Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Một số giải pháp đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.1 KB, 7 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>TẠP CHÍ KHOA HỌC </b><b> SỐ 22/2018 </b> 97


MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI PHƯƠNG GIÁP GIẢNG DẠY


CÁC MƠN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC,



CAO ĐẲNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY


<b>Đỗ Ngọc Phương</b>


<i>Trung tâm Bồi dưỡng chính trị Sapa, Lào Cai</i>


<i>Tóm tắt: Trên thực tế, các mơn lý luận chính trị thường được sinh viên quan niệm là môn </i>
<i>học khô khan, chủ yếu là đường lối, chính sách cho nên trong quá trình giảng dạy, có </i>
<i>giáo viên chỉ cốt làm sao truyền đạt đủ nội dung tinh thần của giáo trình. Cùng với đó, </i>
<i>sinh viên chỉ cần thuộc lịng để có kiến thức khi thi. Hệ quả của việc dạy và học trên là </i>
<i>chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị khơng cao, chưa tạo được hứng thú cho </i>
<i>sinh viên. Để thực hiện việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị, </i>
<i>một trong những biện pháp quan trọng nhất chính là đổi mới phương pháp dạy học. </i>
<i>Từ khóa: Đổi mới, phương pháp, giảng dạy, lý luận chính trị, sinh viên. </i>


Nhận bài ngày 11.2.2018; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 25.3.2018
Liên hệ tác giả: Đỗ Ngọc Phương; Email:


<b>1. MỞ ĐẦU </b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

98 <b><sub>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI </sub></b>


<b>2. NỘI DUNG </b>


<b>2.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính </b>
<b>trị trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay </b>



Việc đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và
các mơn Lý luận chính trị nói riêng tại các trường đại học, cao đẳng tại Việt Nam đang là
điều trăn trở của những ai quan tâm đến sự nghiệp giáo dục - từ các cơ quan quản lý giáo
dục, lãnh đạo các trường đại học đến các giảng viên trực tiếp đứng lớp.


Hiện ở mọi cấp học trong hệ thống giáo dục của nước nhà vẫn sử dụng phương pháp


giảng dạy truyền thống, thụ động một chiều, chủ yếu là<i> thuyết trình</i>, thầy giảng, trị nghe


và ghi chép<i>. </i>Phương pháp này là mơ hình giảng dạy trong đó giảng viên là trung tâm,


thuyết giảng các khối kiến thức qua các bài giảng dựa vào các giáo trình, sách giáo khoa…
Phương pháp thuyết trình đã có những nền tảng hỗ trợ từ một số cơng trình nghiên cứu về
giáo dục. Theo tác giả Arends (2007), phương pháp thuyết trình được dựa trên cơ sở ba
khuynh hướng lý thuyết hiện hành [1] sau đây:


Lý thuyết về phương cách kiến thức được cấu trúc (structure and organization of
knowledge) – Bruner, 1960;


Lý thuyết liên quan đến biện pháp hỗ trợ sinh viên tiếp thu khả năng học một cách có
ý nghĩa dựa trên yếu tố lời nói (meaningful verbal learning) – Ausubel, 1963;


Lý thuyết của các nhà tâm lý nhận thức (cognitive psychologists) giải thích về các loại
kiến thức và khả năng xử lý thông tin của bộ não (information processing) – Gazzaniga,
2001; Zull, 2002; Ashcroft, 2006.


Mục đích của phương pháp thuyết trình là giúp sinh viên tiếp nhận, xử lý và ghi nhớ
thông tin, kiến thức… thơng qua khả năng nghe, nhìn, ghi chép. Thực tế, vẫn có những giờ
thuyết trình hấp dẫn với nội dung cô đọng, nội dung phong phú, cách thức truyền đạt hấp
dẫn, rõ ràng làm chúng ta thêm động cơ học tập. Đó là một trong những lý do giải thích tại


sao phương pháp thuyết trình vẫn cịn được sử dụng đồng thời với các phương pháp dạy
học tích cực hiện nay. Tuy vậy, phương pháp thuyết trình truyền thống bộc lộ một số hạn
chế cơ bản sau đây:


- Phương pháp thuyết trình khơng khuyến khích vai trị chủ động của người học. Sự
thụ động làm hạn chế khả năng học và khả năng tập trung của người học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

<b>TẠP CHÍ KHOA HỌC </b><b> SỐ 22/2018 </b> 99


- Phương pháp thuyết trình khơng khuyến khích người học phát triển kỹ năng tổ chức
và tổng hợp nội dung.


