Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Chính sách nhập cư của mỹ dưới thời tổng thống donald trump

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

LƢU THỊ NGUYỆT

CHÍNH SÁCH NHẬP CƢ CỦA MỸ
DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
---------------------------

LƢU THỊ NGUYỆT

CHÍNH SÁCH NHẬP CƢ CỦA MỸ
DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP
Chuyên ngành: QUAN HỆ QUỐC TẾ
Mã số: 60 31 02 06

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUAN HỆ QUỐC TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TIẾN SỸ NGUYỄN TUẤN MINH

Hà Nội - 2020




MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lí do lựa chọn đề tài...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 10
5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................. 11
6. Cấu trúc luận văn ........................................................................................ 11
CHƯƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG DẪN ĐÉN SỰ RA ĐỜI CHÍNH
SÁCH NHẬP CƯ MỚI CỦA TỔNG THỐNG DONALD TRUMP ............ 12
1.1. Nhân tố kinh tế ........................................................................................... 12
1.2. Nhân tố chính trị....................................................................................... 14
1.3. Nhân tố xã hội .......................................................................................... 16
1.4. Nhân tố Tổng thống Donald Trump ......................................................... 20
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................... 22
CHƯƠNG 2: MỤC TIÊU VÀ BIỆN PHÁP TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH
NHẬP CƯ CỦA MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP ... 23
2.1. Mục tiêu chính sách nhập cư dưới thời Tổng thống Donald Trump .... 23
2.2. Các biện pháp thực thi chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Chính quyền
Donald Trump ................................................................................................. 28
TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................... 52
CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH NHẬP CƢ DƢỚI THỜI
CHÍNH QUYỀN DONALD TRUMP VÀ XU HƢỚNG ........................... 53
3.1. Tác động đối với các vấn đề đối nội của Mỹ ........................................... 53
3.1.1. Đối với kinh tế Mỹ ................................................................................. 53



3.1.2. Đối với xã hội Mỹ .................................................................................. 60
3.2. Tác động đối với các vấn đề đối ngoại ....................................................... 74
3.2.1. Đối với các nước .................................................................................... 74
3.2.2. Đối với Việt Nam .................................................................................... 78
3.3. Xu hướng chính sách nhập cư của Mỹ trong thời gian tới .......................... 80
TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 ............................................................................... 87
KẾT LUẬN .................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 89


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Tiếng Việt

BEA

Cơ quan phân tích kinh tế Mỹ

BLS

Cơ quan phân tích số liệu lao động Mỹ

CBP

CDC

DACA

Mỹ


Analysis
Bureau

Of

Labor

Statistics

Protection

Trung tâm Kiểm sốt và phịng ngừa Centre
dịch bệnh Mỹ

for

Disease

Control and Prevention

Chương trình Quyết định hỗn dành Deferred Action For
cho trẻ em vào Mỹ
Bộ An ninh Nội địa Mỹ

FED

Cục dự trữ Liên bang Mỹ

NAFTA


Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ

Childhood Arrivals
Home

Security

Department
Federal Reserve
North

America

Free

Trade Agreement

Cơ quan thực thi pháp luật hải quan và U.S. Immigration And
nhập cư Mỹ

USCIS

Cơ quan Nhập tịch và Di trú Mỹ

UBP

Lực lượng tuần tra Biên giới Mỹ

USMCA


Hiệp định Mỹ - Mexico - Canada

USRAP

Bureau Of Economic

Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới US Customs and Border

DHS

ICE

Tiếng Anh

Chương trình Tiếp nhận người tị nạn của
Mỹ

Customs Enforcement
U.S.

Citizenship

and

Immigration Services
U.S. Border Patrol
United States–Mexico–
Canada Agreement
The


United

Refugee
Program

States

Admissions


MỞ ĐẦU
1. Lí do lựa chọn đề tài
Vấn đề nhập cư ở Mỹ luôn là một trong những chủ đề được quan tâm
và tạo nên nhiều sóng gió trên chính trường Mỹ nhiều thập kỷ qua. Vấn đề
này được đẩy nóng hơn sau khi Tổng thống Donald Trump cầm quyền. Trên
cơ sở đánh giá chính sách nhập cư của chính quyền tiền nhiệm, Chính quyền
Donald Trump ban hành nhiều quyết sách để vừa phát huy vai trò của lực
lượng nhập cư đối với kinh tế Mỹ, vừa hạn chế những hệ lụy từ dòng người
đang đổ về nước Mỹ hàng năm. Chính sách nhập cư dưới thời kỳ Tổng thống
Donald Trump đã góp phần thúc đẩy nền kinh tế Mỹ phát triển, nhưng ln là
chủ đề nóng bỏng giữa các phe nhóm trong đời sống chính trường Mỹ. Các
nhà kinh tế ước tính rằng, cứ 1% người nhập cư vào Mỹ tăng, GDP quốc gia
tăng 1,15% [BEA, 2011]. Hiện tại, các ngành cơng nghiệp chính ở Mỹ đang
phải đối mặt với tình trạng thiếu lao động. Cùng với việc dung hịa lợi ích các
phe phái, chính sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump có ý nghĩa quan
trọng trọng việc tạo sự gắn kết trong nội bộ đảng Cộng hòa. Tuy nhiên, những
bước hoạch định và triển khai một số quyết sách của Nhà Trắng đã phải đối
mặt với những tiếng nói phản đối của phe Dân chủ, các nhà hoạt động xã hội.
Từ năm 2019, chính sách nhập cư mới của Mỹ dưới quyền của tổng

thống Mỹ Donal Trump đã ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch và điều kiện
nhập cư Mỹ. Việc siết chặt này ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới
trong đó có người Việt Nam đang ngụ cư tại Mỹ và những người có ý định
tới Mỹ định cư. Chính quyền Trump từng có kế hoạch trục xuất khoảng
8.500 người gốc Việt vì khơng phải là công dân Mỹ hoặc những đối tượng
phạm pháp [Krostad M.J, Barrera G.A; 2019]. Sự thay đổi chính sách nhập
cư thực sự có ảnh hưởng tới quan hệ Việt - Mỹ ra sao? Và giải quyết nó
như thế nào? Là những vấn đề nóng đang được đề ra ở nước Mỹ.

