ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------------
LƯƠNG THỤY THU HUYỀN
HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TẠI THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Hà Nội - 2020
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-------------------------------------------------------
LƯƠNG THỤY THU HUYỀN
HIỆN ĐẠI HÓA HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN - THƯ VIỆN
TẠI THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG
Chuyên ngành:
Khoa học Thông tin - Thư viện
Mã số:
60320203
LUẬN VĂN THẠC SĨ THÔNG TIN - THƯ VIỆN
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Thị Quý
Hà Nội - 2020
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .........................................................................4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................5
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................7
Chương 1: THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG VỚI VẤN ĐỀ HIỆN ĐẠI HĨA
HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN - THƯ VIỆN...........................................................18
1.1. Những khái niệm công cụ ................................................................................18
1.1.1. Khái niệm hiện đại hóa ......................................................................................... 18
1.1.2. Khái niệm hoạt động thông tin - thư viện ......................................................... 18
1.1.3. Khái niệm hiện đại hóa hoạt động thơng tin - thư viện của thư viện công
cộng cấp tỉnh ........................................................................................................................... 19
1.2. Ý nghĩa, vai trị của hiện đại hóa hoạt động thơng tin - thư viện đối với thư
viện công cộng cấp tỉnh ...........................................................................................21
1.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh ................................................. 21
1.2.2. Đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện tỉnh ........................ 22
1.2.3. Đối với việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin .................................. 23
1.3. Các yếu tố tác động đến hiện đại hóa hoạt động thơng tin - thư viện .........25
1.3.1. Chính sách phát triển của lãnh đạo các cấp ...................................................... 25
1.3.2. Năng lực thông tin của cán bộ thư viện và người dùng tin ........................... 25
1.3.3. Đầu tư tài chính ...................................................................................................... 26
1.4. Các tiêu chí đánh giá mức độ hiện đại hóa của thư viện cơng cộng cấp tỉnh
...................................................................................................................................26
1.4.1. Vốn tài liệu số phù hợp với nhu cầu tin của người dùng tin ......................... 27
1.4.2. Hạ tầng công nghệ thông tin và ứng dụng chuẩn nghiệp vụ hiện đại ......... 28
1.4.3. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin mọi lúc mọi nơi............. 30
1.5. Đặc điểm của Thư viện tỉnh Bắc Giang .........................................................31
1.5.1. Khái quát lịch sử ra đời và phát triển................................................................. 31
1.5.2. Chức năng và nhiệm vụ ........................................................................................ 32
1.5.3. Cơ cấu tổ chức........................................................................................................ 34
1
Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆN ĐẠI HĨA HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN THƯ VIỆN CỦA THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG .............................................37
2.1. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong phát triển và xử lý thơng tin, tài liệu ...37
2.1.1. Hiện đại hóa trong phát triển vốn tài liệu ......................................................... 37
2.1.2. Hiện đại hóa trong hoạt động xử lý thơng tin, tài liệu.................................... 40
2.1.2.1. Xử lý kỹ thuật .......................................................................................44
2.1.2.2. Xử lý hình thức ....................................................................................45
2.1.2.3. Xử lý nội dung .....................................................................................46
2.2. Hiện đại hóa trong hoạt động lưu trữ thông tin và bảo quản tài liệu .........51
2.2.1. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong tổ chức lưu trữ thông tin ..................... 51
2.2.2. Ứng dụng công nghệ hiện đại trong bảo quản tài liệu.................................... 52
2.3. Hiện đại hóa trong tạo dựng sản phẩm và tổ chức dịch vụ thơng tin - thư
viện ............................................................................................................................53
2.3.1. Các loại hình sản phẩm thông tin - thư viện hiện đại ..................................... 53
2.3.1.1. Hệ thống mục lục truyền thống ...........................................................53
2.3.1.2. Hệ thống mục lục hiện đại điện tử OPAC ...........................................54
2.3.1.3. Cơ sở dữ liệu .......................................................................................55
2.3.2. Các loại hình dịch vụ thơng tin - thư viện hiện đại ......................................... 57
2.3.2.1. Dịch vụ cung cấp tài liệu gốc ..............................................................57
2.3.2.2. Dịch vụ luân chuyển tài liệu ................................................................59
2.3.2.3. Phổ biến thông tin, phục vụ người dùng tin ........................................60
2.4. Các yếu tố tác động đến quá trình hiện đại hóa của Thư viện tỉnh Bắc Giang
...................................................................................................................................64
2.4.1. Chính sách phát triển của lãnh đạo các cấp ...................................................... 64
2.4.2. Đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, hạ tầng CNTT .............................................. 66
2.4.3. Năng lực thông tin của cán bộ thư viện và người dùng tin ........................... 68
2.4.3.1. Năng lực thông tin của cán bộ thư viện ..............................................68
2.4.3.2. Năng lực thông tin của người dùng tin ...............................................69
2.5. Đánh giá mức độ hiện đại hóa của Thư viện tỉnh Bắc Giang ......................73
2.5.1. Có vốn tài ngun thơng tin số đáp ứng nhu cầu người dùng tin ................ 73
2
2.5.2. Thực trạng hạ tầng công nghệ thông tin và ứng dụng chuẩn nghiệp vụ ..... 74
2.5.3. Mức độ thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin mọi lúc mọi nơi............. 76
2.6. Nhận xét chung .................................................................................................76
