Tải bản đầy đủ (.pdf) (197 trang)

Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân ở vùng ven thành phố nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.59 MB, 197 trang )

..

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ ÁNH DƯƠNG

NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN
Ở VÙNG VEN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

LÊ ÁNH DƯƠNG

NGHIÊN CỨU SINH KẾ CỦA HỘ NÔNG DÂN Ở
VÙNG VEN THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH

Chuyên ngà nh:

Kinh tế nông nghiệp

Mã số :

9 62 01 15

Người hướng dẫn khôa học: GS.TS. Phạm Thị Mỹ Dung


NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Số liệu và kết quả
nghiên cứu trong luận án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ lấy bất
kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án này đã được cảm
ơn và mọi sự trích dẫn trong luận án này đã được ghi rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 05 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án

Lê Ánh Dương

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài: “Nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân ở vùng
ven thành phố Nam Định” tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo tận tình
của các thầy cơ giáo khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt
Nam, các cơ quan, ban ngành, đồng nghiệp và bạn bè.
Tới nay, luận án của tôi đã được hồn thành. Tơi xin chân thành cảm ơn GS.TS.
Phạm Thị Mỹ Dung đã giúp đỡ tơi rất tận tình và chu đáo về chun mơn trong q
trình thực hiện đề tài luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo thành phố Nam Định, các huyện và xã vùng
ven thành phố Nam Định cùng các hộ nông dân trong vùng đã tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt quá trình nghiên cứu.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp
Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, Bộ môn Phát

triển nông thôn đã tận tình giúp đỡ tơi trong q trình học tập, đồng thời đóng góp
nhiều ý kiến q báu giúp tơi thực hiện đề tài và hồn thành luận án.
Tơi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức ta ̣i Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã ta ̣o điề u kiê ̣n để tôi đươ ̣c ho ̣c tâ ̣p, nghiên cứu, hoàn thành
luâ ̣n án này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo điều kiện
thuận lợi, giúp đỡ, động viên, khuyến khích tơi hồn thành luận án.
Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2017
Tác giả luận án

Lê Ánh Dương

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cam đoan .................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mu ̣c lu ̣c ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ..................................................................................................... vi
Danh mục bảng .............................................................................................................. vii
Danh mục hình ................................................................................................................ ix
Danh mục hộp ...................................................................................................................x
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xi
Thesis abstract............................................................................................................... xiii
Phầ n 1. Mở đầ u ...............................................................................................................1
1.1.

Tính cấ p thiết của đề tài ......................................................................................1


1.2.

Mu ̣c tiêu nghiên cứu ............................................................................................3

1.2.1.

Mu ̣c tiêu chung ....................................................................................................3

1.2.2.

Mu ̣c tiêu cu ̣ thể ....................................................................................................4

1.3.

Đố i tươ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cứu .......................................................................4

1.3.1.

Đố i tươ ̣ng nghiên cứu ..........................................................................................4

1.3.2.

Pha ̣m vi nghiên cứu .............................................................................................4

1.4.

Những đóng góp mới của luận án .......................................................................5

1.5.


Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................5

Phầ n 2. Cơ sở lý luâ ̣n và thưc̣ tiễn về sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố ......6
2.1.

Cơ sở lý luận về sinh kế hộ nơng dân vùng ven thành phố .................................6

2.1.1.

Các khái niệm có liên quan .................................................................................6

2.1.2.

Đă ̣c điểm sinh kế của hô ̣ nơng dân vùng ven thành phớ ...................................23

2.1.3.

Vai trị nghiên cứu sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố ....................26

2.1.4.

Nô ̣i dung nghiên cứu sinh kế hô ̣ nông dân vùng ven thành phố .......................27

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố ................28

2.2.


Cơ sở thực tiễn trong nghiên cứu ......................................................................32

2.2.1.

Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về cải thiện sinh kế cho hộ
nông dân ............................................................................................................32

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm của một số địa phương trong nước ..............................................37

2.2.3.

Một số cơng trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài ........................................44

2.2.4.

Bài học rút ra cho cải thiện sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố
Nam Định ..........................................................................................................53

Tóm tắ t phầ n 2 ................................................................................................................55
Phầ n 3. Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................56
3.1.

Đă ̣c điể m vùng ven thành phố Nam Định .........................................................56

3.1.1.


Khái quát về thành phố Nam Định ....................................................................56

3.1.2.

Đặc điểm vùng ven thành phố Nam Định .........................................................57

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................61

3.2.1.

Tiế p câ ̣n nghiên cứu ..........................................................................................61

3.2.2.

Khung phân tích sinh kế ....................................................................................63

3.2.3.

Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................64

3.2.4.

Hê ̣ thố ng chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................70

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ...................................................................73
4.1.


Thực trạng vốn sinh kế của các hộ nông dân vùng ven thành phố
Nam Định ..........................................................................................................73

4.1.1.

Vố n con người ...................................................................................................73

4.1.2.

Vốn vâ ̣t chấ t ......................................................................................................76

4.1.3.

Vố n xã hô ̣i .........................................................................................................78

4.1.4.

Vố n tự nhiên ......................................................................................................80

4.1.5.

Vố n tài chiń h .....................................................................................................83

4.1.6.

Đánh giá chung vốn sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố
Nam Đinh
̣ ..........................................................................................................86

4.2.


Chiến lược và hoạt động sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố
Nam Định ..........................................................................................................87

4.2.1.

Chiến lược sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định......................87

4.2.2.

Thực trạng hoạt động sinh kế của các hộ nông dân vùng ven thành phố
Nam Định ..........................................................................................................89

4.2.3.

Kết quả sinh kế của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định ....................94

iv


4.3.

Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố
Nam Định ........................................................................................................106

4.3.1.

Các yếu tố khách quan ....................................................................................106

4.3.2.


Các yếu tố chủ quan về phía hộ nơng dân .......................................................116

4.4.

Giải pháp cải thiện sinh kế hô ̣ nông dân vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ...........122

4.4.1.

Quan điể m và căn cứ đề xuấ t giải pháp...........................................................122

4.4.2.

Giải pháp ổn định và cải thiện sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố
Nam Định ........................................................................................................124

Tóm tắ t phầ n 4 ..............................................................................................................146
Phầ n 5. Kết luận và kiế n nghi ....................................................................................
148
̣
5.1.

