Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện lạc sơn, tỉnh hòa bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.12 MB, 108 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

HÁCH MINH HIẾU

GIẢI PHÁP HUY ĐỘNG NGUỒN LỰC
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA
XÂY DỰNG NƠNG THƠN MỚI HUYỆN LẠC SƠN,
TỈNH HỊA BÌNH

Chun ngành:

Quản lý kinh tế

Mã ngành:

8340410

Người hướng dẫn khoa học:

PGS.TS. Trần Đình Thao

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tơi cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nghiên cứu nào khác.
Nếu nội dung nghiên cứu của tôi trùng lặp với bất kỳ cơng trình nghiên cứu nào
đã cơng bố, tơi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm và tuân thủ kết luận đánh giá luận văn
của Hội đồng khoa học.


Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Hách Minh Hiếu

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài: “Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa
Bình” tơi ln nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ, động viên của PGS. TS Trần Đình
Thao và các thầy, cô giáo Học viện Nông nghiệp Việt Nam; của các đồng chí đang
cơng tác tại UBND huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình, của Ban Chỉ đạo xây dựng nơng
thơn mới huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình; của Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới
các xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình. Tơi xin được bày tỏ sự cảm ơn sâu
sắc nhất đến tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong học tập và
nghiên cứu đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn và tri ân sâu sắc đối với sự giúp đỡ tận tình của giảng
viên hướng dẫn đã giúp tơi hồn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tơi trong suốt
q trình học tập, thực tập và hoàn thành đề tài.
Xin chân thành cám ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2018
Tác giả luận văn

Hách Minh Hiếu

ii



MỤC LỤC
Lời cam đoan ..................................................................................................................... i
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt ...................................................................................................... vi
Danh muc bảng ............................................................................................................... vii
Danh mục sơ đồ, biểu đồ, hình và hộp .......................................................................... viii
Trích yếu luận văn ........................................................................................................... ix
Thesis abstract.................................................................................................................. xi
Phần 1. Mở đầu ............................................................................................................... 1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................. 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2

1.3.

Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 3


1.3.1.

Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.3.2.

Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 3

1.4.

Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 3

1.5.

Đóng góp mới của luận văn ............................................................................... 3

1.5.1.

Về mặt lý luận.................................................................................................... 3

1.5.2.

Về mặt thực tiễn................................................................................................. 4

Phần 2. Cơ sở lí luận và thực tiễn .................................................................................. 5
2.1.

Cơ sở lý luận ...................................................................................................... 5


2.1.1.

Những vấn đề chung về huy động nguồn lực thực hiện chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới ..................................................... 5

2.1.2.

Nội dung nghiên cứu huy động nguồn lực trong xây dựng nông thôn
mới ................................................................................................................... 18

2.1.3.

Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động nguồn lực cho xây dựng nông
thôn mới ........................................................................................................... 22

2.2.

Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 25

2.2.1.

Kinh nghiệm nước ngoài ................................................................................. 25

iii


2.2.2.

Kinh nghiệm trong nước .................................................................................. 27


2.2.3.

Đánh giá chung kết quả đạt được, tồn tại hạn chế và bài học kinh
nghiệm trong huy động các nguồn lực xây dựng nông thôn mới .................... 31

2.3.

Tổng quan các cơng trình nghiên cứu.............................................................. 34

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 35
3.1.

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu .......................................................................... 35

3.1.1.

Đặc điểm tự nhiên ............................................................................................ 35

3.1.2.

Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................................. 38

3.1.3.

Tình hình phát triển kinh tế- xã hội 03 năm 2015, 2016, 2017 ....................... 45

3.2.

Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 47


2.2.1.

Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ............................................................... 48

3.2.2.

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thơng tin ............................................. 50

3.2.3.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu, thông tin .......................................... 51

3.3.4.

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu ........................................................................... 51

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận ......................................................................... 53
4.1.

Thực trạng huy động nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nơng thơn mới huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình ..................................... 53

4.1.1.

Thực trạng các hoạt động huy động nguồn lực thực hiện Chương trình
Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa
Bình.................................................................................................................. 53

4.1.2.


Kết quả huy động nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hịa Bình .......................................................................................... 66

4.1.3.

Đánh giá về huy động nguồn lực để xây dựng nơng thơn mới huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình ................................................................................... 71

4.1.4.

Các giải pháp đã thực hiện nhằm huy động nguồn lực xây dựng nông
thôn mới ở huyện Lạc Sơn giai đoạn 2011-2017 ............................................ 72

4.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc huy động nguồn lực cho xây dựng
nông thôn mới huyện Lạc Sơn tỉnh Hịa Bình ............................................. 77

4.2.1.

Cơ chế, chính sách ........................................................................................... 77

4.2.2.

Năng lực tổ chức và quản lý của đội ngũ cán bộ cơ sở ................................... 78

4.2.3.