2.6.1. Ưu điểm ................................................................................................................... 76
2.6.2. Hạn chế .................................................................................................................... 77
2.6.3. Nguyên nhân ........................................................................................................... 80
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HIỆN ĐẠI
HĨA HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN - THƯ VIỆN TẠI THƯ VIỆN TỈNH BẮC
GIANG .....................................................................................................................81
3.1. Cần thay đổi trong nhận thức của các cấp lãnh đạo tỉnh Bắc Giang ..........81
3.1.1. Xây dựng chiến lược hiện đại hóa hoạt động thơng tin - thư viện............... 81
3.1.2. Tăng cường đầu tư tài chính phát triển tài liệu số ........................................... 82
3.2. Chuẩn hóa nghiệp vụ và ứng dụng công nghệ phù hợp ...............................84
3.2.1. Đảm bảo chuẩn hóa và đồng bộ trong khâu xử lý thông tin ......................... 84
3.2.2. Trang bị hạ tầng công nghệ thơng tin đủ mạnh ............................................... 86
3.3. Đa dạng hóa sản phẩm thông tin - thư viện theo hướng công nghệ hiện đại
.............................................................................................................................. 88
3.3.1. Ưu tiên xây dựng và phát triển các bộ sưu tập số ........................................... 88
3.3.2. Dịch vụ thông tin năng động tiếp cận tới người dùng tin .............................. 88
3.4. Vận dụng marketing vào quan hệ hợp tác .....................................................89
3.4.1. Quảng bá nguồn lực thông tin điện tử của Thư viện tỉnh Bắc Giang .......... 89
3.4.2. Mở rộng quan hệ hợp tác trong và ngoài nước ................................................ 91
3.5. Nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ và người dùng tin ............92
3.5.1. Xây dựng đội ngũ người làm thư viện............................................................... 92
3.5.2. Công tác đào tạo người dùng tin......................................................................... 94
3.6. Một số đề xuất, kiến nghị khác .......................................................................96
KẾT LUẬN ...............................................................................................................98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................100
3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Chữ viết tắt
CNTT
CSDL
ĐHKHXHNV
SP-DV
TT-TV
TVCC
TVTBG
UBND
VHTTDL
Nội dung
Công nghệ thông tin
Cơ sở dữ liệu
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Sản phẩm - dịch vụ
Thông tin - Thư viện
Thư viện công cộng
Thư viện tỉnh Bắc Giang
Ủy ban nhân dân
Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Tiếng Anh
STT
Chữ viết tắt
1
AACR2
2
CDS/ISIS
3
DDC
4
IFLA
5
ISBD
6
MARC21
7
OPAC
8
UNESCO
Nội dung
Anglo-American Cataloguing Rules, 2nd edition
Quy tắc biên mục Anh - Mỹ xuất bản lần thứ 2
Computerised Documentation Service/Integrated Set of
Information System
Mục lục thư mục đọc máy/Tích hợp hệ thống thông tin
Dewey Decimal Classification
Khung phân loại thập phân Dewey
The International Federation of Library Associations and
Institutions
Liên đoàn quốc tế các tổ chức và Hiệp hội Thư viện
International Standard Bibliographic Description
Quy tắc mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế
Machine-Readable Cataloging 21st
Khổ mẫu biên mục đọc máy
Online Public Access Catalog
Mục lục tra cứu trực tuyến
United Nations Educational, Scientific and Cultural
Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
4
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
STT
Danh mục các bảng
Trang
1
Bảng 2.1: Bảng phân loại DDC14 được TVTBG áp dụng
47
Bảng 2.2: Sách luân chuyển TVTBG từ 2003 - 2018 đến 10 huyện,
2
59
thành phố
Bảng 2.3: Tiêu chí đánh giá mức độ phổ biến thơng tin và hiệu quả
3
60
công tác phục vụ người dùng tin của TVTBG
4
Bảng 2.4: Thời gian mở cửa phục vụ người dùng tin của TVTBG
62
5
Bảng 2.5: Tiêu chí và yêu cầu để đánh giá hiệu quả hoạt động TVTBG
73
STT
Danh mục các sơ đồ
1
Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của TVTBG
2
Sơ đồ 2.1: Quy trình xử lý tài liệu của TVTBG
STT
1
2
3
4
5
6
STT
1
2
3
4
5
Trang
35
43
Danh mục các biểu đồ
Trang
Biểu đồ 2.1: Mức độ đánh giá của người dùng tin về hệ thống mục
54
lục truyền thống tại TVTBG
Biểu đồ 2.2: Mức độ đánh giá của người dùng tin về hệ thống mục
55
lục hiện đại điện tử OPAC tại TVTBG
Biểu đồ 2.3: Mức độ đánh giá của người dùng tin về CSDL tài liệu
56
in ấn tại TVTBG
Biểu đồ 2.4: Mức độ đánh giá của người dùng tin về CSDL tài liệu
56
điện tử - số hóa tại TVTBG
Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ đánh giá của người dùng tin về dịch vụ cung cấp
58
tài liệu tại chỗ của TVTBG
Biểu đồ 2.6: Tỷ lệ đánh giá của người dùng tin về dịch vụ cho mượn
58
tài liệu của TVTBG
Danh mục các hình
Trang
Hình 2.1: Giao diện phân hệ Bổ sung ILib3.6
37
Hình 2.2: Giao diện phân hệ Biên mục tài liệu ILib3.6
40
Hình 2.3: Giao diện phần mềm Hệ quản trị thư viện tích hợp ILib3.6
42
Hình 2.4: Cửa sổ nhập ấn phẩm bổ sung của phần mềm ILib3.6
42
Hình 2.5: Quy cách đóng dấu tài liệu của TVTBG
44
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
Hình 2.6: Quy cách ghi ký hiệu số đăng ký cá biệt của TVTBG
Hình 2.7: Nhãn sách kho đọc Thiếu nhi tại TVTBG
Hình 2.8: Nhãn sách kho Mượn tại TVTBG
Hình 2.9: Phích in mơ tả tài liệu theo ISBD của TVTBG
Hình 2.10: Cuốn “Những ánh sao kh” có chỉ số phân loại 895.922
Hình 2.11: Cuốn sách “Tìm hiểu về Trái đất”
Hình 2.12: Cuốn sách “Di tích Bắc Giang”
Hình 2.13: Trang thơng tin điện tử TVTBG
Hình 2.14: Thủ tục cấp và đổi thẻ bạn đọc TVTBG
6
44
45
45
46
48
49
50
54
63
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, thư viện khơng chỉ là nơi giữ sách mà cịn đóng vai trị quan trọng
trong việc hỗ trợ cơng tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu. Hệ thống thư viện nước
ta đang phát triển theo hướng hiện đại nhờ vào việc ứng dụng các thành tựu khoa học
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin (CNTT). Thư viện thực sự trở thành cơ
quan văn hoá giáo dục, là nơi cung cấp nền tảng tri thức cho mọi tầng lớp nhân dân,
phục vụ đắc lực vào sản xuất kinh tế và đồng thời thúc đẩy các hoạt động phát triển
khoa học - kỹ thuật - cơng nghệ trong tồn dân.
Trong kỷ nguyên cách mạng công nghiệp 4.0, ứng dụng CNTT là việc tất yếu
phải có ở mọi lĩnh vực của đời sống nhằm góp phần đẩy mạnh q trình chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Mặt khác, điều đó cũng làm thay đổi cơ bản cách thức quản lý, học
tập, làm việc giúp khắc phục rào cản về thời gian, không gian, dễ dàng cho q trình
trao đổi thơng tin. Đây là thời kỳ bùng nổ thông tin rộng lớn, khi mà các “Big Data”
phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết thì thư viện đóng vai trị chủ đạo, đặc biệt thư
viện hiện đại được coi là trung tâm khai thác, tổ chức, quản lý và cung cấp thông tin
về mọi vấn đề, phục vụ cho mọi đối tượng người dùng tin khác nhau.
