Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Skkn phòng chống xâm hại trẻ em và trách nhiệm của đoàn thanh niên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (144.46 KB, 6 trang )

ĐỀ TÀI:
PHÒNG CHỐNG XÂM HẠI TRẺ EM
VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA ĐOÀN THANH NIÊN
Tên cá nhân thực hiện: Hồ Quý Nhi – Cà Mau
1. Thực trạng hiện nay
Xâm hại trẻ em là bất cứ hành động (hoặc không nhất thiết là hành động) có
chủ ý và làm tổn thương hoặc gây nguy hại cho trẻ. Hàng ngày, trên thế giới có hàng
triệu trẻ em bị xâm hại dưới các hình thức khác nhau. Xâm hại trẻ em xảy ra ở mọi
quốc gia. Trẻ em thường bị xâm hại dưới nhiều hình thức khác nhau, trong cùng một
thời điểm.
Có 4 hình thức của xâm hại trẻ em: Thể chất, Tình dục, Tinh thần, Xao nhãng.
Xâm hại trẻ em là vấn đề toàn cầu, nó xảy ra ở mọi quốc gia trên thế giới và có thể xảy
ra với bất kỳ đứa trẻ nào.
Xâm hại trẻ em gây ra những tổn thương nghiêm trọng và lâu dài cả về thể chất
và tâm lý đối với nạn nhân trẻ em. Những hậu quả của xâm hại trẻ em cũng ảnh hưởng
đến gia đình, cộng đồng và tồn xã hội. Trẻ em khơng bao giờ có lỗi trong việc bị xâm
hại, ngay cả khi việc này làm ảnh hưởng tới gia đình và cộng đồng.
Trước tình trạng xâm hại tình dục trẻ em đã len lỏi và diễn biến trong cơ sở giáo
dục - một mơi trường vốn được coi là an tồn, lành mạnh để các em rèn luyện và hồn
thiện nhân cách. “Tình trạng này đang là một vấn nạn nhức nhối, gây bức xúc trong xã
hội, không chỉ xảy ra ở một địa phương mà đã và đang xảy ra ở 63/63 tỉnh, thành trong
cả nước”.
Trong những năm gần đây tình trạng trẻ em bị xâm hại càng ngày càng có
những diễn biến phức tạp, gây bức xúc trong dư luận xã hội, có vụ xâm hại trẻ em diễn
ra ở nhiều nơi, thậm chí ở cả gia đình, tổ ấm của các em, ở cả trường học, nơi được coi
là an tồn đối với các em.
Trong khi đó trường học là một môi trường chúng ta cho rằng là một môi
trường an toàn, lành mạnh, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho con trẻ của chúng ta
được rèn luyện và hồn thiện nhân cách. Thế nhưng từ câu chuyện chín em nam bị xâm
hại trong một thời gian dài mà người xâm hại chính là cán bộ quản lý trong ngành giáo
dục, báo chí đã phản ánh, đã phân tích rất nhiều, từ những vụ việc như bạo lực học


đường, xâm hại tình dục thì tất cả những vấn đề này với những con sâu làm rầu nồi
canh dẫn đến những hệ lụy mà chúng ta không lường hết được.
Đối tượng xâm hại trẻ em rất đa dạng, không chỉ người lạ mà ngay cả những
người thân thích, ruột thịt của trẻ em, những người có bổn phận, nghĩa vụ và trách

