Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của mỹ ở biển đông từ năm 2015 đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 93 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

Trương Thị Ánh Tuyết

HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TỰ DO HÀNG HẢI CỦA MỸ
Ở BIỂN ĐÔNG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2020

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC

Hà Nội - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------

Trương Thị Ánh Tuyết

HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TỰ DO HÀNG HẢI CỦA MỸ
Ở BIỂN ĐÔNG TỪ NĂM 2015 ĐẾN NĂM 2020
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mãsố: 8310601.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUỐC TẾ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. Trần Bách Hiếu

XÁC NHẬN HỌC VIÊN ĐÃ CHỈNH SỬA THEO QUYẾT NGHỊ CỦA HỘI ĐỒNG
CHẤM LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chủ tịch hội đồng chấm luận văn
thạc sĩ khoa học

Giáo viên hướng dẫn

GS.TS. Hoàng Khắc Nam

TS. Trần Bách Hiếu

Hà Nội - 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn cao học với đề tài “thuộc chuyên ngành
Quan hệ quốc tế là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi dưới sự hướng dẫn của
TS.Trần Bách Hiếu. Các nội dung nghiên cứu, kết quả nghiên cứu trong luận
văn này hoàn toàn trung thực và khách quan. Những số liệu, bảng biểu phục
vụ cho việc nhận xét, đánh giá, phân tích trong luận văn cũng được chính tác
giả thu thập từ nhiều nguồn tài liệu và có trích dẫn đầy đủ, những nguồn tài
liệu cũng được ghi rõ trong Danh mục tài liệu tham khảo. Các phần đánh giá
và phân tích trong luận văn cũng do chính tác giả nghiên cứu và trình bày.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2020

Học viên


Trƣơng Thị Ánh Tuyết


LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc đến TS.
Trần Bách Hiếu - Trường Đại học Khoa học Xã hội và nhân văn - đã tận tình
hướng dẫn tơi thực hiện luận văn cao học này. Những hướng dẫn, chỉ bảo
của Thầy đã giúp tơi tích lũy thêm kiến thức, kinh nghiệm để tơi hồn thành
luận văn.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành tới các thầy cô giáo, đặc biệt là
của Khoa Quốc tế học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội, những người đã tận tâm truyền đạt cho chúng tôi những
kiến thức bổ trợ vơ cùng có ích trong 02 năm học qua, vừa giúp tôi làm phong
phú hơn vốn kiến thức của mình, vừa tích lũy thêm kinh nghiệm, phương
pháp nghiên cứu các vấn đề quan hệ quốc tế.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Ban Giám hiệu, các Khoa, Phòng
trực thuộc Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Hà Nội đã quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi và các Học viên cao học
khóa 2018 - 2020 trong suốt q trình học tập và nghiên cứu tại Trường.
Tơi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ, chia sẻ nhiệt tình của các học
viên lớp Quan hệ quốc tế khóa 2018 - 2020 cùng đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình trong suốt thời gian tơi học tập, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này./.
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2020
Học viên

Trƣơng Thị Ánh Tuyết

2



MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN

MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 4
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài .................................................................... 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ....................................................................... 5
3. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 10
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 11
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 12
6. Cấu trúc của luận văn ............................................................................ 12
Chƣơng 1. CƠ SỞ THỰC THI HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TỰ DO
HÀNG HẢI CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG ....................................................... 14
1.1. Cơ sở thực thi hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ................................ 14
1.1.1. Tập quán quốc tế ............................................................................. 14
1.1.2. Luật biển quốc tế ............................................................................. 15
1.1.3. Thực tế triển khai quyền tự do hàng hải của Mỹ............................. 17
1.2. Các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động bảo đảm tự do
hàng hải của Mỹ ở Biển Đơng ....................................................................... 18
1.2.1. Lợi ích tồn cầu và khu vực của Mỹ ................................................ 18
1.2.2. Mối đe doạ từ Trung Quốc .............................................................. 19
1.2.3. Lợi ích của các nước đồng minh/đối tác thân cận của Mỹ ............. 23
1.3. Các yếu tố bên trong tác động đến hoạt động bảo đảm tự do
hàng hải của Mỹ ở Biển Đơng ....................................................................... 24
1.3.1. Các chính quyền Mỹ luôn quan tâm cao tới việc triển khai
FONOP ở Biển Đơng ...................................................................... 24
1.3.2. Tình hình chính trị Mỹ ..................................................................... 25
1.3.3. Tình hình kinh tế Mỹ ........................................................................ 26

Tiểu kết Chương 1 .......................................................................................... 27
1


Chƣơng 2. HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TỰ DO HÀNG HẢI CỦA MỸ Ở
BIỂN ĐÔNG DƢỚI THỜI TỔNG THỐNG BARACK OBAMA VÀ
TỔNG THỐNG DONALD TRUMP............................................................ 28
2.1. Hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông
dƣới thời Tổng thống Barack Obama .......................................................... 28
2.1.1. Tình hình triển khai ......................................................................... 28
2.1.2. Một số kết quả.................................................................................. 30
2.2. Hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông
dƣới thời Tổng thống Donald Trump .......................................................... 31
2.2.1. Tình hình triển khai ......................................................................... 31
2.2.2. Một số kết quả.................................................................................. 37
2.3. Sự điều chỉnh chính sách và hiệu quả triển khai hoạt động
bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông từ Chính quyền
Obama đến Chính quyền Trump ................................................................. 39
2.3.1. Về sự điều chỉnh chính sách ............................................................ 39
2.3.2. Về hiệu quả triển khai ...................................................................... 44
Tiểu kết Chương 2 .......................................................................................... 49
Chƣơng 3. PHẢN ỨNG CỦA CÁC NƢỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BẢO
ĐẢM TỰ DO HÀNG HẢI CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG, DỰ BÁO TÌNH
HÌNH VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 50
3.1. Phản ứng của các nƣớc........................................................................... 50
3.1.1. Trung Quốc ...................................................................................... 50
3.1.2. Các nước Đông Nam Á .................................................................... 55
3.1.3. Các nước đồng minh/đối tác của Mỹ............................................... 59
3.1.4. Việt Nam .......................................................................................... 64
3.2. Dự báo tình hình ..................................................................................... 65

3.2.1. Về xu hướng triển khai FONOP của Mỹ ......................................... 65
3.2.2. Tác động đối với khu vực................................................................. 66
2


