Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 176 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Nguyễn Tấn Vinh

NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 9580302

LUẬN ÁN TIẾN SỸ

Hà Nội - Năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG

Nguyễn Tấn Vinh

NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ
HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM

Chuyên ngành: Quản lý xây dựng
Mã số: 9580302

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
1. PGS. TS. ĐINH ĐĂNG QUANG


2. TS. TRẦN HỒNG MAI

Hà Nội - Năm 2021


i

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp
đỡ của các cán bộ hướng dẫn, các thông tin, dữ liệu, số liệu phục vụ nghiên cứu trong
luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng. Đề tài luận án không
trùng lặp với bất kỳ cơng trình khoa học nào đã được cơng bố.
Tác giả luận án

Nguyễn Tấn Vinh


ii

LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám hiệu trường Đại học
Xây dựng, đặc biệt là các cán bộ, giảng viên Khoa Kinh tế và Quản lý xây dựng,
Khoa Đào tạo sau đại học đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để nghiên cứu sinh
hồn thành khóa học và luận án này. Nghiên cứu sinh xin đặc biệt trân trọng và cảm
ơn chân thành đối với PGS. TS. Đinh Đăng Quang và TS. Trần Hồng Mai, hai
người Thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, giúp đỡ nghiên cứu sinh hoàn
thành luận án.
Nghiên cứu sinh cũng xin trân trọng cảm ơn các cơ quan quản lý nhà nước,
các viện nghiên cứu, các trường đại học đã quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện cho nghiên
cứu sinh trong quá trình nghiên cứu, cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và gia đình đã

ln ở bên cạnh động viên, chia sẻ khó khăn, thường xuyên trao đổi kiến thức, học
thuật, hỗ trợ về mặt tinh thần, cảm ơn các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý xây dựng
đã chia sẻ những kinh nghiệm, các số liệu, tài liệu về quản lý nhà nước về hợp đồng
xây dựng sử dụng vốn nhà nước giúp nghiên cứu sinh có thêm cơ sở lý luận, thực tiễn
để hoàn thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn!


iii

MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................................................................................................. i
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................vi
Danh mục các bảng ............................................................................................... viii
Danh mục các hình vẽ ..............................................................................................ix
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................... 1
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu ........................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................... 3
4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu .............................................................................. 4
5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án ....................................... 4
6. Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận án .............................................. 7
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................ 8
8. Kết cấu của luận án ................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................ 9
1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước ................................................................. 9
1.1.1. Hiệu lực quản lý nhà nước ................................................................................ 9
1.1.2. Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước .................................................... 12
1.1.3. Quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng ....................................................... 14

1.1.4. Vốn đầu tư xây dựng, vốn nhà nước ............................................................... 18
1.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi .............................................................. 19
1.2.1. Quản lý nhà nước về đầu tư công ................................................................... 19
1.2.2. Quản lý hợp đồng xây dựng ............................................................................ 22
1.3. Khoảng trống nghiên cứu ................................................................................... 25
1.4. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...................................................................... 26
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU LỰC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
................................................................................................................................... 28
2.1. Lý luận chung về hiệu lực và hiệu lực quản lý nhà nước .................................. 28
2.1.1. Khái niệm về hiệu lực ..................................................................................... 28
2.1.2. Khái niệm về quản lý nhà nước và chức năng của quản lý nhà nước ............. 30


iv

2.1.3. Khái niệm về hiệu lực quản lý nhà nước và các tiêu chí đánh giá hiệu lực quản
lý nhà nước ................................................................................................................ 32
2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước .................................. 37
2.2. Lý luận chung về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ........................... 38
2.2.1. Khái niệm về hợp đồng và hợp đồng xây dựng .............................................. 38
2.2.2. Khái niệm về vốn nhà nước và hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ... 41
2.3. Cơ sở lý luận hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà
nước ........................................................................................................................... 44
2.3.1. Khái niệm và nội dung quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn
nhà nước ................................................................................................................ 44
2.3.2. Khái niệm hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà
nước
................................................................................................................ 48
2.3.3. Tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng

vốn nhà nước ............................................................................................................. 49
2.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử
dụng vốn nhà nước .................................................................................................... 52
2.4. Một số kinh nghiệm quốc tế trong quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng ... 60
2.4.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng sử dụng vốn công .... 60
2.4.2. Xây dựng hệ thống văn bản pháp lý về hợp đồng xây dựng........................... 62
2.4.3. Thanh tra, kiểm tra đối với hợp đồng xây dựng.............................................. 65
2.4.4. Bài học kinh nghiệm quốc tế có thể nghiên cứu áp dụng đối với Việt Nam .. 67
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP
ĐỒNG XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM .................. 71
3.1. Thực trạng mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về hợp đồng xây dựng . 71
3.1.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh trực tiếp về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà
nước hiện hành .......................................................................................................... 71
3.1.2. Hệ thống pháp luật điều chỉnh về hợp đồng xây dựng ở Việt Nam ngày càng
được hoàn thiện ......................................................................................................... 73
3.1.3. Những hạn chế, tồn tại của hệ thống pháp luật về hợp đồng xây dựng sử dụng
vốn nhà nước ở Việt Nam ......................................................................................... 74
3.2. Thực trạng mức độ tuân thủ các quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng ..... 85
3.3. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố tới hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng
xây dựng sử dụng vốn nhà nước ............................................................................... 94


v

3.3.1. Ảnh hưởng của nhóm nhân tố năng lực, chất lượng của quản lý nhà nước về
hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước tới hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng
xây dựng sử dụng vốn nhà nước ............................................................................... 94
3.3.2. Ảnh hưởng của khả năng tiếp nhận điều khiển của đối tượng quản lý tới hiệu
lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ..................... 111
3.3.3. Kết quả điều tra, khảo sát mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu lực quản

lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước .................................... 113
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG SỬ DỤNG VỐN NHÀ NƯỚC
Ở VIỆT NAM ........................................................................................................ 119
4.1. Quan điểm đề xuất giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng
xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam ......................................................... 119
4.2. Những yêu cầu đặt ra đối với công tác nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
hợp đồng xây dựng trong giai đoạn tới ................................................................... 120
4.3. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng
sử dụng vốn nhà nước ............................................................................................. 121
4.3.1. Bổ sung, sửa đổi một số quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn
nhà nước 121
4.3.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước về hợp đồng
xây dựng sử dụng vốn nhà nước ............................................................................. 130
4.3.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ............. 135
4.3.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thuộc các chủ thể tham gia hợp đồng xây
dựng sử dụng vốn nhà nước .................................................................................... 138
4.3.5. Áp dụng mơ hình tư vấn quản lý hợp đồng trong đầu tư xây dựng sử dụng vốn
nhà nước nhằm đảm bảo tính tuân thủ pháp luật về hợp đồng xây dựng ............... 141
4.3.6. Xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước
.............................................................................................................. 143
KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147
DANH MỤC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ CỦA
TÁC GIẢ ................................................................................................................ 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 151
PHỤ LỤC 1 ....................................................................................................... PL1-1
PHỤ LỤC 2 ....................................................................................................... PL2-1



vi

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

BGTVT

Bộ Giao thông vận tải

BKHĐT

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

BTC

Bộ Tài chính

BXD

Bộ Xây dựng

CQ

Cơ quan

CQNN

Cơ quan nhà nước


ĐTXD

Đầu tư xây dựng

EPC

Thiết kế - Cung cấp - Xây dựng
(Engineering, Procurement and Construction)

EU

Liên minh châu Âu (European Union)

FIDIC

Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (Fédération Internationale des
Ingénieurs Conseils’)

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

HEC

Tổng Công ty Tư vấn Xây dựng Thủy lợi Việt Nam

HĐXD

Hợp đồng xây dựng


HLQL

Hiệu lực quản lý

HTKT

Hạ tầng kỹ thuật

ICOR

Hệ số sử dụng vốn (Incremental Capital Output Ratio)

IMF

Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)

KTNN

Kiểm toán nhà nước

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

NCS

Nghiên cứu sinh

NSNN


Ngân sách nhà nước

ODA

Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)

PECC

Cơng ty cổ phần tư vấn điện

PMU

Ban quản lý dự án (Project Management Unit)


vii

Chữ viết tắt

Nội dung đầy đủ

PPP

Đối tác công tư (Public - Private Partnership)

QLDA

Quản lý dự án


QLHĐ

Quản lý hợp đồng

QLHĐXD

Quản lý hợp đồng xây dựng

QLNN

Quản lý nhà nước

TEDI

Tổng Công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải

TMĐT

Tổng mức đầu tư

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTCP

Thanh tra chính phủ

UBND


Ủy ban nhân dân

VNN

Vốn nhà nước

VNCC

Tổng cơng ty Tư vấn xây dựng Việt Nam

VOA

Văn phịng định giá (Valuation Office Agency)

VSIC

Hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam

XDCB

Xây dựng cơ bản

XDCT

Xây dựng cơng trình


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Xếp hạng tần suất và hậu quả xảy ra ........................................................52
Bảng 2.2: Mức độ hiệu lực quản lý nhà nước theo rủi ro vi phạm pháp luật ...........52
Bảng 3.1. Tổng hợp hệ thống văn bản pháp luật điều chỉnh trực tiếp hợp đồng xây
dựng sử dụng vốn nhà nước ......................................................................................71
Bảng 3.2. Tổng hợp nội dung các vướng mắc cơ bản trong áp dụng các quy định pháp
luật về hợp đồng xây dựng ........................................................................................81
Bảng 3.3. Tổng hợp các vi phạm quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng sử dụng
vốn nhà nước tại một số tập đồn kinh tế và tổng cơng ty nhà nước ........................86
Bảng 3.4: Tổng hợp vi phạm quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng tại 2 dự án
nhiên liệu sinh học của Tập đoàn PVN .....................................................................88
Bảng 3.5: Nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước về hợp đồng xây
dựng sử dụng vốn nhà nước ......................................................................................96
Bảng 3.6: Cơ cấu các đối tượng khảo sát ................................................................113
Bảng 3.7: Mức độ liên quan và kinh nghiệm công tác của đối tượng khảo sát ......114
Bảng 3.8: Kết quả phân tích, xử lý số liệu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ....116


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 0.1: Khung nghiên cứu của luận án....................................................................5
Hình 1.1: Các chủ thể tham gia quản lý hợp đồng thực hiện dự án PPP ..................14
Hình 1.2: Nội hàm của cơng tác quản lý ...................................................................20
Hình 1.3: Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hợp đồng xây dựng............................24
Hình 2.1: Mối quan hệ giữa hiệu lực và hiệu quả .....................................................30
Hình 2.2: Các tiêu chí đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử
dụng vốn nhà nước ....................................................................................................37
Hình 2.3: Mối quan hệ giữa các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà
nước ...........................................................................................................................38
Hình 2.4: Phân loại hợp đồng xây dựng....................................................................40

