Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Giao tiếp trong kinh doanh - KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH TRONG KINH DOANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (375.29 KB, 23 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH
ĐỀ TÀI:
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
TRONG KINH DOANH
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : ThS. PHẠM THỊ TRÂM ANH
LỚP : 11DKQ2
SINH VIÊN THỰC HIỆN :
1. NGUYỄN DUNG MẪN NGỌC
2. NGUYỄN THỊ HỒNG ĐÀO
3. TRẦN THỊ NGỌC DUYÊN
4. LƯU HẢI KIM QUYÊN
5. NGUYỄN TRỌNG NGHĨA
6. HÀ MINH TRUNG
NỘI DUNG THUYẾT TRÌNH
I. Giai đoạn chuẩn bị
1. Nội dung:
1.1 Xác định mục đích, tìm hiểu người nghe, chọn chủ đề và đánh giá bản thân
1.1.1 Mục đích của buổi thuyết trình
1.1.2 Tìm hiểu người nghe
1.1.3 Chủ đề của buổi thuyết trình
1.1.4 Đánh giá bản thân
1.2 Phân tích nội dung, thu thập thông tin
1.2.1 Phân tích nội dung
1.2.2 Thu thập thông tin
1.3 Lập đề cương, xây dựng bài thuyết trình
1.3.1 Lập đề cương


1.3.2 Xây dựng bài thuyết trình
1.4 Lập kịch bản và lựa chọn phương pháp thuyết trình
1.5 Hoàn thiện nội dung bài thuyết trình
2. Về hình thức
2.1Không gian
2.2 Thời gian
2.3 Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ
2.4 Ngoại hình
3. Thuyết trình thử
3.1 Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ
3.2 Yếu tô khác
3.3 Lập kế hoạch về chương trình luyện tập và diễn tập
II. Giai đoạn thuyết trình
1. Mở bài
1.1 Mục tiêu cần đạt
1.2 Kỹ năng cần thiết cho một mở đầu ấn tượng
2. Thân bài
2.1 Mục tiêu cần đạt
2.2 Kỹ năng cần thiết
2.2.1 Kỹ năng nói
2.2.2 Thêm chất hài hước
2.2.3 Ngôn ngữ cơ thê
2.3 Các nguyên tắc cần tuân theo
a. Giới hạn các điểm chính
b. KISS
3. Kết bài.
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
I. GIAI ĐOẠN CHUẨN BỊ
1. Về nội dung
1.1. Xác định mục đích, tìm hiểu người nghe, chọn chủ đề và đánh giá bản thân.

1.1.1. Mục đích của buổi thuyết trình:
Là cơ sở để đề ra mục tiêu. Mục tiêu cần phải cụ thể để có thể đánh giá được mức độ thành
công của bài thuyết trình. Xác định mục đích có ý nghĩa định hướng với nội dung của bài thuyết
trình.
+ Cung cấp thông tin cho người nghe.
+ Thuyết phục người nghe.
+ Hay chỉ góp vui.
− Mục đích thuyết trình là đưa thông tin, đòi hỏi người nói có lối diễn đạt và trình bày một
cách rõ ràng, chính xác. Cấu trúc bài thuyết trình phải logic, nhất quán. Vấn đề nêu ra
kèm theo những lập luận, số liệu đáng tin cậy và có sức thuyết phục, đặc biệt phải khơi
dậy được sự tò mò, tư duy sáng tạo của người nghe.
− Mục đích thuyết trình là thuyết phục, đòi hỏi chúng ta cần có nhiều thông tin, số liệu tin
cậy và khả năng nói, lập luận logic.
1.1.2. Tìm hiểu người nghe:
Người nghe là trung tâm hướng đến của buổi thuyết trình. Vì thế, thu thập và đánh giá
thông tin về người nghe là việc làm không thể thiếu. Khi thuyết trình, chúng ta nên tìm hiểu :
− Khán thính giả của buổi thuyết trình gồm những ai?Tuổi tác, trình độ văn hóa, chuyên
môn nghiệp vụ, địa vị xã hội…của họ ra sao?
− Mục đích của họ khi đến nghe thuyết trình?
− Họ đến với buổi thuyết trình do tự nguyện hay bị ép buộc?
− Tình trạng tâm lí của họ khi đến nghe bài thuyết trình?
− Họ có được lợi ích gì khi nghe bạn nói?
− Bạn muốn nói gì với họ?
− Mức độ hiểu biết của khán thính giả về chủ đề bạn sẽ thuyết trình? Mức độ quan tâm
của họ về vấn đề này?
− Trong khoảng thời gian cho phép, người nghe có khả năng thu nhận một lượng thông
tin là bao nhiêu?
− Bạn muốn họ nhớ gì về bài thuyết trình của bạn?
 Trong kinh doanh:
− Đối với bên trong tổ chức, đối tượng nghe có thể là:

