Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Kế hoạch bài học khối 1 tuần 4 năm 2013

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.96 KB, 16 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>KẾ HOẠCH BÀI HỌC KHỐI 1 TUẦN 4 ( Từ ngày 16/ 09 đến ngày 20/ 09/3). Thứ. Môn học. PPCT. Tên bài dạy. Chào cờ Toán Thể dục Học vần Học vần. 4 13 4 31 32. Chào cờ đầu tuần Bằng nhau.Dấu = Đội hình đội ngũ.Trò chơi vận động Bài 13:m - n m–n. Ba 17/ 09/2013. Học vần Học vần Toán Mỹ thuật. 33 34 14 4. Tư 18/ 09/2013. Học vần Học vần Toán Đạo đức. 35 36 15 4. Bài 15: t – th t - th Luyện tập chung Gọn gàng, sạch sẽ ( tiết 2 ). Năm 19/ 09/2013. Học vần Học vần Hát nhạc TNXH. 37 38 4 4. Bài 16: Ôn tập Ôn tập Tuần 4 Bảo vệ mắt và tai. Học vần Học vần Toán Thủ công SHTT. 39 40 16 4. Tuần 3: lễ, cọ, bờ, hổ. Tuần 4: mơ,do,ta.thơ Số 6 Xé,dán hình vuông,hình tròn(tiết 1) Tuần 4. Hai 16/ 09/2013. Sáu 20/ 09/2013. Bài 14: d - đ d-đ Luyện tập Tuần 4. 1 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Thứ hai ngày 16 tháng 9 năm 2013. Toán BẰNG NHAU- DẤU = I.MỤC TIÊU. - Nhận biết sự bằng nhau về số lượng ; mỗi số bằng chính nó ( 3 = 3 , 4 = 4 ). - Biết sử dụng từ “bằng nhau”,dấu = để sánh các số. II.ĐỒ DÙNG:. - Bộ đồ dùng dạy học toán 1 - Vở bài tập toán 1. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ. - HS làm vào bảng con: 5 >3 4>1 2<4 1<3 - GV nhận xét đánh giá 2.Dạy học bài mới 2.1.HĐ1: Nhận biết quan hệ bằng nhau +Hướng dẫn HS nhận biết 3 = 3 - Hướng dẫn HS quan sát hình vẽ của bài học - HS so sánh số lượng trong tranh - Giới thiệu cách viết 3 = 3 và dấu = - HS đọc 3 = 3(cá nhân,đồng thanh) + Tương tự với trường hợp 4 = 4. 2.2.HĐ2: Thực hành. - GV hướng dẫn HS làm bài trong VBT Bài 1: - GV nêu yêu cầu của bài tập: Viết dấu = - GV hướng dẫn HS làm bài vào vở ô li. Bài 2: - GV nêu yêu cầu của bài tập: Viết ( theo mẫu ) - GV hướng dẫn HS quan sát mẫu trong VBT - HS làm bài vào bảng con. Bài 3: - GV nêu yêu cầu của bài tập: Viết dấu >, >, = - HS nêu cách làm. - HS tự làm bài vào vở . 3.Củng cố,dặn dò: - HS nhắc lại quan hệ bằng nhau. - Hướng dẫn học ở nhà.. Học vần BÀI 13 : n - m 2 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:. - Đọc được n,m,nơ,me từ và câu ứng dụng. - Viết được: n,m,nơ,me (viết 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một). - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề: bố mẹ,ba má. *Ghi chú:HS khá giỏi biết đọc trơn II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). - HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. TIẾT 1 1/ Bài cũ: - Gọi 2 HS (K, TB) lên bảng đọc và viết tiếng bi, ba, bi ve; ba lô - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài. (trực tiếp). 2.1. HĐ1: Nhận diện chữ . - GV viết lại chữ n và nói: Chữ n gồm 2 nét: nét nóc xuôI và nét móc hai đầu. (HS quan sát, 1 HS: G nhắc lại). ? Tìm chữ n trong bộ chữ . (HS: tìm đồng loạt). GV quan sát nhận xét. 2.2. HĐ 2: Phát âm và đánh vần tiếng. Phát âm: - GV phát âm mẫu n; HS K, G phát âm trước, TB, Y phát âm lại, phát âm đồng loạt, cá nhân. GV chỉnh sửa thát âm cho HS. Đánh vần: ? Muốn có tiếng nơ ta phải thêm âm gì.