Tải bản đầy đủ (.docx) (85 trang)

(Luận văn thạc sĩ file word) Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình trung tâm dạy nghề huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.58 MB, 85 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Học viên xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân học viên.Các kết
quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn là trung thực, không sao chép từ bất kỳ
một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào.Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã
được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định.
Tác giả luận văn

Trần Trung Toàn

i


LỜI CÁM ƠN
Luận văn Thạc sĩ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp tăng cường cơng tác quản
lý an tồn lao động trong xây dựng cơng trình Trung tâm dạy nghề huyện
Mường Chà, tỉnh Điện Biên” đã được học viên hoàn thành đúng thời gian quy
định và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu trong đề cương được phê duyệt.
Học viên xin chân thành cám ơn TS Đinh Thế Mạnh giảng viên trường Đại học
Thủy lợi Hà Nội đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ để tác giả hồn thành luận văn
này.Học viên cũng xin chân thành cám ơn các thầy cô giáo Trường Đại học
Thủy lợivà các thầy cô giáo đã trực tiếp nhiệt tình giảng dạy học viên trong suốt
quá trình học tập tại trường.
Tuy nhiên, do trình độ nhận thức của bản thân còn hạn chế, thời gian có hạn,
mơi trường cơng tác ở nơi khó khăn nên luận văn này khơng tránh khỏi những
tồn tại. Vì vậy,học viên mong nhận được những ý kiến đóng góp và hướng dẫn
chân thành của các thầy cô giáo, sự tham gia và trao đổi nhiệt tình của bạn bè và
đồng nghiệp.
Học viên rất mong muốn những vẫn đề còn tồn tại sẽ được phát triển ở mức độ
nghiên cứu sâu hơn góp phần ứng dụng những kiến thức khoa học vào phục vụ
trong lĩnh vực ngành xây dựng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tác giả xin chân thành cám ơn!


Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2016
HỌC VIÊN

Trần Trung Toàn


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1
: TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC AN TỒN LAO ĐỘNG TRONG
XÂY DỰNG.................................................................................................................. 5
1.1 Tình hình chấp hành các quy định về an tồn lao động....................................... 5
1.1.1 Cơng tác an toàn lao động tại các doanh nghiệp xây dựng..................................6
1.1.2 Cơng tác an tồn lao động tại các cơng trường xây dựng.................................... 7
1.2 Cơng tác tập huấn về an tồn lao động.............................................................. 12
1.2.1 Đánh giá chung về công tác tập huấn an tồn lao động..................................... 12
1.2.2 Ảnh hưởng của cơng tác tập huấn đến tai nạn lao động....................................14
1.3 Tình hình sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động................................................. 18
1.3.1 Các thiết bị bảo vệ cá nhân................................................................................ 18
1.3.2 Thiết bị bảo vệ khi sử dụng các dụng cụ cầm tay.............................................. 19
1.3.3 Sử dụng biển báo và tín hiệu an tồn................................................................. 21
CHƯƠNG 2
: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐẢM BẢO AN
TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY DỰNG................................................................ 25
2.1 Chính sách, pháp luật về an tồn lao động........................................................ 25
2.1.1 Quy định về an toàn lao động............................................................................ 25
2.1.2 Quy định về huấn luyện an toàn lao động......................................................... 28
2.2 Nguyên nhân gây tai nạn lao động trong xây dựng........................................... 32
2.2.1 Cơng tác thi cơng nền – móng........................................................................... 32
2.2.2 Vận hành máy thi công..................................................................................... 33
2.2.3 Làm việc trên cao.............................................................................................. 34

2.2.4 An tồn điện...................................................................................................... 35
2.2.5 Phịng chống cháy nổ........................................................................................ 35
2.3 Kỹ thuật đảm bảo an toàn lao động trong xây dựng.......................................... 36
2.3.1 Cơng tác thi cơng nền – móng........................................................................... 36
2.3.2 Vận hành máy thi công..................................................................................... 37
2.3.3 Làm việc trên cao.............................................................................................. 41
2.3.4 An tồn điện...................................................................................................... 43
2.3.5 Phịng chống cháy nổ........................................................................................ 45
CHƯƠNG 3 : GIẢI PHÁP QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG TRONG XÂY
DỰNG CƠNG TRÌNH TRUNG TÂM DẠY NGHỀ HUYỆN MƯỜNG CHÀ, TỈNH
ĐIỆN BIÊN................................................................................................................. 49
3.1 Giới thiệu về dự án Trung tâm dạy nghề huyện Mường Chà............................49
3.1.1 Qui mô xây dựng............................................................................................... 49
3.1.2 Kiến trúc............................................................................................................ 50
3.1.3 Kết cấu.............................................................................................................. 52
3.1.4 Hệ thống điện, chống sét, phịng hỏa................................................................. 54
3.1.5 Thốt nước:....................................................................................................... 54


3.2 Phân tích các yếu tố nguy hiểm, có hại đối với biện pháp tổ chức thi cơng của
cơng trình..................................................................................................................... 54
3.2.1 Biện pháp đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động......................................... 55
3.2.2 Đánh giá biện pháp đảm bảo an toàn – vệ sinh lao động..........................59
3.3 Các giải pháp quản lý an tồn lao động trong xây dựng cơng trình Trung
tâm dạy nghề huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên..................................... 61
3.3.1 Các nguy cơ gây mất an toàn.................................................................... 61
3.3.2 Giải pháp kỹ thuật.................................................................................... 62
3.3.3 Giải pháp về tổ chức thực hiện................................................................. 68