• Cấp trên
• Cấp dưới
• Đồng nghiệp
− Đối với bên ngoài tổ chức, đối tượng nghe đa số là:
• Khách hàng
• Đối tác kinh doanh
1.1.3. Chủ đề của buổi thuyết trình:
→ Cần dựa trên mục đích và thông qua tìm hiểu người nghe để lựa chọn chủ đề phù hợp.
1.1.4. Đánh giá bản thân:
Trước khi nhận lời thuyết trình về một vấn đề nào đó, bạn hãy cân nhắc các vấn đề sau:
− Bạn có am hiểu vấn đề, có đủ thông tin để trình bày hay không? Vốn kiến thức lí luận
và tiễn có liên quan đến vấn đề dự kiến trình bày của bạn ra sao?
− Bạn có những ưu thế đặc biệt gì?
− Uy tín của bạn đối với khán giả như thế nào?
− Con người, cương vị của bạn có được người nghe chấp nhận hay không?
 Lưu ý:
• Không nên nhận lời thuyết trình về một chủ đề mà bạn không nắm vững hoặc những
vấn đề mà tầm quan trọng của nó không ngang tầm với bản thân
• Nên chọn những chủ đề phù hợp với thế mạnh, kiến thức và kinh nghiệm của bản thân.
1.2. Phân tích nội dung, thu thập thông tin:
1.2.1. Phân tích nội dung:
− Phân tích so sánh những đề tài có liên quan đến chủ đề cần thuyết trình.
− Lựa chọn đề tài phù hợp.
− Xác định thật rõ mục đích của bài thuyết trình
− Cần tập trung vào những khía cạnh nào để bài thuyết trình đạt hiệu quả cao.
Nếu đề tài quá rộng thì cần xác định rõ phạm vi nghiên cứu cả về mặt không gian lẫn thời
gian => nội dung thuyết trình sẽ tập trung hơn, sâu hơn và hiệu quả hơn.
1.2.2. Thu thập thông tin:
− Tìm kiếm:
• Xem lại các nghiên cứu, các ấn phẩm, kinh nghiệm và kiến thức của bạn;

• Phỏng vấn trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ những chuyên gia am tường lĩnh vực
bạn sẽ trình bày;
• Nghiên cứu những ấn phẩm đã xuất bản và lưu trữ trong thư viện;
• Tìm hiểu thông tin từ các công ty tư vấn, công ty nghiên cứu thị trường;
• Tìm kiếm trên mạng những thông tin có liên quan đến chủ đề bạn sắp trình bày,
nhưng cần cẩn trọng vì trên mạng có nhiều thông tin không chính xác.
− Chọn lọc:
• Dựa trên số liệu, tài liệu có được
• Lựa chọn thông tin tốt nhất, thích hợp nhất cho bài thuyết trình
• Chọn thông tin đáp ứng nhu cầu thông tin của đối tượng, mang tính thời sự, cấp
thiết, phản ánh những vấn đề của cuộc sống
1.3. Lập đề cương, xây dựng bài thuyết trình
1.3.1. Lập đề cương:
− Đề cương phải thể hiện mục đích bài thuyết trình .
− Khái quát một cách logic và cụ thể hóa bằng các phần, mục, luận điểm, luận cứ,…
− Để có bài thuyết trình hiệu quả, có thể chọn một trong các cách kết hợp với trình bày
sau đây:
• Chữ cái đầu tiên
• Theo thứ tự tăng hay giảm dần
• So sánh và đối chiếu
• Theo trình tự thời gian
• Nguyên nhân và kết quả
• Từ tổng quát đến cụ thể
• Vấn đề, lựa chọn và đề nghị
• Vấn đề và giải pháp
• Sắp xếp theo không gian
1.3.2. Xây dựng bài thuyết trình:
Gồm 3 phần: phần giới thiệu (mở đầu), phần nội dung và phần kết luận
− Phần mở đầu:
• Phần này tuy ngắn nhưng rất quan trọng.

• Cần ngắn gọn, độc đáo và tạo sự hấp dẫn đối với người nghe.
• Để phần mở đầu hay cần chú ý các điều sau:
 Gây ấn tượng
 Hoan nghênh khán thính giả và giới thiệu đôi nét về bản thân hoặc nhóm
thuyết trình
 Giới thiệu đề tài
 Giới thiệu dàn ý bài thuyết trình
 Thỏa thuận cơ chế trình bày
 Chuyển ý
− Phần nội dung chính:
• Là phần dài nhất, quan trọng nhất, quy định chất lượng của bài thuyết trình, là phần
bao hàm, phát triển nội dung phát biểu một cách toàn diện, sâu sắc.
• Chức năng: lôi cuốn ý nghĩ, kích thích tư duy người nghe bằng việc trình bày một
cách logic.
• Cần có bố cục chặt chẽ, trình bày lập luận theo quy tắc, phương pháp nhất định.
• Nội dung cần tính xác thực, nhất quán, chú ý yếu tố tâm lý trong nội dung.
• Một bài thuyết trình tốt cần 3-5 vấn đề. Quá ít vấn đề bài thuyết trình sẽ sơ sài, thiếu
sức hấp dẫn. Quá nhiều vấn đề, khán giả sẽ khó theo dõi.
• Mỗi vấn đề nên được giới thiệu theo trình tự sau:
Nêu vấn đề -> Trình bày nội dung -> nhấn mạnh trọng tâm -> nhận xét, kết luận -> chuyển ý
• Giữa mỗi phần cần có các cách chuyển ý khác nhau giúp bài thuyết trình thêm phần
sinh động, hấp dẫn.
• Trong phần nội dung cần đưa ra các ý chính, phân tích và làm rõ vấn đề. Cần lưu ý
một số vấn đề sau đây:
 Các ý phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý, logic
 Không nên nói chung chung mà phải đưa ra những ví dụ (vd điển hình), số
liệu cụ thể minh họa
 Có thể chuẩn bị thêm những câu chuyện vui, khôi hài để làm không khí đỡ
căng thẳng
− Phần kết:

• Là phần cấu trúc không thể thiếu.
• Làm cho bố cục trở nên cân đối, logic, có tác dụng khái quát và nhấn mạnh những
điều đã nói.
• Đặc trưng: tổng kết, củng cố, làm tăng trọng lượng nội dung bài thuyết trình.
• Cần ngắn gọn, giàu cảm xúc nhưng tự nhiên.
• Cần chú ý 2 yếu tố sau:
 Cơ chế chuyển sang phần kết
 Tóm tắt những nội dung chủ yếu của bài thuyết trình
• Câu kết
• Chốt lại những vấn đề cốt lõi của bài thuyết trình và tùy theo tính chất, mục đích mà
đưa ra lời kêu gọi hoặc nhiệm vụ trong tương lai.
• Đừng quên cảm ơn khán thính giả vì đã chú ý lắng nghe.
 Lưu ý: Một bài thuyết trình hợp lý: phần mở bài (10%), phần nội dung chính (85%), phần
kết (5%).
1.4. Lập kịch bản và lựa chọn phương pháp thuyết trình:
− Đánh giá cụ thể từng cá nhân và phân công thuyết trình phù hợp với những thế mạnh
của từng cá nhân.
− Xây dựng diễn tiến để bài thuyết trình được suôn sẻ, thu hút và hấp dẫn người nghe.
Nhờ đó, có thể tránh được sự lủng củng, không liền mạch cũng như giúp cho việc phân
bổ thời gian thuyết trình hợp lý hơn.
− Phương pháp thuyết trình:
• Trần thuật: Thời gian trình bày ngắn hơn ,nội dung truyền đạt ít hơn so với diễn
giảng. Chủ yếu dùng để giới thiệu tiểu sử các nhà bác học ,lịch sử phát minh các
định luật hay bảng hệ thống tuần hoàn.
• Diễn giảng và giảng giải : Được sử dụng nhiều hơn trong các giờ học hoá học ở
trường THPT. Diễn giảng mang tính chất thuyết trình nhiều hơn còn giảng giải
mang tính chất gải thích chứng minh nhiều hơn.
• Thuyết trình Orictic: Phải có bài toán nhận thức, tuân thủ các nguyên tắc của dạy
học nêu vấn đề chỉ có điều các quá trình thực hiện bằng lời nói của giáo viên.
1.5. Hoàn thiện nội dung bài thuyết trình:

Sau khi hoàn tất việc phác thảo nội dung, dù rất công phu, cẩn thận, bạn không được chủ
quan, tự mãn dừng lại, mà phải tiếp tục hoàn chỉnh. Để hoàn chỉnh bài thuyết trình của mình hơn
bạn hãy tự trả lời những câu hỏi sau:
− Liệu người nghe có hiểu được các từ ngữ (đặc biệt là từ chuyên môn) mà bạn sử dụng
trong bài thuyết trình không?
− Dùng từ như thế nào để giúp người nghe dễ dàng hiểu được?
− Các số liệu minh họa cho bài thuyết trình đã được trình bày một cách sinh động chưa?
Chỗ nào nên dùng bảng, chỗ nào nên dùng biểu đồ, đồ thị?
− Những vấn đề nào cần đưa lên Power Point? Dùng phương tiện hay hình ảnh gì minh
họa là thích hợp nhất? Dự đoán những điểm người nghe có thẻ phản ứng và cách giải
đáp của bạn?
− Chỗ nào nên hài hước, pha trò một chút để người nghe bớt căng thẳng và theo dõi bài
thuyết trình một cách hiệu quả hơn?
− Chỗ nào cần nhấn mạnh, nói sâu thêm?
2. Về hình thức:
2.1. Không gian:
Tùy vào tính chất và nơi diễn ra hội nghị mà chúng ta sẽ có những cách sắp xếp bàn ghế
theo các phong cách không gian khác nhau:
− Kiểu nhà hát: Chỗ ngồi đối diện với sân khấu, bàn hội nghị hay diễn giả và không có
bàn.
• Sử dụng:
 Phù hợp cho những sự kiện mà người tham dự là khán giả.
 Hình thức này không được khuyến cáo cho sự kiện ăn uống và có ghi chép.
• Gợi ý:
 Các hàng ghế có thể sắp xếp theo hình tròn, bán nguyệt, thẳng hay sắp xếp về
phía tiêu điểm.
 Có thể xếp so le các hàng ghế để người sau không bị vướng tầm nhìn bởi đầu
của người ngồi trước.
 Nếu phòng có không gian, có thể chừa lối đi khoảng 1m ở giữa 2 khu vực sắp
xếp ghế để người tham dự có thể di chuyển trong trường hợp cần thiết. Khoảng