Hình 2.5: Các cơ quan có chức năng quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng
vốn nhà nước ở Việt Nam .........................................................................................45
Hình 2.6: Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây
dựng sử dụng vốn nhà nước ......................................................................................60
Hình 2.7: Sự phối hợp giữa các cơ quan QLNN đối với dự án đầu tư cơng tại Vương
quốc Anh ...................................................................................................................61
Hình 2.8. Mơ hình quản lý hợp đồng xây dựng ở Nhật Bản.....................................63
Hình 3.1: Cơ quan có chức năng ban hành văn bản pháp luật ..................................95
Hình 3.2: Hệ thống thanh tra, kiểm tra đối với hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà
nước .........................................................................................................................108
Hình 3.3. Mức độ ảnh hưởng của nhóm nhân tố năng lực, chất lượng của quản lý nhà
nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ...............................................115
Hình 3.4. Mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng
xây dựng sử dụng vốn nhà nước .............................................................................117
Hình 4.1: Sơ đồ tiền kiểm cơng tác phân chia gói thầu ..........................................122
Hình 4.2: Mơ hình tư vấn quản lý hợp đồng xây dựng ...........................................142


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Hồn thiện cơng tác quản lý nhà nước (QLNN) là hoạt động thường xuyên, lâu
dài của mỗi quốc gia để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế nhằm thích
ứng với bối cảnh tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế ngày một sâu rộng [45].
Là một nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ, Chính phủ Việt Nam
xác định nâng cao vai trị và hiệu lực quản lý kinh tế của nhà nước là một trong những
nội dung chủ yếu để phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
[8]. Trong những năm gần đây, vai trò của QLNN trong lĩnh vực xây dựng được Đảng
và Chính phủ rất quan tâm vì đó là yếu tố quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất

kỹ thuật cho nền kinh tế góp phần quan trọng làm thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh
tế của một quốc gia, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của Việt Nam. Đối
với một quốc gia đang phát triển như Việt Nam, đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà
nước (VNN) là một vấn đề hệ trọng vì mức đầu tư cao được kỳ vọng đem lại mức
tăng trưởng cao. Theo số liệu thống kê từ năm 2010 đến năm 2018 cho thấy tỷ lệ đầu
tư bằng VNN cho các dự án xây dựng ở Việt Nam trung bình hàng năm lên tới xấp
xỉ 10,3% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP), đây là tỷ lệ cao hơn hẳn các quốc gia trong
khu vực Đông Nam Á khác trong giai đoạn phát triển tương tự như Việt Nam, ví dụ
Philippine, Indonesia, … [38]. Tuy nhiên, đầu tư xây dựng bằng nguồn VNN ở nước
ta vẫn được coi là còn nhiều yếu kém, hiệu quả không cao và là một trong những rào
cản về động lực tăng trưởng chính của nền kinh tế. Vì vậy, nâng cao hiệu quả đầu tư
xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước phải luôn là một trong những ưu tiên hàng đầu,
điều đó phụ thuộc phần lớn vào hiệu quả của hoạt động QLNN đối với lĩnh vực này.
Hiện nay, hiệu quả đầu tư xây dựng sử dụng VNN ở Việt Nam được nhiều nhà
nghiên cứu, học giả nhận định cịn nhiều hạn chế thơng qua các chỉ số kinh tế như là
Hệ số sử dụng vốn (ICOR), tỷ lệ giải ngân đầu tư công, ... Một trong những nguyên
nhân chủ yếu là sự yếu kém trong công tác QLNN về xây dựng nói chung và hiệu lực


2

QLNN nói riêng đối với hợp đồng xây dựng (HĐXD) sử dụng VNN còn thấp, chưa
đáp ứng được yêu cầu.
Hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN đóng vai trị chi phối gần như tồn bộ
q trình đầu tư xây dựng của dự án đầu tư xây dựng sử dụng VNN và mang tính
quyết định đến thành cơng của dự án đầu tư xây dựng. Việc quản lý HĐXD nói chung,
quản lý HĐXD sử dụng VNN nói riêng là rất quan trọng, địi hỏi nhiều cơ quan nhà
nước có chức năng cùng phối hợp thực hiện thông qua chức năng, nhiệm vụ của tổ
chức.
Trên thực tế, hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN ở nước ta cịn thấp có

nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng nguyên nhân chính mang tính bao trùm là sự
yếu kém trong QLNN về HĐXD, từ việc xây dựng thể chế, chính sách; hướng dẫn
thi hành; cơ chế phối hợp, phân công, phân cấp trong bộ máy; đến cơ chế thanh tra,
kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực HĐXD sử dụng VNN. Những hạn
chế trong quản lý đã dẫn đến nhiều hệ lụy là sai phạm về kinh tế xảy ra một cách khá
phổ biến trong các dự án được thanh tra và kiểm toán; hàng loạt các dự án đầu tư xây
dựng đội vốn lên hàng ngàn tỉ đồng, dẫn đến thất thốt, lãng phí... Chính vì vậy, có
thể nói sự hạn chế của hiệu lực QLNN về HĐXD nói chung và HĐXD sử dụng VNN
nói riêng là một trong những nguyên nhân làm cho thị trường xây dựng xuất hiện các
yếu tố bất ổn, ảnh hưởng xấu đến sự tăng trưởng kinh tế, gây lãng phí nguồn lực quốc
gia và xã hội; không đáp ứng được hiệu quả xã hội đối với mục tiêu đầu tư các cơng
trình phục vụ phát triển kinh tế và phục vụ cộng đồng, v.v...
Xuất phát từ những tồn tại trong thực tiễn của công tác QLNN về HĐXD sử
dụng VNN ở nước ta, nghiên cứu sinh (NCS) lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu lực
quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam” cho
luận án tiến sỹ của mình.
2. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
a. Mục đích nghiên cứu:
Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây
dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam.


3

b. Mục tiêu nghiên cứu:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN nhằm
làm sáng tỏ thêm nội hàm của hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN gồm:
(i) Một số khái niệm liên quan đến nội dung nghiên cứu,
(ii) Chất lượng QLNN về HĐXD,
(ii) Hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN.