Trang 1


nhiệm chăm sóc, giáo dục các em như: Cha mẹ, thầy cô giáo, cán bộ cơ sở bảo trợ trẻ
em… Các phương thức, thủ đoạn xâm hại trẻ em ngày càng tinh vi, đa dạng và phức
tạp hơn, như: Xâm hại tình dục, bạo lực đối với trẻ em, mua bán, bắt cóc, chiếm đoạt
trẻ em, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em, lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, lạm dụng trẻ em vào một số hoạt
động trái pháp luật… Các hành vi xâm hại trẻ em để lại hậu quả rất nặng nề, nghiêm
trọng, lâu dài cho trẻ em cả về thể chất và tinh thần, cũng như cho gia đình và xã hội.
Thời gian qua, các ngành các cấp, đặc biệt là ngành giáo dục và đoàn thanh niên
đã quan tâm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục phịng, chống xâm hại trẻ em trong
trường học thơng qua nhiều giải pháp tích cực như: Tăng cường phổ biến, giáo dục
kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại trẻ em; xây dựng mơi trường giáo dục an
tồn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; phòng, chống xâm hại
tình dục trẻ em…
Hàng năm, các đơn vị trong tỉnh Cà Mau xây dựng kế hoạch thực hiện việc phổ
biến, giáo dục pháp luật; triển khai cho tất cả cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên
và học sinh. Nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật phong phú, tuyên truyền và phổ
biến kịp thời các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhất là các
văn bản mới ban hành, liên quan thiết thực đến đời sống, lao động và học tập của công
chức, viên chức, nhân viên và học sinh trên địa bàn tỉnh. Qua đó, đưa cơng tác phổ
biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường đi vào chiều sâu, thiết thực, mang lại hiệu
quả cao. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật cũng đa dạng, lồng ghép trong các
cuộc họp hội đồng sư phạm, kết hợp trong các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt chủ
nhiệm, ngoại khóa… Góp phần tích cực vào việc nâng cao kiến thức, nâng cao kỹ năng

tự bảo vệ của trẻ em, phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội tích cực
phịng, chống xâm hại trẻ em trong mơi trường giáo dục.
Ngồi ra, các cơng tác khác có liên quan như: Công tác hỗ trợ, can thiệp của
các cơ sở giáo dục, của đồn thanh niên khi trẻ em có nguy cơ bị xâm hại hoặc bị xâm
hại; công tác kiểm tra, giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp
luật trong cơng tác phịng, chống xâm hại trẻ em; cung cấp, xử lý thông tin, thông báo,
tố giác hành vi xâm hại trẻ em; phối hợp với các ban, ngành có liên quan trong phịng,
chống xâm hại trẻ em… cũng được quan tâm. Đây cũng là yếu tố giúp các ngành xây
dựng môi trường giáo dục lành mạnh và phòng, chống bạo lực học đường, phòng,
chống tội phạm xâm hại trẻ em đạt kết quả.
2. Giải pháp tuyên truyền, phòng chống xâm hại trẻ em
Đối với các ngành các cấp. đặc biệt là hệ thống Đồn thanh niên, cần tiếp tục
đẩy mạnh cơng tác tun truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về công tác phịng, chống
xâm hại trẻ em trong trường học thơng qua nhiều biện pháp thích hợp, đồng thời nâng
cao hiệu quả hoạt động của các tổ tư vấn học sinh trong nhà trường gắn với thường
xuyên kiểm tra, giám sát đảm bảo cơng tác phịng, chống xâm hại trẻ em đi vào nề nếp
và đạt kết quả như mong muốn.
Cần có nhiều hoạt động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của trẻ em như tư vấn
tâm lý học đường, duy trì hịm thư “Điều em muốn nói”, các hoạt động khích lệ các em
phản ánh những hành vi bạo lực, xâm hại trong nhà trường, cần chú trọng giải pháp
thực hiện tốt và bài bản công tác tư vấn tâm lý học đường.
Trang 2


