Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Đề tài Rèn kỹ năng viết đoạn văn ngắn cho học sinh lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (213.16 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGẮN CHO HỌC SINH LỚP 2 A - Đặt Vấn đề. I. LỜI NÓI ĐẦU Trong các phân môn của tiếng việt, phân môn tập làm văn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Nó là phân môn hội tụ đầy đủ nhất các yếu tố của quúa trình giao tiếp đồng thời là thước đo đánh giá kết quả học tập và giảng dạy các phân môn khác.Học làm văn, học sinh phải phát huy vốn kiến thức văn học qua các bài tập đọc, học thuộc lòng, vốn hiểu biết xã hội, vận dụng những kiến thức luyện từ và câu, kể chuyện…. đã học để trình bày, diễn đạt một vấn đề theo nói hoặc viết. Qua đó các em nêu lên những suy nghĩ, tình cảm của mình theo yêu cầu bài ra. Dạy học Tiếng Việt là dạy học tiếng mẹ đẻ. Dạy học Tiếng Việt giúp các em hình thành 4 kỹ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Tập làm văn trong môn Tiếng Việt hội đủ 4 kỹ năng trên. Đối với HS lớp 2 thì đây là một phân môn khó. Bởi ở lứa tuổi của các em, vốn kiến thức và hiểu biết còn hạn hẹp. Bên cạnh đó còn có một số khó khăn khách quan như điều kiện hoàn cảnh sống của HS ở địa bàn dân cư lao động nghèo, gia đình không có điều kiện để quan tâm đến các em, việc diễn đạt ngôn ngữ kém, việc tiếp thu kiến thức khá chậm, HS nghèo vốn từ ngữ…Điều này ảnh hưởng nhiều đến việc học tập nói chung, học phân môn Tậplàm văn nói riêng. Trong chương trình Tiếng Việt lớp 2, ngay từ đầu năm học, các em đựơc làm quen với đoạn văn và được rèn kỹ năng viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu. Trong quá trình làm bài, tôi nhận thấy các em còn lúng túng, nhiều HS làm bài chưa đạt yêu cầu. Các em thường lặp lại câu đã viết, dùng từ sai, có em viết không đúng yêu cầu của đề bài hoặc có những bài làm đảm bảo về số câu nhưng viết không đủ ý. 1 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Là một giáo viên giảng dạy ở lớp 2, tôi rất băn khoăn và trăn trở: Làm thế nào để giúp các em thực hiện được mục tiêu đã đề ra? Bản thân tôi luôn cố gắng để tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng học tập cho HS của lớp mình. Đây là lý do tôi chọn và áp dụng một số giải pháp để “Giúp học sinh lớp 2 rèn kỹ năng viết đoạn văn”. Sau đây, tôi xin trình bày một số giải pháp mà bản thân đã đúc kết được trong thời gian qua. II. THỰC TRẠNG CUẢ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1, Thực trạng Trong môn Tiếng Việt lớp 2, phân môn Tập Làm Văn là một phân môn khó đối với học sinh vì các em mới ở lớp 1, chỉ dừng lại ở việc đọc thông viết thạo.Qua thực tế giảng dạy tôi thấy việc học và giảng dạy môn Tập Làm Văn lớp 2 đang còn gặp một số vấn đề sau: Về phía học sinh: Trong thực tế giảng dạy, tôi thấy học sinh lớp 2 viết câu còn lủng củng, chưa biết sắp xếp câu theo thứ tự trong bài. Câu chưa đủ bộ phận, dung từ ngữ chưa chính xác với nội dung yêu cầu, dẫn tới các em viết bài một cách khô khan rườm rà. Bởi vì. Kĩ năng nói của các em chưa lưu loát, bí từ, dẫn tới bài biết hay là rất khó. Có chăng, giáo viên gợi ý thì học sinh viết được đôi ba câu rời rạc. Đây là một vấn đề khó khăn trong việc rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn cho học sinh lớp 2. Một phần do trí tưởng tượng của học sinh chưa phong phú, còn nghèo nàn nên viết văn chưa có hình ảnh đặc biệt khi dùng biện pháp so sánh, nhân hoá để viết văn còn vụng, chưa hay. Chính vì thế, dẫn tới kết quả chưa cao. Về phía giáo viên: Giáo viện giảng bài còn