- Đánh giá thực trạng của hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN; chỉ rõ những
hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến hiệu lực QLNN về HĐXD.
- Nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm quốc tế về QLNN về HĐXD sử dụng vốn
đầu tư công (kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển có nhiều kinh nghiệm trong
lĩnh vực QLNN về HĐXD) làm cơ sở nhận định, tổng kết một số kinh nghiệm Việt
Nam có thể nghiên cứu, học tập nâng cao hiệu lực của QLNN về HĐXD sử dụng
VNN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử
dụng vốn nhà nước.
b. Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi về nội dung nghiên cứu
- Do chuyên ngành của luận án là quản lý xây dựng nên nội dung nghiên cứu
của luận án sẽ tập trung vào hiệu lực QLNN, biểu hiện thông qua mức độ hoàn thiện
hệ thống pháp luật và mức độ tuân thủ quy định pháp luật.
- Luận án tập trung nghiên cứu hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN theo
yêu cầu về đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả đầu tư xây dựng. Vì vậy, luận án
khơng đi sâu nghiên cứu lĩnh vực quản lý HĐXD theo các nghiệp vụ hay kỹ thuật
chuyên môn liên quan của các loại HĐXD (hợp đồng thi công xây dựng, hợp đồng
lắp đặt thiết bị, hợp đồng tư vấn xây dựng, ...).
- VNN được nghiên cứu trong luận án chỉ bao gồm các nguồn vốn được quy
định tại các Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13,
Luật Ngân sách nhà nước số 83/2015/QH13 và Luật Xây dựng số 50/2014/QH13.


4

Phạm vi về không gian nghiên cứu: Quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử
dụng vốn nhà nước tại Việt Nam.
Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu, thu thập số liệu phục

vụ nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2014 đến nay.
4. Cơ sở khoa học của nghiên cứu
Để giải quyết vấn đề cần nghiên cứu, luận án đã sử dụng các cơ sở khoa học
sau:
- Cơ sở lí luận về hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN: Luận án làm rõ khái
niệm, bản chất của hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN, nội dung QLNN, quản
lý HĐXD, quản lý VNN. Luận án hệ thống hóa và tập hợp các chỉ tiêu đánh giá hiệu
lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN về
HĐXD sử dụng VNN.
- Cơ sở pháp lý: Luận án đã tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật chủ yếu
trong công tác QLNN về HĐXD sử dụng VNN nhằm đánh giá tình hình thực hiện và
chấp hành chính sách pháp luật, hiệu lực của công tác QLNN.
- Cơ sở thực tiễn: Thơng qua kinh nghiệm quốc tế và phân tích, đánh giá thực
tiễn hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN tại Việt Nam trong thời gian vừa qua
nhằm xác định được các tồn tại, hạn chế và nguyên nhân từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN.
5. Hướng tiếp cận và phương pháp nghiên cứu của luận án
a. Hướng tiếp cận nghiên cứu
Luận án thực hiện trên cơ sở các hướng tiếp cận sau:
- Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu công tác QLNN về HĐXD sử dụng VNN được
đặt trong tổng thể cấu trúc QLNN về xây dựng nói chung. Tránh tình trạng nghiên
cứu chỉ tập trung trong lĩnh vực HĐXD ở trạng thái biệt lập, tĩnh tại mà không xem
xét đến các ngành, lĩnh vực khác (như là thanh tra, kiểm tra, …).
- Tiếp cận đa chiều: Công tác QLNN về HĐXD sử dụng VNN có nội hàm
nghiên cứu rất rộng, đa dạng nên cần có cách tiếp cận đa chiều, trong đó nhấn mạnh
nội dung và cách thức quản lý, các nhân tố ảnh hưởng. Cách tiếp cận này cho phép


5


lượng hóa các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN về HĐXD; giảm thiểu và khắc
phục quan điểm phiến diện hoặc không nhận diện được đầy đủ các nhân tố tác động
đến hiệu lực QLNN trong hoạt động xây dựng nói chung.
- Tiếp cận lịch sử: Đánh giá cơng tác QLNN về HĐXD sử dụng VNN với bối
cảnh, điều kiện cụ thể của nước ta trong từng thời kỳ, lý giải thực trạng và đề xuất
giải pháp phù hợp với thực tiễn Việt Nam trong thời gian tới.
Với hướng tiếp cận như trên, NCS xây dựng khung nghiên cứu của luận án để
hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu được thể hiện ở hình 0.1:
Tổng quan các cơng
trình NCKH có liên
quan đến đề tài luận án

Tìm khoảng trống nghiên
cứu đối với hiệu lực
QLNN về HĐXD

Xác định các nội dung
nghiên cứu đối với hiệu
lực QLNN về HĐXD sử
dụng VNN

Nghiên cứu tài liệu tham
khảo trong và ngoài nước,
thực tiễn và kinh nghiệm
quốc tế về QLNN về
HĐXD

Xây dựng cơ sở lý luận và
phân tích thực tiễn để thực
hiện nhiệm vụ nghiên cứu


Xác định tiêu chí
đánh giá và các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu
lực QLNN về HĐXD
sử dụng VNN

Thu thập thông tin, tài
liệu sơ cấp và thứ cấp
phục vụ nghiên cứu

Xử lý, phân tích thông tin,
đánh giá những hạn chế,
tồn tại và nguyên nhân của
hiệu lực QLNN về HĐXD
sử dụng VNN

Đánh giá hiệu lực và
mức độ ảnh hưởng
của các nhân tố tới
hiệu lực QLNN về
HĐXD sử dụng VNN

Kết hợp lý luận và thực
tiễn điều kiện Việt Nam
về hiệu lực QLNN về
HĐXD sử dụng VNN

Xây dựng quan điểm và
định hướng đề xuất giải

pháp trong luận án

Đề xuất giải pháp nâng
cao hiệu lực QLNN về
HĐXD sử dụng VNN ở
Việt Nam

Hình 0.1: Khung nghiên cứu của luận án
NCS thực hiện nghiên cứu đề tài luận án theo trình tự và các nội dung được thể
hiện tại khung nghiên cứu tại hình 0.1, cụ thể như sau:
Bước 1: Tổng kết các cơng trình nghiên cứu khoa học về các nội dung liên quan
đến luận án để xác định khoảng trống trong nghiên cứu của đề tài luận án, từ đó xác
định các bước tiếp theo trong nghiên cứu đảm bảo mục tiêu của luận án.


