Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát đối với hoạt động công nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị cho việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

BÙI DUY HƯNG

CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CĨ KIỂM SỐT
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CƠNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH –
NGÂN HÀNG, KINH NGHIỆM
QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
CHO VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HCM

BÙI DUY HƯNG

CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CĨ KIỂM SỐT ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CƠNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TÀI
CHÍNH – NGÂN HÀNG, KINH NGHIỆM QUỐC TẾ
VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHO VIỆT NAM

Chuyên ngành: Luật Kinh tế
Hướng đào tạo: Nghiên cứu
Mã số: 8380107


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Nguyễn Thị Anh

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021


LỜI CAM ĐOAN
Tôi tên là BÙI DUY HƯNG – là học viên lớp Cao học Khóa 28 chuyên ngành
Luật kinh tế, Khoa Luật, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, là tác giả của
Luận văn thạc sĩ luật học với đề tài “Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt đối với hoạt
động cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và
một số kiến nghị cho Việt Nam” (Sau đây gọi tắt là “Luận văn”).
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung được trình bày trong Luận văn này là kết
quả nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa
học. Trong Luận văn có sử dụng, trích dẫn một số ý kiến, quan điểm khoa học của
một số tác giả. Các thông tin này đều được trích dẫn nguồn cụ thể, chính xác và có
thể kiểm chứng. Các số liệu, thơng tin được sử dụng trong Luận văn là hoàn toàn
khách quan và trung thực.
Học viên thực hiện

BÙI DUY HƯNG


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

TÓM TẮT LUẬN VĂN - ABSTRACT
LỜI NÓI ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CÓ KIỂM SOÁT VÀ
NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ......................................................... 13
1.1. SƠ LƯỢC VỀ CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CÓ KIỂM SỐT ....................... 13
1.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm ..................................................................... 13
1.1.2. Vai trị và lợi ích của cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt ................................... 17
1.1.3. Lý do Việt Nam cần nhanh chóng áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt sốt
đối với các hoạt động cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ................... 23
1.2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH CỦA CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CĨ KIỂM SOÁT
................................................................................................................................... 26
1.2.1. Mục tiêu và nguyên tắc hoạt động .................................................................. 27
1.2.2. Điều kiện áp dụng ........................................................................................... 29
1.2.3. Đối tượng và số lượng tham gia thử nghiệm .................................................. 30
1.2.4. Không gian, thời gian thử nghiệm .................................................................. 32
1.2.5. Các yếu tố kiểm soát của cơ chế và biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng khi thử
nghiệm thất bại .......................................................................................................... 34
1.3. PHÂN BIỆT CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CĨ KIỂM SỐT VỚI MƠ HÌNH
THÍ ĐIỂM................................................................................................................ 35


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ÁP DỤNG CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CĨ KIỂM
SỐT ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CƠNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC TÀI
CHÍNH – NGÂN HÀNG HIỆN NAY ................................................................... 40
2.1. THỰC TRẠNG CỦA CÁC QUY ĐỊNH ĐIỀU CHỈNH CƠ CHẾ THỬ
NGHIỆM CĨ KIỂM SỐT TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ................................ 40
2.2. THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHỆ TRONG LĨNH VỰC
TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY .............................. 47
2.2.1. Thực trạng chung trong công tác quản lý đối với các hoạt động công nghệ hiện
nay ............................................................................................................................. 47

2.2.2. Thực trạng của hoạt động công nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng tại
Việt Nam hiện nay .................................................................................................... 52
2.3. KHUNG PHÁP LÝ HIỆN HÀNH CỦA VIỆT NAM ĐIỀU CHỈNH TIỀN
ĐIỆN TỬ VÀ HOẠT ĐỘNG CHO VANG NGANG HÀNG ............................. 57
2.3.1. Đối với tiền điện tử ......................................................................................... 57
2.3.2. Đối với hoạt động cho vay ngang hàng .......................................................... 59
CHƯƠNG 3: KINH NGHIỆM QUỐC TẾ, NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHO VIỆT NAM TRONG VIỆC XÂY DỰNG CƠ
CHẾ THỬ NGHIỆM CĨ KIỂM SỐT CHO HOẠT ĐỘNG CƠNG NGHỆ
TRONG LĨNH VỰC TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG ........................................... 62
3.1. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ ............................................................................ 62
3.1.1. Kinh nghiệm của Singapore ............................................................................ 62
3.1.2. Kinh nghiệm của Malaysia.............................................................................. 71
3.2. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM ............................................................ 81
3.2.1. Một số hạn chế cần lưu ý của cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt ...................... 81


3.2.2. Một số nguyên tắc phải chấp nhận khi Việt Nam quyết định áp dụng cơ chế thử
nghiệm có kiểm soát.................................................................................................. 83
3.3. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 84
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Sandbox

: Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt.

Fintech


: Cơng nghệ tài chính.

Hướng dẫn

: Hướng dẫn về Khung pháp lý thử nghiệm cho ngành tài chính
của Singapore (FinTech Regulatory Sandbox Guidelines).

Khuôn khổ

: Khuôn khổ Sandbox trong lĩnh vực Fintech của Malaysia.

Dự thảo

: Dự thảo Đề nghị xây dựng Nghị định về Cơ chế thử nghiệm
có kiểm sốt hoạt động cơng nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân
hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.


TÓM TẮT LUẬN VĂN
Dưới sự tác động ngày càng lớn của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ
quan quản lý Nhà nước đang đứng trước những thách thức nhất định trong việc quản
lý các mơ hình, sản phẩm kinh tế mới xuất hiện, nhất là trong lĩnh vực tài chính –
ngân hàng vốn có nhiều nhạy cảm. Học hỏi từ kinh nghiệm của các quốc gia phát
triển trên thế giới, Sandbox là giải pháp cho vấn đề trên khi có thể tạo ra một mơi
trường thử nghiệm có kiểm sốt, hạn chế rủi ro, thất bại có thể xảy ra mà vẫn đảm
bảo các quan điểm của Nhà nước trong công tác quản lý. Tuy nhiên, việc xây dựng
một Sandbox hiệu quả là rất khó khăn, dễ xảy ra các sai lầm dẫn đến độc quyền chính
sách, tạo lỗ hỏng cho các doanh nghiệp bất chính lợi dụng… Chính vì vậy, cơng tác
nghiên cứu để chỉ ra những lưu ý trong việc xây dựng một cơ chế thử nghiệm có kiểm

sốt chun biệt đối với hoạt động cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng
cho Việt Nam là cần thiết và phải được tiến hành một cách nhanh chóng.

