Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện tân yên, tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 132 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

GIÁP VĂN HÀNH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TÂN YÊN, TỈNH BẮC
GIANG

Chuyên ngành:

Quản lý kinh tế

Mã số:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

TS. Trần Văn Đức

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cám
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn



Giáp Văn Hành

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hồn thành luận văn, tơi ln nhận được
sự giúp đỡ nhiệt tình của Học viện Nơng nghiệp Việt Nam, Ban Quản lý đào tạo, Ban chủ
nhiệm cùng tập thể thầy cô giáo khoa Quản lý kinh tế để tôi có được những điều kiện thuận
lợi nhất hồn thành luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ rất q báu này.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn sâu sắc tới TS. Trần Văn Đức đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, chia sẻ và động viên tôi trong suốt thời gian học tập nghiên cứu để thực
hiện và hồn thiện luận văn.
Tơi xin trân trọng cảm ơn Phịng Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn huyện
Tân Yên, UBND, cán bộ Khuyến nông các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tân Yên đã
giúp tôi thu thập số liệu và các vấn đề có liên quan để thực hiện các nội dung nghiên
cứu của luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè, đồng nghiệp đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi và giúp đỡ tơi về mọi mặt, động viên khuyến khích tơi hoàn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Giáp Văn Hành

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan .................................................................................................................i

Lời cảm ơn ................................................................................................................... ii
Mục lục ..................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt................................................................................................... vi
Danh mục bảng ...........................................................................................................vii
Danh mục hình và sơ đồ ............................................................................................... ix
Trích yếu luận văn ......................................................................................................... x
Thesis abstract .............................................................................................................xii
Phần 1. Mở đầu .......................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu ................................................................ 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung: .............................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể: .............................................................................................. 3

1.3.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: .................................................................. 3

1.3.1.


Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................... 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu: ....................................................................................... 3

1.4.

Những đóng góp mới của đề tài....................................................................... 3

1.4.1.

Về lý luận ....................................................................................................... 3

1.4.2.

Về thực tiễn .................................................................................................... 4

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ........... 5
2.1.

Cơ sở lý luận về phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ...................................... 5

2.1.1.

Một số quan điểm và khái niệm liên quan đến đề tài ....................................... 5

2.1.2.

Ý nghĩa và vai trò của phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ............................. 9


2.1.3.

Đặc điểm sản xuất cây dưa chuột bao tử:....................................................... 10

2.1.4.

Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử: ..................... 11

2.1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ..................... 15

2.2.

Cơ sở thực tiễn về phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử ........................... 18

2.2.1.

Tình hình phát triển ngành hàng rau quả và sản xuất dưa chuột bao tử
trên thế giới................................................................................................... 18

2.2.2.

Tình hình phát triển dưa chuột bao tử ở Việt Nam ......................................... 19

iii


Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 27

3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 27

3.1.

Tình hình điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện................................ 27

3.1.1.

Điều kiện tự nhiên........................................................................................ 27

3.1.2.

Chế độ thuỷ văn và tài nguyên nước............................................................. 30

3.1.3.

Tình hình sử dụng đất đai .............................................................................. 31

3.1.4.

Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hoá xã
hội ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn
huyện Tân Yên.............................................................................................. 38

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 39


3.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu:............................................................. 39

3.2.2.

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu......................................................... 40

3.2.3.

Phương pháp phân tích số liệu....................................................................... 43

3.3.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 44

3.3.1.

Các chỉ tiêu mô tả đặc điểm, nguồn lực và các tác nhân trong sản xuất .......... 44

3.3.2.

Chỉ tiêu mô tả thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ....................... 44

3.3.3.

Nhóm chỉ tiêu phản ánh về chất trong sản xuất dưa chuột bao tử. .................. 44

3.3.4.


Nhóm chỉ tiêu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng ............................................... 45

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ................................................................. 47
4.1.

Thực trạng phát triển sản xuất dưa bao tử trên địa bàn huyện Tân Yên .......... 47

4.1.1.

Mở rộng quy mô sản xuất dưa chuột bao tử ................................................... 47

4.1.2.

Thực trạng phát triển các hình thức tổ chức sản xuất dưa chuột bao tử……....52

4.1.3.

Mức đầu tư tài chính chi phí sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ ................ 59

4.1.4.

Phát triển Khoa học kỹ thuật trong phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ..............61

4.1.5.

Kết quả và hiệu quả trong phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ..................... 66

4.1.6

Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử............................... 71


4.2

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
trên địa bàn huyện Tân Yên........................................................................... 74

4.2.1.

Chủ trương chính sách của địa phương và của nhà nước trong việc phát
triển sản xuất dưa chuột bao tử ...................................................................... 74

4.2.2.

Quy hoạch phát triển dưa chuột bao tử .......................................................... 75

iv


4.2.3

Năng lực trình độ của cán bộ ......................................................................... 77

4.2.4.

Trình độ nhận thức của người sản xuất .......................................................... 78

4.2.5.

Sự hỗ trợ, trợ giúp của các ban ngành............................................................ 82


4.2.6.

Thị trường, giá cả .......................................................................................... 83

4.2.7.

Đánh giá của các hộ sản xuất dưa chuột bao tử. ............................................. 88

4.3.

Giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện
Tân Yên, tỉnh Bắc Giang ............................................................................... 90

4.3.1.

Các căn cứ đề xuất giải pháp phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở
huyện Tân Yên.............................................................................................. 90

4.3.2.

Một số giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sản xuất
dưa chuột bao tử ở huyện Tân Yên ................................................................ 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................. 100
5.1.

Kết luận ...................................................................................................... 100

5.2.


Kiến nghị .................................................................................................... 101

5.2.1.

Đối với cấp Tỉnh ......................................................................................... 101

5.2.2.

