Tải bản đầy đủ (.pdf) (80 trang)

Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tỉnh thái nguyên năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 80 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
––––––––––––––––––



HOÀNG ANH



THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG DỊCH TIÊU CHẢY CẤP NGUY HIỂM
TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2008







L
L
U
U


N
N



V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S




Y
Y


H
H



C
C









THÁI NGUYÊN - 2009


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
–––––––––––––––––––––


HOÀNG ANH


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG DỊCH TIÊU CHẢY CẤP NGUY HIỂM

TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2008

Chuyên ngành: Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số: 60.72.73



L
L
U
U


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H



C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


Y
Y


H
H


C
C





HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM KHẢI HOÀN




THÁI NGUYÊN - NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
––––––––––––––––––



HOÀNG ANH



THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG DỊCH TIÊU CHẢY CẤP NGUY HIỂM
TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2008







L
L
U
U


N
N



V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H


C
C


S
S




Y
Y



H
H


C
C







THÁI NGUYÊN - 2009


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC Y DƢỢC
–––––––––––––––––––––


HOÀNG ANH


THỰC TRẠNG CÔNG TÁC
PHÒNG CHỐNG DỊCH TIÊU CHẢY CẤP NGUY HIỂM

TỈNH THÁI NGUYÊN NĂM 2008

Chuyªn ngµnh: Y häc dù phßng
M· sè: 60.72.73



L
L
U
U


N
N


V
V
Ă
Ă
N
N


T
T
H
H



C
C


S
S
Ĩ
Ĩ


Y
Y


H
H


C
C





HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐÀM KHẢI HOÀN





Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2

THÁI NGUYÊN - NĂM 2009

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Đàm Khải Hoàn,
Trưởng bộ môn Y học Cộng đồng của trường Đại học Y Dược Thái Nguyên,
đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình nghiên cứu và viết luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Trường Đại
học Y Dược Thái Nguyên, Bộ môn Y học cộng đồng Trường Đại học Y
Dược - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ em trong
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các cán bộ y tế của Sở Y tế, Trung tâm Y
tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên, các Trung tâm y tế 9 huyện/thành/thị và Trạm
Y tế thị trấn Ba Hàng - Phổ Yên, Trạm Y tế phường Quang Trung - TPTN đã
giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài này.
Em vô cùng biết ơn người thân trong gia đình, bạn bè đồng nghiệp đã
động viên khích lệ, ủng hộ nhiệt thành, giúp đỡ em trong quá trình học tập và
nghiên cứu. Em xin ghi nhận công lao đó.

Thái Nguyên, ngày 20 tháng 10 năm 2009
Tác giả
Hoàng Anh



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BCĐ - Ban chỉ đạo
BVĐK - Bệnh viện đa khoa
PC - Phòng chống
PVS - Phỏng vấn sâu
TLN - Thảo luận nhóm
TTB - Trang thiết bị
TTYT - Trung tâm y tế
TT YTDP - Trung tâm Y tế dự phòng
TCCNH - Tiêu chảy cấp nguy hiểm
UBND - Uỷ ban nhân dân
VSDTTƯ - Viện vệ sinh dịch tễ Trung ương
VSATTP - Vệ sinh an toàn thực phẩm
WHO - Tổ chức Y tế thế giới (World Health
Organization)


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4


MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Chƣơng 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1 Bệnh tiêu chảy 3
1.2 Dịch bệnh tả và căn nguyên gây bệnh 4

1.3 Điều trị bệnh tả 11
1.4 Quy định về Giám sát bệnh tả và thực tế triển khai 12
1.5 Quy định về Quy trình Phòng chống dịch tả 14
1.6 Một số yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác phòng
chống dịch tả trong khu vực và tại địa phương
17
Chƣơng 2: Đối tƣợng và phƣơng pháp nghiên cứu 21
2.1 Đối tượng nghiên cứu 21
2.2 Địa bàn và thời gian nghiên cứu 21
2.3 Phương pháp nghiên cứu 21
Chƣơng 3: Kết quả nghiên cứu 25
3.1 Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy
hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008
25
3.2 Những bất cập trong công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp
nguy hiểm tại tỉnh Thái Nguyên.
37
Chƣơng 4: Bàn luận 46
Kết luận 60
Khuyến nghị 61
Danh mục tài liệu tham khảo 62
Phụ lục


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang

Bảng 1.1: Tình hình dịch Tả ở Việt Nam từ T10/2007 đến T5/2008
9
Bảng 3.1: Tình hình thành lập/kiện toàn và hoạt động của Ban chỉ
đạo phòng chống dịch tiêu chảy cấp tuyến tỉnh và tuyến
huyện/thànhThông tin chung về đối tượng nghiên cứu
26
Bảng 3.2: Trình độ và chuyên ngành của cán bộ phân bố theo các
khoa phòng, bộ phận thuộc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh
27
Bảng 3.3: Số lượng và trình độ chuyên ngành của cán bộ làm việc
tại các Trung tâm y tế tuyến huyện và nhu cầu thực tế
28
Bảng 3.4: Tổng hợp về đào tạo giám sát dịch bệnh của cán bộ các tuyến
29
Bảng 3.5: Tình hình nhân lực tại khoa Lây (khoa Truyền nhiễm) các
bệnh viện đa khoa đóng trên địa bàn tỉnh
30
Bảng 3.6: Phân bố các trường hợp mắc tiêu chảy cấp nguy hiểm tỉnh
Thái Nguyên năm 2008 theo địa bàn huyện/thành
34
Bảng 3.7: Kết quả công tác giám sát và dập dịch tại địa bàn
34
Bảng 3.8: Năng lực giám sát, xét nghiệm phát hiện/khẳng định tả tại
các đơn vị y tế tỉnh Thái Nguyên
39
Bảng 3.9: Thực trạng hệ thống thông tin liên lạc phục vụ phòng
chống dịch tại các tuyến
41
Bảng 3.10: Kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch tả trong 3
năm gần đây của Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.