2 - 3 lối đi là lý tưởng.
• Ưu điểm:
 Tốt cho các sự kiện đông người mà không cần ghi chép (như hội thảo giới thiệu
sản phẩm).
 Linh hoạt cho mọi phòng họp.
• Nhược điểm:
 Cần phải có sự thay đổi độ cao để phía sau có thể nhìn thấy sân khấu mà không
bị chắn tầm nhìn khi số lượng người quá động.
 Không có mặt bằng để ghi chép.
 Tính tương tác kém.
− Kiểu chữ U: Một loạt các bàn hội nghị được sắp xếp theo hình chữ U với ghế xung
quanh bên ngoài.
• Sử dụng: thường được sử dụng cho các cuộc họp: Hội đồng quản trị, các cuộc họp
ủy ban, hoặc các nhóm thảo luận, nơi có một người nói, âm thanh, hình ảnh trình
bày hoặc tiêu điểm khác.
• Gợi ý:
 Khoảng cách tối thiểu là 5cm giữa mỗi bàn của người tham dự.
 Chừa khoảng trống bên trong chữ U và người tham dự chỉ ngồi ở bên ngoài.
 Tránh sắp xếp kiểu chữ U cho những hội nghị lớn hơn 25 người, vì khi đó các
phần của chữ U trở nên quá dài và không thể thúc đẩy sự tham gia của người
tham dự.
• Ưu điểm:
 Không gian làm việc tốt.
 Tương tác tốt giữa những người tham gia.
 Lý thưởng khi nghe – nhìn hoặc thuyết trình.
• Nhược điểm: không phù hợp với những hội nghị lớn hơn 25 người.
− Kiểu lớp học: Dãy bàn hội nghị thường hướng lên sân khấu, có không gian cho mọi
người ghi chép.
• Sự dụng: Kiểu sắp xếp này lý tưởng cho các sự kiện có ghi chép hoặc có phát tài
liệu để người tham dự tham khảo hoặc dùng máy tính xách tay. Đây là giải pháp sắp

xếp giúp thoải mái nhất cho những cuộc họp dài và có không gian cho khách mời để
vật dụng hoặc gác tay.
• Gợi ý:
 Các bàn được đặt phía dưới sân khấu và mở rộng dần về phía cuối khán phòng.
hướng tầm nhìn về phía người nói.
 Khoảng trống giữa các bàn là khoảng 50 -60 cm cho mỗi người trên một bàn,
tùy thuộc vào không gian và các vật dụng hay tài liệu cần sử dụng trong hội nghị
 Không gian tối thiểu giữa các bàn là 0,9 - 1m giữa mỗi bàn để lấy lối đi, con số
này có thể lớn hơn nếu diện tích cho phép.
• Ưu điểm:
 Người trình bày có thể nhìn thấy tất cả những người tham gia
 Sức chứa lớn trong không gian ít hơn
• Nhược điểm:
 Tương tác ít
 Nếu không khéo sắp xếp, đôi khi những người tham gia chỉ nhìn thấy lưng của
nhau.
Trên đây chì là một số cách bố trí không gian tiêu biểu cho một buổi thuyết trình trong kinh
doanh. Ngoài những cách thức trên thì còn rất nhiều kiểu bố trí cho một không gian thuyết
trình. Tùy theo mục đích, địc điểm, chi phí mà người doanh nhân sẽ lựa chon cách bố trí phù
hợp.

Bàn chữ U Kiểu nhóm

Kiều bàn tròn
2.2. Thời gian :
Lên kế hoạch, chuẩn bị và luyện tập trước sao cho bài thuyết trình chỉ chiếm 75% lượng
thời gian ước lượng. Nếu bạn kết thúc sớm thì không sao nhưng nếu kết thúc muộn thì sẽ rất
tệ. Nếu bạn muốn mọi người lắng nghe mình thuyết trình, chỉ nên dành 50% để trình bày và
dành 25% còn lại để người nghe cùng tham gia.
2.3. Thiết bị và dụng cụ hỗ trợ:

− Cần thiết phải tỉm hiểu cách sử dụng, kiểm tra kĩ lưỡng các thiết bị, dụng cụ hỗ trợ
thuyết trình.
− Các thiết bị phải tương thích, ăn khớp với nhau.
− Các thiết bị phải tương thích với không gian và thời gian của buổi thuyết trình.
2.4. Ngoại hình:
− Tóc: cần được cắt tỉa gọn gàng, tránh tình trạng “đầu bù tóc rối”
− Trang phục: Hãy suy nghĩ và xác định xem: Bạn muốn vẻ bề ngoài nói lên điều gì về
chính bản thân mình và xem liệu bạn đã ăn mặc hợp với đặc điểm và phong cách của
công ty hay chưa. Nếu công ty bạn:
• Thân thiện và dễ tiếp cận: Không nên mặc trang phục quá trịnh trọng.
• Sáng tạo: Trang phục có cá tính.
• Năng động, mới mẻ: Nên mặc đồ thông dụng, hợp mốt. Nghiêm túc và lịch sự, để ý
tới cả những tiểu tiết trên trang phục.
• Hiệu quả: Đơn giản, lịch sự.
• Hãy chọn bộ trang phục mà bạn cảm thấy thoải mái và hoàn toàn tự tin khi mặc,
tránh những trang phục quá chật, khó cử động.
• Không nên ăn mặc cầu kì, diêm dúa. Các trang phục đơn giản và không quá nổi bật
sẽ là lựa chọn hợp lý nhất. Một trong những lựa chọn kinh điển và không bao giờ lỗi
mốt chính là những bộ suit tối màu.
• Không nên mặc những màu rực rỡ như da cam, đỏ rực hay hồng tươi, nên chọn
những màu dịu mắt như xanh dương, ghi xám hay đen. Nếu có thể, hãy sử dụng
tông màu đơn sắc.
• Đừng lôi cả một vườn hoa họa tiết lên bục thuyết trình. Hãy chọn những họa tiết
nhỏ nhắn, hài hòa hay họa tiết in chìm. Bạn cũng nên chọn họa tiết kẻ sọc để sự chú
ý sẽ hướng về khuôn mặt bạn.
− Kính: Nếu bạn đeo kính, hãy bảo đảm là nó không phải mắt kính phản quang, để bạn có
thể tiếp xúc với khán giả bằng ánh mắt.
3. Thuyết trình thử:
3.1. Chuẩn bị về mặt ngôn ngữ:
− Hãy đọc to, truyền cảm bài thuyết trình đã được chuẩn bị như đang thuyết trình trước