3.3. Một số khuyến nghị đối với Việt Nam .................................................. 69
3.3.1. Về mục tiêu và nguyên tắc ứng xử, hành động ................................ 69
3.3.2. Khuyến nghị chính sách ................................................................... 70
Tiểu kết Chương 3 .......................................................................................... 72
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 75
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 89

3


MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Biển Đơng là khu vực có tầm quan trọng đối với thế giới và khu vực
do nằm trên tuyến giao thông đường biển nối liền Thái Bình Dương và Ấn
Độ Dương, châu Á và châu Âu, Trung Đông và châu Á. Tuy nhiên, những
năm gần đây, Biển Đông luôn là khu vực tiềm ẩn nhiều nguy cơ xung đột,
mất an ninh, mà một trong những nguyên nhân chính là liên quan vấn đề
tranh chấp chủ quyền và các yêu sách, tham vọng bành trướng phi lý trên
biển của Trung Quốc.
Về phía Trung Quốc, dù đã phê chuẩn UNCLOS năm 1996 song nước
này vẫn bộc lộ rõ tham vọng kiểm sốt hồn tồn Biển Đông để sớm trở thành
cường quốc biển và chiếm vị thế bá chủ khu vực, toàn cầu. Bắc Kinh khơng
ngừng cải tạo, qn sự hóa các thực thể chiếm đóng trái phép ở quần đảo
Hồng Sa và Trường Sa, kết hợp với các hoạt động tuần tra, tập trận không

quân và hải quân rộng khắpở nhiều khu vực [Đỗ Thanh Hải, 2018]. Hành
động của Trung Quốc đã tác động làm suy giảm nghiêm trọng an ninh, an
toàn, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, đồng thời xâm phạm chủ
quyền và lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam.
Về phía Mỹ, Biển Đơng là mắt xích quan trọng trong chiến lược “Tái
cân bằng” dưới thời Tổng thống Barack Obama và FOIP dưới thời Tổng
thống Donald Trump. Hoa Kỳ ln khẳng định có nhiều lợi ích ở khu vực
Biển Đông, nhất là đảm bảo an ninh, an toàn và tự do hàng hải. Bên cạnh việc
đưa ra các tuyên bố không chấp nhận sự áp đặt của bất cứ quốc gia nào đối
với vấn đề tự do hàng hải ở Biển Đông, Mỹ bày tỏ quan ngại sâu sắc đối với
các hoạt động đơn phương bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở khu
vực, đồng thời liên tục triển khai FONOP và nhiều lần cho tàu đi vào khu vực
12 hải lý của các thực thể Vành Khăn, Gạc Ma, Ga Ven (Trường Sa) và đảo
Cây, Tri Tơn, Phú Lâm (Hồng Sa),…Tun bố và hành động của Mỹ đã trở
4


thành nhân tố mới tác động tới cục diện giải quyết tranh chấp trên biển và tình
hình an ninh, an tồn hàng hải ở Biển Đơng [Thayer, C., 2013].
Riêng đối với Việt Nam, Biển Đông gắn liền với chủ quyền thống nhất
và toàn vẹn lãnh thổ, liên quan trực tiếp đến hịa bình, ổn định, an ninh và
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Do đó, vấn đề an ninh, an toàn hàng
hải và hoạt động của các nước lớn ở Biển Đông luôn được Đảng, Nhà nước
và các cơ quan chức năng của Việt Nam đặc biệt quan tâm nhằm đảm bảo chủ
quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam.
Tình hình an ninh ở Biển Đơng và sự gia tăng can dự của Mỹ trong vấn
đề an ninh ở Biển Đơng từ thời chính quyền Obama đã nhận được nhiều sự
quan tâm nghiên cứu trong những năm gần đây. Tuy nhiên, chưa có nhiều
cơng trình nghiên cứu về hoạt động FONOP của Mỹ ở Biển Đông, tác động
đối với khu vực nói chung và Việt Nam nói riêng. Vì vậy, việc tìm hiểu,

nghiên cứu về đề tài“Hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông
từ năm 2015 đến năm 2020” là nội dung cần thiết và có ý nghĩa về mặt lý
luận cũng như thực tiễn nhằm làm sáng tỏ quá trình triển khai của Mỹ từ năm
2015 đến năm 2020, đưa ra những nhận định, đánh giá về tác động đối với an
ninh khu vực và có một số khuyến nghị chủ trương, chính sách nhằm góp
phần bảo vệ chủ quyền thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ và lợi ích, an ninh quốc
gia của Việt Nam.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Kể từ những năm đầu của thế kỷ XXI, Biển Đông và vấn đề an ninh, an
tồn hàng hải ở Biển Đơng trở thành chủ đề thu hút sự quan tâm của dư luận,
học giả và Chính phủ nhiều quốc gia. Vì vậy, các vấn đề liên quan việc Mỹ
triển khai FONOP ở Biển Đơng do đó cũng là chủ đề của nhiều cơng trình
nghiên cứu trong và ngồi nước.
Ở nước ngồi, khi nghiên cứu về vai trò, tầm quan trọng của hoạt động
tự do hàng hải ở vùng biển châu Á - Thái Bình Dương, nổi lên là cuốn sách
“Freedom of Navigation in the Asia-Pacific region” (Tự do hàng hải ở khu
5


vực châu Á - Thái Bình Dương) của tác giả Sam Bateman do Nhà Xuất bản
Routledge (Anh) phát hành năm 2019, hay cơng trình“American Nationalism
and U.S. Foreign Policy from September 11 to the Iraq War” của tác giả Paul
McCartney đăng trên tạp chí Political Science Quarterly (Mỹ) số 119 năm
2004, trong đó khẳng định Biển Đơng là một tuyến đường quan trọng trong
tuyến vận chuyển đường biển quốc tế quan trọng của Mỹ, có tới ba trong số
mười tuyến đường vận chuyển của Mỹ đi qua khu vực Tây Thái Bình Dương
và eo biển Mallacca. Biển Đơng cũng chứa tiềm năng lớn về dầu khí và các
tài nguyên biển khác có ý nghĩa quan trọng đối với chiến lược của Mỹ ở châu
Á - Thái Bình Dương. Vì vậy, Mỹ thể hiện sự quan tâm ngày càng lớn tới
việc đảm bảo sự ổn định và lưu thông ở khu vực thơng qua nhiều biện pháp

