Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Giáo án giảng dạy Tuần 13 Lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (214.47 KB, 20 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 13 ( Từ ngày 15/11/2010 đến ngày 19/11/2010 ) Thứ hai ngày 15 tháng 11 năm 2010. Tiết 1 : Hoạt động tập thể CHÀO CỜ ĐỘI Tiết 2 + 3 : Tập đọc - Kể chuyện NGƯỜI CON CỦA TÂY NGUYÊN. I. Mục đích yêu cầu: A. Tập đọc: - Bước đầu biết bộc lộ tình cảm thái độ của từng nhân vật qua lời đối thoại. - Nắm được cốt truyện và ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi anh hùng Núp và nhân dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống Pháp. ( trả lời các câu hỏi trong sgk) B. Kể chuyện: - Biết kể một đoạn theo lời nhân vật trong truyện. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ truyện SGK III. Các hoạt động dạy học: TIẾT 1 A.Kiểm tra : ( 2-3’) - 3 H kể nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện " Nắng phương Nam" - 1 H đọc lại toàn bộ câu chuyện. B.Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1-2’) Trong tiết học hôm nay các em sẽ đọc truyện " Người con gái của Tây Nguyên". Câu chuyện kể về anh hùng quân đội Đinh Núp ( người dân tộc Ba na) ở vùng rừng núi Tây Nguyên. Trong kháng chiến chống TD Pháp, anh Núp đã lãnh đạo dân làng Kông Hoa chiến đấu rất giỏi, lập được nhiều chiến công ... G cho H xem ảnh anh hùng Núp. 2.Luyện đọc đúng (33- 35') * G đọc mẫu toàn bài * HD luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ: - Câu chuyện chia thành mấy đoạn ? - 3 đoạn * Đoạn 1 - Câu 2: HD đọc: Núp, nói. G đọc - H đọc theo dãy - Câu 3: Chú ý đọc: bok. G đọc - H đọc theo dãy + Giải nghĩa : Núp, bok - H đọc chú giải SGK kêu ( gọi, mời) -> Hướng dẫn đọc đoạn 1: Đọc đúng các từ ngữ, ngắt nghỉ hơi đúng, phân biệt giọng kể với lời nhân vật . G đọc - H đọc đoạn 1. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> * Đoạn 2 Để không đọc quá dài -> Chia đôi đoạn 2 - Phần đầu: " Núp đi đại hội...chặt hơn" - Phần cuối: " Anh nói với lũ làng...đúng đấy" + Phần đầu đoạn: - Câu 1: Đọc đúng: lúc, lớn. G đọc -> HD đọc: Đọc đúng các từ ngữ, đặc biệt là các từ ngữ có âm đầu l. Gv đọc phần đầu đoạn 2 + Phần cuối đoạn: - Lời anh Núp: nghỉ hơi rõ sau các dấu . GV đọc mẫu. - phần cuối đoạn cần đọc đúng các từ ngữ. GV đọc mẫu *Đoạn 3 - Câu cuối ngắt hơi như sau: " Lũ làng...thật sạch/ ...từng thứ,/ coi đi,/ ...nửa đêm.//" G đọc + Giải nghĩa: coi ( xem, nhìn) -> HD đọc đoạn 3 : Đọc đúng các từ ngữ, đặc biệt các từ ngữ có chứa tiếng có âm đầu l/n. G đọc.. - H đọc theo dãy - H đọc phần đầu đoạn 2 - H đọc theo dãy - H đọc phần cuối đoạn 2. - H đọc theo dãy - H đọc đoạn 3 * Đọc nối tiếp đoạn (2 lượt). * HD đọc cả bài : Đọc đúng các từ ngữ. Ngắt *H đọc cả bài nghỉ hơi đúng. GV đọc mẫu. TIẾT 2 3. Tìm hiểu bài ( 10- 12') * H đọc thầm đoạn1. - Anh Núp được tỉnh cử đi đâu? - ...đi dự đại hội thi đua. * H đọc thầm đoạn 2 - ở đại hội, anh Núp về kể cho dân làng - Đất nước mình bây giờ rất mạnh, mọi biết những gì? người...đều đoàn kết đánh giặc, làm rẫy giỏi. - Chi tiết nào cho thấy đại hội rất khâm - Núp được mời lên kể chuyện làng phục thành tích của dân làng Kông Hoa? KH. Sau khi nghe Núp kể nhiều người chạy lên công kênh đi khắp nhà. * H đọc thầm phần cuối đoạn 2 - 1 em đọc to - Những chi tiết nào cho thấy dân làng - Nghe anh Núp nói lại lời cán bộ "..." Kông Hoa rất vui, rất tự hào về thành lũ làng rất vui, đứng hết dạy nói " Đúng đấy! Đúng đấy!" tích của mình? * H đọc thầm đoạn 3 - Đại hội tặng dân làng Kông Hoa - ...tặng ảnh Bok Hồ vác cuốc đi làm những gì? rẫy..... Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Khi xem những vật đó, thái độ của mọi - Mọi người xem món quà ấy là những người ra sao? tặng vật thiêng liêng nên" rửa tay thật sạch" trước khi xem... -> Mọi người rất trân trọng các món quà mà đại hội tặng. Nó thể hiện lòng yêu nước, kính yêu Bác Hồ của dân làng Kông Hoa. 4. Luyện đọc diễn cảm ( 5-7') - Toàn bài đọc với giọng chậm rãi. Lời anh Núp mộc mạc, lời cán bộ và dân làng hào hứng. GV đọc mẫu toàn bài. - Yêu cầu HS đọc phân vai. - H thi đọc diễn cảm - HS đọc phân vai -> Bình chọn H đọc hay nhất. 5. Kể chuyện ( 17'- 19') - H đọc y/c phần KC - Phần KC yêu cầu gì? - H nêu - 1 H đọc đoạn văn mẫu. - Trong đoạn văn mẫu SGK, người kể - ...kể theo lời của anh Núp. nhập vai nhân vật nào để kể lại đoạn 1? G nhắc H: Có thể kể theo lời anh Núp, anh Thế, một người dân làng KH song cần chú ý: người kể cần xưng " tôi" nói lời của một nhân vật từ đầu đến cuối chuyện. - G kể mẫu đoạn 1 bằng lời của anh Thế. - Gv yêu cầu HS kể theo nhóm đôi. - H tập kể từng đoạn. - GV yêu cầu HS kể trước lớp. - 3 H thi kể 3 đoạn nối tiếp. -> Bình chọn người kể hay nhất. - 1 H kể toàn bộ câu chuyện. 6. củng cố, dặn dò ( 4'-6') - Câu chuyện ca ngợi ai, vì sao?. - Ca ngợi anh hùng Núp và dân làng Kông Hoa đã lập nhiều thành tích trong kháng chiến chống thực dân Pháp.. - Nhận xét tiết học. *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tiết 4 : Toán. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> SO SÁNH SỐ BÉ BẰNG MỘT PHẦN MẤY SỐ LỚN. I. Mục tiêu: Giúp H : - Biết cách so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn . II. Đồ dùng dạy học -Tranh vẽ bài toán minh hoạ như sgk III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3-5’) - GV đọc - H viết bảng: Giảm các số : 32, 56, 72, 80, 16 đi 8 lần. - Nhận xét. 2. Dạy bài mới: (13-15’) * Nêu ví dụ: - G vẽ đoạn thẳng AB dài 2 cm và đoạn CD dài 6 cm. - Nhận xét: đoạn CD dài gấp ? AB - Thực hiện phép chia :. 6 : 2 = 3 (lần). - G kết luận: AB = 1 / 3 CD. * Giới thiệu bài toán: - Đọc đề toán. - Hướng dẫn H phân tích đề toán -> tóm tắt - Hướng dẫn cách giải : 30 : 6 = 5(lần) - Kết luận tuổi của con bằng 1/ 5 tuổi mẹ. * Kiến thức cơ bản: H so sánh được số này bằng 1 phần mấy số kia. 3. Thực hành: (15-17’) Bài 1: (6-8’) sách. - Làm thế nào để biết số bé bằng 1/ 4 số lớn? - HS làm sách * Củng cố cách so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn và số lớn gấp mấy lần số bé. * Bài 2 : (4-6’) vở. - Bài toán cho biết gì? hỏi gì? - G hướng dẫn tóm tắt. - Hướng dẫn H giải vở. * DKSL: câu trả lời chưa phù hợp. * Bài 3: (4-5’) nhóm miệng - Phần a có mấy ô màu xanh ? mấy ô màu trắng? => Số ô màu xanh bằng 1 phần mấy số ô màu trắng - Tương tự hướng dẫn HS tự làm phần b, c. Lop3.net. - H viết bảng, nhận xét.. - H quan sát,nhận xét. - H nhận xét: đoạn CD dài gấp 3 lần AB. - H thực hiện phép chia : 6 : 2 = 3 (lần) - H đọc kết luận: AB = 1 / 3 CD. - H đọc đề toán. - H tóm tắt,nhận xét. - H đọc cách giải.. - H đọc thầm bài tập. - 1 H nêu mẫu. - H trả lời, nhận xét. - H làm sách, đổi, nhận xét. - H đọc thầm bài tập. - H trả lời, nhận xét. - H tóm tắt. - H giải vở. - H nêu yêu cầu bài tập. - H trả lời, nhận xét..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Củng cố cách so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn. 4. Củng cố -dặn dò (2-3’) - So sánh số này bằng 1 phần mấy số kia làm thế nào? - Nhận xét tiết học. - H trả lời, nhận xét. *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tiết 5 : Đạo đức Bài 6: TÍCH CỰC THAM GIA VIỆC LỚP, VIỆC TRƯỜNG. (Tiết 2) I- Mục tiêu + HS biết được phải có bổn phận tham gia việc lớp, việc trường và vì sao cần phải tích cực tham gia việc lớp, việc trường. + HS tự giác tham gia việc lớp, việc trường bằng những việc làm phù hợp với khả năng và hoàn thành những công việc được phân công. + HS biết nhắc nhở các bạn tham gia làm việc lớp, việc trường. II- Tài liệu và phương tiện + Phiếu học tập cho Hoạt động 2: + Các bài hát về chủ đề nhà trường + VBT Đạo đức III- Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (5’) + Em đã tích cực tham gia việc trường , việc lớp chưa ? Hãy kể những việc em đã làm được. + NX, đánh giá. 2. Các hoạt động: * Khởi động: ( 1’) Học sinh hát bài “ Vui đến trường’’ * Hoạt động 1: Xử lý tình huống (15’) + Mục tiêu: Hs biết thể hiện tính tích cực tham gia việc lớp, việc trường trong các tình huống cụ thể. + Cách tiến hành: - Gv chia nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận, xử lý tình huống ( Gv chia 4 nhóm / 4 tình huống - Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm lên trình bày - Cả lớp NX, góp ý kiến + Kết luận: Gv nêu ý kiến đúng trong từng tình huống cụ thể thay cho kết luận. * Hoạt động 2: Đăng ký tham gia việc trường , việc lớp (10’) + Mục tiêu : Tạo cơ hội cho Hs thể hiện sự tích cực trong tham gia việc trường , việc lớp + Cách tiến hành:. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> - Gv nêu yêu cầu HS suy nghĩ và ghi ra giấy những việc trường, lớp mà các em có thể tham gia. - Hs xác định việc lớp, việc trường các em có khả năng và mong muốn được tham gia. - Gv đề nghị mỗi tổ cử một đại diện đọc to phiếu cho cả lớp nghe. - HS đọc - Gv sắp xếp các nhóm công việc và giao nhiệm vụ cho Hs. - Các nhóm cam kết sẽ thực hiện tốt các công việc được giao . * Cả lớp hát bài “Lớp chúng ta đoàn kết” 3) Hướng dẫn thực hành: + Tích cực tham gia việc trường, việc lớp phù hợp với khả năng của mình. + Sưu tầm các tấm gương đã tích cực tham gia việc trường,việc lớp. 3. Củng cố dặn dò: -Nhận xét giờ học. Thứ ba ngày 16 tháng 11 năm 2010. Tiết 1 : Chính tả ( nghe - viết ) ĐÊM TRĂNG TRÊN HỒ TÂY I. Mục đích yêu cầu: Rèn kĩ năng viết chính tả: - Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức bài văn xuôi : Đêm trăng trên Hồ Tây - Làm đúng BT điền tiếng có vần khó iu/ uyu (BT 2) - Làm đúng BT 3/a. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài tập 2a, 3a/105 III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ (2'-3') - H viết bảng con : trung thành, chung sức. 2.Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (1'-2') : G nêu mục đích yêu cầu của tiết học b. Hướng dẫn nghe - viết(10'- 12') * G đọc mẫu bài viết H đọc thầm theo *Nhận xét chính tả và tập ghi chữ khó : - G ghi chữ khó lên bảng yêu cầu H phân tích : - H đọc phân tích tiếng khó rọi = r + oi + thanh nặng rọi, lăn tăn, rập rình, chiều gió. lăn = l + ăn+ thanh ngang ............................ - G xoá bảng, đọc lại - H viết bảng con - Trăng trên Hồ Tây được miêu tả ntn? - Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng. - Bài viết có mấy câu? ... 6 câu. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> - Những chữ nào trong bài phải viết hoa? Vì sao? c. Viết chính tả: (13'-15') - HD tư thế ngồi viết, cách trình bày. - Đọc cho H viết vở d. Chấm chữa: ( 3-5’) - Đọc cho H soát lỗi đ. Hướng dẫn làm bài tập( 5 - 7') *Bài 2 /105 : G treo bảng phụ - Nêu yêu cầu *Bài 3 /105 : Cho H đọc y/c.. Hồ Tây - tên riêng Các chữ đầu câu. - H thực hiện - H viết bài - Soát lỗi,ghi lỗi, chữa lỗi - H làm VBT -> Chữa bài: khúc khuỷu, khẳng khiu, khuỷu tay. - H làm bảng con -> Chữa bài: con ruồi, quả dừa, cái giếng.. 3. Củng cố dặn dò: (1-2’) - GV lưu ý HS viết đúng chính tả trong các bài viết. - Nhận xét tiết học . *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tiết 2 : Toán. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp H: - Rèn luyện kĩ năng so sánh số bé bằng 1 phần mấy số lớn. - Rèn kĩ năng giải toán có lời văn (2 bước tính). II. Đồ dùng dạy học. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3-5’) - G đọc - H viết : 6 cm bằng 1 phần mấy của 12 cm, 18 cm, 30 cm. 2. Thực hành(30-32’): + Bài 1/62: (10’) sách. - H nêu yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn H làm mẫu. - H làm sách. * Củng cố cách so sánh số này gấp (hoặc bằng)1 phần mấy của số kia + Bài 2/62 : (3-5’) vở. - H đọc thầm nội dung bài tập - Bài tập thuộc dạng toán nào? - H làm vở: 28 : 7 = 4 (lần) Vậy số trâu bằng 1/4 số bò * Củng cố cách so sánh số này bằng 1 phần mấy số kia. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> + Bài 3: (5-7’) vở. - H đọc thầm nội dung bài tập. - Hướng dẫn H tóm tắt và giải toán. - H làm vở: 48 : 8 = 6 (con) 48 - 6 = 42 (con) * Củng cố dạng toán tìm 1 trong các phần bằng nhau của 1 số * Dự kiến sai lầm:Lời giải bài 2 dài. + Bài 4: (5-7’) thực hành Hướng dẫn HS xếp hình 3. Củng cố - dặn dò (2-3’) - Muốn so sánh số này bằng 1 phần mấy số kia ta làm thế nào? - Nhận xét bài chấm. *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tiết 5 : Thể dục BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG I. Mục tiêu: - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác. - Chơi trò chơi: “Đua ngựa”. Yêu cầu biết cách chơi,chơi một cách tương đối chủ động. II. Địa điểm, phương tiện: - Sân trường, còi. III. Nội dung và phương pháp lên lớp: Nội dung. Định lượng. 