Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

BÀI báo cáo THỰC tập CUỐI KHÓA bài hoàn chỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (163.8 KB, 27 trang )

Lời cảm ơn
Để hoàn thành bài báo cáo thực tập này, ngồi sự nỗ lực của bản thân em cịn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ về mọi mặt của cán bộ Tòa án nhân dân huyện Diễn
Châu.
Qua hai tháng thực tập tại Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu đã cho bản thân thân
nhiều kinh nghiệm, học hỏi những điều bổ ích, hướng nhận định và xử lý giải quyết vấn
đề cũng như củng cố và tích lũy thêm những kiến thức quý báu đối về kiến thức luật của
mình phục vụ cho cơng việc sau này.
Để có thêm những điều trên, em xin chân thành cảm ơn các bác, chú, cô, anh, chị đang
công tác trong Tịa án nhân dân huyện Diễn Châu đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giải đáp
các thắc mắc trong quá trình thực tập của mình tạo điều kiện để em có thêm kiến thức và
tài liệu để hồn thành bài báo cáo thực tập này.
Tuy đã có nhiều sự giúp đỡ và sự cố gắng của bản thân, nhưng không thể tránh khỏi
những thiếu sót khi thực hiện bài báo cáo thực tập này. Kính mong q thầy cơ và bạn bè
có những nhận xét và đóng góp ý kiến để bài báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Diễn Châu, ngày 15 tháng 08 năm 2018.
Sinh viên

Nguyễn Duy Hiển

1


Nhận xét của giảng viên


Nội dung.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


Hình thức.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………


Điểm.

………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Huế, ngày tháng năm 2018
Giáo viên chấm điểm

2


A.


Phần mở đầu.
3


1.

Tính cấp thiết của đề tài

Các hoạt động kinh tế ln có một vai trị hết sức quan trọng trong nền kinh tế, nó quyết
định sự tồn tại và phát triển của xã hội. Khi những hoạt động này diễn ra không thể tránh
khỏi những mâu thuẫn, tranh chấp phát sinh do nhiều mâu thuẫn. Cùng với sự phát triển
ngày càng mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường, số lượng tranh chấp trong kinh doanh
thương mại ngày càng phức tạp. Vì vậy, việc giải quyết các tranh chấp phát sinh là điều
kiện hết sức cần thiết để đảm bảo một môi trường kinh doanh lành mạnh cho các chủ thể
hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế.
Để thực hiện chức năng kinh tế của mình nhà nước ta đã ban hành hệ thống quy phạm
pháp luật để điều chỉnh các quan hệ kinh tế. Nhà nước thông qua các cơ quan chức năng
hoặc tổ chức được pháp luật thừa nhận để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hoạt
động kinh doanh thương mại.
Việc giải quyết tranh chấp trong thương mại cần được thực hiện một cách đúng đắn, kịp
thời để bảo đảm quyền lợi và nghĩa vụ của các đương sự cũng như để góp phần bảo đảm
mơi trường kinh doanh lành mạnh và an ninh quốc gia. Đây là mối quan tâm của nhiều
người trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triển như hiện nay. Do vậy, cần có những
cách thức giải quyết hợp lý để đảm bảo giải quyết tốt những tranh chấp phát sinh trong
lĩnh vực kinh doanh thương mại. Chính vì thực tiễn này trong q trình thực tập tại Tịa
án nhân dân Huyện Diễn Châu, tôi xin lựa chọn đề tài “ Thực tiễn áp dụng pháp luật
trong việc giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại tại Tòa án nhân dân Huyện Diễn
Châu” để làm đề tài hồn thành khóa thực tập của mình trong thời gian thực tập tai Tịa
án nhân dân Huyện Diễn Châu.


2.

Tình hình nghiên cứu.

Các hoạt động kinh doanh, thương mại trong thời kỳ hội nhập quá phong phú, đa dạng
làm cho số lượng tranh chấp phát sinh trong hoạt động này ngày càng nhiều và ngày càng
phức tạp. Nếu trước đây, các tranh chấp kinh doanh, thương mại thường là tranh chấp về
mua bán hàng hóa và một phần về cung ứng dịch vụ; thì hiện nay, nhiều loại tranh chấp
mới đã phát sinh như tranh chấp về mua bán licence, nhượng quyền thương mại, …Trong
bối cảnh nền kinh tế thị trường phát triển, cùng với mục tiêu lợi nhuận được đặt lên hàng
đầu, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại thu hút rất nhiều các chủ thể; và
cũng chính trong mối quan hệ kinh tế này ln tìm ẩn các nguy cơ phát sinh tranh chấp
nhằm tranh giành lợi ích giữa các bên tham gia. Do đó, hiện nay các vấn đề liên quan đến
4


tranh chấp kinh doanh, thương mại được rất nhiều người quan tâm, bao gồm cả các
phương thức giải quyết tranh chấp khi nó phát sinh.
Trước tình hình chung đó, cùng với sự phát triển kinh tế của Huyện Diễn Châu trong
những năm gần đây đã kéo theo sự xuất hiện của các mơ hình kinh tế khác nhau, hoạt
động trên nhiều lĩnh vực của nền kinh tế. Và cũng chính điều này làm cho các tranh chấp
thương mại ngày càng tăng lên về cả số lượng cũng như mức độ của tranh chấp. Vì vậy
việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến thương mại là một yêu cầu cấp thiết của Tịa
án nhân dân huyện Diễn Châu nói riêng và các Tịa án huyện khác nói chung trên địa bàn
tỉnh Nghệ An.
3.

Mục đích nghiên cứu.


Tìm hiểu, phân tích pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại của TAND đặt trong mối quan hệ với thực tiễn áp dụng để nhận diện, lý giải những
hạn chế, vướng mắc để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và kiến nghị. Từ đó nâng
cao hiệu quả hoạt động của Tòa án cấp huyện trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại để giảm áp lực cho Tòa án cấp tỉnh.
4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.

