Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện diễn châu, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.9 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

PHẠM BÁ LINH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU, TỈNH NGHỆ AN

Ngành:

Kinh tế nông nghiệp

Mã ngành:

60 62 01 15

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Nguyễn Phúc Thọ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng rôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ bất kỳ học vị nào.
Tơi xin cam đoan rằng các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ
rõ nguồn gốc

Hà Nội, ngày


tháng

năm 2017

Tác giả luận văn

Phạm Bá Linh

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tơi cịn nhận được sự
giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân, tập thể trong và ngồi trường.
Trước hết tơi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và
Phát triển nông thôn – Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã hết lịng giúp đỡ và truyền
đạt cho tơi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập tại trường.
Đặc biệt tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc nhất tới TS. Nguyễn Phúc Thọ, đã
tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực tập và hồn thiện đề tài.
Qua đây, tơi xin gửi lời cảm ơn tới UBND huyện Diễn Châu đã hỗ trợ tơi trong
q trình tìm hiểu, thu thập, phân tích số liệu và hồn thành luận văn.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã động viên
giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả luận văn


Phạm Bá Linh

ii


MỤC LỤC
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục hình và hộp ................................................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract……………………………………………………………………………...xi
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung ................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2


1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 2

1.4.

Đóng góp mới của luận văn ................................................................................ 3

1.5.

Kết cấu nội dung luận văn .................................................................................. 3

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ ........... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 4

2.1.1.

Một số khái niệm liên quan................................................................................. 4


2.1.2

Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Thanh Long ruột đỏ .......................................... 8

2.1.3

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ ......................... 12

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Thanh Long ruột đỏ ............................... 16

2.2.

Cơ sở thực tiễn .................................................................................................. 20

2.2.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ Thanh Long trên thế giới.................................. 20

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển sản xuất Thanh Long ở Việt Nam............................... 25

2.2.3.

Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An .................... 30

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 31
3.1.


Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................... 31

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................. 31

iii


3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội .................................................................................. 34

3.2.

Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 37

3.2.1.

Phương pháp thu thập số liệu............................................................................ 37

3.2.2.

Phương pháp xử lý số liệu ................................................................................ 39

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu .......................................................................... 39


3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ............................................................................ 40

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................... 42
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn
Châu .................................................................................................................. 42

4.1.1.

Thực trạng phát triển về quy mô sản xuất Thanh Long ruột đỏ ....................... 42

4.1.2.

Thực trạng phát triển các nguồn lực phục vụ sản xuất Thanh Long ruột đỏ.............. 48

4.1.3.

Thực trạng phát triển liên kết trong sản xuất Thanh Long ruột đỏ ................... 60

4.1.4.

Thực trạng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất Thanh Long ruột đỏ...................... 62

4.1.5.

Kết quả sản xuất Thanh Long ruột đỏ của các hộ điều tra................................ 63


4.1.6.

Đánh giá chung tình hình phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ ở
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ....................................................................... 69

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa
bàn huyện Diễn Châu ........................................................................................ 71

4.2.1.

Yếu tố tự nhiên ................................................................................................. 71

4.2.2.

Chủ trương, chính sách ..................................................................................... 72

4.2.3.

Năng lực, trình độ cán bộ.................................................................................. 73

4.2.4.

Yếu tố thị trường ............................................................................................... 74

4.3.

Giải pháp phát triển sản xuất thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn
Châu, tỉnh nghệ an ............................................................................................ 77


4.3.1.

Quy hoạch vùng sản xuất .................................................................................. 77

4.3.2.

Xây dựng cơ sở hạ tầng .................................................................................... 78

4.3.3.

Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật, tập trung thâm canh nâng cao
năng suất, chất lượng Thanh Long ruột đỏ ....................................................... 79

4.3.4.

Phát triển thị trường tiêu thụ Thanh Long ruột đỏ ............................................ 81

4.3.5.

Xây dựng, thực hiện, nhân diện các mơ hình sản xuất có hiệu quả .................. 81

4.3.6.

Hồn thiện một số chính sách ........................................................................... 82

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 84

iv



5.1.

Kết luận ............................................................................................................ 84

5.2.

Kiến nghị........................................................................................................... 86

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 87
Phụ lục .......................................................................................................................... 90

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

GAP


Quy trình thực hành sản xuất nơng nghiệp tốt

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

PTNT

Phát triển nông thôn



Quyết định

TB&XH

Thương binh và xã hội

UBND

Ủy ban nhân dân


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất, sản lượng Thanh Long của Việt Nam năm 2015 ...... 26
Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Diễn Châu ...................... 36
Bảng 3.2. Tổng hợp mẫu thu thập thơng tin ................................................................. 38
Bảng 4.1.

Diện tích Thanh Long giữa các xã trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ
An ................................................................................................................. 42

Bảng 4.2. Số hộ tham gia trồng Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu .. 44
Bảng 4.3. Diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ bình qn/hộ ...................................... 44
Bảng 4.4. Năng suất Thanh Long bình quân ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An ........ 46
Bảng 4.5. Diện tích đất đai bình qn của các hộ gia đình được khảo sát ................... 48
Bảng 4.6.

Sự thay đổi một số loại đất nông nghiệp trong các hộ từ năm 2010 đến nay........ 49

Bảng 4.7. Thực trạng sử dụng đất nông nghiệp của các hộ nông dân trồng Thanh
Long ruột đỏ năm 2014 - 2016 .................................................................... 50
Bảng 4.8.