1. Phần mở đầu: - Phổ biến ND, yêu cầu giờ học. - Chạy chậm theo hàng dọc quanh sân trường. - Chơi “Thi xếp hàng nhanh”. 2. Phần cơ bản: - Ôn bài thể dục phát triển chung 8 động tác. + G cho ôn luyện cả 8 đt . + Các tổ tập ôn luyện. + Biểu diễn thi bài TD phát triển chung giữ các tổ. - Chơi trò chơi: “ Đua ngựa”. Lop3.net. 1’ 1’ 1 - 2’. Phương pháp - Lớp xếp 3 hàng dọc. 8 - 10’ 2 - 3 lần. - Lớp trưởng điều khiển.. 1 lần 8 - 10’. - Tổ trưởng điều khiển..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + H khởi động các khớp. + G hướng dẫn cách chơi và nêu những trường hợp phạm quy. - H chơi chính thức có phân thắng bại. 3. Phần kết thúc: - Đứng tại chỗ vỗ tay, hát. - G cùng H hệ thống bài. - Nhận xét giờ học. - G giao việc ôn luyện bài thể dục.. 1’ 1’ 2 - 3’. - Tập hợp 3 hàng ngang.. Tiết 7 : Tiếng Việt ( Tự học) ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU TUẦN 12 I. Mục đích yêu cầu: - Ôn tập từ chỉ hoạt động - Ôn tập cho HS về hình ảnh so sánh. II. Đồ dùng dạy học: Vở bài tập trắc nghiệm Tiếng Việt. III. Các hoạt động dạy học - GV yêu cầu HS làm vào VBTTN. - Hs làm VBTTN. - Gv nhận xét tiết học. Thứ tư ngày 17 tháng 11 năm 2010. Tiết 1 : Tập đọc CỬA TÙNG -. I. Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kỹ năng đọc thành tiếng: - Chú ý các từ ngữ: lịch sử, cứu nước, luỹ tre làng, nước biển, xanh lơ, xanh lục, chiến lược. - Bước đầu biết đọc với giọng có biểu cảm, ngắt nghỉ hơi đúng các câu văn miêu tả. 2. Rèn kĩ năng đọc hiểu: - Biết các địa danh và hiểu nghĩa các từ ngữ ở phần chú giải - Hiểu nội dung bài : Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng- một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.( trả lời được các câu hỏi trong Sgk) II. Đồ dùng dạy học: - Tranh minh hoạ truyện SGK III. Các hoạt động dạy học: A. Kiểm tra bài cũ (3') - 3 H đọc nối tiếp 3 đoạn của câu chuyện "Người con của Tây Nguyên". Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> B. Dạy bài mới: 1. Giới thiệu bài: ( 1-2’) Trên khắp miền đất nước ta có nhiều cửa biển đẹp. Cửa Tùng là 1 cửa biển rất đẹp của miền Trung. Bài học hôm nay sẽ cho các em thấy Cửa Tùng có vẻ đẹp đặc biệt như thế nào? 2. Luyện đọc đúng ( 15-17') * G đọc mẫu toàn bài * Hướng dẫn H luyện đọc kết hợp giải nghĩa - H đánh dấu SGK từ - Chia bài làm 3 đoạn, mỗi lần xuống dòng là một đoạn. -> Luyện đọc từng đoạn * Đoạn 1 - H đọc theo dãy - Câu 1: Chú ý đọc: lịch sử, cứu nước. Nghỉ hơi sau dấu gạch nối. G đọc - H đọc chú giải SGK + Giải nghĩa: Bến Hải, dấu ấn lịch sử. -> HD đọc đoạn 1: Đọc đúng các từ ngữ. Ngắt - H đọc đoạn 1 hơi đúng, giọng đọc chậm rãi. * Đoạn 2 - H đọc theo dãy - Câu 5: Ngắt hơi sau các tiếng: minh, đỏ ối, - H đọc chú giải SGK mặt biển, hồng nhạt. G đọc + Giải nghĩa: Hiền Lương -> HD đọc đoạn 2: Đọc đúng các từ ngữ, đặc - H đọc đoạn 2 biệt là các từ có âm đầu l/n Ngắt hơi đúng. * Đoạn 3 Ngắt như sau:" Người xưa... Cửa - HS đọc theo dãy. - H đọc đoạn 3 Tùng/ ...đồi mồi/...biển//".G đọc * HD đọc đoạn 3: Đọc đúng các từ ngữ, ngắt * H đọc nối tiếp đoạn ( 2 lượt) nghỉ hơi đúng. * Toàn bài đọc đúng các từ ngữ, đặc biệt là các từ có chứa tiếng có âm đầu l/ n, s/x, ngắt nghỉ đúng, đặc biệt ở các câu dài. GV đọc mẫu. 3. Tìm hiểu bài ( 10- 12') * Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1,2 - Cửa Tùng ở đâu ? - G : Bến Hải sông ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị, là nơi phân chia 2 miền Nam Bắc từ năm 1954 đến năm 1975. Cửa Tùng là cửa sông Bến Hải. * Yêu cầu H đọc thầm đoạn 1 và TL câu hỏi 1 - Cảnh hai bên dòng sông Bến Hải có gì đẹp?. Lop3.net. - H đọc cả bài * H đọc thầm đoạn 1,2 - Ơ nơi dòng sông Bến Hải gặp biển.. * H đọc thầm đoạn 1 và trả lời : - Thôn xóm mướt màu xanh của luỹ tre và những rặng phi lao rì.