Về đối tượng trong bài báo cáo thực tập này, tôi tập trung nghiên cứu các loại tranh chấp
xẩy ra trên địa bàn Huyện Diễn Châu và công tác giải quyết tranh chấp này tại Tòa án
nhân dân Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An.
Về phạm vi nghiên cứu trong bài báo cáo này, tôi chủ yếu làm rõ các quy định của pháp
luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại; thực tiễn áp dụng pháp luật trong
việc giải quyết các tranh chấp tại Tòa án nhân dân Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An để từ
đó chỉ ra những ưu điểm hạn chế của việc giải quyết và đưa ra những kiến nghị của bản
thân để khắc phục những khó khăn, hạn chế đó.
5.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu.

Về ý nghĩa khoa học, bài báo cáo này giúp người đọc có một các nhìn rõ hơn về vấn đề
tranh chấp kinh doanh thương mại, cũng như giải quyết các tranh chấp hiện nay trên địa
bàn Huyện Diễn Châu. Qua đó đây cũng là một tài liệu tham khảo giúp mọi người hiểu rõ
hơn về việc giải quyết tranh chấp của cơ quan có thẩm quyền, từ đó có cái nhìn rộng hơn
đối với vấn đề tranh chấp kinh doanh thương mại trên.
Đối với bản thân, việc nghiên cứu đề tài này giúp nâng cao hiểu, tư duy linh hoạt hơn khi
vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn .
5



Đối với những người quan tâm đến vấn đề tranh chấp kinh doanh thương mại này, bài
viết mong sẽ cung cấp được những thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích tìm hiểu
cũng như nghiên cứu.
6.

Kết cấu bài báo cáo thực tập.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tham khảo thì bài viết này gồm có 3 chương:
Chương 1. Tóm tắt cơ cấu tổ chức và hoạt của Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An.
Chương 2. Thực tiễn áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương
mại trên địa bàn Huyện Diễn Châu của Tòa án nhân dân Huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ
An.
Chương 3. Những kiến nghị hoàn thiện trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh
thương mại tại Tòa án.

6


PHẦN NỘI DUNG.

B.

CHƯƠNG 1:
CƠ CẤU TỔ CHỨC TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN DIỄN CHÂU,
TỈNH NGHỆ AN.
1.

Cơ cấu tổ chức chung của Tòa án nhân dân cấp Huyện.


Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014, thì cơ cấu tổ
chức chung của Tịa án nhân dân cấp Huyện được thể hiện cụ thể như sau:
1. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có thể
có Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tịa gia đình và người chưa thành niên, Tịa xử lý hành
chính. Trường hợp cần thiết, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định thành lập Tòa
chuyên trách khác theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Căn cứ quy định tại khoản này và yêu cầu, thực tế xét xử ở mỗi Tòa án nhân dân
huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh và tương đương, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Bộ máy giúp việc.
3. Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương có
Chánh án, Phó Chánh án, Chánh tịa, Phó Chánh tịa, Thẩm phán, Thư ký Tòa án, Thẩm
tra viên về thi hành án, công chức khác và người lao động.

7


Chánh án

Phó Chánh án
Thẩm phán

Thẩm tra viên

Thư ký

CBCNVC

Sơ đồ cơ cấu tổ chức chung của Tòa án nhân dân cấp Huyện)

Ghi chú:
Chức danh chánh tịa và phó chánh tịa chỉ áp dụng đối với các Tịa án có tổ chức
thành các tịa chun trách như Tịa hình sự, Tịa dân sự, Tịa hành chính, Tịa gia đình và
người chưa thành niên. Có nghĩa là Chánh án là người đứng đầu của Tòa án ( thủ trưởng
cơ quan ), còn các Chánh tòa là chức danh dùng cho các Tòa án có tổ chức hệ thống các
Tịa chun trách.
2.

Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu.

Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An có trụ sở tại Khối 3 Thị trấn Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An – là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt
động theo Luật tổ chức Tòa án nhân dân, dưới sự lãnh đao trực tiếp của TAND tỉnh Nghệ
An. Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu có chức năng xét xử sơ thẩm những vụ án hình
sự, dân sự, hành chính, hơn nhân và gia đình, lao động kinh doanh thương mại và những
việc dân sự theo quy định của pháp luật trên địa bàn huyện Diễn Châu. Hiện nay Tòa án
Diễn Châu 16 biên chế gồm 8 thẩm phán và 8 thư ký. Cán bộ Tịa án đều có trình độ Đại
hoc Luật. Ngồi ra cịn có ba nhân viên làm các cơng việc khác ở Tòa. Do điều kiện cơ
quan chưa đủ nhân lực cũng như chưa điều kiện vật chất chưa đáp ứng được nên chưa có
Tịa chun trách.
8


Tổ chức của Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu như sau:
Chánh án
Nguyễn Thị Huyền