công chúng.
− Sử dụng thêm những từ ngữ, câu chuyển ý, chuyển đoạn cho bài thêm sinh động, thể
hiện logic chặt chẽ và có sức thuyết phục cao.
− Ghi lại những điểm chính cần nhấn mạnh trong bài thuyết trình vào tờ giấy nhỏ.
− Thuyết trình thử kết hợp những slide đã chuẩn bị sẵn.
3.2. Yếu tố khác:
− Nét mặt tươi tắn, ánh mắt ấm áp.
− Người đứng thẳng, phần trên hướng về phía khán giả, thể hiện sự tự tin, nhiệt tình.
− Cử động tay một cách chủ động để lôi cuốn khán giả chú ý lắng nghe.
− Luôn kiểm soát được mọi cử động của cơ thể.
 Chuẩn bị thật kỹ sao cho khi thuyết trình có được hình thức bề ngoài đẹp:
• Một phong thái tự tin, đĩnh đạc, giọng nói rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm.
• Trang phục chỉnh tề, lịch sự, phù hợp.
• Đầu tóc gọn gàng, phụ nữ nên trang điểm nhẹ.
• Nên quan sát hội trường, thử âm thanh, ánh sáng, công cụ hỗ trợ nghe nhìn để
chọn chỗ đứng và thế đứng gây ấn tượng nhất trước khi khán giả đến.
• Sau khi được giới thiệu, hãy tiến đến vị trí đã chọn trước để thuyết trình, đi một
cách tự nhiên, người thẳng, đầu ngẩng cao, miệng mỉm cười, giao tiếp bằng mắt
với khán giả và bắt đầu nói một cách tự tin.
3.3. Lập kế hoạch về chương trình luyện tập và diễn tập:
− Thực hành cá nhân: chọn một địa điểm riêng tư để tập nói, dùng những từ nối khác nhau
cho đến khi cảm thấy hài lòng. Khi thuyết trình thử nên đứng lên, di chuyển như đang
thuyết trình thật, không nên thụ động ngồi một chỗ
− Ghi âm và nghe lại
− Tổ chức buổi thuyết trình thử
− Diễn tập thật
II. GIAI ĐOẠN THUYẾT TRÌNH

1. Mở Bài
1.1. Mục tiêu cần đạt:

− THU HÚT SỰ CHÚ Ý của thính giả.
− Giới thiệu khái quát mục tiêu : nhằm giúp cho người nghe hình dung sơ lược về đề
tài bạn sắp đề cập.
− Giới thiệu lịch trình làm việc.
− Chỉ ra lợi ích của bài thuyết trình.
1.2. Kỹ năng cần thiết cho một mở đầu ấn tượng:
Bạn có 30 đến 90 giây đầu để thu hút các thính giả, để họ quyết định có nên ngồi lại nghe
bạn nói hay không. Vì vậy đửng đánh mất những giây phút quý báu này.
 Mở bài bằng một tình huống gây sốc
Mở bài bằng một tình huống gây sốc cũng là một cách thức có thử ứng dụng trong bài nói,
bài thuyết trình. Những tình huống ấy sẽ khiến khách hàng bất ngờ và bị thu hút vào bài nói của
bạn. Tuy nhiên cũng nên chú ý không gây ra những tình huống quá sốc và phàn cảm cho người
nghe.
 Những con số thống kê
"Trăm nghe không bằng mắt thấy", " Nói có sách, mách có chứng" là những câu ngạn ngữ
đc ông cha ta đúc kết từng ngàn đời nay, để thuyết phục người nghe không cách nào hơn là
người nói phải đưa ra nhựng con số cụ thế để chứng minh.
 Một câu chuyện hay một tình huống hài hước
Để thu hút người nghe, nhiều người thuyết trình chuyên nghiệp còn sử dụng biện pháp diễn
hài, kể các câu chuyện cười thậm chí lấy mình ra làm tình huống hài hước. Một lời khuyên cho
bạn, nếu bạn không có năng khiếu gây cười cho người khác thì hãy tránh xa cách thức này.
 Tạo ấn tượng qua giọng nói và tác phong chuyên nghiệp
 Chiếm lấy trái tim người nghe
Những cảm xúc chân thành của bạn, những tâm sự của bạn về một sự kiện là một đòn bẩy
tâm lý giúp bạn chiếm trọn trái tim khách hàng. Nhưng bạn hãy nhớ, đó là những cảm xúc thật,
đừng giả bộ hay đóng kịch để đánh lừa người nghe, như vậy sẽ phản tác dụng.
 Những câu hỏi bất ngờ
Những câu hỏi bạn đưa ra không nhất thiết phải là những câu hỏi đánh đố mà nên đơn giản,
hài hước và hướng vào chủ đề mà bạn muốn dẫn dắt người nghe. Ví dụ như chỉ là những câu
hỏi đơn giản: Hôm nay quý vị cảm thấy thời tiết như thế nào?, Trên thị trường có các sản phẩm