Đối với huyện Tân Yên ............................................................................... 102

Tài liệu tham khảo ..................................................................................................... 103

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC


Cơ cấu

CNH-HĐH

Cơng nghiệp hóa- Hiện đại hóa

CN-TTCN

Cơng nghiệp- Tiểu thủ cơng nghiệp

DT

Diện tích

ĐVT

Đơn vị tính

GO

Tổng giá trị sản xuất

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã


IC

Chi phí trung gian

KHKT

Khoa học kỹ thuật

L

Công lao động

MI

Thu nhập hỗn hợp

NN

Nông nghiệp

NSXK

Nông sản xuất khẩu

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

NXB


Nhà xuất bản

PTBV

Phát triển bền vững

PTBVNN

Phát triển bền vững nông nghiệp

PTSX

Phát triển sản xuất

SL

Sản lượng

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TB

Trung bình

UBND

Ủy ban nhân dân


vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1.

Thống kê sơ bộ kim ngạch và thị trường xuất khẩu hàng rau quả
của Việt Nam trong những năm gần đây ................................................. 21

Bảng 3.1.

Tình hình sử dụng đất đai của huyện Tân Yên năm 2014-2016 ............... 32

Bảng 3.2.

Tình hình dân số và lao động của huyện Tân Yên 2014– 2016. ............... 34

Bảng 3.3.

Thực trạng hạ tầng kỹ thuật của huyện năm 2016.................................... 35

Bảng 3.4.

Kết quả sản xuất các ngành kinh tế của huyện Tân Yên giai đoạn
2014-2016 .............................................................................................. 37

Bảng: 3.5.

Đối tượng điều tra ................................................................................... 42


Bảng 4.1 a. Diện tích dưa chuột bao tử của huyện Tân Yên giai đoạn 2014-2017. ............ 47
Bảng 4.1.b. Diện tích sản xuất cây dưa chuột bao tử chia theo mùa vụ tại
huyện Tân Yên giai đoạn 2014-2017....................................................... 49
Bảng 4.1.c. Năng suất và sản lượng dưa chuột bao tử của huyện Tân Yên giai
đoạn 2014-2017 ...................................................................................... 50
Bảng 4.2.

Thực trạng quy mô ruộng đất sản xuất dưa chuột bao tử.......................... 52

Bảng 4.3.

Tình hình lao động , vốn ......................................................................... 53

Bảng 4.4.

Số lượng trang trại (tổ hợp tác) tham gia phát triển sản xuất
dưa bao tử ................................................................................... 55

Bảng 4.5.

Số lượng các doanh nghiệp vào hợp tác sản xuất dưa chuột bao tử
tại Tân Yên ............................................................................................. 56

Bảng 4.6.

Chi phí sản xuất dưa chuột bao tử của các nhóm hộ ................................ 60

Bảng 4.7.

Cơ cấu giống dưa bao tử chủ yếu được sử dụng trong sản xuất ............... 61


Bảng 4.8.

Mối quan hệ giữa năng suất và các yếu tố đầu vào .................................. 63

Bảng 4.9.

Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử của các hộ điều tra .......... 67

Bảng 4.10. Kết quả và hiệu quả sản xuất dưa chuột bao tử của các nhóm hộ ............. 68
Bảng 4.11. Bảng so sánh hiệu quả kinh tế cây dưa chuột bao tử và các loại
cây trồng hàng năm tại Tân Yên.............................................................. 69
Bảng 4.12. Quy hoạch và thực hiện quy hoạch sản xuất dưa chuột bao tử đến
năm 2017 tại huyện Tân Yên .................................................................. 76
Bảng 4.13. Bảng trình độ và năng lực của cán bộ...................................................... 77

vii


Bảng 4.14. Diện tích sản xuất, sản lượng hàng hóa DCBT thực hiện theo hợp
đồng ....................................................................................................... 84
Bảng 4.15. Giá một số loại vật tư đầu vào cho sản xuất dưa chuột bao tử .................. 87
Bảng 4.16. Giá đầu ra cho sản phẩm ......................................................................... 88
Bảng 4.17. Bảng cho thấy đánh giá của hộ về những khó khăn ảnh hưởng đến
phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ........................................................ 89
Bảng 4.1.8. Quy hoạch phát triển sản xuất dưa chuột bao tử huyện Tân Yên
trong những năm tiếp theo. ..................................................................... 94
Bảng 4.19. Công thức luân canh ............................................................................... 96

viii



DANH MỤC HÌNH VÀ SƠ ĐỒ
Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Tân n ............................................................27
Sơ đồ 4.1. Cơng thức ln canh dưa bao tử trên địa bàn huyện Tân Yên.....................48
Biểu đồ 1. Giá vật tư đầu vào cho sản xuất dưa chuột bao tử ......................................87
Biểu đồ 2. Giá đầu ra cho sản phẩm ...........................................................................88

ix


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Giáp Văn Hành
Tên luận văn: “Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Tân Yên, Tỉnh
Bắc Giang”
Chuyên ngành: Quản Lý Kinh Tế

Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam (HVN)
Tân Yên là một huyện miền núi của tỉnh Bắc Giang, nơi có điều kiện khí hậu,
đất đai tương đối thuận lợi cho việc sản xuất các cây hàng hóa xuất khẩu, trong đó có
cây dưa chuột bao tử. Tổng diện tích đất nơng nghiệp của huyện là 12.946,24 ha. Cây
dưa bao tử được bắt đầu đưa vào sản xuất ở huyện Tân Yên từ năm 2002, đến nay diện
tích đất sản xuất dưa bao tử hàng năm trung bình đạt 110 - 120 ha với sản lượng ước đạt
2.537 tấn/năm. So với các cây trồng ngắn ngày khác, cây dưa chuột bao tử có nhiều ưu
thế như chi phí cho sản xuất khơng cao, vịng quay thu hồi vốn nhanh, có vai trị rất
quan trọng trong công thức luân canh tăng vụ, cho hiệu quả kinh tế cao.... Tuy nhiên,
bên cạnh những thành công, phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử ở Tân n cũng
cịn gặp phải những vấn đề khó khăn: phát triển sản xuất còn bấp bênh, hiệu quả sản