Kết luận ...........................................................................................................148

5.2.

Kiến nghị .........................................................................................................150

Danh mục các cơng trình đã cơng bố có liên quan đến luận án ....................................151

Tài liê ̣u tham khảo ........................................................................................................152
Phụ lục .........................................................................................................................162

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viế t tắ t

Nghiã tiếng Việt

BQ

Biǹ h quân

CC

Cơ cấ u



Cao đẳng

CN - XD

Công nghiê ̣p – xây dựng

CNH - HĐH


Công nghiê ̣p hóa – hiê ̣n đa ̣i hóa

DFID

Department for International Development

ĐH

Đại học

HND

Hô ̣i nông dân

HTX

Hơ ̣p tác xã

KCN - KĐT

Khu công nghiê ̣p – khu đô thi ̣

KT – XH

Kinh tế – xã hô ̣i



Lao đô ̣ng


NN

Nông nghiê ̣p

NN&PTNT

Nông nghiê ̣p và Phát triể n nông thôn

SL
SWOT

Sản lươ ̣ng
Strengths, Weaknesses, Opportunities, Threats

SX

sản xuất

SXKD
THCS

Sản xuấ t kinh doanh
Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TM - DV


Thương ma ̣i – dich
̣ vu ̣

TNHH
TP

Trách nhiê ̣m hữu ha ̣n
Thành phố

TT

Thị trường

UBND

Ủ y ban nhân dân

vi


DANH MỤC BẢNG
TT
3.1.

Tên bảng
Trang
Giá tri sa
̣ ̉ n xuấ t theo các ngành trên điạ bàn thành phố Nam Đinh
̣ ................57


3.2.

Một số thông tin về vùng ven ..........................................................................60

3.3.

Một số thông tin về các xã điều tra ..................................................................64

3.4.

Ma trận SWOT.................................................................................................68

3.5.

Tiêu chí đánh giá xếp hạng các loại vốn sinh kế của hộ ..................................69

4.1.

Thông tin chủ hộ của các hộ điều tra ...............................................................73

4.2.

Trình đô ̣ ho ̣c vấ n của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ................75

4.3.

Nhà ở các hô ̣ nông dân vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ..................................76


4.4.

Trang bị tài sản của các hô ̣ vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ............................77

4.5.

Quan hê ̣ và hơp̣ tác của người dân vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ..................79

4.6.

Tham gia các tổ chức xã hô ̣i của hộ nông dân vùng ven thành phố
Nam Đinh
̣ .........................................................................................................80

4.7.

Tiết kiệm của các hộ nông dân ........................................................................84

4.8.

Thang điểm tổng hợp các loại vốn sinh kế ......................................................86

4.9.

Hoạt động sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định .....................89

4.10.


Hoạt động sinh kế theo nhóm hộ .....................................................................90

4.11.

Các hoạt động sinh kế cụ thể của hộ ................................................................90

4.12.

Thay đổi hoạt động sinh kế của các hộ nông dân ............................................91

4.13.

Thay đổi hoạt động nông nghiệp vùng ven thành phố .....................................92

4.14.

Thu nhập bình qn hộ phân theo nhóm sinh kế .............................................96

4.15.

Thu nhập bình qn khẩu phân theo nhóm sinh kế .........................................97

4.16.

Số nguồn thu nhập của hộ nông dân vùng ven thành phố ...............................98

4.17.

Chỉ số đa dạng thu nhập của các hộ vùng ven .................................................99


4.18.

Cơ cấu thu nhập của hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định ...............100

4.19.

Thu nhập từ sản xuất ngành nghề ..................................................................102

4.20.

Thu nhập từ thương mại - dịch vụ của hộ ......................................................103

4.21.

Thu nhập từ sản xuất nông nghiệp .................................................................104

4.22.

Kết quả và hiệu quả một số cây trồng của hộ nông dân vùng ven thành
phố Nam Đinh
̣ ................................................................................................105

vii


4.23.

Thay đổi giá cả sản phẩm và vật tư nông nghiệp ...........................................107

4.24.


Trình đô ̣ cán bộ vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ............................................112

4.25.

Độ tuổi của cán bộ vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ .......................................112

4.26.

Hệ thống giao thông nông thôn vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ...................113

4.27.

Sớ xã vùng ven có chợ từ 2011-2015 ............................................................114

4.28.

Tiǹ h hiǹ h tiế p câ ̣n thông tin vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ........................115

4.29.

Mức đô ̣ quan tro ̣ng của các cơ quan chính quyề n và các tổ chức hô ̣i ..........116

4.30.

Trình đô ̣ văn hóa của người dân ....................................................................117


4.31.

Đánh giá của người dân về công tác tâ ̣p huấ n, đào ta ̣o nghề 128 ..................117

4.32.

Yếu tố ảnh hưởng đế n viê ̣c đầ u tư, mở rô ̣ng quy mô sản xuấ t ......................119

4.33.

Nguồ n vố n trong sản xuấ t của các hô ̣ vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ..........119

4.34.

Phân tić h SWOT với sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố
Nam Định .......................................................................................................123

viii


DANH MỤC HÌNH

TT
2.1.

Tên hình
Trang
Vùng ven đơ với các thành phớ trực th ̣c Trung ương ..................................... 12


2.2.

Khung phân tích sinh kế bền vững ..................................................................... 13

2.3.

Khung phân tích sinh kế bền vững IFAD ........................................................... 20

2.4.

Khung phân tích sinh kế bền vững UNDP ......................................................... 22

2.5.

Khung phân tích sinh kế bền vững CARE .......................................................... 22

3.1.

Bản đồ thành phố Nam Định .............................................................................. 56

3.2.

Phân loại hộ theo sinh kế chính (%) ................................................................... 61

3.3.

Khung nghiên cứu sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố ............................. 63

4.1.


Cơ cấ u lao đô ̣ng của các hô ̣ vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ .............................. 74

4.2.

Cơ cấ u đô ̣ tuổ i người dân tham gia các ngành .................................................... 75

4.3.

Diê ̣n tić h đấ t nông nghiê ̣p vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ................................ 81

4.4.

Tỉ lệ chuyển đổi nghề nghiệp của các hộ gia đình .............................................. 82

4.5.

Nhu cầu sử dụng đất của hô ̣ dân vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ....................... 82

4.6.

