Tải bản đầy đủ (.pdf) (126 trang)

Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện kim bôi, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 126 trang )

HỌC VIỆN NƠNG NGHIỆP VIỆT NAM

QCH BÍCH NGỌC

PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN
CHO NÔNG DÂN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KIM BƠI,
TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành:

Quản lý kinh tế

Người hướng dẫn khoa học:

PGS. TS. Mai Thanh Cúc

Mã số:

8340410

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên
cứu được trình bày trong luận văn là trung thực, khách quan và chưa từng dùng để bảo
vệ lấy bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn đã được cảm
ơn, các thơng tin trích dẫn trong luận văn này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn



Quách Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, ngoài sự nỗ lực
của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của bạn bè,
đồng nghiệp và gia đình.
Lời đầu, tơi xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới tồn thể các thầy, các cơ
đang cơng tác và giảng dạy tại Học viện nông nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các thầy cô
giáo trong Khoa kinh tế & phát triển nông thôn, Bộ môn phát triển nông thôn - Học viện
nông nhiệp Việt Nam đã tận tình truyền đạt cho tơi những kiến thức q báu trong q
trình học tập tại trường.
Tơi xin được bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Mai Thanh
Cúc đã tận tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo mọi điều kiện cho tơi
trong suốt q trình học tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể Ban lãnh đạo, cán bộ viên chức
cơ quan Bảo hiểm xã hội huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho
tôi trong suốt q trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè, người thân,
đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi về mọi mặt, động viên khuyến
khích tơi hồn thành luận văn./.
Hà Nội, ngày… tháng… năm 2018
Tác giả luận văn

Quách Bích Ngọc

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh mục bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ và biểu đồ............................................................................................ viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis absthact ................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu .............................................................................................................. 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể................................................................................................... 2

1.3.


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................... 2

1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 2

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Ý nghĩa khoa học của đề tài ............................................................................... 3

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện
cho nông dân .................................................................................................... 4
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 4

2.1.1

Một số khái niệm ............................................................................................... 4

2.1.2

Vai trò, bản chất và đối tượng của Bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................... 12

2.1.3


Nội dung của phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện ....................................... 16

2.1.4.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho
nông dân ........................................................................................................... 19

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 23

2.2.1.

Kinh nghiệm phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện của các nước trên
thế giới ..................................................................................................... 23

2.2.2.

Kinh nghiệm phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân ở
Việt Nam .................................................................................................. 28

iii


2.2.3.

Bài học kinh nghiệm về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho
nơng dân ................................................................................................... 32

2.2.4.


Một số cơng trình nghiên cứu liên quan tới phát triển Bảo hiểm xã hội tự
nguyện cho nông dân. ...................................................................................... 32

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 34
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................... 34

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 34

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 40

3.1.3.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội...................................... 42

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 48

3.2.1.

Chọn điểm nghiên cứu ..................................................................................... 48

3.2.2.


Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin ............................................. 49

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thơng tin .......................................... 52

3.2.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 52

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận .................................................................. 54
4.1.

Thực trạng phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân huyện
Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình ................................................................................... 54

4.1.1.

Khái qt về tình hình triển khai và thực hiện chính sách Bảo hiểm xã
hội tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ............................. 54

4.1.2.

Thực trạng công tác tuyên truyền về Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho
nơng dân huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ........................................................ 61

4.1.3

Thực trạng nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân

huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình ........................................................................ 65

4.1.4

Thực trạng phát triển số lượng người tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện
cho nông dân huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình .................................................... 67

4.1.5.

Thực trạng thu, chi Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân trên địa
bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ................................................................. 69

4.1.6.

Thực trạng phát triển nâng cao dịch vụ Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho
nông dân trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình..................................... 77

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện huyện
Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình ................................................................................... 81

4.2.1.

Nhóm các yếu từ người nông dân .................................................................... 81

iv


4.2.2.


Nhóm yếu tố bên ngồi nơng dân .................................................................... 86

4.3.

Giải pháp tăng cường phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nơng
dân huyện Kim Bơi , tỉnh Hịa Bình ................................................................ 94

4.3.1.

Định hướng ...................................................................................................... 94

4.3.2.

Giải pháp phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên địa bàn huyện Kim
Bơi, tỉnh Hịa Bình ........................................................................................... 94

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ................................................................................... 103
5.1.

Kết luận .......................................................................................................... 103

5.2.

Kiến nghị ........................................................................................................ 104

5.2.1.

Đối với nhà nước ........................................................................................... 104


5.2.2

Đối với Bảo hiểm xã hội tỉnh Hịa Bình ........................................................ 104

Tài liệu tham khảo ........................................................................................................ 105

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

ASXH

An sinh xã hội

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHYT

Bảo hiểm y tế


DTTN

Diện tích tự nhiên

HĐND

Hội đồng nhân dân

HTX

Hợp tác xã

KCB

Khám chữa bệnh

ILO

Tổ chức Lao động thế giới

NLĐ

Người lao động

SL

Số lượng

UBND


Ủy ban nhân dân

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNLĐ-BNN

Tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp

THPT

Trung học phổ thông

THCS

Trung học cơ sở

vi


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Tình hình tham gia BHXH của Việt Nam giai đoạn 2014 - 2016 ................ 30
Bảng 3.1. Cơ cấu cán bộ viên chức BHXH huyện Kim Bôi......................................... 47
Bảng 3.2. Phân tổ điều tra mẫu điều tra ........................................................................ 49
Bảng 3.3. Thu thập thông tin thứ cấp............................................................................ 50
Bảng 3.4. Một số đặc điểm cơ bản của chủ hộ điều tra ................................................ 51
Bảng 4.1. Kết quả tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền về BHXH trên địa
bàn huyện Kim Bơi....................................................................................... 62
Bảng 4.2. Tình hình tham gia các lớp tập huấn về BHXH năm 2017 của các

