Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án Ngữ văn 8 – Tuần 22 đến 25 - Cao Khắc Cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.59 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần. 22. Tiết. 85. Cao khắc Cương. NGẮM TRĂNG - ĐI ĐƯỜNG ( Vọng nguyệt ) - ( Tẩu lộ ) HỒ CHÍ MINH. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Cảm nhận được tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc của Bác Hồ, dù trong hoàn cảnh tù ngục, Người vẫn mở rộng tâm hồn tìm đến giao hoà với vầng trăng ngoài trời. - Hiểu được ý nghĩa tư tưởng của bài thơ - từ việc đi đường gian lao mà nói lên bài học đường đời, đường cách mạng. - Cảm nhận được sức truyền cảm nghệ thuật của thơ Hồ Chí Minh, mang ý nghĩa sâu sắc. B. CHUẨN B Ị CỦA THẦY VÀ TRÒ -Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc bài thơ “ Tức cảnh Pác bó “ - Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó “được làm theo thể thơ nào ? Hãy phân tích cấu trúc câu trong câu thơ đầu để thấy nội dung sâu sắc của nó. -Thử phân tích Hai câu kết để thấy hình ảnh người chiến sĩ cách mạng được khắc hoạ trong hai câu thơ này III. Bài mới: * Hoạt động 1. Giới thiệu bài. GV giới thiệu chung về tập Nhật kí trong tù ; có thể nói thêm về tình yêu thiên nhiên đặc biệt sâu sắc ở Bác Hồ thể hiện phong phú trong thơ ca của Người, nhất là ở một loạt bài rất hay viết về trăng. Cần gợi HS nhớ lại hình ảnh trăng rất đẹp trong các bài thơ của Bác Hồ mà các em đã học ở lớp 7 : Cảnh khuya, Rằm tháng giêng (Nguyên tiêu). - Từ đó, dẫn vào bài Ngắm trăng (Vọng nguyệt), bài thơ viết về một cuộc ''ngắm trăng'' thật đặc biệt của Bác Hồ : ngắm trăng trong nhà tù. Chính trong hoàn cảnh đặc biệt đó mà lòng yêu thiên nhiên nói riêng, vẻ đẹp tâm hồn của Bác nói chung càng bộc lộ rõ. * Tiến trình tỏ chức các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐÔNG CỦA HS. *Hoạt dộng 2. Hướng dẫn đọc và tìm Khi đọc bản phiên âm chữ hiểu chủ thích, phần dịch nghĩa và Hán, HS lưu ý giọng điệu thích dịch thơ. hợp với cảm xúc ở câu 2 và nhịp, chữ đăng đối ở hai câu sau - GV đọc và hướng dẫn HS đọc chính xác cả phần phiên âm chữ Hán và bài thơ dịch. * Bài Vọng nguyệt - Tìm hiểu phần giải nghĩa chữ - Câu thứ hai của nguyên tác Hán và phần dịch nghĩa bài thơ : ''Trước cảnh đẹp đêm nay biết làm. 1 Lop8.net. GHI BẢNG I.Đọc và hiểu chung. tìm. - Trích Nhật kí trong tù. - Thể thơ tứ tuyệt..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo án Ngữ Văn 8 GV có thể hướng dẫn HS so sánh bản chữ Hán và bản dịch thơ, chủ yếu để HS hiểu đúng, sát các câu thơ nguyên tác, tránh ngộ nhận.. Cao khắc Cương thế nào ?''. Câu thơ dịch (Cảnh đẹp đêm nay, khó hững hờ) đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối được thể hiện ở lời tự hỏi ''nại nhược hà ?'' (chính cái xốn xang, bối rối đó mới cho thấy tâm hồn nghệ sĩ rất nhạy cảm trước vẻ đẹp thiên nhiên của Bác Hồ) . Bản Dịch : ''khó hững hờ'' cho thấy nhân vật trữ tình quá bình thản, có phần... hững hờ, - Hai câu sau của bài thơ chữ Hán có kết cấu đăng đối đáng chú ý, đối trong từng câu và đối hai câu với nhau : Với kết cấu đó, bài thơ có một hiệu quả nghệ thuật riêng đáng kể. Hai câu thơ dịch đã làm mất đi cấu trúc đăng đối, tức cũng giảm đi phần nào sức truyền cảm. Ngoài ra, hai từ gần đồng nghĩa (nhòm, ngắm) rõ ràng là chưa cô đúc ; đó là chưa kể chữ nhòm ở đây không được tao nhã (nhất là lai nhòm khe cửa !). II. Đọc hiểu văn bản: * Bài nguyệt. Vọng. *Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc - hiểu 1. Phân tích hai câu đầu - hoàn 1. Hai câu đầu văn bản : cảnh “ngắm trăng” - Điệp từ  * Bài Vọng nguyệt - Hoàn cảnh ngắm trăng : Vọng hoàn cảnh ngắm nguyệt :thi đề rất phổ biến trong trăng đặc biệt. 1. Phân tích hai câu đầu - hoàn cảnh thơ xưa. Thi nhân, gặp cảnh trăng “ngắm trăng” đẹp, rượu uống trước hoa thưởng - Đọc hai câu đầu bài thơ, hãy cho biết trăng - Ngắm trăng khi thảnh thơi, nhà thơ muốn bày tỏ điều gì ? tâm hồn thư thái. - Em có nhận xét gì về hoàn cảnh - Hồ Chí Minh đã ngắm trăng ngắm trăng của tác ỉa ? trong ngục tù ! Làm sao có rượu và -Theo em, phải chăng người tù thi sĩ hoa để thưởng trăng ? Trước cảnh đang than thở, phê phán nhà tù không đêm trăng quá đẹp, Hồ Chí Minh - Câu hỏi tu từ đưa hoa rượu cho tù nhân ngắm trăng bỗng khao khát được thưởng trăng sự bối rối, một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc ? xốn xang, xúc không có rượu và hoa. động mãnh liệt - Người tù này không hề vướng trước vẻ đẹp của bận bởi những ách nặng về vật trăng. chất, tâm hồn vẫn tự do, vẫn ung -Thử đối chiếu hai câu thơ dịch và câu thơ nguyên tác có gì chưa phù dung, vẫn thèm được tận hưởng cảnh trăng đẹp. Câu thứ hai có cái hợp ? Tại sao ? xốn xang, bối rối rất nghệ sĩ của Hồ Chí Minh trước cảnh đêm trăng quá đẹp. 2. Phân tích hai câu cuối. 2. Phân tích hai câu cuối. - Người tù Hồ Chí Minh đã ngắm - HS quan sát hai câu thơ chữ Hán trănmg như thế nào trong hoàn cảnh tù : cấu trúc đăng đối và hiệu quả. 2 Lop8.net. 2. Hai câu cuối..