Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Thiết kế bài dạy các môn lớp 4 - Năm 2006 - 2007 - Tuần 31

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.78 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 31 Thứ hai ngày 16 tháng 4 năm 2007 Tập Đọc Ăng – co Vát SGK Trang 123 -Thời gian :35phút A. Mục đích yêu cầu: -Hs đọc lưu loát bài văn .Đọc đúng các tên riêng , chữ số La Mã. -Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc chậm rãi, tình cảm kính phục, ngưỡng mộ Ăng – co Vát - một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu. -Hiểu các từ ngữ trong bài. -Hiểu ý nghĩa của bài : Ca ngợi Ăng – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam – pu – chia. B. Đồ dùng dạy học: -Ảnh khu đền Ăng – co Vát trong SGK. C. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 học sinh đọc thuộc lòng bài“Dòng sông mặc áo ” và trả lời câu hỏi sgk Nhận xét ghi điểm. 2. Bài mới: a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng. b.Hướng dẫn học sinh luyện đọc và tìm hiểu bài *Luyện đọc -1 học sinh đọc toàn bài. Giáo viên nhận xét, chia 6 đoạn. -Gv viết lên bảng các tên riêng, các chữ La Mã. Gv giúp HS đọc đúng, không vấp các tên riêng, các chữ số. -Học sinh nối tiếp nhau đọc 3đoạn - 2,3 lượt. Giáo viên kết hợp cho học sinh xem tranh . - Hướng dẫn học sinh luyện đọc đúng các từ ngữ dễ phát âm sai; giúp hs hiểu các từ ngữ mới và khó trong bài . -HS luyện đọc theo cặp. -1HS đọc cả bài . -Giáo viên đọc diễm cảm toàn bài *Tìm hiểu bài. -HS đọc thầm cả bài và trả lời câu hỏi : +Ăng – co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ ? +Khu đền chính đồ sộ như thế nào ? +Khu đền chính được xây dựng kì công như thế nào ? +Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ? - Giáo viên chốt lại nội dung. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> *Hướng dẫn học sinh đọc diển cảm . -Ba học sinh nối tiếp nhau đọc bài văn, giáo viên nhận xét và hướng dẫn đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung của bài. -Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn văn trong bài : “ Lúc hoàng hôn, Ăng – co Vát…khi đàn dơi bay toả ra từ các ngách”. -HS thi đọc diễn cảm đoạn văn . -Gv nhận xét , bình chọn em đọc hay nhất. 3. Củng cố dặn dò: -Học sinh nêu ý nghĩa của bài -Nhận xét tiết học D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ************************************ TOÁN Thực hành (tt) SGK / 159– TGDK:35phút A/Mục tiêu:Giúp HS : Biết cách vẽ bản đồ (có tỉ lệ cho trước), một đoạn thẳng AB (thu nhỏ) biểu thị đoạn thẳng AB có độ dài thật cho trước. B.Đồ dùng dạy học: Thước có chia vạch xăng-ti-mét. C/Hoạt động dạy học 1. KTBC: Gọi 3HS lên thực hành đo chiều dài cái bàn học. -Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ. 2. Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài “Thực hành” -Gv ghi bảng . b.Giới thiệu vẽ đoạn thẳng AB trên bản đồ (ví dụ trong SGK) -Gv nêu bài toán : như SGK. -Gv gợi ý cách thực hiện : +Trước hết tính độ dài thu nhỏ của đoạn thẳng AB (theo xăng-ti-mét). +Vẽ vào giấy đoạn thẳng AB có độ dài 5cm. -HS thực hiện theo hướng dẫn . -Gv nhận xét, chốt lại ý đúng: Đổi 20m = 2000cm. Độ dài thu nhỏ : 2000 : 400 = 5 (cm).. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> c.Thực hành Bài 1: ( VBT ) , HS làm vào VBT. -Một HS lên bảng làm.HS nêu kết quả. -Gv nhận xét , chốt lời giải đúng: 3m = 300cm Chiều dài bảng của lớp học trên bản đồ là : 300 : 50 = 6 (cm). Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài . -HS tự làm vào VBT , 2HS lên bảng làm. -Lớp + giáo viên nhận xét , chốt lời giải đúng : 8m = 800cm 6m = 600cm Chiều dài hình chữ nhật trên bản đồ là : 800 : 200 = 4 (cm) Chiều rộng hình chữ nhật trên bản đồ là : 600 : 200 = 3 (cm). 