khác nhau, trong đó có thực thi tự do hàng hải.
Về việc Mỹ lựa chọn khu vực Biển Đơng là một trọng tâm trong
chương trình tự do hàng hải toàn cầu, các tác giả Leszek Buszynski lý giải
trong bài nghiên cứu “The Geopolitics of the Indo Pacific” (Vị trí địa chính
trị của khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương) được trình bày tại Hội
thảo quốc tế về Biển Đông lần thứ 11 năm 2019, trong đó cho rằng các vùng
biển ở châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đơng ln là một ưu
tiên trong chiến lược toàn cầu của Mỹ, để có thể xây dựng và phổ biến các
giá trị, quy tắc, luật lệ trên biển do Mỹ đứng đầu, cả trong lĩnh vực thương
mại, an ninh và y tế. Vì vậy, trong bối cảnh tình hình an ninh ở Biển Đơng
diễn biến phức tạp và Chính quyền Tổng thống Trump muốn thúc đẩy chiến
lược FOIP, việc Mỹ gia tăng số lượt FONOP ở Biển Đơng là phù hợp với lợi
ích của Mỹ.
Khi đi sâu nghiên cứu về cơ sở thúc đẩy Mỹ thực thi FONOP ở Biển
Đông, nổi lên là cơng trình “Freedom of Navigation and the Interdiction of
Ships at Sea”(Tự do hàng hải và sự can thiệp của tàu thuyền trên biển) đăng
trên Tạp chí Havard International Law Journal, Đại học Havard Hoa Kỳ, số
6


46 (1) năm 2005, tác giả Michael Becker đánh giá chương trình tự do hàng
hải của Mỹ được xây dựng chủ yếu trên cơ sở thực tiễn là tình trạng phá vỡ
luật pháp, trật tự trên các đại dương và với tư cách là một cường quốc biển
hàng đầu thế giới, Mỹ là quốc gia đi đầu trong việc định hình và thực thi trật
tự cơng cộng trên biển, bao gồm cả khu vực Biển Đơng. Trong cơng trình
khác là “The U.S. FON Program in the South China Sea - A lawful and
necessary respone to China’s strategic ambiguity”(Chương trình tự do hàng
hải của Mỹ ở Biển Đông - phản ứng cần thiết và hợp pháp trước tham vọng
chiến lược của Trung Quốc) do Trung tâm nghiên cứu chính sách Đơng Á
(Center for East Asia Policy Studies), Viện Brookings, Hoa Kỳ phát hành số 9

năm 2016, trong đó tác giả Lynn Kuok lập luận FONOP của Mỹ có cơ sở
vững chắc là luật pháp quốc tế và lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á
- Thái Bình Dương. Do vậy, Chính quyền Obama nên tăng cường FONOP ở
Biển Đông và coi đây là hoạt động định kỳ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của
Mỹ, kết hợp FONOP với các biện pháp ngoại giao nhằm đáp trả tương xứng
yêu sách và hành động phi lý trên biển. Tiếp đó, đáng chú ý là bài nghiên cứu
“Freedom of Navigation in the South China Sea: A Practical Guide”(Tự do
hàng hải ở Biển Đông: Một cách tiếp cận thực dụng) do Trung tâm Khoa học
và Các vấn đề quốc tế Belfer (Belfer Center for Science and International
Affairs), trường Havard Kenedy, Mỹ công bố năm 2017, tác giả Eleanor
Freund đã thống kê lại một số chiến dịch FONOP điển hình từ thời Obama để
chứng tỏ cơ sở pháp lý và sự cần thiết triển khai trước các yêu sách phi lý trên
biển của Trung Quốc.
Trong số các bài đánh giá về tác động của FONOP đối với quan hệ
quốc tế và tình hình trên thực địa Biển Đơng, nổi lên là cơng trình
“Understanding the Freedom of Navigation Doctrine and China - US
Relations in the South China Sea”(Hiểu về học thuyết tự do hàng hải và quan
hệ Mỹ - Trung ở Biển Đông) do Viện Nghiên cứu Trung - Mỹ (Institue for
7


China - America Studies), Hoa Kỳ công bố năm 2017, trong đó tác giả Nong
Hong cho rằng việc Mỹ sử dụng nhiều tàu quân sự hiện đại trong các FONOP
chính là nguyên nhân khiến Trung Quốc lo ngại và phản đối mạnh mẽ. Quan
hệ Mỹ - Trung liên quan vấn đề tự do thương mại trên biển đã xấu đi kể từ khi
Chính quyền Obama triển khai FONOP và trên thực tế, các nguy cơ xung đột,
mất an ninh an toàn trên biển vẫn hiện hữu do các hoạt động đòi hỏi chủ
quyền phi lý của Trung Quốc trên biển. Tuy vậy, FONOP vẫn là một hoạt
động cần thiết của Mỹ để góp phần điều phối an ninh khu vực và đảm bảo cho
các hoạt động thương mại trên biển vẫn diễn ra bình thường.

Ở Việt Nam, Đặng Đình Quý (chủ biên) với nghiên cứu: “Biển Đông:
Hướng tới một khu vực hịa bình, an ninh và hợp tác” do Nhà Xuất bản Thế
giới ấn hành năm 2011, tập hợp các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế
do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia tổ chức tháng 11/2011 tại Hà Nội,
trong đó có tham luận đáng chú ý “Biển Đông: Quan điểm từ Hoa Kỳ” của
GS. Bronson Percival, Trung tâm Nghiên cứu CAN, Virginia, Hoa Kỳ với nội
dung cho rằng chính sách Biển Đơng của Mỹ khơng thay đổi ít nhất trong
vịng 15 năm, song quan tâm của Mỹ tại khu vực không đồng nhất trong các
thời điểm khác nhau. Các hành động quyết đoán của Trung Quốc đã khơi lại
quan tâm và sự khẳng định lại chính sách của Chính quyền Obama, đó là tự
do hàng hải là lợi ích cơ bản và Mỹ phản đối việc sử dụng vũ lực, hành động
cản trở tự do hàng hải.
Trong Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế Biển Đơng lần thứ 11: Hợp
tác vì an ninh và phát triển khu vực do Học viện Ngoại giao, Quỹ Nghiên cứu
Đông Á và Hội Luật gia phối hợp tổ chức tháng 11/2019, nổi lên bài nghiên
cứu “The Policy’s Characteristics, Path and Geographical Influence in South
China Sea for the Trump Administration” (Đặc điểm chính sách của Chính
quyền Trump, q trình triển khai và tác động đối với khu vực Biển Đông)của
Zhiyong Hu, Viện nghiên cứu quan hệ quốc tế, Học viện Khoa học Xã hội
8


