Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

XÂY DỰNG BÀI THUYẾT MINH ĐẠI NỘI HUẾ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.71 KB, 19 trang )

XÂY DỰNG BÀI THUYẾT MINH ĐẠI NỘI HUẾ

Chào mừng quý khách đến với cố đơ Huế! Thưa q đồn, xe của chúng ta đang đi
trên mảnh đất Huế mộng và thơ nơi có cầu Trường Tiền 6 vai 12 nhịp với dịng
sơng Hương lững lờ trơi làm đắm hồn du khách .Vâng mảnh đất Thừa Thiên Huế
có S khoảng 5.053km2 với dân số trên 1,1 triệu người tuy không phải là một vùng
đất rộng lớn nhưng đây lại là nơi ghi dấu rất nhiều những sự kiện quan trọng trong
tiến trình lịch sử của đất nước.
Thuở sơ khai Thừa Thiên Huế trong những thế kỷ đầu Công Nguyên (CN) thuộc
huyện Tượng Lâm quận Nhật Nam thời thuộc Hán. Từ năm 192 sau CN vùng đất
này thuộc địa bàn nước Lâm Ấp và sau đó là vương quốc Champa kéo dài gần 12
thế kỷ. Năm 1306, vua Trần Anh Tông gả Huyền Trân Công chúa cho vua chăm là
Chế Mân để đổi lấy hai châu Ơ - Rí. Năm sau vua Trần cho đổi thành châu Thuận,
châu Hóa và đặt chức quan cai trị. Thành Hóa châu (nằm cách Huế 9 km về phía hạ
lưu sơng Hương) là trị sở và trung tâm chính trị kinh tế hành chính và quân sự của
châu Hóa. Sau này khi các chúa nhà Nguyễn khai hoang lập ấp xứ đàng trong thì
Huế trở thành một trung tâm kinh tế chính trị lớn. Có một truyền thuyết kể lại rằng
khi chúa Nguyễn Hoàng đang đi tìm đất để định đơ, đến khu vực ngọn đồi bên
cạnh dịng Hương giang thì gặp một bà lão tóc bạc trắng. Chúa hỏi thăm đường bà
lão, lúc đó bà lão đưa cho chúa một nén hương và dặn rằng : “Ngươi nãy cầm nén
hương này xi theo dịng sơng, đến nơi nào mà nén hương này cháy hết, thì nơi
đó chính là nơi mà ngươi đang cần đến”. Theo lời bà lão, chúa Nguyễn Hồng đã
xi theo dịng Hương đến địa phận Kinh thành Huế bây giờ thì nén hương cháy
hết. Chúa bèn dừng lại tại đó, mở đất, xây thành.
Năm 1802 khi thống nhất đất nước thì vua Gia Long Nguyễn Ánh đã cho xây dựng
kinh thành Huế thành một trong những kinh đô phồn hoa bậc nhất Đông Nam Á
lúc bấy giờ. Kinh thành được xây dựng từ năm 1805 đến năm 1832 thì hồn thành.
Dưới con mắt của các nhà địa lý phong thủy, Kinh Thành Huế nằm trên vùng
‘Vương đảo”, trong phạm vi được tạo ra bởi dịng chảy của sơng Hương phía trước
mặt và hai chi lưu gồm sông Bạch Yến, Kim Long chảy vịng mặt sau cùng hợp lại
ở hạ lưu. Sơng Hương đóng vai trị minh đường, cùng hai hịn đảo nhỏ Cồn Hến và


cồn Dã Viên có vị thế Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ (rồng xanh bên trái, hổ trắng


bên phải) chầu về trước Kinh Thành. Bên kia sông, không xa lắm là ngọn Bằng
Sơn được đổi tên thành Ngự Bình, che chắn mặt trước Kinh Thành như một bức
bình phong thiên nhiên, giữ chức năng tiền án. Kinh Thành và mọi cơng trình kiến
trúc của Hồng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong
Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ“ (ý nói vua quay mặt
về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Tại đó các vua triều Nguyễn đã cho xây dựng
khá nhiều thành quách, cung điện và các cơng trình của hồng gia. Trải qua gần
200 năm khu kinh thành hiện nay còn hầu như nguyên vẹn với gần 140 cơng trình
xây dựng lớn nhỏ.
Nằm ở bờ Bắc sông Hương, tổng thể kiến trúc của cố đô Huế được xây dựng trên
một mặt bằng diện tích hơn 500 ha và được giới hạn bởi 3 vòng thành theo thứ tự
ngoài lớn, trong nhỏ: Kinh Thành, Hoàng Thành và Tử Cấm Thành
Kinh thành nơi sinh sống của dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là
Khu vực Hoàng Thành - nơi ở và làm việc của vua và hồng gia.
Hồng Thành là vịng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo
vệ các cung điện quan trọng nhất của triều đình, các miếu thờ tổ tiên nhà Nguyễn
và bảo vệ Tử Cấm Thành - nơi dành riêng cho vua và hoàng gia. Người ta thường
gọi chung Hoàng Thành và Tử Cấm Thành là Đại Nội.Tử Cấm thành thuộc quần
thể di tích cố đơ Huế là trung tâm sinh hoạt hằng ngày của vua và hoàng gia triều
Nguyễn. Quý đoàn chú ý chúng ta sắp đến trước cổng của đại nội Huế mọi người
hãy chỉnh sửa trang phục để vào tham quan cố đô.
Đầu tiên, đồn chúng ta sẽ dừng chân tại đây ít phút để được chiêm ngưỡng Cửu vị
thần công - tên gọi của 9 khẩu thần công được các nghệ nhân Huế đúc năm Vua
Gia Long thứ 2 năm 1803. Chín khẩu súng thần công này được đánh giá là một
trong những tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao. Ngày 1/10/2012, “Cửu
vị thần công” là 1 trong 30 hiện vật nhóm hiện vật được cơng nhận là “Bảo vật
Quốc gia Việt Nam” lần đầu tiên.

Sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, khi lên ngơi vua thì Vua Gia Long liền cho các nghệ
nhân đương thời tập chung tất cả các binh khí và vật dụng bằng đồng để đúc thành
9 khẩu súng thần công để làm vật chứng cho chiến thắng vẻ vang của mình. Cơng
việc chính thức được đúc từ năm 1803 và hoàn thành vào năm 1804.


Thưa quý khách, Cửu vị thần công xưa kia được đặt oai nghiêm dưới chân Hoàng
Thành lui về trái Ngọ Môn kinh thành Huế. Sang đầu thế kỷ 20 đến đời vua Khải
Định thì chúng được dời ra vị trí như ngày nay.
Chín khẩu thần cơng được chia làm 2 nhóm: Nhóm bên tả được đặt theo 4 mùa
gồm 4 khẩu Xn - Hạ - Thu - Đơng; và nhóm bên hữu được đặt theo Ngũ hành
gồm 5 khẩu Kim - Mộc - Thuỷ - Hoả - Thổ
Khối lượng: khổng lồ dao động từ 17.100kg - 18.800 kg, chiều dài súng đồng nhất
5,1m)
Tất cả 9 khẩu súng đều được Vua Gia Long phong tướng là Thần Oai Vô Địch
Thượng Tướng Quân, thời Minh Mạng, “Cửu vị thần công” được phong tước
“Thống lĩnh” quân đội, uy dũng ngang hàng với thần linh.
Cả 9 vị thần súng được đặt trên giá súng bằng gỗ lim, mỗi giá súng nặng khoảng
900kg, được đặt trên 4 bánh xe, được chạm lọng khéo léo với hình ảnh những con
mãnh long uốn lượn giữa những đám mây. Rồng được khắc trên giá súng là rồng 5
móng - biểu tượng của nhà vua, với móng thứ 5 ngược chiều với 4 móng cịn lại.
Trên thân mỗi vị thần súng này như q khách có thể nhìn thấy chúng được khắc
những câu chữ Hán nói rõ trọng lượng, kích cỡ cùng chỉ dẫn về những cuộc tập
dượt mà mỗi vị phải trải qua cũng như những điều kiện bất khả thi mà khi cần
thiết, các vị thần súng mang “quân hàm” tướng này phải ra trận. Trên đầu nòng và
chỗ nạp ngòi súng được khắc hoa văn uốn lượn tinh xảo.
Kính thưa quý khách, mang tiếng là thần công là súng nhưng chúng chưa bao giờ
được dùng trong trận mạc mà chỉ mang tính cách tượng trưng dùng để bảo vệ Kinh
thành như những vị thần công. Dưới triều Nguyễn thì thường có quan qn canh
gác chín khẩu thần cồng và Vua thường xuyên tổ chức các lễ cúng tế rất lớn nhưng

