Tải bản đầy đủ (.doc) (259 trang)

BÀI THUYẾT MINH XUYÊN VIỆT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 259 trang )

BÀI THUYẾT MINH XUYÊN VIỆT
Hành trình Xuyên Việt 20 ngày bắt đầu từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh mà điểm xuất phát là tại trường Du
lịch Sài Gòn. Chuyến thực tập này được gắn liền với sơ đồ tuyến, chuyến du lịch bắt đầu.
Khái quát Thành phố Hồ Chí Minh
I.Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý
Thành phố Hồ Chí Minh có địa giới hành chính chung với các tỉnh Bình Dương ở phía Bắc, Tây Ninh ở phía Tây
Bắc, phía Đông và Đông Bắc giáp Đồng Nai, phía Đông Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Tây và Tây Nam
giáp Long An và Tiền Giang, phía Nam giáp biển Đông với chiều dài bờ biển khoảng 15 km.
Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở trung tâm Nam Bộ, cách thủ đô Hà Nội 1.738 km về phía Đông Nam. Là thành
phố cảng lớn nhất đất nước, hội tụ đủ các điều kiện thuận lợi về giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt,
đường hàng không, là một đầu mối giao thông kinh tế lớn nối liền với các địa phương trong nước và quốc tế.
Ngày 05/11/2003, Chính phủ ban hành Nghị định số 130/2003/NĐ – CP về việc thành lập các quận Bình Tân,
Tân Phú và các phường trực thuộc; điều chỉnh địa giới hành chính các phường thuộc quận Tân Bình; thành lập
xã, thị trấn thuộc các huyện Bình Chánh, Cần Giờ và Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh. Như vậy, hiện nay thành
phố Hồ Chí Minh có 19 quận và 5 huyện.
2.Đặc điểm địa hình
Địa hình thành phố Hồ Chí Minh phần lớn bằng phẳng, có ít đồi núi ở phía Bắc và Đông Bắc, với độ cao giảm
dần theo hướng Đông Nam. Nhìn chung có thể chia địa hình thành phố Hồ Chí Minh thành 4 dạng chính có liên
quan đến chọn độ cao bố trí các công trình xây dựng: dạng đất gò cao lượn sóng (độ cao thay đổi từ 4 đến 32 m,
trong đó 4 – 10 m chiếm khoảng 19% tổng diện tích. Phần cao trên 10 m chiếm 11%, phân bố phần lớn ở huyện
Củ Chi, Hóc Môn, một phần ở Thủ Đức, Bình Chánh); dạng đất bằng phẳng thấp (độ cao xấp xỉ 2 đến 4 m, điều
kiện tiêu thoát nước tương đối thuận lợi, phân bố ở nội thành, phần đất của Thủ Đức và Hóc Môn nằm dọc theo
sông Sài Gòn và nam Bình Chánh chiếm 15% diện tích); dạng trũng thấp, đầm lầy phía tây nam (độ cao phổ biến
từ 1 đến 2 m, chiếm khoảng 34% diện tích); dạng trũng thấp đầm lầy mới hình thành ven biển (độ cao phổ biến
khoảng 0 đến 1 m, nhiều nơi dưới 0 m, đa số chịu ảnh hưởng của thuỷ triều hàng ngày, chiếm khoảng 21% diện
tích).
3. Khí hậu
Thành phố nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Lượng bức xạ dồi dào, trung bình
khoảng 140 kcal/cm
2


/năm, nắng trung bình 6,8 giờ/ngày. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 27,5
0
C. Biên độ trung
bình giữa các tháng trong năm thấp là điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng và phát triển quanh năm của động
thực vật. Ngoài ra, thành phố có thuận lợi là không trực tiếp chịu tác động của bão lụt. Nằm ở hạ lưu của hệ thống
sông Đồng Nai – Sài Gòn với địa hình tương đối bằng phẳng, chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch và sông
ngòi không những chịu ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều biển Đông mà còn chịu tác động rất rõ nét của việc khai
thác các bậc thang hồ chứa ở thượng lưu hiện nay và trong tương lai (như các hồ chức Trị An, Dầu Tiếng, Thác
Mơ…).
Thành phố nằm giữa hai con sông lớn là: sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và chịu ảnh hưởng lớn của sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn là sông có độ dốc nhỏ, lòng dẫn hẹp nhưng sâu, ít khu chứa nên thuỷ triều truyền vào rất
sâu và mạnh. Chế độ thuỷ văn, thuỷ lực của kênh rạch trong thành phố chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Sài Gòn.
Sông Vàm Cỏ Đông rất sâu, nhưng lại nghèo về nguồn nước do vậy vào mùa khô mặn thường xâm nhập sâu vào
đất. Vàm Cỏ Đông có rất nhiều nhánh và kênh rạch nối với sông Vàm Cỏ Tây và Đồng Tháp Mười. Do vậy khi
dòng triều truyền vào bị biến dạng và giảm biên độ đáng kể. Sông Đồng Nai là nguồn nước ngọt chính của thành
phố với diện tích lưu vực khoảng 45.000 km
2
, hàng năm cung cấp khoảng 15 tỷ m
3
nước. Trong tương lai khi có
hồ chứa Phước Hoà, sông Sài Gòn sẽ được bổ sung một lưu lượng khoảng 42 m
3
/s góp phần đáp ứng yêu cầu cấp
nước của thành phố Hệ thống kênh rạch của thành phố có hai hệ thống chính. Hệ thống các kênh rạch đổ vào
sông Sài Gòn với hai nhánh chính là: rạch Bến Cát và kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè. Hệ thống các kênh rạch đổ vào
1
sông Bến Lức, và kênh Đôi – kênh Tẻ như: rạch Tân Kiên, rạch Bà Hom, rạch Tân Hoá – Lò Gốm…
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Tiềm năng đất đai trên phạm vi địa bàn thành phố có nhiều hạn chế về diện tích và phẩm chất. Ngoại trừ phần nội

thành, phần ngoại thành có thể chia thành các nhóm đất chính sau đây: nhóm đất phèn trung bình và phèn nhiều
(chiếm 27,5% tổng số diện tích - loại đất phèn trung bình đang phát triển cây lúa, còn loại phèn nhiều hay phèn
mặn tuỳ theo mức độ cải tạo đang phát triển các loại cây mía, thơm, lác); nhóm đất phù sa không hoặc ít bị nhiễm
phèn (chiếm 12,6% - đây là nhóm đất thuận lợi cho phát triển cây lúa, trong đó loại đất phù sa ngọt có 5.200 ha
cho năng suất lúa rất cao); nhóm đất xám phát triển trên phù sa cổ (chiếm khoảng 19,3% - nhóm đất này thích hợp
cho phát triển cây công nghiệp hàng năm, cây công nghiệp ngắn ngày và rau đậu ); nhóm đất mặn (chiếm 12,2%
phân bố ở Cần Giờ, chủ yếu dùng cho việc trồng rừng, đặc biệt là cây đước).
Ngoài ra còn có các nhóm đất khác như đất đỏ vàng chiếm 1,5% phân bố trên vùng đồi gò ở Củ Chi và Thủ Đức
dùng cho xây dựng cơ bản, nhóm đất cồn cát, đất cát biển chiếm 3,2% và các loại đất khác, sông suối chiếm
23,7%.
2. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn thành phố chủ yếu là vật liệu xây dựng như sét gạch ngói, cát, sạn, sỏi;
nguyên liệu cho gốm sứ và chất trợ dụng; các nguyên liệu khác như than bùn… Chỉ có một số khoáng sản có thể
đáp ứng một phần cho nhu cầu của thành phố: nguyên liệu làm vật liệu xây dựng, sành sứ thuỷ tinh, nguyên nhiên
liệu…Các khoáng sản khác như kim loại đen, kim loại màu (trừ nhôm), than đá đều không có triển vọng hoặc
chưa được phát hiện.
III. Tiềm năng kinh tế
1. Những lợi thế so sánh
Phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh gắn liền với tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước; dựa trên lợi thế so sánh, vai trò và vị trí của thành phố Hồ Chí
Minh đối với khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, miền Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên
và cả nước, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ, phát triển kinh tế
hướng mạnh về xuất khẩu.
2.Tiềm năng du lịch
Do có vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu ôn hoà, quanh năm hai mùa mưa nắng, cùng với lịch sử trên 300 năm đấu
tranh quật khởi kiên cường chống ngoại xâm đã từng có tiếng vang trên thế giới và nền văn hoá đậm đà bản sắc
dân tộc, thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm du lịch của cả nước. Thành phố Hồ Chí Minh hấp dẫn du
khách không chỉ vì có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hoá, công trình kiến trúc cổ mà còn thu hút
du khách bởi văn hoá ẩm thực mang đậm nét Nam Bộ.
Là cửa ngõ của đất phương Nam, ngay tại trung tâm thành phố, từ bến Bạch Đằng, du khách có thể xuống thuyền

xuôi theo sông Sài gòn để được hoà mình với thiên nhiên bao la của sông nước, hướng về những làng nghề truyền
thống, vườn cây ăn trái sum suê, vườn cây kiểng, chợ nổi trên sông hay khu du lịch sinh thái Cần Giờ - khu du
lịch được UNESCO công nhận là "Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn" đầu tiên của Việt Nam… Thành phố
còn là cửa ngõ đưa du khách đến với những địa danh nổi tiếng của cả khu vực phía Nam như: vùng nước nóng
thiên nhiên Bình Châu, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, vùng biển Mũi Né, vùng ven biển Hà Tiên, Đà Lạt, đồng
bằng sông Cửu Long nổi tiếng với những vựa lúa, vườn cây trái, rừng ngập mặn, rừng tràm, đồng bưng và nhiều
loại đặc sản quý hiếm.Kể từ năm 1990 trở lại đây, doanh thu du lịch của thành phố luôn chiếm từ 28% - 35%
doanh thu du lịch của cả nước.
Từ khi có chính sách mở cửa, số khách du lịch, nhất là khách quốc tế đến thành phố Hồ Chí Minh đã tăng với tốc
độ cao, từ chỗ có 180.000 khách quốc tế vào năm 1990, đến nay đã có hàng triệu khách quốc tế mỗi năm, chiếm
trên 50% - 70% lượng khách quốc tế vào Việt Nam. Sự tăng trưởng nhanh của khách du lịch quốc tế đến Việt
Nam và vào thành phố Hồ Chí Minh là kết quả của chính sách mở cửa và hội nhập thế giới, sự cải tạo và nâng cấp
cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du khách, sự khuyến khích đầu tư nước ngoài mà thành phố Hồ Chí
Minh luôn là địa phương đi đầu trong cả nước trong sự nghiệp đổi mới trong lĩnh vực đời sống xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố ngập tràn ánh nắng, chói chang trên khắp phố phường, lung linh trên những
2
dòng sơng uốn lượn, với những nụ cười và ánh mắt thân thiện của người dân Sài Gòn – thành Phố Hồ Chí Minh,
những con người đã làm nên truyền thống vẻ vang của mình với vẻ đẹp của “cốt cách văn hố phương Nam” :
u nước, thương nòi; đồn kết thống nhất, kiên cường trong đấu tranh dựng nước và giữ nước; coi trọng nhân
nghĩa; biết hội nhập văn hố để phát triển… đã trở thành "Ðiểm đến của thiên niên kỷ mới", thu hút du khách ở
khắp mọi miền của Tổ Quốc và trên thế giới.
Cầu Sài Gòn
Cầu Sài Gònhay cầu Tân Cảnglà một trong những cây cầu bắc qua sơng Sài Gòn nối đường Điện Biên Phủ (quận
Bình Thạnh) với Xa lộ Hà Nội (Quận 2), Thành phố Hồ Chí Minh. Cho đến khi đường hầm Thủ Thiêm được xây
dựng xong thì đây vẫn là cửa ngõ chính để vào nội ơ Thành phố Hồ Chí Minh từ các tỉnh miền Trung và miền
Bắc Việt Nam. Cầu được cơng ty Johnson Drake and Piper thi cơng từ tháng 11 năm 1958 đến ngày 28 tháng 6
năm 1961 thì hồn thành. Cầu dài 1010m, gồm 22 nhịp, trong đó có 3 nhịp với chiều dài 267,45m. Cầu được sửa
chữa 3 lần vào các năm 1995, 1996. Năm 1998, cầu được tiến hành nâng cấp và sửa chữa với tổng kinh phí 54
triệu francetừ nguồn vốn viện trợ của Pháp và đến tháng 6 năm 2000 thì hồn thành. Sau khi nâng cấp, mặt cầu
được mở rộng từ 19,63m lên 24m đạt tải trọng 430-XB80, có 4 làn xe, có tải trọng 32 tấn, đáp ứng nhu cầu giao

thơng ngày càng cao của thành phố Hồ Chí Minh.
Sông Sài Gòn
Sơng Sài Gònlà một con sơng bắt nguồn từ Tây Ninh, chảy qua Bình Dương, và đổ vào sơng Đồng Nai ở mũi
Đèn Đỏ huyện Nhà Bè nhập chung thành sơng Nhà Bè. Ra tới mũi Nhà Bè lại tách làm hai nhánh là Lòng Tàu và
Sồi Rạp chảy ra biển Đơng, Thành phố Hồ Chí Minh.
Sơng này dài 256 km, diện tích lưu vực trên 5.000 km².
Đoạn đầu nguồn của sơng có hồ thủy lợi Dầu Tiếng. Sau đó sơng là ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh và
Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương. Đoạn từ chợ Thủ Dầu Một đến khúc quanh ở khu cư xá
Thanh Đa (Thành phố Hồ Chí Minh) còn gọi là sơng Thủ Khúc. Từ cầu Ơng Lãnh đến khi đổ vào sơng Đồng Nai
có tên là sơng Bến Nghé hay "Ngưu Chữ Giang". Sơng còn có tên trong sách xưa là Tân Bình giang, vì ngày xưa
chảy qua phủ Tân Bình.Sơng này có các cảng lớn thuộc hệ thống Cảng Sài Gòn.
Khái quát tỉnh Đồng Nai
I.Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Nai nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, thuộc Đơng Nam Bộ, có diện tích tự nhiên là
5.862,37 km
2
(bằng 1,76% diện tích tự nhiên cả nước và 25,5% diện tích tự nhiên vùng Đơng Nam Bộ). Phía Bắc
giáp tỉnh Lâm Đồng và Bình Dương; phía Đơng giáp tỉnh Bình Thuận; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và
thành phố Hồ Chí Minh.
Về ranh giới hành chính, Đồng Nai giáp các tỉnh Lâm Đồng, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Bà Rịa –
Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Đồng Nai có hệ thống giao thơng thuỷ bộ, đường sắt nối liền với các địa
phương khác trong cả nước, có sân bay qn sự Biên Hồ, là địa bàn trọng yếu về kinh tế, chính trị và an ninh
quốc phòng, có vị trí quan trọng trong sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, gắn kết vùng Đơng
Nam Bộ với Tây Ngun. Ngày 21/8/2003, Chính Phủ ban hành Nghị định số 97/2003/NĐ - CP về việc thành lập
thị xã Long Khánh và các phường, xã trực thuộc thị xã Long Khánh, thành lập các huyện Cẩm Mỹ, Trảng Bom,
tỉnh Đồng Nai. Như vậy, hiện nay tỉnh Đồng Nai có tất cả là 11 đơn vị hành chính gồm thành phố Biên Hồ là
3
trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh, thị xã Long Khánh và 9 huyện: Long Thành, Nhơn Thạch, Thống
Nhất, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú, Cẩm Mỹ, Trảng Bom.

