Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Nước mỹ dưới thời tổng thống truman (1945 – 1953)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.66 KB, 14 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khoa Quốc tế học
------o0o------
MÔN: LỊCH SỬ VÀ VĂN HÓA MỸ
Đề tài:
NƯỚC MỸ DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG TRUMAN
(1945 – 1953)
Giảng viên : TS. Lê Thế Quế
Sinh viên : Vũ Thị Phương Dung
Lớp : K52 Châu Mỹ
Hà Nội, tháng 1/2011
1
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử hơn 200 năm của nước Mỹ chịu sự tác động rất lớn bởi các chính
sách đối nội và đối ngoại của các tổng thống, những nguyên thủ quốc gia và cũng là
những người đứng đầu chính phủ. Nếu những chính sách được ban hành đúng đắn,
phù hợp với tình hình quốc gia thì sẽ trở thành đòn bẩy cho sự phát triển về kinh tế,
chính trị, xã hội của Mỹ. Ngược lại, những chính sách không phù hợp với quan
điểm sai lệch sẽ góp phần gây nên sự phát triển trì trệ của nước Mỹ. Bởi vậy, tìm
hiểu những chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mỹ chính là một cách tiếp cận
tốt để tìm hiểu về tình hình của nước này. Qua đó, ta không chỉ biết được tình hình
kinh tế, chính trị, xã hội… nước Mỹ mà còn hiểu được nguyên nhân của dẫn tới tình
hình đó.
Dựa trên cơ sở trên, trong phạm vi bài tiểu luận này, người viết sẽ tìm hiểu
về tình hình nước Mỹ dưới thời tổng thống Harry Truman dựa trên những chính
sách đối nội và đối ngoại được tổng thống ban hành từ năm 1945 đến 1953.
2
1. Nước Mỹ trước khi tổng thống Harry Truman lên nắm quyền
Trước khi tổng thống Harry Truman lên cầm quyền, nước Mỹ đã trải qua
mười hai năm dưới sự điều hành của tổng thống Franklin Roosevelt. Thời gian đầu


khi Roosevelt mới nhận chức, những ảnh hưởng của cuộc Đại suy thoái
(1929-1933) đã khiến cho hệ thống ngân hàng, tài chính Mỹ tê liệt, tỷ lệ thất nghiệp
cao, nông nghiệp và nông nghiệp phát triển trì trệ, xã hội mất ổn định do người dân
mất niềm tin vào nền kinh tế và chính phủ…Bằng việc đưa ra những chính sách
kinh tế mới (New Deal) lần thứ nhất và lần thứ hai, ban hành các đạo luật bảo vệ
người lao động và đảm bảo xã hội, cùng với việc giám sát chặt chẽ và đưa ra những
khoản chi tiêu cứu trợ khổng lồ của chính phủ, Roosevelt đã mang lại cho nước Mỹ
một bầu không khí tự tin và niềm lạc quan về nền kinh tế cũng như sự phát triển xã
hội. Công nhân được bảo đảm quyền lợi, nông dân được hưởng trợ cấp và hỗ trợ
phòng chống xói mòn đất, nhiều cơ hội việc làm được tạo ra, hệ thống an sinh xã
hội cũng được thiết lập để giúp đỡ người nghèo, người khuyết tật và người cao
tuổi…
Cũng trong thời kỳ tổng thống Roosevelt lên cầm quyền, cả thế giới đang
chao đảo với cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đầy khốc liệt. Ban đầu, Mỹ vẫn kiên
định với chính sách trung lập của mình. Tuy nhiên, nhiều sự kiện xảy ra đã khiến
cho dân chúng và chính phủ Mỹ thay đổi quan điểm về việc tham gia vào cuộc
chiến. Vào đầu năm 1941, Roosevelt đã được Quốc hội đồng ý thông qua Chương
trình cho vay - cho thuê, cho phép Roosevelt chuyển giao vũ khí và thiết bị chiến
tranh cho bất kỳ quốc gia nào (đặc biệt là Anh, Liên Xô và Trung Quốc) được đánh
giá là quan trọng sống còn đối với sự phòng thủ của nước Mỹ. Tổng số toàn bộ
khoản trợ giúp cho vay - cho thuê này, tính đến cuối cuộc chiến ước tính là hơn 50
tỉ đô-la
1
.
Sự kiện 7/12/1941 với việc Nhật tấn công bất ngờ hủy diệt toàn bộ hạm đội
Thái Bình Dương của Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii đã làm cho nước Mỹ chính
1
/>3
thức bước vào cuộc chiến. Công nghiệp và nông nghiệp được huy động toàn bộ cho
chiến tranh. Chỉ sau hơn ba năm, ngành công nghiệp phục vụ cho chiến tranh đã đạt