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> rào gió thổi. * H đọc thầm đoạn 2 *Yêu cầu H đọc thầm đoạn 2 và TL câu hỏi 2 - Là bãi tắm đẹp nhất trong các - Em hiểu thế nào là " Bà chúa của các bãi bãi tắm tắm"? * H đọc thầm đoạn 3 * Yêu cầu H đọc thầm đoạn 3 và TL câu hỏi 4 - Thay đổi 3 lần trong một ngày.. - Sắc màu nước biển Cửa Tùng có gì đặc biệt ? - ...Chiếc lược đồi mồi và quý - Người xưa so sánh bãi biển Cửa Tùng với gì? giá cài trên mái tóc bạch kim của sóng biển. => Hình ảnh so sánh trên làm tăng vẻ đẹp duyên dáng, hấp dẫn của Cửa Tùng. - Bài văn tả gì? 4. Luyện đọc diễn cảm ( 5-7') Toàn bài đọc giọng nhẹ nhàng, chậm rãi, nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả, đọc với giọng đầy cảm xúc ngưỡng mộ. GV đọc.. * H đọc thầm cả bài - Tả vẻ đẹp kì diệu của Cửa Tùng- một cửa biển thuộc miền Trung nước ta.. - HS theo dõi. - Thi đọc diễn cảm đoạn -> Bình chọn bạn đọc hay nhất. - 1 H đọc cả bài. - Ca ngợi vẻ đẹp của Cửa Tùng.. 5. Củng cố, dặn dò (4 - 6') - Toàn bài nói lên điều gì ? - Nhận xét tiết học *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tiết 2 : Luyện từ và câu MỞ RỘNG VỐN TỪ : TỪ ĐỊA PHƯƠNG DẤU CHẤM HỎI, CHẤM THAN I.Mục đích yêu cầu: - Nhận biết đúng một số từ thường dùng ở Miền Bắc, miền Nam qua bài tập phân loại, thay thế từ ngữ ( BT 1, BT 2). - Đặt đúng các dấu câu (chấm hỏi, chấm than) vào chỗ trống trong đoạn văn (BT 2).. II. Đồ dùng dạy học : - Bảng lớp kẻ sẵn bảng phân loại và viết ND bài tập 1/107 - Bảng phụ ghi đoạn thơ BT 2/107, bài 3/108 III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (3'- 5'):. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - 2 H làm miệng BT 1+ 3 ( Tiết LTVC - Tuần 12) - mỗi em làm 1 bài. 2.Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: G nêu mục đích yêu cầu của tiết học b. Hướng dẫn làm bài tập (32-34’) * Bài 1/T107 - 1H đọc yêu cầu- H khác đọc - Bài tập 1 yêu cầu gì ? thầm - Yeu cầu HS đọc lại các từ và tên nhóm. - 1H đọc các từ ngữ cần xếp. - 1H đọc tên nhóm. - 1H đọc lại các cặp từ cùng nghĩa. - G y/c H xếp các từ vào từng nhóm trong - H thảo luận cặp làm vào SGK. bảng phân loại SGK. -> Chữa bài: Gọi H nêu miệng -> G ghi vào - 1H thay cô nêu tên nhóm - 1 dãy các cột bảng phân loại kẻ sẵn trên bảng. đứng dạy đọc từ- Lớp nhận xét Đ/S + MB: bố mẹ, anh cả, quả, hoa, dứa, sắn, ngan -> Chốt lời giải đúng + MN: ba má, anh hai, trái, bông G: Qua BT này, các em sẽ thấy từ ngữ tiếng thơm, khóm, mì, vịt xiêm. Việt rất phong phú. Cùng 1 sự vật, đối tượng mà mỗi miền có thể có những cách gọi khác nhau. *Bài 2/ T107 - H đọc yêu cầu đoạn thơ và các từ - G gọi H đọc dòng thơ đầu. trong ngoặc đơn. - 1 H đọc to. - 1 H đọc các từ in đậm của dòng - Y/c H thảo luận, tìm các từ cùng nghĩa thơ 1 ( trong ngoặc đơn ) với các từ in đậm. - H thảo luận cặp, tìm từ cùng nghĩa, nêu các cặp từ cùng nghĩa. Gan chi/ gan gì, gan rứa/ gan thế, mẹ nờ/ mẹ à. - Các dòng thơ còn lại H thảo luận và làm vào Chờ chi/ chờ gì, hắn/ nó, tui/ tôi. - 1 H đọc lại đoạn thơ thay thế các vở. G chốt lời giải đúng. từ địa phương bằng các từ cùng G: Đây là đoạn thơ nhà thơ Tố Hữu viết ca nghĩa. ngợi mẹ Nguyễn Thị Suốt - một phụ nữ Quảng Bình đã vượt qua bom đạn địch chở hàng nghìn chuyến đò đưa bộ đội qua sông Nhật Lệ trong thời kì k/c chống Mĩ. Bằng cách sử dụng các từ địa phương ở quê hương mẹ Suốt, tác giả đã làm cho bài thơ hay hơn vì thể hiện được đúng lời của 1 bà mẹ quê ở Quảng Bình.. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> * Bài 3 /T.108 - Bài 3 y/c gì?. - H đọc yêu cầu. - Điền dấu vào ô trống. - H đọc thầm ND bài văn: " Cá heo ở vùng biển Trường Sa " và điền dấu vào ô trống ( SGK). -> Chữa bài: G chốt lời giải đúng. Chỉ đặt dấu (?) ở cuối câu hỏi. 3. Củng cố, dặn dò:(1-2’) - HS lấy vài ví dụ về từ giống nhau về nghĩa nhưng ở mõi miền lại có cách nói khác nhau. - Nhận xét tiết học. *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tiết 3 :Toán. BẢNG NHÂN 9 I. Mục tiêu:Giúp H : - Bước đầu thuộc bảng nhân 9 và vận dụng phép nhân trong giải toán, biết đếm thêm 9. II. Đồ dùng dạy học - 6 tấm bìa, mỗi tấm 9 hình tròn. III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Làm bảng con : 8 bằng 1 phần mấy của 16, 24, 40, 56? - Nhận xét. 2. Dạy bài mới (13-15’) + Hướng dẫn lập bảng nhân 9: - G lần luợt giới thiệu các tấm bìa, mỗi tấm có 9 chấm tròn để dẫn đến phép tính. 9 x 1 = 9; 9 x 2 = 9 + 9 = 18; 9 x 3 = 9 + 9 + 9 = 27; - Nhận xét giữa các phép tính : 9 x 1 = 9; 9 x 2 = 18; 9 x 3 = 27? - Em có nhận xét về các thừa số và tích? - Học thuộc bảng nhân 9 * Kiến thức: hiểu - lập được bảng nhân 9 - học thuộc. Lop3.net. - H làm bảng con,nhận xét.. - H quan sát ,nhận xét. - H đọc phép tính. - H nhận xét. - H nhận xét:thừa số thứ nhất đều là 9,thừa số thứ hai tăng thêm 1,tích tăng thêm 9 đvị. - H đọc thuộc bảng nhân 9..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> 3. Thực hành(15-17’): + Bài 1: (5’) sách * Củng cố kiến thức bảng nhân 9. + Bài 2 : (7’) bảng- nháp. * Củng cố thực hiện dãy tính có phép nhân 9. + Bài 3: (3-5’) vở - GV hướng dẫn làm bài *củng cố giải toán có phép nhân 9. *Dự kiến sai lầm:H đặt phép tính chưa đúng. + Bài 4: (4’) sách * Củng cố tích của phép nhân 9. 4. Củng cố - dặn dò ( 2-3’) - Vài em đọc lại bảng nhân 9?. - H nêu yêu cầu bài tập. - H làm sách, đổi, nhận xét. - Vài em đọc kết quả. - H nêu yêu cầu bài tập. - H làm bảng (a), vở nháp (b) - H đọc thầm bài tập. - H quan sát hướng dẫn bài. - H làm vở. - H nêu yêu cầu bài tập - H làm sách, đổi, nhận xét. - H đọc bảng nhân 9.. *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….. Tiết 4 : Tự nhiên xã hội Bài 25: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Hs kể tên được một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học. - Nêu ích lợi của các hoạt động trên. - Tham gia tích cực các hoạt động ở trường phù hợp với sức khoẻ của mình. II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trang 48 , 49 / SGK - Tranh, ảnh về các hoạt động ở nhà trường III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ (5’) - Kể tên các môn học ở trường ? - Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học? 2.Các hoạt động: 2.1 Hoạt động 1: Quan sát theo cặp ( 10’) *Mục tiêu: Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của Hs tiểu học. * Cách tiến hành: - Bước 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát các hình vẽ 48 , 49 /SGK Sau đó hỏi và trả lời câu hỏi với bạn.. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> - Bước 2: Một số cặp lên trả lời câu hỏi trước lớp . Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện phần trả lời câu hỏi của bạn . * Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của Hs tiểu học bao gồm: vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao … 2.2 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (15’) * Mục tiêu: Giới thiệu các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp * Cách tiến hành: Hs thảo luận hoàn thành phiếu bài tập - Bước 1: Gv cho Hs trong nhóm trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác NX, hoàn thiện ý kiến trình bày của nhóm . - Bước 2: Gv nhận xét ý thức và thái độ của Hs trong lớp khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. * Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp cho em có tinh thần vui vẻ, thoải mái, cơ thể khoẻ mạnh giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp. Thứ năm ngày 18 tháng 11 năm 2010. Tiết 1 : Tập viết. TUẦN 13 : ÔN CHỮ HOA: J I.Mục đích yêu cầu: - Viết đúng chữ J (1 dòng) thông qua bài tập: - Viết đúng tên riêng :" Ông Jch Khiêm " (1 dòng) bằng chữ cỡ nhỏ. và câu ứng dụng ca dao : " Ít chắt chiu hơn nhiều phung phí” 1 lần bằng chữ cỡ nhỏ. II. Đồ dùng dạy học: - G kẻ sẵn bảng lớp nội dung bài viết - Mẫu chữ J III Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (2'-3') G đọc cho H viết bảng con : 3 chữ H + 1 dòng Hàm Nghi 2. Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài(1'-2') b. Hướng dẫn viết bảng con (10'-12') * Luyện viết chữ hoa J - H đọc - Em hãy nhận xét độ cao cấu tạo của chữ J? - Chữ J cao 2,5 li. Cấu tạo là kết hợp của 2 nét cơ bản: cong trái và lượn ngang. - G hướng dẫn qui trình viết: ĐB trên đường - H theo dõi kẻ ly thứ 3 viết nét thứ nhất, chuyển hướng bút viết nét thứ 2, dừng bút ở giữa dòng ly thứ nhất. - G tô khan trên chữ mẫu. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> - G viết mẫu: J - G hưóng dẫn qui trình viết: Ô, K (bằng nét) * Luyện viết từ ứng dụng: Ông ích Khiêm + Giải nghĩa: Ông ích Khiêm( 1832 -1884) quê ở Quảng Nam, là một vị quan nhà Nguyễn văn võ toàn tài. - Gọi H nhận xét độ cao khoảng cách? - G hướng dẫn qui trình viết từng chữ. - Gv yêu cầu HS viết bảng con. * Luyện viết câu ứng dụng: G : Câu tục ngữ khuyên mọi người cần phải biết tiết kiệm ( có ít mà biết dành dụm còn hơn có nhiều nhưng hoang phí) - Nhận xét độ cao, khoảng cách? - Những chữ nào viết hoa ? - G hướng dẫn viết chữ : ít ( bằng con chữ) và HD tổng thể. c. Hướng dẫn viết vở(15'-17') - Hướng dẫn tư thế ngồi viết - Cho H quan sát vở mẫu , nêu yêu cầu: + Viết chữ J : 1 dòng + Viết chữ Ô, K : 1dòng + Viết tên riêng Ông ích Khiêm : 2 dòng + Viết câu tục ngữ : 5 lần ( 5 dòng). - H viết bảng con : Dòng1: J Dòng 2 : Ô, K - H đọc từ ứng dụng. - H nhận xét - HS quan sát. - H viết bảng con : 2 dòng - H đọc. - H nhận xét - ít - H viết bảng con - H đọc nội dung bài viết - H thực hiện. - H viết bài vào vở. d. Chấm bài (3'-5'). Nhận xét 3. Củng cố, dăn dò (1'-2'): - Gv lưu ý HS vận dụng viết đúng các chữ hoa vào các bài viết có liên quan. - Nhận xét tiết học *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tiết 2 : Chính tả ( nghe - viết ) VÀM CỎ ĐÔNG I.Mục đích yêu cầu: 1. Rèn kĩ năng viết chính tả : Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng các khổ thơ, thể thơ 7 chữ thể thơ bảy chữ của 2 đầu bài Vàm Cỏ Đông. 2. Viết đúng một số tiếng có vần khó (it/uyt).Làm đúng bài tập 3a (r/d/gi ). II. Đồ dùng dạy học: - Bảng phụ viết nội dung bài 2/ 110. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ (2'-3') - H viết bảng con : khúc khuỷu, khẳng khiu 2.Dạy bài mới: a. Giới thiệu bài (1'-2') : G nêu mục đích yêu cầu của tiết học b. Hướng dẫn nghe - viết(10'- 12') * G đọc mẫu bài viết H đọc thầm theo *Nhận xét chính tả và tập ghi chữ khó : - G ghi chữ khó lên bảng yêu cầu H phân tích : - H đọc phân tích tiếng khó sông = s + ông dòng sông, nước chảy, soi, lồng. nước = n + ươc + thanh sắc chảy = ch + ay + thanh hỏi ............................ - G xoá bảng, đọc lại - H viết bảng con, đọc lại - Những chữ nào trong bài chính tả phải viết - Vàm Cỏ Đông, Hồng. Vì đây là hoa? Vì sao? tên riêng. c. Viết chính tả:(13'-15') - HD tư thế ngồi viết, cách trình bày. - H thực hiện - Đọc cho H viết vở - H viết bài d. Chấm, chữa: - Đọc cho H soát lỗi - Soát lỗi,ghi lỗi, chữa lỗi - GV chấm một số bài, nhận xét. d. Hướng dẫn làm bài tập( 5 - 7') *Bài 2 /T110 : G treo bảng phụ - HS nêu yêu cầu: Điền ít/ uýt. - H làm bài vào VBT -> GV chốt : Lưu ý phân biệt hai từ này. -> Chữa bài: huýt sáo, hít thở, suýt ngã, đứng sít vào nhau. * Bài 3/ T110: - HS đọc đề bài, nêu yêu cầu. - GV yêu cầu HS làm nháp, nêu miệng. - HS làm nháp, nêu miệng ( dãy) - GV chữa ( GV nêu một số từ để H tham khảo) : + rá: rổ rá, rá gạo, rá xôi + giá: giá cả, giá thịt, giá áo, giá sách, giá bát. + rụng: rơi rụng, rụng xuống, rụng rời chân tay + dụng: sử dụng, dụng cụ, vô dụng. 3. Củng cố dặn dò: (1-2’) - Nhắc H đọc lại các bài tập ghi nhớ chính tả. - Nhận xét tiết học *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………….. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Tiết 3 : Toán. LUYỆN TẬP I. Mục tiêu: Giúp H : - Củng cố kĩ năng học thuộc bảng nhân 9. - Biết vận dụng bảng nhân 9 vào bài toán. II. Đồ dùng dạy học III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ (3-5’) - Viết những phép nhân 9 với số chẵn (tổ 1, 2), phép nhân với số lẻ (tổ 3) - Vài h/s đọc bảng nhân 9 2. Thực hành(30-32’): + Bài 1: (8’) sách bảng - H nêu yêu cầu bài tập. - H làm sách (a) bảng (b). - Em có nhận xét gì về 2 cặp phép tính ở phần b? * Củng cố bảng nhân 9 và tính chất giao hoán của phép nhân. + Bài 2 : (7-10’) bảng- vở - H nêu yêu cầu bài tập. - Nhận xét phép tính mỗi biểu thức. - Phần b làm vở. * Củng cố thực hiện dãy tính có phép nhân 9. + Bài 3: (6-8’) vở - H đọc thầm nội dung bài tập - Hướng dẫn H giải. - H làm vở: 9 x 3 = 27 (xe) 27 + 10 = 37 (xe) * Củng cố giải toán có 2 phép tính * Dự kiến sai lầm : H viết nhầm 3 x 9 + Bài 4: (6’) sách - H nêu yêu cầu bài tập. - Hướng dẫn mẫu. - H làm sách,đổi,nhận xét. * Củng cố bảng nhân 6, 7, 8, 9. 