TỪ KHĨA: Regulatory Sandbox; Sandbox; Fintech; Cơ chế thử nghiệm có kiểm
sốt; Lĩnh vực tài chính – ngân hàng.


ABSTRACT
Under the growing impact of the industrial revolution 4.0, State management
agencies are facing certain challenges in the management of emerging economic
models and products, especially in the field. The financial and banking sector is
inherently sensitive. Learning from the experience of developed countries around the
world, Sandbox is the solution to the above problem when it is possible to create a
controlled testing environment, limit risks, and failures can occur and still ensure the
State's views in management. However, building an effective Sandbox is very
difficult, easy to make mistakes leading to monopoly policies, creating losses for
nefarious businesses to take advantage of ... Therefore, the research works to indicate
Notes in the development of a specialized controlled testing mechanism for
technology activities in the banking and finance sector for Vietnam are necessary and
must be conducted quickly.

KEY WORD: Regulatory Sandbox; Sandbox; Fintech; Technology; Finance –
Banking sector.


1

LỜI NĨI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Khi nhìn vào nền kinh tế của các quốc gia phát triển như Anh hoặc Singapore,

rất dễ bắt gặp các khái niệm như kinh tế chia sẻ (sharing economy), kinh tế tạm thời
(gig economy), fintech, ICO1, STO2… Trong tiến trình hội nhập của mình, Việt Nam
khơng đứng ngồi “cuộc chơi lớn” của nền kinh tế thế giới và thực tế đã chứng minh,
những khái niệm nêu trên đã bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam với nhiều mục đích khác
nhau. Nhiệm vụ được đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước là phải tạo ra một
hành lang pháp lý phù hợp để những khái niệm này được định hình và vận hành đúng
mục đích phục vụ cho nền kinh tế phát triển mà không bị lợi dụng để chuộc lợi cho
riêng một cá nhân, tổ chức nào.
Có thể giả sử các chính sách, quy phạm pháp luật là một “phần mềm giả lập”
và những “nhà làm luật” là các lập trình viên luôn cố gắng để tạo ra các phần mềm
phù hợp với người dùng và điều kiện thực tế của nền kinh tế – xã hội, thuận lợi để
người dùng tạo ra các giá trị mới trong môi trường vận hành, kiểm soát của phần
mềm. Xem xét trong lĩnh vực công nghệ thông tin, phương pháp Agile (phương pháp
phát triển phần mềm linh hoạt) là một phương pháp phổ biến và được nhiều doanh
nghiệp phần mềm áp dụng. Phương pháp này chú trọng vào việc tương tác giữa khách
hàng và nhà cung cấp sản phẩm với một quy trình cụ thể bao gồm (1) tạo lập – phát
triển, (2) thử nghiệm và (3) cải tiến được lặp đi lặp lại liên tục giúp cho nhà cung cấp
có thể nắm bắt được tình hình hoạt động của phần mềm, đưa ra được những giải pháp
tối ưu, sâu sát hơn với nhu cầu của khách hàng khi xuất hiện khuyết điểm và việc
điều chỉnh sẽ trở nên nhanh chóng hơn. Quy trình nêu trên cũng giúp khách hàng
(những người trực tiếp tham gia vào mơi trường vận hành, kiểm sốt của phần mềm)
có cơ hội nhìn nhận lại nhu cầu của mình và có thể điều chỉnh sớm. Vì vậy, khi sản
phẩm phần mềm được đưa vào triển khai thực tế, những trục trặc, sai sót sẽ ít xảy ra

1

Initial Coin Offering – Phát hành tiền điện tử.

2


Securities Token Offering – Cổ phiếu kỹ thuật số.


2

hơn, giúp cho việc ứng dụng sản phẩm sẽ được tiến hành một cách nhanh chóng và
hiệu quả.
Trong khi việc tạo lập và triển khai sử dụng sản phẩm phần mềm có được một
mơi trường kiểm thử liên tục theo phương pháp Agile thì việc soạn thảo và ban hành
chính thức một chính sách, quy phạm pháp luật lại thiếu đi một môi trường thử
nghiệm. Và nhất là khi nền kinh tế của Việt Nam đang dần trở nên hội nhập sâu rộng
với nền kinh tế thế giới, nhiều mô hình kinh doanh, khái niệm, sản phẩm kinh tế mới
dần xuất hiện mà chưa có một hành lang pháp lý điều chỉnh cụ thể, thì những doanh
nghiệp ứng dụng cơng nghệ mới (như fintech, blockchain…) hay doanh nghiệp kinh
doanh theo những mơ hình kinh tế mới (như kinh tế chia sẻ…) – những doanh nghiệp
áp dụng công nghệ số và đổi mới sáng tạo, nhất thiết phải tiên phong nhằm tạo ra
những sản phẩm mới từ các ý tưởng sáng tạo (gọi tắt là các công ty tiên phong sáng
tạo) sẽ là những đối tượng phải chịu thiệt thòi nhiều nhất và khó có cơ hội phát triển
trước những rào cản pháp lý. Vì vậy, để tạo ra một hành lang pháp lý điều chỉnh phù
hợp, hạn chế sai sót khi ban hành và áp dụng chính thức, Việt Nam cần có một mơi
trường thử nghiệm các chính sách, quy phạm pháp luật mới tương tự như phương
pháp Agile (trong lĩnh vực ứng nghệ công nghệ) để tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp mới thuận lợi phát triển theo xu hướng của thế giới và thời đại.
Một trong những nguyên nhân khiến “các nhà làm luật” phải thận trọng trong
quá trình lập pháp là việc một chính sách hay quy phạm pháp luật mới được ban hành
không phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội và xuất hiện những sai sót có sự ảnh
hưởng lớn. Vì vậy khi đối mặt với những điều “lạ lẫm” đến từ sự phát triển của nền
công nghiệp 4.0 hay xuất phát từ các ý tưởng mới của những cá nhân, doanh nghiệp
trong quá trình tham gia vào nền kinh tế, “các nhà làm luật” thường sẽ e dè hơn, hạn
chế áp dụng những chính sách mới, có tính đột phá khi chưa có đủ cơ sở; chính điều

này sẽ dẫn đến hậu quả làm triệt tiêu tất cả nhiệt huyết, cũng như tinh thần khởi
nghiệp và đổi mới sáng tạo của những doanh nghiệp cịn non trẻ kinh doanh theo mơ
hình mới, ứng dụng công nghệ mới.


