Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Những đặc điểm cơ bản về hoạt động văn hóa của tỉnh Cao Bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.2 KB, 21 trang )

Những đặc điểm cơ bản về hoạt động văn hóa của tỉnh Cao Bằng
A .Khái quát về Cao Bằng
I. Đặc điểm tự nhiên.
1. Vị trí địa lý.
Cao Bằng là một tỉnh thuộc vùng Đơng Bắc Việt Nam. Phía tây giáp
tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang, phía nam giáp Bắc Kạn và Lạng Sơn. Phía
bắc và phía đơng giáp với tỉnh Quảng Tây( Trung Quốc).
Cao Bằng có diện tích tự nhiên 6.690,72 km2 , là cao nguyên đá vôi
xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ
600 - 1.300 m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn
90% diện tích tồn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đơng có
nhiều núi đá, miền tây núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có
nhiều rừng rậm.
2. Khí hậu.
Nhìn chung Cao Bằng có khí hậu ơn hịa dễ chịu. Với khí hậu cận nhiệt
đới ẩm, địa hình đón gió nên chịu ảnh hưởng trực tiếp từ các đợt không khí
lạnh từ phương bắc. Tuy nhiên nhiệt độ của Cao Bằng chưa bao giờ xuống
thấp quá 0 °C, hầu như vào mùa đơng trên địa bàn tồn tỉnh khơng có băng
tuyết (trừ một số vùng núi cao có băng đá xuất hiện vào mùa đơng).
Mùa hè ở đây có đặc điểm nóng ẩm, nhiệt độ cao trung bình từ 30 - 32
°C và thấp trung bình từ 23 - 25 °C, nhiệt độ không lên đến 39 - 40 °C. Vào
mùa đơng, do địa hình Cao Bằng đón gió nên nó có kiểu khí hậu gần giống
với ơn đới, nhiệt độ trung bình thấp từ 5 - 8 °C và trung bình cao từ 15 - 28
°C, đỉnh điểm vào những tháng 12, 1 và 2 nhiệt độ có thể xuống thấp hơn
khoảng từ 6 - 8 °C, độ ẩm thấp, trời hanh khô. Mùa xuân và mùa thu không rõ
1


rệt, thời tiết thất thường; mùa xuân thường có tiết trời nồm, mùa thu mát, dễ
chịu.
Cao Bằng mang tính nhiệt đới gió mùa lục địa núi cao và có đặc trưng


riêng so với các tỉnh miền núi khác thuộc vùng Đơng Bắc. Có tiểu vùng có
khí hậu á nhiệt đới. Đặc điểm này đã tạo cho Cao Bằng những lợi thế để hình
thành các vùng sản xuất cây, cịn phong phú đa dạng, trong đó có những cây
đặc sản như dẻ hạt, hồng khơng hạt, đậu tương có hàm lượng đạm cao , thuốc
lá, chè đắng… mà nhiều nơi khác khơng có điều kiện phát triển.
3.Tài ngun thiên nhiên:
3.1.Tài ngun khống sản:
Cao Bằng có nguồn tài ngun khống sản rất đa dạng và phong phú,
thuận lợi cho các ngành công nghiệp phát triển, đi đầu là ngành khai thác và
chế biến khống sản.Cao Bằng có 142 mỏ và điểm quặng với 22 loại khống
sản khác nhau. Trong đó quặng sắt có trữ lượng 50 – 60 triệu tấn, mangan có
6 – 7 triệu tấn, bauxit (nhôm) khoảng 200 triệu tấn, ngồi ra cịn có vàng,
thiếc, vonfram, chì, kẽm, uran, antimon và các loại nguyên vật liệu phục vụ
cho các ngành phân bón, gốm, sứ, vật liệu xây dựng…
3.2 .Tài nguyên rừng:
Cao Bằng có 291.340,22 ha rừng và đất rừng với độ che phủ trên
60%,có nhiều chủng loại cây quý hiếm của rừng nhiệt đới như: ngũ gia bì gai,
mã đầu linh, đinh, lát, nghiến, re hương, đẳng sâm…; và 58 lồi động vật
rừng, trong đó có 44 lồi động vật q hiếm, nhiều lồi đã có tên trong sách
đỏ Việt Nam: vượn đen, hổ, gấu,nai, sơn dương, hương xạ, gà lôi, trĩ đỏ, kỳ
đà…

2


II. Lịch sử vùng đất Cao Bằng.
Mảnh đất nơi đây đã gắn liền với quá trình dựng nước và giữ nước của
cha ông ta. Lịch sử Cao Bằng trải từ thời Âu Lạc đến nay với truyền thống
cách mạng kiên cường và bất khuất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam xưa
và nay. Từ thế kỉ III TCN, Cao Bằng hình thành liên minh các bộ lạc Tày cổ

phát triển thành đất nước Nam Cường. trải qua các triều đại khác nhau và qua
nhiều biến cố lịch sử, đến năm 1041, Nùng Trí Cao được nhà Lý giao cho cai
quản đất Quảng Nguyên, châu Tư Lang và các động Lôi Hảo, Binh, Bà.
Năm 1050, nhân dân các tỉnh Quảng Nguyên tiến hành cuộc chiến
chống quân xâm lược nhà Tống. giữ gìn biên cương Tổ quốc. Đến thế kỉ XV,
nhà Minh xâm lược ta, nhân dân Cao Bằng dưới ngọn cờ khởi nghĩa của
NGuyễn Khắc Thiệu và Nông Văn Thái đã đứng lên chống giặc Minh, góp
phần quan trọng cùng với cuộc khởi nghĩa của Lê Lợi ở Lam Sơn, Thanh Hóa
đánh đuổi giặc Minh, bảo vệ nền độc lập chủ quyền của dân tộc.
Khi nhà Mạc bị thất thế và chạy lên Cao Bằng, vùng đất này bắt đầu
phát triển mạnh. Trường học, chợ búa được xây dựng, nông nghiệp phát triển
cùng nhiều sinh hoạt văn hóa nghệ thuật như sang tác thơ Nôm-Tày, hát lượn,
then… Năm 1886, Pháp từ Lạng Sơn sang đánh chiếm Cao Bằng, nhân dân
Cao Bằng lại nổi lên chống Pháp ở nhiều nơi. Sau khi Đảng cộng sản Việt
Nam ra đời và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp. Cao bằng trở thành căn
cứ địa cách mạng với nhiều sự kiện, dấu mốc lịch sử quan trọng và những
chiến công hiểm hách. Là nơi Bác sống và làm việc trong những ngày đầu
Bác về nước lãnh đạo cuộc kháng chiến. đây cũng là nơi thành lập đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân và là nơi mở màn chiến dịch biên giới,
đánh chiếm Đông Khê, góp phần quan trọng vào chiến thắng lịch sử. Sau
chiến dịch Biên Giới, Cao Bằng hoàn toàn được giải phóng.

