Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (310.69 KB, 33 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Như chúng ta biết, từ năm 2003 đến năm 2006, lạm phát vần diễn ra ở Việt Nam
nhưng theo nhận định của các chuyên gia thì đây chỉ là một thứ chất bôi trơn cho phát
triển kinh tế. Đến năm 2007, lạm phát xảy ra nhanh chóng mà khơng dự báo hay có thể
kiềm lại được. Nó trở thành một mối quan tâm mà bất ai cũng có thể nhắc đến khi gặp
nhau. Nó tác động đến mọi mặt của đời sống mà hậu quả để lại rất to lớn khó có thể bù
đắp. Đến nay, tình hình lạm phát vẫn tiếp tục diễn ra và tiến đến cao trào, nó khơng là
vấn đề của riêng ai mà là của tồn xã hội.Thành cơng trong việc chặn đứng lạm phát phi
mã năm 1989 nhờ áp dụng công cụ lãi suất ngân hàng (đưa lãi suất huy động tiền gửi tiết
kiệm lên cao vượt tốc độ lạm phát), đã cho thấy tầm quan trọng của việc sử dụng các
công cụ của chính sách tiền tệ trong điều tiết kinh tế vĩ mô nhằm đạt các mục tiêu ngắn
hạn ổn định thị trường. Trong nền kinh tế tăng trưởng nhanh của nước ta luôn thường
trực nguy cơ tái lạm phát cao, do đó một cơng cụ điều tiết vĩ mơ hiệu nghiệm như chính
sách tiền tệ được tận dụng trước tiên vơí hiệu suất cao cũng là điều tất yếu. Tuy nhiên gần
đây ở Việt nam có dấu hiệu của sự lạm dụng các cơng cụ của chính sách tiền tệ trong
nhiệm vụ kiềm chế lạm phát. Điều này thể hiện sự yếu kém trong việc quản lý và sử dụng
chính sách tiền tệ của chúng tới . Vì vậy đứng trước nguy cơ tiềm ẩn của lạm phát, việc
nghiên cứu chính sách tiền tệ nhằm kiểm sốt lạm phát là vô cùng cần thiết.

Trang 1


CHƯƠNG 1: LẠM PHÁT VÀ VAI TRỊ CỦA CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ TRONG
KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
1.1 Lạm phát :
1.1.1 Khái niệm về lạm phát:
Lạm phát là hiện tượng tiền trong lưu thông vượt qua nhu cầu cần thiết làm cho
chúng bị mất giá, giá cả của hầu hết các loại hàng hóa tăng lên đồng loạt. Lạm phát có
đặc trưng cơ bản là:
-


Hiện tượng giá tăng quá mức của lượng tiền có trong lưu thơng dẫn đến
đồng tiền bị mất giá.

-

Mức giá cả chung tăng lên.

Chính vì vậy, khi tính mức độ lạm phát, các nhà kinh tế sử dụng chỉ số giá cả.
Trong đó, sử dụng hiều nhất là chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Chỉ số này phản ánh mức thay
đổi giá cả của một giỏ hàng hóa tiêu dùng so với năm gốc cụ thể. Tuy nhiên việc sử dụng
chỉ số giá tiêu dùng cũng có những hạn chế: CPI phản ánh tỷ lệ cố định của mỗi mặt hàng
theo ý nghĩa kinh tế của nó, khơng phản ánh chính xác về những thay đổi về chất lượng
hàng hóa. Ngồi chỉ số giá tiêu dùng, người ta còn sử dụng các chỉ số khác như chỉ số giá
cả xản xuất, chỉ số “giảm lạm phát GDP”,…
1.1.2 Tác động của lạm phát:
Lạm phát có ảnh hưởng nhất định tới sự phát triển kinh tế xã hội tùy theo mức độ
của nó, nó có thể đem đến mặt lợi lẫn mặt hại tùy vào loại lạm phát (lạm phát vừa phải,
lạm phát cao, siêu lạm phát). Nếu như lạm phát có thể dự đốn được thì lạm phát khơng
gây nên gánh nặng kinh tế lớn bởi người ta có thể có những giải pháp để thích nghi với
nó. Lạm phát khơng dự đốn được sẽ dẫn đến những đầu tư sai lầm và phân phối lại thu
nhập một cách ngẫu nhiên làm mất tinh thần và sinh lực cuẩ nền kinh tế.
-

Tác động phân phối thu nhập và của cải:

Tác động chính của lạm phát về mặt phân phối phát sinh từ những sự khác nhau
trong các loại tài sản và nợ nần của dân. Khi lạm phát xảy ra những người có tài sản,
Trang 2



những người đang vay nợ là có lợi vì giá cả các loại tài sản chung đều tăng lên, còn giá trị
đồng tiền thì giảm xuống. Và ngược lại, những người làm thuê, người gửi tiền. cho vay
tiền là bị thiêt hại.
Để tránh thiệt hại, người ta đã đưa ra cách thức giải quyết đơn giản là điều chỉnh
lãi suất hợp với tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, chỉ có thể thực hiện biện pháp này khi tỷ lệ lạm
phát thấp.
-

Tác động đến phát triển kinh tế và việc làm:

Trong điều kiện nền kinh tế chưa đạt đến mức toàn dụng, lạm phát vừa phải thúc
đẩy sự phát triển kinh tế vì nó làm tăng khối lượng tiền tệ trong lưu thông, cấp thêm vốn
cho các đơn vị sản xuất kinh doanh, kích thích sự tiêu dùng của chính phủ và nhân dân.
Giữa lạm phát cà thất nghiệp có mối quan hệ nghịch biến: khi lạm phát tăng thì
thất nghiệp giảm xuống và ngược lại. Nhà kinh tế học A.W. Phillips đã đưa ra “lý thuyết
đánh đổi giữa lạm phát và việc làm”, theo đó một nước có thể mua mức độ thất nghiệp
thấp hơn nếu sẵn sang trả giá bằng mức độ làm việc cao hơn.
-