6

Bước 2: Tổng hợp nguồn tài liệu tham khảo trong và ngồi nước có các nội dung
về vấn đề cần sử dụng trong nghiên cứu, kết hợp kinh nghiệm quốc tế về QLNN về
HĐXD để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn làm căn cứ nghiên cứu xác định tiêu
chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN.
Bước 3: Thu thập thông tin, tài liệu sơ cấp và thứ cấp về các nội dung của tiêu
chí đánh giá, nhân tố ảnh hưởng đã xác định ở bước 2 để phân tích, đánh giá hiệu lực
và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN về
HĐXD sử dụng VNN. Từ đó, tổng kết những tồn tại, hạn chế, tìm ra nguyên nhân
chủ yếu làm suy giảm hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN.
Bước 4: Kết hợp lý luận và thực tiễn đối với điều kiện về QLNN về HĐXD sử
dụng VNN ở Việt Nam để xây dựng các quan điểm làm cơ sở đề xuất cụ thể các giải
pháp nâng cao hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN ở nước ta.
Các nội dung nghiên cứu theo các bước sẽ được cụ thể hóa ở các chương trong

luận án, trong đó hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN được phân tích dưới tác
động của các nhân tố về môi trường pháp luật, hoạt động của cơ quan và công tác
thanh tra, kiểm tra giám sát của Nhà nước. Luận án xây dựng các tiêu chí đánh giá
hiệu lực QLNN, phân tích nội hàm của từng nội dung, nhân tố ảnh hưởng và đề xuất
các giải pháp thực thi trong thực tiễn.
b. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây:
(1) Phương pháp điều tra khảo sát: Sử dụng mẫu phiếu điều tra, thu thập thông
tin, ý kiến đánh giá của các đối tượng là chủ thể, cá nhân liên quan đến đối tượng
nghiên cứu làm cơ sở đánh giá đối với nội dung nghiên cứu của luận án. Các mẫu
phiếu khảo sát được tập trung vào các đối tượng liên quan trực tiếp và gián tiếp đến
công tác QLNN về HĐXD sử dụng VNN;
(2) Phương pháp thống kê: Tổng hợp các số liệu, thông tin phục vụ cho q
trình phân tích, đánh giá các nội dung nghiên cứu. Luận án sử dụng phương pháp
thống kê nhằm xây dựng cơ sở cho việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố
tới hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN;


7

(3) Phương pháp phân tích tổng hợp: Khai thác thơng tin thứ cấp liên quan đến
hiệu lực của công tác QLNN về HĐXD sử dụng VNN để tổng kết về cơ sở lý luận,
thực tiễn của việc đề xuất các giải pháp. Phương pháp phân tích tổng hợp, sử dụng
phiếu khảo sát để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan đến hiệu
lực QLNN về HĐXD;
(4) Phương pháp so sánh, đối chiếu: Hiệu lực QLNN về HĐXD được nghiên
cứu so sánh, đối chiếu với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội, hiệu quả đầu tư xây
dựng ở Việt Nam. Phương pháp so sánh, đối chiếu đánh giá khách quan mức độ hiệu
lực của QLNN, từ đó đưa ra những quan điểm, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu
lực công tác này;

(5) Phương pháp kế thừa: Tham khảo, kế thừa sử dụng những kết quả đã được
nghiên cứu trước đây có liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu của luận án để bổ sung
vào luận điểm, vận dụng trong luận án.
6. Những đóng góp khoa học và điểm mới của luận án
- Luận án đã tổng quan các nghiên cứu và hệ thống hóa những cơ sở lý luận và
thực tiễn về QLNN và hiệu lực QLNN đối với HĐXD sử dụng VNN: làm rõ và phân
biệt được những khái niệm, làm rõ bản chất của hiệu lực QLNN đối với HĐXD sử
dụng VNN ở Việt Nam, chỉ rõ nội dung của QLNN về hợp đồng xây dựng, phân tích
sự khác biệt giữa hiệu quả và hiệu lực quản lý, xây dựng được các tiêu chí đánh giá
hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN.
- Luận án đã hệ thống và khái quát hóa được nội dung, quan điểm, mục đích
QLNN về HĐXD sử dụng VNN thông qua hệ thống các văn bản pháp luật đã được
ban hành trong các giai đoạn phát triển ở Việt Nam. Xác định được các vấn đề còn
tồn tại trong hệ thống quy định pháp luật làm hạn chế hiệu lực QLNN về HĐXD sử
dụng VNN.
- Tác giả luận án đã tiến hành khảo sát và đánh giá về thực trạng hiệu lực QLNN
về HĐXD sử dụng VNN. Qua phân tích định lượng mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố tới hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN. Luận án đã đề xuất được 5 giải pháp
đồng bộ nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN tại Việt Nam.