Tình hình nhân khẩu và lao động của hộ .......................................................... 52


Bảng 4.9. Nguồn thu nhập chính của hộ nơng dân được khảo sát ............................... 54
Bảng 4.10. Thông tin về nguồn vốn phục vụ sản xuất Thanh Long ruột đỏ .................. 55
Bảng 4.11. Cơ cấu giống Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu .............. 57
Bảng 4.12. Nguồn gốc và mức độ tin tưởng về nguồn gốc giống Thanh Long ruột
đỏ của các hộ nơng dân ................................................................................ 58
Bảng 4.13. Tình hình tập huấn, thăm quan về sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa
bàn huyện Diễn Châu ................................................................................... 59
Bảng 4.14. Tỷ lệ hộ nông dân tham gia liên kết trong sản xuất Thanh Long ruột đỏ ... 61
Bảng 4.15. Đánh giá về hệ thống giao thông phục vụ sản xuất của các hộ nơng dân .... 62
Bảng 4.16. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản của cây Thanh Long ruột đỏ trên địa
bàn huyện Diễn Châu ................................................................................... 64
Bảng 4.17. Chi phí chăm sóc cây Thanh Long ruột đỏ ở giai đoạn sản xuất trên địa
bàn huyện Diễn Châu ................................................................................... 65
Bảng 4.18. Kết quả và hiệu quả trồng Thanh Long ruột đỏ thời kỳ sản xuất kinh
doanh của các hộ khảo sát ............................................................................ 68
Bảng 4.19. Trình độ Cán bộ, viên chức quản lý ngành nông nghiệp huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An từ năm 2014 – 2016 .................................................... 74

vii


DANH MỤC HÌNH VÀ HỘP
Hình 2.1. Các khu vực sản xuất Thanh Long trên thế giới ............................................ 21
Hình 4.1. Diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ bình qn/hộ phân theo tuổi cây................. 45
Hình 4.2. Sản lượng Thanh Long trên địa bàn huyện Diễn Châu .................................. 47
Hình 4.3. Số năm kinh nghiệm trồng Thanh Long của hộ nơng dân ............................. 53
Hình 4.4. Cơ cấu nguồn vốn phục vụ sản xuất Thanh Long ruột đỏ của các hộ
nông dân ......................................................................................................... 56
Hộp 4.1. Vấn đề vay vốn phục vụ phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ ................. 70
Hình 4.5. Kênh tiêu thụ Thanh Long ruột đỏ của các hộ nông dân trên địa bàn

huyện Diễn Châu ............................................................................................ 75

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Phạm Bá Linh
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An”
Ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số: 60 62 01 15
Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây Thanh Long ruột đỏ nói riêng
có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả lợi thế cạnh tranh của
ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay.
Có thể nói trồng Thanh Long ruột đỏ đang chứng tỏ là một hướng đi phù hợp trong
sản xuất nông nghiệp và cần được mở rộng diện tích thâm canh, tạo ra sản phẩm hàng
hóa nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung, huyện Diễn Châu nói riêng
người dân đã quan tâm đến cây Thanh Long ruột đỏ. Tuy nhiên, hình thức trồng cịn
nhỏ lẻ, manh mún chưa tạo được sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thị trường. Mặt
khác, với việc trồng manh tính tự phát khơng tn thủ các quy trình kỹ thuật nên năng
suất chưa cao, hình thức mẫu mã kém (quả nhỏ, khơng trịn đều, ...). Để phát triển mở
rộng diện tích sản xuất Thanh Long ruột đỏ theo quy mơ tập trung, áp dụng quy trình kỹ
thuật để sản xuất mới nhằm năng suất cao, chất lượng tốt và nâng cao thu nhập cho
người dân, đặc biệt là những nơi cịn khá khó khăn, có tài ngun đất và nguồn lực lao
động nhưng chưa phát triển như huyện Diễn Châu là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế
nêu trên thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa
bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” là cần thiết nhằm đề xuất xuất định hướng, giải
pháp phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ ở địa phương trong thời gian tới.

Mục tiêu nghiên cứu chính là đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Từ đó đề xuất các giải pháp phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn
huyện trong thời gian tới. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề có tính lý luận
và thực tiễn về phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ. Đối tượng điều tra là các hộ nông
dân trồng Thanh Long ruột đỏ, thương lái, cán bộ địa phương trên địa bàn huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An.
Nghiên cứu đã bàn luận những khái niệm về phát triển, phát triển bền vững,
sản xuất, phát triển sản xuất. Nghiên cứu cũng hệ thống hóa những đặc điểm kinh tế,
kỹ thuật của Thanh Long ruột đỏ. Các nội dung phát triển sản xuất Thanh Long ruột
đỏ được đề tài nghiên cứu là: quy mô sản xuất, đầu tư cho sản xuất thanh long ruột đỏ,
cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, kỹ thuật sản xuất, liên kết trong sản xuất, kết quả và

ix


hiệu quả phát triển sản xuất. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
Thanh Long ruột đỏ được đề tài hệ thống hóa gồm: Điều kiện tự nhiên, chính sách về
phát triển sản xuất, trình độ cán bộ, nhận thức, hiểu biết của người dân, thị trường tiêu
thụ sản phẩm Thanh Long ruột đỏ.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp và sơ
cấp để đưa ra các phân tích, nhận định. Trong đó, số liệu thứ cấp được thu thập từ các
nguồn các cơng trình nghiên cứu của các tác giả đi trước nghiên cứu về vấn đề phát
triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ, những báo cáo, văn bản pháp luật của Nhà nước
cũng như của huyện Diễn Châu. Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra 120 hộ dân và
15 cán bộ chuyên môn về quản lý ngành nông nghiệp trên địa bàn huyện và 5 thương
lái thu mua Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp
phân tích truyền thống trong phân tích kinh tế như: Phương pháp thống kê, phương
pháp so sánh để phân tích, đánh giá thực trạng cũng như phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển sản xuất Thanh long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu.