lệ thuộc vào sách dù rằng giàn ý mẫu, câu văn mẫu không phù hợp với quan sát của học sinh. Vì thế làm giảm khả năng tư duy sáng tạo và tăng tính lười suy nghĩ, tìm tòi của học sinh. Trong giảng dạy, nhiều khi giáo viên còn áp đặt học sinh làm theo tư duy khuôn mẫu của giáo viên, yêu cầu học sinh nhớ nhiều để bắt chước làm văn. Hầu hết giáo viên chưa tạo được đối tượng giao tiếp và tình huống giao tiếp khi rèn kĩ năng nói để thu hút sự chú ý của các em, khơi dậy hứng thú 2 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> khi học văn. Phần lớn các đề bài tập làm văn ở tiểu học dường như đối tượng giao tiếp không được nhắc đến, dẫn đến giọng văn của các em khô cứng, dập khuôn, lời lẽ trong bài viết của học sinh sẽ na ná như nhau. Bên cạnh đó, để đối phó với học sinh làm bài kém nhưng để đảm bảo chất lượng khi kiểm tra, thi cử,…nhiều giáo viên cho học sinh học thuộc một số bài mẫu để các em khi gặp một đề bài tương tự cứ thế mà chép. Tình trạng trên, cả cô và trò lệ thuộc vào mẫu, không thoát khỏi bài mẫu, Chính vì thế, tỉ lệ học sinh yêu thích môn Tập làm văn còn quá ít ỏi. II. HIỆU QUẢ CỦA THỰC TRẠNG TRÊN Tôi đã ra đề kiểm tra học sinh làm bài Tuần 10 thu được kết quả như sau: - Tổng số học sinh lớp 2D: 28 em - Số học sinh đạt điểm giỏi: 2 em - Số học sinh đạt điểm khá: 7 em - Số học sinh đạt điểm trung bình: 13 em - Số học sinh đạt điểm yếu: 6 em Từ thực trạng trên, để học sinh diễn đạt được tốt hơn, viết văn hay, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Rèn kỹ năng viết đoạn văn cho HS lớp 2”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN Kiểu bài nói theo đề tài có nhiệm vụ rèn luyện cho hS kĩ năng độc thoại trước một tập thể một đề tài được xác định. Tuy nhiên có thể thống nhất đó là những thông tin về nét nổi bật, nét riêng biệt, nét đặc sắc về đề tài rèn kĩ năng nói trong phân môn Tập làm văn. Làm kiểu bài này các em cần lưu ý những vấn đề sau: 1. Chọn chi tiết: Hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết dựa theo yêu cầu đề bài và câu hỏi gợi ý 2. Thứ tự cách thức làm bài HDHS cách làm theo trình tự hợp lý: 3 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> - Câu mở, câu kết 3. Trọng tâm HDHS xác địn trọng tâm của đề bài để viết đúng theo yêu cầu không bị lạc đề 4. Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu 5. Rèn kĩ năng diễn đạt 6. Rèn kĩ năng cảm thụ văn học 7. Hướng dẫn thực hiện một số đề bài II. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN Các em được rèn luyện cả 4 kĩ năng nghe nói, đọc, viết ở hầu hết các tiết học, HS đều được rèn luyện cả hình thức nói và viết, thường là tập nói trước, tập viết sau. Ở học kỳ 2, có nhiều tiết rèn kĩ năng nghe cho HSthông qua các hình thức nghe kể chuyện rồi trả lời các câu hỏi Từ các hình thức này HS được hình thành từng bước kĩ năng tạo lập văn bản qua từng công đoạn, từ yêu cầu đơn giản như điền từ hoặc cụm từ vào chỗ trống, quan sát tranh và trả lời câu hỏi đền việc nói hay viết một đoạn văn theo một đề tài nhất định. Một điều quan trọng đòi hỏi các em là bài làm không phải là sự lặp lại của người khác mà đòi hỏi sự sang tạo của chính các em qua những kiểu bài tập cụ thể. 1. Rèn kĩ năng chọn chi tiết: Hướng dẫn học sinh chọn các chi tiết dựa theo yêu cầu đề bài và câu hỏi gợi ý Ví dụ: VD : Tập làm văn tuần 15, TV2 yêu cầu của bài tập là : Quan sát tranh và trả lời câu hỏi: a) Tranh vẽ cảnh gì ? b) Sóng biển như thế nào ? c) Trên mặt biển có gì? d) Trên bầu trời có những gì?. 4 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Bài tập này có 4 câu