Từ phía người dân và cộng đồng ..................................................................... 79


iv


4.2.4.

Sự phát triển kinh tế của huyện và của các doanh nghiệp trên địa bàn
huyện Lạc Sơn ................................................................................................. 80

4.3.

Định hướng, giải pháp tăng cường huy động nguồn lực xây dựng nơng
thơn mới huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình đến năm 2020 ...................................... 81

4.3.1.

Quan điểm, mục tiêu về huy động các nguồn lực phục vụ xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình ............................ 81

4.3.2.

Những giải pháp huy động nguồn lực để xây dựng nông thôn mới của
huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình đến năm 2020 ................................................. 81

Phần 5. Kết luận và kiến nghị ...................................................................................... 90
5.1.

Kết luận............................................................................................................ 90

5.2.


Kiến nghị ......................................................................................................... 91

5.2.1.

Với Nhà nước .................................................................................................. 91

5.2.2.

Với người dân địa phương ............................................................................... 93

5.2.3.

Với doanh nghiệp............................................................................................. 93

Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 94

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BQ

Bình quân

BCĐ 800


Ban Chỉ đạo Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVC

Cơ sở vật chất

CT XDNTM

Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

ĐP

Địa phương

KTXH

Kinh tế xã hội

HĐND

Hội đồng nhân dân


HTX

Hợp tác xã

MTQG

Mục tiêu quốc gia

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NSNN

Ngân sách Nhà nước

NSTW

Ngân sách trung ương

NSĐP

Ngân sách địa phương

NQ

Nghị quyết

TPCP


Trái phiếu Chính phủ

TP

Thành phố

TW

Trung ương

UBND

Ủy ban nhân dân

vi


DANH MUC BẢNG
Bảng 3.1. Biểu thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội huyện Lạc Sơn- Hịa Bình ....... 46
Bảng 4.2. Kế hoạch huy động các nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn mới huyện Lạc Sơn giai đoạn 2010-2017 ............................................ 58
Bảng 4. 3. Một số hình thức tun truyền, vận động huy động đóng góp nguồn
lực xã hội để xây dựng NTM ở huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình ................. 61
Bảng 4.4. Ý kiến của người dân về nguồn thông tin huy động NLXH xây dựng
NTM ở huyện Lạc Sơn ................................................................................ 62
Bảng 4.5. Ý kiến của doanh nghiệp về nguồn tin vận động đóng góp nguồn lực
xây dựng NTM ở huyện Lạc Sơn................................................................ 64
Bảng 4.6. Đánh giá của cán bộ về sử dụng nguồn lực cho xây dựng nông thôn
mới huyện Lạc Sơn ...................................................................................... 65

Bảng 4.7. Đóng góp trí tuệ của cộng đồng vào các hoạt động xây dựng NTM của
địa phương ................................................................................................... 67
Bảng 4.8. Kết quả hiến đất của cộng đồng cho xây dựng NTM huyện Lạc Sơn
giai đoạn 2015 -2017 ................................................................................... 69
Bảng 4.9. Tổng hợp các nguồn vốn huy động phục vụ xây dựng nông thôn mới
tại 3 xã từ năm 2011 đến 2017 ..................................................................... 70
Bảng 4.10. Tổng hợp các nguồn vốn huy động phục vụ xây dựng nông thôn mới
tại 3 xã từ năm 2011 đến 2017 ..................................................................... 79

vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ, HÌNH VÀ HỘP
Hình 2.1.

Sơ đồ mối quan hệ của các tác nhân tham gia xây dựng nơng thơn mới..........10

Sơ đồ 4.1.

Q trình thực hiện quy hoạch cơ sở hạ tầng nông thôn mới huyện
Lạc Sơn ..................................................................................................... 54

Biểu đồ 4.1. Cơ cấu vốn đầu tư thực hiện đề án NTM huyện Lạc Sơn giai đoạn
2013-2017 ................................................................................................. 55
Biểu đồ 4.2. Cơ cấu vốn đầu tư cho xây dựng CSHT nông thôn mới huyện Lạc
Sơn giai đoạn 2013-2017 .......................................................................... 55
Biểu đồ 4.3. Tình hình tham gia các cuộc họp triển khai xây dựng NTM của người
dân ở huyện Lạc Sơn ................................................................................. 63
Biểu đồ 4.4. Tình hình tham gia các cuộc họp triển khai xây dựng NTM của người
dân ở huyện Lạc Sơn ................................................................................. 63

Biểu đồ 4.5. Kết quả huy động công lao động của người dân huyện Lạc Sơn trong
xây dựng NTM giai đoạn 2015-2017 ........................................................ 68

viii


TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Tên tác giả: Hách Minh Hiếu
Tên luận văn: Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc
gia xây dựng nơng thơn mới huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình
Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8340410