Cơ cấ u vay vố n của người dân vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ ......................... 85

4.7.

Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của hộ ..................................................................... 86


4.8.

Tổng hợp vố n sinh kế của các hộ nông dân vùng ven ........................................ 87

4.9.

Cơ cấu thu nhập của các hộ vùng ven thành phố Nam Định .............................. 95

4.10. Cơ cấu thu nhập của các nhóm hộ trong vùng ven ............................................. 95
4.11. Đánh giá của hộ dân về mức độ tìm kiếm việc làm qua các năm ..................... 101
4.12. Thay đổi thu nhập của các hộ ........................................................................... 103
4.13. Đánh giá của người dân về mức đô ̣ ô nhiễm môi trường ................................. 109
4.14. Đánh giá của hộ dân về mức độ tìm kiếm việc làm qua các năm ..................... 109

ix


DANH MỤC HỘP
TT
4.1.

Tên hộp
Trang
Nhận xét từ cán bộ địa phương ........................................................................... 83

4.2.

Ngành nghề ngày càng mai một ......................................................................... 93


4.3.

Mấy sào ruộng nhà bác cũng chỉ để khơng đó thơi ............................................ 94

4.4.

Câu chuyện được mùa rớt giá ........................................................................... 107

4.5.

Thủy lợi nội đồng bị phá hỏng .......................................................................... 108

4.6.

Chúng tôi phải sống cùng rác thải .................................................................... 112

4.7.

Hoa cây cảnh và môi trường ............................................................................. 120

x


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Lê Ánh Dương
Tên Luận án: Nghiên cứu sinh kế của các hộ nông dân ở vùng ven thành phố Nam Định
Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Mã số: 9 62 01 15


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nơng nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá thực trạng và đề xuất các giải pháp cải thiê ̣n sinh kế cho hộ nông dân
vùng ven thành phố Nam Đinh.
̣
Phương pháp nghiên cứu
- Chọn điểm nghiên cứu: Chọn 6 trong 12 xã vùng ven để khảo sát. Các xã được
chia thành hai nhóm, mỗi nhóm 3 xã. Nhóm I liền kề đơ thị trung tâm thành phố, nhóm
II xa đo thị hơn nhóm I. Số hộ chọn khảo sát là 390, mỗi xã 65 hộ.
- Thu thập thông tin: Thông tin thứ cấp được thu thập từ niên giám và số liệu thống
kê, từ các báo cáo của các thành phố, huyện và xã trên địa bàn. Thông tin sơ cấp được
thu thập từ thảo luận với cán bộ địa phương và điều tra 30 cán bộ địa phương và 390 hộ
nơng dân.
- Phương pháp phân tích chủ yếu là thống kê mô tả, so sánh, phân tích SWOT,
chuyên gia, phân tích tổng hợp...
Kết quả chính và kết luận
- Tổng kết và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực tiễn về sinh kế, sinh kế hộ nông dân,
đặc biệt nghiên cứu đã bổ sung thêm lý luận về thay đổi sinh kế của hộ nông dân.
-Vốn sinh kế của hộ nông dân vùng ven ở mức trung bình, nhóm I có vốn tốt hơn
nhóm II. Vốn con người và vốn xã hội khá hơn các loại khác nhưng cũng chỉ đạt mức
2,2/5,0 điểm.
- Hộ nông dân vùng ven dựa vào 4 nhóm hoạt động chính là Nông nghiệp; Công
nhân và làm thuê; Thương mại và dịch vụ; Hoạt động khác. Thay đổi hoạt động sinh kế
dẫn đến thay đổi cơ cấu hộ nông dân vùng ven. Tỷ lệ các hộ dựa chủ yếu vào nông
nghiệp giảm từ 52,11% năm 2011 xuống còn 40,53% năm 2015. Tỷ lệ các hộ chủ yếu
hoạt động nhóm 2 và 3 tăng từ 34,37 lên 52,54%. Tỷ lệ nhóm 4 giảm từ 13,18 xuống
7,13%. Số lượng nghề kiếm sống, thu nhập và điều kiện sống của các hộ đã tăng lên.

xi



- Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế hộ gồm: Yếu tố khách quan như điều kiện của
vùng ven, đơ thị hố, cơng nghiệp hóa, chính sách, sự hỗ trợ của các tổ chức, vốn sinh
kế cộng đồng; và Yếu tố chủ quan như trình độ, tích lũy, ý thức và năng lực của hộ.
- Một số đề xuất gồm: Khai thác và phát triển vốn sinh kế của các hộ; Đa dạng
hóa các hoạt động sinh kế; Ứng xử hợp lý với các yếu tố bên ngoài; Phát huy nội lực
của hộ và cộng đồng; Thúc đẩy phát triển vùng thành phố Nam Định; và Hồn thiện
chính sách hỗ trợ hộ nơng dân nói chung và hộ vùng ven nói riêng

xii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Le Anh Duong
Thesis title: A Study on Livelihoods of Farmhouseholds in Sub-urban Areas, Nam
Dinh City
Major: Agricultural Economics

Code: 9 62 01 15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Based on the assessment of real situation, this research tries to draw solutions for
improving farmhouseholds’ livelihoods in the sub-urban areas, Nam Dinh city.
Research Methods
- Research site selection: Among 12 communes in the sub-urban areas, Nam Dinh
city, six communities were selected to conduct the research. The communes were
devided into two groups. Three communes belong to group I which locate neare the city
central; Another 3 communes locate farther from group I.
- Data and information collection: Secondary data is mainly collected from local

stastic yearbook and annual reports from commune and district levels. Primary data is
mostly collected from two resources: survey and group discussion. The group
discussions are carried out with the participation of local staff and people. The
household survey is conducted based on structural questionnares with 390
farmhouseholds. Besides, in-depth interviews have been done with 30 local leaders.
-Analysis methods are stastic description, comparison, SWOT, and synthesis.
Main Findings and Conclusions
- To make an overview of theorical and practical backgrounds and to contribute
new arguments on livelihoods, farmhouseholds’ livelihoods, and changes in livelihood
strategies of farmhouseholds in sub-urban areas.
- The research shows that, farmhouseholds’ livelihoods in the sub-urban areas are
mainly based on four strategies, which are: (1) Agriculture; (2) Worker and hired labors;
(3) Trade and service; (4) Other activities.
- Changes in livelihood activities have caused changes in income structures of
farmhouseholds. The research results show that the number of households who mainly
live on agricultural activities decreases from 52.11 percent in 2011 to 40.53 percent in

