Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tuần 31. Thực hành các phép tu từ: phép điệp và phép đối.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.77 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

Người soạn: Nguyễn Thị Quỳnh


Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Vân
Ngày soạn: 02/03/2018


Lớp dạy: ………….Trường: THPT Hàn Thuyên
Tiết 90 – Tiếng Việt


<b>THỰC HÀNH CÁC PHÉP TU TỪ PHÉP ĐIỆP VÀ PHÉP ĐỐI</b>
<b> I. MỤC TIÊU BÀI HỌC</b>


Giúp học sinh:
<b>1. Kiến thức</b>


- Củng cố và nâng cao kiến thức về phép điệp và phép đối trong việc sử dụng
tiếng Việt.


- Kiến thức về phép điệp: phép tu từ lặp lại một số yếu tố ngôn trong văn bản (âm,
vần, từ, ngữ, câu, nhịp, kết cấu ngữ pháp, ..,) nhằm nhấn mạnh hoặc bộc lộ cảm
xúc, hoặc tạo nên tính hình tượng cho ngơn ngữ nghệ thuật.


- Kiến thức về phép đối: phép sắp xếp từ ngữ, cụm từ, câu văn sao cho cân xứng
nhau về âm thanh, nhịp điệu, về đặc điểm ngữ pháp và ngữ nghĩa nhằm mục đích
tạo ra một vẻ đẹp hoàn chỉnh, hài hòa trong diễn đạt, phục vụ cho một ý đồ nghệ
thuật nhất định.


<b>2. Kĩ năng</b>


- Có kỹ năng nhận diện, phân tích cấu tạo và tác dụng của hai phép tu từ trên và có
khả năng sử dụng được các phép tu từ đó khi cần thiết.



- Cảm thụ, lĩnh hội và phân tích hiệu quả nghệ thuật của phép điệp và phép đối.
<b>3. Thái độ</b>


Thấy được vẻ đẹp của tiếng Việt để u q, tơn trọng và giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt.


<b>4. Năng lực</b>


- Năng lực thu thập thông tin


- Năng lực phân tích, trình bày 1 vấn đề


- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận nhóm
<b>II. Phương pháp và phương tiện dạy học</b>
1. Phương pháp dạy học


Diễn giảng, vấn đáp, gợi mở, nêu vấn đề, tích hợp, thảo luận nhóm.
2. Phương tiện và đồ dùng học tập


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

- Học sinh: sách giáo khoa, vở ghi, các đồ dùng học tập cần thiết.
<b>III. Tiến trình dạy học</b>


<b>1. Ổn định tổ chức: kiểm tra sĩ số, trang phục, bàn ghế, rác bẩn, thái độ của HS. </b>
(1p)


2. Kiểm tra bài cũ: (3p)


Thế nào là ngôn ngữ nghệ thuật? Những đặc trưng của ngôn ngữ nghệ thuật được
thể hiện như thế nào trong bài thơ “Bánh trôi nước” ?



<b>3. Giới thiệu bài mới</b>


Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta rất phong phú và giàu có. Điều đó có được là
nhờ đến sự hài hịa của thanh điệu, từ địa phương… và khơng thể không kể đến là
việc sử dụng các biện pháp tu từ. Chính các biện pháp tu từ đã làm cho câu văn,
câu thơ thêm đẹp, giàu hình ảnh và gợi nhiều liên tưởng cho độc giả. Hai biện pháp
tu từ chúng ta thường gặp trong giao tiếp hằng ngày, đặc biệt trong văn chương
nghệ thuật (ca dao) là phép điệp và phép đối. Ngày hôm nay cô và cả lớp sẽ có một
tiết thực hành về hai phép tu từ này.