xuất còn chưa xứng với tiềm năng của địa phương. Chính vì thế, chúng tôi tiến hành
nghiên cứu đề tài “Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Tân Yên,
Tỉnh Bắc Giang”.
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đánh giá thực trạng, phân tích các yếu tố
ảnh hưởng, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất dưa
chuột bao tử tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang. Để tiến hành phân tích, đề tài sử dụng
phương pháp chọn điểm nghiên cứu và chọn mẫu điều tra. Lựa chọn ngẫu nhiên 120 hộ
từ 5 xã Cao Xá, Việt Lập, Ngọc Lý, Quang Tiến, Ngọc Thiện để tiến hành điều tra bằng
bảng hỏi. Ngồi ra cịn phỏng vấn cán bộ xã, cán bộ khuyến nông, doanh nghiệp chế
biến tiêu thụ sản phẩm dưa bao tử. Các phương pháp phân tích số liệu được áp dụng đó
là phương pháp thống kê mô tả và phương pháp so sánh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong 5 năm qua, sản xuất dưa bao tử đã có sự phát
triển đáng kể cả về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm, 100% diện tích sản xuất
được ký hợp đồng tiêu thụ và sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ hầu hết. Về hiệu quả
kinh tế, cây dưa chuột bao tử là loại cây trồng ngắn ngày đem lại hiệu quả kinh tế cao
nhất trong các loại cây trồng ngắn ngày của hộ sản xuất với tỷ lệ VA/IC là 5,44 lần. Về
hiệu quả xã hội, phát triển sản xuất dưa chuột bao tử giúp giải quyết công ăn việc làm,
nâng cao thu nhập cho người lao động. Bên cạnh đó, 82% số hộ dân được hỏi khẳng

x


định việc phát triển sản xuất dưa chuột bao tử giúp nâng cao tính tương trợ, gắn kết
cộng động giảm bớt nguy cơ cạnh tranh không lành mạnh, tạo sự liên kết bền chặt trong
việc thông tin thị trường với tiêu thụ sản phẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật được
đồng bộ hơn. Về hiệu quả môi trường, việc phát triển sản xuất dưa chuột bao tử giúp
tăng hiệu quả sử dụng đất, giảm tình trạng bỏ hoang đất nông nghiệp, đồng thời giúp
cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu của đất. Tuy nhiên, việc sản xuất dưa chuột bao tử địi
hỏi việc tăng cưởng sử dung hóa chất, thuốc BVTV và phân bón hóa học làm ảnh
hưởng phần nào tới đất sản xuất và ô nhiễm môi trường. Thực tế sản xuất dưa chuột

bao tử tại Tân Yên đang tồn tại nhiều khó khăn bất cập cần khắc phục là: i) Quy mô
sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; ii) mức độ đầu tư chưa cao; iii) trình độ khoa học kỹ
thuật của người nơng dân cịn thấp; iv) việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản
xuất cịn chưa đảm bảo; v) chưa hình thành được các vùng sản xuất lớn tập trung
thuận lợi cho việc liên kết 4 nhà; vi) thị trường tiêu thụ đôi khi còn bấp bênh…
Nghiên cứu cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng chính đến phát triển sản xuất dưa
chuột bao tử tại huyện Tân Yên đó là chủ trương chính sách của Nhà nước, qui
hoạch sản xuất, năng lực trình độ sản xuất của hộ, việc áp dụng khoa học kỹ thuật,
nguồn lực cho phát triển sản xuất và thị trường tiêu thụ.
Dựa trên đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng, luận văn đề
xuất một số các giải pháp chủ yếu là: 1) Điều chỉnh quy hoạch vùng chuyên canh sản
xuất dưa chuột bao tử hàng hố; 2) Hồn thiện các chủ trương, chính sách; 3) Bố trí
cơng thức ln canh; 4) Phát triển thị trường tiêu sản phẩm dưa chuột bao tử; 5) Tăng
cường liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; 6) Đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ
thuật; 7) Tăng cường công tác khuyến nông. Các giải pháp trên cần phải thực hiện đầy
đủ và đồng bộ mới phát huy hết tác dụng, sản xuất dưa chuột bao tử mới có thể phát
triển bền vững.

xi


THESIS ABSTRACT
Master candidate: Giap Van Hanh
Thesis title: “Development of baby cucumber production in Tan Yen district, Bac
Giang province”
Major: Economics

Management

Code: 8340410


Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Tan Yen is a mountainous district of Bac Giang province, where its climate and
land are relatively favorable for the production of cash crops, including cucumbers. The
total area of agricultural land in the district is 12,946.24 hectares. Baby cucumber have
been cultivated in Tan Yen district since 2002, so far the average production area of
baby cucumber is from 110 to 120 hectares with an estimated production of 2,537 tons
per year. Compared to other short-term crops, baby cucumber plants have many
advantages such as low production costs, fast capital recovery, plays important roles in
crop rotation, high economic efficiency and so on. However, accompany with those
achievements, the baby cucumber production in Tan Yen also encountered many
difficulties, for example, unstable production and production efficiency is not match
with the potential of the local. Therefore, the study on " Development of baby
cucumber production in Tan Yen district, Bac Giang province" were conducted.
The research objectives were assessing the current status, analyzing the factors
affecting the development of baby cucumber production, thereby suggesting some
solutions to develop small cucumber production in the near future. To conduct the
analysis, the study site and sample site method were used. For data collection, a survey
by questionnaires was implemented. 120 baby cucumber production households were
randomly selected from Cao Xa, Viet Lap, Ngoc Ly, Quang Tien, Ngoc Thien
communes. Additionally, commune officials, agircultural extension workers, processing
and consuming baby cucumber product enterprises were chosen for interviews.
Descriptive statistics method and comparison method were applied to analyze and
process data.
The results showed that in the past 5 years, the production of baby cucumber has
had significant development in both production scale and product quality, 100% of
production area is contracted for consumption. In terms of economic efficiency, the
baby cucumber plants brought the highest economic efficiency in short-term crops of
the household with the ratio between value added and intermediate cost was 5.44 times.
In terms of social efficiency, the development of baby cucumber production helped to