3

Khi nhắc đến những yếu tố có sức ảnh hưởng đến thị trường, thật là thiếu sót
nếu khơng đề cập đến hệ thống tài chính – ngân hàng, đóng vai trò quan trọng trong
việc huy động và luân chuyển các nguồn tiền tệ, vốn…, đảm bảo cho các hoạt động
kinh doanh và thiết lập đầu tư trên thị trường được thực hiện thường xuyên và liên
tục. Trong những năm trở lại đây, hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam đang
dần được định hình theo một các rất khác và chưa có tiền lệ bởi sự tác động của công
nghệ. Và như kịch bản của các quốc gia “đi trước”, ngày càng nhiều sản phẩm công
nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng xuất hiện với đa dạng các mảng như tiền
điện tử, thanh toán điện tử, chuyển khoản trực tuyến… và thuật ngữ chung nhất, được
thống nhất trên tồn thế giới, nhằm mơ tả tất cả những hoạt động cơng nghệ trong
lĩnh vực tài chính – ngân hàng, đã ra đời, đó là Fintech (được ghép từ hai chữ cái đầu
của “Financial” – thuộc về lĩnh vực tài chính, hiểu rộng ra là lĩnh vực tài chính – ngân
hàng và “Technology” – nghĩa là cơng nghệ; phiên dịch chính là cơng nghệ tài chính).
Mảng hoạt động sôi động và nhận được nhiều sự quan tâm nhất từ Chính phủ của
Fintech chính là thanh tốn điện tử với sự tham gia của các ứng dụng ví điện tử nổi
tiếng như MoMo... Tính đến ngày 15/10/2020, tại Việt Nam đã có có 39 doanh nghiệp
cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán điện tử hoạt động3. Mặc dù khn khổ pháp
lý cho mảng thanh tốn điện tử đã tương đối rõ ràng, nhưng “Việt Nam cịn có những
doanh nghiệp khởi nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khác như: gọi vốn, dịch vụ cho
vay trực tuyến, chuyển tiền, quản lý dữ liệu tài chính cá nhân”4. Như vậy, hiện pháp
luật Việt Nam vẫn đang bỏ ngỏ rất nhiều lĩnh vực mà chưa có một hành lang pháp lý
rõ ràng trong Fintech dù đã xuất hiện từ rất lâu (điển hình như tiền điện tử, Bitcoin…).


3

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chi tiết xem tại:

/>h=20%25&rightWidth=0%25&showFooter=false&showHeader=false&_adf.ctrlstate=21oyqu2i_4&_afrLoop=11881043366654224#%40%3F_afrLoop%3D11881043366654224%26center
Width%3D80%2525%26leftWidth%3D20%2525%26rightWidth%3D0%2525%26showFooter%3Dfalse%26
showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dxnsiviare_4 – Truy cập lần cuối ngày 28/12/2020.
4

Nguyễn Kim Anh (2017). Fintech – Xu hướng phát triển và khuyến nghị đối với NHNN. Ngân hàng Nhà

nước Việt Nam.


4

Thực trạng này xuất phát từ đặc điểm có sự ảnh hưởng rộng lớn, mạnh mẽ của lĩnh
vực tài chính – ngân hàng đến nền kinh tế, bởi nếu công tác quản lý Nhà nước xảy ra
bất kỳ sai sót nào thì đều sẽ gây ra những ảnh hưởng cực kỳ khủng khiếp.
Với số dân hơn 90 triệu người cùng độ tuổi trung bình hơn 30, trong đó chủ
yếu là thế hệ Millennials (những người có năm sinh từ 1980 đến 2000, có cuộc sống
gắn liền với internet), vì vậy, nhiều chuyên gia đã nhận định nền kinh tế của Việt
Nam đang nắm giữ nhiều tiềm năng phát triển lớn. Theo thống kê, Việt Nam hiện có
tỷ lệ phổ cập di động cao (trên 145%) tuy nhiên tỷ lệ sử dụng để tiến hành cho các
giao dịch ngân hàng lại rất thấp (4%)5. Ngoài ra, với số lượng người sử dụng điện
thoại thông minh (Smartphone) là 24,6 triệu người và tỷ lệ sự dụng tiền mặt cao
(90%), Việt Nam được xem là một thị trường tiềm năng trong lĩnh vực áp dụng và
phát triển công nghệ số trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, mà hiện nay đang tập
trung vào mảng thanh tốn điện tử khi Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
đang khuyến khích người dân tích cực thanh tốn khơng dùng tiền mặt6. Như vậy,

trong khi các cơ quan quản lý vẫn đang “loay hoay tìm kiếm” những quy định phù
hợp thì Fintech vẫn ngày ngày phát triển và thiếu vắng đi những hành lang pháp lý
vững chắc. Điều này sẽ là lỗ hỏng cho những doanh nghiệp bất chính lợi dụng để
chuộc lợi và tạo ra hãm lực cản trở cho đổi mới sáng tạo chân chính phát triển.

5

Trong khi tỷ lệ sử dụng điện thoại cho mạng xã hội là 46% và tìm kiếm nội dung là 45%.

6

Minh Tuyết (2015). Mobile marketing forum on way. Vietnam Economic Times.