Phó Chánh án
Phó Chánh án


Bạch Hưng Thành

Nguyễn Danh Hùng

Thẩm phán

Thẩm phán
Trần Thế Kỷ

Nguyễn Đình Lâm

Thẩm phán
Nguyễn Quang Trung

Thẩm phán

Thẩm phán
Cao Xuaab Hùng

Đoàn Thị Kiều Hương

Thư ký

Thư ký
Phạm Hồng Quảng

Thư ký
Võ Thị Kim Dung

Thư ký

Phạm Hồng Lĩnh

Thư ký
Hồ Thị Hiên

Thư ký
Cao thị Vân

Hồ Thị Hằng

Thư ký
Lê Thị Hải Yến

( Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân Huyện Diễn Châu)
Qua cơ cấu tổ chức thực tế giữa TAND Huyện Diễn Châu so với cơ cấu tổ chức chung
của hệ thống TAND theo quy định của pháp luật thì ta có thể nhận thấy: trong cơ cấu của
TAND Huyện Diễn Châu vẫn còn thiếu chức danh Thẩm tra viên về thi hành án. Do vậy,
TAND huyện Diễn Châu nên bổ sung nhanh chóng chức danh này trong Tòa án để việc
giải quyết các vụ án và thực hiện các hoạt động khác trong hoạt động Tư pháp đạt được
hiệu quả cao, bởi đây là chức danh có vai trị vơ cùng quan trọng trong Tịa án cũng như
giải quyết các vụ việc khác của Tòa.
Hoạt động của TAND huyện Diễn Châu do Chánh án lãnh đạo. Chánh án TAND huyện
Diễn Châu có nhiệm vụ và quyền hạn trong công tác xét xử và công tác khác theo quy
định của pháp luật, báo cáo công tác xét xử và công tác khác theo quy định của pháp luật
và báo cáo cơng tác của Tịa án nhân dân cấp mình trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và
Tòa án nhân dân cấp trên trực tiếp. Cán bộ trong tịa chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo, phân cơng
của Chánh án. Mọi hoạt động liên quan đến công tác quản lý đều phải được sự thông qua

9



của Chánh án. Phó chánh án có thẩm quyền quản lý riêng và thực hiện công tác quản lý,
phê duyệt, phân công công việc khi Chánh án vắng mặt hoặc đi công tác.
Chánh án Nguyễn Thị Huyền phụ trách chung và thụ lý án hình sự, cơng tác thi hành án
hình sự.
Phó Chánh án Bạch Hưng Thành phụ trách án dân sự, kinh doanh thương mại – lao động.
Phó Chánh án Nguyễn Danh Hùng phụ trách án hôn nhân và gia đình và hành chính.
Do TAND huyện Diễn Châu khơng có tịa chun trách nên chức danh Chánh tịa khơng
có. Khi có đủ điều kiện TAND huyện Diễn Châu nên tổ chức các tòa chuyên trách để làm
việc hiệu quả hơn.

10


CHƯƠNG 2.
THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT TRONG VIỆC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN
CHÂU CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN HUYỆN DIỄN CHÂU.
1.

Cơ sở lý luận về tranh chấp kinh doanh thương mại.
1.1.
Khái niệm tranh chấp kinh doanh thương mại

Tranh chấp kinh doanh ,thương mại là những xung đột,bất đồng về quyền và lợi ích kinh
tế giữa các chủ thể với nhau trong quá trình hoạt động thương mại của mình trong nền
kinh tế.
Theo quy định tại Điều 3 Luật thương mại 2005: “ Hoạt động thương mại là hoạt động
nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến
thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.”

1.2.
-

-

-

-

Đặc trưng của tranh chấp kinh doanh thương mại.

Tranh chấp kinh doanh thương mại thường có giá trị lớn, phát sinh trong việc đầu
tư vốn, tài sản nhằm thu lợi nhuận, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế của cả
đương sự và các chủ thể kinh doanh khác.
Trong hoạt động thương mại, tuy các bên hợp tác, nhưng họ vẫn cạnh tranh nhau
để thu về được lợi ích nhiều nhất. Vì thế sẽ khơng tránh khỏi những bất đồng về
quyền và nghĩa vụ, cũng như q trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đó của các
bên.
Tranh chấp kinh doanh thương mại là tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể được
Nhà nước thừa nhận quyền doanh nghiệp có chức năng kinh doanh đó là các
doanh nghiệp (các doanh nghiệp Nhà nước, Công ty TNHH, Cơng ty cổ phần,
Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hộ kinh doanh cá
thể ).
Tranh chấp kinh doanh thương mại có tính chất đa dạng, phức tạp của các quan hệ
kinh tế giữa các chủ thể có lợi ích khác nhau trong nền kinh tế thị trường. Mặt
khác, mua bán trao đổi là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục, các chủ thể
cùng một lúc có thể thiết lập nhiều mối quan hệ kinh tế khiến cho những mối quan
hệ này tạo thành một chuỗi quan hệ có liên quan đến nhau. Nếu tranh chấp phát
sinh ở quan hệ này dễ dẫn đến tranh chấp trong mối quan hệ khác.
1.3.


Đặc điểm của tranh chấp kinh doanh thương mại.
11


So với những tranh chấp trong các lĩnh vực khác, tranh chấp kinh doạnh trong,thương
mại có những đặc điểm khác biệt
Thứ 1: nội dung tranh chấp chủ yếu là lợi ích kinh tế.Bởi lẽ,mục đích cơ bản mà các chủ
thể muốn đạt được khi tham gia hoạt động kinh doanh thương mại là lợi nhuận hoặc đối
tượng đầu tư.Do vậy,tronh q trình thực hiện xung đột về lợi ích kinh tế là nội dung cơ
bản của mọi tranh chấp kinh doanh thương mại
Thứ 2: chủ thể của các quan hệ tranh chấp phát sinh giữa các thương nhân.Những chủ thể
này có tâm lí muốn xác định quan hệ ổn định,lâu dài trên cơ sở hợp tác,tin cậy lẫn nhau
khi tham gia hoạt động kinh doanh thương mại.Trong hoạt động kinh doanh thương mại
quyền và nghĩa vụ của các chủ thể ln tương xứng với nhau trên cơ sở hịa thuận,bình
đẳng với mục đích tối đa lợi nhuận.Vì vậy,các tranh chấp phát sinh sẽ có nguy cơ đe dọa
tới quyền lợi ích của các bên lien quan
Thứ 3: tranh chấp kinh doanh thương mại phát sinh, phát triển gắn liền với các hoạt động
kinh doanh thương mại.Hoạt động kinh doanh thương mại vốn rất đa dạng,chịu sự tác
động điều tiết của các quy luật và cac yếu tố riêng của thị trường như quy luật cung
cầu,sự biến đổi không ngừng của giá cả…những tranh chấp phát sinh trong các hoạt
đông kinh doanh thương mại cũng vì thế mà có những biến đổi linh hoạt về hình thức
biểu hiện, về tính chất mức độ đòi hỏi,cách thức giải quyết giữa các bên
1.4.