2.Đặc điểm địa hình
Đồng Nai có địa hình trung du chuyển từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến đồng bằng Nam Bộ. Nhìn chung địa
hình tương đối bằng phẳng, có 82% đất có độ dốc <8
0
, 10% đất có độ dốc <15
0
, 8% đất có độ dốc >15
0
. Trong đó
đất phù sa, đất gley và đất cát có địa hình bằng phẳng, nhiều nơi trũng thấp ngập nước quanh năm; đất đen, nâu,
xám, hầu hết có độ dốc <8
0
, đất đỏ có độ dốc hầu hết <15
0
, riêng đất tầng mỏng và đất đá bọt có độ dốc cao.
3.Khí hậu
Đồng Nai nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm 25 – 27
0
C, nhiệt độ cao nhất
khoảng 20,5
0
C, số giờ nắng trong năm 2.500 – 2.700 giờ, độ ẩm trung bình 80 – 82%. Trong năm có 2 mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, lượng mưa tương đối lớn, trung bình năm 1.700 – 1.800 mm. Mùa khô từ
tháng 12 đến tháng 4 năm sau, thời tiết nắng, nóng, độ ẩm thấp, có khi xuống dưới 70%.
II.Tài nguyên thiên nhiên
1.Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 586.237 ha được chia thành 10 nhóm đất chính, trong đó: đất xám là loại
đất có diện tích lớn nhất, chiếm 40,05% diện tích tự nhiên toàn tỉnh, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp và nhất là
cho xây dựng; đất đen chiếm 22,44% thích hợp trồng các loại cây hàng năm; đất đỏ chiếm 19,27% rất thích hợp
trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra, các nhóm đất khác như đất phù sa ven

sông Đồng Nai, đất gley (9,32%), chủ yếu dùng cho trồng lúa, rau, màu và các loại đất khác như đất nâu (1,94%),
đất tầng mỏng (0,54%), đất cát (0,1%), đất có tầng loang lổ chỉ chiếm 0,02%, còn lại là đất đá bọt.
Diện tích đất có chất lượng (độ phì, tầng dày) từ trung bình đến cao chiếm 44%. Đất có tầng mỏng dưới 50 cm,
chất lượng kém chiếm 40% tổng quỹ đất. Nhìn chung, đất đai Đồng Nai không chỉ thích hợp cho sản xuất nông
nghiệp mà còn thuận lợi cho xây dựng các công trình xây dựng.
Trong tổng diện tích tự nhiên, diện tích đất nông nghiệp chiếm 49,1%, diện tích đất lâm nghiệp chiếm 30,4%,
diện tích đất chuyên dùng chiếm 13%, diện tích đất khu dân cư chiếm 2,1%, diện tích đất chưa sử dụng chiếm
5,4%. Khả năng phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao: cao su 45.000 ha, cà phê 25.000 – 27.000 ha,
điều 30.000 – 35.000 ha, ngô 60.000 – 65.000 ha, sắn 13.000 ha, mía 14.000 ha, đậu nành 9.000 – 10.000 ha.
2.Tài nguyên rừng
Rừng Đồng Nai có đặc trưng cơ bản của rừng nhiệt đới, có tài nguyên động, thực vật phong phú đa dạng, tiêu
biểu là rừng quốc gia Nam Cát Tiên. Năm 1976, tỷ lệ che phủ rừng còn 47,8% diện tích tự nhiên, năm 1981 còn
21,5%. Đến nay độ che phủ của rừng đã tăng lên đạt 26% tổng diện tích tự nhiên. Khu bảo tồn thiên nhiên rừng
Nam Cát Tiên có nhiều loại động vật quý hiếm. Tổng diện tích đất lâm nghiệp hiện có 178.643 ha, trong đó rừng
tự nhiên 110.678 ha, rừng trồng 39.596 ha.
3.Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản khá phong phú về chủng loại như: kim loại quý (vàng), kim loại màu (bôxít), đá quý,
nguyên liệu gốm sứ (cao lanh, sét bột màu), vật liệu xây dựng, phụ gia xi măng, than bùn, nước khoáng và nước
nóng… Đến nay, đã phát hiện hơn 200 mỏ và điểm khoáng sản, trong đó đáng chú ý là các khoáng sản phục vụ
4
cho xây dựng như: đá xây dựng tập trung chủ yếu ở thành phố Biên Hoà và các huyện Thống Nhất, Xuân Lộc,
Long Thành với tổng trữ lượng lớn (dự báo trên 300 triệu m
3
). Cát xây dựng chủ yếu trong trầm tích của sông
Đồng Nai và một số sông khác với trữ lượng lớn dự báo trên 38 triệu m
3
. Nguồn sét gạch ngói khá phong phú,
phân bổ ở hầu hết các địa phương trong tỉnh, tổng trữ lượng trên 85 triệu m
3
; 23 điểm tích mỏ phụ gia xi măng

(puzơlan), có tổng trữ lượng trên 400 triệu tấn; 12 điểm mỏ laterit, dự báo trữ lượng trên 23 triệu tấn.
II.Tiềm năng du lịch
Đồng Nai là vùng đất có nền văn minh cổ xưa với nhiều di tích văn hoá, lịch sử giá trị. Nhiều tuyến điểm du lịch
đã và đang được hình thành như tuyến du lịch sông Đồng Nai - cù lao Phố - Bửu Long, tuyến du lịch Sông Mây -
Trị An, tuyến du lịch thác Mai - suối Mơ, rừng nguyên sinh Nam Cát Tiên, tuyến du lịch Long Thành – cù lao
Ông Cồn… Du lịch Đồng Nai chủ yếu hướng về tiềm năng văn hoá, lịch sử, sinh thái, dã ngoại.
Tài nguyên đất và nước của Đồng Nai không chỉ thuận lợi cho phát triển công nghiệp, đặc biệt với quy mô lớn mà
còn có thể phát triển nhiều vùng chuyên canh nông sản đặc thù, giá trị kinh tế cao, cung cấp nguyên liệu cho công
nghiệp chế biến phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
Khaùi quaùt tænh Bình Thuaän
I.Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý
Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, thuộc vùng kinh tế Đông Nam Bộ và nằm trong khu vực chịu
ảnh hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Phía Bắc của tỉnh giáp tỉnh Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía
Tây giáp tỉnh Đồng Nai, phía Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, phía Đông và Đông Nam giáp biển Đông với đường
bờ biển dài 192 km. Ngoài khơi có đảo Phú Quy cách thành phố Phan Thiết 120 km. Trung tâm tỉnh cách thành
phố Hồ Chí Minh 200 km, cách thành phố Nha Trang 250 km, có quốc lộ 1A, đường sắt Bắc Nam chạy qua nối
Bình Thuận với các tỉnh phía Bắc và phía Nam của cả nước, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan Thiết với các tỉnh
Nam Tây Nguyên, quốc lộ 55 nối với trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu.
Với vị trí trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế truyền thống với địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận
sẽ có điều kiện mở rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây Nguyên và cả nước. Sức hút của
các thành phố và trung tâm phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Nha Trang đã tạo điều kiện cho
tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hoá, tiếp thu nhanh khoa học và kỹ thuật.
2.Đặc điểm địa hình
Đại bộ phận lãnh thổ là đồi núi thấp, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đông Bắc
- Tây Nam, phân hoá thành 4 dạng địa hình: đất cát và cồn cát ven biển chiếm 18,22% diện tích đất tự nhiên,
đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích đất tự nhiên, vùng đồi gò chiếm 31,65% diện tích đất tự nhiên, vùng núi
thấp chiếm 40,7% diện tích đất tự nhiên. Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa dạng
3.Khí hậu
Tỉnh Bình Thuận nằm trong khu vực có vùng khô nhất cả nước, nhiều gió, nhiều nắng, không có mùa đông, nhiệt

độ trung bình là 26,5
0
C – 27,5
0
C; lượng mưa trung bình là 800 - 1600 mm/năm, thấp hơn trung bình cả nước
(1.900 mm/năm).
II.Tài nguyên thiên nhiên
5
1.Tài nguyên đất
Với diện tích 785.462 ha, Bình Thuận có 10 loại đất với 20 tổ đất khác nhau: đất cát, cồn cát ven biển và đất mặn
phân bố dọc theo bờ biển từ Nam Tuy Phong đến Hàm Tân, diện tích là 146,5 nghìn ha (18,3% diện tích đất toàn
tỉnh), với loại đất này có thể phát triển mô hình trồng cây ăn quả và các loại hoa mùa như dưa, hạt đậu các loại…;
trên đất lợ có thể làm muối hoặc nuôi tôm nước lợ; đất phù sa với diện tích 75.400 ha (9,43% đất toàn tỉnh) phân
bố ở vùng đồng bằng ven biển và vùng thung lũng sông La Ngà, diện tích đất này trồng được lúa nước, hoa màu
và cây ăn quả…; đất xám có diện tích là 151.000 ha (19,22% diện tích đất toàn tỉnh), phân bố hầu hết trên địa bàn
các huyện, thuận lợi cho việc phát triển cây điều, cao su, cây ăn quả và các loại cây có giá trị kinh tế cao. Diện
tích còn lại chủ yếu là đồi núi, đất đỏ vàng, đất nâu vùng bán khô hạn… Những loại đất này sử dụng vào mục
đích nông - lâm nghiệp.
2.Tài nguyên rừng
Theo kết quả kiểm kê hiện trạng rừng năm 1999, diện tích đất rừng của tỉnh là 368.319 ha; diện tích rừng tự nhiên
là 344.385 ha với tổng trữ lượng gỗ trên 19 triệu m3 và trên 95 triệu cây tre, nứa. Kiểu rừng gỗ lá rộng, kiểu rừng
rụng lá, kiểu rừng hỗn giao lá kim chiếm ưu thế; kiểu rừng hỗn giao và tre nứa thuần loại. Điều đáng lưu ý là hiện
nay đang diễn ra tình trạng giảm diện tích rừng giàu, rừng trung bình và tăng diện tích rừng hỗn giao tre, nứa và
rừng trồng nguyên liệu.
3.Tài nguyên khoáng sản
Bình Thuận có nhiều tích tụ khoáng sản đa dạng về chủng loại: vàng, wolfram, chì, kẽm, nước khoáng và các phi
khoáng khác. Trong đó, nước khoáng, sét, đá xây dựng có giá trị thương mại và công nghiệp.
Trữ lượng sa khoáng ilmenít là 1,08 triệu tấn, zicon 193.000 tấn, đi cùng với zicon còn có nhiều monazít và đất
hiếm. Nguồn khoáng sản rất lớn của Bình Thuận là thuỷ tinh với tổng trữ lượng 496 triệu m
3

cấp P2, hàm lượng
SiO
2
. Nó có thể đáp ứng được yêu cầu sản xuất thuỷ tinh cao cấp và kính dân dụng hoặc sản xuất nguyên liệu.
Khoáng vật liệu xây dựng có các kết vôi 3,9 triệu m
3
cấp P2 phân bố ở Vĩnh Hảo và Phước Thế, đá vôi san hô
(Tuy Phong), sét gạch ngói phân bố ở nhiều nơi; đá xây dựng và trang trí ở Tà Kóu trữ lượng 45 triệu m
3
, núi
nhọn (Hàm Tân) trữ lượng cấp P là 30 triệu m
3
.Bên cạnh đó, tỉnh còn có nhiều mỏ nước khoáng có trữ lượng lớn
và chất lượng tốt, có khả năng khai thác thương mại sản xuất nước giải khát, sản xuất tảo; phục vụ dịch vụ tắm
chữa bệnh và nghỉ dưỡng. Riêng 3 điểm nước suối Vĩnh Hảo, Văn Lâm, Hàm Cường và Đa Kai là các mỏ nước
khoáng loại cácbonát - natri được dùng sản xuất nước giải khát với khả năng khai thác hàng năm khoảng 300 triệu
lít.
III.Tiềm năng du lịch
Bình Thuận là một tỉnh có nhiều tiềm năng, tài nguyên lợi thế cho phát triển du lịch: tiềm năng về nhân văn, tín
ngưỡng, di tích lịch sử phục vụ cho phát triển loại hình du lịch tham quan nghiên cứu như: lịch sử văn hoá về dân
tộc Chăm, chùa Hang, dinh Thầy Thím, lầu ông Hoàng gắn với nhà thơ Hàn Mặc Tử, di tích và lễ hội Nghinh
Ông… Có bờ biển dài gần 200 km với nhiều bãi biển sạch đẹp, đồi cát, rừng cây ven biển, có suối nước nóng,
nước khoáng… phát triển nhiều loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí và chữa bệnh. Có nhiều hồ, thác
nước và rừng thích hợp cho các loại hình du lịch sinh thái.
Với vị trí nằm giữa tam giác du lịch thành phố Hồ Chí Minh, Vũng Tàu – Đà Lạt – Nha Trang, với khoảng cách
di chuyển không dài (2 – 4 tiếng đồng hồ), với hệ thống giao thông, đường bộ vừa được nâng cấp rất thuận lợi
cho việc di chuyển và cùng với tiềm năng, tài nguyên du lịch như trên, trong những năm gần đây tỉnh đã tập trung
quy hoạch, nâng cấp tôn tạo kết cấu hạ tầng kỹ thuật và dịch vụ trong các khu du lịch, thực hiện nhiều giải pháp,
chính sách tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư Những việc làm này đã và đang tạo cho tỉnh một lợi thế so sánh rất
lớn về du lịch, có sức hấp dẫn, thu hút nhiều nhà đầu tư.

