Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

hiệu quả của liệu pháp massage trên sự tăng trƣởng của trẻ sơ sinh đủ tháng và mối tƣơng tác mẹ con trong 2 tháng đầu sau sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.95 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÀO NGUYỄN PHƢƠNG LINH

HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP MASSAGE
TRÊN SỰ TĂNG TRƢỞNG CỦA
TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG
VÀ MỐI TƢƠNG TÁC MẸ - CON
TRONG 2 THÁNG ĐẦU SAU SINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ Y TẾ
ĐẠI HỌC Y DƢỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐÀO NGUYỄN PHƢƠNG LINH

HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP MASSAGE
TRÊN SỰ TĂNG TRƢỞNG CỦA
TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG
VÀ MỐI TƢƠNG TÁC MẸ - CON
TRONG 2 THÁNG ĐẦU SAU SINH

CHUYÊN NGÀNH: NHI KHOA
MÃ SỐ: 8720106


LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS.BS. PHẠM DIỆP THÙY DƢƠNG

TP. HỒ CHÍ MINH – Năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dữ liệu, kết quả
nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả luận văn

Đào Nguyễn Phương Linh


MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình, biểu đồ, sơ đồ
Bảng đối chiếu các từ tiếng Anh sử dụng trong luận văn
Danh mục các phụ lục
Đặt vấn đề........................................................................................................ 1
Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................... 3
Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU...................................................... 4

1.1. Định nghĩa ―liệu pháp massage‖ ............................................................. 4
1.2. Sinh lý thụ thể và sinh lý xúc giác .......................................................... 5
1.3. Một số liệu pháp massage phổ biến cho trẻ nhỏ ................................... 13
1.4. Các nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp massage cho trẻ nhỏ .......... 15
1.5. Các nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp massage trên mối tương tác
mẹ - con ................................................................................................. 22
1.6. Tình hình thực hiện massage cho trẻ tại việt nam..................................... 25
CHƢƠNG 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu............................................................................. 26
2.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 26
2.3. Định nghĩa biến số ................................................................................. 30
2.4. Vấn đề y đức. ......................................................................................... 36


CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 37
3.1. Đặc điểm nền của các cặp mẹ - con ...................................................... 38
3.2. Đặc điểm thể chất của trẻ trong 2 nhóm .................................................. 40
3.3. Đặc điểm về tiêu hóa và tính khí của trẻ trong 2 nhóm ........................ 41
3.4. Đặc điểm về ni dưỡng trẻ và điểm epds của bà mẹ trong 2 nhóm.... 44
3.5. Biến cố ngoại ý và đặc điểm của kỹ thuật massage ở nhóm massage .. 46
CHƢƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................... 48
4.1. Về đối tượng và phương pháp nghiên cứu ............................................ 48
4.2. Đặc điểm nền của các cặp mẹ - trẻ tham gia nghiên cứu...................... 53
4.3. Các đặc điểm phát triển thể chất của trẻ ............................................... 54
4.4. Các đặc điểm về tiêu hóa và tính khí của trẻ ........................................ 55
4.5. Về vấn đề nuôi dưỡng và điểm epds của bà mẹ.................................... 59
4.6. Về biến cố ngoại ý và kỹ thuật massage ở nhóm massage ................... 63
KẾT LUẬN .................................................................................................. 66
KIẾN NGHỊ ................................................................................................. 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Tiếng nƣớc ngoài