42

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Trang
Biểu đồ 1.1: Số quốc gia/vùng lãnh thổ và số ca bệnh tả được báo
cáo hàng năm (từ 1995 - 2005) trên thế giới
6
Biểu đồ 1.2: Số ca bệnh tả được báo cáo hàng năm (1996-2007)
tại Việt Nam
7
Biểu đồ 3.1: Thực trạng các Đội cơ động Phòng chống dịch các tuyến
29
Biểu đồ 3.2: Kinh phí phòng chống dịch năm 2008 phân theo từng
hoạt động
33
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ cán bộ khoa Truyền nhiễm được tập huấn về
phòng chống và điều trị bệnh tả
38
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ cán bộ có chuyên môn y học dự phòng/tổng số
cán bộ thực hiện giám sát tại các tuyến


38
DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1: Bản đồ các đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tại Việt Nam
8
Hình 1.2: Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam
12




Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8

Công tác phòng chống dịch bệnh TCCNH của Thái Nguyên, mặc dù đã
được sự quan tâm, hỗ trợ của cơ quan chuyên môn và các cấp chính quyền địa
phương về nhiều mặt, nhưng những vấn đề nổi cộm như thiếu phương tiện,
trang thiết bị, đội ngũ cán bộ phòng chống dịch còn thiếu về số lượng và yếu
về năng lực, kinh phí cho chống dịch còn hạn hẹp... cùng với nhận thức của
người dân về bệnh dịch chưa cao, thói quen sinh hoạt, ăn uống không đảm
bảo vệ sinh, tâm lý chủ quan, coi thường bệnh vẫn đang là rào cản đối với
những nỗ lực nhằm kiểm soát và dập tắt triệt để bệnh dịch trên địa bàn.
Câu hỏi đặt ra là hiện trạng hệ thống phòng chống dịch TCCNH tại tỉnh
Thái Nguyên ra sao? Đâu là những khó khăn, bất cập đối với công tác phòng
ngừa và kiểm soát bệnh dịch tại địa bàn và chúng ta có thể làm gì để công tác
phòng chống dịch TCCNH của Thái Nguyên được tốt hơn? Chúng tôi thực
hiện nghiên cứu “Thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy
hiểm tỉnh Thái Nguyên năm 2008” nhằm trả lời những câu hỏi trên. Những
kết quả của nghiên cứu sẽ là cơ sở để giúp Thái Nguyên tìm ra những bất cập
có thể can thiệp được, nhằm cải thiện và xây dựng một hệ thống phòng chống
dịch bệnh tốt hơn, hiệu quả hơn trong thời gian tới.
Mục tiêu nghiên cứu:
1. Mô tả thực trạng công tác phòng chống dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm

tại tỉnh Thái Nguyên năm 2008.
2. Xác định những bất cập trong công tác phòng chống dịch tiêu chảy
cấp nguy hiểm trên địa bàn tỉnh.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10

 Tác dụng phụ của thuốc, phản ứng thuốc: Thuốc kháng sinh, thuốc
điều trị huyết áp, và Antacids chứa Magiê.
 Các bệnh về ruột, như bệnh Crohn hoặc bệnh Coeliac.
 Rối loạn chức năng co bóp ruột, như hội chứng tăng nhu động ruột.
 Sau khi phẫu thuật dạ dày hoặc cắt túi mật. Gây ra sự thay đổi về thời
gian thức ăn di chuyển trong hệ tiêu hóa hoặc lượng dịch mật trong ruột.
1.1.3. Các thể lâm sàng của tiêu chảy
Tiêu chảy có thể phân biệt thành 4 thể lâm sàng:
 Tiêu chảy cấp (bao gồm cả bệnh tả) thường kéo dài từ vài giờ đến
dưới 14 ngày. Mối nguy hiểm chính là tình trạng mất nước rất nhanh, trụy
mạch dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
 Tiêu chảy phân có máu (liên quan đến hội chứng lỵ): mối nguy hiểm
chính là tổn thương ruột, nhiễm trùng và suy dinh dưỡng.
 Tiêu chảy mãn tính: kéo dài từ 14 ngày trở lên. Mối nguy hiểm chính
là suy dinh dưỡng, viêm ruột nặng, mất nước cũng có thể xảy ra.
 Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng: thường xảy ra ở trẻ em, với
biểu hiện ở hai thể suy dinh dưỡng Marasmus và Kwashiorkor.
1.1.4. Điều trị tiêu chảy
Điều trị tiêu chảy cơ bản dựa vào phòng chống mất nước của cơ thể. Sử
dụng dung dịch ORS nhằm bù nước và điện giải đóng vai trò vô cùng quan
trọng. Theo khuyến cáo mới của Tổ chức Y tế thế giới, các trường hợp tiêu
chảy nên được dùng ORS áp lực thẩm thấu thấp, đối với trẻ em dưới 5 tuối
cần được uống bổ sung kẽm để điều trị và phòng chống tiêu chảy.