( HS: K,TB: trả lời). ? Phân tích tiếng nơ. ( HS: K,G: phân tích, TB, Yếu nhắc lại) - HS dùng bộ chữ để ghép (HS: đồng loạt ghép, 1 K lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét. - Đánh vần tiếng nơ. (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại) - HS đánh vần theo nhóm, cá nhân, lớp. - GV chỉnh sữa cách đánh vần cho từng HS. - Hướng dẫn đọc chữ m, tiếng me ( quy trình tương tự). 2.3.HĐ 3: Đọc tiếng ứng dụng. - GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng. (Hai HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB Y đánh vần và đọc lại). - Yêu cầu HS đọc đồng loạt, nhóm, cá nhân. GV nhận xét, chỉnh sữa phát âm cho HS. - GV có thể kết hợp giải nghĩa từ và phân tích tiếng: no, nô, nơ... 2.4. HĐ 4 : Hướng dẫn viết chữ trên. Hướng dẫn viết chữ n. - GV viết mẫu chữ n vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát). 3 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ n. - HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. * Hướng dẫn viết tiếng nơ. - GV viết mẫu tiếng nơ trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. (HS quan sát). - HS viết vào bảng con: nơ. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV sửa lỗi và nhận xét. - Hướng dẫn viết chữ m , tiếng me ( quy trình tương tự). HS khá giỏi : - Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. * HS khá giỏi : - Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ ở SGK. TIẾT 2 *HĐ1: Luyện đọc. - Luyện đọc lại các âm, từ và tiếng ứng dụng mới học ở tiết 1. (HS: Đọc nhóm, cá nhân, cả lớp). - Chủ yếu gọi HS TB, Y luyện đọc, HS: khá, giỏi theo dỏi nhận xét. Đọc câu ứng dụng. - HS quan sát và nhận xét tranh minh họa của câu ứng dụng. - HS K, G đọc trước, HS TB, Y đọc lại. Đọc cá nhân, nhóm, cả lớp. - GV chỉnh sửa cho HS. - GV đọc mẫu câu ứng dụng. (HS: Đọc lại). *HĐ2: Luyện viết. - GV hướng dẫn HS tập viết n, m, nơ,me vào vở tập viết. - GV quan sát giúp đỡ HS về cách để vở, cách cầm bút, tư thế ngồi, các nét nối giữa chữ l và chữ ê...Nhận xét và chấm một số bài. *HĐ3: Luyện nói. - HS G đọc tên bài luyện nói: bốmẹ, ba má. (HS: K, TB, Y đọc lại). - GV cho HS quan sát tranh và trao đổi từng cặp theo các câu hỏi gợi ý sau: +Ơ quê em thường gọi người sinh ra mình là gì? (HS: TB trả lời + Nhà em có mấy anh em?Em là con thứ mấy? + GV cho HS kể thêm về bố mẹ của mình và tình cảm của mình đối với bố mẹ cho cả lớp nghe. + HS khá trả lời câu hỏi: Em làm gì để bố mẹ vui lòng? - GV quan sát giúp đỡ một số cặp còn chưa hiểu rõ câu hỏi. - Yêu cầu luyện nói trước lớp ( HS : Các cặp lần lượt luyện nói ). GV nhận xét . 