6
Du lịch tỉnh đã và đang đạt mức độ phát triển nhanh cả về đầu tư cơ sở vật chất và lượng khách đến ngày càng
được nâng lên. Hiện nay, toàn tỉnh đã thu hút được trên 250 dự án đầu tư phát triển du lịch, tập trung tại các khu
du lịch Phan Thiết – Mũi Né, Tiến Thành – Hàm Thuận Nam. Trong đó, khoảng 60 dự án đã đi vào hoạt động.
Nhiều dự án có quy mô lớn từ 50 – 200 ha. Lượng khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tăng bình quân hàng năm 25
– 30%, trong đó khách du lịch quốc tế chiếm 7 – 8%; công suất huy động buồng, phòng bình quân đạt trên 60%.
Khaùi quaùt tænh Ninh Thuaän
I.Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Ninh Thuận là tỉnh ven biển thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, có địa giới chung với các tỉnh Khánh Hoà ở
phía Bắc, Bình Thuận ở phía Nam, Lâm Đồng ở phía Tây, phía Đông là biển Đông. Diện tích đất tự nhiên là
3.360,1 km
2
. Tỉnh hiện có 5 đơn vị hành chính cấp huyện, thị, gồm thị xã Phan Rang – Tháp Chàm và các huyện
Ninh Sơn, Bác Ái, Ninh Hải, Ninh Phước.
2.Đặc điểm địa hình
Địa hình Ninh Thuận thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam, bởi đây là vùng đất cuối của dãy Trường Sơn với
nhiều dãy núi đâm ra biển. Lãnh thổ tỉnh được bao bọc bởi 3 mặt núi: phía Bắc và phía Nam là 2 dãy núi cao chạy
sát ra biển, phía Tây là vùng núi cao giáp tỉnh Lâm Đồng. Tỉnh Ninh Thuận có 3 dạng địa hình: núi, đồi gò bán
sơn địa, đồng ven biển. Vùng đồi núi chiếm 63,2% diện tích của tỉnh, chủ yếu là núi thấp, cao trung bình từ 200 –
1.000 m. Vùng đồi gò bán sơn địa chiếm 14,4% diện tích tự nhiên, vùng đồng bằng ven biển chiếm 22,4% diện
tích đất tự nhiên.
3.Khí hậu
Ninh Thuận nằm trong vùng khô hạn nhất nước, có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình với đặc trưng là khô
nóng, gió nhiều, bốc hơi mạnh từ 670 – 1.827 mm. Nhiệt độ trung bình năm là 27
0
C, trong năm có hai mùa rõ rệt:
mùa mưa từ tháng 9 – 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 8 năm sau. Lượng mưa trung bình từ 700 –
800 mm/năm ở Phan Rang và tăng dần theo độ cao ở vùng núi. Độ ẩm 75 – 77%. Năng lượng bức xạ lớn, khoảng
160 kcal/cm

2
/năm. Tổng lượng nhiệt bình quân năm khoảng 9.500 – 10.000
0
C
II.Tài nguyên thiên nhiên
1.Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của Ninh Thuận không nhiều. Đất đai phần lớn là đồi núi, độ dốc cao, tầng đất mỏng, đá lẫn và lộ
đầu ít đến nhiều. Tổng diện tích đất có khả năng nông nghiệp toàn tỉnh khoảng 101,8 nghìn ha đất canh tác, hiện
đã sử dụng 60,4 nghìn ha. Diện tích đất nông nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 46 nghìn ha.
Tổng quỹ đất lâm nghiệp có khoảng 200 nghìn ha, đến năm 2000 đã sử dụng 157,3 nghìn ha. Diện tích đất lâm
nghiệp có khả năng mở rộng thêm khoảng 50 nghìn ha.Đất chưa sử dụng và sông suối, núi đá không rừng cây có
104,1 nghìn ha, trong đó có trên 19.200 ha đất bằng, có thể khai thác 17.000 ha để trồng cây lương thực và cây
hàng năm; trên 72.500 ha đất đồi núi chưa sử dụng có thể khai thác khoảng 60.000 ha để trồng rừng, cây lâu năm.
Diện tích mặt nước chưa sử dụng có khoảng 800 ha, có thể khai thác khoảng trên 700 ha để nuôi trồng thuỷ sản.
2.Tài nguyên biển
7
Bờ biển Ninh Thuận dài 105 km với vùng lãnh hải rộng trên 18.000 km
2
, có 3 cửa khẩu ra biển là Đông Hải, Cà
Ná, Khánh Hải. Vùng biển Ninh Thuận là một trong bốn ngư trường lớn nhất và giàu nguồn lợi nhất về các loài
hải sản của cả nước, nhiều tiềm năng để phát triển du lịch và phát triển công nghiệp khai thác thuỷ sản và khoáng
sản biển.Vùng biển Ninh Thuận có trên 500 loài cá, tôm, trong đó có nhiều loại có giá trị kinh tế cao như cá mú,
hồng, thu, ngừ, tôm hùm, mực ống, mực nang…Tổng trữ lượng cá, tôm khoảng 120 nghìn tấn, trong đó cá đáy có
70 – 80 nghìn tấn, cá nổi 30 – 40 nghìn tấn, khả năng khai thác hàng năm 50 – 60 nghìn tấn.
Nằm trong vùng có nhiệt độ cao, cường độ bức xạ lớn, Ninh Thuận có điều kiện lý tưởng để sản xuất muối công
nghiệp. Khả năng diện tích làm muối có thể tới 3.000 – 4.000 ha, tập trung ở khu vực Đầm Vua, Cà Ná, Quán
Thẻ và vùng ven biển thị trấn Khánh Hoà, sản lượng thu hoạch hàng năm có thể đạt 400 – 500 nghìn tấn.Bờ biển
Ninh Thuận có các bãi tắm nổi tiếng như Ninh Chữ, Cà Ná.
3.Tài nguyên rừng
Rừng của Ninh Thuận có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển các ngành kinh tế - xã hội và cải tạo môi trường

sinh thái, là một thế mạnh cần khai thác trong thời kỳ tới. Đất lâm nghiệp của tỉnh Ninh Thuận có 157,3 nghìn ha,
bao gồm rừng tự nhiên là 152,3 nghìn ha, rừng trồng có 5 nghìn ha, tỷ lệ che phủ rừng là 46,8% diện tích rừng.
Trữ lượng gỗ của tỉnh gần 11 triệu m
3
và có 2,5 triệu cây tre nứa. Rừng sản xuất có 58,5 nghìn ha, trữ lượng 4,5
triệu m
3
gỗ, rừng phòng hộ đầu nguồn có 98,9 nghìn ha, trữ lượng gỗ khoảng 5,5 triệu m
3
.
4.Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản ở Ninh Thuận tương đối phong phú về chủng loại: nhóm khoáng sản kim loại có wolfram ở Krông
Pha, núi Đất; molipđen ở Krông Pha, núi Đất (4.000 tấn); thiếc gốc ở núi Đất (24.000); nhóm khoáng sản phi kim
loại có thạch anh tinh thể ở núi Chà Bang, Mộ Tháp I, Mộ Tháp II; cát thuỷ tinh ở Thành Tín, sét gốm ở Vĩnh
Thạnh…; muối khoáng thạch anh ở Cà Ná, Đầm Vua, sô đa ở Đèo Cậu…; nguyên liệu sản xuất vật liệu xây dựng
có cát kết vôi ở Sơn Hải, Cà Ná, Mỹ Tường, Thái An, Cà Ná - trữ lượng 2,5 triệu tấn CaO; sét phụ gia, đá xây
dựng…
Hiện nay chủ yếu mới khai thác đá, đất sét, cát làm vật liệu xây dựng; khai thác muối khoáng để sản xuất muối
công nghiệp, khai thác nước khoáng ở Tân Mỹ. Các khoáng sản làm nguyên liệu cho vật liệu xây dựng còn tiềm
năng, có thể khai thác để sản xuất xi măng, làm gạch ngói, đá xây dựng.
III.Tiềm năng du lịch
Ninh Thuận có nhiều tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Bờ biển Ninh Thuận có nhiều
bãi tắm đẹp nổi tiếng, tắm được quanh năm như Bình Tiên, Ninh Chữ, Cà Ná và nhiều sông suối phục vụ du lịch
như suối Vàng, thác Tiên, nhiều tháp Chàm như Pôklong Grai (Tháp Chàm), tháp Pôrômê (Ninh Phước) Nơi đây
còn lưu giữ bảo tồn nhiều công trình văn hoá kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hoá dân tộc Chăm. Sự
đa dạng về địa hình tạo ra nhiều vùng sinh thái có những thắng cảnh độc đáo như đèo Ngoạn Mục, vịnh Vĩnh Hy,
suối nước nóng, thác Tiên…thuận lợi cho phát triển các loại hình du lịch biển, du lịch văn hoá kết hợp với sinh
thái nghỉ dưỡng.
Khaùi quaùt tænh Khaùnh Hoøa
I.Điều kiện tự nhiên

1.Vị trí địa lý
Khánh Hoà là tỉnh ven biển, cực đông của Việt Nam, với 200 km bờ biển ở phía Đông, liền kề với Tây Nguyên ở
phía Tây, phía Bắc giáp tỉnh Phú Yên, phía Nam giáp tỉnh Ninh Thuận. Phần lãnh hải có hệ thống đảo, đặc biệt là
8
huyện đảo Trường Sa, có vị trí rất quan trọng về kinh tế, quốc phòng của cả nước. Khánh Hoà nằm giữa hai thành
phố lớn là thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, là các trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước, trung tâm tỉnh lỵ
Nha Trang cách thành phố Hồ Chí Minh 400 km. Với vị trí địa lý như vậy đã tạo điều kiện thuận lợi cho Khánh
Hoà phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.
2.Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh Khánh Hoà tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông với những dạng địa hình núi, đồi,
đồng bằng, ven biển và biển khơi. Phần phía Tây là sườn đông dãy Trường Sơn, chủ yếu là núi thấp và đồi, độ
dốc lớn và địa hình bị chia cắt mạnh. Tiếp đến là dạng địa hình núi thấp, đồi thấp xen kẽ bình nguyên và thung
lũng, thỉnh thoảng có núi đá chạy ra sát biển chia cắt dải đồng bằng ven biển thành những vùng đồng bằng nhỏ
hẹp, với chiều dài 200 km bờ biển khúc khuỷu có điều kiện thuận lợi để hình thành các cảng nước sâu, nhiều
vùng đất rộng thuận lợi để lập khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung. Có 8 cửa lạch, 10 đầm, vịnh, 2 bán đảo
và trên 200 hòn đảo lớn, nhỏ với nhiều hình thù khác nhau. Đặc điểm địa hình Khánh Hoà đã tạo ra những cảnh
quan phong phú và đa dạng vừa mang tính đặc thù của mỗi tiểu vùng, vừa mang tình đan xen và hoà nhập. Việc
khai thác tài nguyên phải phù hợp với các dạng hình cảnh quan nhằm bảo đảm tính bền vững và có hiệu quả.
3. Khí hậu
Khí hậu Khánh Hoà vừa chịu sự chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu đại
dương nên tương đối ôn hoà. Nhiệt độ trung bình năm 26
0
C . Do có những vùng núi cao trên 1.000 m nên có các
đặc trưng của khí hậu nhiệt đới vùng núi cao, ôn hoà và mát mẻ quanh năm, không có các hiện tượng thời tiết đặc
biệt như gió nóng, sương muối… Ở những tiểu vùng khí hậu này, sương mù thường xuất hiện vào lúc sáng sớm
và chiều tối cuối tháng 7 và 8 tăng thêm vẻ huyền ảo của tự nhiên, thuận lợi cho việc phát triển du lịch nghỉ
dưỡng, du lịch núi và trồng các loại cây có nguồn gốc ôn đới. Lượng mưa trung bình trên dưới 2.000 mm/năm,
chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12 tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Riêng khu vực
Nha Trang mùa mưa chỉ kéo dài trong 2 tháng, còn lại nắng ấm, rất thuận lợi cho mùa du lịch kéo dài. Gió với tần
suất khác nhau xuất hiện theo mọi hướng, gió tây khô nóng và gió tu bông thường xảy ra bất lợi cho cây trồng.

Những đặc điểm khí hậu, thời tiết của Khánh Hoà rất thuận lợi cho tham quan du lịch biển, nhất là từ tháng 1 đến
tháng 8. Ánh sáng nhiều là điều kiện tốt cho sinh trưởng cây cối nói riêng và sản xuất nông nghiệp nói chung.
Song cũng cần chú ý đến các hiện tượng bất lợi như lũ lụt về mùa mưa, khô hạn về mùa khô, gió tây nóng và gió
tu bông ảnh hưởng đến kết quả sản xuất, đặc biệt vào mùa trổ bông, ra hoa của cây trồng.
4.Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh là 5.197,45 km
2
, gồm các nhóm chính: đất cát và cồn cát chiếm 2%, chủ yếu sử
dụng cho khu dân cư, trồng cây ăn quả và đồng bằng ven biển; đất phù sa chiếm 7,5%, giàu dinh dưỡng; đất mặn
và phèn mặn chiếm 1,5%, thích hợp cho trồng muối, nuôi trồng thuỷ sản; đất xám bạc màu chiến 4,6%; đất đỏ
vàng và các loại đất khác chiếm 84,4%, hiện đang được sử dụng để trồng màu và cây công nghiệp, có khả năng
khai hoang mở rộng diện tích nông - lâm nghiệp.
Đất thích hợp cho phát triển nông nghiệp của Khánh Hoà rất hạn chế, chỉ có 74,9% nghìn ha, chiếm 14,2% diện
tích đất tự nhiên, trong đó đã khai thác và đưa vào sử dụng 67,7 nghìn ha, còn lại 7,2 nghìn ha có khả năng khai
hoang để đưa vào sử dụng. Các vùng đất cao chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, lại thiếu nước tưới, rất
khó khăn cho việc mở rộng diện tích phát triển nông nghiệp. Đất nông nghiệp bình quân đầu người 670m
2
/người.
Đất thích hợp cho phát triển lâm nghiệp chiếm phần lớn diện tích đất tự nhiên của tỉnh với 322,4 nghìn ha, chiếm
61,3%. Song hiện nay, diện tích có rừng chỉ có 155,8 nghìn ha, còn lại 166,6 nghìn ha, chiếm 31,7% diện tích đất
tự nhiên của tỉnh, đang còn là vùng đất trống, đồi núi trọc. Đây là một tiềm năng lớn, song muốn khai thác và sử
dụng được phải đầu tư lớn.
9
5.Tài nguyên rừng
Diện tích có rừng hiện có 155,8 nghìn ha, trữ lượng gỗ 18,5 triệu m
3
, trong đó có 64,8% là rừng sản xuất, 34% là
rừng phòng hộ và 1,2% là rừng đặc dụng. Rừng sản xuất chiếm nhiều song chủ yếu là rừng trung bình và rừng
nghèo. Rừng phòng hộ chiếm 34%, hầu hết là rừng giàu ở khu vực núi cao, đầu nguồn các huyện Khánh Vĩnh,
Vĩnh Sơn và Ninh Hoà. Tuy rừng là một thế mạnh của Khánh Hoà song việc khai thác bữa bãi những năm qua đã