kể từ năm 1886 thì cơng việc cúng tế bị bãi bỏ. Cửu vị thần công vừa được xem là
một vị thần linh vừa là vật thiêng để bảo vệ kinh thành.
Cửu vị thần công được xem là một tác phẩm nghệ thuật bằng đồng có giá trị cao
của Kinh thành Huế cùng với Vạc Đồng và Cửu Đỉnh, chúng được xem là bảo vật
của Kinh thành Huế nói riêng và cả nước ta nói chung.


Xin mời quý khách, đoàn chúng ta sẽ tiếp tục thăm quan phía bên trong Đại Nội
Huế !
Kính thưa quý khách, nơi mà chúng ta đang dừng chân chính là cổng Ngọ Mơn, 1
trong 4 cổng dẫn vào Hồng thành. Ngọ Mơn là cửa chính của Hồng Thành, mở
về hướng Nam, nằm trên đường 23 tháng 8, thuộc thành phố Huế. Đây vừa là cổng
chính, vừa là bộ mặt của Hồng Thành. Ngọ mơn được đánh giá là một trong
những cơng trình kiến trúc đẹp vào loại bậc nhất ở kinh thành Huế, được những
người thợ kiến trúc thiết kế và xây dựng, vận dụng triệt để thuyết âm dương, ngũ
hành và kinh dịch phương Đông.
Khi mới xây dựng kinh thành vào năm 1805, vị trí Ngọ Mơn lúc đầu là đài Nam
Khuyết. Năm 1806, vua Gia Long cho xây dựng ở đây điện Càn Nguyên, hai bên
có hai cửa Tả Đoan và Hữu Đoan. Năm Minh Mạng 14, tức năm Quí Tỵ 1833, nhà
vua cho phá bỏ đài Nam Khuyết và xây thành Ngọ Môn cùng thời điểm với điện
Thái Hồ và Đại Cung Mơn.
Ngọ Mơn khơng đơn thuần là một cái cổng mà nó là cả một tổng thể kiến trúc đồ
sộ, mặt bằng hình chữ U với kết cấu 2 phần: phần nền đài ở dưới được xây dựng
vững chắc bằng gạch vồ, đồng thau, đá Quảng và đá Thanh (Quý khách có thể đưa
tay sờ lên bức tường đá ở bên cạnh, rất mát đúng không ạ? Vâng, đó chính là một
trong những đặc tính nổi bật của loại đá Thanh này.); phần trên là lầu Ngũ Phụng,
có cơng năng giống như một lễ đài.
Thưa q khách, phần nền đài trước mặt chúng ta có đáy dài 57,77m, cánh 27,06m
và cao khoảng 5m. Quý khách có thể nhìn thấy có 5 cửa để xun thơng qua đài, số
5 ở đây chính là tượng trưng cho ngũ hành. Cửa chính giữa và cũng là cửa rộng và

cao nhất đó chính là Ngọ Mơn. Đây là lối chỉ dành riêng cho vua đi (vì thế ngày
xưa hầu như nó ln đóng kín), cánh cửa này được sơn màu vàng, là màu biểu
tượng của nhà vua, nền được lót đá Thanh. Hai cửa bên là Tả Giáp Môn và Hữu
Giáp Môn thấp hơn, dành cho các quan văn, võ theo hầu trong đoàn Ngự đạo của
vua, được sơn màu đỏ. Hai bên cánh chữ U có hai cửa Tả Dich Mơn và Hữu Dịch
Mơn (cịn gọi là cửa quanh hình chữ L) chạy dọc theo chiều dài cánh chữ U, là lối
dành cho voi, ngựa và lính tráng trong các đoàn ngự đạo ra vào Hoàng thành.
Tiếp theo mời q khách đi vịng ra phía sau, bước lên cầu thang để lên tham quan
phần lễ đài của Ngọ Môn còn được gọi là lầu Ngũ Phụng:


Thưa quý khách, để miêu tả ngắn gọn về kiến trúc Ngọ Mơn, ca dao xưa có câu:
“Ngọ Mơn năm cửa chín lầu,
Một lầu vàng tám lầu xanh ba cửa thẳng hai cửa quanh.”
Vâng, lầu ở đây chính là để nói đến lầu Ngũ Phụng – tịa nhà này được ví như 5
con chim phụng hồng đang đậu liền nhau. Hai bên là hai dãy Tả Dực Lâu và Hữu
Dực Lâu với kết cấu hai tầng. Từ trên nhìn xuống đây, chúng ta sẽ thấy 9 nóc lầu
(con số cửu trù trong Kinh Thư) giáp mái lại với nhau thành một dãy ngang 5 mái
và hai dãy dọc mỗi dãy 2 mái khiến chúng ta liên tưởng tới hình ảnh 5 con chim
phượng xòe cánh châu đầu lại với nhau. Xung quanh lầu là dãy hành lang có mái
che. Và tại ngơi lầu này, có tới 100 cây cột chống bằng gỗ lim, được dựng đối xứng
nhau (100 ở đây cũng là số tổng của hà đồ và lạc thư). Ở đây có quý khách nào biết
hà đồ và lạc thư là gì khơng ạ? Vâng, theo thuyết kinh dịch phương Đông, hà đồ là
tổng của các số từ 1 đến 10 bằng 55, còn lạc thư là tổng của các số từ 1 đến 9 bằng
45. Như vậy tổng của hà đồ và lạc thư bằng 100, đây là con số tượng trưng cho sự
hòa hợp, cân bằng âm dương; ở đâu có âm dương hịa hợp thì ở đó vạn vật mới
sinh sơi nảy nở được.
Vừa rồi, tơi có nghe thấy lời thắc mắc của quý khách là tại sao chỉ có mái lầu ở
giữa được lợp ngói màu vàng. Một câu hỏi rất thú vị! Thưa quý khách, tại ngôi lầu
này, mái lầu ở giữa được lợp ngói hồng lưu ly màu vàng vì đây chính là màu

tượng trưng cho sự giàu sang và quyền uy của nhà vua; cịn các mái lầu khác chỉ
được lợp ngói thanh lưu ly màu xanh để phân biệt. Ngói được lợp theo kiểu âm
dương. Q khách có thể nhìn ra phía góc mái ở đằng kia, q khách có thấy
những hình trang trí dọc theo bờ nóc khơng ạ? Vâng, đó chính là những hình đắp
hồi long, lá lật, dơi ngậm kim tiền và trong những ô hộc ở dọc bờ nóc là những bức
tranh mai, lan, cúc, trúc bằng sành sứ, màu sắc tươi tắn, hài hịa, có sức chiu đựng
bền bỉ trước mọi thử thách của mưa gió và thời gian.
Thưa quý khách, nơi chúng ta đang đứng chính là nơi vua ngự tọa vào những dịp lễ
quan trọng. Phía sau chỗ vua ngự được đặt một chiếc trống và chuông to được đạt
trên giá sơn son thếp vàng có chạm trổ đầu rồng. Khi có nghi lễ thì đánh chng,
gióng trống để mọi người cùng biết. Hàng ngày, trống này cũng được sử dụng vào
giờ mở và đóng cửa kinh thành. Khi nghe tiếng trống Ngọ Mơn điểm thì súng trên
Kỳ Đài cũng nổ. Dựa vào tiếng súng, lính tuần sát sẽ mở hay đóng cửa kinh thành.


