Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.12 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GD HUYỆN KRÔNGBUK TRƯỜNG MG HOA NGỌC LAN . SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề Tài : HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO.  Người Thực Hiện : Lê Thị Thúy Chức Vụ : Hiệu Phó Năm Học : 2009 - 2010. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỤC LỤC A . PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý Do Chọn Đề Tài 2. Mục Đích nghiên cứu đề tài 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4 . Cơ sở lý luận , thực tiển và nhiệm vụ nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu B . NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi 1. Đặc điểm tình hình 2.Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu . 3.Cơ sở thực tiễn của một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi II . XÂY DỰNG BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI . 1 . Các Nguyên Tắc Xây Dựng Biện Pháp Hình Thành Biểu Tượng Hình Dạng Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi . 2 . Xây Dựng Các Biện Pháp Hình Thành Biểu Tượng Hình Dạng Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi . 3 . Tính hiệu quả của các biện pháp . 4 . Nội dung thực hiện các biện pháp đã xây dựng III . THỰC HIỆN SƯ PHẠM 1.Vài nét về khách thể thực nghiệm : 2 . Mục Đích Thực Nghiệm : 3 . Thực nghiệm một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng đã xây dựng 4. Cách tiến hành thực nghiệm C . PHẦN KẾT LUẬN 1 .Những nhận xét chung 2. Bài học kinh nghiệm 3. Một số đề xuất :. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> .A. PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài: Đất nước ta đang bước vào thế kỷ XXI với mục tiêu công nghiệp hóa,hiện đại hóa đất nước,nền kinh tế đã hòa nhập với kinh tế toàn cầu cụ thể là Việt Nam đã hội nhập WTO.Vì thế sự nghiệp giáo dục đã có sự hòa nhập vào trào lưu quốc tế đòi hỏi con người phải có tri thức mơi đáp ứng được nhu cầu đổi mới của đất nước ,góp phần đưa nền giáo dục tiến tới phần cao hơn. Là một giáo viên mầm non tôi luôn tâm đăc với câu nói “ mẫu giáo tốt mở đầu cho nền giáo dục tốt’ mà trẻ thơ là tương lai của đất nước .Bởi vậy mục tiêu giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt. đối với phương pháp giảng dạy phù hợp với từng lứa tuổi Mẫu Giáo, nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy ,trong đó phương pháp hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non chiếm vị trí quan trong trong hệ thống giáo dục mầm non. Dạy trẻ làm quen với toán là một trong những môn học mà trẻ yêu thích ở trường mầm non.Vì qua môn học này trẻ học tập vui chơi ,trẻ được thực hành đém số lượng bằng nhiều hình thức ,không những thế trẻ còn được làm quen với các khái niệm sơ đẳng về dài ,ngăn,cao,thấp ,rộng hẹp kích thước và định hướng trong không gian,trẻ được tiếp xúc được sờ vào các đồ vật ,quan sát làm quen với các hình dạng của các vật thể trong môi trường xung quanh rất đa dang và phong phú ,trẻ biết xác định được phía phải,phía trái của bản than và của các đối tượng khác cũng như những kỹ năng định hướng trong không gian giúp trẻ phát triển về giác quan. Qua môn học này giúp trẻ tích lũy một số vốn kiến thức sơ đẳng về hình thành biểu tượng toán học vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hằng ngày của trẻ ,từ đó giúp trẻ có một tâm thế vững vàng ,một kiến thức nhất định tạo tiền đề tốt cho việc học tập ,là hoạt đọng chính của trường phổ thong sau này. Sau khi được học tập và nghiên cứu chuyên đề làm quen với toán cho trẻ mẫu giáo,bản thân tôi luôn nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động làm quen với toán để có biện pháp quản lý khoa học ,sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng dạy học ,hoạt động làm quen với toán của nhà trường ,nâng cao tay nghề cho bản thân. Người giáo viên phải năm rõ phương pháp và hướng dẫn trẻ đạt hiệu quả. 2. Mục đích nghiên cứu đề tài Chúng tôi nghiên cứu đề tài này nhằm nâng cao hiệu quả của môn toáncho trẻ 5-6 tuổi về hình thành biểu tượng toán học về hình,hình học phẳng,hình khối nên việc góp phần nâng cao chất lượng hiệu quả về mọi mặt ,phát triển nhân cách cho trẻ thì mục đích nghiên cứu là : Xây dựng một số biện pháp cụ thể ,phù hợp vơí đặc điểm phát triển tâm sinh lý theo từng lứa tuổi để trẻ dễ dàng tiếp thu kiến thức vừa sức “ học mà chơi,chơi mà học” theo hướng tích hợp đổi mới về phương pháp lấy trẻ làm trung tâm là hoạt động chủ đạo ,còn. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> cô giáo là người gợi ý hướng dẫn giúp trẻ tìm tòi khám phá ,phát huy tính tích cực sáng tạo của trẻ 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu : 3.1. Khách thể nghiên cứu : Quá trình hình thành biểu tượng nghiên cứu về hình thành biểu tượng hình dạng của các hình phẳng ,hình khối : khối vuông ,khối cầu ,khối trụ , khối chữ nhật .trên cơ sở đó giúp trẻ nắm được những đặc điểm ,đặc trưng của chúng qua hoạt động chung . Hình thành biểu tượng vê hình dạng cho trẻ 5- 6 tuổi giúp trẻ củng cố ôn luyện những kiến thức kỹ năng phân biệt nhận biết được các hình học phẳng ,các khối mà trẻ tiếp thu được dựa vào các dấu hiệu cơ bản của các vật trong cuộc sống 3.2. Đối tượng nghiên cứu : Nghiên cứu “ Một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng ” cho trẻ 5-6 tuổi các hình học phẳng ,hình vuông,hình chữ nhật ,khối cầu ,khối trụ ,khối vuông ,khối chữ nhật thông qua hoạt động chung . 4. Cơ sở lý luận , thực tiễn và nhiệm vụ nghiên cứu : 4.1. Cơ sở lý luận. Môn học cho trẻ làm quen với toán là một trong những môn học rất quan trọng. Vì qua môn học này giúp trẻ hiểu biết rông hơn về biểu tượng hình dạng, các chữ số,định hướng trong không gian,được làm quen vơi khái niệm sơ đẳng về dài , ngắn ,cao thấp ,rộng hẹp, kích thước và định hướng trong không gian,trẻ được tiếp xúc, được sờ vào các đồ vật ,quan sát làm quen với các hình dạng của các vật thể trong cuộc sống hằng ngày của trẻ .Môn học này giúp trẻ được khám phá thế giới xung quanh qua đó giáo dục trẻ thêm yêu cuộc sống ,giúp trẻ phát triển tri giác,ngôn ngữ ,trí nhớ,thẩm mỹ lao động v..v…Nhờ sự tham gia tích cực của các giác quan đặc biệt là thị giác,xúc giác và thông qua các hoạt động thực tiễn mà trẻ dễ dàng nhận biết được các hình dạng của nhiều đồ vật quen thuộc quanh trẻ nhằm nâng cao mức độ nhận thức về hình dạng cho trẻ là cơ sở để hình thành nhân cách cho trẻ . Đối với môn học này như chúng ta đã biết nó rất đa dạng ,phong phúvề nội dung, có tầm quan trọng cho trẻ phát triển tạo tiền đề cho việc học tập là hoạt động chính của trường phổ thông sau này.Nếu có một số biện pháp phù hợp với trẻ thì trẻ sẽ năm vững vàng kỹ năng ,kiến thức đếm,quan sát tưởng tượng ,nhận biết phân biệt các hình dạng trong toán học theo phương pháp đổi mới ,trẻ rất hứng thú học tập và hoạt động sang tạo ,xây dựng đề tài càng mở rộng thì nhận thức của trẻ càng phát triển. 4.2.Cơ sở thực tiễn Tuy nhiên trên thực tế nhìn rộng ra cả nghành học mầm non nói chung và tỉnh Đăk Lăk nói riêng thì chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển hiện nay.Bởi cơ sở vật chất còn nghèo nàn ,giáo viên dạy trẻ làm quen biểu tượng về hình dạng cho trẻ còn sơ sài,chưa sáng tạo , chưa mở rộng phạm vị đối tượng để trẻ năm kiến thức về hình dạng sâu hơn. Mật độ tiếp thu của trẻ chưa đồng đều trẻ còn thụ động,chưa tập trung chú ý ,trẻ còn lúng túng ,xác định hình dạng còn chậm dẫn đến khó khăn cho việc truyền thụ kiến thức. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> .Trường chúng tôi lại chiếm phần đônglàtrẻ nông thôn , chưa học qua các lớp nhà trẻ ,lớp mầm ,lớp chồi .Kiến thức về chăm sóc nuôi dạy con của phụ huynh còn hạn chế ,họ quan niệm cho trẻ đi học là để biết viết chữ ,đọc số thành thạo,nên việc tạo điều kiện cho con em mình tham gia các hoạt động học toán chưa được quan tâm ,nên bản thân tôi luôn trăn trở và tìm cách đưa phương pháp giáo dục dể truyền thụ kiến thức tới trẻ một cách tích cực và có hiệu quả hơn .Vì thế tôi đã mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu “ Một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ Mẫu Giáo 5- 6 tuổi 5. Nhiệm vụ nghiên cứu : 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận “Một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng’’cho trẻ 5-6 tuổi qua hoạt động chung 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của “Một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng’’ cho trẻ 5-6 tuổi thông qua các biểu tượng toán sơ đẳng 5.3. Dựa trên cơ sở lí luận và thực tiễn trên chúng tôi nghiên cứu và xây dựng “Một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng’’ cho trẻ 5-6 tuổi cụ thề các biện