3


Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cao Bằng không ngừng
đẩy mạnh tăng gia sản xuất và chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau ngày
đất nước thống nhất, nhân dân các tingr Cao BẰng tiếp tục phát huy truyền
thống cách mạng. nỗ lực phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, đất nước.
III. Tình hình kinh tế- xã hội.

1.Tình hình kinh tế
Đến nay kinh tế tồn tỉnh ngày càng phát triển , Cao Bằng là một tỉnh
biên giới nên có lợi thế lớn về giao lưu kinh tế-văn hóa với Trung Quốc. Cao
Bằng có 3 cửa khẩu chính, ngồi ra cịn nhiều cửa khẩu phụ, chợ biên giới, có
nguồn tài ngun khống sản, thủy điện phong phú, tiềm năng dồi dào cùng
khả năng phát triển các các vùng chun canh nơng-lâm nghiệp phát rộng lớn.
Ngày trước địng bào nơi đây cịn có phương thức canh tác lạc hậu,
dung sức trâu bò làm sức kéo; sử dụng phương tiện , nông cụ thô sơ, lạc hậu ,
đốt nương làm rẫy, du canh du cư. Nhưng ngày nay đã coa nhiều thay đổi
lớn, nền kinh tế nơi đây đang dần vươn lên với những phương tiện máy móc
kỹ thuật hiện đại , tiên tiến giúp người dân nơi đây phát triển kinh tế. nên đời
sống các da tộc này càng khởi sắc.
2.Tình hình xã hội.
Cao Bằng gồm có 13 huyện ,thi. Thành phó Cao Bằng là trung tâm
chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.Các huyện khác bao gồm: Hòa An,
Quảng Uyên ,Phục Hòa, Trà Lĩnh, Thạch An, Nuyên Bình, Bảo Lạc, Bỏ Lâm.
Trùng Khánh, HẠ Lang, Thông Nông, Hà Quảng.
Nơi đây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc khác nhau. Các dân tộc tiêu
biểu ở Cao Bằng như dân tộc Tày, Nùng, Dao , Mông, Lô Lô, Quý Châu…
Mỗi dân tộc thường sinh sống theo quần thể trên các vùng khác nhau, theo

4


đặc điểm cư trú, sinh hoạt của từng dân tộc, nên ở nơi đây có nền văn hóa hết
sức đa dạng, phong phú, độc đáo.
Trong đó, người Tày-Nùng chiếm số lượng đông nhất cả tỉnh, sống ở
hầu hết các huyện, có truyền thống văn hóa lâu đời. vì vậy trong bài viết này
hầu hết đề cập đến nền văn hóa của dân tộc này.
B. Những đặc điểm cơ bản về văn hóa của vùng.

Tất cả những đặc điểm về tự nhiên, lịch sử, xã hội của Cao Bằng
đã tác động đên văn hóa của vùng này, hình thành những nét cơ bản về văn
hóa, những hoạt động văn hóa của vùng. Gồm cả văn hóa vật chất và tinh thần
bao gồm cả nhũng hoạt động văn hóa tâm linh và giải trí.
I. Văn hóa vật chất
1.Nhà ở
Người tày ở Cao Bằng có hai loại nhà chính là nhà sàn và nhà đất. Nhà
sàn là dạng phổ biến. Vật liệu để làm nhà sàn thường làm bằng gỗ, mây, tre,
nứa lấy trên rừng. Khung nhà sàn được làm bằng gỗ phách, kháo, lim… Sàn
nhà và vách bao quanh nhà làm bằng tre, nứa, mái nhà được lợp bằng lá cọ tết
lại với nhau. Tuy được dựng từ những vật liệu đơn sơ nhưng nhà sàn của
người Tày rất vững chãi nhờ việc tạo tỷ lệ hợp lý trong kết cấu khung gỗ.
Trong nhà thường có từ 7 đến 9 hàng cột, mái nhà có độ dốc tương đối lớn tạo
điều kiện cho nước mưa thoát đi nhanh nhất. Trong nhà sàn, bếp được coi là
bộ phận quan trọng nhất. Bếp được đặt chính giữa ngơi nhà, ngồi việc phục
vụ đun nấu, bếp cịn là nơi sưởi ấm cho ngơi nhà, giữ cho mọi thứ được khô
ráo, là nơi mọi người quây quần sau một ngày làm việc vất vả. Bởi thế, bếp
rất gần gũi và thiêng liêng đối với mỗi người dân tộc Tày.

5


Bước vào một ngôi nhà sẽ thấy ngay cửa ra vào phía đầu hồi bên trái
được đặt một chiếc cầu thang, thường có 7, 9 hoặc 11 bậc. Người Tày quan
niệm nếu làm bậc thang là những số lẻ thì làm ăn sẽ tấn tới và mọi người
trong gia đình sẽ gặp nhiều may mắn. Nhà sàn thường có cửa chính và cửa
phụ, cửa chính được đặt ở cầu thang lên xuống, cửa phụ là nơi ra phía sàn
phơi. Trong ngơi nhà sàn, gác có thể tận dụng để chứa nông sản. Về mùa hè,
những phên nứa quanh nhà được chống lên để đón gió mát. Gầm nhà sàn
thường được dùng để công cụ lao động, máy tuốt lúa, củi đun. Nhà sàn

thường quay lưng lên núi, hướng mặt về phía có cảnh trí thiên nhiên thống
đạt. Ngơi nhà sàn thể hiện rõ phong tục tập quán, nền nếp trật tự trong gia
đình người Tày, phía gần cửa chính là nơi tiếp khách và diễn ra mọi hoạt động
của nam giới, phía sau bàn thờ dành cho phụ nữ. Buồng ngủ trong nhà sàn
người Tày được sắp xếp theo thứ tự: buồng con dâu cả ở gian đầu tiên rồi đến
buồng con dâu thứ, con gái nếu chưa lấy chồng thì ở gian cuối. Sàn nhà được
chia thành 2 phần, phần cao hơn được làm bằng những tấm gỗ dày dành cho
những người lớn tuổi, phần dưới làm bằng nứa dành cho phụ nữ và trẻ em.
Đây là một phong tục của người Tày trong ngôi nhà sàn tỏ sự tơn kính, lễ phép.
Nhà sàn của người Cao Bằng là một không gian tinh thần chứa đựng
những giá trị nhân sinh, tín ngưỡng, phong tục tập quán lâu đời. Do vậy cần
có biện pháp bảo tồn, phát huy những giá trị văn hố của ngơi nhà sàn truyền
thống cho các thế hệ mai sau.
2.Trang phục
Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt,
nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như khơng có hoa văn
trang trí. Ngun liệu chính để dệt thổ cẩm là sợi bông nhuộm chàm và tơ tằm
nhuộm màu.