làm tài nguyên rừng ngày một cạn kiệt.
6.Tài nguyên khoáng sản
Có nhiều loại khoáng sản như than bùn, môlíp đen, cao lanh, vàng sa khoáng, nước khoáng, sét chịu lửa, cát, đá
vôi, san hô, đá granít… Tuy nhiên, các loại khoáng sản này chưa được đưa vào khai thác và chế biến theo quy mô
công nghiệp, mà còn ở dạng khai thác thủ công quy mô nhỏ, hiệu quả sử dụng tài nguyên thấp. Trong các loại
khoáng sản đó, đáng chú ý nhất là cát thuỷ tinh Cam Ranh, trữ lượng 34,3 triệu tấn, cát bán đảo Hòn Gốm (Vạn
Ninh) trữ lượng khoảng 1 tỷ tấn, inmenhit trữ lượng 26 vạn tấn, đá granít trữ lượng 2 tỷ tấn (chưa tính đảo), nước
khoáng được phân bố rải đều trên địa bàn. Cát thuỷ tinh Cam Ranh là cát có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản
xuất thuỷ tinh quang học, pha lê và thuỷ tinh kỹ thuật cao cấp.
7.Tài nguyên biển
Tổng trữ lượng hải sản thuộc vùng biển Khánh Hoà khoảng 150 nghìn tấn, trong đó chủ yếu là cá nổi (70%), cho
phép khai thác hàng năm khoảng 70 nghìn tấn. Nguồn lợi biển phân bố không đều, tập trung phần lớn ở ngư
trường ngoài khơi và ngư trường ngoài tỉnh từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến vịnh Thái Lan. Mặt khác, khai thác
ngư trường quanh quẩn đảo Trường Sa vừa góp phần phát triển kinh tế, vừa đảm bảo an ninh - quốc phòng. Nước
biển có nồng độ muối tương đối cao, thuận lợi cho việc sản xuất muối tập trung và các sản phẩm sau muối, nhất
là muối công nghiệp. Biển Khánh Hoà còn là nơi cư trú của loài chim yến, hàng năm cho phép khai thác khoảng
2.000 kg yến sào. Đây là một đặc sản quý hiếm ít tỉnh trong cả nước có, không chỉ đóng góp trực tiếp cho xuất
khẩu, mà còn là nguồn nguyên liệu quý cho công nghiệp chế biến dược liệu bổ dưỡng cao cấp.
Dọc bờ biển Khánh Hoà có rất nhiều bãi tắm đẹp như bãi biển Nha Trang nằm ngay trung tâm thành phố, có
chiều dài 5 km; bãi Tiên nằm về phía Bắc thành phố; Dốc Lết thuộc huyện Ninh Hoà có chiều dài 4 km; Đại Lãnh
(Vạn Ninh) có chiều dài 2 km. Ngoài ra, dọc bờ biển còn tập trung nhiều đảo lớn, nhỏ có khả năng tổ chức du
lịch, săn bắn dưới nước, vui chơi giải trí trên các đảo. Đặc biệt, đảo Hòn Tre là đảo lớn, quanh đảo có nhiều bãi
tắm san hô rất đẹp như bãi Trũ, bãi Tre, Bích Đầm… Với cảnh quan thiên nhiên ưu đãi, nhiều danh lam thắng
cảnh đẹp, khí hậu lý tưởng cho mùa du lịch kéo dài gắn với nhiều di tích lịch sử và công trình văn hoá như Tháp
Bà, thành Diên Khánh, biệt thự Bảo Đại, chùa Long Sơn, mộ Yersin… Khánh Hoà đã trở thành một trong mười
trung tâm du lịch lớn của cả nước, rất hấp dẫn lôi cuốn khách du lịch trong và ngoài nước, đặc biệt là với hình
thức du lịch biển.
II.Tiềm năng du lịch
Khánh Hoà nổi tiếng về cảnh đẹp thiên nhiên, năm 2003, Nha Trang được thế giới công nhận một trong 29 vịnh
gia nhập câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới. Bên cạnh đó, Khánh Hoà là tỉnh nằm ở một trong các cửa ngõ

ra biển của duyên hải nam Trung Bộ, Tây Nguyên và lục địa châu Á, lại không xa thành phố Hồ Chí Minh nên có
điều kiện thuận lợi phát triển du lịch. Bờ biển Nha Trang có nhiều bãi tắm đẹp, từ đầm Nha Phu đến Lương Sơn,
bãi Tiên, cầu Đá, sông Lô và hàng loạt bãi tắm tạo nên các cụm công trình, các loại hình dịch vụ du lịch vui chơi,
tắm biển được trang bị tiện nghi cao cấp. Trục du lịch Trần Phú - cầu Đá - bãi Tiên là trung tâm du lịch của vùng
này. Nơi đây sẽ xây dựng con đường du lịch song hành và các khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế từ 3 đến 5 sao.
Cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, di tích lịch sử, văn hoá phong phú, đặc biệt là vịnh Vân Phong được xem là một
trong những điểm du lịch đẹp nhất Việt Nam và có tầm cỡ thế giới, có điều kiện đầu tư để phát triển kinh tế đa
ngành, trở thành khu du lịch sinh thái tầm cỡ. Với diện tích 200 ha, tại vùng bán đảo Hòn Gốm sẽ xây dựng làng
10
du lịch. Hệ thống khách sạn và cấu trúc hạ tầng đã có sẽ được cải tạo và xây dựng mới… tạo cho thành phố Nha
Trang nói riêng và Khánh Hoà nói chung có lợi thế để phát triển mạnh ngành du lịch, đặc biệt là ngành du lịch
sinh thái biển.
Cảnh quan Khánh Hoà cho phép phát triển nhiều loại hình du lịch, điều dưỡng, săn bắn, bơi lặn, leo núi, tắm biển.
Một trong những điểm du lịch quan trọng nhất của Khánh Hoà là vịnh Vân Phong, Đảo Hòn Gốm là phức hợp du
lịch nhiệt đới và là bãi tắm đẹp, là một trong những thắng cảnh biển đẹp nhất trong khu vực châu Á - Viễn Đông.
Ngoài bãi biển Khánh Hoà còn có các điểm tham quan, du lịch khác như đền Miếu, tháp Chàm, chùa Long Sơn,
lầu Bảo Đại, Hòn Chuông, Hòn Yến, suối Ba Hồ, suối Tiên, Dốc Lết, khu di tích Yersin tại Hòn Bà… Nha Trang
của Khánh Hoà kết hợp với Đà Lạt của Lâm Đồng, Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh tạo thành một tứ giác du
lịch có triển vọng nhất của Việt Nam trong thời gian tới.
Thaønh phoá Nha Trang
Nha Tranglà một thành phố ven biển và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật và du lịch của
tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam. Trước khi trở thành phần đất của Việt Nam, Nha Trang thuộc về Chiêm Thành. Các
di tích của người Chăm vẫn còn tại nhiều nơi ở Nha Trang như các tháp Chàm, tháp Bà.
Các bãi biển đẹp của thành phố này đã biến nó thành một danh lam thắng cảnh. Nơi đây cũng được biết đến như
một thành phố sự kiện với các sự kiện lớn như Festival Biển (Nha Trang), Hoa hậu Hoàn vũ 2008, Hoa hậu Thế
giới 2010 Thành phố Nha Trang hiện nay có diện tích tự nhiên là 251 km², dân số 350.375 người (2005)
[1]
. Phía
Bắc giáp huyện Ninh Hòa, phía Nam giáp thị xã Cam Ranh và huyện Cam Lâm, phía Tây giáp huyện Diên
Khánh, phía Đông giáp Biển Đông.

Nha Trang nằm ở phía Đông Đồng bằng Diên Khánh - Nha Trang.Một đồng bằng được bồi lấp bởi sông Cái Nha
Trang có diện tích gần 300 km², địa hình đòng bằng bị phân hóa mạnh:
Phần phía Tây dọc sông Chò từ Khánh Bình đến Diên Đồng bị bóc mòn, độ cao tuyệt đối khoảng 10-20 m. Phần
phía Đông là địa hình tích tụ độ cao tuyệt đối dưới 10m, bề mặt địa hình bị phân cắt mạnh bởi các dòng chảy.
Giải thích tên gọi
ØTheo giả thuyết thứ nhất thì tên gọi ngày nay được xuất phát từ từ Cù Nha Trang. Cù Nha Trang là tên gọi chỉ
con sông Ngọc Hội, hay còn gọi là sông Cù. Tên Nha Trang là do tiếng thổ âm của người Chàm là Eatrang hay
Jatrang bị đọc chệch mà thành ra la Nha Trang. Ea hay Ja là dòng sông, Trang là lau sậy. Gọi như vậy là do ngày
xưa, trước khi khai phá thì dọc hai bên bờ sông Nha Trang lau sậy mọc um tùm, hoa bông lau nở trắng xóa một
vùng.
ØTên Nha Trang chính được sử dụng khi người Việt đặt chủ quyền của mình trên mảnh đất này vào năm 1653.
Hơn 3 thế kỷ qua, trải qua nhiều biến động của lịch sử, ban đầu chỉ là tục danh, về sau trở thành địa danh hành
chính, cái tên Nha Trang vẫn tồn tại như một truyền thuyết cho tới ngày nay.
ØCòn có một giả thuyết nữa về tên gọi thành phố Nha Trang. Vào đầu thế kỷ này ở Nha Trang còn bao gồm toàn
nhà tranh vách đất, duy nhất chỉ có nhà bác sĩ A.Yersin là xây bằng gạch, mái ngói đỏ tươi, tường quét vôi trắng.
Một hôm có chiếc thuyền buôn ngoại quốc ngang qua cửa biển Cù Huân (cửa lớn Nha Trang). Viên chỉ huy hỏi
đây là xứ gì. Người thông ngôn không hiểu ý, chỉ vào ngôi nhà của bác sĩ A.Yersin và trả lời rằng đây là" nhà
Trắng". Viên chỉ huy liền ghi vào bản đồ. Vì tiếng nước ngoài viết chữ không có dấu nên " nhà trắng" đã trở
thành " Nha Trang", từ đó vô tình Nha Trang đã trở thành tên thành phố. Đương nhiên đây chỉ là một truyền
thuyết kể để vui cùng nhau.
Đặc sản
11
Ngồi các sản vật biển, Nha Trang có nước yến/yến sào (hay tổ chim yến được chúng làm từ nước dãi của mình)
và nem nướng Ninh Hòa. Ngồi ra, nói đến các món dân dã Nha Trang còn nổi tiếng qua món bún cá hay bánh
căn. Với món bánh canh Nha Trang thì khơng giống với bất kỳ ở một địa phương nào khác, nước lèo được làm từ
chất ngọt của cá cộng với bột bánh canh tạo nên một hương vị khó qn. Ngồi ra tại Nha Trang còn có bong
bóng cá , vi cá , nước mắm , khơ cá thu được xếp vào loại ngon . Hải sản Nha Trang đa dạng và phong phú với rất
nhiều loại và vơ số những món ăn khác nhau , nổi tiếng có món nhum còn gọi là cầu gai hay nhím biển ăn sống
với cải bẹ xanh.
Du lòch sinh thái Hòn Lao - Đảo Khỉ

Nằm giữa đầm Nha Phu thuộc xã Lương Sơn (Nha Trang - Khánh Hồ), Hòn Lao là nơi nổi tiếng có nhiều hải
sản, nước trong xanh, quanh năm biển lặng, cảnh trí hữu tình Nơi đây đã được đầu tư, tơn tạo thành khu giải trí
dã ngoại với nhiều dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Khi đặt chân lên đảo, ấn tượng đầu tiên là nét hoang sơ nhưng ngoạn mục của cỏ cây, ghềnh đá, thấp thống đâu
đó những lều tranh xinh xắn nằm ẩn mình dưới những rặng dừa xanh bạt ngàn. Tiếng khỉ kêu, tiếng ngựa hí
càng tạo nên cảnh trí thật thơ mộng và hoang vu. Nét độc đáo của Hòn Lao là đàn khỉ hàng trăm con. Trước kia
đàn khỉ này ni để xuất sang Liên Xơ (cũ) với mục đích thí nghiệm. Nhưng dự án khơng thành, đàn khỉ được
chuyển qua biểu diễn xiếc phục vụ du khách và được thả tự nhiên trên đảo. Khỉ ở đây có nhiều giống: khỉ lơng
vàng, khỉ mặt đỏ, khỉ đi dài, khỉ đi cụt, khỉ sư tử Chúng có thể đem đến cho du khách những giờ phút thú
vị bởi sự thơng mình, láu lỉnh, nhanh nhẹn mỗi khi được cho q hay những trò biểu diễn dưới sự điều khiển của
huấn luyện viên xiếc.
Trên đảo Hòn Lao có nhiều dịch vụ giải trí cho khách như: chèo thuyền, câu cá, cưỡi ngựa quanh đảo, cưỡi voi,
xem xiếc voi Ngồi ra còn có nhà hàng ăn uống, giá cả khơng q cao; những căn nhà trọ bằng tranh hoặc gạch
đủ tiện nghi, nằm riêng rẽ trơng xinh xắn. Trước mỗi căn nhà còn có giàn mướp, giàn hoa giấy, đường đi lát đá
sạch sẽ dưới bóng mát dừa làm tăng thêm nét đẹp rất chân q cho ốc đảo này. Hòn Lao còn có khu cắm trại dã
ngoại cho du khách khơng muốn th phòng, có thể th võng hoặc lều để ngủ qua đêm. Trong chương trình du
lịch đến Nha Trang, Hòn Lao đã dần trở thành điểm du lịch sinh thái mới mẻ và có sức hấp dẫn riêng so với các
nơi du dịch khác.
Đầm Nha Phu
Ở vùng biển Nha Trang có rất nhiều nơi đang khốc lên mình vẻ đẹp hiện đại với sự chăm chút của bàn tay con
người nhưng với đầm Nha Phu - một trong hai đầm lớn của tỉnh Khánh Hòa vẫn còn hội đủ đặc điểm của một
vùng sinh thái q hiếm với núi rừng, sơng suối, biển đảo.
Đến với Nha Phu bạn sẽ có cơ hội hòa mình trọn vẹn với sự biến đổi của thiên nhiên kỳ thú, với làn nước biển
trong lành. Chỉ cần đi bằng ca nơ cao tốc khoảng 15 phút từ bến Đá Chồng, Hòn Lao sẽ hiện ra trước mắt các bạn.
Biển xung quanh đảo phẳng lặng và xanh biếc, hào phóng tặng con người những bãi tắm lý tưởng… Hòn Lao là
đảo dài hình mũi lao, còn có tên "đảo khỉ", bởi trên đảo có hàng nghìn con khỉ sinh sống tự nhiên.
Hằng ngày, lũ khỉ đi kiếm ăn khắp nơi trong đảo, chúng dạn dĩ và thân thiện với người, đơi khi còn nghịch ngợm
vòi vĩnh đòi du khách cho ăn. Trên đảo cũng có xiếc thú với voi, gấu và một cơng viên chim với đa dạng các lồi
chim rừng.
Một đặc trưng sinh thái của Hòn Lao là xung quanh đảo có những rạn san hơ lớn và rất đẹp. Đến đây du khách có

cơ hội được lặn xuống đáy đại dương để ngắm nhìn san hơ với các loại sinh vật biển đầy sắc màu rực rỡ, hay đi
thăm những hang động còn ngun vẻ hoang sơ.
12
Từ Hòn Lao tiếp tục vượt sóng biển về phía đơng bắc khoảng 15 phút, du khách sẽ thấy mở ra một vùng núi non
hùng vĩ. Bán đảo Hòn Hèo mây trắng, núi xanh, một căn cứ lừng lẫy trong kháng chiến, nay được khai thác làm
khu du lịch Suối Hoa Lan. Nơi đây có biển, rừng ngập mặn, lại có thác, có suối, hồ nước ngọt, cùng nhiều lồi
động thực vật rừng
Vừa mê mẩn vớí bãi tắm An Bình với những phiến đá phẳng đồ sộ, bờ cát dài mịn màng và làn nước trong xanh,
du khách đã lại ngạc nhiên với sự biến đổi lạ lùng của cảnh trí khi tự tay chèo thuyền kayak trên hồ Nghi Xn,
vào thăm động Phong Lan, ngắm các lồi lan đa dạng giữa một khung cảnh độc đáo. Đặc biệt, bạn có thể khám
phá thế trận của Khổng Minh, đó là Mê cung trận đồ, được trồng bởi 45.000 cây dương trên diện tích 13.500m
2
.
Dịch vụ sinh hoạt teem building - một dịch vụ kết hợp du lịch với huấn luyện các hoạt động tập thể thơng qua
cuộc chơi trên bãi biển, hiện nay đang được khách quốc tế và các cơng ty lớn rất ưa chuộng. Với nhiều người,
một cuộc dã ngoại thế này khơng chỉ đơn thuần là giải trí mà đã là cuộc du ngoạn khám phá thiên nhiên, khám
phá chính bản thân mình. Những hoạt động như du lịch, vui chơi ở đầm Nha Phu thật sự là có ý nghĩa với khách
du lịch, khơng mất nhiều thời gian nhưng có thể tận hưởng được những phút giây tuyệt vời nhất với bạn bè và
người thân.
Càng vào sâu, núi rừng Nha Phu càng cuốn hút khách. Vượt qua ghềnh thác, vào tận hang mây, bươn mình trong
rừng ngập mặn rồi đến khi hồng hơn bng xuống cùng bạn bè cắm trại ven suối, nâng ly nhảy múa, ca hát trong
ánh lửa bập bùng Nha Phu còn q nhiều hấp dẫn và vẫn đợi khách một ngày quay trở lại.
Đèo Rọ Tượng
Ðèo Rọ Tượng còn có tên là đèo Ruột Tượng, trước kia là ranh giới giũa huyện Ninh Hòa và huyện Vĩnh Xương,
nay là ranh giới của hai xã Ninh Lộc và Ninh Ích huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hồ. Đèo nằm cách trung tâm thị
trấn Ninh Hòa 11 km, cách đèo Rù Rì 17km.
Về tên Rọ Tượng sách Non Nước Khánh Hồ của Nguyễn Đình Tư giải thích rằng xưa kia vùng này có nhiều voi,
voi được gọi kiêng là tượng. Người dân thường làm những chiếc rọ đặt trên đèo để bắt voi, vì thế đèo có tên là Rọ
Tượng. Còn về tên gọi Ruột Tượng thì là vì đèo quanh co và rộng ở khúc giữa giống như ruột tượng.
Ðèo trước kia, khi mới hình thành thì quanh co và cao gần 45m so với mặt biển, nhưng sau nhiều thời kỳ tu sửa,