Qua đánh giá thực trạng phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn
huyện Diễn Châu cho thấy trong mấy năm trở lại đây diện tích và số hộ tham gia trồng
Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện có xu hướng tăng lên. Quy mô sản xuất Thanh
Long ruột đỏ huyện Diễn Châu hiện nay cịn thấp, hầu hết là quy mơ nhỏ lẻ khơng tập
trung, hướng sản xuất hàng hóa chưa cao. Hiện tại trên địa bàn huyện hiện có 4 loại
giống Thanh Long ruột đỏ chủ yếu, bao gồm: TL6; TL4; H14, Đài Loan cũ. Phát triển
Thanh Long ruột dỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho
hộ nơng dân. Bình qn thu nhập hỗn hợp từ năm thứ 2 đã đạt 4.649 nghìn
đồng/sào/năm và có xu hướng tăng lên khi độ tuổi cây Thanh Long ruột đỏ càng lớn.
Các tác nhân tham gia kênh tiêu thụ cũng như các hình thức tiêu thụ Thanh Long ruột
đỏ chưa thực sự đa dạng. Chủ yếu Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện được tiêu
thủ bởi các thương lái tại địa phương, với khoảng 90% sản lượng Thanh Long được
tiêu thụ thông qua tác nhân này. Quá trình phát triển sản xuất Thanh Long ở huyện
cịn gặp nhiều khó khăn nhất định, đặc biệt là về vốn đầu tư, kỹ thuật, quy mơ sản xuất
nhỏ lẻ, tình hình dịch bệnh ….
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy có các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến phát
triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, bao
gồm: Yếu tố tự nhiên; Chủ trương, chính sách; Năng lực, trình độ cán bộ và yếu tố thị
trường. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi đề xuất ra những giải pháp nhằm phát
triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu trong thời gian tới
như sau: (1) Quy hoạch vùng sản xuất; (2) Xây dựng cơ sở hạ tầng; (3) Áp dụng đồng
bộ các biện pháp kỹ thuật, tập trung thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng Thanh
Long ruột đỏ; (4) Phát triển thị trường tiêu thụ Thanh Long ruột đỏ; Hồn thiện một số
chính sách; và (5) Xây dựng, thực hiện, nhân diện các mơ hình sản xuất có hiệu quả.

x


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Pham Ba Linh

Thesis title: “The development of Red dragon fruit production in Dien Chau district,
Nghe An province”
Major: Agricultural Economics

Code: 60 62 01 15

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
The development of fruit production plays an important role in effectively
exploiting the competitive advantages of Vietnam in the context of international
economic integration. Cultivating red dragon fruits is an appropriate choice for
agricultural production and expanding the area of intensive production of red dragon
fruits will increase income of producers.
Nowadays, red dragon fruit production in Dien Chau District, Nghe An
province is chosen by numbers of farmers. However, small-scale models lead to low
quality and quantity of products and does not meet market demand. Therefore,
developing red dragon fruit production should be in medium and large-scale models
with an aim to improve remarkably in quality and quantity and increase farmers
income, especially for farmers who live in disadvantaged areas. Based on current
situation, the topic “The development of red dragon fruit production in Dien Chau
district, Nghe An province is chosen as a research topic.
The main objective of the research is to evaluate the current situation and
factors affecting the development of Red dragon fruit production in Dien Chau
district, Nghe An province. Therefore, the research proposed solutions to develop Red
dragon fruit in the district in the following years. The research subjects are theoretical
and practical issues of development of Red dragon production, farmers who planted
Red dragon fruit, traders, local officials in Dien Chau district, Nghe An province.
The research discussed the definition of the development, sustainable
development, production and production development. Moreover, the research also
systematized the economic and technical characteristics of the Red dragon fruit. The
contents of development of Red dragon fruit includes scale of production, investment

in the production of Red dragon fruit, infrastructure for production, production
techniques, linkages in production, results and efficiencies of production
development. The key factors influencing the development of Red dragon fruit
production are the natural conditions, policies on production development, the
capacity of staff, people awareness, and the market of products.

xi


In the research, we use the flexibility between primary and secondary data to
analyze data. On the one hand, the secondary data was collected from researching
sources of the authors who researched the development of dragon fruit production and
reliable reports and documents of the authorities. On the other hand, he primary data
was collected from a survey of 120 households and 15 specialized managers in the
agricultural sector and 5 traders buying red dragon fruit in Dien Chau district. The
methodology used in the research are the method of analysis, statistic description and
comparison. The research analyzed the factors that affect the development of Thanh
production. Long red intestine in Dien Chau district
In recent years, there is an increasing number of households and amount of
arable land involved in cultivating Red dragon fruit in Dien Chau district. Growing
Red dragon existed mainly in small-scale models and there were four main types of
Red dragon fruit consisted of TL6, TL4, H14 and the old Taiwan. The annual average
mixed income from the second year reached VND 4,649,000 and increased if we
cultivated Red dragon fruit in a longer period.
The actors which involved in consumption of Red dragon fruit were not
diverse. According to statistical data in the research, 90% total output of the Red
dragon fruit was mainly bought and consumed by local traders. There were
disadvantages of the development of Red dragon fruit production such as investment
capital, technology, small scale production and the disease situation.
The research results also showed that the key factors influencing the

development of Red dragon fruit production are the natural conditions, policies on
production development, the capacity of staff, people awareness, and the market of
products. Therefore, the research proposed solutions to develop dragon fruit
production in Dien Chau district in the following years such as which are (1) To
plan production area; (2) To improve infrastructure construction; (3) To apply
technical measures to boost productivity and quality of the fruit; (4) To develop
market of the fruit; Complete some policies; (5) To develop and implement the
effective production models.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây Thanh Long ruột đỏ nói
riêng có vai trị và ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả lợi thế
cạnh tranh của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
quốc tế như hiện nay. Việc phát triển thanh long mang lại nhiều lợi ích trực tiếp
cho nông nghiệp địa phương như: Sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông
dân vào các tháng mùa khơ, góp phần giải quyết việc làm và thúc đẩy các ngành
nghề nông thôn; Sử dụng ngày càng tốt hơn quỹ đất của hộ gia đình, đa dạng hóa
nguồn sản vật, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển nông nghiệp,
nông thôn.
Trong những năm qua, sản xuất Thanh Long ở Việt Nam đã có những
bước phát triển khá tồn diện, góp phần quan trọng phát triển kinh tế các địa
phương, giải quyết nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho
người trồng Thanh Long. Theo số liệu của Cục trồng trọt, Bộ NN&PTNT (2016),
diện tích thanh long cả nước đạt hơn 28.700 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch là
23.820 ha, sản lượng ước 520.000 tấn/năm. Thanh long Việt Nam đã xuất khẩu tới
40 quốc gia và vùng lãnh thổ. Năm 2015, kim ngạch xuất khẩu (chính ngạch) trái