đối tượng khảo sát ........................................................................................ 63
Bảng 4.3. Đánh giá của người tham gia về mức độ phù hợp của các lớp tập
huấn, tuyên truyền về BHXH trên địa bàn huyện Kim Bôi ......................... 64
Bảng 4.4

Nhu cầu tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện của nhóm hộ điều tra........... 66

Bảng 4.5

Số lượng tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân trên
địa bàn huyện Kim Bôi ................................................................................. 67

Bảng 4.6. Cơ cấu số người tham gia bảo hiểm xã hội .................................................. 69
Bảng 4.7. Kết quả việc thực hiện kế hoạch thu BHXH tự nguyện qua các năm .......... 72
Bảng 4.8. Tỷ lệ số người đóng Bảo hiểm xã hội tự nguyện so với đối tượng
thuộc diện tham gia ...................................................................................... 74
Bảng 4.9. Kết quả đóng bảo hiểm tự nguyện của các huyện ........................................ 75
Bảng 4.10. Ý kiến đánh giá của người dân về BHXH tự nguyện ................................... 78
Bảng 4.11. Mức độ hài lòng của nhóm đối tượng tham gia BHXH tự nguyện .............. 80
Bảng 4.12. Cơ cấu trình độ của người dân ..................................................................... 82
Bảng 4.13. Cơ cấu thu nhập của người dân huyện Kim Bơi đối với các nhóm hộ
điều tra .......................................................................................................... 84
Bảng 4.14. Đánh giá sự ổn định về thu nhập của các nhóm hộ điều tra ......................... 85
Bảng 4.15. Nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện của người nông dân trên địa bàn
huyện Kim Bôi ............................................................................................. 86
Bảng 4.16. Nhận xét của người dân huyện Kim Bơi và mức đóng BHXH tự
nguyện .......................................................................................................... 87
Bảng 4.17. Trình độ Cán bộ, viên chức của BHXH Kim Bôi từ năm 2016 - 2017 ....... 93

vii



DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 3.1.

Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của BHXH huyện .......................................... 46

Sơ đồ 4.1.

Sơ đồ tổ chức hoạt động của BHXH huyện Kim Bôi ............................... 58

Biểu đồ 4.2. Kết quả thu bảo hiểm xã hội tự nguyện qua các năm (2015-2017) .......... 72
Biểu đồ 4.3. Nguyên nhân chưa tham gia BHXH tự nguyện ........................................ 76
Biểu đồ 4.4. Định hướng cuộc sống của nông dân huyện Kim Bôi khi hết tuổi
lao động .................................................................................................... 81
Biểu đồ 4.5. Mức độ hiểu biết của nông dân về chính sách BHXH tự nguyện ................ 83
Biểu đồ 4.6. Các kênh thông tin tuyên truyền về BHXH tự nguyện trên địa bàn
huyện Kim Bôi .......................................................................................... 89
Biểu đồ 4.7. Đánh giá của người dân về thái độ phục vụ của nhân viên BHXH tự
nguyện ....................................................................................................... 91

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Qch Bích Ngọc
Tên luận văn: Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nơng dân trên địa bàn huyện
Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình
Ngành: Quản Lý Kinh Tế


Mã số: 8340410

Tên cơ sở đào tạo: Học Viện Nơng Nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá thực trạng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển
bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình.
Từ đó đề xuất giải pháp tăng cường phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp được thu thập từ các tài liệu đã
công bố như các báo cáo, niên giám thống kê của tỉnh, các báo cáo tóm tắt của các
phịng, ban liên quan. Số liệu sơ cấp được thu thập qua phỏng vấn các doanh nghiệp,
cán bộ và người lao động.
Phương pháp phân tích số liệu: Nghiên cứu sử dụng một số phương pháp phân
tích số liệu như phương pháp phân tích mơ tả, phân tổ thống kê và phân tích so sánh.
Kết quả nghiên cứu chính
Huyện Kim Bơi là một trong những huyện có số dân trong độ tuổi lao động lớn,
đa số vẫn là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công và các hoạt
động dich vụ.
Nội dung nghiên cứu gồm: Các văn bản của nhà nước về việc thực hiện chính
sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, sự chỉ đạo BHXH huyện Kim Bôi về việc thực hiện
chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện, tình hình thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội
đối với nông dân trên địa bàn huyện, thực trạng công tác tuyên truyền về BHXH cho
nông dân, thực trạng về nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện cho nông dân, thực trạng
phát triển số lượng người tham gia BHXH tự nguyện cho nông dân, thực trạng thu, chi
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân trên địa bàn huyện, thực trạng về kết quả
tham gia BHXH tự nguyện đối với nông dân trên địa bàn huyện, thực trạng phát triển
nâng cao dịch vụ BHXH tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện đối với nông dân trên địa
bàn huyện gồm có: Nhận thức của người nơng dân về BHXH tự nguyện, trình độ học


ix


vấn của người dân huyện ảnh hưởng đến việc tham gia BHXH tự nguyện, thu nhập của
người dân huyện, nhu cầu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của người nơng dân,
chính sách BHXH tự nguyện, thơng tin tun truyền về Bảo hiểm xã hội tự nguyện, hệ
thống cung cấp các dịch vụ hỗ trợ Bảo hiểm xã hội tự nguyện, đội ngũ cán bộ làm công
tác Bảo hiểm xã hội.
Để đạt được mục tiêu phương hướng phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối
với nông dân trên địa bàn huyện phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Giải pháp
tăng cường sự tham gia của cán bộ địa phương trong việc nâng cao nhận thức của người
dân, giải pháp tuyên truyền về phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Kim Bơi,
tỉnh Hịa Bình, giải pháp nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ BHXH, giải pháp về tổ chức,
giải pháp phát triển kinh tế xã hội, giải pháp về pháp lý.