5

Để giải quyết những vấn đề nêu trên, một số quốc gia trên thế giới như Anh7,
Hàn Quốc8, Singapore9... đã xây dựng và áp dụng “Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát
– Regulatory Sandbox” (hay gọi tắt là “Sandbox”) cho hoạt động của các doanh
nghiệp khởi nghiệp có áp dụng ứng dụng công nghệ hay doanh nghiệp kinh doanh
theo mô hình kinh tế mới, nhất là trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng. Việc nghiên
cứu nhằm xây dựng một mơ hình chun biệt, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội
của Việt Nam là việc làm cần thiết và có ý nghĩa; chính vì những lý do đó, tơi đã
quyết định chọn đề tài “Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt đối với hoạt động cơng
nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số kiến
nghị cho Việt Nam” để nghiên cứu và làm luận văn tốt nghiệp.
2. Giả thuyết, câu hỏi nghiên cứu
2.1. Giả thuyết nghiên cứu
Hiện nay tại Việt Nam, khái niệm “cơ chế thử nghiệm chính sách mới (dạng
Sandbox)” đã chính thức được đề cập tại Quyết định số 999/QĐ-TTg ngày 12/8/2019

của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thúc đẩy mơ hình kinh tế chia sẻ. Như
vậy, xét về yếu tố chủ trương chính sách, Đảng và Nhà nước đã công nhận sự tồn tại
của “Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt – gọi tắt là Sandbox”, tuy nhiên xét về thực
thế, Sandbox chỉ vừa được định hình tại “Dự thảo Đề nghị xây dựng Nghị định về
Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt hoạt động cơng nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân
hàng”, vì vậy việc triển khai áp dụng là chưa có.

7

Financial Conduct Authority – FCA (2017). Regulatory sandbox lessons learned report. Website FCA.

Available

at:

< />
report.pdf> [Accessed 28 December 2020].
8

Vietnamnet (2018). Hàn Quốc: Các công ty Fintech được miễn một số quy tắc pháp lý theo “regulatory

sandbox”. Website Vietnamnet. < [Ngày truy cập: 28 tháng 12 năm
2020].
9

Monetary Authority of Singapore – MAS (2019). Overview of Regulatory Sandbox. Website MAS. Available

at: < [Accessed 28 December 2020].



6

Như vậy, việc nghiên cứu và đề xuất xây dựng một Sandbox cho Việt Nam sẽ
góp phần tạo điều kiện thuận lợi để những chính sách, quy phạm pháp luật mới có
mơi trường thử nghiệm và đo lường sự tác động một cách chuẩn xác; từ đó giúp “các
nhà làm luật” kịp thời điều chỉnh nội dung của quy phạm nhằm đáp ứng tính phù hợp
với điều kiện kinh tế – xã hội, tránh tình trạng xung đột lợi ích khi chính sách, quy
phạm pháp luật mới được ban hành và áp dụng rộng rãi.
2.2. Câu hỏi nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm làm rõ các câu hỏi nghiên cứu :
Thứ nhất, tại sao phải áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt cho các sáng
tạo đổi mới và cụ thể là hoạt động công nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng?
Thứ hai, thực trạng áp dụng cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt hiện nay như thế
nào?
Thứ ba, giải pháp nào nhằm xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt cho
hoạt động cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng để phù hợp với điều kiện
kinh tế – xã hội của Việt Nam?
3. Tình hình nghiên cứu
Hiện nay, do đề tài nghiên cứu hướng đến việc xây dựng một cơ chế mới tại
Việt Nam nên chưa có một cơng trình nghiên cứu cũng như tìm hiểu chuyên sâu nào
về cơ chế này. Mặc dù vậy, tác giả cũng tiến hành tham khảo một số nghiên cứu trên
thế giới và các bài viết có đề tài liên quan như nền kinh tế chia sẻ, Fintech…, có thể
liệt kê đến các bài nghiên cứu và bài viết như:
- Bài nghiên cứu “Building FinTech Ecosystems: Regulatory Sandboxes,
Innovation Hubs and Beyond” (tạm dịch: Xây dựng hệ sinh thái Fintech: Sandbox,
trung tâm đổi mới và hơn thế nữa) của nhóm tác giả Ross P. Buckley, Douglas W.
Arner, Robin Veidt, Dirk A. Zetzsche được đăng trên Tạp chí Luật và Chính sách của
Đại học Washington, số 61, năm 2020. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác giả
nhận định: Trên thế giới, các nhà quản lý và hoạch định chính sách đang tích cực để
hỗ trợ sự phát triển của hệ sinh thái cơng nghệ tài chính (Fintech). Hiện nay đã có



7

hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ tiến hành thành lập hoặc công bố Sandbox cho lĩnh
vực Fintech. Bên cạnh đó, những trung tâm đổi mới cũng được thiết lập, và đôi khi
chứa đụng Sandbox như một thành phần bao hàm trong đó. Bài viết lập luận rằng các
trung tâm đổi mới cung cấp tất cả các lợi ích cho việc hoạch định chính sách và thử
nghiệm Sandbox, đồng thời hạn chế hầu hết các hạn chế của Sandbox.
- Bài nghiên cứu “Fintech Sandboxes: Achieving a Balance between
Regulation and Innovation” (tạm dịch: Sandbox cho Fintech: Cách để đạt được sự
cân bằng giữa quy định và sáng tạo) của nhóm tác giả Lev Bromberg, Andrew
Godwin và Ian Ramsay được đăng trên Tạp chí Luật Tài chính – Ngân hàng và Thực
tiễn, tập 28, số 4, trang 314-336, năm 2017. Trong nghiên cứu của mình, nhóm tác
giả nhận định: Sự phát triển của Fintech đang ngày càng phá vỡ các thị trường dịch
vụ tài chính tồn cầu. Bối cảnh cơng nghệ phát triển nhanh chóng đã dẫn đến những
thách thức cho các nhà quản lý tài chính, vốn đã phải đối mặt với các mục tiêu quan
trọng sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu (GFC). Sandbox, nhằm khuyến khích
sự đổi mới bằng cách cho phép các doanh nghiệp thử nghiệm các dịch vụ Fintech của
họ trong một môi trường an tồn, là một ví dụ cho sự thốt ly khỏi các phương pháp
tiếp cận quy định truyền thống và thể hiện nỗ lực nắm bắt các quy định một cách chủ
động.
- Tham luận “Fintech và cách mạng công nghiệp 4.0, những tác động lên thế
giới tài chính” của tác giả Hoàng Hà (Khoa Đào Tạo Quốc Tế – Đại học Duy Tân)
đóng góp tại Hội thảo quốc tế Khoa học quản trị và kinh doanh lần thứ VI năm 2017.
Tham luận nhận định: Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ và nhận
được nhiều sự quan tâm của dư luận trong thời gian gần đây. Đối với thế giới tài
chính, cuộc cách mạng này đã khai sinh ra một thế hệ start-up mới mang tên gọi
chung là Fintech – các công ty khởi nghiệp bằng công nghệ tiên tiến dựa trên nền
tảng Internet. Các công ty khởi nghiệp này, bằng những chiến lược riêng của mình,