Tiếng Việt

%

Tỉ lệ phần trăm

BPV

Bách phân vị

BV

Bệnh viện

CD

Chiều dài

CNLS

Cân nặng lúc sinh


CS

Cộng sự

ĐLC

Độ lệch chuẩn

EPDS

Endinburg Postnatal Depression
Scale

Thang điểm trầm cảm sau
sinh của Endinburg
Nuôi con bằng sữa mẹ

NCBSM
PIPP

Premature Infant Pain Profile

Mô tả sơ lược đau ở trẻ sơ
sinh non tháng

RCT

Randomized Control Trial

Thử nghiệm lâm sàng

ngẫu nhiên có đối chứng

SD

Standard Deviation

Độ lệch chuẩn

STAI

State – Trait Anxiety Inventory
Scores

Thanh điểm tự đánh giá
về mức độ lo âu

TB

Trung bình

TCSS

Trầm cảm sau sinh

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh




Vịng đầu


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp massage…………….16
Bảng 1.2. Mức tăng cân trung bình của các nghiên cứu về liệu pháp massage
theo nghiên cứu tổng quan của Field T. và CS năm 2010 ...... 17
Bảng 2.1. Liệt kê và định nghĩa biến số…………………………………….31
Bảng 2.2. Thang điểm EPDS………………………………………………..34
Bảng 3. 1. Đặc điểm nền của các cặp mẹ - con .................................................38
Bảng 3. 2. Cân nặng của trẻ .................................................................................40
Bảng 3. 3. Chiều dài của trẻ.................................................................................40
Bảng 3. 4. Vòng đầu của trẻ ................................................................................41
Bảng 3. 5. Số lần đi tiêu/ngày..............................................................................41
Bảng 3. 6. Số lần ọc/ngày ....................................................................................42
Bảng 3. 7. Số lần khóc khó dỗ/ngày ...................................................................42
Bảng 3. 8. Tình trạng khóc khó dỗ trong 2 nhóm .............................................43
Bảng 3. 9. Thời gian ngủ/ngày ............................................................................43
Bảng 3. 10. Đặc điểm về nuôi dưỡng .................................................................44
Bảng 3. 11. Điểm EPDS của bà mẹ ....................................................................45
Bảng 3. 12. Mối liên quan giữa tình trạng trẻ khơng khóc khó dỗ và bà mẹ có
điểm EPDS ≤ 12 ............................................................................46
Bảng 3. 13. Tỉ lệ biến cố ngoại ý ........................................................................46
Bảng 3. 14. Trung bình các đặc điểm của kỹ thuật massage ...........................47


DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ

Hình 1.1. Tương quan giữa điện thế thụ thể và tần số điện thế hoạt động. .... 8

Hình 1.2. Các thụ thể xúc giác ...................................................................... 10
Hình 1.3. Đường dẫn truyền cảm giác xúc giác về vỏ não ........................... 11
Hình 1.4. Một số động tác massage cho trẻ theo giáo trình Hiệp hội Massage
Nhũ nhi Quốc tế………………………………….………………14
Hình 1.5. Quy trình massage của Field và CS .............................................. 15

Sơ đồ 2.1. Lưu đồ các bước tiến hành nghiên cứu....................................... 28
Sơ đồ 3.1. Số lượng cặp mẹ - trẻ tham gia nghiên cứu qua các bước tiến hành
............................................................................................................... 37


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục
Phụ lục
Phụ lục
Phụ lục
Phụ lục
Phụ lục

1: Bản thông tin dành cho đối tượng nghiên cứu và chấp thuận
tham gia nghiên cứu
2: Bảng phân nhóm ngẫu nhiên
3: Bộ câu hỏi tự điền tầm soát trầm cảm sau sinh
4: Phiếu thu thập thông tin
5: Nhật ký nuôi con
6: Chứng chỉ chuyên viên hướng dẫn được cấp bởi Hiệp hội
Massage Nhũ nhi Quốc tế



1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vấn đề ni dưỡng và chăm sóc trẻ nhỏ ở mỗi nền văn hóa khác nhau
có những đặc điểm rất riêng biệt, chịu ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện tự nhiên
- kinh tế - xã hội, đặc biệt là phong tục tập quán. Trong đó, kỹ thuật ―touch‖ sờ chạm, tiếp xúc da chạm da với trẻ, cụ thể là nắn vặn, xoa bóp, vuốt ve,
thường gọi là ―massage‖ ln được nhắc đến ở mọi nền văn hóa như một kỹ
thuật phổ biến nhất, dễ dàng và hiệu quả [50]. Massage cho trẻ đã xuất hiện từ
rất lâu đời, gần như xa xưa hơn cả lần đầu tiên được ghi nhận vào khoảng
năm 1800 trước Công nguyên. Đây là một trong những dạng thức y học
nguyên thủy trước khi cuộc cách mạng y học bùng nổ vào những năm 1940.
Gần đây, liệu pháp massage đã được quan tâm trở lại như một liệu pháp điều
trị thay thế, theo kinh nghiệm cho thấy có tác dụng trên sự phát triển của trẻ
nhỏ về tăng trưởng, giảm đau, tăng cường miễn dịch và giảm trầm cảm ở bà
mẹ trực tiếp chăm sóc trẻ. Cũng tương tự như những lý thuyết về ―da kề da‖
hay ―nuôi con bằng sữa mẹ‖, liệu pháp massage tác động đến sự phát triển về
nhận thức, tâm thần và thể chất của trẻ [29].
Năm 1981, McClure V. và Audrey Downes thành lập Hiệp hội
Massage Nhũ nhi Quốc tế (HHMNNQT - International Association of Infant
Massage) tại Thụy Điển; Hiệp hội mở các lớp hướng dẫn cha mẹ massage cho
trẻ theo giáo trình thống nhất (massage mặt, tay, chân, bụng, lưng và những
phương thức giao tiếp, kết nối với trẻ), nay đã có mặt trên hơn 70 quốc gia
trên thế giới [45]. Năm 1992, Viện nghiên cứu về Sờ chạm (VNCSC - Touch
Research Institute) được thành lập tại trường Đại học Y khoa Miami – Hoa
Kỳ do Field T. khởi xướng [66]; đây là trung tâm đầu tiên trên thế giới tập
trung nghiên cứu về ―touch‖ – sờ chạm, cụ thể là ứng dụng của liệu pháp
massage theo phác đồ của Field [35] trong tăng cường sức khỏe và góp phần
điều trị bệnh, trên cả người lớn và trẻ em [67]. Đến nay, đã có hơn 600 nghiên