“Nếu như đặt trong bối cảnh hiện tại khi mà trẻ em thanh, thiếu niên của chúng
ta đối mặt với nhiều vấn đề liên quan đến đạo đức, lối sống, lý tưởng, những áp lực
trong thi cử, áp lực trong chọn trường, chọn ngành và chính áp lực mà do cha mẹ của
các em gánh những áp lực ngoài xã hội rồi đè nặng lên con em mình, những vấn đề
này nếu như chúng ta thực hiện một cách bài bản tốt về công tác tư vấn tâm lý học
đường thì chúng ta phải kịp thời phát hiện, phịng ngừa và can thiệp cho trẻ em, cho

thanh thiếu niên trong vấn đề nhận thức, về cảm xúc, về tư tưởng, về hành vi để tránh
những hệ lụy đáng tiếc xảy ra” .
Đồng thời tăng cường tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiến thức, kỹ năng
sống, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh; chú trọng đối với nhóm học sinh có hồn cảnh
đặc biệt, nhóm trẻ em có nguy cơ bị xâm hại; trang bị kỹ năng, phương pháp xử lý tình
huống cho giáo viên trong phịng, chống xâm hại trẻ em; xây dựng nội dung hướng dẫn
học sinh sử dụng mạng internet an toàn, hiệu quả và nghiên cứu lồng ghép nội dung
này trong chương trình học tin học chính khố.
Các giải pháp thực hiện phải khơng ngừng đổi mới với tình hình thực tế, xã hội
tại các thời điểm, tuyên truyền bằng các hình thức trực quan, đặc biệt chú trọng đặt ra
các tình huống giả định để trẻ em thực hành các biện pháp giữ an toàn.
3. Các kỹ năng phòng chống xâm hại trẻ em.
Cha mẹ thường dạy trẻ nhiều kỹ năng sống như tự lập trong hoạt động hàng
ngày, chia sẻ, làm việc nhóm… nhưng lại quên mất việc giáo dục cho trẻ cách bảo vệ
bản thân khỏi xâm hại. Các chuyên gia về trẻ em và giới tính kiến nghị những kỹ năng
cần phải giáo dục cho trẻ, đặc biệt là trẻ em tiểu học.

Trang 3


Dạy trẻ ranh giới tiếp xúc cơ thể nguy hiểm

Dạy trẻ em đâu là ranh giới tiếp xúc cơ thể. Khơng cho ai chạm vào vùng kín của mình
cũng như khơng chạm vào vùng kín của bất cứ ai. Cần phải ghi nhớ cả 2 trường hợp
này vì nhiều bậc phụ huynh bỏ quên trường hợp thứ 2 và không ngờ rằng đây mới là
điều kẻ lạm dụng xúi giục con làm đầu tiên.
Khuyến khích trẻ kể về hoạt động hàng ngày của chúng
Sẽ là quá khó với trẻ để nhận ra đâu là tình huống nguy hiểm và cần phải tránh
xa. Thay vào đó, hãy thường xuyên tâm sự với trẻ về những hoạt dộng hàng ngày của
con. Tạo thói quen giúp trẻ có thể thoải mái chia sẻ bất kỳ chủ đề nào với bố mẹ. Nếu

nhận thấy hành vi không được chấp nhận hoặc hành vi đáng ngờ qua lời kể của trẻ, bạn
có trách nhiệm phải xử lý các hành vi đó.
Dạy trẻ về các bộ phận cơ thể
Nhiều bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng do quá
non nớt. Cha mẹ cần phải sớm dạy cho trẻ về các bộ phận trên cơ thể, bao gồm cả
vùng kín của con. Việc này nên được thực hiện từ sớm, khi trẻ khoảng 3 tuổi cho tới
khi lớn. Với mỗi độ tuổi, cả cha mẹ và nhà trường cần có cách thức cũng như mức độ
dạy sao cho phù hợp. Ví dụ như những trẻ cịn nhỏ, khơng cần phải giải thích kỹ mà
chỉ dạy trẻ nhớ kỹ tên các bộ phận cơ thể, với những trẻ lớn hơn bắt đầu dạy trẻ nhiều
hơn về các bộ phận trên cơ thể, nơi nào nhạy cảm khơng ai được nhìn hay sờ vào,…

