Tải bản đầy đủ (.pdf) (100 trang)

Giải pháp gia tăng các yếu tố cần thiết để triển khai erp thành công tại công ty cổ phần quốc tế gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 100 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ CƠNG HIỀN

GIẢI PHÁP GIA TĂNG CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ TRIỂN KHAI
ERP THÀNH CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ GIA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

VÕ CƠNG HIỀN

GIẢI PHÁP GIA TĂNG CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ TRIỂN KHAI
ERP THÀNH CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ GIA

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh (Hướng ứng dụng)
Mã số: 8340101

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. THÁI TRÍ DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh – Năm 2020



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi và được thực hiện
dưới sự hướng dẫn tận tình của TS. Thái Trí Dũng. Các số liệu trong luận văn này
được thu thập và sử dụng một cách trung thực. Kết quả nghiên cứu được trình bày
trong luận văn khơng sao chép của bất cứ luận văn nào và cũng chưa được trình bày
hay cơng bố ở bất cứ cơng trình nghiên cứu nào khác trước đây.

Tp. Hồ Chí Minh, 2020
Tác giả luận văn

Võ Cơng Hiền


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
TĨM TẮT
ABSTRACT
1 CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN.................................................................................... 1
Lý do chọn đề tài ............................................................................................... 1
Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................... 4
Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 4
Ý nghĩa của nghiên cứu .................................................................................... 5
Kết cấu đề tài..................................................................................................... 6

2 CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................... 7
Tổng quan về ERP ............................................................................................ 7
Định nghĩa về ERP ................................................................................. 7
Các module cơ bản của hệ thống ERP .................................................... 8
Chi phí của một hệ thống ERP ........................................................................ 14
Chi phí một lần ..................................................................................... 14
Chi phí hàng năm đang thực hiện ......................................................... 14
Chiến lược triển khai ERP .............................................................................. 16
Các nghiên cứu về ERP .................................................................................. 24
Nghiên cứu trên thế giới ....................................................................... 24
Các nghiên cứu ở Việt Nam.................................................................. 24
Mơ hình nghiên cứu đề xuất ........................................................................... 27
Thang đo triển khai hệ thống ERP thành công ............................................... 31
Các yếu tố liên quan tới lãnh đạo ......................................................... 31
Yếu tố liên quan đến dự án ................................................................... 32
Yếu tố liên quan đến tổ chức ................................................................ 34
3 CHƯƠNG 3 - THỰC TRẠNG TRIỂN KHAI ERP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
QUỐC TẾ GIA ........................................................................................................ 36
Tổng quan về Công Ty Cổ phần Quốc Tế Gia ............................................... 36
Quá trình hình thành và phát triển ........................................................ 36
Lĩnh vực hoạt động ............................................................................... 36
Tầm nhìn, sứ mệnh và giá trị cốt lõi ..................................................... 37
Phương pháp thu thập, xử lý số liệu sơ cấp: ................................................... 38
Thu thập dữ liệu .................................................................................... 38
Kiểm định độ tin cậy thang đo .............................................................. 38
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .......................................................... 40
Thực trạng hoạt động triển khai ERP tại Công Ty CP Quốc Tế Gia .............. 41


4


5
6
7
8

Thực trạng xác định nhu cầu triển khai ERP ........................................ 41
Thực trạng lựa chọn hệ thống ERP phù hợp......................................... 46
Thực trạng sự cam kết của lãnh đạo ..................................................... 49
Thực trạng về việc chọn giám đốc dự án phù hợp................................ 52
Thực trạng về nhóm triển khai phù hợp................................................ 53
Thực trạng truyền thông nội bộ hiệu quả .............................................. 54
CHƯƠNG 4 - GIẢI PHÁP TRIỂN KHAI ERP THÀNH CÔNG TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN QUỐC TẾ GIA..................................................................................... 58
Định hướng và mục tiêu phát triển của Công Ty CP Quốc Tế Gia ................ 58
Đề xuất các giải pháp triển khai ERP thành công tại công ty Cổ phần quốc tế
gia ......................................................................................................................... 58
Giải pháp cải thiện nhu cầu triển khai ERP .......................................... 58
Giải pháp Gia tăng sự cam kết của Lãnh đạo ....................................... 60
Giải pháp gia tăng nhóm triển khai hiệu quả ........................................ 65
Giải pháp gia tăng truyền thông nội bộ ................................................ 70
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 76
PHỤ LỤC 1 .............................................................................................................. 82
PHỤ LỤC 2 .............................................................................................................. 85
PHỤ LỤC 3 .............................................................................................................. 87


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thang đo các yếu tố xác định nhu cầu triển khai ERP ..............................31

Bảng 2.2 Thang đo các yếu tố lựa chọn hệ thống ERP phù hợp...............................32
Bảng 2.3 Thang đo các yếu tố sự cam kết của lãnh đạo. .........................................32
Bảng 2.4 Thang đo các yếu tố lựa chọn giám đốc dự án phù hợp. ...........................33
Bảng 2.5 Thang đo các yếu tố liên quan đến nhóm triển khai phù hợp. ...................34
Bảng 2.6 Thang đo các yếu tố liên quan đến truyền thông nội bộ hiệu quả. ............35
Bảng 3.1 Tổng hợp độ tin cậy của thang đo .............................................................40
Bảng 3.2 Kết quả thống kê mơ tả về giới tính của người tham gia khảo sát ............40
Bảng 3.3 Kết quả thống kê mô tả về số năm kinh nghiệm của người tham gia khảo
sát ..............................................................................................................................40
Bảng 3.4 Kết quả thống kê mơ tả về trình độ học vấn của người tham gia khảo sát 41
Bảng 3.5 Kết quả thống kê mô tả về cấp bậc của người tham gia khảo sát .............41
Bảng 3.6 Kết quả đánh giá yếu tố Xác định nhu cầu triển khai ERP .......................42
Bảng 3.7 Tổng sản lượng và doanh thu năm 2019 ...................................................43
Bảng 3.8 Tổng sản lượng - doanh thu- lợi nhuận 2015-2019 ..................................43
Bảng 3.9 Ngân sách dự án ERP ................................................................................45
Bảng 3.10 Kết quả đánh giá yếu tố lựa chọn hệ thống ERP phù hợp .......................46
Bảng 3.11 Thống kê đơn vị tư vấn ............................................................................47
Bảng 3.12 Tiêu chí đánh giá đơn vị triển khai ERP..................................................48
Bảng 3.13 Kết quả đánh giá yếu tố Sự cam kết của Lãnh đạo.................................49
Bảng 3.14 Kết quả đánh giá yếu tố Giám đốc dự án phù hợp ..................................52
Bảng 3.15 Kết quả đánh giá yếu tố nhóm triển khai phù hợp...................................53
Bảng 3.16 Truyền thơng nội bộ hiệu quả ..................................................................55
Bảng 4.1 Ngân sách bổ sung cho dự án triển khai ERP............................................60
Bảng 4.2 Kế hoạch triển khai ERP tại Công ty .........................................................61
Bảng 4.3 Tài liệu cần được cung cấp bởi Diginet theo từng giai đoạn .....................72