1


Xuất phát từ nguyên nhân hiện nay từ quan điểm về chính sách nhập cư
của Mỹ dưới thời Chính quyền Donald Trump tất cả đều xoay quanh khẩu
hiệu tranh cử: “Nước Mỹ trên hết” (America First), nghĩa là mọi quyết sách
của Nhà Trắng sẽ đặt lợi ích nước Mỹ, người dân Mỹ lên hàng đầu và Mỹ chỉ
tham gia đầu tư nguồn lực vào các tổ chức quốc tế nếu thấy có lợi. Tác giả
tiến hành nghiên cứu đề tài “Chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng
thống Donald Trump” từ đó đưa ra góc nhìn về chính sách nhập cư của Mỹ
và đưa ra những đánh giá khách quan về những nhân tố đưa tới chính sách
nhập cư của Mỹ dưới thời Donald Trump; làm rõ mục tiêu, nội dung, và các
biện pháp thực thi chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Donald Trump. Từ
đó đánh giá tác động của chính sách nhập cư của Donald Trump nhằm góp
phần hồn thiện đối sách của Việt Nam về người nhập cư Việt Nam tại Mỹ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
 Cơng trình nghiên cứu có liên quan trên thế giới
Vấn đề di dân nói chung trong đó có vấn đề nhập cư đã được nghiên
cứu nhiều trên thế giới kể từ đầu thế kỷ XIX trên cơ sở hợp tác của nhiều
ngành khoa học. Các cơng trình nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các nội
dung chủ yếu sau: khái niệm di dân; khái niệm nhập cư; nguyên nhân nhập

cư; những tác động của người nhập cư đối với phát triển kinh tế - xã hội ở nơi
đến; chính sách, biện pháp đối với hiện tượng nhập cư… Có thể liệt kê một số
cơng trình sau:
- “Hiểu về Trump”, xuất bản tháng 2/2020, sách nghiên cứu của Newt
Gingrich, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, tại Chương 6 (Lá bài chủ nghĩa tự do dựa
trên bản sắc), Chương 7 (Cuộc chuyển đổi vĩ đại), Chương 10 (Vấn đề an
ninh quốc gia), Chương 12 (Chính sách chăm sóc sức khỏe) và Chương 13
(Hoạt động của Chính phủ Mỹ). Theo tác giả, vấn đề nhập cư có mối liên hệ
với vấn đề an ninh quốc gia và là vấn đề ưu tiên hàng đầu của Tổng thống

2


Trump, bất chấp sự phản kháng của các nhóm lợi ích, truyền thông thiên tả và
phe Dân chủ Mỹ.
- Sách Xã hội học của Richard T. Schacfeer tại Chương 21 với tên
chương Dân số và mơi trường, có mục Dân số và nhập cư đề cập đến 2 khía
cạnh: nhập cư trên thế giới và nhập cư trong nước (nước Mỹ). Theo tác giả:
nhập cư là một hiện tượng xã hội phức tạp và là kết quả của đủ loại yếu tố,
trong đó yếu tố kinh tế là nổi trội.
- Sách Xã hội học của John và Macionis Trong công trình này, có nội
dung bàn về sự nhập cư và đơ thị hóa. Các tác giả cho rằng, sự nghèo đói ở
các ngơi làng ở nơng thơn là một “yếu tố thúc đẩy quan trọng” người dân rời
nơi trú quán để tới các nơi đơ thị để mưu sinh, tìm kiếm cơ hội đổi đời. Tuy
nhiên, làn sóng người lao động tìm kiếm sinh kế ở nơi đơ hội cũng tạo ra
những áp lực đối với những nhà hoạch định chính sách của các quốc gia.
- Bài báo của tác giả Ricardo Hausmann, “Refugees as Weapons of
Mass Destruction”, Project Syndicate, ngày 27/02/2017. Bản dịch “Lý giải
chính sách chống nhập cư của Trump” của Đậu Thế Hoàng, biên tập TS Lê
Hồng Hiệp, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, ngày 31/03/2017. Trên cơ

sở khảo cứu lịch sử vấn đề nhập cư ở Mỹ, tác giả chỉ ra những mặt hạn chế,
bất cập trong các quyết sách nhập cư của Tổng thống Donald Trump với
những sắc lệnh nhập cư nhằm vào các nước Hồi giáo.
- Bài báo của tác giả James Q. Whitman, “Trump‟s Quest to Make
America White Again”, Project Syndicate, ngày 16/01/2018. Bản dịch “Tiền
lệ lịch sử cho chính sách nhập cư phân biệt chủng tộc của Trump” của Phạm
Thị Xuân Hồng, hiệu đính TS Lê Hồng Hiệp, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu
quốc tế ngày 09/05/2018. Tác giả làm rõ những cơ sở lịch sử, thực tiễn dẫn tới
việc Tổng thống Donald Trump ban hành các quyết sách siết chặt nhập cư.
- Bài báo của tác giả Peter Singer, “Trump‟s First Victims”, Project

3


Syndicate, ngày 01/02/2017. Bản dịch “Những lỗ hổng trong sắc lệnh chống
nhập cư của Trump” của Nguyễn Lương Sỹ, biên tập TS Lê Hồng Hiệp, đăng
trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, ngày 13/02/2017. Tác giả chỉ ra những bất
cập và hệ lụy từ chính sách nhập cư hà khắc của Chính quyền Donald Trump
trong những năm qua. Tác giả nhận định, các sắc lệnh hành pháp về nhập cư
của Tổng thống Donald Trump hầu như khơng có tác động gì đến việc cải
thiện an ninh quốc gia Mỹ.
- Tác giả Kimberly Amadeo và Michael J Boyle với bài viết “Donald
Trump on Immigration: Pros and Cons of Donald Trump's Immigration
Policies” đăng trên báo The Balance ngày 28/05/2020. Hai tác giả đã trình
bày những điểm tích cực, tiêu cực từ các quyết sách về nhập cư của Tổng
thống Donald Trump những năm qua. Các tác giả chỉ rõ, chính sách siết chặt
nhập cư của Chính quyền Donal Trump tập trung vào 8 lĩnh vực: Hạn chế
người nhập cư bất hợp pháp; Hoàn thành việc xây dựng bức tường biên giới
với Mexico; Giảm thiểu những người tị nạn; Dừng việc trợ cấp cho những
người di cư có lai lịch khơng rõ ràng; Trục xuất người di cư tới Mỹ lúc tuổi vị

thành niên; Hạn chế cấp thị thực du lịch và việc đi lại của công dân các nước
nhất định; Giảm thiểu số người nhập cư; Xem xét lại chương trình cấp thị
thực B-1B.
- Tác giả Kimberly Amadeo và Somer G. Anderson với bài viết
“Immigration's Effect on the Economy and You” đăng trên báo The Balance,
ngày 20/04/2020. Bằng việc khảo cứu các số liệu, hai tác giả đã làm rõ những
tác động của chính sách nhập cư đối với nền kinh tế cũng như đối với công
dân Mỹ. Dẫn số liệu các cơ quan chức năng của Mỹ, hai tác giả cho rằng, có
khoảng 7,6 triệu người di cư khơng có lai lịch rõ ràng tới Mỹ năm 2017,
chiếm khoảng 4,6% lực lượng lao động của Mỹ và con số này giảm mạnh so
với năm 2007, với 8,2 triệu người. Tác giả đánh giá, khoảng 3 triệu người