đang cạnh tranh với những lĩnh vực vốn là độc quyền của các ngành dịch vụ tài chính
truyền thống như huy động vốn, cho vay, quản lý tài sản… Kết quả nghiên cứu cho
thấy Fintech trong thời gian đây đã có những tác động to lớn lên thế giới tài chính và
các định chế tài chính truyền thống. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng Fintech


8

sẽ là một miền đất hứa với khởi nghiệp tại Việt Nam, giúp thúc đẩy đổi mới, cạnh
tranh và phục vụ khách hàng tốt hơn. Đồng thời, như nhiều nghiên cứu trên thế giới
đã chỉ ra, các nhà quản lý cần theo dõi sát sao nhưng không nên đưa ra các quy định
quá sớm hoặc quá chặt chẽ, có thể dập tắt một lĩnh vực mang lại nhiều lợi thế cho
Việt Nam trong cuộc cách mạng 4.0.
Ngoài các tài liệu trên, tác giả còn tham khảo thêm bài nghiên cứu “Thực trạng
kinh tế chia sẻ ở Việt Nam: Kiến nghị giải pháp quản lý nhà nước” và bài nghiên cứu
“Quản lý nhà nước trong nền kinh tế chia sẻ: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý cho Việt
Nam” đều của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương – Trung tâm Thông tin
– Tư liệu (năm 2018); bài viết “Kinh tế chia sẻ: Thực trạng và giải pháp” của Hồng
Văn Cương đăng trên Tạp chí Khoa học và cơng nghệ Việt Nam (năm 2020); bài viết
“Ứng dụng Fintech trong thúc đẩy tài chính tồn diện tại Việt Nam” của Phạm Thị
Huyền đăng trên Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng Số 209 – Tháng 10. 2019;
các bài viết trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Tương lai của fintech và ngân hàng:
Phát triển và đổi mới” (Khoa Ngân hàng – Trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh,
năm 2018)… và các các bài viết gợi mở như bài viết “Sandbox – Cơ chế thử nghiệm
áp dụng trong phạm vi hạn chế - kinh nghiệm quốc tế và một số gợi ý cho Việt Nam”
của TS. Chu Thị Hoa đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (năm 2020); bài viết
“Kinh nghiệm phát triển Fintech trong lĩnh vực ngân hàng từ cơ chế thử nghiệm
Sandbox của Malaysia” của ThS. Trần Nguyễn Minh Hải đăng trên Tạp chí Thị
trường tài chính – tiền tệ (năm 2019)…
Đề tài “Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt đối với hoạt động cơng nghệ trong

lĩnh vực tài chính – ngân hàng, kinh nghiệm quốc tế và một số kiến nghị cho Việt
Nam” có thể xem là cơng trình chun khảo đầu tiên, tập trung phân tích về cơ chế
này, dưới cấp độ luận văn tốt nghiệp.
4. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm đưa ra một số lưu ý để bổ trợ cho quá
trình xây dựng (bước đầu) cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt đối với hoạt động công


9

nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cho Việt Nam nhằm phù hợp với những
đặc điểm chuyên biệt10. Để hiện thực hóa mục đích này, tác giả lần lượt thực hiện các
mục tiêu nhỏ hơn được trình bày thành các chương, phần trong luận văn. Đầu tiên,
tác giả bằng những nghiên cứu của mình, tiến hành làm rõ các vấn đề lý luận, các vấn
đề cần chú ý, quy định của pháp luật có liên quan đến cơ chế thử nghiệm có kiểm
sốt và tính cần thiết của cơ chế này; sau đó, bằng việc tiến hành phân tích các thực
trạng nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm, những lưu ý cần quan tâm, tác giả sẽ
kết hợp với các nhận xét từ quá trình nghiên cứu các quy định về cơ chế thử nghiệm
có kiểm sốt của một số quốc gia phát triển để có những nhận xét, kiến nghị, đề xuất
phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội của Việt Nam trong việc xây dựng cơ chế thử
nghiệm có kiểm sốt đối với hoạt động cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân
hàng cho Việt Nam.
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn chia thành (1) đối tượng nghiên cứu chính
và (2) các đối tượng nghiên cứu bổ trợ. Đối với đối tượng nghiên cứu chính là mơ
hình cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt và các mơ hình tương tự của các quốc gia phát
triển điển hình trên thế giới. Tuy nhiên do mục đích nghiên cứu của đề tài chỉ dừng
lại ở việc đưa ra những kiến nghị mang tính chất lưu ý nên tác giả chỉ tiến hành nghiên
cứu các mơ hình nêu trên ở khía cạnh bao quát, toàn diện và một số phương diện quan

trọng nhất định mà không xem xét một cách quá chi tiết.
Đối với các đối tượng nghiên cứu bổ trợ, do cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt
mang bản chất đặc thù ban đầu là hướng đến thử nghiệm các chính sách, cơ chế quản
lý, quy phạm pháp luật điều chỉnh các công ty tiên phong sáng tạo nên việc nghiên
cứu các cơng ty này cũng như các mơ hình kinh doanh, sản phẩm ứng dụng công
nghệ mới… là cần thiết để rút ra được những đặc điểm cần lưu ý khi xây dựng cơ chế

10

Do luận văn nghiên cứu không thể đủ khả năng để đề xuất xây dựng một cơ chế hoàn chỉnh nên tác giả chỉ

dừng lại ở việc đưa ra một số lưu ý được đúc kết sau quá trình nghiên cứu nhằm bổ trợ và nhắc nhở “các nhà
làm luật” cần lưu tâm khi tiến hành xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt cho Việt Nam.


