Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh oudomxay, lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.81 MB, 101 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Benakhon XAYVOUT

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH
OUDOMXAY, LÀO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

HÀ NỘI - 2021
i


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Benakhon XAYVOUT

NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI TỈNH
OUDOMXAY, LÀO
Chuyên ngành: Quản lý Tài nguyên và Môi trường
Mã số: 8850101.01

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC
XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO GÓP Ý CỦA HỘI ĐỒNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS.TS. Đặng Văn Bào



PGS.TS. Phạm Quang Tuấn

HÀ NỘI - 2021
ii


LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới tập thể các thầy cô giáo,
các cán bộ Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc
gia Hà Nội, những người đã truyền đạt kiến thức và giúp đỡ tôi trong suốt q
trình học tập và thực hiện Luận văn.
Để có được những kết quả nghiên cứu, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của
bản thân, tơi cịn nhận được sự hướng dẫn tận tình, chu đáo và thân thiện của
PGS.TS. Đặng Văn Bào, người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong thời gian
nghiên cứu và viết Luận văn tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu, các Phòng Ban
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN đã hỗ trợ, tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi học tập và thực hiện Luận văn; trân trọng cảm ơn Bộ Tài
nguyên và Môi trường nước CHDCND Lào đã cung cấp tài liệu cũng như
Chính quyền tỉnh Oudomxay, Lào đã trợ giúp và hợp tác trong thu thập tài
liệu thực tế.
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng Luận văn tốt nghiệp khó tránh khỏi
những thiếu sót do hiểu biết và kinh nghiệm cịn hạn chế, tơi rất mong nhận
được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng


năm 2021

Học viên

Benakhon XAYVOUT

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................ I
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................... IV
DANH MỤC BẢNG............................................................................................... IV
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .................................................................................. V
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............4
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH SINH THÁI ..............................................................4
1.1.1. Một số khái niệm chung .............................................................................4
1.1.2. Tài nguyên và điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái ...............10
1.1.3. Các đặc điểm và nguyên tắc của phát triển du lịch sinh thái ..................14
1.1.4. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng .......................................................16
1.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI.......23
1.2.1. Lịch sử và tình hình phát triển du lịch sinh thái ......................................23
1.2.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu về du lịch sinh thái ...............................25
1.3. QUAN ĐIỂM TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................26
1.3.1. Quan điểm tiếp cận ..................................................................................26
1.3.2. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................27
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1: .............................................................................................29
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÀI

NGUYÊN DU LỊCH HUYỆN XAY, TỈNH OUDOMXAY ................................30
2.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH OUDOMXAY ....................................................................30
2.1.1. Vị trí địa lý ...............................................................................................30
2.1.2. Điều kiện tự nhiên ....................................................................................31
2.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội .........................................................................38
2.2. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ VÀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH HUYỆN XAY ............44
2.2.1. Khái quát điều kiện địa lý ........................................................................44
2.2.2. Tài nguyên du lịch huyện Xay ..................................................................46
ii


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2: .............................................................................................51
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN
XAY, TỈNH OUDOMXAY ....................................................................................52
3.1. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN XAY .............................52
3.1.1. Hiện trạng các điểm, tuyến du lịch ..........................................................52
3.1.2. Hiện trạng du lịch tại bản Fen và bản Chom Ong...................................56
3.1.3. Đánh giá SWOT về du lịch sinh thái của huyện Xay ...............................66
3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI HUYỆN XAY ............................69
3.2.1. Phân tích chiến lược phát triển du lịch của Lào ......................................69
3.2.2. Định hướng phát triển các tuyến du lịch sinh thái tại huyện Xay ............71
3.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TẠI BẢN CHOM ONG VÀ BẢN
FEN.........................................................................................................................73
3.3.1. Khả năng tham gia của cộng đồng ..........................................................73
3.3.2. Định hướng và giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại bản
Fen và bản Chom Ong .......................................................................................76
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3: .............................................................................................85
KẾT LUẬN ..............................................................................................................86
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................88
PHỤ LỤC.................................................................................................................91


iii


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Bản đồ tỉnh Oudomxay .............................................................................30
Hình 2.2: Bản đồ địa chất tỉnh Oudomxay ...............................................................31
Hình 2.3: Mơ hình số độ cao tỉnh Oudomxay...........................................................33
Hình 2.7: Bản đồ huyện Xay ....................................................................................45
Hình 2.8: Mơ hình số địa hình huyện Xay ................................................................46
Hình 3.1: Vị trí địa lý bản Fen và bản Chom Ong tại huyện Xay tỉnh Oudomxay ..57
Hình 3.2: Biểu đồ Khách du lịch nội địa tại bản Fen từ năm 2014 - 2019 (Đơn vị
tính: lượt người) ........................................................................................................63
Hình 3.3: Biểu đồ Khách du lịch nội địa tại bản Chom Ong từ năm 2014 – 2019
(Đơn vị tính: lượt người) ..........................................................................................63
Hình 3.4: Sơ đồ tuyến du lịch sinh thái từ huyện Xay đến bản Cham Ong ..............72
Hình 3.5: Sơ đồ tuyến du lịch sinh thái từ huyện Xay đến đến bản Fen và Vườn
quốc gia Phu Hi Phi ..................................................................................................73
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Các số liệu khí tượng tỉnh Oudomxay giai đoạn 2009 - 2018 ..................35
Bảng 2.2. Lưu vực sông lớn trên địa bản tỉnh Oudomxay ........................................36
Bảng 2.4. Diện tích các khu bảo tồn .........................................................................37
Bảng 2.5. Diện tích rừng phịng hộ ...........................................................................37
Bảng 2.6: Cơ cấu dân số của 7 huyện năm 2016 ......................................................42
Bảng 2.7: Cơ cấu dân số của tỉnh giai đoạn 2014 - 2018 .........................................42
Bảng 3.1. Dịch vụ lưu trú ở bản Chom Ong, tỉnh Oudomxay, Lào ..........................57
Bảng 3.2. Dịch vụ lưu trú ở bản Fen, tỉnh Oudomxay, Lào .....................................58
Bảng 3.3: Khách du lịch quốc tế từ năm 2014 - 2019 bản Fen.................................61
Bảng 3.4: Khách du lịch quốc tế từ năm 2014 - 2019 bản Chom Ong .....................61


iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DLCĐ

: Du lịch cộng đồng

DLST

: Du lịch sinh thái

CĐĐP

: Cộng đồng địa phương

GDP

: Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội

PTDL

: Phát triển du lịch

USD

: Đồng đô la Mỹ

UBND


: Uỷ ban nhân dân

BTTN

: Bảo tồn thiên nhiên

BOT

: Build Operate Transfer - Xây dựng Vận hành Chuyển giao

VQG

: Vườn quốc gia

DICT

: Sở Công nghệ Thông tin và Truyền thông

v


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Du lịch sinh thái (DLST) là một hiện tượng và xu thế phát triển trong những
năm gần đây của du lịch thế giới. Nó khơng đơn thuần chỉ là hoạt động du lịch
thông thường mà đồng thời là hoạt động giáo dục, hỗ trợ các mục tiêu bảo tồn môi
trường tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa và phát triển cộng đồng góp phần phát
triển ngành du lịch nói riêng, nền kinh tế - xã hội nói chung. Chính bởi tầm quan
trọng đó, năm 2002 được tổ chức du lịch thế giới lấy là năm quốc tế về DLST với
chủ đề “Du lịch sinh thái - chìa khóa để phát triển bền vững”. Trong xu thế phát

triển kinh tế hiện nay, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại
lợi ích kinh tế cao.
Oudomxay được coi là một tỉnh có nhiều tiềm năng về thương mại. Nó tạo ra
rất nhiều lợi ích cho cả các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước. Phần lớn
các hoạt động kinh tế là nông nghiệp, chăn nuôi và kinh doanh, đầu tư vào các
ngành công nghiệp khác nhau như thủy điện, khai thác mỏ, cao su và các ngành
khác. Hầu hết các nhà đầu tư kinh doanh là từ Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan và
Myanmar cũng như một số nhà đầu tư trong nước từ các tỉnh khác nhau. Hơn nữa,
tỉnh cũng đang tập trung vào phát triển du lịch, tiếp thị và dịch vụ. Tổng thu bình
qn mỗi năm là khoảng 10 triệu đơ la Mỹ. Số lượng khách du lịch đến thăm tỉnh
Oudomxay mỗi năm vào khoảng 180.000 người (tăng 22% mỗi năm). Oudomxay
nằm ở vị trí trung tâm của các tỉnh phía Bắc, có vai trị kết nối các tỉnh khác. Tỉnh
có tiềm năng là một trong những địa điểm hấp dẫn nhất cho người dân trong tương
lai với khá nhiều điểm du lịch như hang Chom Ong - “vùng đất của hang động”,
thác Tadnamkat - khu nghỉ dưỡng Namkat Yo la pa, ngôi đền thiêng Phachao
singkham (phật Singkham), hồ Nam Hin, bảo tháp Phouthat 600 năm tuổi ở trung
tâm thị trấn -“biểu tượng của Oudomxay” và nhiều địa điểm hấp dẫn khác.
Tỉnh Oudomxay có thể tự định vị giá trị của mình bởi hệ thống các tài nguyên
tự nhiên và văn hóa, phục vụ cho nhu cầu tham quan, thưởng ngoạn cũng như các
hoạt động trải nghiệm. Tỉnh Oudomxay có cơ hội tận dụng các tài nguyên thiên
nhiên và văn hóa phong phú của mình để thu hút đầu tư vào các sản phẩm và dịch
vụ cung cấp trải nghiệm ấn tượng cho du khách và khuyến khích phát triển kinh tế
địa phương. Trong phạm vi thị trấn Oudomxay (huyện Xay), là một thung lũng gồ
ghề với những khu rừng hoang sơ đến bản Fen, thác Nam Kat xinh đẹp trong khu

1


bảo tồn Hi Phi, đã có một số địa điểm tự nhiên như hang Chom Ong ở bản Chom
Ong đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài muốn phát triển các

điểm du lịch mới. Đưa du lịch Oudomxay tạo thành một thương hiệu tại miền Bắc
Lào sẽ là một cách tiếp cận hiệu quả hơn và theo hướng nâng cao nhận thức về du
lịch trong tỉnh, đặc biệt là phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng.
Để góp một phần cơng sức nhỏ bé của mình vào việc phát triển hoạt động du
lịch tỉnh Oudomxay và Lào nói chung; đồng thời qua thời gian học tập chương trình
cao học chuyên ngành quản lý tài nguyên và môi trường, với kiến thức tiếp nhận
được từ các Thầy, Cơ giáo kết hợp với q trình công tác thực tế, tôi đã đăng ký
luận văn tốt nghiệp với đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch sinh thái tại tỉnh
Oudomxay, Lào”.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ
Mục tiêu:
Xác định được các điều kiện địa lý, tài nguyên cho định hướng phát triển du
lịch sinh thái huyện Xay, tỉnh Oudomxay, Lào.
Nội dung, nhiệm vụ:
Để đạt được các mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ là:
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận có liên quan;
- Nghiên cứu điều kiện địa lý tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Xay, tỉnh
Oudomxay;
- Nghiên cứu tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái huyện Xay,
tỉnh Oudomxay;
- Đề xuất một số định hướng, giải pháp phát triển du lịch sinh thái huyện Xay,
tỉnh Oudomxay;
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tài nguyên du lịch, cả TNDL tự nhiên và
nhân văn với các điều kiện cho phát triển du lịch sinh thái của địa bàn nghiên cứu.
3.2. Phạm vi nghiên cứu

2



Về phạm vi không gian: gồm 2 cấp:
- Nghiên cứu tổng thể: huyện Xay, tỉnh Oudomxay;
- Nghiên cứu chi tiết hơn cho 2 bản: bản Fen và bản Chom Ong tại huyện Xay
tỉnh Oudomxay.
Phạm vi khoa học:
Nghiên cứu sự phát triển du lịch sinh thái toàn huyện, DLST dựa vào cộng
đồng trên địa bản Fen và bản Chom Ong tại huyện Xay tỉnh Oudomxay.
Đưa ra các định hướng và đề xuất giải pháp thực hiện nhằm sử dụng hợp lý và
khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch sinh thái tại huyện Xay tỉnh
Oudomxay, Lào
5. Cấu trúc của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn được cấu trúc thành 3
chương chính:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu.
Chương 2: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội và tài nguyên du lịch huyện
Xay, tỉnh Oudomxay.
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực huyện Xay, tỉnh
Oudomxay.