Thượng Hải, Trung Quốc, trong đó cho rằng Chính quyền Trump coi trọng
Biển Đông là địa bàn để hiện diện và bình thường hóa hiện diện qn sự của
Mỹ ở khu vực. Chương trình tự do hàng hải của Mỹ là “lớp áo” hiệu quả để
Mỹ đưa tàu chiến và máy bay quân sự vào sâu trong phạm vi 12 hải lý quanh
các thực thể Trung Quốc đang chiếm đóng một cách thường xuyên và rầm rộ.
Có nhiều dấu hiệu cho thấy Mỹ bắt đầu qn sự hóa chính sách đối với vùng
biển này như việc gia tăng tần suất triển khai FONOP, thúc đẩy thông qua
nhiều công cụ pháp lý để hỗ trợ Bộ Quốc phịng về tài chính và tiềm lực quân

sự trong thực thi FONOP và gần đây là các tuyên bố cứng rắn coi FONOP là
hoạt động thường kỳ ở Biển Đông.
Một số đề tài cấp Bộ, bài viết có khai thác khía cạnh an ninh an toàn
hàng hải hay đề cập tới FONOP của Mỹ ở Biển Đơng như đề tài “Một số tình
huống tranh chấp trên Biển Đông từ năm 2009 đến nay: Các khía cạnh pháp
lý và khả năng áp dụng cơ chế tài phán quốc tế” của TS. Phạm Lan Dung
(2014); đề tài “Các biện pháp hịa bình giải quyết tranh chấp: Luật pháp, thực
tiễn quốc tế và các khả năng áp dụng ở Biển Đông” của PGS.TS Nguyễn Thị
Lan Anh; bài viết “Mỹ có nên quá chú trọng vào FONOP” của Trần Quang;
“Chính sách Biển Đơng của chính quyền Trump: Bình mới, rượu có mới?”
của Phạm Minh Thu; “Sai lầm của Mỹ trong hoạt động tự do hàng hải ở Biển
Đông” của Anh Thư; “Tại sao thực thi tự do hàng hải là chuyện thường lệ ở
Biển Đơng” của Hương Trà,…
Ngồi ra, cơng trình nghiên cứu của học viên các khóa Cao học Quan
hệ quốc tế của Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Hà Nội và của Học viện Ngoại giao có liên quannhư “Thực trạng
tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông trong những năm đầu thế kỷ XXI” của
tác giả Hồ Thị Bích Ngọc, khóa Quan hệ quốc tế 2011 - 2013, Trường Đại
học Khoa học - Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, “Vai trò của
khu vực châu Á - Thái Bình Dương đối với Mỹ dưới thời Tổng thống Barack
9


Obama” của tác giả Đồn Thị Minh Ngọc, khóa Quan hệ quốc tế 2012 - 2014,
Học viện Ngoại giao, “Tác động của chiến lược Tái cân bằng của Mỹ đối với
châu Á - Thái Bình Dương đến việc xử lý tranh chấp biển đảo tại Đông Á”
của tác giả Nguyễn Minh Phương, khóa Quan hệ quốc tế 2012 - 2014,… Tuy
nhiên, các cơng trình nghiên cứu mới chỉra hai ngun nhân lớn tác động lớn
tới an ninh an toàn hàng hải ở Biển Đông là hoạt động hung hăng trái với luật
pháp quốc tế của Trung Quốc và sự can dự của các nước lớn, điển hỉnh là Mỹ

ở Biển Đông; đề cập tới FONOP như là một công cụ hiện diện quân sự hiệu
quả của Mỹ ở khu vực, chứ chưa có phần nghiên cứu riêng FONOP của Mỹ ở
Biển Đơng.
Nhìn chung, hoạt động tự do hàng hải của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái
Bình Dương nói chung, trong đó có Biển Đơng đã nhận được sự quan tâm của
nhiều học giả, nhà hoạch định chính sách trong và ngoài nước. Các tác giả
chủ yếu nghiên cứu trên góc độ an ninh - quân sự và luật pháp quốc tế, với
mục tiêu chính là phản bác lại các đòi hỏi phi lý trên biển của Trung Quốc và
khẳng định quyền, lợi ích, vị thế đi đầu của Mỹ trong các vấn đề quốc tế,
trong đó tự do, an ninh, an toàn ở các vùng biển quan trọng. Tác giả nhận thấy
đến nay có rất ít cơng trình đề cập toàn diện, cập nhật về triển khai FONOP
dưới thời Obama và cập nhật đến thời Trump, với cách tiếp cận tổng quan,
bao quát về các cơ sở thực thi, mục đích của Mỹ và tác động tới an ninh khu
vực, các quan hệ quốc tế đang có tác động lớn tới cục diện khu vực và thế
giới. Từ thực tế này, tác giả quyết định nghiên cứu tổng thể hơn về hoạt động
FONOP của Mỹ ở Biển Đông giai đoạn 2015 - 2020, nhằm đề cập sâu, toàn
diện và cập nhập về FONOP của Mỹ ở Biển Đông từ Tổng thống Obama đến
Tổng thống Trump.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu: Hoạt động FONOP của Mỹ ở Biển Đông từ
năm 2015 đến 2020.
10


- Nhiệm vụ nghiên cứu:
Nhiệm vụ nghiên cứu chung là mơ tả, xây dựng được tổng quan q
trình thực thi FONOP của Mỹ từ thời Chính quyền Obama đến thời Trump;
tìm ra mối liên hệ giữa hoạt động thực thi FONOP với chiến lược đối ngoại
của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và vấn đề tranh chấp chủ quyền
ở Biển Đông.