x


THESIS ABSTHACT
1. Master candidate: QUACH BICH NGOC
2. Thesis title: “Development of voluntary social insurance for farmers in Kim Boi
district, Hoa Binh province”.
3. Major: Economic Management

Code: 8340410

4. Educational organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objectives
Assessing the current situation and analysis of factors affect to the development of

voluntary social insurance for farmers in Kim Boi district, Hoa Binh province.
Proposing solutions to strengthen the development of voluntary social insurance for
farmers in Kim Boi district, Hoa Binh province.
Methods
Data collection method: Secondary data is collected through proclaimed
documents such as reports, statistical yearbook of the province; summary reports of the
departments, committees. Primary data is gathered from enterprises, government
officials and workers.
Method of analysis: there are several methods of analysis using in this study
such as descriptive analysis, partial analysis, comparative analysis.
Main findings and conclusions
Kim Boi district is one of the district with a high number of working age people,
most of labour are still working in the fields of agriculture, animal husbandry,
handicrafts and services.
Contents of the study include: State documents on implementation of voluntary
social insurance policy, guidance on social insurance in Kim Boi district on the
implementation of voluntary social insurance policy, main implementation situation
Social insurance for farmers in the district, the actual situation of propaganda on
social insurance for farmers, the situation of the need for voluntary social insurance
participation for farmers, the situation of developing the number of people
participating in social insurance Voluntary social insurance for farmers in the district,
the status of voluntary social insurance contributions for farmers in the district, the
status of development of raising high voluntary social insurance services for farmers
in Kim Boi district.

xi


Factors influencing on the voluntary social insurance development for farmers in
the district include: The farmers' awareness on voluntary social insurance and the

education level of the district people affect the participation of voluntary social
insurance, the income of the people in the district, the voluntary social insurance
participation of the farmers, the voluntary social insurance policy, information on
voluntary social insurance, the system of providing support services Voluntary social
insurance, staff of social insurance.
The main solutions such as: Solutions to increase the participation of local
officials in raising awareness, the solution of voluntary social insurance in the area of
Kim Boi district, Hoa Binh province, solutions to improve the level of staff of social
insurance, solutions on organization and solutions for economic development.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong xã hội hiện đại, ở mỗi quốc gia, việc phát triển kinh tế đều phải đi
đôi với đảm bảo an sinh xã hội cho người dân. Trong nền kinh tế thị trường có
nhiều thành phần kinh tế để phát triển phải sử dụng số lượng lao động lớn cho
hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nhu cầu tham gia BHXH của những
người trong độ tuổi lao động là rất lớn. Trong khi đó loại hình BHXH bắt buộc
mới chỉ áp dụng cho các đối tượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp,
các cơ quan, đơn vị của Đảng, Nhà nước, hội đồn thể... cịn số lượng lớn lao
động làm việc tại các hộ gia đình nơng nghiệp, các làng nghề, những người lao
động tự do chưa thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta
đã xác định quan điểm phải giải quyết tốt ASXH; hoàn toàn phù hợp với chủ
trương và đường lối phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa, cho phép mở rộng phạm vi thực hiện dịch vụ BHXH đến tất cả người lao
động. Hiện có những cách tính khác nhau về số người tham gia BHXH, nhưng dù
theo cách tính nào thì tỷ lệ người tham gia BHXH ở Việt Nam hiện vẫn rất thấp.

Trong tổng số 54 triệu lao động, có khoảng 13 triệu người đang đóng BHXH.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện ra đời năm 2008 là một chính sách lớn của
Đảng và Nhà nước, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Khi tham gia bảo hiểm xã
hội tự nguyện người lao động tự do có thu nhập thấp sẽ được hưởng lương
hưu, góp phần bảo đảm cuộc sống khi về già. Tuy nhiên, tính đến 31/12/2016,
qua 8 năm thực hiện chính sách BHXH, cả nước mới có 203 nghìn người tham
gia BHXH tự nguyện, trong đó tỷ lệ nơng dân tham gia là rất thấp (BHXH
Việt Nam, 2017).
Huyện Kim Bôi là một trong những huyện có số dân trong độ tuổi lao động
lớn, đa số vẫn là lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công
và các hoạt động dich vụ.
Qua 5 năm triển khai thực hiện BHXH tự nguyện trên địa bàn huyện Kim
Bôi đã tạo điều kiện nhiều hơn cho người lao động được tham gia BHXH; giúp
người lao động có thể duy trì việc đóng BHXH ngay cả khi khơng ở diện đóng
BHXH bắt buộc.