cây tươi đạt 307 triệu USD thì thanh long chiếm tới 61,4%. Ngồi một số thị
trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Hà Lan…
thanh long đang từng bước xâm nhập vào một số thị trường mới là Ấn Độ, New
Zealand, Úc, Chi Lê tạo được sự đa dạng hóa trong cơ cấu thị trường xuất khẩu
thanh long của Việt Nam. Điều này cho thấy tiềm năng phát triển Thanh Long của
Việt Nam là rất lớn. Có thể nói trồng Thanh Long ruột đỏ đang chứng tỏ một
hướng đi phù hợp trong sản xuất nông nghiệp và cần được mở rộng diện tích thâm
canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa nhằm nâng cao thu nhập cho người sản xuất.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Nghệ An nói chung huyện Diễn Châu nói riêng
người dân đã quan tâm đến cây Thanh Long ruột đỏ. Tuy nhiên, hình thức trồng
nhỏ lẻ manh mún này chưa tạo được sản phẩm hàng hóa cung ứng cho thị trường.
Mặt khác, với việc trồng manh tính tự phát khơng tn thủ các quy trình kỹ thuật
nên năng suất chưa cao, hình thức mẫu mã kém (quả nhỏ, khơng trịn đều,..). Để
phát triển mở rộng diện tích sản xuất Thanh Long ruột đỏ theo quy mô tập trung,
áp dụng quy trình kỹ thuật để sản xuất mới nhằm năng suất cao, chất lượng tốt và

1


nâng cao thu nhập cho người dân, đặc biệt là những nơi cịn khá khó khăn, có tài
ngun đất và nguồn lực lao động nhưng chưa phát triển như huyện Diễn Châu là
rất cần thiết.
Xuất phát từ thực tế nêu trên thực hiện nghiên cứu đề tài “Phát triển sản
xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An” là cần
thiết nhằm đề xuất xuất định hướng, giải pháp phát triển sản xuất Thanh Long
ruột đỏ ở địa phương trong thời gian tới.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất
Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An; từ đó đề xuất

các giải pháp phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
1. Góp phần hệ thống hóa lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất Thanh
Long ruột đỏ;
2 Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn
huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An;
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Thanh Long ruột
đỏ trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An;
4 Đề xuất giải pháp phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ ở huyện Diễn
Châu, tỉnh Nghệ An trong thời gian tới.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển
sản xuất Thanh Long ruột đỏ. Đối tượng điều tra là hộ nông dân trồng Thanh
Long ruột đỏ, thương lái và cán bộ công tác trong lĩnh vực phát triển nông nghiệp
trên địa bàn huyện Diễn Châu.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ
trên địa bàn huyện Diễn Châu.

2


- Phạm vi về không gian: huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về phát triển sản xuất
Thanh Long ruột đỏ qua 3 năm (2014 – 2016), từ đó đưa ra định hướng và một số
giải pháp nhằm phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn huyện trong
thời gian tới.
1.4. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN

- Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về phát
triển, phát triển bền vững, khái niệm về sản xuất và phát triển sản xuất. Luận văn
đã hệ thống hóa về vai trị đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, nội dung, các yếu tố ảnh
hưởng đến phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ và làm rõ thêm thực tiễn về
phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ.
- Luận văn đã trình bày với nhiều dẫn liệu và minh chứng phong phú về
cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất Thanh Long và phân tích thị trường Thanh
Long trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Căn cứ vào cơ sở lý luận đó, kết hợp với
kết quả nghiên cứu trên địa bạn huyện Diễn Châu, Đề tài đã làm rõ được thực
trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa
bàn huyện Diễn Châu, đồng thời cũng đánh giá được những thuận lợi, khó khăn
trong quá trình phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ trên địa bàn. Đây là cơ sở
khoa học để đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ
trên địa bàn huyện Diễn Châu phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi cao.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN
XUẤT THANH LONG RUỘT ĐỎ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1. Một số khái niệm liên quan
- Khái niệm phát triển

Theo từ điển Tiếng Việt phát triển là sự biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ
ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp lên cao, đơn giản đến phức tạp. Hiện nay, có
nhiều quan điểm khác nhau về sự phát triển.
Theo Gerard Crellet, phát triển là quá trình một xã hội đạt đến thoả mãn
các nhu cầu mà xã hội đó coi là cơ bản (Gerard Crellet, 1993). Ở đây, phát triển
được xem là một quá trình và một xã hội được coi là phát triển khi xã hội đó thoả
mãn các nhu cầu cơ bản. Định nghĩa này không chỉ bao hàm nội dung kinh tế mà
cịn có nội dung xã hội. Nếu chỉ tiêu thu nhập bình quân/người thể hiện sức sản
xuất của xã hội thì cách xem phát triển ở đây nhấn mạnh tới việc xã hội sử dụng
những nguồn của cải đó như thế nào để thoả mãn những nhu cầu mà xã hội ấy
coi là cơ bản. Raman Weitz cho rằng: “Phát triển là một quá trình thay đổi liên
tục làm tăng trưởng mức sống của con người và phân phối công bằng những
thành quả tăng trưởng trong xã hội” (Raman Weitz, 1995).
Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm với ý nghĩa rộng hơn bao gồm cả
những thuộc tính quan trọng có liên quan đến hệ thống giá trị con người, phát
triển là: “Sự bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do cơng
dân để củng cố niềm tin trong cuộc sống của con người trong các mối quan hệ
với Nhà nước, với cộng đồng…”. Phát triển là một quá trình tạo điều kiện cho
con người sinh sống ở bất cứ nơi đâu đều được thoả mãn nhu cầu sống của mình,
có mức tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ tốt, đảm bảo chất lượng cuộc sống, có trình
độ học vấn cao, được hưởng những thành tựu về văn hố và tinh thần, có đủ điều
kiện cho một môi trường sống lành mạnh, được hưởng các quyền cơ bản của con
người và được đảm bảo an ninh lương thực, an tồn, khơng có bạo lực (Lê Văn
Diễn, 1991).
Từ các quan điểm khác nhau về phát triển, chúng tôi cho rằng, phát triển
là bao hàm ý nghĩa rộng hơn tăng trưởng, nó khơng chỉ bao gồm những thay đổi
về số lượng như tăng trưởng kinh tế mà còn bao gồm cả những thay đổi về chất