<b>Hoạt động 1: KHỞI ĐỘNG</b>


GV giúp HS gợi nhớ kiến thức đã học thơng qua trị chơi : Ai nhanh hơn. GV
đưa ra cho HS 6 ngữ liệu, nhiệm vụ của HS là suy nghĩ rồi sắp xếp theo đúng kiểu
điệp mà các em đã được học ở chương trình THCS. (Điệp âm đầu, điệp vần, điệp
thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc)


<i>1. Anh đi anh nhớ quê nhà</i>


<i>Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương</i>
<i>Nhớ ai dãi nắng dầm sương</i>


<i>Nhớ ai tát nước bên đường hơm nao.</i>


(Ca dao)
<i>2. Thơng reo bờ suối rì rào</i>


<i>Chim chiều chiu chít ai nào kêu ai.</i>


(Tố Hữu)


<i>3. Mai về miền Nam, thương trào nước mắt.</i>
<i>Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác.</i>
<i>Muốn làm đố hoa toả hương đâu đây.</i>
<i>Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.</i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<i>4. Hạt gạo làng ta</i>
<i>Có vị phù sa</i>


<i>Của sơng Kinh Thầy</i>
<i>Có hương sen thơm</i>
<i>Trong hồ nước đầy</i>
<i>Có lời mẹ hát</i>


<i>Ngọt bùi đắng cay…</i>


(Trần Đăng Khoa)
<i>5. Tôi yêu người Việt Nam này</i>


<i>Cả trong câu hát ca dao</i>
<i>Tôi yêu người Việt Nam này</i>
<i>Cười vui để quên đớn đau</i>
<i>Tôi yêu người Việt Nam này</i>
<i>Mẹ ơi con mãi không quên</i>
<i>Ngàn nụ hôn trong tim</i>


<i>Dành tặng quê hương Việt Nam</i>


(Phương Uyên)
<i>6. Trời xanh đây là của chúng ta</i>



<i>Núi rừng đây là của chúng ta.</i>


(Nguyễn Đình Thi)
<b>2. Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC</b>


<b>HOẠT ĐỘNG CỦA GV</b> <b>HOẠT ĐỘNG</b>


<b>CỦA HS</b> <b>NỘI DUNG CẦN ĐẠT</b>


<b>Nhiệm vụ 1: GV </b>
<b>HƯỚNG DẪN HS </b>
<b>LUYỆN TẬP VỀ PHÉP</b>
<b>ĐIỆP (ĐIỆP NGỮ)</b>
GV cho HS thảo luận
nhóm: chia lớp làm 2
nhóm tìm hiểu các ngữ
liệu trong SGK


<b>Nhóm 1: tìm hiểu ngữ </b>
liệu (1) và thực hiện


- HS cùng nhau thảo
luận theo nhóm lần
lượt các câu hỏi.
- Đại diện nhóm 1
lên trình bày.


<b>I. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐIỆP </b>
<b>(ĐIỆP NGỮ)</b>



<b>1. Tìm hiểu ngữ liệu</b>
Ngữ liệu 1


+ Khi thay thế câu thơ sẽ có sự
thay đởi:


Việc thay đởi hình ảnh : nụ -> hoa
=> ý thay đởi


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

nhiệm vụ


? : Nếu thay thế “nụ tầm
xuân” bằng “hoa tầm
xuân” hay hoa cây
này”… thì câu thơ như
thế nào?


? : Việc thay đổi có gợi
hình ảnh người con gái
hay khơng?


GV : Việc lặp lại ngữ liệu
hai câu cuối thể hiện điều
gì? Nếu khơng lặp lại thì
ý của bài có rõ hay
không?


Làm rõ hoàn cảnh của cô
gái: nhấn mạnh tình thế
phụ thuộc ; sự lặp lại này


âm vang cái day dứt, tiếc
nuối đến xót xa của nhân
vật


+ Khơng lặp lại thì chưa
rõ ý, khơng thể thốt ý
được.


+ Cách lặp lại khơng
giống nhau : “Nụ tầm
xuân” nói sự phát triển
của sự vật, sự việc theo
quy luật. Còn cách lặp lại
này tơ đậm bi kịch của
tình thế “mắc câu và vào


- HS cùng nhau thảo
luận theo nhóm lần


- nhịp điệu, âm thanh thay đởi
<b>=> Nói tới hoa là chỉ chung người </b>
con gái. Nói tới nụ là khẳng định
người con gái ở độ t̉i trăng trịn,
ở tuổi đẹp nhất. “Nụ tầm xuân nở
ra xanh biếc”, nụ nở thành hoa =>
hình ảnh người con gái đi lấy
chồng, hoa tàn => không thể thay
thế được.