6


Trang phục nam giới người Tày có quần chân què, đũng rộng, cạp lá
tọa, áo ngắn cũng may năm thân, cổ đứng. Nam cũng có áo dài như cái áo
ngắn kéo dài vạt xuống quá đầu gối. Ngoài ra, họ cịn có thêm áo 4 thân, đây
là loại áo xẻ ngực, cổ trịn cao, khơng cầu vai, xẻ tà, cài cúc vải và có hai túi
nhỏ ở phía trước.
Về trang phục nữ giới, đó là mặc áo cánh, áo dài năm thân, quần váy,
thắt lưng, khăn đội đầu, hài vải. Phụ nữ Tày còn thắt lưng bằng những tấm vải
chàm hay đũi dài khoảng hai sải tay làm tăng thêm vẻ duyên dáng nhất là với

thanh nữ. Trước đây phụ nữ mặc váy, nhưng gần đây phổ biến mặc quần; đó
là loại quần về nguyên tắc cắt may giống nam giới kích thước có phần hẹp
hơn. Khăn phụ nữ Tày cũng là loại khăn vuông màu chàm khi đội gập chéo
giống kiểu mỏ quạ của người Kinh.
Để sản xuất những bộ áo chàm hay khăn vấn đầu, người Tày tự sản
xuất vải hoặc mua vải tấm từ miền xuôi về cắt khâu thành bộ áo váy nữ và áo
dài nam. tiếp theo, dùng cây chàm lấy trên rừng ngâm nước cho ra màu xanh
đen. Dùng vôi đổ vào nước chàm khoắng để bột chàm lắng xuống đáy chậu
rồi tiếp tục lấy bột này khoắng với tro bếp đến khi nước chàm lên men đỏ thì
xong phần nước chàm. Lấy vải nhúng vào nhuộm rồi mang ra phơi, hôm sau
lại lặp lại động tác nhúng và phơi khô liên tục đến khi trang phục có màu đen
nhánh là được. Về cơ bản,hầu hết áo chàm đều khơng có hoa văn như trang
phục của các dân tộc thiểu số khác. Để bảo quản, người dân tộc gấp gọn vải
chàm hay trang phục chàm vào hịm, ướp lá hắc hương cho thơm.
Ngồi ra người Tày ở Cao Bằng còn tự dệt thổ cẩm. Không ai rõ nghề
dệt thổ cẩm của người dân tộc Tày có từ bao giờ, mà chỉ biết những tấm vải
thổ cẩm do chính họ dệt ra từ lâu đã nổi tiếng với những hoa văn đẹp mắt, sặc
sỡ, mang đậm sắc thái dân tộc. Quy trình dệt thổ cẩm hồn tồn thủ cơng và

7


chính đơi tay khéo léo và sự nhẫn nại của người phụ nữ Tày mà những tấm
thổ cẩm nên hình nên dạng vô cùng đặc sắc. Từ những tấm thổ cẩm tự tạo ấy
người phụ nữ Tày may thành mặt chăn, mặt địu, khăn trải giường và nhất là
những bộ trang phục đặc sắc của dân tộc. Ở Cao Bằng, nghề dệt thổ cẩm phát
triển mạnh ở xã Đào Ngạn, Phù Ngọc (huyện Hà Quảng) và khu vực thị trấn
Nước Hai (huyện Hồ An).
3. Ẩm thực.
Cao Bằng cịn là vùng đất với nhiều món ăn ngon, phong phú. Những

món ăn của vùng đất này mang hương vị đậm đà của núi rừng, của tình người
nồng ấm. Hầu hết nhũng món ăn thường xào bằng nhiều mỡ lợn. Các món ăn
chế biến từ thịt lợn như thịt lợn ướp bột gạo chua của Bảo Lâm, Bảo Lạc, thịt
nướng, chả cuốn mác mật Quảng Uyên rồi vịt quay, lợn sữa quay nhồi lá mác
mật vàng rộm. Người Cao Bằng đã khéo léo kết hợp nguồn gia vị thực phẩm
phong phú sẵn có của núi rừng tạo được nhiều món ngon đặc sắc như ong đất
xào măng, lẩu cá chua, xôi trám đen thơm ngậy, rêu đá Tầu Quầy xào, cốm
hạt dẻ, bánh khảo..
Bánh khảo Là loại bánh không thiu, không mốc, bánh khảo do những
thiếu nữ người Tày ở Cao Bằng làm ra trong dịp tết có thể để dành được vài
tháng. Có lẽ bánh khảo là món ăn cầu kỳ nhất, tốn nhiều cơng sức nhất trong
các món ăn truyền thống của dân tộc mà không phải ai cũng làm được. Để
làm được một chiếc bánh khảo phải trải qua rất nhiều công đoạn vất vả. .
Trước tiên phải chọn loại gạo tốt, hạt gạo tròn, mẩy và đãi sạch. Ngâm gạo
với nước ấm rồi vớt ra để ráo, sau đó rang gạo lên. Sau khi cho gạo rang vào
xay trong cối đá thật mịn, những cô gái Tày sẽ tiến hành ủ bột. Có hai cách ủ
là hạ thổ hoặc ủ với cây mía đường. Ủ trong vài ngày, đến khi bột ỉu là có thể
đem ra để làm bánh được . Tiếp đó sẽ nhào bột với đường phèn, đi phải dùng