4cm 3cm 3cm. 3.Củng cố , dặn dò: -Về nhà xem lại bài và tập vẽ hình thêm. -Giáo viên nhận xét tiết học D. Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ************************************** ĐẠO ĐỨC Bảo vệ môi trường (tt) SGK /43,44, TG : 35phút A.Mục tiêu : Học xong bài này , HS có khả năng : -Hiểu : con người phải sống thân thiện với môi trường vì cuộc sống hôm nay và mai sau. Con người có trách nhiệm giữ gìn môi trường trong sạch. -Biết bảo vệ, giữ gìn môi trường trong sạch. -Đồng tình, ủng hộ những hành vi bảo vệ môi trường.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> B.Tài liệu và phương tiện : -Các tấm bìa màu xanh, đỏ, trắng . -Phiếu học tập . C.Các hoạt động dạy học : 1.Bài cũ: Gọi 3HS lên nêu một số việc cần bảo vệ môi trường. -Gv nhận xét. 2.Bài mới: a.GTB : Tiết học này các em sẽ tìm hiểu tiếp về bài “ Bảo vệ môi trường” -Gv ghi bảng . b.Hoạt động 1 : Tập làm “Nhà tiên tri” ( bài tập 2, Sgk) -Gv chia nhóm và giao cho mỗi nhóm một tình huống để thảo luận và bàn cách giải quyết. -Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác nghe và bổ sung ý kiến. -Gv đánh giá kết quả làm việc các nhóm và đưa ra đáp án: a).Các loại cá, tôm bị tuyệt diệt, ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng và thu nhập của con người sau này. b).Thực phẩm không an toàn, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và làm ô nhiễm đất và nguồn nước. c).Gây ra hạn hán, lũ lụt, hoả hoạn, xói mòn đất, sạt núi, giảm lượng nước ngầm dự trữ… d).Làm ô nhiễm nguồn nước, động vật dưới nước bị chết. đ).Làm ô nhiễm không khí (bụi, tiếng ồn) e).Làm ô nhiễm nguồn nước, không khí. c.Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến của em (bài tập 3,SGK) -HS thảo luận nhóm đôi về các ý kiến trong bài tập 3. -Vài HS lên trình bày ý kiến của mình -Gv kết luận: không tán thành a,b ; tán thành : c,d,g. d.Hoạt động 3: Xử lí tình huống (bài tập 4, SGK). -Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận để tìm cách xử lí. -Đại diện từng nhóm lên trình bày kết quả thảo luận. -Gv nhận xét cách xử lí và đưa ra những cách xử lí như sau : a).Thuyết phục hàng xóm chuyển bếp than sang chỗ khác. b).Đề nghị giảm âm thanh. c).Tham gia thu nhặt phế liệu và dọn sạch đường làng. e.Hoạt động 4: Dự án “Tình nguyện xanh”. -Gv chia lớp 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm. -Các nhóm cùng thảo luận để đưa ra ý kiến chung.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> -Từng nhóm trình bày kết quả làm việc. Các nhóm khác bổ sung ý kiến. -Gv nhận xét kết quả làm việc của từng nhóm. 3.Củng cố - dặn dò : -Về nhà tìm hiểu tình hình bảo vệ môi trường tại địa phương. -Nhận xét tiết học . D.Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ************************************** KHOA HỌC Trao đổi chất ở thực vật. Sgk /122,123 - TGDK:35 phút A/Mục tiêu:Sau bài học, HS có thể: -Kể ra những gì thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường và phải thảI ra môi trường trong quá trình sống. -Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật. B/Đồ dùng dạy học: -Hình trang 122,123- SGK. -Giấy khổ lớn, bút cho các nhóm. C/Các hoạt động dạy học: 1/Kiểm tra bài cũ: Gọi 3HS lên trả lời một số câu hỏi trong Sgk. -GV nhận xét ghi điểm. -Nhận xét bài cũ. 2/Bài mới: a/.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng b.Hoạt động 1: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật. *Mục tiêu: HS tìm trong hình vẽ những gì thực vật lấy từ môi trường và những gì thải ra từ môi trường trong quá trình sống. *Cách tiến hành -Gv yêu cầu các nhóm quan sát hình 1 / 122,SGK để trả lời các câu hỏI theo nhóm đôi: +Trước hết kể tên những gì được vẽ trong hình. +Phát hiện ra những yếu tố đóng vai trò quan trọng đối với sự sống của cây xanh (ánh sáng, nước, chất khoáng trong đất) có trong hình. +Phát hiện những yếu tố còn thiếu để bổ sung (khí các-bô-níc, khí ôxi).. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> -HS thực hiện nhiệm vụ theo gợi ý trên cùng với bạn. -Gv kết luận kiểm tra và giúp đỡ các nhóm. -Gv gọi vài HS trả lời các câu hỏi : +Kể tên những yếu tố cây thường xuyên phải lấy từ môi trường và thải ra môi trường trong quá trình sống. +Quá trình trên được gọi là gì ? -Gv kết luận : Thực vật thường xuyên phải lấy từ môi trường các chất khoáng, khí các-bô-níc, nước, khí ôxi và thải ra hơi nước, khí các-bô-níc, chất khoáng khác. Quá trình đó được gọi là quá trình trao đổi chất giữa thực vật và môi trường. c. Hoạt đông 2 : Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật. *Mục tiêu: Vẽ và trình bày sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật. *Cách tiến hành -Gv chia nhóm và phát giấy, bút vẽ cho các nhóm. -HS làm việc theo nhóm , các em cùng tham gia vẽ sơ đồ trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật. -Nhóm trưởng điều khiển các bạn lần lượt giải thích sơ đồ trong nhóm. -Đại diện nhóm trình bày sản phẩm. -Gv nhận xét và bình chọn nhóm nào vẽ đẹp. 3 . Củng cố - dặn dò : -Về nhà học bài và xem trước bài sau. -Nhận xét tiết học. D/Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………… *************************************. Thứ ba ngày 17 tháng 4 năm 2007 Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ cho câu. Sgk/126 – TGDK: 35phút. A.Mục tiêu: Giúp Hs: -Hiểu được thế nào là trạng ngữ. -Biết nhận diện và đặt câu có trạng ngữ. B.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ viết các câu văn ở BT1 (phần luyện tập).. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> C.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2HS nhắc lại ghi nhớ của tiết trướcvà đặt hai câu cảm. -Gv nhận xét. 2.Bài mới: a Giới thiệu bài mới: Trong tiết học trước, các em đã biết câu có hai thành phần là CN và VN. Đó là những thành phần chính của câu.Tiết học hôm nay giúp các em biết thành phần phụ của câu là Trạng ngữ. b.Phần nhận xét -Ba HS tiếp nối nhau đọc nội dung các yêu cầu 1,2,3. -HS suy nghĩ và thảo luận nhóm đôi thực hiện từng yêu cầu. -HS nêu kết quả - Gv nhận xét, chốt ý đúng. -Gv nói thêm : Trạng ngữ có thể đứng trước C – V của câu, đứng giữa CN và VN hoặc đứng sau nòng cốt câu. c.Phần ghi nhớ -Ba HS đọc nội dung ghi nhớ SGK. d.Phần luyện tập Bt1: 1 Học sinh đọc yêu cầu bài. -HS suy nghĩ và làm bài vào VBT – 1HS làm vào bảng phụ. -HS đọc bài làm, Gv nhận xét, chốt lời giải đúng : Ngày xưa, rùa có một cái mai láng bóng. Trong vườn, muôn loài hoa đua nở. Từ tờ mờ sáng, cô Thảo đã dậy sắm sửa đi về làng. BT2: Học sinh đọc yêu cầu của bài. -HS tự viết một đoạn văn ngắn về một lần đi chơi xa, trong đó có ít nhất một câu dùng trạng ngữ. -HS viết xong, đổi bài theo cặp để sửa lỗi. -HS tiếp nối nhau đọc đoạn văn, nói rõ câu văn có dùng trạng ngữ. -Gv nhận xét, chấm điểm. 3.Củng cố - dặn dò. -Về nhà tập viết lại đoạn văn cho hoàn chỉnh và hay hơn. -Giáo viên nhận xét tiết học D.Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ***************************** Chính tả: (Nghe- viết). Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Nghe lời chim nói. SGK / 124– TGDK: 35 phút A.Mục đích - yêu cầu: -Nghe- viết đúng chính tả , trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói . -Tiếp tục luyện tập phân biệt đúng những tiếng có âm đầu là l / n hoặc thanh hỏi/ngã. B.Đồ dùng dạy học: - Phiếu khổ to viết sẵn nội dung BT2a,3b. C.