Các tác động khác:

Khi lạm phát cao và khơng đốn trước được, cơ cấu nền kinh tế dễ bị mất cân
đối.Trong lĩnh vực lưu thơng, vật giá tăng nhanh làm tình trạng đầu cơ, tích trữ hàng hóa
xảy ra phổ biến, làm mất cân đối giả tạo làm lưu thông trở nên rối loạn. Trong điều kiện
các nhân tố khác không đổi, lạm phát tăng nhanh làm tăng tỷ giá hối đối, làm đồng nội tệ
mất giá so với dồng ngoại tệ, tăng cường tính cạnh tranh của hàng xuất khẩu và làm khó
khăn cho việc nhập khẩu. Lạm phát cao và siêu lạm phát làm hệ thống tín dụng rơi vào
tình trạng khủng hoảng. Nguồn tiền gửi sụt giảm, nhiều ngân hàng phá sản do mất khả
năng thanh toán. Làm thiệt hại ngân sách nhà nước bằng việc bào mòn giá trị thực của
những khoản cơng phí,…Ngồi ra cịn rất nhiều tác động xấu mà lạm phát gây nên, nó

ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống kinh tế xã hội và nhà nước cần có những biện pháp
thích hợp để kiềm chế lạm phát.

Trang 3


1.1.3 Phân loại lạm phát:
Do biểu hiện đặc trưng của lạm phát là tăng lên của giá cả hàng hóa, nên các nhà
kinh tế thường dựa vào tỷ lệ tăng giá để làm căn cứ phân loại lạm phát ra thành ba mức
độ khác nhau:
Lạm phát vừa phải: Loại lạm phát này xảy ra khi mức giá cả hàng hóa tăng ở mức
độ một con số hàng năm (dưới 10% một năm). Lạm phát vừa phải còn được gọi là lạm
phát nước kiệu hay lạm phát một con số. Loại lạm phát này thường được các nước duy trì
như là chất xúc tác để thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Lạm phát cao: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ
hai con số hàng năm (từ 10%-100% một năm). Lạm phát cao còn gọi là lạm phát phi mã.
Thật ra một số nhà kinh tế quan điểm cho rằng thuộc loại lạm phát phi mã bao gồm cả
lạm phát ở mức độ ba con số. Lạm phát này gây ra nhiều tác hại đối với nền kinh tế.
Siêu lạm phát: Loại lạm phát này xảy ra khi giá cả hàng hóa tăng ở mức độ
ba con số hàng năm trở lên. Siêu lạm phát cịn gọi là lạm phát siêu tốc. Khơng có điều gì
là tốt khi nền kinh tế rơi vào tình trạng siêu lam phát. Người ta thường ví siêu lạm phát
như căn bệnh ung thư gây chết người, có tác hại rất lớn đến nền kinh tế-xã hội. Lịch sử
lạm phát thế giới đã ghi nhận tác hại của siêu lạm phát xảy ra ở Đức năm 1920-1923, ở
Nga sau Cách mạng tháng 10, ở Trung Quốc sau chiến tranh thế giới thứ hai,…
1.2 Chính sách tiền tê:
1.2.1 Khái niệm chính sách tiền tệ:
Chính sách tiền tệ là tổng hịa những phương thức mà ngân hàng trung ương thông
qua các hoạt động cuẩ mình tác động đến khối lượng tiền tệ trong lưu thông, nhằm phục
vụ cho việc thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước trong một thời kì nhất
định. Nó là một bộ phận quan trọng trong hệ thống các chính sách tài chính kinh tế vĩ mơ

của chính phủ.
Chúng ta có thể khẳng định rằng, nếu như chính sách tài chính chỉ tập trung vào
thành phần, kết cấu các mức chi phí thuế khóa của nhà nước thì chính sách tiền tệ lại tập
trung vào khả năng thanh tốn của tồn bộ nền kinh tế quốc dân, bao gồm khối lượng cần
Trang 4


cung cấp cho lưu thông, điều khiển hệ thống tiền tệ và khối lượng tín dụng đáp ứng vốn
cho nền kinh tế, thị trường vốn theo những quỹ đạo đã định,kiểm soát hệ thống ngân
hàng thương mại, cùng với việc xác định tỷ giá hối đối thích hợp nhằm ổn định và thúc
đẩy kinh tế đối ngoại và kinh tế ngoại thương nhằm mục tiêu cuối cùng là ổn định tiền tệ,
giữ vững sức mua của đồng tiền, ổn định giá cả hàng hóa.
1.2.2 Vai trị của chính sách tiền tệ trong kiềm chế lạm phát:
Để thấy rõ tác động của chính sách tiền tệ tới tỷ lệ lạm phát ta sẽ đi tìm hiểu từng
cơng cụ của chính sách tiền tệ.
1.2.2.1 Dự trữ bắt buộc:
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ giữa số phương tiện thanh toán cần khống chế trên
tổng số tiền gửi nhằm điều chỉnh khả năng thanh tốn và khả năng tín dụng của ngân
hàng thương mại.
Trong hoạt động tín dụng và thanh tốn, các ngân hàng thương mại có khả năng
biến các khoản thanh toán gửi ban đầu thành những khoản tiền mới cho cả hệ thống, khả
năng sinh ra bội số tín dụng, tức là khoản tạo tiền. Để khống chế khả năng này, ngân
hàng trung ương buộc các ngân hàng thương mại phải trích một phần tiền huy động được
theo một tỷ lệ quy định vào ngân hàng trung ương không được hưởng lãi. Do đó cơ chế
hoạt động của cơng cụ dự trữ bắt buộc nhằm khống chế khả năng tạo tiền, hạn chế mức
tăng bội số tín dụng của các ngân hàng thương mại.
Khi lạm phát cao, ngân hàng trung ương nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc, khả năng cho
vay và khả năng thanh toán của ngân hàng bị thu hẹp, khối lượng tín dụng trong nền
kinh tế giảm dẫn tới lãi suất tăng, đầu tư giảm, do đó tổng cầu giảm và làm cho giá giảm.
Ngược lại nếu ngân hàng trung ương hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tức là tăng khả năng