8


chày để chà đi chà lại để trộn đều với đường để tạo độ kết dính, khi nắm một
nắm bột mà mà bột không tan ra là đã đạt yêu cầu.
Tiếp đó bột bánh được đổ vào một chiếc khn vuông vắn được ghép
bởi bốn mảnh gỗ phẳng. Đầu tiên ta rải đều một lớp bánh lên khuôn và cho
tiếp một lớp nhân thập cẩm gồm thịt, lạc, vừng… sau đó cho một lớp bột bánh
nữa. Tiếp đến, dùng mặt phẳng để là phẳng và ép bánh lại. Công đoạn này
cũng cần phải cẩn thận, không được nén chặt quá mà cũng khơng lỏng q,
việc này chỉ có những người làm lâu năm mới có thể ước chừng được. Sau

cùng là dùng dao để cắt bánh theo từng miếng một và dùng giấy màu để gói
lại thành từng phong vng vắn. Như vậy những chiếc bánh khảo có thể được
dâng lên bàn thờ tổ tiên trong ngày tết để thể hiện lòng biết ơn của con cháu
đối với tổ tiên, ông bà. Đó cũng là món quà quý giá đối với những con xa nhà,
những vị khách ghé thăm trong dịp tết đến.
Trong đời sống của người Tày, đặc biệt là người Tày Cao Bằng, rượu là
một nét văn hoá ẩm thực đặc sắc và gắn bó với cuộc sống của đồng bào từ lâu
đời. Rượu của người Tày được làm bằng ngun liệu là gạo, ngơ, khoai, sắn,
có khi bằng cả mật mía, chuối quả...Men dùng để ủ rượu thường làm từ các
loại lá rừng nên uống rất êm. Với người Tày, rượu là cách để chủ nhà thể hiện
lịng hiếu khách của mình. Dù quen hay lạ, trước khi bắt đầu một câu chuyện
bao giờ chủ nhà cũng mời rượu. Có thể nói rượu của người Tày như “miếng
trầu” để mở đầu câu chuyện của người Kinh. Điều đặc biệt trong các cuộc
rượu của người Tày đó là hiếm khi xảy ra hiện tượng quá chén dẫn đến mất tự
chủ, xô xát nhau mà thường kết thúc trong sự thân ái, vui vẻ. Rượu không thể
vắng mặt trong các sinh hoạt văn hoá cộng đồng của người Tày, nó gắn với
người Tày như một sự tất yếu. Trong các cuộc vui chung như lễ hội, thoảng
trong câu sli, câu lượn trao duyên của nh ững đôi trai gái hay trong những
điệu nhảy của các chàng trai Tày luôn phảng phất men say nồng của rượu.
9


II. Văn hóa tinh thần
1.

Các phong tục tập quán , tín ngưỡng của người Cao Bằng

1.1 Các phong tục tập quán
Đồng bào các dân tộc ở Cao Bằng có các phong tục, tập quán truyền
thống rất đặc trưng mà chúng ta cần tìm hiểu kỹ để tránh các điều kiêng kỵ

khi đến thăm làng bản, nhà của họ. Khi vào nhà, cần quan sát kỹ nếu thấy ở
cửa nhà, đầu cầu thang có cắm một cành lá xanh, đó là dấu hiệu không muốn
người lạ vào nhà.
Trong nhà, bàn thờ thường để ở giữa gian nhìn ra cửa chính, có nơi đặt
ở đầu hồi. Khách cần tránh đến gần, không đặt các vật dụng, không sờ tay lên
các đồ thờ cúng. Khi ngồi, không quay lưng vào nơi linh thiêng ấy, nhất là nữ
giới.
Người Nùng thường đặt ống hương ở ngoài sân đẻ cúng phi hang chàn
(ma gầm sàn). Người lạ khơng đến gần ống hương ấy.
Người Tày có tục thờ phi phíng phiầy (ma bếp lửa). Kiêng việc
to tiếng cãi lộn bên bếp lửa.
Trong dịp Tết nguyên đán, người Mông kiêng cầm dao, kéo giết,
mổ gia súc. Mọi người quan niệm rằng nếu khơng kiêng như vậy thì sẽ có
nhiều điều chẳng lành, khơng may xảy ra đối với gia đình mình. Người Dao
thường mời thầy cúng khấn vái trời đất, ơng bà, tổ tiên, cầu cho mưa thuận,
gió hồ, sinh sơi nảy nở. Đây là nghi lễ quan trọng. Trong thời gian làm lễ
(một ngày, một đêm) kiêng khơng cho người ngồi vào nhà.
Thường ở mỗi cánh đồng người ta lập một miếu thờ thần Nông,
người Tày gọi là Thiêng slấn. Thiêng slấn thường được dựng ở vạt rừng, có

10


nhiều cây cổ thụ, có mỏ nước. Đồng bào kiêng bẻ cành, chặt cây, làm ơ uế ở
gần Thiêng slấn.
Đó là nhũng phong tục tập quán truyền thống riêng biệt mà người dân
nơi đay cần bảo tồn, giữ gìn và phát huy.
1.2.

Các tín ngưỡng

Thờ cúng tổ tiên là nghi lễ tín ngưỡng duy nhất của người Tày.

Để duy trì tục thờ cúng tổ tiên thì phải có bàn thờ tổ tiên nên đã là người Tày
ở Cao Bằng thì nhà nào cũng có bàn thờ tổ tiên đặt ở gian giữa, nơi trang
trọng nhất trong nhà, thường ngang với xà nhà. Trên bàn thờ tổ tiên người
Tày đặt bát hương. Đằng sau các bát hương gọi là “chỗ ngồi” thường được
chép bằng chữ Nho trên nền giấy đỏ ghi lại lai lịch dịng họ, cơng lao xây đắp
của các bậc tiền bối, hoặc những lời giáo huấn khuyên răn con cháu ăn ở hiền
lành. Trong ngày mùng một và ngày rằm, chủ nhà thắp hương lên bàn thờ tổ
tiên. Nếu có điều kiện thì bày hoa quả, khơng thì dâng hai chén nước chè
ngon.
Trong ngày tết, ngày lễ, ngày giỗ, đón dâu, làm nhà mới, ngày đi xa,
ngày con cháu đi thi, đi học..., đều thắp hương báo cáo để tổ tiên phù hộ, độ
trì gặp điều may mắn. Đặc biệt, ngày 30 tết, chủ nhà thường là đàn ông làm
nhiệm vụ sửa sang bàn thờ, quét sạch bụi bẩn, đốt rơm lúa nếp sạch lấy tro bù
vào bát hương, cắm lại 1 - 3 chân hương và đặt vào chỗ cũ; lấy nước lá bưởi
lau rửa các đồ thờ. Rửa sạch khay, ấm chén rót nước chè đặt bên dưới mỗi
bát hương
Trước khi cúng phải thắp hương vào các bát, đặt vàng mã, tiền giấy và
quần áo giấy lên bàn thờ nhằm hiến tặng tiền, quần áo cho tổ tiên sử dụng
trong tết, đón năm mới .