xiii


2015 while those who rely on non-farm strategies relatively increase. As a result,
income and living conditions of the households are significantly improved.
- Main factors which influence on livelihood strategies of the farmhouseholds in
the sub-urban areas, Nam Dinh city are: Natural calamity and epidemic diseases;
Urbanization; Support policy; Changes in livelihood capitals and householdheads’
perception.
- Based on analysis of real situation and influential factors, this research suggests
main solutions including: (1) To provide sufficient information in order to help
farmhouseholds to avoid risk; (2) To diversify farmhouseholds’ livelihood activities in
accordance to the context of urbanization; (3) To support farmhouseholds to improve

livelihood capitals as basis for livelihood activity changes;
- Some policy implications are drawn such as: (1) To combine livelihood
activities which are relevant to farmhousehold’ livelihood stastergies; (2) To exploit
livelihood capitals efficiently; (3) To provide sufficient information on urbanization for
the farmhouseholds to avoid risks in creating livelihood strategies; (4) To improve some
policies and regulations concerning to farmhouseholds; and (5) To develop Nam Dinh
city in the trend of improving farmhouseholds’ livelihoods.

xiv


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍ NH CẤP THIẾT CỦ A ĐỀ TÀ I
Sinh kế được hiểu đơn giản là phương tiện đảm bảo đời sống của con
người. Có thể xem xét sinh kế ở các mức độ khác nhau nhưng phổ biến nhất là
sinh kế hộ gia đình, hộ nơng dân. Đã có một số nghiên cứu sinh kế về mặt lý
thuyết (Chambers,1983; Carney,1998; DFID, 2001) cung cấp nhiều khái niệm,
thuật ngữ, phương pháp... Các nghiên cứu thực tiễn về chính sách, thể chế, chiến
lược, hoạt động, vốn sinh kế cũng khá phổ biến. Các nghiên cứu sinh kế thường
chọn các vùng nơng thơn, khó khăn, nghèo đói. Với vùng ven đơ thì thường chọn
ven đơ thị, ven thành phố lớn.
Những đóng góp của q trình đơ thị hố đối với sự phát triển của đất nước
nói chung và các vùng ven đơ thị nói riêng trong thời gian qua là khơng thể phủ
nhận. Mặc dù vậy, q trình đơ thị hố cũng có những tác động khơng mong muốn
đến cư dân các vùng ven đô. Sinh kế của người nông dân sống ven các khu đô thị
đang chịu ảnh hưởng bởi q trình đơ thị hố như: Tình trạng thất nghiệp diễn ra
phổ biến khi các cơ sở sản xuất kinh doanh ở khu vực đơ thị đang tìm cách chống
chọi với khủng hoảng kinh tế; Những biến đổi xã hội nông thôn sâu sắc đang diễn
ra trên diện rộng tại các vùng ven đô mà mặt trái của nó là tệ nạn xã hội ngày càng
thêm phức tạp; Ô nhiễm môi trường nhất là nguồn nước và không khí ngày càng

trầm trọng... Thực hiện nghiên cứu tại các vùng ven đơ ít được chú ý hơn nghiên
cứu tại các vùng thuần nông thôn hoặc thuần đô thị nên làm giảm tính bao quát của
các kết luận về tác động của đơ thị hóa đến sinh kế hộ nơng dân.
Thành phố Nam Định có lịch sử lâu đời nhưng đến năm 1998 mới được cơng
nhận loại II. Từ đó cho đến 13 năm sau thành phố và vùng ven rất ít thay đổi. Chỉ
từ năm 2011 khi được nâng cấp lên loại I thì thành phố bắt đầu thay đổi. Thành
phố đã rất chú ý tới nghiên cứu khoa học nên từ đầu năm 2012 đến nay đã có 116
sáng kiến cải tiến kỹ thuật và 2 đề tài khoa học, trong số đó chỉ có một sáng kiến
về giảm bỏ hoang đất lúa và 1 đề tài về bỏ hoang đất, khơng có nghiên cứu nào về
sinh kế hộ nơng dân vùng ven thành phố Nam Định. Vì vậy nghiên cứu đầy đủ,
toàn diện về sinh kế các hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định là cần thiết
với yêu cầu chung và yêu cầu riêng của vùng ven thành phố Nam Định.
Với yêu cầu chung nghiên cứu sinh kế đề tài phát hiện và bổ sung lý luận
và thực tiễn trong linh vực nghiên cứu khoa học về sinh kế thì trước hết đề tài
vận dụng các chỉ dẫn lý thuyết để thấy được nghiên cứu sinh kế có thể thực hiện
1


với các nội dung khác nhau như chiến lược, hoạt động dựa trên các loại vốn sinh
kế và khả năng của hộ để tạo thu nhập, kiếm sống trong các hoàn cảnh, bối cảnh
cụ thể. Trong nghiên cứu về phát triể n nông thôn và giảm nghèo trong hai thập
kỷ qua, vấ n đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tić h ở cả
cấp độ vĩ mô và vi mô, theo ba hướng tiế p câ ̣n chính, đó là các tiế p câ ̣n đồ ng đa ̣i,
các tiế p câ ̣n lich
̣ đa ̣i và những tiế p câ ̣n hướng tới tương lai (Murray, 2002).
Với yêu cầu nghiên cứu vùng ven thì cho đến nay chưa có khái niệm đầy đủ
về vùng ven thành phố, nhất là vùng ven thành phố cấp tỉnh, vì vậy thơng qua
một số tranh luận và thảo luận đề tài đã đưa ra ý kiến xác định vùng ven thành
phố theo quan niệm riêng trên cơ sở thực tiễn của địa bàn. “Vùng ven periurban” được sử dụng trong các cơng trình nghiên cứu khoa học để chỉ sự thay
đổi đô thị ngày nay tại các nước đang phát triể n. Vùng ven là một vùng nóng