hỏi đi từ kĩ năng quan sát chung bao quát toàn cảnh (câu hỏi a) đến kĩ năng quan sát những chi tiết cụ thể trong tranh 9 câu hỏi b, c, d). Đối với bài tập này, nếu các em trả lời đơn giản, VD: a)Tranh vẽ cảnh; b) Sóng biển đang dềnh lên ; c) Trên mặt biển có những cánh buồm và những con hải âu, d) Trên bầu trời có ông trời và những đám mây.. thì đây mới chỉ là những câu hỏi khô khan, sơ lược về nội dung bức tranh, chưa phải là những câu văn hay, có hình ảnh.GV cần hướng các em đến những câu trả lời mở rộng, sử dụng từ ngữ phong phú hơn. VD: a) Tranh vẽ cảnh biển buổi sớm mai,/ Tranh vẽ cảnh biển buổi sang. Khi mặt trời đỏ rực đang từ dưới biển đi lên bầu trời. b) Sóng nhấp nhô trên mặt biển xanh./ Những con sóng lớn nhỏ xô vào bờ tung bọt trắng xoá. c) Trên mặt biển, những cánh buồm nhiều màu sắc đang lướt song ra khơi. /Trên mặt biển, những cánh buồm đang lướt song, những con hải âu đang chao lượn. d) Ông mặt trời như quả bóng màu đỏ treo lơ lửng giữa không trung, những đám mây màu tím nhạt đang bồng bềnh trôi, đàn hải âu bay về phía chân trời,…. GV cần kịp thời khuyến kích, khen ngợi và giới thiệu những câu văn hay, hình ảnh đẹp để động viên học sinh. Sau khi HS trả lời lần lượt các câu hỏi, GV có thể gọi một số Hs khá, giỏi trình bày lại toàn bộ nội dung bức tranh.  Bài viết về một người thân: - Người thân của em là ai? - Năm nay người ấy bao nhiêu tuổi? Làm công việc gì? - Tình cảm của người ấy đối với em ra sao? - Em sẽ làm gì để đền đáp lại sự quan tâm của người ấy dành cho em? 5 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Hướng dẫn: Để làm được đề bài này cần đọc kĩ đề mà nắm nội dung mà đềyêu cầu và ghi lại những nội dung chính có lien quan đến hệ thống câu hỏi gợi ý, trình tự trả lời câu hỏi. Cuối cùng em lien kết nội dung các câu trả lời lại bằng những từ ngữ chuyển tiếp hình thành một bài văn hoàn chỉnh . Nhớ là nói từng vấn đề được nêu trong câu hỏi gợi ý , chú không phải là trả lời từng câu hỏi . Có học sinh viết . Kể về mẹ “Mẹ em năm nay 28 tuổi, người dong dỏng cao. Nước da trắng như trứng gà bóc, tóc ngắn ngang vai. Mẹ thường đi xe máy tới trường. Mẹ em là cô giáo trường làng. Hằng ngày, mẹ phải lên lớp hai buổi, tối về mẹ soạn bài đến khuya mới đi ngủ. Tuy bận công việc trường lớp nhưng mẹ vẫn dành thời gian dạy cho em học. Mỗi lần em được điểm 10 mẹ vui lắm . Thấy mẹ bận công việc, em giúp mẹ quét nhà rửa cốc chén và cố gắng học thật giỏi để không phụ lòng mong mỏi của mẹ”. * Nhận xét: Bài làm đã khéo chọn được một trình tự đủ nội dung các vấn đề gợi ý nêu ra các trình tiết gắn với nhau một cách chặt chẽ và nổi bật lên những nét riêng biệt. Như vậy, qua việc hướng dẫn HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi, GV đã bước đầu hình thành cho HS năng lực quan sát ở mức độ đơn giản, tập dượt cánh quan sát có thứ tự đi đôi với việc rèn luyện cho HS kĩ năng nghe-nói để có những câu miêu tả gãy gọn, sinh động. 2. Thứ tự cách thức làm bài HDHS cách làm theo trình tự hợp lý: - Viết câu mở đầu: Giới thiệu đối tượng cần viết. (Có thể diễn đạt bằng một câu ) - Phát triển đoạn văn : Kể về đối tượng: Có thể dựa theo gợi ý , mỗi gợi ý có thể diễn đạt 2,3 câu tùy theo năng lực học sinh. - Câu kết thúc: Có thể viết một câu thường là nói về tình cảm, suy nghĩ, mong ước của em về đối tượng được nêu trong bài hoặc nêu ý nghĩa, ích lợi của đối tượng đó đối với cuộc sống, với mọi người. 