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS đọc lại thông tin BT3a tiết trước. -Gv nhận xét. 2.Bài mới: a.GTB: Hôm nay các em nghe- viết bài thơ Nghe lời chim nói. -Gv ghi bảng. b.Hướng dẫn học sinh nghe- viết : -Gv đọc bài chính tả , Hs theo dõi Sgk. -HS đọc thầm lại bài thơ. -Gv nhắc HS chú ý cách trình bày bài thơ 5 chữ; khoảng cách giữa các khổ thơ, những từ ngữ dễ sai. -HS nói về nội dung bài thơ. -Gv đọc từng câu cho HS viết. -HS đổi vở kiểm tra chéo. -Thu bài chấm ( 5 – 7 HS ). c.Hướng dẫn học sinh làm bài chính tả Bài 2: Chọn cho HS làm câu a. -HS làm bài theo nhóm 4. -Đại diện nhóm báo cáo . -Gv nhận xét , chốt lại . Bài 3: HS đọc yêu cầu câu b. -HS làm vào VBT – 2HS lên bảng làm bài . -Gv chốt lại lời giải đúng: Ở nước Nga – cũng - cảm giác - cả thế giới. 3. Củng cố - dặn dò : -Giáo viên nhận xét tiết học. - Xem lại các phần bài tập đã làm. D.Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… *****************************. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> TOÁN Ôn tập về số tự nhiên SGK / 160– TGDK:35phút A/Mục tiêu:Giúp HS ôn tập về : -Đọc, viết số trong hệ thập phân. -Hàng và lớp, giá trị của chữ số phụ thuộc vào vị trí của chữ số đó trong một số cụ thể -Dãy số tự nhiên và một số đặc điểm của nó. B.Đồ dùng dạy học: -Bảng phụ cho HS làm bài. C/Hoạt động dạy học 2. KTBC: Gọi 3HS lên thực hành vẽ hình có tỉ lệ 1 : 300, độ dài là 9m. -Nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ. 2. Dạy bài mới. a.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ Ôn tập về số tự nhiên. -Gv ghi bảng . b.Thực hành Bài 1: HS làm vào VBT. -Hai HS lên làm vào bảng phụ. -Gv nhận xét , chốt lời giải đúng: Bài 2 : HS đọc yêu cầu bài . -HS tự làm vào VBT , 2HS lên bảng làm. -Lớp + giáo viên nhận xét ,chốt ý đúng : ý C. Bài 3 : HS đọc yêu cầu . -HS làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy. -Gv nhận xét , chốt ý đúng . Bài 4: HS nêu yêu cầu của bài. -HS làm vào VBT, HS đọc bài làm. -Gv nhận xét, chốt ý đúng. Bài 5: Viết số thích hợp vào ô trống. -HS tự làm vào VBT – HS đọc bài làm. -Gv nhận xét, chốt ý đúng : a). 99 ; 300. b).100 ; 198. c). 99 ; 101. 3. Củng cố , dặn dò: -Giáo viên nhận xét tiết học -BTVN: Bài 4,5 SGK / 160. D. Phần bổ sung:. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ************************************** Kể chuyện Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia. Sgk /127 -Thời gian : 35 phút A.Mục đích yêu cầu -Rèn kỹ năng nói : +HS chọn được một câu chuyện về một cuộc du lịch hoặc cắm trại mà em được tham gia. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện. +Lời kể tự nhiên, chân thực, có thể kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. -Rèn kỹ năng nghe : Lắng nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn. B.Đồ dùng dạy - học: -Phiếu viết sẵn đề bài, gợi ý 2. C.Các hoạt động dạy hoc: 1.Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ -Gọi 2 HS kể lại một câu chuyện đã nghe, đã đọc về du lịch hay thám hiểm. -Gv nhận xét. 2. Hoạt động 2: Bài mới: a.Giới thiệu bài: GV ghi tên bài lên bảng . b.Hướng dẫn HS kể chuyện : -Gv ghi đề bài lên bảng , hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu của đề bài . -HS đọc đề bài. Gv gạch dưới những từ ngữ quan trọng . -Hai HS nối tiếp nhau đọc gợi ý 1,2. Cả lớp theo dõi SGK. +GV nói : Nhớ lại để kể về một chuyến đi du lịch (hoặc cắm trại) cùng bố mẹ, cùng các bạn trong lớp…Kể một câu chuyện phải có đầu có cuối. -HS tiếp nối nhau giới thiệu tên câu chuyện mình sẽ kể, nói rõ. c.HS thực hành kể chuyện , trao đổi ý nghĩa câu chuyện : -Từng cặp HS kể cho nhau nghe câu chuyện của mình. Kể xong các em trao đổi về ý nghĩa câu chuyện. -HS thi kể chuyện trước lớp .Mỗi em kể xong cùng các bạn trao đổI về ấn tượng của cuộc du lịch hay cắm trại.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> -Cả lớp bình chọn bạn có truyện hay nhất, kể hay nhất. 3. Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò -Về kể lại câu chuyện cho người thân nghe. - Nhận xét tiết học D.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… *********************************** Mĩ Thuật Vẽ theo mẫu : Mẫu dạng hình trụ và hình cầu. SGK / 75 - TG: 35phút A.Mục tiêu: -Hs hiểu cấu tạo và đặc điểm của mẫu có dạng hình trụ và hình cầu. -Hs biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu. -Hs ham thích tìm hiểu các vật xung quanh. B.Chuẩn bị: -Hình gợi ỳ cách vẽ. -Bài vẽ của HS lớp trước. C.Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài : Gv ghi tên bài lên bảng. b.Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét. -Gv bày mẫu và gợi ý HS nhận xét : +Tên từng vật và hình dáng của chúng. +Vị trí đồ vật ở trước, ở sau, khoảng cách giữa các vật hay phần che khuất của chúng. +Tỉ lệ, độ đậm, nhạt,… -HS quan sát và nhận xét bằng khả năng của mình. -Gv nhận xét, bổ sung. c.Hoạt động 2: Cách vẽ -Gv gợi ý cách vẽ theo hình 2, trang 75 SGK. +Ứơc lượng chiều cao, chiều ngang để vẽ phác khung hình chung cho cân đối với khổ giấy. +Tìm tỉ lệ của từng vật mẫu, vẽ phác khung hình của từng vật mẫu. +Nhìn mẫu và vẽ các nét chính.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> +Vẽ nét chi tiết. -Gv yêu cầu HS quan sát mẫu để nhận xét mẫu theo gợi ý trên. -Gv giới thiệu một số bài vẽ của HS lớp trước và các bài vẽ mẫu. d.Hoạt động 3: Thực hành -HS nhìn mẫu, vẽ theo hướng dẫn ở phần trên. -Gv gợi ý HS về cách vẽ ước lượng tỉ lệ chung, tỉ lệ từng vật mẫu, cách vẽ hình. -Trong quá trình HS vẽ, Gv quan sát và nhắc nhở thêm cho các HS còn lúng túng. e.Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá -HS trình bày sản phẩm theo nhóm. -Gv cùng HS chọn, nhận xét và xếp loại một số bài vẽ. -Gv tổng kết bài và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp. 3.Củng cố , dặn dò: -Về nhà quan sát đồ vật trong gia đình. -Nhận xét tiết học. D.Phần bổ sung : ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… **************************************** Thứ tư ngày 18 tháng 4 năm 2007 Tập đọc Con chuồn chuồn nước. Sgk/ 127– TGDK:35phút. A.Mục đích yêu cầu: -Đọc lưu loát toàn bài . Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, thể hiện sự ngạc nhiên; đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn. -Hiểu các từ ngữ trong bài . -Hiểu ý nghĩa bài : Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước, cảnh đẹp của thiên nhiên đất nước theo cánh bay của chú chuồn chuồn, bộc lộ tình cảm của tác giả với đất nước, quê hương. B.Đồ dùng dạy học : -Tranh minh hoạ bài đọc sgk C.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ -Gọi 2 HS đọc bài : “Ăng – co Vát” và trả lời câu hỏi Sgk -Gv nhận xét ghi điểm.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> -Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới : a.GTB : Gv ghi tên bài lên bảng. b.Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài: *Luyện đọc : -1 học sinh đọc toàn bài , giáo viên nhận xét, chia đoạn -Học sinh nối tiếp nhau đọc 2 đoạn bài (2lượt). - Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát tranh minh hoạ bài , giúp HS hiểu nghĩa các từ ngữ được chú giải sau bài. -Học sinh luyện đọc theo cặp . -2 học sinh đọc cả bài. - Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài - giọng nhẹ nhàng, ngạc nhiên. *Tìm hiểu bài: -HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi Sgk : +Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ? +Em thích hình ảnh so sánh nào ? Vì sao ? +Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ? +Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua nhưng câu văn nào ? -Gv nhận xét và nói : Bài văn miêu tả vẻ đẹp của chú chuồn chuồn nước. Qua đó, tác