nào tích hợp tính năng 3 trong 1, quý vị có biết không ạ?...
 KẾT LUẬN:
Thông thường khi bắt đầu vào bất cứ một buổi thuyết trình nào dù đơn giản hay trang trọng,
khách hàng vẫn chưa thực sự chuẩn bị tâm lý sẵn sàng cho bài nói của bạn. Một mở đầu bài
thuyết trình ấn tượng của bạn sẽ giúp khách hàng gạt bỏ mọi yếu tố gây nhiễu bên ngoài và
cuốn vào bài nói của người thuyết trình. Một khởi đầu thành công là bạn đã chiến thắng một
nửa trong bài thuyết trình kinh doanh của mình.
2. Thân Bài
Là phần dài nhất, quan trọng nhất, quy định chất lượng của bài thuyết trình, là phần bao
hàm, phát triển nội dung phát biểu một cách toàn diện, sâu sắc
2.1. Mục tiêu cần đạt được:
− Truyền tải được nội dung bài thuyết trình.
− Lôi cuốn ý nghĩ, kích thích tư duy người nghe bằng việc trình bày một cách logic
2.2. Các kỹ năng cần thiết :
2.2.1.Kỹ năng nói:
Khán giả luôn muốn nghe được những giọng nói thân thiện và tự tin. Qua đó, ta thấy được
những yếu tố tạo nên chất lượng lời nói. Về ngữ điệu, phải diễn tả được tâm trạng, tình cảm
mà ta đang muốn hướng đến khán giả. Về trọng âm, cần nhấn mạnh từ và âm tiết trong
thong điệp ta muốn gửi đi. Ngoài ra, cần chú ý đến cao độ của giọng nói, mức độ cao và sâu
của âm thanh, chú ý đến nhịp độ của vấn đề ta đang trao đổi như số từ được nói ra trong
một phút và chú ý điều chỉnh âm lượng của giọng nói.
 Chất lượng giọng nói cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành công của buổi thuyết trình. Chất
lượng giọng nói phụ thuộc vào các yếu tố sau:
• Tốc độ:
Nói quá chậm hoặc quá nhanh đều làm khan giả không hài lòng. Nói quá chậm, làm cho bài
thuyết trình quá buồn tẻ, không thu hút được người nghe. Ngược lại, khi nói quá nhanh, ta dễ
mắc phải nhiều lỗi phát âm làm cho người nghe mệt óc, căng thẳng dẫn đến không muốn nghe
nữa. Tốc độ nói trung bình của chúng ta là 100 – 120 từ/phút, trong khi khả năng nghe lại cao
gấp 3 lần. Nghĩa là nếu ta chỉ nói với tốc độ trung bình, khán giả sẽ còn thời gian để suy nghĩ
những lập luận phản biện. Bởi vậy nên nói vừa phải, từ 120 đến 150 từ trong 1 phút, rõ ràng,

lưu loát, truyền cảm dễ tạo thành sức hút mạnh mẽ đối với người nghe.
• Mức độ sôi nổi:
Nếu chúng ta nói sôi nổi, truyền cảm và luôn quan tâm đến những gì mình đang nói thì
người nghe sẽ chú ý lắng nghe và hưởng ứng. Muốn cho bài thuyết trình trở nên sôi nổi, ta cần
linh hoạt trong giọng nói: lúc cao, lúc trầm, có điểm nhấn, có lúc thì nhanh, lúc chậm, lúc sôi
nổi, lúc mượt mà

Nhấn giọng
Cùng một câu nói nhưng khi nhấn giọng ở những vị trí khác nhau, bạn sẽ tạo ra nhiều sắc
thái ý nghĩa khác nhau. Khán giả sẽ không nhận ra đâu là vấn đề quan trọng trong bài thuyết
trình của bạn nếu không nhấn giọng. Nghiên cứu cho thấy, những từ ngữ được nhấn mạnh, sự
chú ý của khán giả tăng lên gấp 3 lần so với từ ngữ bình thường.

Âm vực
Âm vực là độ cao, thấp của giọng nói. Để thuyết trình hiệu quả, âm vực thấp, tức là giọng
trầm là tốt nhất. Giọng trầm được cho là biểu thị cho sức mạnh và thể hiện sự chân thành, đáng
tin cậy. Rất nhiều diễn giả đã khổ luyện để có làm trầm giọng của mình. Một số thậm chí còn
uống trà nóng trước khi thuyết trình để tạo ra chất giọng vang và trầm ấm.

Âm lượng
Rõ ràng bạn sẽ chẳng thể thuyết phục được ai nếu họ không nghe thấy bạn nói gì. Nhưng
không có nghĩa ta nên nói quá to, như thế làm người thuyết trình vừa mệt mà người nghe cũng
cảm thấy nặng nề, khó chịu, Có 2 yếu tố ảnh hưởng đến âm lượng giọng nói của bạn.
Khách quan là các thiết bị khuyếch đại âm thanh khi thuyết trình. Hãy kiểm tra thật kỹ để
đảm bảo chúng hoạt động tốt và mọi vị trí trong khán phòng đều có thể nghe tiếng nói của bạn.
Chủ quan là kỹ thuật lấy hơi. Để giọng nói có âm lượng cao và hơi dài, ta cần rèn luyện
cách hít thở sâu bằng bụng. Các diễn giả nổi tiếng cũng như các ca sĩ là bậc thầy trong cách lấy
hơi và ém hơi bằng bụng.