4


nhập cư khơng có lai lịch rõ ràng có nộp thuế đầy đủ theo mã số thuế cá nhân.
- Tác giả Derek Thompson với bài viết “How Immigration Became So
Controversial: Does the hot-button issue of 2018 really split the country? Or
just the Republican Party?” đăng trên tờ The Atlantic, ngày 02/02/2018. Tác
giả cho rằng, vấn đề nhập cư luôn là chủ đề tranh luận nóng bỏng trên nghị
trường Mỹ dưới thời các chính quyền tiền nhiệm, chứ khơng phải chỉ dưới
thời Chính quyền Donald Trump.
- Bài báo “Migration, Unemployment and Development: A Two-Sector
Analysis” (Di dân, thất nghiệp và sự phát triển: Nghiên cứu 2 khu vực) của
John H. Harris và Micheal Torado. Từ hướng tiếp cận kinh tế học, hai tác giả
John H. Harris và Micheal Torado đã nghiên cứu hiện tượng nhập cư vào
thành thị tăng tốc trong bối cảnh thất nghiệp ở thành thị vẫn tiếp tục gia tăng.
Khác với mơ hình “Hai khu vực” (Dual sector- khu vực kép) của Arthur
Lewis lý giải nguồn gốc của việc nhập cư dựa vào giả định “dư thừa lao
động”. Như vậy, nghiên cứu của hai ông đã bổ sung thêm nguyên nhân nhập

cư vào thành thị ở các nước đang phát triển bao gồm cả sự kỳ vọng của người
nhập cư về khả năng thu nhập ở thành thị cao hơn và cuộc sống tốt hơn.
- Bài báo “The Economics of Immigration” (Kinh tế xuất nhập cảnh)
của George J. Borjas Trong bài báo, tác giả tóm tắt lịch sử nhập cư của Hoa
Kỳ và chỉ ra những tác động của việc nhập cư đến nền kinh tế Hoa kỳ. Từ đó
tác giả đi đến nhận định chung là những người nhập cư có năng suất cao và
thích ứng nhanh với các điều kiện trong thị trường lao động của nước sở tại
có thể đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế. Người bản xứ không cần
phải lo lắng về khả năng những người nhập cư này sẽ tăng nguồn chi ngân
sách cho các chương trình trợ giúp xã hội. Ngược lại, nếu người nhập cư thiếu
các kỹ năng mà người sử dụng lao động yêu cầu và thấy khó điều chỉnh,
người nhập cư có thể làm tăng đáng kể các chi phí liên quan đến các chương

5


trình đảm bảo thu nhập ổn định cho người nhập cư.
- Bài báo “The Impact of Immigrants on Host Country Wages,
Employment and Growth” (Tác động của người nhập cư đến tiền lương, việc
làm và tăng trưởng của nước bản địa) của Rachel M. Friedberg and Jennifer
Hunt 13 Tác giả đánh giá khái quát tình hình nhập cư vào các nước Hoa Kỳ,
Canada, Úc. Về nguồn gốc xuất cư, nghiên cứu này cho rằng 50% số người
nhập cư đến từ châu Âu, gần 40% những người nhập cư là người đến từ châu
Á (đặc biệt là Đông Nam Á). Nghiên cứu nhận định rằng hầu hết những người
nhập cư đến từ các nước nghèo và trình độ học vấn kém hơn.
- Bài báo “The Economic impact of immigration on Kassel, Germany:
An observation” (Tác động kinh tế của nhập cư ở Kassel, Đức: Một cách
nhìn) của Awojobi, Oladayo Nathaniel. Nghiên cứu này của tác giả chủ yếu
bàn về tác động của việc nhập cư vào thành phố Kassel, Đức. Tác giả nhận
định, có nhiều loại hình nhập cư khác nhau ở Kassel như: Sinh viên di cư,

những người tị nạn, chồng và vợ, người di cư đủ điều kiện làm việc theo cách
riêng của họ… Tác giả cho rằng, bằng chứng thực nghiệm từ nhiều nhà
nghiên cứu đã chỉ ra rằng người lao động di cư ảnh hưởng tích cực đến các
nước nhập cư cũng như các quốc gia xuất cư. Các nghiên cứu thực nghiệm
đều đã chứng minh rằng người lao động di cư thúc đẩy kinh tế tăng trưởng
của các quốc gia của họ thơng qua kiều hối và đóng góp vào sự tăng trưởng
kinh tế của các nước nhập cư.
Bên cạnh đó có nhiều bài viết, bài nghiên cứu về chính sách nhập cư
của Mỹ dưới thời Donald Trump như:
Về các bài viết bài nghiên cứu về chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời
Donald Trump trên thế giới như: "Campaign 2015: The Candidates & the
World: Donald Trump on Immigration". Council on Foreign Relations.
Retrieved May 15, 2016.; Rogers, Katie (June 22, 2018). "Trump Highlights

6


Immigrant Crime to Defend His Border Policy. Statistics Don't Back Him
Up". The New York Times. Retrieved June 24, 2018.; "The Mythical Link
Between

Immigrants

and

High

Crime

Rates". www.governing.com.


Retrieved June 24, 2018.; Sahil Kapur, "Reality Check: 4 Reasons Trump's
Immigration Plans Are Impractical", Bloomberg Politics (August 8, 2015);
"Trump says would raise visa fees to pay for Mexican border
wall", Reuters (August 16, 2015). Seung Min Kim, "Trump hits turbulence
with immigration hard-liners", Politico (March 14, 2016). Jeremy Diamond
& Sara Murray, "Trump outlines immigration specifics", CNN (August 17,
2015). Dara Lind (January 17, 2019). "It's official: we'll never know the real
scope

of

Trump's

family

separation

crisis".

Vox.

Retrieved April

6,2019. "ACLU Obtains Documents Showing Widespread Abuse of Child
Immigrants in U.S. Custody - ACLU of San Diego and Imperial
Counties". ACLU of San Diego and Imperial Counties. May 23, 2018.
Retrieved June 21, 2018. "CBP's Response to Unfounded ACLU Report | U.S.
Customs


and

Border

Protection". www.cbp.gov.