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................74


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1-1 Dàn giáo ở cơng trình dân dụng......................................................................8
Hình 1-2 Tai nạn do sập dàn giáo ở cơng trình Formusa................................................9
Hình 1-3 Cơng trường gần đường dây điện cao thế.......................................................9
Hình 1-4 Rải dây dẫn điện dưới đất.............................................................................10
Hình 1-5 Cơng tác huấn luyện an tồn – vệ sinh lao động...........................................14
Hình 1-6 Cơng tác hồn thiện một cơng trình dân dụng [2].........................................16
Hình 1-7 Hiện trường thi cơng một cơng trình dân dụng.............................................18
Hình 1-8 Sử dụng máy khoan cầm tay thiếu máy hút bụi............................................20
Hình 1-9 Hiện trường vụ tai nạn điện giật khi sử dụng máy khoan [11]......................21
Hình 1-10 Hiện trường vụ tai nạn do khơng có biển cảnh báo [19].............................22
Hình 2-1 Cừ thép và hệ giằng chống bảo vệ mái hố móng..........................................37
Hình 2-2 Sử dụng 02 máy đào trong khoang đào.........................................................39
Hình 2-3 Cơng nhân làm việc trên cao.........................................................................42
Hình 2-4 Phương tiện bảo hộ cá nhân phịng điện giật................................................44
Hình 2-5 Tách người bị điện giật ra khỏi nguồn điện..................................................45
Hình 2-6 Hơ hấp nhân tạo cho người bị điện giật........................................................45
Hình 2-7 Nội quy phịng cháy, chữa cháy....................................................................47
Hình 3-1 Sơ đồ khoang đào.........................................................................................64
Hình 3-2 Dàn giáo........................................................................................................65
Hình 3-3 Kê bệ kích bằng tấm ván...............................................................................66


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 So sánh tai nạn lao động năm 2014 và 2015 [2]...........................................15



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án,
cơng trình xây dựng được triển khai, thi công bàn giao đưa vào vận hành, sử
dụng ngày càng nhiều. Trong đó nhiều cơng trình có qui mô lớn, kỹ thuật thi
công phức tạp; lực lượng lao động tham gia, trong đó có cả lao động nước ngồi
tăng nhanh. Các cơng nghệ, thiết bị thi cơng tiên tiến được ứng dụng rộng rãi
trên nhiều cơng trình, đem lại năng suất, hiệu quả lao động cao, tiến độ thi cơng
được rút ngắn, chất lượng cơng trình tăng lên đáng kể, tạo điều kiện để ngành
Xây dựng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới.
Mặc dù, công tác an toàn lao động đã được chú trọng và tăng cường nhằm hạn
chế thấp nhất xảy ra tai nạn, nhưng tình trạng tai nạn lao động trong lĩnh vực
xây dựng vẫn đang ở mức cao. Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội, lĩnh vực xây dựng chiếm 30% trên tổng số vụ tai nạn lao động (trong
đó 55% do ngã, 24% vướng các vấn đề về điện, 10% do sập đổ thiết bị trên cơng
trình, 10% liên quan đến phương tiện bảo vệ cá nhân). Theo thống kê, nguyên
nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người là do người sử dụng lao động
chiếm 54,1%, trong đó người sử dụng lao động khơng huấn luyện an tồn lao
động cho người lao động; người sử dụng lao động không xây dựng quy trình,
biện pháp làm việc an tồn; thiết bị khơng đảm bảo an toàn lao động. Ngoài ra,
nguyên nhân từ người lao động chiếm 24,6% như: người lao động vi phạm quy
trình quy phạm an tồn lao động; người lao động khơng sử dụng phương tiện
bảo vệ cá nhân, 21,3% cịn lại là do các nguyên nhân khách quan khác. Mặt
khác, trang điện tử của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cho biết, có
hơn 80% cơng nhân ngành xây dựng là lao động thời vụ và lao động tự do, phần
nhiều trong số họ chưa được đào tạo bài bản nên ý thức về bảo hộ lao động rất
7


kém, chỉ biết làm lấy ngày cơng, ít khi quan tâm đến an toàn lao động. Trong khi

các chủ thầu với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác giám sát thi cơng, đảm
bảo an tồn lao động khơng được coi trọng là một trong số nguyên nhân dẫn đến
những vụ tai nạn thương tâm.
Chính vì vậy, cơng tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng cần phải được
nghiên cứu để đề xuất các giải pháp hiệu quả đảm bảo hạn chế thấp nhất xảy ra
tai nạn trên các cơng trường xây dựng.
Cơng trình trung tâm dạy nghề huyện Mường Chà là một cơng trình do Nhà
nước đầu tư xây dựngđể phục vụ công tác dạy và học nghề cho huyện Mường
Chà với các mục tiêu bình quân hàng năm đào tạo nghề cho khoảng 400 lao
động nông thơn, trong đó đào tạo, bồi dưỡng 40 lượt cán bộ, cơng chức xã.
Cơng trình này có nhiều hạng mục thi cơng cùng một lúc, thời gian thi cơng
ngắn. Vì vậy, các giải pháp đảm bảo an toàn lao động trong quá trình xây dựng
là rất cần thiết.
Trên cơ sở hệ thống pháp luật về quản lý an toàn xây dựng tại Việt Nam, đề tài
tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng về cơng tác quản lý an tồn lao động
trong xây dựng để đề xuất các giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện nhằm
nâng cao công tác quản lý an tồn lao động đối với cơng trình Trung tâm dạy
nghề huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp kỹ thuật và tổ chức thực hiện để tăng cường
hiệu quả của cơng tác quản lý an tồn lao động trong q trình xây dựng cơng
trình Trung tâm dạy nghề huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên.
3. Cách tiếp cận và Phương pháp nghiên cứu
Cách tiếp cận:
Tiếp cận các kết quả đã nghiên cứu về kỹ thuật và tổ chức đảm bảo an toàn lao
động trong lĩnh vực xây dựng;