đèo đã được san ủi nhiều lần nên thấp dần và hướng đèo được nắn chỉnh ít quanh co hơn. Ðèo bây giờ xem như
một cái dốc quanh cao khơng q 40m, dài khơng tới 2km. Tuy nhiên lịch sử về các tai nạn khu vực đèo vẫn còn
là nỗi ám ảnh của khách bộ hành và các tài xế mà chứng tích là các miếu thờ hiện diện ở hai đầu và ngay giữa
đèo lúc nào cũng đầy hương khói. Chạy song hành và bên dưới lòng đất là hầm xe lửa.
Dưới chân đèo về phía Nha Trang thuộc thơn Phú Hữu có những qn ăn đặc sản biển mà các du khách đi ngang
qua hay ghé lại, nổi tiếng với qn Gió. Chân đèo về phía Ninh Hòa là làng chài Tân Thủy với các mái nhà ngói
đỏ lơ nhơ, xa xa là vùng biển của đầm Nha Phu lặng sóng với những chiếc thuyền câu và đăng lưới đẹp như
tranh.
Khu du lòch Dốc Lết
Từ thành phố Nha Trang theo quốc lộ 1A đi về phía bắc, vượt qua đèo Bánh Ít, có một con đường nhựa mới mở,
thẳng băng, bóng lống dẫn bạn đến Dốc Lết. Ðiểm du lịch này nằm trên địa phận huyện Ninh Hòa, cách thành
phố Nha Trang 50 km.
Vịnh Vân Phong (Khánh Hòa) được xếp thứ 19 trong số những vịnh đẹp nhất thế giới. Bao quanh vịnh có đến 20
điểm du lịch sinh thái hấp dẫn, trong đó có Dốc Lết. Những dải cát trắng trải dài bất tận, những đụn cát cao hàng
13
chục mét, ngăn cách bãi biển với phần đất ven bờ. Ai muốn đến bãi tắm đều phải leo qua những đụn cát dài, mệt
phờ mà hứng thú, đúng với cái tên "Dốc Lết".
Thiên nhiên đền bù cho bạn một cách xứng đáng. Một bãi biển tuyệt đẹp với lớp cát trắng tinh khiết. Biển nơi đây
còn vẻ nguyên sơ, mầu nước xanh trong, nhìn rõ những hạt cát trắng dưới đáy. Ðược những dãy đảo phía xa bao
quanh chắn gió, mặt biển luôn êm dịu, hiền hòa ngay cả những ngày có gió to.
Ðã thế, đáy biển Dốc Lết lại thoải dần ra xa bờ mà không dốc như các bãi biển khác. Ra xa bờ đến 100 m, nhưng
mực nước chỉ khoảng ngang ngực. Phía trong bờ là những khu rừng phi lao mênh mông, xanh ngắt, làm thành
bức tường xanh thiên nhiên dịu mát. Tắm biển thỏa thê, lên bờ tản bộ dưới rặng phi lao, để chân trần dẫm lên lớp
cát mịn, hoặc bước đi trên những lớp lá khô nhám, cũng thật thích thú. Trước mặt Dốc Lết, chếch về phía bắc là
vịnh Vân Phong - một trong những quần thể du lịch hấp dẫn, được tổ chức du lịch quốc tế OMT quy hoạch.
Một dịch vụ khác dành cho các bạn trẻ là khám phá các đảo nhỏ nằm bao quanh gần đó. Các bạn có thể thuê một
chiếc thuyền nhỏ của dân địa phương với giá 20.000 đồng/lần, để tận mắt cảm nhận được đời sống của ngư dân
mộc mạc, một nắng hai sương, bám biển để sinh tồn.Từ năm 1999, Công ty du lịch Khánh Hòa đã đầu tư hơn 7 tỷ
đồng, biến gần 4 ha vùng đất hoang sơ này thành một khu du lịch. Một con đường nhựa phẳng phiu dài gần 20 km
từ quốc lộ 1A đưa bạn tới gần bờ biển. Xe hơi, xe gắn máy có thể dễ dàng đưa khách vào bãi biển. Qua cánh đồng

muối trắng, những xóm làng đông đúc, những vườn dừa xanh tốt, những đồi cát được san phẳng, để du khách
khỏi phải khó nhọc "lết dốc" như ngày nào.
Hệ thống dịch vụ nơi đây khá hoàn chỉnh, với 16 nhà nghỉ xây theo lối nhà sàn, đủ tiện nghi ẩn mình trong rừng
phi lao. Bạn sẽ có một dịp nghỉ ngơi trong khung cảnh yên bình, với tiếng ru của rừng phi lao và tiếng rì rào của
sóng biển. Trời đêm bao la, nhìn những dãy đèn như sao sa trên mặt biển của những thuyền ngư dân đánh bắt hải
sản. Những chiếc thuyền nhỏ bán những món đặc sản như: ghẹ, ốc, tôm, mực còn tươi roi rói, được chế biến
ngay tại chỗ, thơm phức, kèm thêm một ít muối tiêu pha chanh. Ðó là những vị ngọt của biển với giá rẻ bất ngờ.
Nhà hàng Dốc Lết cũng không thiếu các món ngon chế biến từ các loại hải sản, rau tươi, tráng miệng bằng trái
cây ướp lạnh.
Dốc Lết đón trung bình mỗi ngày từ 500 - 600 khách, vào những ngày nghỉ, lễ Tết có thể lên đến 10.000 người, từ
nam chí bắc, từ Tây Nguyên và các tỉnh lân cận đổ về
Vònh Vaân Phong
Vịnh Vân Phong thuộc huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80km về phía bắc.
Đây thực sự là một kỳ quan thiên nhiên với khí hậu ôn hoà, bãi biển đẹp, cát mịn, núi đồi hùng vĩ bao quanh. Có
một ngọn đồi cát dài 18km nằm giữa đất liền và hai hòn đảo, tạo ra vịnh Vân Phong với phong cảnh tuyệt đẹp.
Cùng với những cánh rừng nhiệt đới hầu như còn nguyên vẹn, những rạn san hô đa sắc, đẹp sững sờ, có dấu tích
sinh tồn của một khu rừng ngập mặn, hàng trăm sinh cảnh, muông thú đặc chủng và hàng chục ngàn loài thuỷ, hải
sản quý là những ưu thế giúp Vân Phong có thế mạnh phát triển du lịch sinh thái rõ nét. Tổng cục Du lịch Việt
Nam đã xếp Vân Phong vào "Vùng du lịch trọng điểm phát triển" trong kế hoạch dài hạn của ngành đến năm
2010. Vịnh Vân Phong cũng được Hiệp hội Biển thế giới công nhận là một trong bốn vịnh có vị trí du lịch biển lý
tưởng nhất hiện nay.
Nơi đây có thể tổ chức nhiều loại hình du lịch thể thao dưới nước và trên núi (lặn, lướt ván, thuyền buồm hoặc đi
săn, leo núi, tắm nước khoáng ).
Ñaàm Moân
14
Nằm trong khu vực bán đảo Hòn Gốm với diện tích 128 km
2
, và số dân 4.300 người, Đầm Mơn cách thành phố
Nha Trang khoảng 80 km. Đây là khu du lịch tự nhiên nổi tiếng, đã được Tổ chức Du lịch thế giới (OMT) đánh
giá cao. Trước đây, muốn đến Đầm Mơn, du khách đi xuồng máy từ thị trấn Vạn Giã, đi và về trong ngày bởi ở

đây chưa có khách sạn. Tháng 8-2002, một con đường mới được hồn thành với số vốn đầu tư 60 tỷ đồng, bắt đầu
từ dưới chân đèo Cổ Mã chạy thẳng đến Đầm Mơn dài 18,5 km, mở đầu cho việc phát triển khu du lịch nơi này.
Con đường mới mở này xun qua một cồn cát ven biển, sóng êm ả, nước trong xanh. Nó kéo dài từ Đầm Mơn
đến tận Đại Lãnh, và điểm cuối cùng dừng lại là một làng chài nhỏ nằm trong vịnh, kín đáo, quanh năm xanh rợp
bóng dừa. Đầm Mơn có 3 thơn, Đầm Mơn Hạ, Đầm Mơn Thượng và thơn Sơn Đừng. Ở làng chài nhỏ nằm trong
vịnh hình trăng lưỡi liềm này mọi người khơng mang dép và có thể ngồi hay nằm dài trên cát bất kể nơi nào. Đi
ghe qua thơn Sơn Đừng, du khách được tắm biển và khám phá sự kỳ diệu của thiên nhiên: chỉ cần đào một gang
tay sẽ tìm thấy nước ngọt ngay cạnh bờ biển.
Tham quan làng xong, du khách sẽ chuyển sang thám hiểm các vùng núi cao trước mặt. Ở đây có khoảng gần 20
hòn đảo lớn nhỏ, trên đó là những khu rừng ngun sinh. Từ trên đồi cao, nhìn xuống bao qt cảnh vịnh Vân
Phong, một khung cảnh thiên nhiên hồnh tráng hiện ra trước mắt.
Tại Đầm Mơn hiện có một khách sạn của Cơng ty Minexco với 12 phòng đầy đủ tiện nghi, máy lạnh, nước nóng
lạnh, ti vi, điện thoại… sẽ đón tiếp du khách với giá cả rất mềm
Biển Đại Lãnh
Địa danh Đại Lãnh nằm kề ranh giới giữa hai tỉnh Phú n và Khánh Hòa, cách thành phố Nha Trang khoảng 80
km và cách thành phố Tuy Hòa khoảng 30 km.
Từ thành phố Tuy Hòa đi vào, vượt qua đèo Cả, một con đèo lớn là địa giới của hai tỉnh Khánh Hòa và Phú n
với 12 km đường đèo quanh co, du khách sẽ thấy hiện ra ngay dưới chân mình một bãi biển khá rộng, dài với
nước biển xanh biếc, lấp lánh ánh mặt trời, thuyền bè tấp nập qua lại.
Bãi tắm Đại Lãnh được cấu tạo thuần khiết bởi một thứ cát trắng mịn, nước biển trong xanh nhìn rõ tận đáy, lại có
độ thoải lớn, có thể bơi lội xa bờ. Kế đó lại có ngay một nguồn nước ngọt chảy ra, hòa vào biển cả, quanh năm
khơng cạn. Từ Đại Lãnh, du khách có thể đi thuyền máy thăm làng chài ở Khải Lương, Đầm Mơn là dải đất liền
phía cực đơng của Việt Nam, hay cảng Vũng Rơ kề ngay phía bắc, một địa danh nổi tiếng đã từng là bến cảng bí
mật của những “con tàu khơng số” chở vũ khí, đạn dược từ miền Bắc vào miền Nam, tiếp viện cho chiến trường
khu 5 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Phong cảnh Đại Lãnh từ xưa đã được liệt vào hàng những danh thắng của đất nước. Năm 1836, vua Minh Mạng
cho thợ chạm hình phong cảnh Đại Lãnh vào một trong chín chiếc đỉnh đồng (Cửu Đỉnh) lớn trang trí trước sân
Thế Miếu - Huế. Năm 1853, dưới triều vua Tự Đức, Đại Lãnh có tên trong từ điển quốc gia do triều đình biên
soạn.
Dù bạn vào Nam hay ra Bắc, bạn đều có thể đi qua ngọn đèo Cả hùng vĩ, nơi có địa danh Đại Lãnh nổi tiếng với

những dải cát trắng mịn, những cơn sóng vỗ rì rào của biển cả, những làng chài tấp nập và những phong cảnh sơn
thủy hữu tình.
Vũng Rô
Vũng Rơ nằm ở thơn Vũng Rơ, xã Hòa Xn Nam, huyện Tuy Hòa, cạnh quốc lộ 1A.
Nhìn trên bản đồ Phú n, ở góc đơng nam có một bán đảo hình dáng như đầu con chim với chiếc mỏ nhọn. Bán
đảo ấy được hình thành bởi núi Vũng Rơ làm cho bờ biển cao và dốc, ghềnh đá ngổn ngang tạo ra nhiều mũi, phía
đơng có mũi Mao, mũi Ba, phía nam có mũi La. Các bán đảo này ơm lấy Vũng Rơ, tạo nơi đây thành một cảng
biển tốt, để tàu thuyền neo đậu, tránh bão, đánh bắt cá.
15
Vũng Rơ có cả thảy 12 bãi nhỏ: bãi Lách, bãi Mù U, bãi Ngài, bãi Chùa, bãi Chân Trâu, bãi Hồ, bãi Hàng, bãi
Nhỏ, bãi Chính, bãi Bàng, bãi Lau, bãi Nhãn.
Phía nam Vũng Rơ là hòn Nưa, cao 105m, có hình dáng giống như cây trụ chia đơi cánh cửa vào Vũng Rơ. Sách
Đại Nam nhất thống chí ghi là Trụ tự.
Từ năm 1964 đến đầu năm 1965, Vũng Rơ đã tiếp nhận 4 chiếc tàu khơng số từ miền Bắc chở vũ khí, đạn dược,
cung cấp cho chiến trường Phú n, Tây Ngun và Nam Trung Bộ. Vũng Rơ được Nhà nước cơng nhận là di
tích “lịch sử - văn hóa quốc gia”.
Đèo Cả
Đèo Cảlà một con đèo hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất tại miền Trung Việt Nam, nằm tại ranh giới giữa tỉnh Phú
n (huyện Đơng Hòa) và Khánh Hòa (huyện Vạn Ninh), trên Quốc lộ 1A. Đỉnh đèo có cao độ 333 m vượt dãy
núi Đại Lãnh có chiều dài tổng cộng 12 km trong đó 9 km thuộc địa phận Phú n và 3 km thuộc địa phận Khánh
Hòa. Đèo nằm giữa hai sườn núi Hảo Sơn (Hốc Ao) và núi Đá Bia (Thạch Bi Sơn).
Hiện đang có kế hoạch xây dựng hầm đường bộ Đèo Cả để việc đi lại trên quốc lộ 1A khơng còn phải vượt qua
đường đèo hiểm trở này.
Khái quát tỉnh Phú Yên
I.Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý
Phú n là một tỉnh dun hải miền Trung. Phía Bắc giáp tỉnh Bình Định, phía Nam giáp tỉnh Khánh Hồ, phía
Tây giáp tỉnh Đắk Lắk và tỉnh Gia Lai, phía Đơng giáp biển Đơng. Phú n có lực lượng lao động tại chỗ dồi
dào, cần cù lao động, có học vấn khá và được đào tạo tốt.
Phú n có đường quốc lộ 1A và quốc lộ 25 đi qua. Thị xã Tuy Hồ nằm cách Thủ đơ Hà Nội 1.160 km, cách