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai hệ thống ERP ở
Việt Nam ...................................................................................................................27

Hình 3.1 Doanh thu-lợi nhuận 2015-2019 ................................................................37
Hình 3.2 Biều đồ doanh thu – lợi nhuận 2015-2019 .................................................43
Hình 3.3 Mục tiêu triển kkhai ERP ...........................................................................44
Hình 3.4 Sơ đồ Nhóm triển khai dự án ERP tại Công ty Cổ phần Quốc tế Gia .......51
Hình 3.5 Sơ đồ tóm tắt thực trạng mức độ của các yếu tố cần thiết để triển khai thành
công ERP tại Công ty Cổ phần Quốc tế gia ..............................................................56
Hình 4.1 Thống kê ngun nhân chính gây vượt ngân sách .....................................59
Hình 4.2 Sơ đồ tổ chức nhóm triển khai dự án - Đề xuất chỉnh sửa .........................65


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Ý nghĩa

Từ viết tắt

1

ERP

Enterprise Resource Planning

2

HTTT

Hệ thống thông tin

3


CNTT

Công nghệ thông tin


TÓM TẮT
Tiêu đề : GIẢI PHÁP GIA TĂNG CÁC YẾU TỐ CẦN THIẾT ĐỂ TRIỂN KHAI
ERP THÀNH CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN QUỐC TẾ GIA
Tóm tắt: Hệ thống ERP ngày càng được nhiều Doanh nghiệp quan tâm tìm hiểu
và triển khai như một bước cải tiến chiến lược cho hoạt động quản lý, Công ty Cổ
phần Quốc Tế Gia cũng đã kịp thời nắm bắt xu hướng. ERP là một mơ hình quản lý
giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu suất thơng qua các ngun tắc quản trị tồn diện
nguồn lực, nâng cao chất lượng và làm việc khoa học. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu
trong và ngoài nước đã chỉ ra để triển khai ERP thành công không phải việc dễ dàng.
Trên cơ sở kết hợp nghiên cứu định tính và định lượng cùng với việc xem xét
các định hướng, chiến lược phát triển của công ty, Luận văn đưa ra một số giải pháp,
kiến nghị nhằm gia tăng sự thành công, giảm thiểu các rủi ro trong việc triển khai
ERP tại cơng ty Cổ phần Quốc Tế Gia.
Theo đó, Công ty Cổ phần Quốc Tế Gia cần dự trù đầy đủ ngân sách cho dự án,
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cao trình độ quản lý dự án và nhất là sự
hỗ trợ và quyết tâm của Ban lãnh đạo. Các đề xuất mà tác giả đưa ra được tham khảo
từ những đơn vị đã triển khai ERP thành công nên sẽ là những ý tưởng hữu ích cho
Ban lãnh đạo công ty ứng dụng để khắc phục các khó khăn đang tồn tại, nhằm đạt
được mục tiêu triển khai ERP thành cơng trong năm 2020.
Từ khóa: ERP, Yếu tố triển khai ERP, Triển khai ERP thành công.
ABSTRACT
Title: SOLUTIONS TO INCREASE THE CRITICAL FACTORS TO
SUCCESSFULLY IMPLEMENTING AN ERP SYSTEM AT QUOC TE GIA
JOINT STOCK COMPANY

Abstract: The ERP system is increasingly interested in learning and
implementing as a strategic improvement step for management activities, Quoc Te
Gia Joint Stock Company has promptly caught the trend. ERP is a management model


that helps businesses improve performance through the principles of comprehensive
resource management, quality improvement, and scientific work. However, many
domestic and foreign studies have shown that implementing ERP successfully is not
easy.
On the basis of combining qualitative and quantitative research along with
considering the development directions, strategies of the company, the dissertation
offers a number of solutions and recommendations to increase the success and
minimize the risks in deploying ERP at Quoc Te Gia Joint Stock Company.
Accordingly, Quoc Te Gia Joint Stock Company needs to fully budget the
project, improve the quality of human resources, improve the project management
level and especially the support and determination of the Board of Directors. . The
recommendations that the author made are from the units that have successfully
implemented ERP so it will be useful ideas for the application management board to
overcome existing difficulties, to achieve Successful implementation of ERP in 2020.
Keywords: ERP, ERP implementation factors, Successfully implementing
ERP.


