễn Thảo, 2013).
Ở Trung Quốc, quy hoạch sử dụng đất được lập theo 4 cấp: cấp quốc gia,
cấp tỉnh (thành phố trực thuộc trung ương, thành phố thuộc tỉnh), cấp huyện và
cấp xã. Việc lập quy hoạch sử dụng đất phải bảo đảm tuân thủ triệt để nhiều
nguyên tắc, như: sử dụng đất phải tiết kiệm, đem lại hiệu quả sử dụng cao nhất;
bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu và lợi ích sử dụng đất của các ngành kinh tế,
xã hội và các địa phương; tăng cường bảo vệ môi trường, phát triển sinh thái tự
nhiên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng sống cho người dân của cả nước…
Tuy nhiên, nguyên tắc quan trọng nhất là bảo vệ nghiêm ngặt 120 triệu ha đất
canh tác. Điều này được thể hiện rõ và xuyên suốt trong hệ thống pháp luật về
đất đai của Trung Quốc. Theo đó, trong quy hoạch sử dụng đất cấp quốc gia phải
xác định được diện tích đất canh tác cần bảo vệ nghiêm ngặt theo quy định của
Nhà nước, trong đó phải chỉ rõ diện tích đất canh tác cơ bản (chiếm 80% tổng

10


diện tích canh tác) có chất lượng tốt nhất cần được duy trì vĩnh cửu và khơng
được phép chuyển đổi mục đích sử dụng dưới bất cứ lý do gì. Hàng năm, căn cứ
vào quy hoạch sử dụng đất được duyệt, Chính phủ giao chỉ tiêu chuyển mục đích
sử dụng đất nơng nghiệp sang mục đích khác cho từng tỉnh. Trên cơ sở đó, Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh phân bổ cụ thể cho từng đơn vị hành chính cấp huyện và
Ủy ban nhân dân cấp huyện phân bổ kế hoạch sử dụng đất đến từng đơn vị xã để
thực hiện. Việc chuyển mục đích sử dụng đất canh tác sang sử dụng vào các mục
đích khác phi nơng nghiệp phải được phê duyệt tại cấp tỉnh và Chính phủ.
Trường hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất bị vi phạm thì tùy mức độ vi phạm
mà người đứng đầu địa phương sẽ bị xử lý hành chính hoặc sẽ bị truy cứu trách
nhiệm hình sự, đất bị vi phạm sẽ bị thu hồi (kể cả trường hợp đã đầu tư). Bộ Đất
đai và Tài nguyên quốc gia và Cơ quan quản lý đất đai thuộc Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh đều có trách nhiệm chung là tổ chức lập và thực hiện quy hoạch đất quốc

gia, quy hoạch tổng thể sử dụng đất; tham gia vào việc thẩm tra quy hoạch tổng
thể đơ thị trình Quốc vụ viện phê chuẩn. Nhìn chung, Bộ Đất đai và Tài nguyên
quốc gia chỉ đạo và thẩm tra quy hoạch tổng thể sử dụng đất của địa phương; còn
Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, chỉ đạo và thẩm định quy hoạch tổng thể sử
dụng đất của thành phố (thuộc tỉnh), huyện. Cơ quan quản lý đất đai thuộc Ủy
ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào quy hoạch tổng thể sử dụng đất của cấp trên,
tổ chức lập và thực hiện quy hoạch tổng thể sử dụng đất và các quy hoạch chun
ngành có liên quan cấp huyện. Phịng tài ngun đất đai cấp xã lập và thực hiện
quy hoạch tổng thể sử dụng đất cấp xã, hợp tác và hỗ trợ làm tốt công tác lấy ý
kiến quần chúng đối với quy hoạch (Nguyễn Thảo, 2013).
2.1.6.2. Quy hoạch sử dụng đất tại Việt Nam.
Ở miền Bắc, quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm
1962 do ngành của tỉnh, huyện tiến hành và được lồng vào công tá phân vùng
quy hoạch nông – lâm nghiệp, nhưng thiếu sự phối hợp đồng bộ của các ngành
liên quan. Tính pháp lý của cơng tác quy hoạch sử dụng đất trong các văn bản
hầu như khơng có và cũng không được đặt ra.
Vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà
nước quan tâm và chỉ đạo sát sao bằng các văn bản pháp luật và được xem như
một luận chứng cho sự phát triển nền kinh tế đất nước. Điều này được thể hiện rõ
qua từng giai đoạn như sau :

11


×