thành phố Hồ Chí Minh 561 km, cách khu du lịch quốc tế Văn Phong (Khánh Hồ) 40 km. Từ các thành phố của
Việt Nam có thể đến Phú n thuận tiện bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng khơng và đường biển.
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình tỉnh thấp dần từ Tây sang Đơng với những dạng địa hình núi, đồi xen kẽ đồng bằng. Vùng trung du có
những cao ngun rộng, tương đối bằng phẳng ở huyện sơng Hinh, Sơn Hồ rất thuận lợi cho việc phát triển các
cây cơng nghiệp, chăn ni đại gia súc.
Rải rác có núi đá chạy sát ra biển đã chia cắt dải đồng bằng ven biển của tỉnh thành nhiều đồng bằng nhỏ, lớn nhất
là đồng bằng thuộc hạ lưu sơng Ba với diện tích 500 km
2
. Đây là vựa lúa lớn của miền Trung.
Phú n có đường bờ biển dài 189 km với nhiều vũng, vịnh thuận lợi cho phát triển ni trồng thuỷ sản. Ngồi ra
dải đất cát ven biển có thể phát triển thành những vùng ni tơm trên triều đạt hiệu quả cao. Đặc biệt Phú n có
cảng hàng hố Vũng Rơ sẽ là đầu mối vận chuyển hàng hố của tỉnh và các tỉnh Tây Ngun.
3. Khí hậu
16
Phú Yên thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương. Thời tiết có 2 mùa rõ rệt:
mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 12, tập trung từ 70 – 80% lượng mưa cả năm. Yếu
tố này cộng với sông suối ngắn và dốc nên dễ gây lũ lụt. Tuy nhiên, từ khi có lòng hồ nhà máy thuỷ điện sông
Hinh đi vào hoạt động đã hạn chế được tình trạng ngập lũ tại đồng bằng Tuy Hoà.
II. Tài nguyên thiên nhiên
1. Tài nguyên đất
Toàn tỉnh Phú Yên có 20 đơn vị đất đai thuộc 8 nhóm chính: nhóm đất cát biển; nhóm đất mặn ven biển; nhóm
đất mặn, phèn; nhóm đất phù sa; nhóm đất xám; nhóm đất đỏ vàng; nhóm đất vàng đỏ trên núi; nhóm đất thung
lũng dốc tụ; các loại khác. Tổng quỹ đất tự nhiên của huyện là 503.512 ha, trong đó đất dùng vào nông nghiệp có
72.300 ha, đất lâm nghiệp có 209.337 ha, đất chuyên dùng có 12.297 ha; đất ở 5.720 ha; đất chưa sử dụng
203.728 ha.
2. Tài nguyên nước
Phú Yên có hệ thống sông Ba, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ, sông Cầu với tổng diện tích lưu vực 4.886 km
2
, tổng

lượng dòng chảy 8.400 tỷ m
3
rất thuận lợi cho việc xây dựng các nhà máy thuỷ điện, đảm bảo nước cho công
nghiệp, sinh hoạt của nhân dân và các loại cây trồng.
Mỏ nước khoáng Phú Sen nằm cách thị xã Tuy Hoà khoảng 10 – 12 km về phía Tây – Nam, hiện nay đang được
khai thác song trữ lượng khai thác để đóng chai khoảng 40.000 lít/ngày. Với công trình thuỷ điện sông Hinh khi
đi vào hoạt động thì nguồn nước cho lưu vực cần có một sự bố trí thích hợp để tận dụng những ưu thế của nó ở
lưu vực, cần chú ý đến trường hợp khai thác tối đa nguồn thuỷ điện làm ảnh hưởng đến những nguồn lợi khác của
nó ở lưu vực như nông nghiệp, thuỷ sản…
3. Tài nguyên rừng
Toàn tỉnh có 3 kiểu rừng chính là rừng kín lá rộng thường xanh, đây là kiểu rừng phổ biến ở Phú Yên chiếm
96,5% diện tích rừng tự nhiên; rừng rụng lá (khộp), kiểu rừng này chiếm tỷ lệ 3,5% diện tích rừng tự nhiên toàn
tỉnh; rừng trồng, hiện có 20.963,0 ha rừng trồng và khoảng 8,4 triệu cây phân tán (tương đương 4.200 ha), gồm
các loại cây chủ yếu như bạch đàn, keo lá tràm. Keo tai tượng, xà cừ, phi lao, điều, dầu rái, sao đen, gõ đỏ, muồng
đen, giáng hương và một số loại khác.
Hệ động thực vật rừng Phú Yên khá phong phú, có 43 họ chim với 114 loài (trong đó có 7 loài quý hiếm); thú có
20 họ với 51 loài (trong đó có 21 loài quý hiếm), bò sát có 3 họ và 22 loài (trong đó có 1 loài quý hiếm).
III. Tiềm năng du lịch
Phú Yên có nhiều di tích và điểm du lịch như Tháp Nhạn – núi Nhạn ở ngay trong lòng thị xã Tuy Hoà, soi bóng
xuống dòng sông Đà Rằng. Từ thị xã đi về phía Bắc, du khách có thể đi thăm sông Cầu, khu du lịch biển Long
Thuỷ - một vùng thiên nhiên mênh mông với đầm Ô Loan nước trong vắt, các đảo ven bờ biển như hòn Chúa, hòn
Yến, bãi Tiên, chùa Đá Trắng. Đi về phía nam của Phú Yên là cảng Vũng Rô, bãi Xếp, bãi Tiên, ghềnh Đá Đĩa.
Đi về hướng tây là khu rừng cấm suối Tar, gò Thì Thùng, nơi ghi lại các chiến tích chiến trường xưa của nhân dân
Phú Yên, thác Yaly và thượng nguồn sông Hinh; suối nước nóng Phước Long, suối Tiên
Phú Yên còn là quê hương của nhiều dân tộc cùng chung sống đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về phong tục,
truyền thống văn hoá lễ hội, với những sắc thái văn hoá riêng như hát tuồng, hát bài chòi, các làn điệu hò miền
biển, các lễ hội như hội đâm trâu, hội cồng chiêng, âm điệu đàn đá Tuy An…Tất cả những điều này tạo cho Phú
Yên một tiềm năng lớn về du lịch.
17
Sân bay Tuy Hòa

Sân bay Tuy Hòalà một sân bay tại thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú n. Hiện nay các chuyến bay này đều sử dụng
loại máy bay tầm thấp do ATR (Âu Châu) sản xuất là ATR 72, với động cơ cánh quạt và có sức chứa 60 chỗ ngồi.
Trước năm 1975, đây là căn cứ khơng qn quan trọng của Khơng lực Hoa Kỳ. Sân bay có 3 đường cất hạ cánh
(2835 m, 844 m và 2900 m).
Theo quy hoạch phát triển của Cục Cảng hàng khơng dân dụng Việt Nam, đến năm 2015 sân bay Tuy Hòa sẽ trở
thành một sân bay quan trọng, có thể đón được các loại máy bay tầm trung của Boeing hay Airbus A320.
Sông Đà Rằng
Sơng Đà Rằngcòn gọi là Sơng Ba là một con sơng chảy trên địa bàn ba tỉnh miền Trung Việt Nam là Kon Tum,
Gia Lai, Phú n. Nguồn gốc của tên Đà Rằng xuất phát từ chữ "Ea Rarang" trong tiếng Chăm.
Sơng dài 374 km, bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rơ, tây bắc tỉnh Kon Tum, từ độ cao 1.549 mét, chảy theo hướng
Bắc-Nam qua các huyện Kon Plơng của tỉnh Kon Tum, KBang, Đắk Pơ, An Khê, Kơng Chro, Ia Pa, Ayun Pa của
tỉnh Gia Lai, chuyển sang hướng Tây Bắc-Đơng Nam qua huyện Krơng Pa (Gia Lai) rồi đi vào địa phận Phú n
theo hướng Tây-Đơng làm thành ranh giới tự nhiên giữa Sơn Hòa và Sơng Hinh, giữa Sơn Hòa và Tây Hòa, giữa
Tây Hòa và Phú Hòa, giữa Tây Hòa và thành phố Tuy Hòa rồi đổ ra biển Đơng ở cửa biển Đà Diễn, phía Nam
thành phốTuy Hòa.
Lưu vực của hệ thống sơng Đà Rằng rộng 13.900 km² bao gồm cả phần phía Đơng Bắc của Đăk Lăk. Các phụ lưu
quan trọng nhất của sơng Đà Rằng là sơng Ayun (hợp lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa hai huyện Ayun Pa và Ia
Pa), sơng Krong H'Năng (hợp lưu với Đà Rằng ở ranh giới giữa Gia Lai và Phú n) và sơng Hinh (hợp lưu
huyện Sơng Hinh).
Sơng Đà Rằngcung cấp nước quanh năm cho đồng bằng Tuy Hòa, với diện tích hơn 20.000 ha, vựa lúa lớn nhất
miền Trung Việt Nam.Dọc theo sơng Đà Rằng có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Cầu Đà Rằng qua
sơng này tại Tuy Hòa dài 1.512 m là cầu dài nhất miền Trung Việt Nam.
Thành phố Tuy Hòa
Thành phố Tuy Hòalà một thành phố biển tỉnh lị của tỉnh Phú n nằm ở vùng Nam Trung Bộ Việt Nam.Thành
phố Tuy Hòa có diện tích 212,62 km², có vị trí giáp với huyện Tuy An ở phía bắc, giáp Phú Hòa ở phía Tây, giáp
Đơng Hòa ở phía nam, giáp biển Đơng ở phía Đơng với tồn chiều dài bờ biển trên 30 km, cách thành phố Hồ Chí
Minh khoảng 560 km.
Địa hình thành phố chủ yếu là đồng bằng phù sa do hạ lưu sơng Babồi đắp. Có 2 ngọn núi Chóp Chài và núi Nhạn
nằm ngay trung tâm thành phố.Bãi biển Tuy Hòa là một bãi ngang trãi dài, thơ mộng với bãi cát trắng mịn là điểm
du lịch nổi tiếng ở thành phố.Tuy Hòa có dân số khoảng 214.174 người (2009).

Được mệnh danh là vựalúa của miền Trung. Hiện nay hoạt động kinh tế đang chuyển đổi nơng nghiệp sang cơng
nghiệp và du lịch. Hiện có khu cơng nghiệp An Phú, và các điểm cơng nghiệp trên địa bàn thành phố.Thành phố
Tuy Hòa là đầu mối giao thơng quan trọng của tỉnh Phú n và khu vực miền Trung Tây Ngun.
Nằm trên trục Quốc Lộ 1A Bắc Nam. Tuyến đường sắt Bắc Nam. Quốc lộ 25, ĐT645 nối liền các tỉnh, thành phố
trong khu vực. Sân bay Đơng Tác được nâng cấp thành sân bay dân dụng lớn trong khu vực.
18
Du lịch là một trong các ngành kinh tế mũi nhọn với lợi thế nhiều thắng cảnh tự nhiên tuyệt đẹp do thiên nhiên
ban tặng, những dòng sông uốn lượn quanh dãy Trường Sơn, tạo nên nhiều đầm, phá, vịnh, vũng tuyệt đẹp.Các di
tích và danh thắng là: Tháp Nhạn, sông Đà Rằng, cầu Đà Rằng, các chùa Hồ Sơn, Hòa Sơn, Minh Sơn, Khánh
Sơn, Bảo Tịnh, Bảo Lâm, Kim Cang, khu du lịch Đá Bàn, núi Chóp Chài (Nựu Sơn).Hàng năm có nhiều hoạt
động lễ hội diễn ra nhất là vào mùa xuân : lễ hội Đầm Ô Loan, hội Dinh Thầy.
Thaùp Nhaïn
Tháp Nhạn ở ngay thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, gần quốc lộ I. Tháp chưa có một tư liệu nào nói rõ ngày
tháng năm xây dựng nhưng qua nghiên cứu thực tế di tích ta sẽ có một tài liệu về dân tộc Chàm như Tháp
PohNaGa ở Nha Trang, thì ta khẳng định chắc chắn đây cũng là một di tích kiến trúc nghệ thuật của người Chàm
từ thế kỷ thứ II trở về trước.
Thực dân Pháp sang xâm lược nước ta. Chúng đi tầu thủy từ ngoài biển trông vào tưởng đây là pháo đài của
chúng ta, chúng nã đại pháo vào làm cho đỉnh tháp và ba góc tháp bị sứt đổ về phía cửa tháp ở hướng đông cũng
bị phá rộng ra thêm. Trong thời kỳ kháng chiến (1945-1954) tháp Nhạn bị nhiều loạt đạn của thực dân Pháp từ
máy bay bắn xuống hoặc các vùng mưa bom quanh núi Nhạn đã làm cho tháp ngày càng hư hỏng.
Vào năm 1960 chính quyền Ngụy tỉnh Phú Yên đã cho tu bổ lại hàn gắn những chỗ bị nứt để ở phía bên trong
tháp cũng như ở bên ngoài tháp còn trên thân thì vẫn dể nguyên, bên cạnh đó chúng còn cho xây dựng thêm bệ
chân tháp bằng ciment cốt thép để giúp cho tháp thêm vững chắc dư sức chống lại mưa gió, nhưng đây là một
việc làm sai nguyên tắc tu sửa tôn tạo di tích.
Tháp Nhạn dược xây dựng trên một khu đất tương đối bằng phẳng gần đỉnh núi. Cấu trúc của tháp hình tứ giác.
Các cạnh không được thể hiện giống nhau mà có sai khác chút ít. Cũng như tháp PohNaGa ở Nha Trang, tháp
Nhạn cũng dược xây dựng theo hình thức tầng cao, tháp Nhạn ở Tuy Hòa có 4 tầng càng lên cao càng thu nhỏ lại
so với tầng dưới nhưng vẫn theo phong cách tầng dưới.
Kiến trúc tháp Nhạn có cùng phong cách kỹ thuật như các tháp Chàm PohNaGar Nha Trang Thuận Hải và nói
chung đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật kiến trúc. Cái đẹp của tháp là tuy xây dựng cao và đồ sộ như thế nhưng