1

1

CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN

Lý do chọn đề tài

ERP (Enterprise Resource Planning) là thuật ngữ được Gartner Group of
Standford, nhằm mơ tả một hệ thống quản lý và kiểm sốt giúp doanh nghiệp hoạch
định và quản lý các nguồn lực bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Với giải pháp
ERP nó sẽ tích hợp các phần mềm cần thiết vào một hệ thống duy nhất và các số liệu
sẽ được kế thừa, tạo ra các báo cáo tổng quan về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
Mục tiêu chính của ERP là cải thiện và tăng lưu lượng thông tin trong một tổ chức
(Norris, Hurley, Hartley, Dunleavy, & Balls, 2000). Lý tưởng nhất, phần mềm ERP
cải thiện sự hợp tác và tương tác giữa tất cả các đơn vị kinh doanh trong một tổ chức
- biên chế, nhân sự, mua hàng và quản lý hàng tồn kho. Tích hợp cho phép các bộ
phận khác nhau dễ dàng chia sẻ thông tin và liên lạc với nhau hơn.
Ngoài ra, phần mềm ERP tiêu chuẩn hóa thơng tin trong tổ chức. Điều này hợp lý
hóa luồng dữ liệu giữa các bộ phận khác nhau của một doanh nghiệp (Lieber, 1995).
Trong một hệ thống ERP, dữ liệu được nhập bởi một bộ phận và nhân viên ở các bộ
phận khác ngay lập tức có quyền truy cập vào thông tin mà không phải nhập lại thông
tin vào hệ thống. Minahan (1998) đã tuyên bố, ERP cung cấp cho tất cả người dùng
một cái nhìn thời gian thực duy nhất về công ty của họ, các nguồn lực sẵn có và các
cam kết.
Chỉ trong vịng 30 năm kể từ lần đầu tiên xuất hiện, có đến 30.000 cơng ty trên
tồn thế giới đã triển khai hệ thống ERP (Mabert và cộng sự, 2001), và việc triển khai
thành công ERP đã giúp cho các doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, tăng cường khả năng
cạnh tranh, đem lại cho doanh nghiệp nhiều lợi ích lâu dài trong kinh doanh cũng như
tiêu chuẩn hóa quy trình kinh doanh trong doanh nghiệp. Do đó, việc triển khai ERP
được xem là một thành phần của quá trình tái cấu trúc quy trình kinh doanh và dự án
chuyển đổi tổ chức ( Botta-Genoulaz & Millet, 2006). Theo trích dẫn của Kalling
(2010), trên tồn cầu có đến 180 tỷ USD được đầu tư cho ERP vào năm 2010. Tổng
chi phí triển khai ERP cho một công ty vừa là 10 – 50 triệu USD (Mabert và cộng sự,


2


2000) và 300-500 triệu USD cho các tập đoàn quốc tế lớn (Kumar & Van
Hillegersberg, 2000).
Tại Việt Nam, nhờ sức ảnh hưởng của cách mạng cơng nghiệp 4.0, tình hình ứng
dụng ERP đang ngày càng phát triển, ngày càng nhiều doanh nghiệp trong các ngành
nghề khác nhau đã ứng dụng hệ thống này vào công tác quản lý. Thực tế cũng chứng
minh được những tính năng ưu việt mà hệ thống ERP mang lại, nhiều doanh nghiệp
đã triển khai thành công và việc ứng dụng ERP mang lại cho doanh nghiệp nhiều lợi
ích trước mắt và cả về lâu dài như Công Ty cổ phần Savimex, công ty cổ phần giấy
sài gịn, cơng ty cổ phần sữa Vinamilk… Tuy nhiên, cho đến nay, hầu hết các giải
pháp ERP nổi tiếng (SAP, Oracle…) đều được phát triển bởi các nhà cung cấp ở Mỹ
hoặc ở Châu Âu. Nhược điểm đáng lưu ý ở đây là những hệ thống này chứa đựng
những suy nghĩ kiểu phương Tây, và do đó có thể không phù hợp với các phong tục
tập quán, các giá trị, và các chuẩn mực của các nước đang phát triển.
Công Ty Cổ Phần Quốc Tế Gia là một trong những nhà chế biến và xuất khẩu
gạo, lớn nhất của Việt Nam.
Được thành lập vào 17 tháng 10 năm 2008, Công Ty hiện là lựa chọn hàng đầu
của nhiều nhà nhập khẩu nước ngoài về các sản phẩm gạo. Chất lượng là nền tảng
kinh doanh hàng đầu mà chúng tôi đã và đang xây dựng, củng cổ và phát triển để có
thể cung cấp cho khách hàng những sản phẩm đáng tin cậy, chất lượng và tốt cho sức
khỏe. Tất cả các giai đoạn, từ sản xuất cho đến đóng gói, vận chuyển cho đến phân
phối đều dưới sự giám sát liên tục của các kỹ thuật viên giỏi của Cơng Ty để đảm bảo
chỉ có những sản phẩm chất lượng tốt nhất mới được đem đi phân phối.
Với chiến lược phát triển bền vững, Công Ty đang áp dụng một mơ hình sản xuất
tích hợp từ ni trồng đến chế biến, xuất khẩu và đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế về
điều kiện sản xuất. Chúng tôi luôn luôn cố gắng thấu hiểu và nhìn thấy nhu cầu của
khách hàng để có thể đáp ứng tốt thậm chí hơn cả mức mong đợi của khách hàng ở
mọi lúc. Bởi vì chất lượng tốt , giá cả hơp lý và nguồn nguyên vật liệu ổn định nên
sản phẩm của công ty cổ phần Quốc Tế Gia xuất qua hơn 30 nước trên khắp thế giới.