pháp Biện pháp 1: Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ ,giáo viên là người hướng dẫn ,gợi ý kích thích trẻ hoạt động tích cực sáng tạo Ví dụ : Dạy trẻ nhận biết 4 hình hình học phẳng ,hình vuông ,hình chữ nhật ,hình tròn hình tam giác thì cô và mỗi trẻ phải có 4 hình , kích thước màu sắc khác nhau để tạo sự phát triển trí lực cho trẻ nhận biết các dấu hiệu của các hình nhằ giúp trẻ nhấn mạnh tính bất biến của hình dạng thì cô giáo phải dung lời nói dễ hiểu dể khơi gợi trẻ chú ý và suy nghĩ như : Cô chỉ vào hình tròn hỏi trẻ ,con nhìn hình này giống cái gì và tay sờ đường bao quanh hình trẻ bắt chước làm theo và sẽ nói được đó là hình gì ? Biện pháp 2 : Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dung trực quan .Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả gây sự chú ý của trẻ chính là đồ dùng trực quan sẽ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác trọn vẹn Ví dụ : Hình tam giác trẻ sờ có 3 góc trẻ lấy và giơ lên cho cô ,gọi tên hình hay hình có 2 cạnh dài 2 cạnh ngắn trẻ sờ và lấy hình chữ nhật giơ lên Chú ý cô giáo sử dụng ngôn ngữ ngắn gọn dễ hiểu để giúp trẻ nắm vững kiến thức kỹ năng và làm theo thao tác một cách dễ dàng Biện pháp 3: Thông qua các môn học khác và các tính chất ,lồng ghép đan cài các hoạt động Ví dụ : Trong tiết dạy phân biệt hình vuông ,hình chữ nhật ,tam giác trẻ vẽ trang trí đường diềm theo các hình học ,qua vui chơi trẻ xếp hình ô tô ,ngôi nhà ,bông hoa khi chơi trẻ gọi tên hình . Biện pháp 4 Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi dạy trẻ vận dụng kiến thức toán học vào cuộc sống ,đây cũng là biện pháp hữu hiệu giúp cho chất lượng ngày càng tăng nên. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> tôi chú trọng đến việc ôn luyện vì đặc điểm trẻ nhỏ mau nhớ lại mau quên nên phải thường xuyên củng cố Ví dụ : cho trẻ hoạt động ngoài trời vẽ hình vuông hình chữ nhật …Qua hoạt động góc xếp nhà tầng ,dùng khối xếp nhà có cổng ra vào …khi chơi trẻ gọi tên hình ,tên khối qua đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ trẻ có kỹ năng xếp chồng ,xếp cạnh . Biện pháp 5: Hệ thống câu hỏi giúp trẻ phát huy tính tích cực sáng tạo giúp trẻ nắm được kiến thức một cách logic,câu hỏi đi từ dễ đến khó ,từ đơn giản đến phức tạp B. NỘI DUNG I. Cơ sở lý luận và thực tiễn của một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ 5-6 tuổi 1. Đặc điểm tình hình : a. Thuận lợi Trường chúng tôi nằm trên địa bàn trung tâm của xã ,là trường có 5 lớp ,3 lớp học bán trú , có 2 lớp học 2 buổi/ ngày . Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục và đáp ứng nhu cầu gửi con em vào học ở trường của phụ huynh ,nhà trường đã tham mưu với phòng giáo dục ,ủy ban xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho trường hoạt động . Được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền địa phương ,khuôn viên trường được xây dựng khá khang trang sạch đẹp ,tuy sân chơi hơi hẹp nhưng khung cảnh trường tương đối thẩm mĩ , có đồ dung ,đồ chơi như : xích đu cầu trượt ,bập bênh cho trẻ vui chơi ngoài sân b. Khó khăn : Bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn trong khi hoạt động tổ chức cho trẻ học toán như phòng học hẹp ,trẻ chưa được học qua các lớp nhà trẻ , mầm ,chồi nên còn nhiều hạn chế khi tổ chức cho trẻ hoạt động làm quen với toán. 2. Cơ sở lí luận của đề tài nghiên cứu . “ Một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng” cho trẻ 5-6 tuổi 2.1 Các khái niệm cơ bản : - Thế nào là hình dạng : Hình dạng là một trong những dấu hiệu bên ngoài của vật cụ thể dựa vào chúng mà con người có thể tiến hành so sánh và tạo nhóm các vật khác nhau theo dấu hiệu hình dạng - Thế nào là biểu tượng : Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do 1 tác động nào đấy được tái hiện nhớ lại - Phương pháp dạy học là gì ? Là con đường là cách thức mà chủ thể sử dụng để tác động nhằm chiếm lĩnh hoặc biến đổi đối tượng theo mục đích đã định,phương pháp là một phạm trù của lí thuyết hoạt động ,có liên quan mật thiết với các phạm trù cụ thể ,đối tượng ,mục đích và nội dung hoạt động - Biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng là biện pháp dạy trẻ phân biệt,nhận biết ,nắm được một số dấu hiệu đặc trưng của các hình, hình học, hình khối và tên gọi của chúng thông qua các đồ vật quen thuộc hàng ngày của trẻ. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> 2.2 Đặc điểm phát triển biểu tượng về hình dạng ở trẻ mầm non nói chung và mẫu giáo nói riêng Các biểu tượng về hình dạng vật thể xuất hiện rất sớm ở trẻ mầm non, từ nhỏ trẻ đã nhận biết được nhiều vật quen thuộc . Nhờ sự tham gia tích cực của các giác quan , đặc biệt là thị giác ,xúc giác và thông qua hoạt động thực tiễn mà trẻ nhận biết được hình dạng của nhiều vật có xung quanh trẻ . Tuy nhiên một số biểu tượng hình dạng mà trẻ nắm được từ vốn kinh nghiệm thực tiễn thường thiếu chính xác ,tản mạn và thiếu tính hệ thống  Lứa tuổi Mẫu Giáo : + Trẻ 3-4 tuổi tri giác của trẻ ngày càng phát triển biểu tượng hình dạng của trẻ ngày càng đa dạng và chính xác . + Trẻ 4-5 tuổi biểu tượng về hình dạng vật thể và các hình học đã chính xác và phong phú hơn các biện pháp khảo sát hinh dạng ngày càng hoàn thiện hơn . + Trẻ từ 5-6 tuổi càng lớn quá trình tri giác của trẻ càng hoàn thiện do đó trẻ nhận biết hình dạng cùng những chi tiết của nó ngày càng chính xác hơn .Nhiều trẻ đã có khả năng tạo ra hình dạng mới từ những hình đã biết Ví dụ : Từ một hình chữ nhật cắt đôi thành hai hình vuông . Sự phát triển biểu tượng hình dạng ở trẻ là quá trình phức tạp ,việc trẻ nắm và sử dụng được các hình chuẩn cho thấy mức độ phát triển trí tuệ của trẻ mầm non .Điều đó góp phần tích cực chuẩn bị cho trẻ vào trường phổ thông 3. Cơ sở thực tiễn của một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi * Ưu điểm : Xuất phát từ mục tiêu giáo dục mầm non đến năm 2020 . Bước vào giai đoạn phát triển đổi mới của đất nước trước những yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp ,công nghiệp hóa ,hiện đại hóa đòi hỏi nghành giáo dục mầm non phải tiếp tục đổi mới và phát triển để nâng cao chất lượng mầm non toàn diện Được Đảng và nhà nước quan tâm chú trọng ,đặc biệt là bộ giáo dục dã từng bước đổi mới về phương pháp dạy học ,củng cố bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ theo hướng đổi mới nội dung giáo dục đối với mẫu giáo 5-6 tuổi ,được cấu trúc theo 9 chủ đề thực hiện 32 tuần /1 năm học ,mỗi chủ đề được thực hiện 2-6 tuần ,từng chủ đề được cấu trúc theo các phần : yêu cầu ,kế hoạch hoạt động và gợi ý hoạt độn cụ thể *Nhược điểm : Những năm gần đây giáo dục mầm non đã có những bước tiến bộ rõ rệt từ thành phố đến nông thôn ,về cơ sở vật chất đến đội ngũ giáo viên . Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế nhất định do giáo viên còn thụ động , cách dạy theo phương pháp cũ cứng nhắc ,tình trạng áp đặt trẻ vào một khung nhất định . + Cơ sở vật chất còn nghèo nàn chưa thực sự phù hợp với yêu cầu đổi mới với nội dung chương trình . + Học sinh hầu hết là con em nông thôn chưa học qua lớp mầm ,chồi nên tiếp thu kiến thức còn thụ động chưa linh hoạt chưa tích cực 3.1. Vài nét về khách thể điều tra. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Trường mẫu giáo Hoa Ngọc Lan đóng tại địa bàn xã EaNgai Huyện Krông Buk- Đăk Lăk có tổng số giáo viên là 8 cô giáo Trình độ chuyên môn không đồng đều Số giáo Trình độ Trình độ Đại học Cao Trung Thâm viên văn hóa chuyên môn đẳng cấp niên chuẩn Từ 4năm 8 8/8 GV 8/8GV 4GV 1GV Không đến Lớp 12 20 năm Về giáo viên dạy lớp lá ,tổng số 30 cháu thực hiện chương trình đổi mới Giáo viên phụ trách : cô Vũ Thị Minh Tâm – Đại học – Thâm niên công tác 9 năm Học sinh. Số cháu. Thành phần Dân tộc Kinh Chuyên cần 90% làm nông Lớp lá 30 10% công nhân 13% 87% 98% viên Nhận xét về lớp đang giảng dạy : Cơ sở vật chất phòng học chật chội ,việc tổ chức hoạt động góc ,hoạt động chung còn gặp nhiều khó khăn .Đa phần các cháu chưa được đi học kế thừa kiến thức chương trình các lớp chồi mầm mà mới đi học lần đầu nên còn nhiều bỡ ngỡ ,phụ huynh đa phần làm nông nghiệp , kiến thức nuôi dạy con còn hạn chế ,ít quan tâm đến việc học của con cái nên việc dạy các cháu hình thành các biểu tượng toán học như các đề tài về kích thước ,định hướng trong không gian như các hình dạng luôn gặp những khó khăn nhất định . 