Cơ sở đào tạo: Học Viên Nông Nghiệp Việt Nam
Mục tiêu nghiên cứu chung: Đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp huy động
nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện
Lạc Sơn, tỉnh Hồ Bình, đề xuất các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa
Bình thời gian tới.
Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng linh hoạt giữa số liệu thứ cấp
và số liệu sơ cấp để đánh giá thực trạng thực hiện giải pháp huy động nguồn lực thực
hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạc Sơn. Trong
đó, số liệu thứ cấp thu thập từ báo cáo và các tài liệu của cơ quan thường trực Chương
trình xây dựng nơng thơn mới huyện Lạc Sơn. Số liệu sơ cấp thu thập từ phỏng vấn các
cán bộ, hộ dân tại 3 xã Tự do, Tân Lập, Xuất Hóa, cán bộ huyện thuộc chương trình
mục tiêu quốc gia nông thôn mới. Số liệu thu thập được phân tổ, tổng hợp qua phần
mềm excel. Phương pháp phân tích được sử dụng gồm phương pháp thống kê mơ tả và
phương pháp so sánh.
Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng huy động nguồn lực thực hiện chương trình

mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình cho thấy có
3256 hộ hiến đất với tổng diện tích 592876 m2, 275478 triệu đồng huy động từ các
nguồn khác nhau. Nguồn vốn huy động được từ khối doanh nghiệp còn rất hạn chế. Về
việc sử dụng nguồn lực và giám sát q trình huy động, cơng khai kết quả huy động
nguồn lực được đông đảo cán bộ cơ sở và cán bộ chuyên môn nhận thức đúng đắn, đã
đưa ra nhưng biện pháp sáng tạo để thu hút sự tham gia của người dân và đảm bảo tính
cơng khai, minh bạch. So sánh với trước khi thực hiện chương trình xây dựng nơng thơn
mới, tình hình cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện đã có nhiều thay đổi rõ rệt; đa số người
dân đều cho rằng việc sử dụng nguồn lực đã mang lại hiệu quả, đời sống của nhân dân
được nâng lên.
Các yếu tố chính ảnh hưởng đến huy động nguồn lực thực hiện chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới huyện Lạc Sơn bao gồm : (1) Cơ chế, chính
sách (2) Năng lực tổ chức và quản lý của đội ngũ cán bộ cơ sở (3)Từ phía người dân và

ix


cộng đồng; (4) Sự phát triển kinh tế của huyện và của các doanh nghiệp trên địa bàn
huyện Lạc Sơn.
Để tăng cường huy động nguồn lực thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới tại huyện Lạc Sơn trong thời gian tới cần thực hiện các giải
pháp như: (1) Thực hiện đa dạng hóa các nguồn vốn huy động; (2) Giải pháp về cơ chế,
chính sách; (3) Giải pháp tuyên truyền, vận động; (4) Giải pháp về nâng cao trình độ
cán bộ quản lý để sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đầu tư; (5) Giải pháp về công tác
lập kế hoạch, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác huy động các nguồn lực tài chính
trong xây dựng nơng thơn mới;

x



THESIS ABSTRACT
Author: Hach Minh Hieu
Thesis Title: Solutions to mobilize resources for performing “the national target
programme on building new countryside” in Lac Son District, Hoa Binh Province
Major: Economic Management

Code: 8340410

Educational Organization: Vietnam National University of Agriculture
Research Objective: This study aims to assess the current status of
implementing solutions and propose solutions to mobilize resources for performing “the
national target programme on building new countryside” in Lac Son district, Hoa Binh
province in future.
Research Methods: The secondary data and primary data are used flexibly to
assess the current status of implementing resource mobilization solutions for “the
national target programme on building new countryside” in Lac Son district. In
particular, secondary data collected from the report and documents of the Standing
Office of the new rural construction program in Lac Son district. Primary data was
collected from interviewing officials and households in 3 selected communes of Tu Do,
Tan Lap, and Xuat Hoa communes, and district staff of the new national target program.
Data collected are disaggregated, synthesized through excel software. Analytical
methods used in this study are descriptive statistics and comparative methods.
Main findings and Conclusions: Based on the current situation of resource
mobilization for implementing “The national target programme on building new
countryside” in Lac Son district, Hoa Binh province, there are 3256 households donated
land for the program with total donated land area of 592876 m2, and total mobilizing
money of VND 275478 millions from different sources. The mobilized capital from the
business sector is very limited. In term of resources usage, monitoring of mobilization
and disclosure of mobilization results, many grassroots officials and professional staff
have been aware of the right way to attracting the participation of residents in Lac Son

district and ensuring openness and transparency. In comparison with the previous period
of “The national target programme on building new countryside”, the situation of
infrastructure in the district has changed markedly in this period. The majority of people
believe that the use of mobilized resources has been effective and people's lives in Lac
Son district have been improved.
Major factors affecting the mobilization of resources for performing “The
national target programme on building new countryside” in Lac Son district include: (1)

xi


Mechanisms and policies (2) Organizational capacity and management capacity of
government officers (3) Residents’ perception and the community; (4) Economic
development of districts and enterprises in Lac Son district.
The study proposes solutions to enhance the mobilization of resources for
performing “The national target programme on building new countryside” in Lac Son
district such as: (1) Diversifying mobilized capital sources; (2) Implementing solutions
on mobilized mechanisms and policies; (3) Solutions on enhancing propaganda and
advocacy; (4) Enhancing the knowledge level of managerial staffs for efficient use of
invested resources; (5) Solutions related to planning, inspection, supervision and
evaluation of the mobilized financial resources in the program.