10

thử nghiệm có kiểm sốt phù hợp. Vì vậy, các công ty này cũng như các vấn đề liên
quan đến công ty đều là đối tượng nghiên cứu bổ trợ.
4.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Không gian nghiên cứu của luận văn là không giới hạn do
việc nghiên cứu cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt tại các quốc gia phát triển điển hình
là việc làm quan trọng và là cơ sở để việc đề xuất, kiến nghị xây dựng cơ chế cho
Việt Nam có giá trị.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu được giới hạn từ khi các lý thuyết về việc
xây dựng môi trường thử nghiệm dành riêng cho các chính sách, cơ chế quản lý, quy
phạm pháp luật mới được ra đời cho đến nay.
- Các phạm vi nghiên cứu khác: Theo các lý thuyết trong luật học, “cơ chế”
có thể hiểu một cách khái quát, đó là một cấu trúc kinh tế – xã hội hoặc cơ cấu tổ
chức kinh tế – xã hội như: Quan hệ giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng; cấu

trúc bộ máy nhà nước…, được xác lập bởi một phương thức sản xuất tương ứng (lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối, quan hệ quản
lý)) thuộc Nhà nước đương quyền11; ví dụ như cơ chế thị trường… Như vậy, khái
niệm “cơ chế” bao hàm trong đó rất nhiều khía cạnh khác nhau nhằm vận hành một
tổng thể nào đó, do vậy, với hạn chế nhất định về mặt khả năng, “cơ chế thử nghiệm
có kiểm sốt” được luận văn nghiên cứu sẽ chỉ bao gồm những nội dung quan trọng
và cơ bản nhất sẽ được cụ thể hóa tại Chương 1.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm soát được dùng để thử nghiệm các biện pháp quản
lý của Nhà nước đối với các hoạt động đổi mới sáng tạo có sự tác động lớn đến kinh
tế – xã hội. Và như đã đề cập ở trên, lĩnh vực tài chính – ngân hàng hiện nay tại Việt
Nam đang chịu sự ảnh hưởng lớn từ yếu tố công nghệ, có khả năng dẫn đến sự định

11

GS.TS. Nguyễn Thanh Tuyền, MBA. Nguyễn Lê Anh (2015). Mối quan hệ hữu cơ giữa thể chế, cơ chế,

chính sách, cơ chế điều hành và hành vi ứng xử. Tạp chí Phát triển & Hội nhập, số 22, trang 32.
< [Ngày truy cập: 28 tháng 12 năm
2020].


11

hình lại trong nội bộ lĩnh vực và rộng hơn là cả nền kinh tế; vì vậy, tác giả đã quyết
định giới hạn phạm vi nghiên cứu đối với các hoạt động cơng nghệ trong lĩnh vực tài
chính – ngân hàng.
5. Các phương pháp tiến hành nghiên cứu, khung lý thuyết
5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
Trong xuyên suốt luận văn, tác giả sử dụng phương pháp duy vật biện chứng,

dựa trên các cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và bản chất thực tế của sự vật, hiện tượng
nhằm giải thích và làm rõ những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu chính (cơ chế
thử nghiệm có kiểm sốt) để rút ra những nhận xét (phù hợp với thực tiễn) nhằm củng
cố thêm các giá trị cho kiến nghị của tác giả.
Tại Chương 1 của luận văn, nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cốt lõi của cơ chế
thử nghiệm có kiểm sốt, tác giả sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát
hóa từ những cơ sở lý luận, đường lối, chủ trương, chính sách hiện hành để tổng kết
các nội dung trọng tâm, cung cấp cho người đọc những khái quát chung nhất về đối
tượng nghiên cứu.
Tại Chương 2 của luận văn, tác giả sử dụng phương pháp phân tính tình huống
(case study), phương pháp thu thập dữ liệu để phân tích thực trạng hiện nay nhằm chỉ
ra những hạn chế đối với cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt. Từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm sâu sắc nhằm hạn chế sự lặp lại của những hạn chế này.
Tại Chương 3 của luận văn, phương pháp phân tích, tổng hợp được tác giả sử
dụng khi tìm hiểu các quy định về việc vận hành cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt ở
một số quốc gia phát triển có áp dụng công cụ này. Điều này giúp tác giả rút ra được
những điểm tương đồng và khác biệt trong quá trình xây dựng, vận hành cơng cụ, từ
đó khi đối chiếu với những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam sẽ dễ dàng đánh giá
tính phù hợp của cơng cụ. Bên cạnh đó, tác giả cịn sử dụng phương pháp liệt kê để
tổng kết những nhận xét được rút ra từ Chương 1 và Chương 2, từ đó sử dụng phương
pháp quy nạp để tổng hợp các kiến nghị mang tính chất lưu ý để “các nhà làm luật”


12

cẩn trọng và quan tâm hơn đến các vấn đề này trong quá trình nghiên cứu, đề xuất
xây dựng cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt chun biệt đối với hoạt động cơng nghệ
trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng cho Việt Nam.
5.2. Khung lý thuyết
Khung lý thuyết của Luận văn bao gồm những quy định của các quốc gia phát

triển trên thế giới điều chỉnh Sandbox và các chủ trương, chính sách, dự thảo Nghị
định… hiện nay của Việt Nam.
6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Luận văn tập trung nghiên cứu về một vấn đề cấp thiết nhưng chưa được quan
tâm làm rõ đúng mực, vì vậy khi hồn thành, luận văn sẽ có giá trị khoa học to lớn,
là cơ sở để những nghiên cứu tiếp theo được thực hiện. Với mục đích nghiên cứu của
luận văn, những kiến nghị mang tính lưu ý được đưa ra sẽ góp phần bổ trợ và nhắc
nhở “các nhà làm luật” cần lưu tâm khi tiến hành xây dựng cơ chế thử nghiệm có
kiểm sốt chun biệt đối với hoạt động cơng nghệ trong lĩnh vực tài chính – ngân
hàng cho Việt Nam.