+ Lặp lại hai câu “chim vào lồng,


cá cắn câu”


- nhấn mạnh ý nghĩa : hoàn cảnh
khơng lối thốt của cơ gái


- Tạo cảm xúc : buồn, xót xa.
=> “nụ tầm xuân”, “chim vào
lồng”, “cá mắc câu” là phép điệp tu
từ.


Ngữ liệu 2


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

lồng”.
<b>Nhóm 2 : </b>


? : Việc lặp lại các từ có ý
nghĩa gi? Đó có phải là
phép điệp tu từ hay
không?


? : Từ VD trên kết hợp
với bài học Điệp ngữ đã
học trong chương trình
ngữ văn 7, em hãy phát
biểu định nghĩa về điệp
ngữ?


GV phân biệt cho HS
phép điệp tu từ và phép
điệp không phải tu từ,


phép lặp.


- Giống : đều là việc lặp


lượt các câu hỏi.
- Đại diện nhóm 2
lên trình bày.


HS suy nghĩ, phát
biểu


HS suy nghĩ, đại
diện nhóm trả lời


người trong các mối quan hệ.
+ Có… có: khẳng định sự kiên trì,
bền bỉ thì có ngày thành đạt.


+ Vì… vì: khẳng định, nhấn mạnh
đạo lý làm người.


- Các từ được lặp lại: “gần, thì, có,
vì”.


* Tác dụng : để nhấn mạnh hay để
so sánh, khơng gợi hình ảnh và
biểu cảm


=> Là lặp từ, không phải điệp tu từ.
<b>2. Kết luận</b>



<b>a. Định nghĩa</b>


Phép điệp là biện pháp tu từ lặp lại
một yếu tố diễn đạt (vần, nhịp, từ,
cụm từ, câu)


=> Tác dụng: nhằm nhấn mạnh,
biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa, có
khả năng gợi hình tượng nghệ
thuật.


<b>b. Phân loại</b>


+ Theo các yếu tố điệp: điệp thanh,
điệp từ, điệp ngữ, điệp câu, điệp
cấu trúc…


+ Theo vị trí điệp : điệp đầu câu,
điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối
tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp
ngữ vòng)


<b>c. Chú ý</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

lại một yếu tố diễn đạt
- Khác :


+ Phép điệp tu từ có tác
dụng nhấn mạnh, gợi


hình tượng nghệ thuật,
liên tưởng cho người đọc.
+ Phép điệp không phải
tu từ chỉ cốt làm rõ ý
nghĩa, liệt kê nhưng
khơng có giá trị tu từ.
+ Phép lặp là một phương
thức liên kết trong văn
bản nhằm duy trì và phát
triển chủ đề.


+ Lặp từ là lỗi dung từ do
bí từ, diễn đạt lủng củng
làm câu văn rườm rà,
khơng thốt ý.


<b>Lụn tập: GV u cầu </b>
HS tìm các ví dụ về phép
điệp (T125)


<b>Nhiệm vụ 2: GV </b>
<b>HƯỚNG DẪN HS </b>
<b>LUYỆN TẬP VỀ PHÉP</b>
<b>ĐỐI</b>


GV : Ngữ liệu (1), (2) các
sắp xếp từ ngữ có gì đặc
biệt? Tác dụng?


GV gợi ý : (về tiếng,


thanh điệu, từ loại, nghĩa)
=> Sự sắp xếp từ ngữ tạo
nên sự đối xứng giữa 2 vế
của mỗi câu.


- Từ ngữ ở mỗi vế đối


HS nhớ lại kiến thức
và việc phân tích của
GV trả lời


HS về nhà làm.