xii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
“Nơng nghiệp, nơng dân, nơng thơn” có vị trí chiến lược quan trọng trong
sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hố, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc điều này
được khẳng định tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng

(khố X) và để cụ thể hóa Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04/10/2010 phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020, với mục tiêu: “Xây dựng
nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu
kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát
triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy
hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; mơi
trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất
và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã hội
chủ nghĩa”.
Để thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2010 – 2020 (trong đó đến năm 2015 có khoảng 20% số xã đạt
chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 là 50%); trong những năm qua trên cơ
sở các văn bản của Trung ương và văn bản của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân,
Ủy Ban nhân dân tỉnh Hịa Bình, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân
dân huyện Lạc Sơn đã cụ thể hóa theo điều kiện thực tế của địa phương và đã
ban hành nhiều văn bản như: Nghị quyết, Quyết định, Kế hoạch,... các văn bản
hướng dẫn đôn đốc thực hiện và cùng với việc ban hành các văn bản công tác kiểm
tra giám sát, thúc đẩy để đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình ln được các cấp ủy
Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các ngành và các tổ chức đoàn thể quan tâm chỉ
đạo thường xuyên.
Tuy nhiên, đến nay kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng, lợi
thế và yêu cầu đặt ra; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội chưa thật sự đáp ứng được
yêu cầu sản xuất và đời sống cư dân nông thôn; nông nghiệp phát triển chưa thật
sự bền vững; tỷ lệ phần trăm (%) số xã đạt chuẩn nơng thơn mới cịn thấp so với
chỉ tiêu yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Chương trình mục
tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới giai đoạn 2010 – 2020 và mục tiêu, chỉ

1



tiêu được giao của tỉnh;... nguyên nhân chủ yếu là việc huy động nguồn lực đầu tư
cho xây dựng nông thơn mới cịn hạn chế, rất nhiều việc cần phải làm theo quy
hoạch xây dựng nông thôn mới; vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới hình
thức tổ chức sản xuất còn chậm, kết cấu hạ tầng – xã hội yếu kém, cịn nhiều khó
khăn cả về đầu tư và hiệu quả,... Vì vậy cần có các giải pháp trên cơ sở khoa học
và thực tiễn để huy động các nguồn lực đạt kết quả cao nhất cho xây dựng nơng
thơn mới tỉnh Hịa Bình nói chung, huyện Lạc Sơn nói riêng, đồng thời thúc đẩy
sớm đạt mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020 đã đề ra.
Với lý do trên và qua thực tiễn, kinh nghiệm công tác nhiều năm trên địa
bàn tỉnh Hịa Bình, học viên lựa chọn đề tài nghiên cứu để xây dựng “Giải pháp
huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng
thơn mới huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình” làm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ kinh
tế, chuyên ngành Quản lý kinh tế.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng giải pháp huy động nguồn lực thực hiện
chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới tại huyện Lạc Sơn, tỉnh
Hồ Bình, đề xuất các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới tại huyện Lạc Sơn, tỉnh
Hịa Bình thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về huy động nguồn lực
thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới.
- Đánh giá thực trạng Giải pháp huy động nguồn lực thực hiện
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới tại huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hịa Bình.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện giải pháp huy động nguồn
lực tài chính thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới
tại huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.

- Đề xuất hồn thiện các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực thực
hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới tại huyện Lạc
Sơn, tỉnh Hịa Bình.

2


1.3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của đề tài là các hoạt động liên quan
đến huy động nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới của huyện Lạc Sơn,
tỉnh Hịa Bình.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Tập trung nghiên cứu, phân tích kết quả huy động các
nguồn lực cho Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới của
huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình giai đoạn 2015 – 2017 và đề xuất các giải pháp
thúc đẩy, tăng cường huy động nguồn lực cho Chương trình mục tiêu Quốc gia
xây dựng nông thôn mới của huyện đến năm 2020.
- Về thời gian: Luận văn nghiên cứu tình hình huy động các nguồn lực
cho xây dựng nơng thơn mới của huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình chủ yếu từ năm
2015 đến năm 2017 và đề xuất quan điểm, giải pháp đến năm 2020.
- Về không gian: Huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình với 28 xã thực hiện
Chương trình xây dựng nông thôn mới.
1.4. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
- Thực trạng công tác huy động các nguồn lực cho Chương trình mục tiêu
Quốc gia xây dựng nơng thơn mới của huyện Lạc Sơn những năm qua ra sao?
- Những khó khăn và trở ngại nào cho việc huy động các nguồn lực để
thực hiện xây dựng nông thôn mới?
- Những kết quả đã đạt được và những việc cần phải làm nhằm huy động
nguồn lực tài chính cho xây dựng mơ hình nơng thơn mới ở địa phương?