Retrieved June

21, 2018. "Young immigrants detained in Virginia center allege abuse". USA
TODAY. Retrieved June 21, 2018. "Immigrant children forcibly injected with
drugs at Texas shelter, lawsuit claims". The Texas Tribune. June 20, 2018.
Smith, Matt; Bogado, Aura. "Immigrant children forcibly injected with
psychiatric drugs, lawsuit claims". Tulsa World. "Migrant children coming to
the US are being sent to shelters with histories of child abuse
allegations". Cerullo, Megan. "Government-funded treatment center forcibly
injected immigrant kids with drugs: legal filings". San Diego Union Tribune.
 Cơng trình nghiên cứu trong nước
Về các bài viết bài nghiên cứu với ngôn ngữ tiếng việt về chính sách
nhập cư của Mỹ dưới thời Donald Trump bao gồm:

7


Tác giả TS. Phạm Thị Thu Huyền - Những ảnh hưởng từ sắc lệnh nhập
cư của Tổng thống Donald Trump. Vấn đề nhập cư tại Mỹ là vấn đề luôn
được quan tâm dưới thời các tổng thống Mỹ. Tổng thống Donald Trump là
một trong những tổng thống có quan điểm cứng rắn, khi đưa ra sắc lệnh hạn
chế nhập cư từ các nước Hồi giáo. Trên cơ sở khái quát về chính sách nhập cư
của Hoa Kỳ trong những giai đoạn trước đây và chính sách nhập cư của Tổng
thống Donald Trump, bài viết nêu ra một số ảnh hưởng từ việc ban hành sắc

lệnh nhập cư mới của chính quyền Trump.
Tác giả Nguyễn Anh Hùng - Chính sách nhập cư Hoa Kỳ thời Tổng
thống Barrack Obama. Là quốc gia của người nhập cư, chính sách nhập cư
ln là vấn đề thường nhật và quan trọng, xuyên suốt tiến trình lịch sử Hoa
Kỳ. Chính quyền Tổng thống Obama đã ban hành, thực thi chương trình cải
cách nhập cư khá rộng lớn, quy mô, đạt được những thành tựu đáng kể, nhưng
cũng để lại nhiều bất cập, dang dở. Tác giả đã nghiên cứu, phân tích và đánh
giá thực trạng chính sách nhập cư Hoa Kỳ thời Tổng thống Obama.
Tác giả Đỗ Thị Diệu Ngọc - Những điều chỉnh trong chính sách nhập
cư của Chính quyền Trump và tác động tới cộng đồng người Việt tại Mỹ.
Trong hơn một năm kể từ ngày Tổng thống Donald Trump nhậm chức, chính
sách nhập cư của nước Mỹ đã có nhiều thay đổi theo hướng thanh lọc các đối
tượng nhập cư đang sinh sống ở Mỹ và ngăn chặn các làn sóng nhập cư vào
nước Mỹ. Cộng đồng người Việt nhập cư, đặc biệt là các đối tượng đã từng
phạm tội, đang phải đối diện với nhiều khó khăn do chủ trương bắt giữ và trục
xuất của Chính quyền Trump. Từ thực tế đó, bài viết có mục đích nhận định
mức độ ảnh hưởng của những thay đổi trong chính sách của Chính quyền
Trump về việc bắt giữ, trục xuất người nhập cư nói chung và người Việt nhập
cư nói riêng thơng qua cách chính sách này được thực thi.
Tác giả Lê Thị Thu - Một số vấn đề chính trị Mỹ trong năm cầm quyền

8


đầu tiên của Tổng thống Donald Trump. Năm 2017 cục diện chính trị Mỹ có
nhiều thay đổi với một ơng chủ Nhà Trắng mới khó đốn định và việc thơng
qua vội vã chương trình nghị sự chính sách của đảng Cộng hòa. Trong năm
đầu tiên giữ cương vị Tổng thống Mỹ, cam kết “đưa nước Mỹ vĩ đại trở lại”
của Donald Trump đã được cụ thể hóa bằng nhiều chính sách trên nhiều lĩnh
vực. Tổng thống Trump có những bước đi quyết liệt trong chính sách đối nội

và đối ngoại, các quyết định này ít nhiều có ảnh hưởng đến tình hình chính trị
Mỹ. Chính trị nội bộ Mỹ tiếp tục bị phân hóa mạnh, đặc biệt là mâu thuẫn
giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa trong một loạt nghị trình đối nội, từ chăm
sóc sức khỏe, ngân sách liên bang đến vấn đề người nhập cư. Bài viết này sẽ
đề cập một số vấn đề chính trị trong năm cầm quyền đầu tiên của Tổng thống
Donald Trump thông qua phân tích các mặt: biến động trong nội các, vấn
đề chia rẽ đảng phái, và phối hợp thiếu hiệu quả trong hệ thống chính trị Mỹ.
Tác giả Đào Quyền Trưởng: Ngoại giao công chúng Mỹ dưới thời Tổng
thống Obama. Từ sau sự kiện 11/9/2001, ngoại giao công chúng đã trở thành
một trong những công cụ đắc lực giúp Mỹ đảm bảo an ninh quốc gia và củng
cố sức mạnh mềm. Dưới thời Tổng thống Obama, ngoại giao công chúng đã
được vận dụng khéo léo và góp phần cải thiện hình ảnh nước Mỹ, xây dựng
lịng tin trong lịng các quốc gia từng là cựu thù của Mỹ dưới thời Tổng thống
tiền nhiệm. Tuy nhiên, ngoại giao công chúng dưới thời Obama cũng tồn tại
những hạn chế như sự thiếu hiểu biết về tình hình tại các quốc gia Trung
Đơng đã khiến việc triển khai đơi khi cịn mang tính khiên cưỡng tại nhiều
cộng đồng Ả rập và Hồi giáo. Trên cơ sở tìm hiểu về quan điểm và các
chương trình ngoại giao cơng chúng của Chính quyền Obama, bài viết tổng
kết lại những thành tựu và hạn chế của ngoại giao công chúng Mỹ dưới thời
Tổng thống Obama, đồng thời đưa ra những dự đoán về hướng phát triển của
ngoại giao công chúng Mỹ trong những năm tới.