Các văn bản pháp luật về an toàn lao động trong xây dựng.
Phương pháp nghiên cứu:

Thu thập, phân tích các tài liệu liên quan đến cơng tác an tồn lao động của các
công trường xây dựng hiện nay;
Phương pháp chuyên gia: trao đổi với thầy hướng dẫn và các chuyên gia có kinh
nghiệm nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phù hợp nhất.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cơng tác đảm bảo an tồn lao động đối
với cơng trường thi cơng cơng trình Trung tâm dạy nghề huyện Mường Chà,
tỉnh Điện Biên.
Phạm vi nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu biện pháp tăng cường công tác đảm bảo an tồn
đối với một số cơng tác có nguy cơ cao xảy ra mất an toàn lao động trong q
trình thi cơng cơng trình Trung tâm dạy nghề huyện Mường Chà. Cụ thể là công
tác san nền, công tác thi công trên cao và công tác đảm bảo an tồn điện trên
cơng trường.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Ý nghĩa khoa học:
Đề tài này đã tổng kết cơng tác an tồn lao động trong ngành Xây dựng. Qua kết
quả này sẽ góp phần tích cực cho cơng tác quản lý an tồn lao động trên các
cơng trường Xây dựng.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đề tài này đã tổng kết về cơng tác an tồn lao động trên các cơng trường Xây
dựng, đánh giá thực trạng về công tác đảm bảo an toàn và các giải pháp cụ thể
đối với cơng tác đảm bảo an tồn lao động trên cơng trường thi cơng cơng trình


Trung tâm dạy nghề huyện Mường Chà. Kết quả này sẽ góp phần tích cực trong
cơng tác lập, thẩm định, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn lao động đối
với từng công trường cụ thể.



CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CƠNG TÁC AN TỒN LAO ĐỘNG
TRONG XÂY DỰNG
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, số lượng các dự án,
cơng trình xây dựng được triển khai, thi cơng bàn giao đưa vào vận hành, sử
dụng ngày càng nhiều. Các công nghệ, thiết bị thi công tiên tiến được ứng dụng
rộng rãi trên nhiều cơng trình, đem lại năng suất, hiệu quả lao động cao, tiến độ
thi công được rút ngắn, chất lượng cơng trình tăng lên đáng kể, tạo điều kiện để
ngành Xây dựng từng bước hội nhập với khu vực và thế giới. Cơng tác an tồn vệ sinh lao động đã được chú trọng và tăng cường nhằm hạn chế thấp nhất xảy
ra tai nạn.Tuy nhiên, tình trạng tai nạn lao động trong lĩnh vực Xây dựng xảy ra
đang ở mức đáng báo động, đặc biệt là tỷ lệ tai nạn lao động chết người chiếm
gần 40% tổng số người chết[1]. Tình trạng tai nạn lao động tăng cao trong lĩnh
vực Xây dựng trong những năm vừa qua có thể do các ngun nhân chính như
sau:
-

Vi phạm các quy định về an tồn lao động;

-

Cơng tác tập huấn về an toàn lao động chưa đạt yêu cầu;

-

Vi phạm về việc trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động;

Vì vậy, trong chương này, tác giả sẽ tập trung đánh giá tổng quan về tình hình
chấp hành các quy định và cơng tác tập huấn về an toàn lao động, và việc trang
bị, sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động trong lĩnh vực Xây dựng ở Việt Nam
trong những năm gần đây.

1.1 Tình hình chấp hành các quy định về an tồn lao động
Trong lĩnh vực Xây dựng, việc thực hiện các quy định về an toàn - vệ sinh lao
động ở một số đơn vị chưa được nghiêm túc. Khơng ít đơn vị tuy có tổ chức cho
cán bộ, nhân viên và người lao động học tập và triển khai thực hiện các quy định
về bảo đảm an toàn - vệ sinh lao động nhưng cịn mang tính hình thức, hiệu quả
mang lại chưa cao. Tình trạng an tồn - vệ sinh lao động không đảm bảo trong