- Cần đề ra giải pháp như thế nào để tăng cường nguồn lực cho thực hiện
chương trình phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương trong thời gian tới?
1.5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
1.5.1. Về mặt lý luận
Luận văn đã hệ thống và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về
huy động nguồn lực thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng
thơn mới: làm rõ khái niệm về huy động nguồn lực, vai trò của huy động nguồn
lực trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới cũng

3


như các nội dung nghiên cứu về huy động nguồn lực trong thực hiện chương
trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Luận văn cũng đã hệ thống
được các kinh nghiệm trên thế giới và các địa phương trong nước, từ đó rút ra bài
học kinh nghiệm cho huy động nguồn lực trong thực hiện chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
1.5.2. Về mặt thực tiễn
- Luận văn đã đánh giá khái quát được thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng
đến huy động nguồn lực trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây
dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.
- Luận văn cũng đã đề xuất một số giải pháp nhằm huy động nguồn lực
trong thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nơng thơn mới trên địa
bàn huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình.

4


PHẦN 2. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

2.1.1. Những vấn đề chung về huy động nguồn lực thực hiện chương trình
mục tiêu Quốc gia xây dựng nơng thơn mới
- Hệ thống hóa lý luận, các văn kiện của Đảng, nhà nước về “nông
nghiệp, nông dân, nông thôn”, về nông thôn mới và về huy động nguồn lực cho
xây dựng nông thôn mới;
- Kinh nghiệm trong huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới của
một số địa phương tương đồng để làm rõ những kết quả đạt được, những tồn tại
hạn chế và nguyên nhân dẫn đến tồn tại hạn chế.
2.1.1.1. Khái niệm, vai trò, phương pháp huy động nguồn lực
a. Khái niệm
Nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội gồm có nguồn ngân sách
Nhà nước và nguồn ngoài ngân sách Nhà nước. Nguồn ngân sách Nhà nước bao
gồm: Ngân sách trung ương và ngân sách địa phương. Nguồn ngoài ngân sách
Nhà nước bao gồm các nguồn lực tài chính mà địa phương có thể huy động được
từ các dự án tài trợ; nguồn vốn tín dụng; nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp
đóng trên địa bàn; nguồn hỗ trợ từ các tổ chức bảo hiểm; nguồn đóng góp của
dân hay các nguồn hỗ trợ khác…
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nơng thơn mới là một
chương trình phát triển nơng thơn tồn diện và là chương trình khung định
hướng các nội dung cần thiết phải thực hiện để xây dựng các xã đạt chuẩn
nông thôn mới.
Huy động nguồn lực cho xây dựng nơng thơn mới có thể hiểu là quá trình
chuyển các nguồn lực từ các nguồn khác nhau thành các quỹ tiền tệ phục vụ cho
mục tiêu của chương trình xây dựng nơng thơn mới.
* Nguồn lực xây dựng nông thôn mới gồm:
- Nguồn vốn xây dựng nơng thơn mới : Có 5 nguồn chính:
+ Đóng góp của cộng đồng (bao gồm cả công sức, tiền của đóng góp và tài
trợ của các tổ chức, cá nhân);

5



+ Vốn đầu tư của các doanh nghiệp;
+ Vốn tín dụng (bao gồm cả đầu tư phát triển và thương mại);
+ Hỗ trợ từ ngân sách nhà nước;
+ Vốn tài trợ khác.
Lưu ý: Thực hiện xây dựng nông thôn mới cần có sự kế thừa, lồng ghép
các chương trình, dự án đang và sẽ triển khai trên địa bàn. Các cơng trình xây
dựng phải trên cơ sở chỉnh trang, nâng cấp là chính để giảm thiểu nguồn lực
trong điều kiện kinh tế cịn khó khăn.
- Nội lực của cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới
Nội lực của cộng đồng bao gồm: công sức, tiền của do người dân và
cộng đồng đầu tư bỏ ra để chỉnh trang nơi ở của gia đình mình như: xây dựng,
nâng cấp nhà ở, nhà bếp; xây dựng đủ 3 cơng trình vệ sinh; cải tạo, bố trí lại
các cơng trình phục vụ khu chăn nuôi hợp vệ sinh theo chuẩn nông thôn mới;
cải tạo lại vườn ao để có thu nhập và cảnh quan đẹp; sửa sang cổng ngõ, tường
rào đẹp đẽ, khang trang…
Đầu tư cho sản xuất ngoài đồng ruộng, soi bãi, trên đất rừng hoặc cơ sở
sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ để có thu nhập cao.
Đóng góp, xây dựng các cơng trình cơng cộng của làng xã như giao thơng,
kiên cố hóa kênh mương, vệ sinh cơng cộng…
Tự nguyện hiến đất để xây dựng các cơng trình hạ tầng kinh tế-xã hội theo
quy hoạch của xã.
- Vai trò chủ thể của nông dân trong xây dựng nông thôn mới
Tham gia ý kiến vào đề án xây dựng nông thôn mới và đồ án quy hoạch nông
thôn mới cấp xã; tham gia lập kế hoạch thực hiện Chương trình (thơn, xã).
Tham gia và lựa chọn những cơng việc gì cần làm trước và việc gì làm sau
thật thiết thực với yêu cầu của người dân trong xã và phù hợp với khả năng, điều
kiện của địa phương.
Quyết định mức độ đóng góp trong xây dựng các cơng trình cơng cộng