6 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Ví dụ: Viết về một con vật: - Con vật em định kể là con vật gì? - Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào? - Hoạt động của nó có gì nổi bật? - Vì sao em thích con vật đó? Câu mở đầu: Giới thiệu chim cánh cụt “Trong thế giới loài chim, em thích nhất là chim cánh cụt”. Phát triển: Kể về chim cánh cụt “Cánh cụt sống ở những nơi lạnh giá, đầy băng tuyết. Nó có đôi cánh giống như hai mái chèo. Dáng đi của nó lũn chũn, trông rất buồn cười. Là một loài chim nhưng em chẳng thấy nó bay bao giờ. Thế nhưng nó lặn sâu dưới nước để bắt cá rất cừ”. Câu kết thúc: Tình cảm của em đối với loài chim “Em thích chim cánh cụt vì chúng là loài chim này những con vật hiền lành, dễ thương”. Giáo viên cần giúp cho học sinh hiểu có nhiều cách diễn đạt để bài làm các em được phong phú, tránh tình trạng dạy học sinh làm văn mẫu. Cần chủ động hình thành kỹ năng từng bước ở từng thời điểm thích hợp. Không nên áp đặt và đòi hỏi các em phải thể hiện được ngay những kỹ năng mới được hình thành. Trong quá trình giảng dạy, GV phải kiên nhẫn luôn tái hiện và lặp lại kiến thức cho HS trong suốt năm học, giúp HS có được nền móng tốt cho việc học tập môn Tập làm văn ở các lớp trên Câu mở, câu kết Mục đích của dạng bài tập Đọc văn bản - trả lời trong SGK TV2 là giúp HS biết cách trả lời các câu hỏi về cảnh vật, loài vật dựa trên văn bản đã đọc hiểu.Qua đó, hình thành cho HS một số hiểu biết về văn miêu tả. Hệ thống câu hỏi trong SGK ngắn ngọn, dễ hiểu, hướng đến nội dung miêu tả có trong văn bản. Văn bản miêu tả trong SGK đều là những văn bản hay, đặc sắc, có thể coi là những đoạn văn hay, bài văn miêu tả mẫu mực. 7 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Về cách tổ chức hoạt động dạy học, trước hết, GV giúp HS nắm được yêu cầu của bài tập. Cụ thể: - 2 HS nối tiếp nhau đọc yêu cấu của bài tập ( lệnh bài tập, đoạn văn và các câu hỏi).Cả lớp đọc nhẩm theo; - GV có thể giới thiệu cho các em biết rõ hơn về đối tượng miêu tả qua tranh, ảnh hoặc vật thật( nếu có). VD: tranh, ảnh chim chích bông – TLV Tuần 21, TV2; tranh ảnh hoặc một quả măng cụt – TLC tuần 28, TV2,…) - GV yêu cầu HS đọc kĩ văn bản và đọc kĩ các câu hỏi để hiểu đúng, hiểu đủ ý cần thiết. Sau đó, HS trả lời (miệng) lần lượt các câu hỏi: HS có thể hoạt động theo cặp (1 em hỏi – em kia trả lời rồi đổi vai), hoặc nhiều HS nối tiếp nhau trả lời câu hỏi. GV nhắc các em khi trả lời phải dựa sát vào ý của bài, nhưng không nhất thiết phải đúng nguyên xi từng câu chữ trong bài. GV khuyến khích các em nói bằng ngôn ngữ của riêng mình để rèn luyện cho các em nói những câu văn miêu tả hoàn chỉnh. VD: TLV Tuần 20, TV2 – Yêu cầu của bài tập là: Đọc đoạn văn Xuân về và trả lời câu hỏi: Những dấu hiệu nào báo mùa xuân đến? Tác giả đã quan sát mùa xuân bằng những cách nào ( nhìn, nghe, hay ngửi,….)? Đối với bài tập này, trước tiên, GV có thể hỏi khái quát về nội dung đoạn văn: Đoạn văn trên tả cảnh gì? Tiếp theo, GV yêu cầu HS tập trung tìm những dấu hiệu biểu hiện của mùa xuân đang đến để trả lời câu hỏi (a) với cách dẫn dắt như sau: Dấu hiệu đầu tiên báo hiệu mùa xuân đến là gì? Các loại cây có sự thay đổi như thế nào khi mùa xuân đến? Câu hỏi (b) yêu cầu HS tìm xem tác giả đã sử dụng những giác quan nào để nhận biết mùi vị, màu sắc, tiết trời thay đổi khi mùa xuân đến. GV có thể hỏi: Mùa xuân đến, cảnh vật đều có sự thay đổi, em hãy cho biết tác giả đã quan sát mùa xuân bằng cách nào để nhận ra sự thay đổi đó? 8 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Sau khi trả lời các câu hỏi, cả lớp và GV nhận xét, góp ý. GV nhắc lại những câu trả lời đúng. Như vậy, qua việc trả lời câu hỏi, HS đã bước đầu nắm đuợc một số hiểu