11


.

Bàn thờ tổ tiên là nơi linh thiêng nhất trong nhà của người Tày,

tuyệt đối không ai được quay lưng lại phía bàn thờ. Trong làng xóm dẫu có

điều gì bất hịa, xung khắc có thể có vài lời nặng nhẹ với nhau nhưng tuyệt
đối không ai dám đụng chạm đến tổ tiên của nhau.
Tục thờ cúng tổ tiên là một truyền thống tốt đẹp góp phần giáo dục con
cháu luôn luôn ghi nhớ công lao dưỡng dục, xây đắp của các bậc tiền nhân;
răn dạy con cháu hãy giữ lấy nếp nhà. Tục thờ cúng tổ tiên của người Tày ở
Cao Bằng chứa đựng nhiều giá trị văn hóa đặc sắc làm phong phú kho tàng
phong tục tập quán của các dân tộc Việt Nam.
Văn hóa hát then trong cộng đồng Tày, các ông Then, Tào, Pụt, Mo là
những người có khả năng liên hệ với thần linh, tiếp cận với thế giới siêu
nhiên, là cầu nối giữa người trần với các đấng tự nhiên. Chính bởi đó họ có
vai trị hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh và tín ngưỡng của cộng
đồng. Then được hát trong hầu hết các nghi lễ, hội với nhiều đường Then
khác nhau tùy thuộc vào mục đích của lễ cúng. Ngồi phần thuộc lễ nghi, diễn
xướng then cịn có phần mang tính chất vui chơi mang đậm yếu tố sân khấu.
Ơng Then là người thuộc nhiều đường Then và có căn Then. Then của người
Tày mượn lời ca, tiếng đàn cùng chùm xóc nhạc dẫn đường đến với các đấng
siêu nhiên để thỉnh cầu hay cảm tạ.
Hát then trong các buổi cúng, tang ma, giải hạn, chữa bệnh… Ngồi ra
cịn với dạng hát vui như: Then vào nhà mới, Then chúc thơ, Then tảo mộ,
Then trong đám cưới..
Hát then trong sinh hoạt văn hoá thường nhật khi vui người ta mời then,
khi nhà có chuyện mời Then, người có bệnh mời Then, người hiếm muộn mời
Then, Then không thể thiếu trong đời sống tinh thần và tâm linh của người
Tày, nó đã trở thành một trong số tín ng ưỡng đặc thù của cộng đồng tộc

12


người này. Theo quan niệm của người Tày có ba tầng trời, mỗi Mường đều có
người sinh sống, trần sao âm vậy và họ tin khi tiếng đàn tính cùng lời Then

cất lên là lúc các ông Then đang bắt đầu cuộc hành trình với từng đường Then
dẫn quan quân đi khắp ba tầng trời. . Lời then khi thể hiện khát vọng một
cuộc sống ấm no, đầy đủ, câu hát rộn rã, tấp nập, hồ hởi, lạc quan, thấm vào
từng cá thể đang sống nơi trần thế. Có lời then an ủi linh hồn đã mất. về với
tổ tiên.Có lời then tạo niềm tin cho người bệnh, những người đang gặp hoạn
nạn khó khăn để vượt lên số phận, cải tạo số phận, là liều thuốc giúp họ vượt
qua mọi trở ngại bệnh tật để sống. Then gắn với đời sống tâm linh và tín
ngưỡng của người Tày, góp phần làm nên bản sắc văn hóa của cộng đồng Tày,
Nùng ở Cao Bằng.
2. Các lễ tết và lễ hội.
Ở Cao Bằng đặc trưng của nền sản xuất nông nghiệp, lúa nước. Nên
nơi đây là nơi quanh năm có nhiều lễ tết, lễ hội.
1.1. Lễ tết.
Tết Nguyên đán là Tết lớn nhất trong năm diễn ra từ ngày 30 tháng
Chạp năm cũ đến hết mùng 3 tháng Giêng âm lịch của năm mới. Người Tày
rất coi trọng ngày Tết cổ truyền này, ngay sau rằm tháng 7 âm lịch, bà con lo
chuẩn bị cho Tết Nguyên đán, vỗ lợn, thiến gà, may quần áo cho con trẻ.
Khơng khí Tết rộn ràng từ những ngày cuối năm, người ta sửa sang nhà cửa,
trang trí cành đào, cành mận, câu đối Tết trên bàn thờ tổ tiên và mổ lợn, thịt
gà, làm bánh chưng, chè lam, khẩu sli, thúc théc, mâm ngũ quả, vàng mã cho
đêm giao thừa. Cả nhà, ai cũng hồi hộp chờ đợi thời khắc giao thừa đang đến,
điểm lại thành quả năm qua và chuẩn bị bước vào năm mới; trên sàn ngoài
nhà, bà con cắm cây nêu. Khi bước sang thời khắc năm mới sau giao thừa,
người Tày có tục lệ đi lấy nước mới ở mỏ nước đầu làng hoặc sông, suối, ý

13


nói là bước khởi thủy năm mới tài lộc sẽ vào như nước, mọi sự trơi chảy,
thuận hịa quanh năm. Sang ngày mùng 1 Tết, mọi người trong nhà vui vẻ,