của thôn, xã.
Trực tiếp tổ chức thi công hoặc tham gia thi cơng xây dựng các cơng trình
hạ tầng kinh tế-xã hội của xã, thôn theo kế hoạch hàng năm.

6


Cử đại diện (Ban giám sát) để tham gia quản lý và giám sát các cơng trình
xây dựng của xã, thôn.
- Huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới có thể hiểu là q
trình chuyển các nguồn lực từ các nguồn khác nhau thành các quỹ tiền tệ phục vụ
cho mục tiêu của chương trình xây dựng nơng thơn mới.
b. Vai trị của nguồn lực
Nguồn lực có vai trò rất lớn trong việc phát triển kinh tế của một địa
phương nói riêng và một quốc gia nói chung:
- Giúp xây dựng một nền kinh tế phát triển theo hướng cơng nghiệp hóa,
hiện đại hóa; giúp một quốc gia lạc hậu trở thành quốc gia có nền khoa học, công
nghệ hiện đại; chuyển một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu sang nền sản
xuất lớn, công nghiệp tiên tiến có năng suất, chất lượng cao.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn: Trong điều kiện
nước ta hiện nay, nơng nghiệp cịn lạc hậu, phương tiện sản xuất thô sơ, sản
phẩm ở dạng sơ chế, hàm lượng kỹ thuật thấp. Do đó, để thay đổi phương tiện
sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm thì
cần có các nguồn lực trực tiếp và gián tiếp.
- Nguồn lực là nhân tố khơng thể thiếu trong q trình phát triển kinh tế, xã hội
của một đất nước, việc huy động, phân bổ nguồn lực ln mang tính thời sự. Trong
điều kiện nền kinh tế cịn khó khăn như hiện nay, việc sử dụng, phân bổ các nguồn lực
càng trở nên quan trọng hơn.
- Nguồn lực còn là yếu tố đầu vào của q trình sản xuất, nó kết hợp với
lao động, các nguồn tài ngun thơng qua q trình sản xuất sẽ tạo ra của cải, vật

chất. Nguồn lực không chỉ đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế bằng cách
đầu tư vào sản xuất mà cịn đóng góp gián tiếp thông qua thúc đẩy phát triển
khoa học, kỹ thuật do các đầu tư mới mang lại.
Nguồn lực ở đây bao gồm cả con người vì con người là yếu tố cơ bản cho
sự phát triển. Để sử dụng có hiệu quả nguồn lực nói chung cần có những con
người biết sử dụng, cải tiến cơng nghệ mới, cần có đội ngũ cán bộ đủ sức giải
quyết các vấn đề trong quá trình vận hành nền kinh tế.
c. Các phương pháp huy động nguồn lực

7


- Huy động nguồn lực thông qua thu ngân sách: nguồn tài chính này tập
trung ở các cơ quan quản lý nhà nước, chủ yếu thơng qua chính sách thuế và các
khoản đóng góp của nhân dân vào ngân sách.
- Huy động nguồn lực thông qua vay, thuê, mua tài chính: nguồn lực này
chủ yếu thơng qua hệ thống ngân hàng, các đơn vị cho vay, cho thuê tài chính để
huy động.
- Huy động nguồn lực thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu: thơng qua
trái phiếu của Chính phủ, hoặc cổ phiếu của các đơn vị kinh tế để huy động
nguồn tài chính nhàn rỗi trong và ngồi nước.
- Huy động nguồn lực thông qua đưa các tài sản, đất đai không sử dụng
hoặc chưa sử dụng vào đầu tư: hình thức huy động này thường xảy ra trong các
hoạt động đóng góp làm kinh tế giữa các cá nhân, đơn vị xây dựng cơ sở hạ tầng
của địa phương.
- Huy động nguồn lực thơng qua các hình thức đóng góp cổ phần: hình thức
huy động này thường xảy ra trong các hoạt động đóng góp làm kinh tế giữa các
cá nhân, đơn vị.
2.1.1.2. Khái niệm, đặc trưng, mục đích, ngun tắc xây dựng Nơng thơn mới
a. Một số khái niệm