biết về đoạn văn miêu tả cảnh vật. Cuối bài tâp, Gv có thể bình luận thêm: Để tả được quang cảnh đầu xuân, nhà văn Tô Hoài đã quan sát rất tinh tế, sử dụng rất nhiều giác quan để quan sát. Nhờ vậy, ông đã viết được đoạn văn miêu tả rất ngắn gọn mà thú vị, độc đáo. Các em muốn tả được cảnh vật xung quanh cũng phải quan sát thật kĩ và học cách quan sát. 3. Trọng tâm HDHS xác định trọng tâm của đề bài để viết đúng theo yêu cầu không bị lạc đề Các dạng bài tập Quan sát tranh và trả lời câu hỏi, Đọc văn bản - trả lời câu hỏi nói trên thực chất không thể tách rời dạng bài tập Tả ngắn, bởi vì mục tiêu cuối cùng mà việc dậy học văn miêu tả hướng tới là giúp HS biết cách tạo lạp một văn bản miêu tả. Đối với HS lớp 2, yêu cầu rất đơn giản, HS không phải viết thành một bài văn miêu tả có bố cục hoàn chỉnh. Song, dù yêu cầu ở mức độ nào thì các dạng bài tập trên đều phải hướng tới mục tiêu trên. Ngược lại, nhờ một số hiểu biết qua việc quan sát tranh, đọc và tìm hiểu văn bản miêu tả,…HS sẽ có khả năng sử dụng từ ngữ tạo thành câu văn miêu tả, đoạn văn miêu tả với những yêu cầu riêng. Mối quan hệ chặt chẽ đó thể hiện rõ ở hệ thống bài tập TLV trong SGK. VD: TLV Tuần 20, TV2, sau khi HS được đọc và tìm hiểu một đoạn văn tả mùa xuân, các em được luyện viết một đoạn văn tả mùa hè. Các bài tập TLV Tuần 21, 25, 26, 28, 31 cũng được sắp xếp theo trình tự như vậy. Rõ ràng, cách trình bày nội dung các bài tập như trên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc dạy học văn miêu tả nói chung, dạy học dạng bài tập Tả ngắn nói riêng. Mục đích của dạng bài tập Tả ngắn là rèn luyện kĩ năng viết văn miêu tả cho HS ở mức độ đơn giản. Đối tượng miêu tả là người, vật, cảnh vật xung quanh các em - những đối tượng gần gũi quen biết, thậm chí gắn bó than thiết với HS. Yêu cầu đặt ra đối với HS là: - Về nội dung: Bước đầu biết cách tả ngắn theo một đề tài cho trước hoặc tự chọn. 9 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> - Về hình thức: Viết câu đủ ý, đúng ngữ pháp, chính tả, cố gắng diễn đạt hay, sinh động. Đối với dạng bài tập này, GV có thể tổ chức HS hoạt động như sau: - Hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng cách để 1, 2HS đọc yêu cầu của đề bài và các câu hỏi gợi ý (nếu có); cả lớp đọc thầm theo. - Nhắc nhở HS: + Có thể viết đoạn văn tả ngắn với số lượng câu văn nhiều hơn yêu cầu nêu trong đề bài, nếu có khả năng. + Cần viết một cách chân thực, đủ ý, đặt câu đúng, biết nối kết các câu thành một đoạn văn ngắn (bài TLV viết vì thế có yêu cầu cao hơn bài TLV nói) - GV yêu cầu HS làm việc độc lập bởi yêu cầu của bài tập rất cụ thể, các em có thể tự giải quyết và cận tự nghĩ ra những câu văn của mình. Không cần có bước làm mẫu vì HS đã được đọc kĩ đề bài và phần gợi ý, đã học cách tạo câu trong giờ luyện từ và câu. Nếu đề bài có câu hỏi gợi ý, GV nhắc HS viết đoạn văn bằng cách bám sát theo các câu hỏi, nhưng có thể bổ sung thêm những ý mới. Nếu đề bài không có câu hỏi gợi ý, GV cần gợi ý sơ qua về đối tượng miêu tả mà đề bài yêu cầu. Tuy nhiên, hướng dẫn của GV cũng chỉ nên mang tính gợi mở để HS tham khảo chứ không buộc các em phải tuân thủ một cách máy móc. Cần lưu ý: Tuyệt đối không được yêu cầu HS viết thành một bài văn miêu tả có bố cục đầy đủ, hoàn chỉnh. VD: TLV Tuần 21, TV2 – Sau khi được đọc văn bản và trả lời câu hỏi về Chim chích bông, SGK có bài tập: Viết 2, 3 câu về một loài chim mà em thích. Đây là một bài tập mở. HS có thể tuỳ ý lựa chọn một loài chim mà em đã từng nhìn thấy, từng gặp. Với bài tập này, trước hết, GV yêu cầu HS nói tên