4



lượng cuộc sống. Như vậy, phát triển là quá trình tăng tiến, chuyển biến về mọi
mặt của nền kinh tế trong một thời kì nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng lên
về quy mô sản lượng sản phẩm, sự hoàn thiện, tiến bộ về cơ cấu nền kinh tế. Đó
là sự nâng cao chất lượng, sự tiến bộ, thịnh vượng làm cho cuộc sống con người
trở nên tốt đẹp hơn.
- Khái niệm về phát triển bền vững
Theo Ủy ban Quốc tế về phát triển và Môi trường năm 1987 thì phát triển
bền vững là một quá trình của sự thay đổi mà trong đó, sự khai thác và sử dụng tài
nguyên, hướng đầu tư, hướng phát triển của công nghệ và kỹ thuật và sự thay đổi
về tổ chức là thống nhất và làm tăng khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương
lai của con người (Nugent, 1991). Hội nghị thượng đỉnh về trái đất năm 1992 tổ
chức tại Rio de Janero đã đưa ra đĩnh nghĩa vắn tắt về phát triển bền vững là: “Phát
triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ ngày nay mà không làm tổn hại đến khả
năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai” (Lê Văn Diễn, 1991).
Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển bền vững, nhưng tựu
chung lại các ý kiến đều cho rằng, phát triển bền vững là phạm trù về hệ thống
giá trị của con người. Mục tiêu chung của phát triển là nâng cao các quyền lợi về
kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và quyền tự do cơng dân của mọi người dân.
Như vậy, để đạt được phát triển bền vững cần phải đạt đồng thời 3 mục tiêu:
+ Phát triển có hiệu quả kinh tế;
+ Phát triển hài hồ các mặt của xã hội, trình độ sống của các tầng lớp
dân cư;
+ Cải thiện môi trường sinh thái bảo đảm phát triển lâu dài, vững chắc cho
thế hệ hơm nay và mai sau
“Phát triển bền vững” có nội hàm rất rộng, mỗi thành tố trong đó đều có
một ý nghĩa riêng. Một mẫu hình phát triển bền vững là mỗi địa phương, vùng,
quốc gia… không nên thiên về thành tố này và xem nhẹ thành tố kia. Vấn đề là
áp dụng nó như thế nào ở các cấp độ trên và trong các lĩnh vực khác nhau của đời
sống xã hội (Malcom Gillis, 1983; Đỗ Kim Chung dịch, 2009).

- Khái niệm sản xuất
Sản xuất là một quá trình hoạt động có mục đích của con người để tạo ra
những sản phẩm hữu ích (sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ) nhằm thỏa
mãn nhu cầu tiêu dùng của dân cư và xã hội (tiêu dùng cho sản xuất, đời sống,

5


tích lũy và xuất khẩu). Như vậy, sản xuất là quá trình tạo ra của cải vật chất và
dịch vụ. Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi những
vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và những của
cải khác phục vụ cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã hội, việc
khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phụ thuộc vào trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất là chủ yếu (Lê Đình Thắng, 1993).
- Khái niệm về phát triển sản xuất
Phát triển sản xuất có thể hiểu là một quá trình lớn lên về mọi mặt của quá
trình sản xuất trong một thời kì nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng lên về
quy mô sản lượng hay giá trị sản phẩm hàng hóa dịch vụ và sự tiến bộ về mặt cơ
cấu các mặt hàng. Phát triển sản xuất bao gồm: Phát triển sản xuất theo chiều
rộng và phát triển sản xuất theo chiều sâu.
+ Phát triển sản xuất theo chiều rộng: tức là huy động mọi nguồn lực vào
sản xuất như tăng diện tích, tăng thêm vốn, bổ sung thêm lao động và khoa học
công nghệ mới, mở mang thêm nhiều ngành nghề, xây dựng thêm những xí
nghiệp tạo ra những mặt hàng mới.
+ Phát triển sản xuất theo chiều sâu: nghĩa là xác định cơ cấu đầu tư, cơ
cấu ngành nghề, cơ cấu loại hình hợp lý, đẩy mạnh ứng dụng các thành tựu khoa
học công nghệ tiên tiến, cải tiến tổ chức sản xuất, phân cơng lại lao động, sử
dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn lực (Lê Văn Diễn, 1991).
Phát triển sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu là yêu cầu chung của bất kì
nền kinh tế hay một doanh nghiệp nào. Nhưng ở mỗi nước, mỗi doanh nghiệp, mỗi

thời kì, sự kết hợp này có sự khác nhau. Theo quy luật chung của các nước cũng
như của các doanh nghiệp là thời kì đầu của sự phát triển thường tập trung để phát
triển theo chiều rộng, sau đó tích luỹ thì chủ yếu phát triển theo chiều sâu.
Do sự khan hiếm nguồn lực làm hạn chế sự phát triển theo chiều rộng.
Sự khan hiếm này ngày càng trở nên khốc liệt trong điều kiện cạnh tranh do
nhu cầu của xã hội và thị trường; do sự cần thiết xây dựng, đổi mới và hiện đại
hoá cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội hoặc của doanh nghiệp.
Muốn vậy, phải phát triển kinh tế theo chiều sâu thì mới có thể tích luỹ vốn (Lê
Đình Thắng, 1993).
Như vậy, có thể hiểu phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối
tượng sản xuất tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn

6


thiện đến hồn thiện hơn, nó cũng bao hàm việc phát triển cả về mặt lượng và
mặt chất của sản xuất. Hay cũng có thể nói phát triển sản xuất là quá trình nâng
cao khả năng tác động của con người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các
hoạt động nhằm tăng quy mô về số lượng, đảm bảo hơn về chất lượng sản phẩm,
hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày càng cao của con người. Phát triển sản
xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia trên
thế giới. Phát triển sản xuất càng đóng vai trị quan trọng hơn nữa khi nhu cầu về
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ càng ngày được nâng cao, đặc biệt hiện nay với
xu thế tăng mạnh nhu cầu về chất lượng sản phẩm. Phát triển sản xuất được xem
xét ở 2 khía cạnh:
Một là, phát triển sản xuất theo chiều rộng: phát triển sản xuất theo chiều
rộng là việc tăng lên về diện tích, sản lượng, giá trị (sản phẩm hàng hóa) muốn
vậy ta phải tăng diện tích đất cho sản xuất, đầu tư thêm về giống, khoa học kỹ
thuật, tăng cường đội ngũ lao động. Phát triển sản xuất chiều rộng thường ở khía
cạnh tăng diện tích sản xuất bằng các biện pháp khác nhau (Lê Văn Diễn, 1991).