đang có chuyển động theo đơ thị hóa. Nói một cách ngắn gọn nhất, “vùng ven”
hay “vùng ven đô” là vùng trung gian giữa nội thị (nơi đã hoàn thành cơ bản q
trình đơ thị hóa) với khu vực ngoại thành (nơi cịn đậm chất nơng thơn, mới bắt
đầu hoặc đang trong q trình đơ thị hóa) của một đô thị cụ thể (Bùi Văn Tuấn,
2015; Michael, 2010).
Với yêu cầu xem xét tác động của đơ thị hóa tới nông thôn một cách biện
chứng theo các chiều hướng khác nhau, cả tích cực và tiêu cực thì cần làm rõ q
trình đơ thị hố, cơng nghiê ̣p hố làm thay đổ i cơ cấ u nông thôn, hoạt đô ̣ng kinh
tế của nông hô ̣ thay đổi đổ i sâu sắc như thế nào, thực trạng một số hộ nơng dân
khơng cịn đấ t nên phải đi làm th, một số hộ lại cho thuê đất và chuyể n sang
nghề khác nhưng tất cả số này vẫn được coi là nơng dân. Ngươ ̣c lại, có những hơ ̣
tuy sống ở nông thôn lại hoạt động trong liñ h vực ngành nghề phi nông nghiê ̣p
nhưng không đươ ̣c coi là hơ ̣ nơng dân (Trương Hồng Trương, 2014). Nghiên
cứu về vùng ven đơ có thể cung cấp nhiều thơng tin hữu ích hỗ trợ cho các định
hướng trong lĩnh vực quy hoạch và hoạch định các chiến lược, tầm nhìn và chính
sách quản lý đơ thị ở khu vực này hoặc gợi ý về một “vùng chính sách” quản lý
đặc thù và có thời hạn cho các địa bàn vùng ven đơ, nơng nghiệp “thích hợp”
(appropriate) hay “nơng nghiệp đô thị” (urban agriculture) bền vững (Trịnh Duy
Luân, 2016).
Với yêu cầu giải quyết sinh kế hộ nông dân vùng ven và những biến đổi xã
hội tại một khu vực cụ thể thì nghiên cứu sinh kế hộ nơng dân vùng ven thành
phố Nam Định không chỉ liên quan tới các hộ nơng dân mà cịn liên quan các loại
hộ khác, không chỉ liên quan vùng ven mà liên quan đến cả khu vực nông thôn
2


rộng lớn bao quanh thành phố Nam Định bởi vì quy hoạch phát triển thành phố
Nam Định đến năm 2020, định hướng 2030 nhằm đưa thành phố Nam Định trở
thành trung tâm của các tỉnh Đông Bắc Bộ. Theo quy hoạch thì thành phố Nam
Định và ba huyện liền kề Vụ Bản, Mỹ Lộc, Nam Trực được coi là Vùng thành phố

Nam Định với trục trung tâm là Thành phố Nam Định.
Như vậy cả về lý luận và thực tiễn thì trong nghiên cứu sinh kế hộ nơng dân
vùng ven thành phố vẫn còn những bất cập, hạn chế và khoảng trống cần tiếp tục
làm rõ như: Ít có những nghiên cứu với vùng ven các đô thị và thành phố nhỏ;
Nghiên cứu thay đổi sinh kế chưa được quan tâm; Nghiên cứu ảnh hưởng tích
cực của đơ thị hóa, cơng nghiệp hóa trong nâng cao sinh kế của nơng dân vùng
ven cũng chưa nhiều; Vùng ven thành phố Nam định gồm 12 xã xung quanh khu
đô thị trung tâm với diện tích 4.243ha, trong đó đất nơng nghiệp là 2.418ha, tổng
số hộ nông dân là 16.531 (Cục Thống kê Nam Định, 2016) nhưng chưa có một
nghiên cứu nào về sinh kế hộ nơng dân.
Trong tình huống đó thì nghiên cứu sinh kế hộ nông dân thành phố Nam
Định là rất cần thiết nhằm góp phần thực hiện khung chiến lược phát triển nông
thôn-thành thị nhằm tăng cường an ninh lương thực và phát triển chất lượng
(Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, 2017). Theo tiếp cận mới phát triển Nông thôn-Thành thị
sẽ giúp giải quyết hài hòa hơn, hệ thống hơn những vấn đề của hộ nông dân.
Xuất phát từ những lý do trên, việc thực hiện nghiên cứu này nhằm trả lời một số
câu hỏi sau:
- Thực trạng sinh kế hộ nông dân vùng ven thành phố Nam Định hiện nay
ra sao và có thay đổi gì sau khi nâng cấp thành phố từ loại II lên loại I?
- Những yếu tố nào ảnh hưởng tới sinh kế hộ nông dân và ảnh hưởng theo
hướng tích cực hay tiêu cực?
- Để cải thiện sinh kế hộ nông dân trong giai đoạn tới với sự phát triển
thành phố mạnh mẽ hơn thì cần có những giải pháp gì?
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mu ̣c tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu, tổng quát hóa lý luận, thực tiễn và vận dụng phương
pháp nghiên cứu để phân tích thực trạng, các yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế hộ
nông dân vùng ven thành phố Nam Định thời gian qua và đề xuất các giải pháp
cải thiện sinh kế hộ nông dân ở vùng ven trong giai đoạn tiếp theo.
3



1.2.2. Mu ̣c tiêu cu ̣ thể
- Hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm một số lý luận và thực tiễn về sinh kế
của hộ nông dân vùng ven thành phố;
- Đánh giá thực tra ̣ng sinh kế và các nhân tố ảnh hưởng đế n sinh kế của các
hô ̣ nông dân vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ giai đoạn 2011-2015;
- Đề xuấ t một số giải pháp cải thiê ̣n sinh kế hô ̣ nông dân vùng ven thành
phớ Nam Đinh
̣ trong thời gian tới.
1.3. ĐỚI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đố i tươ ̣ng nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng sinh kế hộ nông vùng ven thành phố
Nam Đinh,
̣ những thay đổi sinh kế trong giai đoạn đầu thành phố được nâng cấp
lên loại I và những giải pháp nhằm cải thiện sinh kế hộ nông dân trong thời gian
tiếp theo.
+ Đố i tượng khảo sát
Các hô ̣ nơng dân có hộ khẩu thường trú tại các xã vùng ven thành phố Nam
Đinh;
̣ Các cán bộ cơ sở của các xã vùng ven thành phố Nam Định.
1.3.2. Pha ̣m vi nghiên cứu
+ Phạm vi nội dung
Đề tài tâ ̣p trung nghiên cứu sinh kế hô ̣ nông dân vùng ven thành phố Nam
Đinh
̣ như vốn sinh kế, các hoạt động sinh kế, những thay đổi sinh kế trong giai
đoạn đầu thành phố lên loại I, yếu tố ảnh hưởng tới sinh kế và những giải pháp
cải thiện sinh kế.