HS theo dõi SGK,
suy nghĩ và trả lời
nhanh


<b>II. LUYỆN TẬP VỀ PHÉP ĐỐI </b>
<b>Tìm hiểu ngữ liệu</b>


<b>* Ngữ liệu (1) và (2)</b>


- Phép đối diễn ra trong 1 câu
- Mỗi câu bao gồm 2 vế, các vế đó
đối nhau về số tiếng (3/3, 6/6)
- Về từ loại của mỗi từ : (chim/
người, tở/ tơng, đói/ rách, sạch/
thơm…)


- Về nghĩa của mỗi từ : (tổ, tông ;


sạch, thơm ; nên, vững=> cùng
trường từ vựng)


- Kết cấu ngữ pháp : lặp lại kết cấu
ngữ pháp của mỗi vế


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

xứng nhau về số lượng
tiếng (3/3, 6/6, 7/7), đối
xứng nh


au về từ loại (danh từ/
danh từ, động từ/ động từ,
tính từ/ tính từ, phụ từ/
phụ từ), đói xứng về
nghĩa, kết cấu ngữ pháp.
? : Trong ngữ liệu (3), (4)
có những cách đối khác
nhau như thế nào?
GV cho HS chơi trò
chơi : Tìm vế đối tương
ứng


GV chia lớp ra thành 2
đội thi


Mỗi đội được quyền lựa
chọn 5 phiếu câu hỏi
tương ứng với 5 vế đối
Nhiệm vụ của đội chơi
còn lại là suy nghĩ và đối


lại vế đối còn thiếu.
- GV cho HS tự nghĩ
hoặc sưu tầm các phép
đối thường gặp trong giao
tiếp hàng ngày.


? : Phép đối là gì?


HS cử đại diện đội
theo từng cặp thi đấu


HS suy nghĩ, phát
biểu


- Ngữ liệu 3 có đối về từ loại giữa
các vế của một dịng thơ.


- Ngữ liệu 4 có đối về từ loại giữa
hai dòng thơ: dòng trên đối với
dịng dưới


<b>c. Ví dụ về phép đối:</b>


<b>- Hịch tướng sĩ (Trần Hưng Đạo)</b>
- Đại cáo bình Ngơ (Ngũn Trãi)
- Truyện Kiều (Nguyễn Du)


- Các bài thơ Đường luật…


<b>2. Kết luận</b>


<b>a. Định nghĩa</b>


Phép đối là cách sử dụng từ ngữ
tạo nên sự cân xứng về cấu trúc,
hài hoà về âm thanh, nhịp điệu…
tạo nên nét nghĩa tương phản hoặc
tương đồng nhằm nhấn mạnh một
nội dung nào đó.


<b>b. Đặc điểm</b>


+ Về lời : Số lượng âm tiết của hai
vế đối phải bằng nhau.


+ Về thanh : có thanh trái nhau về
bằng – trắc.


</div>
<span class='text_page_counter'>(8)</span><div class='page_container' data-page=8>

? : Phân tích thêm về đặc
điểm và tác dụng của
phép đối giúp hs hiểu rõ
hơn.


GV hướng dẫn HS làm
các bài tập trong SGK


? : Em có nhận xét gì về
phép đối trong câu tục


HS suy nghĩ, phát
biểu



HS suy nghĩ, trả lời


đối với danh từ, động từ - tính từ
đối với động từ - tính từ).


+ Về nghĩa : Các từ đối nhau hoặc
phải trái nghĩa với nhau, hoặc phải
cùng trường nghĩa với nhau, hoặc
phải đồng nghĩa với nhau để gây
hiệu quả bổ sung, hoàn chỉnh về
nghĩa.


<b>Tác dụng :</b>


+ Gợi sự phong phú về ý nghĩa
(tương đồng và tương phản).
+ Tạo ra sự hài hoà về thanh.
+ Tạo ra sự hoàn chỉnh và dễ nhớ.
<b>3. Bài tập</b>


* Thuốc đắng dã tật, sự thật mất
lòng.


-> Đối thanh : tật/ lòng (trắc/
bằng).


* Bán anh em xa, mua láng giềng
gần.



-> Đối nghĩa : Bán/mua; xa/gần;
anh em/láng giềng.


=> Cách xếp đặt từ ngữ, cụm từ,
câu ở vị trí cân xứng nhau tạo hiệu
quả giống nhau hoặc trái ngược
nhau gợi ra một vẻ đẹp hoàn
chỉnh, hài hoà trong diễn đạt ý
nghĩa.


- Phép đối trong câu tục ngữ


thường phục vụ cho sự so sánh, đối
chiếu để khẳng định những kinh
nghiệm, những bài học về cuộc
sống xã hội hay hiện tượng tự
nhiên.