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Giáo án Ngữ Văn 8 ngục ? - Hãy đọc hai câu thơ chữ Hán để thấy rõ hơn mối giao hoà tình cảm giữa trăng và người GV nói thêm : Hai câu thơ còn cho thấy sức mạnh tinh thần kì diệu của người chiến sĩ - thi sĩ ấy. Phía này là nhà tù đen tối, hiện thực. tàn bạo, còn ngoài kia là vầng trăng thơ mộng, là thế giới của cái đẹp, là bầu trời tự do, lãng mạn say người ; ở giữa hai thế giới đối cực đó là cửa sắt của nhà tù. Nhưng với cuộc ngắm trăng ấy song sắt nhà tù đã trở nên bất lực, vô nghĩa trước những tâm hồn tri âm tri kỉ tìm đến với nhau. Cao khắc Cương thẩm mĩ của nó : giữa nhân và nguyệt có song sắt nhà tù chắn ở giữa. Nhưng người đã thả tâm hồn vượt ra ngoài cửa sắt nhà tù để tìm đến ngắm trăng sáng (''khán minh nguyệt'')- cuộc vượt ngục về tinh thần). - Vầng trăng cũng vượt qua song - Cấu trúc đối sắt nhà tù để tìm đến ngắm nhà thơ ứng, phép nhân hóa, sự chuyển (''khán thi gia'') trong tù. đổi từ “vọng” -Vậy là cả người và trăng đều chủ đến “ khán” động tìm đến giao hoà cùng nhau, mối giao hoà ngắm nhau say đắm- Cấu trúc đối mật thiết giữa của hai câu chữ Hán đã làm nổi bật trăng và người. tình cảm song phương'' -biện pháp - Cuộc vượt nhân hoá của nghệ thuật, ngục tinh thần độ đáo.. - Qua bài thơ, em nhận biết tâm hồn - Bài thơ cho thấy tình cảm thiên của Bác Hồ như thế nào ? nhiên đặc biệt sâu sắc, mạnh mẽ, một biểu hiện nổi bật của tâm hồn - Hoài Thanh nói :“ Thơ Bác đầy trăng”, em hiểu như thế nào về nhận nghệ sĩ ở Bác Hồ, vừa cho thấy sức mạnh tinh thần to lớn của người xét này ? chiến sĩ vĩ đại đó vì vậy, có thể nói, - Hãy đọc một vài bài thơ viết về đằng sau những câu thơ rất thơ đó Trăng của Người mà em thuộc hoặc lại là một tinh thần thép, mà biểu sưu tầm được ? hiện ở đây là sự tự do nội tại phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự GV: Nhận xét của Hoài Thanh ''Thơ Bác đầy trăng'' có thể hiểu là trong thơ nặng nề, tàn bạo của ngục tù. Bác có nhiều bài viết về trăng, và -Trung thu, Đêm thu (Thu dạ),..: những cảnh trăng trong thơ Người trong Nhật kí trong tù; Rằm tháng được miêu tả rất đẹp, đầy ấn tượng. giêng (nguyên tiêu), Cảnh khuya, Tin thắng trận (Báo tiệp),... 3 Tổng kết ý nghĩa tư tưởng và giá Bài thơ cũng cho thấy những nét trị nghệ thuật của bài thơ. đặc sắc trong phong cách thơ trữ tình Hồ Chí Minh : vừa có màu sắc Ngắm trăng đã cho thấy vẻ đẹp một tâm hồn, một nhân cách lớn, vừa rất cổ điển thể hiện ở đề tài Vọng nghệ sĩ, vừa có bản lình phi thường nguyệt và những thi liệu cổ : rượu hoa, trăng ; ở cấu trúc đăng đối của người chiến sĩ vĩ đại. trong hai câu sau, và nhất là ở hình ảnh chủ thể trữ tình : ung dung, giao cảm đặc biệt với thiên nhiên, vừa mang tình thần thời đại (một hồn thơ lạc quan, luôn hướng vê phía ánh sáng, toát lên tinh thần thép) ; vừa giản dị hồn nhiên vừa hàm súc, .. - Cho hs đọc ghi nhớ - HS đọc ghi nhớ. 3 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương. * Bài Tẩu lộ. Bài Đi đường là một mô hình khá chuẩn : * Bài Tẩu khai (mở ra), . thừa (nâng cao, triển khai lộ 1. Tìm hiểu kết cấu bài thơ. ý câu khai), chuyển (chuyển ý), hợp Em có nhận xét gì về kết cấu bài (tổng hợp). Hướng vận động của hình thơ so với kết cấu của bài thơ Đường tượng, mạch thơ là đi thơ kết cấu đó. luâtụ ? - Bài thơ có hai lớp nghĩa : nghĩa đen ở bề nổi và nghĩa bóng ở bề sâu. -Theo em bài thơ này có những lớp nghĩa nào ? 2.Phân tích hai câu đầu. Câu thơ đầu có nội dung gì ?. 2.Phân tích hai câu đầu. - Nối gian khó của người đi đường. - Hãy đọc câu thơ đầu theo phiên âm - Hai chữ :tẩu lộ đã làm nổi bật ý thơ nguyên tác , so sánh với câu thơ dịch tẩu lộ nan em thấy có điều gì chưa thật sát ? Hai chữ Tẩu lộ cho thấy điều gì ở người đi - Giọng thơ trở nên đầy suy ngẫm đường ? - Suy ngẫm thấm thía rút ra từ bao GV giảng thêm hoàn cảnh chuyển cuộc ''đi đường'' chuyển lao triền miên lao gian khổ của người tù lúc này . đầy khổ ải dầm mưa dãi nắng, trèo núi - Em có nhận xét gì về giọng thơ ? qua truông của chính tác giả -Nỗi gian Kết luận của nhà thơ trong câu đầu nói lao của người đi bộ đường núi là điều lên điều gì ? không nói ai cũng biết, nhưng không GV nói thêm : - Câu thơ rất đơn sơ phải ai cũng cảm nhận một cách thấm nhưng mang nặng suy nghĩ, cảm xúc thía. Chỉ có người nào đã từng trải qua, và gợi ra ý nghĩa khái quát sâu xa, từng thể nghiệm thì mới thấu hiểu đầy vượt ra ngoài chuyện đi bộ đường núi. đủ cái sự thực hiển nhiên đó và mới thật sự thâm thía mấy chữ ''đi đường khó'' (tẩu lộ nan) rất mực giản dị trong bài thơ.. 1. Hai câu đầu. - Điệp ngữ sự trải nghiệm thực tế về nỗi gian lao của người đi đường; cụ thể hoá, nhấn mạnh nỗi gian lao ấy.. - Câu 2 (thừa) : Đi đường khó như - Trùng san chi ngoại hựu trùng san thế nào ? (Hết lớp núi này lai tiếp đến lớp núi - Em cảm nhận như thế nào về những khác) khó khăn qua hình ảnh “ trùng san chi - Khó khăn chồng chất khó khăn gian lao ngoai hựu trùng san”? tiếp liên gian lao, khó khăn gian lao trên miên, dường như bất tận, như dãy núi này tiếp dãy núi khác, cứ tiếp nối trập trùng. - Câu thơ chữ Hán hai lần lặp lai hai chữ Giọng trùng san (lớp núi) với chữ huỷ (lại) ở đầy giữa, đã làm nổi bật hình ảnh thơ và nhấn thơ suy ngẫm, mạnh, làm sâu sắc ý thơ cảm xúc. -Dường như thấp thoáng nhân vật trữ tình - ngươi tù cách mạng Hồ Chí Minh đang cảm nhận thấm thía, suy ngẫm 3. Gợi ý phân tích hai câu cuối. -Câu 3 ( chuyển) .. - Sang câu này mạch thơ đã chuyển 4. Hai câu khác : mọi gian lao đều đã kết thúc, lùi cuối vê phía sau, người đi đường lên tới đỉnh Câu. 4 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Giáo án Ngữ Văn 8 GV giảng :Trong một bài tứ tuyệt Đường luật câu chuyển thường có vị trí riêng, nổi bật, hình tượng, ý thơ ở câu này lắm khi vút lên bất ngờ, làm chuyển cả mạch thơ -Em có cảm nhận gì về mạch thơ ở hai câu này ? - Câu 4 (hợp). - Em có cảm nhận gì về tư thế của con người ở câu kết ? -Theo em ngoài việc nói tới cảm xúc của người đi đường, bài thơ còn có hàm ý gì nưã ?. Cao khắc Cương cao chót. Trèo lên tới đmh cao chót (đăng đáo cao phonghậu) là lúc gian lao nhất nhưng đồng thời cũng là lúc mọi khó khăn vừa kết thúc, người đi đường đứng trên cao điểm tột cùng.. chuyển: Khép lại những gian lao người tù - Hình ảnh nhân vật trữ tình đã trở thành trở thành người khách du lịch đến được vị trí cao người nhất, tốt nhất, để tha hồ thưởng ngoạn chiến thắng. phong cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra - Câu hợp: trước mắt. Kết quả -Từ tư thế con người bị đày đoạ tới kiệt của việc đi sức, tưởng như tuyệt vọng, người đi đường đường cực khổ ấy bỗng trở thành người du khách ung dung say đắm ngắm hình ảnh kết phong.cảnh đẹp. thúc mang - Con đường cách mạng, và hình ảnh tính biểu con người ung dung ngắm cảnh tù trên tượng. đỉnh núi cao kia còn là hình ảnh người chiến sĩ đứng trên đỉnh cao vọi của chiến thắng sau biết bao gian khổ hi sinh. - Tứ thơ đột ngột vút lên theo chiều cao, thì đến câu kết, hình ảnh thơ lai mở la bát ngát theo chiều rộng, gợi ra cảm giác về sự cân bằng, hài hoà.. 4. Nhận xét về giá trị nội dung và - Bài thơ có hai lớp nghĩa - nghĩa đen nghệ thuật. ,nghĩa bóng Con đường cách mạng là lâu dài, là vô vàn gian khổ, nhưng nếu Đi đường không chủ yếu thiên về suy nghĩ, triết lí. vần thơ giống như lời kể kiên trì bền chí để vượt qua gian nan thử chuyện, tâm sự của chính Bác Hồ thách thì nhất định sẽ đạt tới thắng lơi trong những ngày tù đày nhưng đã nói rực rỡ. lên thật sâu sắc, thuyết phục một chân lí, đạo lí lớn. Bốn câu bình dị mà cô đọng, rất tiết kiệm ngôn tìm, ý và lời chặt chẽ, lô-gíc, vừa tự nhiên chân thực vừa chứa đựng tư tưởng sâu xa... III. Tổng kết: 1. Nội dung 2. Nghệ thuật. Ghi nhớ Sgk. Về nhà. IV. Củng cố:. - Học bài - Chuẩn bị bài mới “ Chiếu dời đô”. - Hãy đọc diễn cảm bài thơ - Hãy chứng tỏ Bài thơ “Ngắm trăng “ vừa có màu sắc cổ điển vừa mang tinh thần thời đại vừa giản dị hồn nhiên , vừa hàm súc PHẦN BỔ SUNG. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 5 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần. 22. Tiết. 86. Cao khắc Cương. CÂU CẢM THÁN. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: Giúp HS - Hiểu rõ đặc điểm hình thức cửa câu cảm thán. Phân biệt câu cảm thán với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu cảm thán.. Biết sử dụng câu cảm thán phù hợp tới tình huống giao tiếp B. CHUẨN B Ị CỦA THẦY VÀ TRÒ -Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. LÊN LỚP: I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐÔNG CỦA HS. *Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán.. GHI BẢNG I. Bài học:. - Gv treo bảng phụ. - Có những câu cảm thán sau : -Trong những đoạn trích trên, câu nào là câu ''Hỡi ơi, Lão hạc ! "; Than ôi!. cảm thán ? - Những từ ngữ cảm thán ( in - Đặc điểm nào cho biết đó là câu cảm thán ? đậm). 1. Đặc điểm hình thức. -Từ cảm thán. - Câu cảm thán dùng để làm gì ?. - Câu cảm thán dùng để bộc lộ - Giọng điệu và trực tiếp cảm xúc của người dấu câu GV:Tuy nhiên không phải tất cả các câu được nói (người nói ) đọc với giọng điển cảm và khi viết được kết thúc bằng dấu chấm than đều là câu cảm thán Câu cảm thán dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói (người viết). Người nói (người viết) có thể bộc lộ cảm xúc bằng nhiều kiểu câu khác (câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu trần thuật), nhưng trong câu cám thán, cám xúc của người nói (người viết) được biểu thị bằng phương tiện đặc thù : từ ngữ cảm thán. Ngôn ngữ trong đơn từ, hợp đồng,... (ngôn ngữ trong văn bản hành chính - công vụ) và ngôn ngữ để trình bày kết quả giải một bài thán (ngôn ngữ trong văn bản khoa học) là ngôn ngữ ''duy lí'', ngôn ngữ của tư duy lôgíc, nên không thích hợp với việc sử dụng những yếu tố ngôn ngữ bộc lộ rõ cảm xúc. 3. Hệ thống hoá kiến thức: GV gọi một HS đọc to phần Ghi nhớ. - Được đọc với giọng diễn cảm và khi viết thường được kết 2. Chức năng của câu cảm thúc bằng dấu chấm than thán (cá biệt có trưởng hợp câu cảm thán kết thúc bằng dấu chấm, dấu chấm lửng).. Ghi nhớ. 6 Lop8.net. Ghi nhớ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương. *Hoạt dộng 2. Hướng dẫn làm bài tập. - Bài tập 1. Xác định câu cảm thán. Có những câu cảm thán sau đây : - Thau ôi!" Lo thay!"; Nguy thay!"; 'Hỡi cảnh rùng ghê gớm của ta ơi !", - Chao