3

Với quy mô mở rộng ngày càng nhanh và rộng lớn, hiện tại việc quản lý hệ thống
chỉ thông qua file excel và giấy tờ rời rạc, rất khó trong việc kiểm sốt hàng hóa cũng
như chất lượng sản phẩm, dịch vụ và khó đạt được mục tiêu đề ra trong tương lai. Do
đó, cơng ty đã triển khai hệ thống ERP trên toàn bộ chi nhánh.
Nếu mua một hệ thống ERP thì doanh nghiệp sẽ nhận được cùng một lúc 3 sản
phẩm: ý tưởng quản lý, chương trình phần mềm, và phương tiện kết nối để xây dựng
mạng máy tính tích hợp. Với hệ thống phần mềm thống nhất, đa năng, quán xuyến
mọi lĩnh vực hoạt động từ kế hoạch hóa, thống kê, kiểm tốn, phân tích, và điều
hành, ERP giúp theo dõi và quản lý thông suốt, tăng tính năng động, đảm bảo cho
doanh nghiệp phản ứng kịp thời trước những thay đổi liên tục của môi trường bên
ngoài. Một đặc điểm nổi bật nữa của ERP là ERP là một hệ thống phần mềm sống
có thể mở rộng và phát triển theo thời gian cũng như theo từng loại hình doanh
nghiệp mà khơng làm ảnh hưởng đến cấu trúc của chương trình” (EVN CPC, 2012).
Tuy nhiên, việc triển khai hệ thống ERP chưa bao giờ là dễ dàng. Các rủi ro liên
quan thường cao và nhiều do hệ thống này phải đi qua nhiều bộ phận chức năng liên
quan của tổ chức. Nguồn nhân lực yếu, kế hoạch kém, nhóm khơng đủ tiêu chuẩn, hệ
thống thay đổi và sự kháng cự của tổ chức là một trong những vấn đề mà hệ thống
ERP phải đối mặt và tác động nghiêm trọng đến sự thành công của họ. Thực tế chỉ ra
rằng, tỉ lệ thất bại trong việc triển khai ERP khá cao. Scott và Vessey (2002) ước tính
tỷ lệ thất bại trong việc triển khai ERP lên tới 90%, Hong va Kim (2002) ước tính tỷ
lệ này là 75%.
Triển khai ERP thành công hay thất bại liên quan mật thiết với cách thức thực
hiện của các công ty. Quy trình triển khai ERP có thể khác nhau ở mỗi cơng ty và
những khác biệt này có thể là do mục tiêu, phạm vi, hoặc sự sẵn có của các nguồn
lực. Tuy nhiên, trong số những khác biệt trong mỗi quy trình triển khai đó ln có
một số điểm quan trọng chung ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả triển khai hệ thống
ERP. Những điểm quan trọng này được xem như là những nhân tố thành cơng chính
(Laudon & Laudon,1998). Các nhân tố thành công được định nghĩa là “một số khía

cạnh chính mà việc triển khai phải đi đúng theo đó thì kết quả triển khai mới thành


4

công được” (Rockhart,1979). Việc hiểu được các nhân tố thành công cho triển khai
ERP sẽ đem lại một số chỉ dẫn về các nhân tố cần được chú ý để giúp quy trình triển
khai đạt được sự thành cơng. Và đó cũng là thách thức mà cơng ty đang đối mặt khi
triển khai ERP. Nếu không nắm bắt đi tắt đón đầu thì khả năng triển khai thất bại khá
cao.
Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp gia tăng các yếu tố cần thiết để triển
khai hệ thống ERP thành công tại công ty Cổ phần Quốc Tế Gia” làm đề tài
nghiên cứu của mình nhằm đề xuất một số chương trình hành động cụ thể nhằm mục
đích gia tăng sự thành công khi triển khai hệ thống ERP đồng thời góp phần gia tăng
hiệu quả quản lý cũng như gia tăng năng lực cạnh tranh của công ty qua phần mềm
hệ thống ERP.
Mục tiêu nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài tập trung làm rõ các mục tiêu sau:
 Trình bày, làm rõ các khái niệm và các module của hệ thống ERP
 Đo lường, phân tích, đánh giá hiện trạng các yếu tố liên quan việc triển khai
ERP tại công ty cổ phần Quốc Tế Gia. Đánh giá, xác yếu tố triển khai thanh
công ERP chưa cao.
 Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao các yếu tố còn thấp trong việc triển khai ERP
hiện tại.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến sự triển khai
thành công ERP
 Phạm vi nghiên cứu: Công ty Cổ Phần Quốc Tế Gia.
 Thời gian: Số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ 1/11/2019
đến 15/11/2019, các số liệu thứ cấp từ năm 2015 đến 2019.

Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện với việc vận dụng kết hợp các phương pháp
nghiên cứu bao gồm nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.


5

Nghiên cứu định tính: Phương pháp định tính được thực hiện thơng qua thảo
luận nhóm tập trung với mục đích sau:
 Thảo luận nhóm gồm 9 thành viên thuộc bộ phận kế tốn tài chính, nhân sự để
bổ sung và điều chỉnh thang đo về các yếu tố triển khai ERP.
 Thảo luận với ban lãnh đạo công ty và trưởng nhóm triển khai ERP nhằm xác
định mức độ quan trọng và nghiêm trọng của vấn đề để ưu tiên cho đề xuất
giải pháp.
Nghiên cứu định lượng:
 Nghiên cứu này sử dụng mơ hình và thang đo của Shatha Yousef (2010) để đo
lường các các yếu tố ảnh hưởng đến việc triển khai thành cơng ERP.
 Khi có thang đo sẽ tiến hành khảo sát toàn bộ nhân viên tại Cơng Ty CP Quốc
Tế Gia, nhằm có cái nhìn tồn diện, khách quan về sự sẵn sàng để triển khai
ERP.
 Đối tượng khảo sát và cỡ mẫu: Nhân viên hiện hữu tại CTCP Quốc Tế Gia.
Trong nghiên cứu của Shatha Yousef (2010) này có 6 yếu tố, 23 biến quan sát
bao gồm các yếu tố ảnh hưởng tới việc triển khai ERP thành công với cỡ mẫu
là 86 mẫu.
 Dữ liệu thu được sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS 22.0. Kiểm định sơ bộ
thang đo các khái niệm nghiên cứu thông qua hệ số độ tinh cầy Cronbach
Alpha. Từ đó thấy được thực trạng về sự sẵn sàng các vấn đề đang tồn tại
trước khi triển khai ERP. Tìm ra nguyên nhân và các hạn chế để từ đó đề ra
giải pháp phù hợp.
 Để phân tích sâu hơn kết quả khảo sát, tác giả thu thập các dữ liệu thứ cấp từ

phòng ban liên quan để phân tích thực trạng triển khai ERP.
Ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài sẽ đánh giá mức độ hiện diện của các yếu tố cần thiết cho sự thành công
trong việc triển khai ERP. Xác định được điểm yếu của hoạt động triển khai, qua đó