3.2. Nội dung điều tra . * Nhận thức của giáo viên và cán bộ quản lí : Để đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước đang trên đà phát triển đòi hỏi môi trường giáo dục là một trong những động lực phát triển thúc đẩy nhân tố con người mà nghành học mầm non là nền tản .Từ đó giáo viên mầm non đã tập trung vào nghiên cứu các loại chương trình phù hợp với điều kiện của từng địa phương như ở trường mẫu giáo Hoa Ngọc Lan lớp học rải rác ở các thôn ,cơ sở quá nghèo nàn phòng học còn mượn các trường tiểu học để dạy các cháu nhưng với sự nỗ lực yêu nghề của giáo viên và tâm huyết của cán bộ quản lí ,dưới sự chỉ đạo chuyên môn của phòng giáo dục huyện Krông Buk . Đầu năm học 2009 – 2010 trường bắt đầu thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới ,tuy còn bỡ ngỡ và nhiều mới lạ nhưng giáo viên và cán bộ quản lí đã nghiên cứu từng bước vận dụng chương trình đổi mới vào các đợt thao giảng ,chuyên đề để học tập lẫn nhau Nếu như phương pháp cũ giáo viên là trung tâm ,chương trình được phân theo từng môn ,cách dạy truyền đạt ,làm theo mẫu .Tác động một chiều ít chú trọng đến việc tích. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> cực sang tạo của trẻ trong quá trình học tập ,trẻ thụ động tư duy rập khuôn máy móc ,vì thế đổi mới giáo dục mầm non là một điều rất cần thiết và cấp bách trong thời kì mới này để nâng cao chất lượng và hiệu quả của giáo dục mầm non ,chương trình đổi mới chú trọng đặc biệt đến sự phát triển tích cực ,khả năng tư duy độc lập ở trẻ ,lấy trẻ làm trung tâm ,hoạt động tích cực .Giáo viên là người gợi ý khai thác tình huống và các vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ học ,chơi ,hoạt động cùng nhau ,hợp tác giữa cô và trẻ ,giữa trẻ với trẻ có tác dụng to lớn trong trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách Từ đó giáo viên phải xây dựng những biện pháp hữu hiệu để hình thành biểu tượng hình dạng để dạy trẻ Điều tra các biện pháp - Biện pháp 1: Xác định loại tiết để chọn phương pháp thích hợp - Biện pháp 2: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồ dung trực quan hợp lí ,phù hợp với nội dung bài dạy ,đồ dùng đa dạng kích thước phù hợp - Biện pháp 3: Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi - Biện pháp 4 : Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi ,dạy trẻ kiến thức hình thành biểu tượng toán học vào cuộc sống 3.3. Kết quả điều tra thực trạng trong việc hình thành biểu tượng toán học cho trẻ 5-6 tuổi .Tôi điều tra 8 GV Tôi lập phiếu điều tra 8 GV Người điều tra : Lê Thị Thúy : Hiệu phó trường Mẫu Giáo Hoa Ngọc Lan STT Họ Và Tên GV Trình Độ CM Thâm Niên Điểm 1 Vũ Thị Minh Tâm ĐH 9 Năm 9 2 Nguyễn Thị Thể TC 11 Năm 9 3 Ng . Thị Lan Vượng ĐH 9 Năm 8 4 H – Nhung Mlô TC 2 Năm 7 5 Võ Thị Thu TC 2 Năm 7 6 Trần Thị Nguyệt TC 3 Năm 8 7 H – Nhép Niê TC 1 Năm 6 8 Nguyễn Thị Thanh TC 1 Năm 6 Điểm Số X 6 7 8 9. Tận Số N 2 2 2 2. Cách Tính X * N 12 14 16 18. Tổng Số. 8. 60. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> X = 60/8 = 7.5% Từ phiếu điều tra an két trên tôi đả xây dựng biện pháp để dạy trẻ hình thành biểu tượng toán học cho trẻ 5 – 6 tuổi và xin trả lời một số vấn đề sau : Dùng biện pháp gì sau đây để dạy trẻ hình thành biểu tượng toán học về hình dạng cho trể mầm non 5 – 6 tuổi . TT Tên Biện Pháp Thỉnh Thườn Ít Cần Không Lý do vì sao Thoảng Thiết Cần g Xuyên Thiết 1 Lấy trẻ làm trung X X Trẻ chủ động tâm sang tạo , khám phá 2 Chương trình X Vì tác động một được học theo chiều , trẻ thụ phân môn động rập khuôn máy móc 3 Dạy học tích cực X Phát huy tính tích cực của người học 4 Dạy học tích hợp X Tích cực đan cài nhiều môn học trong mọi lúc mọi nơi II XÂY DỰNG BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG HÌNH DẠNG CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 – 6 TUỔI 1. Các nguyên tắc xây dựng biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo . Tuổi mẫu giáo không chỉ nhận biết phân biệt nắm được tên gọi các hình , hình khối mà trẻ còn biết được kích thước màu sắc , vị trí sắp sếp . bước đầu trẻ nắm được một số tính chất sơ đẳng của các hình khối .nội dung dạy trẻ hình thành biểu tượng hình dạng cần hướng vào việc củng cố ôn luyện những kiến thức , kỹ năng phân biệt các hình học phẳng và các hình khối mà trẻ thu được ở những lớp trước . Trên tiết học cần hình thành và phát triển ở trẻ kỹ năng khảo sát các khối với sự tham gia của thị giác , xúc giác trên bề mặt khối . mặt khác để thấy sự giống và khác nhau giữa các khối giáo viên nên hướng trẻ sắp xếp các khối chồng lên nhau đếm số lượng góc cạnh của một loại khối . Để đảm bảo tính tích cực trong quá trình dạy học giáo viên cần sử dụng đúng mức phương pháp dạy học nêu vấn đề , giáo viên cần đặt trẻ vào tình huống có vấn đề buộc trẻ phải suy nghĩ tìm tòi để giải quyết chúng . 