Hai là, phát triển sản xuất theo chiều sâu: Phát triển sản xuất theo chiều
sâu như việc tăng đầu tư thâm canh, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm
đồng thời giá thành của sản phẩm ngày càng hợp lý, đáp ứng ngày càng tốt yêu
cầu của thị trường trong nước tương lai hướng tới xuất khẩu, thu hút được nhiều
việc làm cho lao động (chú ý đến đội ngũ lao động có trình độ), chống suy thối
các nguồn tài ngun, đảm bảo phát triển bền vững. Khía cạnh phát triển này luên
quan tới năng suất, chất lượng và giá trị, dẫn tới tăng hiệu quả kinh tế trong sản
xuất. Việc tăng năng suất có thể đạt được thơng qua áp dụng các tiến bộ khoa học
như giống, các biện pháp thâm canh. Tăng chất lượng và giá trị sản phẩm cũng có
thể được làm theo các đầu tư chiều sâu như trên, song cịn liên quan đến bố trí thời
vụ, công tác bảo quản và công tác tiêu thụ sản phẩm (Lê Đình Thắng, 1993).
- Khái niện phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ
Từ những khái niệm trên, có thể hiểu phát triển sản xuất Thanh Long ruột
đỏ là q trình gia tăng về diện tích trồng Thanh Long ruột đỏ, về năng suất, sản
lượng Thanh Long ruột đỏ trong một thời kỳ nhất định, là sự nâng cao chất lượng
sản phẩm Thanh Long ruột đáp ứng nhu cầu ngày càng của thị trường, là sự hoàn
thiện về cơ cấu cây trồng theo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa
phương trồng, đảm bảo phát triển sản xuất theo hướng bền vững. Đó là sự nâng

7


cao thu nhập, cải thiện đời sống của người trồng Thanh Long ruột đỏ, làm cho
cuộc sống của họ trở nên tốt đẹp hơn.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của Thanh Long ruột đỏ
2.1.2.1. Đặc điểm kỹ thuật của Thanh Long ruột đỏ
- Nguồn gốc phân loại
Cây Thanh Long thuộc họ Cactaceae, thường gọi là họ Cactus có 92 chi, với
1650 lồi. Trong đó, chi Hylocereus gồm 16 lồi và chi Selenicereus gồm 20 loài. Ở
Châu Mỹ Latinh, quả của cả hai lồi này đều có cùng tên thơng thường là “pitayas”

hay “pitahayas” hay tiếng Việt gọi là Thanh Long (Nguyễn Văn Kế, 2005).
Cây Thanh Long có tên khoa học là Hylocereus undatus (Haw) Britt &
Rose. Cây Thanh Long ngồi tên phổ thơng là dragon fruit cịn có tên như
Pitahaya, Strawberry bear. Thanh Long thuộc họ Cactaceae (Xương rồng) bộ
Cactales lớp Dicotyledonac (Song tử diệp), ngành Angiospermae (Hột kín). Họ
Xương rồng có từ 50 đến 200 giống và hơn 2.000 lồi (Nguyễn Văn Kế, 2005).
- Đặc điểm hình thái
+ Rễ
Theo Nguyễn Như Hiến (2000), Thanh Long có hai loại rễ chính phát sinh
từ phần lõi của gốc hom, có nhiệm vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng để
nuôi cây. Chúng tập trung chủ yếu ở lớp đất mặt từ 0 – 30 cm. Rễ khí sinh là loại
rễ mọc từ phần đoạn thân trên mặt đất, có nhiệm vụ giúp cây bám vào giá đỡ,
góp phần vào việc hút nước, chất dinh dưỡng để nuôi cây. Những rễ khí sinh mọc
gần mặt đất thường đi vào trong đất và trở thành rễ địa sinh.
+ Thân, cành
Thanh Long trồng ở nước ta có thân, cành bị trên trụ đỡ. Thân cành
thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có bốn cánh. Mỗi cánh chia làm nhiều
thùy có chiều dài 3 – 4 cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 – 5 gai ngắn. Mỗi năm cây có
từ 3 – 4 đợt cành. Đợt cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế
xấp thành từng lớp một trên đầu trụ. Khoảng cách giữa hai đợt ra cành là 40 – 50
ngày (Nguyễn Văn Kế, 2005).
+ Hoa Thanh Long
Theo Nguyễn Như Hiến (2000), sau khi trồng 1 – 2 năm, Thanh Long bắt
đầu ra hoa. Từ năm thứ 3 trở đi, cây ra hoa ổn định. Hoa mọc từ các đoạn cành

8


trưởng thành, là những cành có thời gian sinh trưởng khoảng 100 ngày tuổi. Hoa
tập trung chủ yếu ở các mắt đến ngọn cành.