Đối xứng với cái trống là một quả chuông đồng lớn, được đúc vào năm 1822 (năm
Minh Mạng thứ 3).
Tầng lầu phía trên nơi mag chúng ta đang đứng có vách bằng ván gỗ, là nơi dành
riêng cho hoàng thái hậu và các bà phi trong cung cấm. Tại đây, các bà có thể nhìn
ra ngồi qua những ơ cửa sổ hình trịn, hình quạt hay hình cái khánh,…các cửa này
đều có rèm che để người phía ngồi khơng thể nhìn thấy bên trong.
Thưa q khách, ngồi cơng năng ra vào Hồng thành, Ngọ mơn cịn là nơi nhà
vua dự các lễ lạc quan trọng của triều đình như: lễ khánh tiết, khánh hạ, lễ Ban sóc
(ban lịch mới), lễ Truyền Lô (tuyên đọc tên tiến sĩ tân khoa) mà q khách có thể
hình dung được được khung cảnh của lễ này qua bức tranh treo trên tường ở đằng
kia. Và nói tới những sự kiện trọng đại diễn ra tại Ngọ môn, chúng ta không thể
không nhắc đến một sự kiện rất quan trọng đó là ngày 30 tháng 8 năm 1945, tại
Ngọ Môn vua Bảo Đại, vị vua cuối cùng của Việt Nam, đã tuyên bố thoái vị và trao
chính quyền lại cho chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, chính thức
chấm dứt chế độ phong kiến ở nước ta.

Quý khách sẽ có 15 phút để tự do tham quan và chụp hình lưu niệm tại đây. Sau đó
chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình.
Thưa quý khách! Vừa rồi, quý khách đã thăm quan, tìm hiểu về cổng Ngọ Mơn,
thấy được những nét đặc sắc trong phong cách kiến trúc dưới triều đại nhà Nguyễn.
Tiếp theo, xin mời quý khách đi qua cầu Trung Đạo bắc qua hồ Thái Dịch để đến
với một công trình kến trúc vơ cùng tiêu biểu của Đại nội Huế. Đó chính là điện
Thái Hịa- trung tâm kiến trúc của hồng cung.
Vâng, q khách có thể nhìn thấy đây chính là hồ Thái Dịch. Hồ Thái Dịch được
xây dựng vào năm 1833, nó được dùng để ngăn cách giữa cổng Ngọ Mơn và sân
Đại Triều Nghi. Hồ có hình chữ nhật với chiều ngang 76,5 m và chiều rộng là 46m.
xung quanh hồ có xây lan can bằng gạch men và được trang trí rất nhiều họa tiết
hoa văn. Bên dưới hồ được trồng rất nhiều sen và thả rất nhiều cá, ven hồ trồng sứ
tạo nên cảnh trí rất đẹp được dùng làm nơi nhà vua tới để ngắm cảnh.
Cây cầu mà tôi và quý khách đang đi qua chính là cầu Trung Đạo. Cầu được xây
bằng gạch, phía bên dưới có rất nhiều vịm uốn. Ở phía 2 đầu cầu có dựng 2 chiếc
cổng, mỗi cổng có 4 cột đồng , trên cột đồng trang trí hoa sen. Điều này mang ý


nghĩa như là những ngọn đuốc soi sáng cho nhà vua, giúp vua phát triển đất nước.
Và, quý khách cũng sẽ nhìn thấy, trong 4 chiếc cột đồng thì 2 chiếc ở giữa thường
được dựng cao hơn, trên cột có chạm nổi hình rồng 5 móng. Q khách có biết tại
sao rồng của triều Nguyễn lại là hình rồng 5 móng khơng ạ? Đó là dấu hiệu mà vua
Gia Long ngay từ khi đăng quang đã quy định để phân biệt giữa rồng nước ta với
Trung Hoa. Quý khách có nhận thấy sự khác biệt trong cách trang trí ở 2 bên cột
trụ khơng ạ? Vâng, đó chính là sự đối lập giữa một bên là hình rồng đang vươn lên
cịn một bên là hình rồng lao xuống, điều này đã tạo nên nét hấp dẫn, sinh động
trong cảnh trí tại khu vực này.
Sau khi đi qua cầu Trung Đạo, lúc này tôi và quý khách đang đứng ở sân Đại Triều
Nghi, sân này là nơi mà các quan đại thần trước kia đứng xếp hàng theo phẩm trật,
đứng quay mặt về phía điện Thái Hịa để làm lễ đại triều. Các quan đứng xếp hàng

theo nguyên tắc văn tả, võ hữu. Người có thể nhìn thấy hai hàng đá được đặt ở hai
bên sân chầu, đó chính là vị trí mà các quan sẽ đứng chầu. ỏ hai bên sân cịn có đặt
2con lân. Lân chính là con vật thể hiện lòng trung thành của các quần thần đối với
nhà vua.
Vâng, q khách có thể nhìn thấy ở phía trước mặt chính là một trong những cơng
trình kiến trúc quan trọng của hồng cung, trung tâm của triều đình- điện Thái Hòa.
Điện Thái Hòa trong chế độ phong kiến được coi là trung tâm của đất nước. Qúa
trình xây dựng và trùng tu điện Thái Hòa được chia làm 3 thời kì chính: vua Gia
Long khởi cơng xây dựng cơng trình này đầu tiên vào ngày 21/02/1805 và được
hồn thành vào tháng 10 cùng năm đó. Nó được xây ở vị trí gần Đại Trung Mơn.
Đến năm 1833, khi vua Minh Mạng quy hoạch lại hệ thống kiến trúc cung đình ở
Đại Nội, trong đó ơng đã cho dời điện về mé nam, như vị trí mà chúng ta đang
đứng ở đây. Đến năm 1923 dưới thời vua Khải Định, để chuẩn bị cho lễ Tứ tuần
Đại khánh tiết của nhà vua diễn ra vào năm 1924, điện Thái Hịa đã được “đại gia
trùng kiến”. Điện này có tên là Thái Hịa với ý nghĩa cần phải có sự hịa hợp giữa
âm và dương, cương và nhu thì mọi vật mới sinh sôi, phát triển thuận lợi.
Cung điện này được xây trên nền cao 2m, điện dài 44m và cao hơn 30m. Mái của
tòa điện được chia làm 3 tầng, được lợp ng hồng lưu ly, mục đích của việc chia
mái điện làm ba tầng là tránh đi sự nặng nề của một tòa nhà quá lớn đồng thời tạo
nên ảo giác chiều cao cho tòa điện. Quý khách khi nhìn lên trên nóc tịa điện có thể