lao động, để xảy ra cháy nổ còn khá phổ biến, đặc biệt tai nạn lao động có chiều
hướng gia tăng, mà nguyên nhân chủ yếu là do người sử dụng lao động và người
lao động chưa thực hiện nghiêm túc các quy định về an toàn - vệ sinh lao động
[1].
1.1.1 Cơng tác an tồn lao động tại các doanh nghiệp xây dựng
Các kết quả khảo sát của các cơ qua chức năng đã cho thấy hầu hết các đơn vị
đều bố trí cán bộ làm cơng tác an tồn - vệ sinh lao động, trong đó có một số
đơn vị sử dụng cán bộ chuyên trách, với đa số có chun mơn, nghiệp vụ về an
tồn - vệ sinh lao động(hầu hết có trình độ cao đẳng, đại học) [2], [3]. Nhưng
việc thực hiện trách nhiệm về an tồn – vệ sinh lao động vẫn mang tính hình
thức[3].
Đối với việc tổ chức mạng lưới an toàn- vệ sinh viên tại nơi lao động, là một yêu
cầu bắt buộc theo quy định[4], số đơn vị thành lập mạng lưới an toàn- vệ sinh
viên chiếm tỷ lệ rất thấp trong các đơn vị có chức năng thi cơng, cá biệt có một
số đơn vị sử dụng trên 1.000 lao động vẫn khơng thành lập mạng lưới an tồnvệ sinh viên[1].Mặc dù quy định yêu cầu các đơn vị sử dụng trên 1.000 lao động
phải thành lập Hội đồng bảo hộ lao động[4], nhưng vẫn có một số đơn vị thuộc
loại này không thành lập, trong khi một số đơn vị sử dụng ít lao động hơn lại
thành lập Hội đồng bảo hộ lao động.
Về việc lập kế hoạch an toàn- vệ sinh lao động hàng năm, kết quả khảo sát của
Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết các đơn vị thực hiện rất hạn
chế[5].
Đối với việc tự kiểm tra về an toàn- vệ sinh lao động, đa số đơn vị có tiến hành

tự kiểm tra tồn diện nhưng tần suất kiểm tra chênh lệch nhau khá nhiều, có đơn
vị kiểm tra 12 lần/năm nhưng cũng cóđơn vị chỉ kiểm tra 1 lần/năm, không đúng
quy định yêu cầu tối thiểu phải tự kiểm tra toàn diện 6 tháng/lần[6].Một số cơng
trường chưa lập sổ nhật ký an tồn (sổ nhật ký thi công cũng không ghi chép các


thơng số về an tồn lao động); doanh nghiệp có tự kiểm tra an tồn lao động trên
cơng trường nhưng hiệu quả chưa cao, nặng tính hình thức[3].
Về việc ban hành nội quy, quy chế về an toàn – vệ sinh lao động, phần lớn các
đơn vị có ban hành nội quy, quy chế để điều hành công tác an toàn – vệ sinh lao
động nhưng việc quản lý cụ thể thường xuyên thông qua các văn bản điều hành,
chỉ đạo còn hạn chế, theo kết quả khảo sát của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí
Minh: chỉ có 4/41 đơn vị kê khai có ban hành những văn bản dạng này[5].
1.1.2 Cơng tác an tồn lao động tại các cơng trường xây dựng
Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra các công trường xây dựng
những công trình có quy mơ lớn, đang trong q trình thi công, sử dụng nhiều
lao động chịu rủi ro như thi công tầng hầm, trên các tầng cao, sử dụng các thiết
bị có u cầu nghiêm ngặt về an tồn (vận thăng, cần trục…)[5]. Các cơng
trường đều có một số vấn đề về an toàn – vệ sinh lao động như trong tổ chức
mặt bằng công trường, huấn luyện, trang bị phương tiện bảo hộ lao động cho
công nhân, quản lý sử dụng các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an tồn…[5].
Về tổ chức mặt bằng cơng trường xây dựng, các cơng trường được kiểm tra đều
có thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng nhưng không niêm yết cơng
khai tại cổng chính của cơng trường theo quy định, cá biệt có một số cơng trình
khơng xuất trình được thiết kế tổng mặt bằng công trường xây dựng (3/13 cơng
trình)[5].
Về cơng tác đảm bảo kỹ thuật an tồn vệ sinh lao động, tai nạn chống ngã cao và
sử dụng điện được đánh giá là chiếm tỷ lệ lớn nhất trên các công trường xây
dựng. Cụ thể, tỷ lệ tai nạn lao động làm chết người do ngã cao chiếm 28,1 %,
điện giật chiếm 19 %[1].

Đối với công tác phịng chống ngã cao,tình trạng vi phạm quy định về an toàn
khi làm việc trên cao khá phổ biến. Một số công trường không lắp đặt đủ bộ


phận rào chắn ngăn ngã cao tại các mép sàn, hố thang máy, lỗ thơng tầng, nhiều
vị trí chỉ chăng dây, thiếu bảng cảnh báo khu vực nguy hiểm (ví dụ Hình 1-1).

Hình 1-1 Dàn giáo ở cơng trình dân dụng
Hình 1-1 cho thấy rất rõ việc vi phạm quy định về an toàn lao động khi làm việc

trên dàn giáo: khoảng cách từ sàn dàn giáo đến tường nhà lớn hơn 20 cm, khơng
trang bị dây an tồn và phương tiện bảo vệ cá nhân, khơng có hàng rào bảo vệ
phía ngồi. Ngồi ra, chủ cơng trình cịn cho phép trẻ em chơi trên dàn giáo.
Thực tế cho thấy, tình trạng này xảy ra rất phổ biến đối với các cơng trình riêng
lẻ (xây nhà ở của các hộ gia đình).


Hình 1-2 Tai nạn do sập dàn giáo ở cơng trình Formusa
Hình 1-2 thể hiện cảnh đổ nát của dàn giáo bị sập tại công trường dự án

Formusa, Hà Tĩnh do kiểm tra kết cấu dàn giáo không đảm bảo nhưng khơng
báo cáo [1].