Ngắt giọng

Ngắt giọng là một thủ thuật thường xuyên được sử dụng để thu hút sự chú ý tối đa của khán
giả. Khoảng thời gian ngắt giọng sẽ giúp khán giả chuẩn bị và chăm chú lắng nghe điều bạn sắp
nói. Còn bạn có thể tận dụng để lấy lại phong thái đĩnh đạc, tự tin. Thủ thuật này đặc biệt hiệu
quả khi bạn đã tạo ra được cao trào trong bài thuyết trình của mình. Ngược lại, tuyệt đối không
sử dụng ngắt giọng khi không khí khán phòng đang lắng xuống. Khi đó, ngắt giọng sẽ bị hiểu
nhầm là kết thúc bài thuyết trình
 Một số thói quen, lỗi phổ biến khiến người nghe giảm thu hút, mất tập trung vào chủ đề
chính mà chúng ta đang trao đổi:
• Những âm làm cho thấy người nói đang lung túng: bớt từ, nói lắp, chép miệng,…
• Nói đúng từ nhưng không phù hợp với ngữ cảnh.
• Sử dụng hai lần đại từ, phủ định của phủ định
Thêm chất hài hước
Nên them sự hài hước vào những thời điểm phù hợp, một cách có chừng mực để giữ sự
quan tâm của khán giả trong suốt bài thuyết trình. Hãy nhớ rằng, cho dù được thực hiện trong
cùng một khoảng thời gian, một bài diễn văn thú vị làm thời gian trôi vùn vụt, nhưng nếu nó tẻ
nhạt thì quả là một cực hình đối với người nghe.
2.2.2. Ngôn ngữ cơ thể:
 Giao tiếp bằng mắt (eye contact): phải duy trì sự giao tiếp bằng mắt với khán
giả để tăng sự tin cậy, tăng sự thích thú, tập trung nơi khán giả, và bạn cũng có
thể nhận ra được sự phản hồi ngầm từ khán giả đối với bài thuyết trình của
mình. Sử dụng phương pháp 3 giây, ví dụ: Nếu có nhìn thẳng vào mắt một vị
thính giả nào đó thì cũng chỉ trong vòng 3 giây. còn nếu bạn không thấy thoải
mái khi nhìn thẳng vào mắt thính giả thì hãy nhìn vào vị trí khác trên khuôn mặt,
có thể là mũi Nếu số lượng khán giả đông, hãy nhìn lướt một lượt, Cách nhìn tốt
nhất là với khán giả đông tại hội trường lớn thì nhìn theo hình chữ W và M..
Trao đổi bằng mắt trực tiếp với một số người trong đám đông và thình thoảng
liếc qua toàn bộ khán giả khi đang nói. Việc nhìn vào ai đó khiến họ cảm thấy
họ đang thực sự tham gia vào vấn đề.

Nét mặt: giữ nét mặt thân thiện , cởi mở . Kể cả khi bạn căng thẳng, nhờ nụ cười

đó mà khán giả cũng sẽ đánh giá cao thái độ tích cực của bạn, và bạn sẽ cảm
thấy thư giãn hơn. Đừng để quá nghiêm nghị hay cứng nhắc từ đầu đến cuối.

Điệu bộ: giữ điệu bộ của bạn một cách tự nhiên, tránh những cử chỉ lặp lại.
Dùng cử chỉ của bạn: như tay để nhấn mạnh các điểm chính và thu hút sự chú ý
nơi khán giả

Cách đi đứng: một dáng điệu và sự di chuyển tốt sẽ truyền tải được sự tự tin,
chuyên nghiệp, và đáng tin cậy ở chính bạn.
Không nên di chuyển quá nhanh hoặc quá chậm gây phản cảm cho người nghe.
Cần chú ý khi đi lên bậc thuyết trình vì không có gì làm cho sự tin cậy của thính
giả đối với bạn giảm đi bằng những việc đại loại như vấp té trên đường bước lên
trước người nghe
2.3. Các nguyên t ắc cần tuân theo:
2.3.1.Giới hạn các điểm chính:
Sau quá trình tìm kiếm và tổng hợp thông tin, chúng ta luôn muốn truyền tải hết lượng
thông tin đó đến người nghe. Nhưng trong một buổi thuyết trình, điều ấy hoàn toàn không tốt.
Thứ nhất, vì thời gian thuyết trình có hạn. Thứ hai, việc truyền tải thông tin không có chọn lọc
sẽ vô tình đưa người nghe vào trạng thái “đa thư loạn tâm”, nghĩa là quá tải thông tin. Khi đó,
không những không nắm bắt được gì, người nghe còn giảm đi hứng thú với vấn đề chúng ta
đang nói.
Vậy nên, đừng nói lan man làm thính giả không hiểu bạn muốn nhấn mạnh vấn đề gì, nội
dung chủ yếu mà bạn muốn nói đến là gì. Bạn hãy tập trung ngay vào những nội tác. Cũng
không nên níu kéo mọi người để “cho phép tôi bổ sung...”, sau khi buổi thuyết trình đã kết thúc.
2.3.2.KISS (Keep It Short and Simple):
Đôi khi bạn chỉ có 5 phút cho phần thuyết trình, nhưng bạn hãy tự tin là sẽ truyền đạt được
thông tin cần thiết, do đó không nên xin lỗi khán giả trước hay đề cập đến việc bạn không có
nhiều thời gian. Hãy vào đề ngay và trình bày một cách cô đọng, ngắn gọn. Bên cạnh đó, bạn
nên sử dụng những cách diễn đạt đơn giản: dùng từ ngữ dễ hiểu, đơn nghĩa, chính xác để người
nghe dễ dàng nắm bắt được nội dung thông tin. Những từ ngữ lạ, chuyên biệt hoặc lối nói khách