một loài chim mà em thích, sau đó có thể gợi ý: - Muốn viết 2, 3 câu về một loài chim mà em thích, em cần giới thiệu về loài chim đó. - Có thể viết nhiều hơn 2, 3 câu, nhưng không cần viết quá 5 câu. Sau khi HS làm bài, GV tổ chức cho HS trình bày kết quả làm việc. Nhiều HS nối tiếp nhau đọc đoạn viết. Cả lớp và GV nhận xét. HS có thể đổi vở cho bạn ngồi cạnh để 10 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> giúp nhau chữa lỗi về từ, câu, chính tả (nếu có). Cuối cùng, GV là người chữ lỗi về ý, dung từ, viết câu cho HS, nhưng công việc này cần tiến hành trên chính những câu văn do các em tạo ra. GV không nên lấy cách nghĩ, cách cảm của mình làm khuôn mẫu, chuẩn mực để đánh giá sản phẩm của HS. Việc chỉ cho HS thấy thiếu sót cụ thể của mình và cách sửa lại câu văn miêu tả cho đúng, cho hay sẽ vừa có tác dụng giúp HS nhận ra chỗ sai sót vừa có tác dụng động viên các em. GV có thể chấm điểm một số bài viết tốt, đặc biệt, cần khuyến khích, khen ngợi kịp thời những bài viết chân thực, có nét riêng, độc đáo, biết dùng từ gợi tả, gợi cảm. Cuối tiết học, GV cho lớp bình chọn những bạn viết hay nhất và yêu cầu HS về nhà hỏi thêm bố mẹ hoặc người than về đối tượng miêu tả vừa thực hành. Đối với những em viết chưa đạt, GV nên yêu cầu về nhà viết lại. 4. Rèn kĩ năng dùng từ đặt câu Với lứa tuổi của các em học sinh lớp 2, việc sử dụng từ ngữ trong bài tập làm văn còn nhiều hạn chế. Hầu hết học sử dụng từ ngữ chưa phù hợp, chưa chính xác. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp giúp các em lựa chọn, phân tích để sử dụng từ ngữ cho hợp lý. Bên cạnh đó, GV cũng cần giới thiệu, cung cấp thêm các từ đồng nghĩa phù hợp với bài văn. Ví dụ: Khi viết đoạn văn kể về người thân thì HS sẽ có nhiều bài làm khác nhau, GV cần giúp HS chọn lựa từ ngữ cho phù hợp, khi kể về bố là thầy giáo thì từ ngữ sử dụng phải khác với bài viết bố là bộ đội; viết về tình cảm của em đối với với cha mẹ, ông bà thì từ dùng phải khác với viết về tình cảm của mình đối với bạn bè; Viết về cảnh biển buổi sáng có thể dùng các từ đồng nghĩa như: bình minh, hừng đông, sớm mai; viết về gia đình có các từ như đoàn tụ, sum họp, quây quần…; để diễn tả mặt trời mùa hè có các từ: chói chang, gay gắt, đỏ rực, như mâm lửa khổng lồ, như quả cầu lửa… GV cần chuẩn bị kỹ với mỗi bài để hướng dẫn HS vận dụng các từ ngữ thích hợp vào bài viết. 11 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> 5. Rèn kĩ năng diễn đạt Bên cạnh đó, để chủ động hơn khi tập viết các đoạn văn miêu tả ngắn, SGK còn có bài tập rèn kĩ năng sắp xếp các câu trong đoạn văn. VD: TLV Tuần 22 – Yêu cầu của bài tập là: Các câu dưới đây tả con chim gáy. Hãy sắp xếp thứ tự của chúng để tạo thành một đoạn văn: a) Cổ chú điểm những đốm cườm trắng rất đẹp b) Một chú chim gáy sà xuống chân ruộngvừa gặt c) Thỉnh thoảng, chú cất tiếng gáy “cúc cù…cu”, làm cho cánh đồng quê thêm yên ả. d) Chú nhẩn nha nhặt thó rơi bên từng gốc rạ. Với bài tập này, HS sẽ ý thức rõ hơn về sự liên kết giữa các câu, các ý trong đoạn văn. Từ đó, các em biết vận dụng để viết các đoạn văn miêu tả, trong đó các câu, các ý được trình bày mạch lạc, có sự sắp xếp hợp lí. Tóm lại, để tổ chức cho HS làm tốt các dạng bài tập rèn kĩ năng viết văn miêu tả theo hướng tích cực hoá, cá thể hoá hoạt động của mỗi em, GV cần: -. Giúp HS nắm vững yêu cầu của bài tập (bằng lời giải thích, bằng phương pháp. trực quan,…) - Chọn cách tổ chức hoạt động phù hợp với từng bài, có khả năng kích thích hứng thú học tập của HS (làm việc độc lập, làm việc theo nhóm, thi nói tiếp nối,…) - Khuyến