1.2. Dịch bệnh tả và căn nguyên gây bệnh
Trong số những bệnh gây dịch nguy hiểm thì Tả được xem như một
trong những bệnh có khả năng gây dịch mạnh nhất và gây tử vong cao nhất
trong lịch sử y học thế giới (có thể lên tới 40%) [60], [73]. Điều hết sức nguy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
11

hiểm là trong một vụ dịch tả, bên cạnh các ca tả với những triệu chứng điển
hình thường có nhiều trường hợp tả không điển hình (rối loạn tiêu hóa, tiêu
chảy nhẹ, triệu chứng nhiễm trùng hoặc mất nước không rõ), ngoài ra có thể
có hàng trăm trường hợp người mang vi khuẩn không triệu chứng. Do vậy,
việc phát hiện và khả năng điều trị triệt để là vô cùng khó khăn, việc dịch
bệnh lưu hành lâu dài tại các vùng, khu vực là rất khó tránh khỏi.
Vi khuẩn tả (Vibrio cholerae) thuộc họ Vibrio naccae là vi khuẩn hình
cong dấu phẩy bắt mầu Gram (-), không sinh nha bào, di động nhanh nhờ có
một lông. Có 2 nhóm thường gây thành dịch tả là: nhóm huyết thanh O1 và
O139 (V. cholerae O1), mỗi nhóm gồm 2 týp sinh học: týp cổ điển
(Classical) và týp El Tor. Mỗi týp sinh học lại gồm 3 týp huyết thanh là
Inaba, Ogawa và Hikojima. Ở Việt Nam chủ yếu gặp 2 týp huyết thanh là
Inaba, Ogawa. Bệnh tiêu chảy cấp do các chủng V. cholerae ngoài nhóm O1
và O139, hoặc do các phẩy khuẩn ưa mặn gây ra đều không được coi là bệnh
tả [16], [52]. Vi khuẩn Tả tồn tại rất lâu trong phân, đất ẩm; 2-5 ngày trong
thức ăn; 1-2 tuần trong sữa tươi, trai, sò (sống); 20 ngày trong nước; Người
bệnh có thể mang vi khuẩn tả trong 7 - 14 ngày hoặc lâu hơn [12], [41].
Những tác động về kinh tế, xã hội của dịch tả đối với mỗi quốc gia cũng
như toàn nhân loại là vô cùng nghiêm trọng. Công tác phòng chống, ngăn
ngừa sự lây lan của dịch bệnh được coi như biện pháp cần thiết và hữu hiệu
nhất để làm hạn chế những thiệt hại về người và hạn chế những tác động to
lớn của dịch bệnh đối với xã hội.

1.2.1. Tình hình dịch tả trên thế giới
Trong lịch sử nhân loại đã từng xuất hiện nhiều vụ đại dịch tả [18], [70]:
- Vụ đại dịch lần đầu tiên ghi nhận vào năm 1817 tại khu vực châu thổ
Sông Hằng, sau đó lan tới nhiều nước thuộc châu Á và châu Phi.
- Vụ đại dịch 2 tại Bắc Mỹ năm 1832.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
12

- Vụ đại dịch 3: tại nước Anh. John Snow có phát hiện quan trọng về
dịch tễ học: bệnh tả lan truyền theo đường nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
- Vụ đại dịch 4: xảy ra tại vùng New Oleans và Ohio (Mỹ)
- Vụ đại dịch 5: Dịch tả lan tới Trung cận Đông, sau đó lan tới Mỹ, gây
tử vong cao tại các nước nam Mỹ. Robert Koch đã phân lập được vi khuẩn tả
từ phân của bệnh nhân mắc bệnh tả. Và 1 năm sau đó, Ferran là người đầu
tiên đã gây miễn dịch dự phòng bệnh tả bằng vắc xin.
- Vụ đại dịch 6: gây các vụ dịch lớn ở Trung cận Đông và bán đảo Ban
căng, dịch lưu hành chủ yếu ở Đông Nam Á và Châu Á.
- Vụ đại dịch 7: Bắt đầu từ năm 1961, hoành hành dữ dội tại Châu Âu,
Châu Á và Châu Phi với nhiều vụ dịch lớn, có thể dẫn đến đại dịch lần thứ 8.
Biểu đồ 1.1: Số quốc gia/vùng lãnh thổ và số ca bệnh tả được báo cáo hàng
năm (từ 1995 - 2005) trên thế giới (Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới) [72]

Trong những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 dịch tả ngày càng trở
nên nghiêm trọng. Bệnh tả xảy ra ở tất cả các châu lục, tập trung chủ yếu ở
các nước đang phát triển, tỷ lệ tử vong rất cao ở các nước nghèo, khu tập
trung đông dân cư, vệ sinh thấp kém và thiếu nước sinh hoạt, vùng bị lụt lội...




Năm
Số
ca
mắc
- Số ca mắc tả

_._ Số nước có dịch tả

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
13

1.2.2. Tình hình dịch Tả tại Việt Nam
Bệnh tả là nguyên nhân gây tiêu chảy quan trọng ở Việt Nam từ hơn một
thế kỷ qua với 2 triệu trường hợp mắc bệnh tả được thông báo năm 1850 [68];
Năm 1885, một vụ dịch xảy ra trong quân đội Pháp, tỷ lệ tử vong lên tới 50%.
Từ 1910 đến 1930, số ca bệnh tả được thông báo hàng năm dao động từ 5.000
đến 30.000 người. Năm 1937-1938 dịch tả từ Hồng Kông theo đường biển
xâm nhập vào các tỉnh miền Bắc rồi lan xuống Trung Bộ, số mắc lên tới
20.687 người trong đó chết 14.992 người (tỷ lệ chết 70%). Tả xuất hiện ở
Miền Nam vào năm 1964 với 20.009 người mắc, tử vong 821 người.
Từ đó đến nay, ở Miền Trung và Miền Nam, tả xảy ra dưới dạng dịch
lưu hành. Miền Bắc, từ 1938 đến 1976 không có dịch tả, năm 1976 bắt đầu
xuất hiện tại Hải Phòng và Quảng Ninh [19], [34], [68].