sáo chỉ làm tăng thêm khoảng cách giữa bạn và người đối thoại và khó đạt được hiệu quả thuyết
trình.
3. Kết bài:
Bạn nên báo hiệu sự kết thúc bài nói như thế nào? Nói “Tóm lại...” hay hơn là chỉ nói “Cuối
cùng…”. Bằng cách nào đó, hãy cho mọi người biết chắc chắn bạn sắp kết thúc, và rồi bạn hãy nói
lời kết. Tôi từng nghe một vị hiệu trưởng đạI học nói, ông ta đưa mọI ngườI lên cao trào, hạ xuống,
rồI lạI lên, lên nữa, và lạI lên nữa. Điều này thường diễn ra trước bữa trưa và lấn vào giờ ăn. Bạn có
thể tưởng tượng được thính giả đã hứng thú lắng nghe như thế nào.
 Các cách kết thúc buổi thuyết trình
 Thách thức hay kêu gọi
Cách kết thúc này rất có tác dụng ở những bài thuyết trình mang tính thuyết phục người
nghe. Dưới đây là một bước trong quá trình Thuyết phục.
“Cha mẹ dành dụm tiền để bạn có được học vấn. Còn các bạn là người kiểm soát số tiền
đó một cách hiệu quả. Nếu các bạn muốn có chỗ đỗ xe tốt hơn ở trường đại học, các bạn
phải cùng lên tiếng. Các bạn phải cho ban điều hành biết nếu họ không làm gì cho bãi
đỗ xe thì các bạn sẽ làm. Đó là quyền lợi của tất cảc các bạn. Vì vậy, trước khi rời khỏi
đây, hãy cùng kí vào đơn thỉnh cầu.”
 Tóm tắt các ý chính
Một bản tóm tắt sẽ đặc biệt thích hợp cho những bài nói dài, chia làm những luận điểm
cụ thể. “Tóm lại, hãy nhớ rằng có năm cách chính để cải thiện điểm số của bạn. Đầu
tiên, hãy đến lớp. Thứ nhì, ghi chép có hiệu quả. Thứ ba, hãy xem lại mỗi ngày. Thứ tư,
lên kế hoạch cho thời gian cuả bạn. Và cuốI cùng, hãy ngủ thật đầy đủ trước một kì thi.”
Cũng như phần mở đầu, những kết luận trích dẫn giúp mọi ngườI tiếp thu nhanh hơn.
 Sử dụng các minh hoạ tiêu biểu
Hãy tham khảo phần nói về minh hoạ ở trên. Phần minh hoạ kết thúc phải tổng quát và
có tính kết thúc. Bạn có thể đưa vào một câu chuyện tiếu lâm.
 Bổ sung sự thuyết phục
Hãy đưa thêm vài lí do để mọI ngườI chấp nhận hoặc thực hiện điều bạn đề nghị.
Đưa ra những ý định hoặc chủ kiến của bản thân.
Trong một bài nói thuyết phục mọI ngườI sử dụng vaccine ngừa viêm gan. Bạn có thể

đưa ra đề nghị vớI thính giả rằng bạn sẽ đến trạm y tế học đường ngay sau buổI học, và
mờI mọI ngườI cùng đến. Cách này sẽ chưa hiệu quả, một khi bạn chưa thật sự đưa ra
một ý định, một sự hi sinh,v.v...
 KẾT LUẬN:
− Kết thúc bài thuyết trình sao cho thật hiệu quả cũng không phải là một việc dễ làm. Kết thúc
không chỉ đơn giản là tóm tắt lại bài thuyết trình của bạn và nói lời cảm ơn. Đừng quên đặt
những câu hỏi cho người nghe về cảm nhận của họ cũng như dành thời gian để họ đặt câu
hỏi về những vấn đề họ chưa hiểu hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn.
− Ngoài ra, kết thúc một buổi thuyết trình không đồng nghĩa với sự kết thúc của mọi việc. Nói
trên một khía cạnh nào đó thì đó là một sự bắt đầu mới. Đặc biệt là những buổi thuyết trình
giới thiệu sản phẩm thì vấn đề hậu thuyết trình đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm
và giữ chân khách hàng. Vì thế những điều cần thiết sau buổi thuyết trình là:
• Thống kê đánh giá người tham gia.
• Cung cấp tài liệu hay qua tặng.
• Giữ liên lạc với người tham gia.
Nhóm trưởng: Nguyễn Dung Mẫn Ngọc
SĐT: 01665377239
Nhóm phó: Nguyễn Thị Hồng Đào
SĐT: 01267718775
- HẾT-

×