giả đã vẽ lên rất rõ khung cảnh làng quê Việt Nam tươi đẹp, thanh bình đồng thời bộc lộ tình cảm mến yêu của mình với đất nước, quê hương. c.Hướng dẫn đọc diễn cảm : -HS tiếp nối nhau đọc 2 đoạn của bài văn, Gv hướng dẫn các em tìm giọng đọc đúng cho từng đoạn . -Giáo viên hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn “Ôi chao! Chú chuồn chuồn nước…rung rung như còn đang phân vân” -Gv nhận xét , bình chọn em nào đọc hay nhất. 3.Củng cố - dặn dò: -Về nhà đọc lại bài và tập trả lời câu hỏi. -Giáo viên nhận xét D Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… *********************************** Toán Ôn tập về số tự nhiên (tt). Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Sgk 161 -TGDK :35 phút A.Mục tiêu :Giúp HS : Ôn tập về so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên. B.Đồ dùng dạy học : -Phiếu cho Hs làm bài tập. C.Hoạt động dạy học: 1.Hoạt động 1.Kiểm tra bài cũ. -Gọi 2HS lên bảng làm bài 4,5/160, SGK. -Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ. 2.Hoạt động 2: Bài mới a.GTB: .- Hôm nay các em sẽ Ôn tập về số tự nhiên. -Gv ghi bảng b.Thực hành : Bài 1: Học sinh đọc yêu cầu bài . -HS tự làm bài vào VBT. -2HS lên bảng làm . -Gv nhận xét , chốt lại . Bài 2: Học sinh đọc yêu cầu của bài . -HS làm bài vào VBT – HS đọc bài làm. -Gv nhận xét , chốt lại lời giải đúng : ý D. Bài 3 : HS đọc đề bài. -HS Thảo luận nhóm đôi và làm bài vào VBT. -1Hs làm vào phiếu, Gv nhận xét chốt ý đúng : a).Trong các tỉnh, thành phố, nơi có số dân nhiều nhất là : TP. Hồ Chí Minh. Trong các tỉnh, thành phố, nơi có số dân ít nhất là : Đà Nẵng. b).Thứ tự số dân tăng dần là : Đà Nẵng, Vĩnh long, Hải Phòng, Hà Nội, Thang Hoá, TP. Hồ Chí Minh. Bài 4: Tìm các số tròn trăm x, biết : 190 < x < 410. -HS tự làm vào VBT, 2HS lên bảng làm. -Gv nhận xét, chốt ý đúng : x = 200, 300, 400. Bài 5: HS đọc yêu cầu. -Gv hỏi – HS trả lời miệng kết quả. -Gv nhận xét, chốt ý đúng. 3.Hoạt động 3 :Củng cố - Dặn dò -Về nhà làm bài 5/161,SGK. -Nhận xét tiết học. D.Phần bổ sung: …………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> …………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………… *********************************** Địa lý Biển, đảo và quần đảo. SGK /149 - TGDK :35 phút A.Mục tiêu :Học xong bài này, HS biết: -Chỉ trên bản đồ Việt Nam vị trí biển Đông, vịnh Bắc Bộ, vịnh Hạ Long, vịnh Thái Lan, các đảo và quần đảo Cái Bầu, Cát Bà, Phú Quốc, Côn Đảo, Hoàng Sa, Trường Sa. -Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của biển, đảo và quần đảo của nước ta. -Vai trò của Biển Đông, các đảo và quần đảo đối với nước ta. B.Đồ dùng dạy học: -Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam . -Tranh, ảnh về biển, đảo Việt Nam. C.Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3,4 HS trả lời câu hỏi sgk . -Gv nhận xét ghi điểm – Nxét bài cũ. 2.Bài mới a.GTB : Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về Biển, đảo, quần đảo. -Gv ghi bảng. 1. Vùng biển Việt Nam : b.Hoạt động 1 : Làm việc nhóm đôi -Gv yêu cầu HS quan sát hình 1, trả lời câu hỏi của mục 1 trong SGK. -HS dựa vào kênh chữ trong Sgk, bản đồ và vốn hiểu biết của bản thân, trả lời các câu hỏi sau: +Vùng biển nước ta có đặc điểm gì ? +Biển có vai trò như thế nào đối với nước ta ? -Một vài HS lên báo cáo kết quả làm việc . -HS chỉ trên bản đồ địa lí Việt Nam về vịnh Bắc Bộ, vịnh Thái lan. -Gv mô tả, cho HS xem tranh, ảnh về biển của nước ta, phân tích thêm vai trò của Biển Đông đối với nước ta. 2. Đảo và quần đảo: c.Hoạt động 2 : Làm việc cả lớp -Gv chỉ các đảo, quần đảo trên Biển Đông và yêu cầu HS trả lờI các câu hỏI: +Em hiểu thế nào là đảo, quần đảo ? +Nơi nào ở biển nước ta có nhiều đảo nhất ? -HS trả lờI , Gv nhận xét , bổ sung.