quây quần ăn cơm. Ngày đầu năm, nhà nào cũng mong có q nhân vía tốt
đến thăm, chúc Tết. Từ mùng 2 trở đi, mọi người thăm thân, chúc Tết vui vẻ,
đội kỳ lân đến từng làng chúc mừng, tổ chức tung còn, đánh yến, đánh sảng
cùng các trò chơi dân gian. Chiều mùng 3 hóa vàng, bẩm báo tổ tiên, kết thúc
Tết Nguyên đán. Đây là dịp con cháu, họ hàng về sum họp, hội ngộ đông vui
nhất, kể cả những người làm ăn ở nơi xa cũng về nhà đón Tết.
Tết đắp nọi, đồng bào tổ chức vào ngày cuối tháng Giêng âm lịch.
Người ta gói thêm bánh chưng, làm bánh xì chen để ăn Tết. Đắp nọi có nghĩa
là Ngun đán nhỏ, dành cho những ai vì bận việc nước, việc quân chưa về
hưởng Tết Nguyên đán. Cũng có ý là tiễn tháng Giêng qua, bước vào vụ mới.
Tết Thanh minh, còn gọi là Tết "Bươn slam, so slam", tức mùng 3
tháng Ba âm lịch hằng năm. Tết này, người ta làm xôi cẩm và xôi nhiều màu
sắc, thịt gà, lợn, hương hoa, giấy tiền đi tảo mộ, tỏ lịng thành kính tổ tiên,
những bậc tiền bối đã khuất. Thanh minh được mọi người quan tâm về quê
báo hiếu, "uống nước nhớ nguồn", cầu mong tiên tổ ban phước lành, giàu
sang, phú quý.
Tết Đoan ngọ, tổ chức ngày mùng 5 tháng Năm âm lịch, đó là Tết giết
sâu bọ, phòng trừ bệnh tật do sâu bọ gây ra. Người Tày làm bánh gio, rượu
nếp cái, ăn quả mận đầu mùa, tắm các loại lá đắng nên thuốc, như: Lá đào, lá
kim ngân để tránh rôm sảy, mẩn ngứa..., làm cho con người khỏe mạnh chống
chọi được thời tiết nắng gắt, khắc nghiệt của mùa hè.
Tết Khoăn vài (vía trâu), là Tết thu vía, trả cơng cho trâu, bị và trẻ em
mục đồng chăn thả coi sóc trâu, bò sau vụ mùa cày cấy vất vả mọi bề đã hoàn
thành. Tết Khoăn vài tổ chức vào ngày mùng 6 tháng Sáu âm lịch hằng năm.

14


Bà con làm xôi, bánh, bún, thịt gà, vịt cúng thần nơng xin trả lại vía cho trâu,
bị. Ngày ấy, con trẻ đi chăn thả trâu, bò, người lớn trong nhà gói cho bánh

trái, bún và những chiếc đùi vịt, đùi gà to béo ngậy để chúng ăn cùng nhau, có
ý động viên, khuyến khích mục đồng.
Tết Rằm tháng Bảy (Tết Trung nguyên), tổ chức vào ngày 15 tháng Bảy
âm lịch, là Tết lớn thứ 2 sau Tết Nguyên đán. Người Tày thịt vịt, làm bún,
bánh gai, bánh rợm để thờ cúng tổ tiên và các vong hồn không nơi chốn. Có
gia đình khá giả mổ hẳn con lợn để ăn hoặc chung nhau. Tết Rằm tháng Bảy
là dịp để các đôi vợ chồng, con cái mang theo lễ vật về thăm bên ngoại tỏ
lịng biết ơn ơng bà, các cụ ngoại.
Tết Trung thu, vào đêm 15 tháng Tám âm lịch, là dịp tổ chức vui chơi
cho thiếu nhi. Phẩm vật đặc trưng là bánh nướng, tiếng Tày là "pẻng hai"
(bánh trăng), bưởi, hồng. Mọi hoạt động vui chơi, rước đèn ông sao, đèn lồng,
phá cỗ đều diễn ra dưới ánh trăng rằm. Ngày này, người ta kiêng không ăn thịt
cá chép mà còn thả cá chép nhỏ để cho cá vọng nguyệt (ngắm trăng).
Tết mừng cơm mới (Tết Trùng cửu), tổ chức vào ngày 9 tháng Chín âm
lịch. Các món ăn đặc trưng là xơi trám đen, xơi đỗ, thịt gà, các loại cốm bằng
lúa nếp non đầu mùa.
Tết Trùng thập (ngày 10 tháng Mười âm lịch), tổ chức sau khi hoàn tất
mùa gặt, người ta làm bánh dày để ăn, có ý nghĩa rửa và trả cơng cái nhíp cắt
lúa.
Tết Đơng chí, đúng vào ngày đơng chí hằng năm, thời tiết giá lạnh,
người Tày làm bánh trơi, cịn gọi là phù nng (cóng phù), là thứ bột gạo nếp
nhào nước nặn thành viên tròn, thả xuống nồi nước đường phên sơi với vài lát
gừng. Bát cóng phù làm cho người ấm hẳn lên và dễ chịu trong tiết trời rét
buốt.
15


1.2. Lễ hội.
Lễ hội cũng là những di sản văn hoá phi vật thể mang mang bản sắc
riêng của văn hoá Cao Bằng. Hội đền chùa được tổ chức vào khoảng từ mùng

6 - 15 tháng giêng âm lịch hàng năm ở hầu hết các đền, chùa trong tỉnh (hội
đền Vua Lê, hội chùa Đà Quận, hội đền Kỳ Sầm, hội chùa Sùng Phúc,..); Lễ
hội mời mẹ trăng - của người Tày được tổ chức vào đầu xuân ở từng bản
người dân tộc; Lễ hội Lồng Tổng (xuống đồng) - của dân tộc Tày - Nùng để
mở mùa gieo trồng mới; Hội Thanh Minh tổ chức ở xã Phúc Sen huyện
Quảng Uyên; Hội Nàng Hai - tục cầu mùa được tổ chức ở huyện Phục Hoà và
Thạch An và hội Pháo hoa tổ chức vào mùng 2 tháng 2 âm lịch tại huyện
Quảng Uyên,...mỗi lễ hội đều có những nét độc đáo riêng, gắn liền với bản
sắc văn hoá dân tộc của từng địa phương từ lâu đã trở thành một hình thức
của sinh hoạt văn hố cộng đồng và đã trở thành một món ăn tinh thần khơng
thể thiếu của người dân nơi đây.
Lễ hội đền Kỳ Sầm: Đền Kỳ Sầm thờ Khâu Sầm Đại Vương Nùng Trí
Cao ở xã Tượng Cần, huyện Thạch Lâm nay là Bản Ngần, xã Vĩnh Quang,
huyện Hoà An, cách trung tâm thị xã Cao Bằng 5 km. Đền được xây dựng để
thờ danh nhân lịch sử Nùng Trí Cao, người dân tộc Tày, một nhân vật có liên
quan đến sự nghiệp giữ nước ở thời Lý (vua Lý Thái Tông thế kỷ XI). Nùng
Trí Cao là một thủ lĩnh địa phương cầm đầu cuộc nổi dậy ở vùng biên cương,
tự xưng là Nhân Huệ hồng đế. Ơng đã có một thời oanh liệt, đánh tan giặc
Tốnt xâm lược, tiến quân sang chiếm được 8 châu đất Quảng Đông, Quảng
Châu, lưu danh trong lịch sử, là niềm tự hào của người dân Cao Bằng. Ông
được triều Lý sắc phong “Kỳ Sầm đại vương”, triều Nguyễn sắc phong “Kỳ
Sầm biên tái, bảo quốc an dân, phúc thần”.