Hình 1-3Cơng trường gần đường dây điện cao thế

Đối với cơng tác an tồn khi sử dụng điện, kết quả kiểm tra tại các công trường
xây dựng vẫn tồn tại các vấn đề thường trực như không có biện pháp bảo vệ khi
thi cơng cơng trình gần đường điện cao thế (ví dụ như Hình 1-3); khơng nối đất



vỏ các tủ điện (4/13 cơng trìnhvi phạm), dây dẫn điện không treo mà rải dưới đất
(kể cả trên mặt sàn đọng nước) - Hình 1-4, khơng sử dụng ổ cắm chuyên dụng
hoặc sử dụng thiết bị điện cầm tay nhưng không thực hiện đo cách điện trước
khi đưa vào sử dụng[5].

Hình 1-4 Rải dây dẫn điện dưới đất

Ngồi cơng tác an tồn ngã cao và sử dụng điện, cơng tác phòng chống cháy nổ
cũng rất cần thiết phải quan tâm vì tỷ lệ để xảy ra các đám cháy cũng khơng nhỏ
[2]. Hầu hết các cơng trình đã kiểm tra đều khơng có hoặc có nhưng khơng đầy
đủ phương án phịng cháy chữa cháy, cứu nạn cho cơng trường. Việc bố trí thiết
bị chữa cháy cục bộ tại các khu vực đang thực hiện những công việc dễ xảy ra
cháy (thi công hàn, cắt, lắp đặt các hệ thống lạnh…) vẫn chưa đầy đủ, nhiều
cơng trình bố trí thiếu số lượng bình chữa cháy, tiêu lệnh chữa cháy tại những vị
trí này[3],[5].
Về cơng tác tổ chức thực hiện an tồn – vệ sinh lao động trên cơng trường, nhiều
cơng trường xây dựng khơng thành lập Ban an tồn hoặc có thành lập nhưng
hoạt động kém hiệu quả [2]. Cơng tác giám sát an toàn – vệ sinh lao động trên
các công trường không được chú trọng, sự kiểm tra của các cơ quan chức năng
còn lỏng lẻo. Thực tế ởnhiều cơng trình xây dựng, chủ đầu tư dự án thường thuê
các nhà thầu đảm trách từng phần việc; các nhà thầu lại sử dụng cai thầu - thuê
các nhóm thợ thi cơng. Do đó, vấn đề bảo đảm an tồn lao động được phó mặc
hết cho các cai thầu. Hơn nữa, do áp lực về tiến độ cơng trình, cộng với khó


khăn về tài chính, nên việc đầu tư thực hiện các quy định về bảo đảm an toàn lao
động chưa được các nhà thầu xây dựng quan tâm đúng mức[5].
Đối với công tác quản lý sử dụng các thiết bị có u cầu nghiêm ngặt về an tồn,
việc bố trí sử dụng thiết bị thực tế còn nhiều vấn đề, như sử dụng vận thăng lồng
nhưng cửa ra vào vận thăng tại một số cơng trình lắp đặt khơng đúng quy định

(khơng kín, có thể mở từ phía trong cơng trình); hoặc có vận thăng khơng có bảo
hiểm thiết bị, trong lồng không dán bảng chỉ dẫn vận hành, hoặc có trường hợp
khơng có quyết định phân cơng nhân viên vận hành[5]. Nhiều công trường
không lập phương án vận hành an toàn vận hành cần trục tháp mặc dù sử dụng
cần trục tháp tay ngang có phạm vi hoạt động vượt ra khởi mặt bằng công
trường. Đối với việc vận hành cần trục tháp, vi phạm phổ biến tại các cơng trình
là khơng bố trí phụ cẩu hoặc phụ cẩu phải làm kiêm nhiệm nhiều việc, khơng sử
dụng cịi báo khi cẩu hàng, vật tư, không niêm yết sơ đồ giới hạn tải trọng- tầm
với của cần trục[3].
Từ những phân tích hiện trạng thực tế về tình hình chấp hành những quy định an
toàn – vệ sinh lao động của các doanh nghiệp xây dựng cũng như tại các công
trường xây dựng, có thể thấy rằng việc thực hiện tốt những quy định an toàn –
vệ sinh lao động đã có sự quan tâm hơn từ phía người sử dụng lao động và ý
thức về những quy định này của người lao động cũng được nâng cao. Tuy nhiên,
tình trạng tai nạn lao động tại các công trường xây dựng trên phạm vị cả nước
vẫn có chiều hướng gia tăng (năm sau cao hơn năm trước) mà nguyên nhân
chính vẫn là sự thiếu trách nhiệm của các đơn vị sử dụng lao động và sự chủ
quan, thiếu ý thức của chính những người lao động trong việc thực hiện những
quy định về an toàn – vệ sinh lao động khi thực hiện các cơng việc nặng nhọc tại
hiện trường. Vì vậy, cơng tác quản lý an tồn – vệ sinh lao động cần phải được
tăng cường để yêu cầu các doanh nghiệp Xây dựng phải thực hiện nghiêm chỉnh
các quy định về an toàn lao động nhằm tránh các tai nạn lao động xảy ra.