3/ Củng cố, dặn dò: - GV chỉ bảng cho HS theo dõi và đọc lại bài trên bảng không theo thứ tự. - HD học sinh đọc bài ở nhà. Thứ ba ngày 17 tháng 09 năm 2013 4 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Học vần BÀI 14: d - đ I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:. - Đọc được d,đ, dê,đò từ và câu ứng dụng. - Viết được: d,đ, dê,đò (viết 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một). - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề:dế,cá cờ, bi ve, lá đa. *Ghi chú:HS khá giỏi biết đọc trơn II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). - HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1/ Bài cũ: - Gọi 2 HS (K, TB) lên bảng đọc và viết tiếng no, nô, mơ - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: TIẾT 1 *Giới thiệu bài. (trực tiếp). 2.1. HĐ1: Nhận diện chữ . ? Tìm chữ d trong bộ chữ . (HS: tìm đồng loạt). GV quan sát nhận xét. 2.2. HĐ 2: Phát âm và đánh vần tiếng. Phát âm: - GV phát âm mẫu d; HS Khá , Giỏi phát âm trước, TB, Yếu phát âm lại, phát âm đồng loạt, cá nhân. GV chỉnh sửa thát âm cho HS. Đánh vần: ? Muốn có tiếng dê ta phải thêm âm gì.( HS: K,TB: trả lời). ? Phân tích tiếng dê. ( HS: K,G: phân tích, TB, Y: nhắc lại) - HS dùng bộ chữ để ghép (HS: đồng loạt ghép, 1 K lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét. - Đánh vần tiếng dê. (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại) - HS đánh vần theo nhóm, cá nhân, lớp. - GV chỉnh sữa cách đánh vần cho từng HS. - Hướng dẫn đọc chữ đ, tiếng đò ( quy trình tương tự). 2.3.HĐ 3: Đọc tiếng ứng dụng. - GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng. (Hai HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB Y đánh vần và đọc lại). - Yêu cầu HS đọc đồng loạt, nhóm, cá nhân. GV nhận xét, chỉnh sữa phát âm cho HS. - GV có thể kết hợp giải nghĩa từ và phân tích tiếng:da,đa,đo 2.4. HĐ 4: Hướng dẫn viết chữ trên. Hướng dẫn viết chữ d. - GV viết mẫu chữ d vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát). 5 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ đ. - HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. * Hướng dẫn viết tiếng dê. - GV viết mẫu tiếng dê trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. (HS quan sát). - HS viết vào bảng con: dê. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV sửa lỗi và nhận xét. - Hướng dẫn viết chữ đ, tiếng đò ( quy trình tương tự). HS khá giỏi : - Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. * HS khá giỏi : - Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ . TIẾT 2 3.Luyện tập. 3.1.HĐ1: Luyện đọc. - HS đọc lại các âm ở tiết 1. - Đọc câu ứng dụng: +HS nhận xét về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. +GV cho HS đọc câu ứng dụng:cá nhân,nhóm,cả lớp. +GV giúp đỡ HS yếu và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. +GV đọc mẫu câu ứng dụng. +HS khá đọc trơn : ( 2 HS) 3.2.HĐ2: Luyện nói: - HS khá đọc tên bài luyện nói: dế , cá cờ , bi ve , lá đa . - GV gợi ý để HS luyện nói: + Các em có thích những vật và con vật có tên trong bài không? + Tại sao các em thích những vật và con vật này?(chúng thường là đồ chơi trẻ em) + Em biết những loại bi nào? + Cá cờ thường sống ở đâu? Nhà em có nuôi cá cờ không? + Dế thường sống ở đâu? Em có quen anh chị nào biết bắt dế không? Bắt như thế nào? + Tại sao lại có hình cái lá đa bị cắt như trong tranh? Em có biết đó là đồ chơi gì không?