Trên thế giới, hoạt động thông tin - thư viện (TT-TV) đang trong giai đoạn thay
đổi cả về chất lẫn lượng. Đứng trước những tác động sâu sắc của tiến bộ khoa học,
đặc biệt là CNTT, từ hình thức truyền thống, các thư viện dần chuyển sang ứng dụng
thành tựu khoa học công nghệ. Để bắt kịp với sự nghiệp thư viện thế giới và nhằm
thoả mãn những đòi hỏi thực tiễn xã hội, các cơ quan TT-TV ở Việt Nam, đặc biệt là
thư viện công cộng (TVCC) cần phải có chủ trương, chính sách, biện pháp và phương
hướng xây dựng, phát triển đáp ứng yêu cầu hiện nay.
Nằm trong Liên hiệp Thư viện các tỉnh miền núi phía Bắc và được đánh giá là
một trong những TVCC cấp tỉnh hoạt động có hiệu quả, mục tiêu đặt ra của Thư viện
tỉnh Bắc Giang (TVTBG) là tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT ở tất cả các khâu sao
cho đồng bộ, hướng tới tự động hóa tồn diện nhằm đáp ứng nhu cầu tin của đông
7
đảo đối tượng người dùng tin trong toàn Tỉnh. CNTT góp phần giúp cho việc tổ chức
các sản phẩm - dịch vụ (SP-DV) phục vụ mọi đối tượng người dùng trở nên nhanh
chóng, chính xác, có quy trình chặt chẽ, tạo ra sự kết nối dễ dàng, thân thiện. Tuy
nhiên, chỉ dừng lại ở việc ứng dụng CNTT là chưa đủ, phải đặt hoạt động TT-TV vào
mơi trường “nóng bỏng nhất”, nhìn nhận từ mọi khía cạnh, góc độ của xã hội để tiếp
cận, khai thác và sản xuất ra thông tin - nguồn lực phát triển cơ bản và chủ lực của
nền văn minh hiện đại bằng cách áp dụng các công nghệ tiên tiến khác trong tất cả
quy trình hoạt động.
Kỷ ngun thơng tin vừa tơn vinh lại vừa đặt ra những thách thức đối với ngành
TT-TV nói chung và TVTBG nói riêng. Nhận thấy tầm quan trọng của vấn đề, với
mong muốn tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn thực trạng hiện đại hóa của TVTBG nơi tơi
sinh sống và làm việc, tôi đã lựa chọn đề tài “Hiện đại hóa hoạt động thơng tin thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang” làm đề tài luận văn Thạc sĩ Khoa học TTTV cho mình. Dựa trên hệ thống lý luận và kết quả nghiên cứu thực tiễn, tìm hiểu
thực trạng, đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, những tồn tại, nguyên nhân, đề xuất giải
pháp, tôi hi vọng sẽ góp một phần cơng sức giúp hồn thiện và nâng cao hơn nữa chất
lượng hiện đại hóa hoạt động TT-TV tại TVTBG.
2. Tình hình nghiên cứu
Theo Thơng tư số 13/2016/TT-BVHTTDL ngày 09/12/2016 của Bộ Văn hóa,
Thể thao và Du lịch (VHTTDL) về Quy định quy chế mẫu hoạt động của TVCC cấp
tỉnh, huyện, xã; chương II, mục 3, điều 12, ý 6 nêu rõ nhiệm vụ và quyền hạn của
TVCC cấp tỉnh đó là: “Ứng dụng CNTT và truyền thơng, tự động hóa vào hoạt động
thư viện; tham gia xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin số, đẩy mạnh xây dựng
thư viện điện tử và trang thông tin điện tử của thư viện.” [2] Điều đó cho thấy tầm quan
trọng của việc hiện đại hóa trong hoạt động TT-TV, nhất là tại thời buổi hiện nay.
Theo hướng đề tài, đã có nhiều tác giả cả trong và ngồi nước nghiên cứu từ
nhiều góc độ về các khía cạnh khác nhau liên quan đến hiện đại hóa trong hoạt động
TT-TV. Tại Việt Nam, một số tài liệu và cơng trình nghiên cứu cùng những hội nghị,
hội thảo được tổ chức về nội dung nêu trên điển hình như là:
8
Tài liệu liên quan đến lý luận về hiện đại hóa, tự động hóa, tin học hóa hoạt
động TT-TV
- Giáo trình “Tin học trong hoạt động thơng tin thư viện” (2001) của tác giả
Đồn Phan Tân. [38]
- Giáo trình “Tra cứu thông tin trong hoạt động thư viện thông tin” (2004) của
tác giả Trần Thị Bích Hồng, Cao Minh Kiểm. [14]
- Sách chuyên khảo “Tự động hoá trong hoạt động thông tin thư viện” (2007)
của tác giả Trần Thị Quý, Đỗ Văn Hùng. [36]
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ VHTTDL) “Ứng dụng công nghệ
thông tin trong hoạt động thư viện cấp tỉnh, thành phố” (2002) của tác giả Phạm Thế
Khang (Chủ nhiệm đề tài). [21]
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ VHTTDL) “Hoàn thiện mơ hình thư
viện số tại Thư viện Quốc gia Việt Nam và thư viện thành phố trực thuộc trung ương”
(2013) của tác giả Lê Đức Thắng (Chủ nhiệm đề tài). [39]
- Sách chuyên khảo “Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi
mới hoạt động thư viện” (2013) của tác giả Vương Toàn. [44]
- Sách chuyên khảo “Nguyên lý và nội dung cơ bản của thư viện điện tử” (2013)
của tác giả Nguyễn Huy Chương. [6]
- Khóa luận tốt nghiệp “Tự động hóa hoạt động thư viện tại Trường Đại học
Bách Khoa Hà Nội” (2011) của tác giả Trương Thị Mến, trường Đại học Văn hóa Hà
Nội. [26]
Các tài liệu đã cung cấp cho người đọc cơ sở lý luận về tự động hóa hoạt động
TT-TV, giới thiệu những thiết bị, quy trình và các phần mềm quản trị TT-TV hiện
đại; trang bị kiến thức, kỹ năng cần thiết về phương pháp tra cứu giúp người đọc tiếp
cận tới những cách thức tìm tin tự động hóa phù hợp với xu hướng phát triển của
Ngành trên thế giới.
9
Các cơng trình đề cập đến ứng dụng CNTT trong hoạt động TT-TV được
công bố tại các hội thảo, hội nghị khoa học
- Hội nghị “Sơ kết 5 năm hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của hệ thống
thư viện công cộng” được tổ chức từ ngày 24-26/5/2005 tại Thành phố Quy Nhơn Bình Định.
- Hội thảo “Đổi mới tổ chức quản lý và tăng cường ứng dụng công nghệ thông
tin trong hoạt động thông tin thư viện” được tổ chức vào tháng 12/2010 tại Trường
Đại học Lao động - Xã hội.