Biểu đồ 1.2: Số ca bệnh tả được báo cáo hàng năm (1996-2007) tại Việt Nam
(Nguồn số liệu: Cục Y tế Dự phòng và Môi trường Việt Nam) [29]
Ngày 30/10/2007, Bộ Y tế có cuộc họp công bố dịch tiêu chảy cấp nguy
hiểm. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế thông báo: “dịch tiêu chảy cấp nguy
hiểm đã bắt đầu xảy ra từ ngày 23/10/2007...” [36].
630

7 13
219
176
16
321
343
67
0 0
1991
0
500
1000
1500
2000
2500
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
14

Đến ngày 9/11/2007, Bộ trưởng Bộ Y tế thông báo đã có 1.378 ca
TCCNH, trong đó 159 trường hợp là bệnh nhân mắc tả [43], [61].
Theo tác giả Nguyễn Trần Hiển: Đây là đợt dịch tả lớn nhất từ trước
đến nay. Bởi cùng một lúc, dịch bùng lên ở nhiều nơi khác nhau, diễn tiến
nhanh và bệnh cảnh điển hình. Trong tuần đầu tiên có 33 ca bệnh thì ở 33 nơi
khác nhau, không có liên hệ về nguồn nước, không tiếp xúc với nhau.
Chỉ tính từ ngày 23/10/2007 đến tháng 5/2008, tại Việt Nam đã xảy ra 3
đợt dịch TCCNH có nguyên nhân do tả, tập trung chủ yếu ở miền Bắc:
Hình 1.1: Bản đồ các đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm tại Việt Nam
(Nguồn: Cục Y tế dự phòng và Môi trường Việt Nam) [36]


Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, vi khuẩn tả đang hoành hành tại
miền Bắc hiện nay thuộc týp huyết thanh tả Ogawa, một týp cổ điển. Trong
tổng số 5.445 ca tiêu chảy cấp lấy mẫu xét nghiệm thì có tới 908 ca có kết quả
dương tính (+) với vi khuẩn tả V.cholerea, chiếm 16,7% [64], [66].
- Đặc điểm các trường hợp mắc tả tại Việt Nam trong thời gian qua:
Hầu hết liên quan đến thực phẩm: thức ăn đường phố, rau sống, ăn cỗ tập
thể... Xảy ra chủ yếu ở người lớn (98% trên 15 tuổi), nam nhiều hơn nữ (nam
55%), chủ yếu ở người lao động phổ thông, điều kiện sống thấp [35].
Đợt dịch thứ 1
§ît I

Đợt dịch thứ 2
§ît II

Đợt dịch thứ 3
§ît III


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
15

- Vấn đề ô nhiễm môi trường:
Các nguồn nước đã bắt đầu ô nhiễm, qua xét nghiệm có 18/383 mẫu
nước bề mặt ở các vùng có dịch dương tính (+) với vi khuẩn tả (nước cống
thải, ao hồ, mương, sông tại Hà Nội, Hà Tây, Thanh Hoá).
- Vấn đề ô nhiễm thực phẩm:
+ Mắm tôm: Xét nghiệm 194 mẫu đều âm tính (-) với vi khuẩn tả.
+ Rau sống: Xét nghiệm 384 mẫu phát hiện 04 mẫu dương tính với tả.
+ Thịt chó: đã phát hiện mẫu thịt chó chín để nguội dương tính với tả.

Bảng 1.1: Tình hình dịch Tả ở Việt Nam từ tháng 10/2007 đến T5/2008
Tình hình dịch Đợt 1 Đợt 2 Đợt 3 Tổng
Ngày xuất hiện 23/10/2007 24/12/2007 5/3/2008
Tổng số mắc 1.907 58 3.480 5.445
Số dương tính (+) với tả 295 32 581 908
Số tỉnh/thành có tả (+) 14 1 18
Số tử vong 0 0 0 0
Ngày kết thúc 06/12/2007 5/2/2008 22/5/2008
(Nguồn số liệu: Cục Y tế Dự phòng và Môi trường Việt Nam) [20]
- Những đáp ứng với tình hình dịch:
Chính phủ và Bộ Y tế đã có những chỉ đạo, hướng dẫn trong công tác
phòng chống, điều trị và xử trí ca bệnh, không để dịch bệnh lây lan rộng ra
cộng đồng, hạn chế những tác động, ảnh hưởng xấu của dịch đối với sức
khoẻ, đời sống của người dân cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội.
- Vấn đề được bàn luận nhiều là có nên hay không nên công khai thực
trạng dịch tả trên các phương tiện thông tin đại chúng, có ý kiến cho rằng đây
chính là sự phản ánh thái độ của người lãnh đạo, quản lý đối với dịch bệnh.
Trong khi có ý kiến là cần công bố một cách rõ ràng, triệt để về tình trạng
dịch tả để nâng cao tinh thần cảnh giác của người dân trong cộng đồng, tránh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
16

tình trạng lơ mơ, không đánh giá đúng mức độ nguy hiểm của dịch sẽ dẫn đến
tâm lý chủ quan và những hành vi không an toàn làm cho dịch bệnh có điều
kiện tồn tại và ngày càng lan rộng trong cộng đồng [30], [60]. Nhưng cũng có
ý kiến cho rằng cần hết sức thận trọng trong việc thông tin về dịch vì có thể
gây tâm lý hoảng loạn, lo lắng quá mức cho người dân, đồng thời ảnh hưởng
xấu đến các lĩnh vực nhạy cảm khác như du lịch, xuất nhập khẩu, đối ngoại...
1.2.3. Tình hình dịch tả tại tỉnh Thái Nguyên