ối ! có biết đâu rằng : hung hăng, hống hách láo chỉ tổ đem thân mà trả nợ cho những cử chỉ ngu dại của mmh thôi. '' Không phải tất cả các câu trong những đoạn trích đêu là câu cảm ,chỉ có những câu trên mới có từ ngữ cảm thán (được in đậm). - Bài tập 2. Tất cả các câu trong phần này đều là những câu bộc lộ tình cảm, cảm.xúc. a) Lời than thở của người nông dân dưới chế độ phong kiến. b) Lời than thở của người chinh phụ trước nỗi truân chuyên do chiến tranh gây ra. c) Tâm trạng bế tắc của nhà thơ trước cuộc sống (trước Cách mạng tháng Tám). d) Sự ân hận của Dế Mèn trước cái chết thảm thương, oan ức của Dế CHoắt. Tuy đều bộc lộ tình cảm, cảm xúc, nhưng không có câu nào là câu cảm , vì không có hình thức đặc trưng của kiểu câu này. Đây là bài tập giúp Hs tránh được cách hiểu câu cảm thán là câu bộc lộ tình cảm, cảm xúc. - Bài tập 3. Đặt hai câu cảm thán để thể hiện cảm xúc. Mẫu : -Mẹ ơi, tình yêu mà mẹ đã dành cho con thiêng liêng biết bao ! - Đẹp thay cảnh mặt trời buôỉ bình minh! - Bài tập 4. GV hướng dẫn HS ôn lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán. Đây là phần vừa ôn tập kiến thức đã học vừa để chuẩn bị cho việc tìm hiểu câu trần thuật trong bài học tiếp sau đây. GV có thể yêu cầu HS làm một số bài tập tại câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và nhận diện các kiểu câu này trong một đoạn trích đo GV chọn. IV. Củng cố : Hãy cho biết đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán ? -Thử đặt một câu cảm thán V. Hướng dẫn học tập : - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của câu cảm thán - Làm hết các bài tập vào vở - Chuẩn bị bài mới : Câu trần thuật PHẦN BỔ SUNG ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 7 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương. Tuần 22 Tiết. VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5. 87-88. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : - Tổng kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm kiểu văn bản thuyết minh. B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ : -Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: III. Bài mới - Đề bài : + Giới thiệu một danh lam thắng cảnh ở quê hương em + Giới thiệu về hoa ngày Tết. Yêu cầu chung : - Học sinh cần giơi thiệu vị trí, miêu tả tổng quát và những nét cảnh đặc sắc kết hợp với bình luận để làm nổi bật nét hấp dẫn của cảnh quan. Những kiến thức về danh lam thắng cảnh phải là những kiến thức đáng tin cậy - Lời văn cần chính xác và biểu cảm Cụ thể : - Phần mở bài cần giới thiệu nét đặc sắc , vị trí của danh lam thắng cảnh - Phần thân bài : - Giới thiệu kết hợp miêu tả tổng quát về cảnh quan - Giới thiệu, kết hợp miêu tả, bình luận về những nét cảnh đặc sắc - Phần kết bài : Nhận định chung về danh lam thắng cảnh này và thái độ của em về cảnh đẹp của quê hương Biểu điểm :  Điểm 9-10: Bài làm đạt các yêu cầu , lời văn gãy gọn, diễn đạt dễ hiểu , hấp dẫn Không mắc quá 5 lỗi chính tả và diễn đạt  Điểm 7-8: Bài làm đạt các yêu cầu trên ở mức khá : có thể diễn đạt chưa hấp dẫn nhưng nhìn chung dễ hiểu và có thể hình dung được những nét đẹp của cảnh vật gắn liền với nét văn hoá địa phương  Điểm 5-6: Bài làm còn có nhiều lúng túng về diễn đạt như chưa chưa kết hợp được hài hoá các yếu tố thuyết minh, miêu tả , bình luận nhưng nhìn chung người đọc có thể hình dung được cảnh vật và các nét đặc sắc của nó  Điểm 3-4 : Bài viết có trình bày lộn xộn, thuyết các yêu cầu miêu tả, hoặc bình luận . Những nét cảnh đặc sắc chưa được trình bày một cách tường minh- Diễn đạt còn lúng túng . Mắc dưới 10 lỗi về chính tả hoặc diễn đạt. 8 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương.  Điểm 1-2: Bài viết chưa tập trung giới thiệu một danh lam thắng cảnh cụ thể hoặc chọn chưa chính xác danh lam thắng cảnh . Tuy nhiên có giới thiệu cảnh vật theo kiểu bài thuyết minh-Diễn đạt còn nhiều lúng túng. Mắc dưới 10 lỗi về chính tả hoặc diễn đạt  Điểm 0 : Bài viết để giấy trắng hoặc sai lầm nghiêm trọng về phương pháp hoặc tư tưởng PHẦN BỔ SUNG ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 9 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Giáo án Ngữ Văn 8 Tuần Tiết. Cao khắc Cương. 23 89. CÂU TRẦN THUẬT. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS - Hiểu rõ đặc điểm hình thức của câu trần thuật. Phân biệt câu trần thuật với các kiểu câu khác. - Nắm vững chức năng của câu trần thuật. Biết sử dụng câu trần thuật phù hợp với tình huống giao tiếp: B. CHUẨN B Ị CỦA THẦY VÀ TRÒ -Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: Hãy nêu các đặc điểm hình thức và vhức năng của câu cảm thán . Cho ví dụ mỗi chức năng. III. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV. HOẠT ĐÔNG CỦA HS. *Hoạt động 1. Tìm hiểu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật.. GHI BẢNG I. Bài học: Đặc điểm hình thức và chức năng:. - Đọc các đoạn trích (SGK tr 45,46) và trả lời câu hỏi :. - Không có đặc điểm hình thức của các kiểu câu nghi - Những câu nào trong các câu trên - Câu trả lời là : Chỉ có câu "Ôi vấn, cầu khiến, không có đặc điểm hình thức của câu Tào Khê !"có đặc điểm hình thức nghi vấn ? câu cầu khiến ? câu cảm của câu cảm thán, còn tất cả cảm thán những câu khác thì không. - Chức năng : kể, thán ? Những câu còn lại ở mục I. ta thông báo nhận - Những câu này dùng để làm gì ? gọi là câu trần thuật. định, miêu tả… - Trong (a), các câu trần thuật dùng để trình bày suy nghĩ của người viết về truyền thống của dân tộc ta (câu thứ nhất và câu thứ hai) và yêu cầu chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc... "(câu thứ ba).. - Ngoài ra còn dùng để yêu cầu, đề nghị, hay bộc ;lộ tình cảm cảm xúc - Kết thúc bằng dấu chấm (Có khi bằng dấu chấm than hay chấm lửng. - Trong (b), các câu trần thuật dùng để kể (câu thứ nhất) và -Kiểu câu cơ bản và phổ biến nhất thông báo (câu thứ hai). - Trong (c), các câu trần thuật dùng để miêu tả hình thức của một người đàn ông (Cai Tứ). - Trong (d), các câu trần thuật. 10 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương dùng để nhận định (câu thứ hai) và bộc lộ tình cảm, cảm xúc (câu thứ ba). Lưu ý câu thứ nhất của đoạn trích (d) không phải là câu trần thuật.. GV gọi một HS đọc phần Ghi nhớ.. - HS đọc phần Ghi nhớ.. Ghi nhớ.. -Trong các kiểu câu nghi vấn, cảm thán, cầu khiến và trần thuật, kiểu câu - Câu trần thuật là kiểu câu được nào được sử dụng nhiều nhất ? vì sao dùng nhiều nhất. ? *Các chức năng chính của câu trần thuật : câu trần thuật có chức năng chính là dùng để kể, thông báo, nhận định, miêu ta,... Ngoài những chức năng chính Đó, câu trần thuật còn dùng để yêu cầu, đề nghị hay bộc lộ tinh cảm, cảm xúc. GV: Phần lớn hoạt động giao tiếp của con người xoay quanh những chức năng đó. Nghĩa là gần như tất cả cầu mục đích giao tiếp khác nhau đều có thể được thực hiện bằng câu trần thuật. *Hoạt động 2. Hướng dẫn làm bài tập. - Bài tập 1. Xác định các kiểu câu. a) Cả ba câu đều là câu trần thuật. Câu (l) dùng để kể, còn câu (2) và (3) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc của Dế Mèn đối với cái chết của Dế Choắt. b) Câu (1) : câu trần thuật đùng để kể. Câu (2) : câu cảm thán (được đánh dấu bằng từ quá) dùng để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Câu (3) và (4) : câu trần thuật, bộc lộ tình cảm, cảm xúc : cảm ơn. - Bài tập 2. Câu thứ hai trong phần dịch nghĩa bài thơ Ngắm trăng của Hồ Chí Minh là câu nghi vấn (giống với kiểu câu của câu trong nguyên tác bằng chữ Hán : Đối thử lương tiếu nại nhược hà ?"), trong khi câu tương ứng trong phần dịch thơ là một câu trần thuật. Hai câu này tuy khác nhau về kiểu câu nhưng cùng diễn đạt một ý nghĩa : đêm trăng đẹp gây sự xúc động mãnh liệt cho nhà thơ, khiến nhà thơ muốn làm một đều gì đó. - Bài tập 3. Xác định các kiểu câu và chức năng. a) Câu cầu khiến. b) Câu nghi vấn. c) Câu trần thuật. Cả ba câu đều đùng để cầu khiến (có chức năng giống nhau). Câu (b) và (c) thể hiện ý cầu khiến (đề nghị) nhẹ nhàng, nhã nhặn và lịch sự hơn câu (a). - Bài tập 4 : Tất cả các câu trong phần nây đều là câu trân thuật, trong đó câu ỏ (a) và câu được dẫn lại trong (b) (Em muốn cả anh cùng đi nhận giải.) được dùng để cầu khiến (yêu cầu người khác. thực hiện một hành động nhất định). Còn câu thứ nhất trong (b) được dùng để kể. - Bài tập 5 : Đặt câu trần thuật đùng để hứa hẹn, xin lỗi, cảm ơn, chúc mừng, cam đoan.. 11 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương. Mẫu :xem mục ở trên. -Bài tập 6 : Bài tập sáng tạo. GV có thể gợi ý HS viết một đoạn đối thoại giữa GV và HS, giữa bác sĩ và bệnh nhân, giữa người mua hàng và người bán hàng IV. Củng cố : - Hãy nêu đặc điểm hình thức và chức năng của câu trần thuật V. Hướng dẫn học tập: - Nắm vững đặc điểm hình thức và chức năng của kiểu câu trần thuật - Làm hết các bài tập - Chuẩn bị bài mới “ Câu phủ định” PHẦN BỔ SUNG ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. ............................................................................................................................................................. .............................................................................................................................................................. 12 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương. Tuần 23 Tiết 90. CHIẾU DỜI ĐÔ. (Thiên đô chiếu). Lí Công Uẩn A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS : - Thấy được khát vọng của nhân đần ta về một đất nước độc lập, thống nhất, hùng cường và khí phách của dân tộc Đại Việt đang trên đà lớn mạnh được phản ánh qua Chiếu dời đô. - Nắm được đặc điểm cơ ban của thể chiếu. Thấy được sức thuyết phục to lớn của Chiêú dời đô là sự kết hợp giữa lí lẽ và tình cảm. Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận. B. CHUẨN B Ị CỦA THẦY VÀ TRÒ - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. LÊN LỚP I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: -Đọc thuộc bài thơ Ngắnm tỷăng hoặc Đi đường -Em có cảm nhận gì về tâm hồn người chiến sĩ cách mạng trong bài thơ đó ? - Vì sao Hoài Thanh nhận xét :” Thơ Bác đầy trăng” Theo em hình ảnh trăng trong thơ Bác có gì đặc sắc ? III. Bài mới : *Hoạt động 1. Giới thiệu bài. - Về tác giả : Nhấn mạnh Lí Công Uẩn là người thông minh, nhân ái, có chí lớn, sáng lập vương triều nhà Lí. - Về tác phẩm : nhấn mạnh hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để thấy được vị trí quan trọng của Chiêú dời dô đối với sự phát triển lịch sử dân tộc. HOẠT ĐỘNG C ỦA GV. HOẠT ĐÔNG CỦA HS. *Hoạt động 2. Hướng dẫn đọc văn - HS đọc với giọng điệu chung là bản và tìm hiểu chú thích. trang trọng nhưng có những câu cần nhấn mạnh sắc thái tình cảm tha thiết hoặc chân tình : ''Trẫm rất đau xót... dời đổi'', trẫm muốn... thế nào ?”. GHI BẢNG I. Đọc , tìm hiểu chú thích.. Đọc kĩ chú thích (*) và chú thích 8. II. Đọc hiểu văn bản *Hoạt động 3. Hướng dẫn đọc - hiểu văn bản.. 1. Đoạn mở đầu. - Viện dẫn lịch sử để thấy việc 1. HS tìm hiểu đoạn mở đầu. dời đo không GV : Đây 1à đoạn có bính chất nêu - Thời nhà Thương năm lần dời phải là điều gì tiền đề, làm chỗ dựa cho lí lẽ ở đô, nhà Chu ba lần dời đô nhằm mưu những phần tiếp theo. Trong đoạn toan nghiệp lớn, xây dựng vương khác thường này, tác giả viện dẫn sử sách nói về 1. HS tìm hiểu đoạn mở đầu.. 13 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương. việc dời đô của các vua thời xưa bên triều, tính kế lâu dài. - Việc dời đô Trung Quốc. vừa thuận theo mệnh trời vừa thuận theo ý dân - Kết quả của việc dời đô -Theo suy luận của tác giả thì việc dời đô của các vua nhà Thương, nhà là làm cho đất nước vững bền, phát Chu nhằm mục đích gì ?Kết quả của triển thịnh vượng. việc dời đô ấy ?. - Dẫn số liệu cụ thể để chuẩn bị cho lí lẽ ở phần sau : Trong lịch sử đã từng có chuyện dời đô và đã từng đem lại những kết quả tốt đẹp. Việc Lí Thái Tổ dời đô không có gì là khác thường, trái với quy luật.. 2. Phân tích đoạn tiếp theo: GV :Tác giả soi sử sách vào tình hình thực tế, nhận xét có tính chất phê phán hai triều Đinh, Lê cứ đóng yên đô thành ở vùng núi Hoa Lư. -Theo Lý Công Uẩn kinh đô ở vùng cũ núi Hoa Lư của hai triều Đinh, Lê là không còn thích hợp, vì sao ? GV: Thực ra việc hai triều Đinh, Lê vẫn cứ phải đóng đô ở Hoa Lư chứng tỏ thế và lực của hai triều đại ấy chưa đủ mạnh để ra nơi đồng bằng, đất phẳng, nơi trung tâm của đất nước mà vẫn còn phải dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở - Cách viết ở đoạn này có gì đáng chú ý ?. 3. Phân tích đoạn cuối. 2.Phân tích đoạn tiếp theo. *Theo tác giả, việc không dời đô sẽ phạm những sai lầm: - Không dời đo sẽ phạm phải - Không theo mệnh trời những sai lầm - Không biết học theo cái đúng của lớn : người xưa - Không theo - Hậu quả là triều đại thì ngắn ngủi, mệnh trời , nhân dân thì khổ sở vạn vật không không theo thích nghi, không thể phát triển thinh người xưa, vượng trong một vùng đất chật chội. không hợp lòng dân - Nhân dân sẽ khổ sở, vạn vật không thích nghi, không thể phát triển -Lập luận sắc - So với đoạn mở đầu, ở đoạn sảo: lý và tình này, bên cạnh lí là tình : ''Trẫm rất đau xót về việc đó'' Lời văn tác động cả tới tình cảm ngưởi đọc. Những lơi thế của thành Đại La :. - Về vị thế địa lý : ở nơi trung tâm đất trời, mở ra bốn hướng nam bắc -Thành Đại La có những lợi thế gì, đông tây có núi lại có sông ; đất rộng để chọn làm kinh đô của đất nước ? mà bằng phẳng, cao mà thoáng, tránh được nạn lụt lội, chật chội. - Về vị thế chính trị, văn hoá : là đầu mốí giao lưu, ''chốn tụ hội của bốn phương'', là mảnh đất hưng thịnh ''muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi''.. 3. Phân tích đoạn cuối : Thành Đại La có nhiều lợi thế : -- Về vị thế địa lý -- Về vị thế chính trị, văn hoá. Về tất cả các mặt, thành Đại Về tất cả các mặt, thành Đại La có La có đủ mọi đủ mọi điều kiện để trở thành kinh đô điều kiện để trở. 14 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương của đất nước.. thành kinh đô của đất nước.. 4. Tìm hiểu kết cấu bài chiếu -trình tự lập luận của tác giả. 4. Tìm hiểu kết cấu bài chiếu trình tự lập -Thử nêu kết cấu của bài chiếu - Nêu sử sách lám tiền đê, lám chỗ luận của tác giả (Trình tự lập luận của tác giả ) dựa cho lí lẽ. - Kết cấu 3 đoạn - Soi sáng tiền để vào thực tế hai triều : là rất tiêu biểu đại Đinh, Lê để chỉ rõ thực tế ấy cho kết cấu của không còn thích hợp đối với sự phát văn nghị luận, triển cửa đất nước, nhất thiết phải dời trình tự lập luận đô. trên là rất chặt Đi tới kết luận : khẳng định chẽ. thành Đại La là nơi tốt nhất để chọn làm kinh đô. Kết cấu 3 đoạn nói trên là rất tiêu biểu cho kết cấu của văn nghị luận, trình tự lập luận trên là rất chặt chẽ. 5. Tổng kết.. - Vì sao nói Chiếu dời đô dời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc đại Việt ? - Tại sao kết thúc bài chíếu dời Lí Thái Tổ không ra mệnh lệnh lại đặt câu hỏi : Các khanh nghĩ nào ?. Cách kết thúc như vậy có dụng gì ?. Cho HS đọc ghi nhớ. đô, mà thế tác. - Dời đô từ vùng núi Hoa Lư chứng tỏ triều đình nhà đã đủ sức chấm dứt nạn phong kiến cát cứ, thế và lực, của dân tộc Đại Việt đủ sức sánh ngang hàng phương Bắc. Định đô ở Thăng Long là thực hiện nguyện vọng của nhân dân thu giang sơn về một mối, nguyện vọng xây dựng đất nước độc lập, tự cường. - Cách kết thúc mang tính chất đối thoại, trao đổi, tạo sự đồng cảm