- Bài viết “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao hiệu quả hoạt
động của hệ thống thư viện công cộng” của tác giả Kiều Thuý Nga đăng trên tạp chí
Thư viện Việt Nam số 1 năm 2017. [28, tr. 4]
- Luận văn cao học “Ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Thông tin Thư viện trường Đại học Mỏ - Địa chất” (2018) của tác giả Trần Văn Duy, trường
Đại học Văn hóa Hà Nội. [7]
- Bài viết “Phát triển nội dung số ở Việt Nam: Những nguyên tắc chỉ đạo” của
tác giả Tạ Bá Hưng đăng trên tạp chí Thơng tin và Tư liệu số 1 năm 2000. [18, tr. 2-6]
- Bài viết “Q trình 20 năm tin học hố và xây dựng thư viện điện tử tại Thư
viện Quốc gia và hệ thống thư viện công cộng Việt Nam 1986-2006, xu hướng phát
triển đến năm 2020” của tác giả Đặng Thị Mai đăng trên tạp chí Thơng tin và Tư liệu
số 1 năm 2008. [25, tr. 19-24]
- Luận văn cao học “Xây dựng thư viện điện tử tại Trung tâm Thông tin - Thư
viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. Thực trạng và giải pháp hoàn thiện” (2010) của tác
giả Trần Thị Minh Nguyệt, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(ĐHKHXHNV). [30]
- Bài viết “Phát triển thư viện số: Những vấn đề cần xem xét” (2014) của tác giả
Cao Minh Kiểm đăng trên tạp chí Thơng tin và Tư liệu số 2 năm 2014. [22, tr. 3-9]
- Sách chuyên khảo “Xây dựng và phát triển thư viện số Việt Nam: Quá khứ hiện tại - tương lai” (2017) của tác giả Nguyễn Hoàng Sơn (Chủ biên). [37]
10
- Bài viết “Phát triển thư viện điện tử, thư viện số tại Viện Hàn lâm Khoa học
Xã hội Việt Nam” của tác giả Lê Thị Hoà đăng trên tạp chí Thư viện Việt Nam số 1
năm 2018. [11, tr. 61-63]
Dựa trên cơ sở lý luận, các hội nghị, hội thảo, đề tài về mảng ứng dụng CNTT
đề cập đến thực trạng, kiến nghị những giải pháp, lộ trình, các bước đi cụ thể giúp
ứng dụng hiệu quả CNTT và xây dựng cơ sở dữ liệu (CSDL) điện tử tại TVCC các
cấp và thư viện trường đại học. Các tác phẩm, bài viết đi sâu phân tích vấn đề của thư
viện điện tử, thư viện số như là: Nguyên lý, thành phần chính, quy trình tổ chức hoạt
động,… để nhìn nhận một cách khách quan thực trạng ứng dụng tại Việt Nam và đề
xuất những giải pháp thích hợp với bối cảnh xã hội phát triển.
Một số bài viết, công trình về vấn đề hiện đại hóa
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (Bộ VHTTDL) “Hiện đại hoá thư viện
công cộng trong điều kiện thư viện Việt Nam” (2006) của tác giả Võ Công Nam. [27]
- Bài viết “Hiện đại hóa ngành Thơng tin - Thư viện Việt Nam cần đi vào thực
chất hơn” (2006) của tác giả Đỗ Văn Hùng đăng trên kỷ yếu hội thảo khoa học:
Ngành TT-TV trong xã hội thông tin, kỷ niệm 33 năm đào tạo Ngành và 10 năm trở
thành đơn vị độc lập của trường ĐHKHXHNV. [16, tr. 275-280]
- Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Trường (Trường ĐHKHXHNV) “Hiện đại
hoá và xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử cho các phịng tư liệu của các Khoa và Bộ mơn
trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội”
(2008) của tác giả Đỗ Văn Hùng. [17]
- Khóa luận tốt nghiệp “Nâng cao hiệu quả hoạt động thư viện quận, huyện Thủ
đô Hà Nội đáp ứng sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” (2009) của
tác giả Tơ Thị Thúy Hằng, trường ĐHKHXHNV. [10]
- Luận văn cao học “Hiện đại hóa hoạt động thông tin và thư viện tại trường
Đại học Dân lập Phương Đông đáp ứng nhu cầu đào tạo tín chỉ” (2010) của tác giả
Phan Cúc Phương, trường ĐHKHXHNV. [35]
11
- Luận văn cao học “Hệ thống thư viện công cộng Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và hội nhập phát triển” (2010) của tác giả Nguyễn Thị Hoạt, trường
ĐHKHXHNV. [12]
- Luận văn cao học “Hoạt động thông tin - thư viện tại thư viện trường Đại Học
Y Hà Nội” (2018) của tác giả Vũ Thị Minh Thư, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. [43]
Các tài liệu đề cập đến những vấn đề cơ bản của hiện đại hóa ví dụ như yếu tố
cấu thành hệ thống TT-TV hiện đại, các mơ hình CSDL hay những thành tựu mà hiện
đại hóa mang lại. Từ đó, mỗi tác giả chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề xuất giải pháp
nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động đáp ứng nhu cầu thực tiễn xã hội.
Một số đề tài nghiên cứu về Thư viện tỉnh Bắc Giang
- Luận văn cao học “Ứng dụng tin học trong hoạt động Thư viện tỉnh Bắc Giang.
Thực trạng và tương lai phát triển” (2000) của tác giả Vũ Thị Xuân Hương, trường
Đại học Văn hóa Hà Nội. [19]
- Luận văn cao học “Tăng cường nguồn lực thông tin ở Thư viện tỉnh Bắc Giang
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” (2005) của tác giả Hoàng Nam
Tuy, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. [46]
- Luận văn cao học “Nghiên cứu hoàn thiện tổ chức hoạt động ở thư viện tỉnh
Bắc Giang” (2008) của tác giả Trần Thị Hà, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. [9]
- Khóa luận tốt nghiệp “Sản phẩm và dịch vụ thông tin - thư viện tại Thư viện tỉnh
Bắc Giang” (2014) của tác giả Vũ Giang Trâm, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. [45]
- Luận văn cao học “Công tác xử lý nội dung tài liệu tại Thư viện Tỉnh Bắc
Giang” (2014) của tác giả Hoàng Thị Yến, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. [48]
- Luận văn cao học “Hoạt động phục vụ bạn đọc tại Thư viện tỉnh Bắc Giang”
(2018) của tác giả Giáp Thị Mai Loan, trường Đại học Văn hóa Hà Nội. [24]
Mỗi cơng trình tiêu biểu kể trên chủ yếu khai thác một công đoạn cụ thể trong
hoạt động TT-TV tại TVTBG; từ đó đúc rút ưu điểm và hạn chế, đề xuất các giải
pháp giúp phát triển trong tương lai.
Tổng quan tình hình nghiên cứu ngồi nước cũng hết sức phong phú và đa dạng.