1.2 Cơng tác tập huấn về an tồn lao động
1.2.1 Đánh giá chung về cơng tác tập huấn an tồn lao động
Mỗi cơng trình xây dựng được xây dựng theo một thiết kế và công nghệ kỹ thuật
riêng cũng như xây dựng trong những điều kiện môi trường khác nhau. Q
trình từ khi khởi cơng cho đến khi hồn thành cơng trình thường kéo dài, phụ
thuộc vào quy mơ và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng cơng trình. Q

trình thi cơng được chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia
thành nhiều công việc khác nhau, các cơng việc chủ yếu diễn ra ngồi trời chịu
tác động rất lớn của các nhân tố môi trường xấu như mưa, nắng nóng, bụi, ồn ...
Do đó, các cá nhân tham giacác hoạt động xây dựng thường xuyên phải tiếp xúc
với môi trường tại nơi xây dựng cơng trình cũng như các loại máy xây dựng và
các dụng cụ lao động nên rất dễ xảy ra các tai nạn lao động và phát sinh các
bệnh nghề nghiệp. Vì vậy, để đảm bảo an tồn cho người và thiết bị cũng như
nâng cao chất lượng xây dựng công trình, các đơn vị sử dụng lao động phải hết
sức coi trọng cơng tác tập huấn về an tồn lao động.
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐTBXH) [7]đã công bố ngành Xây
dựng là một trong 11 ngành có nguy cơ cao về tai nạn lao động. Công bố này
được cho là do ngành xây dựng là ngành có lực lượng lao động cao thứ 4 trong
cả nước, trong đó khoảng 80% cơng nhân xây dựng hiện nay làm việc có tính
thời vụ, chưa được đào tạo bài bản, thiếu chuyên môn và chưa đáp ứng được
những u cầu về tính chun nghiệp trên cơng trường.
Đánh giá chung về cơng tác huấn luyện an tồn – vệ sinh lao động, theo đánh
giá của Cục An toàn lao động thuộc Bộ LĐTBXH[1],cơng tác huấn luyện này
đã có những chuyển biến tích cực về cả nội dung và phương pháp huấn luyện
trong những năm vừa qua; số người được huấn luyện tăng dần theo các năm.
Đội ngũ cán bộ làm cơng tác quản lí Nhà nước được nâng cao trình độ nghiệp vụ
thơng qua các khố huấn luyện, tập huấn về chế độ, chính sách; kỹ năng và
nghiệp vụ thanh tra; tập huấn giảng viên, đào tạo chuyên môn về giám sát môi


trường và bệnh nghề nghiệp, phòng chống bệnh bụi phổi si líc, … Mặc dù đã có
sự cố gắng trong cơng tác huấn luyện về an tồn - vệ sinh lao động nhưng trong
thực tế số lượng người được huấn luyện về an tồn - vệ sinh lao động cịn ít. Cục
An tồn lao động [7]cũng cho biết chỉ có khoảng gần 10% số cán bộ làm cơng
tác an tồn - vệ sinh lao động ở các doanh nghiệp nhà nước, liên doanh, tư nhân
lớn là được huấn luyện nghiệp vụ và bồi dưỡng kiến thức về an toàn - vệ sinh

lao động.
Về việc đào tạo về an toàn lao động trong hệ thống giáo dục, việc đưa các kiến
thức về an toàn - vệ sinh lao động vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục, đào
tạo và dạy nghề chưa được nhiều và còn chậm[3]. Việc xây dựng giáo trình và
phổ biến kiến thức an tồn - vệ sinh lao động trong hệ thống giáo dục và đào tạo,
dạy nghề vẫn cịn chưa được tiêu chuẩn hố, cịn thiếu nhiều nội dung.Đội ngũ
giáo viên, huấn luyện viên chưa được đào tạo một cách có hệ thống về kiến thức
an tồn - vệ sinh lao động cũng như chưa có những hiểu biết cơ bản về luật pháp
an toàn - vệ sinh lao động[3].
Về chất lượng và phương pháp huấn luyện, chất lượng và nội dung huấn luyện
của các lớp huấn luyện chưa đáp ứng được các yêu cầu phát triển hiện nay như:
an tồn trong sử dụng cơng nghệ mới; các yếu tố độc hại, nguy cơ rủi ro mới;
cập nhật các phương pháp cải thiện điều kiện lao động mới, các tiêu chuẩn an
toàn - vệ sinh lao động quốc tế, khoa học về cải thiện điều kiện lao
động,...Phương pháp giảng dạy nặng về lý thuyết, ít thực tiễn, thiếu hình ảnh,
cảnh báo, thí nghiệm, dụng cụ trực quan, thực hành, mơ hình mơ phỏng ( Hình 15) ... dẫn đến hiệu quả giảng dạy chưa được cao. Ngồi ra, số lượng cán bộ, cơng

nhân được đào tạo so với qui định của pháp luật là quá ít và khơng được kiểm
tra, kiểm sốt về mặt chất lượng, đặc biệt là khi xuất hiện một số loại hình doanh
nghiệp tư nhân cung cấp dịch vụ huấn luyện an toàn – vệ sinh lao động[1].


Hình 1-5 Cơng tác huấn luyện an tồn – vệ sinh lao động
Hình 1-5 là ảnh chụp trong một buổi huấn luyện về cơng tác an tồn – vệ sinh lao

động. Hình ảnh này cho thấy, đơn vị này đã chấp hành quy định về cơng tác
huấn luyện an tồn – vệ sinh lao động nhưng phương pháp huấn luyện chỉ thơng
qua bằng việc phát tài liệu và thuyết trình khơng có hình ảnh, khơng có mơ hình,
do đó có thể làm cho hiệu quả của công tác huấn luyện này không đạt hiệu quả
cao.