1.2.3.1. Đặc điểm vị trí địa lý, dân cư của tỉnh Thái Nguyên
Là một tỉnh miền núi nửa trung du, cách Hà Nội hơn 70km về phía Đông
Bắc, diện tích tự nhiên 3541,1 km
2
, dân số 1.185.872 người (tính đến tháng
6/2006), số người trong độ tuổi lao động (15-49) chiếm 43,91%. Thường
xuyên có hàng chục ngàn học sinh, sinh viên, lao động ngoại tỉnh lưu trú, tạm
trú do trên địa bàn tỉnh có nhiều trường đại học, trung học chuyên nghiệp và
dạy nghề, khu công nghiệp và các khu vực khai thác khoáng sản... Thái
Nguyên là đầu mối giao thông của nhiều tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam.
1.2.3.2. Các yếu tố làm tăng nguy cơ bùng phát dịch tại địa phương
- Tập trung đông dân cư, di biến động dân số lớn: sinh viên, lao động…
- Tập quán sinh hoạt: sử dụng thức ăn đường phố, tập quán ăn uống tập
trung: Cỗ bàn, hội họp…
- Chưa có thói quen vệ sinh cá nhân an toàn: ăn chín uống sôi, chế biến
và bảo quản thực phẩm an toàn, rửa tay xà phòng trước khi ăn…
- Điều kiện kinh tế còn khó khăn, vệ sinh môi trường còn thấp kém.
1.2.3.3. Các đợt dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm có nguyên nhân do tả tại
tỉnh Thái Nguyên
Đã nhiều năm qua, Thái Nguyên không có dịch tả và không phát hiện ca
bệnh tả trên địa bàn. Ngày 10/11/2007, trường hợp mắc tả đầu tiên được báo cáo

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
19

1.4.2. Giám sát bệnh nhân
1.4.2.1. Định nghĩa ca bệnh
- Ca bệnh nghi ngờ: Bệnh nhân trên 5 tuổi, có biểu hiện mất nước nặng
hoặc tử vong do tiêu chảy tóe nước cấp tính có hay không có nôn. Hoặc bệnh
nhân trên 2 tuổi bị tiêu chảy tóe nước cấp tính trong khu vực đang có dịch tả.

- Ca bệnh xác định: Phân lập được phẩy khuẩn tả Vibrio cholerae nhóm
huyết thanh O1 hoặc O139 từ mẫu phân của bệnh nhân.
1.4.2.2. Thực hiện giám sát và báo cáo bệnh tả
- Theo đúng quy định về báo cáo dịch bệnh của Bộ Y tế.
- Ghi nhận ca bệnh tả và được đưa vào thống kê ca bệnh.
- Các biện pháp phòng chống dịch đã triển khai bước đầu.
- Báo cáo cho TTYT và báo cáo vượt cấp lên TTYT Dự phòng tỉnh. Cao
hơn: báo cáo ngay cho Sở y tế và UBND tỉnh, đồng thời báo cáo vượt tuyến
lên Viện VSDTTƯ/ Pasteur khu vực và Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.
- Tổ chức lấy bệnh phẩm, mẫu vật xét nghiệm và xử lý ổ dịch.
1.4.3. Giám sát người lành mang trùng
Trong một vụ dịch tả, tất cả những người tiếp xúc gần gũi với bệnh
nhân tả đều cần được theo dõi sức khỏe liên tục trong vòng 5 ngày kể từ lần
tiếp xúc cuối cùng, để kịp thời phát hiện ca bệnh mới. Với những người tiếp
xúc ở đầu vụ dịch cần được lấy phân xét nghiệm tìm vi khuẩn tả. Những
người tiếp xúc gần và người lành mang vi khuẩn tả (phát hiện qua xét nghiệm
phân) phải được điều trị dự phòng bằng kháng sinh.
1.4.4. Giám sát tác nhân gây bệnh
1.4.4.1. Xét nghiệm tìm vi khuẩn tả
Được tiến hành càng sớm càng tốt, ngay sau khi có các triệu chứng khởi
phát và trước khi bệnh nhân dùng kháng sinh.
- Bệnh phẩm thu thập để xét nghiệm là phân, chất nôn, thực phẩm, nước.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21

1.5.2. Báo cáo khẩn cấp
Khi có ít nhất 1 ca bệnh tả (kể cả ca xác định và ca nghi ngờ), dù ở khu
vực dịch xâm nhập hay bệnh lưu hành, y tế cơ sở nơi phát hiện phải báo cáo
ngay theo chế độ báo cáo khẩn cấp của Bộ Y tế.