(trâu lá đa) 3.3.HĐ3: Luyện viết. HS viết bài trong vở tập viết. Trò chơi:Tìm tiếng chứa chữ vừa học. 3.Củng cố,dặn dò. - HS đọc bài trong sách giáo khoa. - HD học ở nhà.. Toán 6 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU:. - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, <, > để so sánh các số trong phạm vi 5. * Ghi chú: Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2, bài 3. II.ĐỒ DÙNG. -Vở bài tập toán 1, bảng con… III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ HS làm vào bảng con:. 4=4 4>2. 3=3 5>1. 2.Luyện tập Bài 1: ( cột 1, 2, 3 ) GV gợi ý HS tìm cách làm - HS khá nêu cách làm:Viết dấu thích hợp vào chỗ chấm. - HS làm bài rồi đọc kết quả theo từng cột 1<2 4>3 2<3 2=2 4=4 3<4 3>2 4<5 2<4 Bài 2: - GV hướng dẫn HS quan sát bài mẫu - HS khá nêu cách làm - HS làm tiếp các bài còn lại: 4 < 5 3=3 5>4 5=5 Bài 3: Tiến hành tương tự bài 2: HS nêu: 5 = 5 4=4 3.củng cố dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học. - Hướng dẫn học ở nhà Thứ tư ngày 19 tháng 09 năm 2012. Học vần BÀI 15: t - th I/ MỤC ĐÍCH,YÊU CẦU:. - Đọc được t,th,tổ, thỏ từ và câu ứng dụng. - Viết được: t,th,tổ, thỏ (viết 1/2 số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một). - Luyện nói từ 2-3 câu theo chủ đề:ổ, tổ *Ghi chú:HS khá giỏi biết đọc trơn II/ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - GV: Bộ ghép chữ tiếng việt. Tranh minh họa từ khóa (HĐ 1- 2;T1). Tranh minh họa phần luyện nói (HĐ 3; T 2). 7 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - HS: Bộ ghép chữ, bảng con, phấn. III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. TIẾT 1 1/ Bài cũ: - Gọi 2 HS (K, TB) lên bảng đọc và viết tiếng da dê; đi bộ - GV nhận xét cho điểm. 2/ Bài mới: *Giới thiệu bài. (trực tiếp). 2.1. HĐ1: Nhận diện chữ . ? Tìm chữ t trong bộ chữ . (HS: tìm đồng loạt). GV quan sát nhận xét. 2.2. HĐ 2: Phát âm và đánh vần tiếng. Phát âm: - GV phát âm mẫu t ; HS Khá, Giỏi (phát âm trước, HS TB, Yếu phát âm lại, phát âm đồng loạt, cá nhân. GV chỉnh sửa thát âm cho HS. Đánh vần: ? Muốn có tiếng tổ ta phải thêm âm gì.( HS: K,TB: Liên, Long… trả lời). ? Phân tích tiếng tổ . ( HS: Khá , Giỏi phân tích, TB, Yếu nhắc lại) - HS dùng bộ chữ để ghép (HS: đồng loạt ghép, 1 K lên bảng ghép). GV quan sát nhận xét. - Đánh vần tiếng tổ. (HS: K, G đánh vần, TB, Y đánh vần lại) - HS đánh vần theo nhóm, cá nhân, lớp. - GV chỉnh sữa cách đánh vần cho từng HS. - Hướng dẫn đọc chữ th, tiếng thỏ ( quy trình tương tự). 2.3.HĐ 3: Đọc tiếng ứng dụng. - GV viết các tiếng ứng dụng lên bảng. (Hai HS K, G đánh vần, đọc trơn trước, TB Y đánh vần và đọc lại). - Yêu cầu HS đọc đồng loạt, nhóm, cá nhân. GV nhận xét, chỉnh sữa phát âm cho HS. - GV có thể kết hợp giải nghĩa từ và phân tích tiếng:da,đa,đo 2.4. HĐ 4: Hướng dẫn viết chữ trên. Hướng dẫn viết chữ t. - GV viết mẫu chữ t vừa viết vừa hướng dẫn cách viết. (HS: quan sát). - GV cho HS dùng ngón trỏ viết vào không trung chữ t - HS viết bảng con. GV