9


Tuy nhiên trong các nghiên cứu trên, vấn đề nghiên cứu một cách cụ
thể về chính sách nhập cư của Mỹ nói chung dưới thời Donald Trump nói cịn
đang được ít đề cập. Vì vậy nghiên cứu “Chính sách nhập cư của Mỹ dưới
thời Tổng thống Donald Trump” là một hướng đi cần thiết nhằm đưa ra
những đánh giá về thực trạng chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Donald

Trump. Từ đó, đưa ra những kết luận, đánh giá về mục tiêu, các bước triển
khai chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Luận văn làm rõ nội dung, bước triển khai trong chính sách nhập cư
của Tổng thống Donald Trump; đánh giá những tác động đến người nhập cư
Việt Nam vào Mỹ như thế nào? trên cơ sở đó đưa ra những đề xuất cho Việt
Nam trong việc giải quyết vấn đề nhập cư nếu Mỹ áp dụng chính sách nhập
cư mới.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Nghiên cứu làm rõ những những nhân tố đưa tới chính sách nhập cư
của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump;
- Làm rõ mục tiêu, nội dung, và các biện pháp thực thi chính sách nhập
cư của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump
- Đánh giá tác động của chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng
thống Donald Trump;
- Làm sáng tỏ các luận cứ khoa học trong chính sách nhập cư của Tổng
thống Donald Trump, đồng thời đưa ra khuyến nghị đối với Việt Nam trong
quan hệ với Mỹ để giải quyết những vấn đề có liên quan tới người Việt tại Mỹ.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.

10


4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Mỹ
- Về thời gian: 20/01/2017 đến nay
5. Phƣơng pháp nghiên cứu

- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận biện chứng
để xem xét về thực trạng thi hành chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng
thống Donald Trump
Trong quá trình viết luận văn, một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp phân tích: Làm rõ các khái niệm, quy định hiện hành về
chính sách nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump
- Phương pháp so sánh chính sách pháp luật: Chủ yếu sử dụng trong
chương 1 và chương 2 để đánh giá thực trạng chính sách nhập cư của Mỹ
dưới thời Tổng thống Donald Trump.
- Phương pháp phân tích số liệu thứ cấp: Chủ yếu sử dụng trong
chương 2 nhằm làm sáng tỏ thực trạng và những bất cập trong chính sách
nhập cư của Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump
- Phương pháp diễn giải, phương pháp dự báo khoa học: Chủ yếu sử
dụng trong Chương 3 để đánh giá về xu hướng chính sách nhập cư của Mỹ.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục tham khảo, luận văn được bố cục
thành 03 chương. Cụ thể như sau:
Chương 1. Những nhân tố tác động và ảnh hưởng đến chính sách nhập
cư của Tổng thống Donald Trump
Chương 2: Nội dung và việc triển khai chính sách nhập cư của chính
quyền Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump
Chương 3: Tác động của chính sách nhập cư dưới thời Chính quyền
Donald Trump đối với các vấn đề đối nội, đối ngoại của Mỹ và dự báo

11


CHƢƠNG 1: CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG DẪN ĐÉN SỰ RA ĐỜI
CHÍNH SÁCH NHẬP CƢ MỚI CỦA TỔNG THỐNG
DONALD TRUMP

1.1. Nhân tố kinh tế
Những chính sách kinh tế của Chính phủ Mỹ dưới thời Chính quyền
Obama góp phần khơi phục đà tăng trưởng kinh tế trong ngắn hạn, nhưng bộc
lộ những bất cập và một số yếu tố không bền vững. Tháng 1/2009, Tổng
thống Barrack Obama nhậm chức và kế thừa một nền kinh tế suy giảm từ
Chính quyền George W.Bush. Tháng 10/2009, tỉ lệ thất nghiệp tăng lên
10,2% và tính từ đầu năm 2007 đến năm 2010, 8,7 triệu người Mỹ đã mất
việc [Goodman J. Christopher and Mance M. Steven, 2011]. Năm 2008, kinh
tế Mỹ rơi vào tình trạng chao đảo dưới tác động nặng nề của cuộc khủng
hoảng tài chính, kinh tế tồn cầu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình qn hàng
năm tại Mỹ khoảng 3% khơng được duy trì, thay vào đó là con số khoảng 2%.
Đầu năm 2009, Mỹ mất khoảng 800.000 việc làm/tháng [Goodman J.
Christopher and Mance M. Steven, 2011]. Trước tình hình đó, Quốc hội Mỹ
và Tổng thống Obama đã thông qua các biện pháp kích thích kinh tế đồng
thời cắt giảm thuế suất nhằm khuyến khích các cơng ty tuyển dụng trở lại.
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đã thực hiện các biện pháp đặc biệt
nhằm củng cố nền kinh tế. Tháng 2/2009, một gói kích thích quy mơ lớn
nhằm phục hồi kinh tế đã được thơng qua và gói kích cầu kinh tế trị giá gần
800 tỉ USD đã phát huy hiệu quả như tính tốn của Chính phủ Mỹ. Theo số
liệu chính thức, từ năm 2009 đến 2012, GDP của Mỹ tăng trưởng là nhờ gói
kích thích này.
Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của các hộ gia đình Mỹ
khơng tăng, nợ cơng chính phủ Mỹ tăng lên mức 77% [World Bank, OECD;
2007 - 2009; p 6-8]. Mức độ tham gia của lực lượng lao động đang ở mức

12


thấp nhất từ cuối thập niên 1970, vì những cơng dân sinh vào thời Baby
Boomers (những người sinh ra trong những năm 1946 - 1964) đang về hưu và

nhiều người dừng kiếm việc làm. Khoảng cách giàu nghèo ở Mỹ giai đoạn
cuối nhiệm kỳ 2 của Tổng thống Obama đã lớn hơn so với 8 năm trước, xã
hội Mỹ vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức, từ vấn đề nhập cư, đến khác
biệt về màu da và chủng tộc. Năm 2009, khoảng 1 % những người giàu nhất
nắm giữ 16,7 % tổng sản phẩm của cả nước; khi Tổng thống Obama sắp mãn
nhiệm, tỷ lệ đó tăng lên tới 18,4 % [Beroni S., 2012].
Ngoài việc đưa nền kinh tế Mỹ bùng nổ trở lại, kể từ khi đắc cử tới nay,
Tổng thống Donald Trump cũng đạt được rất nhiều thành tựu khác như đàm
phán lại các thỏa thuận thương mại có hại cho Mỹ; rút nước Mỹ khỏi thỏa
thuận hạt nhân Iran; đạt được tuyên bố chung với lãnh đạo Bắc Hàn Kim
Jong-un về phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên; chuyển Đại sứ quán Mỹ tại
Israel từ Tel Aviv về Jerusalem và nhiều thành tích khác, tất cả đều chiếu theo
nghị trình “nước Mỹ trên hết” [Trump J. Donald; 2017]. Với hàng loạt biện
pháp mang tính quyết liệt, có phần khá cực đoan, Tổng thống Trump đã mang
luồng sinh khí mới cho nền kinh tế Mỹ với nhiều chỉ số tích cực. Trong lĩnh
vực quốc phịng - an ninh, Tổng thống Trump không chỉ mạnh tay chi tiêu
cho quốc phòng với ngân sách năm 2018, 2019 và 2020 lần lượt là 640 tỉ, 716
tỉ và 738 tỉ USD [The White House; 2019. p.23], đề xuất cho năm 2020 là
740,5 tỉ USD [The White House; 2019, p. 45]. Những diễn biến tích cực của
nền kinh tế Mỹ là cơ sở quan trọng để Tổng thống Donald Trump mạnh tay
trong việc đưa ra các quyết sách liên quan tới vấn đề nhập cư, bất chấp những
phản đối từ trong nội bộ Mỹ.
Tuy nhiên, nền kinh tế Mỹ vẫn phải đối mặt với những khó khăn, thách
thức, đe dọa sự phát triển bền vững. Thứ nhất, mặc dù Tổng thống Donald
Trump tuyên chiến với nhiều nước để giải quyết vấn đề thâm hụt thương mại,