nhìn thấy hình lưỡng long chầu nguyệt được đắp rất công phu. Và bây giờ, xin
mời mọi người cùng tôi vào tham quan bên trong tòa điện.
Xin mời quý khách tập trung tại đây. Vâng, lúc này tôi và quý khách đang đứng ở
trung tâm tịa điện, khơng gian này chính là nơi làm lễ đăng quang của 13 triều vua
nhà Nguyễn từ vua Gia Long cho đến vua Bảo Đại. Đây được coi là biểu trưng
quyền lự của hoàng triều Nguyễn. Quý khách có thắc mắc tại sao điện Thái Hòa lại
được các kiến trúc sư đương thời đặt ở vị trí trung tâm khơng ạ? Đó chính là vì một
lí do rất đơn giản song vơ cùng quan trọng. đó là điện Thái Hịa chính là nơi đặt

ngai vàng của nhà vua. Mà trongchế độ phong kiến, ngai vàng chính là biểu trưng
của quyền lực, của quyền uy tối cao và hơn hết, nó chính là đại diện của nhà vua.
Đứng ở đây quý khách có thể cảm nhận được sự lộng lẫy của cả tòa điện . Tại sao
tơi lại nói như vậy? Vâng, q khách có thể nhìn thấy, tịa điện được dựng lên trên
hệ thống khung bằng gỗ lim với các hàng cột gồm 80 chiếc đều được sơn son thếp
vàng tạo nên cho tòa điện một vể rất uy nghi.
Q khách có thể nhìn thấy phía bên tay trái của tơi chính là nơi đặt ngai vàng của
nhà vua. Phía bên trên ngai có treo bửu tán được làm bằng pháp lam ngũ sắc, trang
trí ngũ long, chung quanh cịn trang trí các diềm gỗ với 9 con rồng được thếp vàng
chói lọi. ngồi ra trên trần gỗ mỗi ngăn đều được treo lồng đèn được trang trí theo
lối nhất thi nhất họa.
Về chức năng của điện Thái Hịa thì đây chính là nơi cử hành các cuộc đại lễ
thường kì hay bất thường của triều đình nhà Nguyễn như lễ đăng quang, lễ vạn thọ
hay lễ đại khánh tiết, xong chức năng chính của nó vẫn là nơi diễn ra các buổi đại
triều. ngay sau khi đăng quang năm 1806, vua Gia Long đã quyết định lấy ngày
mung một và ngày rằm hàng tháng để cử hành lễ đại triều. đặc biệt điện Thái Hịa
cịn có hai điểm vơ cùng đặc sắc, đó là mùa hè mát cịn mùa đơng lại ấm áp; vua
khi ngồi trên ngai vàng sẽ nghe được rất rõ các âm thanh bên trong tòa điện cũng
như âm thanh bên ngồi vọng vào.
Vâng, vừa rồi tơi cùng q khách đã tham quan, tìm hiểu những nét đặc sắc của
điện Thái Hịa, sau đây q khách sẽ có 15phút để tham quan tịa điện, sau đó tơi
sẽ đón các bạn ở và chúng ta sẽ tiếp tục chuyến tham quan ở những cơng trình kiến
trúc tiếp theo.


Để tiếp tục chuyến tham quan trong buổi sáng ngày hơm nay, xin mời q đồn
đến với Cung Diên Thọ - một hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất cịn lại tại
Cố Đơ Huế
Kính thưa q khách, Cung Diên Thọ nằm trong khu vực ăn ở của Hoàng Thái Hậu
và Thái Hoàng Thái Hậu thuộc Hoàng Thành. Hiện nay, Cung Diên Thọ chỉ cịn lại

một số cơng trình như: Cung Diên Thọ, Điện Thọ Ninh, Tạ Trường Du, Am Phước
Thọ, Lầu Tịnh Minh. Các cơng trình đều đa dạng về kiến trúc bởi chúng được xây
dựng và cải tạo trong những thời kỳ lịch sử khác nhau, tuy nhiên điểm chung nhất
của tất cả các ngôi điện là đều lấy hình tượng rồng phượng làm biểu tượng trang trí
chủ đạo, vì chúng là biểu tượng của uy quyền, của vua chúa, đặc biệt hình tượng
phượng được trang trí nhiều hơn cả vì nó thể hiện cho sự uy quyền, cao quý của
các bà Hoàng Thái Hậu, Thái Hoàng Thái Hậu trong cung điện.
Vâng, Cung Diên Thọ trước đây có tên là Cung Trường Thọ, là một cơng trình kiến
trúc được xây dựng từ năm 1804, là nơi sinh sống của bà Hiếu Khang Hoàng Hậu,
mẹ Vua Gia Long. Đến năm 1820, Vua Minh Mạng đổi tên là Cung Từ Thọ. Vua
Thành Thái đổi tên là Cung Ninh Thọ năm 1901, và Diên Thọ là tên cuối cùng
được Vua Khải Định đổi năm 1916.
Cung Diên Thọ có quy mơ tương đối lớn với diện tích khoảng 17.500m2, với 4
cổng, quan trọng nhất là cổng Thọ Chỉ ở phía Nam, nơi mà chúng ta đang đứng,
hay còn gọi là cổng tam quan, đó là cách nhìn của nhà Phật về Thế Giới con người,
gồm có hữu quan, khơng quan và trung quan thể hiện cái sắc (giả), cái không (vô
thường) và trung dung của cả hai. Bước qua cánh cổng chúng ta sẽ nhìn thấy một
bức bình phong rất lớn che kín cung, tạo nên sự tơn nghiêm, kín đáo cho nơi ở của
Hoàng Thái Hậu
Sau đây mời quý khách di chuyển qua cánh cổng để chúng ta vào tham quan phía
bên trong Cung Diên Thọ
Thưa quý khách, nơi mà chúng ta đang đứng chính là Diên Thọ chính điện, trung
tâm của Cung Diên Thọ. Với diện tích tương đối lớn, nền điện cao 1 thước 4 tấc,
thềm điện trước 3 bậc đá xanh, thềm sau điện hai bên 2 bậc đá xanh, điện là tòa
tháp được xây dựng theo kiểu trùng thềm điệp ốc rất đồ sộ, chính điện 7 gian 2
chái nối với tiền điện 5 gian 2 chái kép bằng bộ vì vỏ cua được trạm trổ tinh xảo


Điện được gắn cửa kính, hai gian hai bên được ngăn thành buồng kín để làm nơi ăn
ở của Hồng Thái Hậu. Như chúng ta đã thấy, ba gian giữa được đặt bục gỗ và kê