+ Phạm vi không gian
Nghiên cứu chung cho cả vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ nhưng tâ ̣p trung
khảo sát đánh giá ta ̣i các xã chọn điểm nghiên cứu là xã Nam Phong, xã Lô ̣c
Hòa, xã Mỹ Xá thuộc quản lý của thành phố Nam Định và các xã thuô ̣c các
huyê ̣n giáp ranh với thành phố Nam Đinh
̣ là xã Đa ̣i An (Vu ̣ Bản), xã Mỹ Hưng
(Mỹ Lô ̣c), xã Nam Mỹ (Nam Trực).
+ Phạm vi thời gian
Đánh giá thực trạng chung cho cả giai đoạn 2011-2015, riêng các hoạt
động và kết quả sinh kế điều tra cho năm 2015. Đề xuất giải pháp cải thiện sinh
kế hộ nông dân cho đến năm 2020 và định hướng đến 2030.
4


1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Về lý luận: Luận án bổ sung và làm rõ 2 điểm về lý luận, đó là: (1) Làm rõ
hơn khái niệm sinh kế và bổ sung một số điểm về thay đổi sinh kế; (2) Góp phần
làm rõ các khái niệm vùng ven thành phố vì hiện nay ở Việt Nam chưa có quy
định vùng ven và chưa thống nhất quan niệm.
Về thực tiễn: Luận án đã chỉ ra được sinh kế của các hộ nông dân và những
thay đổi sinh kế trong giai đoạn đầu của q trình đơ thị hóa thành phố Nam
Định. Luận án đã phát hiện những điểm trong thực tế là ở vùng ven thành phố
Nam Định các hộ lấy nơng nghiệp làm sinh kế chính lại có thu nhập cao hơn
những loại khác; Ở đây có hai loại hộ nơng dân đó là loại hộ nơng dân thực sự
với hoạt động sinh kế nông nghiệp hoặc kết hợp nông nghiệp với các hoạt động
khác và loại hộ nơng dân theo danh nghĩa vì họ vẫn có đất, thuộc danh sách nông
dân, hưởng các quyền lợi của nông dân, thay mặt cho nông dân nhưng không
kiếm sống bằng hoạt động nơng nghiệp, khơng cịn ruộng đất, khơng có thế hệ
tương lai theo nghề nơng nghiệp. Đóng góp thực tiễn này gợi ý những thay đổi

chính sách với nông nghiệp, nông dân ở các vùng ven thành phố.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Về lý luận: Luâ ̣n án đã hê ̣ thố ng hóa làm sáng tỏ các vấ n đề lý luâ ̣n về sinh
kế , sinh kế của hô ̣ nông dân vùng ven thành phố thông qua việc làm rõ các khái
niê ̣m, các đă ̣c điể m sinh kế của các hộ nông dân vùng ven thành phố . Luâ ̣n án đã
tổng kết các khung sinh kế bề n vững của DFID, IFAD, Oxfarm Anh, UNDP, WB
và lựa chọn các nội dung nghiên cứu sinh kế và thay đổi sinh kế của luận án.
Về thực tiễn: Luận án đã phân tích được thực trạng sinh kế, thay đổi sinh kế
và kết quả thay đổi sinh kế thể hiện qua thu nhập, tài sản của hộ tăng lên, Hoạt
động sinh kế thay đổi do đơ thị hóa dẫn đến thay đổi vốn sinh kế và sự chuyển
hóa lẫn nhau giữa 5 loại vốn sinh kế. Các loại vốn sinh kế của hộ ở mức trung
bình nhưng đã có phần tăng lên. Trong bối cảnh phát triển đơ thị thì vốn con
người và vốn tài chính có vai trò quan tro ̣ng làm thay đổi sinh kế hộ. Thay đổi
sinh kế dẫn đến thay đổi cơ cấu xã hội của vùng ven. Luận án đã chỉ ra bố i cảnh
dễ bi ̣ tổ n thương đố i với người dân vùng ven thành phố Nam Đinh
̣ gồm nhiều
yếu tố nhưng chủ yếu nhất là do: q trình đơ thị hóa nhanh đã phá vỡ hệ thống
thủy lợi nội đồng dẫn tới hạn, úng cục bộ, chuột phá, làm mất vốn tự nhiên và
nhâ ̣n thức của người chưa thích ứng kịp với văn hóa cơng nghiệp, đơ thị… từ đó
đề xuất một số giải pháp cải thiện sinh kế và giúp các hộ nơng dân vùng ven
thành phố Nam Định thích ứng với bối cảnh đơ thị hóa mạnh mẽ thành phố.

5


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SINH KẾ
HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN THÀNH PHỐ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SINH KẾ HỘ NÔNG DÂN VÙNG VEN
THÀNH PHỐ
2.1.1. Các khái niệm có liên quan