Phân loại tranh chấp kinh doanh thương mại.

Tranh chấp thương mại cũng là một tranh chấp kinh tế, do đó tranh chấp thương mại có
thể là:
* Theo phạm vi lãnh thổ: Tranh chấp thương mại trong nước và tranh chấp thương mại

quốc tế.
* Tranh chấp hai bên và tranh chấp nhiều bên
* Tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ thực hiện hợp đồng của các bên
– Tranh chấp do người mua không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định của
hợp đồng.
– Tranh chấp do người bán không thực hiện hay thực hiện không đúng theo quy định hợp
đồng.

12


* Tranh chấp hiện tại và tranh chấp tương lai. Tranh chấp hiện tại là tranh chấp đã xảy ra
đang cần được giải quyết. Tranh chấp tương lai được hiểu là tranh chấp có thể xảy ra và
việc giải quyết được dự liệu trong một điều khoản của hợp đồng.
* Theo nghiệp vụ giao dịch
– Tranh chấp liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá
– Tranh chấp liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá
– Tranh chấp liên quan đến viêc thanh tốn
* Theo tính pháp lý của hợp đồng (gồm có giá trị pháp lý và hiệu lực của hợp đồng)
– Tranh chấp liên quan đến việc áp dụng sai chế độ ký kết hợp đồng
Vi phạm nguyên tắc ký kết
Căn cứ ký kết không hợp pháp
Chủ thể ký kết hợp đồng không hợp pháp, hợp lệ
– Tranh chấp liên quan đến nội dung của hợp đồng
– Tranh chấp liên quan đến cách thức ký kết hợp đồng
* Theo tiến trình thực hiện hợp đồng
– Tranh chấp trong quá trình đàm phán, ký kết hợp đồng
– Tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.
2.


Thực tiễn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp kinh
doanh thương mại trên địa bàn huyện Diễn Châu của Tòa án nhân dân
Huyện Diễn Châu.
2.1.
Tình hình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên địa
bàn huyện Diễn Châu của Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu.

Hiện nay, tranh chấp kinh doanh thương mại trên cả nước nói chung cũng như trên địa
bàn huyện Diễn Châu nói riêng đang diễn ra phổ biến và hết sức tạp. Tòa án nhân dân
huyện Diễn Châu đã thụ lý và giải quyết rất nhiều vụ về tranh chấp liên quan đến kinh
doanh thương mại, các tranh chấp chủ yếu là về tranh chấp về hợp đồng tín dụng, tranh
chấp đầu tư tài chính – ngân hàng, tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa, tranh chấp về
hợp đồng đại lý…Do tình hình kinh tế của huyện Diễn Châu còn chưa phát triển đồng
13


đều, đòi hỏi nhu cầu vay vốn để mở rộng kinh doanh chính vì thế các tranh chấp liên
quan đến hợp đồng tín dụng ngày càng nhiều.
Trong năm 2016 Tịa án nhân dân Huyện Diễn Châu đã thụ lý được 10 vụ về tranh chấp
kinh doanh thương mại liên quan đến hợp đồng tín dụng và các tranh chấp thương mại
khác cụ thể:
1. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam ( địa chỉ: khối 2 thị trấn Cầu Giát
– huyện Quỳnh Lưu – tỉnh Nghệ An.)
Bị đơn: Công ty TNHH Tuyến Thanh ( địa chỉ: xóm 15 xã Diễn Trường, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.)
Đại diện theo pháp luật ông Trấn Văn Tuyến.
2. Tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa giữa.


Nguyên đơn: Công ty TNHH Nam Hưng Nông ( địa chỉ: khóm 1, thị trấn Tri Tơn, huyện
Tri Tơn, tỉnh An Giang.)
Bị đơn: Công ty TNHH sản xuất và thương mại Quang Vinh ( địa chỉ: KCN Diễn Hồng,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.)
3. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Vinh
( địa chỉ: Số 182, Nguyễn Văn Cừ, phường Hưng Phúc, TP Vinh, tỉnh Nghệ An)
Bị đơn: Công ty CPTM và DV Thành Châu ( địa chỉ: khối 4, thị trấn Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An)
4.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP phát triển TP. HCM( HD Bank)
( địa chỉ: Số 25, bis Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, TP HCM)
Bị đơn: hộ kinh doanh Vũ Thành Nhu ( 1964) Cao Thị Thanh ( 1970) địa chỉ xóm Đơng
Hà, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
5. Tranh chấp hợp đồng kinh doanh tài chính – ngân hàng.
14


Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam ( số 108, Trần Hưng Đạo, quận
Hoàn Kiếm, TP Hà Nội)
Đại diện theo ủy quyền Ngân Hàng TMCP công thương Nghệ An ( số 07, Nguyễn Sỹ
Sách, TP Vinh, tỉnh Nghệ An.)
Bị đơn: Doanh Nghiệp Tư Nhân Duy Liên ( nhà ơng Chu Đình Duy, xóm 4, xã Diễn Mỹ,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.)
6. Tranh chấp hợp đồng tín dụng.