bàn ghế, đó là nơi tiếp khách của Hồng Thái Hậu. Nội thất điện cịn khá nguyên
vẹn và có giá trị.
Sau đây chúng ta sẽ có thời gian tham quan 10 phút, sau đó mời q khách di
chuyển sang phía Đơng của tịa nhà này để đến với Tạ Trường Du – nơi thư giãn
của Hồng Thái Hậu
Dạ vâng, thưa q khách, đây là ngơi nhà thủy tạ được xây dựng năm 1849. Kết
cấu Trường Du theo kiểu nhà rường truyền thống Huế với hình thức vng, 1 gian
4 chái, 16 cột, mái lợp ngói lưu ly men xanh. Nội thất trang trí tinh xảo bằng các
bức ván chạm lộng, chạm thủng tỉ mỉ
Trường Du được đánh giá là một cơng trình kiến trúc nhỏ và khá đơn giản. Nhưng
đổi lại, do được đặt trong không gian hợp lý, lại tạo được vẻ đẹp hài hòa giàu chất
thơ, xứng đáng dành làm nơi thư giãn cho các bà Hoàng Thái Hậu trong Cung Diên
Thọ. Tạ Trường Du cũng là một trong bốn ngôi nhà tạ duy nhất cịn sót lại trong
Cố Đơ Huế.
Mời q khách theo tôi tiếp tục đến với Các Khương Ninh, nơi thờ cúng các vị chư
Phật, thần thánh nhằm phục vụ tín ngưỡng của các bà Hồng Thái Hậu
Thưa q khách, hầu như các bà Hoàng Thái Hậu triều Nguyễn là những người
sùngđạo Phật (như bà Hiếu Khang Hoàng Hậu, bà Thuận Thiên Hoàng Hậu, Nghi
Thiên Hoàng Hậu…), thường xuyên đi chùa, thành tâm quy y và chăm lo phật sự.
Vậy nên mặc dù dùng Nho giáo làm kế sách và khn phép trị vì Đất nước nhưng
các vua triều Nguyễn cũng phần nào ảnh hưởng từ sự sung bái đạo Phật từ các bà
Hoàng Thái Hậu. Ngoài ra, tuổi tác cũng là một khó khăn lớn trong việc lên chùa
Thiên Mụ lễ Phật của các bà. Do đó yêu cầu xây dựng một điện thờ Phật phục vụ
nhu cầu tín ngưỡng trong hậu cung là hồn tồn chính đáng và cần thiết. Và Vua
Minh Mạng đã cho xây dựng năm 1830.
Các Khương Ninh là một tòa lầu hai tầng bằng gỗ, kiến trúc cân đối và xinh xắn.
Toàn bộ kiến trúc nằm trong khuôn viên độc lập, được xây dựng ngăn cách với bên
ngồi bằng vịng tường khép kín. Tầng dưới dùng làm nơi ăn ở, sinh hoạt của các
phi tần lớn tuổi đã quy y hoặc xuất gia tu Phật. Tầng trên chia làm hai phần, phía



trước được trần thiết lộng lẫy, có đủ cờ phướn, khan thờ, tranh tượng, bài vị…với 5
gian thờ; phía sau cũng có 5 gian thờ.
Vâng, quý khách vừa được tham quan và thẩm nhận các giá trị văn hóa trong hệ
thống kiến trúc cung điện trong Cung Diên Thọ. Sau đây, quý khách sẽ có thời gian
tham quan tự do 10 phút, sau đó chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình.
Vâng thưa quý khách như vậy chúng ta đã tham quan xong Cung diên Thọ nơi sinh
hoạt của Hoàng Thái Hậu. Và bây giờ chúng ta sẽ tiếp tục tham quan một hạng
mục cơng trình nữa trong khu vực Đại Nội Huế đó là Hưng Tổ Miếu.
Quý khách thân mến, nơi tơi và q khách đang đứng đây chính là khu vực khn
viên của Hưng Tổ Miếu. Vì khơng gian trong ngơi Miếu khá hẹp nên đồn mình sẽ
tập chung tại đây tôi sẽ giới thiệu với quý khách về Hưng Tổ Miếu sau đó tơi sẽ
dành khoảng 10 phút để quý khách có thể tự do tham quan ngơi Miếu.
Vâng thưa q khách! Trong đồn chúng ta có ai biết Hưng Tổ Miếu là nơi thờ ai
không ạ?
Vâng! Hưng Miếu hay Hưng Tổ Miếu (Hưng nghĩa là khởi nghiệp, nghĩa khác là
thịnh vượng) là ngôi miếu thờ Thế tử Nguyễn Phúc Luân (hay Nguyễn Phúc Côn)
và bà Nguyễn Thị Hoàn - song thân của vua Gia Long, vị trí ở tây nam Hồng
thành (cách Thế Miếu chừng 50 mét về phía Bắc), thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên
- Huế, Việt Nam. Ngôi miếu hiện được dùng để thờ Nguyễn Phúc Luân, đáng lẽ sẽ
là người lên ngôi chúa, nhưng trong nội bộ chúa Nguyễn có loạn quyền thần
Trương Phúc Loan nên ông bị giam vào ngục và mất tại nhà riêng. Tuy mất sớm
(32 tuổi): nhưng ông đã để lại đến 6 người còn trai và 4 người con gái, trong đó có
Nguyễn Phúc Ánh, tức Gia Long - vị hoàng đế đầu tiên của Triều Nguyễn sau này.
Sau khi lên ngơi Hồng đế năm 1802, vua Gia Long tìm lại mộ phần của phụ thân
và xây dựng một ngôi miếu để thờ phụng. Theo sách sử triều Nguyễn, việc xây
dựng được hoàn tất chỉ trong 4 tháng (tháng 4 năm 1804 đến tháng tháng 8 năm
1804) trên địa điểm của Thế Miếu ngày nay, chính thức sử dụng từ tháng 3 năm
1805, ngơi miếu khi ấy có tên là Hồng Khảo Miếu (ngơi miếu dùng để thờ phụng
vua cha).

Đến năm 1821, vua Minh Mạng cho dời Hoàng Khảo Miếu lùi về phía sau địa
điểm cũ 50m để sử dụng khu đất của Hoàng Khảo Miếu xây Thế Miếu. Công việc


di dời diễn ra từ 23-3 đến 16-4, sau khi hồn tất ơng cho đổi tên khu miếu thành
Hưng Tổ Miếu.
Tháng 2 năm 1947, khu miếu bị đốt cháy cùng với Tử Cấm Thành và nhiều cung
điện khác.
Năm 1950, Bảo Đại về Huế mua lại An Khánh Vương từ, vốn là nơi thờ một người
dịng dõi hồng tộc là An Khánh Vương Nguyễn Phúc Quang (con vua Gia Long)
với giá 300.000 đồng (tiền lúc ấy) để xây dựng lại thành Hưng Miếu mới. Năm
1951, một nhà thầu lúc bấy giờ có tên là Nguyễn Ngọc Bang được giao việc dời An
Khánh Vương từ về tái lập thành Hưng Miếu mới.
Năm 1995, nó được trùng tu lại một lần nữa. Trong lần này miếu được sơn son
thiếp vàng. Kiến trúc của Hưng Miếu hiện tại có nền tảng từ An Khánh Vương từ.
Nhưng vì mặt bằng của Hưng Miếu cũ nhỏ hơn An Khánh Vương từ nên khi xây
dựng người ta buộc phải dời hai hàng cột mỗi bên và cắt bớt một số mái ở cả hai
bên.
Trên một mặt bằng gần như vuông: 19m x 19,20m người ta cấu trúc tòa nhà theo
thức trùng diêm và trùng lương của các cung điện khác ở Huế. Miếu là một ngôi
nhà kép chừng 400m2 mái được lợp bằng ngói âm dương men vàng, nền cao 0,68
m bó bằng đá Thanh. Tồn bộ dàn trị (9 hàng cột tình từ trước đến dau và 8 hàng
cột tính từ trái sang phải, kê chân trên đá tảng) cùng với các mảng trang trí đều
được làm bằng gỗ quý: lim, sao, kền kền, huê mộc. Tất cả các kèo điều được trang
rất tinh xảo, mặt dưới và mặt trên đều được trạm trổ hoa lá và hình ảnh có tác dụng
làm các bộ phận gỗ trở nên nhẹ nhàng. Các cột trốn tuy nhỏ, nhưng hai đầu được
đẽo vuốt vào rồi nở ra hình hoa sen, rất ăn khớp với nhau. Giữa 2 cột trốn của mồi
vì kéo cịn dựng thêm các khung gỗ được chạm lộng hình kỷ hà với kích cỡ khác
nhau thay đổi theo từng tầng.
Hệ thống liên ba chia làm 4 tầng mỗi tầng phân khoảng thành các ô hộc được trang

trí theo lối Nhất thi Nhất họa khắc nổi nhiều chủ đề: đơi sáo, đàn tỳ, pho sách.. đơi
chỗ cịn có cả cây kiếm và cây như ý.
Mặt dưới mặt tiền hạ doanh được trang trí một dải bản gỗ hình chữ U chai ra làm ơ
hộc với lối trang trí giống hệ thống nhất liên hạ.