16


Hàng năm lễ hội được tổ chức vào ngày mồng 10 tháng giêng Âm lịch,
thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh đến trảy hội, vui xuân, với nhiều trị
chơi như: tung cịn, đấu vật, đấu võ, đá bóng, múa sư tử, múa rồng, múa lân…
Ở nhiều địa phương khác trong tỉnh, nhân dân cũng lập đền thờ ông. Tượng

người anh hùng dân tộc Nùng Trí Cao, tay cầm gươm tuốt trần ngồi trên chiến
mã như sẵn sàng chống lại sự nhịm ngó của người phương Bắc được người
dân vùng biên cương hương khói quanh năm để tỏ lịng ngưỡng mộ.
2.

Đám cưới của người Tày ở Cao Bằng

Đám cưới của người Tày Cao Bằng thường được tổ chức vào lúc chiều
tối (tầm 4 -5 giờ trở đi). Cưới vào giờ này không ảnh hưởng đến công việc
trong ngày của mọi người, người ở xa mấy cũng đến kịp. Hơn nữa, mọi người
sẽ có thời gian ở chơi lâu hơn. Tiệc cưới được chia làm hai tiệc. Tiệc thứ nhất
dành cho người lớn tuổi, bậc cha chú, anh em họ hàng. Tiệc thứ hai dành cho
nam nữ thanh niên, bạn bè gần xa của cô dâu chú rể. Tiệc này bắt đầu vào
khoảng 7-8 giờ đêm. Ăn uống xong, mọi người vẫn ở lại. Người lớn ngồi
uống nước, hàn huyên với gia chủ. Thanh niên, đám thì tổ chức lày cỏ (một
trị chơi như kiểu oẳn tù tì, người thua sẽ bị uống rượu phạt), đám thì bên trai
bên gái hát lượn với nhau. Cuộc vui ồn ã, kéo dài thâu đêm, mờ sáng mới tan.
Theo phong tục, mọi chi phí tổ chức đám cưới của nhà gái đều do nhà trai lo
liệu hết: tiền mặt, lợn, gà, gạo, rượu… Điều đó có ý nghĩa là nhà trai tỏ lịng
biết ơn, mong đền đáp phần nào công lao dưỡng dục của bố mẹ cơ gái. Nhà
gái sẽ trích ra một số tiền để sắm sửa tư trang, cho con gái làm của hồi mơn:
quần áo mới, vịng bạc, xà tích bạc, chăn màn thổ cẩm, chiếu hoa… và những
đồ gia dụng khác. Còn rượu, thịt, gạo nếp, gạo tẻ sẽ dùng làm cỗ để mời họ
hàng, làng xóm. Tất nhiên, hai bên gia đình có thể điều đình với nhau. Tùy
theo gia cảnh, nhà gái có thể địi ít hay địi nhiều. Có trường hợp, thấy nhà trai

17


điều kiện kinh tế không mấy dư dả, nhà gái chỉ địi một ít gọi là, cốt để tránh

tiếng là con mình theo khơng người ta.
Có một điều đặc biệt là lễ cưới cử hành xong, cô gái không ở lại nhà
chồng mà quay về nhà bố mẹ đẻ ngay đêm đó. Dù đêm đã khuya, chú rể và
đại diện nhà trai vẫn phải đưa cơ dâu và phái đồn nhà gái trở về. Nếu vì lý do
nào đó như đường sá quá xa xôi, không thể về ngay mà phải ở lại thì đêm đó
cơ dâu và các cơ gái phù dâu sẽ ngủ chung một phòng rồi sáng hơm sau về
sớm. Ngày thứ ba tính từ ngày cưới, chàng trai mới đi đón vợ về. Đêm đó mới
chính thức là đêm tân hôn của hai người. Tục gọi đó là lễ slam nâư (ba ngày) hiểu nơm na là lễ lại mặt.
Tày cịn có một phong tục đẹp khác. Đó là tục “khẩu lẩu” (gạo rượu).
Khi gia đình nào có đám cưới (cũng như những việc hiếu hỉ khác như : vào
nhà mới, thôi nôi, mừng thọ, ma chay…), ngoài số tiền phong bao như thường
lệ, nhiều người còn đem gạo và rượu đến. Mươi ống gạo, chục lít rượu, nhiều
ít tùy theo. Số gạo rượu đó được gia chủ ghi chép vào sổ cẩn thận. Để khi nào
nhà khác có việc, mình lại đi khẩu lẩu lại người ta. Đây là một hình thức giúp
đỡ lẫn nhau bằng hiện vật, đỡ phần nào chi phí cho gia chủ khi nhà có cơng
việc. Thập niên chín mươi trở về trước, khi kinh tế cịn khó khăn, đặc biệt là
vùng núi, vùng đồng bào dân tộc, thì việc làm đó thật có ý nghĩa. Nó thể hiện
tính cộng đồng rất cao của cư dân nơi đây.
Cùng với sự phát triển xã hội, nhiều tập tục cưới xin của người Tày ở
Cao Bằng cũng có sự thay đổi, khơng cịn như xưa nữa. Tày cịn có một
phong tục đẹp khác. Đó là tục “khẩu lẩu” (gạo rượu). Khi gia đình nào có
đám cưới (cũng như những việc hiếu hỉ khác như : vào nhà mới, thôi nôi,
mừng thọ, ma chay…), ngồi số tiền phong bao như thường lệ, nhiều người
cịn đem gạo và rượu đến. Mươi ống gạo, chục lít rượu, nhiều ít tùy theo. Số