- Với phương pháp thuyết trình, người dạy khơng kiểm sốt được thời gian mà người
học dành ra để tìm hiểu bài và ghi nhớ sâu các nội dung được trình bày.


- Với phương pháp thuyết trình, để học tốt người học phải lắng nghe, ghi chép, cố nhớ
để lặp lại các kiến thức đã được truyền giảng vì các đề thi cuối khóa, tốt nghiệp thường yêu
cầu gợi lại trí nhớ. Về phương diện tâm lý, người học phải vận dụng trí nhớ rất nhiều.


Lý luận chính trị vẫn bị coi là môn học khô khan, trừu tượng, vì thế, nếu chỉ sử dụng
phương pháp thuyết trình vốn đã nhiều hạn chế như trên sẽ làm cho sinh viên càng sợ. Do
đó, để khắc phục những hạn chế của phương pháp thuyết trình, làm cho sinh viên hứng thú
đối với các mơn Lý luận chính trị, cần phải đổi mới phương pháp giảng dạy.


<b>2.2. Một số biện pháp đổi mới phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá </b>


Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy là một quá trình cần thực
hiện đồng bộ. Để việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị thực sự
có hiệu quả, cần phải qn triệt một số vấn đề sau đây:



<i>+ Phải lấy người học làm trung tâm, hướng dẫn người học cách thức tiếp nhận, nắm </i>
<i>bắt vấn đề là chính </i>thay vì học nội dung kiến thức là chính, học kỹ năng thực hành và thái
độ thực tiễn trong nghề nghiệp nhiều hơn việc lĩnh hội kiến thức tổng quát… Phương pháp
này sẽ gây hứng thú hơn cho người học, bớt sự nhàm chán, bởi những gì mà thầy cô giảng
không đơn điệu, lý thuyết khô cứng, gắn với thực tiễn.


<i>+ Đa dạng hóa các phương pháp giảng dạy. </i>Việc sử dụng phương pháp đối thoại trực
tiếp giữa người học và người dạy, kết hợp phương pháp thuyết trình và thảo luận, kết hợp
phương pháp giảng dạy truyền thống và hiện đại…, sẽ giúp việc tiếp nhận nội dung của
sinh viên dễ dàng hơn. Ngày nay, đã có nhiều phương pháp hiện đại để kết hợp với phương
pháp thuyết trình và tùy thuộc vào bài học, mơn học, ngành học, bậc học… mà giảng viên
chọn lựa sự kết hợp hợp lý. Giảng dạy các môn Lý luận chính trị, giảng viên cần sử dụng


<i>phương pháp thuyết trình kết hợp với phương pháp làm việc nhóm</i>.


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

100 <b><sub>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI </sub></b>


hay đưa ra ý kiến của nhóm về đề tài được giao [2]. Cuối cùng, các nhóm sẽ thay phiên
nhau trình bày nội dung báo cáo, thảo luận mà nhóm đã thực hiện để nhận được những ý
kiến đóng góp hoặc câu hỏi chất vấn của các nhóm khác và của giảng viên. Nhóm sẽ thảo
luận và trả lời các câu hỏi được đặt ra. Nếu nội dung trả lời của nhóm chưa thật sự thỏa
đáng hay có sự hiểu nhầm, hiểu sai vấn đề… thì giảng viên sẽ hỗ trợ thêm [3].


Sự kết hợp giữa phương pháp thuyết trình và phương pháp làm việc nhóm sẽ kích
thích vai trị chủ động của người học. Sinh viên là người chủ động tìm tòi, suy nghĩ,
nhận định, phân tích, tổng hợp, đánh giá… đề tài của nhóm mình và cả đề tài của các
nhóm khác.