3. Củng cố - dặn dò (2-3’) - Vài H đọc bảng nhân 9. *Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………. Tiết 4 : Tự nhiên xã hội. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Bài 25: MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG Ở TRƯỜNG (tiếp theo) I. Mục tiêu: - Hs kể tên được một số hoạt động ở trường ngoài hoạt động học tập trong giờ học. - Nêu ích lợi của các hoạt động trên. - Tham gia tích cực các hoạt động ở trường phù hợp với sức khoẻ của mình. II. Đồ dùng dạy học: - Hình vẽ trang 48 , 49 / SGK - Tranh, ảnh về các hoạt động ở nhà trường III. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra bài cũ (5’) - Kể tên các môn học ở trường ? - Kể tên một số hoạt động học tập diễn ra trong giờ học? 2.Các hoạt động: 2.1 Hoạt động 1: Quan sát theo cặp ( 10’) *Mục tiêu: Biết một số hoạt động ngoài giờ lên lớp của Hs tiểu học. * Cách tiến hành: - Bước 1: Gv hướng dẫn Hs quan sát các hình vẽ 48 , 49 /SGK Sau đó hỏi và trả lời câu hỏi với bạn. - Bước 2: Một số cặp lên trả lời câu hỏi trước lớp . Các nhóm khác bổ sung, hoàn thiện phần trả lời câu hỏi của bạn . * Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp của Hs tiểu học bao gồm: vui chơi, giải trí, văn nghệ, thể thao … 2.2 Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (15’) * Mục tiêu: Giới thiệu các hoạt động của mình ngoài giờ lên lớp * Cách tiến hành: Hs thảo luận hoàn thành phiếu bài tập - Bước 1: Gv cho Hs trong nhóm trình bày ý kiến của mình. Các nhóm khác NX, hoàn thiện ý kiến trình bày của nhóm . - Bước 2: Gv nhận xét ý thức và thái độ của Hs trong lớp khi tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp. * Kết luận: Hoạt động ngoài giờ lên lớp giúp cho em có tinh thần vui vẻ, thoải mái, cơ thể khoẻ mạnh giúp các em nâng cao và mở rộng kiến thức, mở rộng phạm vi giao tiếp. Tiết 5: Hoạt động tập thể. Trò chơi: Tiết 6: Tự học LUYỆN VIẾT BÀI 13 I. Mục đích yêu cầu: - Luyện cho HS viết đúng chữ K - HS viết đúng từ ứng dụng và câu ứng dụng bằng cữ chữ nhỏ.. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> II. Đồ dùng dạy học: III. Các hoạt động dạy học: - Yêu cầu HS viết bài. - GV chấm, nhận xét. - Nhận xét giờ học. Tiết 8:. LUYỆN TIẾT 63 . I. Mục tiêu: - Củng cố cho học sinh kiến thức về bảng nhân 9 . - Rèn ý thức tự giác học tập. II.Các hoạt động dạy học: 1.Luyện tập. - H nêu yc và làm VBTTN Toán : Phần I Tuần 13 - G chấm chữa. 2. Củng cố - dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học . Thứ sáu ngày 19 tháng 11 năm 2010. Tiết 1 : Tập làm văn TUẦN 13 : VIẾT THƯ I.Mục đích yêu cầu: Rèn kĩ năng viết: 1.Biết viết một bức thư cho một bạn cùng lứa tuổi thuộc một tỉnh miền Nam ( miền Trung, miền Bắc) theo gợi ý trong SGK.Trình bày đúng thể thức một bức thư. 2. Biết dùng từ đặt câu đúng, viết đúng chính tả.Biết bộc lộ tình cảm thân ái với người bạn mình viết thư. II. Đồ dùng dạy học: - Bảng lớp viết đề bài và gợi ý viết thư SGK. III. Các hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra bài cũ (3'-5'): - H đọc đoạn viết về cảnh đẹp nước ta ( 2 em )- G nhận xét, cho điểm. 2.Dạy bài mới : a. Giới thiệu bài: G nêu mục đích, yêu cầu của tiết học. b. Hướng dẫn H tập viết thư cho bạn.(32-34’) * G hướng dẫn H phân tích đề bài để viết được lá - H đọc y/c của bài tập thư đúng yêu cầu. - Bài tập yêu cầu các em viết thư cho ai ? - Viết cho bạn ở miền Nam. - Mục đích viết thư ? ... làm quen và hẹn bạn cùng học tốt. - Nội dung chính của bức thư ? - Nêu lí do viết thư- Tự giới thiệu- Hỏi thăm bạn - Hẹn bạn cùng thi đua học tốt.. Lop3.net.

<span class='text_page_counter'>(21)</span>

×