Nguyên đơn: Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội ( SHB)- chi nhánh Vinh ( số 58, Lê Lợi, TP
Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Bị đơn. Hộ kinh doanh Cao Thị Liên, Nguyễn Văn Tuấn( khối 3, thị trấn Diễn Châu)
7.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn. Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam- chi nhành Nghệ An.
( số 182, Nguyễn Văn Cừ, Phường Hưng Phúc, TP Vinh, Tỉnh Nghệ An.)
Bị đơn. 1. Nguyễn Hồng Mão
2.Hồ Thị Huệ
Đều trú tại Xã Diễn Ngọc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
8. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Ngun đơn. Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam- chi nhánh Vinh
( địa chỉ: số 07, Nguyễn Sỹ Sách. TP Vinh, tỉnh Nghệ An)
Bị đơn. Công ty TNHH Trường Giang ( địa chỉ. Xóm Ngọc Tân, Xã Diễn Ngọc, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.)
9. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn. Ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam-chi nhánh Vinh( địa chỉ: số 21,
Quang Trung, TP Vnh, tỉnh Nghệ An.)
Bị đơn. Cao Thị Liên ( khối 3, thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
10. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.
15


Nguyên đơn. Ngân hàng TMCP Á Châu- phòng giao dịch Diễn Châu ( địa chỉ: khối 3, thị
trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
Bị đơn. Nguyễn Thị Thanh Thủy, Nguyễn Thị Thúy Hoa ( địa chỉ Xóm 1, xã Diễn Tân,

huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An).
Trong đó.
Tịa án đã xét xử 03 vụ ( vụ số 06, 08, 10 ), công nhận sự thỏa thuận 03 vụ ( vụ số 01, 05,
07), đình chỉ 01 vụ ( vụ số 03), và chuyển hồ sơ 01 vụ ( vụ số 04), số vụ còn lại chuyển
sang năm 2017 để giải quyết tiếp ( lưu hạ năm 2017 ).
Trong 2017 Tòa án nhân dân Huyện Diễn Châu đã thụ lý được 09 vụ về tranh chấp kinh
doanh thương mại liên quan đến hợp đồng tín dụng và các tranh chấp thương mại khác cụ
thể:
1. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa

Nguyên đơn. Ngân hàng TMCP xuất khẩu Việt Nam – chi nhánh Vinh.
Đại diện theo ủy quyền: bà Nguyễn Thị Tồn –giám đốc chi nhánh Vinh
Bị đơn. Cơng ty CP tư vấn và xây dựng Hải Quân
Đại diện theo pháp luật ông Cao Huy Quân – giám đốc công ty
Địa chỉ: xóm Bắc Thịnh, xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
2. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP kỹ thương Việt Nam ( địa chỉ: số 1921, phố Bà Triệu,
phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội)
Đại diện theo pháp luật: ông Hồ Hùng Anh, chủ tịch HĐQT
Đại diện theo ủy quyền: bà Phạm Thị Nhi, GĐ xử lý nợ
Bị đơn: Đinh Vân ( 1974), Tơ Thị Thuận ( 1976)
Địa chỉ: xóm 9, xã Diễn Mỹ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
3. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Vinh.

16



Bị đơn: Công ty CPDV và đầu tư phát triển Cơng nghệ mới ( địa chỉ: xóm 7, xã Diễn
Phúc, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) Đại diện theo pháp luật: ơng Tơ Xn Thành.
4. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Á Châu ( ACB )- chi nhánh Vinh.
Đại diện theo pháp luật ông Đỗ Minh Toàn – Tổng giám đốc.
Đại diện theo ủy quyền: ông Lê Văn Chuẩn.
Bị đơn: Lê Thị Kim Thanh ( địa chỉ: Khối 4, thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An.
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan: ông Nguyễn Khắc Nghĩa ( địa chỉ: xóm 7, xã
Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An)
5. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP HD Bank ( địa chỉ: 25.B15 Nguyễn Thị Minh Khai,
Quận 1. TP HCM) Đại diện theo ủy quyền ông Trần Thành Công.
Bị đơn: Vũ Thành Nhu sinh năm 1964 ( địa chỉ: xóm Đông Hà, xã Diễn Vạn, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An)
Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan bà Cao Thị Thanh sinh năm 1970 (địa chỉ: xóm
Đơng Hà, xã Diễn Vạn, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
6. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Ngun đơn: Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Thường Tín (SACOMBANK)
( địa chỉ: 266-268 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường 8, Quận 3, TP HCM )
Đại diện theo pháp luật: ông Phan Huy Khanh – tổng giám đốc
Đại diện theo ủy quyền : Hồng Chí Hùng
Bị đơn: Hồng Xuân Ánh, Lê Thị Vinh ( địa chỉ: xóm 4, xã Diễn Tân, huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An)
7.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.


Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Vinh

17


Đại diện theo ủy quyền Ông Nguyễn Văn Nam – GĐ chi nhánh.
Bị đơn : Công ty TNHH Phú Dương ( địa chỉ : xóm 9, xã Diễn Phúc, huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An)
8. Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam BIDV ( địa chỉ: tháp
BIDV, 35 Hàng Vôi, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội)
Đại diện theo pháp luật ông Phan Đức Tú – Tổng giám đốc
Đại diện theo ủy quyền ông Đặng Văn Tám – giám đốc chi nhánh Phủ Qùy,
Bị đơn: Vũ Tiến Tùng sinh năm 1986 ( Địa chỉ: xóm 10, xã Diễn Trường, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An)
9. Tranh chấp hợp đồng phân phối giữa

Nguyên đơn: Công ty TNHH Đầu tư xây dựng An Phát
Bị Đơn: công ty TNHH xuất nhập khẩu Cường Tuyết ( địa chỉ: xóm 5, xã Diễn Kỷ, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
Trong đó:
Tịa án nhân dân huyện Diễn Châu đã đưa ra xét xử được 03 vụ ( 01, 04, 08, 09 ), ra
quyết định công nhận thỏa thuận của các đương sự được 02 vụ ( 02, 05 ), số vụ đình chỉ
01 vụ (03) và tiếp tục giải quyết các vụ án kinh doanh thương mại từ năm 2016 lưu hạ
sang năm 2017. Số vụ án kinh doanh thương mại còn lại chưa giải quyết chuyển qua năm
2018 để tiếp tục giải quyết.
Trong năm 2018 Tòa án nhân dân Huyện Diễn Châu đã thụ lý được 07 vụ về tranh chấp
kinh doanh thương mại liên quan đến hợp đồng tín dụng và các tranh chấp thương mại

khác cụ thể:
1.