- Nhiệm vụ cụ thể cần nghiên cứu gồm: Tìm hiểu cơ sở pháp lý và thực
tiễn của việc Mỹ triển khai FONOP ở Biển Đông; các nhân tố tác động; quá
trình triển khai dưới thời Tổng thống Obama và Tổng thống Trump, làm rõ
chính sách và chủ trương triển khai ở hai thời kỳ; đánh giá tác động của việc
Mỹ triển khai FONOP đối với tình hình Biển Đơng và quan hệ giữa các nước
liên quan; dự báo tình hình và trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá xây dựng được,
đưa ra một số khuyến nghị đối với Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn phân tích, đánh giá q trình triển
khai FONOP của Mỹ ở Biển Đơng dưới thời Tổng thống Obama và trọng tâm
dưới thời Tổng thống Trump.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian, tác giả tập trung vào không gian nghiên cứu chủ yếu là
khu vực Biển Đơng. Bên cạnh đó, những khơng gian ảnh hưởng tới hoạt động
FONOP của Mỹ ở Biển Đông như tình hình Mỹ, khu vực Đơng Á, châu Á Thái Bình Dương,… cũng sẽ được đề cập như là khơng gian nghiên cứu của
Luận văn.
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu nội dung của luận văn được xác
định từ năm 2015 cho đến năm 2020. Đây là khoảng thời gian kể từ khi Chính
quyền Obama cho tiến hành FONOP đi vào khu vực quanh các thực thể
Trung Quốc chiếm đóng trái phép ở Biển Đơng tháng 5/2015 cho tới tháng
12/2020, giai đoạn gần cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Trump.
11


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Các phương pháp chung được sử dụng gồm phương pháp phổ biến
trong ngành khoa học xã hội như phương pháp lịch sử, phương pháp phân tích
tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp dự báo.
Các phương pháp riêng trong nghiên cứu quan hệ quốc tế được sử
dụnggồm phương pháp phân tích lợi ích, phương pháp phân tích tác động,

phương pháp nghiên cứu khu vực, phương pháp phân tích xung đột quốc tế,
phương pháp dự báo.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục Từ viết tắt và Danh mục Tài
liệu tham khảo, Luận văn “Hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở
Biển Đông từ năm 2015 đến năm 2020” kết cấu thành 03 chương.
Chương 1: Cơ sở thực thi hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở
Biển Đông.
Nội dung Chương 1 làm rõ cơ sở để Mỹ thực thi quyền tự do hàng hải
ở Biển Đông, bao gồm cơ sở tập quán quốc tế và Luật biển quốc tế (Mỹ chưa
phải là thành viên song tuyên bố tôn trọng và thực thi); thực tế triển khai
quyền tự do hàng hải của Mỹ và các yếu tố thúc đẩy Mỹ tiến hành FONOP ở
Biển Đông (bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài).
Chương 2: Hoạt động bảo đảm tự do hàng hải của Mỹ ở Biển Đông
dưới thời Tổng thống Barack Obama và Tổng thống Donald Trump
Nội dung Chương này nghiên cứu quá trình triển khai FONOP của Mỹ
trong hai giai đoạn, là giai đoạn 2015 - 2016 dưới thời Tổng thống Obama và
giai đoạn từ năm 2017 đến tháng 11/2020, tức là gần trọn nhiệm kỳ của Tổng
thống Trump. Tác giả đánh giá một số kết quả đạt được trong hai giai đoạn và
dành thời lượng để tìm hiểu về sự điều chỉnh chính sách, hiệu quả triển khai
FONOP qua các giai đoạn, cụ thể là giai đoạn 2015-2016 và giai đoạn 2017 2020, trên cơ sở đó nhận định được bản chất hoạt động FONOP của Mỹ.
12


Chương 3: Phản ứng của các nước đối với hoạt động bảo đảm tự do
hàng hải của Mỹ ở Biển Đơng, dự báo tình hình và khuyến nghị
Chương 3 đánh giá về phản ứng của các nước đối với hoạt động tự do
hàng hải của Mỹ, chủ yếu gồm Trung Quốc, nhóm các nước Đơng Nam Á
(gồm các nước chịu ảnh hưởng bởi yêu sách chủ quyền của Trung Quốc hoặc
có tranh chấp trên biển với Trung Quốc và các nước còn lại trong ASEAN),

các nước đồng minh/đối tác quan trọng của Mỹ và cuối cùng là Việt Nam.
Trên cơ sở đánh giá phản ứng của các nước đối với FONOP của Mỹ và diễn
biến tình hình thế giới, khu vực, tác giả đánh giá tác động đối với tình hình
Biển Đơng nói chung và quan hệ giữa các nước ở khu vực nói riêng. Trên cơ
sở đó, dự báo về xu hướng triển khai FONOP của Mỹ và tác động đối với an
ninh Biển Đông trong thời gian tới. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất và một số
khuyến nghị chính sách nhằm đảm bảo chủ quyền, lợi ích và an ninh quốc gia
của Việt Nam trong bối cảnh tranh chấp ở Biển Đông diễn biến phức tạp và
các nước lớn gia tăng can dự vào khu vực.

13


Chƣơng 1. CƠ SỞ THỰC THI HOẠT ĐỘNG BẢO ĐẢM TỰ DO
HÀNG HẢI CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG
1.1. Cơ sở thực thi hoạt động tự do hàng hải của Mỹ
1.1.1. Tập quán quốc tế
Mỹ chưa phê chuẩn UNCLOS 1982, nên không ban hành cụ thể luật và
các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến biển đảo, quyền tự do hàng hải
và thực hiện quyền này thông qua tập quán quốc tế. Toà án Quốc tế về Luật
Biển (ITLOS) khẳng định các nguyên tắc pháp lý phổ biến và rộng rãi về vấn
đề đi lại của tàu thuyền các quốc gia là các tập quán quốc tế và vì vậy, tất cả
các nước, dù là hay không là thành viên của UNCLOS 1982, dù có biển hay
khơng có biển, vẫn có quyền cơ bản về “tự do hàng hải”, tức là có tàu thuyền
được tự do qua lại ở vùng biển theo quy định của luật pháp quốc tế, cụ thể:
Thứ nhất, được sử dụng phương tiện vận chuyển trên mặt nước,
dưới mặt nước để đi lại tự do, không bị khám xét trên các vùng biển quốc tế.
Thứ hai, được đi qua các eo biển kênh đào quốc gia nằm trên đường
hàng hải quốc tế.
Thứ ba, được tự do hàng hải tại vùng tiếp giáp lãnh hải, các vùng biển

đặc quyền kinh tế của các quốc gia.
Thứ tư, việc đi qua vùng đặc quyền kinh tế, vùng tiếp giáp lãnh hải, eo
biển, kênh đào phải tuân thủ quy định của pháp luật quốc gia ven biển.
Thứ năm, tàu thuyền không mang quốc tịch, không rõ lai lịch; tàu thuyền
của cướp biển không được hưởng quyền tự do hàng hải và có thể bị tàu
thuyền quân sự của các tất cả các quốc gia truy bắt hoặc đánh đắm.
Theo quy định của luật pháp quốc tế, mỗi vùng biển có giá trị pháp lý
khác nhau, nên tàu thuyền nước ngồi có quyền tự do hàng hải khác nhau
trong các vùng biển gồm: vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế,
thềm lục địa và biển cả.
14