2

cứu công bố về hiệu quả tăng cân trên trẻ sơ sinh được massage, chủ yếu trên
trẻ sinh non [31]. Ngồi ra, các nghiên cứu mới nhất cũng góp phần xác định
các hiệu quả khác như rút ngắn thời gian nằm viện [70], ngủ ngon hơn [28],
giảm đau, khóc ít hơn [17], [48], tăng cường miễn dịch [9], giảm bilirubin
trên trẻ sơ sinh vàng da [52], [70]. Mặt khác, hiệu quả của việc chính ―cha mẹ
trực tiếp massage cho trẻ‖ cũng được xác định, các báo cáo cho thấy có sự cải
thiện trong tương tác mẹ - con, tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ (NCBSM),
giảm tỉ lệ trầm cảm sau sinh (TCSS) đáng kể [12], [40], [68].
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu của Huỳnh Thị Duy Hương, Phạm Diệp
Thùy Dương công bố năm 2005, tỉ lệ TCSS dựa trên thang điểm của
Endinburg (Endinburg Postnatal Depression Scale - EPDS) vào 8 tuần sau
sinh của các phụ nữ đến sinh tại bệnh viện (BV) Đại học Y Dược Thành phố
Hồ Chí Minh (TP. HCM) khá cao, vào khoảng 25% [2]; trong khi, tỉ lệ
NCBSM hoàn toàn đến 6 tháng tuổi rất thấp, khoảng 18% theo nghiên cứu
của Tôn Thị Anh Tú, Nguyễn Thu Tịnh công bố năm 2010 [5] và 27,2% theo
Lê Thị Hồng Un, Võ Minh Tuấn cơng bố năm 2018 [6]. Đây thực sự là
những con số ―báo động‖. Với mong muốn cải thiện những vấn đề nêu trên
bằng cách ứng dụng liệu pháp massage trong thực hành nuôi dưỡng và chăm
sóc trẻ, chúng tơi thực hiện đề tài nghiên cứu ―Hiệu quả của liệu pháp
massage trên sự tăng trưởng của trẻ sơ sinh đủ tháng và mối tương tác mẹ con trong 2 tháng đầu sau sinh‖ để xác định hiệu quả của việc ―bà mẹ trực
tiếp massage cho trẻ‖ theo giáo trình của Hiệp hội Massage Nhũ nhi Quốc tế.


3

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Liệu pháp massage theo Hiệp hội Massage Nhũ nhi Quốc tế (bà mẹ trực
tiếp massage cho trẻ) có hiệu quả như thế nào trên sự tăng trưởng của trẻ sơ

sinh đủ tháng và mối tương tác mẹ - con trong 2 tháng đầu sau sinh?

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Xác định và so sánh giữa nhóm massage và nhóm chứng:
1. Trung bình các đặc điểm phát triển thể chất của trẻ tại thời điểm 1
tháng tuổi và 2 tháng tuổi (cân nặng, chiều dài, vịng đầu) trong 2 nhóm,
2. Trung bình hay tỉ lệ của các đặc điểm về tiêu hóa và tính khí của trẻ
tại thời điểm 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi (số lần đi tiêu/ngày, số lần ọc/ngày,
số lần khóc khó dỗ/ngày, thời gian ngủ/ngày trong 7 ngày vừa qua) trong 2
nhóm,
3. Tỉ lệ của các đặc điểm về nuôi dưỡng (sữa mẹ, hỗn hợp, sữa cơng
thức), điểm EPDS trung bình và tỉ lệ điểm EPDS > 12 điểm của bà mẹ tại thời
điểm trẻ 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi trong 2 nhóm,
4. Tỉ lệ biến cố ngoại ý (ói, tím, trật khớp, xuất huyết dưới da, dị ứng dầu
massage, trẻ không được massage thường xuyên, khác) và trung bình các đặc
điểm về kỹ thuật massage (số lần massage, thời gian massage) tại thời điểm
trẻ 1 tháng tuổi và 2 tháng tuổi của nhóm massage.