2.1.1.1. Sinh kế
Từ “Sinh kế” hay kế sinh nhai đã xuất hiện từ lâu nhưng cho đó là một khái
niệm rộng nên mỗi quốc gia, mỗi cấp độ thường được hiểu và sử dụng theo nhiều
cách khác nhau. Cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm thống nhất vì hai
trường phái khoa học lý thuyết và thực tiễn vẫn chưa kết thúc cuộc tranh luận. Vì
vậy trong các khái niệm có những điểm giống nhau nhưng cũng có những điểm
khác nhau.
Theo Chambers and Conway (1992), với nghĩa đơn giản sinh kế là phương
thức kiếm sống, nó bao gồm con người, khả năng của họ và cách thức kiếm sống.
Với nghĩa đầy đủ thì sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (vơ hình và hữu
hình) và các hoạt động cần cho một cách thức kiếm sống. Sinh kế bền vững khi
có thể đối phó hoặc khắc phục các căng thẳng hoặc các cơn sốc, giữ gìn hoặc
tăng cường được các khả năng và tài sản, cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững
cho thế hệ tiếp theo và điều đó sẽ đóng góp lợi ích rịng cho các sinh kế khác ở
mức độ địa phương và toàn cầu trong cả ngắn hạn và dài hạn.
Cục Phát triển Quốc tế Anh (Department for International DevelopmentDFID) dựa theo Chambers and Conway để khái niệm sinh kế bao gồm các khả
năng, các tài sản (cả nguồn lực vật chất và xã hội) cần cho một cách thức kiếm sống.
Sinh kế bền vững khi nó có thể đối phó với hoặc khắc phục các căng thẳng hoặc các
cơn sốc và giữ gìn hoặc tăng cường được các khả năng và tài sản của nó cả hiện nay
và tương lai khi không hủy hoại cơ sở nguồn lực tự nhiên (DFID, 2001).
Theo Ellis (1999) thì sinh kế là các hoạt động, các tài sản và các cơ hội tiếp
cận để cùng quyết định cho cuộc sống mà một cá nhân hoặc một hộ kiếm được.
Như vậy, đa dạng hóa sinh kế nơng thơn là q trình mà qua đó các hộ vạch ra sự
đầu tư đa dạng cho các hoạt động và các khả năng hỗ trợ xã hội cho sinh tồn và
nhằm thúc đẩy mức sống của họ.
Theo từ điể n Tiế ng Viê ̣t, sinh kế là viê ̣c làm để kiế m ăn, để mưu số ng (Viê ̣n
Ngôn ngữ ho ̣c, 2000).

6



Trong tiếng Tây Ban Nha sinh kế trở thành một cách sống bền vững. Trong
tiế ng Nga, sinh kế (Устойчивое жизнеобеспечение) có nghiã là tạo thu nhập và
việc làm nông thơn (University of Wolverhamton, 2007).
Tuy các khái niệm có khác nhau nhưng có thể thấy nội hàm sinh kế bao
gồm các khả năng, các loại vốn và các hoạt động để kiếm sống.
2.1.1.2. Sinh kế hộ nông dân
Trước hết cần hiểu khái niệm về hộ nông dân. Theo Ellis (1993) thì “Hộ
nơng dân là các nơng hộ có phương tiện sống từ ruộng đất, sử dụng chủ yếu lao
động gia đình trong sản xuất nơng trại, nằm trong một hệ thống kinh tế rộng hơn,
nhưng về cơ bản được đặc trưng bằng việc tham gia một phần trong thị trường
hoạt động với một trình độ hồn chỉnh khơng cao” Theo Đào Thế Tuấ n (1996):
“Hô ̣ nông dân là những người có phương tiê ̣n kiế m số ng từ ruô ̣ng đấ t, chủ yế u sử
du ̣ng lao đơ ̣ng gia đình cho sản x́ t, ln nằm trong hê ̣ thố ng kinh tế rô ̣ng hơn
nhưng về cơ bản đươ ̣c đă ̣c trưng bởi sự tham gia từng thành phần vào thị trường
với mức đô ̣ hồn hảo khơng cao”.
Với hộ nơng dân nếu theo nghĩa rất đơn giản thì sinh kế là các cách thức
kiếm sống thông qua các hoạt động để tạo thu nhập và việc làm/nghề nghiệp
nhưng theo nghĩa đầy đủ thì sinh kế hộ nông dân bao gồm các khả năng, các
loại vốn sinh kế và các hoạt động để nuôi sống gia đình. Các loại vốn/tài sản
sinh kế (vật chất hoặc tài chính; vơ hình hoặc hữu hình và thường được phân
thành vốn tự nhiên, vốn vật chất, vốn tài chính, vốn con người và vốn xã hội)
giúp hộ có các phương tiện vật chất và xã hội. Khả năng liên quan tới con
người của từng hộ, đặc biệt chủ hộ, lao động chính của hộ trong việc thay đổi
chuyển hóa các loại vốn sinh kế, thay đổi và tiếp nhận những hoạt động mới,
khai thác sự đa dạng trong thay đổi nghề nghiệp, cơ hội (Chambers and
Conway, 1992). Như vậy có thể coi cụm từ “Khả năng sinh kế” là cụ thể hóa
một phần trong vốn sinh kế. Tùy vào mục đích nghiên cứu mà tách riêng hoặc
nhập khả năng/năng lực sinh kế với vốn sinh kế. Các hoạt động sinh kế là
những việc mà hộ thực hiện. Kết quả sinh kế chính là cuộc sống mà hộ thu nhận

được từ những việc đã làm. Chiến lược sinh kế chỉ phạm vi và sự kết hợp
những lựa chọn và quyết định sử dụng, quản lý các tài sản sinh kế nhằm tăng
kết quả sinh kế (tăng thu nhập và nâng cao đời sống). Từ khả năng và vốn sinh
kế các hộ sẽ có chiến lược sinh kế riêng. Chiến lược sinh kế thể hiện qua các
hoạt động sinh kế. Hoạt động sinh kế chính là các hoạt động cụ thể để kiếm
sống, các hoạt động này có thể là lâu dài, ổn định và tạo thành nghề nghiệp
hoặc chỉ là những hoạt động không ổn định, thời vụ.
7


Sinh kế được coi là bền vững nếu nó có thể duy trì và phát triển ở cả hiện
tại và tương lai trước những bối cảnh dễ gây tổn thương tới nó nhưng khơng gây
ảnh hưởng xấu tới tài ngun thiên nhiên và môi trường. Sinh kế là bền vững khi
con người có thể đối phó và phục hồi từ những áp lực và các cú sốc đồng thời có
thể duy trì hoặc nâng cao khả năng và tài sản cả ở hiện tại lẫn trong tương lai mà
không gây tổn hại đến cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Như vậy “Sinh kế
chỉ bền vững khi nó có thể đương đầu và phục hồi sau các cú sốc, duy trì hoặc
cải thiện năng lực, vốn và cung cấp các cơ hội sinh kế bền vững cho các thế hệ
kế tiếp cũng như đóng góp lợi ích rịng cho các sinh kế khác ở cấp độ địa phương
hoặc toàn cầu, trong ngắn hạn và dài” (Chambers and Conway, 1992).
Trong nghiên cứu về phát triể n nông thôn và giảm nghèo trong hai thập kỷ
qua, vấ n đề sinh kế và sinh kế bền vững đã trở thành mục tiêu phân tić h ở cả cấp
độ vĩ mô và vi mô, theo ba hướng tiế p câ ̣n chính, đó là các tiế p câ ̣n đồ ng đa ̣i, các
tiế p câ ̣n lich
̣ đa ̣i và những tiế p câ ̣n hướng tới tương lai (Murray, 2002). Trong đó,
khung sinh kế bền vững đươ ̣c coi là một cách tiếp cận toàn diện về các vấn đề
phát triển thông qua việc thảo luận về sinh kế của con người và đói nghèo trong
các bớ i cảnh khác nhau (Nguyễn Văn Sửu, 2015). Đơ thị hóa vùng ven đã đưa
đến biến đổi kinh tế xã hội theo nhiều chiều hướng khác nhau, có cả tích cực và
tiêu cực. Q trình đơ thị hố, cơng nghiê ̣p hố sẽ làm thay đổ i cơ cấ u nông thôn