13

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CÓ
KIỂM SOÁT VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ PHÁP LÝ LIÊN QUAN
1.1. SƠ LƯỢC VỀ CƠ CHẾ THỬ NGHIỆM CĨ KIỂM SỐT
1.1.1. Lịch sử hình thành và khái niệm

Trong cuốn sách nổi tiếng “Tại sao các quốc gia thất bại” của mình, hai tác giả
Daron Acemoglu và James A. Robinson đã trả lời một cách thẳng thắn cho câu hỏi
đã từng gây ra sự bối rối cho nhiều chuyên gia qua nhiều thế kỷ: “Tại sao một số
nước giàu, còn nhiều nước khác lại nghèo, bị chia rẽ giữa phồn vinh và nghèo khó,
mạnh khỏe và bệnh tật, no đủ và đói kém?”; và câu trả lời đó là thể chế12. Điều này
là minh chứng hùng hồn nhất cho thực tế khốc liệt rằng, hệ thống các chính sách, quy
phạm pháp luật của một quốc gia cũng giống như xương sống của một con người,
nếu xương sống khơng hồn thiện hoặc bị tổn thương thì con người ấy cũng sẽ khơng
hồn chỉnh và có thể dẫn đến việc “ngã xuống”. Vì vậy, bất kỳ quốc gia nào cũng
phải xem trọng việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống pháp luật sao cho phù hợp với
thực trạng của nền kinh tế – xã hội và tránh các sai lầm trong việc đề ra các đường

lối, chính sách pháp luật.
Trong những năm gần đây, cơng tác đánh giá hiệu quả đối với các quy phạm
pháp luật đã được mở rộng hơn, không chỉ dừng lại ở các tiêu chí nội tại, việc xem
xét cịn bao gồm cả tính hiệu quả của các quy phạm đó. Tính hiệu quả là kết quả được
ghi nhận, đánh giá thông qua sự tác động của quy phạm pháp luật đến các quan hệ xã
hội mà nó điều chỉnh, và thậm chí là đến các đối tượng được tác động. Cách thức trên
bắt nguồn từ học thuyết về tính kinh tế của pháp luật, được các học giả Hoa Kỳ phát

12

Với góc nhìn bao qt, thâm nhập sâu vào chiều dài lịch sử của nhiều quốc gia đông – tây – kim cổ, hai tác

giả đã khẳng định rằng: những quốc gia thất bại đều bị cai trị bởi một nhóm quyền lực tập trung, và những
nhóm này đã tổ chức, vận hành xã hội nhằm mục đích phục vụ cho quyền lợi riêng của họ trong khi đại đa số
người dân phải chịu khổ.
Daron Acemoglu và James Robinson đã nhấn mạnh rằng chính những thể chế kinh tế và chính trị do
con người tạo ra là nguyên nhân của sự thành công hay thất bại về kinh tế.


14

triển từ những năm 70 của thế kỷ XX. Nội dung chính của học thuyết này hướng đến
việc đề cao vai trò của việc áp dụng kinh tế học vào lĩnh vực pháp luật. Cụ thể, khi
áp dụng những lý thuyết kinh tế vào lĩnh vực pháp luật, kết quả đã hình thành nên
một cách thức mới, hướng đến đánh giá hiệu quả của các quy phạm pháp luật dựa
trên chi phí thực hiện, từ đó hình thành nên lý thuyết về kinh tế học pháp luật. Theo
đó, hiệu quả của một quy phạm pháp luật, hay nói rộng ra là của một đạo luật, sẽ
được đánh giá dựa trên các chi phí bỏ ra (những đánh đổi để đạt được mục tiêu của
quy phạm pháp luật – khái niệm này có nét tương đồng như khái niệm “chi phí cơ
hội” trong kinh tế học). Và tất nhiên, hiệu quả được đề cập ở trên sẽ tỷ lệ nghịch với

chi phí thực hiện. Các quy phạm pháp luật càng “nặng nề” thì tính hiệu quả lại càng
kém, bởi nó thường gắn liền với hệ thống các cơ quan thực thi cồng kềnh, quy trình
ra quyết định chậm chạp, thủ tục hành chính phức tạp, tốn kém.
Trên thế giới, hiệu quả của một văn bản quy phạm pháp luật được đánh giá
dựa trên mục tiêu mà “các nhà làm luật” đề ra trong q trình tạo ra nó. Cụ thể, một
văn bản quy phạm pháp luật có hiệu quả khi nó có thể đạt được các mục tiêu đã đề
ra. Tại Việt Nam, một khái niệm có nét tương đồng, có thể được tìm thấy trong Từ
điển Luật học, chính là “hiệu quả của pháp luật”. Theo Từ điển Luật học, hiệu quả
của pháp luật chính là kết quả thu được dưới sự tác động đến các quan hệ xã hội khi
so sánh với mục tiêu, yêu cầu đề ra ngay từ lúc ban hành pháp luật. Hiệu quả của
pháp luật có thể được đánh giá theo 04 mức độ khác nhau13 hoặc phân chia theo hình
thức: hiệu quả của văn bản quy phạm pháp luật.
Hiệu quả của pháp luật nằm trong mối tương quan giữa pháp luật và xã hội.
Vấn đề này không chỉ là vấn đề về pháp lý, nó cịn bao hàm tất cả các vấn đề về kinh
tế – chính trị – xã hội có liên quan. Pháp luật nằm trong phạm trù lý thuyết còn xã hội
thuộc về phạm trù thực tiễn. Pháp luật bắt nguồn và hình thành từ những u cầu thực
tiễn, nhưng khơng phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực tiễn. Giữa lý thuyết và thực

13

(1) Hiệu quả của quy phạm pháp luật, (2) chế định pháp luật, (3) ngành luật, và (4) toàn bộ hệ thống pháp

luật.