Các mảng đề tài liên quan đến hiện đại hóa hoạt động TT-TV chủ yếu xoay quanh
12
ứng dụng CNTT, thư viện hiện đại, tài liệu điện tử, tự động hóa,… Có thể kể đến một
vài cơng trình, tác phẩm nghiên cứu tiêu biểu sau:
- Bài viết “Thư viện số ở Trung Quốc: Thực trạng, những vấn đề và triển vọng
phát triển” của tác giả Chzhan Juykhua đăng trên tạp chí Thơng tin và Tư liệu số 3
năm 2007. [20, tr. 29-34]
- Bài viết “Modernization of Library and Information Services in Technical
Higher Education Institutions in North India: state-of-the-art report” của tác giả
Seema Vasishta đăng trên tạp chí IFLA số 3 năm 2008. [51, pg. 286-294]
- Bài viết “Khuếch trương và duy trì các thư viện Đơng Nam Á trong bối cảnh
thư viện toàn cầu” của tác giả Patricia G. Oyler đăng trên tạp chí Thơng tin và Tư
liệu số 4 năm 2009. [33, tr. 25-33]
- Bài viết “Modernization of Public Libraries in India: The Importance of ICT
Applications” của tác giả V.J. Suseela đăng trên kỷ yếu hội thảo: Hội nghị quốc gia
về các TVCC trong xã hội tri thức lần thứ 39 tại Hyderabad Ấn Độ năm 2010. [50,
pg. 391-404]
- Bài viết “Đổi mới và thực trạng của các thư viện nước Nga” của tác giả E.N.
Guseva đăng trên tạp chí Thơng tin và Tư liệu số 3 năm 2011. [8, tr. 32-36]
- Luận văn cao học “Hiện đại hóa hoạt động thơng tin tại thư viện Quốc gia
Lào” (2015) của tác giả Phay Vanh Oudomnakhonsy, trường ĐHKHXHNV. [32]
- Cuốn sách “Science Libraries in the Self-Service Age: Developing New
Services, Targeting New Users” (2018) của tác giả Alvin Hutchinson. [49]
Qua những cơng trình nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, nhờ có cơng nghệ mà
các thư viện và cơ quan thông tin trên thế giới đã thay đổi hồn tồn cả về hình thức
lẫn nội dung hoạt động, mang lại hiệu quả xã hội. Trong thế kỷ trước, một số thư viện
thế giới đã dần áp dụng cơ khí hóa, tự động hóa thay vì các phương pháp thủ cơng
truyền thống như sử dụng phiếu lỗ trong tìm tin, thang máy, thang cuốn, băng tải, xe
đẩy để đi lại và vận chuyển tài liệu; sử dụng ống dẫn khí nén để đưa phiếu yêu cầu của
độc giả cho người lấy sách trong kho hay thiết kế hệ thống giá đỡ di động tiết kiệm
không gian kho. Đến khi CNTT, truyền thông, Internet ra đời mới thực sự là cuộc cách
13
mạng của ngành Thư viện. Thành tựu từ kỹ thuật nhận dạng quang học, tin học, viễn
thông tạo ra phần mềm quản lý thư viện, số hóa tài liệu, mơ tả, lập chỉ mục và liên kết
các tài liệu điện tử, tài liệu số, tạo CSDL tồn văn giúp tìm kiếm, khai thác trực tuyến.
Giờ đây, người ta xây dựng thư viện số trong lòng trung tâm thư viện truyền thống hay
nói cách khác, họ xây dựng thư viện như một hình thức lai tạo giữa truyền thống và
hiện đại, ví dụ như: Thư viện số Gallica thuộc Thư viện Quốc gia Pháp, thư viện Quốc
gia Nga, thư viện Anh, Thư viện Bodleian của đại học Oxford Anh,… Phương hướng
phát triển của thư viện các nước trên thế giới là từ quản trị thông tin tiến tới quản trị tri
thức, từ đó ra đời các phần mềm quản trị tri thức, phát huy tiềm năng tối đa của thư
viện điện tử, thư viện số. Ngoài việc sử dụng các phần mềm thương mại, trong quá
trình xây dựng thư viện số nói chung và xây dựng cổng thơng tin nói riêng, các nước
đang phát triển cũng rất quan tâm đến phần mềm mã nguồn mở như: Phần mềm tư liệu
CDS/ISIS, CSD/ISIS for Windows; phần mềm quản lý các bộ sưu tập số Greenstone,
Dspace; phần mềm quản trị thư viện tích hợp Koha,…
Dựa vào tình hình nghiên cứu trình bày ở trên, có thể thấy hiện đại hóa hoạt
động TT-TV đã và đang được rất nhiều nhà khoa học, các chuyên gia, cán bộ trong
và ngoài Ngành nghiên cứu; đồng thời được triển khai ở hầu hết các cơ quan TT-TV
trên toàn thế giới và đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của sự nghiệp thư viện
Việt Nam trong bối cảnh phát triển, hội nhập. Tuy nhiên, đây là những công trình
nghiên cứu đề cập vấn đề hiện đại hóa tại các cơ quan TT-TV khác. Cho đến nay,
TVTBG đã triển khai và đi vào hoàn thiện việc ứng dụng CNTT nhưng vẫn chưa có
cơng trình nghiên cứu của tác giả nào nhìn nhận dưới góc độ lý luận cũng như khảo
nghiệm, phân tích, nhận định, đánh giá trên cơ sở thực tiễn của quá trình áp dụng; do
vậy đề tài “Hiện đại hóa hoạt động thơng tin - thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc
Giang” mà tôi nghiên cứu là mới và không trùng lặp. Những giải pháp thiết thực
được đề xuất trong cơng trình của tơi là cơ sở giúp đơn vị nhìn nhận xác đáng thực
tiễn, nhờ đó có biện pháp khắc phục những tồn tại và có phương hướng phát triển
đúng đắn ở các giai đoạn tiếp theo.
14
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả q trình hiện đại hóa hoạt
động TT-TV của TVTBG, góp phần đáp ứng nhu cầu thơng tin, tài liệu của mọi tầng
lớp nhân dân trong toàn Tỉnh. Đồng thời, đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội,
thực hiện thành cơng cơng cuộc cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh Bắc Giang trong
giai đoạn chuyển đổi số của đất nước.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích đã đề ra, luận văn tiến hành nghiên cứu các nhiệm vụ cụ
thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về hiện đại hóa hoạt động TT-TV
trong các TVCC nói chung và TVTBG nói riêng.
- Nghiên cứu thực trạng hiện đại hóa cùng các yếu tố tác động đến hoạt động
TT-TV tại TVTBG; đánh giá điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quá trình hiện đại hóa hoạt
động TT-TV tại TVTBG, tăng cường chất lượng hoạt động phục vụ người dùng tin.