3


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về du lịch sinh thái
1.1.1. Một số khái niệm chung
1.1.1.1. Du lịch
Mặc dù du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng của nền kinh tế thế
giới, khoa học nghiên cứu về du lịch và các vấn đề liên quan, vẫn chưa có một khái
niệm về “du lịch” được coi là khái niệm chính thống. Tùy theo góc độ nghiên cứu

khác nhau, các nền kinh tế khác nhau, các quốc gia, các tổ chức kinh tế, các nhà
nghiên cứu đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau về du lịch.
Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xun của mình nhằm mục đích khơng
phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh
sống…”.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization, 1993): “Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành tạm trú với mục đích tham
quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc với mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư
giãn cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa trong thời gian liên
tục nhưng không quá một năm ở bên ngồi mơi trường sống định cư nhưng loại trừ
các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền”.
Theo Điều 3, Chương I, Luật Du lịch Việt Nam năm 2017, ban hành ngày
14/06/2017, “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngồi nơi cư trú thường xun trong thời gian khơng quá 01 năm liên tục nhằm đáp
ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch
hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”.
Theo Điều 2, Chương I, Luật Du lịch của Lào (sửa đổi năm 2013), số 32/QH,
ban hành ngày 24 tháng 07 năm 2013, “du lịch là một hành trình từ nơi mình đang
sinh sống sang nơi khác hoặc quốc gia khác để thăm hỏi, tham quan, nghỉ ngơi, vui
chơi giải trí, giao lưu văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khoẻ, nghiên cứu, triển lãm,
hội nghị v.v.. Mà không nhằm mục đích tìm việc làm, tạo sự nghiệp dưới dạng thu
nhập”.

4


Với những khái niệm trên đây thì có thể thấy một số điểm chung được xác
định về du lịch là:

- Du lịch là sự thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một
nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
- Du lịch là một ngành kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tế, dịch vụ có
nhiệm vụ phục vụ cho nhu cầu tham quan giải trí nghỉ ngơi, có hoặc không kết hợp
với các hoạt động chữa bệnh, thể thao, nghiên cứu khoa học và các nhu cầu khác.
- Du lịch là để thỏa mãn nhu cầu về thăm hỏi, tham quan, nghỉ ngơi, vui chơi
giải trí, giao lưu văn hóa, thể thao, chăm sóc sức khoẻ, nghiên cứu, triển lãm, hội
nghị ở địa điểm khác với không gian sinh sống thường xuyên của chủ thể.
Du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, vừa mang đặc điểm của ngành
kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa - xã hội: Du lịch mang lại thu nhập, Du
lịch bao gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp.
Phân loại du lịch
Có nhiều tiêu thức được sử dụng để phân loại du lịch như phạm vi lãnh thổ,
mục đích và thời gian của chuyến đi, phương tiện giao thơng, nguồn lực chính phục
vụ cho du lịch...
a. Căn cứ vào phạm vi lãnh thổ:
Du lịch quốc tế: là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch xuất phát từ một
quốc gia và đi du lịch đến một quốc gia khác. Khách du lịch phải đi qua biên giới,
thủ tục xin thị thực xuất nhập cảnh, chi dùng ngoại tệ và sử dụng ngoại ngữ… Du
lịch quốc tế được chia thành hai loại hình: Du lịch quốc tế đến (inbound tourism) là
hình thức mà ở đó khách du lịch là người đang sinh sống tại nước ngoài đến nước
sở tại du lịch; Du lịch quốc tế ra nước ngồi (outbound tourism) là hình thức du lịch
mà ở đó khách du lịch là cơng dân hoặc người đang sinh sống ở nước sở tại đi sang
một nước khác du lịch.
Du lịch nội địa: (domestic tourism) là loại hình du lịch mà ở đó cơng dân
hoặc người đang sinh sống tại một quốc gia đi du lịch trong lãnh thổ quốc gia đó.
b. Căn cứ vào mục đích chuyến đi:

5



Du lịch tham quan: là loại hình du lịch mà khách du lịch chủ yếu đến những
nơi có danh lam, thắng cảnh để thưởng ngoạn vẻ đẹp của tự nhiên hoặc các cơng
trình nhân tạo có sức hấp dẫn.
Du lịch giải trí: là loại hình du lịch mà khách du lịch chủ yếu đến những nơi
có thể nghỉ ngơi, tham gia các hoạt động giải trí, đem lại sự thoải mái, thư thái cho
tâm hồn, giảm bớt những áp lực của công việc và cuộc sống thường ngày.
Du lịch nghỉ dưỡng: là loại hình du lịch mà khách du lịch tìm đến những nơi
khí hậu dễ chịu, khơng khí trong lành, cảnh quan đẹp và yên bình…để thư giãn,
nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe sau một khoảng thời gian làm việc mệt mỏi.
Du lịch mua sắm: là loại hình du lịch mà khách du lịch tìm kiếm đến những
địa điểm có nhiều loại hàng hóa để mua sẳm cho các mục đích tiêu dùng khác nhau.
Du lịch mạo hiểm: là loại hình du lịch mà ở khách du lịch có thể thử sức với
những trò chơi, thử thách nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá, rèn luyện và tự hoàn
thiện bản thân.
Du lịch cơng vụ: là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi với mục đích
chính là để thực hiện một nhiệm vụ công tác hoặc nghề nghiệp nào đó, có kết hợp
mục đích đi du lịch. Như: đi công tác, tham dự hội thảo, hội nghị, tham gia các khóa
đào tạo chun mơn, tham dự hội chợ, triển lãm...
Du lịch chữa bệnh: là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi du lịch với
mục đích chính là để điều trị bệnh. Thường các du khách sẽ đến những nơi có suối
khống, suối nước nóng, bùn khống, biển, hồ rộng hoặc nơi có khí hậu trong lành,
dễ chịu để điều trị bệnh.
Du lịch thăm thân: là loại hình du lịch phát sinh chủ yếu từ mục đích về
thăm quê hương của những người xa quê, hoặc đi thăm hỏi họ hàng, dự lễ cưới, lễ
tang hay dự các ngày lễ đặc biệt khác... của người thân quen ở xa.
Du lịch thể thao: là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi với mục đích
chính là để tham gia hoặc xem các hoạt động thể thao, các cuộc thi thể thao thế giới,
khu vực...