xii


create jobs and increase income for labors. In addition, 82% of the respondents affirmed
that the development of cucumber production helped to strengthen solidarity and
community cohesion, to reduce the risk of unhealthy competition, to link between
market information and consumption of products, to apply scientific and technology
more synchronized. In terms of environmental efficiency, the baby cucumber
production development improved land use efficiency, reduced fallow farmland, helped
land improvement and increased soil fertility. However, the production of baby
cucumber required the use of chemicals, pesticides and chemical fertilizers, which
negatively impacted on productive land and polluted the environment. Actually, the
production of baby cucumber in Tan Yen was facing many difficulties and
shortcomings that needed to be overcome: i) scattered and non-concentrated cultivated
land; ii) low level of investment; iii) low level of science and technology; iv) the use of
pesticides in production was not guaranteed; v) it had not formed large production areas
that were convenient for “linking together the four houses” in baby cucumber
production; vi) market was sometimes unstable... The study also pointed out the main
factors affecting the development of baby cucumber production in Tan Yen district that
were policies of the State, production planning, production level of households, the
application of science and technology, resources for production development and
consumption market.
Based on the current situation investigation and factors affecting analysis, the
research proposed a number of solutions included: 1) to adjust the planning of
specialized baby cucumber production areas; 2) to complete the guidelines and policies;
3) to arrange crops rotation; 4) to develop the market of baby cucumber products; 5) to
enhance the linkages between production and consumption of baby cucumber products;
6) to promote the application of technological advances; 7) to strengthen agricultural
extension. All these measures needed to be fully implemented and synchronized in

order to sustainably develop baby cucumber in Tan Yen district, Bac Giang province in
the following years.

xiii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Sau khi giải quyết vấn đề an ninh lương thực, ngành sản xuất cây nơng
nghiệp Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là các loại cây
rau quả chế biến. Trong số các cây rau quả thì dưa chuột bao tử là cây trồng ngắn
ngày cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến rau quả xuất khẩu, được nhiều
quốc gia ưa thích đem lại giá trị kinh tế cao, nâng cao thu nhập, giải quyết việc
làm cho người lao động ở nông thôn, bên cạnh đó cịn góp phần bảo đảm an ninh
chính trị, trật tự an tồn xã hội của các địa phương…qua đó cho thấy phát triển
sản xuất dưa chuột bao tử có vai trò hết sức quan trọng.
Tân Yên là một huyện trung du của tỉnh Bắc Giang, nơi có điều kiện khí
hậu, đất đai tương đối thuận lợi cho việc sản xuất các cây hàng hóa xuất khẩu,
trong đó có cây dưa chuột bao tử. Trong những năm vừa qua, diện tích sản xuất
dưa bao tử ngày càng được mở rộng. Sự phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử
của huyện những năm qua cũng có sự phát triển đáng khích lệ như: tỷ trọng giá
trị sản xuất ngành trồng trọt trong tổng số giá trị sản xuất các ngành kinh tế, thu
nhập người dân ngày càng cải thiện, giải quyết việc làm cho người lao động...Sự
phát triển đó có được là do sự quan tâm của các cấp chính quyền ở địa phương
bằng các chủ trương, chính sách, người nông dân cần cù lao động.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong phát triển sản xuất dưa chuột
bao tử tại huyện Tân Yên Bên, phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử ở Tân
Yên cũng còn gặp phải những vấn đề khó khăn, phát triển sản xuất cịn bấp bênh,
hiệu quả sản xuất còn chưa xứng với tiềm năng của địa phương. Trước hết là về
trình độ khoa học kỹ thuật của người nơng dân cịn thấp, chưa chú trọng đến việc

sản xuất đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật trong cơng tác chăm sóc và phịng trừ
sâu bệnh, việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất còn chưa đảm bảo,
việc thực hiện liên kết với các cơng ty chế biến và tiêu thụ cịn lỏng lẻo, sản xuất
cịn chưa hình thành được các vùng sản xuất lớn tập trung để thuận lợi cho việc
liên kết 4 nhà, thị trường tiêu thụ đơi khi cịn bấp bênh… Câu hỏi nghiên cứu đặt
ra là: Những vấn đề lý luận và cơ bản về phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
như: Khái niệm, vị trí, vai trị, đặc điểm, nội dung, tiêu chí đánh giá và các yếu tố
ảnh hưởng là những vấn đề gì?. Những bài học kinh nghiệm nào từ thực tiễn phát

1


triển sản xuất dưa chuột bao tử ở trong và ngồi huyện Tân n có thể áp dụng
cho phát triển sản xuất dưa bao tử tại huyện Tân Yên? Thực trạng phát triển sản
xuất dưa chuột bao tử tại huyện Tân Yên đang diễn ra như thế nào? Có những
hạn chế bất cập gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa bao
tử tại Tân Yên? Cần có những giải pháp nào nhằm phát triển sản xuất dưa bao tử
tại Tân Yên trong thời gian tới?
Tổng quan các nghiên cứu liên quan như: Nguyễn Hồng Cử (2011):
Phát triển sản xuất nông sản xuất khẩu theo hướng bền vững ở Tây Nguyên,
Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Đại học Đà Nẵng; Nguyễn Thi Hạnh (2011),
Đánh giá hiệu quả kinh tế trong sản xuất dưa chuột bao tử xuất khẩu tại xã
Cao Xá, huyện Tân Yên, Tỉnh Bắc Giang, Luận văn tốt nghiệp Đại Học,
Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, Nguyễn Thực Huy (2009), Phát triển
sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc
sĩ Nông Nghiệp, Trường Đại Học Nông Nghiệp Hà Nội;, Nguyễn Thị Loan
(2010), Thực trạng và một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản
xuất dưa chuột bao tử tại xã Lê Hồ, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, Khóa luận
tốt nghiệp Đại học, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội,…
Những nghiên cứu đó cũng tập trung vào việc nghiên cứu về phát triển

kinh tế, phát triển ngành trồng trọt. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu cả về lý luận
và thực tiễn cho phát triển sản xuất dưa chuột bao tử cho địa bàn huyện Tân Yên
chưa được đề cập tới và quan tâm nghiên cứu.
Chính vì vậy, nghiên cứu đánh giá những điểm mạnh và thành tựu đạt
được, những điểm yếu và tồn tại, hạn chế trong quá trình phát triển sản xuất dưa
chuột bao tử trong thời gian qua, từ đó đề xuất các giải pháp cụ thể, thiết thực
nhằm phát triển sản xuất dưa chuột bao tử tại huyện Tân Yên trong thời gian tới
là cần thiết và không trùng lặp với các nghiên cứu trước đây.
Xuất phát từ những vấn đề thực tế trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài
“Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh
Bắc Giang”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung:
Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn
huyện Tân Yên, từ đó đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất
dưa chuột bao tử trong thời gian tới.