giữa mệnh lệnh của vua với thần đần: Bài Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân thành. Nguyện vọng dời đô của Lý Thái Tổ phù hợp với nguyện vọng của nhan dân.. 5. Tổng kết. - Chiếu dời đô dời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát triển lớn mạnh của dân tộc đại Việt - Chiếu dời đô thuyết phục người nghe bằng lí lẽ chặt chẽ và bằng tình cảm chân thành. Nguyện vọng dời đô của Lý Ghi nhớ. HS đọc ghi nhớ IV. Củng cố : - Cho HS đọc diễn cảm lại bài "Chiêú dời đô” - Vì sao nói " Chiếu dời đô " ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát rtriển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt ? V. Hướng dẫn học tập : - Nắm vững các luận cứ mà Lý Công Uẩn đưa ra để khẳng định việc dời đo là cần thiết - Học thuộc một đoạn mà em cho là hay nhất và lý giải vì sao em cho như thế? - Chuẩn bị bài mới : HỊCH TƯỚNG SĨ. 15 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương. Tuần 24 Tiết 93. HỊCH TƯỚNG SĨ. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT Giúp HS - Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể Hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tuớng sĩ. - Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lôgíc và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm. B. Chuẩn bị của thầy và trò : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. Lên lớp : I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - Vì sao nói Chiếu dời đô ra đời phản ánh ý chí độc lập tự cường và sự phát rtriển lớn mạnh của dân tộc Đại Việt? III. Bài mới *Hoạt động 1: Giới thiệu bài. Đưa vào chú thích (*) trong SGK, giới thiệu khái quát tác giả Trần Quốc Tuấn và bài Hịch tướng sĩ. - Về tác giả, nhấn mạnh ba điểm : là người có phẩm chất cao đẹp, là người có tài năng văn võ song toàn, là người có công lao lớn trong các cuộc kháng chiến chống mông - Nguyên lấn thứ hai (1285) và lần thứ ba (1287 1288). HOẠT ĐỘNG CỦA GV *Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. Nên đọc cả văn bản mặc dù khi phân tích chỉ tập trung vào phần văn bản in chữ to. Cố gắng chuyển đổi giọng điệu cho phù hợp với nội dung từng đoạn.. HOẠT ĐÔNG CỦA HS - HS đọc theo hướng dẫn của giáo viên. GHI BẢNG 1. Đọc văn bản và tìm hiểu chú thích. - Cần chú ý tính chất cân xứng, nhịp nhàng của câu văn biền ngẫu. - Đọc chú thích tác giả và các chú thích 17, 18, 22, 23. *Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc - HS tìm hiểu kết cấu của văn bản 2. Kết cấu hiểu văn bản. của văn bản : Đoạn 1 (từ đầu đến ''còn lưu Tìm hiểu kết cấu của Hịch tướng tiếng tốt'') : Nêu những gương sĩ: trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, – Theo em bài Hịch tướng sĩ xả thân vì nước.. 16 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương. có kết cấu như thế nào ?. –. - Đoạn 2 (từ ''Huống chi'' đến ''cũng vui lòng'') : Lột tả sự ngang Hãy nêu nội dung chính của ngược và tội ác cua kẻ thù đồng từng đoạn thời nới lên lòng căm thù giặc. -Đoạn 3 (từ ''Các ngươi'' đến ''không muốn vui vẻ phỏng có được không ?'') : Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. Đoạn này có thể chia thành hai đoạn nhỏ : + Từ ''Các ngươi'' đến ''muốn vui vẻ phỏng có được không ?'' : Nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phế phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ tướng sĩ , - Từ ''Nay ta bảo thật'' đến ''không muốn vui vẻ phỏng có được không ?: Khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay, lẽ phải. Đoạn 4 (đoạn còn lại) : Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu qua tìm hiểu kết cấu, HS bước đầu thấy được nghệ thuật lập luận của bài Hịch tuớngsĩ.. GV giới thiệu : Sau khi nêu gương sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, hi sinh vì nước tác giả quay về với thực tế trước mắt, lột tả tội ác và sự ngang ngược của giặc, đồng thời nêu mối ân tình giữa chủ và tướng. Mục đích là khêu gợi lòng căm thù giặc, khích lệ tinh thần yêu nước bất khuất, khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người.. 3. Tìm hiểu văn bản a. Tội ác và sự ngang ngược của kẻ thù -Hành động -Hình ảnh ẩn dụ. - Tội ác và sự ngang ngược của kẻ - Tội ác , sự ngang ngược của thù được tác giả lột tả như thế nào kẻ thù được lột ta bằng những ? hành động thực tế (đòi ngọc lụa, hạch sách bạc vàng, vét kiệt của kho có hạn, hung hãn như hổ đói ngang ngược : đi lai nghênh ngang ngoài đường, bắt nạt tể phụ.)., và những hình ảnh ẩn dụ(''lưỡi cú điều'', “thân dê chó”) cho thấy nỗi căm giận và lòng khinh bỉ giặc của Trần Quốc Tuấn. Đồng thời chỉ ra nỗi nhục lớn của mọi người khi chủ quyền đất nước bị xâm. 17 Lop8.net. * Diễn tả Nỗi căm giận, lòng khinh bỉ và nỗi nhục lớn khi chủ quyền đất nước bị xâm lược.