Bên cạnh quy tắc an toàn hàng hải trong tập quán quốc tế, quyền tự do
hàng hải tuân thủ các quy định của công ước quốc tế liên quan [Phụ lục].
1.1.2. Luật biển quốc tế
Trong số các văn bản luật quốc tế, UNCLOS 1982 (có hiệu lực từ năm
1994 và đến nay đã có 168 quốc gia tham gia) được coi là bản hiến pháp về
biển của cộng đồng quốc tế. Mỹ luôn khẳng định tôn trọng Công ước và vai
trị của Cơng ước đối với việc thực thi tự do hàng hải trên các vùng biển (dù
chưa ký kết là thành viên), tức là ngầm thừa nhận các quy định của UNCLOS
1982 về quyền tự do hàng hải không trái với quyền lợi quốc gia của Mỹ
[Unites Nations, 1982].
Theo UNCLOS 1982 và phụ lục VII trong phán quyết của PCA năm
2016, Biển Đông là một vùng biển mở và tàu thuyền của tất cả các quốc gia
đều có quyền đi lại hợp pháp trong từng vùng biển cho phép mà không bị cản
trở bởi bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả Mỹ.
Điều 87, UNCLOS 1982 nêu rõ về quyền tự do biển cả:
Đối với các quốc gia dù có biển hay khơng có biển, quyền tự do này đặc
biệt bao gồm:

a) Tự do hàng hải
b) Tự do hàng không…
Như vậy, theo UNCLOS 1982, bất cứ quốc gia nào cũng hưởng các
quyền tự do biển cả, trong đó quyền tự do hàng hải là một trong những quyền
tự do biển cả quan trọng nhất.
Điều 90, UNCLOS 1982 định nghĩa quyền tự do hàng hải:
1. Mỗi quốc gia quy định các điều kiện cho phép tàu thuyền mang quốc
tịch nước mình, các điều kiện đăng ký các tàu thuyền trên lãnh thổ của mình
và các điều kiện cần phải có để cho tàu thuyền được quyền treo cờ của nước
mình. Các tàu thuyền mang quốc tịch của quốc gia mà chúng được phép treo
cờ. Cần phải có một mối quan hệ thực chất giữa quốc gia và các con tàu.
15


2. Quốc gia nào cho phép tàu thuyền treo cờ nước mình thì cấp cho tàu
thuyền đó các tài liệu có liên quan đến mục đích đó.
Như vậy, quyền tự do hàng hải chủ yếu liên quan đến việc tự do đi lại
của tàu thuyền trên biển cả và thẩm quyền tài phán đối với tàu thuyền đó. Tàu
thuyền của quốc gia bất kỳ khi hoạt động trên biển cả không chịu sự tài phán
của quốc gia khác ngoại trừ quốc gia mà tàu thuyền mang quốc tịch. Theo đó,
đối với tàu quân sự, tàu của Nhà nước được sử dụng cho mục đích phi thương
mại khi hàng hải được hưởng quyền bất khả xâm phạm và miễn trừ tài phán
của tất cả các quốc gia, ngoại trừ quốc gia mà tàu thuyền mang cờ.
Quyền tự do hàng hải cũng có một số ngoại lệ liên quan nguyên tắc thẩm
quyền riêng biệt của quốc gia mà tàu thuyền mang cờ, tức là tàu quân sự của
tất cả các quốc gia được phép khám xét, truy đuổi và bắt giữ tàu thuyền quốc
gia khác khi hoạt động trên biển cả nếu vi phạm các trường hợp theo điều
khoản của UNCLOS 1982: Khơng có quốc tịch (Điều 90, 92, 94); Bn bán
và vận chuyển nô lệ (Điều 99); Cướp biển (Điều 100),…
Liên quan đến các vùng biển theo quy định của luật pháp quốc tế, trong

các vùng biển của mỗi quốc gia ven biển gồm vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và biển cả, tàu thuyền nước ngồi có quyền tự
do hàng hải. Trong lãnh hải của quốc gia ven biển, quyền tự do hàng hải được
tơn trọng và có hạn chế nhất định trong vai trị quyền đi qua khơng gây hại.
Điều 17, UNCLOS 1982 quy định “Với điều kiện phải chấp hành Công
ước, tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay khơng có biển, đều được
hưởng quyền đi qua khơng gây hại trong lãnh hải”. Trên thực tế, quyền tự do
hàng hải cũng được áp dụng tương tự, là tàu thuyền nước ngoài được tự do
qua lại trên các vùng biển miễn là phù hợp với UNCLOS 1982 và các văn bản
liên quan khác.
Điều 19, UNCLOS 1982 quy định việc đi qua không gây hại:
Việc đi qua là không gây hại, chừng nào nó khơng làm phương hại đến
hồ bình, trật tự hay an ninh của quốc gia ven biển. Việc đi qua không gây hại
16


cần phải được thực hiện theo đúng với các quy định của Công ước và các quy
tắc khác của pháp luật quốc tế.
Như vậy, Mỹ cho rằng quyền tự do hàng hải luôn được đảm bảo trên các
vùng biển theo quy định. Các nước muốn thực thi quyền tự do hàng hải cần
lưu ý quy định về tàu thuyền và quy định về an ninh, an toàn hàng hải trong
tập quán quốc tế và UNCLOS 1982, cùng các văn bản pháp lý liên quan khác.
Ngoài ra, Mỹ cho rằng quyền tự do hàng hải không phải tuân theo các tuyên
bố không phù hợp với UNCLOS 1982 như các tuyên bố chủ quyền lịch sử,
các đường cơ sở được vẽ trái với nguyên tắc, các tuyên bố lãnh hải vượt quá
12 hải lý, các vùng nước tự tuyên bố thiết lập như vùng an ninh, các đường
phân định EEZ hay quần đảo trái với quy định của UNCLOS [Galdorisi,G.,
1996, pg.399-408]
1.1.3. Thực tế triển khai quyền tự do hàng hải của Mỹ
Từ năm 1979, Mỹ đã cho phép Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại giao phối