6

đề xuất cho Ban Lãnh đạo các hành động cần thiết để gia tăng sự thành công trong
việc triển khai ERP tại công ty cổ phần Quốc Tế Gia.
Đề tài được tiến hành tuần tự theo các bước nghiên cứu bài bản, khoa học, có
sự giám sát của các Chuyên gia Kinh tế, nên kết quả nghiên cứu sẽ có tính tin cậy
cao. Kết quả này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo có tính thực tiễn cao cho các doanh
nghiệp trong và ngồi ngành khi có kế hoạch triển khai ERP.
Kết cấu đề tài
Đề tài được xây dựng gồm 4 chương sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết về ERP
Chương 3: Thực trạng triển khai ERP tại công ty Cổ Phần Quốc Tế Gia
Chương 4: Giải pháp triển khai ERP thành công tại công ty Cổ phần Quốc Tế Gia


7

2

CHƯƠNG 2 - CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Tổng quan về ERP
Định nghĩa về ERP

Hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) là một hệ thống dựa trên
máy tính và cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, được thiết kế để xử lý các giao dịch của tổ
chức và tạo điều kiện tích hợp việc lập kế hoạch, sản xuất và đáp ứng khách hàng
theo thời gian thực hiện được thiết kế cho mơi trường khách – chủ, tích hợp các quy
trình kinh doanh xử lý phần lớn các giao dịch của tổ chức và cho phép truy cập vào
dữ liệu thời gian thực (O’Leary, 2000). Theo Jacobs & Whybark (2000), ERP là một
hệ thống thông tin lớn mà mọi người đều có quyền truy cập. Thiết kế này mang lại
sự tích hợp cao giữa các bộ phận chức năng khác nhau trong tổ chức, hợp lý hóa quy
trình kinh doanh của họ, giảm sự dư thừa cũng như nâng cao chất lượng, độ chính
xác và chia sẻ dữ liệu. Laudon và Laudon (2006) định nghĩa ERP là "một bộ phận
các module phần mềm tích hợp và cơ sở dữ liệu trung tâm chung, thu thập dữ liệu từ
nhiều bộ phận và phịng ban khác nhau trong một cơng ty và từ các quy trình kinh
doanh chính trong sản xuất, tài chính và kế toán, bán hàng và tiếp thị và nguồn nhân
lực với các dữ liệu sẵn có hỗ trợ gần như tất cả các hoạt động kinh doanh nội bộ của
một tổ chức. Theo Deloitte Consulting (1999), hệ thống ERP là một hệ thống phần
mềm kinh doanh cho phép một cơng ty "tự động hóa và tích hợp phần lớn các quy
trình kinh doanh của nó, chia sẽ dữ liệu, thông tin doanh nghiệp, sản xuất và truy cập
thông tin doanh nghiệp, và sản xuất và truy cập thông tin trong môi trường thời gian
thực (Sumner, 2005, trang 2).
Về cơ bản, những cải tiến trong quy trình do hệ thống ERP mang lại được phát
triển từ vai trị tích hợp thơng tin của nó. Ribbers và Schoo (2002) nói rằng một hệ
thống ERP là một công cụ cung cấp cho công ty dữ liệu nhất quán, đáng tin cậy, kịp
thời và chính xác về hoạt động nội bộ và quy trình. Các hệ thống máy tính doanh
nghiệp tích hợp cung cấp tích hợp liền mạch của tất cả các luồng thông tin trong một
tổ chức (Markus và Tanis, 2000)


8

Nói chung, các đặc điểm chính của hệ thống ERP đã được Rashid et.al. (2002)

tóm tắt như sau:
 Hệ thống bao gồm nhiều module kinh doanh được liên kết với nhau trên cơ sở
dữ liệu duy nhất chẳng hạn như: tài chính, sản xuất, kế tốn, quản lý hàng tồn
kho...
 Hệ thống sử dụng cơ sở dữ liệu tập trung chung.
 Việc tích hợp giữa các module hệ thống sẽ cung cấp nguồn dữ liệu liền mạch,
tăng tính minh bạch hoạt động thông qua các giao diện tiêu chuẩn.
 Hệ thống ERP linh hoạt và cung cấp các hoạt động kinh doanh tốt nhất.
 Xu hướng mới trong hệ thống ERP là hệ thống hỗ trợ internet.
Ngày nay, ERP là một hệ thống nổi bật trong thế giới quản lý thông tin kinh
doanh vượt qua các hệ thống khác ở cấp độ cao hơn. Davenport (2000) xác định năm
yếu tố kỹ thuật phân biệt hệ thống ERP với hệ thống bộ xử lý:
 Xây dựng module: Các hệ thống ERP được thiết kế như một bộ module. Mỗi
module phục vụ một chức năng.
 Kiến trúc máy khách/máy chủ: trong các hệ thống ERP, một máy chủ thực
hiện một số xử lý trong khi máy tính cá nhân làm phần cịn lại.
 Cấu hình: Hệ thống ERP được thiết kế theo quy trình thực hành tốt nhất giúp
tổ chức hợp lý hóa hoạt động của họ. Tuy nhiên, các tổ chức có thể cần phải
tổ chức lại quy trình của họ nếu không phù hợp với hệ thống ERP.
 Cơ sở dữ liệu trung tâm chung: nhiều hệ thống khác chia sẻ tính năng này với
ERP. Tuy nhiên, nó đã đạt đến mức độ thực thi thành công cao nhất trong ERP.
 Giao diện biến: là hệ thống toàn cầu, hệ thống ERP bao gồm các giao diện phù
hợp với các công ty hoạt động ở các quốc gia khác nhau.
Các module cơ bản của hệ thống ERP
Theo Shacklett (2013), mặc dù có sự khác biệt lớn về nhu cầu của mỗi
tổ chức/doanh nghiệp đối với hệ thống ERP nhưng có một tập hợp các module
cơ bản của hệ thống ERP mà hầu hết các tổ chức/doanh nghiệp đều có nhu
cầu. Đó là: tài chính, nhân sự, thu mua hàng hóa, kinh doanh thông minh, quản