+ <i>Tổ chức và hướng dẫn cho sinh viên tự học</i>, trong đó cần lưu ý hướng dẫn mục đích
u cầu, nội dung tự học, hướng dẫn tài liệu, cách tìm tài liệu và hướng dẫn cách đọc và


ghi chép khi tự học. Việc hướng dẫn tự học phải gắn liền với việc kiểm tra, đánh giá nhằm
định hướng cho việc dạy và học, đặc biệt là việc tự học của sinh viên có đạt được kết quả
như yêu cầu đặt ra [4].


+<i> Gợi mở những đề tài nghiên cứu cho sinh viên tìm hiểu, khám phá,</i> để thông qua
việc nghiên cứu khoa học giúp cho sinh viên say mê với nghề, nâng cao nhận thức, bản
lĩnh chính trị và giá trị nghề nghiệp cho sinh viên…


+ <i>Đổi mới phương thức ra đề, hình thức, cách thức tổ chức thi, kiểm tra đánh giá</i>…,
xem đó như một khâu quan trọng của quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên. Các mơn
Lý luận chính trị xưa nay vẫn sử dụng hình thức thi tự luận là chính. Cần đa dạng hóa các
hình thức thi và kiểm tra đánh giá này để người học được trại nghiệm, thể hiện hết mọi khả
năng, quan điểm, chính kiến của mình.


<b>2.3. Một số yêu cầu đối với giảng viên trong đổi mới phương pháp giảng dạy </b>
<b>các mơn Lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay </b>


Đổi mới phương pháp giảng dạy là việc làm nhằm khắc phục những hạn chế trong
giảng dạy. Vì vậy, đổi mới phương pháp giảng dạy đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa giảng
viên và học viên, trong đó, giảng viên giữ vai trị chủ đạo. Giảng viên là nhân tố quyết định
thành công của đổi mới, nhưng giảng viên phải có tâm huyết, ln ln tìm tịi, khám phá
cách dạy cho hiệu quả. Giảng viên phải không ngừng học tập, tự nghiên cứu để nâng cao
trình độ chun mơn. Cho nên, để đổi mới phương pháp giảng dạy, giảng viên Lý luận
chính trị cần đáp ứng yêu cầu sau:


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<b>TẠP CHÍ KHOA HỌC </b><b> SỐ 22/2018 </b> 101


yếu, cịn thiếu. Tự mình ý thức việc tự học để không ngừng nâng cao hiểu biết, trau dồi về
chuyên môn nghiệp vụ; ngồi chun ngành của mình phải có, phải nắm vững kiến thức
của các bộ môn Lý luận Mác - Lê nin; Lịch sử Đảng, Tư tưởng Hồ Chí Minh… nhằm trang


bị thế giới quan, nhân sinh quan, phép biện chứng, phương pháp luận khoa học… giúp cho
giảng viên soạn và trình bày bài giảng có hệ thống logíc và giàu sức thuyết phục.


Giảng viên phải đầu tư chiều sâu cho chuyên ngành của mình giảng dạy, chịu khó học
tập, có sự cầu tiến và luôn dành tâm sức cho bài giảng. Trước mỗi buổi dạy, tiết dạy, giảng
viên phải suy nghĩ nên sử dụng những phương pháp nào cho bài giảng và sau đó tự rút kinh
nghiệm, nhằm khơng ngừng hồn thiện kỹ năng nghề nghiệp của mình.


<i>Thứ hai,</i> giảng dạy các mơn Lý luận chính trị nhất thiết phải liên hệ với thực tiễn, gắn
lý luận với thực tiễn. Bài giảng muốn sinh động, giàu sức thuyết phục, giảng viên phải liên
hệ với thực tiễn của thế giới, của đất nước, của địa phương, của bản thân mỗi học viên. Về
sự liên hệ này tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi giảng viên, có thể giảng viên tự liên hệ
trong bài giảng và chỉ cho học viên thấy rõ điều đó được thể hiện trong thực tế cuộc sống.
Việc liên hệ thực tiễn cũng cần chú ý, khả năng liên hệ thực tiễn của sinh viên hệ chính
quy và hệ tại chức có sự khác nhau, bởi những trải nghiệm thực tế của họ. Vì thế giảng
viên có thể gợi mở, đàm thoại với người học, dẫn ra những thực tiễn của địa phương, đất
nước hay cá nhân và từ đó khái quát làm sáng tỏ về mặt lý luận.