13


nhưng vẫn chưa đạt được kết quả khả quan. Theo số liệu của Cơ quan phân

tích kinh tế Mỹ (BEA), thâm hụt thương mại trong năm 2018 ở mức 621 tỉ
USD, cao hơn 112 tỉ USD trong năm 2016 [Bureau Economic Analysis;
2019]; năm 2019 giảm xuống còn 616,8 tỉ USD [Bureau Economic Analysis;
2019]. Thứ hai, nợ liên bang và thâm hụt ngân sách tiếp tục gia tăng do chính
sách cắt giảm thuế. Tính đến hết năm 2019, nợ liên bang ở mức 16,8 nghìn tỉ
USD, tăng gần hai nghìn tỉ kể từ khi Tổng thống Donald Trump lên nắm
quyền. Trong khi đó, thâm hụt ngân sách năm 2017 và 2018 tăng khoảng 991
tỉ USD mỗi năm; tính đến hết năm 2019, tổng nợ quốc gia Mỹ vượt mức 23
nghìn tỉ USD [Duffin E., 2020]. Kinh tế Mỹ tăng trưởng, nhưng cũng bộc lộ
những bất cập phần nào chi phối, tác động tới những quyết sách của người
đứng đầu Nhà Trắng trong thời gian nắm quyền điều hành nước Mỹ.
1.2. Nhân tố chính trị
Chính trường Mỹ dưới sự điều hành của Tổng thống Donald Trump
nhiều lần đứng trước những sóng gió, phe đối lập tìm mọi phương cách để hạ
thấp uy tín, tấn cơng trực diện vào vai trị lãnh đạo của người đứng đầu Nhà
Trắng bằng việc thổi phồng những thiếu sót, sơ suất, thậm chí sẵn sàng bới
móc q khứ của Tổng thống Donald Trump. Sau khi giành quyền kiểm soát
Hạ viện Mỹ, phe Dân chủ ráo riết hối thúc các cơ quan chức năng Mỹ tiến
hành điều tra cáo buộc liên quan tới khả năng Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ
năm 2016. Tuy nhiên, tháng 4/2019, báo cáo điều tra của Công tố viên Đặc
biệt Robert Muller đã khơng đưa ra được bằng chứng khẳng định tình báo
Nga nhúng tay vào chính trường Mỹ và mang lại chiến thắng cho Tổng thống
Donald Trump. Không dừng lại ở đó, phe Dân chủ và lực lượng thiên tả tiếp
tục tìm kiếm những chứng cứ mới để phục vụ mưu đồ chính trị. Mục tiêu của
phe Dân chủ là tìm cách phế truất Tổng thống Donald Trump và đỉnh điểm là
cuộc điều tra luận tội đối với người đứng đầu Nhà Trắng với hai cáo buộc lạm

14



dụng quyền lực và ngăn cản Quốc hội. Tuy nhiên, tại phiên luận tội ở Thượng
viện Mỹ ngày 05/02/2020 Thượng nghị sĩ Mỹ đã bỏ phiếu và ra phán quyết
Tổng thống Mỹ Donald Trump vô tội [Shubber K., 2020]. Những cáo buộc
thiếu căn cứ vững chắc của phe Dân chủ không đủ sức ngăn cản người đứng
đầu Nhà Trắng ban hành những quyết sách quan trọng, đặc biệt là đối với vấn
đề người nhập cư.
Hai đảng Dân chủ và Cộng hịa thúc đẩy tiến trình chạy đua chuẩn bị
cho cuộc bầu cử Tổng thống vào năm 2020 trong bối cảnh nước Mỹ đang
phải phối mặt với sự phân hóa phe phái sâu sắc, kéo dài. Ngày 18/06/2019,
Tổng thống Donald Trump tuyên bố tái tranh cử với bài phát biểu nhấn mạnh
“giữ cho nước Mỹ vĩ đại” trước 20.000 ngàn người ủng hộ tại Orlando, bang
Florida [Branaa E.J; 2020]. Trong các chiến dịch vận động tranh cử ở các
bang, người đứng đầu Nhà Trắng tiếp tục tấn công trực diện vào phe Dân chủ
với cáo buộc các đối thủ chính trị của đảng Dân chủ đang gieo rắc sự thù hận
trong lòng xã hội Mỹ, phá hủy nước Mỹ. Để khẳng định sẽ củng cố, duy trì sự
hùng cường của nước Mỹ, cải thiện đời sống người dân Mỹ, Tổng thống
Donald Trump cam kết thúc đẩy kinh tế tăng trưởng, tiếp tục thực thi các biện
pháp mạnh tay đối với vấn đề người nhập cư, cụ thể hóa việc cắt giảm thuế
đối với tầng lớp trung lưu, đồng thời thách thức các đối thủ thương mại của
Mỹ [Branaa E. J; 2020]. Trong khi đó, đảng Dân chủ đang trong q trình lựa
chọn ứng cử viên cho cuộc bầu cử vào tháng 11/2020, nhưng cương lĩnh tranh
cử của các ứng cử viên khơng thực sự nổi bật, trong đó vấn đề nhập cư không
được các ứng cử viên đề cập rõ ràng trong các cuộc tranh biện trực tiếp trên
truyền hình. Đến nay, cựu Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ trở thành ứng cử
viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11/2020
[Branaa E.J; 2020].