Du lịch MICE: là loại hình du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm, tổ
chức sự kiện, du lịch khen thưởng của các công ty cho nhân viên, đối tác. MICE viết tắt của Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội

6


thảo) và Exhibition (triển lãm) hoặc sự kiện (Event). Tên đầy đủ tiếng Anh là
Meeting Incentive Convention Event.
c. Căn cứ vào thời gian chuyến đi:
Du lịch ngắn ngày: là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch đi du lịch trong
khoảng thời gian tương đối ngắn (thường là dưới 2 tuần), chẳng hạn như khách
tham gia các chương trình du lịch nửa ngày, hay một ngày (thường dành cho khách
du lịch công vụ hoặc những điểm du lịch nhỏ), các chương trình du lịch cuối tuần
(weekend holiday)...
Du lịch dài ngày: là loại hình du lịch mà ở đó khách du lịch có thể tham gia
những chuyến du lịch tương đối dài ngày (thường là trên 2 tuần), có thể lên tới một
tháng, với lịch trình có nhiều điểm du lịch trên một phạm vi rộng.
d. Căn cứ vào nguồn lực chính cho hoạt động du lịch:
Du lịch sinh thái: là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa
có tính giáo dục mơi trường và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền
vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương.
Du lịch cộng đồng: là một loại hình du lịch do chính cộng đồng người dân
phối hợp tổ chức, quản lý và làm chủ để đem lại lợi ích kinh tế và bảo vệ được mơi
trường chung thông qua việc giới thiệu với du khách các nét đặc trưng của địa
phương (phong cảnh, văn hóa…).
Du lịch văn hóa: là loại hình du lịch mà khách du lịch đi đến những vùng có
nét văn hóa đặc trưng độc đáo, phong tục tập quán khác lạ, di tích lịch sử hoặc di
sản văn hóa hấp dẫn… Để tham quan và tìm hiểu văn hóa truyền thống địa phương.
Du lịch lễ hội: là loại hình du lịch mà ở đó khách đi du lịch chủ yếu tìm hiểu
các lễ hội đặc trưng của địa phương.

1.1.1.2. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch, hay hiểu đúng là tài nguyên cho phát triển du lịch, là một
dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người sử dụng. Đã có nhiều tác giả đưa ra
định nghĩa về tài nguyên du lịch. Đã có nhiều tác giả đưa ra định nghĩa về tài
nguyên du lịch. Theo Pirôginoic (1985): "Tài nguyên du lịch là các thành phần và
thể cảnh quan tự nhiên và nhân sinh có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch, thoả
mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi hay tham quan, du lịch". Theo
7


Bonface, B. và Cooper, C (Geograph of Travel and Tourism, 1993)” khái niệm tài
nguyên du lịch dùng để chỉ những đối tượng cụ thể, có giá trị kinh tế đối với ngành
công nghiệp du lịch”.
Theo Luật du lịch Việt Nam, tài nguyên du lịch được định nghĩa là cảnh quan
thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hố, cơng trình lao động sáng tạo
của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu
cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du
lịch, đô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng song có thể phân chia
thành hai loại là tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.1.1.3. Du lịch sinh thái
Định nghĩa tương đối hoàn chỉnh đầu tiên về DLST do Hector Ceballos Lascurain đưa ra năm 1987: DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên cịn ít bị
tác động và khơng bị ơ nhiễm, với những mục đích đặc biệt là nghiên cứu, tham
quan, thưởng thức phong cảnh thiên nhiên, động vật và thực vật hoang dã, cũng như
bất kỳ khía cạnh văn hóa hiện có được khám phá trong khu vực này. Trong định
nghĩa này, trọng tâm mối quan tâm của Hector Ceballos - Lascurain là vấn đề bảo
vệ môi trường.
Năm 1991, Hiệp hội DLST Quốc tế đã đưa ra định nghĩa: DLST là du lịch có
trách nhiệm đến các khu vực tự nhiên mà có bảo vệ mơi trường và đảm bảo phúc lợi
cho người dân địa phương. Định nghĩa này được chấp nhận rộng rãi, tuy nhiên, nó

lại khơng đóng vai trò như một định nghĩa chức năng để thu thập thống kê về thị
trường DLST.
Từ thực tiễn phát triển của DLST, Martha Honey đã đưa ra định nghĩa:
DLST là du lịch đến các khu vực nhạy cảm, nguyên sinh và khu vực được bảo vệ
nghiêm ngặt, mà những nỗ lực để đạt được tác động thấp ở quy mô nhỏ. Nó giúp
cho việc giáo dục du khách, lập quỹ cho cơng tác bảo tồn, lợi ích trực tiếp cho phát
triển kinh tế, trao quyền quản lý cho cộng đồng địa phương, khuyến khích tơn trọng
các nền văn hóa khác nhau và quyền con người. Tác giả đã nêu lên những đặc trưng
chặt chẽ, đa chiều của DLST, đánh giá việc đảm bảo được những đặc trưng này là
thách thức lâu dài. Định nghĩa này đã được sử dụng trong nhiều nghiên cứu của các
học giả và tổ chức quốc tế.
8