</div>
<span class='text_page_counter'>(9)</span><div class='page_container' data-page=9>

ngữ?


GV: Vì sao tục ngữ ngắn
gọn mà khái quát được
hiện tượng rộng lớn,
người không học cũng
nhớ, không cố lưu lại vẫn
được lưu truyền?


GV hướng dẫn học sinh
luyện tập chung.



<b>Bài tập: Tìm và phân </b>
tích biện pháp tu từ (điệp,
đối) trong 4 câu sau:
<b>Cùng trông lại mà cùng </b>
<b>chẳng thấy </b>


<b>Thấy xanh xanh những </b>
<b>mấy ngàn dâu</b>


<b>Ngàn dâu xanh ngắt </b>
<b>một màu </b>


<b>Lòng chàng ý thiếp ai </b>
<b>sầu hơn ai?</b>


GV giao nhiệm vụ cho
HS: tổng kết bài học bằng
sơ đồ tư duy.


kiện để nêu những nhận định khái
quát trong một khuôn khổ ngắn
gọn, cô đọng.


- Phép đối trong tục ngữ thường đi
đôi với vần, nhịp, phép điệp từ ngữ
và kết cấu ngữ pháp -> tục ngữ dể
nhớ, dễ thuộc.


<b>III. Luyện tập chung</b>
<b>* Các biện pháp tu từ:</b>



+ Phép đối: Cùng trông lại/Cùng
chẳng thấy.


+ Điệp từ, điệp ngữ: Cùng, thấy,
ngàn dâu.


+ Phép ẩn dụ: Ngàn dâu xanh ngắt.
+ Câu hỏi tu từ: Lòng chàng ý
thiếp ai sầu hơn ai?


<b>- Tác dụng :</b>


+ Phép đối: Thể hiện sự ngóng
trơng, nhớ thương của người chinh
phụ.


+ Điệp ngữ chuyển tiếp: Thấy,
<i>ngàn dâu làm cho câu thơ liền </i>
mạch, làm nổi bật nỗi sầu, nỗi buồn
li biệt diễn ra triền miên không
nguôi diễn ra trong tâm hồn người
chinh phụ.


+ Câu hỏi tu từ: Cực tả nỗi buồn
của nàng chinh phục trong sự trơng
ngóng nhớ


thương.



IV. Củng cố và dặn dị
<b>1. Củng cố: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(10)</span><div class='page_container' data-page=10>

A. Đồng Đăng có phố Kì Lừa,


Có nàng Tơ Thị, có chùa Tam Thanh.
(Ca dao)
B. Lặn lội thân cò khi quãng vắng,


Eo sèo mặt nước b̉i đị đơng.


(Tú Xương)
C. Cóc chết bỏ nhái mồ cơi,


Chẫu ngồi chẫu khóc: Chàng ơi là chàng!
Ễnh ương đánh lệnh đã vang!


Tiền đâu mà trả nợ làng ngoé ơi!


(Ca dao)
D. A và B đều chứa phép điệp.


Câu 2 : Đoạn thơ nào sau đây chứa phép đối ? (B)
A. Cơ bé nhà bên có ai ngờ


Cũng vào du kích


Hơm gặp tơi vẫn cười khúc khích


Mắt đen trịn (thương thương q đi thơi)


(Giang Nam)
B. Sớm trơng mặt đất thương núi xanh


Chiều vọng chân mây nhớ tím trời


(Xuân Diệu)
C. Ở đây sương khói mờ nhân ảnh


Ai biết tình ai có đậm đà


(Hàn Mạc Tử)
D. Về thăm nhà Bác làng Sen


Có hàng râm bụt thắp lên lửa hổng


( Nguyễn Duy)


<b>2. Dặn dị: </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(11)</span><div class='page_container' data-page=11>

<b>Trị chơi: Tìm vế đối tương ứng</b>


<b>1.</b> Trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa.
<b>2.</b> Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,


<b> Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.</b>


<b>3.</b> Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.
<b>4.</b> Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,


<b> Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.</b>


<b>5.</b> Ao sâu nước cả khôn chài cá,


Vườn rộng rào thưa khó đuổi gà.


</div>

<!--links-->

×