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> d.Hoạt động 3: Làm việc theo nhóm -HS dựa vào tranh, ảnh SGK thảo luận theo các câu hỏi : +Trình bày một số nét tiêu biểu của đảo và quần đảo ở vùng biển phía Bắc, vùng biển miền Trung, vùng biển phía Nam. +Các đảo, quần đảo của nước ta có giá trị gì ? -Các nhóm trình bày kết quả theo từng câu hỏi. -HS chỉ các đảo, quần đảo của từng miền (Bắc, Trung, Nam) trên bản đồ Việt nam treo tường và nêu đặc điểm, ý nghỉa kinh tế và quốc phòng của các đảo và quần đảo. -Gv cho HS xem ảnh các đảo, quần đảo mô tả thêm về cảnh đẹp, giá trị kinh tế, an ninh quốc phòng và hoạt động của người dân trên các đảo , quần đảo của nước ta. -Gv nhận xét, bổ sung. 3. Hoạt động 3: Nhận xét, dặn dò -Học và chuẩn bị bài sau -Nhận xét tiết học . D.Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………… ………………………….…………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ************************************** Tập làm văn Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật. SGK / 128- TGDK :40phút A.Mục tiêu : -Luyện tập quan sát các bộ phận của con vật. -Biết tìm các từ ngữ miêu tả phù hợp làm nổi bật những đặc điểm của con vật. B.Đồ dùng dạy học: -Giấy viết bài Con ngựa . -Một số tranh ảnh con vật quen thuộc. C.Các hoạt động dạy học: 1.Bài cũ : Gọi 2HS đọc lại bản kê khai tạm trú. - Giáo viên nhận xét 2.Bài mới : a.GTB :Gv ghi tên bài lên bảng. b. Hướng dẫn quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bài tập 1,2: HS đọc nội dung bài. -HS đọc kĩ đoạn Con ngựa, làm bài vào VBT. -HS phát biểu ý kiến. Gv dùng phấn màu gạch dưới các từ chỉ tên các bộ phận của con ngựa được miêu tả, dùng phấn khác màu gạch chân các từ ngữ miêu tả từng bộ phận đó. Bài tập 3: HS đọc yêu cầu của bài. -Gv treo một số ảnh con vật. -Một vài HS nói tên con vật em chọn để quan sát. Gv nhắc các em : +Đọc hai ví dụ trong SGK để hiểu yêu cầu của bài. +Viết lạI những từ ngữ miêu tả theo hai cột như ở BT2. -HS ghi vào VBT, HS đọc bài làm. -Gv nhận xét, bổ sung. 3 .Củng cố - dặn dò. -Về nhà chuẩn bị bài sau -Nhận xét tiết học. D.Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ************************************ Thứ năm ngày 19 tháng 4 năm 2007 Luyện từ và câu Thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. SGK / 129- TGDK : 40 phút A.Mục tiêu: -Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu ?). -Nhận diện được trạng ngữ chỉ nơi chốn ; thêm được trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. B.Đồ dùng dạy học: -Giấy viết BT1(phần nhận xét) -Giấy viết ba câu văn BT1 (phần luyện tập). C. Các hoạt động dạy học 1.KT bài cũ. -Gọi 2HS đọc đoạn văn kể về một lần em đi chơi xa. - Gv nhận xét, đánh giá 2.Bài mới. a.GTB: Giáo viên ghi bảng b.Phần nhận xét:. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> -Hai HS tiếp nối nhau đọc các bài tập 1,2. -Gv nhắc HS : Trước hết, cần tìm thành phần CN, VN của câu. Sau đó tìm thành phần trạng. -HS suy nghĩ, phát biểu ý kiến, 1HS lên bảng gạch dưới bộ phận trạng ngữ trong câu. -Gv nhận xét, chốt lại câu trả lời đúng: Bài 1: a. Trước nhà, mấy cây hoa giấy nở tưng bừng. b. Trên các lề phố, trước cổng các cơ quan, trên mặt đường nhựa, từ khắp năm cửa ô đổ vào.Hoa Sấu vẫn nở , vẫn vương vãi khắp thủ đô. Bài 2: a. Mấy cây hoa giấy nở tưng bừng ở đâu ? b. Hoa Sấu vẫn nở, vẫn vương vãi ở đâu ? c. Phần ghi nhớ: -Ba, bốn HS đọc ghi nhớ SGK. -Gv yêu cầu HS học thuộc nội dung cần ghi nhớ. d.Phần luyện tập: Bài 1:HS đọc yêu cầu bài . -Hs làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy. -Gv nhận xét, chốt ý đúng. Trước rạp, người ta dọn dẹp sạch sẽ, sắp một hàng ghế dài. Trên bờ, tiếng trống càng thúc giữ dội. Dưới những mái nhà ẩm nước, mọi người vẫn… Bài 2: HS đọc yêu cầu bài. -Gv