4. Giả thuyết nghiên cứu
TVTBG đóng vai trị là trung tâm văn hóa - thơng tin - khoa học lớn nhất của
Tỉnh, cung cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, cơng tác và giải trí của
mọi tầng lớp nhân dân. Thế nhưng hiện nay, hoạt động TT-TV hiện đại cịn hạn chế,
vẫn mang tính truyền thống, chưa thực sự hiệu quả trong việc đáp ứng nhu cầu khai
thác và sử dụng thông tin của người dùng tin. Nguyên nhân chính có thể do sự nhận
thức của lãnh đạo các cấp về vấn đề hiện đại hóa hoạt động TT-TV cịn chưa được
đúng đắn, dẫn đến chưa có chính sách đầu tư thích đáng cho mọi nguồn lực (Nhân lực,
vật lực, tài lực). Nếu như hoạt động TT-TV của TVTBG được áp dụng những thành
tựu tiên tiến với công nghệ hiện đại mà cụ thể ở đây là CNTT cùng truyền thơng thì sẽ
đáp ứng tối đa nhu cầu thông tin và nhu cầu tài liệu đang ngày càng gia tăng của người
dùng tin tại Thư viện. Từ đó, hiệu quả hoạt động TT-TV của TVTBG được tăng cao.
15
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện đại hóa hoạt động TT-TV trong lĩnh
vực TVCC nói chung và thư viện cấp tỉnh nói riêng.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Thư viện tỉnh Bắc Giang
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2000 đến nay (Từ khi TVTBG triển khai ứng dụng
CNTT trong các hoạt động thư viện)
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp luận
- Luận văn được nghiên cứu dựa trên phép biện chứng duy vật và duy vật lịch
sử của chủ nghĩa Mác - Lênin;
- Lấy các văn kiện, nghị quyết, chỉ thị, các quan điểm, đường lối, chính sách của
Đảng và Nhà nước về sự nghiệp TT-TV làm căn cứ để triển khai quá trình nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm:
- Nghiên cứu, thu thập, phân tích, tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp quan sát trực tiếp;
- Phương pháp khảo sát thực tiễn;
- Thống kê, xử lý, đánh giá số liệu;
- Phương pháp so sánh;
- Tham khảo ý kiến chuyên gia;
- Phương pháp điều tra bảng hỏi đối với người dùng tin bằng cách chọn mẫu
ngẫu nhiên.
Số phiếu điều tra được gửi đi theo cơ cấu như sau: Chọn ngẫu nhiên và phát
phiếu cho 129 người dùng tin và 21 cán bộ của TVTBG, với 50 phiếu online
( từ ngày 07/10/2019 đến 09/11/2019.
Tổng số phiếu phát ra là 200 phiếu, thu về 200 phiếu, đạt tỉ lệ 100%.
16
7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa khoa học
Luận văn góp phần làm rõ hơn và hoàn thiện cơ sở lý luận về hiện đại hóa hoạt
động TT-TV của các TVCC nói chung và thư viện cấp tỉnh nói riêng.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Luận văn là tài liệu để TVTBG tham khảo trong việc hoàn thiện và đẩy nhanh
tiến độ hiện đại hóa hoạt động TT-TV, đồng thời phát huy những điểm mạnh và khắc
phục những hạn chế để đạt hiệu quả cao nhất.
- Luận văn cũng là tài liệu để các thư viện tỉnh khác tham khảo trong q trình
triển khai hiện đại hóa hoạt động TT-TV.
- Luận văn này sẽ giúp cho những người nghiên cứu về thư viện có thêm tư liệu sinh
động và giúp người dùng tin hiểu biết thêm về sự hiện đại hóa trong các cơ quan TT-TV.
8. Dự kiến kết quả nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu là luận văn có độ dày 104 trang khổ A4; trong đó có 08 sơ
đồ/biểu đồ, 05 bảng số liệu, 14 hình ảnh dẫn chứng và kèm theo phụ lục gồm 16 trang.
Ngoài phần mục lục, mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục;
luận văn có cấu trúc gồm 03 chương quan trọng.
Chương 1: Thư viện tỉnh Bắc Giang với vấn đề hiện đại hóa hoạt động thơng
tin - thư viện
Chương 2: Thực trạng hiện đại hóa hoạt động thơng tin - thư viện của Thư viện
tỉnh Bắc Giang
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hiện đại hóa hoạt động thông
tin - thư viện tại Thư viện tỉnh Bắc Giang
17
Chương 1: THƯ VIỆN TỈNH BẮC GIANG VỚI VẤN ĐỀ
HIỆN ĐẠI HĨA HOẠT ĐỘNG THƠNG TIN - THƯ VIỆN
1.1. Những khái niệm cơng cụ
1.1.1. Khái niệm hiện đại hóa
Hiện đại hóa được coi là q trình chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội
hiện đại. Đã có rất nhiều tác giả, bài viết nghiên cứu từ các khía cạnh khác nhau trong
nhiều lĩnh vực đề cập đến khái niệm này, tiêu biểu như là:
Quan điểm của Inglehart coi hiện đại hóa là q trình biến đổi xã hội gắn liền với
cơng nghiệp hóa (Inglehart và Welzel, 2009). “Quan điểm chính của lý thuyết này là
việc phát triển kinh tế và công nghệ gắn liền với những biến đổi từ các giá trị và phong
tục cũ sang một xu hướng hợp lý, khoan dung, tin cậy và có sự tham gia hơn, tạo nên
sự thay đổi về chính trị - xã hội (Inglehart và Baker, 2000).” [40, tr. 33-45]
Theo Từ điển tiếng Việt của tác giả Hoàng Phê chủ biên tái bản năm 2010, định
nghĩa: “Hiện đại hóa là làm cho mang tính chất của thời đại ngày nay hoặc là làm trở
thành có đầy đủ mọi trang bị, thiết bị của nền công nghiệp hiện đại.” [34, tr. 567]
Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, “hiện đại hóa là quá trình ứng dụng và trang
bị những thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến, hiện đại vào quá trình sản xuất,
kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội.” [29]
Ở một góc độ khác, hiện đại hóa được thể hiện từ tầm nhìn đến phương thức
hành động, từ nhân lực đến cơ cấu tổ chức, tất cả đều cần có sự thay đổi để tiến tới
hiện đại hóa trong tồn xã hội. Về phía con người, cần chủ động, tích cực đặt ra mục
tiêu chiến lược dựa trên tình hình thực tế; phương thức hành động nhanh chóng, kịp
thời, phát huy tối đa tiềm năng tiềm ẩn, khơi gợi sáng tạo cái mới. Về mặt tổ chức thì
hết sức linh hoạt, mỗi bộ phận có thể coi là các module hiện đại, có khả năng liên kết
và tách rời khi cần thiết để trong bất kỳ tình huống nào hoạt động vẫn được duy trì.