1


Tuy nhiên, người nơng dân do thu nhập cịn thấp và sự hiểu biết về BHXH
còn nhiều hạn chế, nên họ thường chưa mặn mà trong việc chủ động tham gia
vào các loại hình BHXH hiện nay. Do đó, số lượng nông dân tham gia BHXH tự
nguyện trên địa bàn đạt thấp. Chính điều này đã làm cho người dân lao động nói
chung và người nơng dân nói riêng thường dễ gặp phải những khó khăn về kinh
tế - tài chính khi có những rủi ro xảy ra trong cuộc sống.
Vấn đề đặt ra là làm thế nào để người dân nhận thức được sự cần thiết của
việc tham gia BHXH tự nguyện? Những yếu tố ảnh hưởng tới nhu cầu tham gia
BHXH tự nguyện của người dân? Giải pháp nào giải quyết việc tham gia BHXH
tự nguyện của người dân?… Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu
đề tài "Phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện

Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình”.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, phát triển BHXH tự nguyện cho nông dân,
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng từ đó đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát triển
BHXH tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình trong
thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển BHXH tự nguyện
cho nông dân trên địa bàn huyện;
- Đánh giá thực trạng phát triển BHXH tự nguyện cho nơng dân huyện Kim
Bơi, tỉnh Hịa Bình;
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện cho nông
dân huyện Kim Bôi, tỉnh Hịa Bình;
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường phát triển BHXH tự nguyện
cho nông dân huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến phát
triển BHXH tự nguyện cho nông dân.
Đối tượng khảo sát là các người dân, cán bộ BHXH, cán bộ trong các tổ

2


chức chính trị, đồn thể trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển BHXH tự
nguyện cho nơng dân; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự
nguyện cho nông dân; từ đó đưa ra các giải pháp nhằm phát triển BHXH tự

nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi.
- Phạm vi không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại huyện Kim Bơi,
tỉnh Hịa Bình.
- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực trạng vấn đề phát triển bảo hiểm xã
hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình từ năm
2015 đến năm 2017.
1.4. Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Luận văn đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ một số khái niệm về bảo
hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông
dân, phát triển nảo hiểm xã hội tự nguyện cho nơng dân, vai trị, bản chất, đối
tượng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Xây dựng nội dung công tác phát triển bảo
hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện, xác định đúng các yếu
tố ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân.
Luận văn đã đưa ra được nhiều dẫn liệu, minh chứng phong phú về cơ sở
lý luận và thực tiễn về phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên
thế giới và ở Việt Nam đồng thời rút ra được những bài học kinh nghiệm trong
phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện Kim Bôi.
Căn cứ vào cơ sở lý luận đó cùng với q trình nghiên cứu thực tế tại địa bàn đã
làm rõ được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác phát triển bảo hiểm
xã hội tự nguyện cho nông dân trên địa bàn huyện, đồng thời cũng đánh giá được
những bất cập trong công tác phát triển bảo hiểm xã hội tự nguyện cho nông dân
trên địa bàn huyện. Đây là cơ sở khoa học đề xuất một số giải pháp và kiến nghị
với nhà nước và ủy ban nhân dân huyện Kim Bơi, tỉnh Hịa Bình.

3


PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN
BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NÔNG DÂN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Một số khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội tự nguyện.
a. Bảo hiểm xã hội
Có rất nhiều khái niệm khác nhau về bảo hiểm được xây dựng dựa trên
từng góc độ nghiên cứu xã hội, pháp lý, kinh tế, kỹ thuật...
BHXH xuất hiện và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã
hội của nhân loại. Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì nước Phổ (nay
thuộc Cộng hòa liên bang Đức) là nước đầu tiên trên thế giới ban hành chế độ
bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của BHXH. Đến nay,
BHXH trở thành nền tảng cơ bản của hệ thống ASXH của mỗi quốc gia, được
thực hiện ở hầu hết các nước trên thế giới và ngày càng phát triển. Mặc dù đã có
q trình phát triển tương đối dài, nhưng cho đến nay cịn có nhiều khái niệm về
BHXH, chưa có khái niệm thống nhất, chẳng hạn như:
- Theo Tổ chức Lao động quốc tế: "BHXH là hình thức bảo trợ mà xã hội
dành cho các thành viên của mình thơng qua nhiều biện pháp cơng nhằm tránh
tình trạng khốn khó về mặt kinh tế và xã hội do bị mất hoặc giảm đáng kể thu
nhập vì bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động, mất sức lao động và tử vong; chăm
sóc y tế và trợ cấp cho các gia đình có con nhỏ".
- Theo Bộ luật Lao động (1999), "Bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập cho người lao động khi họ bị mất hoặc giảm
khoản thu nhập từ nghề nghiệp do bị mất hoặc giảm khả năng lao động hoặc mất
việc làm do những rủi ro xã hội thơng qua việc hình thành, sử dụng một quỹ tài
chính do sự đóng góp của các bên tham gia bảo hiểm xã hội, nhằm góp phần đảm
bảo an tồn đời sống của người lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần đảm
bảo an tồn xã hội".
- "Bảo hiểm xã hội là việc tạo ra nguồn thu nhập thay thế trong trường
hợp nguồn thu nhập bình thường bị gián đoạn đột ngột hoặc mất hẳn, bảo vệ cho
những người lao động làm công ăn lương trong xã hội" (Đỗ Văn Sinh, 2005).