Thiết nghĩ, một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả đào tạo lý luận chính trị
hiện nay chưa cao là do phương pháp giảng dạy của chúng ta chưa chú trọng liên hệ với
thực tiễn. Vì thế, sau khi học viên tốt nghiệp ra trường phần lớn chưa biết vận dụng lý luận
đã học vào trong thực tiễn công tác của địa phương, cũng như của bản thân mình. Kiến
thức các mơn lý luận Mác - Lê-nin có mặt trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống, từ vấn
đề nhỏ nhặt nhất trong sinh hoạt đời thường đến những vấn đề trọng đại của đất nước. Vì
thế, trong đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận chính trị ở trường đại học nhất thiết phải
chú trọng liên hệ với thực tiễn.


<i>Thứ ba, </i>giảng viên phải nắm vững đối tượng giảng dạy và cơ sở vật chất, trang thiết bị
phục vụ giảng dạy. Khi được khoa, trường phân công đến giảng dạy tại một lớp nào đó,
giảng viên cần có sự liên hệ để tìm hiểu và nắm được cụ thể đối tượng của lớp học, cơ sở


vật chất, thiết bị phục vụ giảng dạy. Trên cơ sở đó, giảng viên chủ động có kế hoạch cho
từng bài giảng, tiết giảng sẽ sử dụng những phương pháp nào, thiết bị gì cho phù hợp.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

102 <b><sub>TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI </sub></b>


vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật. Khoa học ở chỗ giảng viên phải bảo đảm nội dung,
chương trình, mục tiêu đào tạo… nghệ thuật là giảng viên, phải tuỳ theo đối tượng, tình
hình cụ thể của lớp học mà có cách thức giảng dạy đáp ứng yêu cầu, đạt chất lượng, hiệu
quả cao. Vì thế, đổi mới phương pháp giảng dạy phụ thuộc vào bản thân mỗi giảng viên
nhất là trong giai đoạn hiện nay, mỗi giảng viên phải chủ động suy nghĩ tìm tịi, đổi mới
phương pháp giảng dạy, nâng cao chất lượng, hiệu quả. Nếu giảng viên không quan tâm
chú trọng đổi mới phương pháp giảng dạy, tức là họ đang tự đào thải mình.


<i> Thứ tư, </i>một trong những yêu cầu cấp thiết hiện nay đối với giảng viên Lý luận chính
trị là phải sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong nghiên cứu và giảng dạy. Các phương
tiện đó bao gồm: máy vi tính, radio, ghi âm, video, đèn chiếu, máy chiếu … Các phương
tiện này nhằm bổ sung và làm phong phú thêm cho những nội dung của bài giảng; thay đổi
cách học và phương pháp học, tạo sự hứng thú, kích thích tìm tịi, đi sâu nghiên cứu của
học viên. Làm cho học viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo.


Sử dụng các phương tiện kỹ thuật nhằm thay đổi phương pháp dạy chay, học chay;
giúp học viên tiếp cận được khoa học - kỹ thuật, gợi mở cho những người làm công tác xã
hội gắn lý luận với thực tiễn, gắn học với hành. Đây là một trong những phương pháp mà
người giảng viên phải thực hiện trong đổi mới phương pháp giảng dạy lý luận. Hiện nay,
có nhiều cơ sở đào tạo cũng chưa được trang bị đầy đủ các trang thiết bị dạy học. Trước sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học - công nghệ hiện đại, sự bùng nổ của công nghệ thông tin
buộc giảng viên phải sử dụng thành thạo máy vi tính. Đây là một trong những phương tiện
hỗ trợ đắc lực, có hiệu quả cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên. Máy
vi tính giúp cho giảng viên soạn bài giảng dễ dàng, có thể giới thiệu giáo trình, tài liệu
tham khảo, hình ảnh hay thước phim minh hoạ ngay tại lớp cho sinh viên… Tuy nhiên,


chúng ta cũng không nên lạm dụng việc sử dụng máy vi tính trong giảng dạy và xem nó
như là cái mốt, và coi đó là tồn bộ sự đổi mới phương pháp dạy học.