tạo tiền, thì cung về tín dụng của các ngân hàng thương mại cũng tăng lên, khối lượng
tín dụng và khối lượng thanh tốn có xu hướng tăng, đồng thời tăng xu hướng mở rộng
tiền. Lý luận tương tự như trên thì việc tăng cung tiền sẽ dẫn tới tăng giá. Như vậy cơng
cụ dự trữ bắt buộc mang tính hành chính áp lực trực tiếp, đầy quyền lực và cực kỳ quan
trọng để cắt cơn sốt lạm phát, khôi phục hoạt động kinh tế trong trường hợp kinh tế
chưa phát triển ổn định và khi các công cụ thị trường mở, tái chiết khấu chưa đủ mạnh
Trang 5


để đảm bảo điều hòa mức cung tiền cho nền kinh tế. Nhưng công cụ dự trữ bắt buộc quá
nhạy cảm, vì chỉ khi thay đổi nhỏ trong dự trữ bắt buộc đã làm cho khối lượng tiền tăng
lên rất lớn khó kiểm sốt. Mặt khác một điều bất lợi là khi sử dụng công cụ dự trữ bắt
buộc để kiểm soát việc cung ứng tiền như việc tăng dự trữ bắt buộc có thể gây nên vấn
đè khả năng thanh khoản ngay đối với mơt ngân hàng có dự trữ vượt mức quá thấp, thay
đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc khơng ngừng cũng gây nên tình trạng khơng ổn định cho các
ngân hàng. Do đó, dự trữ bắt buộc ít được sử dụng để kiềm chế lạm phát đối với các
nước trên thế giới (đặc biệt là nước có nền kinh tế phát triển, ổn định).
1.2.2.2 Tái chiết khấu:
Tái chiết khấu là phương thức để ngân hàng trung ương đưa tiền vào lưu thơng thực
hiện vai trị cho vay cuối cùng. Thông qua việc tái chiết khấu, ngân hàng trung ương đã
tạo cơ sở đầu tiên thúc đẩy hệ thống ngân hàng thương mại thực hiện việc tạo tiền, đồng
thời khai thơng thanh tốn. Tái chiết khấu là đầu mối tăng tiền trung ương, tăng khối
lượng tiền tệ vào lưu thơng. Do đó ảnh hương trực tiếp đến q trình điều khiển khối
lượng tiền và điều hành chính sách tiền tệ. Tùy theo tình hình từng giai đoạn, tùy thuộc
yêu cầu của việc thực hiện chính sách tiền tệ trong giai đoạn ấy, cần thực hiện chính
sách nới lỏng hay thắt chặt tín dụng mà ngân hàng trung ương quy định lãi suất thấp hay
cao. Lãi suất tái chiết khấu đặt ra từng kì phải có tác dụng hướng dẫn, chỉ đạo lãi suất tín
dụng trong nền kinh tế của giai đoạn đó. Khi ngân hàng trung ương nâng lãi suất tái
chiết khấu buộc các ngân hàng thương mại cũng phải nâng lãi suất tín dụng của mình lên
để khơng bị lỗ vốn. Do lãi suất tín dụng tăng lên, giảm cầu về tín dụng và kéo theo giảm

cầu về tiền tệ. Do đó đầu tư giảm dẫn tới tổng cầu giảm làm cho giá giảm. Trường hợp
ngược lại là ngân hàng trung ương kích thích tăng cung cầu về tiền tệ làm cho giá tăng.
Ở các nước công cụ nghiệp vụ trực tiếp để thực hiện tái chiết khấu là thương phiếu, hoặc
các loại tín phiếu là các công cụ rất thông dụng trên thị trường tiền tề và thị trường vốn
nhưng ở nước ta chưa có công cụ truyền thống để thực hiện việc chiết khấu và tái chiết
khấu. Mặt khác công cụ tái chiết khấu vừa có khả năng mở rộng khối lượng tín dụng cho
nền kinh tế. Cho nên có thể ví cơng cụ tái chiết khấu là cái bơm hai chiều vừa hút vừa
đẩy. Khi bơm đẩy ra là cung thêm tiền cho nền kinh tế khi có hiện tượng thiểu phát. Và
bơm hút vào thu hồi lượng tiền của nền kinh tế khi có hiện tượng lạm phát.
Trang 6


Tuy nhiên khi ngân hàng trung ương ấn định lãi suất chiết khấu tại một mức nào
đó sẽ xảy ra những biến động lớn trong khoảng cách giữa lãi suất thị trường và lãi suất
chiết khấu vì khi đó lãi suất cho vay thay đổi. Những biến động này dẫn đến những thay
đổi ngoài ý định trong khối lượng cho vay chiết khấu và do đó thay đổi cung ứng tiền tệ
làm cho việc kiểm soát cung ứng tiền tệ vất vả hơn. Đây là những hạn chế của công cụ
tái chiết khấu trong kiềm chế lạm phát.
1.2.2.3 Hoạt động thị trường mở:
Nếu như công cụ lãi suất tái chiết khấu là công cụ thụ động của NHTW, tức là
NHTW phải chờ NHTM đang cần vốn đưa thương phiếu, kỳ phiếu... đến để xin "tái cấp
vốn" thì nghiệp vụ thị trường mở là công cụ chủ động của ngân hàng trung ương để điều
khiển khối lượng tiền, qua đó đã kiểm soát được lạm phát. Qua nghiệp vụ thị trường mở,
NHTW chủ động phát hành tiền trung ương vào lưu thông hoặc rút bớt tiền khỏi lưu
thông bằng cách mua bán các loại trái phiếu ngân hàng quốc gia nhằm tác động trước hết
đến khối lượng tiền dự trữ trong quỹ dự trữ của các NHTM và các tổ chức tài chính, hạn
chế tiềm năng tín dụng và thanh tốn của các ngân hàng này, qua đó điều khiển khối
lượng tiền trong thị trường tiền tệ chúng ta. Khi nghiên cứu phần trước đã biết rằng khối
lượng tiền tệ ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ lệ lạm phát , việc thay đổi cung tiền tệsẽlàm thay
đổi tỷ lệ lạm phát. Trong nghiệp vụ thị trường mở, ngân hàng trung ương điều khiển cả