4



- "Bảo hiểm xã hội là sự thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với
người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao
động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung
nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an
tồn xã hội" (Mạc Anh Tiến, 2010).
Khái niệm BHXH được khái quát một cách đầy đủ nhất trong Luật BHXH
được Quốc hội nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX, kỳ họp thứ 9
thông qua ngày 29 tháng 6 năm 2006 như sau: "Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất
nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội"
(Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2014).
Khái niệm BHXH được sử dụng trong toàn bộ nghiên cứu của luận văn là
khái niệm BHXH đã được ghi trong Luật BHXH. Luật BHXH quy định ba loại
hình BHXH, bao gồm BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và BHXH thất nghiệp.
Theo đó:
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao
động và người sử dụng lao động phải tham gia (Luật Bảo hiểm, 2014).
- Bảo hiểm tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao động tự
nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu
nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội (Luật báo hiểm, 2014).
- Bảo hiểm thất nghiệp được hiểu là bảo hiểm bồi thường cho người lao
động bị thiệt hại về thu nhập do bị mất việc làm để họ ổn định cuộc sống và có
điều kiện tham gia vào thị trường lao động (Luật bảo hiểm, 2014).
Như vậy BHXH là một vấn đề kinh tế, xã hội tổng hợp được tiếp cận dưới
nhiều góc độ khác nhau:
+ Góc độ chính sách: Là Chính sách xã hội của Nhà nước góp phần đảm
bảo chính sách an sinh xã hội.

+ Góc độ quản lý: là công cụ quản lý của Nhà nước để điều chỉnh các mối
quan hệ kinh tế giữa người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước để
thực hiện quá trình phân phối lại thu nhập.
+ Góc độ tài chính: BHXH là quỹ tài chính tập trung được hình thành
từ sự đóng góp của các bên tham gia là người lao động, người sử dụng lao
động và Ngân sách nhà nước.

5


+ Góc độ thu nhập: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm
đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động
hoặc chết.
b. Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Bảo hiểm xã hội là một trong những nội dung quan trọng của an toàn xã
hội hay an sinh xã hội. Sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình
thơng qua một loạt các biện pháp công cộng, để đối phó với khó khăn về kinh tế
xã hội do bị ngừng hoặc bị giảm nhiều về thu nhập, gây ra bởi ốm đau, mất khả
năng lao động, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và trợ cấp cho các
gia đình đơng con (Nguyễn Hùng Cường, 2008).
Qua đây, có thể thấy những cơ chế cơ bản của hệ thống an toàn xã hội bao
gồm cả bảo hiểm xã hội (hình thức bắt buộc và tự nguyện), ưu đãi xã hội, cứu trợ
xã hội. Bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng có nội dung gần gũi với bảo trợ xã hội
nhưng bảo hiểm xã hội không đồng nghĩa với bảo trợ xã hội. Bảo hiểm xã hội tự
nguyện có thể được hiểu như sau:
- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là một hình thức bảo hiểm xã hội do Nhà
nước tổ chức và quản lý hoặc do cộng đồng người lao động tổ chức với sự tham
gia tự nguyện của các thành viên nhằm đảm bảo thu nhập để thoả mãn nhu cầu
sinh sống thiết yếu người lao động và gia đình họ khi gặp phải những rủi ro làm

giảm hoặc mất thu nhập, góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
Trong Luật Bảo hiểm xã hội 2006 thì Bảo hiểm xã hội tự nguyện được
định nghĩa:
“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội mà người lao
động tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù
hợp với thu nhập của mình để hưởng bảo hiểm xã hội” (Quốc hội, 2006).
Với định nghĩa này, BHXH tự nguyện được nhìn nhận đơn giản dưới hình
thức mà do người lao động tham gia dựa trên tinh thần tự nguyện của chính họ,
nhằm đảm bảo nhu cầu cuộc sống khi họ không còn khả năng làm việc trong
tương lai. Đồng thời, người lao động được lựa chọn mức, phương thức đóng do
Luật BHXH đã giới hạn sẵn được quy định dựa trên sự tiên liệu trước về khả
năng đóng quỹ phụ thuộc chủ yếu vào mức thu nhập của người lao động khi
tham gia loại hình này. Tuy nhiên, định nghĩa BHXH tự nguyện theo Luật

6


BHXH 2006 lại chưa thực sự chỉ rõ được tính chất, tầm quan trọng và tính cụ thể
của loại hình này; gây khó khăn nhất định trong việc hình dung cũng như nắm
bắt của người tham gia đối với loại hình này. Để giải quyết những vướng mắc
cịn tồn tại trong luật BHXH 2006; luật BHXH 2014 đã có một quy định mới với
nhiều nét cụ thể và rõ ràng hơn đó là:
“Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ
chức mà người tham gia, được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù
hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng Bảo hiểm
xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất” (Luật bảo hiểm, 2014).
Như vậy, có thể xác định được rõ ràng chủ thể tổ chức thực hiện BHXH
tự nguyện là Nhà nước thông qua cơ chế đại diện là các cơ quan BHXH ở các
cấp. Bên cạnh việc giữ nguyên quyền được chọn mức và phương thức đóng
phù hợp với thu nhập của người tham gia thì định nghĩa về BHXH tự nguyện