Theo Tổ chức Du lịch thế giới: DLST là loại hình du lịch được thực hiện tại
những khu vực tự nhiên cịn ít bị can thiệp bởi con người, với mục đích chính là để
chiêm ngưỡng, học hỏi về các loại động vật cư ngụ trong khu vực, giúp giảm thiểu
và tránh được tác động tiêu cực tới khu vực mà khách đến thăm. Ngồi ra, DLST
phải đóng góp vào công tác bảo tồn những khu vực tự nhiên và phát triển khu vực
cộng đồng lân cận một cách bền vững, đồng thời phải nâng cao được khả năng nhận
thức về môi trường và công tác bảo tồn đối với người dân bản địa, du khách đến
thăm.
Mặc dù có nhiều quan niệm chung về DLST, song căn cứ vào đặc thù và
mục tiêu, các quốc gia đều phát triển những định nghĩa riêng về DLST. Trong chiến
lược quốc gia về DLST của Australia năm 1994 đã nêu: DLST là một hình thức du
lịch dựa vào thiên nhiên mà bao gồm cả việc giáo dục, sự hiểu biết về môi trường tự
nhiên và nhân văn, nhằm phát triển bền vững, bảo tồn môi trường. Năm 1998, Hiệp
hội DLST của Hoa Kỳ định nghĩa: DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm tới
những khu vực tự nhiên, hiểu biết về lịch sử văn hóa, lịch sử tự nhiên của mơi
trường, được sử dụng để bảo vệ môi trường, cải thiện phúc lợi xã hội và kinh tế cho

người dân địa phương...
Từ định nghĩa đầu tiên được đưa ra năm 1987 cho đến nay, nội dung của
DLST đã có những thay đổi, từ chỗ đơn thuần là loại hình du lịch hoạt động ít tác
động đến mơi trường tự nhiên sang cách nhìn tích cực, nhấn mạnh vào việc bảo tồn
di sản thiên nhiên và văn hóa, trong việc kết hợp với phát triển cộng đồng địa
phương, cung cấp các vấn đề giáo dục du khách. Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm
về Du lịch sinh thái: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có
hệ sinh thái tự nhiên còn bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng,
thưởng thức phong cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu”.
Nhưng gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là
tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan điểm thụ
động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy thối mơi trường
do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên sinh thái, văn hoá và
thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh thái cịn phải đóng góp vào
quản lý bền vững mơi trường lãnh thổ du lịch và phải quan tâm đến quyền lợi của
nhân dân địa phương. Do đó, người ta đã đưa ra một khái niệm mới tương đối đầy
đủ hơn: “Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi
bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương”.
9


1.1.2. Tài nguyên và điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Sinh thái tự nhiên (nature ecology) và sinh thái nhân văn (human ecology)
được xem như là điều kiện quan trọng nhất để phát triển DLST. Các yếu tố này,
chính là các “tài nguyên DLST”. Như vậy, có thể cho rằng điều kiện tự nhiên chính
là tài ngun DLST đóng vai trị chủ đạo. Yếu tố về sinh thái nhân văn trong tài
nguyên DLST là một bộ phận có vai trị gắn kết các đặc điểm/điều kiện được khai
thác để phục vụ phát triển DLST.
Tài nguyên du lịch tự nhiên là các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên
trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch. Du

lịch phát triển dựa vào thiên nhiên và văn hóa bản địa, vì vậy, tài ngun DLST tự
nhiên là một bộ phận quan trọng trong tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự
nhiên thể hiện trong một hệ sinh thái cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và
phát triển khơng tách rời hệ sinh thái tự nhiên đó. Tuy nhiên, khơng phải mọi giá trị
tự nhiên và văn hóa bản địa đều được coi là tài nguyên DLST mà chỉ có các thành
phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một hệ sinh
thái cụ thể được khai thác và sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST nói riêng, phục
vụ cho mục đích phát triển du lịch nói chung mới được xem là tài nguyên DLST.
Tài nguyên DLST bao gồm các tài nguyên đang khai thác và các tài nguyên chưa
khai thác. Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên DLST phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vốn
đang tiềm ẩn;
- Yêu cầu phát triển các sản phẩm nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao và
đa dạng của DLST;
- Trình độ quản lý đối với việc khai thác các tài nguyên DLST, đặc biệt là ở
những nới có các hệ sinh thái nhạy cảm;
- Khả năng tiếp cận để khai thác các tiềm năng tài nguyên. Tài nguyên DLST
rất đa dạng tuy nhiên, một số loại tài nguyên DLST chủ yếu thường được nghiên
cứu khai thác để phát triển các sản phẩm, đáp ứng các nhu cầu của du khách bao
gồm:

10


- Các hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, đặc biệt nơi có tính đa dạng sinh học cao
với nhiều loài đặc hữu, quý hiếm (như các VQG, khu dự trữ sinh quyển…)
- Các hệ sinh thái nông nghiệp (vườn cây ăn quả, trang trại, làng hoa, cây
cảnh, nhà vườn…).
Theo tồn thư quốc tế về phát triển văn hóa của UNESCO “Văn hóa là một
tập hợp các hệ thống biểu tượng, nó quy định ứng xử của con người và làm cho một

số đơng người có thể giao tiếp với nhau, liên kết họ lại thành một cộng đồng riêng
biệt”. Văn hóa bản địa là các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong
quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế
giới tự nhiên với con người trong một không gian sinh thái tự nhiên cụ thể như các
phương thức canh tác, các lễ hội, sinh hoạt truyền thống gắn với các truyền thuyết
của cộng đồng… Văn hóa bản địa là một bộ phận đặc biệt của đa dạng văn hóa –
một cấu thành quan trọng của đa dạng sinh học, góp phần tạo nên nền văn hóa nói
chung của một cộng đồng, một quốc gia. Bản sắc dân tộc của văn hoá là các giá trị
đặc trưng tiêu biểu phản ánh diện mạo, cốt cách, phẩm chất và bản lĩnh của mỗi nền
văn hoá. Đối với Việt Nam, bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tập trung ở lịng u
nước nồng nàn, ý chí tự lực, tự cường, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, lịng
nhân ái, khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự tinh tế trong ứng
xử, tính giản dị trong lối sống…
1.1.2.1. Tài nguyên DLST tự nhiên
- Địa hình:
Đối với du lịch, địa hình tạo nên phong cảnh… Địa hình miền núi có khơng
khí trong lành, có nhiều đối tượng hoạt động du lịch như suối, thác, hang động, sinh
vật và các dân tộc ít người.
- Khí hậu:
+ Tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khoẻ con người. Khí hậu là sự thay
đổi thao chu kỳ của thời tiết. Tài nguyên khí hậu phục vụ du lịch là tổng hợp các
yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khơng khí, gió, ánh nắng mặt trời thích hợp nhất
đối với sức khoẻ con người. Ảnh hưởng của khí hậu đối với du lịch được thể hiện:
người sống ở nơi khi hậu khắc nghiệt thường thích đi du lịch ở nơi có khí hậu thích

11


hợp hơn; các nước phương bắc thường thích đi du lịch xuống phương nam; khách ở
các đới xứ nóng muốn đi nghỉ biển hoặc ở nơi núi cao.