nhận xét và sửa lỗi cho HS. * Hướng dẫn viết tiếng tổ. - GV viết mẫu tiếng tổ trên bảng, vừa viết vừa nêu cách viết. (HS quan sát). - HS viết vào bảng con: tổ. GV quan sát giúp đỡ HS TB, Y. GV sửa lỗi và nhận xét. - Hướng dẫn viết chữ th, tiếng thỏ ( quy trình tương tự). HS khá giỏi : - Viết đủ số dòng quy định trong vở tập viết1, tập một. * HS khá giỏi : 8 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Bước đầu nhận biết nghĩa một số từ ngữ thông dụng qua tranh (hình) minh hoạ ở SGK.. Tiết 2 3.Luyện tập. 3.1.HĐ1: Luyện đọc. -HS đọc lại các âm ở tiết 1. -Đọc câu ứng dụng: bố thả cá mè,bé thả cá cờ. +HS nhận xét về tranh minh hoạ của câu ứng dụng. +GV cho HS đọc câu ứng dụng:cá nhân,nhóm,cả lớp. +GV giúp đỡ HS yếu và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS. +GV đọc mẫu câu ứng dụng. +HS khá đọc :(3-2 HS) 3.2.HĐ2: Luyện nói: - HS khá đọc tên bài luyện nói: ổ , tổ . - GV gợi ý để HS luyện nói: + Trong tranh em thấy con gì có ổ? Con gì có tổ? + Con gà có ổ , con chim có tổ để ở còn con người như chúng ta có gì để ở?(cái nhà) + Em thấy ổ,tổ của các con vật có quan trọng đối với chúng hay không? + Em có nên phá ổ , tổ của các con vật không? 3.3.HĐ3: Luyện viết. HS viết bài trong vở tập viết. Trò chơi:Tìm tiếng chứa chữ vừa học. 3.Củng cố,dặn dò. -HS đọc bài trong sách giáo khoa. -HD học ở nhà.. Toán LUYỆN TẬP CHUNG I.MỤC TIÊU:. - Biết sử dụng các từ bằng nhau, bé hơn, lớn hơn và các dấu =, <, > để so sánh các số trong phạm vi 5. * Ghi chú: Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2, bài 3. II.ĐỒ DÙNG: - Vở bài tập toán 1 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1.Kiểm tra bài cũ: HS làm vào bảng con: 5 > 1 2.Luyện tập: Bài 1:. 4=4. 9 Lop1.net. 3>2.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - GV nêu yêu cầu bài tập:Làm cho bằng nhau(bằng hai cách:vẽ thêm hoặc gạch bớt): + Phần a: - HS nhận xét số hoa ở hai bình (không bằng nhau) - GV gợi ý HS vẽ thêm một bông hoa vào bình bên phải - HS làm bài + Phần b:GV gợi ý HS làm cho bằng nhau bằng cách gạch bớt một con ngựa ở tranh bên trái. + Phần c:HS tự chọn cách làm và tự làm bài. Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài tập:Nối ô trống với số thích hợp. - HS nhắc lại yêu cầu bài tập - GV hướng dẫn HS nêu cách làm - GV lưu ý HS:Mỗi ô trống có thể nối với nhiều số - HS tự làm bài. - HS đọc kết quả:1<2;1<3;1<4;2<3;2<4;3<4 Bài 3:Tiến hành tương tự bài 2. 3.Củng cố,dặn dò: - GV nhắc lại quan hệ bằng nhau,bé hơn,lớn hơn. - Hướng dẫn học ở nhà.. Đạo đức GỌN GÀNG SẠCH SẼ (tiết 2) I.MỤC TIÊU. - Nêu được một số biểu hiệu cụ thể về ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Biết lợi ích của ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ. - Biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, đầu tóc, quần áo gọn gàng, sạch sẽ. + HS khá giỏi : Biết phân biệt giữa ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và chưa gọn gàng, sạch sẽ . II.