khối lượng tiền tệ và lãi suất tín dụng thông qua "giá cả" mua và bán trái phiếu. Tất cả
những cuộc can thiệp vào khối lượng tiền bằng công cụ thị trường mở đều được tiến
hành dường như là lặng lẽ và vơ hình, "khơng can thiệp thơ bạo", điều khiển mạnh mà
không chứa đựng "một chút mệnh lệnh". Một mặt nghiệp vụ thị trường mở có thể dễ
dàng đảo ngược lại. Khi có một sai lầm trong lúc tiến hành nghiệp vụ thị trường mở, như
khi thấy cung tiền tệ tăng hoặc giảm quá nhanh ngân hàng thương mại có thể lập tức đảo
ngược lại bằng cách bán trái phiếu hoặc mua trái phiếu và ngược lại. Đây là công cụ cực
kỳ quan trọng của nhiều NHTW, và được coi là vũ khí sắc bén nhất đem lại sự ổn định
kinh tế nói chung, ổn định lạm phát nói riêng. Nhưng ở nước ta đang ở trong thời kỳ đặt
nền móng. Bởi vì nghiệp vụ này địi hỏi phải có mơi trường pháp lý nhất định. Trong
thời kỳ lạm phát đến 3 con số, Việt nam đã áp dụng chính sách lãi suất để đẩy lùi lạm

Trang 7


phát rất nhanh chóng. Chúng ta sẽ nghiên cứu xem chính sách lãi suất tác động tới lạm
phát như thế nào.
1.2.2.4 Lãi suất:
Lãi suất là một công cụ quan trọng của chính sách tiền tệ. Nó được áp dụng nhất
qn trong một lãnh thổ và được ngân hàng nhà nước điều hành chặt chẽ và mềm dẻo
tuỳ theo từng thời kỳ cho phù hợp với nhu cầu huy động vốn và cung ứng vốn. Như vậy
chúng ta có thể thấy rằng lãi suất tác động làm thay đổi cầu tiền tệ trong dân cư, và làm
thay đổi tỷ lệ lạm phát. Thật vậy, khi có lạm phát Ngân hàng nhà nước sẽ tăng lãi suất
tiền gửi. Chính vì thế người dân và các công ty sẽ đầu tư vào ngân hàng (gửi tiền vào
ngân hàng) có lợi hơn là đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Như vậy cầu tiền giảm do đó
tổng đầu tư giảm, làm cho tổng cầu giảm dẫn tới giá giảm. Nhưng chúng ta biết rằng tỷ
lệ lãi suất danh nghĩa bằng tỷ lệ lãi suất thực cộng với tỷ lệ lạm phát, do đó khi có lạm
phát cao, áp dụng chính sách lãi suất ở đây chính là việc tăng tỷ lệ lãi suất danh nghĩa
cao hơn hẳn tỷ lệ lạm phát (để duy trì lãi suất thực dương) qua đó mới tạo được cầu tiền
danh nghĩa tương ứng với cầu tiền thực tế. Tóm lại khi lãi suất tiền gửi cao thì động viên

được nhiều người gửi tiền vào NHTM và ngược lại. NHTM mua tín phiếu NHNN với lãi
suất kinh doanh có lãi thì sẽ giảm được khối lượng tín dụng. Nếu lãi suất tiền (cho vay)
cao sẽ làm nản lòng người vay vì kinh doanh bằng vốn vay NHTM khơng có lợi nhuận.
Như vậy dùng cơng cụ lãi suất có thể tăng hoặc giảm khối lượng tín dụng của NHTM để
đạt được mục đích của chính sách tiền tệ. Tuỳ từng thời điểm mà chính sách lãi suất
được áp dụng thành cơng trong việc chống lạm phát. Ở Việt Nam đã áp dụng rất thành
cơng chính sách lãi suất vào những năm cuối thập kỷ 80 trong việc giảm tỷ lệ lạm phát
từ 3 con số xuống còn một con số do nền kinh tế ở nước ta lúc đó là nền kinh tế tuy đã
mở cửa nhưng chưa mở hẳn, do đó chỉ có tác động trong nước đầu tư bằng Việt nam
đồng chứ quốc tế ít đầu tư vào. Chính vì thế ngày nay khơng thể áp dụng chính sách lãi
suất với tỷ lệ lãi suất rất cao để giảm tỷ lệ lạm phát mà phải quan tâm đến mối quan hệ
giữa lãi suất trong nước và lãi suất nước ngồi . Trong việc kiểm sốt lạm phát đây là
cơng cụ cổ điển, các nước ngày càng ít sử dụng hơn. Tuy đây là một công cụ rất quan
trọng trong việc kiểm soát lạm phát và huy động vốn cũng như cung cấp vốn.