2 . Xây Dựng Các Biện Pháp Hình Thành Biểu Tượng Hình Dạng Cho Trẻ Mẫu Giáo 5 – 6 Tuổi .. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.1 Các Biện Pháp Hình Thành * Xác định loại tiết để chọn phương pháp phù hợp . Biện pháp : phát huy tính tích cực cho trẻ Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghĩ và tự hành động , thậm chí còn để trẻ suy nghĩ cả bài mới là biện pháp kích thích gợi mở hướng dẫn trẻ hoạt động tích cực . Biện pháp : sử dụng trò chơi Nhằm tạo cho trẻ “ Học mà chơi , chơi mà học “ sử dụng lồng ghép vào các tiết học như trên tiết dạy cô sử dụng các trò chơi , câu đố , thơ ca để kích thích trẻ hoạt động , lồng ghép một số môn học phù hợp như văn học , thể dục , tạo hình nhất là tổ chức các trò chơi mới lạ ở hoạt động chung hay hoạt động góc . ví dụ hoạt động góc xây dựng nhà tầng bằng các hình khối lắp ráp , xây cổng ra vào , có hang rào bao quanh bằng các ống lon có hình trụ , các hình khối vuông , khối chữ nhật , khối cầu để trang trí khu nhà cao tầng . Biện pháp sử dụng mấu : là biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt hiệu quả cao , gây sự hứng thú cho trẻ chính là đồ dung trực quan . nhằm giúp trẻ lĩnh hội những nội dung học tập mặt khác việc sử dụng đồ dung trực quan đẹp cộng với sự khéo léo của giáo viên sẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác trọn vẹn và phấn khởi , đồ dung học tập hợp lý còn tạo điều kiện cho sự chuyển dẫn quá trình lĩnh hội và tri giác nên đồ dùng phải có màu sắc đẹp , to nhỏ khác nhau . Biện pháp bằng hệ thống câu hỏi : Bài tập kích thích trẻ phát triển trí lực một cách hưng phấn để trẻ tìm ra kết quả thì giáo viên cần đặt ra cho trẻ các tình huống có vấn đề buộc trẻ suy nghĩ . Biện pháp dạy học vừa sức : Để đảm bảo tính vừa sức cho trẻ những kiến thức mới truyền thụ cho trẻ cần được phức tạp dần , được củng cố qua bài tập và được ứng dụng vào các dạng hoạt động khác nhau của trẻ như vậy sự mở rộng dần , phức tạp dần nội dung dạy học sẻ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ năng tạo cho trẻ hứng thú học toán . Biện pháp đảm bảo tính khoa học : Trong quá trình hình thành biểu tượng toán học về hình dạng cần phải đảm bảo tính chính xác tính khoa học và tất cả mọi mặt như ngôn ngữ , ký hiệu hình vẻ , kiến thức suy luận thong qua hoạt động mà tư duy và ý thức của trẻ được phát triển tốt . Biện pháp nhằm đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ : Để đảm bảo tính ý thức và phát huy tính tích cực của trẻ trong quá trình lĩnh hội kiến thức cần dạy trẻ nhận biết những dấu hiệu của đối tượng bằng cách thay đổi các dấu hiệu trong bản chất và giữ nguyên bản chất trong đối tượng , đồ dùng đa dạng màu sắc tươi sang kích thước to nhỏ rộng hẹp , vị trí sắp đặt phong phú …..qua thao tác với chúng trẻ sẻ nắm bắt được các dấu hiệu đặt trưng của các hình và có biểu tượng chính xác về chúng . 3 . Tính hiệu quả của các biện pháp . - trẻ tích cực hoạt động nhiều chiều : giữa cô với trẻ , giữa trẻ với trẻ. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển óc sáng tạo , trí nhớ , tư duy và các giác quan nhanh nhẹn qua vui chơi và cho trẻ tinh thần thoải mái tiếp thu nhẹ nhàng . - đồ dùng trực quan đẹp , hấp dẫn đa dạng , phong phú thì tạo cho trẻ hứng thú học tập không bị nhằm chán và ghi nhớ tái tạo phát triển giúp trẻ hoạt động sáng tạo . - trong biện pháp hệ thống câu hỏi rất quan trọng tạo điều kiện phát triển trí tuệ cho trẻ , từ câu hỏi đả kích thích trẻ khám phá hoạt động sang tạo . - dạy học vừa sức đả tạo sự thống nhất hài hòa cho từng độ tuổi và đặc biệt là từng sự nhận thức của trẻ . - trong biện pháp giáo dục trẻ ở hoạt động chung cũng như hoạt động mọi lúc mọi nơi phải có tính hệ thống khoa học , thống nhất tạo sự tích cực sáng tạo trong khi trẻ hoạt động . 