nên hoạt đô ̣ng kinh tế của nông hô ̣ cũng có những biế n đổ i sâu sắc. Một số hộ
nông dân sẽ khơng cịn đấ t nên phải đi làm th, một số hộ lại cho thuê đất và
chuyể n sang nghề khác nhưng tất cả số này vẫn được coi là nơng dân. Ngươ ̣c lại,
có những hơ ̣ tuy sống ở nông thôn nhưng lại hoạt động trong liñ h vực ngành
nghề phi nông nghiê ̣p nhưng không đươ ̣c coi là hơ ̣ nơng dân (Trương Hồng
Trương, 2014).
Sinh kế của hộ nông dân là các chiến lược và hoạt động dựa trên các loại
vốn sinh kế và khả năng của hộ để tạo thu nhập, kiếm sống trong các hoàn cảnh,
bối cảnh cụ thể. Chiến lược sinh kế có tính chất lâu dài tạo nên đặc trưng của hộ,
hoạt động sinh kế của hô ̣ nông dân là những hoạt động cần thiết mà các cá nhân
hay hộ gia đình phải thực hiện dựa trên các khả năng và vốn sinh kế để kiếm
sống. Do đă ̣c trưng của hộ nông dân là hô ̣ có phương tiê ̣n kiế m số ng từ ruô ̣ng
đấ t, chủ yế u sử du ̣ng lao đô ̣ng gia đình cho sản xuấ t do đó sinh kế của hô ̣ nơng
dân có những đặc điểm riêng, khác biê ̣t so với các loại hô ̣ khác.
Do hộ nông dân gặp nhiều loại rủi ro, thương tổn nên sinh kế bền vững là
rất cần thiết với họ. Đây là những sinh kế lâu dài để giúp họ vượt qua được các
cú sốc để tiếp tục phát triển nhưng không làm tổn hại tới tài nguyên thiên nhiên.
8


Cũng có thể hộ nơng dân gặp các cú sốc q lớn khơng thể vượt nổi trong giai
đoạn đó nhưng khi đã qua được thì họ vẫn tiếp tục theo đuổi sinh kế lâu dài,
truyền thống của mình.
Sinh kế bền vững của hộ nông dân không chỉ là sinh kế bền vững cho riêng
hộ mà còn là sinh kế bền vững cho cả cộng đồng. Hộ nông dân sẽ lựa chọn, quyết
định sinh kế bền vững lâu dài để vượt qua các cú sốc nhưng có những trường hợp
cơn sốc q lớn thì Nhà nước và cộng đồng cần có những hỗ trợ cho họ vượt qua.
2.1.1.3. Thay đổi sinh kế
Sinh kế là một khái niệm liên quan kinh tế xã hội vì nó bao gồm con người, khả
năng, tài sản và hoạt động kiếm sống của con người (Chambers and Conway,1992) nên

có thể coi thay đổi sinh kế là một khía cạnh của thay đổi kinh tế xã hội. Trong
các nghiên cứu hầu như không nêu định nghĩa về thay đổi sinh kế nói chung mà
thường đề cập thay đổi từng phần; Chambers and Conway (1992) đề cập tới thay
đổi tài sản hiện vật và xã hội; Bùi Văn Tuấn (2015) cho rằng nguồn vốn sinh kế
thể hiện cả khả năng thay đổi trong tương lai; Ann (2002) chỉ ra lý thuyết,
phương pháp luận và thực tiễn vấn đề thay đổi sinh kế ở đông bắc Ghana qua
thay đổi chiến lược sinh kế của hộ qua hai thời điểm là 1975 và 1989 với thơng
tin nghiên cứu tình huống các hộ… Một số nghiên cứu có tiêu đề là thay đổi sinh
kế nhưng cũng không đề cập khái niệm thay đổi sinh kế.
Như vậy cho thấy thay đổi sinh kế cũng là khái niệm rộng và được hiểu theo
nhiều cách khác nhau nhưng cách hiểu chung nhất là thay đổi so với một tình trạng
sinh kế có trước. Khoảng cách so với thời gian có trước là tùy hồn cảnh nhưng nếu
gần q thì khơng thể hiện được sự thay đổi. Thay đổi không chỉ là sự tăng giảm về số
lượng mà quan trọng hơn là thay đổi về cơ cấu, chất lượng theo hướng nào. Sinh kế
chỉ ổn định khi thay đổi tích cực làm cho các nguồn vốn tăng lên, một số hoạt động
trở thành nghề nghiệp ổn định tạo thu nhập thường xun và có tích lũy cho dự
phịng... Thay đổi sinh kế có thể là thay đổi tất cả hoặc thay đổi từng bộ phận sinh kế.
Có hai nhóm nguyên nhân dẫn đến thay đổi sinh kế là nguyên nhân bên
ngoài và nguyên nhân bên trong. Ngun nhân bên ngồi chính là sự thay đổi
bối cảnh, thay đổi chính sách và mơi trường quản lý. Nguyên nhân bên trong
chính là sự tác động qua lại của việc thay đổi các thành phần sinh kế với nhau.
Ví dụ khi vốn sinh kế thay đổi thì cũng kéo theo hoạt động sinh kế thay đổi.
Các nguyên nhân có thể dẫn đến thay đổi sinh kế một cách trực tiếp và gián
tiếp, thay đổi dây chuyền.
Hoạt động là làm những việc khác nhau với mục đích nhất định trong đời
sống xã hội. Hoạt động sinh kế của hộ nơng dân chính là việc cả hộ hoặc các
9



×