Nông thôn là một tổng thể tự nhiên - kinh tế - xã hội của môi trường địa lý
sinh thái nông nghiệp. Là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành
phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Ủy ban nhân dân xã.
NTM là một vùng nơng thơn có những đặc điểm theo tiêu chí mới mà Đảng
và Nhà nước đưa ra về NTM. NTM là một vùng nông thơn có nền sản xuất tiếp thu
được những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại mà vẫn giữ được nét đặc trưng,
tinh hoa văn hóa của nơng thơn truyền thống. Có thể quan niệm: “Mơ hình NTM
là tổng thể những đặc điểm, cấu trúc tạo thành một kiểu tổ chức nơng thơn theo
tiêu chí mới, đáp ứng u cầu mới đặt ra cho nông thôn trong điều kiện hiện
nay, là kiểu nông thôn được xây dựng trên cơ sở nơng thơn cũ (truyền thống, đã
có) nhưng mang tính tiên tiến về mọi mặt”.
NTM trước hết là một vùng nông thơn chứ khơng phải đơ thị. Bởi nó vẫn
mang những nét đặc trưng vốn có của nơng thơn truyền thống, cả về quan hệ sản
xuất và lực lượng sản xuất, cả về hình thái bên trong và bên ngồi (về cơ sở hạ
tầng, về quy hoạch bố trí nhà ở, hình thức nhà ở, đường làng ngõ xóm… và về

8


quan hệ xóm giềng, về phong cách sống của người dân nơng thơn). Tuy nhiên,
NTM là vùng nơng thơn có những nét hiện đại mà nơng thơn truyền thống khơng
có được. Đó là việc canh tác theo kiểu hiện đại, sử dụng các công nghệ, kĩ thuật
hiện đại vào trong sản xuất nơng nghiệp. NTM ngồi sản xuất nơng nghiệp còn
phải phát triển mạnh các ngành sản xuất CN-TTCN và các ngành thương mại, dịch
vụ, du lịch… Ngoài sự thay đổi về mặt kinh tế, ở vùng NTM đời sống văn hóa tinh
thần của người dân cũng được nâng cao. Quyền tự do dân chủ của người dân được
phát huy cao độ, người dân được tham gia vào quá trình lập và đề ra các quy
hoạch, được đóng góp ý kiến vào việc xây dựng và phát triển địa phương.
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Trung ương,
nông thơn mới là khu vực nơng thơn có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước

hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, nông nghiệp
với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị
theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
mơi trường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật
chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; theo định hướng xã
hội chủ nghĩa.
Xây dựng nơng thơn mới là cuộc vận động tồn thể dân cư ở nơng thơn
đồng lịng xây dựng thơn, xã, gia đình của mình khang trang, sạch đẹp; phát triển
sản xuất tồn diện (nơng nghiệp, cơng nghiệp, dịch vụ); có nếp sống văn hóa,
mơi trường và an ninh nơng thôn, đảm bảo thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần
của người dân được nâng cao.
Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàn
dân, của cả hệ thống chính trị. Nơng thơn mới khơng chỉ là vấn đề kinh tế - xã
hội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp. Xây dựng nơng thơn mới giúp cho
nơng dân có niềm tin, trở nên tích cực, chăm chỉ, đồn kết giúp đỡ nhau xây
dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dân chủ, văn minh.
Theo tinh thần Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Trung ương,
nơng thơn mới có năm nội dung cơ bản:
(i) Thứ nhất là nơng thơn có làng xã văn minh, sạch đẹp, hạ tầng hiện đại.
(ii) Thứ hai là sản xuất bền vững, theo hướng hàng hóa.
(iii) Thứ ba là đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng
được nâng cao.

9


(iv) Thứ tư là bản sắc văn hóa dân tộc được giữ vững và phát triển.
(v) Thứ năm là xã hội nông thôn được quản lý tốt và dân chủ.
Những nội dung trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, trong quá trình
thực hiện phải giải quyết đồng bộ và toàn diện nhằm khơi dậy và phát huy tốt vai

trị người nơng dân trong xây dựng nơng thơn mới.
* Các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới
Các tác nhân tham gia xây dựng nông thôn mới được thể hiện thơng
qua hình 2.1.
Nhà Nước

Xây dựng Nơng
thơn mới
Chính quyền địa phương
và Tổ chức đồn thể

Doanh nghiệp, tổ
chức tín dụng
Người dân

Hình 2.1. Sơ đồ mối quan hệ của các tác nhân tham gia xây dựng
nơng thơn mới
Chú thích:

Quan hệ tham gia

Quan hệ hỗ trợ, phối hợp

Chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM được thực hiện theo phương
châm phát huy vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính. Nhà nước
đóng vai trị định hướng, hỗ trợ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ thể do
chính cộng đồng người dân ở thơn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và tổ chức
thực hiện. Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng sẽ đóng góp cùng với địa phương chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động. Doanh nghiệp góp phần tạo việc làm cho lao
động nông thôn, hỗ trợ người dân nâng cao tay nghề, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ

thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm, kết nối giữa người nông dân sản xuất với thị
trường tiêu thụ sản phẩm tạo thành các chuỗi sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hiệu quả
và bền vững. Chính quyền và các tổ chức đồn thể địa phương cùng với Nhà nước
thực hiện công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân thực hiện các hoạt động
XDNTM. Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công tác tiếp cận cũng như tập huấn, đào

10


tạo nghề cho lao động nông thôn và tham gia giải quyết các vấn đề xã hội phát sinh
như tệ nạn xã hội, bình đẳng giới, có vai trị kết nối các tổ chức tín dụng với người
dân địa phương... Các tác nhân tham gia này có mối liên hệ mật thiết với nhau, mỗi
tác nhân là điều kiện thúc đẩy, hỗ trợ các tác nhân khác tham gia và phát triển để đạt
được mục tiêu đề ra.
Như vậy, sự tham gia của cả hệ thống chính trị và tồn xã hội sẽ quyết định
đến sự thành công của Chương trình xây dựng nơng thơn mới. Trong đó, người dân
là tác nhân có vai trị quyết định cần được chú ý, quan tâm hỗ trợ.
b. Đặc trưng cơ bản của nông thôn mới
Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 có các đặc trưng sau:
- Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn
được nâng cao.
- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, cơ cấu hạ tầng, kinh tế, xã hội hiện
đại, môi trường sinh thái được bảo vệ.
- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy.
- An ninh tốt, quản lý dân chủ.
- Chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao.
c. Mục đích xây dựng nơng thơn mới
Xây dựng xã nơng thơn mới nhằm đạt được được những mục đích cơ bản
như sau:
- Không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nơng

thơn; Nâng cao dân trí, đào tạo nơng dân có trình độ sản xuất cao, có nhận thức
chính trị đúng đắn, đóng vai trị làm chủ nông thôn mới.
- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển bền vững theo hướng hiện đại.
Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả trong sản xuất. Sản phẩm nông
nghiệp có sức cạnh tranh cao.
- Xây dựng nơng thơn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ và
hiện đại, nhất là đường giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, khu dân cư,…;
xây dựng xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, văn minh, giàu đẹp, bảo vệ mơi
trường sinh thái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; an ninh trật tự được giữ vững
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

11


- Hệ thống chính trị ở nơng thơn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường, xây
dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - trí thức.
d. Ngun tắc xây dựng nơng thơn mới
Theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng, khóa X về nơng nghiệp, nông dân, nông thôn, nhiệm vụ xây dựng
nông thôn mới là một trong những nhiệm vụ quan trọng của tồn Đảng, tồn dân.
Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới thực hiện theo 06
nguyên tắc sau:
- Các nội dung, hoạt động của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng
nông thôn mới phải hướng tới mục tiêu thực hiện 19 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc
gia về nông thôn mới ban hành tại Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16 tháng 4
năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi là Bộ tiêu chí quốc gia nơng
thơn mới).
- Phát huy vai trị chủ thể của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trị định hướng, ban hành các tiêu chí, quy chuẩn, chính
sách, cơ chế hỗ trợ, đào tạo cán bộ và hướng dẫn thực hiện. Các hoạt động cụ

thể do chính cộng đồng người dân ở thơn, xã bàn bạc dân chủ để quyết định và
tổ chức thực hiện.
- Kế thừa và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình
hỗ trợ có mục tiêu, các chương trình, dự án khác dang triển khai trên địa bàn
nông thôn.
- Thực hiện Chương trình xây dựng nơng thơn mới phải gắn với kế
hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địa phương, có quy hoạch và cơ chế đảm
bảo thực hiện các quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
- Cơng khai, minh bạch về quản lý, sử dụng các nguồn lực; tăng cường
phân cấp, trao quyền cho cấp xã quản lý và tổ chức thực hiện các cơng trình, dự
án của Chương trình xây dựng nơng thơn mới; phát huy vai trị làm chủ của
người dân và cộng đồng, thực hiện dân chủ cơ sở trong quá trình lập kế hoạch, tổ
chức thực hiện và giám sát, đánh giá.
- Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và tồn
xã hội; cấp uỷ đảng, chính quyền đóng vai trị chỉ đạo, điều hành q trình xây
dựng quy hoạch, đề án, kế hoạch và tổ chức thực hiện. Mặt trận Tổ quốc và các

12


×