4 . Nội dung thực hiện các biện pháp đã xây dựng Biện pháp thứ nhất : Phát huy tính tích cực của trẻ . Theo phương pháp đổi mới lấy trẻ làm trung tâm ,trẻ là chủ thể tích cực nên tôi đã vận dụng phương pháp này Ví dụ : Khi vào tiết học phân biệt nhận biết hình vuông ,hình chữ nhật ,hình tam giác ,hình tròn và ôn số lượng 4 : cô hỏi trẻ ai biết bảng bé ngoan có hình gì? Vì sao con biết? Mặt bàn con ngồi vẽ giống hình gì ? Vì sao con biết ? Lá cờ bé ngoan con cắm hàng ngày có hình gì ? trẻ tự nói cô hỏi mỗi loại hình tự 1 – 3 trẻ , trẻ nói xong cô hỏi : thế ngoài các đồ vật trong lớp ra các con còn nhìn thấy ở đâu có các hình giống như hình con vừa nói . Biện pháp thứ hai : Sử dụng vật mẫu . Cô sử dụng vật mẫu bằng cách khảo sát hình dạng cô đưa ra hình chữ nhật cả lớp cho cô biết cô có hình gì ? vì sao con biết ? cho cả lớp quan sát và đếm số cạnh . Ví dụ : hình vuông có 4 cạnh như thế nào cô dùng cây thước đo 4 cạnh này có bằng nhau không ? vì sao ? có 4 cạnh thừa ra , à như vậy có 2 cạnh dài bằng nhau và 2 cạnh ngắn bằng nhau . Biện pháp thứ ba : Hệ thống câu hỏi và bài tập . Cô đặt câu hỏi dựa trên tri giác và trí nhớ tái tạo của trẻ nhằm ghi nhận những đặc điểm bên ngoài của đối tượng yêu cầu trẻ miêu tả những điều vừa quan sát hay nhận nhắc lại nhiệm vụ của cô giáo . Ví dụ : đây là hình gì ? khối gì ? trẻ gọi tên khối Câu hỏi tái tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ nắm và cũng cố những kiến thức mới một cách sâu sắc hơn . Ví dụ : số cạnh hình vuông và số cạnh hình chữ nhật như thế nào với nhau ? đều bằng mấy ? Câu hỏi sáng tạo có nhận thức nhằm giúp trẻ sử dụng những kiến thức đã nắm được để giải quyết tình huống hay những nhiệm vụ khác nhau . Ví dụ : khối vuông và khối chữ nhật có điểm gì giống và khác nhau ?. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Khi sử dụng câu hỏi giáo viên cần đặt câu hỏi ngắn gọn , cụ thể , đủ ý , nội dung câu hỏi vừa sức trẻ , khái niệm câu hỏi phải quen thuộc với trẻ , nên đặt nhiều dạng câu hỏi cho một vấn đề , câu hỏi phải có tính khoa học , tính hệ thống . Biện pháp thứ tư : Sử dụng trò chơi Trong lớp trên tiết dạy tôi sử dụng những câu đố , trò chơi , thơ ca để kích thích trẻ hoặc lồng ghép một số môn học phù hợp . cho trẻ vẽ hình vuông , hình chữ nhật , hình tròn , hình tam giác , hoặc làm các khối xây nhà , xây hồ cá . hàng rào . môn học lồng ghép đan cài tái tạo và khắc sâu kiến thức một cách nhẹ nhàng thoải mái “ Học mà chơi , chơi mà học “ Biện pháp thứ năm : Cũng cố ôn luyện kiến thức mọi lúc mọi nơi Cho trẻ làm quen kiến thức mới mọi lúc mọi nơi giúp trẻ vận dụng toán học vào cuộc sống , ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp hữu hiệu giúp cho chất lượng ngày càng được nâng cao , vì đặc điểm trẻ nhỏ dễ nhớ nhưng lại nhanh quên nên phải củng cố thường xuyên cho trẻ . Ví dụ : hoạt động ngoài trời cho trẻ vẻ trên sân các hình vuông , hình tam giác , hình tròn , hình chữ nhật hoặc buổi chơi góc xây dựng bằng các khối vuông , khối chữ nhật , khối cầu , khối trụ . Việc tổ chức làm quen với toán cho trẻ tốt hay không tốt được thể hiện qua các đợt khảo sát chất lượng học sinh từng kỳ . với những trẻ phát triển chậm ít nhanh nhẹn khi tham gia hoạt động tôi trực tiếp gặp phụ huynh tìm hiểu nguyên nhân , trao đổi về biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ .và phối hợp với nhà trường chăm sóc đặc biệt đối với trẻ đó . III . THỰC HIỆN SƯ PHẠM 1. Vài nét về khách thể thực nghiệm : - Chúng tôi đã tiến hành điều tra trên trẻ và giáo viên của trường MG Hoa Ngọc Lan - Số lượng trẻ : 30 cháu - Lớp : Lá 1 - Trường MG Hoa Ngọc Lan - Do cô Vũ Thị Minh Tâm phụ trách - Trình độ chuyên môn : Đại học sư phạm mầm non - Thâm niên công tác : 9 năm Cô giáo nhiệt tình với các cháu , luôn hòa nhã vui vẻ với trẻ và yêu nghề có trình độ chuyên môn vững vàng các cháu học sinh đều khỏe mạnh đa số là con em nông thôn tại chổ . -Các biện pháp giáo viên sử dụng hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ Mẫu giáo lớn + Sử dụng hệ thống câu hỏi + Sử dụng vật mẫu + Sử dụng hệ thống bài tập + Sử dụng trò chơi học tập. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 2 . Mục Đích Thực Nghiệm : Nhằm khẳng định tính khả thi và hiệu quả của một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo lớn . 