1.1.2. Khái niệm hoạt động thông tin - thư viện
Theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10274:2013 về “Hoạt động thư viện - Thuật
ngữ và định nghĩa chung” do Thư viện Quốc gia Việt Nam xây dựng đã được công
18
bố, hoạt động thư viện là “công việc nghiệp vụ do thư viện tiến hành, bao gồm: Thu
thập, xử lý, bảo quản và tổ chức sử dụng chung tài liệu trong xã hội.” [1]
Về hoạt động thơng tin, có thể hiểu sơ lược là “một quá trình tác động, cải biến
để thơng tin, tri thức theo cách nào đó để nó có thể được truyền đi, được tiếp nhận và
sử dụng không ngừng với hiệu quả cao.” [15, tr. 18] Như vậy, hoạt động thông tin gồm
các hành động sáng tạo, thu thập, xử lý, cải tiến, phổ biến thông tin của con người.
Ngày nay trong các cơ quan TT-TV, hoạt động thông tin và hoạt động thư viện
là hai yếu tố khơng thể tách rời do có sự tương tác và đan xen lẫn nhau, bởi vậy mà
tạo thành khái niệm “hoạt động TT-TV”.
Hoạt động TT-TV là hoạt động khoa học nhằm thu thập, xử lý, phân tích, tổng
hợp, lưu trữ, bảo quản và cung cấp thông tin; tổ chức việc khai thác và sử dụng thông
tin trong một cơ quan hay đơn vị nhằm đáp ứng nhu cầu tin của người dùng tin. Chủ
thể của hoạt động TT-TV là cán bộ thư viện và người dùng tin; đối tượng là các loại
hình nguồn tin khác nhau và hạ tầng cơ sở trang thiết bị; mục đích cuối cùng nhằm
tạo ra sản phẩm và dịch vụ TT-TV thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin. Khái
quát lại, hoạt động TT-TV là “tổng hợp các quá trình thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo
quản và phổ biến thông tin theo một quy trình, quy tắc nghiệp vụ thư viện - thông tin
nhằm phục vụ cho hoạt động, nhu cầu khác nhau của con người.” [31]
1.1.3. Khái niệm hiện đại hóa hoạt động thơng tin - thư viện của thư viện
công cộng cấp tỉnh
Theo Tuyên ngôn của UNESCO về TVCC thì “TVCC là trung tâm thơng tin
địa phương, tạo cho người sử dụng của mình sự tiếp cận nhanh chóng tới tri thức và
thông tin ở tất cả các dạng thức.” [47]
Tại điều 4, chương 3, Nghị định Quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh thư viện,
số 72/2002/NĐ-CP có đề cập đến TVCC, cụ thể như sau:
TVCC là thư viện có vốn tài liệu tổng hợp thuộc mọi ngành, lĩnh vực
khoa học, phục vụ rộng rãi mọi đối tượng bạn đọc.
TVCC bao gồm thư viện do Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp tỉnh),
19
thư viện do UBND huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh thành
lập (sau đây gọi là thư viện cấp huyện), thư viện do UBND xã, phường,
thị trấn thành lập (sau đây gọi là thư viện cấp xã).
Thư viện cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã chịu sự chỉ đạo trực tiếp của cơ
quan văn hóa - thơng tin cùng cấp. [5]
Trong Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10274:2013 về “Hoạt động thư viện - Thuật
ngữ và định nghĩa chung” có chỉ rõ TVCC phục vụ một cộng đồng địa phương, cụ
thể như thư viện cấp tỉnh phục vụ cộng đồng trên địa bàn một tỉnh hoặc một đơn vị
hành chính tương đương (thành phố trực thuộc trung ương). Giống với thư viện tổng
hợp về nguyên tắc, kho TVCC có vốn tài liệu gồm tất cả hoặc phần lớn các lĩnh vực
tri thức, hay nói cách khác thư viện bao quát mọi lĩnh vực của chủ đề. [1]
Như vậy, hiểu một cách chi tiết,
TVCC bao gồm thư viện trong các địa phương từ cấp thành phố, tỉnh
thành cho đến quận, huyện. Nhiệm vụ chính của TVCC là truyền thơng đại
chúng với tính cách phục vụ chuyên biệt theo từng địa phương. Hỗ trợ quần
chúng trong việc chăn nuôi, trồng trọt, chế biến, sản xuất, thị trường, sức
khỏe, dinh dưỡng, gia đình, nghệ thuật, giải trí, điện ảnh, văn học,… TVCC
cũng là nơi giúp đỡ và khuyến khích dân chúng học tập suốt đời. [23]
Hiện đại hóa hoạt động TT-TV của một TVCC cấp tỉnh chính là đầu tư cơ sở
vật chất, trang thiết bị hiện đại; ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động; đặc biệt
ưu tiên kinh phí bổ sung tài liệu điện tử, tài liệu số hoá và các nguồn tài liệu khác.
Hiện đại hóa sẽ khơng thể thực hiện được nếu thiếu yếu tố con người - nhân lực có
trình độ, chun mơn nghiệp vụ, nắm bắt khoa học công nghệ và thành thạo tin học.
Trong các TVCC nói chung, hiện đại hóa hoạt động TT-TV cần hướng tới những mục
tiêu bao trùm, cơ bản và thiết yếu hơn. Nội dung của hiện đại hoá thực chất là xác
định mục tiêu, phương thức thực hiện các công việc tổ chức quản lý hoạt động TTTV nhằm hỗ trợ đắc lực cho công tác phục vụ người dùng tin trong môi trường biến
chuyển hiện nay.
20
1.2. Ý nghĩa, vai trị của hiện đại hóa hoạt động thông tin - thư viện đối với
thư viện công cộng cấp tỉnh
1.2.1. Đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Với vai trò, chức năng, nhiệm vụ vơ cùng quan trọng trong xã hội, TVCC nói
chung và thư viện cấp tỉnh nói riêng chính là kho tàng chứa đựng tri thức không chỉ
của địa phương mà cịn của tồn thể nhân loại. TVCC cấp tỉnh đảm bảo đáp ứng nhu
cầu thông tin, tài liệu phục vụ học tập, nghiên cứu, cơng tác và giải trí cho mọi đối
tượng quần chúng của tỉnh. Chú trọng xây dựng vốn tài liệu địa chí để cung cấp thơng
tin đa lĩnh vực hoạt động của tỉnh; qua đó tuyên truyền, phổ biến chủ trương, chính
sách của Đảng và Nhà nước nhằm ổn định xã hội, phát triển kinh tế. Như vậy, có thể
thấy vai trị của hiện đại hóa hoạt động TT-TV đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh là:
- Phổ biến các thành tựu phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới để ứng
dụng vào hoạt động phát triển kinh tế của tỉnh;
- Duy trì truyền thống văn hóa xã hội của đất nước và của địa phương;
- Phục vụ các nhiệm vụ chính trị của tỉnh đã được Đảng và Nhà nước giao phó.