Theo Nguyễn Văn Kế (2005), hoa Thanh Long lưỡng tính, rất to, có chiều
dài trung bình 25 – 35 cm. Hoa thường nở tập trung từ 20 – 23 giờ và đồng loạt
trong vườn. Thời gian từ hoa nở đến tàn trong vòng 20 ngày. Hoa xuất hiện rộ
nhất từ tháng 5 – 8 dương lịch, trung bình có 4 – 6 đợt hoa mỗi năm.
+ Trái Thanh Long
Theo Nguyễn Văn Kế (2005), trái Thanh Long hình thành sau khi hoa
được thụ phấn. Trong 10 ngày đầu trái lớn chậm, sau đó trái lớn rất nhanh. Thời
gian từ khi hoa thụ phấn đến thu hoạch chỉ từ 22 – 25 ngày. Trái Thanh Long
hình bầu dục có nhiều tai lá xanh do phiến hoa còn lại. Đầu trái lõm sâu tạo thành
“hốc mũi”. Khi còn non, vỏ trái màu xanh, lúc chín vỏ chuyển sang màu đỏ tím
rồi đỏ đậm. Thịt trái màu trắng xen những hạt nhỏ màu đen như hạt mè. Trọng
lượng trái trung bình từ 200 – 700 g. Hiện nay do nông dân trồng Thanh Long
thâm canh cao nên có nhiều trái lớn trên 1 kg (Lê Thị Điểu, 2007). Thanh Long
tăng mật độ rất nhanh, do đó phải nhặt trái rụng, thu hái những trái cịn sót lại
trên cây sau khi thu hoạch, đem đốt hoặc chôn vùi vào đất sâu 10 cm.
- Đặc điểm sinh học
Thanh Long nguồn gốc nhiệt đới, chịu hạn giỏi, nên được trồng ở những
vùng nóng. Một số loài chịu được nhiệt độ từ 500°C tới 550°C. Nhưng nó khơng
chịu được giá lạnh. Chúng thích hợp khi trồng ở các nơi có cường độ ánh sáng
mạnh, vì thế hễ bị che nắng thân cây sẽ ốm yếu và lâu cho quả. Cây mọc được
trên nhiều loại đất khác nhau như đất xám bạc màu, đất phèn, đất đỏ latosol …;
nó có khả năng thích ứng với các độ chua (Ph) của đất rất khác nhau (Lê Xuân
Đính, 2006).
Cây Thanh Long có dạng thân leo, có rễ khí sinh, bám vào cây to hoặc
trên bờ tường. Quả to hình trái xoan, nặng bình quân 300- 500g. Quả Thanh
Long có vị ngọt, mát, mềm, hơi chua (Nguyễn Đăng Nghĩa, 1999).
Rễ Thanh Long khơng mọng nước nên nó khơng phải là nơi tích trữ nước
giúp cây chịu hạn. Cây thang long có hai loại rễ: địa sinh và khí sinh. Rễ địa sinh
phát triển từ phần lôi ở gốc hom. Đặt hom từ 10 – 20 ngày thì từ gốc hom xuất
hiện các rễ tơ màu trắng, số lượng rễ tăng dần và kích thước của chúng cũng tăng

dần theo tuổi cây, những rễ lớn đạt đường kính từ 1 – 2 cm. Rễ địa sinh có nhiệm

9


vụ bám vào đất và hút các chất dinh dưỡng nuôi cây. Rễ phân bố chủ yếu ở tầng
đất mặt (0 – 15 cm). Rễ xuất hiện trong tầng đất từ 0 – 30 cm. Ở các nơi đất xốp
và có tưới nước rễ có thể mọc sâu hơn. Khi đất khô các rễ sợi sẽ chết đi, các rễ
cái lớn hơn sẽ hóa bần làm giảm sự dẫn nước khoảng 10 lần để ngăn chặn sự mất
nước vào đất thông qua rễ. Khi đất ẩm rễ lại mọc trở lại một cách dễ dàng. Rễ khí
sinh mọc dọc theo thân cây phần trên khơng, bám vào cây chống (chối) để giúp
cây leo lên giá đỡ. Những rễ khí sinh nằm gần đất sẽ đi dần xuống đất (Lê Xuân
Đính, 2006).
Thanh Long được trồng ở nước ta có thân, cành trườn bò trên trụ đỡ
(climbing cacti), trong khi ở một số nước trồng loại xương rồng thân cột
(columnar cacti). Thân chứa nhiều nước nên nó có thể chịu hạn một thời gian dài.
Thân, cành thường có ba cánh dẹp, xanh, hiếm khi có 4 cánh. ở các nước khác có
thứ 3, 4, 5 cánh. Tiết diện ngang cho thấy có hai phần: bên ngồi là nhu mơ chứa
diệp lục, bên trong là lõi cứng hình trụ. Mỗi cánh chia ra làm nhiều thùy có chiều
dài 3 – 4 cm. Đáy mỗi thùy có từ 3 – 5 gai ngắn. Chúng sử dụng CO2 trong
quang hợp theo hệ thanh long (Crassulacean Acid Metabolism) là một hệ thích
hợp cho các cây mọc ở vùng sa mạc. Mỗi năm cây cho từ 3 - 4 đợt cành. Đợt
cành thứ nhất là cành mẹ của đợt cành thứ hai và cứ thế cành xếp thành hàng lớp
trên đầu trụ. Trong mùa ra cành, khoảng thời gian giữa hai đợt ra cành từ 40 – 50
ngày. Số lượng cành trên cây tăng theo tuổi cây: cây một tuổi trung bình có độ 30
cành, hai tuổi độ 70 cành, ba tuổi độ 100 cành và bốn tuổi 130 cành. ở cây 5 – 6
tuổi chỉ duy trì độ 150 – 170 cành (Nguyễn Văn Kế, 2005).
Thanh Long cho hai vụ: vụ thuận từ tháng 4-9 dương lịch, vụ nghịch từ
tháng 11-3 dương lịch. Thời gian từ khi ra hoa đến 30 ngày là có thể thu hoạch.
Về dinh dưỡng, cứ 100 gam phần ăn được của trái Thanh Long cung cấp

85-87g nước; 40-60 calo năng lượng; 1,1g đạm; 0,0g chất béo;11,2 g đường
chung; 0,59g tro; nhiều vitamin và chất khoáng: 0,011mg vitamin A, 3mg vitamin
C, 2,8mg vitaminPP, 10,2mg canxi, 38,9mg manhê, 6,07mg sắt, 27,5mg phôtpho,
27,2mg kali, 2,9mg natri. Như vậy so với một số trái cây khác trái Thanh Long có
nhiều chất khống hơn; thành phần chất xơ trong trái Thanh Long gồm loại tan
được là pectin và không tan là cellulose nên rất tốt cho người béo phì vốn chiếm
hơn một nửa số bệnh nhân đái tháo đường (Nguyễn Đăng Nghĩa, 1999).
Tuy nhiên do chất đất, khí hậu từng tỉnh khơng hồn tồn giống nhau nên
Thanh Long được trồng ở các tỉnh cũng có những đặc trưng khác nhau.