2


1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất nơng
nghiệp nói chung và sản xuất dưa bao tử nói riêng.
- Đánh giá thực trạng phát triển sản xuất dưa chuột bao tử ở huyện Tân
Yên trong những năm gần đây (từ 2014-2017).
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
trên địa bàn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề kinh tế, kỹ thuật và tổ chức
quản lý trong phát triển sản xuất dưa chuột bao tử với chủ thể là các hộ sản xuất
dưa chuột bao tử, các đối tượng tham gia thị trường xuất khẩu dưa chuột bao tử
như: Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu Bắc Giang, Công ty cổ
phần Chế biến thực phẩm xuất khẩu GOC, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm
xuất khẩu Hải Dương.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vần đề lý luận, thực tiễn và
các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất dưa chuột bao tử trên địa bàn
huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu tại huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang.
- Về thời gian: tiến hành nghiên cứu từ tháng 5/2017 đến tháng 5/2018.
Thời gian lấy số liệu từ 1/2014 – 12/2017.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1.4.1. Về lý luận
- Đề tài đã hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về phát triển sản xuất
cây dưa bao tử trên địa bàn huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang giúp cho các nhà
nghiên cứu, các nhà quản lý và các cấp lãnh đạo tại địa phương có những quyết
sách đúng đắn, kịp thời liên quan đến định hướng, quy hoạch, phát triển vùng sản
xuất dưa bao tử nói riêng và sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hóa nói chung.

3


- Đồng thời đề tài cũng chỉ ra việc phát triển cây dưa bao tử là một xu hướng
phát triển tất yếu và bền vững đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất.
1.4.2. Về thực tiễn
Đề tài đã phân tích, đánh giá được thực trạng phát triển sản xuất cây dưa
bao tử trên địa bàn huyện Tân Yên, hiệu quả từ việc sản xuất cây dưa bao tử đem

lại trên cả 3 mặt về kinh tế, xã hội và mơi trường. Trên cơ sở phân tích các yếu tố
ảnh hưởng đến việc phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử. Các giải pháp phát
triển sản xuất cây dưa chuột bao tử được đề ra mang tính hệ thống, đặc biệt nhấn
mạnh đến giải pháp về chính sách, quy hoạch, liên kết, tiêu thụ sản phẩm, đây
cũng là những giải pháp có thể áp dụng phù hợp với một số địa phương có điều
kiện sản xuất cây dưa bao tử tương tự trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.
1.5. KẾT CẤU NỘI DUNG LUẬN VĂN
Kết cấu nội dung của Luận văn bao gồm các phần sau:
Phần 1. Mở đầu
Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
Phần 4. Kết quả nghiên cứu
Phần 5. Kết luận và kiến nghị.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT DƯA CHUỘT BAO TỬ
2.1.1. Một số quan điểm và khái niệm liên quan đến đề tài
2.1.1.1 Các quan điểm về phát triển
Có nhiều định nghĩa khác nhau về phát triển, mỗi định nghĩa phản ánh
một cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau .
Theo Ngân hàng thế giới (1991): Phát triển trước hết là sự tăng trưởng về
kinh tế, nó cịn bao gồm thuộc tính quan trọng và liên quan khác, đặc biệt là sự
bình đẳng về cơ hội, sự tự do về chính trị và các quyền tự do của con người.
Theo tác giả Raman Weitz “ Phát triển là quá trình thay đổi liên tục làm
tăng mức sống của con người và phân phối công bằng những thánh quả tăng
trưởng trong xã hội”(Raman Weitz (1995).

Theo Torado and Smith (2003): Phát triển được hiểu là một quá trình nhiều
mặt liên quan đến những thay đổi cơ bản trong kết cấu xã hội, những quan điểm phổ
thông thể chế quốc gia cùng với sự tăng trưởng kinh tế nhanh, giảm bất công và
giảm nghèo đói. Phát triển về bản chất phải thay đổi về đồng bộ, trong đó xã hội
đảm bảo những những nhu cầu cơ bản, những mong muốn của cá nhân, các nhóm
dân cư trong xã hội đó, chuyển từ trạng thái mà người dân phải đối mặt với sự thiếu
thốn, không thỏa mãn sang trạng thái mà dân được hưởng cuộc sống vật chất cũng
như tinh thần tốt hơn (Phạm Ngọc Linh và Nguyễn Thị Kim Dung, 2011).
Theo Dương Văn Hiểu và cs. (2010): Phát triển bao hàm nghĩa rộng hơn
tăng trưởng, gồm nhiều khía cạnh khác nhau. Phát triển bao hàm cả sự tăng
trưởng cộng thêm các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền kinh tế.Tuy có nhiều
quan niệm khác nhau về phát triển nhưng các ý kiến đều cho rằng phát triển là sự
tăng thêm về quy mô số lượng cũng như sự thay đổi cấu trúc theo chiều hướng
nâng cao chất lượng của sản phẩm để đạt đến đích cuối cùng đó là tăng hiệu quả.
Phát triển nông nghiệp bền vững cũng được định hướng làm cơ sở nghiên
cứu. Phát triển nông nghiệp bền vững cũng có nhiều cách hiểu khác nhau.
Theo tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hợp quốc (FAO) năm
1992 quan niệm rằng “ Phát triển nông nghiệp bền vững là sự quản lý và bảo tồn