theo Luật mới cịn đề cập đến chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhằm khuyến
khích thêm nhiều các đối tượng khác trong xã hội tham gia BHXH tự nguyện,
đồng thời thể hiện đây là một chính sách BHXH có ý nghĩa sâu sắc của Nhà
nước nhằm tạo cơ hội cho người tham gia đều có thể được hưởng hai chế độ
cốt lõi của BHXH tự nguyện.
2.1.1.2 Khái niệm về phát triển Bảo hiểm xã hội tự nguyện
Trong Luật bảo hiểm Việt Nam, khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện là
loại hình BHXH mà người dân tự nguyện tham gia, được lựa chọn mức đóng góp
và phương pháp đóng góp phù nhập với thu nhập của mình để hưởng BHXH
(Luật Bảo hiểm xã hội Việt Nam, 2007).
Có nhiều quan niệm khác nhau về phát triển BHXH tự nguyện. Sở dĩ như
vậy vì mỗi người nhìn nhận vấn đề phát triển BHXH tự nguyện dưới một góc độ
khác nhau, có người chủ yếu đánh giá số người tham gia, người khác lại chủ yếu
đề cập đến yếu tố tăng trưởng quỹ. Tựu trung lại, về cơ bản có 3 loại quan niệm
về phát triển BHXH tự nguyện.
Dưới góc độ quản lý đối tượng tham gia, phát triển BHXH tự nguyện là
quá trình mở rộng đối tượng tham gia, nâng cao tỷ lệ dân số tham gia, tức là chỉ
đơn thuần phát triển về số lượng và tỷ lệ người tham gia.
Dưới góc độ quản lý quỹ, phát triển BHXH tự nguyện là quá trình bảo tồn
và tăng trưởng quỹ BHXH tự nguyện.

7


Dưới góc độ khác, phát triển BHXH tự nguyện là sự kết hợp giữa gia tăng
về đối tượng tham gia và nâng cao chất lượng dịch vụ BHXH tự nguyện…
Trên thực tế, người ta thường nghĩ theo quan niệm thứ nhất, tức là đồng
nghĩa phát triển BHXH tự nguyện với việc gia tăng số người, gia tăng tỷ lệ người
tham gia. Đi vào nghiên cứu sâu hơn, dưới nhiều góc độ khác nhau, kể cả những
nội dung liên quan đến giải quyết chế độ, chính sách cho người tham gia, đến

chất lượng phục vụ…thì dường như các quan niệm trên phần nào cịn phiến diện.
Bởi vậy, có thể phát biểu một cách toàn diện hơn về phát triển BHXH tự nguyện,
đó là q trình mở rộng đối tượng tham gia trên cơ sở phát triển mạng lưới cung
ứng dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ và bảo đảm cân đối thu - chi quỹ
BHXH tự nguyện.
2.1.1.3. Khái niệm và đặc điểm của nông dân
a. Khái niệm về nông dân
Theo nghĩa thông thường, nông dân là những người tham gia vào sản xuất
nông nghiệp. Theo định nghĩa này, nông dân chỉ tham gia vào sản xuất nông
nghiệp. Trên thực tế, rất nhiều nơng dân, ngồi việc tham gia vào sản xuất nông
nghiệp vẫn tham gia các hoạt động kinh tế khác như sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, ngành nghề nông thôn và dịch vụ. Nông thôn ngày càng phát triển thì cơ
cấu ngành nghề trong nơng thơn càng đa dạng. Do đó, khái niệm về nơng dân cần
được hiểu theo nghĩa rộng hơn. Nông dân là những người dân sống ở nông thôn
làm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau tùy theo khả
năng và lợi thế so sánh của họ (Đỗ Kim Chung, 2010).
b. Đặc điểm của nông dân
- Người nông dân lao động trong lĩnh vực nơng nghiệp mang tính thời vụ.
Trong nơng nghiệp có những thời kỳ khơng cần hoặc cần rất ít sự tác động của
con người, những cũng có giai đoạn lại rất cần nhiều lao động. Điều này làm cho
nhu cầu về lao động trong nông nghiệp cũng rất khác nhau trong từng giai
đoạn của sản xuất, làm cho giá tiền công trong nông thôn biến động nhiều. Ở
những nước nông nghiệp như Việt Nam, nhiều nơi nông dân thiếu việc làm.
Trong những tháng nông nhàn, nhiều lao động đã phải chấp nhận giá tiền công
rẻ hơn nhiều so với lúc thời vụ căng thẳng. Tính thời vụ của lao động nông
nghiệp nông thôn (đặc biệt với lao động trong ngành trồng trọt) có ảnh hưởng

8



lớn đến đời sống sản xuất và thu nhập của người lao động nơng nghiệp (Đài
truyền hình VTV1, 2004)... Do đó, thu nhập của nơng dân thường bấp bênh,
khơng ổn định. Chính điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự tham gia
BHXH tự nguyện của người nông dân. Đặc biệt đối với người dân sản xuất
thuần t, khơng có nghề phụ.
- Nơng dân ở khu vực nơng thơn có kết cấu phức tạp, khơng đồng nhất.
Điều này do tính chất của nghề nông, do lịch sử phát triển, do tập quán sản xuất
của từng khu vực nông thôn. Người nơng dân có trình độ rất khác nhau giữa các
vùng nông thôn. Hoạt động sản xuất nông nghiệp được tham gia bởi nhiều người
ở nhiều độ tuổi trong đó có có cả những người ở ngồi độ tuổi lao động. Trong
q trình hoạt động sản xuất nơng nghiệp, nơng dân ở các vùng khác nhau có
những cách thức tổ chức sản xuất riêng biệt, đặc trưng cho từng vùng và hình
thành nên tư duy khác nhau trong sản xuất (Chu Tiến Quang, 2001).
- Trình độ của người nơng dân thấp: Hoạt động chủ yếu của người nông
dân vẫn là sản xuất nông nghiệp, gồm những người thuộc nhiều lứa tuổi có
trình độ rất chênh lệnh và khả năng tổ chức sản xuất kém, thực tế ngay cả
những người trong độ tuổi lao động thì trình độ vẫn thấp hơn so với lao động
trong các nghành kinh tế khác. Do trình độ thấp nên nhận thức của người nông
dân về vai trò, tầm quan trọng của BHXH tự nguyện còn hạn chế. Đây cũng là
nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc thực thi các chính sách BHXH tự nguyện
đối với nơng dân gặp nhiều khó khăn (Chu Tiến Quang, 2001).
- Thu nhập của người nông dân thấp: Thực tế thu nhập của nông dân trong
sản xuất nông nghiệp thấp hơn rất nhiều so với thu nhập của người lao động làm
việc trong công nghiệp và dịch vụ. Điều này do nhiều nguyên nhân, nhưng
nguyên nhân chính là năng suất lao động của khu vực sản xuất nông nghiệp thấp
(Chu Tiến Quang, 2001). Năng suất lao động nông nghiệp chịu tác động của
nhiều yếu tố như: Điều kiện khí hậu, địa hình, đất đai là các yếu tố tác động hàng
ngày và trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp. Các quy luật sinh học cây trồng vật
nuôi quyết định đến chu kỳ sản xuất của hoạt động sản xuất kinh doanh nông
nghiệp, chu kỳ thường kéo dài làm tăng thời gian quay vịng vốn tăng chi phí đầu