Trang 8


1.2.2.5 Hạn mức tín dụng :
Ngồi những cơng cụ cơ bản trên, ngân hàng nhà nước cịn sử dụng cơng cụ hạn
mức tín dụng để điều hành, làm cho khối lượng tín dụng đối với NHTM khơng vượt q
mức cho phép để từ đó bảo đảm mức lạm phát đã được phê duyệt.
Hạn mức tín dụng là khối lượng tín dụng tối đa mà NHTW có thể cung ứng cho tất
cả các NHTM trong thời kỳ nhất định phù hợp với mức tăng trưởng kinh tế của thời kỳ.
Đây là một chỉ tiêu có quan hệ trực tiếp đến khối lượng tiền trung ương được cung ứng
thêm (hay giảm bớt) đối với các NHTM. Khi hạn mức tín dụng giảm, dẫn tới cung tiền
giảm do đó tổng đầu tư giảm làm cho tổng cầu giảm và cuối cùng là giá giảm. Với mục
tiêu ổn định đồng tiền và chống lạm phát được coi là mục tiêu số một, thì cơng cụ hạn
mức tín dụng là cần thiết.
Song việc sử dụng cơng cụ hạn mức tín dụng cũng là vấn đề khó khăn khơng nhỏ

cho các ngân hàng thương mại. Tiền gửi của nhân dân không thể không thu nhận hàng
ngày hàng giờ. Nếu nhận tiền gửi mà không được cho vay thì chẳng khác nào có đầu vào
mà khơng có đầu ra. Như vậy đầu ra của vốn huy động bị bế tắc bởi hạn mức tín dụng.
Việc xác định hạn mức tín dụng là rất cần thiết, để thực hiện mục tiêu chống lạm phát.
Song nó cũng có những mặt trái gây khó khăn cho NHTM. Cần có những giải pháp để
khắc phục những khó khăn đó.

Trang 9


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ LẠM PHÁT VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
TRONG KIỀM CHẾ LẠM PHÁT
2.1 Thực trạng lạm phát trong những năm gần đây:
Việc ổn định và kiềm chế lạm phát là một vấn đề hết sức quan trọng, bởi lẽ lạm
phát là một trong những chỉ tiêu vĩ mô đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế bên cạnh
các chỉ tiêu tăng trưởng và thất nghiệp. Khi giá dầu thô trên thế giới đã vượt mức
113USD/thùng cộng với vài sự kiện đã tích lũy từ trong quá khứ như dịch lỡ mồm long
móng ở gia súc, cúm gia cầm . . . thì lạm phát trở thành một vấn đề gây tác động thực sự
từ chính phủ cho đến những người dân thông thường.
Biểu đồ 2.1 : Diễn biến lạm phát từ năm 2004-2012

(Nguồn: Tổng cục Thống kê )
Nhìn vào diễn biến của lạm phát những năm 2004-2012 có thể thấy, tính "chu kỳ"
nhất định đối với lạm phát ở nước ta. Trong 9 năm (2004-2012), vòng xoáy lạm phát lặp
lại theo chu kỳ 3 năm 1 lần: 2 năm tăng vọt lên và 1 năm giảm sâu đột ngột (trong 3 năm
2004-2006: mức CPI trong các năm đó lần lượt là 9,5%; 8,4% và 6,6%; Giai đoạn 20072009, CPI lần lượt là: 12,6%; 19,9% và 6,5%; Giai đoạn 2010-2012: 11,8%; 18,13% và
6,81%). Nếu như tính chu kỳ của lạm phát như các năm trước đó, lạm phát năm 2013 và
2014 có thể tăng lên.
Trang 10



Năm 2013 đã đi được hơn 3 tháng. Tháng 1/2013, CPI đã tăng tới 1,25%. Lạm
phát tháng 2 tuy chỉ tăng 1,32% so với tháng 1, nhưng tính chung 2 tháng đầu năm, CPI
đã tăng 2,59% so với tháng 12/2012. Như vậy, với mục tiêu lạm phát năm 2013 ở mức 66,5%, thì trong các tháng cịn lại, CPI sẽ chỉ được phép tăng dưới 0,4%/tháng. Rõ ràng,
đây là mục tiêu khó khả thi trong bối cảnh nhiều yếu tố đe dọa lạm phát đang rình rập.
Hơn nữa, theo nhận định của HSBC, lạm phát cơ bản tháng 2 tương tự như tháng 1 vẫn ở
mức cao 12,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong tháng, lạm phát cơ bản có điều chỉnh
yếu tố mùa vụ so với tháng trước đã giảm 0,5% từ mức 0,9% của tháng 1. Lạm phát thực
phẩm tháng 2 tăng nhẹ từ mức 1,3% của tháng 1 lên mức 1,5% so với cùng kỳ năm
ngoái. Kết quả là lạm phát thực phẩm tháng 2 có điều chỉnh mùa vụ so sánh theo tháng
tăng 0,2% từ mức 0,6% trong tháng 1.
Đồng quan điểm với nhiều chuyên gia khác, TS. Nguyễn Đức Thành, Giám đốc
Trung tâm Nghiên cứu kinh tế và chính sách (Trường đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia
Hà Nội), năm 2012, dù lạm phát danh nghĩa thấp, song lạm phát lõi (không bao gồm
lương thực và năng lượng) vẫn rất cao, khoảng 11%. Do đó, mục tiêu đưa lạm phát năm
2013 ở mức 6 - 6,5% là rất mong manh.
Chỉ số lạm phát của Việt Nam vài năm gần đây luôn luôn ở mức cao và tốc độ
tăng chỉ số lạm phát nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP. Điều này nói lên thành
quả của việc tăng trưởng kinh tế nhiều năm qua của Việt Nam đã không đem lại nhiều
cho sự nâng cao mức sống của tầng lớp người nghèo, người lao động làm công ăn lương
ngược lại làm nghèo đi và dẫn đến xóa đi thành quả xóa đói giảm của Việt Nam trong
nhiều năm qua và dễ gây ra bất ổn xã hội.
Theo lời Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Đức Kiên thì khi tăng trưởng kinh tế
năm 2010 chỉ đạt chưa đến 6,67% mà “mức tăng giá cao gần gấp đôi 11,75% mức tăng
trưởng kinh tế là vấn đề rất đáng phê bình.” Ơng Kiên cũng nêu một thí dụ so sánh, nếu ở
Trung Quốc, tăng trưởng kinh tế khoảng 10% thì lạm phát chỉ xấp xỉ 5%, Thổ Nhĩ Kỳ
tăng GDP 8% thì CPI cũng chỉ 3 - 4% cịn Việt Nam thì ngược lại. Điều này không
những ảnh hưởng lớn đến bộ mặt kinh tế Việt Nam mà còn làm cho đời sống xã hội của
người dân trở nên khó khăn hơn.
Trang 11