ĐỒ DÙNG. - Vở bài tập đạo đức 1. - Bài hát “Rửa mặt như mèo” III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : 2.1.HĐ1:HS làm bài tập 3 - HS quan sát tranh bài tập 3 - HS thảo luận theo cặp: + Bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? + Bạn có gọn gàng,sạch sẽ không? + Em có muốn làm như bạn không? - GV mời một số HS trình bày trước lớp 10 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Lớp nhận xét , bổ sung. - GV kết luận:Chúng ta nên làm như các bạn nhỏ trong tranh 1,3,4,5,7,8 2.3.HĐ2:HS từng đôi một giúp nhau sửa sang quần áo,đầu tóc cho gọn gàng,sạch sẽ(bài tập 4) - GV nhận xét và tuyên dương các đôi làm tốt. 2.4.HĐ4:GV hướng dẫn HS đọc câu thơ: “Đầu tóc em chải gọn gàng Áo quần sạch sẽ,trong càng thêm yêu”. Thứ năm ngày 19 tháng 09 năm 2013. Học vần BÀI 16 : ÔN TẬP I.MỤC TIÊU:. - Đọc được: i, a, m, n, d, đ, t, th; các từ ngữ và câu ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - Viết được: i, a, m, n, d, đ, t, th; các từ ứng dụng từ bài 12 đến bài 16. - Nghe,hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: cò đi lò dò. - HS khá , giỏi kể được 2-3 đoạn truyện theo tranh. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. - Bảng ôn - Tranh minh hoạ câu ứng dụng - Tranh minh hoạ cho truyện kể cò đi lò dò. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1.Kiểm tra bài cũ: - Viết bảng con: tổ , thỏ - Đọc: ti vi,thợ mỏ bố thả cá mè,bé thả cá cờ. 2.Dạy học bài mới: TIẾT 1. Giới thiệu bài 21. HĐ1:Ôn tập các âm và ghép tiếng + Bảng 1: - GV chỉ choHS đọc các chữ ghi âm ở bảng 1: GV đọc âm HS chỉ chữ; HS chỉ chữ và đọc âm. - HS ghép các tiếng từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang. - GV chỉnh sửa phát âm cho HS + Bảng 2:Tiến hành tương tự bảng 1 2.2.HĐ2:Đọc từ ngữ ứng dụng - HS K G tự đọc các từ ngữ ứng dụng - HS các từ ngữ ứng dụng:nhóm,cá nhân,cả lớp. - GV chỉnh sửa phát âm cho HS 11 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - GV Đọc mẫu,giả thích thêm về các từ ngữ. 2.3.HĐ3:Tập viết - GV viết mẫu:tổ cò,lá mạ - HS viét bảng con. - GV chỉnh sửa chữ viết cho HS TIẾT 2. 3.Luyện tập 3.1.HĐ1:Luyện đọc + Nhắc lại bài ôn tiết trước - HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ônvà các từ ngữ ứng dụng theo nhóm,bàn, cá nhân,cả lớp - GV chỉnh sửa phát âm cho HS. + Đọc câu ứng dụng - GV giới thiệu câu ứng dụng. - HS thảo luận nhóm và nêu nhận xét của mình về cảnh cò bố,cò mẹ đang lao động miệt mài có trong tranh minh họa - GV có thể giải thích thêm về đời sống của các loài chim,đặc biệt là cò. - HS đọc câu ứng dụng:cò bố mò cá,cò mẹ tha cá về tổ.(theo nhóm ,cá nhân,đồng thanh) - GV chỉnh sửa phát âm cho HS. - HS khá đọc câu ứng dụng. 3.2.HĐ2: Luyện viết: - HS viết bài trong vở tập viết - GV quan sát giúp đỡ những HS yếu 3.3.HĐ3:Kể chuyện: - HS khá đọc tên câu chuyện:cò đi lò dò.GV dẫn vào chuyện. - GV kể lại diễn cảm có kèm theo tranh minh hoạ. - HS thảo luận nhóm và cử đại diện thi tài. - HS thi kể chuyện theo đoạn dựa vào tranh minh hoạ. *Ý nghÜa c©u chuyÖn : T×nh c¶m ch©n thµnh gi÷a con cß vµ anh n«ng d©n. 3.Cñng cè,dÆn dß: - GV chỉ bảng ôn HS theo dõi và