càng đến gần càng nhìn thấy cái đẹp của nó hài hòa, tinh xảo. Đó là công trình kiến trúc nghệ thuật có giá trị lịch
sử cao của người Chàm xưa. Ngày nay chúng ta phải có trách nhiệm bảo quản tu sửa, phục chế di tích đã bảo tồn
cho mai sau kế thừa nền văn hóa cổ xưa của dân tộc.
Hiện nay, trong tháp Nhạn không có bộ thờ. Các tượng thờ cũng không thấỵ, tuy nhiên phía sau tháp cách chân bệ
adimont I mát có một phiến đá lớn đảo gọt trơn tru, dưới chân hình vuông, lên cao thì đỉnh bầu và nhỏ dần tạo
thành hình chóp nón, cao 1,30m, mỗi cạnh rộng 0,90m dưới chân có chạm hình cánh sen phình ra mỗi bên 5cm.
Đó là phần nổi trên mặt đất. Còn phần bị khuất lấp bên dưới thì chưa rõ. Đặc biệt là phần chạm cánh sen tận cùng
của mỗi cánh sen lớn nhất của bốn mặt phiến đá. Có người cho rằng phiến đá này là chóp tháp, lại có người cho
rằng đây là cái bia, cũng có ý kiến cho rằng đây là cái Linga một vật mà người Chàm xưa thường hay thờ ở các
tháp như Ponagar Nha Trang và tháp ở Thuận Hải.
Đây là một chóp tháp được kết hợp hài hòa giữa hai hình tượng chóp nón thể hiện sự cao quý thiêng liêng của
ngôi tháp cùng với hình tượng Linga, một vật mà người Chàm thường thờ ở các tháp. Cho nên chóp tháp ở đây
tạc theo hình tượng Linga nhưng chưa có hình dạng hoàn chỉnh như những Linga ở PohNaGar hoặc ở Cổ Viện
Chàm Đà Nẵng.
Đặc biệt dưới chân núi Nhạn về phía Tây Nam nếu ta theo con đường đất của khu phố ở vòng theo chân núi ven
bờ sông Chùa có một tảng đá lớn khá bằng phẳng trên khắc ba dòng chữ cổ (Dạng chữ Phạn) mà ta thường gặp ở
các tấm bia, trụ cột trong các tháp Chàm như ở Ponagar Nha Trang, tảng đá cao 5m rộng 5m. Chữ được khắc ở
19
khoảng 1/3 tảng đá mặt đá (tính từ trên xuống) dòng dài 0,80m. Có lẽ đây là thư tịch duy nhất ở khu vực tháp này
còn lưu lại mà hiện nay ta tìm thấy được.
Trong tháp khơng có bệ thờ, khơng có tượng. Căn cứ theo hình dáng kiến trúc của Tháp thì ta có thể cho rằng đây
là nơi thờ phụng thần linh của người Chàm cổ (như dạng bàn thờ Ponagar ở Tháp Bà Nha Trang). Tuy nhiên về
các sự tích vị thần được thờ trong tháp khơng nghe nhân dân đề cập đến mà chỉ biết các miếu thờ ở chung quanh
tháp và ngay đến ngơi miếu lớn ở trước tháp đều thờ một vị nữ thần : Thiên Y A Na Diên Ngọc Phi hay còn gọi là
Thượng đỉnh chúa Thiên Y A Na Diên Ngọc Phi.
Bà là người phù hộ, yểm trợ cho dân làng làm ăn sinh sống, giúp đỡ ghe thuyền của ngư dân vượt khỏi sóng to
gió lớn. Tất cả tai nạn xảy ra đưa đến cho dân làng đều được bà dùng phép thần thơng che chở, lai lịch của bà thì
nhân dân khơng biết rõ.
Căn cứ vào tờ sắc phong của các vua triều Nguyễn như Duy Tân, Thành Thái, Khải Định mà chùa Kim Long
(nằm về hướng Đơng của ngơi Tháp gần chân núi) hiện giữ cả ba tân sắc đều ghi rõ cơng lao của bà Thiên Y A

Na Diên Ngọc Phi.
Đầm Ô Loan
Đầm Ơ Loan nằm sát quốc lộ 1A, dưới chân đèo Qn Cau, cách thành phố Tuy Hồ 22km. Đây là một địa danh
gắn với phong trào Cần Vương của tỉnh Phú n.
Đầm Ơ Loan rộng khoảng 1.200 ha. Đứng trên đèo Qn Cau nhìn xuống, Ơ Loan giống như con phượng đang
xòe cánh, còn trên bản đồ, Ơ Loan giống như con thiên nga đang thong thả bay.
Phía Tây đầm Ơ Loan là những quả đồi nhỏ nằm san sát nhau.Phía đơng là mả Cao Biền. Dân gian cho rằng trên
đường đi ếm hại nhân tài nước Nam, Cao Biền đã bị trời chơn tại đây.
Thật ra, đây khơng phải là mả mà là một cồn cát. Tuy nằm sát biển, sóng gió vơ chừng nhưng nhờ có một luồng
gió xốy mang cát bồi đắp, nên khơng khi nào mả bị sụp xuống thấp. Ơ Loan là một đầm nước lợ, gần như nằm
trọn trong đất liền, có món đặc sản là sò huyết. Dưới thời phong kiến, các quan lại khi về Phú n thường ra đầm
Ơ Loan thưởng ngoạn phong cảnh và thưởng thức món sò huyết.
Món đặc sản khác ở Ơ Loan là hàu. Tản Đà (Nguyễn Khắc Hiếu) nhà thơ nổi tiếng sành ăn đã từng đi khắp nước,
ăn khắp nơi, đến Phú n nếm món ngon vật lạ cũng khen rằng: “Phú Câu cước cá, Ơ Loan miếng hàu”. Hàu
sống dựa vào các tảng đá ngập mặn, có cạnh rất sắc. Hàu dùng để nấu cháo, nấu canh, xào, nhưng ngon và hấp
dẫn nhất là món hàu tái hoặc hàu trộn với đậu phụng và cà chua.
Món ngon vật lạ ở Ơ Loan còn có cua đế, còn gọi là huỳnh đế hay hồng đế. Mai cua hồng đế màu đỏ hoặc vàng
đậm, ngay khi cua còn sống ở dưới nước, đằng sau có một chùm lơng vàng, ngắn. Đặc biệt, lồi cua này khơng bò
ngang mà bò tới, vì càng và que đều mọc ở đằng trước đầu. Ngồi ra, Ơ Loan còn có tơm rằn, tơm bạc, mực, sứa,
rau câu, điệp. Giữa đầm có hai tảng đá lớn chồng lên nhau gọi là hòn Chồng.
Hàng năm đến ngày mùng 7 tháng giêng âm lịch, lễ hội cầu ngư của ngư dân vùng đầm Ơ Loan được tổ chức.
Hàng vạn người từ khắp nơi về tham dự. Đây là một nét đẹp của văn hóa dân gian truyền thống Phú n. Đầm Ơ
Loan đã được Bộ Văn hóa - Thơng tin xếp hạng là di tích danh thắng quốc gia.
Đèo Cù Mông
20
Đèo Cù Môngnằm trên Quốc lộ 1A, là một trong những đèo núi hiểm trở nhất Việt Nam, đèo là ranh giới của 2
tỉnh Bình Định và Phú Yên. Đèo dài 7 km, từ km 1.243 đến km 1.250, độ cao của đỉnh đèo là 245 m, độ dốc 9%.
Đường dốc, có nhiều cua gấp, hai bên là núi cao, dễ gây ra tai nạn giao thông. Về địa lý, đèo là tuyến đường bộ đi
qua một trong những nhánh đâm ra biển của dãy Trường Sơn Nam. Trước đây khi chưa có tuyến đường Quy
Nhơn-Sông Cầu thì đèo là con đường chính để qua lại giữa Bình Định và Phú Yên.

Khaùi quaùt tænh Bình Ñònh
I.Điều kiện tự nhiên
1.Vị trí địa lý
Bình Định là tỉnh thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú
Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp biển Đông. Bình Định được coi như cửa ngõ của các tỉnh Tây
Nguyên. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính gồm 10 huyện và 1 thành phố. Quy Nhơn là thành phố loại II, trung tâm
kinh tế - chính trị - văn hoá của tỉnh.
2. Đặc điểm địa hình
Địa hình của tỉnh tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông của dãy Trường Sơn, độ cao trung bình 500 –
700 m, kế tiếp là vùng trung du. Địa hình phổ biến là đồi thấp xen kẽ thung lũng hẹp có độ cao dưới 100 mét,
hướng vuông góc với dãy Trường Sơn. Vùng thấp là vùng đồng bằng rải rác có đồi thấp xen kẽ. Địa hình đồng
bằng nghiêng nên rất dễ bị rửa trôi, dẫn đến đất bị bạc màu và mặn hoá. Ngoài vùng là cồn cát ven biển. Các địa
hình chủ yếu của tỉnh là: vùng núi trung bình phía Tây (chiếm 70% diện tích tự nhiên của tỉnh, cao từ 500 - 700
mét, độ dốc trên 25
0
kéo dài theo chiều Bắc - Nam qua các huyện Hoài Ân, An Lão, Vĩnh Thạnh, Vân Canh, bị
chia cắt mạnh; vùng này có dãy núi cao trên 1.000 mét); vùng đồi, tiếp giáp giữa vùng núi phía Tây và đồng bằng
phía Đông (chiếm khoảng 10% diện tích, độ cao dưới 100 mét, độ dốc 10 – 15
0
); vùng đồng bằng ven biển (chiếm
20% diện tích, đồng bằng nhỏ hẹp theo hạ lưu các sông và bị chia cắt thành nhiều mảnh nhỏ. Ven biển có nhiều
đầm, vịnh, cửa biển)
3. Khí hậu
Bình Định thuộc vùng nhiệt đới ẩm gió mùa. Nhiệt độ trung bình 27
0
C. Lượng mưa trung bình hàng năm trong 5
năm gần đây là 2.185 mm. Mùa mưa (từ tháng 8 đến tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm. Mùa mưa
trùng với mùa bão nên thường gây ra lũ lụt. Ngược lại, mùa nắng kéo dài nên gây hạn hán ở nhiều nơi. Độ ẩm
trung bình là 80%.
II. Tài nguyên thiên nhiên

1. Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 6.025,6 km
2
, có thể chia thành 11 nhóm đất với 30 loại đất khác nhau, trong đó
quan trọng nhất là nhóm đất phù sa có khoảng trên 70 nghìn ha, phân bố dọc theo lưu vực các sông. Đây là nhóm
đất canh tác nông nghiệp tốt nhất, thích hợp với trồng cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày. Diện tích
đất chưa sử dụng còn rất lớn, chiếm tới 34% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Đây là một tiềm năng lớn cần được
đầu tư khai thác.
2. Tài nguyên rừng
21
Bình Định hiện có khoảng 196.000 ha đất lâm nghiệp, trong đó trên 151.500 ha rừng tự nhiên và hơn 44.300 ha
rừng trồng. Rừng hiện nay còn tập trung chủ yếu ở những vùng xa đường giao thông nên chỉ có ý nghĩa lớn về
phòng hộ và bảo vệ môi trường. Xét theo mục đích kinh tế thì rừng sản xuất có 65,5 nghìn ha, rừng phòng hộ có
gần 128 nghìn ha. Rừng Bình Định có hơn 40 loài cây có giá trị dược liệu, phân bố hầu khắp ở các huyện như:
ngũ gia bì, sa nhân, thiên niên kiện, bách bộ, thổ phục linh, hoàng đằng, thiên môn, phong kỷ, kim ngân. Vùng
trung du, ven biển có cây dừa, trám, đặc biệt cây mai gừng có giá trị dược liệu cao, nhưng chủ yếu phân bố ở vài
vùng đất hẹp tại huyện Vĩnh Thạnh. Cây sa nhân cũng có giá trị xuất khẩu cao.
3.Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản ở Bình Định khá đa dạng, đáng chú ý nhất là đá granít có trữ lượng khoảng 500 triệu m
3
,
với nhiều màu sắc đỏ, đen, vàng… là vật liệu xây dựng cao cấp được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng;
sa khoáng titan tập trung ở mỏ Đề Gi (Phù Cát) trữ lượng khoảng 1,5 triệu m
3
; cát trắng ở Hoài Nhơn, trữ lượng
khoảng 90.000 m
3
. Nhiều nguồn nước khoáng được đánh giá có chất lượng cao đã và đang được đưa vào khai
thác sản xuất nước giải khát, chữa bệnh. Toàn tỉnh có 4 nguồn nước khoáng là Hội Vân, Chánh Thắng (Phù Cát),
Bình Quang (Vĩnh Thạnh), Long Mỹ (Tuy Phước), riêng nguồn nước khoáng nóng Hội Vân đảm bảo các tiêu

chuẩn chữa bệnh và có thể xây dựng nhà máy điện địa nhiệt. Ngoài ra, còn có các khoáng sản khác như cao lanh,
đất sét và đặc biệt là các quặng vàng ở Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn.
III. Tiềm năng du lịch
Bình Định có nhiều vùng vịnh với những bãi tắm đẹp và danh lam thắng cảnh biển hài hoà, hấp dẫn như bán đảo
Phương Mai, bãi tắm Hoàng Hậu, Đảo Yến, Quy Hoà, Bãi Dài, Vĩnh Hội, Tân Thanh, là nguồn tài nguyên thiên
nhiên rất phong phú để phát triển du lịch.Bình Định có một quần thể di tích với những tên gọi đã trở nên quen
thuộc như tháp Dương Long, Cánh Tiên, Bánh Ít, Bình Tiên, Tháp Đôi,
Về vị trí địa lý, có thể hình dung Bình Định như một tâm điểm nối với các vùng du lịch của cả miền như Nha
Trang, Plâyku, Hội An, Đà Nẵng, Huế, đồng thời cũng là điểm nút giao thông nối với quốc lộ 19 – ngã ba Đông
Dương , đường Hồ Chí Minh, tạo điều kiện cho tỉnh phát triển du lịch biển gắn với du lịch núi và cao nguyên,
phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế. Chính vì vậy, trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam
đến năm 2010, Bình Định được xác định là có một vị trí quan trọng của vùng du lịch Nam Trung Bộ, là một mắt
xích quan trọng hệ thống các tuyến điểm du lịch quốc gia.
Thaønh phoá Quy Nhôn
Quy Nhơn, còn viết là Qui Nhơn, là thành phố tỉnh lị tỉnh Bình Định, Trung Bộ, Việt Nam.
Thành phố Quy Nhơn nằm ở phía đông nam của tỉnh Bình Định, phía đông là biển Đông, phía tây giáp huyện Tuy
Phước, phía bắc giáp huyện Tuy Phước và huyện Phù Cát, phía nam giáp huyện Sông Cầu của tỉnh Phú Yên.Quy
Nhơn nằm trong phạm vi tọa độ từ 13°36' đến 13°54' vĩ Bắc, từ 109°06' đến 109°22' kinh Đông, cách Hà Nội
1.065 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 690 km về phía Nam và cách thành phố Pleiku (Tây Nguyên)
176 km.
Qui Nhơn có nhiều thế đất khác nhau, đa dạng về cảnh quan địa lý như núi rừng, gò đồi, đồng ruộng, ruộng muối,
bãi, đầm, hồ, sông ngòi, biển, bán đảo và đảo. Bờ biển Qui Nhơn dài 42 km, diện tích đầm, hồ nước lợ lớn, tài
nguyên sinh vật biển phong phú, có nhiều loại đặc sản quí, có giá trị kinh tế cao Các ngành kinh tế chính của
thành phố gồm công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ cảng biển, nuôi và khai thác thuỷ hải sản, du
lịch.
Mục tiêu phát triển của thành phố là xây dựng Qui Nhơn thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh vào năm 2010 và phấn
đấu đến năm 2020 trở thành đô thị trực thuộc Trung ương trên hành lang Bắc-Nam và Đông-Tây; một trung tâm
22
cơng nghiệp, thương mại, dịch vụ, giao dịch quốc tế có vai trò tích cực thúc đẩỳ phát triển kinh tế-xã hội của khu
vực.