8

7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học
Luận án góp phần bổ sung phương pháp luận trong việc quản lý HĐXD sử dụng
VNN, nhằm nâng cao hiệu lực QLNN trong lĩnh vực xây dựng nói chung, QLNN đối
với HĐXD nói riêng, góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư xây dựng từ nguồn VNN.
b. Ý nghĩa thực tiễn
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu lực QLNN về HĐXD sử

dụng VNN phù hợp với thực tiễn về QLNN, quản lý đầu tư xây dựng sử dụng VNN
tại Việt Nam hướng tới đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế nói chung và nâng cao
hiệu quả đầu tư xây dựng.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các cơ quan
QLNN, đơn vị đại diện nhà nước ký kết HĐXD sử dụng VNN. Bên cạnh đó, kết quả
nghiên cứu có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy, học tập tại các cơ
sở đào tạo chuyên ngành quản lý xây dựng.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài Mở đầu, Kết luận, Kiến nghị và các phụ lục, nội dung nghiên cứu của
Luận án gồm 4 chương chính được cấu trúc như sau:
• Chương 1: Tổng quan các cơng trình nghiên cứu khoa học có liên quan đến
đề tài luận án
• Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu lực quản lý nhà nước đối với
hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước
• Chương 3: Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng sử
dụng vốn nhà nước ở Việt Nam
• Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước ở Việt Nam.


9

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC CĨ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
Theo tổng kết của nghiên cứu sinh, hiện nay chưa có một cơng trình nghiên cứu
tổng thể và chuyên sâu nào đối với nội dung hiệu lực QLNN về HĐXD sử dụng VNN
mà chỉ dừng lại ở một số cơng trình nghiên cứu các vấn đề đơn lẻ liên quan gián tiếp
đến luận án. Các nhà nghiên cứu, học giả chủ yếu tập trung nghiên cứu về hiệu lực
QLNN trong lĩnh vực tài chính và lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu mối quan hệ của

việc quản lý HĐXD giữa chủ đầu tư và nhà thầu (không phải nghiên cứu về QLNN
về HĐXD), nghiên cứu hoàn thiện chính sách về HĐXD, … Bên cạnh đó, luận án đã
tổng hợp và phân tích các bài viết trên tạp chí, tham luận tại các diễn đàn, hội thảo
khoa học, báo cáo chuyên đề của các Bộ, ngành (Bộ Kế hoạch và Đầu tư (BKHĐT),
Bộ Tài chính (BTC), Bộ Giáo thông vận tải (BGTVT), Bộ Xây dựng (BXD), …), cơ
quan chun mơn (Viện nghiên cứu, Hiệp hội nghề nghiệp) có liên quan gián tiếp đến
nội dung nghiên cứu của luận án. Nhìn chung, phần lớn các nghiên cứu đều phản ánh
tư duy từ góc độ quản lý về HĐXD giữa chủ đầu tư và nhà thầu, chỉ ra những tồn tại,
bất cập của hệ thống pháp luật, bộ máy QLNN, hệ thống quản lý kinh tế còn yếu (như
là chưa có quy định về đơn vị quản lý hợp đồng chuyên nghiệp, hoạt động quản lý
hợp đồng chưa được coi là một nội dung chính của quản lý dự án đầu tư xây dựng,
...).
1.1.1. Hiệu lực quản lý nhà nước
Một số nghiên cứu khoa học tập trung vào nội dung “hiệu quả” mà không phải
là “hiệu lực”. Việc phân định một cách rõ ràng giữa hiệu lực và hiệu quả là khơng
đơn giản, hay nói cách khác, ranh giới giữa hiệu lực và hiệu quả mang tính tương đối.
Hiệu quả và hiệu lực là hai cách diễn đạt ngôn ngữ về những kết quả, tác dụng, tác
động đạt được từ một hoạt động.
Nâng cao hiệu lực QLNN trong đầu tư xây dựng nói chung là vấn đề cấp bách
đối với Việt Nam trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế hiện nay. Tăng
cường tính hiệu lực của QLNN trong quản lý HĐXD sử dụng VNN cũng là một nội


10

dung quan trọng và rất cần phải có các giải pháp đồng bộ và toàn diện. Nghiên cứu
trong lĩnh vực giáo dục đại học, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2012) đã nghiên cứu về
“Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học” [13]. Luận án có một số
nội dung nghiên cứu liên quan đến hiệu lực QLNN. Mặc dù các đối tượng nghiên cứu
là khác nhau, tuy nhiên cách tiếp cận và khái niệm về hiệu lực QLNN có một số nét

tương đồng. Tác giả Nguyễn Thị Thu Hà đã nghiên cứu và đề xuất được 6 tiêu chí
đánh giá hiệu lực QLNN về giáo dục đại học ở Việt Nam, đó là: (i) Năng lực xây
dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục đại học, (ii) Có chiến lược
hội nhập quốc tế, xây dựng một số cơ sở giáo dục đại học xuất sắc và một số ngành
mũi nhọn được thừa nhận trong khu vực và quốc tế, (iii) Có cơ chế tài chính nhằm đa
dạng hóa nguồn lực để phát triển giáo dục đại học, (iv) Bộ máy QLNN về giáo dục
đại học phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và đối tượng quản lý, (v) Có khả năng
tổ chức thực hiện tốt các quy định của pháp luật về giáo dục đại học. Người đứng đầu
cơ sở giáo dục đại học phải có kinh nghiệm giảng dạy, có năng lực quản lý và am
hiểu giáo dục đại học; (vi) thực hiện tốt giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật
về giáo dục đại học [13].
Đối với nội dung hiệu quả, hiệu lực quản lý trong cơng tác thanh tra tài chính
tại Việt Nam, tác giả Nguyễn Văn Bình (2011) đã nghiên cứu trong luận án tiến sỹ
“Nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn
nhà nước ở Việt Nam”. Tác giả đã hệ thống hóa, phân tích và bổ sung khái niệm về
hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng VNN;
xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả, hiệu lực
thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng VNN. Tác giả làm rõ một cách có
hệ thống những khiếm khuyết trong cơ chế hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính của
nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng; làm rõ nguyên nhân sự chồng chéo về
chức năng, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra tài chính dự án sử dụng VNN; những hạn
chế trong tổ chức thực hiện cuộc thanh tra và xử lý kết quả thanh tra tài chính. Kết
quả nghiên cứu của luận án đề xuất được 3 nhóm giải pháp với nhiều kiến nghị nhằm
nâng cao hiệu quả, hiệu lực thanh tra tài chính dự án đầu tư xây dựng sử dụng VNN
ở Việt Nam [3].