+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng
+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các loại hình du lịch thể
thao, giải trí. Các loại hình du lịch thể thao vui chơi giải trí như nhảy dù, tàu lượn,
khinh khí cầu, thả diều, thuyền buồn… rất cần có các điều kiện khí hậu thích hợp
như hướng gió, tốc độ gió, quang mây, khơng có sương mù.
+ Tài nguyên khí hậu phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch: mùa
du lịch cả năm đối với loại hình du lịch chữa bệnh suối khống; mùa du lịch vào
mùa đông như du lịch trượt tuyết trên núi, du lịch tham quan các tài nguyên du lịch
nhân văn; mùa du lịch vào mùa hè nhƣ du lịch leo núi, du lịch tắm biển và các loại
hình du lịch ngồi trời.
Tóm lại, tài ngun khí hậu tác động lớn đến sức khoẻ con người, đến loại
hình du lịch phục vụ chữa bệnh an dưỡng và việc triển khai các loại hình du lịch.
- Thuỷ văn:
+ Các dịng sông lớn cùng với núi non, rừng cây, mây trời, ánh nắng, cơng
trình kiến trúc soi bóng nước là những phong cảnh hữu tình;
+ Các điểm nước khống, suối nước nóng phục vụ loại hình du lịch tắm nước
nóng, đắp bùn,chữa bệnh;
+ Thác nước là nét đặc sắc thuộc tài nguyên du lịch thủy văn.
- Các hệ sinh thái tự nhiên điển hình và đa dạng sinh học:
Trong các kiểu hệ sinh thái trên cạn thì rừng có sự đa dạng về thành phần
loài cao nhất, đồng thời đây cũng là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật hoang
dã và vi sinh vật có giá trị kinh tế và khoa học. Các kiểu hệ sinh thái tự nhiên khác
có thành phần lồi nghèo hơn. Kiểu hệ sinh thái nông nghiệp và khu đô thị là những
kiểu hệ sinh thái nhân tạo, thành phần loài sinh vật nghèo nàn.
1.1.2.2. Tài nguyên DLST nhân văn
- Kiến thức canh tác, khai thác, bảo tồn và sử dụng các loài sinh vật phục vụ
cuộc sống cộng đồng;

12



- Đặc điểm sinh hoạt văn hóa với các lễ hội truyền thống gắn với tự nhiên.
Lễ hội là một hình thức văn hố đặc sắc phản ánh đời sống tâm linh của một dân
tộc. Lễ hội là một hình thức sinh hoạt tập thể của nhân dân sau những ngày lao động
vất vả, hoặc là một dịp mọi người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại của đất
nước hoặc liên quan đến những sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân. Do vậy, lễ hội
có tính hấp dẫn cao đối với du khách;
- Kiến trúc dân gian, công trình gắn với truyền thuyết, đặc điểm tự nhiên của
khu vực;
- Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống được sản xuất từ các nguyên
liệu tự nhiên gắn với đời sống cộng đồng tại địa bàn cư trú thể hiện tài khéo léo của
nhân dân lao động và những tư duy triết học, những tâm tư tình cảm của con người;
- Các di tích lịch sử - văn hóa, khảo cổ gắn liền với lịch sử phát triển, tín
ngưỡng của cộng đồng.
1.1.2.3. Điều kiện cơ bản để phát triển du lịch sinh thái
Yêu cầu đầu tiên để có thể phát triển được du lịch sinh thái là sự tồn tại của
các hệ sinh thái tự nhiên.
Với tính đa dạng sinh thái cao, sinh thái tự nhiên được hiểu là sự cộng sinh
của các điều kiện địa lý, khí hậu và động thực vật, bao gồm: Sinh thái tự nhiên
(natural ecology), sinh thái động vật (animal ecology), sinh thái thực vật (plant
ecology), sinh thái nông nghiệp (agri-cultural ecology), sinh thái khí hậu
(ecoclimate) và sinh thái nhân văn (human ecology).
Như vậy có thể nói du lịch sinh thái là một loại hình du lịch dựa vào thiên
nhiên (natural - based tourism) (gọi tắt là du lịch thiên nhiên), chỉ có thể tồn tại và
phát triển ở những nơi có các hệ sinh thái điển hình với tính đa dạng sinh thái cao
nói riêng và tính đa dạng sinh học cao nói chung. Điều này giải thích tại sao hoạt
động du lịch sinh thái thường chỉ phát triển ở các khu bảo tồn thiên nhiên (natural
reserve), đặc biệt ở các vườn quốc gia (national park), nơi còn tồn tại những khu
rừng với tính đa dạng sinh học cao và cuộc sống hoang dã. Tuy nhiên điều này
không phủ nhận sự tồn tại của một số loại hình du lịch sinh thái phát triển ở những

vùng nông thôn (rural tourism) hoặc các trang trại (farm tuorism) điển hình.