Tranh chấp hợp đồng tin dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng SHB
Bị đơn: Chu Ngọc Khanh, Nguyễn Thị Sen đều trú tại khối 3, thị trấn Diễn Châu, huyện
Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
2. Tranh chấp hợp đồng đại lý giữa.
18


Nguyên đơn. Đậu Huy Bình sinh năm 1976 ( Địa chỉ: 137, Lê Mao, TP Vinh, tỉnh Nghệ
An)
Bị đơn: Hồ Bá Tuy sinh năm 1980 ( địa chỉ, xóm Trung Hồng, xã Diễn Hồng, huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An)
3. Tranh chấp hợp đồng kinh tế- đầu tư giữa.

Nguyên đơn: Công ty TNHH Dũng Tồn
Đại diện theo pháp luật: Ơng Nguyễn Xuân Dũng – giám đốc
Bị đơn: UBND xã Diễn Phú
Đại diện: Ông CaoVăn Thái – chủ tịch UBND
4.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng ( VP-BANK)
Đại diện theo pháp luật ông Ngô Chí Dũng.
Đại diện theo ủy quyền ơng Phạm Tuấn Anh.
Bị đơn: Công Ty Hợp Tác Đầu Tư Việt Đức- Việt Năm.

Đại diện theo pháp luật: ông Tạ Hữu Đức.
Địa chỉ: khối 4, thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
5. Tranh chấp hợp đồng đại lý giữa.

Nguyên đơn: Tạ Thị Nhung, sinh năm 1976 ( trú tại, xóm Ngọc Tân, xã Diễn Ngọc,
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
Bị đơn: Hoàng Đạt sinh năm 1974, Lê Thị Phượng sinh năm 1977 ( trú tại, Xóm Trung
Hồng, xã Diễn Hồng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
6. Tranh chấp hợp đồng kinh tế giữa.

Nguyên đơn: Công ty TMDV Văn Minh
Đại diện theo pháp luật: ông Nguyễn Văn Minh
( trú tại: khối 3, thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
19


Bị đơn: Cơng ty TMDV Kim Thành Chính.
Đại diện theo pháp luật: ông Trần Kim Thành
( trú tại: khối 3, thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An)
7.

Tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.

Nguyên đơn: Ngân hàng SHB – chi nhánh Vinh.
Bị đơn: Đào Thị Huệ, Vũ Châu ( trú tại: khối 1, thị trấn Diễn Châu, huyện Diễn Châu,
tỉnh Nghệ An)
Số liệu từ ngày 01-01-2018 đến 30-7-2018.
Trong đó:
Tịa án đang thụ lý để giải quyết các vụ ( 01, 02, 04, 05, 06, 07), Và trả lại đơn 01 vụ ( vụ
03)

Từ các số liệu nêu trên ta có thể thấy rằng: số vụ tranh chấp kinh doanh thương mại có xu
hướng giảm từ 10 vụ năm 2016 xuống còn 08 vụ năm 2017 và giảm xuống 01 vụ trong
quý 3 năm 2018. Và cũng có rất ít các vụ, trường hợp giải quyết có kháng cáo từ bên phía
nguyên đơn cũng như bi đơn đối với các quyết định của Tòa án. Số vụ còn tồn đọng của
các năm cũng như vụ quá hạn đang từng bước giảm.
2.2.

Nhận xét về việc áp dụng pháp luật của Tòa án nhân dân huyện Diễn
Châu trong việc giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại trên địa
bàn.
2.2.1. Ưu điểm.

Từ khi thành lập đến nay Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu ln hồn thành nhiệm vụ
và thực hiện tốt việc áp dụng pháp luật trong quá trình giải quyết các vụ án. Việc giải
quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại trên địa bàn huyện Diễn Châu của Tòa án
được thực hiện đúng theo quy định của Luật thương mại, luật các tổ chức tín dụng, Bộ
luật Tố tụng dân sự và đã đạt được những kết quả đáng kể giúp các đương sự ổn định
trong kinh doanh, để không làm ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh.
Các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại được Tòa án thụ lý đều được giải quyết kịp
thời và đúng với trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự.
Khi tiếp nhận hồ sơ để xem xét để thụ lý, cán bộ Tòa án tiếp nhận kiểm tra xem có đầy đủ
những tài liệu, giấy tờ đúng theo quy định của Luật doanh nghiệp, luật các tổ chức tín
20


dụng , bộ luật tố tụng dân sự ; nghiên cứu các tài liệu để xem việc khởi kiện của đương sự
có đúng với pháp luật hay khơng. Điều này có ý nghĩa thực tiễn rất quan trọng, nhằm
đảm bảo việc giải quyết đúng pháp luật, đánh giá đúng tính chấp của mâu thuẫn.
Trong khi giải quyết các vụ án liên quan đến tranh chấp kinh doanh thương mại thì mỗi
thẩm phán được phân cơng giải quyết đều có giải thích tận tình cho các đương sự hiểu về

tranh chấp. Bên cạnh đó có tìm cách tháo gỡ những vướng mắc trong khi giải quyết vụ
án. Có những trường hợp sau khi nghe giải thích hai bên đã đồng ý thỏa thuận và không
phải đưa vụ án ra xét xử tại Tịa.
Trình độ, năng lực của cán bộ tịa ngày càng được nâng cao đáp ứng việc giải quyết các
tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tòa án.
2.2.2. Hạn chế - vướng mắc
a.