</div>
<span class='text_page_counter'>(7)</span><div class='page_container' data-page=7>

<b>TẠP CHÍ KHOA HỌC </b><b> SỐ 22/2018 </b> 103


và sẽ kết hợp tốt, sử dụng nhuần nhuyễn các phương pháp trong mỗi giờ giảng để nâng cao
chất lượng đào tạo.


<i>Thứ sáu, </i>lấy người học làm trung tâm thì khơng thể không sử dụng phương pháp
xêmina - hay còn gọi là phương pháp thảo luận tại chỗ. Đây là phương pháp giảng dạy
nhằm thực hiện “biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo”. Vì thế giảng viên cần coi trọng
và tăng cường thực hiện xêmina của học viên. Đây là một vấn đề quan trọng, thiết thực cho
đổi mới phương pháp của giảng viên, vì thơng qua xêmina học viên có điều kiện trực tiếp
trao đổi, thảo luận đưa ra chính kiến của mình cả về lý luận và thực tiễn; cả những vấn đề
đúng và chưa đúng… Thông qua xêmina, giảng viên kiểm nghiệm được học viên đã nắm
được bài giảng đến mức độ nào; phương pháp giảng dạy của giảng viên đã đạt được hiệu
quả hay không? Kiến thức của giảng viên cịn có chỗ nào chưa thật vững để tự mình điều
chỉnh bổ sung. Thực hiện phương pháp xêmina, giảng viên nên chọn một học viên học lực
khá, có khả năng điều hành buổi thảo luận, giảng viên là người trọng tài, nghe các ý kiến
phát biểu, tổng hợp và giải đáp khi học viên chưa có sự thống nhất, hoặc trong trường hợp
đã thống nhất nhưng chưa đúng. Để thực hiện tốt phương pháp này, buộc học viên phải đọc
tài liệu, nghiên cứu, chuẩn bị, từ đó sẽ tạo nên động lực và hứng thú của người học, giúp
cho họ nắm vững được lý luận vận dụng vào thực tiễn được tốt và có hiệu quả.


<i>Thứ bảy, </i>phải bảo đảm tính Đảng, tính khoa học trong giảng dạy các môn lý luận. Đổi
mới phương pháp giảng dạy các môn Lý luận chính trị mang tính đặc thù, đổi mới phải
song song với bảo đảm tính Đảng. Tính Đảng là một nguyên tắc trong hoạt động nghiên
cứu, giảng dạy các môn lý luận địi hỏi người giảng dạy phải tn theo. Nói đến tính chính
trị là nói đến tư tưởng, nói đến sự lãnh đạo của Đảng, là nói đến quan điểm, lập trường.
Giảng viên phải đứng trên lập trường, quan điểm giai cấp công nhân để nghiên cứu, giảng


dạy lý luận; đứng trên lập trường lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê-nin;
phục tùng tổ chức và giữ vững nguyên tắc phát ngôn của Đảng.


Tôn trọng tính khách quan của lịch sử, sự thật lịch sử và phải trung thành với lịch sử.
Giảng viên phải sử dụng phương pháp nghiên cứu khoa học, năng lực tư duy khoa học, thái
độ vô tư, công bằng trong đánh giá và phải có trách nhiệm trước lịch sử, trước sự tiến bộ
của khoa học: bảo vệ chân, thiện, mỹ. Đấu tranh phê phán, loại bỏ những quan điểm phản
động xuyên tạc, chống đối của các thế lực thù địch.


</div>

<!--links-->

×