4

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. ĐỊNH NGHĨA “LIỆU PHÁP MASSAGE”
Giác quan đầu tiên xuất hiện ở trẻ từ khi còn trong bụng mẹ là xúc giác.
Việc ―sờ chạm‖ sau đó tiếp tục trở thành phương tiện chính giúp trẻ tìm hiểu
về thế giới xung quanh trong suốt những tháng năm đầu đời. ―Sờ chạm‖, tiếp
xúc da chạm da rất quan trọng, có ảnh hưởng đáng kể đối với sự phát triển
tâm thần, vận động của trẻ [30]. Tuy nhiên, khi trẻ được ―sờ chạm‖ thì đây
phải là một sự ―sờ chạm‖ có giới hạn (―limited touch‖), tức là phải tránh đụng
chạm đến những vùng nhạy cảm trên cơ thể trẻ (liên quan tới những hành vi

xâm hại về sau). Vấn đề này đã được khuyến cáo rằng: cần phải có những
nghiên cứu sâu hơn để thiết kế những động tác bài bản và giáo dục rộng khắp
tới cộng đồng [30]. Do đó, khi áp dụng trong thực hành y khoa như một điều
trị hỗ trợ, các nhà nghiên cứu gọi các động tác bài bản này là ―liệu pháp sờ
chạm‖ (―touch therapy‖). Liệu pháp ―sờ chạm‖, theo Viện Nghiên cứu về Sờ
Chạm của Đại học Y khoa Miami - Hoa Kỳ, bao gồm nhiều phân nhánh nhỏ:
liệu pháp massage, yoga, thái cực quyền, liệu pháp âm nhạc và liệu pháp mùi
hương [67]. Trong đó, liệu pháp massage đang được các nhà khoa học tại đây
tập trung nghiên cứu, trên mọi đối tượng từ trẻ sơ sinh đến người lớn.
Việc massage cho trẻ từ lúc chào đời đã được khai sinh ở Trung Quốc
vào thế kỷ thứ II trước Công nguyên [49]. Tại Ấn Độ, thực hành massage cho
trẻ sơ sinh là một truyền thống lâu đời [49], vì người Ấn Độ tin rằng massage
giúp trẻ lưu thông máu tốt hơn, ni dưỡng vẻ đẹp bên ngồi và làm cho
xương chắc khỏe [50]. Văn hóa phương Tây vốn cũng khơng xa lạ với kỹ
thuật massage này. Năm 1981, McClure V. và Audrey Downes thành lập
Hiệp hội Massage Nhũ nhi Quốc tế (International Association of Infant
Massage tại Thụy Điển; Hiệp hội mở các lớp hướng dẫn cha mẹ massage cho
trẻ theo giáo trình thống nhất (massage mặt, tay, chân, bụng, lưng và những


5

phương thức giao tiếp và kết nối với trẻ), nay đã có mặt trên hơn 70 quốc gia
trên thế giới [45].
Liệu pháp massage của người Trung Quốc cổ xưa, của người Ấn Độ
truyền thống, giáo trình về massage cho trẻ do McClure V. giới thiệu (1973),
hay quy trình massage của Field T.(1986) đều bao gồm các động tác vuốt, nắn
vặn, xoa bóp, co duỗi. Các động tác này được lặp đi lặp lại theo một trình tự
nhất định tùy thuộc vào tác giả, và có thể sử dụng dầu trong quá trình
massage để giảm bớt ma sát [35], [49], [54].

Hiệu quả của liệu pháp massage cho trẻ từ xa xưa đã được truyền miệng.
Người Ấn Độ tin rằng massage giúp trẻ lưu thông máu tốt hơn, nuôi dưỡng vẻ
đẹp bên ngoài và làm cho xương chắc khỏe. Người Anh cho rằng massage sẽ
làm tăng tính tương tác trong mối quan hệ mẹ - con, làm cho đứa trẻ cảm thấy
hạnh phúc. Người New Zealand lại thích massage tập trung ở gối và mắt cá,
họ cho rằng việc này sẽ làm cho khớp của trẻ chắc khỏe hơn. Người Nga tin
massage sẽ giúp phát triển hệ thần kinh trung ương của trẻ [10]. Đến những
năm 90, liệu pháp massage mới bắt đầu được giới Y khoa quan tâm hơn và có
nhiều nghiên cứu để làm rõ về mặt cơ chế, hiệu quả, phương thức thực hiện…
1.2. SINH LÝ THỤ THỂ VÀ SINH LÝ XÚC GIÁC [1]
Cơ thể nhận biết được tính chất, đặc điểm của thế giới bên ngoài nhờ các
cảm giác mà các sự vật và hiện tượng gây ra cho cơ thể. Các cảm giác được
các bộ phận nhận cảm cảm giác đặc hiệu tiếp nhận rồi truyền về hệ thần kinh
trung ương – nhất là vỏ não, để được phân tích, tích hợp; từ đấy, cơ thể có
những đáp ứng phù hợp. Để hiểu rõ hơn về liệu pháp massage, trước tiên cần
nhắc đến sinh lý thụ thể và sinh lý xúc giác.