Trang 4


Kỹ năng xử lý khi gặp phải tình huống nguy hiểm

Trẻ em thường ngại khi từ chối người khác, đặc biệt là bạn hơn tuổi hoặc người
lớn vì sợ hay e ngại bị ghét, bị cô lập và dễ hoảng sợ khi bị dọa nạt…Cần phải dạy trẻ
những kỹ năng từ chối người khác, kỹ năng thốt khỏi các tình huống nguy hiểm. Ở
nhà, cha mẹ có thể dạy con bằng cách đưa ra các tình huống và hỏi con sẽ xử lý thế
nào nếu gặp phải, hướng dẫn con cách xử lý tốt nhất. Ở trường học hiện nay cũng đã tổ
chức các buổi chia sẻ, tọa đàm về vấn đề này để trẻ có thể đặt câu hỏi cho các chuyên
gia và được hướng dẫn cách thoát khỏi tình huống nguy hiểm.
Dạy trẻ cách nói chuyện với bố mẹ, người thân khi bị xâm hại
Trẻ em biết rõ thủ phạm xâm hại mình là ai. Nhưng vì nhiều lý do, trẻ thường
giữ im lặng về việc bị xâm hại. Nói với trẻ rằng con sẽ khơng gặp phải bất kỳ rắc rối gì
nói chuyện với bạn, và hãy làm theo lời hứa này, tránh trừng phạt vì những điều con
lên tiếng. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọa trẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thơng báo
cho cha mẹ và người thân biết. Một điều rất hiệu quả trong việc để con thơng báo tình
huống của mình chính là tạo ra ám hiệu riêng giữa mình và trẻ. Điều này sẽ khiến trẻ

em cảm thấy an tâm hơn khi đối tượng là những người thân thuộc và thường xuất hiện
ở nhà của trẻ.
Ngoài việc để trẻ nói ra khi bị xâm hại, cha mẹ nên chú ý đến biểu hiện của trẻ,
ví dụ như đột nhiên hoảng sợ khi ai đó chạm vào người, khơng thích tiếp xúc hay tránh
xa những người mà trước đây bé rất quý mến,…chú ý đến hành vi sẽ giúp bố mẹ và
nhà trường nhanh chóng phát hiện ra tình huống mà trẻ gặp phải.
Nói cho trẻ biết nguy hiểm có thể đến từ những người quen biết
Nói với trẻ rằng nguy hiểm có thể đến từ bất kỳ đâu: Hàng xóm, người thân,
trường học,… – Những người bé yêu quý và tin tưởng. Người Việt thường có thói
quen cấu, véo hay sờ những vùng nhạy cảm của trẻ và cho đó chỉ là một hành động
bình thường, thế hiện tình yêu thương. Tuy nhiên, đó là một dạng xâm hại trẻ em và có
thể khiến trẻ tưởng lầm đó là cách thể hiện tình u thương và khơng nhận ra sự nguy
Trang 5


hiểm. Cha mẹ cần kiểm soát ngay những hàng động đó và dặn con thơng báo nếu có
bất kỳ ai thực hiện động chạm như vậy.
4. Phạm vi triển khai thực hiện.
Áp dụng tại các buổi sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt ngoại khóa, các buổi tư vấn,
diễn đàn lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống.
5. Kết quả, hiệu quả mang lại.
Việc áp dụng một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống và phòng chống xâm hại
cho học sinh góp phần thay đổi nhận thức – thái độ – hành vi của học sinh đồng thời
hình thành một số kỹ năng cơ bản như: Kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng ứng phó với
cảm xúc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng sử dụng mạng xã
hội – tìm kiếm thơng tin, kỹ năng nhận biết và tự bảo vệ.
Những kỹ năng cơ bản này góp phần giúp học sinh tự tin hơn, có cái nhìn mới
mẻ hơn về bản thân từ đó nỗ lực tu dưỡng, rèn bản thân trở thành người có ích cho xã
hội.


Trang 6



×