vào dẫn đến giảm năng suất lao động nơng nghiệp. Trình độ, cơng cụ máy móc,
thiết bị nơng nghiệp thấp. Sản xuất nơng nghiệp chủ yếu dựa vào các công cụ lao
động thô sơ của từng hộ sản xuất. Trình độ người lao động trong nơng nghiệp
thấp nên khó thu được hiệu quả cao trong tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh

9


nơng nghiệp. Một số nơi tập qn sản xuất cịn rất lạc hậu nên kìm hãm sự phát
triển của sản xuất nông nghiệp (Báo điện tử Hà Nội mới, 2005).
- Các quan hệ kinh tế - xã hội của người nông dân đa dạng: Các quan hệ
bên trong của hộ thể hiện vai trò của chủ hộ, quan hệ các thành viên trong gia
đình trong việc ra quyết định sản xuất, tiêu dùng, hưởng thụ sản phẩm và thu
nhập làm ra. Các quan hệ bên ngoài thể hiện ở quan hệ giữa hộ với dòng họ, cộng
đồng với xã hội, với nhà nước (chính quyền địa phương và các cơ quan hành
pháp ở địa phương thông qua hưởng thụ các dịch vụ về hành chính cơng, thực
hiện nghĩa vụ cơng dân với xã hội, …). Đặc điểm này cho thấy các nguồn thơng
tin, nguồn lực tài chính trong việc tham gia BHXH tự nguyện của người nông
dân cũng tương đối đa dạng.
Ruộng đất với nơng nghiệp và nơng dân có mối quan hệ chặt chẽ, gắn bó
với nhau.
Ruộng đất và nông dân là những yếu tố cơ bản của nông nghiệp và nông
thôn. Theo nghĩa rộng, nông nghiệp bao gồm cả lâm nghiệp và thủy sản. Cịn
thơng thường nơng nghiệp chỉ gồm trồng trọt và chăn nuôi. Muốn trồng trọt và
chăn ni phải có ruộng đất. Trong sản xuất nơng nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản
xuất quan trọng nhất, là loại tư liệu sản xuất đặc biệt, khơng gì có thể thay thế
được, cịn nơng dân lao động lại là nhân tố quyết định của quá trình sản xuất
(Lâm Quang Huyên, 2007). Dù có đủ tư liệu sản xuất và vốn tiền triệu, tiền tỷ,
nhưng nếu khơng có người bỏ cơng sức cày cấy, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch
bằng lao động thủ công hay cơ giới trên đồng ruộng thì khơng thể có nơng sản

phẩm được. Do đó muốn sản xuất nơng nghiệp được bắt buộc phải có người nông
dân và ruộng đất. Giữa nông dân và ruộng đất có mối quan hệ: Hoặc nơng dân
làm chủ ruộng đất, hoặc nông dân chỉ làm thuê trên mảnh đất của người khác.
Nếu nông dân làm chủ ruộng đất, họ cũng làm chủ quá trình sản xuất và phần thu
nhập từ đất đai (Lâm Quang Hun, 2007). Ngồi chi phí sản xuất và phần thuế
đóng cho Nhà nước, họ hưởng trọn vẹn thành quả lao động của mình. Vì là đất
họ làm chủ nên họ quan tập chăm sóc, bồi dưỡng để đất ngày càng tốt hơn.
Trường hợp trái lại nếu nông dân chỉ là người làm thuê trên ruộng đất của người
khác, họ chỉ được trả cơng, cịn phần thu nhập chủ yếu về tay chủ đất và người
kinh doanh ruộng đất (nếu có). Họ cũng khơng nhiệt tình và có khả năng chăm
sóc mảnh đất khơng phải của họ. Hay nói cách khác, ruộng đất là tư liệu sản xuất
đặc biệt và chỉ khi nào thật sự trong tay người nông dân làm chủ và sử dụng, gắn