Khu du lòch Gềnh Ráng
Nằm cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3km về phía Đơng Nam. Gềnh Ráng đã được Bộ văn hóa thơng
tin xếp hạng là di tích Quốc gia năm 1991 và được đánh giá là danh lam thắng cảnh bậc nhất của tỉnh Bình Ðịnh.
Truyền thuyết kể rằng, ngày xưa có một cơ gái "sắc nước, hương trời" ở Bồng Sơn bị bọn tham quan, vơ lại truy
đuổi định cưỡng bức nên phải chạy trốn vào Quy Nhơn. Đến Ghềnh Ráng, bỗng dưng sấm chớp bão bùng, núi nứt
một khe lớn và nàng biến mất. Người u cơ gái tìm đến chỉ còn thấy bóng nàng ẩn hiện trên bầu trời. Từ đó nơi
đây được đặt tên là "Ghềnh Ráng Tiên sa".
Ghềnh Ráng khơng chỉ đẹp bởi truyền thuyết mà thực tế cũng là một bức tranh sơn thủy hữu tình, hiếm nơi
nào có được. Phía tây nam núi xanh trùng điệp như muốn vươn tận trời xanh. Phía đơng bắc biển xanh bao
la, ơm lấy bãi cát vàng, cong cong như trăng lưỡi liềm mùa hạ. Đi dọc theo triền núi ta sẽ được chiêm
ngưỡng một số "tác phẩm" tuyệt đẹp của thiên nhiên. Có tảng đá hình đầu sư tử chồm ra biển như muốn lao
xuống dòng nước sâu thẳm. Tượng Vọng phu trầm tĩnh xa xăm. Rồi những gấu đá, voi đá nằm chầu như đang
canh giữ biển trời. Hòn Chồng mới nhìn tưởng mong manh, có thể đổ sụp bởi một làn gió nhẹ nhưng bao đời vẫn
sừng sững trước phong ba bão táp.
Nơi đây có bãi Đá Trứng hay còn gọi là bãi tắm Hồng Hậu vì ngày xưa Nam Phương Hồng Hậu vẫn thường
đến đây để tắm. Cách bãi Đá Trứng khơng xa về hướng tây là mộ của nhà thơ Hàn Mạc Tử, được chuyển dời từ
nghĩa địa trại phong Qui Hồ về. Phía sau mộ là nhà lưu niệm có nhiều ảnh, tư liệu.
Mộ Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử(22 tháng 9, 1912 – 11 tháng 11, 1940) là một nhà thơ nổi tiếng, khởi đầu cho dòng thơ lãng mạn
hiện đại Việt Nam, là người khởi xướng ra Trường thơ Loạn.
Hàn Mặc Tử cùng với Qch Tấn, Yến Lan, Chế Lan Viên được người đương thời ở Bình Định gọi là Bàn thành
tứ hữu, nghĩa là Bốn người bạn ở thành Đồ Bàn.
Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ở làng Lệ Mỹ, Đồng Hới, Quảng Bình. Hàn Mạc Tử, Lệ Thanh,
Phong Trần là các bút danh khác của ơng. Ơng có tài năng làm thơ từ rất sớm. Ơng cũng đã từng gặp gỡ Phan Bội
Châu và chịu ảnh hưởng khá lớn của chí sỹ này. Ơng được Phan Bội Châu giới thiệu bài thơ Thức khuya của
mình lên một tờ báo. Sau này, ơng được một suất học bổng đi Pháp nhưng vì q thân với Phan Bội Châu nên
đành đình lại. Ơng quyết định lên Sài Gòn lập nghiệp. Năm đó ơng 21 tuổi.
Lên Sài Gòn, ơng làm phóng viên phụ trách trang thơ cho tờ báo Cơng luận. Khi ấy, Mộng Cầm ở Phan Thiết
cũng làm thơ và hay gửi lên báo. Hai người bắt đầu trao đổi thư từ với nhau, và ơng quyết định ra Phan Thiết gặp
Mộng Cầm. Một tình u lãng mạn, nên thơ nảy nở giữa hai người.

Ít lâu sau, ơng mắc bệnh phong - một căn bệnh nan y thời đó. Ơng bỏ tất cả quay về Quy Nhơn và mất khi mới 28
tuổi. Cuộc đời của ơng được biết đến với nhiều mối tình, với nhiều người phụ nữ khác nhau, đã để lại nhiều dấu
ấn trong văn thơ của ơng - có những người ơng đã gặp, có những người ơng chỉ giao tiếp qua thư từ, và có người
ơng chỉ biết tên như Hồng Cúc, Mai Đình, Mộng Cầm, Thương Thương, Ngọc Sương, Thanh Huy, Mỹ Thiện.
Các tập thơ đã xuất bản : Gái q (1936), Thơ Hàn Mặc Tử (1959) gồm có: Thơ Đường Luật, Gái Q, Đau
Thương (lúc đầu mang tên Thơ điên), Xn Như Ý.

23
Nhiu ni Vit Nam dựng tờn ca ụng t cho ng ph nh: Hu, Phan Thit (con ng dn lờn Lu ễng
Hong) Cú ớt nht hai bi hỏt c sỏng tỏc núi v cuc i ụng: Hn Mc T ca Trn Thin Thanhv
Trng ca Hn Mc T ca Phm Duy.
M Hn Mc T thuc Khu du lch Gnh Rỏng trờn mt ngn i nh, con dc n thm m c t tờn l
dc Mng Cm, ngi yờu ca ụng. M ging nh mt linh mc, trờn m cú ch RIP cú ngha l Phờrụ
Phanxico bng ch Latinh. S d cú ch ny vỡ Phờrụ Phanxico l tờn thỏnh ca nh th.
M xõy theo kiu thc tõn thi, nm m hỡnh ch nht nm trờn ba bc cp rng v cao. Trờn u dng bia. Trờn
u bia tc hỡnh c B Maria ng nhỡn xung nm m v a tay ra nh ún linh hn ụng ng quỡ di
chõn.
M trụng n gin nhng trang nhó, cnh trớ tht thanh u.
Phớa sau lng, tc l phớa Nam, nỳi xanh dng thnh, ni cao ni thp v tng lp tng lp chy ven theo bin
cho ti Quy Hũa. Phớa trc mt v phớa ụng, bin Quy Nhn bỏt ngỏt v vng Th Ni lỏng lai. Thnh ph Quy
Nhn nm trờn li cỏt vng chy di ra bin, ca nh chen chỳc di búng phi lao v ng sỏ dc ngang, sut
ngy ngi qua k li Xiờn xiờn phớa Tõy Bc, nỳi ốo Son ng sng ngú vo lng. V phớa Tõy ca nh san
sỏt, ri non chy tng dóy ngoi xa xa. Phong cnh tht thớch hp vi tõm hn th.
Cú n ving m Hn Mc T, cỏc bn nờn i vo bui mt tri mi mc, hoc vo lỳc nng ó nht hi sng.
nh hũa quang ca bin va úng ỏnh va mỏt m, ỏnh iu lng ly ca rỏng na chỡm sau nỳi na chiu lờn tng
mõy, lm cho quang cnh ca lng thờm v cao sang tỳ m. Chỳng ta cú th ng rng cnh quang vinh ca bc
thiờn ti sau lỳc món phn c th hin trờn th gii.
Baừi taộm Hoaứng Haọu
Nm trong khu Gnh Rỏng, cỏch trung tõm thnh ph Quy Nhn khong 3km v phớa ụng nam. õy l bói tm
c ỏnh giỏ l p nht tnh Bỡnh nh.

Tng truyn rng, trong nhng ln theo vua Bo i i kinh lý cỏc tnh min Trung, Nam Phng Hong Hu
ó chn ni õy lm bói tm cho riờng mỡnh. V bói tm Hong Hu cú tờn gi bt ngun t õy.
Khụng bỳt no t c cm giỏc tuyt vi khi bn gim bn chõn trn lờn nhng viờn ỏ trũn, nhn nh
trng chim khng l, nm xp lờn nhau trờn bói bin. Hai bờn ghnh ỏ nhụ cao nh nhng chng v s
hng tm lng trn chn nhng t súng ln liờn tc xụ vo b, tung lờn cao nhng ỏm bt trng xúa nh
phỏo thng thiờn. n õy bn s c m mỡnh trong khụng gian yờn tnh, hi ho ca giú nỳi v súng
bin. Bói tm Hong Hu - mún qu ca thiờn nhiờn u ói cho con ngi ni õy.
Thaứnh ẹo Baứn
Thuc xó Nhn Hu, huyn An Nhn, cỏch thnh ph Quy Nhn 27 km v hng Tõy Bc.
Thnh c xõy dng vo cui th k 10, di triu i vua Yangpuky Vijaya. õy l kinh ụ cui cựng ca
vng quc Chm Pa. Cỏc vua Chm ó úng õy t th k 11 n th k 15.
n 1775, nh Tõy Sn xõy dng li kiờn c, t tờn l Thnh Hong t nm 1778. T nm 1776 n 1793 l
i bn doanh ca quõn Tõy Sn v sau ú l kinh ụ ca chớnh quyn Trung ng Hong Thỏi c - Nguyn
Nhc. Thnh Hong nguyờn l mt tng th kin trỳc hỡnh ch nht gm ba vũng thnh: Thnh Ngoi, Thnh
Ni v T Cm Thnh. Thnh Ngoi cú chu vi 7400m, Thnh Ni cũn c gi l Hong Thnh cú hỡnh ch nht
di 430m, rng 370m. Bờn trong Thnh Ni cú T Cm Thnh cng hỡnh ch nht di 174m, rng 126m.
Sau khi b nh Nguyn thụn tớnh, thnh ó b tn phỏ. Di tớch hin nay khụng cũn nguyờn vn, ch cũn sút li

24
Cổng Tam Quan và các bức tường thành. Tường thành xây bằng đá ong, có hào, đường lát đá hoa cương. Trong
thành có di tích cũ của người Chăm như giếng vng, tượng nghê, voi đá. Bên cửa hậu có gò Thập Tháp, trên gò
có 10 ngơi tháp Chàm, hiện nay khơng còn. Đặc biệt có ngơi tháp Cánh Tiên cao gần 20 m, góc tháp có tượng rắn
làm bằng đá trắng, hai voi đá và nhiều tượng qi vật. Chùa Thập Tháp nằm ở phía Bắc Thành, chùa Nhạn Tháp
nằm ở Nam thành là những ngơi chùa cổ, trong đó còn giữ được nhiều di tích, hiện vật liên quan đến văn hóa
Chăm Pa và phong trào Tây Sơn. Thành đã được xếp hạng Di tích Lịch sử năm 1982.
Tháp Cánh Tiên
Tháp Cánh Tiên nằm giữa thành Ðồ Bàn, thuộc làng Nam An, xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định,
cách thành phố Qui Nhơn 27km về hướng tây bắc. Tháp xây trên một đỉnh đồi cao chừng vài chục thước, thờ bà
Nữ Thần Y A Na.
Tháp Cánh Tiên có bề mặt vng, nhiều tầng xây bằng gạch, cao gần 20m, trơng xa giống như đơi cánh của nàng

tiên đang bay lên trời.
Đây là một trong những ngơi tháp điển hình cho phong cách kiến trúc Bình Định. Kết cấu gồm tiền sảnh và điện
thờ (tiền sảnh bị đổ sụp). Phía ngồi thân tháp, các mặt tường được trang trí những cột ốp và các khung dọc nhơ
ra. Khác với các tháp chàm khác, tháp Cánh Tiên được xây dựng một phần bằng sa thạch ở nửa phía ngồi các cột
ốp tường và các góc diềm mái. Tại bốn góc ở mỗi tầng của tháp có các chi tiết bằng đá hình đi phượng nhơ ra.
Sân bay Phù Cát
Sân bay Phù Cátlà một sân bay hỗn hợp qn sự và dân dụng ở huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định, miền Trung Việt
Nam. Sân bay này do Cụm cảng hàng khơng miền Trung (MAA), một cơ quan của Cục Hàng khơng Dân dụng
Việt Nam, quản lý.
Sân bay này được xây năm 1966 làm căn cứ khơng qn của Khơng lực Việt Nam Cộng hồ. Sau năm 1975, sân
bay này được chuyển thành sân bay hỗn hợp qn sự và dân sự. Sân bay Phù Cát cách trung tâm Quy Nhơn
khoảng 30 km về phía tây bắc, tại huyện Phù Cát.
Tại ngọn đèo Nhông thuộc thò trấn Phù Mỹ, phía bên trái ta sẽ thấy một tượng đài đã được Bộ
Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lòch sử đó chính tượng đài chiến thắng đèo Nhông.
Tượng đài chiến thắng đèo Nhông
Mùa xn năm 1965, để phối hợp với chiến trường tồn miền Nam và làm đòn bẩy tiếp tục tạo thế cho quần
chúng nổi dậy diệt ác, phá kèm giải phóng vùng nơng thơn, đồng bằng trên địa bàn huyện Phù Mỹ, tỉnh và khu 5,
dưới sự chỉ đạo của Khu ủy, Bộ tư lệnh qn khu 5 và Tỉnh ủy Bình Định, Bộ tư lệnh mặt trận A1 được nhanh
chóng thành lập và đồn Dương Liễu (nay là đồi Sa Lem) được chọn làm điểm tiến cơng đầu tiên của qn và dân
ta vào hệ thống bố phòng của Mỹ-Ngụy.
Vào lúc 0h30 phút đêm mùng 4 rạng sáng mùng 5 tết Ất Tỵ, lực lượng chủ cơng của Tiểu đồn 2, thuộc Trung
đồn 2 (Sư đồn 3 Sao Vàng) cùng bộ đội địa phương huyện Phù Mỹ đã bí mật, bất ngờ tập kích vào đồn Dương
Liễu. Trong thời gian rất ngắn khoảng chừng 10 phút, với tinh thần chiến đấu dũng cảm, địch khơng kịp trở tay,
qn ta hồn tồn làm chủ trận địa, diệt gọn 1 đại đội Cộng hòa và 4 trung đội dân vệ, làm chết gần 200 tên, thu
170 súng và nhiều qn trang, qn dụng các loại. Tuyến phòng thủ của địch dọc đường số 1 ở phía Bắc Bình
Định bị uy hiếp nặng.
Trước thất bại ở cứ điểm Gia Hựu (Hồi Nhơn) và đồn Dương Liễu , địch phản ứng trong thế cảnh giác. Sau 2
ngày thăm dò, ngày mồng 7 địch cho 2 tiểu đồn Cộng hòa thuộc Trung đồn 41 cùng 2 chi đội xe bọc thép
M.113, có cả pháo binh và máy bay chiến đấu yểm trợ theo đường số 1 từ quận lỵ Phù Mỹ tiến ra Dương Liễu
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×