được những mục tiêu sản xuất đáng kể 300.000 máy bay, 5.000 tàu vận tải, 60.000
tàu đổ bộ và 86.000 xe tăng
2
. Bên cạnh đó, các hoạt động nông nghiệp như trồng
trọt, chăn nuôi, sản xuất…và các hoạt động buôn bán, đầu tư, truyền thông và thậm
chí cả giáo dục và văn hóa cũng được đẩy mạnh dưới sự kiểm soát chặt chẽ của
chính phủ. Và như vậy, việc chính thức tham gia vào cuộc chiến tranh đã tạo động
lực lớn cho sự phát triển công nghiệp và nông nghiệp của nước Mỹ, đó còn chưa kể
đến những khoản lợi nhuận kếch xù và những khoản cho vay lớn từ việc Mỹ bán vũ
khí cho các nước tham chiến. Chính những điều này đã tạo đà cho sự phát triển hơn
nữa của nền kinh tế Mỹ nói riêng và của nước Mỹ nói chung trong những năm tổng
thống Roosevelt nắm quyền và là nền tảng cho sự phát triển của Mỹ trong những
năm về sau.
2. Nước Mỹ dưới thời tổng thống Harry Truman
Tháng 4 năm 1945, sau khi đã tại vị được 12 năm, tổng thống Roosevelt mất
khi vẫn đang đương chức trong nhiệm kỳ thứ tư của mình. Phó tổng thống nước Mỹ
lúc này là Harry Truman lên thay cho tổng thống Roosevelt tiếp tục lãnh đạo đất
nước. Lúc này Truman đã 61 tuổi và khá nổi tiếng với sự táo bạo và kiên quyết của
mình. Khi ông lên nắm quyền, cuộc chiến tranh thế giới thứ hai đã dần đi vào hồi
kết thúc, và nước Mỹ vẫn đang trong đà phát triển với sự vận hành sản xuất nông
nghiệp và công nghiệp phục vụ chiến tranh. Nhiệm vụ trước mắt của vị tổng thống
mới nhận chức này là làm sao để vừa kết thúc chiến tranh nhanh chóng, tránh thiệt
hại cho lính Mỹ, vừa giành giật được nhiều quyền lợi sau chiến tranh, củng cố vị
thế siêu cường của mình, đồng thời làm ổn định và phát triển nền kinh tế khi chuyển
từ nền kinh tế thời chiến sang nền kinh tế thời bình. Để đạt được những mục tiêu
này, tổng thống Truman đã ban hành nhiều chính sách đối nội và đối ngoại, những
chính sách mà được coi là ảnh hưởng rất lớn đến tình hình nước Mỹ thời bấy giờ.
2
/>4
Về mặt đối ngoại, các chính sách của tổng thống đưa ra đều nhằm mục đích

củng cố và tăng cường quyền lợi, sự ảnh hưởng,vị thế của Mỹ trên trường quốc tế,
và tất nhiên việc củng cố được quyền lợi chính trị này sẽ kéo theo quyền lợi về kinh
tế được tăng cường. Sau khi lên nhận chức, tổng thống Truman tiếp tục theo dõi
những giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến tranh thế giới lần hai. Trước sự ngoan cố
của Nhật Bản, ngày 6 và 9 tháng 8 năm 1945, tổng thống Truman hạ lệnh ném hai
quả bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản làm hơn
250.000 người bị chết ngay lập tức hoặc chết do nhiễm phóng xạ nội trong một
năm
3
. Mục đích của Truman khi đưa ra quyết định ném bom xuống Nhật Bản trước
hết là để kết thúc chiến tranh một cách nhanh chóng, tránh thiệt hại và thương vong
cho quân Mỹ nói riêng và quân Đồng Minh nói chung. Đồng thời, động thái này
cũng nhằm tuyên bố với thế giới về việc Mỹ đã sở hữu một loại vũ khí mới, hiện
đại có sức công phá kinh khủng là bom nguyên tử (mà đã được cho phép sản xuất từ
thời tổng thống Franklin Roosevelt). Đây có thể coi là một tiến bộ lớn trong ngành
khoa học, kĩ thuật của Hoa Kỳ. Ngoài những mục tiêu kể trên, việc Mỹ ném bom
xuống Nhật Bản còn là để tranh giành công với Liên Xô trong việc phe Đồng Minh
giành chiến thắng trên chiến trường, tạo cơ sở để thuận lợi cho việc phân chia
quyền ảnh hưởng sau chiến tranh.
Ngay sau khi bị Mỹ ném hai quả bom nguyên tử phá hủy hoàn toàn hai thành
phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản thỉnh cầu thương lượng hòa bình và đã chính
thức đầu hàng vào ngày 2 tháng 9 năm 1945, kết thúc hoàn toàn cuộc chiến tranh
thế giới lần hai. Chiến thắng của phe Đồng Minh, sự phát triển sản xuất trong nước
cùng với những khoản cho vay và lợi nhuận kếch xù từ việc bán vũ khí, hơn nữa lại
không bị tàn phá bởi chiến tranh đã khiến nước Mỹ trở thành một siêu cường có sự
ảnh hưởng chi phối các công việc toàn cầu. Ước tính chiến tranh thế giới lần hai đã
mang lại cho Mỹ 114 tỉ đô la lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí, giúp Mỹ trở thành
trung tâm tài chính của các nước tư bản. Mỹ cũng là chủ nợ duy nhất trên thế giới,
có khối lượng vàng dự trữ lớn nhất thế giới, chiếm gần ba phần tư khối lượng vàng
3

William A Degregorio – 2001 - 42 đời tổng thống Mỹ - Nhà xuất bản chính trị quốc gia
5

×