6

1.2.1. Sinh lý thụ thể [1]
1.2.1.1. Phân loại thụ thể
Từ năm 1906, Sherrington là nhà sinh lý học đầu tiên phân chia các loại
cảm giác theo bản chất của kích thích và vị trí của bộ phận nhận cảm. Bộ
phận nhận cảm cảm giác có thể là một phân tử, một tế bào, một đám tế bào,
một tập hợp nhiều tế bào tạo thành một cơ quan. Tất cả đều được gọi dưới
một tên chung là thụ thể. Có nhiều cách phân loại thụ thể:
- Theo vị trí của thụ thể: Thụ thể ngồi (mắt, tai, vị, da) nhận kích thích
từ bên ngồi cơ thể. Thụ thể trong là các thụ thể nằm ở các cơ quan, tạng.
- Theo kích thích: Thụ thể cơ, nhiệt, ánh sáng, hố học …

- Theo cảm giác mà nó tiếp nhận.
- Theo tốc độ thích nghi: (1) Thích nghi chậm (trương lực, tư thế): Các
thụ thể phát xung động liên tục khi có kích thích; (2) Thích nghi nhanh: Các
thụ thể phát xung động chậm dần trong khi có kích thích.
Kể từ đây, chúng tôi sẽ không đề cập đến các thụ thể trên màng tế bào,
các thụ thể trên một số cơ quan đặc biệt như tim, mạch, phổi, ống tiêu hóa…
mà chỉ đề cập đến các thụ thể của các cảm giác nơng và cảm giác bản thể.
1.2.1.2. Các đặc tính chung của thụ thể
❖ Có sự đáp ứng với kích thích đặc hiệu
Mỗi thụ thể chỉ đáp ứng với một kích thích đặc hiệu tới nó. Tính đặc
hiệu của cảm giác khơng chỉ liên quan đến tính đặc hiệu của kích thích mà
cịn liên quan đến tổ chức của hệ thống cảm giác, mỗi cảm giác đi theo con
đường riêng và tận cùng ở những nơi xác định trong hệ thần kinh. Như vậy
cảm giác mang tính hệ thống chứ khơng phải ở mức độ tế bào. Tính hệ thống
thể hiện ở chỗ mục đích của nó là ―dịch‖ các tín hiệu nhận được theo ―bản
giải mã‖ được di truyền hay học tập được.


7

Lý do khiến cho thụ thể đặc hiệu với kích thích là do ngưỡng kích thích
của nó với kích thích tương ứng thấp. Điều này đã được thực nghiệm chứng
minh.
❖ Có mối tương quan giữa lượng cảm giác và kích thích
Quy luật Weber cho thấy ―lượng của cảm giác‖ tỉ lệ với logarit của
―lượng của kích thích‖. Về mặt điện sinh lý, người ta thấy rằng tần số xung
động xuất hiện ở một cơ quan cảm giác tăng theo logarit của cường độ kích
thích. Quy luật này áp dụng cho mọi thụ thể cảm giác.
❖ Có sự biến đổi kích thích cảm giác thành xung động thần kinh
Kích thích tác động lên thụ thể làm thay đổi điện thế màng của thụ thể.

Điện thế mới này được gọi là điện thế thụ thể, được hình thành bởi các cách
khác nhau, mỗi cách tương ứng với một thụ thể nhưng đều làm thay đổi tính
thấm của màng đối với các ion:
- Do bị biến dạng, màng bị kéo căng làm các kênh ion mở ra.
- Do chất hóa học tác động lên màng làm mở kênh.
- Do thay đổi nhiệt độ của màng làm thay đổi tính thấm.
- Do tác dụng của bức xạ điện từ lên thụ thể, trực tiếp hoặc gián tiếp làm
thay đổi tính chất màng và cho ion đi qua.
Biên độ tối đa của phần lớn các điện thế thụ thể là khoảng 100 mV, xấp
xỉ điện thế hoạt động và tương ứng với điện thế màng khi tính thấm với ion
Na+ là cao nhất. Khi điện thế thụ thể vượt trên ngưỡng kích thích của sợi thần
kinh nối với thụ thể thì điện thế hoạt động xuất hiện. Điện thế thụ thể càng
cao thì tần số điện thế hoạt động trên sợi càng cao (Hình 1.1)