15



1.3. Nhân tố xã hội
Chính sách nhập cư dưới thời Chính quyền Obama có những điều chỉnh
so với chính quyền tiền nhiệm. Về cơ bản, các cơ quan chấp pháp của Chính
quyền Obama siết chặt tình trạng nhập cư bất hợp pháp, trục xuất những đối
tượng là tội phạm, tăng cường bảo đảm an ninh biên giới và sẵn sàng “mạnh
tay” với hành động nhập cư bất hợp pháp [Nhà Trắng, 2012]. Rút bớt lại các
thủ tục pháp lý về nhập cư để giảm tình trạng trì trệ hồ sơ. Thúc đẩy nỗ lực
hành pháp để đối phó với các mối đe dọa an ninh quốc gia. Ngày 21/11/2014
Tổng thống Barack Obama cơng bố chính sách nhập cư gây ra nhiều tranh
cãi, bất chấp chỉ trích gay gắt của đảng Cộng hịa [Office of the Press
Secretary, 2014]. Chính sách mới này cho phép những người đã định cư tại
Mỹ trong khoảng thời gian trên 5 năm hoặc có con là cơng dân Mỹ hay đang
có quyền lưu trú đúng với pháp luật có thể nộp đơn xin giấy phép làm việc lâu
dài tại nước này trong khoảng thời gian dài.
Kế nhiệm Chính quyền Tổng thống George W. Bush (2001-2008),
Chính quyền Tổng thống Barack Obama (2009-2016) có nhiều thay đổi trong
chính sách nhập cư bằng việc sự mở rộng và nới lỏng đáng kể. Năm 2009,
Chính quyền Obama đã đề ra 6 mục tiêu cho vấn đề nhập cư, được cả hai
đảng Dân chủ và Cộng hịa ủng hộ, đó là nhằm: (1) Tăng cường kiểm soát
biên giới, ngăn chặn người nhập cư vượt biên trái phép; (2) “Áp dụng thực thi
nội địa”, như việc ngăn chặn visa quá hạn; (3) Ngăn ngừa người nhập cư làm
việc mà khơng có giấy phép lao động; (4) Tạo lập một ủy ban để điều chỉnh
số lượng visa sẵn có nhằm thay đổi thời lượng kinh tế; (5) Thiết kế một
chương trình trợ giúp pháp lý để cải thiện vị thế cho người nhập cư bất hợp
pháp; và (6) Xây dựng các chương trình giúp người nhập cư thích nghi với
cuộc sống ở Hoa Kỳ [Nguyễn Anh Hùng, 2018, p26-28].
Chính sách nhập cư dưới thời Chính quyền Obama nổi lên một số vấn

16



đề có tính ngun tắc đặc trưng như: Tiếp tục tăng cường an ninh biên giới;
Kiểm soát và xử lý nghiêm khắc những người tuyển dụng lao động là công
nhân khơng có giấy tờ hợp pháp; cấp quyền cơng dân có điều kiện đối với
những người nhập cư bất hợp pháp; đơn giản hóa các thủ tục đối với những
người nhập cư hợp pháp, đặc biệt là đối với những đối tượng có tay nghề,
trình độ và khơng vi phạm pháp luật trong thời gian lưu trú tại Mỹ [The White
House Fact Sheet, 2013]. Dưới thời Chính quyền Barack Obama, giới chức
Mỹ đề nghị chính phủ trục xuất khoảng 10,5 triệu nhập cư khơng có giấy tờ
hợp pháp sinh sống trong nội địa Mỹ. Tuy nhiên, Tổng thống Obama đưa ra
những điều chỉnh để những người nhập cư này có cơ hội trở thành cơng dân
Mỹ. Theo đó, Chính phủ đặt ra những điều kiện đối với đối tượng này là trong
thời gian nhập cư, làm việc tại Mỹ phải chấp hành nghiêm luật pháp, bảo đảm
an ninh xã hội, có trình độ tiếng Anh đáp ứng u cầu các bài kiểm tra.
Tháng 11/2014, Chương trình Cộng đồng An tồn (SCP) bị Tổng thống
Obama chấm dứt và thay thế bằng Chương trình Thực thi Ưu tiên (PEP) bắt
đầu từ ngày 02/07/2015. Theo đó, ICE phải phối hợp với FBI và các cơ quan
khác của DHS ban hành, thực thi việc kiểm sốt người nhập cư để có thể phát
hiện và xử lý trục xuất họ nếu phạm tội theo các cấp độ: (1) Trục xuất ngay
nếu người nhập cư là mối đe dọa an ninh quốc gia, bị bắt giữ ngay tại biên
giới, là thành viên băng đảng tội phạm, bị kết tội nặng ở bang hoặc địa
phương, bị kết tội thông thường cấp liên bang); (2) Trục xuất sau một thời
gian xem xét nếu người nhập cư là người phạm từ 3 tội nhẹ trở lên, đã bị kết
án từ 1 tội nhẹ trở lên, nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ sau ngày 01/07/2014, sử
dụng thị thực giả, thị thực hết hạn); (3) Có thể trục xuất sau một thời gian
xem xét nếu người nhập cư có những vi phạm pháp luật nhẹ hơn trong các
điều kiện trên [Nguyễn Anh Hùng, 2018, p 31-33].
Theo tính tốn của Chính phủ Mỹ, việc hợp pháp hóa những người

17



nhập cư bất hợp pháp nhưng chấp hành nghiêm luật pháp Mỹ góp phần tạo
thêm nguồn lao động hợp pháp cho ngành sản xuất của Mỹ. Ngoài ra, những
người nhập cư có lí lịch liên quan tới tội phạm hoặc vi phạm pháp luật trong
thời gian ở nước Mỹ sẽ bị trục xuất về nước. Dưới thời Tổng thống Obama,
lượng người nhập cư bất hợp pháp bị trục xuất không cao, đỉnh điểm đạt
khoảng 383.000 người trong năm 2011 [Viện CATO; 2019]. Theo dõi các số
liệu do Chính phủ Mỹ công bố, Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ kết luận
rằng từ năm 2008 đế năm 2016, số lượng người nhập cư khơng có giấy tờ tại
Mỹ đã giảm từ đỉnh điểm là 12,2 triệu xuống còn 10,7 triệu [Pew Research
Centre; 2018].
Tình trạng nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ dưới thời Chính quyền Trump
khơng có dấu hiệu dừng lại, đặt ra những thách thức, yêu cầu đối với người
đứng đầu Nhà Trắng. Dòng người từ các quốc gia Trung Mỹ vẫn kéo về nước
Mỹ với mong muốn có sự thay đổi tích cực trong cuộc sống. Dẫn số liệu của
Chính phủ Mỹ, Trung tâm Nghiên cứu Pew của Mỹ đánh giá, năm 2018, sau
hơn một năm thực hiện các biện pháp hành chính cứng rắn và các quy định
chặt chẽ, số người nhập cư trái phép vào Mỹ ở mức thấp nhất trong 10 năm
qua [Pew Research Centre; 2018]. Số người nhập cư bất hợp pháp giảm mạnh
là do các lực lượng chức năng của Mỹ thực thi triệt để những biện pháp kiểm
soát tại biên giới cũng như rà soát, truy quét và trục xuất người nhập cư trái
phép vào Mỹ. Những vụ bắt bớ người đến từ các nước Trung Mỹ ở biên giới
Mỹ - Mexico cũng tăng, từ 54.000 vào năm 2007 lên tới 165.000 vào năm
2017 [Pew Research Centre; 2018].
Chính quyền Tổng thống Donald Trump dành nhiều ưu tiên trong việc
kiểm soát biên giới Mỹ - Mexico, đồng thời rà soát những người được phép
nhập cư vào Mỹ nhưng thị thực đã hết hạn. Tỷ lệ những người có khả năng ở
lại quá hạn thị thực đã tăng đáng kể năm 2017, tới mức thành phần này chiếm