1.5.3. Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống dịch tả
Ở tất cả các tuyến, Ban chỉ đạo phải do lãnh đạo chính quyền cùng
tuyến đứng đầu, y tế là thường trực, các ban ngành liên quan cùng tham gia.
1.5.4. Xử lý ổ dịch
1.5.4.1. Đối với bệnh nhân
- Tổ chức điều trị tại chỗ, cách ly bệnh nhân, tránh vận chuyển xa để hạn
chế sự lây lan và tử vong dọc đường.
- Bù nước và dùng kháng sinh đặc hiệu để điều trị theo đúng phác đồ.
- Tất cả các ca tiêu chảy trong ổ dịch phải được xử lý như bệnh nhân tả.
- Phân và chất thải của bệnh nhân phải được khử trùng rồi đem chôn. Hố
xí của gia đình bệnh nhân và các gia đình trong khu vực có dịch phải xử lý
triệt để bằng vôi bột. Nơi điều trị bệnh nhân tả phải có hố xí riêng.
- Quần áo, chăn màn của bệnh nhân phải dội nước sôi hoặc ngâm vào
dung dịch chloraminB 1-2 % để trong 2 giờ trước khi giặt.
- Nền, tường nhà phun dung dịch chloraminB 2-5% liều lượng 0,5l/m
2
.
- Phương tiện chuyên chở: tẩy uế bằng dung dịch chloraminB 2-5%.
- Tử thi liệm trong quan tài phải có bọc vải tẩm chloraminB 5%, ngăn
không cho dịch thấm ra ngoài, chôn cất sớm và phải chôn sâu ít nhất 2m.
1.5.4.2. Đối với người tiếp xúc
- Cần phải theo dõi tất cả những người đã ăn uống chung với bệnh nhân
tả trong vòng 5 ngày kể từ khi tiếp xúc lần cuối cùng.
- Đối với những người có tiếp xúc trực tiếp, những người cùng ăn với
bệnh nhân loại thực phẩm nghi ngờ có liên quan nên được điều trị dự phòng
bằng kháng sinh. Có thể sử dụng phác đồ sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22


+ Người lớn: Ciprofloxacine 500mg x 2 viên, uống một lần duy nhất.
+ Phụ nữ có thai: Azithromycine 500mg x 2 viên, uống một lần duy nhất
+ Trẻ em: Azithromycine 500mg x 1 viên, uống một lần duy nhất [9], [10]
1.5.4.3. Xử lý nguồn nước ăn, nước sinh hoạt, đảm bảo vệ sinh ăn uống
- Thực hiện biện pháp khẩn cấp để đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch.
- Ở các khu vực thành phố cần đảm bảo nồng độ clo dư trong nước máy
đúng tiêu chuẩn quy định. Ở các vùng nông thôn cần kiểm soát các nguồn
nước giếng ăn, nước sông, ngòi, ao, hồ dùng để ăn và rửa thực phẩm.
1.5.4.4. Xử lý vệ sinh môi trường
- Tuyên truyền cho nhân dân về vệ sinh ăn uống, tự phòng bệnh bằng
cách vệ sinh cá nhân, rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Hạn chế hội họp, hạn chế tối đa việc tập trung ăn uống đông người.
- Tổng vệ sinh, thu gom rác, diệt ruồi. Nghiêm cấm sử dụng phân tươi.
- Kiểm tra chặt chẽ các cơ sở chế biến, kinh doanh thực phẩm, nhà máy
nước để bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh công tác phòng chống dịch tả.
1.5.4.5. Xác định ổ dịch tả chấm dứt hoạt động
Sau khi thực hiện đầy đủ các biện pháp PC dịch, ta có thể dựa vào các
tiêu chuẩn sau để xác định và thông báo ổ dịch đã chấm dứt hoạt động:
- Không có bệnh nhân mắc mới trong vòng 15 ngày kể từ khi bệnh
nhân cuối cùng ra viện (bệnh nhân ra viện xác định không còn vi khuẩn tả).
- Không tìm thấy vi khuẩn tả gây bệnh ở người tiếp xúc, ở nguồn nước
ăn uống, sinh hoạt và thực phẩm.
- Đã xử lý tiệt trùng ổ dịch, vệ sinh môi trường, điều trị dự phòng và
điều trị đặc hiệu với những người trong ổ dịch.
1.5.5. Phòng bệnh
1.5.5.1. Phòng bệnh chung
- Đẩy mạnh phong trào vệ sinh phòng bệnh trong cộng đồng. Tập trung
vào 3 biện pháp chính là ăn chín, uống sạch và vệ sinh bàn tay.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

24

và gây dịch trong thời gian tới là: khó phát hiện và quản lý người lành mang
trùng; sự di chuyển mang theo mầm bệnh từ vùng dịch sang khu vực khác; tập
quán sử dụng phân tươi để trồng trọt làm cho môi trường tiếp tục bị ô nhiễm;
thói quen sử dụng nước bề mặt để sinh hoạt, sử dụng thức ăn đường phố
không đảm bảo vệ sinh làm tăng nguy cơ lây nhiễm. Thêm vào đó, điều kiện
kinh tế của một nước đang phát triển chưa cho phép chúng ta đầu tư quá nhiều
vào các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng, mọi hoạt động, chương trình y
tế đều phải được lựa chọn ưu tiên phù hợp trong từng giai đoạn. Để cộng
đồng có thái độ đúng và hành vi đúng trong phòng ngừa bệnh TCCNH/tả thì
chúng ta vẫn còn có rất nhiều việc phải làm.
Theo thông báo của Bộ Y tế, phần lớn các trường hợp mắc bệnh
(TCCNH) là do sử dụng thực phẩm không bảo đảm vệ sinh, đặc biệt là sử
dụng thức ăn đường phố [10], [11]. Nhiệm vụ chung của tất cả các ban ngành
đoàn thể và địa phương, huy động toàn bộ hệ thống chính trị và các phương
tiện thông tin đại chúng triển khai quyết liệt và đồng bộ các hoạt động để đảm
bảo VSATTP nói chung và đối với hoạt động cung ứng dịch vụ thức ăn
đường phố nói riêng, với phương châm “đến từng ngõ, gõ từng nhà” để cắt
đứt mắt xích sau cùng của sự lây truyền vi khuẩn tả, vận động người dân thực
hiện “5 phải và 6 không”; Triển khai đồng bộ 6 nguyên tắc, 8 nội dung để đạt
được 10 tiêu chí về VSATTP thức ăn đường phố; Thẩm định, cấp giấy phép
đủ tiêu chuẩn VSATTP, ký cam kết đối với các cơ sở, khám sức khoẻ định
kỳ, tập huấn kiến thức cho các đối tượng tham gia sản xuất chế biến kinh
doanh thực phẩm... và các hoạt động thanh kiểm tra về VSATTP.
Tuy nhiên, để triển khai được đồng bộ và hiệu quả các hoạt động trên
cần phải có thời gian đủ dài và nguồn lực đủ mạnh, một hệ thống phòng
chống dịch thống nhất tại các tuyến với sự phối kết hợp liên ngành hết sức
chặt chẽ và hiệu quả cùng nhiều yếu tố khác. Trong khi đó, tốc độ lan truyền