8

Hình 1.1. Tương quan giữa điện thế thụ thể và tần số điện thế hoạt động.
Nguồn: Trịnh Hùng Cường, 2007 [1]
❖ Có khả năng thích nghi
Thụ thể có khả năng thích nghi một phần hoặc tồn phần đối với kích
thích. Với kích thích cảm giác liên tục, thoạt tiên thụ thể phát xung với tần số
rất cao, sau đó phát xung chậm dần rồi cuối cùng có nhiều thụ thể khơng đáp
ứng nữa.
Khả năng thích nghi tùy thuộc vào loại thụ thể. Các tiểu thể Pacini thích
nghi rất nhanh, các thụ thể ở khớp và ở suốt cơ thích nghi chậm, các thụ thể
với áp suất ở động mạch cảnh và ở động mạch chủ chỉ thích nghi sau hai
ngày, thụ thể đau và thụ thể hóa học ở các tạng khơng thích nghi. Thời gian
tồn tại thích nghi ở các loại thụ thể cũng khác nhau; ví dụ vài phần trăm giây
ở tiểu thể Pacini, trên một giây ở thụ thể chân lông.

1.2.2. Sinh lý xúc giác [1]
1.2.2.1. Thụ thể xúc giác
Sự va chạm, áp suất, rung động được tiếp nhận bởi các thụ thể xúc giác.
Có rất nhiều loại thụ thể xúc giác (Hình 1.2):


9

- Một số đầu dây thần kinh tự do.
- Các tiểu thể Meissner ở đỉnh các gai da, nhiều nhất ở đầu ngón tay,
ngón chân, lịng bàn tay, đầu lưỡi, mơi, núm vú. Các tiểu thể này cũng có các
sợi myelin, sợi không myelin nhận cả thông tin về sự rung động có tần số
dưới 80/giây.
- Các đĩa Merkel ở dưới lớp biểu bì da.
- Các tận cùng có myelin và khơng có myelin ở chân lơng.
- Các tiểu thể Pacini nằm ngay dưới da và cả ở lớp sâu của da, trong mô
liên kết ở các tạng, bao khớp, dây chằng, màng liên cốt, màng xương, cân,
mạc treo, vỏ bọc mạch máu. Tiểu thể này có các đầu nhánh của sợi có myelin,
một số tiểu thể khác lại có sợi không myelin. Các tiểu thể này rất nhạy cảm
với sự biến dạng và sự rung động, có thể truyền tín hiệu rung động có tần số
30 – 800/giây.
Các thụ thể xúc giác được phân bố khơng đồng đều, có nhiều nhất ở đầu
các ngón tay (135/cm2), đầu lưỡi, mơi, đầu mũi, mặt dưới ngón chân cái; má,
mi mắt, vịm hầu, mặt trong mơi có ít hơn; phần trên đùi, mặt trước cẳng tay,
mặt trong cẳng chân, cổ và phần da che xương có ít nhất. Giác mạc, vành tai
khơng có thụ thể xúc giác. Tại các nơi này, tế bào thượng bì đóng vai trị thụ
thể. Các thụ thể xúc giác có liên quan với các thụ thể nhiệt và thụ thể đau.
Các thụ thể này không chịu tác dụng trực tiếp của áp suất mà gián tiếp
qua sự biến dạng của da do áp suất gây ra. Nếu sự biến dạng đủ mạnh thì các
thụ thể này cho biết cả hướng của biến dạng. Nhờ phương pháp nghiên cứu

điện sinh lý, gần đây người ta còn thấy ở lớp nơng trên da có các đầu thần
kinh tự do rất nhạy cảm, nhận cảm giác ngứa, cảm giác buồn kiểu kiến bò.


10

Hình 1.2. Các thụ thể xúc giác
Nguồn: Trịnh Hùng Cường, 2007 [1]

1.2.2.2. Dẫn truyền cảm giác xúc giác
- Từ thụ thể vào tủy sống
- Bó gai - đồi thị sau
- Bó gai - đồi thị trước và bên
- Trung tâm nhận cảm cảm giác xúc giác ở vỏ não.