18


hầu hết số những người nhập cư trái phép gần đây trong năm 2016 [Lori
Robertson; 2018]. Theo báo cáo của Bộ An ninh nội địa Mỹ, hơn 700.000
người có thị thực đã hết hạn lẽ ra phải rời khỏi Mỹ trong năm tài khóa 2017,
trong đó 90% số người ở quá hạn thị thực đến từ các quốc gia khác hơn là
Mexico và Trung Mỹ [Bộ An ninh nội địa Mỹ; 2019]. Trong năm 2017, tỉ lệ
trục xuất những người di cư bất hợp pháp tại biên giới Mexico và đã xâm
nhập vào nội địa Mỹ có xu hướng giảm, nhưng năm 2018 và năm 2019 con
số này tăng lên đáng kể, do những quy định mới được Nhà Trắng ban hành.
Năm 2017, tỉ lệ các vụ trục xuất giảm 17%, nhưng đà giảm này khơng được
duy trì trong năm 2018 [Bộ An ninh nội địa Mỹ; 2019]. Năm 2017, Chính
quyền Tổng thống Donald Trump đã truy quét và trục xuất khoảng 81.600
người nhập cư bất hợp pháp đã xâm nhập vào nội địa Mỹ; năm 2018, con số
này tăng lên 95.360 người [Bộ An ninh nội địa Mỹ; 2019]. Việc siết chặt
nhập cư của Tổng thống Donald Trump có thể được lí giải bằng nhiều lý do
khác nhau, nhưng tựu trung lại, người đứng đầu Nhà Trắng đặc biệt quan tâm
tới mối đe dọa khủng bố bắt nguồn từ những người nhập cư có lai lịch khơng
rõ ràng hoặc khó có thể xác minh [Ricardo Hausmann, 2017].
Chính quyền của Tổng thống Trump luôn xem việc cắt giảm lượng
nhập cư là một trong những mục tiêu chính. Năm 2017, Tổng thống Donald
Trump yêu cầu các cơ quan chức năng Mỹ đưa ra hạn mức tiếp nhận người tị
nạn theo Chương trình Tiếp nhận người tị nạn của Mỹ (USRAP) ở mức
50.000 người, rồi lại cắt giảm xuống còn 45.000 ở năm sau đó và chỉ cịn
30.000 trong năm 2019 [The White House; 2017]. Các quan chức Mỹ cho
biết, số người xin tị nạn vào nước này qua biên giới phía Nam từ Mexico đã
tạo ra “một áp lực quá lớn” đối với cơ sở hạ tầng, hệ thống an sinh xã hội của
Chính phủ Mỹ. Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố, áp lực đang dồn lên hệ thống
nhập cư của Mỹ phải được giảm bớt, trước khi có thể tiếp nhận thêm số lượng


19


lớn người tị nạn. Bên cạnh những người Iraq từng làm việc với Quân đội Mỹ,
5.000 suất nhập cư được dành để tiếp nhận những người thiểu số tôn giáo bị
đàn áp và 1.500 suất cho những người di trú từ Guatemala, Honduras và El
Salvador - còn được gọi là “Tam giác Bắc” (Northern Triangle) - nơi phát
xuất của rất nhiều người nhập cư đến Mỹ qua biên giới phía Nam [Cohn D.,
Passel J. S., Barrera G. A; 2017].
1.4. Nhân tố Tổng thống Donald Trump
Tình hình chính trị - nội bộ Mỹ bước đầu đi vào ổn định cho dù Tổng
thống Donald Trump áp dụng phong cách lãnh đạo mới. Phong cách lãnh đạo
khác biệt của Tổng thống Donald Trump đã gây ra cú sốc lớn đối với người
dân và nền chính trị Mỹ. Việc một doanh nhân khơng có kinh nghiệm chính
trị đắc cử Tổng thống và đặc biệt là phong cách lãnh đạo “doanh nghiệp” của
Donald Trump đã gây sốc cho không chỉ đối với người dân, mà cịn cả hệ thống
chính trị Mỹ và chính trường quốc tế. Cách thức điều hành nước Mỹ của Tổng
thống Donald Trump đi ngược lại nhiều giá trị truyền thống trong hệ thống chính
trị Mỹ. Phong cách lãnh đạo của tân lãnh đạo Nhà Trắng sau cuộc bầu cử năm
2016 được cho là mang tính bảo thủ, thực dụng, cứng rắn, trực diện, mạo hiểm
và sẵn sàng tạo ra khủng hoảng để đạt được mục tiêu đề ra.
Từ góc nhìn của một doanh nhân thành đạt và góc nhìn mới của một
chính trị gia, Tổng thống Donald Trump sẵn sàng đối đầu trực diện, không né
tránh bất kỳ vấn đề nào, vì ơng cho rằng, nước Mỹ đang trong giai đoạn trì trệ
chưa từng có trong lịch sử và đây là hệ quả của sự bất cập trong các chính
sách dưới thời các chính quyền tiền nhiệm [Immelman A.; 2017]. Tham vọng
của Tổng thống Trump là nước Mỹ luôn tự làm mới mình để duy trì vị thế bá
chủ tồn cầu, luôn là quốc gia năng động, với những trung tâm nghiên cứu
hàng đầu thế giới, khuyến khích những ý tưởng mới. Các quyết sách của

Tổng thống Donald Trump về vấn đề nhập cư là minh chứng rõ ràng cho

20


×