5


sự thay đổi về tổ chức và kỹ thuật nhằm đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày càng
tăng của con người cho cả hiện tại và mai sau. Sự phát triển của nền nông nghiệp
sẽ đảm bảo không tổn hại đến môi trường, không giảm cấp tài nguyên, phù hợp
về kỹ thuật và cơng nghệ, có hiệu quả về kinh tế và được chấp nhận về phương
diện xã hội. (dẫn theo Phạm Vân Đình và cs.,2004).
Bên cạnh đó, Rechard (1990) cho rằng nền nông nghiệp bền vững là một
nền nông nghiệp trong đó các hoạt động của tổ chức kinh tế từ việc lập kế hoạch,
thực hiện và quản lý các q trình sản xuất và kinh doanh nơng nghiệp đều

hướng đến bảo vệ, phát huy lợi ích của con người và xã hội trên cơ sở duy trì và
phát triển nguồn lực, tối thiểu hóa lãng phí để sản xuất một cách hiệu quả các sản
phẩm nông nghiệp và hạn chế các tác hại của môi trường, trong khi duy trì và
khơng ngừng nâng cao thu nhập cho dân cư nông nghiệp.
Theo Ủy ban kỹ thuật của FAO (1992), nền nơng nghiệp bền vững bao
gồm việc quản lý có hiệu quả các nguồn lực để đảm bảo thỏa mãn nhu cầu ngày
càng tăng của con người mà vẫn duy trì hay tăng thêm chất lượng của mơi trường
và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên.
Phát triển bền vững là một loại phát triển lành mạnh vừa đáp ứng được
nhu cầu hiện tại, vừa khơng xâm hại đến lợi ích tương lai (Peter, 2008).
Như vậy trên quan điểm phát triển, sự phát triển nông nghiệp bền vững
vừa đảm bảo thỏa mãn nhu cầu hiện tại ngày càng tăng về sản phẩm nông nghiệp
vừa không giảm khả năng đáp ứng những nhu cầu của nhân loại trong tương lai,
mặt khác phát triển nông nghiệp bền vững vừa theo hướng đạt năng suất cao hơn,
hiệu quả kinh tế và coi trọng các vấn đề xã hội đồng thời vừa bảo vệ và giữ gìn
tài ngun thiên nhiên đảm bảo sự cân bằng có lợi về môi trường.
2.1.1.2. Khái niệm về phát triển sản xuất
Sản xuất là hoạt động có ý thức của con người nhằm tạo ra của cải vật
chất cho xã hội bằng cách sử dụng những tư liệu lao động để tác động vào đối
tượng lao động. Hay sản xuất chính là q trình phối hợp và điều hịa các yếu tố
đầu vào (tài nguyên hoặc các yếu tố sản xuất) để tạo ra sản phẩm hàng hóa dịch
vụ (đầu ra). Trong sản xuất con người đấu tranh với thiên nhiên làm thay đổi
những vật chất sẵn có nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm, quần áo, nhà ở và
những của cải phục vụ cho cuộc sống. Sản xuất là điều kiện tồn tại của mỗi xã
hội, việc khai thác và tận dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên phục vụ vào
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

6



Phát triển sản xuất là quá trình vận động của đối tượng sản xuất tiến lên từ
thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hồn thiện hơn, nó
cũng bao hàm việc phát triển về tất cả quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm,
hàng hóa dịch vụ. Cả hai q trình này đều nhằm mục đích phục vụ cho đời sống
con người (Đào Thế Tuấn, 1984).
Phát triển sản xuất được nhìn nhận dưới 2 góc độ: Thứ nhất đây là q
trình tăng quy mơ về số lượng sản phẩm, hồn hóa, dịch vụ, thứ 2 là quá trình
nâng cao chất lượng, sản phẩm, hàng hóa. Cả 2 q trình này đều nhằm mục đích
phục vụ cho đời sống con người (Đào Thế Tuấn, 1984).
Phát triển sản xuất là yêu cầu tất yếu trong quá trình tồn tại và phát triển
của mỗi quốc gia trên thế giới. Phát triển sản xuất có vai trị quan trọng hơn nữa
khi nhu cầu về các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. ngày càng được nâng cao, đặc
biệt hiện nay với xu thế tăng mạnh về nhu cầu về chất lượng sản phẩm trong khi
các yếu tố đầu vào ln khan hiếm (chương trình nghị sự của Việt Nam 2004).
Dựa trên cơ sở lý luận về sự phát triển kinh tế, chúng ta có thể quan niệm
phát triển sản xuất là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền
kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về quy
mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế - xã hội (Nguyễn Thị
Vân Anh, 2013).
Vậy phát triển sản xuất là quá trình nâng cao khả năng hoạt động của con
người vào các đối tượng sản xuất, thông qua các hoạt động nhằm tăng quy mô về
số lượng đảm bảo chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phục vụ đời sống ngày
càng cao của con người.
2.1.1.3. Khái niệm cây dưa bao tử
Cây dưa chuột (Cucumis sativus L.) thuộc họ bầu bí và là một loại rau
truyền thống. Cây dưa chuột được các nhà khoa học xác nhận có nguồn ngốc ở
Việt Nam, tồn tại ở nước ta hàng nghìn năm nay. Trong q trình giao lưu bn
bán nó được trồng phổ biến sang Trung Quốc và từ đây chúng được phát triển
sang Nhật Bản và châu Âu hình thành dưa chuột quả dài, gai trắng màu xanh
đậm. Nhóm thứ hai mang đặc trưng của vùng nguyên sản được phát triển sang

lục địa Ấn Độ hơn 2000 năm trước. Hiện nay dưa chuột được trồng khắp nơi, từ
xích đạo tới 630 vĩ Bắc (Nguyễn Thực Huy, 2009).
Dưa chuột bao tử là loại rau ăn quả, cây rau, nó được trồng nhiều ở các
nước trên thế giới và trở thành loại thực phẩm thông dụng của nhiều nước.