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương phạm.. - Lòng yêu nước, căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn thể hiện qua thái độ hành động như thế nào ? Vị chủ tướng tự nói Lên nỗi lòng của mình sẽ có tác động ra sao đối với tướg sĩ?. - Lòng yêu nước căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn được thể hiện cụ thể : (quên ăn, mất ngủ, đau đớn đến thắt tim, thắt ruột) thể hiện qua thái độ ( uất ức, căm tức khi chưa trả được thù, sắn sàng hi sinh để rửa mối nhục cho GV nói : Mỗi chữ, mỗi lời như chảy trực tiếp từ trái tim qua ngòi đất nước). Bao nhiêu tâm huyết, bút lực của Trần Quốc Tuấn dồn bút lên trang giấy. vào một đoạn văn đầy ấn tượng. IV. Củng cố : HS đọc lại nội dung bài Hịch V. Hướng dẫn học tập: - Học thuộc đoạn trích từ “Huống chi…ta cũng vui lòng “ - Soạn tiếp các câu hỏi đọc hiểu văn bản. 18 Lop8.net. b. Lòng yêu nước của TQT được thể hiện cụ thể qua các trạng thái , qua thái độ *Lời lẽ thiết tha chân thành , tâm huyết.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương. Tuần 24. HỊCH TƯỚNG SĨ. Tiết 94. A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT : Giúp HS: - Cảm nhận được lòng yêu nước bất khuất của Trần Quốc Tuấn của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thể hiện qua lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược - Nắm được đặc điểm cơ bản của thể hịch. Thấy được đặc sắc nghệ thuật văn chính luận của Hịch tuớng sĩ. - Biết vận dụng bài học để viết văn nghị luận, có sự kết hợp giữa tư duy lôgíc và tư duy hình tượng, giữa lí lẽ và tình cảm. B. Chuẩn bị của thầy và trò : - Thầy : Nghiên cứu SGK, SGV, SBT - Học sinh : Đọc trước SGK, soạn bài C. Lên lớp : I. Ổn định tổ chức II. Kiểm tra bài cũ: - Đọc thuộc đoạn trích từ “Huống chi…ta cũng vui lòng “ - Hãy phân tích lời lẽ của tác giả trong đoạn trích diễn tả sự ngang ngược của sứ giặc và nỗi lòng của chủ tướng Trần Quốc Tuấn III. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV c/ Mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ. - Mối quan hệ ân tình giữa Trần Quốc Tuấn với tướng sĩ là mối quan hệ trên dưới theo đạo thần chủ hay quan hệ bình đẳng của những người cùng cảnh ngộ ?Mối quan hệ ân tình âý đã khích lệ đến tướng – sĩ như thế nào. HOẠT ĐÔNG CỦA HS - HS thảo luận , trả lời - Mối ân tình giữa Trần Quốc Tuấn và tướng sĩ dựa trên hai quan hệ : quan hệ chủ tướng và quan hệ cùng cảnh ngộ. Quan hệ chủ tướng để khích lệ tình thần trung quân ái quốc, còn quan hệ cùng cảnh ngộ để khích lệ lòng ân nghĩa thuỷ chung của những người chung hoàn cảnh , khích lệ ý thức trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi người đối với đạo vua tôi cũng như đối với tình cốt nhục.. - Hãy đọc đoạn văn phê phán --Giọng văn: khi nghiêm khắc ( mang các hành động sai trái của tính chất sỉ mắng, răn đe), có khi lại các tướng sĩ ? chân thành, tình cảm (mang tính chất bày tỏ thiệt hơn). - Theo Trần Quốc Tuấn , các tường sĩ đã làm những việc - Những việc làm sai tưởng như nhỏ gì ? Hậu quả của những việc nhặt : vui chọi gà, cờ bạc, ham săn bắn, làm ấy ra sao ? thích rượu ngon, mê tiếng hát,.... GHI BẢNG c. Mối quan hệ ân tình nghĩa tình : - Quan hệ thần chủ; quan hệ cùng cảnh ngộ *Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc, tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ d. Phêphán các hành động sai trái của các tướng sĩ. -Việc làm tưởng như nhỏ nhặt nhưng - Hậu quả thì tai hại khôn lường : thái ấp, bổng lộc không còn ; gia quyến, vợ hậu quả khôn. 19 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Giáo án Ngữ Văn 8. Cao khắc Cương con khốn cùng, tan nát ; xã tắc, tổ tông bị giày xéo ; thanh danh bị ô nhục ; chủ và tướng, riêng và chung,... tất cả đều “đau xót biết chừng nào''.. lường. - Cách nói đa dạng, nghệ thuật khích - Cách nói :gần như sỉ mắng : ''không tướng biết lo'', 'không biết thẹn'', ''không biết - Em có nhận xét gì về cách hạc'', ''không biết căm''. Có khi mỉa mai, nói của tác giả ở đây ? chế giễu : ''cựa gà trống không thể đâm thủng áo giáp của giặc'', ''mẹo cờ bạc không thể dùng lám mưu lược nhà binh'', ''chén rượu ngơn.không thể làm cho giặc say chết', ''tiếng hát hay không thể làm cho giặc điếc tai'' - Lời lẽ vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc: - Việc làm ấy không chỉ là tội thờ ơ - Em có nhận xét gì về lời lẽ nông cạn mà còn là vong ân bội nghĩa : ở đây ? không chỉ là vấn đề nhân cách mà còn là - Nghệ thuật lập luận của sự vô trách nhiệm đến táng tận lương đoạn văn có gì đáng chú ý ? tâm - Nghệ thuật lập luận đặc sắc Cùng với việc phê phán thái - Nêu cao tính thần cảnh giác, độ, hành động sai của tướng - Chăm lo ''tập dượt cung tên, sĩ, Trần Quốc Tuấn còn chỉ ra những việc đúng nên làm. Đó là những việc nào ?. e. Những việc nên làm :. *Hoạt động 4: Phân tích - Hai con đường sống và chết để thuyết nghệ thuật lập luận ở đoạn phục . kết. - Một thái độ dứt khoát : Học sinh thảo - Kết thúc bài hịch tác giả đã luận lập ra bản lược Không chấp nhận khẳng định điều gì ? kẻ bàng quan. g. Đoạn kết. - Cảnh giác, luyện tập. - Nghệ thuật - Em có nhận xét gì về nghệ - Tác giả dùng thủ pháp nghệ thuật so so sánh tương thuật diễn đạt trong đoạn văn sánh tương phản và cách điệp từ điệp ý phản, điệp từ, này ? tăng tiến. có tác dụng nêu bật vấn đề từ điệp ý nhạt đến đậm, từ nông đến sâu. - Hai con đường sống và chết để thuyết phục - Một thái độ dứt khoát : Không chấp nhận kẻ bàng quan. 20 Lop8.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×