Vì thế, chính phủ cũng như NHTW cần có thêm nhiều biện pháp hơn nữa, phải áp
dụng chính sách tiền tệ lẫn tài khóa một cách linh hoạt, mềm dẻo trong từng giai đoạn,
đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng.
2.2 Thực trạng về chính sách tiền tệ trong kiềm chế lạm phát :
2.2.1 Dự trữ bắt buộc:
Dự trữ bắt buộc là cơng cụ khá quan trọng của chính sách tiền tệ trong kiềm chế
lạm phát. Tuy nhiên, nhiều năm qua, cơng cụ này mất tác dụng vì tăng trưởng tín dụng
quá nóng trong khi tỷ lệ dữ trữ bắt buộc lại quá thấp. Cụ thể, khi lạm phát cao Ngân hàng
Nhà nước sẽ phải hút tiền về, biện pháp có thể sử dụng tới là tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc
với các tổ chức tín dụng. Nhưng thời gian qua, do hệ thống ngân hàng thương mại thiếu
thanh khoản nên nếu Ngân hàng Nhà nước tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì sẽ gây khó khăn
cho nền kinh tế. Do vậy, cơng cụ này nếu nói nặng là bị tê liệt, nếu nói nhẹ thì cần phải
có biện pháp để khôi phục lại thanh khoản hệ thống, sử dụng linh hoạt công cụ này trong
thời gian tới.
Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi VND tại các TCTD từ năm 2007 đến nay

( Nguồn: GAFIN/SBV)
Trang 12


Dự trữ bắt buộc là số tiền mà các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải
duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước. Theo số liệu thống kê,
từ tháng 3/2009 đến nay, tỷ lệ dự trữ bắt buộc với tiền gửi VND tại hầu hết các tổ chức
tín dụng (trừ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, NHTM nông thơn, ngân
hàng hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân Trung ương) nhìn chung duy trì ở 3% với tiền gửi
khơng kỳ hạn và dưới 12 tháng, 1% với tiền gửi trên 12 tháng.
Thời gian qua NHNN cũng đã ban hành một số cơ chế để điều hành công cụ dự
trữ bắt buộc: Quyết định số 379/QĐ-NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND)

và Quyết định 79/QĐ-NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ), thông tư 20/2010/
TT-NHNN ngày 29/9/2010. Theo những điều ban hành trên thì hính sách dự trữ bắt buộc
đối với NHTM sẽ căn cứ vào thời hạn tiền gửi, loại tiền gửi và ưu tiên cho đối tượng vay
nông nghiệp và nông thôn.
Bảng 2.1 : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của NHNN đối với các loại hình TCTD

Tiền gửi VND

Tiền gửi ngoại tệ

Khơng kỳ Từ 12

Không kỳ Từ 12

hạn và

tháng trở

hạn và

tháng

dưới 12

lên

dưới 12

trở lên


tháng
3%

1%

tháng
8%

6%

cho th tài chính
Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát

1%

1%

7%

5%

triển nơng thơn
NHTMCP nông thôn, ngân hàng

1%

1%

7%


5%

Loại TCTD

Các NHTM Nhà nước (không
bao gồm NHNo & PTNT),
NHTMCP đơ thị, chi nhánh ngân
hàng nước ngồi, ngân hàng liên
doanh, cơng ty tài chính, cơng ty

hợp tác, Quỹ tín dụng nhân dân
Trang 13


Trung ương
TCTD có số dư tiền gửi phải tính 0%

0%

0%

0%

dự trữ bắt buộc dưới 500 triệu
đồng, QTĐN cơ sở, Ngân hàng
Chính sách xã hội
(Nguồn: NHNNVN)
Dự trữ bắt buộc là cơng cụ tác động mạnh đến khối lượng tiền của các ngân hàng
thương mại. Trước tình hình lạm phát vẫn đang diễn ra hiện nay, NHTW cần có những
biện pháp cụ thể đối với dự trữ bắt buộc. Có thể tăng mức dự trữ bắt buộc một cách hợp

lý hơn để hạn chế vấn đề lãi suất vay và thúc đẩy khả năng tạo tiền của các ngân hàng
thương mại.
2.2.2 Tái chiết khấu:
Nhằm điều hành chính sách tiền tệ Ngân hàng nhà nước thường sử dụng một số
các cơng cụ chính trong đó nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu các giấy tờ có giá trên
thị trường mở là một trong những công cụ cơ bản. Tái chiết khấu là một cơng cụ khá
nhạy cảm trong q trình điều hành khối lượng tiền tệ và đã được nhà nước cho phép sử
dụng tại điều 41 và 43 pháp lệnh NHNN Việt Nam.
Tháng 6/2012, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành Quyết định
số 1289/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay qua
đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh
toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng.