khích HS thể hiện, bộc lộ khả năng của mình qua thực hành luyện viết đoạn văn miêu tả. 6. Rèn kĩ năng cảm thụ văn học Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần liên hệ những nội dung kiến thức có liên quan đến các chủ đề học tập trong các phân môn Tập đọc, Luyện từ và câu với phân môn Tập làm văn, để cung cấp thêm vốn hiểu biết, vốn từ ngữ về sự vật, hiện tượng xoay quanh các chủ đề để học sinh có kiến thức, không bỡ ngỡ khi gặp những đề bài 12 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> mới chưa được luyện tập trên lớp. Giúp học sinh có hiểu biết về đề tài, vận dụng kỹ năng thực hành để bài viết đạt kết quả. Ví dụ: Khi học về chủ đề “ Ông bà“ “Cha mẹ”, “Anh em” ( từ tuần 10 đến tuần 16), với rất nhiều những bài đọc thắm đượm tình cảm thương yêu trong gia đình, cùng với những tiết học phân môn Luyện từ và câu cung cấp, mở rộng vốn từ ngữ cho HS, ngoài việc giúp HS hiểu rõ và nắm chắc người thân của mình là những ai, ngoài việc khai thác và giáo dục tình cảm cho HS thông qua các nhân vật trong bài Tập đọc, nhấn mạnh cái hay, cái đẹp của nội dung bài, hướng cho HS liên hệ đến bản thân, gia đình, người thân của mình, tôi còn cung cấp thêm từ ngữ, hướng dẫn các em hệ thống lại, lựa chọn, ghi nhớ các từ ngữ phù hợp với đề tài ( ông bà, cha mẹ, anh em) để chuẩn bị cho bài làm văn sắp tới ( viết về người thân ), tôi luôn nói với các em sự cần thiết phải học thuộc và lựa chọn những từ ngữ đã học để các em vận dụng vào bài tập làm văn, khơi gợi và kích thích tinh thần học tập của các em. 7. Hướng dẫn thực hiện một số đề bài Đề 1: Kể về cô giáo (thầy giáo) cũ dạy em thời lớp 1 *) HDHS làm bài - Đề bài gồm 2 phần + Phần kể + Phần viết - Nội dung cụ thể + Phần kể: Dưạ vào hệ thống câu hỏi giúp HS kể về cô giáo hoặc thầy giáo + Phần viết: Dựa vào các câu hỏi trả lời để viết thành một đoạn văn cô giáo (thầy giáo) cũ dạy em thời lớp 1 - Bài viết của HS: Cô giáo dạy em hồi lớp 1 tên là cô Thuỷ. Cô Thuỷ rất yêu thương học sinh, cô xem tất cả chúng em như những đứa con của cô. Cô tận tình dậy bảo cho từng học sinh. 13 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Em nhớ nhất buổi đầu tiên đi học, em viết chữ E chưa đẹp, cô cầm tay dạy cho em viết. Hình ảnh của cô cứ yên đậm trong tâm trí em. Tuy đã xa cô, không còn được học với cô nữa nhưng em mãi mãi ghi nhớ công ơn của cô đối với chúng em. Đề bài 2: Viết một đoạn văn ngắn kể về con vật mà em yêu thích *) HDHS làm bài - Để thực hiện nội dung bài này em cần tham khảo các câu hỏi gợi ý trong SGK. Trả lời được các câu hỏi ấy và liên kết nội dung các câu trả lời xem như em đã thực hiện được yêu cầu cơ bản đề ra. Sau đây là câu hỏi gợi mở để các em tham khảo giúp các em hiểu được cách viết đoạn văn hay - Con vật em định kể là con vật gì? - Nó sống ở đâu? Hình dáng nó như thế nào? - Hoạt động của nó có gì nổi bật? - Vì sao em thích con vật đó? *) Bài viết của học sinh Ò…ó..o.. Đó là tiếng gáy của con gà trống nhà em đó. Chú gà trống nhà em trông mới oai vệ làm sao! Toàn thân nó phủ một lớp lông vũ màu đỏ tía. Sáng sáng, trống tía nhảy tót lên ụ rơm đầu hè mà rướn cổ gáy vang ò ó o. Mỗi khi đi học về, em thường rải cho nó một ít thóc và vuốt ve cái đuôi dài, cong cong của nó. Em mong gà nhanh lớn và mỗi sang sớm cất tiếng gáy để đánh thức em dậy học bài”. Đề bài 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một mùa mà em thích *) HDHS làm bài - Ở bài tập này, rèn kĩ năng viết dựa vào các câu hỏi gợi ý để viết một đoạn văn tả cảnh mùa hè. Ngoài các câu hỏi ở SGK, GV cần gợi ý để HS vận dụng