Bắc Giang là tỉnh thuộc vùng Trung du và miền núi phía Bắc, nằm ở tọa độ địa
lý 210 độ Vĩ Bắc, 1060 độ Kinh Ðông, cách thủ đô Hà Nội 50km về phía Bắc, cách
cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị 110km về phía Nam, cách cảng Hải Phịng hơn 100km
về phía Đơng. Phía Bắc và Đơng Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn; phía Tây và Tây Bắc giáp
Hà Nội, Thái Ngun; phía Nam và Đơng Nam giáp tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương và
Quảng Ninh. Diện tích tự nhiên tồn tỉnh là 3.843,9km2, chiếm 1,16% tổng diện tích
tự nhiên cả nước (Phụ lục 3, ảnh 1). Tỉnh Bắc Giang có 10 đơn vị hành chính cấp tỉnh
gồm thành phố Bắc Giang và 09 huyện, trong đó có 06 huyện miền núi (Lục Ngạn,
Lục Nam, Yên Thế, Lạng Giang, Yên Dũng, Tân Yên), 01 huyện vùng cao (Sơn
Động) và 02 huyện đồng bằng trung du (Hiệp Hịa, Việt n). Tồn tỉnh có 230 xã,
phường, thị trấn; dân số khoảng 1.803.950 người (Đông dân thứ 12 cả nước, đông
dân nhất vùng Trung du miền núi phía Bắc) và có 21 dân tộc cùng sinh sống.
21
Địa hình của Tỉnh thấp dần từ phía Bắc xuống phía Nam, vùng trung du có đồng
bằng xen kẽ chiếm 28%, vùng núi chiếm 72% diện tích tồn tỉnh. Có 03 con sông lớn
chảy qua là: Sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam, nằm trọn trong lưu vực hệ thống
sông Thái Bình. Với đặc điểm địa hình rất thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp đa
dạng sinh học cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế. Bên cạnh đó, tỉnh Bắc Giang cịn
có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc với trên 2.200 di
tích, trong đó 635 di tích được xếp hạng các cấp.
Giữ vai trị là trung tâm văn hóa - thông tin - khoa học lớn nhất của Tỉnh, cung
cấp thông tin phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu, cơng tác và giải trí của người dân,
việc hiện đại hóa hoạt động TT-TV tại TVTBG có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Hiện đại hóa cơ quan TT-TV sẽ nâng cao
hiệu quả hoạt động phục vụ, đáp ứng nhu cầu thông tin, tài liệu tối đa cho cán bộ lãnh
đạo quản lý, cán bộ đầu ngành, các nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, học sinh và
những đối tượng người dùng tin đại chúng khác. Nhờ được thỏa mãn nhu cầu tin mà
hiệu quả làm việc, học tập của mọi người chất lượng hơn. Ý nghĩa sâu rộng, người
người học tập sẽ nuôi dưỡng xã hội tri thức lớn mạnh, từ đó khẳng định vị thế của tỉnh
Bắc Giang cả về kinh tế - xã hội và quốc phòng đối với sự nghiệp chung đất nước.
1.2.2. Đối với việc nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện tỉnh
Việc đề cập tới rất nhiều các yếu tố liên quan đến hiện đại hóa hoạt động TTTV cho thấy Nhà nước ta hết sức quan tâm và đề cao tầm quan trọng của vấn đề này.
Đối với các TVCC, hiện đại hóa hoạt động TT-TV càng đóng vai trò cấp thiết hơn
cả. Hệ thống TVCC bao gồm thư viện các cấp tỉnh, huyện, xã giữ vai trò là trung tâm
văn hóa của các địa giới hành chính, giúp nâng cao dân trí và phổ cập giáo dục cộng
đồng. Do vậy, tiến hành hiện đại hóa hoạt động TT-TV sẽ đem lại những lợi ích phải
kể đến như:
- Làm thay đổi diện mạo từ thư viện truyền thống với những cách thức quản lý
thủ công, đơn lẻ tiến tới chuẩn hoá, hội nhập tạo thành một khối thống nhất với kết
cấu chặt chẽ nhờ áp dụng công nghệ và trang thiết bị hiện đại.
22
- Nâng cao chất lượng công tác phục vụ, Internet cùng phương tiện truyền thông
trực tuyến hiện đại bao phủ giúp thỏa mãn nhu cầu tin của đông đảo người dùng tin; đồng
thời tạo ra nhiều sản phẩm với những tính năng cung cấp thơng tin nhanh nhạy, tồn diện
và phát triển thêm nhiều dịch vụ kết nối trực tiếp giữa thư viện với người dùng.
- Thúc đẩy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ người làm thư viện do
ứng dụng phần mềm và hệ thống trang thiết bị hỗ trợ như: Hệ thống máy tính, hệ
thống mạng, các loại máy móc chun dụng; điều đó địi hỏi cán bộ thư viện phải
luôn học tập và trau dồi kỹ năng giúp xử lý tốt công việc.
Với bề dày lịch sử hình thành và phát triển, mang trong mình những chức năng
và nhiệm vụ quan trọng, sở hữu đối tượng người dùng tin đông đảo cùng sự gia tăng
nhu cầu tin không ngừng; thế nhưng hiện nay hoạt động TT-TV của TVTBG chưa
thực sự đồng bộ trong việc hiện đại hóa, chưa phát huy hết hiệu quả ứng dụng CNTT,
có khâu vẫn thực hiện theo phương thức thủ cơng. Do vậy, tiến hành hiện đại hóa
hoạt động TT-TV tại TVTBG là việc làm hết sức cấp thiết để nâng cao hiệu quả phục
vụ thông tin và tài liệu, giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu tin cho người dùng tin ở mọi
lúc, mọi nơi.
1.2.3. Đối với việc thỏa mãn nhu cầu tin của người dùng tin
Hiện nay, khả năng tham gia hoạt động truyền thông thông tin của người dùng
tin ngày càng nhiều, trình độ và yêu cầu của người dùng tin ngày càng cao kéo theo
sự sản sinh những nhu cầu tin mới, bắt buộc hoạt động TT-TV phải liên tục cập nhật
để hoàn thiện và nâng cao chất lượng phục vụ.
Thế giới hôm nay đang bước vào kỷ ngun truyền thơng mới, hiện đại hóa đem
lại nhiều tiện ích giúp hoạt động TT-TV dần thốt khỏi quan niệm lạc hậu. Đặc biệt
đối với vị trí của các TVCC, việc ứng dụng phần mềm quản lý thư viện và các trang
thiết bị hiện đại đã tạo ra sự thuận tiện, chính xác trong q trình cung ứng các dịch
vụ phục vụ nhu cầu tin của người dùng tin. Có thể nói, vai trị của hiện đại hóa hoạt
động TT-TV đối với các TVCC là giúp thay đổi cách thức vận hành trở nên chuyên
nghiệp hơn.
23