Những hạn chế - vướng mắc chung:

Hệ thống pháp luật nước ta cịn chưa hồn thiện, thường xun sửa đổi, bổ sung, nhiều
quy định chưa có văn bản hướng dẫn thi hành nên việc áp dụng pháp luật giữa tòa án và
các cơ quan chức năng chưa thực sự thống nhất, một số văn bản còn chưa phù hợp thực
tiễn nên cịn gây khó khăn trong việc giải quyết;
Cơ sở vật chất kĩ thuật, phương tiện cũng như điều kiện làm việc mặc dù đã được tăng
cường nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, hạn chế cho việc giải quyết;
Về công tác giáo dục pháp luật, sự am hiểu pháp luật của nhân dân còn nhiều hạn chế,
dẫn đến gặp khó khăn trong q trình tham gia tố tụng tại tịa; một số xã, thơn chưa thực
sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ với Tòa án trong việc thực hiện các thủ tục tố tụng đối với
các vụ tranh chấp xảy ra trên địa bàn nhất là thủ tục tống đạt các văn bản tố tụng cho các
đương sự, gây ra sự chậm trễ và giảm hiệu quả đối với việc giải quyết của Tòa án.
Từ thực tiễn giải quyết tranh chấp thương mại hiện nay toà án nhân dân các cấp gặp phải
trong việc áp dụng pháp luật, đó là, cịn lúng túng trong việc áp dụng quy định của BLDS
và các luật chuyên ngành khi giải quyết vụ án kinh doanh, thương mại. Tranh chấp
thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án theo quy định tại Điều 30 BLTTDS
rất đa dạng, phức tạp liên quan đến nhiều lĩnh vực kinh tế. Trong đó, việc giải quyết tranh
chấp vừa có thể áp dụng BLDS vừa có thể áp dụng các luật chuyên ngành khác.
b.

Những hạn chế - vướng mắc tại TAND huyện Diễn Châu:


Trong quá trình giải quyết, bên cạnh những thành quả đạt được thì vẫn cịn tồn tại những
khó khăn và thiếu sót:
21


Việc giải quyết các vụ tranh chấp kinh doanh thương mại vẫn chưa thỏa đáng, cịn một
số sai sót trong q trình giải quyết nên vẫn cịn trường hợp đương sự kháng cáo đối với
bản án sơ thẩm. Đơn cử như trong năm 2016 tranh chấp đối với hợp đồng phân phối giữa
Công ty TNHH Đầu tư xây dựng An Phát và công ty TNHH xuất nhập khẩu Cường Tuyết
( Bản án số 06/2016). Công ty TNHH xuất nhập khẩu Cường Tuyết đã kháng cáo một
phần liên quan đến phần bồi thường hợp đồng trong hợp đồng mà bản án số 06/2016 đã
tuyên. Tòa án huyện Diễn Châu đã chuyển tồn bộ hồ sơ lên Tịa án tỉnh Nghệ An để giải
quyết theo thủ tục phúc thẩm.
Trong quá trình giải quyết vẫn xẩy ra tình trạng giải quyết quá hạn theo quy định của
pháp luật tố tụng dân sự cụ thể tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa.
Nguyên đơn: Ngân hàng TMCP Sài Gịn – Thường Tín (SACOMBANK)
Đại diện theo pháp luật: ông Phan Huy Khanh – tổng giám đốc
Đại diện theo ủy quyền : Hồng Chí Hùng
Bị đơn: Hồng Xuân Ánh, Lê Thị Vinh
Thụ lý từ tháng 6/2017 nhưng đến tháng 5/2018 mới đưa ra xét xử . Bởi lẽ, theo quy định
của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì thời hạn chuẩn bị xét xử là 06 tháng những ở vụ án
này thì đã kéo dài 10 tháng.
Bên cạnh đó một số bản án có xẩy ra những sai sót nhỏ bản án đã tuyên dẫn đến phải ra
quyết định sửa chữa, bổ sung bản án sơ thẩm. Cụ thể tại Bản án số: 03/2017/DS-KDTM
ngày 25/09/2017 về tranh chấp hợp đồng tín dụng có sai sót đối với án phí của đương sự
chính vì thế Thẩm phán phải ra quyết định số: 01/2017/QĐ-SCBSBA
Việc tống đạt cũng như triệu tập các đương sự để tiến hành giải quyết cịn gặp khá nhiều
khó khăn do các đương sự cịn chưa chịu hợp tác với Tòa án để giải quyết dẫn đến giải
quyết kéo dài nhất là từ bên phía bị đơn.

Sự phối hợp giữa đương sự, các cơ quan nhà nước có liên quan với Tịa án cịn khá hạn
chế đã gây trở ngại trong quá trình giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại tại Tịa
án.
Ngồi ra Tịa án huyện Diễn Châu còn thiếu nhũng buổi tập huấn về chuyên môn, cũng
như các buổi trao đổi kinh nghiệm trong giải quyết các tranh chấp liên quan đến tranh
chấp kinh doanhn thương mại.

22


CHƯƠNG 3
NHỮNG KIẾN NGHỊ HỒN THIỆN CƠNG TÁC GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP KINH DOANH THƯƠNG MẠI TẠỊ TÒA ÁN.
3.1. Kiến nghị chung.
Một, Nhà nước cần bổ sung, điều chỉnh kịp thời Luật và các văn bản quy phạm pháp luật
khơng cịn phù hợp; sớm ban hành quy định và các hướng dẫn thực hiện pháp luật để
những người làm công tác pháp luật không bị lúng túng, vướng mắc làm ảnh hưởng đến
tiến độ cũng như chất lượng giải quyết án.
Hai, tăng cường công tác đào tạo cán bộ giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại:
Trong quá trình giải quyết án, Thẩm phán cũng còn một số tồn tại như chưa nghiên cứu
kỹ hồ sơ nên không thu thập đầy đủ chứng cứ; kiến thức pháp luật chưa vững, áp dụng
pháp luật khơng chính xác dẫn đến đường lối xử lý không đúng; xác định sai tư cách
người tham gia tố tụng. Ngoài ra, nhiều trường hợp xem xét vượt quá yêu cầu khởi kiện
của đương sự; xác định lỗi và áp dụng chế tài phạt vi phạm hợp đồng không đúng quy
định.
Với số lượng vụ án kinh doanh, thương mại ngày càng gia tăng và tính chất vụ án ngày
càng phức tạp như hiện nay, ngoài việc mỗi cán bộ cần phải tự học trao dồi kiến thức thì
việc đào tạo, đào tạo lại cán bộ giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại là nhiệm vụ
cấp bách và cần thiết; bên cạnh đó cần tổ chức nhiều hội nghị cũng như mở rộng đối
tượng tập huấn; tổ chức hội thảo chuyên đề pháp luật hàng quý hoặc năm, qua đó rút kinh