9

trị quan hệ khách hàng.
 Tài chính: các cơng ty muốn ghi lại, theo dõi và tổng hợp tất cả doanh số bán
hàng và thông tin tác nghiệp trong một hệ thống kế tốn trung tâm. Module
tài chính trong hệ thống ERP cung cấp khả năng này với sổ cái kế toán tập
trung, các khoản phải thu, các khoản phải nộp, và chế độ tiền lương.
 Nhân sự: module nhân sự cung cấp một hệ thống nhân sự tập trung cho phép
các tổ chức theo dõi nhân viên theo giờ và đánh giá hiệu suất của nhân viên
trong tổ chức, cũng như quản lý các lợi ích và quản lý và phát triển tài năng
của đội ngũ nhân viên.
 Thu mua hàng hóa: module thu mua trong ERP sắp xếp hợp lý các quy trình
thu mua hàng hóa từ khi đặt mua hàng và quản lý nhà cung cấp đến thanh tốn
và lập báo cáo. Module này cũng có khả năng tự động gửi phê chuẩn của đơn
đặt hàng và thanh toán cho các nhà hoạch định phù hợp trong doanh nghiệp.
 Kinh doanh thông minh: các tổ chức ngày càng muốn phân tích dữ liệu cho
phép họ đánh giá và hành động dựa trên thông tin về doanh nghiệp. Để thuận
lợi trong việc này, các nhà cung cấp ERP cung cấp các báo cáo được thiết kế
sẵn mà công ty sử dụng để đánh giá các hoạt động và doanh số bán hàng, cùng
với khả năng để thực hiện khai thác dữ liệu và tùy chỉnh báo cáo.
 Quản trị quan hệ khách hàng: Các ứng dụng ERP, CRM là một kho lưu trữ tập
trung các thông tin khách hàng mà các tổ chức có quan hệ với khách hàng
trong tồn cơng ty có thể sử dụng và truy cập. Nó bao gồm các thơng tin về các
tương tác của công ty với khách hàng tiềm năng, khách hàng, khách hàng và đối
tác, và có thể theo dõi tất cả tương tác của các hoạt động tiếp thị, bán hàng, dịch
vụ và bất kỳ bộ phận nào khác có giao tiếp với khách hàng. Module CRM bao
gồm báo cáo đội ngũ bán hàng, theo dõi và tự động hóa, tiếp thị, dịch vụ và hỗ
trợ.
Đối với các công ty hướng sản xuất: ngồi các module cơ bản trên, cịn chú
trọng vào các module sau:



10

 Chuỗi cung ứng: Một hệ thống ERP bao gồm các hoạt động không chỉ của
nội bộ công ty, mà còn của các đối tác kinh doanh chuỗi cung ứng và các nhà
cung cấp trong sản xuất các mặt hàng từ ngun liệu thơ; đối với các cơng ty
thì hàng tồn kho và vật tư cung cấp tầm nhìn rất cần thiết cho các quá trình
sản xuất.
 Phân phối/kho bãi: hệ thống phân phối và kho bãi ERP sử dụng tự động
hóa cho phép đội ngũ bán hàng giao tiếp trực tiếp với khách hàng của công
ty liên kết báo giá khách hàng và đơn đặt hàng trực tiếp vào hệ thống kế
toán, quản lý hàng tồn kho thuộc văn phịng hành chính. Điều này đảm bảo
rằng đơn đặt hàng được hoàn thành một cách kịp thời. Nhiều hệ thống
phân phối ERP cũng bao gồm các chức năng quản lý kho toàn diện để
đảm bảo rằng hàng tồn kho trong kho được tối ưu hóa để đáp ứng yêu cầu
về chuỗi cung ứng của công ty.
 Hàng tồn kho: Một hệ thống quản lý hàng tồn kho tối ưu hóa lượng hàng
tồn kho và tiêu thụ, và cung cấp dự báo hàng tồn kho cả thủ công và tự
động. Các cơng ty có thể thiết lập các chính sách đặt hàng cho các cá nhân
và cho từng nhóm. Module này cũng tạo ra các báo cáo về hàng tồn kho
ngoại lệ và các điều kiện cung cấp ngoài khả năng, và có thể theo dõi hàng
tồn kho trên nhiều địa điểm.
Đối với các công ty quản lý dự án một lần: quản lý dự án toàn diện bao gồm
cấu trúc phân chia công việc nhiều cấp cho dự án, lập kế hoạch tài nguyên dự án và
đấu thầu và quản lý hợp đồng là những thủ tục có sẵn trong phần mềm quản lý dự án
ERP. Phần mềm này cũng tích hợp tầm nhìn vào tất cả các nguồn lực được tiêu thụ
cho dự án như tài sản, hàng tồn kho, ngun vật liệu và nhân cơng, và nó cho phép
thanh tốn chính xác và kịp thời chi phí dự án trong suốt thời gian hoạt động của dự
án. Công ty có thể theo dõi lợi nhuận dự án và điều khiển biên độ khi dự án đang

được thực hiện, cho phép các nhà quản lý có những điều chỉnh cần thiết khi thực hiện
dự án và đảm bảo rằng các đòi hỏi quan trọng được đáp ứng.
Đối với các công ty quản lý dịch vụ: ERP quản lý dịch vụ cho phép tối ưu hóa,