đọc theo. - Trò chơi:Tìm chữ và tiếng vừa học. - Hướng dẫn học ở nhà.. Tự nhiên và xã hội BẢO VỆ MẮT VÀ TAI I. MỤC TIÊU:. Giúp HS biết: - Các việc nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt và tai - Tự giác thực hành thường xuyên các hoạt động vệ sinh để giữ gìn mắt, tai sạch sẽ 12 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC:. Các hình bài 4 SGK Vở bài tập Tự nhiên và xã hội III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra bài cũ : 2. Bài mới : * Khởi động: Cả lớp hát bài “Rửa mặt như mèo” GV giới thiệu bài mới 2.1.Hoạt động 1: HS nhận ra việc gì nên làm và không nên làm để bảo vệ mắt GV yêu cầu HS quan sát tranh SGK + HS quan sát và trả lời câu hỏi trong nhóm đôi VD: Các bạn ở hình 10 SGK đang làm gì? Việc làm đó có nguy hiểm gì không? HS thảo luận (GV giúp đỡ các nhóm yếu) + HS trình bày trước lớp GV kết luận ý chính (nếu HS không tự kết luận được) 2.2.Hoạt động 2: Nhận ra việc gì nên và không nên làm để bảo vệ tai + HS quan sát từng hình + HS đặt câu hỏi, trả lời cho từng hình Kết luận: SGV 2.3.Hoạt động 3: Đóng vai Mục tiêu: Tập ứng xử để bảo vệ mắt và tai Giáo viên nêu nhiệm vụ cho các nhóm: mỗi nhóm một tình huống + HS đóng vai theo nhóm đôi. + Đóng vai theo tình huống đã yêu cầu. + Đại diện nhóm trình bày (nhận xét đánh giá) 2.4. Hoạt động nối tiếp: - Các em cần thận trọng để bảo vệ mắt và tai - Chuẩn bị bài sau. Thứ sáu ngày 20 tháng 09 năm 2013 Tập viết TUẦN 3: lễ , cọ , bờ , hổ TUẦN 4: mơ , do , ta , thơ I.MỤC TIÊU:. + Giúp HS viết đúng các chữ: lễ , cọ , bờ , hổ, bi ve, mơ , do , ta , thơ, thợ mỏ kiểu chữ viết thường, cỡ vừa theo vở tập viết 1, tập một. + HS khá, giỏi viết được đủ số dòng quy định trong vở tập viết 1, tập một . II.ĐỒ DÙNG:. - GV: Bảng phụ viết sẵn các chữ cần viết trong bài . - HS: Vở tập viết 1,bảng con,phấn. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1. Kiểm tra bài cũ: - HS viết bảng con: e , b , bé 13 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - GV nhận xét 2.Bài mới: - Giới thiệu bài (trực tiếp) 2.1.HĐ1:Hướng dẫn viết: + GV treo bảng phụ có sẵn chữ mẫu.Yêu cầu HS quan sát và nhận xét. - GV viết mẫu tiếng lễ và hướng dẫn cách viết. - HS đồng loạt tập viết vào không trung tiếng lễ. - HS tập viết tiếng lễ vào bảng con. + Tiến hành tương tự với các tiếng còn lại. 2.2.HĐ2: HS viết bài vào vở tập viết : - GV yêu cầu HS mở vở tập viết - Lưu ý HS ngồi viết đúng tư thế , viết bài vào vở phải cẩn thận. - HS đồng loạt viết bài vào vở. - GV quan sát giúp đỡ HS TB,Y - GV thu một số bài chấm và nhận xét về chữ viết và cách trình bày. 3.Củng cố,dặn dò: - GV tuyên dương một số bài viết đẹp. - Động viên những HS hôm nay viết chưa đẹp để giờ sau các em cố gắng. - Nhận xét chung tiết học. - GV hướng dẫn HS học bài ở nhà. Toán SỐ 6 I.MỤC TIÊU:. - 5 thêm 1 được 6, viết được số 6; Đọc đếm được từ 1đến 6 - So sánh các số trong trong phạm vi 6; Biết vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6. * Ghi chú: Bài tập cần làm: Bài 1,bài 2, bài 3. II.