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25

của dịch bệnh lại rất nhanh chóng, không chờ đợi chúng ta triển khai các hoạt
động trên cho đến lúc có hiệu quả, nhất là việc thay đổi được hành vi, thói
quen sinh hoạt và tập quán của người dân, cải thiện hệ thống nhà vệ sinh,
cung cấp nước sạch... càng đòi hỏi một quãng thời gian dài. Trên thực tế, việc
triển khai thực hiện trong từng lĩnh vực còn nhiều khó khăn, bất cập:
* Đối với công tác tuyên truyền giáo dục cộng đồng: vấn đề tên bệnh cần
được gọi như thế nào (bệnh Tiêu chảy cấp nguy hiểm hay bệnh Tả) là phù
hợp, là có hiệu quả đối với cộng đồng cũng còn nhiều ý kiến tranh luận, hay
việc giáo dục cho cộng đồng nội dung gì cũng là rất quan trọng “Chúng ta
đâu cần cấm dân sử dụng rau sống mà nên giúp dân có nhận thức và hiểu thế
nào để có được rau an toàn...” (Nguyễn Tấn Dũng). Tuyên truyền giáo dục
không chỉ cho người dân mà trước hết cần phải tuyên truyền giáo dục và làm
thay đổi thái độ của đội ngũ cán bộ chính quyền các cấp đối với dịch bệnh, kể
cả không ít cán bộ làm công tác PC dịch bệnh cũng còn tình trạng chủ quan
đối với bệnh tả. Nếu đội ngũ cán bộ có thái độ đúng đối với bệnh dịch sẽ giúp
cho địa phương có được những đáp ứng phù hợp và hiệu quả hơn.
* Công tác giám sát bệnh dịch tả (cũng như các bệnh dịch nguy hiểm
khác) đòi hỏi một hệ thống tổ chức hoàn chỉnh, đội ngũ cán bộ có trình độ và
năng lực phù hợp đều khắp ở các tuyến. Đồng thời cần có các phương tiện hỗ
trợ tích cực cho việc giám sát và báo cáo, thông tin kịp thời, hiệu quả theo yêu
cầu như: Các biểu mẫu giám sát, phương tiện thông tin liên lạc, trang phục
bảo hộ, trang thiết bị, dụng cụ lấy mẫu, xét nghiệm... và cao hơn nữa là sự
phối hợp hiệu quả giữa các đơn vị, ban ngành, đoàn thể xã hội và chính quyền
các cấp. Trong khi đó, theo những thông tin sơ bộ đã có, Thái Nguyên cũng
giống như nhiều tỉnh thành khác trong cả nước, còn gặp rất nhiều khó khăn
trong công tác giám sát dịch bệnh do thiếu trang thiết bị, thiếu kinh phí, thậm
chí cả trong vấn đề nhân sự thực hiện giám sát, phòng chống dịch bệnh.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26

* Vấn đề cách ly bệnh nhân: Trong phòng chống dịch tả, vấn đề cần đặc
biệt quan tâm là phải cách ly bệnh nhân đúng quy định, kể cả trước, trong quá
trình điều trị để tránh lây lan rộng rãi. Hầu hết bệnh nhân tả của Thái Nguyên
năm 2008 được phát hiện và báo cáo sau khi đã nhập viện điều trị, hệ thống y
tế cơ sở chỉ được thông báo sau khi có kết quả giám sát của cơ sở y tế tuyến
trên. Trong khi đó, quá trình từ khi nhiễm bệnh đến khi vào điều trị, mầm
bệnh đã có thể được phát tán rộng rãi, việc giám sát người lành mang trùng
cũng chưa được thực hiện triệt để... Mặt khác, tại các cơ sở y tế, trừ các bệnh
viện lớn (tuyến trung ương và tuyến tỉnh) còn lại hầu hết các đơn vị y tế đều
không có khu vực riêng dành cho điều trị bệnh nhân mắc các bệnh dịch nguy
hiểm (tả, cúm A/H5N1, SARS) mà chỉ được dành các phòng riêng để điều
trị, như vậy rất khó để đảm bảo cách ly tuyệt đối an toàn, phòng ngừa lây lan.
Số lượng giường bệnh cho điều trị bệnh nhân nói chung tại hầu hết các cơ sở
y tế hiện nay theo các báo cáo sơ bộ là quá tải, đầu tư của nhà nước cho y tế
còn thấp: Chi tiêu cho y tế chỉ chiếm 6,1% tổng số chi tiêu của Nhà nước. Tỉ
lệ này thấp nhất so với các nước láng giềng như Campuchia (16%), Lào
(khoảng 7%), Mã Lai (6,5%), Trung Quốc (10%), và Nhật (16.4%) [37].
* Vấn đề xử lý chất thải của bệnh nhân và nước thải vệ sinh cũng rất cần
được quan tâm cải thiện. Trong điều kiện bình thường, hầu hết các cơ sở y tế
đều thực hiện khá tốt. Nhưng đối với một vụ dịch tả, việc quản lý và xử lý
chất thải của bệnh nhân và của người chăm sóc, người tiếp xúc cần được quan
tâm hơn rất nhiều. Nước vệ sinh môi trường khu vực điều trị bệnh nhân tả
hiện nay vẫn đang được xử lý và thải vào hệ thống thải chung.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28