15

tiễn luôn luôn tồn tại một khoảng cách. Khoảng cách này sẽ ngày càng mở rộng hơn
nếu pháp luật không được tạo lập từ nhu cầu chính đáng của xã hội, không thể phản
ánh đúng các giá trị cốt lỗi của đời sống kinh tế – xã hội. Như vậy, quá trình hình

thành và phát triển của pháp luật cần được xem xét trong một xã hội cụ thể, xã hội
này có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định sự tồn tại (trong không gian và thời
gian) của pháp luật. Như vậy, có thể nhận định rằng, chính thực tế là thước đo kiểm
nghiệm chính xác nhất cho pháp luật.
Một sự thật “phũ phàng” phải chấp nhận đó là không phải lúc nào việc kiểm
nghiệm cũng cho ra những kết quả tích cực. Trong suốt chiều dài lịch sử, các quốc
gia không thể tránh khỏi việc xuất hiện những chính sách pháp luật sai lầm, thiếu tính
thực tế, dẫn đến những hậu quả to lớn cho nền kinh tế và cho cả xã hội. Giá như, việc
ban hành pháp luật có được một “phép thử” để việc kiểm nghiệm hiệu quả pháp luật
được tiến hành trước thì những sai lầm trong công tác ban hành và thực thi pháp luật
sẽ được hạn chế hơn. Đó là những lý do giúp cho ý tưởng về cơ chế thử nghiệm có
kiểm soát (Regulatory Sandbox – gọi tắt là Sandbox) ra đời.
Cơ chế thử nghiệm có kiểm sốt đầu tiên được tạo ra vào năm 2012 dưới tên
gọi là “Khung điều chỉnh thử nghiệm Sandbox (Trial Disclosure Sandbox)” khi Cục
Bảo vệ tài chính của khách hàng (Consumer Financial Protection Bureau – viết tắt là
“CFPB”) của Hoa Kỳ công bố Dự án Xúc tác (Project Catalyst). Dự án này cho phép
CFPB tiến hành hợp tác với các công ty khởi nghiệp, các tổ chức phi lợi nhuận và kể
cả ngân hàng nhằm tiến hành thực nghiệm đối với các sản phẩm tài chính mới, thân
thiện với khách hàng. Theo thời gian, các sản phẩm thử nghiệm trong Sandbox ngày
càng tăng và nhiều sản phẩm thậm chí cịn đến từ các tổ chức có trụ sở tại các quốc
gia khác như Singapore, Canada, Mỹ… Sau đó vào năm 2015, Cơ quan Quản lý Tài
chính (Financial Conduct Authority – viết tắt là “FCA”) của Vương quốc Anh (nhưng
được phép hoạt động độc lập với Chính phủ) đã công bố khái niệm “Cơ chế thử
nghiệm thông qua khung điều tiết Fintech (Regulatory Sandbox)”, trong đó các cơng
ty hoạt động trong lĩnh vực Fintech có thể thực nghiệm các đề xuất đổi mới sáng tạo
trên thị trường, với những khách hàng thật sự. Từ khi được thiết lập tại Anh, Sandbox


16


đã nhanh chóng thu hút được sự quan tâm của Singapore và Hồng Kơng, đồng thời
nó cũng đã nhanh chóng lan tỏa đến hơn 28 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới
với cách thức tiếp cận tương tự. Ở khu vực Đông Nam Á, Singapore, Malaysia, Thái
Lan và Indonesia là 04 quốc gia tiên phong trong áp dụng Sandbox, trong đó quốc
gia đầu tiên ban hành một văn bản điều chỉnh cụ thể là Singapore, vào tháng 6/201614.
Sandbox tại Vương quốc Anh sở dĩ có thể được xem là kiểu mẫu và phát triển
một cách nhanh chóng là nhờ vào “Chính sách dựa trên bằng chứng” (Evidence Based
Practice – gọi tắt là EBP) đang được phát triển tại quốc gia này trong hơn một thập
kỷ qua. Việc lấy bằng chứng để làm căn cứ hoạch định chính sách không phải là một
ý tưởng mới, tuy nhiên, điểm mấu chốt ở đây chính là việc nhấn mạnh vai trị và sử
dụng nhiều hơn các bằng chứng để làm căn cứ. Thuật ngữ hoạch định chính sách dựa
trên bằng chứng dần trở nên phổ biến trong chính phủ Cơng Đảng từ những năm
1997. Cho đến nay, EBP đã trở thành một tư tưởng trọng tâm đối với các mạng lưới
chính sách khác nhau, cho dù đó là cơ quan chính phủ, tổ chức nghiên cứu hoặc tổ
chức cố vấn chuyên gia15. Các bằng chứng được đề cập trong EBP bao gồm nhiều
loại khác nhau và được thu thập thông qua một quy trình có hệ thống, dựa trên các
nghiên cứu16. Như vậy, EPB chính là chính sách dựa trên bằng chứng có căn cứ khoa

14

Theo Jenik, I. & Lauer, K. (2017). Regulatory Sandboxes and Financial Inclusion. Website CGap. Available

at:

<

/sites/default/files/Working-Paper-Regulatory-Sandboxes-Oct-2017.pdf>

[Accessed 28 December 2020].
Modato (2019). Regulatory sandboxes: worthwhile in developing countries?. Website Modato.

Available at: <https:// blog.mondato.com/regulatory-sandboxes-worthwhile-developing-countries> [Accessed
28 December 2020]
Nghiêm Thanh Sơn (2019). Fintech tại Việt Nam: Nắm bắt xu hướng để “chuyển mình” phát triển.
Thời báo Ngân hàng – Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. <http:// thoibaonganhang.vn/fintech-tai-viet-nam-nambat-xu-huong-de-chuyen-minh-phat-trien-84199.html> [Ngày truy cập: 28 tháng 12 năm 2020].
15

Việc EBP được đánh giá cao là nhờ vào các lập luận cho rằng: các quyết định về chính sách cần phải được

dựa vào những bằng chứng đang có, và phải bao gồm sự phân tích hợp lý. Đó là bởi vì các chính sách được
xây dựng dựa vào bằng chứng thực tiễn sẽ có tính hệ thống và mang lại kết quả tốt hơn.
16

Như vậy, việc này có thể bao gồm các hành động như: điều tra và đánh giá mang tính chất phê phán, xây

dựng các lý thuyết, thu thập cơ sở dữ liệu và phân tích, tiến hành dự thảo các quy định liên quan đến chính


×