những hiểu biết thực tế ở bài để viết. a) Mùa hè bắt đầu từ tháng nào trong năm? Mùa hè bắt đầu từ tháng 4 trong năm b) Mặt trời mùa hè như thế nào? 14 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Mặt trời mùa hè chói chang, gay gắt c) Cây trái trong vườn như thế nào Cây trái trong vườn trĩu trịt: xoài, cam, chôm chôm, măng cụt, nhãn, vải,… d) Học sinh thường làm gí trong kì nghỉ hè? Chúng em thường theo gia đình về quê, đi du lịch, cắm trại,… *) HS có thể kết nối các câu trả lời trên thành một đoạn văn nói về mùa hè *) Bài viết của HS “Tạm biệt mùa xuân , mùa hè đã đến. Mỗi năm mùa hè bắt đầu từ tháng 4. Mặt trời mùa hè chói chang gay gắt, không khí ngột ngạt oi nồng. Những trận mưa rào ào ạt xối xả. Hoa phượng nở đỏ rực một góc trời, cây cho nhiều trái ngọt. Chúng em được nghỉ hè về thăm ông bà, đi du lịch, tắm biển. Tiếng sóng biển rì rào, hàng thông vi vu,.. Tất cả đang mời gọi chúng em. Em yêu mùa hè”.. KẾT LUẬN Trong quá trình giảng dạy tôi đã áp dụng các biện pháp trên dạy lớp 2 trường tiểu học Lê Mạnh Trinh( Hoằng Lộc ) Kết quả học sinh làm văn đạt hiệu quả tương đối khả quan. Tỷ lệ HS khá giỏi tăng lên rõ rệt so với đầu năm học. Các em biết làm bài đúng và sát với trọng tâm yêu cầu của đề. Nắm chắc thể loại, nội dung thể hiện trong bài làm có “hồn”, từ ngữ chân thực, giọng văn thể hiện theo phong cách riêng biệt, cách sắp xếp ý phù hợp. Dùng từ tương đối chính xác và tinh tế. Câu văn gãy gọn, mạch lạc. Tóm lại các em đã tích luỹ được vốn hiểu biết khá phong phú trong khi thể hiện bài làm của mình. Kết quả cụ thể năm qua : Giỏi. Khá. Trung bình. Yếu. Thời gian. Tổng số. khảo sát. học sinh. SL. TL. SL. TL. SL. TL. SL. TL. Đầu năm. 28. 2. 7,1 %. 7. 25 %. 13. 46,5%. 6. 21, 4%. 15 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Cuối năm. 28. 10. 35.7%. 13. 46,3%. 7. 25%. 0. 0. Qua kết quả trên, tôi nghĩ rằng khi dạy phân môn tập làm Văn, giáo viên phải giúp học sinh hiểu được trọng tâm của đề bài. Phải làm cho học sinh trở thành chủ thể của quá trình học tập và làm văn, dạy học sinh biết học tập và cảm nhận cái đẹpanrong cuộc sống. Ngoài kĩ năng nghe nói đọc viết, học sinh phải biết vận dụng kíên thức và kĩ năng riêng để sản sinh ra một văn bản, qua đó giúp các em rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách. Phân môn Tập làm văn là phân môn khó vì nó tập trung cao tất cả các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết phải sống động. Chính vì thế mà đòi hỏi giáo viên thường xuyên kiểm tra đánh giá việc tiếp thu kiến thức của học sinh để có nội dung và biện pháp kịp thời. Người giáo viên cần liên tục bổ sung kiến thức văn học của mình bằng việc tiếp tục nghiên cứu tham khoả tài liệu để trao đổi và lựa chọn để làm thế nào đưa vào cho học sinh những vấn đề phù hợp, thiết thực. Điều quan trọng, người giáo viên phải nhiệt tinhd, yêu nghề mến trẻ, vượt khó và có khả năng về chuyên môn, có kiến thức sâu sắc và có phương pháp truyền thụ tốt. Tôi nghĩ, nếu làm được điều đó, thì không những học sinh làm bài tốt mà càng làm cho tâm hồn các em thêm phong phú, yêu cuộc sống, đặc biệt càng yêu thích học tập phân môn Tập làm văn. Với thời gian và khả năng có hạn trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý chân thành của thầy cô và các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn!. Hoằng Lộc ngày 20 tháng 4 năm 2011 Người viết. 16 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bùi Thị Thuỷ. 17 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 18 Lop2.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

×