hợp triển khai Chương trình tự do hàng hải với tên gọi FONOP nhằm đảm
bảo các quyền tự do hàng hải, hàng không của Mỹ ở các khu vực trên thế giới
[Karaska, J., 2011, pg.99; Stephen, D., 2006, pg.235-256], với 03 nhiệm vụ
chính (hay tiến trình ba nhiệm vụ) gồm: tiến hành các chiến dịch trên thực địa
(do các đơn vị quân đội thực hiện); đưa ra các tuyên bố ngoại giao (hoặc phản
đối qua kênh ngoại giao) đối với các tuyên bố chủ quyền không được Mỹ thừa
nhận và cuối cùng là Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng Mỹ và các bộ ngành
khác phối hợp đảm bảo quyền, lợi ích của Mỹ trên cơ sở luật pháp quốc tế
(hay còn gọi là cách tiếp cận “cây gậy và củ cà rốt [Kuok, L.2016, pg.2-8].
Theo tuyên bố của Bộ Quốc phòng Mỹ, Mỹ cho tiến hành FONOP để thể hiện
thái độ không nhượng bộ đối với các tuyên bố chủ quyền quá đáng trên biển
của các quốc gia; FONOP không nhằm thách thức tuyên bố chủ quyền đối với
các thực thể trên đất liền và Mỹ không can dự vào các tranh chấp chủ quyền
trên biển. Nội dung và mục đích của FONOP là nhằm thể hiện quan điểm
17


mạnh mẽ của Mỹ về bảo vệ và đề cao quyền, tự do và việc sử dụng hợp pháp
các vùng biển và không phận để đảm bảo tất cả các nước và các tuyên bố chủ
quyền phải tuân thủ luật pháp quốc tế và quy định phản ánh trong UNCLOS
1982. Tại khu vực Biển Đông, Mỹ thực thi FONOP từ thời Tổng thống
Obama và đến thời Tổng thống Trump, hoạt động này được thực hiện thường
xuyên hơn [Department of Defense; 2015].
1.2. Các yếu tố bên ngoài tác động đến hoạt động bảo đảm tự do hàng hải
của Mỹ ở Biển Đơng
1.2.1. Lợi ích tồn cầu và khu vực của Mỹ
Trên phạm vi toàn cầu, trong bài diễn văn tại phiên họp Quốc hội ngày
08/01/1918, Tổng thống Mỹ Woodrow Wilson đã trình bày 14 điểm cần thực
hiện để đảm bảo lợi ích tồn cầu của Mỹ, trong đó có việc “Đảm bảo tự do đi
lại trên biển trong thời kỳ hòa bình cũng như chiến tranh”, đồng nghĩa với

việc coi các hoạt động bảo đảm an ninh, an toàn và tự do hàng hải trên các
vùng biển trọng yếu là một phương thức để đảm bảo lợi ích quốc gia gắn liền
với lợi ích tồn cầu của Mỹ.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, trong lịch sử cận đại của nước
Mỹ, các đời Tổng thống đều có điểm chung là coi trọng khu vực châu Á Thái Bình Dương. Về chính trị, trong xu thế dịch chuyển từ Tây sang Đông
của thế giới, khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm các vùng biển
trong khu vực có vai trị cực kỳ quan trọng đối với lợi ích và sự phát triển của
Mỹ. Về kinh tế, Biển Đông có các tuyến giao thơng trên biển và nguồn tài
ngun thiên nhiên quý giá ở Biển Đông, trong khi Mỹ có nguồn vốn và khoa
học cơng nghệ hàng đầu thế giới, nên cũng muốn tham gia vào khu vực. Về
an ninh, tất cả các điểm nóng ở khu vực Đơng Á như vấn đề hạt nhân trên
Bán đảo Triều Tiên, Đài Loan, Biển Hoa Đông và Biển Đông đều trực tiếp
ảnh hưởng đến lợi ích của Mỹ và các đồng minh, đối tác thân cận ở khu vực.
Trong trường hợp xảy ra xung đột ở châu Á - Thái Bình Dương, dù xuất phát
18


từ nguyên nhân nào, Mỹ đều sẽ bị lôi kéo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp do
cam kết ràng buộc với các đồng minh và nhu cầu can dự để cầm trịch trật tự,
luật chơi do Mỹ chi phối ở khu vực [Bateman,S.2019 ]. Vì vậy, Mỹ có nhu
cầu cao trong việc duy trì hiện diện, kiểm sốt và khả năng đi lại tự do, an
toàn trên các vùng biển ở khu vực, để chỗ trợ bảo vệ hiệu quả lợi ích, vai trị
và khả năng can thiệp, gây ảnh hưởng của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương.
Riêng trong vấn đề tự do hàng hải, Mỹ từng tuyên bố: “Mỹ, cũng như tất
cả các quốc gia khác, có lợi ích đối với tự do hàng hải, sự tiếp cận mở đối với
không gian hàng hải chung ở châu Á và sự tôn trọng Luật biển quốc tế ở Biển
Đơng” [Clinton, H., 2011]. Việc kiểm sốt các vùng biển quan trọng ở khu
vực sẽ giúp các tàu thuyền, phương tiện của Mỹ được đi lại trên biển an tồn,
tự do, từ đó đảm bảo sự ổn định về mặt thương mại, dịch vụ và triển khai
thuận lợi các chính sách về chính trị, an ninh ở khu vực.

1.2.2. Mối đe doạ từ Trung Quốc
Vị thế và sức mạnh của Trung Quốc không ngừng gia tăng. Tại hội thảo
quốc tế “40 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc: Nhìn lại và triển vọng” do
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức ngày 30/10/2018, các nhà
nghiên cứu ghi nhận dù cịn có sự chênh lệch về số liệu do Trung Quốc công
bố với các tổ chức quốc tế, song nhìn chung sau 40 năm cải cách, mở cửa
(1978), Trung Quốc đã nổi lên nhanh chóng là cường quốc tầm cỡ thế giới và
thu hẹp dần khoảng cách so với Mỹ. Về kinh tế, khi bắt đầu cải cách, GDP
Trung Quốc mới đạt khoảng 200 tỷ USD, chỉ chiếm 2% GDP thế giới, trong
khi Mỹ chiếm tới 25% thế giới, song GDP Trung Quốc các năm sau đó đều
tăng mạnh, đến năm 2012 đạt 8.135 tỷ USD, năm 2013 đạt 8.961 tỷ USD,
năm 2014 đạt 9.695 tỷ USD, năm 2015 đạt 10.373 tỷ USD, năm 2016 đạt
11.202 tỷ USD, năm 2017 đạt 12.100 tỷ USD [Hoàng Thế Anh, 2017]. Đến
năm 2017, tổng lượng GDP của Trung Quốc chiếm 14,84% tổng lượng kinh
tế toàn cầu, xếp thứ hai sau Mỹ (lúc này đã giảm tỷ trọng xuống còn 24,32%
19