18


gạo rượu đó được gia chủ ghi chép vào sổ cẩn thận. Để khi nào nhà khác có
việc, mình lại đi khẩu lẩu lại người ta. Đây là một hình thức giúp đỡ lẫn nhau

bằng hiện vật, đỡ phần nào chi phí cho gia chủ khi nhà có cơng việc. Thập
niên chín mươi trở về trước, khi kinh tế cịn khó khăn, đặc biệt là vùng núi,
vùng đồng bào dân tộc, thì việc làm đó thật có ý nghĩa. Nó thể hiện tính cộng
đồng rất cao của cư dân nơi đây.
3. Việc ma chay của người Tày.
Trong việc ma chay, cơ bản những nghi lễ trong tang ma cưa người Tày
giống người Kinh. Người Tày quan niệm, người chết linh hồn tiếp tục sống ở
thế giới bên kia. Khi có cha hoạc mẹ ốm nặng khó qua khỏi, con cháu chuẩn
bị quan tài. Lúc người ốm sắp hấp hối, nếu còn tỉnh táo thường dặn dò con
cháu lần cuối những cơng việc quan trọng trong gia đình. Khi ngưởi than tắt
thở, họ lấy vài hạt gạo hoặc đồng xu,vàng bỏ vào miệng người đã mất. Sau đó
tắm rửa bằng nước thơm, thay quần áo cho người chết, cắt cử người lo tang,
thông báo cho họ hang gần xa.
Sau khi chọn được giờ tốt. con cháu, an hem, họ hàng tùy theo mức độ
quan hệ mà mặc đồ tang ( con trai, con gái, con dâu mặc áo xô gai, quàng sợi
dây chuối, con trai đội mũ rơm, con gái, con dâu qng khăn xơ, các chắt
quấn khăn vàng). Sau đó tiến hành liệm bằng vải trắng. Từ đây con cháu mới
được khóc. Trước khi đưa thi hài vào quan tài phải nhờ thầy Tào làm lễ yểm
bùa. Sau đó đóng đinh, gắn sơn và đặt linh cữa ở gian giữa, lập bàn thờ để họ
hàng, làng xóm, bạn bè đến phúng viếng. Con gái, con dâu, các cháu ở hai
bên quan tài khóc lóc, kể cơng ơn cha mẹ.Con

trai trưởng đứng trước linh

cữa để đáp lễ người phúng viếng. Khi đưa đám, con trai mặc đồ tang, gậy tre.
Trong quá trìn làm lễ, những người trong làng đến giúp, góp gạo, góp củi giúp

19



người nhà có việc đỡ một phần chi phí và cũng thể hiện tinh thần đồn kết
xóm làng.
Những người đi đám ma về không được vào gần con, các con vật vừa
mới sinh. Trước khi vào nhà phải lấy lá bưởi về vị nát để con ma khơng bám
theo nữa.
4. Các hoạt động du lịch
Các hoạt động du lịch ở Cao Bằng cũng rất sôi nổi với nhiều danh lam
thắng cảnh và các di tíc lịch sử nổi tiếng.
Cao Bằng, miền đất địa đầu Tổ quốc , nơi có truyền thống lịch sử và
văn hoá rất đáng tự hào và trân trọng Lịch sử truyền thống của Cao Bằng gắn
liền lịch sử truyền thống dân tộc Việt Nam từ những ngày đầu dựng nước và
giữ nước.
Nhắc đến Cao Bằng là nói đến nhiều địa danh ghi dấu cho một thời kỳ
lịch sử oai hùng: Pác Bó, Rừng Trần Hưng Đạo, Đông Khê, Lam Sơn…đã trở
thành nguồn cảm hứng sáng tạo cho thi, ca, nhạc, hoạ. Những chiến sĩ năm
xưa, thế hệ trẻ hôm nay coi Cao Bằng là cội nguồn cách mạng. Đến với Cao
Bằng là hành hương về cội nguồn, thăm lại những khu di tích lịch sử của đất
nước, tìm hiểu về một quá trình lịch sử anh dũng, hào hùng của dân tộc.
Pác Bó – Cao Bằng, nơi đầu tiên được Bác chọn về nước để lãnh đạo
cách mạng Việt Nam sau 30 năm ra đi tìm đường cứu nước và hoạt động ở
nước ngoài. Bác Hồ sống, làm việc và vạch ra con đường lãnh đạo cách mạng
Việt Nam tại đây. Suối Lê-nin, núi Các Mác với non xanh nước biếc ẩn hiện
trong sương mờ khiến lịng người bâng khng, lưu luyến... Có cột mốc 108
và cây si già như chứng tích lịch sử chứng kiến giây phút đầu tiên Bác trở về
Tổ quốc sau 30 năm xa cách. Ở lưng chừng núi, hang Cốc Bó đã từng là nơi
ở của Người. Xa xa, bên bờ suối là chiếc “bàn đá chông chênh” nơi Bác ngồi
20


“dịch sử Đảng”.... .Những kỷ vật đơn sơ, giản dị mà Bác đã từng dùng, từ

chiếc máy chữ, chiếc làn mây cũ, đến đôi dép cao su giản dị...ở Nhà trưng bày
khu di tích Pác Bó đều trở nên thiêng liêng, nhắc nhở chúng ta nhớ về những
trang sử vĩ đại của dân tộc.
Non nước Cao Bằng như một bức tranh thủy mặc khổng lồ của người
họa sĩ thiên nhiên khống đạt với núi với sơng, với hồ với thác. Thác Bản
Giốc, Hồ Thang hen, Hồ Khuổi Lái, những hang động có nguyên vẻ hoang sơ
(Ngườm Ngao, Ngườm Sập…) được đánh giá là đẹp vào bậc nhất ở Đông
Nam Á.
Vẻ đẹp thiên nhiên tuyệt mỹ, phong cảnh núi non hùng vĩ cùng nhiều di
tích lịch sử nổi tiếng và những nét sinh hoạt văn hoá đa dạng, đậm đà bản đã
khiến Cao Bằng trở thành điểm du lịch hấp dẫn, điểm đến của du khách trong
và ngoài nước. Đây là một tiềm năng có giá trị lớn, là động lực cho nền kinh
tế ở nơi đây phát triển hơn, làm cho cuộc sống của người dân Cao Bằng no
đủ, hạnh phúc hơn.
Trong xu hướng phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, để gìn giữ bản sắc
văn hóa của dân tộc Tày cùng các dân tộc anh em khác như giữ lại được
những trang phục cổ truyền, sinh hoạt văn hóa trong đám cưới, ma chay, lễ
hội là điều khơng phải dễ dàng. Cần có những biện pháp bảo tồn và phát huy
những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của người dân ở nơi đây. Nguoif dân
phải có ý thức giữ gìn và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có như vậy mới tránh
được tình trạng mất đi bản sắc văn hóa dân tộc mình, phát triển nhũng cái sẵn
có thành thế mạnh của vùng, là bộ mặt, là diện mạo của cả tỉnh Cao Bằng.

21



×