Trang 14


Biểu đồ 2.3: Một số lãi suất do NHNN quy định ( 2000-2012)

(Nguồn: NHNNVN)
Theo Quyết định này, Thống đốc NHNN quy định lãi suất tái cấp vốn là
10%/năm; lãi suất tái chiết khấu là 8%/năm; lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán
điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của
NHNN đối với các ngân hàng là 11%/năm.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2012 và thay thế Quyết định
số 1196/QĐ-NHNN ngày 08/6/2012 về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất
cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn
trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các ngân hàng. Như vậy, trần lãi suất huy
động không thay đổi trong lần điều chỉnh này.

Biểu đồ 2.4: Tác động của chính sách tiền tệ tới TTCK

Trang 15


(Nguồn: tổng cục thống kê )
Trong thời gian qua, công cụ này có một vài chuyển biến tích cực nhưng nhìn
chung chưa phát huy hết các vai trị của mình một cách hiệu quả, chưa cung ứng nguồn
vốn ngắn hạn và phương tiền thanh tốn cho các tổ chức tín dụng, chưa tác động nhiều
đến cung cầu cũng như lãi suất trên thị trường. Công cụ tái chiết khấu sẽ phát huy một
cách hiệu quả nếu như lạm phát ở mức bình thường, cịn trong tình hình lạm phát đang
biến động phức tạp như hiện nay thì sử dụng cơng cụ này khơng phải lựa chọn hợp lý.
NHTW cần có thêm nhiều biện pháp cũng như hướng đi cụ thể, hợp lý hơn đối với công
cụ nhạy cảm này.
2.2.3 Hoạt động thị trường mở:
Nghiệp vụ thị trường mở như ta biết là cơng cụ mà NHTW có thể chủ động điều
khiển để điều chỉnh khối lượng tiền trong nền kinh tế. Bằng cách mua bán những loại
giấy tờ có giá (tín phiếu NHNN, tín phiếu kho bạc, trái phiếu chính phủ,trái phiếu địa
phương,…) với tổ chức tín dụng.
Nghiệp vụ thị trường mở được xem là còn khá mới ở Việt Nam để NHNN điều
hành chính sách tiền tệ. Nghiệp vụ thị trường mở được NHNNVN đưa vào sử dụng từ
tháng 7/2000, đây là bước chuyển biến căn bản tạo nền tảng để NHNNVN chuyển điều
hành từ công cụ tiền tệ trực tiếp sang công cụ tiền tệ gián tiếp nhằm điều tiết vốn khả
Trang 16


dụng và lãi suất thị trường có hiệu quả hơn. Từ tháng 7/2000 đến nay, NVTTM khơng
ngừng được hồn thiện: để hỗ trợ kịp thời vốn khả dụng cho các TCTD và ổn định thị
trường tiền tệ, NHNNVN đã tăng định kỳ giao dịch các phiên NVTTM từ 3 phiên/tuần
năm 2004 và từ năm 2007 thực hiện nghiệp vụ giao dịch thị trường mở hàng ngày, tháng
4/2010 NHNNVN đã tăng thêm phiên giao dịch buổi chiều trên thị trường mở thay vì chỉ
một phiên buổi sáng, trong đó phiên giao dịch buổi sáng cho kỳ hạn 28 ngày và phiên

giao buổi chiều cho kỳ hạn 7 ngày. Việc triển khai nghiệp vụ thị trường mở cơ bản đã
đáp ứng được yêu cầu đổi mới của nền kinh tế, chuyển dần từ sử dụng các công cụ tiền tệ
trực tiếp sang sử dụng công cụ gián tiếp, giúp các tổ chức tín dụng đảm bảo khả năng
thanh tốn nhanh chóng, kịp thời.
Nghiệp vụ thị trường mở trong những năm gần đây đang dần trở thành kênh chủ
đạo để NHNN bơm tiền ra nền kinh tế và thu tiền về từ lưu thơng, góp phần quan trọng
điều hồ vốn khả dụng của các NHTM.Năm 2012 vừa qua có thể nói là một năm hoạt
động khá hiểu quả của thị trường mở. Đặc biệt vào dịp cuối năm, thị trường mở có một
mùa hoạt động sôi nổi.

Bảng 2.6: Lượng tiền NHNN bơm ra - hút về vào dịp cuối năm 2012 ( đơn vị tính:
tỷ đồng)

Trang 17


( nguồn: Reuters)
Theo dữ liệu của Reuters, trong tuần từ 24-28/12/2012, Ngân hàng Nhà nước đã
bơm ra thị trường mở tổng cộng 28.473 tỷ đồng, với kỳ hạn 7 ngày và lãi suất 7%/năm.
Do mức vốn đáo hạn trong tuần cuối năm chỉ 1.200 tỷ đồng nên lượng vốn Ngân hàng
Nhà nước bơm ròng lên tới 27.273 tỷ đồng. Mức bơm ròng này còn cao hơn so với con số
trên 23.000 tỷ đồng được bơm ròng trong tuần từ 20-24/8/2012.
Mặc dù vậy, so với con số gần 44.000 tỷ đồng được bơm ra thị trường mở trong tuần cuối
năm 2011 (lãi suất 14%/năm, kỳ hạn 7 ngày và 14 ngày), thì lượng vốn bơm ra trong tuần
cuối năm 2012 vẫn cịn khá thấp.
Thơng thường, vào dịp cuối năm dương lịch và Tết Nguyên đán thì nhu cầu vốn
ngắn hạn đáp ứng thanh khoản của nhiều ngân hàng lại tăng mạnh. Trong khoảng 1 tháng
đầu năm 2012, giao dịch trên thị trường OMO tăng đột biến, có phiên Ngân hàng Nhà
nước bơm ra tới gần 30.000 tỷ đồng và các kỳ hạn cũng linh hoạt: 7, 14 hay 21 ngày.
Theo tính tốn, đến ngày 28/12/2012, khối lượng vốn trên OMO cịn lưu thông đạt

28.473 tỷ đồng.
Trong tuần đầu năm 2013, lượng vốn bơm ra trong tuần từ 24-28/12/2012 sẽ đáo
hạn và do đó, có thể Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục bơm ra lượng vốn lớn để hỗ trợ
thanh khoản cho các ngân hàng, đáp ứng mùa thanh toán cuối năm.