11

Hình 1.3. Đường dẫn truyền cảm giác xúc giác về vỏ não
(Bó gai – đồi thị trước và bên)
Nguồn: Trịnh Hùng Cường, 2007 [1]


12

1.2.2.3. Đặc điểm của cảm giác xúc giác
- Có nhiều loại thụ thể tiếp nhận cảm giác xúc giác. Những thụ thể này
phân bố khơng đều và có khả năng thích nghi khác nhau.
- Tốc độ dẫn truyền các loại cảm giác xúc giác cũng khác nhau. Cảm
giác tinh tế được dẫn truyền với tốc độ nhanh, cảm giác xúc giác thơ sơ dẫn

truyền chậm.
- Cảm giác xúc giác có thể tăng nhờ luyện tập.
1.2.3. Liên hệ giữa sinh lý xúc giác và liệu pháp massage
Cơ quan có diện tích lớn nhất và phát triển đầu tiên từ thời kỳ bào thai là
làn da nhạy cảm của trẻ với rất nhiều thụ thể cảm giác. Trước 30 tuần tuổi
thai, các cấu trúc và đường dẫn truyền thần kinh đã hình thành gần như đầy
đủ để thai nhi có thể nhận thức được cảm giác, đặc biệt là cảm giác đau [69].
Khi trẻ được sinh ra, có khoảng 17.000 thụ thể da ở mỗi bàn tay, các
nghiên cứu cho thấy tay và miệng có nồng độ thụ thể cảm giác cao nhất so với
các vùng da khác, hỗ trợ thêm cho quan điểm về việc trẻ sơ sinh có khả năng
―cảm nhận‖ rõ ràng và nhạy cảm hơn ở những khu vực này [36]. Do đó, nếu
được kích thích một cách đúng mức ở vị trí thích hợp, việc tăng cường phát
triển của các giác quan, hệ thần kinh, điều phối phát triển tâm thần, thể chất,
vận động ở trẻ nhờ liệu pháp massage là có thể giải thích được.
Tóm lại, liệu pháp massage cho trẻ được định nghĩa là những thao tác
dùng tay để sờ chạm lên các bộ phận cơ thể của trẻ bao gồm mặt, lưng, bụng,
tay, chân, với mức độ áp lực, tốc độ, hay cách thức rất thay đổi [11]. Nói cách
khác, sinh lý xúc giác nêu trên chính là nền tảng để giải thích các hiệu quả của
liệu pháp massage trên sự phát triển của trẻ.


13

1.3.

MỘT SỐ LIỆU PHÁP MASSAGE PHỔ BIẾN CHO TRẺ NHỎ

1.3.1. Giáo trình massage của McClure V. (1973)
McClure V. lần đầu tiên giới thiệu quyển sách ―Infant Massage: A
handbook for Loving Parent‖ vào năm 1973, trong đó ghi nhận lại các bước

massage cho trẻ nhỏ qua kinh nghiệm tổ chức các lớp học hướng dẫn cha mẹ
massage cho trẻ. Đến năm 1981, Audrey Downes mở rộng các lớp học này,
cùng McClure V. viết giáo trình và tổ chức tập huấn cho các hướng dẫn viên
massage tại Chico, California và từ đó thành lập Hiệp hội Massage Nhũ nhi
Quốc tế. Đến nay, Hiệp hội đã có mặt ở 70 quốc gia trên tồn thế giới. Trong
lớp học theo mơ hình của Hiệp hội Massage Nhũ nhi Quốc tế, các hướng dẫn
viên massage thị phạm các động tác massage trên búp bê và cung cấp thông
tin đến cha mẹ của trẻ về những cách thức của sờ chạm và giao tiếp với trẻ
bằng cách phát hiện và hiểu các dấu hiệu trên khuôn mặt, cơ thể, ngôn ngữ
của trẻ. Cha mẹ sẽ là người trực tiếp massage cho trẻ tại lớp học này, và
hướng dẫn viên chỉ là người kết nối họ với nhau [45].
Giáo trình massage của Hiệp hội Massage Nhũ nhi Quốc tế gồm:
● Bài massage cho trẻ đủ tháng, khỏe mạnh (bao gồm các động tác thư
giãn, vuốt, xoa, nắn vặn trên tay, chân, mặt, bụng, lưng) và bài vận
động nhẹ nhàng (bao gồm các động tác co duỗi, bắt chéo tay chân)
[54];
● Bài massage cho trẻ non tháng (bao gồm các động tác chạm nhẹ tay
(Resting hand) lên các bộ phận cơ thể). Đây là bài được hướng dẫn cho
cha mẹ massage cho các trẻ sinh non tại Đơn vị Chăm sóc Sơ sinh Tích
cực và sau khi xuất viện [53], [55];
● Bài massage làm giảm đau bụng, đầy hơi, cơn khóc co thắt (bao gồm
các động tác vuốt và xoa thực hiện trên bụng) [23]