11

theo dõi và quản lý các dịch vụ một cách chuyên nghiệp, và thường được sử dụng bởi
các tổ chức và các cơng ty dịch vụ chun nghiệp có cung cấp dịch vụ lập hố đơn.
Phần mềm này cũng có thể đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng và thỏa thuận
cấp độ dịch vụ, bảo hành và thực hiện hợp đồng.
Các nhà cung cấp ERP lớn như SAP, Oracle, Peoplesoft cung cấp các hệ thống
ERP hỗ trợ đầy đủ các chức năng kinh doanh chính, bao gồm: xử lý đặt hàng, mua
hàng, lập kế hoạch sản xuất, kế tốn tài chính, kiểm sốt quản lý, và nhân sự. Hệ
thống này hỗ trợ đầy đủ các quy trình và chức năng kinh doanh chính phù hợp với
yêu cầu của các doanh nghiệp hiện nay với ba hệ thống con: SAP ERP Operations
(xử lý tác nghiệp), SAP ERP Financials (tài chính), và SAP ERP Human Capital
Management (quản lý vốn nhân lực), được hỗ trợ bởi các dịch vụ của doanh nghiệp
(Corporate Services). Trong đó:
SAP ERP Operations: là giải pháp cốt lõi của SAP để quản lý việc mua sắm,
bán, sản xuất, lưu trữ, và vận chuyển nguyên vật liệu. SAP ERP Operations gồm
các module sau:
 Sales and Distribution (SD): bao gồm việc tạo đơn đặt hàng, kiểm tra tính
sẵn có của các sản phẩm được u cầu, tính tốn giá, giao hàng và thực
hiện thanh toán.
 Materials management (MM): bao gồm việc tạo các đơn đặt hàng để mua
nguyên vật liệu và các dịch vụ từ các nhà cung cấp bên ngồi, xác nhận
các hóa đơn đến và quản lý hàng tồn kho.
 Production Planning (PP): bao gồm lập kế hoạch sản xuất nguyên vật liệu
và thi công.

 Logistics Execution (LE): kiểm soát và tổ chức việc nhập/xuất nguyên vật
liệu.
 Quality Management (QM): bao gồm lập kế hoạch chất lượng, kiểm tra
chất lượng, và kiểm soát chất lượng trong quá trình bán hàng, sản xuất và
mua sắm.
Các module này được tích hợp chặt chẽ bằng cách sử dụng cơ sở dữ liệu tích


12

hợp. Điều này đảm bảo độ tin cậy cho các quy trình kinh doanh trên các module khác
nhau của SAP ERP Operations dựa trên dữ liệu nhất quán. Trên cùng một cơ chế,
SAP ERP Operations giao tiếp với SAP ERP Financials. Tất cả các module chia sẻ
cùng một dữ liệu chính về nguyên vật liệu.
SAP ERP Financials: là giải pháp cốt lõi của SAP về kế tốn tài chính, kiểm
sốt, quản lý chuỗi cung ứng và các chức năng ngân quỹ. SAP ERP Financials gồm
các module sau:
 Financial Accounting (FI): ghi lại, phân loại và thực hiện tóm tắt các giao
dịch tài chính của cơng ty. Với mục đích này, kế tốn tài chính cung cấp
sổ cái kế tốn, các khoản phải trả và các khoản phải thu, và kế toán tài sản.
FI ghi lại các giao dịch kinh doanh, chẳng hạn như hóa đơn của khách hàng,
hóa đơn của nhà cung cấp, thanh toán và thanh toán bù trừ, dưới dạng các
chứng từ tài chính. Dựa trên các số liệu hoặc số dư giao dịch trong các
chứng từ này, FI định kỳ tạo bảng cân đối kế toán cũng như báo cáo tài
chính về lãi lỗ để báo cáo cho chính phủ, các nhà đầu tư cũng như các bên
liên quan khác.
 Management Accounting (CO): được sử dụng để hạch toán nội bộ trong
đơn vị nhằm chuẩn bị các dữ liệu tác nghiệp như giá thành sản phẩm, giá
vốn hàng bán, chi phí đầu tư và chi phí thực sự của hàng tồn kho. Các dữ
liệu tác nghiệp này được sử dụng để phân tích tình hình kinh doanh của

đơn vị và hỗ trợ việc ra quyết định quản lý.
 Financial Supply Chain Management (FSCM): xử lý các khoản phải thu và
các khoản phải trả để giúp đảm bảo nguồn vốn trơi chảy. Ngồi ra, nó cũng
thực hiện quản lý thu thập, quản lý tranh chấp, các phương tiện thanh toán
trực tuyến cho khách hàng và nhà cung cấp, và quản lý tín dụng.
 Treasury: giúp đảm bảo dịng tiền và khả năng thanh khoản của đơn vị
được phù hợp, đảm bảo cho các hoạt động tác nghiệp hàng ngày được trôi
chảy. Các nguồn quỹ, các khoản phái sinh, chứng khoán, các khoản vay,


13

các cổ phiếu tài chính và các rủi ro thị trường cũng được quản lý trong
module này.
SAP ERP Human Capital Management (SAP ERP HCM): là giải pháp SAP để
quản lý nhân sự cho một tổ chức. SAP ERP HCM là một phần của SAP ERP,
nhưng nó cũng có thể được triển khai tách biệt với các giải pháp SAP ERP khác để
bảo đảm vấn đề nhạy cảm trong quản lý nhân sự. SAP ERP HCM bao gồm 3
module sau:
SAP ERP HCM Core: thực hiện các quy trình nhân sự cốt lõi như quản lý tổ
chức, quản trị nhân sự, biên chế, phát triển nhân sự và quản lý thời gian. Dữ liệu
và các chức năng mà SAP ERP HCM Core cung cấp sẽ được tái sử dụng trong SAP
ERP HCM extension.
 SAP ERP HCM extension: hỗ trợ các quy trình bổ sung như tuyển dụng
điện tử (e-recruiting), học tập doanh nghiệp...
 SAP ERP HCM service delivery: cho phép người dùng tương tác với SAP
ERP HCM thông qua các kênh và phương tiện khác nhau, chẳng hạn: các
dịch vụ tự phục vụ, trung tâm tương tác với nhân viên, và các biểu mẫu
trực tuyến.
 Mơ hình dữ liệu SAP ERP HCM được dựa trên các “infotype”. Một

“infotype” định nghĩa cấu trúc dữ liệu cho dữ liệu liên quan đến ngữ nghĩa,
được lưu trữ cùng nhau trong cơ sở dữ liệu và cũng được hiển thị cùng
nhau trên giao diện người dùng. Các “infotype” hỗ trợ lưu trữ dữ liệu phụ
thuộc vào thời gian – loại dữ liệu chính trong các quy trình của HCM. Các
quy trình của HCM ở các quốc gia khác nhau thường khác nhau và phải
tuân thủ nhiều yêu cầu pháp lý; theo đó, các “infotype” hỗ trợ các biến thể
của tính logic trong giao diện người dùng theo các quốc gia khác nhau.
Ngồi ra, tính logic về nghiệp vụ có thể được mở rộng để xử lý tính logic
theo mỗi quốc gia cụ thể. Chẳng hạn, trong bảng tính lương, các yếu tố chi
phối đến việc tính lương theo mỗi quốc gia cụ thể sẽ được đưa vào để tạo
ra các bảng lương tương ứng với quốc gia đó.