GDP thế giới), vượt xa Nhật Bản đứng thứ ba là 5,91% [Grey, A., 2017;
Moore, M., 2011]. GDP Mỹ từ chỗ gấp 15 lần GDP Trung Quốc vào năm
1978 thì đến năm 2017 chỉ còn gấp 1,6 lần. Dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc
cũng tăng mạnh từ 167 triệu USD năm 1978 lên 3010 tỷ USD năm 2016, giúp
Trung Quốc trở thành chủ nợ lớn nhất của Mỹ, nắm giữ 1,3 nghìn tỷ USD trái
phiếu ngân hàng Trung ương Mỹ, đồng thời trở thành đối tác thương mại lớn
của các nước ASEAN và các nước đồng minh, đối tác quan trọng của Mỹ,
như Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia [Mai Linh, 2014]. Về chính trị - ngoại
giao, Trung Quốc chủ động triển khai ngoại giao nước lớn bằng việc đi đầu
thiết kế các cơ chế hợp tác, luật chơi mới như RCEP, AIIB, BRI…, trong đó
nhánh “Con đường tơ lụa trên biển” được cho là nhằm gia tăng khả năng kiểm
soát và tận thu các nguồn tài nguyên ở Biển Đông. Trong hai lần tiếp xúc với

Tổng thống Trump nhân chuyến thăm Mỹ tháng 4/2017 và đón tiếp ơng
Trump thăm Trung Quốc tháng 11/2017, Chủ tịch Tập Cận Bình cịn đề cập
tới “mơ hình quan hệ nước lớn kiểu mới”, xây dựng trật tự thế giới trong đó
Trung Quốc và Mỹ cùng phối hợp lãnh đạo hệ thống với nguyên tắc “không
xung đột, không đối kháng, tôn trọng lẫn nhau, cùng hưởng lợi và cùng
thắng”. Về quốc phòng, sự gia tăng nhanh chóng các nguồn lực kinh tế cho
phép Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư hiện đại hóa quốc phịng, trang bị nhiều
thiết bị vũ khí, khí tài hiện đại cho lực lượng hải quân, không quân và tên lửa
chiến lược [Nguyễn Thị Thanh Thủy, 2013, tr.113-140]; qua đó tự tin, quyết
liệt hơn trong can dự, giải quyết các vấn đề khu vực, quốc tế để bảo vệ chủ
quyền và các lợi ích quốc gia mà nước này coi là thuộc về Trung Quốc, tạo
mơi trường có lợi cho sự ổn định và phát triển, đồng thời kiềm tỏa Mỹ và tiến
tới xác lập địa vị ngang hàng với Mỹ ở khu vực [Mearsheimer, J., 2010,
pg.381-396]. Theo tiết lộ từ Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ năm 2007,
một tướng qn sự của Trung Quốc (khơng nêu danh tính cụ thể) từng đưa ra
đề nghị với Mỹ về việc nước Mỹ lấy Đông Hawaii, Trung Quốc lấy Tây
20


Hawaii và Ấn Độ Dương. Đây có thể là một cơ sở để giới chức Hải quân Mỹ
cân nhắc lợi ích và bắt đầu bố trí lại sơ đồ căn cứ, hoạt động với trọng tâm
chuyển về khu vực Thái Bình Dương (John, B., 2019).
Trung Quốc hành động ngày càng quyết liệt để thực thi tham vọng kiểm
sốt hồn tồn Biển Đông. Năm 2009, sau khi Việt Nam và Malaysia đệ trình
yêu sách chung về thềm lục địa kéo dài lên Ủy ban Liên hợp quốc về Giới hạn
của Thềm lục địa, Trung Quốc đã trình cơng hàm với u sách “Đường lưỡi
bị” đối với phần lớn diện tích Biển Đông. Năm 2013, Trung Quốc phản đối
việc Philippines kiện nước này ra Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) và bắt đầu
quyết liệt triển khai các hành động đơn phương trên nhiều phương diện nhằm
thay đổi hoàn toàn cục diện tranh chấp và tạo đột phá thực hiện tham vọng

chủ quyền ở Biển Đơng. Tiếp đó, Trung Quốc ngang nhiên hạ đặt trái phép
giàn khoan HD-981 trong vùng biển Việt Nam (từ 1/5/2014 - 16/7/2014); cải
tạo, qn sự hóa quy mơ lớn các cấu trúc đang chiếm đóng trái phép tại quần
đảo Trường Sa của Việt Nam (gồm Đá Xubi, Vành Khăn, Tư Nghĩa, Gaven,
Gạc Ma, Chữ Thập, Châu Viên) và đến cuối tháng 10/2015, cơ bản đã hoàn
thành việc bồi đắp, tạo bờ kè và tiếp tục triển khai xây dựng các cơng trình
dân sự, qn sự, lắp đặt vũ khí trên các thực thể chiếm đóng. Đến năm 2017,
khi Tổng thống Trump lên nắm quyền, tình hình tranh chấp ở Biển Đông
bước sang một giai đoạn mới phức tạp và nghiêm trọng hơn [Nguyễn Hùng
Sơn, 2019, tr.92-109]. Trung Quốc coi như đã hồn tất q trình bồi đắp, cải
tạo các đảo/đá chiếm đóng trái phép ở Biển Đơng và cơ bản thiết lập hệ thống
hạ tầng quân, dân sự ở một số khu vực trọng điểm. Số liệu theo dõi cho thấy
Trung Quốc đã tiến hành xây dựng trên diện tích lên tới 290.000 m² ở khu
vực quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, mà chủ yếu là ở Trường Sa [Asia
Maritime Transparency Initiative, 2017]; đẩy nhanh quá trình quân sự hóa
bằng việc liên tục thử nghiệm, triển khai, lắp đặt các trang thiết bị/vũ khí hiện
đại ở khu vựcnhư máy bay chiến đấu H-6K, hệ thống tên lửa phịng khơng
21


×