ĐỒ DÙNG:. - Bộ đồ dùng dạy học toán 1 - Vở bài tập toán 1 III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. 1.Kiểm tra bài cũ: HS làm vào bảng con :. 5>3 2=2. 1<4 1<2. 2.Dạy học bài mới: 2.1.HĐ1:Giới thiệu số 6 +Bước 1: Lập số 6 - Hướng dẫn HS xem tranh trong SGKvà nói : Có 5 em đang chơi,một em khác đang đi tới.Tất cả có mấy em? - HS trả lời: Tất cả có 6 em. - Gọi HS khác nhắc lại:Ccó 6 em - Cho HS tiếp tục quan sát một số đồ dùng trên bảng cài . 14 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - GV nêu:Các nhóm này đều có số lượng là 6.Để ghi lại ssố lượng này người ta dùng chữ số 6 - GV ghi bảng số 6 +Bước 2:Giới thiệu số 6 in và số 6 viết - GV cài chữ số 6 in-HS đọc (cá nhân,đồng thanh) - GV giới thiệu chữ số 6 viết –GV viết mẫu-HS viết bảng con. + Bước 3:Nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6 - HS đếm xuôi: 1,2,3,4,5,6 - HS đếm ngược: 6 , 5 , 4 , 3 , 2 , 1 - Giúp HS nhận ra số 6 đứng liền sau số 5 trong dãy số:1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 2.2.HĐ2:Thực hành: GV hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở bài tập toán. + Bài 1: - GV nêu yêu cầu bài tập :Viết số 6. - HS thực hành viết số 6. + Bài 2: - GV nêu yêu cầu bài tập :Viết số - HS quan sát hình vẽ và viết số vào ô trống +Bài 3: - GV nêu yêu cầu bài tập :Viết số thích hợp vào ô trống. - HS khátự làm bài - GV hướng dẫn cho những HS TB,yếu - HS đọc kết quả bài làm của mình. 3.Củng cố ,dặn dò: - HS đếm: 1 , 2 , 3 , 4 , 5 , 6 6,5,4,3,2,1 - Hướng dẫn HS học ở nhà.. Thủ công XÉ, DÁN HÌNH VUÔNG I.MỤC TIÊU:. - HS biết cách xé,dán hình vuông. - Xé, dán được hình vuông. đường xé có thể chưa thẳng và bị răng cưa. Hình dán có thể chưa phẳng. *Với HS khéo tay: - Xé dán được hình vuông. Đường xé tương đối thẳng, ít răng cưa. Hình dán tương đối phẳng. - Có thể xé được thêm hình vuông có kích thước khác. - Có thể kết hợp vẽ trang trí hình vuông. II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:. 1.Giáo viên: 15 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - Bài mẫu về xé,dán hình vuông.Hai tờ giấy khác màu nhau(màu tương phản) .Hồ dán,giấy trắng làm nền. Khăn lau tay. 2.Học sinh: - Giấy nháp có kẻ ô. Hồ dán,bút chì,khăn lau tay. III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:. 1.Kiểm tra bài cũ : 2.Bài mới: 2.1.HĐ1:GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét - GV cho HS quan sát bài mẫu. - GV giảng giảI và giới thiệu vào bài. - GV hỏi:Các em hãy quan sát và phát hiện một số đồ vật nào xung quanh có dạng hình vuông. 2.2.HĐ2:GV hướng dẫn mẫu - Vẽ và xé hình vuông. - Hướng dẫncách dán hình. 3.Củng cố,dặn dò: - GV nhận xét chung tiết học. - Dặn HS thực hành ở nhà và chuẩn bị cho bài sau. SINH HOẠT TẬP THỂ: - Gọi lần lượt các tổ trưởng nhận xét về nề nếp học tập trong tuần qua của tổ. - GV đánh giá,nhận xét về nề nếp học tập,VS trường lớp,VS cá nhân. - Bình xét,xếp loại các tổ trong tuần. - Tổ chức trò chơi: Nhảy đúng nhảy nhanh. - Phổ biến nội dung tuần tới.. 16 Lop1.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span>

×