3 . Thực nghiệm một số biện pháp hình thành biểu tượng hình dạng đã xây dựng + Thực nghiệm hệ thống câu hỏi + Thực nghiệm sử dụng hệ thống bài tập + Thực nghiệm sử dụng trò chơi 4. Cách tiến hành thực nghiệm a. Điều tra trẻ trước thực nghiệm điều tra bằng bài tập kiểm tra đánh giá mức độ hình thành biểu tượng hình dạng của trẻ như sau : * Bảng đánh giá kết quả kiểm tra bằng bài tập nhóm thực nghiệm có số trẻ là 30 STT Phân Loại Điểm Trung Bình Đạt Tỉ Lệ % 1 Giỏi 9 - 10 điểm 10 33.3% 2 Khá 7 - 8 điểm 12 40% 3 TB 5 - 6 điểm 8 26.6% Qua bảng điều tra trẻ bằng bài tập chúng ta thấy được tỉ lệ % đạt như sau : Loại giỏi : 33.3% Loại khá : 40% TB : 26.6 % b . Thực nghiệm hình thành GIÁO ÁN 1 Chủ Điểm : Nghành nghề Đề Tài : Nhận biết phân biệt khối vuông , khối chữ nhật I . Mục Đích Yêu Cầu : - Trẻ nhận biết , phân biệt gọi đúng tên khối vuông , khối chữ nhật , phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa khối vuông và khối chữ nhật - Luyện kỹ năng nhận biết so sánh , phân biệt . - Giáo dục cháu có ý thức học hành II .Chuẩn Bị Khối vuông , khối chữ nhật lớn cho cô . Khối vuông , khối chữ nhật hỏ , các hình vuông , hình chữ nhật cho trẻ III . Tiến hành hoạt động. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Hoạt Động Của Cô * trò chuyện trước giờ học Cả lớp hát bài cháu yêu chú công nhân Các con vừa hát bài gì ? bài hát nói về ai ? chú công nhân làm gì ? Con quan sát bức tranh chú công nhân đang xây nhà là hình khối gì ? Cô có khối gì trên bàn đây ? giờ học hôm nay cô dạy con nhận biết khối vuông , khối chữ nhật * hoạt động 1 : ôn nhận biết khối vuông , khối chữ nhật Con chọn khối theo mẫu cô nhé Con chon khối vuông giơ lên đầu Con chon khối chữ nhật giơ lên đầu * hoạt động 2: dạy trẻ phân biệt khối vuông , khối chữ nhật - cho trẻ khảo sát khối vuông , khối chữ nhật để nắm dấu hiệu đặc trưng bằng cách dùng ngón tay di trên mặt khối Cô hỏi : mặt khối như thế nào ? con đếm cùng cô khối vuông có mấy mặt ? Con tìm xung quanh lớp có đồ dùng gì giống khối vuông , khối chữ nhật - so sánh khối vuông , khối chữ nhật cô hỏi khối vuông và khối chữ nhật giống nhau như thế nào ? 2 khối này có điểm gì khác nhau ?  hoạt động 3 : trò chơi khi chọn khối cô hướng dẫn cách chơi : cô có 1 rổ khối và 2 hộp khối đội sơn ca chọn khối vuông bỏ vào hộp vuông , đội họa mi chọn khối chữ nhật bỏ vào hộp chữ nhật đội nào chọn đúng nhanh và nhiều thì sẽ chiến tháng nhận xét cách chơi của trẻ. Lop6.net. Hoạt Động Của Cháu Cả lớp cùng hát Bài hát nói về chú công nhân ạ . chú công nhân đang xây nhà Khối vuông , khối chữ nhật. Trẻ chọn khối vuông , chữ nhật giơ lên và đọc. Mặt khối nhẵn không có cạnh , khối vuông có 6 mặt đều là hình vuông Trẻ tìm quanh lớp các hộp bánh , hộp phấn Đều là hình khối có cạnh , có góc và có 6 mặt . Khối vuông có 6 mặt là hình vuông , khối chữ nhật có các mặt là hình chữ nhật .. Trẻ chơi theo 2 nhóm thi đua với nhau ..

<span class='text_page_counter'>(16)</span> C . PHẦN KẾT LUẬN 1 .Những nhận xét chung Tuy việc tổ chức hoạt động hình thành biểu tượng về hình dạng cho trẻ còn nhiều khó khăn đối với lớp . song được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của nhà trường xuống từng giáo viên nên công tác tổ chức cho trẻ hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ hết sức chu đáo , tận tình . giáo viên đã tạo được uy tín với phụ huynh , luôn nhiệt tình năng nổ trong việc tổ chức học toán cho trẻ . bằng kinh nghiệm giảng dạy của mình mỗi giáo viên thường xuyên học hỏi , phát huy hơn nữa để hoàn thành nhiệm vụ và đạt mục tiêu kế hoạch của trường đề ra , cuối cùng việc cho trẻ hình thành biểu tượng hình dạng đạt kết quả khả quan . 2. Bài học kinh nghiệm Qua thực tiển tổ chức hoạt động hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ mẫu giáo , đối chiếu với lý luận , việc tổ chức cho trẻ tham gia vào hoạt động làm quen với toán đã lĩnh hội được trong thời gian công tác , bản thân tôi rút ra được bài học sau : - Xây dựng kế hoạch ,thời gian biểu các hoạt động làm quen với toán trong ngày ,rõ ràng ,tận dụng các nguyên vật liệu sẵn có ,rẻ tiền ở địa phương . - Thường xuyên trao đổi với trẻ để xem xét sau mỗi lần hoạt động trẻ phát triển những gì . - Tự học hỏi tạo ra những đồ dùng,đồ chơi sáng tạo phục vụ các hoạt động trong ngày cho trẻ . - Phối hợp với nhà trường khảo sát chất lượng đầu kì ,giữa kì và cuối kì để kịp thời khắc phục những thiếu sót - Tuyên truyền với phụ huynh về tầm quan trọng của việc hình thành biểu tượng hình dạng đối với trẻ nhỏ . 3. Một số đề xuất : - Cần tạo điều kiện cho giáo viên tham quan học hỏi trường bạn về cách tổ chức cho trẻ hình thành biểu tượng hình dạng cho trẻ và cách làm đồ chơi . - Bổ sung them những đồ chơi khó làm cho lớp . Người viết Lê Thị Thúy. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> -. Lop6.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

×