1.2.2 Ảnh hưởng của công tác tập huấn đến tai nạn lao động
Về tình hình tai nạn lao động, theo thơng báo của Cục An tồn lao động [1], mỗi
năm cả nước có tới hơn 600 người chết vì tai nạn lao động. Lĩnh vực Xây dựng
là một trong hai lĩnh vực nghề xảy ra tai nạn lao động chết ngườinhiều nhất. Một
trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động chết người là do đơn
vị sử dụng lao động tổ chức huấn luyện về các biện pháp đảm bảo an toàn lao
động chưa đạt hiệu quả theo yêu cầu.


Bảng 1.1 So sánh tai nạn lao động năm 2014 và 2015 [2]
TT

Chỉ tiêu thống kê

Năm 2014Năm 2015

Tăng/giảm

1

Số vụ

6.709

7.620

+911 (13,6 %)

2


Số nạn nhân

6.941

7.785

+844 (12,2 %)

3

Số vụ có người chết

592

629

+37 ( 6,2%)

4

Số người chết

630

666

+36 (5,7%)

5


Số người bị thương nặng

1.544

1.704

+160 (10,4 %)

6

Số lao động nữ

2.136

2.432

+296 (13,9%)

Bảng 1.1 cho thấy các chỉ tiêu thống kê về tai nạn lao động của năm 2015

đều tăng so với năm 2014. Thơng báo về tình hình tai nạn lao động của Cục An
toàn lao động [1] cho thấy lĩnh vực xây dựng để xảy ra nhiều tai nạn lao động
chết người nhất (35,2% tổng số vụ tai nạn chết người và 37,9% tổng số người
chết) và cũng là lĩnh vực có số vụ tai nạn nghiêm trọng nhiều nhất trong năm
2015 (4 vụ trong tổng số 6 vụ tai nạn nghiêm trọng). Cục An toàn lao động cũng
chỉ ra rằng người sử dụng lao động không huấn luyện an toàn lao động cho
người lao động là một trong năm nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động
(9,7% tổng số vụ do nguyên nhân này).
Hình 1-6 cho thấy một số công nhân đang việc trên cao khi thi cơng hồn thiện


một cơng trình dân dụng – một cơng việc được cho là có tỷ lệ xảy ra tai nạn lao
động nhiều nhất trong lĩnh vực xây dựng. Mặc dù đang làm việc trên cao ở
ngoài trời, nhưng những công nhân này đang làm việc trong tình trạng khơng có
rào bảo vệ, sàn của dàn giáo khơng đảm bảo và khơng có thiết bị bảo hộ. Hình
ảnh này có thể nói lên một sự chủ quan, thiếu hiểu biết về điều kiện mất an toàn
lao động và một phần là do công tác huấn luyện về an toàn lao động đối với cả
người sử dụng lao động và người lao động chưa được coi trọng.


Hình 1-6 Cơng tác hồn thiện một cơng trình dân dụng [2]

Ngoài ra, trong lĩnh vực xây dựng đã để xảy ra rất nhiều vụ tai nạn lao động
nghiêm trọng và số vụ tai nạn vẫn gia tăng nhưng công tác huấn luyện về an
tồn lao động tại các cơng trường xây dựng vẫn chưa được đề cao và vẫn bị cho
là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn lao động. Vụ tai nạn
xảy ra ngày 22/8/2008 tại cơng trình nhà dân (huyện Hóc Mơn) làm chết một
công (sinh năm 1986) do bị ngã từ trên cao vào lỗ chờ lắp thang máy[2].Vụ tai
nạn thứ hai xảy ra ngày 28/8/2008 tại cơng trình xây dựng trạm nghiền xi măng
(quận 9) làm chết một công nhân (sinh năm 1982) do bị ngã dàn giáo từ trên cao
– nguyên nhân của 2 vụ tai nạn này được xác định một phần là do không huấn
luyện, cảnh báo cho người lao động khi làm việc trên cao [2].
Ngoài những vụ tai nạn do ngã từ trên cao, những năm vừa qua đã chứng kiến
nhiều vụ tai nạn khi đang khai thác đá phục vụ các cơng trình xây dựng; nhiều
vụ tai nạn do sạt lở mái hố đào, điện giật, do lỗi vận hành máy thi công … tất cả
những vũ tai nạn kể trên đều có một phần ngun nhân đến từ cơng tác huấn
luyện về an tồn lao động. Ví dụ: khi khai thác đá phải được huấn luyện về thứ
tự khai thác theo điều kiện địa hình cũng như phương của các phiến đá, cơng tác
an tồn nổ mìn trong khai thác đá để đảm bảo an toàn khi khai thác đá ở các đợt
sau.