Hai giang áp chót đối xứng nhau dưới trần thừa lưu, có hai bức đố bằng gỗ được
chạm nổi, chạm lộng, chạm kênh bông ở cả hai mặt trong và ngồi, ở chính giữa
mỗi mặt là hình ảnh nổi của một trong 8 bát bửu.
Đằng trước miếu có một hàng cột gồm sáu cái đứng trên mặt sân được xây bằng xi
măng giả đá. Ở đầu cột chắp hình hoa sen đỡ lấy con-xơn (console).
Phần chính doanh gồm có 3 gian và 2 kép, tiền doanh có 5 gian và 2 chái đơn. Mặt
trước của mỗi chái đơn mà mộ mảng tường xây được trang trí chữ "thọ" cách điệu,
có tác dụng tăng tính chụi lực.
Sân trước Hưng Miếu có hình chữ nhật (20m x 18,45m) được lát gạch bát tràng.
Giữa sân là đường thần đạo lát bằng đá thanh, chạy từ bậc thềm ra đến Miếu mơn
phía trước rộng 2,15m. Song song với hàng cột hiên là dãy các chậu sứ trồng cây
cảnh mỗi chậu đặt trên đôn bằng đá gồm 6 cái. Bên phải sân có một cái lư dùng để
đốt tờ sớ.
Bên phải trái trong khuôn viên Hưng Miếu cịn có hai ngồi nhà Thần Khố (nhà kho
của Thần) và Thần Trù (nhà bếp của Thần). Các khuôn viên được bao bọc bằng
một bức tường cao xây bằng gạch với 4 cửa đối xứng từng cặp: Chương Khánh,
Dục Khánh, Trí Tướng và Ứng Tường. Bên trái khn viên hiện vẫn còn 2 bia đá:
bia đá dựng năm 1804 khắc bài văn Ngự chế của Gia Long và bia đá dựng năm
1821 khắc bài văn Ngự chế của Minh Mạng nói lại lịch sử xây dựng Hưng Miếu và
Thế Miếu.
Vâng! Như vậy tôi đã giới thiệu với quý khách về Hưng Miếu nơi thờ song thân
vua Gia Long. Và bây giờ quý khách có 10 phút tự do tham quan khu miếu, sau đó
chúng ta sẽ tiếp tục cuộc hành trình đến với Thế Miếu - nơi thờ các vị Vua triều
Nguyễn.

Thưa quý khách, triều Nguyễn từ vua Gia Long đến Bảo Đại đã trải qua 143 năm
trị vì với 13 vị vua. Các vua triều Nguyễn đều rất chuộng Nho giáo mà theo đạo
này quan niệm chết không phải là hết mà là sự tiếp nối của một đời sống khác và
sự tồn tại của họ là sự thờ phụng của con cháu – đó chính là tục thờ cúng ông bà tổ
tiên ngàn đời nay của cư dân Việt. Cũng vì đạo hiếu đó mà vua Minh Mạng vào
những năm 1921 đã xây dựng Thế Miếu để thờ vua Gia Long.


Thưa quý khách, chúng ta đang đứng ở gian giữa của Thế Miếu: Ngơi miếu này
nằm trên khn viên hình chữ nhật có diện tích khoảng 2ha. Tịa nhà chính có 9
gian 2 chái kép, mỗi gian là án thờ một vị vua. Có tất cả 10 vị vua Nguyễn đang
được thờ tại đây:
Các án thờ của các vị vua còn lại đều sắp theo nguyên tắc “tả chiêu, hữu mục”:
Chúng ta đang đứng ở gian chính trung (gian giữa): thờ vua Gia Long. Bên tay
phải là áng thờ vua Minh Mạng con của người và bên tay trái là vua Thiệu Trị là
con Minh Mạng, cháu của Gia Long. Các vua Nguyễn có rất nhiều vợ như Minh
Mạng có 500 bà vợ với 142 người con, trong đó Thiệu Trị là con cả. Do đó chỉ có
hồng hậu vợ chính của vua là được thờ trong Thế Miếu.
Trước đây, theo gia pháp của dịng họ Nguyễn, thì chỉ có những vị vua băng hà khi
cịn tại vị thì mới được đặt án thờ trong tòa Thế Miếu còn các vị vua bị coi là “xuất
đế” và “phế đế” đều khơng được thờ trong tịa miếu này. Do đó, trước năm 1958,
bên trong Thế Tổ Miếu chỉ có 7 án thờ các vua: Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị,
Tự Đức, Kiến Phúc, Đồng Khánh và Khải Định. Và đến tháng 10/1958, án thờ của
3 vị vua yêu nước Hàm Nghi, Thành Thái và Duy Tân vốn bị liệt vào hạng “xuất
đế” cũng đã được đưa vào thờ ở Thế Miếu. Còn các án thờ vua Dục Đức, Hiệp Hòa
và Bảo Đại đến nay vẫn chưa có mặt trong Thế Tổ Miếu.
Bây giờ mời đồn chúng ta ra phía trước Thế Miếu và tiếp tục chuyến tham quan
của chúng ta với báu vật tượng trưng cho đế nghiệp muôn năm bền vững của triều
Nguyễn đấy chính là Cửu Đỉnh. Xin mời quý khách cùng đi theo tôi.
Thưa quý khách, trước mắt quý khách đây là Cửu Đỉnh. Cửu Đỉnh được vua Minh

Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và được khánh thành vào ngày
1/3/1837. Cửu Đỉnh gồm 9 đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thụy
hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn .Trên mỗi đỉnh, người ta đều chạm khắc 17
bức họa tiết và một bức họa thư gồm các chủ đề về vũ trụ, núi song, chim thú, sản
vật, vũ khí tập hợp thành một bức tranh toàn cảnh của đất nước Việt Nam thống
nhất thời Nguyễn.
Cửu Đỉnh được đặt trước sân Hiển Lâm Các theo một hàng ngang, đối diện với
Thế Miếu phía nam hồng thành Huế. Và khi nhìn 9 đỉnh này, q khách có thấy
điều gì đặc biệt khơng ạ?


Vâng thưa quý khách trong số 9 đỉnh này có một đỉnh đặt cao hơn so với 8 đỉnh
còn lại , đỉnh đó được gọi là cao đỉnh. Cao đỉnh được đặt trên đường thần đạo chạy
từ Miếu Môn qua Hiển Lâm Các đến gian giữa của Thế Miếu, nơi đặt án thờ và
khám thờ của vua Gia Long. Cao đỉnh được kê ở chính giữa trong số cửu đỉnh và
là đỉnh duy nhất được nhích về phía trước 3m với hàm ý tôn vinh vị vua sang lập
triều đại.
Lấy cao đỉnh làm chuẩn, bên trái lần lượt là Nhân đỉnh, Anh đỉnh, Thuần đỉnh, Dụ
đình; bên phải lần lượt là Chương đỉnh, Nghị đỉnh, Tuyên đỉnh, Huyền đỉnh. Nhân
đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Thánh Tổ, Chương đỉnh dối diện với án thờ
vua Nguyễn Hiến Tổ, Anh đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Dực Tông, Nghị
đỉnh đối diện với án thờ vuaNguyễn Giản Tông, Thuần đỉnh đối diện với án thờ
vua Nguyễn Cảnh Tông, Tuyên đỉnh đối diện với án thờ vua Nguyễn Hoằng Tông.
Vua Dục Đức, Hiệp Hịa bị Tơn Thất Thuyết phế trt và giết chết, vua Hàm Nghi
lãnh đạo phong trào đấu trang chống Pháp, hai cha con vua Thành Thái và Duy
Tân bị người Pháp phế truất và lưu đày, vua Bảo Đaih thối vị đều khơng được đặt
tên miếu hiệu và thụy hiệu. Do đó Dụ đỉnh và Huyền đỉnh không trở thành thụy
hiệu của bất cứ vị vua nào thời Nguyễn.
Tháng 10/1835 khi ban chỉ dụ đúc Cửu đỉnh, vua Minh Mạnh căn dặn bộ công
rằng: Nay đúc đỉnh các hình tượng song, núi và mọi vật khơng cần phải khắc đủ