Trang 18


Trong khi đó, cũng trên thị trường OMO, lượng vốn tín phiếu Ngân hàng Nhà
nước bán cho các tổ chức tín dụng chưa đáo hạn tính đến 28/12/2012 cịn trên 56.000 tỷ
đồng.
Trên thị trường liên ngân hàng, trong phiên cuối năm 2012, lãi suất qua đêm được chào
phổ biến ở mức 5-5,5%/năm, kỳ hạn 1 tuần ở mức 6-6,5%/năm, kỳ hạn 1 tháng ở mức 78%/năm.
Sở dĩ như vậy là do, nhu cầu vốn ngắn hạn hỗ trợ thanh khoản của NHTM tăng
lên. Nhìn chung, NHNN đã phát huy vai trị quan trọng của cơng cụ này, việc bơm hút
tiền một cách hợp lý đã giúp kiềm chế phần nào lạm phát, ổn định nền kinh tế, giúp nhiều
NHTM vượt qua thời kỳ khủng hoảng. Nhưng tuy nhiên còn một số bất cập trong việc sử
dụng nghiệp vụ thị trường mở trong lưu thơng tiền tệ, vì vậy NHTW cần có những bước
đi hợp lý hơn trong việc sử dụng công cụ này kiềm chế lạm phát.

2.2.4 Lãi suất:
Đối với chính sách lãi suất, từ tháng 10-2011, các mức lãi suất điều hành đã được
điều chỉnh tăng ở mức hợp lý (lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng tăng lên 16%/năm, lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm, lãi suất tái chiết khấu lên
13%/năm), phản ánh đúng vai trò của NHNN là người cho vay cuối cùng. Lãi suất trên
nghiệp vụ thị trường mở được điều chỉnh linh hoạt, phù hợp với các mức lãi suất điều
hành, lãi suất thị trường liên ngân hàng và tình hình vốn khả dụng của hệ thống. Trần lãi
suất huy động bằng đồng Việt Nam tiếp tục được duy trì ở mức 14%/năm nhưng đi đơi
với việc tăng cường thanh tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Bước sang năm 2012, ngay từ đầu năm NHNN đã định hướng giảm lãi suất trung

bình 1%/năm mỗi quý. Tuy nhiên, với diễn biến giảm nhanh của lạm phát và thanh khoản
của hệ thống ngân hàng được cải thiện, NHNN đã điều chỉnh nhanh hơn dự kiến. Từ đầu
năm 2012, đã điều chỉnh giảm 5%/năm các mức lãi suất điều hành và giảm 4%-5%/năm
trần lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam. Từ tháng 5-2012, NHNN quy định trần lãi
suất cho vay đối với bốn lĩnh vực ưu tiên là nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công
nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Mức trần lãi suất cho vay cũng được điều chỉnh
Trang 19


giảm phù hợp với trần lãi suất huy động, hiện ở mức 13%/năm. Ngoài ra, để chia sẻ và
tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân, NHNN đã đề nghị các tổ chức tín dụng
điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản cho vay cũ về mức tối đa là 15%/năm. Trên
thực tế, lời hiệu triệu này đã được các TCTD đồng tình và ủng hộ mạnh mẽ, chỉ trong
vòng ba tuần tỷ trọng dư nợ cho vay có lãi suất hơn 15%/năm cịn 29,1%, giảm khoảng
60% so với tỷ trọng trước ngày 15-7-2012. Đến nay, mặt bằng lãi suất huy động và cho
vay đã giảm về xấp xỉ mức lãi suất năm 2007, trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài
chính và suy thối kinh tế toàn cầu. Lãi suất huy động giảm từ 3% đến 6%/năm, lãi suất
cho vay giảm từ 5% đến 8%/năm so với đầu năm 2012, trong đó lãi suất cho vay đối với
các lĩnh vực ưu tiên phổ biến 10%-13%/năm, lĩnh vực kinh doanh khác và tiêu dùng phổ
biến 12%-15%/năm, các lĩnh vực khơng khuyến khích có lãi suất cao hơn nhưng cũng đã
giảm so với trước đây. Lãi suất cho vay giảm đã có tác động tích cực trong việc tháo gỡ
khó khăn, giảm áp lực chi phí vay vốn của các doanh nghiệp và hộ dân, qua đó hỗ trợ
tăng tổng cầu của nền kinh tế.
Bảng 2.2 : Thống kê lãi suất trung bình 12 tháng năm 2012.
Tháng

1

2


3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

Lãi suất

13,1

13,1

12,4

11,5


10,5

9,3

9,3

9,3

9,5

9,5

9,5

9,25

(%)

4

7

5

8

7

2


3

3

6

4

4

(Nguồn: laisuat.vn)
Nhìn chung, theo thống kê cho thấy, mặt bằng lãi suất chung trong năm 2012 giảm
khoảng 4% ( từ 13,14 tháng 1 xuống cịn 9,25% tháng 12). Trước tình hình lạm phát diễn
ra hiện nay, NHNN đang tìm cách giảm lãi suất và tăng trưởng tín dụng. Những thay đổi
trên là tích cực nhưng để nền kinh tế khách quan hơn thì cần có những biện pháp hợp lý
hơn nữa để phù hợp với tình hình lạm phát đang xảy ra hiện nay.

2.2.5 Hạn mức tín dụng:

Trang 20



×