14

B

A


C

D

Hình 1.4. Một số động tác massage cho trẻ theo
giáo trình Hiệp hội Massage Nhũ nhi Quốc tế
(Hình A: vuốt, Hình B: nắn vặn, Hình C: xoa, Hình D: ấn).
Nguồn: Mclure V., 2017 [54]
1.3.2. Quy trình massage cho trẻ của Field T. (1986)
Quy trình massage cho trẻ nhỏ của Field T. – Viện trưởng Viện nghiên cứu
về Sờ chạm của Đại học Y khoa Miami Hoa Kỳ lần đầu tiên được giới thiệu vào
năm 1986. Quy trình này được áp dụng cho trẻ sơ sinh non tháng, và được sử
dụng nhiều nhất trong hầu hết các nghiên cứu về massage cho trẻ (đã có hơn
1000 nghiên cứu sử dụng quy trình massage này).
Quy trình massage cho trẻ của Field T. và CS (1986) gồm 3 lần massage/
ngày, mỗi lần 15 phút, gồm 3 pha: Pha Chạm  Pha Vận động  Pha Chạm


15

● Lần 1: sau ăn 30 phút
● Lần 2: 45 phút sau khi hoàn thành lần 1
● Lần 3: 45 phút sau khi hoàn thành lần 2.
Pha Chạm

Pha Vận động

(Tactile Phase)

(Kinesthetic Phase)


5 lượt (1 phút/ lượt) gồm những động
tác vuốt nhẹ nhàng, ở tư thế sấp.

5 lượt (1 phút/ lượt) gồm những động
tác vận động co duỗi, ở tư thế ngửa.

Khoảng 12 động tác mỗi phút, mỗi
động tác kéo dài 5 giây theo thứ tự:

Khoảng 6 động tác mỗi phút, mỗi
động tác kéo dài 10 giây theo thứ tự:

Đầu – cổ
Cổ – vai
Lưng – hông
Đùi – bàn chân (2 chân)
Vai – bàn tay – vai – cánh
tay (2 tay)

Một tay mỗi lần
Một chân mỗi lần
Cả 2 chân

Hình 1.5. Quy trình massage của Field và CS
Nguồn: Field T., 1986

1.4.

[35]


CÁC NGHIÊN CỨU VỀ HIỆU QUẢ CỦA LIỆU PHÁP
MASSAGE CHO TRẺ NHỎ
Từ những năm 90, các nghiên cứu về massage cho trẻ bắt đầu được tiến

hành ở khắp nơi trên thế giới, và ngày càng có nhiều nghiên cứu lớn hơn, sâu
rộng hơn nhằm làm rõ cơ chế nền tảng hoặc hiệu quả của liệu pháp massage
cho trẻ nhỏ. Mặc dù đến nay, dữ liệu nghiên cứu còn nhiều mặt hạn chế để có
thể đưa phương pháp này trở thành một liệu pháp hỗ trợ trong thực hành y
khoa, nhưng các dữ liệu y văn đều cho thấy rằng cả mẹ và trẻ, dù non tháng
hay đủ tháng, đều nhận nhiều lợi ích từ việc massage cho trẻ [32].


16

Theo y văn, các vấn đề về massage cho trẻ nhỏ đã được nghiên cứu trên
nhiều mẫu dân số khác nhau, trong đó có trẻ non tháng, đủ tháng, trẻ có tình
trạng sức khỏe đặc biệt như trẻ tự kỉ, trẻ nhiễm HIV, trẻ có bệnh tâm thần
[31]; ngồi ra cịn có một số lượng lớn các nghiên cứu trên bà mẹ sinh con
non tháng, bà mẹ trầm cảm, và cả trên những người cha [21], [40].
Theo nghiên cứu tổng quan của Field T. và CS năm 2018 [32], liệu pháp
massage cho trẻ nhỏ mang lại nhiều lợi ích như sau:
Bảng 1.1. Các nghiên cứu về hiệu quả của liệu pháp massage
Hiệu quả của liệu pháp massage

Các tác giả

Ở trẻ non tháng
-


Tăng cân

Salam, Jabielle, Saeadi, Kumar, Gonzalez,
Moyer-Milleur, Ang, Badr, Fucile, Wang, Li,
Ho, Telkgunduz, Ferreira, Niemi

-

Giảm nhiễm trùng cơ hội

Salam, Ang, Saeadi

-

Rút ngắn thời gian nằm viện

Wang, Ferreira, Fucile, Gonzalez, Ho, Niemi

-

Tăng các chỉ số phát triển

Abdallah, Fucile, Procianoy, Hu, Alvarez
Lower

-

Bố mẹ giảm căng thẳng

Afand, Holditch-Davis


Ở trẻ đủ tháng
-

Giảm bilirubin

Chen, Dalii, Lin, Garg, Eghbalian

-

Cải thiện chất lượng giấc ngủ

Ferber, Field, Sheidaei

-

Khóc ít hơn

Koc, Sheidaei, Nahidi, Cetinkaya


×