10


- Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ: Cây Thanh Long có nguồn gốc ở vùng sa mạc Mêhicô và
Côlômbia, là cây nhiệt đới khơ. Nhiệt độ thích hợp cho Thanh Long sinh trưởng
và phát triển là 14 – 260C và tối đa 38 – 400C. Trong điều kiện có sương giá nhẹ,
với thời gian ngắn sẽ gây thiệt hại nhẹ cho Thanh Long.
Ánh sáng: Cây Thanh Long chịu ảnh hưởng của quang chu kì, ra hoa
trong điều kiện ngày dài; sinh trưởng, phát triển tốt ở những nơi có ánh sáng đầy
đủ. Vì thế, khi thân cây bị che nắng, cây sẽ bị yếu và chậm ra quả. Tuy nhiên,
nếu cường độ ánh sáng quá mạnh, nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng
của Thanh Long (Dương Hoa Xô, 2006).
Nước: Thanh Long có tính chống chịu cao với điều kiện môi trường không
thuận lợi như chịu hạn tốt. Tuy nhiên, khả năng chịu úng của cây không cao. Do
vậy, để cây Thanh Long phát triển tốt, cho năng suất cao cần phải cung cấp nước
đầy đủ, nhất là trong thời kì phân hố mầm hoa, ra hoa và đậu quả. Nhu cầu về
lượng mưa cho cây là 800 – 2000 mm/năm (Nguyễn Văn Kế, 2005), 500 –
1.500mm/năm phân bố đều trong năm, nếu lượng mưa quá cao sẽ dẫn tới hiện
tượng rụng hoa và thối quả (Dương Hoa Xô, 2006).

Đất đai: Thanh Long trồng được trên nhiều loại đất từ đất khô cằn, đất cát,
đất xám bạc màu, đất phèn đến đất thịt, thịt pha sét. Tuy nhiên, để trồng Thanh
Long đạt hiệu quả cao, đất phải tơi xốp, thơng thống, thốt nước tốt đặc biệt ở
đất có chứa 30 – 40% cát. Yêu cầu đất có Ph từ 6,5 – 7,5, hàm lượng hữu cơ cao,
không bị nhiễm mặn (Nguyễn Văn Kế, 2005).
2.1.2.2. Đặc điểm kinh tế của Thanh Long ruột đỏ
Ở Việt Nam, Thanh Long này được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam,
hiện nay ở một số tỉnh miền Bắc cũng đã trồng phổ biến. Thanh Long là một
loại cây được trồng phổ biến ở các nước có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm (Dương
Hoa Xơ, 2006).
Theo Đơng y, Thanh Long có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh
nhiệt, giải khát, lợi tiểu, nhuận tràng, chỉ khái hóa đàm, thường được dùng để
chữa các chứng bệnh như viêm phế quản, lao phổi, viêm hạch bạch huyết, quai
bị, mụn nhọt… Quả Thanh Long rất tốt cho người bị rơm sẩy, mụn nhọt, táo bón
(Tạ Minh Tuấn và cs., 2005).

11


Thanh Long ruột đỏ là một sản phẩm mới, lạ, ngon, bổ dưỡng hiện nay
Hoa kỳ đã cấp code xuất khẩu cho sản phẩm và với kỹ thuật sản xuất tiên tiến
Thanh Long ruột đỏ là sản phẩm tuân thủ nghiêm ngặt về VSATTP, dư lượng
thuốc bảo vệ thực vật cũng như một số yêu cầu khác… đã được các đối tác xuất
khẩu Mỹ, Nhật, Châu Âu tin dùng. Thanh Long ruột đỏ có đặc tính hồn tồn
khác so với loại Thanh Long trắng. Thành phần dinh dưỡng của Thanh Long ruột
đỏ được đánh giá là gấp đôi Thanh Long ruột trắng. Đây là một trong những loại
trái cây có thành phần dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể, đặc biệt phù hợp nhất cho
việc giữ gìn dáng vóc và sắc đẹp của phụ nữ. Thanh Long ruột đỏ hiện được xem
là cây trồng có nhiều tiềm năng, cây khơng chỉ cho năng suất, chất lượng mà hiệu
quả kinh tế rất cao (Bộ Nông nghiệp và PTNT, 2006).

2.1.3. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ
Từ khái niệm, vai trò cũng như xuất phát từ các vấn đề thuộc nội dung
kinh tế, xã hội và môi trường của phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ có thể
xác định nội dung cụ thể của phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ bao gồm:
Chủ trương, chính sách cho phát triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ. Quy hoạch
và quản lý quy hoạch, đầu tư cơ sở hạ tầng, sản xuất, liên kết và sự tham gia của
các tác nhân, thị trường và tiêu thụ, kết quả và hiệu quả về kinh tế trong phát
triển sản xuất Thanh Long ruột đỏ (Minh Xuân, 2015).
- Phát triển quy mô sản xuất
Đất đai, vốn, lao động, tổng số diện tích sản xuât, sản lượng Thanh Long
ruột đỏ, … được tăng lên không ngừng theo thời gian.
Nghiên cứu sự phát triển về quy mô sản xuất bao gồm sự phát triển về
không gian địa lý và sự phát triển theo thời gian. Sự phát triển về không gian
địa lý là nghiên cứu sự phát triển của sản xuất Thanh Long ruột đỏ cũng như
sự gia tăng số hộ tham gia sản xuất, đầu tư cho cây Thanh Long ruột đỏ qua
các năm. Sự phát triển về quy mô sản xuất theo thời gian là sự phát triển về số
lượng, sản lượng và cơ cấu giữa các loại Thanh Long ruột đỏ. Từ đó góp phần
làm rõ xu hướng phát triển của sản xuất Thanh Long ruột đỏ, mức đầu tư, liên
kết trong sản xuất Thanh Long ruột đỏ sẽ giúp thấy được sự phát triển của
ngành cây ăn quả có gắn với sự phát triển chung của kinh tế - xã hội địa
phương, hơn nữa có thể giúp ta dự báo được sự phát triển lĩnh vực trồng trọt
của vùng so với các vùng khác.

12


×