 Cán bộ tổ chức, thực hiện PC dịch: 07 cuộc (1 tuyến tỉnh, 2
tuyến huyện, 2 tuyến xã và 2 y tế thôn bản).
 Cán bộ giám sát chương trình: 01 cuộc
 Cán bộ chính quyền cơ sở: 02 cuộc
 Người dân tại cộng đồng: 04 cuộc
Cách chọn mẫu: chọn chủ đích 2 huyện/thành có dịch là thành phố Thái
Nguyên và huyện Phổ Yên, mỗi huyện chọn 1 cán bộ TTYT huyện, 1 cán bộ
trạm y tế xã, 1 YTTB, 1 lãnh đạo chính quyền cơ sở và 2 người dân.
- Định lượng: Các số liệu năm 2008 về bệnh TCCNH và hiện trạng các
trang thiết bị phục vụ công tác PC dịch hiện có của hệ thống y tế dự phòng.
2.3.3. Các chỉ số/chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.3.1. Nhóm chỉ số về nguồn lực
- Nhân lực, tổ chức mạng lưới phòng chống dịch và hệ thống Y tế dự
phòng các tuyến.
+ Số lượng các Ban chỉ đạo phòng chống dịch đã được thành lập ở cấp
tỉnh và huyện/thành (Có quyết định thành lập BCĐ, có số lượng thành viên và
thành phần theo đúng quy định của Bộ Y tế).
+ Số lượng các BCĐ có hoạt động thường xuyên (Có tổ chức họp BCĐ,
ra các văn bản chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch trong năm).
+ Số lượng cán bộ làm công tác giám sát và PC dịch tại tuyến tỉnh và
mỗi huyện (Nhân lực về giám sát và PC dịch là những cán bộ của Trung tâm
YTDP tỉnh, TTYT huyện/thành thường xuyên thực hiện nhiệm vụ điều tra, thu
thập, phân tích, xử lý số liệu, viết báo cáo và PC dịch tại địa phương).
+ Số lượng các Đội phòng chống dịch cơ động cấp tỉnh và cấp
huyện/thành đã được thành lập (có quyết định, có số lượng thành viên, thành
phần đúng theo quy định, hướng dẫn của trung ương) và số lượng cán bộ
được huấn luyện về công tác PC dịch (được tham gia và hoàn thành khoá tập
huấn, thực hành, diễn tập về công tác PC dịch).


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29

+ Số đơn vị y tế có khả năng thực hiện xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
- Trang thiết bị, hoá chất, phương tiện PC dịch: danh mục về chủng loại,
số lượng, tính năng, chất lượng, tình trạng của từng loại TTB, hoá chất PC
dịch hiện có tại tuyến tỉnh và tuyến huyện.
- Tài chính: Số lượng kinh phí được cấp cho hoạt động PC dịch TCCNH/
tả tại tuyến tỉnh và mỗi huyện/thành trong 3 năm gần đây.
2.3.3.2. Nhóm chỉ số về kết quả hoạt động phòng chống dịch
- Số ca bệnh TCCNH/tả được giám sát phát hiện/số ca được vào điều trị
tại các đơn vị y tế trong năm 2008, đơn vị (tuyến) thực hiện giám sát (theo
định nghĩa ca bệnh tại mục 1.4.2. về giám sát bệnh nhân tả) .
- Số ca tử vong do bệnh tả năm 2008.
- Kết quả các hoạt động PC dịch tả tại địa phương trong các năm 2007-
2008: số đợt dịch xuất hiện, thời điểm đợt dịch bắt đầu, kết thúc, số thuốc/hoá
chất đã được cấp/sử dụng trong phòng chống dịch tả.
2.3.4. Kỹ thuật thu thập số liệu
2.3.4.1. Các số liệu thứ cấp
- Thu thập các văn bản hướng dẫn, quy định của Chính phủ, Bộ Y tế,
Cục y tế dự phòng, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương… về công tác phòng
chống dịch bệnh tiêu chảy cấp nguy hiểm/tả hiện hành.
- Trực tiếp thu thập các báo cáo thống kê, văn bản, số liệu liên quan tại
các đơn vị (Sở y tế, TT YTDP tỉnh, các TTYT huyện/thành).
2.3.4.2. Định tính: Phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm trọng tâm.
2.3.4.3. Quan sát: Quan sát thực tế tại các đơn vị y tế, nơi làm việc và tại
cộng đồng, hộ gia đình…
2.3.5. Công cụ điều tra
- Các bảng thu thập số liệu thứ cấp
- Hướng dẫn Thảo luận nhóm

- Hướng dẫn phỏng vấn sâu (thiết kế phù hợp cho từng nhóm đối tượng).
- Phiếu thu thập thông tin nghiên cứu trường hợp.

×