10


bó máu thịt với người lao động nơng nghiệp thì ruộng đất mới phát huy hết tiềm
năng của nó (Lâm Quang Hun, 2007).
- Nơng dân ngày càng khơng gắn bó với ruộng đồng: Cơng nghiệp hóa đơ thị hóa tạo ra nhiều việc làm, thu nhập hấp dẫn ở các khu, cụm công nghiệp và
ở các vùng đô thị đã thu hút lực lượng lớn lao động từ nông nghiệp, nơng thơn.
Vì vậy người nơng dân sẽ tìm kiếm cơng việc có thu nhập cao hơn từ sản xuất
nơng nghiệp để làm mặc dù có những cơng việc khơng đảm bảo tính ổn định, bền
vững (Lệ Thu, 2008). Họ khơng cịn thiết tha với sản xuất nơng nghiệp, người
nơng dân khơng tâm huyết, nhiệt tình với ruộng đồng, với sản xuất nơng nghiệp;
một số ít người dân nếu cịn sản xuất họ sản xuất theo kiểu quảng canh, không
quan tâm đến kết quả sản xuất, sản xuất chỉ với mục đích giữ ruộng hoặc để tự
cung, tự cấp một phần lương thực cho gia đình. Cịn lại phần lớn họ sẵn sàng tách
rời mảnh ruộng của mình, trả, bỏ, cho, cho thuê, bán, chuyển nhượng ruộng đất
không sản xuất nông nghiệp. Những người dân này thường có diện tích ruộng đất
trả, bỏ, cho, cho thuê, bán, chuyển nhượng khoảng từ 70% - 100% diện tích đất

được giao (Nguyễn Sinh Cúc, 2008).
2.1.1.4 Khái niệm bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với nông dân
Đối tượng tham gia của BHXH tự nguyện là những người không thuộc
diện tham gia BHXH bắt buộc, tức là những người nằm ngoài diện bao phủ của
BHXH bắt buộc (Nguyễn Hùng Cường, 2008). Do đó, có thể hiểu khái niệm
BHXH tự nguyện đối với nông dân là một loại hình BHXH tự nguyện do Nhà
nước ban hành và áp dụng cho đối tượng là những người dân sống ở nông thôn
làm các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ khác nhau tùy theo khả
năng và lợi thế so sánh của họ. Cũng có thể hiểu BHXH tự nguyện đối với nơng
dân là một loại hình BHXH tự nguyện, do Nhà nước ban hành và áp dụng cho
đối tượng là người lao động làm việc trong lĩnh vực nơng nghiệp.
So với các chính sách kinh tế xã hội khác, chính sách BHXH tự nguyện có
những đặc trưng cơ bản sau:
Thứ nhất, chủ thể ban hành và tổ chức thực thi chính sách BHXH tự
nguyện là các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm Quốc hội, Chính phủ,
các Bộ, Ngành... Theo đó, Quốc hội ban hành Luật BHXH; Chính phủ ban hành
Nghị định về BHXH tự nguyện, các Bộ, Ngành có liên quan chịu trách nhiệm
ban hành các văn bản hướng dẫn Luật, Nghị định.

11


Thứ hai, đối tượng của chính sách BHXH tự nguyện là người nông dân
không thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc tự nguyện tham gia BHXH tự nguyện.
2.1.2. Vai trò, bản chất và đối tượng của Bảo hiểm xã hội tự nguyện
2.1.2.1. Vai trò của Bảo hiểm xã hội tự nguyện
a. Bảo đảm an sinh xã hội
BHXH tự nguyện bảo đảm bù đắp hoặc thay thế một phần thu nhập cho
người tham gia bảo hiểm khi họ hết tuổi lao động, khơng cịn thu nhập sẽ được
hưởng trợ cấp BHXH tự nguyện với mức hưởng phụ thuộc vào các điều kiện cần

thiết, thời điểm được hưởng theo quy định. Đây là chức năng cơ bản nhất của
BHXH, nó quyết định nhiệm vụ, tính chất và cả cơ chế tổ chức hoạt động của
BHXH (Trần Quang Hùng và Mạc Văn Tiến, 1998).
b. Bảo hiểm xã hội tự nguyện thực hiện phân phối và phân phối lại thu nhập giữa
những người tham gia Bảo hiểm xã hội
Quỹ BHXH tự nguyện được hình thành trên cơ sở đóng góp của người
tham gia BHXH tự nguyện. Quỹ này dùng để trợ cấp cho một số người lao
động tham gia khi họ khơng cịn thu nhập khi hết tuổi lao động. Số lượng
những người này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số những người tham
gia đóng góp. Theo quy luật số đơng bù số ít, BHXH thực hiện phân phối lại
thu nhập theo cả chiều dọc (giữa các thế hệ) và chiều ngang (giữa các đối
tượng tham gia đóng và hưởng BHXH trong cùng thế hệ), tức là thực hiện
phân phối lại giữa những người lao động có thu nhập cao và thấp, giữa những
người khoẻ mạnh đang làm việc với những người ốm yếu phải nghỉ việc, v.v...
Thực hiện chức năng này có nghĩa là BHXH góp phần thực hiện cơng bằng xã
hội (Lê Thị Thu Hương, 2007).
c. Bảo hiểm xã hội góp phần kích thích người nơng dân hăng hái lao động sản
xuất nâng cao năng suất lao động cá nhân và năng suất lao động xã hội
Khi khoẻ mạnh tham gia lao động sản xuất tạo thu nhập, khi về già được
BHXH trợ cấp thay thế nguồn thu nhập bị mất. Vì thế cuộc sống của người lao động
và gia đình họ được đảm bảo ổn định và có chỗ dựa. Do đó, người nơng dân ln
n tâm, gắn bó với cơng việc, tích cực lao động sản xuất, nâng cao năng suất lao
động và hiệu quả kinh tế. Chức năng này biểu hiện như một địn bẩy kinh tế kích
thích người nông dân nâng cao năng suất lao động cá nhân và kết quả là làm tăng
năng suất lao động xã hội..(Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2012).

12



×