Một số cơng trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng tình trạng an tồn có ảnh hưởng
đáng kể đến hành vi an toàn cá nhân, và giữa hành vi an toàn cá nhân và việc
thực hiện đảm bảo an toàn lao động có tương quan khá chặt chẽ [8],[9]. Như
vậy, ảnh hưởng của tình trạng an tồn đối với hành vi an toàn cá nhân đã chuyển
biến thành các kết quả thực hiện an tồn lao động. Do đó, việc nâng cao tình
trạng an tồn là một biện pháp hiệu quả để cải thiện cơng tác an tồn lao động,
nói một cách khác là cần phải coi trọng công tác tập huấn về an tồn lao động
trong mọi cơng tác trên công trường.
Để đánh giá về tầm quan trọng của huấn luyện an tồn lao động, văn hóa an tồn
và tình trạng an tồn đã được nghiên cứu từ những năm cuối của thế kỷ trước
[10]. Zohar[9] cho rằng có thể đo lường được tình trạng an tồn bằng phương pháp
định lượng bằng 8 nhân tố trong đó, ơng nhấn mạnh tầm quan trọng của huấn

luyện an toàn lao động. Ông là người đầu tiên nghiên cứu định lượng về văn hố
an tồn và tình trạng an tồn với cơng trình “tình trạng an tồn trong các tổ chức
cơng nghiệp: lý luận và thực tiễn”. Để đưa ra phương pháp này, Zohar đã dựa
trên số phiếu điều tra thu được từ 400 công nhân làm việc trong 20 tổ chức và sử
dụng phép phân tích nhân tố.
Từ những đánh giá chung và ảnh hưởng của công tác huấn luyện an tồn lao
động đến tai nạn lao động, chúng ta có thể thấy rằng công tác huấn luyện và tập
huấn về ý thức chấp hành các quy định về an toàn lao động cũng như các kỹ
thuật đảm bảo an toàn lao động đang được cho là một trong những nguyên nhân
chủ yếu gây ra tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng. Vì vậy, người sử dụng
lao động cần phải coi trọng cơng tác tập huấn về an tồn lao động trước khi thực
hiện các công việc đặc biệt phải thường xuyên cập nhật những kỹ thuật an toàn
phù hợp với công nghệ xây dựng mới cũng như quy trình vận hành những thiết
bị hiện đại … để tập huấn đối với cán bộ quản lý về an toàn lao động cũng như
đối với người lao động.



1.3 Tình hình sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động
Cục An toàn lao động [1] cho biết sử dụng các thiết bị bảo hộ lao động không
đúng quy trình hoặc loại thiết bị bảo hộ lao động là những nguyên nhân chính
dẫn đến các tai nạn lao động trên các cơng trường xây dựng ngày càng nhiều.
Trong đó, không trang bị đủ thiết bị bảo hộ cá nhân và các bộ phận bảo vệ cho
các dụng cụ, máy phục vụ trong xây dựng là rất phổ biến.
1.3.1 Các thiết bị bảo vệ cá nhân
Các công trường không trang bị đủ bảo hộ lao động cho công nhân phổ biến là
thiếu quần, giầy bảo hộ lao động, chủ yếu chỉ trang bị mũ và áo. Một vài cơng
trường có tình trạng cấp phát đồ bảo hộlao động cho các đội trưởng, không cấp
trực tiếp cho người lao động (2/13 cơng trường) – theo kết quả kiểm tra an tồn
lao động của Sở Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh [5].

Hình 1-7 Hiện trường thi cơng một cơng trình dân dụng
Hình 1-7 là một ví dụ cụ thể về tình trạng thiếu phương tiện bảo hộ cá nhân khi

đang làm việc trên cao. Hình ảnh này cho thấy chỉ có một số người sử dụng mũ
bảo hộ lao động (02 cán bộ kỹ thuật – góc trên bên trái khơng sử dụng mũ bảo


hộ), một vài người sử dụng gang tay nhưng không có người nào sử dụng dây an
tồn trong khi đang thi cơng trên cao. Ngồi ra, cơng trình này cịn không trang
bị các rào chắn cho dàn giáo. Thực trạng này vẫn đang tiếp diễn ở hầu hết các
cơng trình nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình trong phạm vi cả nước.
Việc sử dụng phương tiện bảo hộ lao động của cơng nhân cũng cịn nhiều vấn
đề, thường là công nhân không sử dụng đủ trang bị bảo hộ lao động được cấp,
nhiều trường hợp không sử dụng giày bảo hộ, không đội mũ bảo hộ,không đeo
dây an toàn khi làm việc trên cao. Theo điều tra của Cục An tồn lao động [1],
nhiều cơng trường được chủ thầu trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động

cá nhân cho người lao động nhưng họ không sử dụng vì cảm thấy vướng víu. Lý
do này cho thấy nhận thức không đầy đủ về nguy cơ mất an tồn lao động do
khơng sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân.
1.3.2 Thiết bị bảo vệ khi sử dụng các dụng cụ cầm tay
Trong các công trường xây dựng, dụng cụ sử dụng điện cầm tay được sử dụng
rất phổ biến như máy mài, khoan, cắt, đầm bê tông, … Khi các bộ phận bảo vệ
của các dụng cụ này bị hỏng hoặc hở dây dẫn điện, chạm điện ra vỏ máy, dây
dẫn không đảm bảo, cầu dao điện, ổ cắm điện … sẽ gây ra nhiều tai nạn lao
động.
Khi các bộ phận bảo vệ của các dụng cụ này bị hỏng, các mảnh dụng cụ, vật liệu
gia công văng bắn ra, bụi trong khi đang thao tác làm phát sinh nhiều tai nạn do
hộp che chắn bị hỏng hoặc khơng đóng lại; bệ tỳ khơng chắc chắn; hỏng kính
chắn bụi; thiếu thiết bị hút bụi (Hình 1-8). Ngồi ra, người lao động có thể bị
bệnh nghề nghiệp như bệnh phổi do bụi …


×