11

Trong lĩnh vực QLNN về thương mại điện tử, tác giả Nguyễn Đức Tài (2014)

đã nghiên cứu trong luận án “Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đảm bảo
an toàn trong thương mại điện tử ở Việt Nam” [34]. Nội dung nghiên cứu của tác giả
tiếp cận hiệu lực QLNN đối với lĩnh vực thương mại. Tác giả đã hệ thống hóa và góp
phần bổ sung cơ sở lý luận về hiệu lực QLNN và an toàn trong thương mại điện tử
dựa vào cơ sở lý luận về kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở
cách tiếp cận mới, luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng những nội dung cơ bản
của hiệu lực QLNN đảm bảo an toàn cho thương mại điện tử. Luận án đã đề xuất,
khuyến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN đảm bảo an toàn trong
thương mại điện tử ở Việt Nam giai đoạn 2011-2015, tầm nhìn 2025 trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế. Trong đó, phương hướng xây dựng hệ thống pháp lý có tính
hiệu lực, hiệu quả đảm bảo an toàn cho thương mại điện tử ở Việt Nam là những đóng
góp mới và có giá trị thực tiễn cao.
Cơng trình nghiên cứu khoa học cấp bộ của nhóm tác giả Nguyễn Đình Hịa và
Phan Văn Thường (2018) về “Nội dung, phương pháp đánh giá tính kinh tế, hiệu lực
và hiệu quả trong kiểm tốn đầu tư cơng” cũng nghiên cứu gián tiếp, một phần nội
dung về hiệu lực trong cơng tác kiểm tốn. Việc nghiên cứu các nội dung và phương
pháp đánh giá tính kinh tế, hiệu quả và hiệu lực trong thực tiễn kiểm toán đang là vấn
đề đặc biệt quan trọng đối với Kiểm toán nhà nước do các luồng quan điểm khác nhau
về hoạt động kiểm toán. Theo kết luận của hội đồng, đề tài chưa làm rõ được vai trị,
vị trí của đánh giá tính kinh tế, hiệu quả, hiệu lực trong kiểm tốn đầu tư công (cả
trong lý thuyết, thực trạng và giải pháp) trong tổng thể hoạt động kiểm toán của kiểm
toán nhà nước [16]. Tuy vậy, mặc dù các tiêu chí để đánh giá tính hiệu lực trong kiểm
tốn đầu tư cơng chưa được nghiên cứu thấu đáo, cần được hồn hiện thêm nhưng đề
tài cũng góp phần xây dựng cơ sở lý luận về tiêu chí đánh giá tính hiệu lực của cơng
tác kiểm tốn. Bên cạnh đó, một số bài viết trong kỷ yếu hội thảo về “Thực trạng
và giải pháp về nâng cao hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước” (2008) đã khái
quát được thực trạng hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước: từ cơ chế phân cấp,
công tác quy hoạch, lập kế hoạch, thực hiện dự án, quyết toán vốn đầu tư cho đến
đánh giá đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN). Các bài viết cũng đưa ra các chỉ tiêu



12

đánh giá hiệu quả vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và các giải pháp nhằm tăng cường
hiệu quả đầu tư. Tuy nhiên, ở mức độ các bài viết để tham gia hội thảo, nên các nghiên
cứu này chỉ mang tính chất khái quát cơ bản nhất thực trạng về hiệu quả sử dụng vốn
đầu tư từ NSNN, những vấn đề nổi cộm và giải pháp khắc phục chung nhằm nâng
cao hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước [4].
Tiếp cận theo hướng nghiên cứu về QLNN nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư xây
dựng từ nguồn VNN, tác giả Bùi Mạnh Cường (2012) nghiên cứu trong luận án tiến
sỹ với đề tài “Nâng cao hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
ở Việt Nam”. Tác giả luận án đã xây dựng một hệ thống chỉ tiêu đánh giá và phương
pháp đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN tồn diện cả về định
tính, định lượng. Trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu đánh giá đó, luận án đã áp dụng để phân
tích, đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở
Việt Nam trong giai đoạn 2005-2010. Tuy nhiên, do thời điểm nghiên cứu của luận
án đã lâu và phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung vào việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn
nên luận án không đề cập đến nội dung QLNN với các chức năng cơ bản trong lĩnh
vực hoạt động xây dựng [10]. Bên cạnh đó, tác giả Lê Thế Sáu đã nghiên cứu về hiệu
quả đầu tư từ vốn ngân sách nhà nước trong luận án “Hiệu quả dự án đầu tư bằng
vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Giang” (2012). Luận án tiến sĩ thuộc
chuyên ngành kinh tế đã rút ra những kết luận tương đồng với các nghiên cứu về hiệu
quả dự án đầu tư bằng vốn NSNN. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy hiệu quả dự án
đầu tư bằng vốn NSNN còn thấp so với kỳ vọng, được chứng minh qua mức độ tác
động còn yếu của dự án đầu tư đến tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tạo việc làm… Từ đó, luận án đưa ra tám nhóm giải pháp mới cho việc nâng cao hiệu
quả dự án trên địa bàn tỉnh Bắc Giang [32]. Trong các giải pháp được đề xuất, nhóm
giải pháp cải cách sửa đổi bổ sung văn bản chính sách, cách thức quản lý trong quá
trình đầu tư và giải pháp đổi mới công tác quản lý vốn của các dự án đầu tư, đổi mới
cơ chế quản lý đầu tư dự án sử dụng VNN là những nội dung có thể gián tiếp sử dụng

tham khảo trong luận án.
1.1.2. Hợp đồng xây dựng sử dụng vốn nhà nước
Liên quan đến nội dung tổng quan về hợp đồng, tác giả Phạm Hữu Nghị (1996)