nhắc HS : Phải thêm đúng là trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu. -HS tự làm bài vào VBT, 3HS làm bài vào giấy. -Gv nhận xét, chốt ý đúng: Câu a : Ở nhà, em giúp bố mẹ làm những công việc gia đình. Câu b : Ở lớp, em rất chăm chú nghe giảng và hăng hái phát biểu. Câu c : Ngoài vườn, hoa đã nở. Bài 3 : HS đọc yêu cầu bài -HS đọc nội dung bài và trả lời câu hỏi : Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào ? ( Đó là thành phần chính CN, VN trong câu). -HS tự làm bài vào VBT, 2HS làm vào giấy. -Gv nhận xét, chốt ý đúng. 3.Củng cố,dặn dò: -Nêu lại bài học sgk -Học và chuẩn bị bài -Nhận xét tiết học D.Phần bổ sung:. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ************************************* Lịch sử Nhà Nguyễn thành lập. Sgk /65 - TG: 35 phút A.Mục tiêu:HS biết: -Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông Vua đầu thời Nguyễn. -Nhà Nguyễn thiết lập một chế độ quân chủ rất hà khắc và chặt chẽ để bảo vệ quyền lợi của dòng họ mình. B.Đồ dùng dạy học: -Một số điều luật của Bộ luật Gia Long. C.Hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 3 HS lên nêu ý nghĩa lịch sử của bài Những chính sách về kinh tế và văn hoá của Vua Quang Trung. -Gv nhận xét ghi điểm - Nhận xét bài cũ. 2.Bài mới: a.GTB: Gv ghi tên bài lên bảng. b.Hoạt động 1: Làm việc cả lớp. -Gv tổ chức cho HS thảo luận theo câu hỏi : +Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào ? Và đi đến kết luận : Sau khi Vua Quang Trung mất, lợi dụng bối cảnh triều đình đang suy yếu, Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công, lật đổ nhà Tây Sơn. -Gv nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Ánh đối với những người tham gia khởi nghĩa Tây Sơn. -Gv thông báo : Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến năm 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua : Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức. -Gv chia nhóm và yêu cầu các nhóm thảo luận : Vua Quang Trung đã có những chính sách gì về kinh tế ? Nội dung và tác dụng của các chính sách đó. c.Hoạt động 2: Thảo luận nhóm -Gv yêu cầu các nhóm đọc SGK và cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh hoạ cho lời nhận xét : Nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của Vua. -Đại diện nhóm báo cáo kết quả làm việc của nhóm.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> -Gv hướng dẫn HS đi đến kết luận : Các Vua ngà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành trong tay và bảo vệ ngai vàng của mình. 3.Củng cố và dặn dò: -Học bài và chuẩn bị bài sau -Giáo viên nhận xét tiết học D.Phần bổ sung: ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………… ************************************* Toán Ôn tập về số tự nhiên (tt) SGK / 161,162 -TG: 35phút A.Mục tiêu: Giúp HS : Ôn tập về các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9 và giải các bài toán liên quan đến chia hết cho các số trừ. B.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ cho HS làm bài tập. C.Hoạt động dạy học: 1. Bài cũ: Gọi 2HS lên bảng làm bài 5/161, SGK. Giáo viên nhận xét. 2 .Bài mới: a.Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng. b.Thực hành Bài 1: Hs đọc đề bài. -Gọi 3HS nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2,3,5,9. -HS làm vào VBT- 2hs làm vào giấy -HS cùng Gv nhận xét Bài 2 : HS đọc đề bài. -HS làm bài vào VBT, 1HS làm vào bảng phụ. -Gv nhận xét, chốt ý đúng: Bài 3: HS đọc yêu cầu bài . -HS làm bài vào VBT – HS đọc bài làm của mình . -GV nhận xét và chốt ý đúng : Số cần điền là ý C. Bài 4 : HS nêu yêu cầu bài. -HS tự làm bài vào VBT – HS đọc bài làm. -Gv nhận xét, chốt ý đúng : 305. Bài 5: HS đọc đề bài.. Lop4.com.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×