7


Những thập kỷ cuối của thế kỷ XX dưa chuột bao tử là cây chiếm vị trí quan
trọng trong sản xuất rau trên thế giới. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải
Quan (2014) Những nước đang dẫn đầu về diện tích gieo trồng và năng xuất dưa
chuột bao tử là Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, Hà Lan, Ai Cập,...
Dưa chuột bao tử là một trong những loại dưa chuột nói chung. Dưa chuột
được dùng trong bữa ăn dưới dạng quả tươi, salat, trộn, sào, cắt lát... Còn dưa
chuột bao tử khơng chỉ là có những cơng dụng như dưa chuột bình thường mà nó
được sản xuất chủ yếu để xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế lớn.
Giống dưa chuột bao tử có rất nhiều loại khác nhau, nhưng mấy năm trở
lại đây giống dưa chuột được sử dụng nhiều nhất là giống dưa Mimoza. Đây là
loại cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, khả năng chống chịu bênh, đặc biệt
là bệnh sương mai, đốm vàng trên lá tốt hơn nhiều giống dưa chuột bao tử cùng
loại. Ưu điểm nổi bật của giống Mimoza là quả đồng đều và kích cỡ cho từng lứa
nên dễ thu hái đạt chất lượng cao. Quả dưa màu xanh, thuôn đều nên ít bị thải
loại, không biến màu sau vài ngày thu hoạch như giống Marinda trước đây; vỏ
dầy, đặc ruột, nhiều gai vẫn giữ được sau khi rửa, ăn giòn. Quả của Mimoza dễ
chế biến, mẫu mã đẹp, chất lượng sản phẩm sau chế biến cao, giòn giữ được
hương vị đặc trưng, thích hợp cho cả dưa dầm dấm đóng lọ và dưa muối. Giống
đã được nông dân và nhiều nhà máy chế biến chấp nhận gieo trồng.
Dưa chuột bao tử là cây rau ngắn ngày, một năm có thể trồng 2-3 vụ. Đây là
cây trồng cung cấp nguyên liệu cho chế biến dưa muối đóng lọ xuất khẩu mang lại
HQKT cho cả người sản xuất và người chế biến (Nguyễn Thực Huy, 2009).

Dưa chuột bao tử là một loại cây sinh trưởng khỏe, phát triển nhanh, khả
năng chống chịu bệnh khá tốt, sức cây bền. Tính từ lúc trồng, đến ngày thứ 30 là
cây đã cho thu hoạch, thời gian cho thu hoạch từ 60-80 ngày. Thực tế 3 vụ sản
xuất vừa qua cho thấy năng suất trung bình đạt từ 1,5-1,6 tấn/sào, có hộ chăm sóc
tốt, thu hái kịp thờ đã đạt tới 2,4 tấn/sào. Cây dưa chuột rất khoẻ và sinh trưởng
nhanh, các loại sâu bệnh thường gặp chỉ là sâu đơn thuần như sâu xám, sâu xanh,
sâu vẽ bùa; bệnh thì chỉ phịng ngừa sương mai, chết yểu, bệnh chết xanh. Kỹ
thuật trồng cũng tương đối đơn giản, mọi người dân đều có thể làm được từ khâu
xử lý hạt giống, ngâm ủ hạt, làm bầu, tra hạt vào bầu và đưa bầu ra ruộng.
2.1.1.4. Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
Từ khái niệm về phát triển, phát triển sản xuất có thể hiểu: Phát triển sản
xuất cây dưa bao tử là sự tăng tiến về quy mô, sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu

8


giống và kỹ thuật canh tác, nâng cao chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế xã
hội. Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử bao hàm cả sự biến đổi về số lượng và
chất lượng. Sự thay đổi về lượng đó là sự tăng lên về quy mơ, diện tích, cơ cấu
giống và thời vụ. Sự thay đổi về chất bao gồm sự phát triển về hình thức tổ chức
sản xuất, kỹ thuật sản xuất và việc sử dụng đầu vào trong sản xuất, sự chuyển dịch
tăng lên về năng suất, chất lượng sản phẩm và tăng thu nhập trên đơn vị diện tích.
2.1.2.Ý nghĩa và vai trị của phát triển sản xuất dưa chuột bao tử
Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử có vai trị rất quan trọng trong việc
cung cấp nguồn thực phẩm cho cuộc sống con người, cung cấp nguyên liệu đầu
vào cho ngành công nghiệp chế biến, phát triển hiệu quả kinh tế, cụ thể phát triển
sản xuất cây dưa bao tử được thể hiện trên các khía cạnh sau:
Thứ nhất: Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử giúp khai thác hiệu quả
hơn các nguồn lực đặc biệt là nguồn lực đất đai và nguồn lao động.
Sở dĩ như vậy là do sản xuất dưa bao tử được cả 2 vụ là vụ xn và vụ

đơng. Do đó sản xuất cây dưa chuột bao tử góp phần tăng hệ số sử dụng đất trong
năm, tận dụng tối đa diện tích đất sản xuất nơng nghiệp sử dụng trong sản xuất.
Bên cạnh đó, sản xuất cây dưa bao tử góp phần tạo việc làm cho lao động nông
nghiệp, đặc biệt là các lao động không đủ điều kiện đi làm thuê làm việc phi
nông nghiệp.
Thứ 2. Phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử góp phần cải tạo bồi
dưỡng đất.
Trong qúa trình sản xuất dưa chuột bao tử việc luân canh cây trồng là
thực sự cần thiết, giúp sử dụng hợp lý nguồn nước, chất dinh dưỡng, tạo moi
trường bất lợi cho sự tồn tại, lây lan của sâu bệnh từ vụ này sang vụ khác. Bên
cạnh đó nếu chỉ tập trung sản xuất một loại cây trồng trên một loại đất dễ dẫn
đến tình trạng đất bạc màu thiếu hụt một số chất dinh dưỡng nhất định (Đinh
Văn Hãn 2002).
Thứ ba: Tạo ra mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có tính hàng hóa và khả năng
cạnh tranh.
Dưa bao tử là một loại cây trồng dễ chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt có giá
trị kinh tế cao, đặc biệt là các vùng sản xuất tập trung có quy mơ lớn.
Thứ tư: Góp phần tăng thu nhập cải thiện đời sống của nông dân:

9


Từ việc sản xuất 2 vụ dưa bao tử/năm tạo ra khối lượng sản phẩm lớn giá
trị kinh tế cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất từ đó cải thiện
được đời sống của hộ gia đình.
Thứ năm: Giúp cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện tái cơ cấu
ngành nông nghiệp một cách hiệu quả.
Trong đời sống, lương thực là một bộ phận cấu thành chủ yếu trong cơ
cấu bữa ăn của con người. Lương thực đã và sẽ còn giữ vai trò chủ yếu, lâu dài
trong nguồn thực phẩm mà không thể thay thế được. tuy nhiên theo xu hướng

tiêu dùng trong tương lai, cơ cấu bữa ăn sẽ giảm bớt lương thực, tăng cường rau,
hoa quả có tác dụng cung cấp đường, a xit, muối khống, sinh tố, chất kích thích
khẩu vị và các chất bổ khác…có lợi cho sức khỏe con người. Những loại rau, củ
quả có thể sử dụng ở dạng tươi hoặc làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
thực phẩm…Những ngành công nghiệp này sẽ thu hút nhiều lao động tạo nhiều
công việc cho người lao động.
2.1.3. Đặc điểm sản xuất cây dưa chuột bao tử:
Thứ nhất: Dưa chuột bao tử là một loại cây rau ngắn ngày, sinh trưởng
khỏe, phát triển nhanh, khả năng chống chịu bệnh khá tốt, sức cây bền, một năm
có thể trồng 2 vụ cả vụ xn và vụ đơng, thích hợp với chân đất cát pha đến thịt
nhẹ có độ PH từ 5,5 – 6,8, (theo Huỳnh Thị Kim Vi, năm 2014). Đây là cây
trồng cung cấp nguyên liệu cho chế biến dưa muối đóng lọ xuất khẩu mang lại
HQKT cho cả người sản xuất và người chế biến. Tính từ lúc trồng, đến ngày thứ
30 là cây đã cho thu hoạch, thời gian cho thu hoạch từ 60-80 ngày, qua 3 vụ sản
xuất trung bình mỗi sào cho năng suất từ 700 – 1000 kg. Cây dưa chuột rất khoẻ
và sinh trưởng nhanh, các loại sâu bệnh thường gặp chỉ là sâu đơn thuần như: sâu
xám, sâu xanh, sâu vẽ bùa; bệnh thì chỉ phịng ngừa sương mai, chết yểu, bệnh
chết xanh. Kỹ thuật trồng cũng tương đối đơn giản, mọi người dân đều có thể
làm được từ khâu xử lý hạt giống, ngâm ủ hạt, làm bầu, tra hạt vào bầu và đưa
bầu ra ruộng.
Thứ hai: sản xuất dưa chuột bao tử phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên nên
việc chọn giống dưa bao tử cho phù hợp với chất đất của từng vùng và thích nghi
với sự biến động về điều kiện tự nhiên, thời tiết khí hậu là hết sức cần thiết.
Thứ ba: Sản phẩm của dưa chuột bao tử có hàm lượng dinh dưỡng, hàm
lượng nước cao nên khó bảo quản, sản phẩm sản xuất ra phải tiêu thụ ngay nên

10


làm cho tỷ suất hàng hóa tăng cao. Vì vậy cần có kế hoạch sản xuất, biện pháp

thu hoạch, bảo quản, chế biến và tiêu thụ kịp thời để vừa đảm bảo chất lượng sản
phẩm vừa tránh được rủi ro thị trường.
Thứ tư: Sản xuất dưa chuột bao tử đòi hỏi đầu tư lớn về lao động, chi phí
vật chất, do vậy để sản xuất dưa bao tử đạt năng suất, chất lượng cao các hộ nơng
dân phải bố trí tiền vốn, lao động cho sản xuất.
2.1.4. Nội dung nghiên cứu phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử:
Căn cứ vào lý luận về phát triển kinh tế và lý luận về cây dưa bao tử, có
thể hiểu phát triển sản xuất cây dưa chuột bao tử là sự tăng lên về quy mô sản
lượng và sự tiến bộ về giống, chất lượng sản phẩm. Phát triển sản xuất dưa chuột
bao tử nhằm đáp ứng đầy đủ nhu cầu phục vụ cho sử dụng tại chỗ, cho các công
ty chế biến xuất khẩu đi nước ngoài. Phát triển sản xuất dưa chuột bao tử bao
gồm đan xen cả về lượng và về chất thể hiện ở các nội dung sau:
2.1.4.1. Mở rộng quy mô sản xuất và tăng năng suất sản lượng sản xuất dưa
chuột bao tử
* Mở rộng quy mô sản xuất:
Mở rộng quy mô sản xuấtđược hiểu là gia tăng đơn vị sản xuất cây dưa
bao tử nhằm tăng năng suất, sản lượng sản phẩm. Việc mở rộng diện tích địi hỏi
phải có các nghiên cứu, điều tra, thử nghiệm sản xuất trên các địa bàn và thời vụ
khác nhau. Nếu đạt hiệu quả cao thì sản xuất đại trà, mở rộng diện tích tránh để
lãng phí nguồn tài nguyên đất nhất là trong sản xuất vụ đông tại huyện Tân Yên.
Tuy nhiên việc mở rộng diện tích sản xuất dưa chuột bao tử cũng cần căn
cứ vào tính chất mùa vụ cũng như ảnh hưởng từ các điều kiện thời tiết bất thuận
trong cùng thời gian này của những năm trước cũng như dự báo trong những năm
tiếp theo. Việc mở rộng quy mô sản xuất dưa bao tử cũng còn căn cứ vào quỹ đất
và khả năng chuyển đổi đất do q trình cơng nghiệp hóa, đơ thị hóa…quỹ đất
nơng nghiệp có thể giảm xuống. Do vậy mở rộng quy mô sẽ cân nhắc đồng thời
với các giải pháp phát triển khác.
* Tăng năng suất sản lượng sản phẩm:
Năng suất, sản lượng sản phầm của cây dưa chuột bao tử là chỉ tiêu quan
trọng trong đánh giá kết quả sản xuất dưa chuột bao tử. Trong sản xuất dưa chuột

bao tử chủ yếu là phục vụ cho chế biến và tiêu thụ xuất khẩu. Vì vậy việc thâm
canh tăng năng suất cây dưa chuột bao tử một cách bền vững và ổn định sẽ làm

11


×