13

đã nghiên cứu trong luận án tiến sỹ “Chế độ hợp đồng trong nền kinh tế thị trường ở
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [24]. Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ
thống các quy định về hợp đồng kinh tế, các yếu tố chi phối chế độ hợp đồng kinh tế
để làm sáng tỏ bản chất của hợp đồng kinh tế trong điều kiện kinh tế thị trường, đổi
mới và hoàn thiện chế độ hợp đồng kinh tế ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Tác
giả đã có những quan điểm, đánh giá sâu sắc về các quy định và khái niệm hợp đồng,
chủ thể hợp đồng, thành lập hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thực hiện
hợp đồng,... giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên, do luận án thực hiện
theo chuyên ngành luật kinh tế nên tác giả chỉ nghiên cứu đối với chế độ hợp đồng
kinh tế, chứ khơng nghiên cứu về hợp đồng dân sự nói chung, cụ thể đối với HĐXD
nói riêng.
Tiếp cận về nội dung HĐXD thì trong luận án tiến sỹ “Hiệu lực của hợp đồng
theo quy định của pháp luật Việt Nam” của tác giả Lê Minh Hùng (2010) đã nghiên
cứu những nội dung cơ bản của hợp đồng trên khía cạnh của lĩnh vực tư pháp. Tác
giả đánh giá và phân tích khá chi tiết về những khái niệm cơ bản, những nội dung chủ
yếu trong hợp đồng nói chung, đặc biệt là nội dung liên quan đến hiệu lực thực hiện
hợp đồng. Tác giả hệ thống hóa được những vấn đề liên quan đến hợp đồng, cơ chế
quản lý hợp đồng và thực hiện hợp đồng. Có thể nói, pháp luật về hợp đồng và hiệu
lực của hợp đồng càng hoàn thiện thì việc giao kết và thực hiện hợp đồng của các chủ
thể ngày càng thuận lợi. Kết quả nghiên cứu của tác giả cho thấy cần thiết phải có
giải pháp để điều chỉnh (kéo dài) thời gian hiệu lực của hợp đồng theo quy định của
pháp luật và cần thiết phải có nội dung quản lý thực hiện hợp đồng nhằm đảm bảo
việc hiệu lực của hợp đồng không bị kéo dài dẫn đến những tác động tiêu cực đến dự

án hoặc công việc [18].
Xuất phát từ quan điểm quản lý hợp đồng sử dụng VNN, tác giả Ngô Thế Vinh
(2015) đã có quan điểm khá tương đồng đề cập trong bài viết “Quản lý thực hiện hợp
đồng dự án đối tác công tư ở Việt Nam trong lý luận và thực tiễn thời gian qua”. Bài
viết đã chỉ ra việc cần thiết phải thực hiện nội dung quản lý thực hiện hợp đồng dự
án đối tác công tư (PPP) nhằm nâng cao hiệu lực QLNN đối với các dự án PPP [48].


14

Xuyên suốt trong quá trình thực hiện dự án xây dựng, hợp đồng kinh tế đóng vai trị
như một khung pháp lý quy định trách nhiệm và quyền lợi của các bên tham gia dự
án. Theo quan điểm và cách tiếp cận của tác giả, quản lý HĐXD là một trong những
yếu tố quan trọng góp phần quyết định đến hiệu quả của dự án đầu tư xây dựng. Mục
tiêu của quản lý hợp đồng là sử dụng các biện pháp, nguồn lực để đảm bảo việc thực
hiện hợp đồng thuận lợi ở mức tối đa và kết thúc với kết quả tốt nhất. Chính vì vậy,
HĐXD sử dụng VNN hay hợp đồng dự án PPP nói riêng cũng cần thiết áp dụng nội
dung quản lý hợp đồng (QLHĐ). Hiện nay ở Việt Nam chưa có các tổ chức/cơng ty
quản lý dự án chuyên nghiệp mà công tác này được tự thực hiện bởi các bên tham gia
dự án (chủ đầu tư, nhà thầu) và chịu sự giám sát của các đơn vị quản lý nhà nước
(thanh tra, kiểm toán, …) như hình 1.1.

Cơ quan QLNN
(Thanh tra, Kiểm tốn,…)

Chủ đầu tư (Ban QLDA,
Đại diện CQNNCTQ, …)

giám sát, kiểm tra


Hợp đồng
dự án đối tác
cơng tư

Nhà đầu tư/
Doanh nghiệp dự án

Hình 1.1: Các chủ thể tham gia QLHĐ thực hiện dự án PPP
Nguồn: [48]
Do vậy, xét trên phương diện dự án PPP, khơng chỉ cơ quan nhà nước có thẩm
quyền là đối tác thực hiện dự án với nhà đầu tư tư nhân và các cơ quan QLNN có liên
quan (Vụ chuyên ngành thuộc bộ, thanh tra, kiểm toán, ...) đều cần có vai trị giám
sát, kiểm tra việc thực hiện hợp đồng dự án. Chủ đầu tư có trách nhiệm quản lý thực
hiện hợp đồng ở vai trò đối tượng tham gia thực hiện dự án, cịn các cơ quan QLNN
thì quản lý thực hiện hợp đồng trên khía cạnh quản lý hành chính nhà nước. Đây là
các cơng việc hồn tồn khác nhau và có mục tiêu chung là góp phần nâng cao hiệu
quả dự án, giảm thất thoát lãng phí trong q trình thực hiện dự án PPP nói riêng và
dự án xây dựng nói chung [48].
1.1.3. Quản lý nhà nước về hợp đồng xây dựng
Đối với phương diện quản lý VNN, luận án tiến sỹ “Nghiên cứu một số giải


×