cả. Duy phải khắc rõ tên, hiệu và xứ sở để tiện nhận xét.
Tổng cộng có 162 tấm họa tiết chạm nổi tinh xảo trên bàu của tất cả 9 chiếc đỉnh,
mỗi đỉnh gồm 18 tấm, chia làm ba tầng, mỗi tầng có sáu hình xen kẽ với 6 mảng
trống, trong đó tầng trên và tầng dưới bố trí lệch đi một khoảng so với tầng giữa.
Mảng hình chính ở mặt trước thuộc tầng giữa được khắc tên đỉnh
Thưa quý khách ,quá trình chế tạo Cửu Đỉnh gồm nhiều khâu, cơ bản là các công
đoạn kỹ thuật như làm khn, nấu đồng và đúc đỉnh.

Khn đúc: được làm bằng đất sét dẻo và giấy gió ở phần mặt khuôn giáp
hiện vật, và đất sét trộn trấu luyện kỹ ở xưởng khn. Cửu Đỉnh có khối hình lớn,
phức tạp, cần độ bền vững tuyệt đối nên phải đúc liền khối. Do dáng hình của mẫu
vật và sự phức tạp của các hình trang trí, nên đỉnh cần phải ghép nhiều mảnh
khuôn, khi đúc xong phá bỏ để lấy hiện vật.



Nấu đồng: Hợp kim đồng đã được pha chế theo đúng tỷ lệ cần thiết, được bỏ
cùng với than vào hệ thống cơi ống đã được nung đỏ. Nhờ các luồng gió được thổi
liên tục từ lị bễ qua ống máng làm than cháy đổ và do đó hợp kim đồng chả ra rơi
xuống nồi cơi, tiếp tục đổ hợp kim đồng đã hơ nóng vào cho đến khi lượng đồng
trong các lị đủ đúc một đỉnh, thì thợ đúc dùng que dắt hơ nóng quấy đều nước
đồng ở mỗi nồi cơi cho cặn bã nổi lên dể dùng muỗm múc bỏ đi. Để đúc mỗi chiếc
đỉnh, người ta cần phải có đến 60 lị nấu đồng, mỗi lị chỉ nấu được từ 30–40 kg
đồng.

Đúc đỉnh: Nồi cơi được đậy lại bằng vung đất trấu rấm ướt, khiêng đến hố
khuôn đúc, đổ đồng vào các chậu rót. Do đồng chả khắp khuôn là đông ngay, nên
khi đúc phải đổ liên tục, hết nồi nước cơi đồng này sang nồi nước cơi đồng khác
cho đến khi đầy mỗi đỉnh. Khi khuôn đỉnh được rót đầy hợp kim đồng rồi phải giữ
yên cho đến khi nguội mới được lấy lên khỏi hó, và tháo khuôn ra để lấy đỉnh.

Phần quai được đúc riêng rồi hàn gắn vào miệng đỉnh
Thưa quý khách Cửu Đỉnh gắn liền với con số 9, một con số thiêng liêng theo quan
niệm phương Đông, tượng trưng cho Trời, cho sự hoàn thiện tuyệt đối, cho quyền
uy và sức mạnh của người đứng đầu thiên hạ. Dễ hiểu tại sao số 9 là tư tưởng chủ
đạo vua Minh Mạng trong việc đúc Cửu Đỉnh cho triều đại mình: tất cả các loại
cảnh vật đều được chọn lọc và sắp xếp theo số 9. 9 vì tinh tú và hiện tượng thiên
nhiên trong vũ trụ là Mặt Trời, Mặt Trăng, Gió, Sét, Mây, Mưa, Ngũ tinh, Bắc Đẩu,
Nam Đẩu; 9 ngọn núi lớn là Thiên Tơn, Ngự Bình, Thương Sơn, Hồng Lĩnh, Tản
Viên, Duệ Sơn, Đại Lãnh, Hải Vân, Đèo Ngang; 9 sông lớn là Bến Nghé, sông
Hương, sông Gianh, sông Mã, sông Lô, Bạch Đằng, Thạch Hãn, sông Lam, sông
Hồng; 9 con sông đào và sông khác là kênh Vĩnh Tế, sông Vĩnh Điện, sông Lợi
Nông, sông Vệ, sông Phổ Lợi, sông Thao, sông Cửu An, sông Ngân Hà. Rồi 9 loài
chim, 9 loài cây lương thực, 9 loại rau củ, 9 loài hoa, 9 loại cây lấy quả, 9 loại
dược liệu quý, 9 loại cây thân gỗ, 9 loại vũ khí chiến trận, 9 loại thuyền bè, xe cộ,
cờ. Tất cả những số 9 ấy hòa quyện với nhau tạo nên một bức tranh thiên nhiên
sông núi đất trời Việt Nam hoành tráng
Con số 9 cũng kết thúc một vòng lịch đại đầy đủ, tương ứng với cửu tộc. Khởi đầu
từ CAO tức thế hệ khai sáng và kết thúc ở HUYỀN là thế hệ sau cùng, khép kín
một chu kỳ để đi vào cõi vĩnh hằng. Từ CAO đến HUYỀN trong hệ thống thế thứ
lịch đại, mỗi thế hệ tượng trưng cho một đức tính tốt: CAO, tức người khởi dựng,


tượng trưng cho sự vĩ đại, NHÂN là lòng tốt, tượng trưng đức, CHƯƠNG là sự
gương mẫu, là ánh sáng, ANH là tài giỏi vinh hạnh, hiển đạt, NGHỊ là ý chí kiên
cường, cương nghị, THUẦN là sự hồn thiện, phong phú, TUN là sự hài hịa,
tinh thơng, DỤ là nền tảng sự thịnh vượng và HUYỀN ứng với nơi sâu thẳm.
Chính vì thế, con số 9 ở đây là số nhiều, đầy đủ nhất đến mức hoàn tất, để rồi sang
con số 10 sẽ trở lại từ đầu theo một chu kỳ mới. Qua đó, Minh Mạng thể hiện ước
muốn trường tồn của quốc gia Đại Nam và uy quyền của triều Nguyễn mãi vững
bền đến nhiều đời con cháu ông sau này. Nhưng chỉ đến đời Bảo Đại - người cháu