nghiệm thực tiễn để tổng kết lý luận đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh
hoặc hướng dẫn áp dụng pháp luật đáp ứng yêu cầu giải quyết án.
Ba, nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử án của Tồ án, trong đó chú trọng nâng cao
năng lực và trình độ của Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân:
Thời gian qua, số lượng các vụ án bị Tòa án cấp trên hủy, sửa hàng năm ngày càng gia
tăng. Trong đó có nguyên nhân chủ quan là do một số Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân
chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm, chưa nỗ lực nghiên cứu, học tập để nâng cao trình độ
chun mơn, nghiệp vụ. Do đó, cần chú trọng nâng cao năng lực và trình độ của Thẩm
phán và Hội thẩm nhân dân.
Bốn, chú trọng và tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhân dân:
- Tăng cường tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng bằng nhiều hình thức
phong phú, đa đạng;
- Cung cấp những văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành cho tất cả cán bộ trong
ngành, giới thiệu văn bản pháp luật chuyên ngành và văn bản pháp luật có liên quan.
- Phát hành các tạp chí tìm hiểu, hỏi đáp pháp luật miễn phí cho người dân khi đến Tịa
án.
23


- Tuyên truyền phổ biến pháp luật thông qua chi đồn thanh niên, đội ngũ cán bộ cũng đã
góp phần chuyển tải một số quy định của pháp luật đến với người dân một cách nhanh
nhất. Đặc biệt là cần có sự kết hợp tuyên truyền pháp luật gắn liền với sinh hoạt văn hóa
văn nghệ quần chúng sẽ đem lại hiệu quả thiết thực, thu hút được nhiều đối tượng tham
gia.
3.2. Kiến nghị riêng đối với Tòa án nhân dân Huyện Diễn Châu trong giải quyết các
tranh chấp kinh doanh thương mại.
Trong quá trình thực tập tại Tào án nhân dân huyện Diễn Châu bên cạnh những ưu điểm
mà Tịa án đã đạt được thì cũng cịn tồn tại những hạn chế trong quá trình giải quyết các
tranh chấp. Từ những hạn chế trong quá trình giải quyết nên tơi có một số kiến nghị để
hồn thiện hơn đối với giải quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung và các

vụ án khác nói chung.
Thứ nhất, khi tiếp nhận hồ sơ để giải quyết thì cần phải xem xét ngay, đủ điều kiện thì
phân cơng thẩm phán giải quyết tránh để tình trạng kéo dài, hoặc thụ lý xong rồi để đó
chờ phân cơng.
Thứ hai, cần có những buổi tập huấn chuyên môn, tập huấn về nghiệp vụ, cũng như cần
có những buổi trao đổi kinh nghiệm để các cán bộ đang cơng tác trong Tịa án nắm được
những quy định của pháp luật, từ đó có lý luận, am hiểu thực tiễn để giải quyết một các
chính xác, hạn chế việc sửa án.
Thứ ba, tại các phiên họp cũng như các phiên tòa xét xử cần đánh giá trọng tâm vấn đề
tranh chấp để đặt những câu hỏi đúng trọng tâm vấn đề, tránh dài dòng và khơng xốy
sâu vào vấn đề của tranh chấp.
Thứ tư, đối với những tranh chấp phát sinh, Thẩm phán cần phải áp dụng một các hợp lý
các biện pháp thu thập chứng cứ do Bộ luật tố tụng dân sự quy định để tiến hành xác
ming, thẩm định những chứng cứ và qua đó xác định được tính chấp, ngun nhân xẩy ra
tranh chấp, để làm cơ sở giải quyết các tranh chấp được nhanh chóng.

24


III. KẾT LUẬN.
Áp dụng pháp luật trong việc giải quyết tranh chấp thương mại tại toà án là một hoạt
động rất phức tạp. Để toà án áp dụng pháp luật có hiệu quả trong việc giải quyết tranh
chấp thương mại đảm bảo quyền lợi của các đương sự đòi hỏi thẩm phán phải trau dồi
chun mơn, nâng cao trình độ nghiệp vụ. Mặt khác việc áp dụng pháp luật có tốt hay
không phụ thuộc rất lớn ở bản thân các quy định pháp luật của nhà nước. Do đó, pháp
luật thương mại ngày càng phải hoàn thiện tạo điều kiện cho tồ án có cơ sở pháp lý đầy
đủ, rõ ràng để giải quyết các tranh chấp thương mại ngày càng phổ biến trong nền kinh tế
thị trường ở nước ta hiện nay.
Trong q trình thực tập tại Tịa án nhân dân huyện Diễn Châu, tiếp thu từ những kinh
nghiệm thực tiễn có thể nhận thấy vai trị của Tịa án trong công tác giải quyết tranh chấp

kinh doanh thương mại ngày càng quan trọng góp phần trong việc bảo vệ quyền lợi và lợi
ích hợp pháp của các đương sự. Chính vì thế việc giải quyết các tranh chấp kinh doanh
thương mại phải ngày càng hoàn thiện để từng bước nâng cao hiệu quả giải quyết, không
làm ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh trên địa bàn huyện Diễn Châu. Đồng thời đào
tạo được đội ngũ cán bộ chuyên nghiệp, tận tụy phục vụ người dân. Thực hiện tốt điều
này Tòa án nhân dân huyện Diễn Châu đang từng bước nâng cao được công tác giải
quyết các tranh chấp kinh doanh thương mại trên địa bàn huyện Diễn Châu.

25


×