14

Chi phí của một hệ thống ERP
Một nhược điểm lớn của hệ thống ERP đó là chi phí cao, và đây cũng là một
rào cản cho nhiều công ty. Bên cạnh phần mềm đắt tiền, triển khai hệ thống ERP địi
hỏi thêm các chi phí cho các khóa đào tạo, người thực hiện và phí tư vấn, phần cứng
phù hợp cũng như bảo trì hệ thống, giấy phép, nâng cấp cũng khá cao.
Chi phí một lần
 Chi phí phần mềm: đề cập đến chi phí của hệ thống chính, có thể từ vài chục
ngàn đến hàng triệu đô la, tùy theo kích thước và nhà cung cấp. Chi phí phần
mềm cũng bao gồm tùy biến và tích hợp ERP với các ứng dụng khác.
 Chi phí phần cứng: chi phí phần cứng một lần đề cập đến phần cứng cần thiết
cho việc triển khai hệ thống hoặc chi phí nâng cấp cho phần cứng hiện có. Đối
với các hệ thống nhỏ, mạng cục bộ và hiện có phần cứng có thể là đủ.
 Chi phí hỗ trợ bên ngồi : chi phí hỗ trợ bên ngồi bao gồm đào tạo
và chi phí tư vấn. Những chi phí này liên quan đến độ phức tạp và kích thước
của hệ thống.

 Nhân sự nội bộ: Việc triển khai ERP đòi hỏi sự cam kết từ cấp quản lý, dự án
và tổ chức. Cam kết này liên quan đến các hoạt động như các lớp đào tạo, tái
thiết kế các quy trình hiện có, báo cáo...
Chi phí hàng năm đang thực hiện
 Chi phí phần mềm: Chi phí phần mềm đang diễn ra bao gồm chủ yếu là chi
phí nâng cấp, hỗ trợ hàng năm và thỏa thuận bảo trì với nhà cung cấp. Các tỷ
lệ chi phí này so với chi phí phần mềm được ước tính là 0,15-2,0.
 Chi phí phần cứng: khi nâng cấp hệ thống trong các giai đoạn sắp tới, đặc
biệt phần cứng cần thiết.
 Chi phí hỗ trợ bên ngồi: chi phí hỗ trợ bên ngồi bao gồm đào tạo và tư vấn
liên tục để cải thiện quy trình kinh doanh, duy trì hiệu năng của hệ thống. Tỷ
lệ chi phí này so với chi phí của hệ thống là khoảng 0,1-0,2.


15

 Nhân sự nội bộ: vai trị nhóm nội bộ tiếp tục ngay cả sau khi triển khai hệ
thống bằng cách theo dõi việc sử dụng hệ thống, hỗ trợ và đào tạo. Các tỷ lệ
chi phí này cho chi phí hệ thống là khoảng 0,1-0,2.
Rõ ràng, chi phí tài chính liên quan đến việc triển khai ERP. Reed (2002) tuyên bố
rằng các thành phần chi phí của một dự án CNTT là phần mềm, hỗ trợ phần mềm, cơ
sở hạ tầng hỗ trợ, triển khai, đào tạo và quản lý sự thay đổi. Koch et al. (2001) nói
rằng các chi phí bị bỏ qua là đào tạo, tích hợp và thử nghiệm, chuyển đổi dữ liệu,
phân tích dữ liệu, tư vấn quảng cáo, thay thế các nhân viên giỏi nhất, các nhóm triển
khai những người này khơng bao giờ từ bỏ, chờ đợi lợi tức đầu tư và sau khi hồn
vốn ERP. Một cơng ty có doanh thu hơn 500 triệu đơ la khi triển khai ERP, chi phí
vượt mức trung bình là 178% và vượt tiến độ trung bình là 230% (Miranda, 1999).
Ngồi ra, Komiega (2001) tun bố rằng chi phí tư vấn có thể tương đương 50% tổng
chi phí dự án. Đào tạo tồn bộ tổ chức có thể chiếm 10% đến 20% tổng chi phí dự
án. Cũng đã có một chi phí đáng kể liên quan đến thiết kế và thử nghiệm từ các hoạt

động, cũng như chi phí cho một ERP được hỗ trợ nội bộ với một đội ngũ nhân viên
tận tâm.
Umble et al. (2002) tuyên bố rằng giá đảm bảo lợi ích của ERP có thể cao. Chi
phí cho việc triển khai ERP có thể dao động từ 2 triệu đến 4 triệu đô la tùy thuộc vào
quy mô của tổ chức và các sản phẩm và dịch vụ cụ thể được mua. Chi phí cho việc
thực hiện tồn diện trong một tổ chức lớn có thể dễ dàng vượt quá 100 triệu đô la. Một
cuộc khảo sát gần đây với 63 công ty có doanh thu hàng năm từ 12 triệu đơ la đến 63
tỷ đô la chỉ ra rằng việc thực hiện trung bình tốn 10,6 triệu đơ la và mất 23 tháng để
hồn thành. Việc triển khai ERP cũng có thể khiến một công ty gặp phải sự suy giảm
năng suất. Nhiều cơng ty cũng thấy chi phí hỗ trợ của họ tăng thay vì giảm trong mơi
trường trước và sau khi triển khai ERP. Các khó khăn nhất đó là kết hợp các thay đổi
quy trình làm việc, nâng cấp phần mềm, hỗ trợ các giải pháp khoảng cách và bổ sung
chức năng.
Theo Umble và Umble (2002), không chỉ các hệ thống ERP đòi hỏi thời gian
và tiền bạc đáng kể để thực hiện, việc triển khai cũng có thể phá vỡ văn hóa của cơng


×