6 đời của Minh Mạng, nhà Nguyễn đã chính thức sụp đổ, kéo theo sự cáo chung
của nền quân chủ Việt Nam.
Cửu Đỉnh có thể coi là một cuộc triển lãm những tác phẩm mỹ thuật rất tinh tế của
những nghệ nhân tài hoa, là biểu tượng cho sự giàu đẹp, thống nhất của đất nước
Đại Nam và ước mơ triều đại mãi vững bền, hùng mạnh. Tất cả 162 mảng hình trên
Cửu Đỉnh là 162 bức chạm độc lập, hoàn chỉnh, là sự kết hợp điêu luyện giữa nghệ
thuật đúc và chạm nổi đồ đồng của Việt Nam, giữa văn hoá dân gian và văn hoá
bác học, là bách khoa thư về cuộc sống con người Việt Nam hồi nửa đầu thế kỉ 19.
Và sau đây quý khách có 15 phút tham quan tự do ở đây sau đó tơi sẽ dẫn q
khách đến tham quan Hiển Lâm Các - đài kỷ niệm ghi nhớ cơng tích của các vua
nhà Nguyễn và các quan đại thần có công lớn của triều đại.
Hiển Lâm Các được xây dựng một lần với Thế Miếu từ năm 1821- 1822 dưới thời
vua Minh Mạng . Hiển Lâm Các được xây dựng ngay trước phía trước Thế Miếu.
phía tây nam hồng thành , thành phố Huế , tỉnh thừa thiên Huế.
Hiển Lâm Các là cơng trình kiến trúc bằng gỗ theo hình thức cao tầng , với độ cao
17m , có tất cả 12 mái , 4 cột chính chạy suốt chiều cao của Hiển Lâm Các, diện
tích mặt bằng của Hiển Lâm Các là 300m2 ,là cơng trình cao nhất trong hồng
thành Huế, chức năng chính được xem như là đài kỉ niệm ghi nhớ công lao các vua
triều Nguyễn thờ ở Thế Miếu và các đại thần có cơng và được thờ ở hai bên Tả
Tùng Tự và Hữu Tùng Tự. Hiển Lâm Các là cơng trình kiến trúc có giá trị về cả kĩ
thuật lẫn thẩm mỹ , kiến trúc thanh tú hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.
Cơng trình được xây dựng trên khối nền cao hình chữ nhật, được lát gạch Bát
Tràng , xây bó bằng gạch vồ , vôi vữa và đắp nổi mảnh sành để trang trí. Từ dưới


bước lên mặt nền bằng 2 hệ thống bậc cấp đá thanh, ở trước và ở sau mỗi hệ thống
có 9 cấp bậc. Hai bên thành bậc cấp đắp hình rồng ở giữa là giới hạn lối đi riêng
cho vua. Kiến trúc được chia làm 3 phần rõ rệt , chia làm 3 phần mái chính. Tầng 1
có tất cả 5 gian, kiến trúc sắc xảo với những bản điêu khắc đạt tới trình độ điêu
khắc tinh xảo, các cột kèo các bản điêu khắc có in hình rồng, hoa ,lá có giá trị rất

cao về mặt kiến trúc . ở trên cửa giữa có treo một tấm hồnh phi lớn đề ba chữ “
Hiển Lâm Các” trên nền có sơn màu lục, khung chạm 9 con rồng vờn mây sơn son
thếp vàng.
Chiếc cầu thang nhỏ bằng gỗ được bắc lên tầng 2 được xem là một tác phẩm giá trị
nhất của Hiển Lâm Các. Hai tay vịn chia thành các ơ trang trí hình chữ “thọ”, chữ
“vạn”. đầu và cuối tay vịn đều chạm nổi hình đầu và đi rồng uốn lượn mềm mại.
tầng 2 được chia làm 3 gian, ngày xưa nơi đây đặt áng thư và sập ngự sơn son thếp
vàng, hai mặt trước và sau đều có cửa lá sách, hai mặt bên nong ván, chung quanh
là hệ thống lan can bằng gỗ với những hàng con tiện trau chốt tỉ mỉ. Từ tầng 2 lên
tầng 3 bằng một cầu thang 9 bận có kết cấu đơn giản. tầng 3 có đựng một bình rượi
màu vàng, tầng 3 có một gian mặt trước mặt sau dựng cửa lá sách . từ bốn cột
chính ở bốn góc vươn ra những cánh tay chống đỡ toàn thể phần dưới của bộ mái
trên cùng. Hệ thống này có giá trị kết cấu và trang trí tạo nên mảng tối sang cho
mặt ngoài , làm tăng them vẻ thâm nghiêm cho cơng trình.
Hiển Lâm Các là cơng trình đẹp độc đáo của khu vực hoàng thành . Trải qua thời
gian hơn một thế kỷ, dù bị mưa nắng bào mòn, nhưng nhờ được bảo quản, trùng tu,
tôn tạo nhiều lần (gần nhất là năm 2001), Hiển Lâm Các được coi là một trong
những cơng trình được trùng tu hồn chỉnh, mẫu mực nhất ở Hoàng thành Huế.
Bên cạnh Thế Miếu và Cửu Đỉnh, Hiển Lâm Các trở thành điểm nhấn trong tồn
bộ quần thể di tích Cố đơ Huế và là điểm đến không thể thiếu của du khách khi đến
tham quan Di sản văn hóa thế giới này của Việt Nam. Với những giá trị tiêu biểu
về nghệ thuật kiến trúc, Hiển Lâm Các cùng với sông Hương của Cố đô Huế đã
được lựa chọn là biểu tượng (logo) của Năm du lịch quốc gia Duyên hải Bắc Trung
Bộ - Huế 2012.
Vừa rồi thì chúng ta đã được đi tham quan, tìm hiểu các cơng trình kiến trúc như:
Cung Diên Thọ, Điện Thái Hịa, Ngọ Mơn, Hiển Lâm Các… Hiện tại thì chúng ta
đang dừng chân tại Triệu Miếu.


Triệu Miếu là một cơng trình quan trọng trong bố cục tổng thể của Hoàng thành

Huế. Triệu Miếu nằm trong thể cụm di tích Triệu Miếu - Thái Miếu có tổng diện
tích 20.160 m2 với kích thước chiều dài 160 m, chiều rộng 126 m. Trong đó diện
tích của khn viên Triệu Miếu là 5.410 m2 với hai chiều rộng - dài là 126 m x 43
m.
Triệu Miếu được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), ở phía Đơng Nam, bên
trong Hồng Thành. Miếu này nằm ở phía Bắc của Thái Miếu, là miếu thờ Nguyễn
Kim, thân sinh của chúa Tiên Nguyễn Hồng.
Nhắc tới Nguyễn Kim, thì ơng là người đã phị Lê Trang Tơng khởi đầu cho sự
nghiệp trung hung nhà Lê. Năm 1545, ông bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp
Nhất đầu độc chết. Sau này, triều Nguyễn truy tôn miếu hiệu cho ông là Triệu Tổ
Tĩnh Hồng Đế.
Về hình thức và qui mơ kiến trúc, Triệu Miếu tương tự như Hưng Miếu, miếu gồm
1 tòa điện chính theo lối nhà kép, chính đường 3 gian 2 chái, tiền đường 5 gian 2
chái đơn. Hai bên điện chính có Thần Khố (phía Đơng) và Thần Trù (phía Tây).
Khn viên khu miếu hình chữ nhật, tường phía nam gắn liền với tường Thái
Miếu. Bên trong điện chính đặt án thờ Triệu Tổ Tĩnh Hoàng đế và Hoàng hậu.
Tính từ thời điểm xây dựng đến nay, Triệu Miếu đã trải qua hơn 200 năm với bao
thăng trầm của lịch sử, sự tàn phá của chiến tranh nên di tích Triệu Miếu đã bị
xuống cấp. Vì vậy mà chính quyền Nhà nước và địa phương cần phải có các chính
sách tu bổ, phục hồi lại di tích để thu hút không chỉ khách du lịch trong nước mà cả
khách nước ngồi đến tham quan.
Vậy là trong vịng 2 tiếng đồng hồ, quý khách đã đi tham quan hầu hết các cơng
trình kiến trúc quan trọng ở Đại Nội. Hy vọng rằng hành trình này đã mang lại cho
quý khách những hiểu biết mới về lịch sử, cũng như kiến trúc cung đình Việt Nam
dưới thời nhà Nguyễn.
Chúc quý khách có một chuyến tham quan vui vẻ và bổ ích !




×