13


Để đảm bảo tính giáo dục, nâng cao được sự hiểu biết cho khách du lịch sinh
thái, người hướng dẫn ngồi kiến thức ngoại ngữ tốt cịn phải là người am hiểu các
đặc điểm sinh thái tự nhiên và văn hoá cộng đồng địa phương. Điều này rất quan
trọng và có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của hoạt động du lịch sinh thái, khác với
những loại hình du lịch tự nhiên khác khi du khách có thể tự mình tìm hiểu hoặc
u cầu khơng cao về sự hiểu biết này ở người hướng dẫn viên. Trong nhiều trường
hợp, cần thiết phải công tác với người dân địa phương để có được những hiểu biết
tốt nhất, lúc đó người hướng dẫn viên chỉ đóng vai trị là một người phiên dịch giỏi.
Nhằm hạn chế tới mức tối đa các tác động có thể của hoạt động du lịch sinh
thái đến tự nhiên và mơi trường, theo đó du lịch sinh thái cần được tổ chức với sự
tuân thủ chặt chẽ các quy định về “sức chứa”. Khái niệm “ sức chứa” được hiểu từ
bốn khía cạnh: vật lý, sinh học, tâm lý và xã hội. Tất cả những khía cạnh này có liên
quan tới lượng khách đến một địa điểm vào cùng một thời điểm.
1.1.3. Các đặc điểm và nguyên tắc của phát triển du lịch sinh thái
1.1.2.3. Đặc điểm của du lịch sinh thái
Matha Honey đã đưa ra 7 đặc điểm cơ bản của DLST: Du lịch đến các khu
vực thiên nhiên, có tác động nhỏ nhất đến môi trường tự nhiên và nhân văn, xây
dựng những nhận thức về mơi trường, cung cấp nguồn tài chính trực tiếp cho việc
bảo tồn, cung cấp lợi ích tài chính và vị thế xã hội cho người dân địa phương, tơn
trọng văn hóa bản địa, ủng hộ quyền con người, phong trào dân chủ.
- Thỏa mãn nhu cầu trải nghiệm thiên nhiên cho du khách: Du khách du lịch
sinh thái thường có mong muốn trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, hệ sinh thái
phong phú và nét văn hoá bản địa. Du khách có thể hồ nhập vào mơi trường tự
nhiên tại khu du lịch và nền văn hố ở đó.
- Nhiều trò chơi dân gian thư giãn, hấp dẫn: Du lịch sinh thái thường với lợi

thế là điểm đến thoáng mát, gần gũi với thiên nhiên nên các đơn vị lữ hành thường
thiết kế nhiều trò chơi dân gian thú vị và hấp dẫn du khách.
- Thân thiện và gần gũi hơn với thiên nhiên: du lịch sinh thái thì thiên nhiên
đóng vai trị rất quan trọng trong loại hình du lịch này. Những ai tham gia loại hình
Tour du lịch sinh thái sẽ có nhiều cơ hội hơn khi tìm về với thiên nhiên, đồng xanh,
cây cỏ, bờ lau, con nước…
14


- Chi phí Tour du lịch sinh thái khơng q cao: So với những gì mà Du lịch
sinh thái mang lại thì mức chi phí để có những chuyến đi này là tương đối rẻ.
- Gắn kết với bạn đồng hành qua các trò chơi Teambuilding: Đơn vị tổ chức
các Tour du lịch sinh thái hay thiết kế các trò chơi Teambuilding để tất cả thành
viên trong đồn đi có cơ hội cởi mở, thể hiện mình và gắn kết hơn với bạn đồng
hành. Những trò chơi này sẽ giúp du khách có khơng gian sinh hoạt thoải mái, vui
nhộn, giải tỏa căng thẳng và mệt mỏi.
- Dựa trên sự hấp dẫn về tự nhiên: Đối tượng của du lịch sinh thái là những
khu vực hấp dẫn về môi trường tự nhiên, đa dạng về sinh học và những nét văn hóa
bản địa đặc trưng.
- Đặc biệt những khu tự nhiên cịn tương đối hoang sơ, ít bị tác động bởi các
hoạt động của con người.
- Hoạt động du lịch sinh thái thường được diễn ra và thích hợp với các vườn
Quốc Gia và các khu bảo tồn thiên nhiên.
- Hỗ trợ bảo tồn hệ sinh thái: Đây là một đặc điểm khác biệt nổi bật của du
lịch sinh thái so với các loại hình du lịch khác.
- Trong du lịch sinh thái: hình thức, địa điểm và mức độ sử dụng cho các
hoạt động du lịch được quản lí cho sự bền vững của cả hệ sinh thái.
- Hỗ trợ phát triển cộng đồng địa phương: Du lịch sinh thái giúp cải thiện đời
sống, tăng thêm lợi ích cho cộng đồng địa phương và môi trường của khu vực.
Trên cơ sở đó, phát triển DLST cần theo các nguyên tắc sau:

- Có hoạt động giáo dục và diễn giải về mơi trường;
- Bảo vệ mơi trường, duy trì hệ sinh thái và đa dạng sinh học;
- Bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa cộng đồng;
- Tạo cơ hội việc làm và mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương.
Những nguyên tắc trên đây cũng phù hợp với quan điểm phát triển bền vững.

15


1.1.4. Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng
1.1.4.1. Khái niệm cộng đồng, sinh học, tâm lý
Thuật ngữ du lịch cộng đồng (gọi tắt là DLCĐ), xuất phát từ hình thức du
lịch làng bản từ năm 1970 và khách du lịch thăm quan các làng/bản, tìm hiểu phong
tục, tập quán, cuộc sống nơi hoang sơ, lễ hội, khám phá hệ sinh thái.v.v…
Hiện nay, có nhiều tên gọi khác nhau có liên quan đến việc phát triển du lịch
và phát triển du lịch có sự tham gia của cộng đồng như:
- Community - Based Tourism (Du lịch dựa vào cộng đồng).
- Community - Development in Tourism (Phát triển cộng đồng dựa vào du
lịch).
- Community - Based Ecotourism (Du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng).
- Community - Participation in Tourism (Phát triển du lịch có sự tham gia
của cộng đồng).
- Community - Based Mountain Tourism (Phát triển du lịch núi dựa vào cộng
đồng) v.v...
Mặc dù có nhiều tên gọi khác nhau, nhưng có một số điểm cơ bản giống
hoặc tương đồng về phương pháp tổ chức, địa điểm, mục tiêu, vị trí tổ chức phát
triển của du lịch và cộng đồng cụ thể như:
- Loại hình du lịch được tạo bởi khách du lịch đều tham gia các khu vực có
nhiều tài nguyên thiên nhiên.
- Địa điểm tổ chức phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là những khu

vực/điểm có tài nguyên thiên nhân và nhân văn phong phú, có sức hấp dẫn và thu
hút du khách.
- Cộng đồng dân cư sống trong khu vực, hoặc các vùng lân cận khu vực có
tài nguyên thiên nhiên như các khu bảo tồn quốc gia, các vùng núi rừng có tiềm
năng thu hút khách du lịch.
“Du lịch dựa vào cộng đồng” hay còn được gọi là “du lịch cộng đồng” được
biết đến như một nguyên tắc mà cộng đồng địa phương là những người quản lý hợp
pháp đối với những nguồn tài nguyên đó. Hiện nay, có nhiều khái niệm về du lịch
cộng đồng như:

16


Khái niệm du lịch cộng đồng (Community - based tourism, DLCĐ) bắt
nguồn từ đầu TK XX ở phương Tây, được nhiều tác giả khác nhau căn cứ vào nhiều
góc nhìn khác nhau đưa ra các định nghĩa. Chung quy, DLCĐ là loại hình du lịch
mang lại cho du khách những trải nghiệm về cuộc sống địa phương, trong đó các
cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch và thu được các lợi
ích kinh tế - xã hội, chịu trách nhiệm bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, mơi trường và
văn hóa địa phương.
Trên thực tế, nhiều tài nguyên sinh thái và văn hóa quý báu của thế giới tồn
tại trong trạng thái bị đe dọa, các cộng đồng cư dân bản địa đang rất dễ bị tổn
thương. Du lịch cộng đồng là một hình thức du lịch sinh thái - văn hóa trong đó
nhấn mạnh sự phát triển của cộng đồng địa phương và cho phép người dân có quyền
tham gia và kiểm sốt lớn hơn đối với sự vận hành và phát triển du lịch tại địa
phương, đồng thời họ cũng là lực lượng chia sẻ nhiều lợi ích hơn từ hoạt động du
lịch. Du lịch cộng đồng nên tăng cường sử dụng bền vững và trách nhiệm tập thể,
nhưng nó cũng bao gồm các sáng kiến cá nhân trong cộng đồng.
DLCĐ được phân biệt với loại hình du lịch có tổ chức khác chủ yếu qua hai
phương diện quy mô và thành phần kinh tế. Trong du lịch đại trà, các công ty du

lịch lợi nhuận, thiết kế, tài chính, xây dựng, vận hành khách sạn, nhà hàng, công
viên chủ đề, giao thông vận tải và dịch vụ du lịch khác trong khi ở du lịch cộng
đồng thì chính các gia đình, nghệ nhân và thợ thủ cơng mới chính là những người
cung cấp dịch vụ chính yếu.
Trong DLCĐ, khách du lịch ghé thăm địa phương, trực tiếp gặp gỡ giao lưu
và chia sẻ kiến thức văn hóa bản địa. Người dân địa phương sẽ có cơ hội đóng góp
nhiều hơn trong phát triển địa phương mình, họ sẽ cảm thấy tự hào khi họ được góp
phần tham gia vận hành kinh tế - xã hội.
Ở Thái Lan khái niệm Community - Based Tourism - Du lịch dựa vào cộng
đồng được định nghĩa: “DLCĐ là loại hình du lịch được quản lý và có bởi chính
cộng đồng địa phương, hướng đến mục tiêu bền vững về mặt mơi trường, văn hóa
và xã hội. Thơng qua DLCĐ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về
lối sống của cộng đồng địa phương” (REST, 1997).
Khái niệm này cũng được nhắc đến trong chương trình nghiên cứu của nhiều
tổ chức xã hội trên thế giới. Pachamama (Tổ chức hướng đến việc giới thiệu và bảo
tồn văn hóa bản địa khu vực Châu Mỹ) đã đưa ra quan điểm của mình về

17


Community - Based Tourism như sau: “DLCĐ là loại hình du lịch mà du khách từ
bên ngoài đến với cộng đồng địa phương để tìm hiểu về phong tục, lối sống, niềm
tin và được thưởng thức ẩm thực địa phương. Cộng đồng địa phương kiểm soát cả
những tác động và những lợi ích thơng qua q trình tham gia vào hình thức du lịch
này, từ đó tăng cường khả năng tự quản, tăng cường phương thức sinh kế và phát
huy giá trị truyền thống của địa phương”. Còn Istituto Oikos (Tổ chức hướng đến
việc hỗ trợ các nghiên cứu, huy động nguồn lực tài chính trong cơng tác bảo tồn về
mặt sinh thái tự nhiên và nhân văn cho các quốc gia đang phát triển trên thế giới, ra
đời tại Ý, 1996) lại đề cập đến nội dung của DLCĐ theo hướng: “Du lịch cộng đồng
là loại hình du lịch mà du khách từ bên ngồi đến và có lưu trú qua đêm tại không

gian sinh sống của cộng đồng địa phương (thường là các cộng đồng ở nông thôn
hoặc các cộng đồng nghèo hoặc sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế khó
khăn). Thơng qua đó du khách có cơ hội khám phá mơi trường thiên nhiên hoang dã
hoặc tìm hiểu các giá trị về văn hóa truyền thống, tơn trọng tư duy văn hóa bản địa.
Cộng đồng địa phương có cơ hội thụ hưởng các lợi ích kinh tế từ việc tham gia vào
các hoạt động khám phá dựa trên các giá trị về tự nhiên và văn hóa xã hội tại khu
vực cộng đồng địa phương sinh sống”. Trong khi Tổ chức mạng lưới du lịch cộng
đồng vì người nghèo đã nêu: “DLCĐ là một loại hình du lịch bền vững thúc đẩy các
chiến lược vì người nghèo trong mơi trường cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ
nhằm vào mục tiêu thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào việc vận
hành và quản lý các dự án du lịch nhỏ như một phương tiện giảm nghèo và mang lại
thu nhập thay thế cho cộng đồng. Các sáng kiến của DLCĐ còn khuyến khích tơn
trọng các truyền thống và văn hóa địa phương cũng như các di sản thiên nhiên”.
Tựu chung lại, khái niệm DLCĐ chứa đựng các nội dung chủ yếu như sau:
- Du khách là tác nhân bên ngoài, là tiền đề mang lại lợi ích kinh tế và sẽ có
những tác động nhất định kèm theo việc thụ hưởng các giá trị về môi trường sinh
thái tự nhiên và nhân văn khi đến với một cộng đồng địa phương cụ thể.
- Cộng đồng địa phương là người kiểm soát các giá trị về mặt tài nguyên du
lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức của mình khi có
cơ hội tiếp cận hệ thống tài nguyên du lịch tại không gian sinh sống của cộng đồng
địa phương.
- Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về mặt kinh tế, mở rộng tầm
hiểu biết về đặc điểm tính cách của du khách cũng như có cơ hội nắm bắt các thơng
tin bên ngồi từ du khách.
18


×